Đọc Bài Phỏng Vấn Của T/G Hữu Nguyên

Đấu Tố Một Tu Sĩ Phật Giáo Vì Cái "Bằng Khen"?

Hoàng Thục An

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgH/HgThucAn6.php

13-Apr-2015

LTS: Một người dân tài giỏi, làm những việc tốt, đem lại lợi ích tinh thần hay vật chất cho xã hội trong nước được chính quyền ca ngợi là một điều đáng mừng, và cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng có những người hậm hực dùng những từ ngữ như "quốc doanh" để chà đạp tất cả những việc tốt này, lại còn xem là có chính nghĩa, nên công bố vận động thêm người hưởng ứng. Trong lúc đó lại tôn vinh ca ngợi, hãnh diện, tự hào, khoe khoang khi có người Việt làm việc cho nước ngoài, được chính phủ nước ngoài ban thưởng, phát "bằng khen", hoặc phong thánh,... Quan niệm phản nghịch đối với quốc gia dân tộc như thế từ năm này sang năm khác đến thành chai mặt, không còn biết liêm sỉ là gì nữa. Nghĩ mãi không hiểu chữ "chính nghĩa" của họ viết như thế nào! (SH)

http://www.chuacuuthe.com/2014/08/petrus-truong-vinh-ky/

Linh mục Trần Lục và Pétrus Ký với huy chương đầy mình

_____________________

Subject: Re: y kien ???
From: "Hoang Thuc An" <hoangthucan@gmail.com>
Date: 4/13/15 12:56 pm

Bài viết/phỏng vấn của tác giả Hữu Nguyên thiếu khách quan, một nguyên tắc bất khả ly của nhà báo. Đọc từ trên xuống dười người ta thấy 50% nhắm vào mục đích đấu tố thầy Nhật Từ (NT) mà không có bằng chứng ngoài cái "bằng khen" của ông Dũng cũng như cờ búa liềm, cờ đỏ sao vàng, và là giáo phẩm thuộc GHPGVN... là những thứ hiển nhiên gần 100 triệu con người phải chịu - không có chọn lựa. Lấy cái hiển nhiên, cái bị bắt buộc, cái không được chọn lựa để lên án, kết tội... liệu có là công lý là lẽ phải? Xin hỏi tác giả, đặt mình vào trường hợp của thầy NT tác giả làm sao?


Ảnh thuvienhoasen.org

Trong khi sự thật về trình độ Phật học (kiến thức) thầy Nhật Từ là một trong những vị thầy trẻ sáng gía nhứt hiện nay kể cả ngoài nước chưa thấy 1 vị thầy nào sánh bằng. Những bài giảng do thầy thực hiện chưa bao giờ ra ngoài vòng Phật Pháp. Đáng quý hơn nữa  là với trí tuệ (do công phu tu hành mà có) của mình thầy đã giúp làm sáng tỏ thêm giá trị của Phật Pháp. Với lòng từ bi (do tu hành mà có) thầy đã giúp không biết bao nhiêu là đồng bào đáng giúp, ngay cả những người trong vòng lao lý. Thầy đã thành công lớn trong việc trao truyền chánh pháp đến với giới trí thức trẻ, là cảm hứng cho sinh viên trí thức Phật tử cả trong lẫn ngoài nước. Tại sao ta lại phớt lờ những giá trị thực nơi con người này ?

Trong nước, nhà cầm quyền không bao giờ ngưng lấy chính trị kiểm soát tôn giáo là chuyện hiển nhiên ai cũng biết cũng thấy rất rõ kể cả toàn bộ chư vị chức sắc từ cơ sở đến cao cấp trong GHPGVN mọi người đều biết rất rõ điều đó và mọi người đều không ngừng tìm cách tồn tại vì đồng bào, vì đạo pháp, vì văn hóa của cả dân tộc. Người Phật tử phải thấy được điều đó để yểm trợ.

Ngược lại, cái nhìn, tâm địa như tác giả, và rất rất nhiều BCH các tổ chức PG hải ngoại thể hiện qua bài báo này cho thấy họ cũng không khác gì CS. Cũng dùng chính trị ảnh hưởng lên tôn giáo. Chính trị CS, chính trị chống CS có khác gì nhau khi cả 2 đều dùng lợi dụng tôn giáo vì mục tiêu quyền lực?

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dõng dạc lên tiếng kêu gọi "tách rời chính trị ra khỏi tôn giáo"... ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội trong tận trái tim quyền lực của Nhà nước CHXHCNVN:

"Giáo quyền và chính quyền là hai lãnh vực riêng biệt không có quyền can thiệp vào nhau. Nhưng cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản. Vì vậy tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp, bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thoái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội.

Ngày xưa vua Lý Thái Tổ đã yểm trợ đạo Phật xây dựng cơ sở giáo hội, và thiền sư Vạn Hạnh đã chỉ bày thêm cho vua về các đường lối kinh tế, văn hóa, đạo đức và chính trị. Nhưng vua không chen vào để kiểm soát Phật giáo và thiền sư cũng không nhận trách vụ gì trong guồng máy chính trị. Nhà nước bảo đảm là từ nay các vị xuất gia sẽ không bị mời làm dân biểu quốc hội, trở nên thành viên hội đồng nhân dân các cấp và của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hoặc trở nên đảng viên của bất cứ một đảng phái chính trị nào.Xen vào lãnh vực chính trị như thế các vị xuất gia sẽ phạm giới, làm mất uy tín của giáo đoàn Phật giáo và cũng làm cho chính quyền mang tiếng là sử dụng những vị ấy để kiểm soát tôn giáo. Từ nay các vị xuất gia sẽ không còn nhận huân chương của chính quyền. Vị cao tăng nào làm cố vấn giỏi, đề nghị được những biện pháp cụ thể lợi nước lợi dân thì chỉ có quyền nhận một chiếc y màu tím như các vị cao tăng quốc sư đời trước. (Điểm thứ nhứt trong 7 điểm đề nghị của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trao tận tay Thủ tướng Phan Văn Khải ngày 25/3/2005 tại phủ thủ tướng Hà Nội - http://langmai.org/cong-tam-quan/thong-bach/bay-diem-de-nghi-cua-thien-su-nhat-hanh)."

Đây là bài học cho người làm chính trị và tôn giáo nếu không muốn bị phá sản.

hta.

 

---------- Forwarded message ----------

From: TCLAHAULA <tclahaula@yahoo.com>

Date: Monday, April 13, 2015

Subject: RE: Chùa Phật Đà QLD cấm cửa Sư Quốc Doanh!

Kính chuyển , xin tùy nghi phổ biến :

Chùa Phật Đà QLD Cấm Cửa Sư Quốc Doanh!

- HỮU NGUYÊN -

Phỏng vấn Ông Dương Văn Lộc, đại diện BCH Hội Phật Giáo VN/QLD và Ban Trị Sự Tu Viện Chùa Phật Đà QLD.

(SH - xem http://thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=142141)

Các bài của tác giả Hoàng Thục An


Trang Tôn Giáo