●   Bản rời    

Khi Nhà Văn... - Tiền Lương Quân Nhân Công Chức

KHI NHÀ VĂN LẠM BÀN LỊCH SỬ

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/KNV/PhanII2.php

10-07-2008

Toàn tập: 0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14

 


PHẦN II


NHỮNG NHẬN XÉT SAI LẦM CỦA TÁC GIẢ
TRONG CUỐN XÓM ĐẠO

(Đông Kinh, Nhật Bản, Tân Văn, 2003)

 


II.- VỀ ĐỒNG LƯƠNG HÀNG THÁNG CỦA TÂN BINH QUÂN DỊCH VÀ CÔNG CHỨC

Khi nói về đồng lương hàng tháng của anh em tân binh quân dịch và của các ông công chức hạng trung trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn viết:

Lương công chức hạng trung bình chỉ có hơn hai ngàn. Thuê một người ở tại nhà, tháng trả năm trăm. Tân binh quân dịch lãnh tháng sáu trăm.” (tr 194 và tr 386)

Trong câu văn trên đây, có một điều sai lầm quá lớn về tiền lương hàng tháng của anh em tân binh quân dịch và tiền lương hàng tháng của công chức hạng trung bình. Trong thực tế, trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, đặc biệt là vào những năm 1957-1959, tiền lương hàng tháng của anh em tân binh quân dịch còn thấp hơn gấp mấy lần, và đồng lương hàng tháng của anh em công chức hạng trung còn cao hơn gấp hơn hai lần như ông Ngạn nói. Không hiểu lý do nào, ông Ngạn đưa ra hai điều sai lầm này. Trước hết, người viết xin trình bày tiền lương hàng tháng của anh em tân binh quân dịch thời bấy giờ.

A.- ĐỒNG LƯƠNG CỦATÂN BINH QUÂN DỊCH

Theo kinh nghiệm bản thân đã từng phục vụ trong binh chủng Không Quân từ ngày 20/1/1956 đến ngày 1/8/1960 và làm việc chung với một số anh em tân binh quân dịch trong những năm 1957 đến năm 1960, người viết biết rõ anh em tân binh quân dịch trong hai năm từ ngày 1/1/1957 cho đến ngày 31/12/1958, (có thể kéo dài hơn thế nữa), mỗi tháng chỉ được phát cho có 120 đồng, đổ đồng mỗi ngày chưa được 4 đồng nếu là tháng có 31 ngày. (Vào thời điểm này, giá tiền một tô phở nhỏ tại tiệm Phở 79 đường Võ Tánh Saigòn là 5 đồng.) Ngay cả binh nhì hỉện dịch, mỗi tháng trừ tiền cơm rồi, mỗi người cũng chỉ được phát cho khoảng 519 đồng, binh nhất vào khỏang 545 đồng, và hạ sĩ vào khòang 600 đồng.

Ngoài việc đối xử quá tệ đối với anh em tân binh quân dịch và quân lính trong hàng binh sĩ (từ cấp bậc hạ sĩ xuống tới binh nhì), chính quyền thời bấy giờ còn đối xử bất công với cả vợ con của họ nữa. Phụ cấp hàng tháng cho người vợ của binh nhì, binh nhất và hạ sĩ là 30 đồng. Trong khi đó, phụ cấp hàng tháng cho một người vợ của sĩ quan cấp thiếu úy trở lên là khoảng từ 800 đồng đến 1000 đồng. Phụ cấp hàng tháng đồng đều cho mỗi đứa con của binh nhì, binh nhất và hạ sĩ là một 100 đồng. Trong khi đó, phụ cấp hàng tháng cho mỗi đứa con của một sĩ quan từ cấp thiếu úy trở lên từ 600 đồng cho đến 1300. (Đứa con thứ 3 là 1300 đồng một tháng). Vấn đề này đã được người viết trình bày khá rõ ràng trong sách Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), nơi các trang 138-139.

Ngoài sự bất công trong chế độ lương bổng và phụ cấp gia đình cho binh sĩ và vợ con của họ, chính quyền đặt ra những quy luật nhiêu khê để bóc lột quân nhân qua việc tạo cơ hội cho bọn nhà thầu (chân tay hay thân nhân của những người có thế lực trong chính quyền) ăn chặn tiền lương hàng tháng của quân nhân. Một trong những  tệ trạng này là nhà thầu bao thầu cung cấp thực phẩm cho anh em quân nhân trong các căn cứ quân sự, các trường đào tạo sĩ quan, các trường đào tạo hạ sĩ quan, các trung tâm huấn luyện quân sự, và các trường huấn luyện chuyên môn khác trong quân đội. Mỗi tháng, quân nhân trong hàng binh sĩ bị khấu trừ một khoản tiền cơm là 450 đồng. Số tiền này bị các ông sĩ quan tài chánh cao cấp hay có thế lực trong quân đội toa rập với bọn nhà thầu ăn chặn khoảng gần một nửa.  Điển hình cho tình trạng này là các bà sơ (bà phước) của Giáo Hội La Mã đã lo lót để được bao thầu cung cấp nước mắm cho các đơn vị quân đội. Sư kiện này đước Cụ Đỗ Mậu ghi lại trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi với nguyên văn như sau:

"Ông Ngô Đình Thục không từ bỏ một hành động bần tiện nào trong việc làm tiền. Ông đã nhờ Tổng Thống Diệm ra lệnh cho Đại Tá Phùng Ngọc Trưng (hiện ở Pháp) đang chỉ huy ngành quân Nhu ở Quân Khu I, phải mua nước mắm "thối" của các bà sơ ở Phan Thiết, thứ nước mắm lâu ngày không bán được bị hư thối để bán lại cho gia đình binh sĩ.Tất nhiên là Đại-tá Trưng phải thi hành lệnh trên để rồi chịu lấy sự nguyền rủa của vợ con binh sĩ... " Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) tr. 412.

Đến chuyện nước mắm thối mà các binh lính trong quân đội cũng bị ép phải mua như trên thì còn có thứ gì mà chúng (tu sĩ và tín đồ Gia-tô tay sai của chế độ) không nhúng tay vào để ăn chặn tiền viện trợ Mỹ và bóc lột nhân dân ta? :

Vì bị trừ mất đi 450 đồng, cho nên trong sổ lương, chính quyền chỉ xí cho mỗi người binh nhì là 969 đồng, nhưng trong thực tế họ chỉ được phát cho có 519 đồng.

Những quân nhân từ hạ sĩ xuống đến binh nhì, nếu có vợ, nếu đồn trú ở hậu cứ hay là lính văn phòng mà có vợ, nếu làm đơn xin phép được ăn cơm với vợ con (gọi là ăn cơm ngoài), và nếu được chấp thuận, thì  hàng tháng sẽ không bị khấu trừ khoản tiền 450 đồng tiền cơm như nói ở trên. Một hạ sĩ Không Quân có vợ ba con, được hưởng quy chế ăn cơm với vợ (không bị khấu trừ khỏan tiền cơm), mỗi tháng chỉ được có 1430 đồng (một ngàn bốn trăm ba mươi đồng).

Riêng về anh em tân binh quân dịch sau khi mãn nhiệm kỳ 12 tháng, họ bị cưỡng bách lưu ngũ và sẽ được hưởng quy chế lương hàng tháng giống như một binh nhì hiện dịch, nghĩa là được lãnh 519 đồng một tháng. Số tiền này tương đương với tiền công của một em bé hay bà già đi ở đợ cho người ta vào lúc bấy giờ.

Tình trạng này kéo dài cho mãi đến giữa năm 1964. Lúc đó, Tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền thủ tướng chính phủ và cho sửa đổi chút ít cùng với việc hủy bỏ Luật Gia Đình do Bà Ngô Đình Nhu chủ động.

Nhân tiện đây, thiết tưởng cũng nêu lên một vấn đề để mọi người cùng suy nghĩ về một việc mà chúng ta cũng nên tìm hiểu. Trong số một nửa triệu quân nhân trong Quân Đội Miền Nam vào mùa Xuân năm 1963, và một triệu một trăm ngàn hay nhiều hơn vào đầu thập niên 1970, chúng ta đặt ra vấn đề:

Có bao nhiêu quân nhân thuộc hàng từ cấp chuẩn úy lên đến cấp đại tướng?

Có bao nhiêu quân nhân thuộc hàng hạ sĩ quan (từ cấp bậc trung sĩ lên đến thượng sĩ I)?

Có bao nhiêu quân nhân thuộc hàng binh sĩ (từ cấp bậc hạ sĩ I trở xuống)? 

Theo sự hiểu biết của người viết, con số quân nhân từ cấp chuẩn úy đến cấp đại tướng không quá 20.000 (hai mươi ngàn). Con số quân nhân từ cấp trung sĩ đến thượng sĩ nhất có thể gấp bốn lần con số thuộc hàng sĩ quan trên đây, nghĩa là vào khoảng 80 ngàn (80.000).

Vai trò của con số 80 ngàn hạ sĩ quan này đối với các anh em quân nhân trong hàng binh sĩ (từ hạ sĩ I trở xuống)  trong quân đội miền Nam thực sự chẳng khác gì vai trò “đốc công” của những tên cai phu đối xử với anh em công nhân trong các đồn đìền cao su trong các tỉnh miền Đông Nam Kỳ và Cao Nguyên Nam Trung Kỳ hay trong các công trường khai thác than đá ở Hòn Gay, Cẩm Phả và Uông Bí trong những năm 1900-1945.

Con số còn lại là anh em quân nhân thuộc hành binh sĩ  vào khoảng từ 900 ngàn đến một triệu. Con số trên dưới một triệu quân nhân này bị chính quyền đối xử như một thứ con ở hay những tên nô lệ bị cưỡng bách phải phục dịch cho các quan lớn quan nhỏ trong chính quyền cũng như trong quân đội. Họ phải đổ mô hôi nước mắt và xương máu ra trong 24 giờ một ngày và 365 ngày một năm để rồi được xí cho mỗi tháng một số tiền ốm đói không bằng tiền công của một người đi ở đợ cho người ta như tác giả Nguyền Ngọc Ngạn đã nêu lên trong Xóm Đạo: “Thuê một người ở tại nhà, tháng trả năm trăm.” (tr 194 và tr 386). Nhân đây, người viết xin đặt mấy vấn đề như sau:

1.- Bị đối xử không bằng một đứa ở trong một gia đình của các quan lớn quan nhỏ trong chính quyền và trong quân đội, anh em binh sĩ trong quân đội miền Nam chiến đấu cho cái gì? và chiến đấu cho ai?

2.- Bảo rằng họ chiến đấu cho dân chủ và tự do thì thật là hết sức khôi hài! Đây chỉ là những lời rêu rao từ  bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã qua các bộ thông tin của chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975 và qua các cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại.  Một triệu anh em trong hàng binh sĩ trong quân đội và đại khối nhân dân bị trị ở miền Nam có được hưởng những thứ quyền tự do dân chủ mà họ thường rêu rao hay không?

3.- Hay là họ phải chiến đấu để bảo vệ cái quyền làm lãnh chúa, ăn trên ngồi trước, hét ra lửa mửa ra khói của các ông giám mục, linh mục, các ông tướng, ông tá và nhóm thiểu số tay sai của Giáo Hội La Mã và của chính quyền?

4.- Cụ thể nhất là trong cái gọi là Đại Hội Toàn Quân của các ông Lê Minh Đảo, Nguyễn Xuân Vinh, Lý Tòng Bá, có người nào thuộc hàng hạ sĩ quan và binh sĩ đến tham dự với các ông này không? Hay chỉ có những sĩ quan từ cấp úy trở lên, nghĩa là gồm toàn những người đã từng hét ra lửa mửa ra khói, đã từng sai khiến quân nhân dưới quyền như những tên nô lệ hay đứa ở trong gia đình.

5.- Tương tự như vậy, trong các hội đoàn quân nhân của các quân binh chủng tại các địa phương ở Bắc Mỹ, có người nào vốn là cựu quân nhân thuộc hàng binh sĩ ở trong đó không? Hay chỉ toàn là cựu sĩ quan, những cựu viên chức chính quyền, những người đã làm giầu bất chính trong những năm chiến tranh và những con cháu của những người này mà thôi?

Nêu lên mấy câu hỏi này, mong rằng mọi người trong chúng ta hãy suy nghĩ và tìm ra câu trả lời.

 

B.- CÔNG CHỨC HẠNG TRUNG

Cũng theo kinh nghiệm đã từng là công chức phù động hạng B1 tại Nha Cải Cách Điền Địa (tại đường Mạc Đĩnh Chi, Sàigòn, đối diện với Hội Việt Mỹ) và Nha Quản Thủ Điền Địa (tại 141 đường Yên Đổ, Sàigòn) từ ngày 22/8/1960 đến ngày 15/4/1961, và cũng đã từng là công chức chính ngạch hạng A, từ tháng 9/1964 cho đến ngày 30/4/1975, người viết xin khẳng định lời nói trên đây của tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn về đồng lương hàng tháng của một người công chức hạng trung là sai, và cách biệt với sự thật rất xa.

Theo sự hiểu biết của người viết, công chức ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 được chia ra là bốn hạng:

1.- Hạng A dành cho những người tốt nghiệp đại học từ 3 năm trở lên với chỉ số lương hai năm khởi đầu (gọi là những năm tập sự) ít nhất là 430. Thí dụ: Những người tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh hay trường Nông Lâm Súc khi mới ra trường có chỉ số lương là 430. Những người mới tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm 3 năm (sau năm 1964 thì 4 năm) mới ra trường có chỉ số là 470. Những người tốt nghiệp dược khoa và y khoa có chỉ số lương cao hơn nếu so với ngành sư phạm như trên vì số năm học của họ nhiều hơn.

Ngoài ra, còn có những người thuộc loại con ông cháu cha cũng được đôn lên ngạch A do những người có thế lực trong chính quyền chủ động và những người này thường được cho nắm giữ những chức vụ chỉ huy.

2.- Ngạch B còn gọi là ngạch tham sự và cán sự. Phần lớn những người này mới bắt đầu vào ngạch có chỉ số lương từ 320 hay 370. Thí dụ một người có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, tốt nghiệp trường cán sự y tế (3 năm), mấy năm đầu tiên có chỉ số lương là 320 (có thể là 370, người viết không được rõ lắm), giáo sinh sư phạm (giáo học bổ túc) có bằng Tú Tài I với hai năm học ở trường sư phạm, hai năm mới ra trường có chỉ số lương là 320. Một người có bằng Tú Tài II, theo học khóa sư phạm 1 năm, khi tốt nghiệp được xếp ngạch giáo viên đệ nhất cấp, hai năm đầu tiên có chỉ số lương là 370.

 

3.- Ngạch C là ngạch thư ký hành chánh, thư ký đánh máy, giáo viên tiểu học có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp và tốt nghiệp khóa sư phạm 1 năm, v.v... Thư ký hành chánh có chỉ số lương cao hơn ngạch thư ký đánh máy. Một người có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (vào năm 1960) được nhập ngạch thư ký hành chánh, mấy năm đầu, chỉ số lương là 220. Một người có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp tốt nghiệp khóa sư phạm 1 năm, được xếp vào ngạch giáo viên tiểu học, mấy năm đầu, chỉ số lương  là 250. Từ năm 1962 trở về sau, chính quyền hủy bỏ những kỳ thi lấy bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp. Từ năm 1961, chính quyền cho mở các lớp học đào tạo giáo viên bổ túc với chương trình huấn luyện là hai năm. Muốn theo học các khóa học này, giáo sinh phải có bằng Tú Tài I (học qua lớp 11) và phải qua một kỳ thi tuyển. Tốt nghiệp, giáo sinh được bổ dụng ngạch giáo học bổ túc với chỉ số lương là 320. Như vậy, tùy theo số năm học trong thời gian huấn luyện, giáo viên tiểu học có thể là thuộc ngạch C nếu chỉ có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp và theo học khóa sư phạm một năm, và cũng có thể được xếp vào ngạch B nếu có bằng Tú Tài I và theo học khóa sư phạm bổ túc với chương trình huấn luyện là hai năm. 

4.- Ngạch D thuộc ngạch tống thơ văn và lao công (tùy phái trong văn phòng hay lao công quét trường, lao công làm công viên). Người viết không am tường về ngạch này. Chỉ biết trên nguyên tắc, những người này phải có bằng tiểu học, nhưng trong thực tế, không cần có bằng cấp này mà chỉ cần có giấy chứng nhận đã học hết chương trình tiểu học do một người có bằng cấp Trung Học Đệ Nhất Cấp hay do một trường tiểu học tư thục cấp phát. Những người ở trong ngạch này, mấy năm đầu tiên có chỉ số là 100. 

Trên đây là nói về chính ngạch. Còn một loại nữa gọi là ngoại ngạch. Loại ngọai ngạch chia ra làm hai loại: Loại công nhật và loại phù động. Công nhật là những người được tuyển dụng làm việc cho đến ngày về hưu. Phù động là những người được mướn làm những công việc theo chương trình hay dự án, hết việc có thể bị cho nghỉ. Về ngạch trật A, B, C và D, công nhật và phù động cũng được tính theo nguyên tắc dựa vào bằng cấp và số niên học về ngành chuyên môn đã được huấn luyện. Về quyền lợi và lương bổng thì thua kém bên chính ngạch khá nhiều. Người viết không am tường trường hợp này.

Cách tính lương.- Tiền lương hàng tháng của các công chức chính ngạch của các ngạch trên đây đều được tính theo công thức:

(11.50 X Chỉ số lương) + (phụ cấp chức nghiệp + phụ cấp đắt đỏ) = Tiền lương hàng tháng.

Ngoài ra, còn có phụ cấp chức vụ dành cho những người nắm giữ chức vụ chỉ huy. Thí dụ như phụ cấp chức vụ chủ sự (chủ phòng) là 500 đồng, 600 hay 800 đồng một tháng (tùy theo số người dưới quyền), phụ cấp chức chánh sự vụ (chủ sở) lên tới 1200 đồng một tháng, phụ cấp giám đốc nha hay tổng nha lên tới 2000 đồng một tháng. Phụ cấp chức vụ hiệu trưởng trường trung học đệ nhị cấp là 1,200 đồng một tháng. Phụ cấp chức vụ hiệu trưởng các trường trung học đệ nhất cấp và tiểu học thì ít hơn, tương đương với phụ cấp chức chủ sự trong các cơ quan chính quyền. Nếu là nam công chức thì được tính tiền phụ cấp của vợ và con. Số tiền này nhiều hay ít là tùy theo ngạch trật. Ngạch A và B, phụ cấp vợ từ 800 đến 1.000 đồng một tháng và mỗi đứa con cũng được vào khoảng đó. (Nếu có gì không đúng, xin quý vị nào biết rõ hơn chỉ giáo). Nếu là nữ công chức, thì có phụ cấp các con giống như trường hợp nam công chức. Không thấy nói có khoản phụ cấp người chồng (dù là người chồng thất nghiệp hay tàn tật hoặc ốm đau không thể đi làm được).

Giáo Viên tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm (3 năm) với chỉ số 470 được tính như sau:

(470 X 11.50) + 800 + 1200 = 7.405 đồng một tháng (độc thân). Phụ cấp vợ vào khỏang 1,000 một tháng, và phụ cấp cho mỗi đứa vào khoảng từ 800 đến 1,000 đồng một tháng. Đây là trường hợp các giáo viên ngạch đệ nhị cấp mới ra trường vào năm 1964.

Một người có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp được xếp ngạch thư ký hành chánh, hai năm đầu tiên được tính lương hàng tháng như sau:

(11,50 X 220) + 300 + 1.200 = 4.030 đồng một tháng (độc thân)

Qua bản tính lương trên đây, chúng ta thấy, lương hàng tháng của người công chức ngạch thấp nhất là ngạch tùy phái, năm đầu tiên cũng được:

(11,50 X 100) + 1.000 = 2.150 đồng (độc thân) (chỉ có phụ cấp đắt đỏ một ngàn đồng, không có phụ cấp chức nghiệp và cũng không có phụ cấp chức vụ.)

Như vậy là trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, tiền lương hàng tháng của người công chức ngạch thấp nhất cũng đã nhiều hơn 2000 đồng và “công chức hạng trung lớp dưới” tức là ngạch C (thư ký hành chánh và giáo viên tiểu học có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp và qua 1 năm huấn luyện) cũng được lĩnh gần 5.000 đồng một tháng. Đây là một sự thực. Sự kiện này chứng tỏ tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn nói sai về một sự kiện lịch sử này ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

Nên biết, công thức tính lương công chức: (11,50 X chỉ số) + (phụ cấp nghề nghiệp + phụ cấp đắt đỏ) có 2 phần: Phần căn bản (11,50 X chỉ số lương) vẫn giữ nguyên vẹn từ 1955 (có lẽ trước đó) cho đến ngày 30/4/1975. Phần phụ cấp (đắt đỏ + nghề nghiệp + chức vụ) thay đổi theo tình trạng lạm phát và có lẽ khởi đầu từ việc ông Tổng Trưởng Kinh Tế Phạm Kim Ngọc đưa ra biện pháp kinh tế mới vào cuối tháng 9 hay tháng 10 năm 1969 nhằm hạ giá đồng bạc Việt Nam từ một đồng Mỹ kim theo giá chính thức là 35 đồng (giá chợ đen là 70 đồng) tăng lên theo giá chính thức là trên 100 đồng Việt Nam, và giá không chính thức là khoảng 235 đồng (người viết không nhớ rõ đích xác là bao nhiêu); rồi sau đó còn tăng vọt lên rất nhiều. Cho đến lúc chính quyền Miền Nam Việt Nam rã đám thì một Mỹ Kim ăn hơn bẩy ngàn đồng Việt Nam. Cũng vì tình trạng này mà qũy mật dành cho Tổng Thống thời Đệ Nhất Cộng Hòa 98 triệu đồng một năm, và thời Đệ Nhị Cộng Hòa lên đến 450 triệu.[1]. Tài liệu lịch sử cho thấy rằng qũy mật này chỉ để dùng vào việc củng cố quyền lực cho cá nhân và phe đảng của ông tổng thống.

 

SO SÁNH: Vào năm 1960, một hạ sĩ không quân có 1 vợ và 3 con được lĩnh 1.430 đồng một tháng. Cũng vào năm 1960 và cũng tình trạng 1 vợ và 3 con như vậy, một công chức phù động ngạch B1 (có bằng Tú Tài II) tại Nha Cải Cách Điền Địa được lãnh 4.850 đồng một tháng.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy:

1.- Số tiền lương hàng tháng của anh em tân binh quân dịch 12 tháng đầu mà tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn nêu lên trong sách Xóm Đạo được thổi phồng lên gần 5 lần so với số tiền mà họ thực sự được lãnh.

2.- Số tiền “Lương công chức hạng trung bình” (trung bình lớp dưới là ngạch C và trung bình lớp trên là ngạch B) mà tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn nêu lên trong sách Xóm Đạo hạ bớt xuống chỉ bằng một nửa (1/2) số tiền mà họ thực sự được lãnh.

3.- Tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn không hề là công chức trong chính quyền thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

4.- Tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn không am hiểu chính sách của chính quyền thời Đệ Nhất Cộng Hòa đối xử vô cùng tệ bạc với anh em tân binh quân dịch cũng như đối với anh em quân nhân trong hàng binh sĩ, đặc biệt là từ cấp ha sĩ trở xuống của chính quyền. Nó cũng chứng tỏ cho chúng ta biết rằng, trước khi hạ bút viết câu văn trên đây, ông Ngạn không chịu bỏ thì giờ và công sức để tìm hiểu chế độ lương bổng của nhân viên công quyền trong các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

Người viết cho rằng ông Nguyễn Ngọc Ngạn nghĩ sao viết vậy, chứ không phải là có chủ tâm lạc dẫn người đọc hay thính giả để họ lầm tưởng rằng chính quyền miền Nam lúc bấy giờ đãi ngộ rất tử tế với anh em tân binh quân dịch và quân nhân thuộc hàng binh sĩ (nhất là từ hạ sĩ trở xuống) và đối xử với họ rất công bằng, ngang hàng với những ông công chức hạng trung bình trong chính quyền.

Tuy nhiên, khi đưa ra lời tuyên bố không đúng với sự thật như trên, những người hiểu biết sẽ cho rằng chủ tâm của tác giả là muốn đánh bóng hay tô vẽ cho các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975.


[1]  Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Huong Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1995), tr 442. Cụ Đỗ Mậu viết: “Qua cuốn nhật ký chi tiêu tiền bạc của ông Diệm do Võ Van Hải nắm giữ, tôi được biết ông Diệm có một năm 98 triệu tiền mật phí chính trị. So sánh mật phí chính trị của Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1974 là 450 triệu đồng thì số tiền của ông Diệm (1963) vẫn lớn hơn rất nhiều mặc dù tình hình chính trị và chiến tranh thời Thiệu nặng nề và phức tạp hơn thời Diệm, và mặc dù giá đô là thời Diệm chỉ có 100 đồng bạc Việt Nam và trong thời Thiệu giá gần 1000 đồng…"

 


Các bài cùng tập

 ▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Phụ Lục 1: Vì sao bỏ nước ra đi - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Khi Nhà Văn... - Lời Mở Đầu - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Bối Cảnh Lịch Sủ của Ba Nước - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-16 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn 2 - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-16 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn chót - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Nội Tình của Ba Nước - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Phụ Lục 2: Sai Lầm Trong Cuốn 1945-1995.. - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Sai Lầm Trong Cuốn "Xóm Đạo" - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Nếu Miền Bắc Không Tấn Công - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Chuyện giáo dân bị sát hại - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Đạo Công Giáo và Thực Dân - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Tiền Lương Quân Nhân Công Chức - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Việc kèm ghép các vị sư - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Trường Hợp Bắc Hàn - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn 1 - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ ▪

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang




Đó đây


2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -

2024-04-12 - 326-1: Người Việt Theo Đạo Ki-tô La-mã Nhớ Ơn Lê Văn Duyệt -

2024-04-12 - Tại Sao Bộ Giáo Dục Chọn Ông Trùm Lật Sử Vũ Minh Giang Làm Tổng Chủ Biên - Xuyên Suốt Sách Giáo Khoa Lịch Sử.

2024-04-10 - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican - Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam từ ngày 9 - 14/4, theo lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên cấp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican đến Việt Nam.

2024-04-10 - Lm Tây Ban Nha qua đời vì bỏng khi đốt lửa Phục sinh. Thay đổi lớn ở Giáo phận Rôma -

2024-04-08 - Đạo là gì? Chúa và các Cha còn chẳng biết đạo là gì mà đòi dạy đạo - Theo linh mục Nguyễn Khắc Hy thi "ĐẠO" ở trong các nhà thờ. Ai vào nhà thờ thì mới CÓ ĐẠO, ra khỏi nhà thờ thì HẾT ĐẠO!



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>