●   Bản rời    

Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? (Trần Chung Ngọc)

Khi Người Công Giáo Nói Chuyện

"HÒA ĐỒNG TÔN GIÁO”

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt026-2.php

ngày 18 tháng 1, 2009

Toàn bài: 1 2 3 4 5

Bàn về Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền

Sau đây tôi sẽ điểm qua vài điều trong bài của ông Chu Tấn. Ông Chu Tấn viết:

Hiện nay “Độc Tài Cộng Sản” và “Khủng Bố” là 2 “quốc tế nạn” của chung nhân loại, trong dó có các tôn giáo, thường là nạn nhân trực tiếp, nên hơn lúc nào hết các tôn giáo trên thế giới cần hòa đồng, hiệp thông để cùng tranh đấu cho quyền Tự Do Tôn Giáo và tranh đấu Nhân Quyền cho tất cả mọi người như bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Liên Hiệp Quốc đã đã long trọng công bố và ban hành năm 1948.

Tôi cho rằng đây là câu chống Cộng hơi rẻ tiền. Ông Chu Tấn nên vắt tay lên trán suy nghĩ xem Giáo hội Công Giáo La Mã có phải là một định chế độc tài phi dân chủ phi nhân quyền hay không trước khi nói đến Cộng sản song song với khủng bố. Nếu Cộng sản là “quốc tế nạn” thì tại sao các nước khác trên thế giới, Mỹ và rất nhiều nước khác trong thế giới Tây phương, đều có liên lạc ngoại giao với Cộng sản Tàu và hàng hóa sản xuất từ Tàu tràn nhập nước Mỹ.

Đối với “Cộng sản” (sic) Việt Nam thì ngay chính Vatican cũng xun xoe muốn thiết lập ngoại giao với “Cộng sản” (sic) Việt Nam, và đã mấy lần bị Việt Nam từ chối. Riêng ở Việt Nam, vì cái khúc mắc lịch sử của Công giáo đối với dân tộc, không làm gì có chuyện các tôn giáo khác hòa đồng, hiệp thông với Công giáo để tranh đấu cho Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền theo cái hiểu rất hẹp hòi và đạo đức giả của Công giáo.

Trong vụ Tòa Khâm Sứ Hà Nội và Giáo xứ Thái hà gần đây có thấy tôn giáo nào khác hòa đồng và hiệp thông với Công giáo để tranh đấu cho những hành động phi luật pháp của Công giáo dưới mỹ danh tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền, tự do tôn giáo của một ông Linh mục có những hành động côn đồ và chửi tục trong Tòa như Nguyễn Văn Lý, hay tự do tôn giáo của TGM Ngô Quang Kiệt xúi bậy giáo dân vác búa, kìm, và xà beng đi cầu nguyện ở Tòa Khâm sứ? Trái lại, chỉ thấy người dân lên tiếng than phiền, chê trách những hành động vô lối đượm nhiều tính cách phi dân tộc của Công giáo.

Nếu ông Chu Tấn đã nhắc đến bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc thì ông phải biết rằng:

Điều 18 trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền quy định quyền tự do tôn giáo, nghĩa là quyền tin vào giáo lý, sự thực hành, thờ phụng và lễ tiết (belief in teaching, practice, worship and observance) của con người. Quyền tự do tôn giáo, quy định như trên, và quyền tự do chửi lộn trong Tòa hay tự do cầu nguyện ở những nơi công cộng với búa, kìm, và xà beng là hai quyền khác nhau.

Tôi xin hỏi, ở Việt Nam có ai cấm người dân đi lễ nhà thờ hay đi lễ Chùa hay không? Vậy tự do tôn giáo là của ai, của mấy ông Linh mục hay ông sư làm chính trị phá rối xã hội, nhiều khi dưới sự chỉ đạo từ ngoại quốc? Mặt khác, ông Chu Tấn cũng không hiểu là bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền mà Liên Hiệp Quốc công bố năm 1948 có giá trị phổ quát hay không, và thực chất giá trị của nó trong cộng đồng thế giới là như thế nào.

Nhưng thực chất bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc là như thế nào? Chúng ta có thể đọc hai tài liệu sau đây:

Theo Mary E. Williams thì Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là một tài liệu mơ hồ không rõ ràng, không có tính cách bắt buộc pháp lý (Mary E. Williams, Human Rights, p. 16: declarations are not legally binding; và theo Robert W. Lee trong The United Nations Conspiracy, p.101, thì cũng vậy: the UN later adopted its vague, non-binding Declaration of Human Rights), nghĩa là các quốc gia không có bổn phận phải thi hành những điều khoản trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền.

Bởi vậy mà một số lãnh tụ Á Châu, như Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohamad, gần đây đã cho rằng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là sản phẩm của những quốc gia Tây phương, không hiểu gì về các xã hội Đông phương, có tính cách xâm lược văn hóa của chính sách đế quốc Tây phương (Some Asian leaders, like Malaysian Prime Minister Mahathir Mohamad, denounce it (the Declaration) as Western cultural imperialism), và đề nghị phải duyệt lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này. Và Doug Cassel cho rằng: “Cho tới ngày nay, đường đi tới sự thực hiện bản Tuyên Ngôn trên bình diện quốc tế vẫn còn xa lắc, xa lơ?” (Doug Cassel: "The Universal Declaration still is a long way from universal reality"). Doug Cassel là Giám Đốc Trung Tâm Nhân Quyền Quốc Tế tại đại học Northwestern, Illinois.

Phân tích toàn bộ bản Nhân Quyền chúng ta thấy có nhiều điều khoản mâu thuẫn nhau, không thể thực thi, và trên thực tế, 3 cường quốc có quyền phủ quyết tại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, cầm đầu trong việc đưa ra bản Nhân Quyền: Anh, Pháp, Mỹ, lại là những nước vi phạm nhân quyền nhiều nhất. Đây là một bản văn dùng để ép những nước nhược tiểu phải theo những quy định về quan niệm nhân quyền rất nhỏ hẹp của Tây phương mà bỏ qua vấn đề khác biệt của các nền văn hóa khác nhau trong cộng đồng quốc tế với những quan niệm về nhân quyền khác nhau..

Thật vậy, Walter J. Rockler, nguyên công tố viên tòa án xử tội phạm chiến tranh Nuremberg, đã viết như sau về quan niệm nhân quyền của Mỹ:

"Cái mà chúng ta gọi là quan tâm đến nhân quyền thật là lố bịch. Chúng ta đã thả xuống Việt Nam một số lượng bom gấp đôi số lượng bom mà các quốc gia liên hệ đến cuộc Đệ Nhị Thế Chiến thả lên đầu nhau. Trong cuộc chiến này, chúng ta đã giết hàng trăm ngàn thường dân. Ngay gần đây, chúng ta bảo trợ, huấn luyện và ủng hộ những đoàn quân địa phương của Guatamala, El Salvadore, và Nicaragua Contras ở Trung Mỹ, trong sự tàn sát ít nhất là 200 ngàn người..."

(Our alleged concern with human rights borders on the ludicrous. We dropped twice as many bombs on Vietnam as all the countries involved in World War II dropped on each other. We killed hundreds of thousands of civilians in the course of that war. Very recently, in Central America, we sponsored, trained, and endorsed the local armies - Guatemalan, Salvadoran, and Nicaraguan Contras - in the killing of at least 200000 people.)

Và Robert Scheer cũng viết như sau trên tờ Times:

"Chẳng phải là chúng ta có một lịch sử "diệt chủng" hay sao, mới đầu là thổ dân Mỹ, và sau là ở Việt Nam, khi quân đội Hoa Kỳ lùa những dân làng trung thành, hầu hết là Công Giáo, vào sống an toàn trong những Ấp Chiến Lược, trong khi biến những vùng Phật Giáo ở thôn quê Nam Việt Nam thành những vùng tự do thả bom một cách toàn diện?"

(Don't we have our own history of "ethnic cleansing", first of the Native American population and later in Vietnam, when U.S. troops herded loyal, mostly Catholic villagers into so-called "strategic hammers" for safety while turning the mostly Buddhist countryside of South Vietnam into a saturation bombing zone?)

Tại sao các ông không chịu nghiên cứu cho cẩn thận mà cứ hay viết bậy về những điều mình không hiểu rõ.

Bàn Về Lợi Ích Của Hòa Đồng Tôn Giáo

Tôi không có thì giờ để đi vào việc phân tích chi tiết từng điểm một trong bài của ông Chu Tấn. Những hiểu biết của ông ta về các tôn giáo Đông phương rất hời hợt và cứ luôn luôn nhập nhằng vào những điều hoang đường trong Ki Tô Giáo. Sau đây tôi chỉ trích ra vài điểm và ghi bên cạnh một nhận xét ngắn.

Trong phần II, viết về 10 Ích Lợi Chính Của Hòa Đồng Tôn Giáo, ông Chu Tấn viết:

7. -Tạo nên sức mạnh chung để cùng tranh đấu chống lại các chế độ độc tài dù là độc tài trắng (như độc tài quân phiệt Miến Điện) hay độc tài Đỏ (Cộng Sản) [Thế còn độc tài Đen, ông vứt đi đâu?. TCN]

9. -Theo đúng Thiên ý (Luật Trời) Theo đúng Pháp Tánh ( Dharma của Phật) và đẹp lòng Thiên Chúa [Thiên ý là cái gì, ai biết được Thiên ý? Nếu là luật trời, phải chăng đó là luật vạn vật hấp dẫn? Ông biết gì về “Pháp Tánh”? Dharma là Pháp Tánh? Làm sao ông biết là hòa đồng tôn giáo sẽ làm đẹp lòng Thiên Chúa. Ông có đọc Thánh Kinh chưa? TCN]

  • Có phải đạo nào cũng dạy tốt lành?

Trong phần III, viết về Nền Tảng Để Tạo Hòa Đồng Tôn Giáo, ông Chu Tấn viết:

Tuy đa phần các tôn giáo đều có vị Giáo Chủ riêng, tín lý riêng, cách thờ phụng riêng, cách hành đạo và truyền đạo riêng, phong tục tập quán cũng thường khác nhau… Nhưng xuyên qua những khác biệt về giáo lý hay nghi thức, vẫn có những điểm chung. Chính vì có các điểm chung này mà chúng ta có thể coi đó là nền tảng của sự nghiệp Hòa Đồng Tôn Giáo” như sau:

1. -Tôn giáo nào cũng dạy cho con người trở nên tốt lành:

Đây là ý kiến của đa số người bình dân khi bàn đến tôn giáo này hay tôn giáo kia đã nói lên mục đích ý hướng của tất cả các tôn giáo là đều khuyên con người ăn hiền ở lành, làm lành lánh dữ, lánh xa việc xấu ác!

Nếu Tôn giáo nào cũng dạy cho con người trở nên tốt lành thì ông Chu Tấn hãy trả lời cho tôi câu hỏi tôi đã nêu trên: (câu hơi dài, muốn ngắn gọn, xin nối các đoạn chữ màu đỏ sau đây)

Tại sao Giáo hội Công giáo La Mã thường tự nhận là do chính Chúa thành lập, thường tự xưng là "thánh thiện", “tông truyền”, “duy nhất”, là "ánh sáng của nhân loại", quán quân về "công bằng và bác ái", được "thánh linh luôn luôn hướng dẫn" v…v… lại có một lịch sử ô nhục đẫm máu nhất trên thế gian, mang trên bờ vai trên dưới 200 triệu sinh mạng vô tội gồm già trẻ lớn bé qua những tội ác vô tiền khoáng hậu trong suốt 2000 năm nay đối với nhân loại như những cuộc Thập Ác Chinh, những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo, những cuộc săn lùng và thiêu sống phù thủy, sử dụng những hình cụ tra tấn man rợ nhất trong lịch sử loài người, với chính sách bách hại người Do Thái, kỳ thị phái nữ, làm tiên phong hay theo gót thực dân để truyền đạo v.. v.. đến nỗi chính giáo hoàng John Paul II đã phải xưng thú trước thế giới 7 núi tội ác của Công Giáo La Mã đối với nhân loại, trong khi các tôn giáo Đông Phương như Thích, Nho, Lão, ra đời trước Công Giáo cả 5,6 trăm năm nhưng không hề làm đổ một giọt máu trong suốt lịch sử truyền đạo của mình ??

Vậy thì có cái gì trục trặc trong cái mà ông cho là, như mọi tôn giáo khác, Công giáo cũng dạy cho con người trở nên tốt lành.

Thật ra, dạy cho con người trở nên tốt lành không phải là điểm đặc thù của bất cứ tôn giáo nào mà là điểm chung trong dân gian. Không có bậc cha mẹ nào, dù là vô thần hay hữu thần, lại dạy con cái mình “làm ác tránh lành”. Không cứ trong các tôn giáo, mà trong dân gian cũng có một số điểm về phương diện đạo đức xã hội tương đồng với một số điểm trong bất cứ một tôn giáo nào. Vậy có một số điểm giống nhau trong các tôn giáo không phải là điều lạ. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta có thể mang vài điều tương đồng vụn vặt giữa Phật Giáo và một tôn giáo nào khác để mà đi đến kết luận là hai tôn giáo có chung những điểm hội tụ và đó chính là nền tảng hòa đồng tôn giáo. Chúng ta hãy lấy một thí dụ về những điều mà các tín đồ Ki-tô Giáo thường ca tụng là tuyệt vời của Chúa Giê-su về xã hội, về đạo đức, gọi chung là giáo pháp của Giê-su mà không hề để ý đến những mâu thuẫn trong đó. Đối với những người đã đọc kỹ Kinh Thánh và biết đôi chút về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới thì khó có ai có thể phủ bác nhận định sau đây của Joseph L. Daleiden, một học giả Công giáo, trong cuốn The Final Superstition, trg. 174:

"Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giê-su. Giống như chính huyền thoại về Giê-su, những quan điểm mà Giê-su diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ... Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm, Joseph McCabe (Một Linh Mục Công giáo. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giê-su song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian"

(There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, Hindu religions...One thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so-called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.)

Như vậy, nếu chúng ta chỉ nhặt ra vài điều trong Tân Ước, thấy chúng có vẻ tương đồng với một vài ý kiến trong Phật Giáo, rồi đưa ra kết luận là hai tôn giáo có những điểm chung v..v.., bắt nguồn từ cùng một trình độ trí tuệ, thì tôi cho là kết luận này khá phiến diện.

Bởi vì khi xét đến một tôn giáo, chúng ta phải xét đến nền tảng tín ngưỡng của tôn giáo đó là gì. Ngoài ra chúng ta còn phải xét đến lịch sử của tôn giáo đó, từ tư cách của Giáo chủ, toàn bộ giáo lý, nếu có, đến các phương pháp hành trì và nhất là, tôn giáo đó đã mang đến những gì cho nhân loại. Nếu chúng ta không hiểu được điều này, chỉ so sánh vài điều vụn vặt, và tổng quát hóa cho rằng bản chất các tôn giáo đều giống nhau, tôn giáo nào cũng dạy con người làm lành tránh ác, thì mọi đối thoại thực chất chỉ là vụn vặt, hời hợt, vô nghĩa, và có tính cách mị dân.

Thật vậy, chính Đức Đạt Lai Lạt Ma là người cổ súy tinh thần đối thoại tôn giáo vì Ngài cho rằng sự đối thoại sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về bản chất tôn giáo. Nhưng Ngài cũng khuyến cáo cùng thính chúng rằng: “Những toan tính đánh đồng những nét đặc thù của các tôn giáo thì luôn luôn vu vơ, vô nghĩa” (Jean-Francois Revel and Matthieu Ricard, The Monk and the Philosopher, p. 154: He also warned his audience of the temptations of syncretism, which is always pointess).

Một số học giả Ki Tô Giáo, kể cả những nhà Thần học Ki Tô, trước những giáo lý nhân bản, hòa bình, từ bi v..v.. và những triết thuyết cao siêu vượt trội của Phật Giáo, càng ngày càng được biết đến nhiều hơn ở Tây phương, đã tìm đọc kinh điển Phật Giáo. Và họ đã thấy trong Kinh điển Phật Giáo có những câu có vẻ giống như những câu Giê-su nói trong Kinh Thánh. Vì chưa thoát ra khỏi ý thức hệ Ki Tô Giáo, vì không hiểu Phật Giáo một cách đứng đắn, và với tâm cảnh của một tín đồ Ki Tô Giáo, họ chỉ có thể so sánh một cách phiến diện, hời hợt, trên mặt thuần túy văn tự, và nhất là dùng những câu vụn vặt, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context) trong Kinh Thánh để chứng minh sự tương đồng giữa giáo lý của Đức Phật và giáo lý, nếu có, của Giê-su.

(xem tiếp: Điểm thứ hai )

 


Các bài đối thoại cùng tác giả


 ▪ “ Sản Phẩm Trí Tuệ” của Nguyễn Anh Tuấn - Trần Chung Ngọc

“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về “Giáo H - Trần Chung Ngọc

“Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ - Trần Chung Ngọc

Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? - Trần Chung Ngọc

Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ - Trần Chung Ngọc

Chu Tất Tiến: Here We Go Again - Trần Chung Ngọc

Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - “Cha Chung” là ai? - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? - Trần Chung Ngọc

Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope - Trần Chung Ngọc

Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập - Trần Chung Ngọc

Một Trí Thức Không Biết Ngượng - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Bài “Niềm Tin ...” Của Trần Thị Hồng Sương -1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 >>>

Trang đối thoại




Đó đây


2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>