●   Bản rời    

Vài Nét Đặc Biệt Về Từ Thiện Ca-Tô - gửi "Giới Trẻ Phật Tử" dổm

Vài Nét Đặc Biệt Về Từ Thiện Ca-Tô

gửi "Giới Trẻ Phật Tử" dổm

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt075.php

17-Jan-2014

LTS: Có những người tưởng rằng mình khôn ngoan hơn tất cả mọi người khác nên giở trò giả mạo, ẩn tên, giả dạng người này, trêu chọc hay ám hại kẻ khác, lúc thì ra điều đạo đức, có lúc lại giở thói côn đồ, và cho rằng không ai tìm ra mình là thủ phạm. . Bài viết dưới đây không những lật mặt nạ nhóm người tự xưng là "Giới Trẻ Phật Tử" mà còn lật tẩy thêm một số các tổ chức gọi là "Từ Thiện" của những kẻ giả hình Pharisee thời đại.

Số lượng tài liệu mà Gíao Sư Trần Chung Ngọc đã cung cấp cho bạn đọc trong mỗi bài thật dồi dào, và cũng rất hấp dẫn. Để giữ được các giá trị này, tòa soạn chúng tôi cố gắng đăng kèm vào những hình ảnh hay phim ảnh thích hợp đã công bố trên mạng, vừa làm tài liệu, vừa để xứng đáng với công trình biên soạn của tác giả (Bài này có các phim ngắn bằng tiếng Anh, nhưng đọc phần giải thích trong bài của Gíao sư trước khi xem sẽ dễ hiểu phim hơn). Tòa soạn trân trọng kính mời (SH)

 

“Giới Trẻ Phật Tử” Hay “Giới Già Ca-Tô” ?

Tháng 9, 2010, tôi  có đọc bài “Đâu Là Sự Thật? Thắc mắc của các sinh viên trẻ đang sống trong lòng VNXHCN” trong đó giới trẻ, thật ra chỉ là  “giới già” của chế độ cũ,  có nêu vài thắc mắc về cuộc chiến ở Việt Nam.  Tôi đã viết bài “Về Vài Thắc Mắc Của "Giới Trẻ"” để giải đáp những thắc mắc của họ trên http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt049.php.  Từ đó đến nay, tôi không thấy “các sinh viên trẻ đang sống trong lòng VNXHCN” và cả “giới già” có thêm thắc mắc gì nữa.

Nay tôi mới đọc bài “Giới Trẻ Phật Tử Lên Tiếng” http://www.sachhiem.net/index.php?content=showemail&id=349, lần này chắc chắn là của “giới già Ca-tô” mang danh giới trẻ.  Vì nội dung của bài, từ văn phong, lý luận cho đến việc quảng cáo cho Thiên Chúa Giáo đã là những điều rất quen thuộc của một số người Ca-tô cay đắng, uất hận với Giao Điểm, nhưng ít trí tuệ, đã từng đưa ra.  Chúng ta hãy đọc vài luận điệu quen thuộc trong đó với vài bình luận ngắn của tôi.

-   Chúng cháu thấy các chú bác viết bài trên diễn đàn tấn công Thiên Chúa Giáo, rõ ràng mất phương hướng, như những kẻ điên loạn, mất hết trí khôn.

[Chẳng có ai buồn tấn công Thiên Chúa Giáo cả.  Chính Thiên Chúa Giáo đã tự tấn công mình qua chính một lịch sử bạo tàn và vô đạo đức của giới chăn chiên.  Tất cả chỉ là những sự thật về Thiên Chúa Giáo.  Do đó, phương hướng đã rõ ràng: “giải hoặc Ca-tô Giáo”.  Vì không thể phản biện bất cứ sự tấn công Thiên Chúa Giáo nào, cho nên “giới trẻ Phật tử” (sic) mới nghĩ ra bài này, với sách lược quen thuộc là chỉ đưa ra những lời phê phán mà không hề chứng minh.]

-   Chúng cháu không thể tưởng tượng nổi các chú các bác là những Phật tử như thế.

[Không có một chú bác nào nhân danh là Phật tử để đăng bài trên Giao Điểm hay Sách Hiếm cả.  Charlie Nguyễn, Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, Phạm Hữu Tạo, v…v… đều là những người “đạo gốc”, nghĩa là đã theo đạo nhiều đời cả. Đố ai tìm thấy trên giaodiemonline.com hay sachhiem.net một lời văn hay hình ảnh tục tĩu, cho nên những thứ này nếu có xuất hiện trên các diễn đàn công cộng khác thì hoàn toàn không có liên hệ gì tới Giao Điểm. Những tên như “lehangcasi, bdqnguyenphuonghung, phamhoangvuong, trongluu, nguyenkimkuan, ducthanhbanoi, teslavu, giachanh, tranquangdieu, lelytran, hoangthucan..” mà các cháu đưa ra hoàn toàn không dính líu gì đến Giao Điểm.  Đây là mánh mưu của đám người Ca-tô luôn luôn liên kết các tác giả độc lập với Giao Điểm để gây thù hận với Giao Điểm.  Cũng như để chống phá Phật Giáo, họ đều quy kết mọi tác giả mà họ không ưa vì đã phanh phui ra những sự thật về Ca-tô Giáo đều là Phật tử cả.]

-   Ngày hôm nay chúng cháu đã thành nhân, thành tài và gia đình sống hạnh phúc cũng nhờ sự hướng dẫn và giáo dục theo đường hướng Thiên Chúa giáo.

[Đây là những lời khoa trương vô căn cứ thường được nghe từ những kẻ đã bị nhồi sọ.  Vì thực tế là giáo dục của Ca-tô giáo là để giáo dục con chiên, nghĩa là để cho người chăn chiên dẫn đi đâu thì phải đi đó. Khi mà các xã hội tân tiến có nền giáo dục công cộng thì Giáo hội Ca-tô cực lực phản đối vì Giáo hội muốn nắm quyền giáo dục quần chúng, nhưng đã hoàn toàn thất bại.

Tại sao nước Pháp hầu như toàn tòng Ca-tô Giáo trong thế kỷ 19 mà  Bộ Trưởng Giáo Dục Pháp Charles Dupuis đã phải phát biểu:

Chúng ta xác quyết rất thẳng thắn là, đối với chúng ta thật là điều không thể nhân nhượng được trong chiều hướng giáo dục tự do, bất cứ người nào (các linh mục) lại có thể dạy dỗ trẻ con để chống lại tổ quốc của chúng và cản sự tiến bộ của chúng” [Nous le déclarons très franchement, il nous parait intolérable qu’à la faveur de la liberté d’enseignement, qui que ce soit puisse élever des enfants contre leur pays et contre leur temps]

- (Annales du Sénat: Débats parlementaires, Volume 64 By France. Assemblée nationale (1871-1942). Sénat)

(Điều này rất rõ ràng đối với Giáo dân Việt Nam, chống lại tổ quốc và cuồng tín lạc hậu kéo dài cho tới ngày nay qua những cuộc làm loạn vô cương vô pháp ở Việt Nam)

Và các trí thức Pháp đã thành công “giật con em họ ra khỏi vòng tay “giáo dục”  của các linh mục, và vạch trần những đạo đức giả của Giáo hội Ca-tô” [Arraché l’enfant au moine, dévoilé les hypocrisies  de l’Église]

Hướng dẫn và giáo dục theo đường hướng của Thiên Chúa Giáo thế nào mà Linh Mục Emmet McLoughlin lại viết cuốn “Tội Ác Và Vô Luân” trong Giáo Hội Ca-tô” (Crime and Immorality in the Catholic Church, Lyle Stuart, Inc., New York, 1962.), chứng minh với rất nhiều thống kê là tỷ lệ tội phạm người Ca-tô thì nhiều hơn tội phạm trong các tôn giáo khác.  Hơn nữa, giáo dục theo đường hướng Thiên Chúa Giáo thế nào mà lại có trên 5000 linh mục, alias “Chúa thứ hai” can tội hiếp dâm các nữ tu và trẻ em, cùng tỷ lệ các linh mục bị bệnh AIDS lại cao gấp 4 lần ở ngoài đời.]

-   Hơn 1 tỷ 200 triệu người Thiên Chúa Giáo Roma đã nói lên thế nào về đạo Chúa

[Số đông nói lên được điều gì khi mà Thiên Chúa Giáo Rô-ma đã phạm 7 núi tội ác đối với nhân loại mà Giáo Hoàng John Paul II đã phải xưng thú trước thế giới.  Vài tài liệu ở ngay đọan trên nói về tội ác, vô luân, giáo dục nhồi sọ, và linh mục loạn dâm đã nói như thế nào về đạo Chúa rất rõ ràng rồi.  Đó là chỉ kể vài tài liệu điển hình] 

Điều mà Ca-tô Giáo luôn luôn phô trương và thổi phồng là những việc từ thiện với tâm bất thiện của Ca-tô Giáo.  Vì sách lược phô trương này mà các tín đồ Ca-tô ngu ngơ cứ tưởng rằng chỉ có mình Ca-tô giáo là làm việc từ thiện.  Bởi vậy cho nên mấy tên già Ca-tô giả danh giới trẻ Phật Giáo dạy khôn Phật Giáo như sau:

Phải tập làm những điều công ích cho xã hội, cho giới trẻ, cho giới già, cho người bệnh hoạn và nghèo khó như bên Thiên Chúa Giáo.

Chứ cứ ngồi mà viết bài bịa đặt, lôi Chúa Mẹ của người ta ra để nhục mạ thì chúng cháu tin là Phật giáo không thể và không bao giờ phát triển nổi ở đất nước văn minh tiến bộ như Mỹ quốc.

Nhưng viết như vậy chúng tự chứng tỏ không phải là giới trẻ Phật Giáo, vì chúng chẳng biết gì về “Chúa Mẹ của người ta” và về những công việc từ thiện của Phật Giáo. Trước hết, không phải là những tác giả viết về “Chúa Mẹ của người ta” đều là Phật tử mà trong đó có những người Ca-tô đạo gốc. Chúng chỉ nói vu vơ, không hề nói rõ là người ta đã nhục mạ “Chúa Mẹ của người ta” như thế nào.  Thực ra những điều mà chúng cho là “nhục mạ” chỉ là những sự thật trong các tài liệu nghiên cứu đã phổ biến rộng rãi trên thế giới. Và những tài liệu bất khả phủ bác đều là của các học giả kể cả các bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo ở Tây Phương.  Nếu muốn nói là “nhục mạ” thì chính những tác giả này đã nhục mạ “Chúa Mẹ của chính họ”.

Phê phán láo như trên là  mánh mưu quen thuộc của một số người Ca-tô kể cả vài bậc trí thức như Lữ Giang, Chu Tất Tiến v….v…Từ thời Đức Phật, việc làm từ thiện đã là một trong những mẫu mực tu thiện trong Phật Giáo.  Chỉ có điều, Phật Giáo chẳng bao giờ buồn phô trương quảng cáo những công việc từ thiện của mình như Ca-tô Giáo.. Khoan kể đến các công việc từ thiện của các Chùa và của các Hội đoàn hay cá nhân Phật tử, chỉ kể đến công việc từ thiện của Giao Điểm cũng cho thấy không có tổ chức làm từ thiện nào của Ca-tô Giáo Việt Nam có thể sánh kịp. 

Chúng ta có thể đọc bài “22 Năm Giao Điểm” trên: http://giaodiemonline.com/2012/03/22namgiaodiem.htm

Sau đây là vài nét nói về những công cuộc từ thiện của Giao Điểm:

I. Từ Thiện Giao Điểm.

Ngay từ mùa Đông năm 1997, bão Linda cuồn cuộn thổi vào đồng bằng sông Cửu Long với vận tốc hơn một trăm cây số giờ, và nước cứ mỗi ngày một dâng cao thêm phủ tràn 8 tỉnh miền Nam.  Hình ảnh đồng bào Nam Bộ màn trời chiếu đất giữa cảnh sông nước chập chùng mà các hãng thông tấn quốc tế liên tục báo động trên các màn ảnh truyền hình đã làm đồng hương hải ngoại ai cũng thấy chạnh lòng.  Nhưng nỗi ám ảnh “chống Cộng” và chống luôn cả quốc gia, và quá trình hung hăng chụp mũ “thân Cộng” của thế lực “đen” tại hải ngoại, với những vận động “van xin Mỹ đừng bỏ cấm vận”, hay “Cha đã giải phóng quê hương cha, tiếp đến xin cha hãy giải phóng quê hương con” v.v…, khiến nhiều đồng bào dè dặt lúng túng không biết phải làm gì.

Nhưng rất sớm, chỉ một ngày sau khi nhận được tin trực tiếp từ đồng bào tại quê nhà, “Giao Điểm Humanitarian Foundation” đã mạnh dạn triệu tập một buổi họp tại chùa Liên Hoa (California) với sự tham gia của một số tổ chức ái hữu đồng hương gốc miền Nam, để tiến hành kế hoạch vận động công cuộc cứu trợ nạn nhân bão lụt tại Việt Nam.  Dưới sự điều hành của bác sĩ Trần Quý Nhu, chỉ trong một tuần lễ, Giao Điểm và thân hữu đã khẩn cấp gửi về đến tận tay đồng bào nạn nhân một số tiền và nhu yếu phẩm trị giá hơn 15 ngàn Mỹ kim.  Hành động đó không những sớm nhất và là tiên phong trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, mà còn sớm hơn cả những tổ chức thiện nguyện chuyên nghiệp như Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế nữa.

Chính gián tiếp nhờ nỗ lực khai phá kịp thời đó của Giao Điểm mà đồng hương hải ngoại, sau đó, đã ồ ạt phát động những chiến dịch cứu trợ tuyệt vời khác và trong những thiên tai về sau ở nước nhà.  Riêng Giao Điểm, khi đóng sổ cứu trợ, đã gửi về nhà hơn 40 ngàn Mỹ kim để cứu trợ trong dịp bão Linda.

Nhưng không phải chỉ có vậy.  Trong thập niên đầu, Giao Điểm còn thực hiện được nhiều thành quả khác.  Chúng ta có thể đọc bảng kết toán chi tiết những Thành Quả Hoạt Động 10 Năm Của Giao Điểm sau đây trong số báo Giao Điểm 39&40:

Dưới đây là thông tin và số liệu về những hoạt động từ thiện trong mười năm gần đây của Ban Từ Thiện, Hội Từ thiện Giao Điểm (Giao-Diem Humanitarian Foundation – GDHF) :

(Xem thêm :  www.giaodiemhumanitarian.org )

1. Địa Bàn Hoạt Động:

Do nhiều yếu tố khách quan (sự hợp tác hay không hợp tác của chính quyền địa phương; khoảng cách địa lý gần gũi hay quá xa xôi; điều kiện của tổ chức tài trợ…) và chủ quan (giới hạn về nhân sự, giới hạn về thời gian…), những hoạt động của Ban Từ Thiện phần lớn nằm trong các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Đồng Tháp (ngừng năm 2010), Bến Tre (chỉ trong năm 2011), An Giang (bắt đầu từ 2010), và Ban Mê thuột (không thường xuyên).

2. Kinh phí và phẩm vật từ thiện đến từ ba nguồn chính:

 · Một phần rất lớn kinh phí và sữa Pediasure đến từ Abbott Fund qua tiến trình dự án (Grant) hàng năm, bắt đầu từ 2004. Theo yêu cầu của tổ chức tài trợ, kinh phí này chỉ dành riêng cho chương trình Sữa Đậu Nành Chống Suy Dinh Dưỡng của Ban Từ Thiện Giao Điểm, GDHF.

·  Một phần không nhỏ là Âu dược, dụng cụ y khoa, và hổ trợ cho nạn nhân bị thiên tai do AmeriCares Foundation hiến tặng. [AmeriCares Foundation cũng là tổ chức trung gian nối liền Hội Từ thiện Giao Điểm và Abbott Fund].

·  Đóng góp của cộng đồng người Việt và thân hữu cùng một số thành viên của GDHF. Nguồn kinh phí này chiếm một tỷ lệ khá nhỏ so với hai nguồn trên.

3. Các hoạt động từ thiện:

 Trong mười năm qua, cùng với một số tổ chức từ thiện trong nước như Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị, Hội từ thiện tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Giáo dục và Nhân đạo Huế, Ban Từ thiện Phật giáo huyện Phú Lộc…, Ban Từ Thiện GDHF đã thực hiện các hoạt động sau:

· Trợ giúp nạn nhân của thiên tai ở Việt Nam (Huế, Quảng Trị và Quảng Bình) và thiên tai ở Hoa Kỳ và Nhật Bản.

· Hỗ trợ tài vật cho những bệnh viện và các đoàn khám bệnh miễn phí cho người nghèo ở Quảng Nam Đà Nẵng, Huế và Quảng Trị.

· Giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ đang theo học những trường mầm non và hỗ trợ xây cất + sửa chữa cơ sở vật chất cho những trường mầm non qua chương trình Sữa Đẫu Nành Chống Suy Dinh Dưỡng ở Quảng Trị, Thừa Thiên, An Giang (cùng Bến Tre và Đồng Tháp, và Ban Mê Thuột (nay đã ngừng).

· Giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của một số cụ già neo đơn tại chùa Diệu Pháp, Gò Vấp (đã ngừng) + khoảng 50 cụ già neo đơn tại chùa Tịnh Đức, Huế (từ 2008 và vẫn tiếp tục).

· Hỗ trợ kinh phí nuối trẻ mồ côi tại chùa Bửu Thắng, Ban Mê Thuột (không thường xuyên) + hỗ trợ kinh phí để mua một xe chuyên chở các cháu đi học và để nhà chùa đi chợ;

· Hỗ trợ học bỗng cho quý tăng ni sinh ở Huế đang theo học Trung và Đại Học  và người nghèo do quý sư cô ở chùa Kiều Đàm, Huế, tổ chức (do anh Uyển và gia đình tài trợ qua GDHF).

· Hỗ trợ kinh phí giúp chương trình “Nồi cháo tình thương” của bệnh viện đa khoa Triệu Hải cho bệnh nhân nghèo và gia đình (mới bắt đầu năm 2012).

· Phát áo ấm cho tất cả trẻ trong chương trình Sữa Đậu Nành Chống Suy Dinh Dưỡng tại miền Trung vào các tháng lạnh và lũ lụt (bắt đầu từ năm 2010).

· Hổ trợ kinh phí mổ tim cho một số em nghèo ở Huế và Quảng Trị có hoàn cảnh khó khăn.

http://giaodiemonline.com/2012/03/images/gd17.jpg  

4. Chương trình Sữa Đậu Nành Chống Suy Dinh Dưỡng và những hiến tặng của Abbott Fund:

 Hoạt động từ thiện của GDHF khá đa dạng nhưng đây là chương trình trọng tâm của Ban Từ Thiện kể từ 2004 cho đến nay và được tái xét hàng năm. Mục đích của chương trình là gieo hạt giống nhận thức và kiến thức về dinh dưỡng, cách chăm sóc trẻ mầm non bằng những phương tiện, thức ăn sẵn có ở địa phương.

· Khởi đầu là chương trình thí điểm gồm 9 lớp và hơn 300 trẻ tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên.

· Sau 7 năm, chương trình hiện đang có hơn 4,800 cháu suy dinh dưỡng trong hơn 100 lớp tại Quảng Trị, Thừa Thiên, và An Giang (Bến Tre và Đồng Tháp) thuộc các trường ở vùng sâu, vùng xa, và có một số lớp chỉ có trẻ thuộc dân tộc thiểu số.

· Tùy điều kiện địa phương, phần lớn trẻ trong chương trình được uống sữa đậu nành xay chung với đậu phụng (để tăng chất béo và năng lượng), calcium, multi-vitamin nước cho trẻ dưới 2 tuổi, và những vi chất khác như chất sắt, folic acid, kẽm. Chương trình cũng tài trợ việc tẩy giun cho trẻ ở vùng chưa được nhà nước hổ trợ. Một số trẻ suy dinh dưỡng được hổ trợ thêm phần ăn sáng và bổ sung thêm dầu ăn đậu nành để tăng năng lượng. Hổ trợ thêm tiền ăn trưa cho một số trẻ nghèo. Hai tháng lũ lụt được uống Pediasure thay cho sữa đậu nành. Năm 2009, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong chương trình dinh dưỡng của GDHF đã được hạ thấp dưới 25%, vốn là mục tiêu thiên niên kỷ Liên Hiệp Quốc đề ra cho Việt Nam. Từ năm 2004 đến 2011, tỷ lệ suy dinh dưỡng trung bình của trẻ trong chương trình của GĐHF đã giảm từ 40% xuống đến 15%.

· Ban Từ Thiện nhấn mạnh phần bổ sung kiến thức: Tổ chức tập huấn hàng năm về cách pha chế sữa đậu nành, về kiến thức dinh dưỡng, và về giáo dục mầm non cho Ban Giám hiệu và các cô Bảo Mẫu. Ban Từ Thiện cũng tổ chức giáo dục cộng đồng mỗi ba tháng về dinh dưỡng, vệ sinh, y khoa phòng ngừa, và cách nuôi con cho tất cả phụ huynh có con em trong chương trình và đặc biệt là cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

· Ngoài trang bị máy xay đậu và các thiết bị để nấu và phân phối sữa đậu nành cho các trường, Ban Từ Thiện hỗ trợ  sửa chữa hay xây dựng nhà bếp, phòng học, sân chơi, và tường rào cho nhiều trường, lớp trong chương trình.

· Qua tiến trình dự án “Proposal and Funding” hàng năm, hiện kim do Abbott Fund hiến tặng chương trình đã gia tăng từ $50,000USD (2004) lên đến $201,321USD (2011-2012), chưa kể số lượng Pediasure hiến tặng mỗi năm cho trẻ uống trong hai tháng lũ lụt (tháng 12 và tháng 1) ước lượng trị giá $500,000USD mỗi năm.

5. Thuốc và dụng cụ y khoa và những hiến tặng của tổ chức AmeriCares Foundation

  Qua những liên hệ với Ban Từ Thiện GDHF, AmeriCares đã hỗ trợ như sau:

►  Mỗi năm AmeriCares hiến tặng trung bình từ 2 đến 4 containers. Một ví dụ tiêu biểu là năm 2010 nhận 4 lô hàng từ AmeriCares gồm Âu dược và dụng cụ y khoa trị giá hơn 4 tỷ đồngVNĐ (tương đương với $200,000USD).

►  Số phẩm vật này đã được phân phối đến Đoàn Khám bệnh Miễn phí (BS Diệu Ngọc  ở Đà Nẵng); Tuệ Tĩnh đường Hải Đức (Thầy Thích Hải Ấn ở Huế); các bệnh viện chấn thương và chỉnh hình cũng như bệnh viện đại học Y ở Huế; các bệnh viện đa khoa Triệu Phong và Triệu Hải ở Quảng Trị, phòng khám bệnh miễn phí lưu động của Hội Từ thiện Quảng Trị (cho dân nghèo và người khuyết tật) ở các trạm y tế của 20 xã.

►  Năm 2008, AmeriCares đã hỗ trợ kinh phí ($12,000USD) để giúp bệnh viện Triệu Hải mua một máy xét nghiệm sinh hóa trong công tác phục vụ bệnh nhân nghèo.

Sau đây là một tài liệu bằng Anh ngữ về sự hợp tác của Giao Điểm với Abbott và Americares  trong công cuộc từ thiện ở Việt Nam để chứng tỏ Giao Điểm đã “Làm theo lời nói, Nói theo việc làm, tất cả đều chân thật, không hư dối” . (Americares là tổ chức từ thiện Mỹ với bà Barbara Bush là Đại sứ lưu động): http://www.pqmd.org/cms/node/112 Quý vị có thể đọc thêm về sự hợp tác của Giao Điểm với Abbott và Americares trong tài liệu : http://www.us-asean.org/cr/abbott-malnutrition.asp

*********

Vậy Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam đã có những chương trình từ thiện quy mô nào như chương trình của Giao Điểm?  Có chăng chỉ là những vụ lẻ tẻ hầu hết dành cho giáo dân hay cho người nào chịu vào đạo. Thế mà mấy anh già giả dạng giới trẻ Phật Giáo mang tên Christ Nguyễn, Tiffany Trần, Angela Nguyen, lại muốn dạy khôn Phật Giáo là “Phải tập làm những điều công ích cho xã hội, cho giới trẻ, cho giới già, cho người bệnh hoạn và nghèo khó như bên Thiên Chúa Giáo.”.

Vậy thì chúng ta hãy thử xem Ca-tô Giáo đã “làm những điều công ích cho xã hội, cho giới trẻ, cho giới già, cho người bệnh hoạn và nghèo khó.” như thế nào.

II. Đây ! Từ Thiện Ca-Tô

Một trong những sách lược tuyên truyền, quảng cáo của Giáo hội Ca-tô là thổi phồng việc làm của vài cá nhân  trong Giáo hội, đánh bóng hình ảnh của họ và đưa đến tâm cảnh tôn sùng cá nhân giữa đám tín đồ. Gần đây, điều mà giáo hội Ca-tô quảng cáo nhiều nhất và ồn ào nhất là những công tác từ thiện của Giáo hội.  Bất cứ có một cơ hội nào là Giáo hội và các  con chiên  ngoan đạo Việt Nam lại mang Mẹ Teresa, người mà Giáo hội tôn là Thánh Mẫu (Holy Mother), ra làm bình phong từ thiện, lạc dẫn dư luận, làm như Mẹ là con người rất mực thánh thiện, và tất cả tín đồ Ca-tô đều như Mẹ Teresa cả.  Nhưng nếu chúng ta đọc về những công việc từ thiện của Mẹ Teresa ở Calcutta thì chúng ta sẽ thấy rằng “nghe vậy mà không phải vậy.”

Nghiên cứu tường tận về các công việc từ thiện của Giáo hội Ca-tô từ xưa tới nay, chúng ta rất ít thấy ở đâu là thuần túy từ thiện, mà mục đích chính của các công việc từ thiện là dùng vật chất để kéo người vào đạo, và chúng ta phải công nhận đây là nguyên nhân chính về sự thành công của Ca-tô giáo trong những thế kỷ qua.  Và từ đó cho đến ngày nay, của cải vật chất với nhãn hiệu từ thiện đã là vũ khí hữu hiệu nhất của Ca-tô giáo để thu nhặt tín đồ.  Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy từ thời các giáo sĩ thừa sai đầu tiên xâm nhập Việt Nam cho tới thời Ngô Đình Diệm ở miền Nam,  bả vật chất đã là một phương tiện hữu hiệu để truyền đạo và thu nhặt tín đồ của Ca-tô Giáo

Dưới thời Ngô Đình Diệm, các Cha Việt Nam được toàn quyền xử dụng viện trợ từ thiện của Mỹ và dùng nó như một vũ khí để ép người vào đạo, khoan kể đến chuyện bắn pháo binh vào những làng không theo đạo để ép buộc dân trong làng theo đạo để đổi lấy sự an toàn của làng xóm.  Người Việt Nam đâu đã có ai quên cái câu bất hủ được truyền tụng trong dân gian: "Theo đạo có gạo mà ăn."  Cảnh này cũng lại tiếp diễn trong  các  trại tị nạn  mà các Cha được sự viện trợ của các cơ quan từ thiện KiTô giáo, họ giữ chặt của viện trợ cho giáo dân và chỉ cho người ngoài khi bằng lòng theo đạo.

Tôi không nói là các việc từ thiện của Ca-tô giáo không có ích lợi gì, chúng góp phần rất nhiều để làm vơi bớt sự khó  khăn mà  con  người  gặp phải.  Nhưng cái động cơ đằng sau những công việc từ thiện này và phương cách xử dụng thì chẳng “thiện” chút nào, và hầu như không bao giờ có tính cách vô vị lợi cả.

1. Từ Thiện Theo Mốt Của Thánh Mẹ Teresa

Ở Ấn Độ có xảy ra phong trào bài Ki Tô Giáo mạnh mẽ.  Tại sao vậy ?  Vì cả Tin Lành lẫn Ca Tô Giáo đều vẫn tiếp tục lợi dụng sự nghèo khổ của đám dân thấp kém trong xã hội, tiếp tục dùng những thủ đoạn phi tôn giáo như bài bác Ấn Độ giáo, dùng bả vật chất để truyền đạo, và nhất là xử dụng vũ khí hữu hiệu nhất của Ca Tô Giáo: bình phong “từ thiện” đi kèm với phương tiện truyền thông để tô hồng quảng cáo cho Ca Tô Giáo trong khi thực chất của việc từ thiện là để lấy điểm với Chúa, thu nhặt tín đồ và khai thác lòng nhân từ của quần chúng để vơ vét tiền bạc cho Vatican.  Trường hợp điển hình là việc thành lập dòng “Thừa sai bác ái” (Missionaries of Charity) của bà Teresa mà cái tên của nó đã nói lên thực chất sử dụng “bác ái” làm một vũ khí truyền đạo.

Qua phương tiện truyền thông với những hình ảnh làm mủi lòng quần chúng, bà Teresa đã được thổi phồng lên như một thánh nhân, thực hiện chủ trương bác ái của giáo hội.  Kết quả là tiền vào như nước nhưng chỉ có một phần nhỏ được chi dùng cho các hoạt động mang danh “từ thiện”.  Những người đóng góp tin tưởng rằng tiền của mình đóng góp sẽ được dùng trong những công tác từ thiện vị tha của giáo hội.  Nhưng sự thật đằng sau tổ chức “Thừa sai bác ái” để làm công việc “từ thiện” này ra sao, và thực chất con người của bà Teresa ra sao, ngày nay chúng ta đã biết rõ. 

Trong thế giới ngày nay, khó ai có thể che giấu được những việc mờ ám, nhất là khi người đó là một nhân vật nổi tiếng như bà Teresa.  Muốn cho người khác không biết thì đừng có làm.  Bà Teresa không ý thức được chân lý này nên kết quả là người ta đã phanh phui ra những chuyện động trời sau bức màn “Thừa sai bác ái” (sic) của bà Teresa.  Một vài tài liệu nghiên cứu sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề.

- Tờ Newsweek, số ngày 13 tháng 11, 1995, David Gates có điểm cuốn sách Lập Trường Thừa Sai: Mẹ Teresa Trong Lý Thuyết Và Thực Hành (The Missionary Position: Mother Teresa in Theory and in Practice) của Christopher Hitchens viết về bà Teresa.  Theo Hitchens thì

"Mẹ Teresa là một kẻ "mị dân" chống phá thai và là kẻ "phục vụ cho những quyền lực thế gian.", thân thiện với hạng người không tin cậy được như tên lừa đảo Charles Keating ở Ngân Hàng Tiết Kiệm và Tín Dụng, mà nhân danh hắn Mẹ đã viết cho ông Tòa Lance Ito trong vụ xử hắn năm 1992.  Trong một bức thư trả lời với đầy đủ lý lẽ , ông Phó Biện Lý của Tòa giải thích cho Mẹ Teresa biết bằng cách nào mà Keating đã ăn cắp món tiền mà hắn đã biếu cho Mẹ, và đề nghị Mẹ hoàn trả lại số tiền đó cho các "sở hữu chủ với đầy đủ pháp lý"; Mẹ đã không hề hồi âm.

Hitchens cũng ghi chú rằng Mẹ đã vào

"điều trị ở một vài bệnh viện tốt nhất và đắt tiền nhất ở Tây phương."  Hitchens lý luận rằng "Mẹ làm công việc từ thiện không phải vì chính sự từ thiện mà chỉ để mong một ngày nào đó được kể như một vị Thánh thành lập một dòng tu mới trong giáo hội." [1]

Ngoài ra, một học giả chuyên gia viết tiểu sử, Anne Sebba, đã sang tận Calcutta và nhiều nơi khác để quan sát những "cơ sở từ thiện" của bà Teresa và tìm hiểu sự thực về những "công cuộc từ thiện" của bà Teresa.  Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm được viết thành cuốn Mẹ Teresa: Ngoài Cái Hình Ảnh Được Tạo Nên (Mother Teresa: Beyond The Image), Doubleday, New york, 1997. 

Tác giả đã dùng hơn nửa cuốn sách dày gần 300 trang để viết về một số những sự thực về cái gọi là "công cuộc  từ thiện" của bà Teresa mà chính tác giả đã đích thân đến tận nơi quan sát, tìm hiểu cùng qua nhiều cuộc phỏng vấn những nhân vật có thẩm quyền như bác sĩ, nữ tu, những người đứng đầu các cơ quan từ thiện, những nhân viên thiện nguyện và cả những cựu nữ tu trong dòng "Thừa Sai Bác Ái" (Missionaries of Charity) của bà Teresa (I am full of questions and have put as many as I can to people qualified to answer them including doctors, nuns, heads of charities, volunteers and former Missionaries of Charity). 

Sau đây là vài điểm chính mà tác giả, Anne Sebba, đã khám phá ra:

* Về tiểu sử,  bà Teresa không có gì đặc biệt, chúng ta thấy cùng một niềm tin tôn giáo đã hướng dẫn bà trong mọi việc.

* Công việc từ thiện của bà Teresa không bắt nguồn từ chính lòng từ thiện mà động cơ thúc đẩy chính là để làm sáng danh Chúa và để truyền đạo.  Ngay cái tên của dòng "Thừa Sai Bác Ái" cũng đã nói lên rõ ràng mục đích truyền đạo của các thừa sai trong những thế kỷ qua.  Bà Teresa biết rõ về lịch sử truyền đạo ở Ấn Độ và toan tính KiTô hóa quốc gia này trong 400 năm qua.  Bà Teresa đã khẳng định rằng công việc bà làm là để phục vụ Chúa, không phải phục vụ con người, phục vụ Chúa bằng cách kiếm thêm nhiều tín đồ cho Chúa mà những sự đau khổ, bất hạnh của con người là những cơ hội để bà làm "việc thiện", chứng tỏ "lòng nhân từ" của Bà.  Bà không phải là cứu tinh của nhân loại, những việc bà làm chỉ có tính cách tượng trưng bề ngoài.

(Trong cái niềm tin của Bà Teresa, bà cố ý lờ đi chuyện những đau khổ, bất hạnh của con người cũng là do Chúa tạo ra.  Cũng như gần đây GH John Paul II tuyên bố: Mẹ Teresa là quà của Gót cho những người nghèo khổ (gift of God for the poor) nhưng Ngài không hề nói tới những người nghèo khổ là quà của Thượng đế cho ai?   Ngài còn an ủi các tín đồ nghèo khổ, bệnh hoạn ở Nam Mỹ đó là “kế hoạch kỳ diệu của Gót” (wondrous plan of God).  Do đó những người nghèo khổ, bệnh hoạn chính là quà của Gót cho Bà Teresa để Bà có cơ hội làm việc thiện vinh danh Chúa. Một mặt, Chúa tạo ra những đau khổ, một mặt khác Chúa nhờ bà Teresa, qua dòng "Thừa sai bác ái",  quảng bá lòng thương của Chúa qua những việc từ thiện chỉ có tính cách tượng trưng. Một cái chuyện vô đạo đức, tàn nhẫn như vậy mà vẫn có nhiều người ca tụng lòng yêu thương của Chúa đối với nhân loại, và lòng "bác ái" của bà Teresa. TCN)

Tác giả Anne Sebba còn đưa ra nhiều hình ảnh của bà Teresa, trái ngược hẳn với những hình ảnh đã được bộ máy tuyên truyền của giáo hội trên thế giới đưa ra, thí dụ như:

"đạo đức giả, ve vãn giới truyền thông, thân cận với một số lãnh tụ độc tài trên thế giới, bất minh về vấn đề tiền bạc, nhận tiền thụt két nhà băng của một tên lừa đảo (Charles Keating) và khi Tòa án viết thơ khuyên Bà nên trả lại số tiền đó thì lờ đi không trả lời, dùng tiền của thiên hạ đổ vào các tu viện thay vì nhà thương và để cho các cơ sở từ thiện rất thiếu thốn, mù quáng theo lệnh của Vatican chống mọi kế hoạch hóa gia đình v..v.."

Đó là thực chất những công việc "từ thiện" của bà Teresa, người mà các tín đồ Ca Tô được nhồi vào trong đầu óc hình ảnh của một Thánh nhân.  Ngày nay, đã có thêm nhiều tài liệu về bà Teresa do chính những người trước đây cộng tác với bà, như các sơ (soeur, sister), viết ra. Họ không phải là người ngoài mà là chứng nhân trong cái gọi là dòng tu "Thừa sai bác ái" của bà Teresa. Hình ảnh của bà Teresa mà họ đưa ra không thánh thiện như giáo hội đã cấy vào đầu óc các tín đồ mà thực ra là: đạo đức giả, lừa bịp, gian dối, tàn nhẫn, cuồng tín, lạc hậu v..v... như chúng ta sẽ thấy trong vài tài liệu sau đây.

Để quảng cáo kiếm tiền, Giáo hội đưa ra hình ảnh bà Teresa đang bồng ru một em bé Ấn độ ốm yếu, làm mủi lòng nhiều người.  Giáo hội cũng quảng cáo là dòng "Thừa sai bác ái" của bà Teresa đã thiết lập những "cơ sở từ thiện" trong hơn 25 quốc gia với những nhà thương, viện mồ côi, trường học v..v..  Việt Nam, có lẽ đã biết rõ thực chất những "hoạt động từ thiện" của bà Teresa nên đã từ chối, không chấp nhận đề nghị lập viện mồ côi tại Việt Nam của bà Teresa ngay khi Mỹ còn đang cấm vận.  Đây là một quyết định khôn ngoan của chính quyền, không rơi vào cái bẫy "từ thiện để kiếm thêm linh hồn cho Chúa" của thế lực đen quốc tế.

Ai cũng biết, công việc "từ thiện" của bà Teresa tập trung ở Calcutta, Ấn độ, và quảng cáo rầm rộ nhất cũng là những hoạt động của dòng "thừa sai bác ái" ở Ấn độ.  Những tài liệu của Christopher Hitchens và Anne Sebba ở trên đã cho chúng ta thấy phần nào mặt trái của các cơ sở "từ thiện" đó. 

-- Nhiều chi tiết động trời

Sau khi bà Teresa chết thì có một số “sơ” trước đây đã cộng tác với bà trong tổ chức "Thừa sai bác ái" đã tiết lộ nhiều chi tiết thuộc loại động trời. Thí dụ, sơ  Susan Shields đã viết trong tờ Free Inquiry, số mùa đông 1998, tiết lộ rằng:

Một phần nhiệm vụ của sơ là giúp trong việc giữ sổ sách về số tiền, lên đến nhiều triệu đô la, do những người có từ tâm đóng góp để bà Teresa làm việc "từ thiện" vì tin ở những lời tuyên truyền quảng cáo của dòng tu "Thừa sai bác ái", nhưng hầu hết những số tiền đó lại để trong nhiều ngân hàng khác nhau mà không dùng gì đến, trong khi các sơ hàng ngày phải đi ăn mày (beg) thức ăn của các thương gia địa phương, vì bà Teresa chủ trương "nghèo khổ" là một đức tính.  Ngày nào xin không đủ thì các em mồ côi hoặc các bệnh nhân dưới sự "săn sóc" của hội "thừa sai bác ái" phải ăn đói.  Đó là từ thiện hay sao? Với hàng triệu đô la nằm ì trong các ngân hàng mà bà Teresa vẫn thường xuyên  kêu gọi đóng góp thêm cho công cuộc từ thiện của bà, thật là hoàn toàn vô nghĩa. (Judith Hayes trong The Happy Heretic, p. 66-67)

Trước những tiết lộ trên của sơ Shields, một ký giả viết cho Knight Ridder, Clark Morphew,  đã viết bài biện bạch cho bà Teresa, nhưng chính những lý luận biện bạch này lại càng làm sáng tỏ thực chất công cuộc "từ thiện" của bà Teresa.  Morphew viết rằng

- bà Teresa tin rằng sự đau khổ của con người là một điều tốt, và ngừa thai bao giờ cũng sai. (...among Teresa's beliefs were the ideas that suffering is good and ..birth control is always wrong);

- chủ tâm của bà Teresa không phải là xóa nghèo và nạn mù chữ (wiping out poverty and illiteracy was not Teresa's focus). Morphew cũng còn viết là

- người ta sẽ tiếp tục chỉ trích bà Teresa cho đến khi có "một sự cải tiến sâu rộng" (criticism of Teresa will continue until "some serious reform comes about), và rằng

- sơ Nirmala, người thay thế bà Teresa điều hành dòng "thừa sai bác ái" có thể có những thay đổi rộng lớn. (Since Sister Nirmala had taken over the reigns as Teresa's successor, "grand changes could happen")

Bình luận về những lời biện bạch trên của Clark Morphew, nữ học giả Judith Hayes đã đặt ra vài câu hỏi: 

Nếu những nhà thương của bà Teresa được tài trợ rộng rãi mà được điều hành một cách trôi chảy không có vấn đề gì, lương thiện và bác ái, thì tại sao lại cần phải có bất cứ sự cải tiến sâu rộng nào?  và tại sao lại cần những thay đổi rộng lớn nếu không có sự sai lầm trong đó? 

Tác giả Judith Hayes còn phê phán:

Tôi chưa từng nghe thấy một người nào có lòng bác ái mà nghĩ rằng sự đau khổ của con người là một điều tốt.  Bác ái là đức tính tối thiểu của một người mà chúng ta cho là xứng đáng được phong Thánh. Nếu những điều Morphew viết là đúng thì chúng ta phải đặt bà Teresa đâu đó giữa sự tàn ác và ngu đần, mà hay thay, trong tự điển từ Thánh (Saint) nằm giữa 2 từ Tàn Ác (Sadistic)  và Ngu Đần (Stupid).  Tác giả đã chơi chữ ở đây: (If all of that is true, it places Teresa somewhere between "sadistic" and "stupid" which, interestingly, is where "saint" appears in the dictionary)

Để hiểu rõ hơn con người của bà Teresa, sau đây là một số chi tiết trong cuốn The Missionary Position của Christopher Hitchens.  Chúng ta hãy duyệt qua một số tư tưởng, quan niệm vĩ  đại của Thánh Teresa.  Trong khi ngồi trên hàng triệu đô-la ở trong các ngân hàng, bà Teresa bày tỏ quan niệm như sau: "Tôi nghĩ rằng thật là quá đẹp cho những người nghèo chấp nhận số phận của họ.. thế giới đang được phục vụ nhiều bởi sự đau khổ của những người nghèo" (Hitchens, p.11: Mother Teresa said: I think it is very beautiful for the poor to accept their lot...the world is being much helped by the suffering of the poor people).

Tôi nghĩ đây là một quan niệm thần học tệ hại cần phải lên án trong một thế giới mà tất cả nỗ lực tập trung vào việc giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân.  Đây là quan niệm, đúng hơn là sách lược ru ngủ của các thừa sai, tuyên dương sự nghèo khổ bảo đó là ý của Chúa. 

-- "Đó là ý Chúa" Sách lược ru ngủ, tuyên dương sự nghèo khổ

Tài liệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề.

1.  Khi được hỏi là bà có đồng ý là ở Ấn Độ có quá nhiều trẻ con hay không, bà Teresa đã trả lời:  "Tôi không đồng ý vì Gót bao giờ cũng cung cấp đầy đủ" (Ibid., p. 30: I do not agree because God always provides).  Câu trả lời là một câu mạ lỵ những người có đầu óc và có tình thương thực sự.  Thật vậy sao?  Nếu thực sự là có một Gót có thể cung cấp đầy đủ cho tất cả thì thực trạng thế giới đã chứng tỏ là Gót không muốn làm như vậy.  Bà Teresa không hề biết là trên thế giới mỗi ngày có khoảng 40 ngàn trẻ con dưới 5 tuổi chết đói.  Nếu Gót cung cấp đầy đủ cho tất cả thì tại sao ngay trên đất Ấn Độ mà bà làm công việc "từ thiện" cũng có 423 triệu người sống trong sự tuyệt đối nghèo khổ (living in absolute poverty), 73 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng, và 350 triệu mù chữ?  Lẽ dĩ nhiên, đối với bà thì Gót quả là đã cung cấp đầy đủ, quá đầy đủ, vì bà ngồi trên đống tiền của thiên hạ đóng góp để bà làm việc "từ thiện".

2. Bà Teresa huấn luyện những sơ dưới quyền bà hỏi những bệnh nhân sắp chết là có muốn một "vé lên thiên đường" hay không?  Nếu họ trả lời muốn thì sẽ có ngay một lễ rửa tội cấp bách để kéo họ vào trong Ca Tô Giáo.   Nếu chúng ta biết đến lời tuyên bố của giáo hoàng John Paul II là không làm gì có thiên đường ở trên các tầng mây thì thiên đường của bà Teresa đúng là một thiên đường mù.  Đó không phải là thiên đường của những người mù mắt mà là của những người mù quáng tin vào một điều mà ngày nay đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ. 

3.  Có một bệnh nhân bị bệnh ung thư đang ở thời kỳ cuối, đau quằn quại, sắp chết, nhưng bà Teresa lại nhất định không cho họ thuốc đủ mạnh (tại sao??). Bà đến an ủi họ: "Con nên nghĩ rằng con cũng đang đau đớn như Chúa Giê-su đang bị đóng đinh trên thập giá; Chúa hẳn là đang hôn con đó".  Bệnh nhân đó trả lời: "Vậy xin mẹ nói với ông ta là đừng hôn con nữa." ("You are suffering like Christ on the cross.  So Jesus must be kissing you."  To which the patient replied, "Then please tell him to stop kissing me").

Đối với tôi, trong vụ này, không những bà Teresa là một con người cuồng tín mà còn là ngu đần, tàn nhẫn, và sống xa thực tế.  Bà thừa biết rằng không một người nào trên thế gian này lại muốn chịu khổ hình đau đớn như Chúa Giê-su trên thập giá và dù Giê-su có đang hôn thật đi chăng nữa thì cũng không làm cho bệnh nhân bớt đau hay khỏi bệnh. Bởi vậy cho nên bệnh nhân đã từ chối cái hôn của Giê-su.  Nhưng hành động như trên của bà thực ra chỉ là một thủ đoạn ru ngủ lừa dối và hết sức đạo đức giả. khi chính bà đau ốm thì bà lại vào những nhà thương Tây phương đắt tiền nhất để chữa trị.  Năm 1989 bà đã được gắn một máy để cho tim đập điều hòa (pacemaker).  Năm 1993 bà đã được thông một mạch máu bị tắc.  Tại sao bà không chịu đựng những sự bất thường đau đớn trong cơ thể bà như  là Chúa Giê-su chịu đựng trên thập giá.  Tại sao bà không nghĩ rằng những khi bà bị bệnh đó chính là Chúa đang hôn bà?  Tại sao bà phải vào những nhà thương đắt tiền nhất, có nhiều phương tiện tối tân nhất, để chữa trị cho bà, trong khi bà không chịu chữa trị đúng mức cho những bệnh nhân trong những nhà thương "từ thiện" của chính bà?  Nếu bà muốn thì bà sẽ có đủ phương tiện trong các nhà thương "từ thiện" của bà, vì nhiều triệu đô la do những người hảo tâm đóng góp để cho bà làm việc "từ thiện" còn nằm ì trong các ngân hàng.  Chúng ta nên nhớ, theo định chế của Ca Tô Giáo Rô Ma thì những chương mục này thuộc tài sản của Vatican. 

Chúng ta cũng đừng quên là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã đệ đơn lên chính quyền Việt Nam đòi lại những cơ sở của Ca Tô Giáo ở Việt Nam (phần lớn là do toa rập với thực dân Pháp, chiếm đất Chùa trong thời đô hộ của thực dân Pháp, trong đó có đất của nhà thờ lớn Hà Nội, đất của nhà thờ Đức Bà ở Saigon, và đất của nhà thờ La Vang v..v.., và do thực dân Pháp trước kia và chính quyền Ca Tô Ngô Đình Diệm sau này ở Nam Việt Nam lạm dụng cường quyền cấp cho) với luận cứ đó là tài sản thuộc Vatican, một luận cứ đần độn, vong bản, phi lý, phản ánh tâm cảnh nô lệ của HĐGM Việt Nam.  Với tâm cảnh này thì khi người Ca Tô lên cầm quyền ở Việt Nam tất nhiên mọi đất đai tài sản quốc gia sẽ đều thuộc Vatican hết.

4.  Một ác cảnh khác trong các nhà thương "từ thiện" của bà Teresa không thể chấp nhận được là những sơ và những người thiện nguyện làm việc cho bà phải dùng đi dùng lại những ống chích không được tẩy trùng để chích những thuốc vô hiệu lực và thuốc trụ sinh không đủ mạnh cho các bệnh nhân khiến cho họ càng đau đớn trong cơn hấp hối. (Judith Hayes, p. 68: Her employees and volunteers used and reused unsterelized syringes to administer ineffective drugs and mild antibiotics to terminally ill people, who suffered the resulting agonies)

Trong tờ “The Humanist” số January/February 2014, trang 27-29,  có bài của ký giả Mike Kuhlenbeck phỏng vấn Hemley Gonzalez, một nhân viên đã từng hoạt động cho những cơ sở bác ái của bà Teresa.  Vì cũng thấy những cảnh bất nhân, tàn nhẫn trong những cơ sở Bác ái của Dòng “Thừa Sai Bác Ái”, Gonzalez đã ly khai và mở một nhóm Facebook “Stop the Missionaries of Charity” để vận động một phong trào bài Dòng “Thừa Sai Bác Ái” của bà Teresa.  Gonzalez cũng tiết lộ nhiều sự kiện động trời trong các cơ sở bác ái của bà Teresa.  Sau dây là vài sự kiện:

Tôi bi sốc khi khám phá ra cung cách cẩu thả, khủng khiếp mà dòng bác ái này làm, trực tiếp  đối ngược với những gì đại chúng hiểu về công ciệc từ thiện của họ.  Các nhân viên rửa kim chích dưới vòi nước rồi lại để chích cho bệnh nhân… Thuốc men đã hết hạn từ lâu vẫn được dùng cho bệnh nhân.  Sau cuộc diều tra và nghiên cứu tiếp theo, tôi nhận thức được rằng mọi trường hợp tôi chứng kiến không gì hơn là một sự hệ thống hóa vi phạm nhân quyền và là một sự lừa đảo về tiền bạc cực kỳ lớn lao và ác ôn[2]

Khi được hỏi về cá nhân bà Teresa, là tại sao bà ta lại hành xử như vậy, tác gỉả nhận định:

Đó là sự thờ phụng mê tín và tàn ác, và đúng là bệnh hoạn tâm thần.  Sự ám ảnh bất bình thường của bà ta về sự khổ, cái hình ảnh của một Giê-su vắng bóng, không thể tiếp cận được đã được cấy vào đầu óc bà ta, và cách nhìn thế giới thực của một đầu óc thiển cận cho chúng ta thấy những tư tưởng trong nội tâm ít nhất là của một con người đầu óc bấn loạn.”[3]

Trước những sự thực phũ phàng về bộ mặt "từ thiện" thật của bà Teresa ở trên, tác giả Judith Hayes, người đã từng nổi tiếng với tác phẩm Chúng Ta Tin Cậy Gót! Nhưng Là Gót Nào? (In God We Trust! But Which One?), và cũng là người mà qua những phương tiện truyền thông của Giáo hội đã một thời tin rằng bà Teresa là một vị Thánh sống, sau khi biết rõ sự thực đã vạch trần mặt trái của bà Teresa trong cuốn The Happy Heretic

Sau đây là một số đoạn trong chương 2, trang 62-69, mục Một Khoa Học Gia Và Một Thánh (A Scientist And A Saint), bình luận về giới truyền thông trước cái chết của Carl Sagan (1996) và Teresa (1997).  Tôi xin bỏ qua những đoạn viết về khoa học gia Carl Sagan vì tôi cho rằng không thể so sánh Teresa với Carl Sagan:

Bà Teresa chỉ nhìn về quá khứ, thời mà người ta cho rằng các phù thủy là có thực, và những chuyện đuổi quỷ ám ra khỏi con người là có nghĩa.  Chúng ta không thể tự cho phép nhìn về phía sau.  

Cảnh xun xoe tán tụng Mẹ Teresa trên khắp thế giới là cơn ác mộng của một người theo chủ nghĩa nhân bản.  Ký giả chen lấn nhau để giành lấy máy vi âm và tìm những danh từ quá mức để mô tả cái người gốc Macedonie (Teresa) không có gì nổi bật, đầu óc ở trên mây, với tâm cảnh thuộc thế kỷ thứ 9 này... Thật là một sự tôn sùng nồng nhiệt không nhằm chỗ.

Chút ít điều tốt bà làm chẳng đáng gì so với những số tác hại không thể tính được mà bà đã làm.

Tài nguyên trên trái đất thì hữu hạn, bất kể đến lập trường đà điểu của Giáo hội Ca-Tô, và chúng ta phải nhìn về tương lai, xử dụng mọi phương tiện khoa học mà chúng ta có, để tránh tai họa đang đe dọa.  Điều này gồm có việc ngừa thai một cách khá dễ dàng.  Sự đau khổ mà chúng ta có thể phòng ngừa qua phương pháp ngừa thai này thật là vô lượng.  Do đó chúng ta không được nhìn về dĩ vãng, cúi đầu trong những lời cầu nguyện vô vọng, trong khi con cháu chúng ta chết.

Bà ta thường xuyên rao giảng chống kiểm soát sinh đẻ ngay cả khi xung quanh có những trẻ em chết đói.  

Khi người ta phỏng đoán về việc phong Thánh cho bà Teresa, người ta đã bàn cãi nhiều về bằng chứng của những phép lạ, một điều kiện để được phong Thánh.  Nhưng tôi nói rằng có một bằng chứng rõ ràng về một phép lạ của bà Teresa.  Đó là bà đã xoay sở thuyết phục được hàng triệu người tin rằng bà ta là món quà tốt cho nhân loại.  Những hoạt động thuộc thời Trung Cổ của bà được gói ghém lại và bán cho nhân loại như là một lợi ích thế gian, thay vì thực chất của chúng là cản trở, ngăn chận sự tiến bộ của con người.

Đối với những người theo chủ nghĩa nhân bản, chức vị Thánh thật chẵng có nghĩa gì.  Riêng tôi, tôi không tìm thấy bất cứ cái gì trong đời sống hoặc ký ức của bà Teresa để mà tôn kính, xét đến sự đau khổ mà bà ta đã tạo ra cho hàng triệu người.

"Nhân danh Gót " bà Teresa đã thu được hàng triệu đô la rồi vội vàng dấu kín nó đi như một con sóc để dành thức ăn cho mùa Đông.  "Nhân danh Gót", bà ta cũng cải đạo nhiều người trước khi họ tắt hơi...  Tôi tự hỏi, trong cái tầm nhìn thô thiển của bà ta, có phải là bất cứ bà làm điều gì cho Gót là để cho bà được điểm cao (như các em hướng đạo sinh đi bán bánh kẹo, ai bán được nhiều thì được đoàn trưởng gắn huy chương khen thưởng. TCN) trong đời sau.  Có lẽ đối với bà ta thế giới này không hề có một ý nghĩa nào, chẳng qua chỉ là cái mê hồn trận thách đố của Gót để quyết định xem ai chiếm được mẩu tốt nhất trên thiên đường.  Nếu thật là như vậy thì chúng ta có thể giải thích,  vì không có gì khác có thể giải thích được, tại sao bà ta có thể nhẫn tâm ngồi trên nhiều triệu đô la như vậy trong khi trẻ con, ngay cả ở nơi bà hoạt động ở Ấn Độ, đang chết đói.  Điều này chống lại mọi giải thích hợp lý, và tôi thách đố bất cứ ai, từ Morphew cho đến chính giáo hoàng, có thể giải thích được sự kiện đó.

Hiển nhiên là mục đích của bà ta là vơ vét tích tụ tiền bạc.  Để làm gì, ai muốn đoán sao thì đoán..

Thật là lạ lùng, không có ai vạch trần những hoạt động đáng nghi ngờ của bà Teresa sớm hơn.  Mà chúng ta ai cũng biết chuyện các linh mục hiếp dâm các trẻ em trai, có phải không - vậy tại sao mà những chuyện về bà Tewresa để quá lâu mới bị phanh phui?  Câu trả lời thật là đơn giản,  Giáo hội Ca Tô Rô Ma có những quyền lực hăm dọa thật đáng sợ.  Cho đến khi tác phẩm có tác dụng mở mắt con người của Christopher Hitchen xuất bản năm 1995, cuốn The Missionary Position, tôi không hề biết gì về những hoạt động trong những "nhà thương" của bà Teresa.  Cũng như  mọi người khác, tôi nghĩ rằng bà ta là một Thánh sống.  Tôi đã lầm.

Bất kể động cơ hành động của người đàn bà ở Calcutta kia (Teresa) là như thế nào, tôi đã thấy quá đủ những sự đau khổ trong những người đã phải khủng khiếp trùn lại với tư tưởng của bà Teresa: đau khổ là một điều tốt.  Đau khổ không bao giờ là một điều tốt.  Nhất là ngày nay, khi chúng ta có khả năng làm giảm đi khá nhiều sự đau đớn, hình ảnh tâm thần của những người bất hạnh bị vào một "nhà thương" của bà Teresa thật là đáng buồn và đáng giận.

Bộ mặt thật của bà Teresa đã bị phơi bày qua những tài liệu trích dẫn ở trên.  Tuy vậy, giáo hoàng vẫn ra Tông Huấn, mục 7, dạy các giáo hội Á Châu phải “tuyên dương Mẹ Têrêsa quá cố của thành phố Calcutta, người nổi tiếng trên khắp thế giới vì đã chăm sóc những người nghèo nhất với lòng yêu thương và vị tha".  Điều này chứng tỏ Giáo hoàng bất chấp những sự thực đã được phơi bày về bộ mặt thực của bà Teresa, vẫn tiếp tục tô hồng đánh bóng bà Teresa không chút ngượng ngập và dạy các con chiên thường xuyên sống trong bóng tối của sự thiếu hiểu biết, do đó luôn luôn cúi đầu tuân phục những điều “đức thánh cha” dạy, phải tuyên dương ca tụng một nhân vật mà thực chất rất đáng khinh, không có gì đáng để ca tụng.  Điều này cũng chứng tỏ là bất kể thực chất đạo đức của người Ca Tô như thế nào, chỉ cần người đó làm lợi cho giáo hội là giáo hội tuyên dương đánh bóng mà không cần đếm xỉa đến sự thật.  Cũng vì vậy mà Vatican, xưởng sản xuất thánh, để đạt được những mục đích chính trị và mê tín tôn giáo, đã phong thánh bừa bãi cho các Hán gian, Việt gian v..v..dù rằng các thánh trong Ca Tô Giáo chẳng có ý nghĩa cao đẹp gì đối với tuyệt đại đa số nhân loại.

2. Các cơ sở từ thiện khác của Ca-tô giáo

Thực ra thì những hành động của bà Teresa được phanh phui ở trên cũng không lấy gì làm khó hiểu vì chúng nằm trong sách lược đi kiếm linh hồn cho Chúa của Giáo hội trên khắp thế giới.  Nếu chúng ta theo dõi những vụ kiện các cơ sở từ thiện, viện mồ côi của Ca Tô Giáo ở Canada, Mỹ, Ireland,và Úc Châu v..v.. thì chúng ta sẽ không lấy gì làm lạ trước những hành động "bác ái" của bà Teresa ở Calcutta.  B. S. Rajneesh, tác giả cuốn Linh Mục và Chính Trị Gia: Những Mafia của Linh Hồn (Priests & Politicians: The Mafia of the Soul), đã viết như sau, trang 25:

Nếu con người nghèo đói, họ có thể dễ bị dụ vào Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca Tô Giáo.  Những trường học, nhà thương, và viện mồ côi của họ chẳng qua cũng chỉ là những xưởng để dụ người ta trở thành tín đồ Ca Tô [4]

Rajneesh đã không nhắc đến sự kiện là với những sự trợ cấp của chính phủ và sự đóng góp của những người có từ tâm, nhiều cơ sở "từ thiện" đã là những nguồn kinh tài cho giáo hội, vơ vét tiền bạc trên sự đau khổ của các trẻ em mồ côi và những người xấu số

-- Sơ Tríu ở Phi Luật Tân, Caritas, Red Cross...

Sơ Lê Thị Tríu cũng đã hốt được 2 triệu đô-la để thành lập “làng Việt Nam ma” ở Phi Luật Tân (SH - kết quả Sơ Tríu Họp Báo, Trả Lời Thắc Mắc Về Làng Việt Nam)


Luật sư của sơ Lê Thị Tríu ôm đầu trước những câu hỏi của phái đoàn người Việt đến Manila, thăm viếng người Việt còn lại tại Phi

Tưởng chúng ta cũng nên biết thêm một sự kiện về những tổ chức "từ thiện" của Vatican.  Sách vở, báo chí và TV Âu Mỹ đã phanh phui ra vụ Vatican dùng những cơ quan từ thiện như Caritas International, Red Cross và một số tu viện làm những đường giây gọi là "Giây chuột" (Ratlines) với những dịch vụ như cấp căn cước giả, thông hành  giả, tài chánh v..v.. cho nhiều tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã  ẩn náu trong các tu viện chờ cơ hội chuồn sang Nam Mỹ, phần lớn là sang Á Căn Đình (Argentina).

Nói tóm lại, những công cuộc “từ thiện” của Ki Tô Giáo, Ca Tô Giáo cũng như Tin Lành, chỉ là những sơn phết màu mè che giấu những âm mưu đen tối đàng sau.  Tuy vậy, những lớp sơn phết này cũng đánh lừa được nhiều người, kể cả những chính quyền phi Ki-Tô không biết rõ bản chất “từ thiện” của Ki Tô Giáo.

Đó là thực chất những công việc "từ thiện" của Mẹ Teresa, người mà các tín đồ Ca Tô được nhồi vào trong đầu óc hình ảnh của một Thánh nhân.

-- o0o --

Tới đây, hẳn chúng ta đã thấy thực chất những công việc "từ thiện" cỡ quốc tế của Vatican.  Điều hiển nhiên là ở trên trái đất này không phải chỉ có Ca Tô Giáo mới làm việc từ thiện.  Bất cứ nơi nào có những cảnh khổ trong xã hội bất cứ vì lý do gì, thiên tai, lụt lội, đói kém, bệnh tật v..v.. lòng con người lại mở để góp phần làm vơi bớt những nỗi đau khổ của đồng loại.  Trong hầu hết các xã hội khác, tôn giáo khác, việc từ thiện bao giờ cũng phát xuất từ những tấm lòng, thương người vị tha.  Chỉ có Ca Tô giáo làm việc thiện cho những mục đích bất thiện: dùng bả vật chất để khuyên dụ người đi đạo, làm việc thiện để lấy tiếng, để vơ vét tiền bạc, kiếm thêm tín đồ cho Chúa, hoặc với mục đích chính trị nhơ nhớp như vừa được trình bày ở trên.  Ở đây tôi chỉ nói đến sách lược chung của Giáo hội chứ không nói đến  cá nhân tín đồ Gia Tô trong đó chắc chắn có nhiều  người có lòng bác ái thuần túy không thua gì những người trong các tôn giáo khác. 

-- Thổi phồng ầm ĩ

Từ thiện Ca-tô thường được thổi phồng và quảng cáo ầm ĩ, bất kể là Giê-su đã từng dạy: Matthew 6:1: “Hãy coi chừng, đừng làm những việc chính đáng trước mọi người, để cho mọi người thấy.  Nếu ngươi làm như vậy, người sẽ không được phần thưởng nào từ Cha ngươi ở trên trời.”  (NIV, Matthew 6:1: Be careful not to do your acts of righteousness' before men, to be seen by them. If you do, you will have no reward from your Father in heaven.) 

Ai cũng biết Giáo hội Gia-Tô La Mã là một tổ chức giàu có nhất thế giới với đầy đủ các phương tiện truyền thông để tạo nên một hình ảnh theo ý Giáo hội về các công cuộc "từ thiện" mà giáo hội muốn cho quần chúng, và nhất là những tín đồ ở các nước kém mở mang, phải tin và tôn thờ.  Nhưng ở thế giới văn minh Âu Mỹ này thì không gì có thể qua mắt được những chuyên gia đầy đủ khả năng về mọi vấn đề, những người có tinh thần tôn trọng tuyệt đối sự thực và quyền tự do phát biểu ý kiến.  Cho nên, thường thường trước sau gì rồi cái mặt trái của một chiếc mề đay cũng phải phơi bày.  Cổ nhân đã dạy: muốn cho người khác không biết thì đừng có làm.  Chân lý này không bao giờ thay đổi.

Vấn nạn về phá sản tâm linh và đạo đức không chỉ thu hẹp trong giới giáo hoàng và linh mục mà còn xảy ra trong giới nữ tu, các hôn thê (bride) của Chúa, và dòng các “sư huynh” (Christian Brothers). 

3. Những chuyện tàn bạo vô lương tâm của tập đoàn Công giáo

-- Các Sơ áo xám, dòng Bác Ái

Trong cuốn The Awful Disclosures của Maria Monk có nói đến dòng tu của các “Grey Nuns”, các Sơ mặc áo xám, được gọi là các “Sơ của Bác Ái” (Sisters of Charity). Cách đây ít năm, chương trình Prime Time của đài ABC cũng như chương trình Date Line của đài NBC đều đưa lên vụ kiện 1.2 tỷ đô-la [1.2 billion suit] của những trẻ mồ côi, nay đã trưởng thành, thường được biết là những “Trẻ mồ côi của Duplessis” (Duplessis Orphans). 

Những đứa trẻ này trước sống trong những viện mồ côi ở Québec, Canada, quản trị bởi các “Sơ của Bác Ái”,  dưới triều Thủ Tướng Maurice Le Noblet Duplessis, một tín đồ Công giáo bảo thủ cực đoan.  Một số những đứa trẻ mồ côi trong số khoảng 3000 còn sống sót này, nay đã trưởng thành, đã lập nên một tổ chức để kiện chính quyền Québec và viện mồ côi St. Julian ở Québec, do các “Grey nuns” (Sisters of Charity) quản trị, về những hành động hành hạ độc ác, ngược đãi, lừa gạt của các Sơ đối với các em khi còn ở trong các viện mồ côi, với sự toa rập của chính quyền Công giáo Québec trước đây và bác sĩ Công giáo..

Đọc nội dung vụ kiện này và những bằng chứng mà các nạn nhân đưa ra chúng ta không thể tưởng tượng được là trong “hội thánh, thiên khải, tông truyền, duy nhất”, alias Công giáo, lại có thể xảy ra những chuyện tàn bạo vô lương tâm của tập đoàn Công giáo gồm từ Thủ tướng Công giáo ở Québec đến các linh mục, bác sĩ Công giáo, nữ tu Công giáo toa rập với nhau để làm thương tổn nặng nề đến tinh thần cũng như vật chất của nhiều ngàn trẻ mồ côi sống trong các viện mồ côi và các nhà thương Công giáo trị bệnh tâm thần.

 Độc giả có thể đọc chi tiết đầy đủ về vụ “Duplessis Orphans” trong bài “Bác Ái Của Công Giáo Trong Hành Động” (Catholic Charity in Action) [http://www.lazyboysreststop.org/history-3.htm]; và bài  “Những Nữ Tu Công Giáo Ác Độc, Lừa Gạt Ở Mỹ Và Trên Khắp Thế Giới” (Abusive Nuns In The USA And Worldwide) [http://www.ianpaisley.org/new_details.asp?ID=353] Ở đây tôi chỉ tóm tắt những nét chính và đưa ra một số sự kiện điển hình.


http://www.youtube.com/watch?v=w6HU7W4kLn8

Cách đây vài thập niên, trong những thập niên 1940-1960, Québec nằm trong tay Ca tô giáo trên mọi phương diện, dưới quyền một ông Thủ tướng Ca tô: Duplessis.  Ca tô giáo bao quản mọi vấn đề xã hội, trường học, nhà thương, viện tế bần v..v… [the Catholic Church operated all the schools, hospitals and social institutions (with the government's consent).  Và vì thế, thời kỳ Ca tô trị ở Québec này là một thời kỳ ô nhục, được gọi là thời kỳ “đại hắc ám” [This was the shameful period known here as ‘la grande noirceur’, "the great darkness."…]. 

Thủ tướng Maurice Duplessis (1890-1959)

Đó cũng là thời kỳ mà có nhiều đứa con hoang được sinh ra, vì các nữ tín đồ tuyệt đối theo giáo lý của Ca tô giáo, không chịu ngừa thai dù nghèo không đủ khả năng nuôi con, cho nên sinh con ra rồi bỏ rơi.  Nhiều ngàn những đứa trẻ [thousands of children] vô thừa nhận này được đưa vào những viện mồ côi hay nhà thương chữa trị tâm thần (nhà thương điên) quản trị bởi các “Sơ của bác ái” . [It was a time when practicing Catholic women eschewed the use of the few artificial contraceptive methods available to them. There were a great number of unanticipated and unwanted pregnancies throughout Canada during this period. To their credit, many women carried their babies to full term and then raised them as they were able. Abject poverty, and sometimes shame, forced others to give up their children to be cared for by social service agencies.]   Và chúng ta hãy xem các “Sơ của bác ái” sẽ đối xử với những đứa trẻ xấu số này ra sao trong khi điều các em cần nhất là tình thương.

Thay vì tình thương, các em đã nhận được từ các “Sơ của bác ái” (Sisters of Charity) sự đánh đập, hành hạ, lạm dụng tình dục, dùng như là các nô lệ lao động, và một nền giáo dục thô sơ nhất, nếu có. [The care these children received was reminiscent of a Dickens novel. They were beaten, tortured, sexually abused, used as virtual slave labor and provided only the most rudimentary education, if any.]

Bác ái trong hành động của một số Sơ là như vậy.  Nhưng vấn đề không chỉ có vậy.  Vấn đề chính là các viện mồ côi hay “nhà thương điên” của Ca tô giáo được trợ cấp của chính quyền và liên bang (Federal).  Và chúng ta đã biết, tiền và tài sản là quan tâm số một của Ca tô giáo ở mọi nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam. 

Vào những thập niên 1940-1960, nhà nước trả cho các viện mồ côi $0.75 cho mỗi em bình thường (normal), và $2.75 cho mỗi em bất bình thường (mentally ill).  Do đó Thủ tướng Ca tô Duplessis đã dàn xếp với các giới chức Ca tô quản trị các viện mồ côi, và hầu như chỉ qua đêm, một số các viện mồ côi và trường học của Ca tô giáo đã biến cải thành nhà thương điên [Apparently, Duplessis, and/or some others in his administration, reached an arrangement with the local Catholic authorities, who operated the orphanages. Virtually overnight, some of the orphanages and schools were transformed into psychiatric hospitals.].  Nhà thương điên thì phải có bệnh nhân điên thì mới có tiền của chính phủ, và một số các em bình thường đã được chuyển đến các nhà thương điên của Ca tô giáo này [Children were shipped from orphanages to existing hospitals. These hospitals also were run by Catholic religious orders..]  Và để hợp thức hóa tình trạng, các bác sĩ Ca tô, được chỉ định bởi Thủ tướng Ca tô Duplessis, đã làm hồ sơ giả để chứng thực là các em này điên thật. [Doctors appointed by Premier Duplessis wrongfully declared many of them to be mentally ill]. 

Chỉ vì sự sai biệt $2.00 cho mỗi đầu người mà cả ngàn các em lành lặn trở nên bất bình thường, dưới tay của Thủ tướng Ca tô, bác sĩ Ca tô, và các “Sơ của Bác ái Ca tô”.  [Fewer 'normal' orphans and more 'mentally deficient' children meant more money for the religious orders].  Đặc biệt hơn nữa là tuy ở trong nhà thương điên, các em cũng bắt buộc phải lao động không công cho nhà thương [unpaid labor which the children were forced into during their stays in these asylums.]  Một trường hợp khác là chính quyền Québec đã trực tiếp chịu trách nhiệm biến cải nhà thương Ca tô ở Mont Providence, trước là một viện mồ côi do các “Sơ của bác ái” lập lên [an orphanage founded by the Sisters of Charity (Grey Nuns)], thành nhà thương điên.  Sự biến cải này đã giam khoảng 350 đứa trẻ bình thường trong một nhà thương điên [In the case of the Mont-Providence hospital, the Quebec Government is directly responsible for its conversion to psychiatric facility. This change led to the confinement of approximately 350 normal children in a psychiatric asylum.

Chính quyền Duplessis cũng như các dòng tu Ca tô giáo đã kiếm được nhiều lợi nhuận bằng cách biến cải các viện mồ côi và trường học thành các nhà thương điên và xếp các trẻ em bình thường vào loại những em có bệnh nhân tâm thần. [Duplessis' government gained financially from turning orphanages and schools into mental hospitals and reclassifying normal kids into mentally deficient patients. So did the religious orders that operated these facilities.] 

Một hành động dã man khác của những sơ trông nom các nhà thương gọi là điên này là dùng những hình phạt hay biện pháp để kiềm chế những người điên thật đối với các em nhỏ: bó chặt các em trong những bộ áo đặc biệt, chữa trị bằng điện giật, cho thuốc quá độ, giam giữ trong những chuồng hẹp, và ngay cả giải phẫu những giây thần kinh óc [By being labeled mentally deficient they were subject to treatments such as being strapped into straightjackets, electroshock therapy, excessive medication, detainment in cells and even lobotomies.]  Tệ hại hơn cả là khi giữ các em đó lớn lên, không còn mang lại lợi nhuận, thì các em bị thảy ra ngoài.  Không có học vấn và với hồ sơ y tế ngụy tạo về tình trạng tâm thần, các em không thể sống một cách bình thường như những người trưởng thành khác.  [When no more financial gain could be achieved by keeping them, they are released from their dreadful existence behind those institution walls. With no education and false medical records they were well unprepared for adult life.] Ngay cả hồ sơ về tông tích gia đình của các em cũng bị hủy đi. [Even traces of their families have been snatched from them.]  Vì vậy, nhiều em chết trong viện mồ côi hay trong nhà thương được đưa đến bàn mổ của trường y khoa để cho các sinh viên học.  Có nhiều em chết một cách bất minh và trong nghĩa địa có những nấm mồ vô danh.

Chương trình Prime Time của đài ABC nói đến những sự ngược đãi và ngay cả sát hại [mistreatment and even murder] trong các cơ sở “bác ái” này..  Một số các trẻ mồ côi trước sống trong các viện mồ côi đang vận động để khai quật những nấm mồ không tên tuổi này để tìm hiểu sự thật về cái chết bất minh của các em. [A group of orphans are fighting for the bodies of children to be exhumed from an abandoned Montreal cemetery in a bid to discover whether they were the subject of medical experiments. The group has hired a lawyer to ask a court for permission to dig up the bodies of the children, who were also orphans, and perform forensic examinations.]

Điều đáng nói là ba giám mục ở Québec từ chối không nhận trách nhiệm, nói rằng không biết gì đến những chuyện này và tiếp tục ca tụng các Sơ là những thiên thần bác ái, phục vụ giáo hội để giúp những người xấu số. 

Tại sao các giám mục lại không chấp nhận là họ đã sai lầm và giải quyết vụ các Trẻ Mồ Côi của Duplessis?  Lời giải thích là: “Nói láo và lừa dối không phải là điều xấu nếu làm để bảo vệ danh tiếng của Giáo hội Công giáo” [Lies and deceptions are not wicked when done in the name of the Catholic Church.]  Theo lời của một sử gia dòng Tên thì: “Nếu Giáo hoàng dù sai lầm mà ra lệnh làm những thói xấu hoặc cấm những đức tính thì Giáo hội phải tin rằng những thói xấu thì tốt và những đức tính thì xấu, trừ khi Giáo hội muốn phạm tội chống lương tâm Ca tô (nghĩa là chống đức vâng lời)” [If the Pope errs by commanding vices or forbidding virtues, the Church must believe that vices are good and virtues bad, unless it wishes to sin against conscience]

Chắc sẽ có một số người Ca tô Mít, để bảo vệ “danh tiếng” của Giáo hội Ca tô thánh thiện tông truyền của họ,  cho rằng đó là chuyện ngày xưa, cách đây cả nửa thế kỷ.  Không hẳn vậy.  Chúng ta nhớ rằng vụ linh mục loạn dâm nổ ra ở Boston vào năm 1994.  Và phúc trình chi tiết của Sơ Maura O’Donohue  về  các nữ tu, nạn nhân tình dục của các linh mục, cho Tòa Thánh là vào năm 1998. 

-- Nạn nhân Ashley Hill

Năm 2000, Ashley Hill, một nạn nhân tình dục của các Sơ (herself a past victim of abusive nuns) đã xuất bản cuốn “Những Thói Quen Của Tội Lỗi:  Một Sự Vạch Trần về Những Nữ Tu (Sơ) Lạm Dụng Tình Dục Đối Với Trẻ Con Và Với Nhau” [Habits of Sin: An Expose of Nuns Who Sexually Abuse Children and Each Other. Xlibris Corp; Aug., 2000] sau một công cuộc nghiên cứu và thu thập bằng chứng.  Ashley Hill cũng là sáng lập viên của một mạng lưới để bàn về vấn nạn “abuse-by-nuns”.

Kết quả nghiên cứu của  Ashley Hill là, các Sơ nạn nhân tình dục của các linh mục đã xảy ra trên 24 quốc gia, kể cả Ái Nhĩ Lan, Gia Nã Đại và Úc. [Ashley Hill said that “during her research she heard from people claiming to be victims of sexually abusive nuns in 24 states, as well as in Ireland, Canada and Australia.]  Theo Ashley Hill thì đôi khi sự lạm dụng có tính cách ủy nhiệm, các nữ tu dễ dãi để cho các linh mục đến thăm cưỡng bách tình dục các nữ tu mà không can thiệp.  Tệ hơn nữa là một số nữ tu còn cộng tác với các linh mục trong những vụ cưỡng dâm này. [Sometimes the abuse would be by proxy, the nuns facilitating the lewd activities of visiting priests by failing to intervene. Worse still, some nuns actively co operated with paedophile priests.]

Có một câu tôi đọc, tuy không lấy gì làm lạ, nhưng có lẽ rất lạ đối với các tín đồ Ca tô giáo Việt Nam, những người thường mang mẹ Teresa ra làm khuôn mẫu thánh thiện của Ca tô giáo.  Đó là câu “Mẹ Teresa không phải là một nữ tu đầu tiên đã lợi dụng những hoàn cảnh khốn khổ của các nạn nhân của Mẹ để biến thành tiền” [Mother Teresa was not the first abusive nun to turn her victim’s plight into cash.]  Thật vậy, nếu chúng ta đã đọc Judith Hayes viết trong cuốn The Happy Heretic,  trang 69, thì có thể biết bộ mặt thật của nữ tu Teresa mà mọi người Công giáo ngu ngơ coi như bậc thánh như sau:

"Nhân danh Thiên Chúa" bà Teresa đã thu được hàng triệu đô la rồi vội vàng dấu kín nó đi như một con sóc để dành thức ăn cho mùa Đông.  "Nhân danh Thiên Chúa", bà ta cũng cải đạo nhiều người trước khi họ tắt hơi...  Tôi tự hỏi, trong cái tầm nhìn thô thiển của bà ta, có phải là bất cứ bà làm điều gì cho Thiên Chúa là để cho bà được điểm cao (như các em hướng đạo sinh đi bán bánh kẹo, ai bán được nhiều thì được đoàn trưởng gắn huy chương khen thưởng. TCN) trong đời sau.  Có lẽ đối với bà ta thế giới này không hề có một ý nghĩa nào, chẳng qua chỉ là cái mê hồn trận thách đố của Thiên Chúa để quyết định xem ai chiếm được mẩu tốt nhất trên thiên đường.  Nếu thật là như vậy thì chúng ta có thể giải thích,  vì không có gì khác có thể giải thích được, tại sao bà ta có thể nhẫn tâm ngồi trên nhiều triệu đô la như vậy trong khi trẻ con, ngay cả ở nơi bà hoạt động ở Ấn Độ, đang chết đói.  Điều này chống lại mọi giải thích hợp lý, và tôi thách đố bất cứ ai, từ Morphew cho đến chính giáo hoàng, có thể giải thích được sự kiện đó.[5]

Và Judith Hayes kết luận:

 Hiển nhiên là mục đích của bà ta là vơ vét tích tụ tiền bạc.  Để làm gì, ai mà biết được.

[Apparently her goal was to hoard the money.  To what end, though, is anybody's guess.]

-- Viện mồ côi ở Mont Cashel, Newfoundland, Canada - phim The Boys of St. Vincent

Những tệ nạn ô nhục của Ca tô giáo không chỉ giới hạn ở Québec, mà còn xảy ra nhiều nơi trên thế giới.  Điển hình là vụ liên quan đến viện mồ côi ở Mont Cashel, Newfoundland, ở Đông Bắc Canada, do các sư huynh Ca tô (Christian Brothers) quản trị.  “Christian Brothers” là một “dòng tu” (sic) Ca tô được thành lập ở Ái Nhĩ Lan và có chi nhánh ở nhiều quốc gia khác.  Chúng ta sẽ thấy khi Ca tô giáo nắm quyền ở địa phương nào thì ở đó bất công và lạm dụng tràn ngập

Khi một cuốn sách phanh phui ra những vụ lạm dụng tình dục của các linh mục và sư huynh ở Mont Cashel thì ngay cả Bộ Tư Pháp và các Sư Huynh Ca tô giáo ở Newfoundland đều tìm mọi cách để che giấu và ếm nhẹm. [In 1990, Viking Press published a book that provided a detailed account of the discovery of sexual abuse perpetrated by Catholic priests at the RCC orphanage at Mount Cashel and the efforts of the Newfoundland Justice Department and the Christian Brothers to cover it up.]  Bộ Tư Pháp Newfoundland đã ra lệnh cấm phổ biến cuốn sách đó trong Tỉnh. 

Năm 1996, 9 cựu sư huynh Ca tô vào tù ngồi vì những tội ác của họ ở Mont Cashel nhưng chẳng có mấy người ở trong tù ngay cả một phần đáng kể theo bản án của họ. [The Newfoundland Department of Justice banned the book in that province when it first came out . 9 former Christian Brothers were sent to jail for their crimes at Mont Cashel, but few of them serve even a significant portion of their sentences.]  

Nội vụ ở Mont Cashel đã được quay thành phim, The Boys of St. Vincent vào năm 1993, bởi đạo diễn John N. Smith.  Cuốn phim này có bán trong các tiệm bán phim. (SH - trên youtube có post như sau)

http://www.youtube.com/watch?v=VsRIJqOXH-U

Trong cuốn phim này chúng ta có thể thấy cảnh nhồi sọ các em như sau.  Các Christian Brothers ngày ngày hét vào tai các em và bắt các em lập lại nhiều lần câu: “Gót của chúng ta là Gót duy nhất” [Our God is the only God].  Trên 30 “Brothers”, cựu “Brothers” và  nhân viên thường ở Mont Cashel đã bị truy tố và kết án với trên 200 tội ác [Over thirty Brothers, former Brothers and lay staff have been charged and convicted with more than two hundred crimes.]

-- Cơ sở Magdalene ở Ái Nhĩ Lan - phim The Magdalene Sisters

Chúng ta cũng không nên quên là năm 2003, Peter Mullan đã viết và đạo diễn một phim có tên là “Các Sơ Magdalene” [The Magdalene Sisters].  Magdalene là một hệ thống các cơ sở của Giáo hội Ca tô Ái Nhĩ Lan lập lên để đầy những em gái mà Giáo hội coi là không có đạo đức, ở đây các em phải lao động tốt không lương suốt đời.  Cuốn phim dựa trên những sự thật đã xảy ra ở cơ sở này.    Điều kinh khủng nhất, theo quan điểm của Mullan về các cơ sở Magdalene của Ca tô giáo là các bậc cha mẹ đã bị xiết chặt trong móng vuốt của Giáo hội Ca tô cho nên đã trở thành đồng lõa trong việc đầy ải man rợ con cái của mình. [What is most horrific about Mullan's look at the Magdalene asylums is that the Church had so strong a grip...that parents would be complicit in the barbaric treatment of their own children.]  Chúng ta hãy xem qua vài nét về cuốn phim này.


http://www.youtube.com/watch?v=xdSmjIvJ8Dc

Đây là một cuốn phim thực sự quan trọng.  Báo của Vatican cho cuốn phim là một “sự khiêu khích có ác ý thù hận”.  Điều quan trọng đáng ghi là Vatican không cho là cuốn phim là chuyện bịa đặt.  Lên án một cuốn phim vì đã đưa ra sự thật?  Danh ngôn nói: “Quyền lực thì đồi bại.  Quyền lực tuyệt đối thì đồi bại một cách tuyệt đối.”  Điều này có phải đã xảy ra trong nhiều cấp trong tôn giáo (Ca tô giáo).  Cuốn phim này là về những phụ nữ bị coi là “vô đạo đức” theo tiêu chuẩn của giáo hội bị cưỡng bách loại ra khỏi xã hội và cưỡng bách lao động trong những xưởng giặt bằng tay của giáo hội suốt ngày và mọi ngày để có thể lấy lại ân sủng của Gót.  Hơn 30000 phụ nữ đã là nạn nhân.  Họ bị đày ải vô thời hạn và không được trả công, tuy rằng xưởng giặt được trả tiền cho dịch vụ giặt.  Đó có phải là chế độ nô lệ không?  Hãy nhớ rằng, các phụ nữ đó không phạm một tội ác nào, họ chỉ bị giáo hội cho là không có đạo đức.[6]

  Chúng ta hãy xem tiêu chuẩn đạo đức của giáo hội Ca tô Ái Nhĩ Lan (Ai-len) trong vụ trên là như thế nào.  Cuốn phim đưa ra ba trường hợp điển hình và những hành động ác ôn (wicked) của các Sơ:

  • Nạn nhân thứ nhất, em Margaret, bị một người anh em họ hiếp trong một lễ cưới trong khi các ông linh mục ca những bài ca truyền thống Ái Nhĩ Lan.  Em kể ngay việc này với một phụ nữ, thay vì được ủng hộ em trở thành đối tượng của một âm mưu cho tên hiếp dâm chuồn ra khỏi lễ cưới và đưa em vào một cơ sở cứu tế Magdalene. [One, Margaret, is brutally raped by a cousin at a wedding while priests perform traditional Irish songs. Immediately telling a woman, instead of support she becomes the subject of a hasty conspiracy to spirit the rapist from the wedding and to place her in the Magdalene asylum.]
  • Nạn nhân thứ hai là em Patricia sinh một đứa con mà không có chồng.  Cô ta bị áp lực của một linh mục phải từ bỏ đứa con và cô ta bị đưa ngay vào một cơ sở Magdalene. [One of the young women, the shy and angelic Patricia, has a baby out of wedlock. She is pressured by a priest to surrender the baby boy and then she, too, is hustled off to the asylum.]
  • Trường hợp thứ ba là em Bernadette đang sống trong một viện mồ côi.  Tội của em là dám đứng trong hàng rào tán gẫu với mấy cậu con trai trong làng bị sắc đẹp của em quyến rũ đứng ở ngoài hàng rào.  Chỉ vì vậy mà em bị chuyển đi làm lao động trong cơ sở Magdalene. [The third victim is in an orphanage where she gets under the director's skin for no other offense than she is pretty and boys from the neighborhood crowd a fence to call down to her. Transfer to the asylum follows.]

Trên đây là những chuyện động trời liên quan đến một số linh mục và nữ tu trong giáo hội Ca tô ở trong một số cơ sở được gọi là bác ái của Ca tô giáo trên hoàn cầu.  Chúng ta có thể thấy trên Internet tràn ngập những chuyện tương tự về Ca tô giáo.

III. Kết Luận

  Với thực chất của bộ mặt từ thiện Ca-tô như vậy, mà “giới trẻ Phật tử” (dổm) lại dạy khôn Phật Giáo:  Phải tập làm những điều công ích cho xã hội, cho giới trẻ, cho giới già, cho người bệnh hoạn và nghèo khó như bên Thiên Chúa Giáo. Điều này chứng tỏ các tác giả “giới trẻ Phật Giáo” tuyệt đối không dính dáng gì đến Phật Giáo.

Trong Thiên Chúa Giáo có rất nhiều người tốt, làm việc thiên, vì bản tính của họ tốt, chứ không phải vì Thiên Chúa Giáo tốt. Nhiều người vô thần cũng tốt vậy thôi. Chúng ta không nên nghĩ rằng vô thần là CS bởi vì vô thần đã có cả hơn ngàn năm nay. Cho nên, chuyện các linh mục hay bà sơ săn sóc người cùi v..v.. cũng có gì là đặc biệt đâu? Những công việc từ thiện như vậy đâu phải chỉ mình Thiên Chúa Giáo mới có? Trước khi Thiên Chúa Giáo ra đời, trên thế gian này cũng đã có bao nhiêu là cơ sở từ thiện được lập ra, do chính quyền cũng như do cá nhân. Vậy có gì đâu mà phải mang ra mà quảng cáo?

Trước khi Ki Tô Giáo ra đời thì Phật Giáo đã có Trưởng Giả Cấp Cô Độc giúp đỡ những cô nhi quả phụ.  Trong vụ lụt năm 1999 ở Việt Nam, “giới trẻ Phật tử” (giới già Ca-tô) thử so sánh những công tác cứu lụt của Phật Giáo, của chính quyền, và của Thiên Chúa Giáo xem nó như thế nào? Phật giáo có coi việc đó là thánh thiện đâu? Đó chỉ là bổn phận giữa con người và con người, không có tính toán, không có mưu đồ kiếm thêm tín đồ.

Để kết luận tôi chỉ có vài lời nhắn nhủ cùng các bậc trí thức già Ca Tô Việt Nam giả danh giới trẻ như sau: Diễn đàn hải ngoại không phải là các giáo xứ trong đó các tín đồ Ca Tô Việt Nam chỉ có quyền "bảo sao nghe vậy". Cho nên, mỗi khi quý vị viết cái gì thì hãy suy nghĩ cho kỹ, đừng quá coi thường độc giả, nhất là những độc giả không phải là tín đồ Ca Tô La Mã Giáo.

Ai cũng biết Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma là một tổ chức giàu có nhất thế giới với đầy đủ các phương tiện truyền thông để tạo nên một hình ảnh của Giáo hoàng mà giáo hội muốn cho quần chúng, và nhất là những tín đồ ở các nước kém mở mang, phải tin và tôn thờ. Nhưng ở cái xứ Mỹ này thì không gì có thể qua mắt được những chuyên gia đầy đủ khả năng về mọi vấn đề, những người có tinh thần tôn trọng tuyệt đối sự thực và quyền tự do phát biểu ý kiến. Cho nên, thường thường trước sau gì rồi sự thực cũng phải được phơi bày. Cổ nhân đã dạy: muốn cho người khác không biết thì đừng có làm. Chân lý này không bao giờ thay đổi.

Trần Chung Ngọc

1/2014

____________________

CƯỚC CHÚ:

[1] Hitchens' Mother Teresa is an anti abortion "demagogue" and a "servant of earthly powers," cozying up to such a slime as S & L (Savings & Loans) swindler Charles Keating, on whose behalf she wrote to Judge Lance Ito during his 1992 trial.  In a well-reasoned reply, a deputy D.A. explained to her how Keating stole the money he'd donated and suggested she return it to "its rightful owners"; she never answered.

...Hitchens notes, she herself has "checked into some of the finest and costliest clinics and hospitals in the West."  She does charitable work, he argues, "not for its own sake but...so that she may one day be counted as the beatific founder of a new order and discipline within the Church itself."

[2] I was shocked to discover the horrifically negligent manner in which this charity operates, indirect contradiction of the public’s general understanding of their work.  Workers washed needles under tap water and the reused them.  Medicine and other vital items were stored for months on end, expiring and still applied sporadically to patients.  After investigation and research, I realized that all of the events I’d witnessed amounted to nothing more than a systematically human rights violation and a financial scam of monumental, criminal proportions.

[3] The worship of superstition and sadism, and likely mental illness.  Her unnatural obsession with suffering, the ingrained image of an unattainable and absent Jesus, and a narrow-minded view of the real world reveal the inner thoughts of a troubled individual to say the least.

[4] If people are poor and hungry, they can be easily converted to Christianity, particularly into the Catholic Church.  Their schools, their hospitals, their orphanages are nothing but factories for converting people into Catholics.

[5] Teresa collected her millions of dollars "in the name of God" and then promptly hid them away like a squirrel readying for winter.  She also converted  souls "in the name of God", many just before they expired... I wonder if, in her simplistic view of things, anything she did for God would earn her big-time brownie points in the afterlife.  For her, perhaps, this world had no meaning whatsoever, and was just some challenging religious maze, designed by God to determine who gets the best bits of paradise.  If so, it might explain, since nothing else can, how she could be so callous as to sit on those millions of dollars while children, even in her own part of India, were dying of starvation.  This defies rational explanation, and I challenge anyone, from Morphew to the pope himself, to explain it.

[6] God vs. religion, by cdog1399 (movies profile) Aug 2, 2003:  This was such an important film. The Vatican newspaper called this film a "malicious and rancorous provocation." It is important to note it was not called a fabrication. Condemnation of a film for telling the truth.?  As the saying goes,: Power corrupts, and absolute power corrupts absolutely."  Is that not what has happened within many religious hierarchies ? This movie is about women considered "immoral" by the church's standards being forced out of society and forced to work in a sweatshop doing laundry by hand all day every day to win back their favor with God. Over 30,000 women were victimized. They were sentenced for an undetermined time period and were not paid, although the facility was paid for the services rendered. Isn't that called "slavery"? Keep in mind, these women had not committed any crime, they were just deemed immoral.

 


Các bài đối thoại cùng tác giả


 ▪ “ Sản Phẩm Trí Tuệ” của Nguyễn Anh Tuấn - Trần Chung Ngọc

“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về “Giáo H - Trần Chung Ngọc

“Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ - Trần Chung Ngọc

Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? - Trần Chung Ngọc

Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ - Trần Chung Ngọc

Chu Tất Tiến: Here We Go Again - Trần Chung Ngọc

Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - “Cha Chung” là ai? - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? - Trần Chung Ngọc

Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope - Trần Chung Ngọc

Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập - Trần Chung Ngọc

Một Trí Thức Không Biết Ngượng - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Bài “Niềm Tin ...” Của Trần Thị Hồng Sương -1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 >>>

Trang Trần Chung Ngọc




Đó đây


2024-04-25 - Phóng Sự: Thiếu Tướng Hoàng Kiền -Ahllvtnd Nói Chuyện Thời Sự Về Đường Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh -

2024-04-25 - CHẾ ĐỘ TAY SAI - BÀI VIẾT CỦA TIẾN SỸ MỸ T.P.WINKINSON -

2024-04-20 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Nhóm Việt Nam vinh danh các liệt sĩ Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam - Chủ nhật ngày 17/3/2024, 1 nhóm Việt Nam đến viếng mộ 5.099 quân nhân Hàn chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Dòng chữ trên một tấm có nội dung: “Bởi vì các chiến sĩ của các bạn yên nghỉ ở đây, đất nước chúng ta đứng vững với niềm tự hào.” Thật là không biết nhục!!

2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>