●   Bản rời    

Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ (Trần Chung Ngọc)

CHIẾN TRANH NHÌN TỪ MẤY PHÍA ?

LẠI CHUYỆN BẤT ĐẮC DĨ VỀ :

TIÊU DAO BẢO CỰ

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt058.php

đăng ngày 24 tháng 4, 2008

 

Ngày 19 tháng 4, 2008, trang nhà sachhiem.net có chuyển cho tôi vài lời “nhắn tin” của ông Nguyen Thang  như sau:

“Tôi vừa có biết một bài báo trên talawas của Tiêu Dao Bảo Cự, trong đó có nói về bài “chiến tranh nhìn từ một phía, phía của không phía” của tác giả Trần Chung Ngọc. Nay muốn nhắn tin đến sachhiem và muốn giới thiệu gián tiếp đến ông bài viết này.”

Tò mò muốn biết ông Tiêu Dao Bảo Cự nói gì về bài “Chiến Tranh Nhìn Từ Một Phía: Phía Của Không Phía” mà tôi viết từ tháng 10, 2006, đã đăng trên giaodiem.com trước đây, và có giữ trên giaodiemonline.com và sachhiem.net, nhưng không gửi cho Talawas, tuy rằng chủ đề “Chiến Tranh Nhìn Từ Nhiều Phía” là ở trên Talawas. Có nhiều lý do tôi không muốn bài của tôi ở trên Talawas tuy rằng trước đây Giáo sư Thái Kim Lan có đề nghị tôi gửi bài phê bình Luật sư Nguyễn Hữu Liêm đến Talawas. Gần đây, qua vụ Tòa Khâm Sứ, tôi mới gửi vài ý kiến ngắn đến Talawas, và ý kiến sau cùng, vì Talawas lấy quyền chủ biên edit lại ý và nội dung nên tôi đã thấy không cần thiết phải đưa lên Talawas nữa.

Vào Talawas tôi thấy có bài “Từ “Bi kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường” đến “Hội chứng chính nghĩa” và “Bi kịch của chúng ta”” của ông Tiêu Dao Bảo Cự và tôi đoán là có thể ông Tiêu Dao Bảo Cự phê bình bài “Chiến Tranh…” của tôi trong đó. Ít lâu nay tôi không vào Talawas và dù có vào tôi cũng không quan tâm đến những bài viết về “Bi kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường” vì đó không phải là chủ đề mà tôi muốn đọc hay muốn biết.

Đọc bài của ông Tiêu Dao Bảo Cự [TDBC] tôi thấy đúng là trong đó có một đoạn ông phê bình bài “Chiến Tranh…” của tôi và đọc đoạn này tôi thấy sự hiểu biết của tôi về cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua và của ông Tiêu Dao Bảo Cự có thể nói là bất khả tương hợp. Bởi vì ông TDBC có vẻ như vẫn đứng về một phía, qua một góc lăng kính, để luận về cuộc chiến tranh Việt Nam trong khi chủ trương của tôi là “phía của không phía”. Bài này chỉ đưa ra vài nhận xét về đoạn ông TDBC phê bình bài “Chiến Tranh…” của tôi mà thôi, những phần khác tôi xin đặt ra ngoài lề.

Ông TDBC phê bình “phía của không phía” của tôi, gài trong một câu như sau: “Chiến tranh nhìn từ một phía, thậm chí “phía của không phía” (thực ra là một cách nói ra vẻ khách quan nhưng vô nghĩa) đều lệch lạc mà phải đứng trên bình diện dân tộc và nhân loại để nhìn nhận một cách đầy đủ, rút ra bài học để giải quyết những vấn nạn còn tồn tại do nó tạo ra cũng như những vấn đề mới của lịch sử. Tôi thấy câu trên khá mâu thuẫn, vì theo ông TDBC thì chiến tranh nhìn từ “một phía” hay từ “phía của không phía” đều lệch lạc cả, mà phải đứng trên bình diện dân tộc và nhân loại để nhìn nhận một cách đầy đủ. Như vậy có phải là ông TDBC đã đứng về “phía của dân tộc” và “của cả nhân loại” để nhìn cuộc chiến tranh Việt Nam cho đầy đủ rồi không? Mặt khác, chúng ta cũng có thể hiểu “bình diện dân tộc” thì không phải là “quốc gia”, hay “cộng sản”, hay “Mỹ” v..v.., nghĩa là “phía của không phía”, có phải không?

Nhưng đọc ý kiến của ông TDBC trong chuyên mục “Chiến tranh nhìn từ nhiều phía” trên Talawas trước đây, chúng ta thấy rõ ông ta đã ở một phía.. Và vì vậy tôi đã phê bình ông trong bài “Chiến Tranh Nhìn Từ Một Phía: Phía Của Không Phía”. Nếu muốn, quý độc giả có thể tìm đọc bài này trên sachhiem.net: http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts15.php, hay trên giaodiemonline.com, đặc biệt về phần tôi phê bình Tiêu Dao Bảo Cự.

Nếu thật sự đứng trên bình diện dân tộc thì cuộc chiến tranh Việt Nam có thể tóm gọn trong một câu: “Đó là cuộc tranh đấu giành độc lập và thống nhất cho nước nhà, theo truyền thống chống ngoại xâm trong suốt giòng lịch sử của Việt Nam, và đã thành công. Chấm hết.” Còn đứng trên bình diện “nhân loại” thì tôi không có khả năng, vì tôi không thể xác định được nhân loại ngày nay là Mỹ, Tàu, Nga v..v.. hay Vatican, hay Hồi Giáo, hay tất cả Đen, Vàng, Trắng, Nâu và Ngăm Ngăm, hay “tình nhân loại”...

Ông TDBC viết: “Chuyên mục “Chiến tranh nhìn từ nhiều phía” của Talawas đã đăng tải bao nhiêu ý kiến khác biệt, đối nghịch và không ai có thể đưa ra kết luận sau cùng.” Tại sao vậy? Vì tất cả các ý kiến đều viết theo tâm cảnh từ một phía, hoặc chưa nghiên cứu kỹ về mọi khía cạnh của cuộc chiến, và đôi khi còn viết lên những ý kiến hết sức ngớ ngẩn nữa, tôi có thể khẳng định như vậy [Xin đọc lại bài http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts15.php.] Nếu viết theo “phía của không phía” alias “bình diện dân tộc”, nghĩa là chỉ dựa trên những sự kiện lịch sử đã xẩy ra trên đất nước Việt Nam và nhìn chúng như thật sự là chúng như vậy, thì kết luận đã rất là rõ ràng. Kết luận này là từ sự tổng hợp của một núi tài liệu viết bởi các học giả mà hầu hết không ở phía nào, vì được viết sau 1975 nhiều năm dựa trên sự nghiên cứu nghiêm chỉnh các tài liệu, kể cả các tài liệu và phim ảnh đã được giải mật. Kết luận này có thể thâu tóm trong mấy điểm sau đây:

- Thực chất cuộc chiến là chống ngoại xâm: mới đầu là chống toan tính của Pháp-Mỹ-Vatican muốn tái áp đặt nền đô hộ trên đất nước Việt Nam (1945-1954), và sau là chống trình tự đế quốc của Mỹ muốn áp đặt trên đầu người dân Việt Nam sau thời thuộc địa (1954-1975) những “giá trị” của Mỹ. Mà giá trị của Mỹ là gì? Alexis de Tocqueville đã có một nhận xét khá chính xác về “giá trị” của Mỹ: “Khi chúng ta đào sâu vào đặc tính quốc gia của người Mỹ, chúng ta thấy rằng họ chỉ tìm giá trị của mọi thứ trên thế giới trong câu trả lời của câu hỏi: Nó mang đến bao nhiêu tiền”

Đó đích thực là một cuộc chiến của người Việt Nam chống ngoại xâm, danh từ “giải phóng” không thích hợp vì Việt Nam đã là một quốc gia độc lập từ ngày 2.9.1945, không còn ở trong hoàn cảnh bị đô hộ, cho nên không cần phải giải phóng. Pháp-Mỹ dùng quân sự muốn tái lập nền đô hộ của Pháp trên đất nước Việt Nam nên Việt Nam kháng chiến chống lại và kết quả là trận Điện Biên Phủ. Mỹ dựng lên chính quyền Công giáo Ngô Đình Diệm để làm tiền đồn chống Cộng cho Mỹ, sau đó mang hơn nửa triệu quân vào tàn phá đất nước Việt Nam, về sinh mạng và về vật chất, cho nên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chủ trương “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Kết quả là ngày 30.4.1975.

- Tuyệt đại đa số những tác phẩm viết nghiêm chỉnh về cuộc chiến ở Việt Nam đều viết bởi các tác giả có uy tín trong xã hội như học giả, giáo sư đại học, bộ trưởng, cựu tướng lãnh, chính trị gia v..v.., những người đặt sự lương thiện trí thức lên hàng đầu. Trường phái gọi là “chính thống” này thường viết dựa trên những sự kiện lịch sử và phân tích sự việc như chúng là như vậy. Phần lớn là viết sau năm 1975, có khi cả nhiều năm sau. Không có lý những học giả của Mỹ trong các đại học lớn lại viết về chiến tranh Việt Nam với mục đích xuyên tạc sự thật để bôi nhọ quốc gia của họ. Kết luận của trường phái gọi là “chính thống” (orthodox) này là: “Cuộc can thiệp (intervention) hay xâm lăng (invasion) của Mỹ vào Việt Nam là bất chính và là một sự sai lầm lớn lao.” Điều này đúng hay sai? Chúng ta hãy xét lại vài sự kiện lịch sử.

Giáo sư Stephen Vlastos ở Đại học Iowa viết:

Từ năm 1950 Mỹ đã trực tiếp trợ cấp cho cuộc chiến tranh [để tái lập nền thuộc địa] của Pháp. Khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1954, Mỹ đã trả 80% chiến phí cho Pháp. Mục đích của Pháp luôn luôn là khôi phục nền thuộc địa. Tài trợ cho cuộc chiến của Pháp, chính quyền Truman đã liên kết Hoa Kỳ với chủ nghĩa thực dân và chống lại phong trào giải phóng quốc gia, lãnh đạo bởi Cộng Sản, và được người dân ủng hộ rộng rãi. [From 1950, the U.S. directly subsidized France’s war. France’s aims remained restorationist and colonial. When the war ended in 1954In financing the French war, the Truman administration aligned the United States with colonialism and against a broadly supported, and Communist-led, movement of national liberation]

Như vậy, Mỹ đã là đồng lõa xâm lược với Pháp từ năm 1950 chứ không phải chỉ xâm lăng sau Hiệp Định Geneva. Mặt khác, đọc lịch sử chúng ta thấy Mỹ có những hành động trịch thượng, kiêu căng vô lối, tự cho mình có quyền định đoạt số phận của Việt Nam. Chúng ta hẳn còn nhớ, sau Thế Chiến II, trước khi giúp Pháp trở lại Đông Dương, Tổng Thống Mỹ Roosevelt đã hỏi Tưởng Giới Thạch là “Có muốn Đông Dương không?”. Và Tưởng Giới Thạch đã trả lời: “Điều này không giúp gì cho chúng tôi. Chúng tôi không muốn. Họ không phải là người Tàu. Họ sẽ không chịu hòa nhập vào dân Tàu” (Backfire, p. 43: Mr. Roosevelt asked Chiang: “Do you want Indo-China?” The Generalissimo replied: “It’s no help to us. We don’t want it. They are not Chinese. They would not assimilate into the Chinese people.”)

Giáo sư Noam Chomsky ở Đại học Harvard viết:

Mỹ đã tham gia sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chinh phục thuộc địa trước của Pháp, biết rõ rằng kẻ thù là một phong trào quốc gia của Việt Nam. Khi Pháp rút lui, Mỹ dấn thân ngay lập tức vào việc phá hoại Hiệp Định Geneva, dựng lên một chế độ khủng bố ở miền Nam, một chế độ, cho đến năm 1961, đã giết tới 70000 “Việt cộng”, làm nổi lên cuộc kháng chiến mà từ năm 1959 được sự ủng hộ của nửa nước miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Geneva năm 1954 mà Mỹ đã phá ngầm…

Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân loại trên khắp Đông Dương.

(The United States was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam. When France withdrew, the United States dedicated itself at once to subserting the 1954 Geneva settlement, intalling in the South a terrorist regime that had killed perhaps 70,000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the Northern half of the country temporarily divided by the 1954 settlement that the United States had undermined… In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)

Và Daniel Ellsberg, người khui ra Tài Liệu Ngũ Giác Đài, viết trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, năm 2002, p.255:

“Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ”.

(In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.)

Do đó, mọi lý do Mỹ dùng để can thiệp vào Việt Nam trở thành vô giá trị, không thể biện minh được, trước những sự kiện trên. Sự thật là, Mỹ tự ban cho mình quyền của một cảnh sát quốc tế, ép buộc mọi quốc gia phải theo sự xếp đặt của mình, nghĩa là, áp dụng luật rừng và cường quyền thắng công lý của kẻ mạnh. Nhưng thực ra, theo những tài liệu hiện hữu của một số học giả Mỹ, cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam có nhiều tính cách xâm lăng và nằm trong chủ trương bá quyền của Mỹ trên khắp thế giới chứ không phải chỉ riêng ở Việt Nam. Mỹ đã can thiệp vào nội bộ của nhiều nước: El Salvador, Dominican Republic, Philippines, Thailand v..v..

Như vậy, cuộc xâm lăng của Pháp-Mỹ, rồi Mỹ, đã là một sự kiện. Do đó những vấn đề như ý thức hệ Cộng sản đối với ý thức hệ Quốc gia, hay Thế giới Tự Do chống Thế giới Cộng sản v..v.. đều trở thành không thích hợp (irrelevant), vì đối với tuyệt đại đa số người dân Việt Nam thì họ chỉ biết rằng có cuộc xâm lăng, và điều này hiển nhiên trước mắt họ chứ không phải là do bị tuyên truyền, cho nên họ phải chống xâm lăng theo truyền thống dân tộc: “giặc đến nhà đàn bà phải đánh”, đơn giản có thế thôi.

Nhưng ông TDBC không đồng ý đó là một cuộc xâm lăng mà tất cả là do lỗi của đảng CSVN như ông đã trình bày trong bài Chiến tranh, nghệ thuật tuyên truyền và chân lý lịch sử trên Talawas trước đây, tôi thấy cần phải nhắc lại đoạn đó ở đây:

Tiêu Dao Bảo Cự: Tại sao chính quyền Mỹ lâm chiến ở Việt Nam sau khi hiệp định Genève được ký kết, chia đôi đất nước? Nếu không có cuộc chiến tranh giải phóng của miền Bắc, được chuẩn bị ngay từ năm 1954 khi cài cấy cán bộ ở lại và sau đó từng bước đưa vũ khí và quân đội vào miền Nam và cuộc chiến lan rộng thì Mỹ có trực tiếp đưa quân vào miền Nam không? Miền Nam có cần được giải phóng không khi lúc đó hai miền đều có chính quyền và do hoàn cảnh lịch sử đều có mức độ lệ thuộc nước ngoài không khác nhau là mấy và không thể nói là bị xâm lược? Nếu không có xâm lược thì không thể có chiến tranh giải phóng mà đó đích thực là nội chiến. Nội chiến kết với chiến tranh ủy nhiệm đã tạo ra chiến tranh xâm lược khi Mỹ trực tiếp đưa quân vào Việt Nam. (Thực ra vai trò của Liên Xô và Trung Quốc lúc đó đối với Miền Bắc không khác gì vai trò của Mỹ ở Miền Nam, nhưng vì Mỹ sai lầm trong việc đưa quân vào Việt Nam nên bị mang tiếng là xâm lược và đây cũng là nguyên chính đưa đến sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến, đặc biệt là cuộc chiến tuyên truyền của những người Cộng Sản.)

Tôi đã phê bình chi tiết đoạn này trong bài “Chiến Tranh…, Phía Của Không Phía”: http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts15.php, cho nên không nhắc lại nữa. Ở đây, tôi chỉ đặt vài câu hỏi ngắn:

- Hiệp định Geneva chia đôi đất nước?

- Có thật là miền Bắc đã chuẩn bị chiến tranh giải phóng từ năm 1954 không?

- Miền Bắc hô hào thi hành cuộc Tổng Tuyển Cử theo đúng quy định của Hiệp Định Geneva. Nếu có cuộc Tổng Tuyển Cử năm 1956 theo quy định của Hiệp Định Genève thì có cần đến chiến tranh giải phóng hay không?

- Nước ngoài nào dựng lên chính quyền miền Nam?

- Nước ngoài nào dựng lên chính quyền miền Bắc?

- Mức độ chính quyền miền Nam lệ thuộc Mỹ là như thế nào, và từ bao giờ?

- Mức độ chính quyền miền Bắc lệ thuộc Nga Hoa là như thế nào, và từ bao giờ?

- Mang nửa triệu quân vào đất nước của người ta mà không phải là xâm lược, chỉ bị mang tiếng là xâm lược?? Vậy thế nào mới là xâm lược??

- Tại sao Mỹ lại “Việt Nam hóa” [Vietnamization] cuộc chiến? Trước khi “Việt Nam hóa” thì đó là cuộc chiến của ai? Có phải là của quân xâm lược đối với nhân dân Việt Nam không?

Tôi xin để cho độc giả nhận định về cái nhìn về chiến tranh Việt Nam như trên của TDBC, có phải là đứng trên bình diện dân tộc và nhân loại để nhìn nhận một cách đầy đủ [sic] không, hay chỉ là những luận điệu biện minh cho cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam của Mỹ và của giới chống Cộng ở hải ngoại, nói mà không biết mình nói cái gì, với luận điệu tất cả đều đổ lỗi cho Cộng sản đã ngoan cố tranh đấu cho nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Thật là không có luận điệu nào lại thiếu hiểu biết một cách quá tệ hại như vậy.

Đọc đoạn trên của ông TDBC chúng ta thấy rõ ràng lập luận của ông là: Hiệp Định Geneva chia đôi đất nước; hai miền đều có chính quyền; miền Bắc chuẩn bị giải phóng miền Nam ngay từ năm 1954; vì miền Bắc đưa vũ khí và quân đội vào miền Nam nên Mỹ mới đưa quân vào Việt Nam; cuộc chiến trước khi Mỹ đưa quân vào đích thực là nội chiến; vì mang quân vào nên Mỹ bị “mang tiếng” [sic] là xâm lược. Tất cả những luận cứ này đều không có một giá trị trí thức nào nếu không muốn nói là ấu trĩ đến độ buồn cười.

Và bây giờ, ông TDBC lại ngụy biện và phê bình bài “Chiến Tranh…” của tôi như sau:

Khi người dân bình thường nói hay tôi viết “Hiệp định Genève chia đôi đất nước”, không phải tôi không biết, không đọc, không hiểu nội dung của hiệp định, mà điều đó chỉ có nghĩa là trong thực tế, từ khi có Hiệp định Genève, đất nước bị chia làm hai miền, với hai chính quyền đối địch nhau, mang lại một sự phân ly đau đớn cho dân tộc Việt Nam. Tôi đã viết tương tự về những điều này trong một bài trước nhưng có lẽ ông Trần Chung Ngọc không đọc hoặc không thèm quan tâm, tôi không dám nói là ông không hiểu. Nhưng tôi thấy dù đã rào đón, ông vẫn là người “tận tín thư bất như vô thư” vì ông chỉ trích dẫn ông Tây này nói thế này, ông Tây kia viết thế kia, hiệp định nọ xác định rằng… để đi đến kết luận mà không chịu nhìn nhận và suy nghĩ từ thực tế, hay ông chỉ viết theo định kiến hoặc kết luận có trước. (Rất có thể ông Ngọc là người đọc rộng, biết nhiều nhưng khi ông viết với giọng điệu rất thiếu văn hóa, luôn phỉ báng những người đối thoại là “ngu dốt, có đầu không có óc…”, thiết nghĩ ông chẳng phải là người đáng để tranh luận.)

Ông TDBC đã lẫn lộn giữa thực tế và nghiên cứu lịch sử trong lãnh vực học thuật (Scholarship). Nghiên cứu lịch sử là tìm hiểu ý nghĩa đích thực của cuộc chiến dựa trên các tài liệu về Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp, Hiệp Định Geneva, Nguồn Gốc Sự Can Thiệp Của Mỹ, Cuộc Nổi Giậy Của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Sự Khao Khát Thống Nhất Đất Nước Của Người Dân Việt Nam và Thực Hiện, Hoàn Tất Nhiệm Vụ Thống Nhất Đất Nước bị tạm ngưng bở Hiệp Định Geneva v..v… Thực tế là có sự xung đột giữa hai phe tạm gọi là Quốc Gia và Cộng Sản, nhưng đó tuyệt đối không phải là cuộc nội chiến. Vì nếu là nội chiến, nghĩa là giữa người Việt với nhau, thì Mỹ lại càng không có lý do gì để can thiệp vào chuyện của người Việt Nam. Chuyện nội bộ của Việt Nam thì để cho người Việt Nam dàn xếp với nhau. Nhưng vì sự can thiệp vô lối của Mỹ cho nên gây nên một tình trạng bi thảm cho Việt Nam: những người yêu nước Việt Nam, dù mang nhãn hiệu Cộng sản, đã bắt buộc phải chiến đấu với một lực lượng xâm lược mạnh hơn gấp bội và một chế độ tay sai do thế lực trên dựng lên, điều mà nhiều tài liệu lịch sử cho thấy, Cộng sản Việt Nam không bao giờ muốn.

Cuộc chiến ở Việt Nam có phải là nội chiến không? Đến đây tôi lại phải nhắc lại một nhận định của Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ..

Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.

Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến.

Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.

Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ.

[There had been no First and Second Indochina Wars, just one continuous conflict for almost a quarter of century.

In practical terms, on one side, it had been an American war almost from its beginning: at first French-American, eventually wholly American. In both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough to persist – against American policy and American financing, proxies, technicians, firepower, and finally, troops and pilots.

It was no more a “civil war” after 1955 or 1960 than it had been during the US-supported French at colonial reconquest. A war in which one side was entirely equipped and paid by a foreign power – which dictated the nature of the local regime in its own interest – was not a civil war. To say that we had “interfered” in what is “really a civil war”, as most American writers and even liberal critics of the war do to this day, simply screened a more painful reality and was as much a myth as the earlier official one of “agression from the North”.

In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.]

Ông TDBC phê bình tôi là “chỉ trích dẫn ông Tây này nói thế này, ông Tây kia viết thế kia, hiệp định nọ xác định rằng… để đi đến kết luận mà không chịu nhìn nhận và suy nghĩ từ thực tế, hay ông chỉ viết theo định kiến hoặc kết luận có trước.” Vấn đề không phải là tôi trích dẫn ông Tây này, ông Tây kia, mà trong lãnh vực học thuật, chúng ta cần phải xét xem là ông Tây này, ông Tây kia nói đúng hay sai, nếu sai thì sai ở chỗ nào? Theo nhận định của ông Mỹ Daniel Ellsberg trên thì tôi có thể nói rằng, ông Mỹ đã nhận định vấn đề trên “bình diện dân tộc Việt Nam”, còn ông TDBC thì nhận định vấn đề trên “bình diện dân tộc…Mỹ” mà không hề biết cái dân tộc Mỹ nó như thế nào.

Mặt khác, ông TDBC không hiểu rằng, “tận tín thư bất như vô thư” có nghĩa là “Tin tất cả vào một cuốn sách thì thà đừng đọc sách”, nhưng trong bài “Chiến Tranh…” của tôi, tôi đã đưa ra một đống tài liệu của nhiều nhân vật khác nhau, rút ra một mẫu số chung để đưa đến kết luận, thì kết luận đó không phải là do định kiến hoặc kết luận có trước, mà là kết quả cuộc một công cuộc nghiên cứu. Chỉ có những người đã quen thuộc trong lãnh vực nghiên cứu mới có thể làm công việc này. Đọc bất cứ một cuốn sách nào, hay bất cứ một bài khảo luận nào, chúng ta cũng đều thấy trong đó có một phần tài liệu tham khảo rất phong phú. Còn viết bừa, viết bậy theo cảm tính cá nhân, bất cần tài liệu, bất cần sự thật, viết để mà viết, thì ai viết cũng được.

Ông TDBC cũng cho rằng tôi “thiếu văn hóa” khi thấy trong một số bài tôi dùng những cụm từ nặng nề như “ngu dốt, có đầu mà không có óc…”, và do đó “thiết nghĩ ông chẳng phải là người đáng để tranh luận”. Nhưng tôi biết ông không hề đọc những bài khác của tôi, vì trong một vài bài, đã hơn một lần tôi đã nói rõ ý của tôi khi dùng những từ đó. Tôi dùng từ “ngu dốt” là theo nghĩa “ngu si vô trí” trong thuật ngữ Phật Giáo, nghĩa là không biết rõ sự thật về một vấn đề nào đó chứ không phải là “đầu óc ngu muội” không có khả năng hiểu biết. Và “dốt” có nghĩa là đi theo vết của anh thợ giầy mà lại cứ muốn đi lên trên nơi giầy dép, tương tự như một thành ngữ của Việt Nam; “Dốt mà hay nói chữ”. Do đó người “ngu dốt” rất có thể là chính tôi, nếu tôi không biết rõ sự thật về một vấn đề nào đó và viết bậy những điều tôi không biết rõ hoặc ngoài sự hiểu biết của tôi. Còn “có đầu mà không có óc” không phải là trong đầu không có óc, mà là không có khả năng tìm hiểu sự thật, suy tư cho rõ ngọn ngành, hay tin bướng tin càn. Những từ này chỉ có thể áp dụng cho một người trước một vấn đề nào đó chứ không thể tổng quát hóa làm thuộc tính của người đó. Những từ này thuộc thuật ngữ phê bình không phải dùng để phỉ báng.

Cuối cùng tôi cũng xin nói rõ, tôi chưa bao giờ có ý muốn tranh luận cùng ông TDBC, cho nên có đáng hay không, không phải là vấn đề.

Ông TDBC vẫn cho rằng cuộc chiến ở Việt Nam vừa là “chiến tranh ý thức hệ”, vừa là “chiến tranh ủy nhiệm”, vừa là “nội chiến” với những lý luận đại khái như sau:

“Chiến tranh ý thức hệ” vì, theo TDBC, miền Nam là “tiền đồn chống cộng của thế giới tự do”, và miền Bắc là “vị trí tiền tiêu của phe xã hội chủ nghĩa” [TDBC].

Vậy “chống Cộng” là một ý thức hệ? Đây phải chăng là “ý thức hệ” của Công Giáo, vì Công Giáo chống Cộng năng nổ nhất. Hay là “ý thức hệ” của nhúm người đang biểu tình chống Vietweekly và Người Việt ở Cali.?

“Chiến tranh ủy nhiệm” “hai miền đều nhận tiền bạc, vũ khí của ngoại bang, đều chịu sự chỉ đạo của các cường quốc..” [TDBC]

Nhưng thế nào là ủy nhiệm? Ủy nhiệm có nghĩa là ủy thác cho một người khác một nhiệm vụ làm thay cho mình. Vậy thì từ “ủy nhiệm” chỉ có thể áp dụng cho phía Việt Nam Cộng Hòa chứ không thể áp dụng cho phía Bắc Việt. Lý do rất đơn giản. Mỹ dựng lên chế độ miền Nam và quyết định mọi việc, dùng miền Nam để làm tiền đồn chống Cộng cho Mỹ.

Điều này có thể chứng minh qua lời trích dẫn ông Nguyễn Văn Thiệu của TDBC: “Chúng ta đổ xương máu thì Mỹ phải đổ đô-la vào” và qua một núi tài liệu hiện hữu, những tài liệu cho rằng VNCH chỉ là một “client regime”, một chế độ tay sai. Còn nước nào dựng lên chính quyền Bắc Việt, và chiến đấu để thống nhất đất nước ngay từ thời Pháp thuộc và chống Nhật có phải là một nhiệm vụ đã được Hoa Nga giao phó để “giải phóng quốc gia” thay cho họ không? Bảo rằng vì Trung Cộng và Nga Sô tiếp tế vũ khí cho Bắc Việt là ủy nhiệm cho Bắc Việt chống Mỹ hộ Nga Sô hay Trung Cộng để thực hiện âm mưu bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản, tôi cho là ngớ ngẩn. Căn bản là chống ngoại xâm. Trước một lực lượng có ưu thế tuyệt đối về quân sự và kinh tế, người Việt yêu nước lấy gì mà chống, nếu không có viện trợ của nước bạn, gậy tầm vông hay súng hỏa mai?

“nội chiến” “người Việt đã cầm súng giết nhau trên chiến trường, tàn sát nhau trên quê hương và hận thù nhau trong tim óc cho đến tận ngày nay.” [TDBC]

Vấn đề không đơn giản như vậy. Theo định nghĩa, nội chiến là cuộc chiến giữa hai phe trong một quốc gia mà không có sự nhúng tay hay hiện diện của người ngoài. “Nội”. Do đó, Daniel Ellbergs đã nhận định rất chính xác như đã trích dẫn ở trên: Một cuộc chiến mà trong đó một phía [VNCH] hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc [Mỹ] – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến.

Mặt khác, điều mà ông TDBC viết : "hận thù nhau trong tim óc cho đến tận ngày nay” tôi thấy phần lớn chỉ là hận thù một chiều của một thiểu số những kẻ đi buôn hận thù không đáng kể ở hải ngoại, không thể tổng quát hóa cho hơn 2 triệu người Việt di cư ở hải ngoại, hay cho 86 triệu đồng bào ở trong nước. Tôi khuyên ông TDBC hãy nhìn vào thực tế và đừng có viết bậy. Mỗi năm người Việt hải ngoại gửi về bao nhiêu tỷ đô la, có bao nhiêu ngàn người về thăm quê hương, đọc báo chí trong nước có thấy sự khích động hận thù nào đối với người quốc gia khi xưa, ở trong nước cũng như ở hải ngoại v.. v… và v.. v…

Tôi nghĩ, phê bình đi phê bình lại là chuyện bất đắc dĩ, cực chẳng đã. Nhưng nhiều lúc lại là chuyện không thể không làm. Thôi thì chịu khó mất thì giờ đôi chút cũng chẳng có hại gì.

 


Các bài đối thoại cùng tác giả


 ▪ “ Sản Phẩm Trí Tuệ” của Nguyễn Anh Tuấn - Trần Chung Ngọc

“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về “Giáo H - Trần Chung Ngọc

“Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ - Trần Chung Ngọc

Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? - Trần Chung Ngọc

Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ - Trần Chung Ngọc

Chu Tất Tiến: Here We Go Again - Trần Chung Ngọc

Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - “Cha Chung” là ai? - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? - Trần Chung Ngọc

Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope - Trần Chung Ngọc

Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập - Trần Chung Ngọc

Một Trí Thức Không Biết Ngượng - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Bài “Niềm Tin ...” Của Trần Thị Hồng Sương -1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 >>>

Trang đối thoại




Đó đây


2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -

2024-04-12 - 326-1: Người Việt Theo Đạo Ki-tô La-mã Nhớ Ơn Lê Văn Duyệt -

2024-04-12 - Tại Sao Bộ Giáo Dục Chọn Ông Trùm Lật Sử Vũ Minh Giang Làm Tổng Chủ Biên - Xuyên Suốt Sách Giáo Khoa Lịch Sử.

2024-04-10 - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican - Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam từ ngày 9 - 14/4, theo lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên cấp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican đến Việt Nam.

2024-04-10 - Lm Tây Ban Nha qua đời vì bỏng khi đốt lửa Phục sinh. Thay đổi lớn ở Giáo phận Rôma -

2024-04-08 - Đạo là gì? Chúa và các Cha còn chẳng biết đạo là gì mà đòi dạy đạo - Theo linh mục Nguyễn Khắc Hy thi "ĐẠO" ở trong các nhà thờ. Ai vào nhà thờ thì mới CÓ ĐẠO, ra khỏi nhà thờ thì HẾT ĐẠO!



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>