KHI NHÀ VĂN LẠM BÀN LỊCH SỬ

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/KNV/PhanII1.php

10-07-2008

Toàn tập: 0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14

 


PHẦN II


NHỮNG NHẬN XÉT SAI LẦM CỦA TÁC GIẢ
TRONG CUỐN XÓM ĐẠO

(Đông Kinh, Nhật Bản, Tân Văn, 2003)

 


I.- VỀ VIỆC KÈM GHÉP CÁC ÔNG SƯ VÀO VIỆC LÀM TỘI ÁC CỦA CÁC ÔNG LINH MỤC

Trong cuốn XÓM ĐẠO, nơi trang 43, bên lề hoạt cảnh đấu tố em bé Mai, tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn viết:

“Tôn giáo nào cũng vậy, ông cha hay ông sư mê gái, người ta cứ lôi đứa con gái ra mà đánh chửi, đổ hết mọi tội lỗi lên đầu nó, bởi nó là hiện thân của quỉ cám dỗ bậc tu hành.”

Hành động lôi kéo ông sư vào chuyện tình bất chính của ông linh mục như vậy khiến cho người đọc không phải là tín đô Da-tô có cảm tưởng rằng tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn đã suy luận theo kiểu “dĩ tiểu nhân tâm đạc quân tử phúc” hay là “suy bụng ta ra bụng người”.

Cũng nên biết rằng, một trong những chủ trương trong chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội là biến tín đồ Da-tô thành những người bị điều kiện hóa vừa có thói quen “tốt khoe ra, xấu xa đậy lại “ vừa  phải tuân thủ những lời dạy “có bổn phận phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết.” (trang 320) với mục đích để che đậy hay bưng bít những việc làm khuất tất bất chính của Giáo Hội và của các ngài tu sĩ hay chức sắc trong Giáo Hội.

Trong khi đó, thì Phật tử hay tín đồ của đạo Phật không hề bị ràng buộc và bị nhồi sọ như vậy vì rằng Phật giáo và các nhà sư vốn có chủ trương dạy đời ở vào bất cứ hoàn cảnh hay trường hợp nào cũng phải chính đại quang minh, đường đường chính chính, luôn luôn thành thực mọi người và thành thực với chính mình, tuyệt đối không được lươn lẹo, không được khuất tất. Cho nên, trong đạo Phật không hề bao giờ có chuyện dạy dỗ tín đồ “phải có bổn phận phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong đạo, không nên để cho người ngoại đạo được biết.”. Nếu chẳng may một nhà sư nào có những hành động bất chính hay khác thường là Phật giáo đồ không ngần ngại gì mà không lên án công khai. Việc nhà sư Thích Chánh Lạc ở Colorado bị Phật tử tố cáo và đưa ra tòa về tội sờ soạng nữ tín đồ trong mấy năm gần đây là một bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Hơn nữa, nếu có một người con gái hay đàn bà nào lẹo tẹo dan díu và làm tình với một nhà sư nào đó, Phật giáo đồ không bao giờ có chủ trương bao che và đổ lỗi cho nạn nhân, mà lập tức lên án nhà sư. Đã có nhiều trường hợp, các nhà sư phải chịu oan ức vì chuyện không đâu, như chuyện Quan Âm Thị Kính chẳng hạn.

 

Hành động lôi kéo nhà sư ở bên Phật giáo để lồng chung vào trong lời lên án ông tu sĩ Da-tô là thầy Bốn Phán tằng tịu dan díu với một thiếu nữ xinh đẹp là bé Mai mới 16 tuổi như vậy chứng tỏ rằng tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn không biết rằng Phật giáo từ xưa đến nay:

1.- Không có quyền lực đối với tín đồ và cũng không có quyền hành gì ở ngoài xã hội.

Sở dĩ đạo Phật  được người đời trân trọng mến chuộng là vì những lời dạy của nhà Phật không hoang đường, không huyễn, không lừa dối, không bịp bợm, , không bợn một chút gì gọi là vị kỷ hay vơ vào (như đạo Da-tô). Tất cả những lời dạy của nhà Phật đều hoàn toàn thực tế, hoàn toàn vô tư và hết sức cao thượngchỉ có  mục đích duy nhất  là giúp đời thoát ra ngoài vòng khổ lụy bằng cách dứt bỏ những dục vọng bất chính  và “tham, dân, si” vì  rằng chính những thứ này đã xui khiến người ta gây nên tội ác và làm cho đời khổ lụy. 

2.- Không hề dựa vào chính quyền và cũng không hề cấu kết với chính quyền để dựa hơi chính quyền mở rộng ảnh hưởng của nhà Phật.

3.- Không hề sử dụng quyền lực cưỡng bách nhân dân trong vùng ảnh hưởng phải đóng thuế hay đóng góp tiền bạc bằng hình thức này hay hình thức khác.

4.- Không hề ban hành tín điều hay giáo luật cưỡng bách những người khác tôn giáo muốn lập gia đình với tín đồ phải từ bỏ tôn giáo truyền thống của gia đình để theo đạo Phật rồi mới được tiến hành làm lễ thành hôn.

5.- Không hề chủ trương dựa vào chính quyền cướp đọat tài nguyên quốc gia, kinh tài bất chính, lũng đoạn chính quyền để bốc hốt làm của riêng cho nhà Phật.

6.- Không thể giúp cho tín đồ có chức vụ trong chính quyền, tức là không thể đem lại danh và lợi cho bất cứ người nào.

7.- Không hề dùng miếng mồi danh lợi và quyền lực để lôi cuốn những kẻ tham danh, hám lợi và thèm khát quyền lực đi tu hay “theo đạo để tạo danh đời”,

8.- Không hề dùng tu sĩ làm trưởng lưới tình báo như bên đạo Da-tô La Mã.

9.- Không hề thiết lập các đạo binh nhà Phật và biến tu sĩ thành viên tướng chỉ huy các đạo quân này như bên đạo Da-tô La Mã.

10.- Không hề dùng tu sĩ để làm cán bộ kinh tài cho nhà Phật như ở bên đạo Da-tô La Mã.

11.- Không hề tạo cơ hội cho tu sĩ hủ hóa như bên đạo Da-tô (bày ra chuyện xưng tội ở một nơi âm u vắng vẻ trong nhà thờ chỉ có một nữ tín đồ và ông tu sĩ độc thân, thấy đàn bà như cọp đói thấy con mồi nai tơ để lôi cuốn và ràng buộc họ (tu sĩ) ở lại với nhà thờ làm tay sai cho Giáo Hội.)

12.- Không hề dung dưỡng và bao che cho tu sĩ khi họ đã lẹo tẹo và dan díu với nữ tín đồ, nghĩa là không làm điều gì khuất tất xấu xa.

13. – Không hề dạy dỗ Phật giáo đồ “có bổn phận phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật (xẩy ra trong đạo Phật) không để cho người ngoài đạo Phật được biết.”

Nhân đây, người viết cũng nói cho rõ ràng để ông Nguyễn Ngọc Ngạn và những người đồng đạo của ông biết rằng, ở bên Phật Giáo, đi tu là đem thân nương bóng cửa Phật để thoát tục, không chạy theo cửa quyền, không màng tới công danh, không nghĩ tới một chức vụ nào trong chính quyền cũng như ở ngoài xã hội. Hàng ngày, những bậc chân tu trong giới tu hành Phật Giáo chỉ có mảnh áo nâu hay áo vàng khoác lên thân thể và phải ăn uống đạm bạc. Căn bản của miếng ăn là cơm, cà, dưa muối, rau luộc, đậu phụ (tàu hũ) và trái cây. Căn bản nước uống là trà và nước lã, tuyệt đối không được phép uống rượu. Các nhà tu hành Phật giáo phải thực sự sống đời trong trắng, phải tự giác, tự hãm mình, không được có quan hệ tình cảm với phụ nữ.

Điểm nổi bật nhất là các nhà sư trong đạo Phật lại phải cạo trọc đầu. Do đó, các nhà sư không thể chỉ cần thay chiếc áo tu hành như các ông linh mục để có thể lẩn vào người dân thường hầu phá giới một cách dễ dàng. Dù cho có kẻ nào đã khoác áo tu hành mà còn láng cháng với nữ tín đồ, hay có liên hệ tình cảm với phụ nữ, cũng sẽ bị dân địa phương lên án là "sư hổ mang", rồi có thể bị dân địa phương tẩy chay. Nếu có người tố cáo, nhà sư này sẽ bị chính quyền hỏi thăm, điều tra và nếu thực sự có tội đúng như  lời tố cáo của nguyên đơn thì sẽ bị truy tố và trừng trị thẳng tay. Ở vào trường hợp này, tội nhân không được một thế lực nào hay Giáo Hội Phật Giáo dung dưỡng và bao che như chúng ta thấy đã xẩy ra ở bên đạo Da-tô từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay. Rõ rệt nhất là ở Hoa Kỳ khởi đầu từ Giáo Phận Boston vào đầu năm 2002 cho tới nay.

Cuộc đời tu hành ở bên Phật giáo khổ hạnh như vậy, và ai cũng biết như vậy.  Nếu không chịu đựng được cảnh sống đạm bạc, không kham nổi cuộc đời thiếu vắng đàn bà con gái, thì họ tự động rút lui, mà không có đấng bề trên hoặc thế lực nào cấm cản hay cưỡng bức phải ở lại.

Lẽ đương nhiên, không thiếu những người lợi dụng cửa Phật để làm những chuyện không tốt. Nhưng vì không có tổ chức và không có quyền lực, những người mượn lớp áo tu hành của đạo Phật để mưu đồ bất chánh hay mượn danh đạo tạo danh đời KHÔNG THỂ NÀO gây nên mối đại họa cho xã hội, cho đất nước và cho nhân lọai được. Cũng vì thế mà trong lịch sử loài người, chưa bao giờ có chuyện đạo Phật gây chiến với các tôn giáo khác, hoặc dùng bạo lưc hay những thủ đọan lưu manh để cưỡng bách hay chèn ép hoặc dụ khị để lùa những người khác tôn giáo vào đạo như Giáo Hội La Mã vẫn thường làm.

Thưa ông Nguyễn Ngọc Ngạn, với thực trạng như vậy, thì làm gì có chuyện một nhà sư nào đó láng cháng với một phụ nữ để rồi chỉ có người phụ nữ đó trở thành nạn nhân để cho người dân lên án và trừng phạt như trường hợp chuyện tình giữa Thày Bốn Phán và em bé Mai mới 16 tuổi như ông đã viết ở trong cuốn Xóm Đạo?

Trái lại, trong đạo Kitô La Mã, cái nguyên nhân hay động lực khiến cho tín đồ Da-tô dấn thân vào cuộc đời tu hành là mong muốn có quyền lực, có danh vọng và lợi lộc vật chất thiết thực đáp ứng cho tham vọng "tình, tiền, quyền thế, và danh vọng" mà người đời vẫn thường chạy theo đeo đuổi. Sự kiện này được nhà văn Gia-tô J. Ngọc nói lên rõ ràng trong cuốn "Cõi Phúc Và Giây Oan" với nguyên văn như sau:

"Những người con trai thơ dại mong được đào tạo trở thành linh mục sau này. Tôi mồn một nhớ về tâm trạng thơ dại qua những ngô nghê tuổi khờ. Mẹ tôi dắt tôi, bàn tay người không rời, nắm chặt như một quả quyết toàn vẹn. Tôi biết, và ngay lúc đó tôi hiểu rằng bố mẹ tôi đã nắm một phần rất quan trọng trong lần chuyển đời này của tôi, vì với tôi, ý nghĩ đi tu chỉ vấn vương qua những hình ảnh vật chất và uy quyền hàng ngày. Tôi đã so sánh và nhìn sự cả nể của các linh mục, sự tôn kính từ giáo dân, nhất là với tôi, các linh mục, tu sĩ đã như những tuyệt đối nhất của bất kỳ phương diện nào. Giáo dân tùng phục, giáo dân khiếp sợ, giáo dân cầu lụy và muôn ngàn hình ảnh khác."J. Ngọc, Cõi Phúc Và Giây Oan - Tập Một (Houston, Texas: Văn Hóa, 1995) tr 9-10. [i]

Hơn nữa, trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã (1)  về phương diện hưởng thụ vật chất,  đi tu hay làm linh mục là bước vào thế giới sống trong nhung lụa trong cuộc đời vương giả, tha hồ  được tẩm bổ bằng những thứ cao lương mỹ vị cùng với những thứ rượu ngon thượng hảo hạng nhập cảng từ bên Ý, bên Pháp, (2) về phương diện danh vọng và quyền lực, một khi đã trở thành linh mục rồi, sau đó sẽ có thể trở thành giám mục, tổng giám mục, hồng y, và rất có thể trở thành giáo hoàng. Như vậy, trong xã hội Da-tô giáo, đi tu làm linh mục quả thật là một cái nghề vô cùng béo  bở. Thực trạng này là  động lực mạnh nhất khiến cho những hạng người hám lợi, háo danh và thèm khát quyền lực lăn xả vào học nghề làm linh mục.

Được ăn uống đầy đủ như vậy, thân hình các ngài trở nên tráng kiện với tất cả nam tính và dục tình lúc nào cũng trào ra qua ánh mắt, qua ngôn ngữ và qua từng tác động. Ấy thế mà các ngài lại ở vào cái cảnh bị "dồn nén" về sinh lý vì không được phép lập gia đình.  Theo các nhà tâm lý học, những thanh niên,  tráng niên và ngay cả những người đã ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hi, nhất là những người trong giới quyền lực vương giả, có thân hình tráng kiện mà độc thân, đều có con heo lòng như hỏa diệm sơn lúc nào cũng bừng bừng phừng phực ở trong cơ thể. Trường hợp ông Linh-mục Nguyễn Hữu Dụ ở Houston, Texas là một bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Trong khi đó thì gái non phơi phới nõn nà lúc nào cũng lân la tìm đến nói năng những lời dịu ngọt, âu yếm, trìu mến, khêu gợi. Trong hoàn cảnh như vậy, làm sao lửa tình của các ngài không bốc cháy mà phun trào tung tóe như hỏa diệm sơn? Làm sao các ngài cầm giữ được con heo lòng?

Trong khi các ông tu sĩ Da-tô ở tình trạng như vậy thì Giáo Hội lại không cho họ lập gia đình vì  sợ rằng nếu có gia đình thì tài sản của Giáo Hội trong họ đạo do họ kinh tài, quản lý và bảo quản sẽ bị họ biển thủ và chuyển nhượng cho vợ con của họ. Nhưng Giáo Hội cũng không có cách nào để giải quyết được vấn đề sinh lý của họ bị đồn ép. Do đó Giáo Hội mới chọn giải pháp cứ để họ làm tình bậy bạ với nữ tín đồ hay sống chung chạ với đàn bà con gái nhưng không được chính thức lập gia đình. Có như vậy thì mới có thể tránh khỏi tình trạng chuyển nhượng tài sản của Giáo Hội ở trong họ đạo do ho quản lý cho vợ con của họ. Sự kiện này được sử gia Peter de Rosa với nguyên văn như sau:

“Về phần các giáo sĩ, họ bị cưỡng bách phải chọn lựa hoặc là được chính thức lập gia đình thì không được làm giáo sĩ, hoặc là được làm giáo sĩ thì không được chính thức lập gia đình. Cách chọn lựa hay nhất là làm giáo sĩ  và  sống chung với bạn gái mà không cần phải có hôn thú."  (For their part, priests were forced to choose between having a wife and having a carreer. The middle course was to choose a concubine.") Peter de Rosa,  Sđd., tr 402

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rằng, dù rằng tu sĩ Da-tô bị ràng buộc bởi điều kiện phải sống "độc thân", nhưng  không có nghĩa là không có quan hệ tinh cảm và tình dục với phụ nữ, nghĩa là NẾU có tài "gạ gẫm" các nữ tín đồ thì cứ việc thả sức trổ tài. 

Chính vì thế mà trong đạo Ki-tô La Mã mới có cả rừng chuyện về các ông linh mục, giám mục, hồng y và giáo hoàng sống đời dâm ô trụy lạc, phóng đãng, loạn luân, loạn dâm như chúng tôi đã trình bày trong Mục V, Phần I của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã (sẽ được xuất bản trong một ngày gần đây.)

Chuyện tình giữa thày Bốn Phán và  em bé Mai 16 tuổi trong cuốn Xóm Đạo chỉ là một hạt cát trong cái đại sa mạc tội ác của các ông tu sĩ Da-tô mà thôi. Có một điều vô cùng quái đản và cực kỳ bỉ ổi là tất cả mọi trách nhiệm trong cuộc tình này lại đổ lên đầu nạn nhân là em bé Mai mới 16 tuổi đầu, trong khi đó, thủ phạm trong việc gây nên tội ác này là thày Bốn Phán vần được an toàn, không có một người nào đả động tới. Từ Cha Xuân, bà quản Vọng cho đến các bà trong Hội Con Đức Mẹ và giáo dân, không có người nào đả động tới ông tu sĩ này!. Tại sao lại có chuyện ngược đời như vậy? Có lẽ vì luôn luôn bảo vệ danh dự cho các ông tu sĩ, các ngài mới dạy dỗ giáo dân rằng’ “tốt khoe ra, xấu xa đậy lại”, và dạy tín đồ “có bổn phận phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết!” (tr 320).

Từ thời Trung Cổ, tín đồ Da-tô Âu Mỹ đã mạnh dạn đem những vụ loạn dâm, loạn luân, dâm loàn trong cuộc đời bê bối thối tha của các Ngài tu sĩ Da-tô (từ giáo hoàng  cho tới các ông linh-mục quản nhiệm tại một họ đạo hay thuộc loại bạch đinh) phơi bày ra ánh sáng công luận và công lý như chúng ta đã thấy trong các sách sử mà chúng tôi đã tham khảo. Rõ ràng và cụ thể nhất là ở Hoa Kỳ từ đầu năm 2002 cho đến ngày nay, giáo dân và các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ đã và đang làm như vậy. Tuy nhiên, đối với tín đồ Da-tô người Việt, chuyện này lại khác hẳn. Trong cộng đồng Da-tô người Việt đã từng xẩy ra rất nhiều chuyện động trời như ở thành phố Portland (Oregon) với Linh-mục Cao Đ. M, ở Houston (Texas) với Linh-mục Nguyễn Hữu Dụ và Linh-mục Đào Quang Ch., ở Chicago với Linh Mục Trịnh Thế H., ở San Jose và ở nhiều thành phố khác như Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn đã nêu đích danh 58 Ngài “ăn no rừng mỡ” ở nơi trang 27 trong tờ Tận Thế số Ra Mắt Ngày 15/6/2000, và nơi trang 31 trong tờ Tận Thế số 2 (tháng 7/2002). Trong thực tế, có thể còn nhiều hơn nữa. Ấy thế mà những tín đồ Da-tô người Việt nạn nhân của các ngài lại không  dám đưa các ngài ra trước ánh sáng công luận và công lý về tội thả đàn cá thồng rồng của các ngài một cách bừa bãi vào“ cái giếng thanh tân” của họ khiến cho hạnh phúc gia đình của họ bị tổn thương và tan vỡ. Những người đã gặp Giám-mục Phạm Ngọc Chi và Nguyễn Văn Thuận đều thấy thân thể của các ngài đều có những nét của người Âu Châu da trắng. Đó là bằng cớ nói lên lòng hào hiệp và rộng lượng của nam tín đồ Da-tô người Việt đối với các ngài mang chức thánh của Giáo Hội, đặc biệt nhất là các ngài mang chức thánh lại là người Âu Châu, dù chính vợ mình được các cha chiếu cố.

Sự kiện này cho chúng ta thấy rằng chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ đã được Giáo Hội thi hành ở việt Nam rất có hiệu quả.  Ghê gớm hơn nữa, nếu chuyện các ngài “rửng mỡ” lẹo tẹo dan díu với nữ tín đồ nào và nếu bị dư luận bàn tán, thì nữ tín đồ đó dù là trẻ em vị thành niên cũng trở thành nạn nhân bị lôi ra đấu tố và bề hội đồng hết sức là dã man. Sự kiện này đã được chính tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại trong cuốn Xóm Đạo về trường hợp bé Mai mới 16 tuổi bị thày Bốn Phán dụ dỗ và phá hoại cuộc đời trong trắng của em. Khi chuyện bị phát hiện, rút cục Bé Mai lại bị đem ra đấu tố và bị đánh bề hội đồng ngay sau giờ lễ vào buổi sáng một ngày Chủ Nhật ở cửa nhà thờ Ấp Tân Hạ. Dưới đây là nguyên văn lời tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại:

“Một buổi sáng chủ nhật, lễ vừa xong, Thông nhập chung đoàn tín hữu ùn ùn kéo ra cửa chính. Anh đứng lại trên thềm xi măng, nói chuyện với vài phụ huynh học sinh. Bỗng nghe tiếng ồn ào bên hông nhà thờ, phía dành cho phụ nữ. Anh vội vàng chạy sang xem thì thấy một nhóm khá đông các bà đang hung hăng xúm lại xỉa xói: “Con quỷ lăng loàn! Đánh chết nó đi!”

Một bà khác rít lên: “Xé xác nó ra! Đuổi cổ nó khỏi nhà thờ! Nó dám quyến rũ thầy!” Bà khác lại thêm: “Con đĩ nhuốc nhơ! Làm ô danh Chúa!”

Cùng với những lời chửi mắng ấy, hàng chục bàn tay xúm vào xé toang hết áo quần của Mai. Mai vừa khóc vừa cố thoát thân. Nhưng họ vây chặt tứ bề, không một ai lên tiếng ngăn cản. Tất cả đều đồng ý với nhau là phải ra tay trừng trị đứa con gái khốn nạn đã quyến rũ Thầy Phán khả kính của họ, làm thày lung lay con đường tu hành! Từng miếng vải tung lên. Chiếc áo dài trắng, cái quần đen, cái áo lót, trong nháy mắt biến thành những mảnh vụn quăng đầy chung quanh! Thông đứng lặng trên thềm, không biết phản ứng thế nào. Mai thì ngồi thụp xuống, hai tay che ngực, toàn thân chì còn cái quần lót nhỏ xíu. Một bà dơ chân đạp mạnh vào lưng, khiến cô ngã lăn ra. Các bà khác xúm lại, người thì chửi, người thì nắm tóc, rit lên đay nghiến. Thông nhìn quanh tìm một cái gì cho Mai che thân, nhưng không có. Chờ cho các bà nguôi ngoai phần nào, anh mới tiến lại từ tốn lên tiếng: “Thôi, các bà xử phạt như thế đủ rồi! Xin các bà tha cho cô ấy!

Các bà nhất loạt quay lại. Ai cũng nể Thông, nhưng vẫn còn ấm ức. Một bào bảo: “Tha thế nào được hở thày! Nó là con quỷ cái! Nó quyến rũ thầy Phán!”

Thông nắm vững tình thế. Anh biết lúc này không phải là lúc anh nên tranh cãi với các bà, dù rằng lý luận các bà là thứ lý luận ngang phè phè. Giữa thầy Phán và con bé 16 (mười sáu) tuổi, ai quyến rũ ai! Tôn giáo nào cũng vậy, ông cha hay ông sư (sịc) mê gái, người ta cứ lôi đứa con gái ra mà đánh chửi, đổ hết mọi tội lỗi lên đầu nó, bởi nó là hiện thân của quỉ cám dỗ bậc tu hành! Cái người đáng để các bà xé hết quần áo chính là thầy Phán! Nhưng các bà lại không làm như thế, mà chỉ dồn trọn căm hờn vào một phía tòng phạm! Thông điềm tĩnh bảo: “Cô ấy biết lỗi rồi! Từ nay không dám thế nữa! Các bà cho tôi xin!”

Vừa nói, Thông vừa rẽ đám đông tiến lại, cởi cái áo sơ mi anh đang mặc, khoác cho Mai và bảo cô chạy về nhà! Nhiều bà nhìn theo, tiếc rẻ than: “Thầy không để cho nó thêm một trận! Đồ mất nết!”

Thông từ tốn giãi bày: Lần đầu như thế là được rồi! Tôi dám chắc là từ nay cô ấy phải chừa! Lần sau mà còn tái phạm, thì xin các bà cứ thẳng tay, tôi không can! Vả lại, mình đang đứng bên cạnh nhà thờ, tức là trong khuôn viên nhà Chúa, để cô ấy lõa lồ như thế không phải! Tội chết!

Vốn nể tài ăn nói gọn gàng của Thông, các bà gật gù đồng ý, bảo nhau giải tán.” (Trang 42-44).

Chắc chắn là bên đạo Phật chưa hề bao giờ xẩy ra chuyện ngược đời và dã man như vậy. Sự kiện này cũng cho chúng ta thấy mức độ ngoan đạo (cuồng tín) của tín đồ Da-tô người Việt quả thực là ngoài sức tưởng tượng!

Đối với tín đồ, nhà Phật không hề dạy dỗ tín đồ có bổn phận phải giấu kín những chuyện tội lỗi, như ở bên đạo Ki-tô. Người viết nghĩ rằng ông Ngạn không thể nào tìm được ở trong cộng đồng Phật giáo một vụ án như vụ em bé Mai và Thày Bốn Phán ở trong cộng đồng Da-tô.

Mong rằng ông Nguyễn Ngọc Ngạn kiểm chứng lại những lời viết này của ông trong cuốn Xóm Đạo và lên tiếng xin lỗi và nhận lỗi Phật giáo về điều sai lầm này. Nếu không, người ta sẽ có cảm tưởng rằng ông Ngạn đã cố ý mập mờ lôi kéo các nhà  sư bên Phật giáo vào những việc làm tội ác dâm ô trụy lạc của các ông tu sĩ trong đạo Da-tô để hạ giá và  kéo Phật giáo xuống ngang hàng với đạo Da-tô.  Ông Ngạn có lẽ bận việc văn nghệ nên không biết rằng Giáo Hội La Mã là một tổ chức tội ác đột lốt tôn giáo đã gây ra những rặng núi tội ác trùng trùng như hàng chục rặng Hy Mã Lạp Sơn. Ông có thể tìm hiểu những tài liệu nói về việc Giáo Hoàng John Paul II, trong thời gian từ đầu thập niên 1990 cho đến khi từ giã cõi đời vào ngày 1/4/2005, đi đến quốc gia nào cũng phải xin lỗi và nhận lỗi lia lịa, tất cả có đến hơn một trăm lần. Ngoài ra, Ngài lại cho tổ chức một buổi đại lễ tại công trường Peter ở kinh thành Rome vào ngày Chủ Nhật 12/3/2000 để chính Ngài và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican đứng ra cáo thú tội ác. Tiếc rằng Ngài chỉ xin lỗi với Chúa của Ngài chứ không chuộc lỗi với các nạn nhân.


CHÚTHÍCH

[i]  J. Ngọc, Cõi Phúc Và Giây Oan - Tập Một (Houston, Texas: Văn Hóa, 1995) tr 9-10.