ÍT NHIỀU NHẬN ĐỊNH VỀ THIÊN CHÚA GIÁO

(Phê Bình Giáo Lý)

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

ngày 05 tháng 9, 2007

 

Vài hàng về Tác Giả: 0

Phần Tín Lý :  1   2   3 

Phần Giáo Lý: 4   5   6   7   8   9   10   11   12   13 

 

(tiếp theo)

 

Như vậy đà diễn tiến từ Do thái giáo đến Công giáo đã được thi triễn như sau :

1. Chấp nhận Thánh Kinh Do Thái Giáo là chân lý.

2. Dùng Thánh Kinh Do Thái để chứng minh Chúa Giê Su chính là Thượng Đế giáng trần.

3. Trong khi Chúa Giê Su tuyên xưng chỉ giảng dạy cho dân Do Thái và không hề có ý đổi một lề luật nào của Do Thái, thì Thánh Paul làm một cuộc đảo chính đầu tiên. Ngài tuyên bố Chúa Giê Su giáng trần chịu chết để chuộc tội tổ tông. – một thứ tội mà cả ngàn năm qua người Do Thái không hề bận tâm đến.

4. Thánh Paul tuyên bố các lề luật Do Thái vô giá trị đối với người Công Gíao. Bỏ hết từ phép cắt bì cho đến các lề luật chi phối đời sống gia đình, xã hội của người Do Thái.

5. Ngài tuyên xưng đạo cần phải giảng cho dân ngoại.

6. Ngài thẳng thừng tuyên bố không thèm học hỏi với các Tông Đồ Chúa. Ngài chính là hiện thân của Chúa Giê Su, và những điều ngài giảng dạy mới là chân lý, ai không theo Ngài sẽ là những kẻ rối đạo. Mới đầu các tông đồ chống đối, rồi sau cũng bó giáo quy hàng. Như vậy nói cho đúng thánh Paul mới là người sáng lập ra đạo Công Gíao, chứ không phải Chúa Giê Su và các Tông đồ.

7. Từ khi vua Constantine công nhận đạo Công Giáo là quốc giáo, thì Giáo Hội bắt đầu củng cố quyền hành của mình, bắt tay với chính quyền để hủy diệt các đạo giáo khác.

8. Do Thái Giáo được Công Giáo chiếu cố đặc biệt nhất.

Công Giáo bắt đầu coi Do Thái Giáo là tà giáo, và tìm đủ mọi cách để hành hạ, báo thù người Do Thái vì tội giết Chúa. Thực ra người lên án từ hình Chúa Giêsu là Pilate, toàn quyền La Mã, chứ đâu phải Do Thái. Vả lại Chúa giáng trần chỉ có một mục đích là chịu cheat để chuộc tội, thì ai giúp Chúa làm tròn sứ mạng của mình, người ấy phải được phong thần, phong thánh mới phải, vì đã "đồng công" chuộc tội thiên hạ, chứ sao lại hờn giận họ, căm thù họ, nhất là mình lại rao giảng tình yêu và sự nhẫn nhục, tát má này, giơ má kia.

9. Khi đã coi Do Thái giáo là tà giáo, Công Giáo ra sức dùng võ lực thủ đoạn bắt họ phải chịu phép rửa tội bỏ đạo Đức Chúa Cha, mà theo đạo Đức Chúa Con. Đó là một con đường duy nhất để người Do Thái thoát cảnh hiếp tróc, tù đày, trục xuất, phát lưu, tịch thu tài sản, cấm làm nghề nghiệp để sinh nhai. Có những thời kỳ họ phải mặc áo dấu riêng biệt, đội mũ nhọn cao nghệu, ở trong những khu ghetto chật chội riêng biệt, cheat thì chôn trong những khu chật chội, đến nỗi các mộ bia san sát nhau như gạch vỉa.

Các đại thánh Công Giáo như Augustine, Thomas, Aquinas , Bêrnard; các Giáo Hoàng qua các thời đại như Gregory I (590-604); Alexander II (l061-1073); Innocent III (1198-1297); Clement IV (1265-1268); Nicholas III (1277-1280); Martin IV (1281-1285); Honorius IV (1285-1287); Nicholas IV (1288-1292); Clement V (1305-lSi4); Martin V (1417-1431);

Eugene IV (1431-1447); Alexander VI (1492-1503) v v ; các Công Đồng như Công Đồng Toledo thứ XVI (694); Công Đồng Nicea (787); Công Đồng Lateran III (1179); Công Đồng Lateran IV (1215-1216) v.v..; tất cả những khối óc “vĩ đại” như vậy, với sự soi sáng của Chúa Thánh Thần trong vòng nhiều thế kỷ, đã góp sức nhau lại để bày mưu tính kê, hạ nhục, hành hạ, giết sát người Do Thái, thì dĩ nhiên đó phải là những thủ đoạn heat sức tinh vi, hết sức độc đáo. Tôi tin chắc rằng Giáo Hội mỗi khi nghĩ lại cái dĩ vãng huy hoàng, hừng hực hận thù và máu lửa đó, chắc là sẽ hết sức hãnh diện vì mình đã làm được những công chuyện sáng danh Thiên Chúa vĩ đại như vậy. Thảo nào mà mọi người trên thế giới mỗi khi nghĩ tới sự huy hoàng, và bền vững của Công Giáo đã phải cúi đầu bái phục!

Giáo hoàng Innocent III (li98-1217), một trong những vị Giáo hoàng oanh liệt đệ nhất cồ kim, đã nhận định về đạo Do Thái do Đức Chúa Cha sáng lập như (Nói chung, thì luật Moses chứ không phải luật của Đức Chúa Cha- hứa hẹn những lạc thú tạm bợ, vật chất, một xứ sở chảy ra sữa và mật, lập ra lề luật hại ai sao? sẽ bị trả báo lại như vậy , đề cao hạnh phúc lứa dôi, chủ trương đông con nhiều cái. Ngược lại với những điều ấy, luật Phúc âm đề cao sự khó nghèo, dạy lấy ân để trả oán, trọng vọng trinh tiết độc thân -đó tuy là những gánh nặng, nhưng đối với những kẻtình yêu thúc dẩy. chúng lại nên nhẹ nhàng. Luật cũ đặc biệt là nêu cao đời sống hoạt động. chi phối bởi ngũ quan: "Đó là những quân Do Thái sông theo xác thịt, giác quan, chỉ biết thú vui nhục thể mà thôi, và như vậy, mặc dầu các tiên tri của họ nói về tinh thần chứ không phải xác thịt"(15).

Sau khi nghe đấng thay mặt Chúa Giêsu Innocent III là Giáo hoàng đầu tiên xưng minh là Đại diện đấng Christ - tôi như thấy được sáng mắt lên. Thì ra trong Cựu ước làm gì có luật Chúa Cha, đạo Chúa Cha, mà chỉ là đạo Maisen, luật Maisen, và cái đạo Do Thái mà xưa kia tôi cứ nghĩ là cao siêu, dạy thiên hạ chân lý, lý tưởng, té ra chì là thứ đạo vật chất, xác thịt, hết sức là tầm thường. Cho nên tôi mới vỡ lẽ ra rằng chuyện giáo hội tìm hết cách bắt dân Do Thái bỏ đạo họ là thương họ thật, muốn cứu rỗi họ thật. Dân Do Thái là dân giết Chúa, mà nay Công Giáo dơ hai tay chờ đón họ vào sống chung một chuồng chiên, thì thực là lấy ân trả oán đúng theo tinh thần Phúc âm của Chúa. Tôi mới vỡ lẽ ra rằng cái nhìn của mình là cái nhìn của một người tầm thường, còn cái nhìn của các đại thánh Công Giáo, Giáo Hoàng Công Giáo là những cái nhìn của các bậc “vĩ nhân”, sinh ra cốt là để ban ân phúc cho đời, cứu vớt nhân loại...

Tuy nhiên tôi lại hơi thắc mắc là tại sao Giáo Hội Công Giáo luôn luôn long trọng tuyên bố Cựu ước cũng chính là lời Chúa?

Cái thắc mắc khác của tôi, là một Giáo Hội đầy ơn Chúa, đầy chân lý và tình thương như vậy, khi thực sự đã cai trị Âu Châu, lại làm cho Âu Châu run sợ vì tàn ác Linh mục Công Giáo Edward A. Synan, tác giả quyển The Popes and The Jews in the Middle Ages cũng đã phải thành khẩn công nhận rằng: khi âu Châu được đặt dưới quyền thống trị của các Giáo Hoàng thời Trung cổ đã không biết chuyện bình đẳng và công bằng; luật pháp thì dã man từ ý hướng đến hình phạt, và đã (chĩa mũi dùi vào dân chúng Do Thái tội nghiệp .

Tôi lại càng thêm phục Giáo Hoàng Innocent III vì đã coi dân tộc Do Thái ngang hàng với "Bò", với "Súc Vật " , và Ngài còn cho thế là lịch sự tử tế, vì theo Ngài, tiên tri Isaiah đã coi dân Do Thái thua bò, thua giống vật nữa.

Nếu Nostradamus, Marx, Einstein (các vị này đều là gốc Do Thái) mà đọc được những lời của Giáo Hoàng Innocent III, chắc phải khiếp vía, vì không biết Ngài thông minh đến mức nào, mà dám coi người Do Thái như bò, như súc vật. Khi đã coi rẻ Do Thái đến như vậy, đã coi đạo Do Thái tầm thường đến như vậy, thì tịch thu các sách Talmud - thánh thư của Do Thái giáo - chất lên nhiều xe, đem ra đốt giữa thành phố Paris năm 1242, theo lệnh của vua thánh Louis và được sự chúc phúc tán đồng của Giáo Hoàng Gregory IX là một chuyện rất tầm thường đối với Công Giáo, vì những "thánh thư Do Thái" đồi bại như vậy, giữ nó làm cái gì (18).

Có một điều khó hiểu là những thế kỷ từ 11 đến 15 huy hoàng như vây, đối với người Do Thái lại là 4 thế kỷ kinh hoàng (19) Chẳng những thế ngay người Âu Châu cũng đã vô ơn, đã đầy thiên kiến khi đánh giá những thế kỷ trung cổ (476-1453) đầy ánh sáng Thiên quốc và Phúc âm ấy là "Thời đại Hắc ám " (The Dark Ages). Và khi phong trào khảo cứu lại nền văn minh Hi Lạp nảy sinh ra, họ đã dám gọi đó là (thời Kỳ Phục Sinh (Renaissance) (thế kỷ 14-16); và khi phong trào đề cao Lý Trí con người được khởi xướng, họ lại dám gọi đó là '(Thời Kỳ Phát Quang " (Enlightenment~ (thế kỷ 18). Thực là ngạo mạn, nhảm nhí vô cùng.

10. Chúng ta cũng không thể nói rằng Giáo Hội chỉ nghiêm ngặt, tàn ác với Do Thái Giáo và các giáo phái khác mà thôi. Ngay đối với con chiên bổn đạo mình, Công Giáo cũng đã dùng máu lửa, sắt thép để giữ gìn cho đoàn chiên được ngoan ngoãn, thuần thành: Năm 1229, Công Đồng Toulouse cấm không cho giáo dân được giữ Kinh Thánh, ngoại trừ những Thánh Vịnh (Psalms), và những đoạn đã có trong Kinh Nhật tụng của Linh mục, và cấm chỉ các bản dịch ra thổ âm của mỗi nước. cho rằng đó là cách ngăn chặn cá bè rối từ gốc rễ.

Tôi mới đầu không hiểu tại sao Giáo Hội cấm không cho giáo dân có Kinh Thánh hay đọc Kinh Thánh, nhất là bằng quốc ngữ. Dần dà tôi mới thấy sự cấm đoán đó hết sức là hữu lý, vì nếu cứ để cho giáo dân đọc Kinh Thánh, dần dà họ sẽ bới ra được những cái dở của Kinh Thánh, những chỗ dịch sai, dịch bậy của Kinh Thánh, những chỗ thêm, bớt vào Kinh Thánh. Và quả nhiên từ khi Luther dịch Kinh Thánh ra Đức ngữ, dần dà người ta dịch Kinh Thánh ra các thứ tiếng hoàn cầu,

rồi đem bán rẻ hoặc đem tặng không cho mọi người đọc. Kết quả là ngày nay người ta bới móc ra rằng Kinh Thánh có nhiều đoạn mâu thuẫn nhau; năm quyển Cựu ước đầu tiên không phải do Mai sen viết mà do nhiều người viết về sau này; Jeremiah, Daniel cũng do nhiều người viết ở nhiều thế kỷ khác nhau; Thánh thư cho giáo đoàn Hebrews, Thánh thư Thessalonians II, Thánh thư Peter II không phải do Paul và Peter viết ra. Thực là điên cái đầu... Rồi Do Thái, rồi Tin Lành không nhận nhiều quyển Kinh Thánh Công Giáo như Tobias, Ecclesiasticus, Sách Khôn Ngoan, sách Macchabeus, sách Judith, ... là Kinh Thánh. Thật là phạm thượng, phạm thánh vô cùng...

Từ khoảng thế kỷ XI trở về sau, Giáo Hội bắt đầu kiêm soát tư tưởng, hành vi của các con chiên bổn đạo, kiểm soát sự ấn loát, lưu hành tàng trữ sách vở trong nước; lập các tòa Hình án để khủng bố tín dỗ, miễn sao giữ được sự vâng phục hoàn toàn bên ngoài. Các tòa Hình án (Inquisition) được Giáo hoàng Gregory IX (1227-1241) và Công đồng Toulouse năm 1229 thiết lập. Nó có mục đích sưu tra, và tiêu diệt hoặc trừng phạt những tín đồ Công Giáo có những tư tưởng phản lại với Giáo quyền, và đã được duy trì trong nhiều thế kỷ. Sau này nhờ sự can thiệp của Napoleon đại đế, Tòa Hình án đã bị dẹp bỏ năm 1810, nhưng đến năm 1814 lại được tái thiết ở Tây Ban Nha.

Tòa Hình án có quyền hết sức rộng rãi, tha hồ tra tấn những kẻ tình nghi để bắt buộc họ phải cung khai những tội họ đã bị tố cáo hoặc vu cáo. Hình phạt tối hậu có thể là thiêu sinh. Nguyên thời Thomas de Torquêmada làm Chánh án trong vòng mấy chục name trường, có khoảng 20,000 người đã bị ông cho lên giàn hỏa, hoặc bị tra tấn, tù đày, vong gia bại sản. Sử ký Hội

Thánh chép rằng tuy nhiên sau khi Torquemada chết vào năm 1498, ông cũng đã không được Giáo Hội phong thánh (21). Thực là một điều đáng tiếc vì một đại công thần suốt đời làm vinh danh Chúa và Giáo Hội như vậy, lúc chết cũng chỉ hai tay buông xuôi, như mọi người. Trong thời kỳ các Tòa Hình án hoành hành ở Âu Châu, những người xấu số, khốn nạn nhất vẫn là dân Do Thái. Họ bị cưỡng bách theo Công Giáo nếu sau này họ bị nghi ngờ rằng đã lén lút trở lại giữ đạo Do Thái, thì chắc chắn sẽ bị bắt, bị tra khảo, tù đày, lên giàn hỏa, và toàn bộ gia sản bị tịch thâu... Những người thừa hưởng gia sản đó là Giáo Hội, Chính quyền và người đứng ra tố cáo, chỉ điểm. Nếu chúng ta tò mò, khi nào lên San Francisco, đền Cliff House ở bờ biển, sẽ thấy một viện bảo tàng nhỏ nhan dề "Believe it or not" trưng bày các dụng cụ mà giáo quyền xưa đã dùng để hành hạ, tra tấn các tín đồ của mình.

Nhiều người có danh tiếng đã phải lên giàn hỏa như Savonarolla Jerome (1452-1498), Bruno Giordano (1548-1600), John Hus (1369-1415) v.v.. Sau này Calvin, cũng đã bất chước. Công Giáo ra lệnh thiêu sinh Servetus Michael (1511-533) tại Geneva vì tội không chấp nhận Chúa có Ba ngôi. Cũng nên nhớ rằng trong công cuộc này, giáo quyền bắt tay hết sức chặt chẻ với các chính quyền địa phương..

Sau này cả Công Giáo lẫn Tin Lành đều rất sính đi săn lùng và tiêu hủy những người mà họ cho là những phù thủy, pháp môn để tận diệt, để áp dụng đúng lời Kinh Thánh ghi trong Exodus 22:18: ngươi không dược dể cho phù thủy được sống". Và cuộc truy lùng này cũng đã được kéo dài ở Âu Châu và Mỹ Châu từ 1445, do sự đề xướng của Giáo Hoàng Eugene IV, và được kéo dài nhiều thế kỷ. Ngay ở Mỹ cũng có vụ án truy (lùng phù thủy ở Salem Massachusetts vào name 1692 (23).

11 . Còn như khi phải đối đầu với những phong trào mạnh hơn có đông người theo hơn, thì Giáo Hội hô hào hưng binh tiêu diệt. Trong quá khứ Giáo Hội Công Giáo đã hưng binh tiêu diệt các giáo phái Albigenses (Cathari) và Waldensees tại miền Nam nước Pháp.

Công đồng The Third Lateran Council và Giáo Hoàng Innocent III ra lệnh hưng binh năm 1179, và từ đó trong vòng một phần tư thế kỷ, giáo phái Albigenses nhiều phen đã bị chinh phạt .

Đối với Tin Lành, thì đã có chiến tranh thật sự giữa hai phe . Chiến tranh tôn giáo bùng nổ ở Pháp vào name 1562 và kéo dài đến năm 1594. Nguyên đêm lễ thánh Bartholomew, vào tháng 8, năm 1572, có cả vạn người Tin Lành bị Công Giáo phục kích chết. Rồi lại có chiến tranh tôn giáo 30 năm ở Đức (Saxony, Moravia). Đối

với Hồi giáo (Islamism), thì có Lục Đại Thánh Chiến:

· Đệ Nhất Thánh Chiến (l096-1143).

· Đệ Nhị Thánh Chiến (1147-1149).

· Đệ Tam Thánh Chiến (1189-1192).

· Đệ Tứ Thánh Chiến (1202-1204).

· Đệ Ngũ Thánh Chiên (1216-1217).

· Frederic II Thánh Chiến (1228-1229).

· Đệ Lục Thánh Chiến (1248-1254).

Các Thánh Chiến thực ra cốt là để làm một công đôi việc, trong nước thì tiêu diệt Do Thái; nơi đất thánh Jerusalem thì cốt tiêu diệt Hồi Giáo. Đáng thương thay cho những người Do Thái vì trong những trận thánh chiến đó, họ đã bị quân binh Công Giáo giết hại vô số kể nhất là vào những năm 1096 và 1146. Những người Do Thái bị giết tập thể tại nhiều tỉnh Âu Châu:

Vào năm 1096: bị giết tại Spyer ngày 3 tháng 5, tại Worm ngày 24 và 25 tháng 5, tại Mayence ngày 27 tháng 5, tại Cologne ngày 1 tháng 7.

- Vào năm 1104: tại các tỉnh bên Pháp: Orleans, Blois, Loches, Paris, Sen, Tours.

- Vào năm 1146-1147: người Do Thái cũng bị giết trong nhiều tỉnh ở Âu Châu.

Sử chép: trong tất cả các tỉnh mà Nghĩa Binh Thánh Chiến Công Giáo đi qua, họ dã tận diệt những hậu duệ Do Thái còn sót lại, coi họ là kẻ nội thù của Giáo Hội, hoặc bắt họ phải chịu phép rửa tội nhưng nhiều tên Do Thái sau đó lại trở lại đạo của họ, như những con chó đã mửa đồ ăn ra rồi lại ăn lại.. (25)

12. Sau này cũng chính vì lòng bác ái đối với nhânloại mà trong khi đi xâm chiếm thuộc địa, người Âu Châu - nhất là những người Tây Ban Nha - vì muốn đem “chân lý” giảng dạy cho nhân loại, nên đã hoặc là dùng võ lực, hoặc là dùng thế lực, để khiến dân bị trị theo đạo. Thành công hoàn toàn là Tây Ban Nha. Bất kỳ là họ đi đến đâu cũng đã dùng mọi thủ đoạn để cưỡng bách dân chúng theo Công Giáo, cho nên Phi Luật Tân, Mễ Tây Cơ, các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ đều theo Công Giáo hầu như toàn tòng. Còn những nước mà người Pháp chiếm cứ, thì số người theo Công Giáo cũng khá, nhưng không được bao nhiêu so với tổng số dân chúng. Ngược lại chỗ nào mà người Anh chiếm cứ thì đều có người theo Tin Lành. World Almanach 1988 cho biết hiện nay trong toàn

thế giới có:

· 900,545,840 người theo Công Giáo.

· 326,521,820 người theo Tin Lành.

· 158,352,650 người theo Chính Thống Giáo.

· 805,895,880 người theo Hồi Giáo.

· 647,894,950 người theo Ấn Giáo.

· 220,541,590 người theo Phật Giáo.

· 16,160,910 người theo Do Thái Giáo.

· 307,416,030 người vô thần.

Tổng số dân chúng hoàn cầu là 4,923,334,680.

Thống kê trên cho thấy sự thành công của Công Giáo thật là vượt bực. Và có thủ đoạn, có mưu lược, có kế hoạch, có ngoại giao, có chính trị mới mong có thành công.

Tôi càng ngẫm nghĩ càng thấy chủ trương của thánh hiền Trung Quốc như Bá di, Y Doãn, Khổng tử hết sức là không tưởng, vì đã cho rằng: "Nếu phải làm một chuyện bất nghĩa, giết một người vô tội, mà được thiên hạ thời cũng không làm (Hành nhất bất nghĩa, sát nhân bất cô, nhi đắc thiên hạ, giai bất vi dã – Mạnh Tử, Công Tôn Sửu Chương Cú Thượng, 2). Mới hay: (Vô dốc bất trượng phu" (Muốn thành công phải bất chấp thủ đoạn).

Có thể nói được rằng Thiên Chúa Giáo nói chung là một thiên anh hùng ca mà đề tài là "Nhân chi sơ tính bản ác".

· Con người là thứ con người tội lỗi sa đọa.

Thế gian này là thế gian xấu xa, dưới quyền Sa tan chúa quỷ v..v.. Chỉ có tận thế hay chỉ có Chúa đích thân tái lâm mới có thể sứa sang, đem trật tự lại cho loài người hư đốn này. Thế nhưng, đùng một cái Jean Jacques Rousseau chủ xướng: Con người vốn thiện. Rồi Cách Mạng Pháp bùng lên phất cờ: Tự Do, Bình Đẳng, Huynh Đệ. ồi các nền hành chánh, các chính phủ dân chủ

tuyên xưng xây dựng trên nhân quyền, trên lá phiếu hứ không còn dựa vào Thiên quyền. Rồi những người heo chủ nghĩa Tự Do Khai Phóng (Liberalists) hiên ngang chủ trương: các tệ đoan xã hội phát xuất từ ngu dốt của con người, và như vậy đều có thể sửa sang được. Rồi các nước Âu Châu tuyên bố đạo giáo và chính quyền cần phải được tách biệt nhau ra. Rồi nhân loại chủ trương tự do tín ngưỡng. Rồi đột nhiên Công Giáo cũng phụ họa theo trào lưu mới, cũng tin vào thuyết Tiến Hóa. Công Đồng Vatican II giải tội giải vạ cho các đạo giáo thù nghịch. Giáo Hoàng John XXIII tiếp phái đoàn Do Thái với câu tình nghĩa: em là Giu Se đây (26). Dân tộc Do Thái từ nay được coi là Con Cháu Abraham hết còn là Dân giết Chúa. Mấy chữ Pro Perfidis Judaeis được xóa khỏi Sách Lễ. Và Công Giáo lại là người chủ xướng Tự Do Tín Ngưỡng, Huynh Đệ đại đồng nhất thiên hạ. Các linh mục dòng Tên ở Nam Mỹ cũng đang lao mình vào các vấn đề xã hội gia trần, tranh dành ảnh hưởng với Cộng Sản. Thật là tuyệt vời.

Tôi lại học được một bài học hết sức là thâm thúy:

"Muốn thành công cần phải lá mặt, lá trái, biến hóa, quay cuồng như con thò lò" .

Trong khi ở những nước xa xăm, như Việt Nam, thì người Pháp đem quân sang chinh phạt, xâm chiêm vì lẽ vua chúa đã cấm dân không cho tự do tín ngưỡng trong những năm từ 1860 đến 1884, thì ở Âu Châu, năm 1864, Giáo Hoàng Pius IX, trong Sylmhus of Errors (Kỷ Yếu Tà Thuyết) vẫn còn phi bác những ai cho rằng con người được tùy nghi theo và giữ cái đạo mà mình cho là hay, là đúng (27) .

Trước thời Galileo, thì chắc chắn trái đất là trung tâm vũ trụ, và mặt trời xoay quanh, vì Thánh Kinh đã dạy thế. Đến bây giờ thì cãi rằng Thánh Kinh không có dạy Khoa Học , và nhưng điều nói trên là những kiểu nói bóng bảy, dân gian.

Trước kia, thì các Giáo Hoàng không lo về những chuyện nhân sinh, nhân quyền, nhưng từ khi Karl Marx ra đời, từ khi Cộng Sản ra đời, từ khi Cộng Sản chủ trương diệt cường hào ác bá, nâng đỡ người nghèo, lo lắng cho người nghèo, và tung ra khẩu hiệu "Một người vì mọi người, mọi người vì một người". Thì các Giáo Hoàng cũng bắt đầu lo thế sự, và không thiếu gì Thông điệp danh tiếng về các vấn đề xã hội ra đời như Rerum Novarum (1891); Quadragesimo Anno (1931); Divini Redemptoris (1937); Summi Pontificatus (1939); Mater Magistra (1961); Paem in Terris (1963) Progresio popularum (1968); Gaudium et Spes (1965)

Các thông điệp xã hội nói trên sở dĩ ra đời, vì các Giáo hoàng trong thời đại gần đây như Leo XIII, Pius IX, Pius XII, John XXIII, Paul VI thấy bắt buộc phải bàn về những vấn đề công bằng xã hội, hòa bình thế giới, nâng cao đời sống dân nghèo. Chỉ có cái lạ là trong ngót hai nghìn năm nay Giáo Hội La Mã luôn luôn ca tụng cái nghèo, dung dưỡng các bất công xã hội, dung dưỡng chế độ nô lệ, luôn luôn khuyên chịu đựng cái khổ, chịu đựng các bất công xã hội, vì đó là những đức tính Phúc âm, vì đó là những thánh giá mà Chúa gửi đến cho những con cái người. Trước kia Giáo Hội luôn coi trần gian là chốn khách đầy, là thung lũng châu lệ, dạy giáo dân suốt đời chỉ mơ lai sinh và thiên quốc.

Đùng một cái, Giáo Hội lại lo lắng muốn nâng cao thân phận hẩm hiu của người nghèo. Như vậy phải chăng đó là khấu quyết "Tùy gió phất cờ", hay là chiêu thức "Song thủ hổ bác" của Kim Dung, hay là chủ trương "quân tử kiến cơ như tác", hay "Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai" của Dịch Kinh?

Chẳng lẽ chân lý trên đời này, các giá trị trên đời này lại giống như dòng điện hai chiều, biến hóa không ngừng, cái gì cũng là đúng cả? Viện nghiên cứu về quản trị của Mỹ (The American Institute of Management) đã bái phục tổ chức quản trị, điều hành của Giáo Hội Công Giáo và cách thức đương đầu và giải quyết các vấn đề khó khăn của Giáo Hội trong 19 thế kỷ qua. Sau tám năm thâu lượm và nghiên cứu tài liệu Viện trên đã phải công nhận rằng Giáo Hội Công Giáo đã có một phương pháp điều hành tổ chức bậc nhất ở phương trời Âu Mỹ .

Công Giáo sở dĩ có sự thành công vượt bực là vì biết bắt tay với Chính quyền, thao túng được các Chính quyền Âu Châu trong vòng hơn 1000 năm. Đưa ra được mấy Tín Lý hết sức hữu hiệu như sau:

- Chúa phép tắc vô cùng làm gì cũng được.

- Thiên chúa chỉ mặc khải cho một số tiên tri Do Thái, một số tác giả Tân Cựu ước, và các Tông Đồ.

- Chúa Thánh Thần chỉ đặc biệt soi sáng cho các Giáo Hoàng, các Công Đồng. Ngoài ra, trong thiên hạ không còn ai có được cái diễm phúc ấy.

- Kinh thánh là Lời Chúa, là Chân lý.

- Giáo hội có độc quyền giải thích Kinh Thánh.

- Giáo Hội dạy làm sao, con chiên phải vâng phục như vậy, không được cãi.

- Đức tin vượt trên lý trí con người.

Chỉ có vậy mà ứng dụng thì vô biên.

Ví dụ nói rằng tàu Nôe (100m x 17 x 10: to già lắm là bằng 30 căn apartment 2 buồng theo tiêu chuẩn Mỹ) có thể chứa được 10 triệu (5 triệu x 2 đực và cái) các giống vật lớn nhỏ trong trời đất mỗi thứ hai con, đã được Nôe bắt đem về trong một thời gian kỷ lục chắc không tới một năm - Và nói rằng vài trăm tỉ tỉ người từ tạo thiên lập địa đến tận thế sẽ sống lại chịu phán xét chung ở trong cánh đồng Josaphat - rộng giỏi lắm là ngàn mẫu tây- nước Do Thái.

Nếu có ai nêu lên nghi vấn rằng tàu Nôe hay cánh đồng đó quá chật, không thể chứa được nhiều như vậy, thì sẽ được trả lời: Chúa phép tắc làm gì chẳng được.

Mặc dầu Matthew chép: "Đức Mẹ không di lại với thánh Giuse cho đến khi sinh con đầu lòng (Mạt. 1:18: Et non cognoscebat eam donec peperit filium suum primogenitum. Các bản dịch sau này dịch trại đi là: trước khi ông bà về chung sống với nhau); mặc dầu Matthew và Luke chếp rõ là Đức Chúa Giê Su có nhiều anh chị em (Mat. 13:55-56; Mat. 1246; Marc 6:3; mặc dầu dân làng Chúa Giê Su công nhận Chúa là con ông thánh Giuse (Marc 6:3; Mat. 13:55; John 6:42; Luke 33:23), mặc dầu Tin Lành ngày nay không tin Đức Mẹ đồng trinh trọn đời, Công Giáo vẫn công bố Đức Mẹ đồng trinh trọn đời.

Mặc dầu Chúa phán Ngài sẽ xuống lại rất mau. Chưa đi hết một vòng các tỉnh Do Thái, Ngài đã tái lâm (Mat.10:23). Hoặc Ngài sẽ xuống, khi nhiều người đương thời còn chưa chết (Marc 9:1; 13:2; Luke 9:27), Giáo Hội đoan quyết Chúa không hề nói như vậy.

Mặc dầu Chúa long trọng tuyên bố không đem hòa bình xuống cho thế gian mà là đem gươm đao, đem sự chia rẽ đến cho thế gian (Luke 12:51; Mat. 10:34), Chúa vẫn được coi như là Đấng mang lại Hòa Bình cho nhân loại.

Mặc dầu Chúa Giê Su lúc nào cũng gọi Chúa là Cha, xưng Chúa Cha hơn mình, và gọi Ngài là Chúa mình (John, 14:28; John 20:17); mặc dầu thánh Paul dạy rằng Chúa Giê Su chỉ là một con người đứng ra làm môi giới giữa Chúa và Loài người (I Con. 15:21 - I Tim. 2:5 - Rom. 5:15); chỉ là một người đã được tiền định để làm con Thiên Chúa (Rom. I:3-4 - Bản Vulgate đã dùng

chữ: Praedestinatus); hay là TẠO VẬT Đầu TIÊN Trưởng Tử giữa mọi thụ sinh (Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn)- (Colossians 1: ~5); mặc dầu Chúa Giê Su sinh ra là do sự Chúa Thánh Thần "ấp ủ' Đức Mẹ theo lời Phúc âm (Luke 1:35), Giáo Hội đã đoan quyết Chúa không hề thua sút Đức Chúa Cha.

Nói thực ra thì Giáo Hội cũng phải mất mấy trăm năm, và sau biết bao là những cuộc cãi vã kéo dài hằng nhiều trăm năm giữa các Giám mục như Arius (280-365), Apollinaris (chết 390); Cyril (chết 441); Nestorius (khoảng 430); Eutyches (bị vạ tuyệt thông năm 451); Severus of Antioch; Julian of Hallicarnassus; Gaianus of Alexandria, Theodosius v v . và sự phán quyết và phi bác lẫn nhau của nhiều Công Đồng (Synod of Antioch 264; First Council of Nicea325;Councilofephesus431; Councilofephesus 449; Chalcedon 451), mới xác định được thân thế và liên lạc giữa Ba Ngôi, mới tìm ra được những công thức chính xác về Chúa Ba Ngôi.

Có một điều hết sức quái lạ là trong Kinh Tin Kính do Công Đồng Nicea soạn thảo năm 325 mà cả hai Giáo Hội miền Đông (Chính Thống) và miền Tây (La Mã) đều chấp nhận thì lại không có chữ Filioque (và bởi Con). Chữ này không biết có bàn tay bí mật nào sau này đã thêm vào. Sự thêm thắt này có lẽ phát xuất ở Tây Ban Nha, rồi truyền sang Pháp, sang Đức, sang ý. Mới đầu các Giáo Hoàng phản đối. Giáo Hoàng Leo II (795-816) còn bắt khắc Bản Kinh Tin Kính chính tông (không có chữ Filioque) vào những tấm thuẫn bằng bạc và treo trong Vương Cung Thánh Dường thánh Phêrô. Nhưng sau vì quyền uy của vua Charlemagne và các vua kế vị nhất quyết giữ chữ Filioque để có cớ buộc tội Giáo Hội miền Đông là rối đạo, và có cớ xâm chiếm các nước miền Đông, nên đến ngày lễ phong vương cho vua Thượng Vị Henry II (lO02-l024) vào năm 1014, Giáo Hội La Mã mới long trọng hát kinh Tin Kính có thêm phụ bản Filioque! (29).

Thực là kỳ dị khi thấy rằng trong công chuyện tuyên xưng Tín Lý, mà sự ngụy tạo văn bản như trên còn có thể xen vào được.

Khi đã làm cho mọi người tin rằng Chúa Giê Su là Thượng đế giáng trần, và Giáo Hoàng là Đại diện Ngài, thì cái lợi nhãn tiền, cái quyện nhãn tiền thuộc về Giáo Hoàng chứ không thuộc về chúa GiêSu. Cái tuyệt diệu chính là ở điểm này.

Giáo Hội nhờ ở sự "tin lưỡng", "nói lưỡng" nên có thể giải thích được mọi vấn đề, có thể biện minh được mọi thái độ mình. Chúa vừa ở trên thiên dàng, vừa ở khắp nơi. Vừa ở khắp nơi vừa không ở trong tâm hồn mọi người. Chúa vừa nhân từ vừa công thẳng. Chúa Giê Su vừa là Thượng Đế toàn năng, vừa là Tạo Hóa, vừa là "Trưởng tử giữa mọi thụ sinh". Con người vừa cao siêu vì là ảnh tượng Chúa, vừa là hết sức xấu xa vì đã sa đọa. Chúa vừa cai trị thế gian, nhưng Satan lại là vua của trần thế này. Chúa GiêSu vừa là Chúa, vừa là Người. Tận thế sắp sửa tới nơi, tận thế còn lâu nữa mới xảy ra. Nước Trời không đến một cách lộ liễu. Nước Trời sẽ đến trong rầm rộ, huy hoàng. Nước Trời ở trong tâm. Nước Trời ở ngoài xã hội. Ngũ Kinh là của Maisen viết. Ngũ Kinh không phải là của Maisen viết v.v. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX nghiêm cấm không được tôn thờ tổ tiên. Ngày nay được tôn thờ tổ tiên (nhang đèn, cúng kỵ v..v..). Có lúc nghiêm cấm ăn thịt thứ Sáu, có lúc cho ăn thịt thả giàn. Tất cả đều tùy Giáo Hoàng.

Thánh Kinh vừa đúng từng chữ, vừa là Chân Lý tuyệt vời, vừa không có ý dạy vì khoa học nên có nhiều điều không chính xác; vừa tin chắc chắn rằng mọi người ngoài Giáo Hội đều xuống hỏa ngục, vừa tuyên bố mọi người sống ngoài Giáo Hội có thể lên thiên đàng. Khi cần dịu ngọt, thì Giáo Hội đề cao sự nhân từ bác ái của Phúc âm; khi cần tàn nhẫn thì khoe đang thi triển sấm sét của hai thánh Peter và Paul; vừa chủ trương Chúa luôn nổi cơn thịnh nộ oán phạt loài người, vừa tuyên bố đó chỉ là những kiểu "nhân cách hóa" Thiên Chúa. Tất cả các văn kiện viết ra phải được đắn đo, viết lách làm sao để có thể giải thích xuôi ngược được. Thật là biến hóa tuyệt vời. Chẳng những thế lại còn có cả một đạo binh văn học chỉ có nhiệm vụ bào chữa cho Công Giáo, bảo vệ Thánh Kinh mà ta gọi là những nhà Thần Học, những nhà Bảo Vệ Tín Lý (Apologetists). Các nước Cộng Sản ngày nay cũng có các văn gia chuyên môn tâng bốc chính quyền Cộng Sản, chuyên môn tâng bốc chủ nghĩa Mác Xít. Cộng Sản hết sức đề cao họ. Những người ngoài Cộng Sản trái lại tặng cho họ danh từ "Bồi Bút" . Chuyện đời quả tình hết sức phức tạp.

Dấu hiệu rạn nứt bắt đầu hiện ra là trong khoảng 100 năm gần đây đã có nhiều Giáo phái mới xuất hiện ra ở Âu Mỹ. Các giáo phái mới này như: Chứng nhân đấng Jehovah, Mormons, Christian Science, Unitarianism, Spiritism, Swedenborgianism, Armstrongism, Seventh-day Adventism, The Theosophieal Philosophy, The Rosicrucian Fellowship v. v. đều có những diềm bất đồng về phương diện giáo lý với Công Giáo cũng như với Tin Lành.

- Thường là họ không chấp nhận một Chúa mà có Ba Ngôi. (Jehovah Witnesses, Christian Science, Mormonism, Swedenhorgianism, The Unity School of Christianity v.v.. Xem “The Kingdom of The Cults”, Walter R. Martin, Bethany House Publishers, ] 982, pp 50, 126, 178, 246).

- Nhiều Giáo phái không tin rằng Thượng Đế là hữu Ngã, mà tin Thượng Đế là vô Ngã, nguồn sinh muôn vật bản thể muôn vật, tiềm ẩn trong lòng sâu con người và vạn vật. (Christian Science, The Unity School of Christianity, The Theosophical School.. Sách trích dẫn tr. 126, 222, 279).

Không tin rằng chúa Jesus là Thiên Chúa mà chỉ là Con Thiên Chúa, không thể bằng Thiên Chúa. (Mormonism, Jehovah Witnesses, The Unity School of Christianity... Sách trích dẫn tr. 47, 112, 280).

- Không tin rằng Chúa từ nhân, lân tuất lại có thêm thâm thù nhân loại, và cần phải chứng kiến sự tử nạn của Con Mình - của Chính Mình - mới có thể làm hòa với nhân loại (Swedenborgianism: Sách trích dẫn tr. 247).

- Nhiều Giáo phái tin rằng Con người sẽ trở thành Thượng đế trong tương lai (Mormonism: A man is, God one was; as God is, man may become.- Ib. p. 178).

Tiếp đến là ngay trong nội bộ Công Giáo hiện nay cũng có nhiều điều bất ổn. Dĩ nhiên là những bất ổn sẽ phát sinh ở Âu Châu và Mỹ Châu chứ không phải ở các nước tân tòng A Phi hoặc Trung, Nam Mỹ.

Gần đây, Tổng Giám mục Le febvre ở Thụy Sĩ đã tách khỏi Giáo Hội La Mã, vì cho rằng Giáo Hội La Mã và Công Đồng Vatican II đã đi quá trớn trong đà canh tân.

Các nhà thần học như Alfred Loisy (1857-1940), như Hans Kung đòi nghiên cứu lại tất cả các tín lý Công Giáo, và sửa sai nếu cần.

Giáo Hội Hòa Lan với hơn 6 triệu tín đồ cũng đang muốn tách rời khỏi quyền điều khiển của Giáo Hoàng.

Ở Mỹ, đã có những Giám Mục, và hàng vạn linh mục đã rời khỏi hàng giáo phẩm. Các trường Đại học Công Giáo Mỹ đòi hưởng qui chế độc lập, không chịu sự điều khiển của Giáo Hội. Các nhà thần học Công Giáo đòi quyền được bất đồng ý kiến với Giáo Hội về những vấn đề luân lý : như tình ái giữa nam nữ, như ngừa thai cai đẻ, như phá thai, như đồng tình luyến ái v.v. . Linh mục kiêm thần học gia, kiêm Giáo sư Đại Học Curran, Charles là người đã phát cờ chống đối. Trong phong trào này Linh mục đã kéo theo được hàng trăm nhà phần học khác ở Mỹ.

Các bổn đạo cũng không còn tuyệt đối phục tùng Giáo hoàng nữa.

Tuy các Giáo hoàng cấm dùng thuốc ngừa thai: năm 1955 có 30% phụ nữ Công Giáo dùng thuốc ngừa thai. Năm 1965 có 55%. Năm 1970 tăng lên 70%.

Rồi dẫu dùng thuốc ngừa thai, phụ nữ Công Giáo vẫn đi chịu lễ đều đều. Năm 1965, số đó là 33%. Năm 1970, số phụ nữ ngừa thai mà vẫn chịu lễ hàng tháng là 53% .

Một cuộc thăm dò khác cho thấy: Cứ bốn người được phỏng vấn, thì ba người chấp thuận cho trai gái được đi lại với nhau sau khi ăn hỏi. Cứ 10 người thì có 8 người chấp thuận cho uống thuốc ngừa thai. Cứ 10 người thì 7 chấp thuận sự phá thai hợp pháp. Cứ 10 người thì 4 người cho rằng Giáo hoàng vấn sai lầm (30) .

Hans Kung cho rằng hàng Linh mục đã dần dần được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 6, chứ thời các Tông đồ chưa có.

Nhà văn Công Giáo Mỹ , Gay Wills, cho rằng: Công Giáo tuổi nhỏ của ông là tổng hợp của những câu kinh kệ; những cái đầu cúi theo nhịp chung; làm dấu; ca hát; làm phép rửa tội; làm dấu lúc ăn; lần chuỗi; xông hương; thắp nến; các bà dòng trong lớp lúc nghiêm, lúc khoan; các linh mục mặc đồ đen khi đi ngoài đường; mặc lộng lẫy khi hành lễ; thánh đường lúc sáng, lúc tối; lúc thì trang hoàng, bày biện; lúc thì trần trụi trống trơn, tùy theo nhịp điệu của các mùa lễ nghi; bày máng cỏ vào mùa Đông; mang màu tím vào tháng Hai trưng hoa huệ mùa xuân; xưng tội để nghe đe dọa và nghe an ủi v.v..

Nhà tâm lý học Gordon Alport cho rằng 9/10 Công Giáo Mỹ chỉ có cái vỏ Công Giáo, chỉ đạo đức ngoài mặt. Nghĩa là họ dùng đạo như cái bình phong đê che nay lối sống thực của họ, và họ có thiên kiến đối với người da đen và người Do Thái còn nhiều hơn các người vô tôn giáo. ông Eugene Kennedy cũng khen rằng trước kia, tức là trước Vatican II, người Công Giáo giữ cái đạo bên ngoài gồm lễ nghi, luật lệ, giáo điều. Sau Vatican II họ quay về cái tôn giáo nội tai tâm linh, cố đi tìm hiểu sâu xa về con người mình (33).

 

(xem tiếp )

 

bản điện tử của: http://chuyenluan.net/200703/SUY_NGHI_VE_TCG.pdf

Trang BS Nguyễn Văn Thọ