 |
11-Feb-2012 |
...trong khoảng 1982-1984, giáo hoàng John Paul II
đã ba lần hiến dâng nước Nga cho trái tim vô nhiễm của Mary với mục đích
cải đạo nước Nga vào Công giáo, nhưng cho
tới ngày nay những hiến dâng đó vẫn vô giá trị. Đâu là sự cải đạo của Nga?
Sao chúng ta không thấy một dấu hiệu nào? Trái lại, 13 năm sau khi hiến
dâng, Quốc hội Nga đã đặt Công Giáo trong tình trạng lưu đầy – giáo phái
này không thuộc truyền thống của Nga. (TCN)
Năm ngoái tôi đi du lịch nước Nga trên một du thuyền trên sông (River
Cruise), có một đoạn trên con sông nổi tiếng Volga, từ Moscow tới St.
Petersburg, qua mấy thành phố như Uglich, Goritsky, Mandrogui, Kizhi.
Phải công nhận là Nga có một nền văn hóa cao. Bài này không có mục đích
viết về văn hóa Nga. Muốn hiểu chi tiết về văn hóa Nga, quý đọc giả có
thể đọc trên trang nhà: www.en.wikipedia.org/wiki/Russian_Culture.
Tôi thường tìm hiểu về những tôn giáo chính trên thế giới, cho nên
qua chuyến đi Nga vừa qua tôi xin nói vài nét về tôn giáo ở Nga mà tôi
đã tìm hiểu. Tôn Giáo chính ở Nga là Chính Thống Giáo (Orthodox Christianity).
Trong thiên niên kỷ đầu, nước Nga có nhiều tôn giáo với tín ngưỡng khác
nhau, thờ đủ các loại thần, từ thần thiện, thần ác cho tới thần gió, thần
mưa v…v… Cuối Thế kỷ 10, Prince Vladimir muốn thống nhất mọi tôn giáo để
dễ bề kiểm soát về quân sự, cho nên ông ta mời đại diện các tôn giáo: Công
giáo (Đức và Ba Lan), Do Thái, Hồi giáo và Chính thống (Byzantine) đến
Kiev để tham khảo xem nên chọn lựa tôn giáo nào. Ông ta loại Hồi giáo
vì Hồi giáo cấm uống rượu, loại Do Thái Giáo vì Do Thái không có một quốc
gia, loại Công giáo vì Công giáo phải nghe theo lệnh từ Rome. Cuối
cùng ông ta chọn Chính Thống giáo vì có một triết gia Hi Lạp đến trình
bày cho ông ta biết về Chính Thống giáo Ki-tô ở Hi Lạp. Ông ta gửi nhiều
đại sứ đi Constantinople quan sát, những vị này thấy các nghi lễ và đền
đài của Hi Lạp rất hấp dẫn.
Chúng ta biết rằng nền văn hóa Hi Lạp cổ xưa
cao hơn nền văn hóa của Công Giáo ở Âu Châu rất nhiều. Do đó Chính Thống
Giáo trở thành tôn giáo chính của Nga từ năm 988. Sau cách mạng 1917, chính
quyền muốn giới giáo sĩ phải tuyên bố trung thành với chế độ Xô-Viết.
Nhiều vị trong hàng giáo phẩm từ chối. Chính quyền ra nhiều biện pháp
và tới năm 1930 thì Chính Thống giáo hoàn toàn bị khuất phục. Các bất
động sản, tu viện và trường học của giáo hội bị đóng cửa toàn diện và
phá hủy. Từ 50 đến 60 ngàn nhà thờ trong số 77 ngàn bị phá hủy, 200
ngàn giáo sĩ bị giết và nửa triệu bị đày đến các trại lao động. (By
the 1930s the Russian Orthodox Church had been brought to her knees. Church
buildings, monasteries and schools were suject to wholesale closure and
destruction. In 1917 was 77 thousand temples, from them have been destroyed
from 50 to 60 thousand. 200 thousand clerics has been executed and half
a million have gone to reprisals labour camps)
Tại sao vậy. Vì Chính
Thống Giáo, một hệ phái Ki Tô Giáo, cũng như Công giáo khi ở thế mạnh trong
các quốc gia, tự cho là thần quyền đứng trên thế quyền quốc gia, từ chối
không trung thành với chính quyền quốc gia, điều mà quốc gia cần để có
sự hòa hợp trong quốc gia, nên chính quyền xô-viết đã ra tay để duy trì
quyền lực quốc gia.
Một sự biến chuyển xẩy ra năm 1941, khi Nga tham
chiến vào Đệ Nhị Thế Chiến. Stalin, nguyên đã học trong nhà Dòng để trở
thành Giáo sĩ [a former seminarian who trained to be a priest], kêu gọi
Giáo hội hợp tác trong việc liên kết người dân trước cuộc khủng khoảng
của quốc gia. Giáo hội đáp ứng với sự nồng nhiệt của lòng ái quốc (The
church responded with patriotic fervour). Đổi lại chính quyền Stalin cho
phép mở lại vài trường Dòng, tuyển thêm Giáo sĩ và ấn hành bản tin của
Giáo hội. Tuy vậy, cho đến giữa thập niên 1980, những hoạt động
của Giáo hội vẫn bị nhiều hạn chế. Giáo dục tôn giáo bị ngăn cấm và được
thay thế bởi “khoa học vô thần” (scientific atheism). Dù Giáo hội đã phục
hồi nhiều do chính sách của Mikhail Gorbachev, nhà thờ và cơ sở tôn giáo
được mở cho du khách, ấn phẩm tôn giáo được phát hành, nhưng cho tới ngày
nay giáo hội vẫn bị kiểm soát chặt chẽ và vẫn phải chịu đựng một số hạn
chế. Lý do, tôn giáo không thể đứng ngoài hay đứng trên quốc gia.
Năm 1997, Chính Thống Giáo lấy lại vị thế là tôn giáo truyền thống chính
của Nga. Ngày 23 tháng 6, 1997, quốc hội Nga chấp thuận một đạo luật
chỉ công nhận có bốn tôn giáo được coi là hợp pháp ở Nga vì được coi như
là thuộc truyền thống Nga: Chính thống giáo Nga, Do Thái giáo, Hồi giáo
và Phật Giáo. Mọi tôn giáo khác đều được coi là những giáo phái giống
nhau, không đáng được bảo vệ. Mục đích của đạo luật là để chống các tôn
giáo giả mạo, không chân thật, đặc biệt là những tôn giáo xâm nhập vào
Nga sau khi Liên Bang Xô-Viết sụp đổ theo lý thuyết. Trong luật này, Công
giáo được xếp ngang hàng là một tôn giáo giả mạo như là các giáo phái Unitarian
hay Nhân chứng Jehovah. (On June 23 and July
4 (1997), the two Houses of the Russian Parliament (i.e., the Duma and
the Council of the Federation) approved a law which recognized only four
religions as having a legitimate legal status in Russia because they are
considered as belonging to the Russian tradition: Russian Orthodoxy, Judaism,
Islam, and Buddhism. All other religions are considered on the same level
as the sects unworthy of protection. The purpose of the law is to combat
the "pseudo-religions",
especially the sects that have invaded Russia since the theoretical collapse
of the Soviet Union. But in this law (which was enthusiastically supported
by the Orthodox Patriarch), Catholicism was put on the same level as a "pseudo-religion" such
as the Unitarians or Jehovah's Witnesses.)
Chúng ta cũng nên biết là trong khoảng 1982-1984, giáo hoàng John Paul
II đã ba lần hiến dâng nước Nga cho trái tim vô nhiễm của Mary với mục
đích cải đạo nước Nga vào Công giáo, [theo lời tiên đoán và hứa hẹn
của Mary ở Fatima], nhưng cho tới ngày nay những hiến dâng đó vẫn vô
giá trị. Đâu là sự cải đạo của Nga? Sao chúng ta không thấy một dấu hiệu
nào? Trái lại, 13 năm sau khi hiến dâng, Quốc hội Nga đã đặt Công Giáo
trong tình trạng lưu đầy – giáo phái này không thuộc truyền thống của Nga. (That
the three consecrations to the Immaculate Heart of Mary, performed by Pope John
Paul II between 1982-84 for the purpose of Russia's conversion to Catholicism,
were and remain entirely invalid. Where is the conversion of Russia? Can we
not see some sign? On the contrary, 13 years after the last consecration, the
Russian Parliament has even tried to put Catholicism into exile – this "sect" which does not belong to the "Russian
tradition".)
Trước sự kiện này, chúng ta thấy rõ vụ hiện thân của Mary ở Fatima với
lời tiên đoán trật lất của Mary là nước Nga sẽ cải đạo theo Công giáo là
màn lừa bịp vĩ đại của Công giáo để mê hoặc đám con chiên vừa ngu dốt vừa
ngu đạo. Bởi vậy mà ngày nay chúng ta vẫn thấy những lời mê sảng của Linh
mục Đinh Xuân Minh trong bài: “Mẹ ơi! Đoái Thương Xem Nước Việt Nam”
như sau:
Cách mạng Nga nói riêng, và Cộng Sản Nga nói chung có
liên hệ hết sức mật thiết với Biến cố Fatima. Bởi vì trong ba mệnh lệnh Fatima,
Đức Mẹ có nhắc đến: “Nước Nga sẽ trở lại.. Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên
Tội mẹ sẽ thắng. Đức Thánh cha sẽ dâng hiến nước Nga cho Mẹ. Nước Nga sẽ trở
lại (đạo Công giáo).. và thế giới sẽ được ban thời gian hoà bình“.
Nếu nước Nga trở lại đúng như Bí Mật Fatima tiên báo như thế, thì chính
Fatima phải là một sự lạ hơn nữa. Bởi vì, sự lạ Fatima không phải chỉ chấm
dứt khi nước Nga trở lại, mà là mở màn cho nhân loại càng thấy rõ hơn: Fatima
chính là một Dấu Chỉ Thời Đại Cứu Rỗi cho toàn nhân loại, trong đó có đất nước
Việt Nam chúng ta.
Nhưng thực tế thì Fatima chỉ là màn bịp của Giáo hội, và Mary chẳng có
bất cứ một quyền năng nào, cho nên, LM Đinh Xuân Minh viết:
Vào Thứ năm, ngày 25-9-2008, lúc 4giờ 11 phút, tổ chức Việt Cộng
quận Hoàn Kiếm, đã “tịch thu“ tượng Đức Mẹ Sầu Bi và tất cả những đồ
thờ bên khu đất 42, trong toà khu Khâm sứ. Cộng Sản công khai nhốt Mẹ
vào thùng xe mang biển số 30 F 4148.
.. Có phải Giáo Hội Việt nam đã dâng đất nước Việt Nam thân yêu của
chúng ta cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội. Giáo Hội Việt Nam có cần
thiết dâng nước Việt Nam cho Trái Tim Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội nữa không?
Công giáo cứ việc dâng, nhưng nước Việt Nam vẫn là của người Việt Nam trong
đó hơn 90% dân chúng chẳng biết đến Đức Mẹ là ai. Sự kiện là, thay vì
Chính Thống Nga trở lại đạo Công giáo thì Công Giáo lại đang suy thoái
không phương cứu chữa trên khắp thế giới. Đây mới chính là phép lạ Fatima.
Đức mẹ đã tiên đoán như vậy nhưng Giáo hội lừa bịp con chiên ngụy tạo thay
đổi lời tiên đoán của Đức Mẹ để duy trì sự cuồng tín của con chiên trong
mục đích chống Cộng.
Trên các nhà thờ Chính Thống Giáo, cái giá mà Giê-su bị đóng đinh trên
đó không phải là cây “thập giá” như của Công giáo mà là “một cái giá có
ba thanh ngang” như chúng ta nhìn thấy trên nóc nhà thờ trong vài bức hình
sau đây, và trên mọi nhà thờ Chính Thống Giáo ở Nga. Hỏi han tìm hiểu
về ý nghĩa của cây tam thập giá trên, nhất là về thanh ngang ngắn xiên
xiên ở dưới thì được nghe giải thích: thanh ngang ngắn trên cùng tượng
trưng cho quyền uy của Vua, Giáo hội đứng dưới thế quyền. Lịch sử cho
thấy, cho tới cuộc cách mạng 1917, Chính Thống Giáo đều ở dưới quyền của
nhà Vua, và trở thành truyền thống của Nga: tôn giáo không thể đứng
trên chính quyền như Công giáo trong một thời ở Âu Châu. Còn thanh
ngang xiên xiên ở dưới cùng thì có hai giải thích. Đó là chỗ để đóng đinh
chân Giê-su. Một giải thích khác hợp lý hơn là: tên ăn trộm bị hành hình
cùng với Giê-su ở bên phải, vì tin Giê-su nên được lên thiên đường (hướng
lên trên); còn tên ăn trộm ở bên trái vì không tin Giê-su nên sẽ phải xuống
địa ngục (hướng xuống dưới). Điều giải thích này phù hợp với Tân Ước
(John 3: 16, 18), và phù hợp với ngày cánh chung của Ki Tô Giáo.

1. Một nhà thờ cổ ở Nga 2. “ba
thanh giá” trên nóc nhà thờ
Trong bảo tàng viện lớn nhất ở St. Petersburg tôi chụp được một bức
hình rất đặc biệt cho thấy bộ mặt đau khổ của Joseph đứng bên bà
vợ trẻ của mình, Mary, đang bồng con nhưng lại không phải là con mình,
trong bức hình sau:

Joseph, Mary và Jesus
--- o0o --
Trông người lại nghĩ đến ta. Đọc về Chính Thống Giáo ở Nga, tôi cảm
thấy tủi nhục thay cho Công giáo Việt Nam. Dù chính quyền Stalin là chính
quyền Cộng sản, nhưng với lòng yêu nước, Giáo hội Chính Thống Nga đã đáp
ứng đúng, hợp tác với chính quyền trước một biến cố lịch sử của quốc gia.
Nhưng đối với Công giáo Việt Nam thì chúng ta thấy rõ sự nguy hại của giáo
lý Công giáo trên đất nước Việt Nam: Vì người Công giáo được dạy không
phải tôn trọng thế quyền, chỉ phải vâng lời Vatican, và nước của họ là
ở trên trời, không ở trên thế gian, nên Giáo Hội Công Giáo Việt Nam từ
ngày đầu đến ngày cuối, không bao giờ đồng hành với dân tộc, và thường
đi ngược chiều, coi thường luật pháp quốc gia và không biết gì đến quyền
lợi quốc gia.
Tài liệu về Công giáo Việt Nam phản bội quốc gia, làm tay sai và hợp
tác với thực dân Pháp để Pháp có thể thành công lập nền đô hộ trên đất
nước Việt Nam nay đã rõ ràng. Quý đọc giả hãy đọc một số chi tiết trên: http://giaodiemonline.com/2008/02/nhinlai.htm.
Để chứng minh sự nô lệ của Công giáo Việt Nam vào Vatican đã đưa đến
hành động phản quốc, tôi xin trích dẫn sau đây hai tài liệu chứng tỏ đường
lối tiếp tay và làm nội ứng cho giặc ngoại xâm cùng hại nước hại dân của
Giáo hội Công giáo Việt Nam không hề thay đổi cho tới khi nước nhà thống
nhất năm 1975, và ngày nay vẫn quấy phá xã hội, đặt giáo luật lên trên
luật pháp quốc gia, như Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã trả lời chính quyền
trong vụ TGM Ngô Quang Kiệt huy động giáo dân, từ già tới con nít, thắp
nến cầu nguyện với búa, kìm và xà beng ở Tòa Khâm Sứ.
Theo Linh Mục Trần Tam Tĩnh trong cuốn Dieu et César thì:
"Cuối năm 1945, Việt Nam giành lại được độc lập từ tay người
Pháp, lòng yêu nước của người Công giáo Việt Nam bùng lóe lên với
những cuộc biểu tình của hàng chục ngàn giáo dân mang biểu ngữ và hô
khẩu hiệu "Giáo Hoàng Muôn Năm", "Giáo Hội Việt Nam
của Người Việt Nam", "Việt Nam Độc Lập Muôn Năm" (Vive
le Pape, L'Église Vietnamienne aux Vietnamiens, Vive le Vietnam Indépendant.)
Nhưng rồi Linh mục Tĩnh viết:
"Vậy, với các giám mục và linh mục dẫn đầu, tín đồ Công giáo
muốn phá bỏ hình ảnh của một giáo hội đã cộng tác với quân xâm lăng,
một giáo hội phục vụ nước Pháp, một giáo hội đã sống ngoài lề sự tranh
đấu cho chủ quyền và tự do của dân tộc. Một trang sử đã lật qua
nhưng khốn thay chẳng được bao lâu"
(Ainsi, avec les évêques et les prêtres en tête, les catholiques voulaient
détruire l'image d'une église collaboratrice avec les agresseurs, d'une
église au service de la France, d'une église qui avait vécu en marge d'un
peuple en lutte pour sa souvenaineté et sa liberté. Une page est tournée.
Mais, malheureusement pas pour longtemps.)
Cùng một nhận xét, dựa trên những sự kiện lịch sử, Cao Huy Thuần viết trong
cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam, trg. 547-548:
"Sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập vào tháng 8-1945, những
tín đồ Thiên Chúa, trong một tình yêu nước nồng nhiệt mới mẻ hoàn toàn,
đã xác định rõ rệt và long trọng lòng tha thiết với độc lập và quyền
lợi dân tộc.
"Các con chiên Việt Nam, tờ Kỷ Yếu các phái bộ viết, biết
rằng tương lai của tôn giáo họ được nêu lên. Nếu họ chứng tỏ được lòng
yêu nước ra dưới mắt của cả nước, chắc chắn họ sẽ lấp được cái hố còn
ngăn cách họ với đồng bào phi-Thiên Chúa của họ. Nếu họ khước từ, họ
làm cho cái hố đó không vượt qua được. Vì thế không còn gì phải nghi
ngờ về bổn phận nữa, chỉ còn phải theo đó mà hành động. Đa số con chiên
đã lựa chọn. Được các giám mục của giống nòi họ soi sáng và ủng hộ,
họ không còn muốn phạm lỗi lầm của những người trước trong thế kỷ vừa
qua. Họ cương quyết không chịu làm lại tín ngưỡng mình bằng cách dính
líu với chính quốc. Họ muốn bảo vệ sự độc lập của đạo Thiên Chúa bằng
cách cùng làm việc với đồng bào phi-Thiên Chúa của họ cho xứng nghĩa
của nền độc lập của tổ quốc." (Giibal, Les Catholiques en Vietnam.
Buổi diễn thuyết tại Trung Tâm Nghiên Cứu Á-Phi, Paris, 1953.)
Và vì thế bốn Giám mục Việt Nam lập tức lựa chọn lấy mấy lập trường
vào ngày 23-9-1945, họ đã viết thư cho Giáo hoàng Piô XII nhân danh "dân
tộc Việt Nam" để yêu cầu "sự ban phước lành, lòng đại lượng
cùng các lời cầu nguyện để ủng hộ nền độc lập mà nó vừa mới thu hồi được
và bảo vệ bằng mọi giá." (Ibid.)
Đó là lần đầu tiên mà đạo Thiên Chúa Việt Nam chịu hòa mình trong
cộng đồng dân tộc và gắn liền quyền lợi của họ vào quyền lợi đất nước.
Nhưng than ôi! Tia lửa yêu nước vụt tắt ngay mấy tháng sau, Pháp
đổ quân vào Việt Nam, chiến tranh Đông Dương bùng nổ và tín đồ Thiên
Chúa lại hợp tác với ngoại bang."

Ảnh 1. Linh mục Trần Lục (1825-1899) giúp Pháp dẫn 50 ngàn giáo dân đi dẹp
chiến lũy Ba Đình của Đinh Công Tráng
Ảnh 2. Trần Bá Lộc (1839-1899) đàn áp các cuộc khởi nghĩa
chống Pháp của nông dân miền Nam Việt Nam (trong đó có Nguyễn Trung Trực).
Tại sao? Vì theo một sắc lệnh của Giáo Hoàng Pie XII ban hành ngày
1 tháng 7 năm 1949, tuyên bố "tuyệt thông" bất cứ người nào
cộng tác với Cộng sản, tuyên truyền cho CS, đọc sách báo CS v...v.. nên
giáo hội Gia Tô Việt Nam lại hợp tác với quân đội Pháp, được Pháp trang
bị vũ khí để lập những chiến khu "tự trị" như Bùi Chu, Phát
Diệm..., lại đứng ngoài lề công cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập
mới thu hồi của dân tộc Việt Nam. Không những thế còn phản bội dân tộc,
cùng quân đội Pháp săn lùng tiêu diệt kháng chiến trong cuộc kháng chiến
chống Pháp trở lại Việt Nam.
Nhưng thật ra vạ “tuyệt thông” hay “rút phép thông công” của Công
giáo là gì? Đối với những tín đồ thấp kém, nhẹ dạ, cả tin, "tuyệt
thông" hay "rút phép thông công" là một vũ khí hù dọa hữu
hiệu, vì họ đã được nhồi vào đầu từ khi còn nhỏ là muốn hiệp thông với
Chúa, dù rằng trên thực tế chẳng là gì có Chúa, thì phải đi qua các trung
gian như Linh mục, Giám mục, Giáo hoàng hay "Tòa Thánh". Nhưng
đối với giới trí thức, ngay cả trong giáo hội, thì đó chỉ là một biện pháp
hù dọa đáng khinh, vì nó vô giá trị, vô nghĩa, lỗi thời, và nhất là dựa
vào một quyền lực tự phong, không có một căn bản nào có thể thuyết phục
được những người có đầu óc. Thật vậy, trong cuốn Thượng đế Chưa
Chết: Từ Sự Sợ Hãi Tôn Giáo Đến Sự Tự Do Tâm Linh (God Lives: From
Religious Fear To Spiritual Freedom), Linh Mục James Kavanaugh đã
vạch rõ cho chúng ta thấy bản chất và ý nghĩa của Hình Phạt Hù Dọa Tuyệt
Thông Của Tòa Thánh, trang 39:
Tôi thấy khó mà có thể tin được là trong thời đại kỹ
thuật không gian này mà một đoàn thể tôn giáo (Công giáo. TCN) lại
có thể quá lỗi thời để tin rằng một hình phạt thuộc loại huyền thoại
như vậy vẫn còn có ý nghĩa gì đối với con người.
...Tuyệt thông, trong nhiều thế kỷ, đã là vai trò của giới
quyền lực đóng vai Thượng đế . Đó là sự chối bỏ sự tự do
suy tư của con người một cách vô nhân đạo và phi-Ki-tô. Nhưng nhất
là, nó đã là nỗ lực điên cuồng của một quyền lực, vì quá lo sợ mất
đi quyền lực của mình, nên phải kiểm soát tín đồ thay vì hướng dẫn họ
đi tới một tình yêu thương tự do và trưởng thành.
(I found it hard to believe that in the age of space technology
a religious body could be so out of touch as to believe such a mythological
penalty could have any meaning left for man.
...Excommunication had for centuries been authority's
way of playing God. It
was the inhuman and unchristian denial of man's freedom of conscience. But
most of all it had been a deeply frigtened authority's frantic effort to
dominate and control men and woman rather than to direct them toward freedom
and maturity )
Ấy thế mà chỉ vì mù quáng, tin nhảm tin nhí vào một hình phạt hoang
đường do giáo hội Công giáo đưa ra để tạo quyền lực cho đám chăn chiên
mà Công giáo Việt Nam lại đi vào con đường phản quốc. Thật là đáng xấu
hổ.
Hình ảnh sau đây, lấy từ các trang nhà dongduongthoibao và nhandanvietnam
cho thấy hành động phản quốc của người Công giáo Việt Nam:

Công giáo : Thường theo quân ngoại bang .
Các sơ và giáo dân đang báo cáo tình hình cho sĩ quan Pháp.
Đã không biết xấu hổ mà còn ngu muội đánh phá Phật Giáo, một tôn giáo luôn
luôn đồng hành với dân tộc, chụp mũ Phật Giáo là Cộng Sản. Ngu muội vì
không biết rằng giáo lý Phật Giáo thì bất khả tương hợp với lý thuyết Cộng
sản và truyền thống của Phật Giáo Việt Nam là trước nạn ngoại xâm thì Phật
giáo luôn luôn ủng hộ những phong trào yêu nước chống ngoại xâm, tu sĩ
có thể cởi áo cà sa để khoác chiến bào.
Từ xưa tới nay Phật Giáo luôn luôn đặt quốc gia lên trên hết. Khi
thực dân Pháp xâm lăng và dưới thời Pháp thuộc, nhiều Chùa đã trở thành
nơi bao che, bảo vệ cho những người yêu nước chống Pháp. Trong cuộc kháng
chiến ở Việt Nam gần đây cũng vậy có nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng
chiến, đó không phải là theo Cộng sản vì lý thuyết Cộng sản mà vì theo
truyền thống yêu nước, xét đúng ưu tiên của thời thế, giặc đến nhà đàn
bà phải đánh, nền độc lập của nước nhà trên hết, không như bọn việt gian
vô tổ quốc, phi dân tộc, chủ trương “thà mất nước chứ chẳng thà mất
Chúa”.
Không biết vậy, nên gần đây chúng ta thấy có một số người
ngu muội chụp lên đầu những vị như Thích Đôn Hậu, Thích trí Quang v…v…
cái mũ Cộng sản, và quy trách là Phật Giáo đã bị CS lợi dụng để làm cho
chế độ của Tam Đại Việt Gian Ngô Đình Diệm sụp đổ đưa đến sự “mất nước”
của họ, trong khi không có bất cứ bằng chứng nào, và cả CIA cũng đã không
tìm ra chứng cớ nào chứng tỏ những vị trên là Cộng sản.
Riêng đối với
tôi thì dù cho các vị trên là Cộng sản trong một giai đoạn nào đó đi chăng
nữa thì đó cũng là chuyện phải thôi, vỉ thực tế là “Cộng sản cứu nước
còn Công giáo thì bán nước.” Việt Nam lấy lý thuyết của Lenin trong
giai đoạn kháng chiến chống Pháp và thống nhất đất nước. Sau đó thì họ
cũng biết là không thể áp dụng chủ nghĩa CS được nữa, và nay đã thay đổi
hoàn toàn. Hãy về nước để xem xem có còn gì là Cộng sản, ngoài tên đảng.
Do đó chừng nào mà người Công giáo còn lên tiếng xuyên tạc Phật Giáo theo
Cộng sản thì chừng đó họ chỉ chứng tỏ cho quốc dân đồng bào thấy Phật Giáo
yêu nước còn Công giáo chỉ là một tổ chức mang bộ mặt của một tôn giáo
“hễ đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc” mà thôi.

Thích
Pháp Lữ
Phật giáo : Thường theo quân khởi nghĩa chống ngoại
bang .
Giặc đến, tu sĩ cởi bỏ cà sa để khoác chiến bào, hy sinh vì Tổ Quốc
Đại đức Thích Pháp Lữ năm xưa là một vị sư cởi bỏ cà sa để khoác chiến
bào
tham gia đoàn quân "nghĩa sĩ Phật tử" đánh giặc tại chùa Cổ
Lễ.
Nghe theo tiếng gọi của núi sông
Cà sa gửi lại chốn thư phòng
Xông ra trận tuyến trừ hung bạo
Thực hiện từ bi lực phải hùng
Thích Pháp Lữ (1947)

Các bài tôn giáo cùng tác giả
▪
“Ngày Tận Thế” của Ki Tô Giáo -
Trần Chung Ngọc
▪
Cây Thập Giá Trong Kitô Giáo -
Trần Chung Ngọc
▪
Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! -
Trần Chung Ngọc
▪
Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” -
Trần Chung Ngọc
▪
Giê-su Ki-tô - Cuộc Đánh Cá Của Người Vô Thần -
Trần Chung Ngọc dịch
▪
Hình Ảnh Suy Thoái Của Ki Tô Giáo Trên Thế Giới -
Trần Chung Ngọc
▪
Huyền Thoại Cứu Rỗi -
Trần Chung Ngọc
▪
Lịch Sử các Giáo Hoàng -
Trần Chung Ngọc
▪
Những Lời Châu Ngọc Về Ki-tô giáo - Robert G. Ingersoll -
Trần Chung Ngọc
▪
Những Yếu Tố Chính Đưa Đến Sự Suy Thoái -
Trần Chung Ngọc
▪
Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma -
Trần Chung Ngọc
▪
Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 1 -
Trần Chung Ngọc
▪
Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 2 -
Trần Chung Ngọc
▪
Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 3 -
Trần Chung Ngọc
▪
Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 4 -
Trần Chung Ngọc
▪
TÔI ĐỌC CUỐN: “Hai Ngàn Năm Một Thuở: Chứng Từ Của Một S -
Trần Chung Ngọc
▪
Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 1 -
Trần Chung Ngọc
▪
Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 2 -
Trần Chung Ngọc
▪
Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Suy Thoái -
Trần Chung Ngọc
▪
Tản Mạn Về Thần Học Ki-Tô Giáo -
Trần Chung Ngọc
▪ 1
2 3 4 5 6 ▪
>>>