|
25 tháng 8, 2010 |
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng qua
khảo cổ, qua hệ thống đền thờ ở Trung Quốc… Trong bài này xin được giới
thiệu một phần công trình của giáo sư Lê Trọng Khánh, qua lược đồ ngôn ngữ
cổ để góp phần làm sáng tỏ thêm không gian rộng lớn cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà:
Vấn đề xác định không gian cuộc khởi nghĩa là rất quan trọng. Vì nó là cơ
sở để nói lên tầm vóc to lớn của cuộc đấu tranh quật cường của người Lạc
Việt dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng. Tài liệu thu được qua quá trình khảo
sát điền dã, thư tịch cổ và bản đồ cho thấy phạm vi phân bố hệ thống địa
danh có thành tố “Pu”, “Pù” (núi); “Tà” (sông nước) rất rộng. Quá trình
hình thành và phát triển địa danh, từ chỉ những giới tự nhiên: “Pù”, “Tà”
xuất hiện sớm nhất vào thời đại văn hóa đồ đá mới.
Khi cuộc sống đã được
định cư và sự giao lưu mở rộng, hệ thống địa danh khu vực Kẻ mới ra đời.
Quãng cách thời gian giữa hai loại địa danh này rất lớn, Phải mấy nghìn năm
lịch sử cho đến khi con người phát triển nghề luyện kim, đưa vào sản xuất và
trồng lúa nước đã hình thành những cánh đồng rộng khắp, địa danh chỉ về đồng
ruộng (Na) mới phát triển. Nhà nước được xây dựng vững mạnh, hệ thống
chính quyền địa phương “kẻ” (Sách) ra đời, với cơ chế tổ chức xã hội được
xác định ổn định – đó là chiều sâu sức mạnh truyền thống của người Việt cổ.
Ở đây, chỉ liệt kê một số tài liệu thuộc địa danh ngôn ngữ (toponymie) quen
thuộc có từ tố “kẻ” (chỉ nơi cư trú):
Vùng Lưỡng Việt (tức Quảng Tây – Quảng Đông Trung Quốc ngày nay) địa danh
có từ “kẻ” rất phổ biến: - Phiên Ngung có Kẻ Lâu Trường/ Thương Ngô có Kẻ
Lãm/ Quế Bình có Kẻ Lăng/ Nam Hải có Kẻ Táo/ Quế Lâm có Kẻ Trúc/ Thương Lâm
có Kể Lập/ Hạ Huyện có Kẻ Luân…
(Từ “kẻ” biến âm bạch ở vùng Lưỡng Việt thành “cổ”, cũng như ở Việt Nam
hiện nay có Kẻ Loa. Kẻ Nhuế thành Cổ Loa, Cổ Nhuế…).
Trong phạm vi nước ta hiện nay, loại địa danh này tìm thấy dày đặc ở
trung du đồng bằng sông Hồng và địa bàn người Mường, nhưng lại rất hiếm ở
Việt Bắc và Tây Bắc (Địa bàn Tày Nùng – Thái).
Thanh Nghệ Tĩnh đất Cửu Chân xưa, tài liệu có thể thu thập khắp các
huyện:
- Huyện Diễn Châu: Kẻ Trài (thôn Hương Dương)/ Kẻ Si/ Kẻ Vích
(thôn Thanh Bích)/ Kẻ Vạn (Vạn Phần)/ Kẻ Dặm (Vân Tập)/ Kẻ Trùm (Vĩnh Bình)/
Kẻ Hốp (Xuân Dương)/ Kẻ Nhung (Xuân Viên)/ Kẻ Trong (Đan Trung)/ Kẻ Hòe (Phì
Cam)/ Kẻ Hòe (Phì Cam)/ Kẻ Sụm (Phú Lâm)/ Kẻ Chượng (Bích Trận)/ Kẻ Đậu/
Kẻ Lứ
- Huyện Yên Thành: Kẻ Dòi/ Kẻ Vịnh (Vĩnh Tuy)/ Kẻ Giai (Văn Giai)/
Kẻ Dền/ Kẻ Sọt/ Kẻ Rộc (Kim Thành)/ Kẻ Gám (Xuân Thành)/ Kẻ Găng (Tăng
Thành)
Nhưng cái mới ở đây, là ngoài vùng đồng bằng, còn tìm thấy có hệ thống,
địa danh có từ “kẻ” ở phía tây: Huyện Thường Xuân (Mường): Kẻ Rây, Kẻ
Toung, Kẻ Sông, Kẻ Trinh, Kẻ Quân, Kẻ Vu, Kẻ Quan, Kẻ Đăng, Kẻ Mãnh, Kẻ Gi,
Kẻ Bộc, Kẻ Doanh, Kẻ Hào.
Huyện Quỳnh Châu (Kẻ Bọn): Kẻ Loa, Kẻ Giêng, Kẻ Thang, Kẻ Cong, Kẻ Tham,
Kẻ Lô, Kẻ Lay, Kẻ Bục, Kẻ Chăm Trên, Kẻ Chăm Dưới, Kẻ Vãi, Kẻ Vân, Kẻ Vinh,
Kẻ Chai, Kẻ Trọc, Kẻ Mo, Kẻ Kẻo, Kẻ Bua, Kẻ Số, Kẻ Trang, Kẻ Bản, Kẻ Căng,
Kẻ Ba, Kẻ Ba Sách, Kẻ Sói Dưới, Kẻ Mùng, Kẻ Dinh.
Về phần đất Nhật Nam xưa, nếu có ý kiến còn khác nhau chăng là về ranh
giới phía Nam, còn phía Bắc nói chung đều thống nhất là từ đèo Ngang trở vào
thuộc quận Nhật Nam. Trên địa bàn này, một số người nghiên cứu đã cho rằng,
không có hệ thống địa danh có từ “kẻ”. Vì lẽ đó, tôi thấy rất cần thiết cung
cấp một lượng thông tin tương đối lớn về vấn đề này. Với khối tài liệu đã
thu thập được hiện nay, có khả năng phục hồi lại từng địa danh có từ “kẻ”,
tương đương với một làng có tên Hán Nôm, trên khắp các địa bàn huyện thuộc
Bình Trị Thiên:
- Huyện Tuyên Hóa: Kẻ Má (xã Cao Trạch), Kẻ Càn (xã Kiêm Long, Kẻ
Biểu (xã Biểu Lệ), Kẻ Đáy (xã Văn Phú), Kẻ Xả (xã Cảnh Dương), Kẻ Câu
(phường Ngoại Hải), Kẻ Đại (thôn Nghĩa Nương), Kẻ Gián (thông Chánh Trực),
Cả Cảng, Kẻ Lái (xã Cương Gián).
- Huyện Bố Trạch: Kẻ Chao (Gia Trịnh trang), Kẻ Giang
(lang Cồn), Kẻ Hạ (Cao Lao hạ), Kẻ Chung (Cao Lao Trung), Kẻ Sô (Xuân Sơn
Trang), Kẻ Nghen (xã Hoành Kinh), Kẻ Sen (Liên Phương Thượng), Kẻ Bàng (Liên
Phương Trung), Kẻ Ngạn (Liên Phương Hạ), Kẻ Nấu (thôn Lý Nhân), Kẻ Rây (Hòa
Duyệt Trang), Kẻ Láu (Vỏ Thuận Trang), Kẻ Nô (thôn Lộc Mỹ), Kẻ Đon (thôn
Hoàn Lão), Kẻ Hạc (thôn Hoàn Phục), Kẻ Nâm (thôn Lộc Mỹ), Kẻ Đon (thôn Hoàn
Lão), Kẻ Hạc (thôn Hoàn Phục), Kẻ Nâm (thôn Cự Nậm), Kẻ Đó Ôi (thôn Hỷ
Duyệt), Kẻ Lái (thôn Lý Hòa).
- Huyện Quảng Ninh: Kẻ Thẹc (xã Thạch Bàn), Kẻ Trìa (xã Tân Lệ),
Kẻ Rồng (xã Phúc Long), Kẻ Tùng (xã Lộc Long), Kẻ Bói (phường Bối Sơn).
- Huyện Lệ Thủy: Kẻ Liễu (Tréo), Kẻ Da (thôn Mỹ Duyệt), Kẻ Lê (xã
Lê Xá), Kẻ Châu (xã Châu Xả).
- Quảng trị (cũ) địa danh có từ “kẻ” cũng dày đặc: Kẻ Tháp, Kẻ
Bưu, Kẻ Lũy, Kẻ Thành, Kẻ Dòi, Kẻ Nai, Kẻ Sen, Kẻ Sơn…và ở Thừa Thiên (cũ)
huyện nào cũng tìm thấy “kẻ”: Kẻ My (huyện Phú Vang), Kẻ Bi (huyện Phong
Điền), Kẻ Loi (Tây Phú Lộc), Kẻ Tháp (huyện Quảng Điền), Kẻ Trại (Huế)…càng
tập trung nhiều ở vùng biển phía Nam: Kẻ Vũ, Kẻ Sung (đông huyện Hương
Thủy)…
Tình hình phân bố địa danh có từ “kẻ” ở Quảng Nam – Đà Nẵng và Nghĩa Bình
cũng tương tự Bình Trị Thiên:
- Quảng Nam – Đà Nẵng: Kẻ Xuyên (huyện Thăng Bình), Kẻ Tam (huyện
Tam Kỳ), Kẻ Kei (huyện Duy Xuyên), Kẻ Loi (huyện Hòa Vang), Kẻ Wang (Trung
Phước), Kẻ Trài (thị xã Hội An)…
- Nghĩa Bình: Kẻ Bôn (chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành), Kẻ Lũy (cửa
biển phía Đông thị xã Quảng Ngãi), Kẻ Hàn (thôn Du Quang, Xã Phổ Quang,
huyện Đức Phổ, sông Trà Câu chảy qua đây cũng gọi là sông Kẻ Hàn), Kẻ Hoang
(huyện Phù Cát), Kẻ Tân (Cầu Gành, ngã ba nơi tiếp giáp đường 19 và đường số
1), Kẻ Thử (cửa biển nam huyện Phù Cát, một thương cảng nổi tiếng xưa kia,
còn nhiều di tích khảo cổ quan trọng, có đường sông nối liền với thành Đồ
Bàn). Địa danh có từ “kẻ”, điểm cuối cùng tìm thấy ở huyện Tuy An ( thuộc
Phú Yên cũ, phần bắc Phú Khánh). Và từ nam đèo Cả - Mũi Nậy trở vào, chưa
tìm thấy một địa danh nào có từ “kẻ”.
Trên địa bàn Nhật Nam, địa danh “kẻ” nằm gọn và phân bố rộng khắp giữa
hai con sông. Con sông lớn: phía bắc – Tà Kroông Nậy (Rào Nậy hay sông
Gianh; phía nam – Tà Kroông l’hon (sông cá sấu); người Hán gọi là Châu Bon
Đà Lãng (chuyên âm đảo ngược Tà Kroông l’hon) – sông Đà Rằng.
Bằng phương pháp thống kê địa danh đã được thực hiện ở trên, có thể trình
bày những địa danh có từ “Pu” (núi), “Tà” (sông), “Na” (ruộng đồng), mà mật
độ phân bố rất dày và cũng trên một bình diện toàn bộ Lưỡng Việt đến mũi Nậy
ở phía Nam.
Trong Hậu Hán thư, mục Nam Man truyện ghi về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
nội dung cơ bản như sau: … “Người con gái Giao Chỉ là Trưng Trắc, cùng với
em gái là Trưng Nhị nổi dậy đánh phá quận huyện. Trưng Trắc vốn là con gái
Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi ( Chồng bà Trưng Trắc vốn tên Thi. Sách
Thủy kinh chú viết: “Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng
nữ tử danh Trưng Trắc vi thê" - nghĩa là: ...Con trai của lạc tướng Châu
Diên tên là Thi hỏi “sách” con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm
vợ. Từ "sách" trong câu trên vốn có nghĩa là "hỏi". Do nhầm lẫn, người đời
sau đã ghép từ "sách" đó với từ Thi thành tên Thi Sách) người Chu Diên. Trắc
rất dũng mãnh, Thái Thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trắc
căm phẫn nên chống lại. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, người Man, Lý
đều hưởng ứng. Trưng Trắc chiếm được 65 thành, tự lập làm vua. Thứ sử Giao
Chỉ và các Thái Thú chỉ còn biết tự vệ. Quang Vũ đế xuống chiếu, ra lệnh cho
Trường Sa, Hợp Phố, Giao Chỉ chuẩn bị xe, thuyền, sửa chữa đường sá, cầu
cống, khai thông các khe suối, tích trữ lương thực. Năm thứ 18, sai Phuc Ba
tướng quân là Mã Viện, Lâu Thuyền tướng quân là Đoàn Chí đem hơn một vạn
quân ở Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô tới đánh”…
Nhà Hán sau khi đánh bại Lữ Gia, thôn tính Nam Việt, chia Nam Việt và
những vùng bị ràng buộc vào Nam Việt thành chín quận. Theo sự ghi chép của
Tiền Hán thư, các quận đó là :
1. Nam hải (6 huyện) có 94.253 người
2. Uất Lâm (12 huyện) có 71.162 người
3. Thương Ngô (10 huyện) có 146.160 người
4. Giao Chỉ (10 huyện) có 746.237 người
6. Cửu Chân (7 huyện) có 35.743 người
7. Nhật Nam (5 huyện) có 69.485 người
Theo tổ chức hành chính nhà Hán huyện có thành. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng thu về 65 thành, tức là giải phóng toàn bộ 9 quận. Nhà Hán thành lập
bộ Giao Chỉ (mang tên quận chủ đạo), thủ phủ đóng tại quận Giao Chỉ. Như thế
trung tâm thống trị của nhà Hán đối với bộ Giao Chỉ đóng tại quận Giao Chỉ.
Sự thống trị đó với các quận không hoàn toàn giống nhau. Cuộc khởi nghĩa Hai
Bà Trưng bắt đầu từ huyện Mê Linh, thuộc quận Giao Chỉ - trên đất nước Việt
Nam hiện nay. Như thế trung tâm cuộc khởi nghĩa là ở quận Giao Chỉ và cơ
quan đầu não của bọn thống trị cũng bị đánh bại tại đây. Thủ phủ của bộ Giao
Chỉ được giải phóng. Từ đó phong trào lan rộng ra các quận, tiến tới hoàn
toàn giải phóng 65 thành. Địa bàn 65 thành (thuộc 9 quận) bao gồm từ Lưỡng
Việt tới Mũi Nậy.
Phạm vi phân bố địa danh có từ tố “kẻ”, hoàn toàn phù hợp với địa bàn
giải phóng 65 thành của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đó cũng là phạm vi
không gian của cuộc khởi nghĩa, giải phóng độ 1,5 triệu người thoát khỏi ách
thống trị của nhà Hán. Và đó cũng là phạm vi lãnh thổ của nhà nước và dân số
dưới thời đại Hai Bà Trưng.
Từ những tư liệu đã trình bày trên, bước đầu xin có mấy ý kiến sau đây:
– Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
mang bản chất tiến bộ. Lần đầu tiên bằng tài liệu địa danh ngôn ngữ, kết hợp
chừng mực nhất định với cứ liệu lịch sử, vẽ lại biên độ không gian cuộc khởi
nghĩa ấy, rộng lớn hơn nhiều với quan điểm trước kia, càng có cơ sở mới để
khắng định tầm vóc vĩ đại của cuộc đấu tranh đó.Phạm vi lãnh thổ cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng giải phóng, phải chăng cũng là lãnh thổ của Vương Quốc
Văn Lang dưới thời đại Hùng Vương: Ra đời cùng thời với nước Sở ở Trường
Giang. Nếu chúng ta trói chặt bằng biên giới hiện nay, chắc chắn không thể
làm sáng tỏ được nhiều vấn đề lớn của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cũng như
không thể dựng lại đầy đủ cuộc kháng chiến vĩ đại của người Lạc Việt đã từng
đánh bại 50 vạn quân của đế quốc Tần, mà chính sử của người Hán đã ghi lại
và làm sao có thể giải thích được sự phân bố văn hóa đồ đồng Đông Sơn ở
Lưỡng Việt – vốn thuộc Vương Quốc Văn Lang.
–Từ Lưỡng Việt đến Mũi Nậy ở phía Nam là địa bàn của gốc của người Lạc
Việt – có nguồn gốc và ngôn ngữ chung, nằm trong khối Bách Việt, đã thành
lập Vương Quốc Văn Lang thời đại Hùng Vương.
Cư dân ở Nhật Nam tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng là người Lạc
Việt, sau đó thành lập nhà nước Lâm Ấp, dần dần có sự hỗn hợp với cộng đồng
người phía nam Mũi Nậy, nói tiếng Malayo (cuối triều đại Sinhapura – TK VII
– IX). Đó là nguyên nhân đưa lại sự khác biệt nào đó giữa Việt và Chăm.
Trần Vân Hạc
Những bài cùng tác giả:
Chè “Hai không”, “năm cực” Suối Giàng (Trần Vân Hạc)
Chữ Viết Khoa Đẩu Duy Nhất Trên Đá Cổ Sa Pa (Trần Vân Hạc)
Công Trình Chữ Việt Cổ Của Giáo Sư Lê Trọng Khánh (Trần Vân Hạc)
Gửi Người Tạc Tượng Alexandre De Rhodes (Vân Hạc)
Huyền Thoại Tắm Tiên Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hình Tượng Cây Nêu Với Một Số Dân Tộc Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hương Sắc Rừng Xuân Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hội thảo: Kinh thành Thăng Long - Thủ đô Hà Nội (Văn Hạc)
Không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Một hướng tiếp cận mới (Trần Vân Hạc)
Kính gửi Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ TPHCM (Trần Vân Hạc & Nguyễn Lê)
Lê Văn Tám: Lửa Bất Diệt (Trần Vân Hạc)
Mùa Xuân Tây Bắc Trong Tôi (Trần Vân Hạc)
Một ngôi chùa cổ rất cần những tấm lòng (Trần Vân Hạc)
Một văn bản chữ cổ của người Pà Thẻn (Trần Vân Hạc)
Nghĩa Trang Mang Tên Một Dòng Sông (Trần Vân Hạc)
Nguyễn Trãi, hợp tuyển thơ của soạn giả Gia Dũng (Vân Hạc)
Người Giữ Hương Chè Shan Tuyết Suối Giàng (Vân Hạc)
Người Lắng Thầm Tìm Con Chữ Việt Cổ (Trần Vân Hạc)
Người phụ nữ Thái hết lòng vì văn hóa dân tộc (Trần Vân Hạc)
Ngọn lửa Lệ Chi Viên (Trần Vân Hạc)
Nhà Sàn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Nhân Sinh Trong Tiếng Đại Ngàn (Trần Vân Hạc)
Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Nét Đẹp Tục Chơi Còn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Núi Rừng Tây Bắc Đón Xuân: Inh Lả Ơi, Xao Nọong Ơi! (Vân Hạc)
Thông báo xuất bản sách chữ Việt cổ (Trần Vân Hạc)
Tinh thần yêu nước trong thơ Nguyễn Khắc Nhu (Trần Vân Hạc)
Triết lý nhân sinh qua các món ăn của người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Trái Tim Của Biển (Trần Vân Hạc)
Trống đồng vang vọng giữa Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Tây Bắc trong thơ Nguyễn Quang Bích (Trần Vân Hạc)
Tính hòa đồng của những ngôi chùa cổ Việt Nam (Trần Thi)
Tấm lòng vàng của một nhà khoa học chân chính (Trần Vân Hạc)
Tập Thơ Đường "Thuận Nghịch Độc" Của Tiến Sỹ Đặng Văn Phú (Trần Vân Hạc)
Vui buồn trên đường dâng sách (Trần Vân Hạc)
Vài nét về rừng thiêng của dân tộc Thái (Trần Vân Hạc)
Vài nét về tiến trình của chữ Quốc ngữ (Trần Vân Hạc)
Vàng Son Huyết Lệ (Trần Vân Hạc)
Yếu tố Việt cổ trong ngôn ngữ Thái (Trần Vân Hạc)
Đài Giọt Lệ (Hoàng Đạo Chúc)
Đầu xuân gặp nhà văn Sơn Tùng (Trần Vân Hạc)