Chân Dung "Người Việt Quốc Gia"

Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN03.php

bản in mục lục đăng ngày 08 tháng 6, 2008

Toàn tập: Dàn bài

Chương 3: 1 2 3 4 5

CHƯƠNG 3

QUỐC KỲ VÀ QUỐC CA CỦA CÁC NƯỚC CHIẾN ĐẤU ĐỂ THOÁT RA KHỎI MỘT CHẾ ĐỘ BẠO NGƯỢC

Trước khi đi sâu vào đề tài của chương sách này, thiết tưởng cần phải thấu hiểu rõ cờ hiệu hay quốc kỳ của một quốc gia và một vài loại chế độ bạo ngược trong quá khứ.

1.- Quốc kỳ của một quốc gia:

Quốc kỳ (national drapeau) hay quốc huy là cờ hiệu của một quốc gia. Một quốc gia độc lập và thống nhất thì chỉ có một là quốc kỳ là cờ hiệu. Trong những quốc gia bị phân hóa thành nhiều tiểu quốc, mỗi tiểu quốc có một lá cờ hiệu riêng. Trước khi đất nước được thống nhất, nước Đức có cả hơn ba mươi tiểu quốc và mỗi tiểu quốc có lá cờ hiệu riêng. Tương tự như vậy, trước khi được thống nhất vào năm 1871, nước Ý có nhiều tiểu quốc, mỗi tiểu quốc có một lá cờ hiệu riêng. Riêng các tiểu quốc nằm dưới quyền trực trị của Vatican (papal states) dùng cờ Vatican là cờ hiệu, giống như Nam Kỳ trong thời Liên Minh Pháp – Vatican đô hộ dùng cờ Pháp làm cờ hiệu. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, các nước Đức, Triều Tiên và Việt Nam bị chia ra làm hai miền khác nhau và mỗi miền có một lá cờ hiệu riêng.

2.- Một vài loại chế độ bạo ngược trong quá khứ:

Đó là các chế độ:

a.- Quân chủ trung ương tập quyền.

b.- Độc tài toàn tri như Đức Quốc Xã, Phát Xít Ý, Quân Phiệt Nhật, Cộng Sản Nga.

c.- Các chế độ của các đế quốc xâm lược hay liên minh đế quốc xâm lược tại các thuộc địa như Indonessia dưới ách thống trị của Hòa Lan từ thế kỷ 16 đến năm 1948, India, Miến Điện Mã Lai, Tích Lan dưới ách thống trị của Đế Quốc Anh từ thế kỷ 18, Châu Mỹ La-tinh dưới ách thống trị của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Tây Ban – Nha từ đầu và giữa thế kỳ 16 cho đến gần giữa thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Phi Luật Tân đưới ách thống trị cua Tây Ban Nha đến năm 1898 và dưới ách thống trị của Hoa Kỳ cho đến năm 1946, Đông Dương dưới ách thống trị của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican từ giữa thế kỷ 19 cho đến năm 1945.

d.- Các chế độ đạo phiệt Hồi Giáo như các nước theo đạo Hồi ở Trung Đông từ thế kỷ 7 cho đến ngày nay.

e.- Chế độ đạo phiệt Ca-tô, vốn là chủ trương của Tòa Thánh Vatican (cơ quan đầu não của Giáo Hội La Mã) đã được triệt để thi hành suốt trong chiều dài lịch sử nhân loại từ thế kỷ thứ 4 và vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay nếu tín đồ Ca-tô có cơ hội nhẩy lên nắm chính quyền: Chế độ chính trị ác ôn này đã hoành hành ở Âu Châu suốt trong thời trung cổ và điển hình trong thời cận và hiện đại là các chế độ đạo phiệt Ca-tô dưới quyền lãnh đạo của tên bạo chúa Ante Pavelich ở Croatia trong những năm 1941-1945, chế độ đạo phiệt Ca-tô dưới quyền thống trị của tên bạo chúa Lý Thừa Vãn ở Nam Hàn trong những năm 1948-1960, chế độ đạo phiệt Ca-tô của anh em bạo Chúa Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963, chế độ đạo phiệt Ca-tô dưới quyền cai trị in của tên bạo Chúa Ferdinand Marcos ở Phi Luật Tân trong những năm 1965-1986. và chế độ đạo phiệt Ca-tô của tên bạo chúa Giám Mục Augustin Misago ở Rwanda (Phi Châu) trong mấy tháng giữa năm 1994.

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA QUỐC KỲ CỦA CÁC NƯỚC VÙNG LÊN ĐÁNH ĐUỔI NGOẠI CƯỜNG XÂM LĂNG

HAY KHỬ DIỆT MỘT CHẾ ĐỘ BẠO TRỊ

Ngày nay, trên thế giới có tới trên dưới 200 quốc gia. Trong số các quốc gia này, có rất nhiều quốc gia đã phải chiến đấu bằng vũ lực để thoát khỏi ách thống trị của quân cướp ngoại thù như nhân dân Bắc Mỹ, nhân dân Việt Nam, nhân dân Algeria, v.v…, và nhiều quốc gia đã phải trải xương đổ máu để chống lại chế độ đạo phiệt Ca-tô tham tàn như nhân dân các nước Pháp, Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Cuba, Việt Nam, Rwanda, v.v… Nói chung, tất cả chế độ cai trị của các đế quốc thực dân xâm lược tại các thuộc địa và tất cả các chế độ đạo phiệt (độc tài tôn giáo) đều có cái bản chất tham tàn và bạo ngược. Do đó những lá cờ của nhân dân các quốc gia phải đổ máu để đạp đổ các chế độ tàn ngược này đều có những đặc tính:

1.- Được cho ra đời vào một thời điểm trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt.

2.- Biểu tượng cho lý tưởng mà họ đang theo đuổi

3.- Là hình ảnh của những biện pháp mạnh để khử diệt tận gốc tất cả những tàn dư và tàn tích của chế độ cũ.

4.- Là hình ảnh của những biện pháp đổi mới với chính sách giáo dục tự do khai phóng và đại chúng để nâng cao dân trí

(xem các bài tiếp trong Chương ba:) 1 2 3 4 5


Phụ Lục

So Sánh Với Quốc Ca Mỹ Để Biến Tấu Quốc Ca Việt Nam Là Một Sự Bao Biện Của Những Tư Tưởng Nô Lệ

Nguyễn Minh Tâm

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuP/PhanHDuy_02.php

 


Trang Nguyễn Mạnh Quang