●   Bản rời    

Khủng Bố ISIS - Nguyên Nhân Và Hậu Quả

Khủng Bố ISIS

Nguyên Nhân Và Hậu Quả

Duyên Sinh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgD/Duyensinh12.php

08-Apr-2015

...Mỹ có thể chinh phục ISIS rất dễ dàng bằng cách trút hàng ngàn tấn bom lên đầu lên cổ họ, buộc họ khuất phục bằng quyền lực của kẻ mạnh, nhưng Mỹ cũng nên nhớ làm như vậy là gở cái ách mối thù truyền kiếp giữa Ca-tô giáo và Hồi giáo đang ở trên cổ của Vatican, để máng lên cổ của chính mình và cổ của nhân dân Mỹ, và cũng để trường kỳ kháng chiến với Hồi giáo! (DS)

 

▪ Càng Chống ISIS, ISIS Càng Sinh Ra Nhiều Hơn?

Giữa thập niên 1960, Thầy Nhất Hạnh tới New York, vận động chấm dứt chiến tranh Việt Nam do lời mời của đại học Cornell. Trong chuyến đi này, Thầy đã trở thành nhà du thuyết hòa bình trên khắp thế giới. Giáo sư Trần Chung Ngọc có tóm tắt một đoạn trong sách của Stephen Batchelor, viết về chuyến du thuyết hòa bình khắp thế giới của Thầy Nhất Hạnh:

[…Vào tháng năm, 1966, một vị tăng Việt Nam 39 tuổi, Thích Nhất Hạnh, tới Hoa Kỳ, bề ngoài có vẻ là để giảng về “Sự phục sinh của Phật Giáo Việt Nam” tại đại học Cornell. Mục đích thực sự của chuyến đi sang thăm viếng Hoa Kỳ là nói cho người dân Mỹ biết về những sự đau khổ của đồng bào ông. Hội Ái Hữu Hòa Giải gốc Ki Tô đã tổ chức một chuyến xuất ngoại 3 tuần lễ cho ông. Nhưng những thư mời ông tiếp tục gửi đến, và chuyến xuất ngoại kéo dài 3 tháng, sang cả Âu Châu, không chỉ ở Mỹ. Ở Mỹ, ông đã gặp nhiều lãnh tụ tôn giáo và chính trị... Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara đã kéo dài cuộc tiếp kiến để nghe kỹ hơn những điều mà ông muốn nói. Trong một cuộc họp báo chung, Martin Luther King đánh đồng sự tranh đấu của người da đen với sự tranh đấu của các Phật tử ở Việt Nam, và năm sau đã đề nghị trao giải Nobel về hòa bình cho Thầy Nhất Hạnh. Cuộc du thuyết ở Âu Châu cuối cùng đã dẫn đến cuộc hội kiến với Giáo Hoàng Paul VI ngày 16 tháng 7 trong đó vị tăng sĩ Phật Giáo đã thúc giục Giáo Hoàng khuyến khích các tín đồ Công giáo ở Việt Nam hãy cùng với các Phật tử tranh đấu cho hòa bình. Đi đến đâu, nơi đó cử toạ cũng cảm thấy mình tầm thường và mủi lòng trước một vị sư mảnh dẻ, từ ái, nói lên tiếng nói của quần chúng không nói lên được tiếng nói của mình, trong đất nước đau khổ của ông ta. Thích Nhất Hạnh và những hoạt động viên Phật Giáo cùng tranh đấu với ông không về phe Cộng Sản ở miền Bắc, cũng không về phe chống Cộng ở miền Nam. Họ cũng không nuôi dưỡng một tham vọng nào về quyền lực chính trị cho chính họ. Họ tìm kiếm sự hiểu biết thay vì sự xung đột. Nhưng nhất là họ nói thay cho hàng triệu nông dân mà những sự khác biệt về ý thức hệ thật là vô nghĩa, đối với những người này chiến tranh chỉ mang lại tàn phá, khủng khiếp và chết chóc.][28]

Sau khi đọc bản thảo “Vietnam: Lotus in a Sea of Fire”, Thomas Merton viết trong lời tựa:

[…Sự chính yếu của thông điệp mà chúng ta đang nhận là: “Nếu bạn càng tiếp tục chống Cộng lâu hơn bằng cách bạn đang chống, bạn càng tạo ra nhiều người Cộng Sản hơn. Bạn sẽ tạo ra Cộng Sản, không những chỉ ở Việt Nam, mà trên toàn châu Á, châu Phi, và châu Mỹ Latin. Không lo xa ắc có buồn gần?][29]

Chống khủng bố cũng vậy. Càng chống khủng bố, khủng bố càng lớn mạnh hơn, chứng tỏ có một cái gì sai! Tìm ra cái gì sai sẽ phải là ưu tiên trong việc chống khủng bố. Những người Tây Phương thường có khuyết điểm trong việc tìm kiếm nguyên nhân và hậu quả. Nếu chống khủng bố mà không hiểu hoặc không dám nói lên nguyên nhân thật sự của khủng bố, thì việc chống khủng bố chỉ là lấy sức mạnh để đàn áp kẻ yếu. Chống như vậy, khủng bố có thể bị tiêu diệt nhất thời, nhưng khủng bố sẽ sống lại và sẽ phát triển mạnh hơn khi thuận tiện. Thực tế, khủng bố không phải bắt đầu từ khi ISIS cắt đầu James Foley tháng 8 năm 2014. Hoặc kể từ khi Saddam Hussein bị treo cổ năm 2003. Hoặc từ khi khủng bố cướp các máy bay, đâm đầu vào hai tòa binh đinh tại New York ngày 11 tháng 9 năm 2001 (biến cố 9-11)… Mà nó đã bắt đầu từ lâu. Để tìm ra nguyên nhân thật sự, tóm lược lịch sử thành hình Kuwait là cần thiết. Thiếu yếu tố lịch sử, người ta sẽ trở thành đoạn kiến, chỉ thấy có một phần của sự thật.

▪ Sơ Lược Lịch Sử Hình Thành Của Kuwait Trên Vịnh Ba Tư

Kuwait, từ bấy lâu nay, đã là một trong những điểm nóng trong các cuộc tranh chấp quốc tế. Tranh chấp có thể là bất đồng về tôn giáo giữa Hồi Giáo và Ca-tô giáo; giữa các dân tộc nhược tiểu và các đế quốc thuộc địa trước Thế Chiến II… Thuở xa xưa, vào thời điểm năm 224, Kuwait thuộc quyền cai trị của đế quốc Sassanid. Đế quốc Sassanid[1] (còn được gọi là Neo-Persian Empire) là một đế quốc tôn giáo có trước Hồi giáo và Ca-tô giáo. Một phần cư dân của đế quốc Sassanid ngày nay là người Iran. Dưới quyền cai trị của đế quốc Sassanid, Kuwait có tên là Meshan. Một cái tên khác của Meshan là vương quốc Characene. Tại hải cảng Shuwaikh Port trong khu vực Kuwait City, người ta đã phát hiện được tháp tĩnh lặng Sassanid. Tháp tĩnh lặng Sassanid là di tích của một tôn giáo cổ có lối tu giống như thiền định Hindu.

Năm 636, di tích của trận Chains (Battle of Chains)[2] giữa đế quốc Sassanid và Rashidun Caliphate[3] để mở rộng Hồi Giáo, đã được tìm thấy gần thị trấn Kazma (Caliphate là một mô thức chính quyền Hồi giáo dưới sự hướng dẫn của một “Caliph.” Caliph là danh hiệu của bốn đệ tử đầu tiên, và Rashidun là tên của một trong bốn đệ tử đầu tiên của giáo chủ Muhammad). Sau cuộc chiến thắng của Rashidun, Kuwait trở thành một thị trấn Hồi giáo. Trong suốt thế kỷ thứ VII, Kuwait được coi là một khu vực mầu mỡ với quân Hồi giáo luôn trú đóng vì lý do chiến lược. Sang thế kỷ thứ IX, Kuwait thay đổi từ vị trí chiến lược trở thành trạm kinh doanh. Thị trấn Kazima trong thời gian này là điểm dừng chân của các đoàn lữ hành đến từ Ba Tư và Mesopotamia trên đường đi đến bán đảo Ả Rập. Giữa thế kỷ thứ V và thứ XIII, Kuwait là một phần của tỉnh giáo hội Mayêan, đô thị của tỉnh Prut, nằm gần một nơi mà ngày nay gọi là Basra, thuộc chủ quyền của quốc vương Hồi giáo Al-Hirah[4], Iraq.

Năm 1521, Kuwait bị Ca-tô giáo Bồ Đào Nha chiếm đóng. Trong những năm cuối thế của kỷ thứ XVI, Bồ Đào Nha xây khu định cư phòng thủ mới tại Kuwait, tuy nhiên chiến tranh Trung Âu 30 năm đã làm liên minh Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Vatican… bị liên minh Anh, Pháp, Tin Lành, Hồi, Ottoman… đánh bại và bị biến mất trên chính trường Âu châu. Sau khi Bồ Đào Nha và Vatican rút lui khỏi Kuwait năm 1613, Kuwait được thành lập trở lại theo mô thức hiện đại. Kuwait City mới được đặt dưới quyền cai trị của gia tộc Bani Khalid[5], người đã xây các làng đánh cá trong vịnh Kuwait. Năm 1650, các thị tộc Bani Utubs[6] cũng đến Kuwait. Từ thế kỷ thứ XVI, các thị tộc Bani Utubs từ Najd di cư tới Basra, họ chiếm 2.000 ngôi nhà. Họ là một nhóm mạnh sở hữu hơn 150 tàu thương mại và vận chuyển hàng hóa cho thương nhân Basra.

Thế kỷ thứ XVIII, Kuwait bắt đầu thịnh vượng và trở thành trung tâm thương mại, chủ yếu vận chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ, Muscat, Baghdad và Arabia. Giữa thập niên 1700, Kuwait phát triển thành tuyến đường thương mại quan trọng từ Vịnh Ba Tư đến Aleppo. Trong cuộc bao vây Basra của Ba Tư (1775-1779), các thương gia Iraq tị nạn tại Kuwait là một phần nhân lực trong việc đóng thuyền và kinh doanh. Kết quả, thương mại và hàng hải Kuwait bùng phát. Trong thời gian này, các tuyến đường thương mại nối liền Ấn Độ với Baghdad, Aleppo, Smyrna và Constantinople[7] được chuyển hướng tới Kuwait. Công ty Đông Ấn chuyển hướng đến Kuwait từ năm 1792. Công ty này bảo đảm các tuyến đường biển giữa Kuwait, Ấn Độ, và các vùng bờ biển phía Đông châu Phi. Sau khi người Ba Tư rút khỏi Basra năm 1779, Kuwait tiếp tục thu hút thương mại Basra. Sự thu hút nhiều thương gia hàng đầu Basra ra khỏi Basra đóng một vai trò quan trọng trong việc làm trì trệ thương mại Basra vào thập niên 1850.

Bất ổn chính trị trong khu vực; bất ổn của Basra; nơi trú ẩn của các thương gia trốn thoát sự hành quyết của chánh quyền Ottoman; trung tâm đóng thuyền đi biển nổi tiếng trên Ấn Độ Dương; nơi nổi danh là các thủy thủ tốt nhất trong vùng Vịnh Ba Tư, v. v… Tất cả những thứ đó đã làm cho người ta phải từ bỏ những vùng bất ổn lân cận để quy tụ về Kuwait, giúp cho sự thịnh vượng của Kuwait trong nửa phần sau của thế kỷ thứ XVIII. Sang thế kỷ thứ XIX, Kuwait trở nên trung tâm thương mại ngựa. Ngựa thường xuyên được vận chuyển bằng đường biển từ Kuwait để đi rất nhiều nơi… Vào giữa thế kỷ XIX, mỗi năm Kuwait xuất khẩu trung bình 800 con ngựa bán sang Ấn Độ. Sang thế kỷ XX, Kuwait được mệnh danh là “thủ đô Marseilles của vùng Vịnh” vì Kuwait đã thu hút một lượng lớn người tới đầu tư. Chỉ trong một năm may mắn, doanh thương thu nhập của một người Kuwait có thể lên đến hơn 100.000 riyal. Thống đốc Basra coi doanh thương thu nhập hàng năm của người Kuwait là một con số kinh ngạc.

Thập niên 1870, Hồi giáo Ottoman tái khẳng định sự hiện diện của họ ở vùng Vịnh Ba Tư với dự tính can thiệp quân sự vào Kuwait năm 1871, nhưng đã bỏ dỡ vì Kuwait có nổi loạn. Ottoman bị phá sản và các ngân hàng Âu châu dành quyền kiểm soát ngân sách Ottoman năm 1881. Thu nhập bổ sung được yêu cầu từ Kuwait và từ bán đảo Ả Rập. Midhat Pasha, thống đốc Iraq yêu cầu Kuwait đặt dưới quyền điều hành của Ottoman. Gia đình Al-Sabah thì tìm sự liên kết với văn phòng ngoại giao Anh. Dưới triều đại Abdullah II Al-Sabah, Kuwait theo đuổi chính sách thân đế quốc Ottoman, chính thức dùng danh hiệu tỉnh trưởng Ottoman. Mối quan hệ này đã đưa đến sự can thiệp của Ottoman vào luật lệ của người Kuwait. Tháng 5 năm 1896, Shaikh[8] Muhammad Al-Sabah[9] bị ám sát bởi một người anh em là Mubarak, người mà đầu năm 1897, đã được công nhận bởi các quốc vương (sultan) Ottoman, là “provincial sub-governor” thường được gọi là “qaimmaqam” (phó tỉnh trưởng) Kuwait.

Chiếm đoạt ngai vàng bằng cách giết người, đã làm cho Mubarak phải rời bỏ các đồng minh cũ của người anh em của Al-Sabah như là một mối đe dọa, đặc biệt là khi các đối thủ của Mubarak dành được sự ủng hộ của Ottoman. Tháng Bảy cùng năm, Mubarak mời Anh triển khai các tàu chiến dọc theo bờ biển Kuwait. Anh thấy Mubarak có khát vọng liên minh quân sự như là một cơ hội để chống lại ảnh hưởng của Đức trong khu vực, vì vậy Anh đã đồng ý. Điều này dẫn đến cái gọi là cuộc khủng hoảng Kuwait lần thứ nhất. Trong cuộc khủng hoảng này, Ottoman đã yêu cầu Anh dừng lại, không nên can thiệp quá sâu vào nội bộ của Ottoman. Tuy nhiên, cuối cùng chính Ottoman phải dừng lại vì Ottoman bị phá sản tiền tệ tại Âu châu.

Tháng Giêng năm 1899, Mubarak ký một thỏa thuận với người Anh, cam kết sẽ không bao giờ nhượng lãnh thổ Kuwait, cũng không nhận đại diện của bất cứ thế lực nước ngoài mà không có sự đồng ý của Anh. Mubarak cũng giao cho Anh kiểm soát đối ngoại của Kuwait; giao cho Anh trách nhiệm an ninh quốc gia Kuwait. Đổi lại, Anh trợ cấp hàng năm 15.000 rupee Ấn Độ (£1,500) cho gia đình Mubarak. Năm 1911, Mubarak tăng thuế, do đó, ba nhà kinh doanh giàu có Ibrahim Al-Mudhaf, Helal Al-Mutairi, và Shamlan Ali bin Saif Al-Roumi (anh trai của Hussain Ali bin Saif Al-Roumi), dẫn đầu cuộc biểu tình chống Mubarak bằng cách làm cho Bahrain trở thành điểm thương mại chính của họ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Kuwait. Tuy nhiên, Mubarak đã đến Bahrain xin lỗi, và ba nhà doanh thương đã trở lại Kuwait. Năm 1915, Mubarak chết, con trai là Jaber II Al-Sabah[10] lên thay, cai trị Kuwait chỉ hơn một năm rồi chết năm 1917. Anh trai là Sheikh Salim Al-Mubarak Al-Sabah[11] lên kế nhiệm.

Mặc dù Kuwait mong muốn độc lập hoặc dưới sự cai trị của Anh, hiệp ước Anglo-Ottoman năm 1913, Anh đồng ý với Ottoman xác định Kuwait chỉ là một “Caza” tự trị của Ottoman, và các Shaikhs sẽ không lãnh đạo đòi độc lập, mà chỉ là các phó tỉnh trưởng (qaimmaqams) của Ottoman. Hội nghị đã phán quyết rằng Shaikh Mubarak có thẩm quyền trên một khu vực mở rộng bán kính 80 km từ trung tâm thủ đô. Khu vực này được đánh dấu bằng một vòng tròn màu đỏ và có các quần đảo Auhah, Bubiyan, Failaka, Kubbar, Mashian, Warba, và Minnesota. Một vòng tròn màu xanh lá cây được chỉ định một khu vực mở rộng bán kính ra thêm 100 km, trong đó các “qaimmaqam” được ủy quyền thu thuế do cống nạp từ các cư dân bản địa.

Thập niên đầu của thế kỷ thứ XX, Kuwait tạo thành một tầng lớp trưởng giả: các gia đình giàu có nhờ kinh doanh đã liên kết với nhau qua hôn nhân vì lợi ích kinh tế chung. Họ là tầng lớp định cư lâu dài, gồm các gia đình Hồi giáo Sunni, phần lớn có gốc rễ từ 30 gia tộc Bani Utubi. Một số khác là các thương buôn đường dài đi Ấn Độ, Phi châu, và Âu châu… Các thợ đóng tàu biển, hoặc các thương gia buôn bán ngọc trai. Du khách Tây Phương cũng lưu ý tầng lớp giàu có đã sớm sử dụng hệ thống văn phòng và văn hóa Âu châu như máy chữ, họ thường tham gia vào các thương mại lớn. Giá trị tài sản của các đại thương gia nổi tiếng, như Al-Ghanim và Al-Hamad, trị giá hàng triệu Mỹ kim trước năm 1940. Trong thời gian nầy, kinh tế Kuwait bị giảm một cách đáng kể, chủ yếu do phong toả thương mại và suy thoái kinh tế thế giới. Trước khi Mary Bruins Allison[12] tới thăm vào năm 1934, Kuwait đã đánh mất sự nổi bật nền kinh tế thương mại đường dài. Trong Thế Chiến I, Anh áp đặt phong toả thương mại Kuwait vì Kuwait ủng hộ Ottoman. Sự phong toả đã gây thiệt hại nặng nề kinh tế Kuwait.

Đại Khủng Hoảng Kinh Tế (The Great Depression) ảnh hưởng tiêu cực nền kinh tế Kuwait vào cuối thập niên 1920. Thương mại với quốc tế là một trong những nguồn thu mua chính trước khi có dầu hỏa, chủ yếu là mua đi bán lại. Khi nhu cầu hàng hóa Ấn Độ và Phi châu suy giảm, kinh tế Kuwait bị tổn thương. Sự suy giảm thương mại quốc tế dẫn đến sự gia tăng buôn lậu vàng do tàu đi Ấn Độ. Một số thương gia trở nên giàu có nhờ buôn lậu vàng với Ấn Độ.

Công nghiệp ngọc trai của Kuwait sụp đổ do kết quả suy thoái kinh tế trên toàn thế giới. Ở một thời điểm, ngành công nghiệp ngọc trai của Kuwait dẫn đầu thị trường sang trọng thế giới, họ thường gửi đi từ 750 tới 800 tàu để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp thượng lưu Âu châu xa xỉ ngọc trai. Khi kính tế suy thoái, nhu cầu ngọc trai biến mất. Phát minh của Nhật Bản nuôi ngọc trai cũng góp thêm phần làm sụp đổ công nghiệp ngọc trai của Kuwait.

Sau Chiến Tranh Kuwait–Najd[13] (1919-1920), Ibn Saud[14] phong toả thương mại Kuwait (1923-1937). Mục tiêu khinh tế và quân sự Saudi tấn công Kuwait là để sát nhập càng nhiều càng tốt lãnh thổ Kuwait. Tại hội nghị Uqair năm 1922, ranh giới giữa Kuwait và Najd đã được thiết lập. Kuwait đã không có đại diện tại hội nghị Uqair. Ibn Saudi thuyết phục Sir Percy Cox[15] cắt cho ông hai phần ba lãnh thổ Kuwait, do đó hơn một nửa Kuwait bị mất. Sau hội nghị Uqair, kinh tế Kuwait vẫn bị Ả Rập phong toả, và liên tục bị Saudi đánh phá. Một số các thương gia nổi tiếng rời Kuwait đầu thập niên 1930 do kinh tế khó khăn. Tại thời điểm phát hiện dầu hỏa năm 1937, hầu hết cư dân Kuwait đều lâm vào hoàn cảnh nghèo khó.

Sự cai trị của gia đình Al Sabah vẫn hạn chế cho đến thập niên 1930. Vì nhờ nguồn thu nhập chính tại Kuwait, nhiều người đã di cư từ Basra tới Kuwait để tiếp tục kinh doanh. Một trong những thương gia nổi tiếng, Hussain Al-Roumi, là nhà lãnh đạo thương mại biển trong khu vực, duy trì nền kinh tế trong nhiều thập kỷ trước khi phát hiện dầu hỏa. Các thương gia chuyên kiểm soát về thương mại và nhập khẩu, trách nhiệm nâng đỡ các Shaikhs. Bởi vì sự giàu có định hình của các thương gia này được dung nạp bởi Shaikhs, và người Anh chỉ can thiệp khi lợi ích của họ bị đe dọa. Ly khai là một chiến thuật, một ly khai lớn có thể làm giảm sức mạnh kinh tế khu vực, tạo ra một nơi trú ẩn cho bất đồng chính kiến trong tương lai.

Al Sabah trở thành hoàng gia Kuwait năm 1938. Một trong những truyền thống kể rằng quyền lực chính trị đã đến các Sabahs như là một phần của thỏa thuận năm 1890. Gia đình thương gia tập trung vào thương mại trong khi House of Sabah[16] và gia đình Kuwait đáng chú ý khác được bảo vệ bên trong bức tường Kuwait. Người được chọn làm một Sabah, là Sabah I bin Jaber[17]. Ngoại giao của Sabah có thể rất quan trọng so với các bộ tộc láng giềng. Lựa chọn này có thể đã xảy ra năm 1756.

▪ Từ Chiến Tranh Kuwait-Najd (1919-1920) Tới Khám Phá Dầu Hỏa (1937)

Chiến tranh Kuwait-Najd nổ ra do hậu quả của Thế Chiến I. Sau Thế Chiến I, đế quốc Hồi giáo Ottoman bị đánh bại và hiệu lực của hòa ước Anglo-Ottoman chấm dứt. Khoảng trống quyền lực để lại bởi sự sụp đổ của Ottoman làm sắc bén thêm cuộc xung đột giữa Kuwait và Najd[18] (Ikhwan[19]). Cuộc chiến dẫn đến xung đột biên giới thường xuyên trong suốt hai năm (1919-1920), nhất là trận Jahra (Battle of Jahra)[20]. Jahra là trận chiến xảy ra giữa Kuwait và Najd, phía tây thành phố Kuwait ngày 10 tháng 10 năm 1920. Người đang cai trị Kuwait lúc đó là Salim Al-Mubarak Al-Sabah[21] và Ikhwan Wahhabi, môn đệ của Ibn Saud of Saudi Arabia[22], vua Saudi Arabia. Một lực lượng 4.000 quân Saudi Ikhwan, dẫn đầu bởi Faisal Al-Dawish[23], tấn công Pháo đài Kuwait Red Fort. Pháo đài này lúc đó được bảo vệ bởi 2.000 quân Kuwait. Số lượng quân của Kuwait lúc này đã vượt trội số lượng quân Ikhwan của Najd.

Để đối phó với các cuộc tấn công khác của Bedouin, Cao ủy Anh ở Baghdad, Sir Percy Cox, áp đặt nghị định Uqair Protocol of 1922[24], xác định ranh giới giữa Iraq, Kuwait và Nejd. Ngày 1 tháng Tư năm 1923, Shaikh Ahmad al-Sabah[25] viết thư cho Cơ Quan Chính Trị Kuwait là thiếu tá John More: “Tôi vẫn không biết gì về biên giới giữa Iraq và Kuwait, tôi sẽ hân hạnh nếu ông vui lòng cho tôi biết những thông tin tức này. Hơn nữa, sau khi được biết al-Sabah tuyên bố đường màu xanh bên ngoài hòa ước Anglo-Ottoman, sẽ gởi thông tin đến SirPercy”. Sự thật là như vậy, lúc đó chưa có ranh giới giữa Kuwait và Iraq.

Ngày 19 tháng Tư năm 1923, Sir Percy nói chính phủ Anh công nhận các dòng bên ngoài của công ước, được coi như là biên giới giữa Iraq và Kuwait. Quyết định này đã hạn chế sự ra vào của Iraq trong Vịnh Ba Tư 58 km từ bờ biển, nơi đó chủ yếu là đầm lầy và biển cạn. Điều này sẽ gây khó khăn cho Iraq lập một đội hải quân (lãnh thổ không bao gồm bất cứ cảng nước sâu nào), Vua Faisal I[26] của Iraq (người mà Anh cài vào chính quyền làm một quốc vương bù nhìn) đã không đồng ý. Tuy nhiên vì bị Anh bắt buộc, ông không còn có thể làm gì khác. Tháng 8 năm 1932, Iraq và Kuwait phải chính thức phê chuẩn và công nhận.

Năm 1913, Kuwait được công nhận là một tỉnh riêng biệt của Iraq và được trao quyền tự chủ dưới sự chủ tể của Ottoman trong dự thảo nghị quyết Anglo-Ottoman. Tuy nhiên nghị quyết đã không được ký kết trước khi Thế Chiến I bùng nổ. Ranh giới đã được duyệt xét lại với một biên bản do cao ủy Anh gởi cho Iraq vào năm 1923, đã trở thành cơ sở cho ranh giới phía bắc Kuwait. Ứng dụng của Iraq năm 1932 với các Liên Minh Quốc Gia (League of Nations) bao gồm thông tin về ranh giới Kuwait, thành lập năm 1923, đã được chấp nhận.

Năm 1937, Mười lăm năm phong toả thương mại Kuwait cuối cùng được tháo gở, và một lượng lớn dầu hỏa của Kuwait cũng được phát hiện bởi công ty dầu khí Anh-Mỹ (Kuwait Oil Company). Việc thăm dò dầu hoả của công ty này lại bị trì hoãn cho đến khi Thế Chiến II chấm dứt, và việc sử dụng dầu hỏa Kuwait chỉ mới bắt đầu từ năm 1951.

Giữa Thế Chiến II và năm 1948, phần đông người Kuwait vẫn còn nghèo. Chỉ vài năm sau khi Thế Chiến II kết thúc, việc thăm dò dầu hoả cuối cùng mới bắt đầu trở lại. Năm 1951, có một chương trình công tác công cộng đã giúp người Kuwait hưởng thụ một mức sống tốt hơn. Năm 1952, Kuwait đã trở thành quốc gia xuất khẩu dầu hỏa lớn nhất trong Vịnh Ba Tư. Sự tăng trưởng khổng lồ này đã thu hút nhiều lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động từ Ấn Độ.

▪ Những Nội Kết Phương Tây Đã Để Lại Trong Tâm Thức Của Người Iraq

Thành thật mà nói, các phong trào ra đi tìm thuộc địa của các quốc gia Tây Phương đã để lại rất nhiều ấn tượng không đẹp trong tâm trí của nhiều dân tộc trên thế giới, như người Á châu, người thổ dân da đỏ Mỹ châu, người da đen Phi châu, người thổ dân Úc châu, người Trung Đông… Tôn giáo cũng vậy, tôn giáo cũng để lại rất nhiều ấn tượng cho rất nhiều dân tộc trên thế giới, nhiều ấn tượng từ một tôn giáo đến các tôn giáo khác.

Ấn tượng trong Phật giáo được gọi là “nội kết” hoặc thành kiến. Nội kết là sự cô đọng thành khối bên trong tâm thức. Mỗi khi gặp một trường hợp tương xứng, bạn sẽ mang khối nội kết từ tâm thức của bạn ra để so sánh với trường hợp tương xứng mà bạn đang gặp phải. 

Khối nội kết cũng có thể được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Thí dụ, bạn không có cảm tình với cách ăn mặc của người phụ nữ Hồi giáo, mặc dầu cách ăn mặc đó không gây tổn hại cho bạn, và bạn cũng hiểu đó là quyền tự do của mỗi người.

Bạn có thể tìm thấy hiện tượng bạn không thích cách ăn mặc của một phụ nữ Hồi giáo đến từ nội kết của bạn, mà bạn không biết nó đã đóng thành khối trong tâm bạn từ lúc nào.

Xuyên qua lịch sử thành hình Kuwait, người Iraq có thể có rất nhiều nội kết với người Tây Phương, góp phần tạo thành khủng bố ISIS, mặc dù đó không phải là nguyên nhân chính.

● Nội kết về một lịch sử bất bình đẳng:

Lịch sử thành hình Kuwait có thể gây nội kết với người dân Iraq vì Mubarak đã bị Anh mua chuộc để đóng vai một quốc vương “bù nhìn” của Kuwait từ tháng Giêng năm 1899 sau khi Mubarak ký một thỏa thuận với Anh, cam kết sẽ không bao giờ nhượng lãnh thổ Kuwait, cũng không nhận đại diện của bất cứ thế lực nước ngoài, mà không có sự đồng ý của Anh.

Về bản chất, người Iraq có thể nhận thấy Mubarak làm “bù nhìn” cho Anh; giao quyền kiểm soát đối ngoại và trách nhiệm an ninh quốc gia Kuwait cho Anh, để đổi lấy hàng năm 15.000 rupee Ấn Độ. Người dân Iraq sẽ gìn giữ hình ảnh này trong tâm, và truyền đạt tới con cháu. Họ sẽ nghĩ Kuwait là một phần lãnh thổ của Iraq, bị Mubarak bán cho ngoại bang.

Dựa vào hiệp ước Anglo-Ottoman năm 1913 mà Anh đã đồng ý ký với Ottoman để xác định Kuwait là một “Caza” tự trị của Ottoman, và các Shaikhs sẽ không lãnh đạo đòi độc lập, họ chỉ là các phó tỉnh trưởng (qaimmaqams) của chính phủ Ottoman. Khi Hồi giáo Ottoman sụp đổ, Kuwait được trả lại cho Iraq có vẻ hợp lý hơn là được biến thành một quốc gia độc lập.

Dưới con mắt của Iraq, Iraq sẽ nghĩ các cường quốc đã mua chuộc một toán người Iraq thiểu số sống trên giếng dầu hỏa của họ tại Kuwait. Những người này được các cường quốc nuôi dưỡng và bảo vệ. Được đặc ân giàu có, để giúp ngoại bang đè lên đầu lên cổ của họ.

● Nội kết về một hình thể địa lý bị áp bức:

Iraq được bao bọc chung quanh bởi các quốc gia Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Jordan, Saudi Arabia, và Kuwait. Chỉ có một cửa nhỏ giữa Kuwait và Iran, mà người Iraq có thể đi ra biển. Tuy nhiên biển này là một biển cạn và đầm lầy… phải đi ra khơi 58km mới tới được biển sâu. Tình trạng này làm cho Iraq giống như một cái bình đựng nước, mà Kuwait là cái nắp bình. Hơn nữa, biển cạn cũng không cho phép Iraq thành lập một đội hải quân một cách dễ dàng. Người Iraq giống như những con cá sống trong rọ. Tình trạng này sẽ gây bực tức cho họ.

▪ Các Cuộc Chiến Sau Ngày Kuwait Tuyên Bố Độc Lập

Trong các cuộc biểu tình chống xâm lược Iraq, có một người đã sáng chế tấm biểu ngữ mang câu “War Fuels Terrorism” tạm dịch là “Chiến Tranh Châm Dầu Khủng Bố”. Tôi rất thích câu nầy vì nó diễn tả đủ ý nghĩa mà tôi thấy: “Tôi không thể phủ nhận tính chất khủng bố trong cuộc chiến, nhưng cũng không thể phủ nhận tính chất dầu hỏa trong cuộc chiến.

1▪ Chiến Tranh Vùng Vịnh Lần Thứ I.

Đầu năm 1961, người Anh thu hồi hệ thống tòa án đặc biệt của họ, trong đó có trường hợp xử lý người nước ngoài đang cư ngụ tại Kuwait, và chính phủ Kuwait cũng đã bắt đầu thực hiện quyền hạn pháp lý theo luật mới được phát họa bởi một luật gia Ai Cập. Ngày 19 tháng 6 năm 1961, Kuwait hoàn toàn độc lập sau một cuộc trao đổi công hàm trực tiếp với vương quốc Anh. Khi Kuwait trở thành một quốc gia độc lập, Iraq tuyên bố Kuwait là một phần lãnh thổ của Iraq dựa theo hiệp ước Ottoman ký giữa Ottoman và Anh. Iraq đã huy động một cuộc xâm lược quân sự vào Kuwait ngày 27 tháng 6 năm 1961.

Thủ lãnh Kuwait yêu cầu hỗ trợ của chính phủ Anh. Anh nhanh chóng khai quân, huy động một khối lượng lớn máy bay và tàu chiến đến khu vực trong một chiến dịch có tên là “Hành Quân Chiếm Ưu Thế” (Operation Vantage)[31] đã chận đứng được cuộc tấn công của Iraq.

Năm 1963, sau khi Thủ tướng Iraq Abd al-Karim Qasim bị giết trong một cuộc đảo chính, Iraq một lần nữa phải chấp nhận chủ quyền của Kuwait mà ranh giới đã được xác định trong những năm 1913 và 1932. Xác định là một biên bản thống nhất giữa Kuwait và Iraq về sự phục hồi quan hệ thân thiện, công nhận, và các vấn đề liên quan khác.

Sau đó Liên Hiệp Á Rập lãnh trách nhiệm bảo vệ Kuwait, và Anh đã đồng ý rút lui ngày 16 tháng 10 năm 1963. Mặc dù Iraq giảm bớt lực lượng quân sự và công nhận nền độc lập của Kuwait, Anh vẫn tiếp tục giám sát Kuwait cho tới năm 1971.

2▪ Thay Đổi Ông Chủ “Bảo Hộ”.

Năm 1983, Kuwait hỗ trợ Iraq trong cuộc chiến với Iran. Hậu quả đưa đến cho Kuwait là Iran tấn công vào các tàu chở dầu của Kuwait. Sau cuộc tấn công của Iran, Kuwait bắt buộc phải tìm kiếm sự bảo vệ từ Liên-Xô và Hoa Kỳ. Không biết Liên-Xô và Hoa Kỳ bàn thảo như thế nào, nhưng Liên-Xô thì thầm lặng ra đi; và Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia “bảo hộ” Kuwait.

3▪ Chiến Tranh Vùng Vịnh Lần Thứ II.

Cuộc thôn tính Kuwait diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 1990. Tổng thống Iraq Saddam Hussein, viện lý do và quả quyết Kuwait là một phần lãnh thổ của Iraq, là một tỉnh của Iraq; và ông đã tấn công Kuwait là để chấm dứt việc Kuwait khoan ống dẫn dầu, bằng một ống nghiêng, vượt qua ranh giới để hút dầu của Iraq. Sau cuộc tấn công Kuwait, Saddam Hussein dựng lên “Chính Phủ Tự Do Lâm Thời Kuwait” (Provisional Government of Free Kuwait).

Ngay từ lúc đầu, Saddam Hussein có ý định hỗ trợ cho một cuộc nổi dậy. Một lãnh đạo bù nhìn được Iraq dựng lên là Alaa Hussein Ali, được cài vào để lãnh đạo Chính Phủ Tự Do Lâm Thời Kuwait. Các kháng chiến quân chống lại Chánh Phủ Tự Do Lâm Thời Kuwait do Saddam Hussein lập ra đã bị Saddam Hussein trừng phạt nặng nề bằng tra tấn hoặc bị giết. Hầu như tất cả những gia đình sống tại Kuwait vào thời điểm đó đều có thân nhân bị hành quyết. Ngoài ra, phân nửa cư dân tại Kuwait đã bỏ trốn ra nước ngoài.

Tổng thống Mỹ George H. W. Bush (Bush cha) gắt gao lên án cuộc xâm lược, và dẫn đầu nỗ lực chiếm lại Kuwait. Được ủy quyền của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, một liên minh gồm 34 quốc gia. Sau vài tuần không tạc, liên minh bắt đầu tấn công trên bộ ngày 23 tháng 2 năm 1991, hoàn toàn loại bỏ lực lượng Iraq ra khỏi Kuwait trong 4 ngày. Sau khi giải phóng Kuwait, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, chiếu theo nghị quyết 687, phân định ranh giới Iraq-Kuwait trên cơ sở năm 1932 và năm 1963, ký giữa Kuwait và Iraq. Tháng 11 năm 1994, Iraq chính thức chấp nhận biên giới do Liên Hiệp Quốc phân định. Phân định được tiếp tục nêu ra trong nghị quyết Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc 773 (1992) và 833 (1993).

Một cuộc di cư của người Palestine từ Kuwait đã diễn ra trong và sau cuộc chiến. Trong thời gian Iraq chiếm đóng Kuwait, 200.000 người Palestine tự nguyện rời bỏ Kuwait do nhiều lý do khác nhau (sợ hãi, bị ngược đãi, thiếu lương thực, thiếu chăm sóc y tế, thiếu thốn tài chính…) Sau chiến tranh, gần 200.000 người Palestine khác lại tiếp tục trốn khỏi Kuwait, một phần là do gánh nặng kinh tế, do quy định khó khăn về cư trú, và nhất là sợ hãi về sự lạm dụng của các lực lượng an ninh Kuwait. Đầu tiên, dân số Palestine tại Kuwait là 400.000 người so với 2,2 triệu dân Kuwait. Những người Palestine cư ngụ tại Kuwait thường là dân mang quốc tịch Jordan. Năm 2012, chỉ còn 80.000 người Palestine tiếp tục sống tại Kuwait.

4▪ Biến Cố 9-11

Biến cố 9-11 là một phối hợp của bốn cuộc tấn công vào thành phố New York và khu vực thủ đô Washington DC của Mỹ. Bốn cuộc tấn công được thực hiện do nhóm Hồi giáo tự sát khủng bố 19 người al-Qaeda. Cuộc khủng bố được thực hiện ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Chiếc máy bay bị cướp thứ nhất là chiếc American Airlines (chuyến bay 11) đâm đầu vào tòa binh đinh phía Bắc của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (World Trade Center).

Chiếc máy bay bị cướp thứ hai là chiếc United Airlines (chuyến bay 175) đâm đầu vào tòa binh đinh phía Nam của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới.

Chiếc máy bay bị cướp thứ ba là chiếc American Airlines (chuyến bay 77), đâm đầu vào Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ), làm sụp đổ một phần ở phía Tây.

Chiếc máy bay bị cướp thứ tư là chiếc United Airlines (chuyến bay 93), bay vào mục tiêu tại Washington DC, nhưng bị rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania, vì hành khách đã cố gắng giằng co với các tên không tặc.

Kết quả cuộc tấn công làm hai tòa binh đinh trung tâm thương mại cao nhất Thế Giới 110 tầng bị sụp đổ hoàn toàn. Trong hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa binh đinh bị sụp đổ gây thành các mảnh vỡ và những đám cháy lan, dẫn đến sự sụp đổ một phần hoặc toàn bộ các binh đinh thương mại khác trong khu vực, và các kiến trúc khác xung quanh.

Cuộc tấn công đã làm tổng cộng 2.996 người thiệt mạng, bao gồm 343 cảnh sát, 72 nhân viên cứu hỏa, và 19 tên khủng bố, gây thiệt hại cho nhiều cơ sở hạ tầng, đánh sập hoàn toàn hai binh đinh chọc trời. Thiệt hại tài chánh ít nhất là 10 tỉ đô la Mỹ.

Ngay sau biến cố 9-11, một vị cao tăng Phật Giáo, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, được mời tới để thuyết pháp với đề tài liên quan đến khủng bố và làm thế nào để mang lại hòa bình. Nhà thờ Riverside tại New York chật ních người, các nhân viên tiếp khách buộc lòng phải từ chối không cho vào cửa một số thính chúng tới sau vì đã hết chỗ chứa[35].

5▪ Chiến Tranh Vùng Vịnh Lần Thứ III[63];[64]

Với cuộc đắc cử năm 2000, George W. Bush (Bush con) lên làm tổng thống. Sau khi Bush lên làm tổng thống, Mỹ chuyển hướng tới một chính sách tích cực đối với Iraq. Nền tảng của đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử năm 2000 được gọi là “đủ để thực hiện” đạo luật giải phóng Iraq như là “điểm khởi đầu” trong kế hoạch “loại bỏ” Saddam Hussein. Sau khi rời khỏi chính quyền George W. Bush, Bộ Trưởng bộ Tài Chánh Paul O’Neill cho biết cuộc tấn công Iraq đã được soạn thảo ngay trong ngày lễ nhậm chức tổng thống của Bush, và rằng cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ lần đầu tiên là để thảo luận về một cuộc xâm lược Iraq. O’Neill, sau khi rút lui, đã nói các cuộc thảo luận kế tiếp là một phần của sự tiếp nối chính sách ngoại giao đầu tiên, mà trước đó, chính sách này đã được đặt vào chính quyền Clinton.

Mặc dù có tham vọng giải phóng Iraq, Bush không tìm được cách để kết nối sự kiện 9-11 với Iraq khi Mỹ bị tấn công năm 2001. Ví dụ, ông đã chuẩn bị chiến dịch “Operation Desert Badger” để đáp ứng lập tức nếu có phi công Mỹ bị bắn rơi khi bay ngang qua Iraq, nhưng điều này đã không xảy ra. Rumsfeld bác bỏ tin cơ quan An Ninh Quốc Gia (NSA) sử dụng máy gài nạp dữ liệu trưa ngày 11 tháng 9, chỉ vào al-Qaeda, và ra lệnh cho Lầu Năm Góc chuẩn bị tấn công Iraq. Theo các chuyên viên Trung Tâm Chỉ Huy Quân Sự Quốc Gia, vào ngày hôm đó, Rumsfeld nói: “Hãy cân nhắc để thấy nếu có thể tấn công Saddam Hussein cùng lúc, không những chỉ tấn công Osama bin Laden. Một bản ghi nhớ được viết bởi Rumsfeld vào tháng 11 năm 2001: “Lý do xâm lược Iraq là để đáp lại sự kiện 9-11 đã được đặt thành câu hỏi rộng rãi, nhưng không ai có thể chứng minh được sự liên hệ giữa Saddam Hussein và al-Qaeda.

Ngay sau biến cố 9-11, ngày 20 tháng 9, Bush phát biểu trong một phiên họp với quốc hội (trực tiếp truyền hình trên thế giới), công bố “Chiến Tranh Chống Khủng Bố” của Mỹ. Thông báo này được kèm với các học thuyết về chận trước các hành động quân sự, sau này gọi là học thuyết Bush. Các cáo buộc về sự kết nối giữa Saddam Hussein và al-Qaeda được thực hiện bởi một số quan chức chính phủ Mỹ, khẳng định mối quan hệ bí mật giữa Saddam và các tổ chức phiến quân Hồi Giáo Cực Đoan al-Qaeda bắt đầu từ năm 1992, cụ thể thông qua một loạt các cuộc họp báo liên quan tới “Intelligence Service Iraq” (IIS). Một số cố vấn tổng thống Bush ủng hộ cuộc xâm lược Iraq ngay lập tức, trong khi những người khác ủng hộ việc xây dựng một liên minh quốc tế được ủy quyền của Liên Hiệp Quốc. Bush cuối cùng đã quyết định tìm sự ủy quyền của Liên Hiệp Quốc, trong khi vẫn giữ biện pháp xâm lược ngay lập tức nếu cần.

Một đại diện đứng đầu cơ quan tình báo Iraq, Tướng Tahir Jalil Habbush al-Tikriti, liên lạc với cựu Trưởng Cơ Quan Tình Báo Phản Gián Khủng Bố CIA của Mỹ, Vincent Cannistraro, nói Hussein biết có một chiến dịch gắn liền ông với biến cố 9-11 và chứng minh ông có vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD). Cannistraro còn nói thêm “người Iraq đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng mối quan tâm. Ông báo cáo các cuộc trò chuyện đến giới chức cao cấp Bộ Ngoại Giao và ông được bảo đứng sang qua một bên để họ làm điều đó”. Cannistraro nói tất cả những gì người khác đề nghị đều bị bác bỏ bởi chính quyền Bush (con) bởi vì Bush (cha) đã cho phép Saddam Hussein tiếp tục nắm quyền lực, mà kết quả được xem như là không thể chấp nhận. Có người đã gợi ý nói Saddam Hussein sẽ chấp nhận nếu ông ta được phép giữ một tỉ đô la Mỹ.

Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak là Osama El-Baz gửi một điện văn ngắn đến Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết rằng chính phủ Iraq muốn thảo luận về các cáo buộc cho rằng Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt và có các mối quan hệ với Al-Qaeda. Iraq cũng đã cố gắng để được Mỹ thông qua các dịch vụ tình báo Syria, Pháp, Đức, và Nga.

Kể từ khi xảy ra cuộc xâm lược, Mỹ và chính phủ Anh quan tâm đến các chương trình vũ khí và liên kết các tổ chức khủng bố. Trong khi các cuộc tranh luận về việc Iraq có thể phát triển các loại vũ khí hóa học, sinh học, và hạt nhân trong tương lai vẫn còn tiếp diễn, vũ khí hủy diệt hàng loạt không tìm thấy ở Iraq kể từ cuộc xâm lược, mặc dù thanh tra toàn diện kéo dài hơn 18 tháng. Tại Cairo, ngày 24 tháng 2 năm 2001, Colin Powell đã dự đoán, nói Hussein đã không phát triển bất cứ khả năng đáng kể nào đối với các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ông ta không thể phát triển dự án thông thường chống lại các nước láng giềng. Tương tự như vậy, khẳng định liên kết hoạt động giữa Iraq và al-Qaeda phần lớn không được tín nhiệm của cộng đồng tình báo, và ngoại trưởng Powell sau này cũng thừa nhận ông không có bằng chứng.

Trong khi trước đó đã có vài cuộc diễn thuyết về hành động chống Iraq, chính quyền Bush đã chờ đợi cho đến tháng 9 năm 2002 mới kêu gọi hành động. Tham Mưu Trưởng Nhà Trắng, Andrew Card nói: “Từ một quan điểm thương mại, ông không thể giới thiệu sản phẩm mới trong tháng 8. Bush đã chính thức bắt đầu đưa vấn đề ra cộng đồng quốc tế về một cuộc xâm lược Iraq dự định ngày 12 tháng 9 năm 2002 ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc”.

Tháng 10 năm 2002, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Nghị Quyết Chung Cho Phép Tổng Thống Sử Dụng Quân Đội Chống Iraq”. Tổng thống sẽ sử dụng bất kỳ phương tiện cần thiết để xâm nhập Iraq. Tháng 1 năm 2003, đa số quần chúng chấp nhận cuộc chiến, số người chống cuộc chiến nghĩ rằng Saddam Hussein có vũ khí giết người hàng loạt đang dấu đâu đó, tìm chưa ra. Số người chấp nhận chiến tranh lên tới 85%, cho dù những cuộc khám xét không tìm ra vũ khi WMD. Tháng 2 năm 2003, những người ủng hộ chiến tranh tuột xuống còn 64%.

Đồng minh then chốt của Mỹ trong NATO, như Anh, đồng ý với hành động của Mỹ, trong khi Pháp và Đức chỉ trích kế hoạch xâm lược Iraq, thay vì tranh cãi ngoại giao để tiếp tục kiểm tra vũ khí Iraq. Sau khi tranh luận, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết 1441, trong đó có thẩm quyền về việc tiếp tục trở lại các cuộc thanh tra vũ khí và hứa “hậu quả nghiêm trọng” nếu Iraq không tuân thủ. Các thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Pháp và Nga đã nói rõ rằng họ không tán thành hậu quả bao gồm việc sử dụng vũ lực để lật đổ chính phủ Iraq. Cả hai, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là John Negroponte, và đại sứ Anh là Jeremy Greenstock, công khai nhìn nhận nghị quyết này, đảm bảo nghị quyết không “tự động” hoặc “ẩn dấu kích động” cho một cuộc xâm lược mà không cần tư vấn của Hội Đồng Bảo An.

Nghị quyết 1441 cho Iraq một cơ hội cuối cùng để thực hiện giải trừ quân bị và thiết lập kiểm tra dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc qua Ủy Ban Thẩm Tra (UNMOVIC)[38] và Cơ quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc tế (IAEA)[39]. Saddam Hussein đã chấp nhận nghị quyết 1441 ngày 13 tháng 11 năm 2002. Các nhân viên thanh tra đã trở lại Iraq dưới sự chỉ đạo của Chủ Tịch UNMOVIC Hans Blix và Tổng Giám Đốc IAEA Mohamed ElBaradei. Tính đến tháng 2 năm 2003, IAEA “không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào hoặc dấu hiệu chính đáng nào về sự phục hồi chương trình vũ khí hạt nhân tại Iraq”. Kết quả, ngoài các ống nhôm có thể được sử dụng trong các máy ly tâm làm giàu hạt nhân, nhưng trên thực tế, chỉ dành cho các ứng dụng khác. Sau cùng, UNMOVIC đã giám sát phá hủy một lượng nhỏ các đầu đạn hóa học rocket rỗng, 50 lít khí mù tạt có tuyên bố của Iraq, có đóng dấu của UNSCOM năm 1998, và vài phòng thí nghiệm khí mù tạt, cùng với khoảng 50 tên lửa Al-Samoud với thiết kế cho phép không vượt quá 150km, nhưng khi thử nghiêm đã lên tới 183 km. Ngay trước khi xâm lược Iraq, UNMOVIC tuyên bố có nhiều tháng để minh xác sự tuân thủ nghị quyết 1441.

Các hoạt động đặc biệt của CIA thuộc đội “Special Activities Division” (SAD), bao gồm các hoạt động bán quân sự và 10 binh sĩ lực lượng đặc biệt của nhóm, là lực lượng đầu tiên của Mỹ xâm nhập vào Iraq tháng 7 năm 2002 trước cuộc xâm nhập chính thức. Khi đã đặt chân lên mặt đất, họ chuẩn bị cho sự xuất hiện tiếp theo của Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ để tổ chức các “Kurdidsh Peshmerga”[40]. Toán hỗn hợp này (gọi tắt là Northern Iraq Liaison Element (NILE)) kết hợp để đánh bại Ansar al-Islam[41], là nhóm có liên hệ với al-Qaeda, tại Iraq Kurdistan. Trận này là để kiểm soát lãnh thổ mà Ansar al-Islam đã chiếm trước cuộc xâm lược, được thực hiện bởi cuộc hành quân đầu tiên của SAD và “Toán 10 Lực Lượng Đặc Biệt”. Trận đánh đã dẫn đến sự thất bại của Ansar và khám phá được một cơ sở vũ khí hóa học tại Sargat. Sargat là cơ sở duy nhất được phát hiện trong cuộc chiến tranh chống Iraq.

SAD cũng tiến hành nhiệm vụ đằng sau địch quân để xác định mục tiêu. Sứ mạng của SAD cũng để dẫn đến các cuộc không kích đầu tiên chống Saddam Hussein và các tướng lãnh của ông. Mặc dù cuộc tấn công không giết được Saddam Hussein, nhưng nó lại mang đến hiệu quả cách ly khả năng liên lạc và chỉ huy của Hussein; để kiểm soát, và để điều khiển chiến trận. Các chỉ huy SAD cũng lẹ làng thành công khi các sĩ quan Iraqi đầu hàng trong khi quân lính Iraqi vừa mới bắt đầu khai hỏa.

Tháng 9 năm 2002, chính quyền Bush cho biết nỗ lực của Iraq để có được hàng ngàn ống nhôm có độ bền cao để chỉ vào một chương trình bí mật làm giàu uranium cho bom hạt nhân. Powell, trong một cuộc biện thuyết trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ngay trước khi chiến tranh, có nhắc tới các ống nhôm này. Tuy nhiên một báo cáo của Viện Khoa Học và An Ninh Quốc Tế năm 2002, nói các ống nhôm thông thường không được sử dụng để làm giàu uranium. Powell sau đó thừa nhận ông đã trình bày không chính xác với Liên Hiệp Quốc, dựa theo nguồn ông đã trình bày là sai, và trong một số trường hợp đã gây ra hiểu lầm.

Tháng 10 năm 2002, vài ngày trước cuộc bầu cử Thượng Viện Hoa Kỳ về nghị quyết cho phép sử dụng sức mạnh quân sự chống Iraq, khoảng 75 thượng nghị sĩ đã nói trong một phiên họp kín rằng chính phủ Iraq đã có các phương tiện chế tạo vũ khí sinh học và hóa học hủy diệt hàng loạt do máy bay không người lái (unmanned aerial vehicle, UAV) có thể được phóng lên từ tàu ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương để tấn công các thành phố bờ biển phía Đông Hoa Kỳ. Colin Powell đã gợi ý như vậy trong một bài thuyết trình tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, rằng UAV đã được chuyển ra khỏi Iraq và có thể sẽ được sử dụng. Trên thực tế, Iraq không có phi đội UAV hay bất kỳ khả năng nào đưa các UAV lên tàu. Iraq chỉ có thể có một vài UAV lỗi thời chế tạo bởi Tiệp Khắc. Vào thời điểm đó, đã có một cuộc tranh cãi mạnh mẽ trong cộng đồng tình báo dù kết luận của CIA về đội UAV của Iraq là chính xác. Không Quân Mỹ từ chối thẳng thừng Iraq không có bất kỳ khả năng nào tấn công bằng UAV.

Trong suốt năm 2002, chính quyền Bush khẳng định loại bỏ Hussein ra khỏi quyền lực để khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế là mục tiêu chính. Phần chính biện minh cho chính sách này là “thay đổi chế độ”, là việc Iraq tiếp tục sản xuất các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và các mối quan hệ với các tổ chức khủng bố, cũng như tiếp tục vi phạm của Iraq về các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đe dọa Mỹ và cộng đồng thế giới.

Tháng Giêng năm 2003, Imad Hage là một người Mỹ gốc Lebanon gặp Michael Maloof thuộc Văn phòng Kế Hoạch Quốc Phòng Đặc Biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ. Là một cư dân của Beirut, Hage đã được tuyển dụng bởi các bộ phận hỗ trợ trong cuộc chiến chống khủng bố. Hage báo cáo rằng Mohammed Nassif, một phụ tá thân cận với tổng thống Syria Bashar al-Assad, đã bày tỏ sự thất vọng về những khó khăn của Syria liên hệ với Hoa Kỳ, và Nassif đã cố gắng sử dụng Hage như một người trung gian. Maloof sắp xếp cho Hage tiếp xúc với Richard Perle, một thường dân, và sau đó tới gặp Trưởng Ban Chính Sách Quốc Phòng Mỹ.

Hage gặp trưởng phòng Tình Báo Nước Ngoài của Iraq, Hassan al-Obeidi. Obeidi nói với Hage Baghdad không hiểu tại sao họ bị chọn làm mục tiêu, họ cũng không có vũ khí giết người hàng loạt. Sau đó, ông đề nghị Washington gửi đến Iraq 2.000 nhân viên FBI để xác nhận điều ông nói. Iraq cũng nhượng bộ thêm về dầu hỏa; cho Liên Hiệp Quốc giám sát bầu cử; cho 5.000 nhân viên Mỹ kiểm tra tại Iraq; nhưng xin đừng loại bỏ Saddam Hussein; Iraq sẽ tổ chức bầu cử hai năm tới; Obeidi đề nghị Hage đến Baghdad để hội đàm; Hage đã chấp nhận.

Cuối tháng đó, Hage gặp Tướng Habbush và Phó Thủ tướng Iraq Tariq Aziz. Kết quả hội thảo đã dành ưu tiên hàng đầu cho các công ty Mỹ quyền khai thác dầu hỏa và hầm mỏ; tổ chức bầu cử có Liên Hiệp Quốc giám sát; nhận các nhân viên kiểm tra Mỹ lên đến 5.000; giao lại Mỹ Abdul Ralman Yasin, nhân viên của al-Qaeda (đang ở trong tù của Iraq từ năm 1994) để chứng tỏ một dấu hiệu của đức tin tốt, và cũng để hỗ trợ đầy đủ cho bất kỳ kế hoạch nào của Mỹ trong tiến trình hòa bình Ả Rập-Israel. Họ cũng muốn gặp gở các quan chức cao cấp Mỹ. Ngày 19 tháng 2, Hage gởi fax cho Maloof báo cáo về chuyến đi của ông. Tường trình của Maloof được đưa lên Jamie Duran. Tuy nhiên Lầu Năm Góc phủ nhận cho rằng một trong hai người, Wolfowitz hoặc Rumsfeld, là ông chủ của Duran, đã nhận thức về kế hoạch này rồi!

Tại một cuộc họp báo ngày 31 tháng 1 năm 2003, Bush một lần nữa khẳng định kích hoạt duy nhất cho cuộc đổ bộ là sự thất bại của Iraq về giải giới vũ khí: “Saddam Hussein phải hiểu rằng nếu ông ta không giải giới vì lợi ích cho hòa bình, chúng tôi, cùng với những người khác, sẽ giải giới vũ khí của ông ta.” Cuối ngày 25 tháng 2 năm 2003, nguyên nhân chính thức của cuộc xâm lược cũng vẫn là một sự thất bại để giải giới. Như Blair đã tuyên bố với Hạ Viện: “Tôi ghét cay ghét đắng chế độ của Saddam Hussein. Nhưng ngay cả bây giờ ông ta có thể lưu giữ chế độ của ông ta bằng cách tuân thủ yêu cầu của Liên Hiệp Quốc. Mặc dầu ông tuân thủ, chúng tôi cũng vẫn đang chuẩn bị đi thêm bước nữa để giải giới ông ta trong hòa bình.

Ngày 21 tháng 2, năm 2003, Maloof gởi cho Duran một email nói Richard Perle muốn gặp Hage và người Iraq nếu Lầu Năm Góc muốn biết chính xác. Duran nói: “Mike, làm việc này. Hãy giữ lại đây.” Ngày 7 tháng 3, Perle gặp Hage ở Knightsbridge, và nói ông muốn theo đuổi vấn đề nhiều hơn với những người tại Washington (cả hai đều thừa nhận cuộc gặp gỡ). Vài ngày sau, ông cho Hage biết Washington đã từ chối cho ông gặp Habbush để thảo luận thêm (Hage nói phản ứng của Perle là: “sự nhất trí của Washington là không thể lai chuyển”). Perle nói với báo Times: “Thông điệp là hãy nói với họ chúng ta sẽ gặp họ tại Baghdad.

Trong khi không có sự kết nối giữa Iraq và cuộc khủng bố 9-11, chính quyền George W. Bush nhiều lần nói bóng nó gió ám chỉ có một sự liên kết, do đó tạo ra một ấn tượng sai lầm cho công chúng Mỹ. Một bồi thẩm đoàn lớn từ các thử nghiệm trong cuộc tấn công Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (WTC), năm 1993 đã trích dẫn nhiều mối liên kết trực tiếp từ các máy bay ném bom Baghdad và Cục 13 của Cơ Quan Tình Báo Iraq, là cuộc tấn công đầu tiên đánh dấu kỷ niệm lần thứ hai để minh oan cho sự đầu hàng của lực lượng vũ trang Iraq trong chiến dịch Bão Táp Sa Mạc (Operation Desert Storm). Ví dụ, tờ Washington Post đã lưu ý rằng, trong khi không có bằng chứng Iraq có tội trong biến cố ngày 11 Tháng 9 năm 2001, các cuộc tấn công khủng bố của các quan chức chính quyền đã thực hiện, tại nhiều thời điểm khác nhau, tạo thành một hình ảnh cho bằng chứng. Cuối năm 2001, Cheney cho biết đã có nhiều “khẳng định khá tốt” cuộc tấn công đã vạch ra kế hoạch và điều khiển. Mohamed Atta tới gặp một quan chức tình báo cao cấp của Iraq, sau đó Cheney gọi Iraq là “cơ sở địa lý của những tên khủng bố trong nhiều năm qua, nhưng đặc biệt nhất, là ngày 11 tháng 9 năm 2001”.

Trong cuộc nói chuyện trên toàn quốc năm 2003, tổng thống Bush nói: “Chúng ta biết rằng Iraq, vào cuối năm 1990, đã có một số phòng thí nghiệm vũ khí sinh học di động”. Vào ngày 5 tháng 2 năm 2003, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell quả quyết với Liên Hiệp Quốc, là Mỹ tiếp tục tìm cách đạt sự chấp thuận của Liên Hiệp Quốc về việc xâm lược quân sự vào Iraq. Trình bày của ông với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong đó có một máy tính tạo ra hình ảnh của một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học di động. Tuy nhiên, thông tin này được dựa trên tuyên bố của Rafid Ahmed Alwan al-Janabi, có tên mã là “Curveball”, một người Iraq di dân sống tại Đức. Người này sau này đã thừa nhận các tuyên bố của ông là không đúng với sự thật.

Tháng 3 năm 2003, Hoa Kỳ, Anh, Ba Lan, Úc, Tây Ban Nha, Đan Mạch, và Ý bắt đầu chuẩn bị xâm lược Iraq, với một loạt các quan hệ công chúng và chuyển quân ngày 17 tháng 5 năm 2003 có tuyên bố trên toàn quốc. Tổng thống Bush yêu cầu Hussein và hai con của ông, Uday và Qusay, đầu hàng và rời khỏi Iraq trong 48 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên Mỹ bắt đầu ném bom Iraq trước khi hết hạn. Ngày 18 Tháng 3 năm 2003, các phi vụ đánh bom do Hoa Kỳ, Anh, Úc, Ba Lan, Tây Ban Nha, Ý, và Đan Mạch bắt đầu. Không giống như cuộc chiến vùng Vịnh lần đầu tiên, cuộc tấn công không có chấp thuận của Liên Hiệp Quốc một cách rõ ràng.

Tòa nhà “House of Commons” của Anh đã tổ chức một cuộc tranh luận về chiến tranh Iraq ngày 18 tháng 3 năm 2003, nơi mà sự chuyển động của chính phủ đã được phê duyệt. Việc bỏ phiếu là một thời điểm quan trọng trong lịch sử của chính quyền Blair, vì một số các nghị sĩ trong chính phủ nổi loạn chống lại cuộc đầu phiếu lớn nhất kể từ khi bãi bỏ luật Corn. Ba bộ trưởng đã từ chức để phản đối chiến tranh là John Denham, Lord Hunt of Kings Heath, và sau đó là lãnh đạo của House of Commons, Robin Cook. Trong một bài phát biểu đầy nhiệt huyết sau khi từ chức, ông nói: “Điều gì đã gây rắc rối cho tôi khi tôi nghi ngờ rằng nếu những phiếu còn kẹt lại của Florida đã thay đổi nước cờ, và Al Gore được tuyển cử, chúng ta hiện tại không có khoảng cam kết quân đội Anh hành động tại Iraq”. Trong một cuộc tranh luận, Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ đã nói cuộc chiến là hợp pháp theo nghị quyết trước đây của Liên Hiệp Quốc.

Steven Kull, giám đốc Chương Trình Thái Độ Chính Sách Quốc Tế (PIPA) tại đại học Maryland, quan sát từ tháng 3 năm 2003 cho rằng “chính phủ đã thành công trong việc tạo ra một cảm giác rằng có một số kết nối giữa biến cố 9-11 và Saddam Hussein”. Đây là một cuộc thăm dò của tờ New York Times/CBS cho thấy 45% người Mỹ tin rằng cá nhân Saddam Hussein có liên quan đến tội ác biến cố 9-11. Tờ Christian Science Monitor ghi nhận vào thời điểm đó, trong khi nguồn tin am hiểu về tình báo Mỹ nói “Không có bằng chứng cho thấy Hussein đã đóng một vai trò trong các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, cũng không phải là ông đã từng hoặc hiện đang giúp đỡ al-Qaeda... Nhà Trắng có ấn tượng đây là một sai lầm, tuy nhiên họ vẫn tìm cách duy trì hỗ trợ một cuộc chiến chống Iraq và chứng minh mục đích của chế độ Hussein”. CSM (Computational Science Modeling) tiếp tục báo cáo, trong khi thu thập dữ liệu bỏ phiếu sau biến cố 9-11, chỉ có 3 phần trăm do Iraq Saddam Hussein. Tháng 1 năm 2003 thái độ chuyển biến với một cuộc thăm dò bằng bỏ phiếu của Knight Rider cho thấy 44% người Mỹ tin rằng hầu hết hoặc một số trong số 11 tên không tặc 9-11 là công dân Iraq.

Theo tướng Tommy Franks, mục tiêu của cuộc xâm lược: “Trước nhất, là kết thúc chế độ Saddam Hussein. Thứ hai, là để xác định, cô lập, và loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq. Thứ ba, là để tìm kiếm, bắt giữ, và để đánh bật khủng bố ra khỏi quốc gia này. Thứ tư, là để thu thập thông tin tình báo liên quan đến mạng lưới khủng bố. Thứ năm, là để thu thập thông tin tình báo có thể liên quan đến các mạng lưới toàn cầu về các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp. Thứ sáu, là để chấm dứt lệnh cấm vận và ngay lập tức cung cấp hỗ trợ nhân đạo đến người dân Iraq nghèo. Thứ bảy, là để đảm bảo các mỏ dầu và tài nguyên khác của Iraq. Và cuối cùng, là tạo điều kiện chuyển hóa cho một chính quyền tự trị”.

Đài BBC cũng lưu ý, trong khi tổng thống Bush không bao giờ trực tiếp cáo buộc cựu tổng thống Iraq có nhúng bàn tay vào các cuộc tấn công New York và Washington, ông liên tục kết nối Iraq với 9-11, và nói thêm rằng các thành viên chính quyền cao cấp của ông đã kết luận như vậy. Ví dụ, các báo cáo của BBC trích phát biểu của Colin Powell tháng 2 năm 2003, nói rằng “Chúng tôi đã biết được Iraq đã đào tạo các thành viên al-Qaeda chế tạo bom, các chất độc, và các chất khí gây chết người. Và chúng ta biết rằng sau biến cố 9-11, chế độ Saddam Hussein hân hoan tổ chức các cuộc tấn công khủng bố vào Mỹ”. Các báo cáo của BBC cũng ghi nhận kết quả của một cuộc thăm dò dư luận gần đây, cho rằng 70% người Mỹ tin rằng các nhà lãnh đạo Iraq đã có tham gia cá nhân vào các cuộc tấn công.

Chính quyền Bush là nguyên do căn bản cho một cuộc xâm lược Iraq đã được trình bày chi tiết bởi ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, trình lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 5 tháng 2 năm 2003. Tóm tắt, ông nói: “Chúng tôi biết rằng Saddam Hussein quyết tâm giữ vũ khí huỷ diệt hàng loạt; ông đã được xác định để làm nhiều hơn nữa. Với lịch sử xâm lược của Saddam Hussein... cho chúng ta biết những gì về các tổ chức khủng bố của ông quyết tâm trả thù những người phản đối ông, chúng ta nên chấp nhận rủi ro một ngày nào đó trên thế giới tại một thời điểm và địa điểm theo cách thức của ông ta lựa chọn khi thế giới ở trong một vị thế yếu hơn để đáp lại? Hoa Kỳ sẽ không và không thể tránh khỏi rủi ro cho người dân Mỹ. Loại bỏ Saddam Hussein trong khi ông ta sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt trong vài tháng nữa hoặc vài năm nữa không phải là một lựa chọn, không phải sau 9-11 trên thế giới”.

Chính quyền Bush khẳng định chính phủ Hussein đã tìm cách mua yellowcake uranium từ Niger. Ngày 7 tháng 3 năm 2003, Mỹ đã đệ trình các tài liệu tình báo làm chứng cứ cho Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (International Atomic Energy Agency, IAEA). Tài liệu này bị IAEA bác bỏ cho là giả mạo, với sự đồng thuận qua sự phán xét của các chuyên gia bên ngoài. Vào thời điểm đó, một quan chức Mỹ nói các bằng chứng trình lên IAEA không có kiến thức về nguồn gốc và đặc điểm sai lầm như nhiều khả năng không có ác ý khác.

Cũng trong tháng 9 năm 2003, tờ Boston Globe cho biết phó tổng thống Dick Cheney, lo lắng bảo vệ chính sách đối ngoại của Nhà Trắng trong bối cảnh bạo lực tiếp diễn ở Iraq, các nhà phân tích tình báo và thậm chí cả các thành viên của chính quyền đã choáng váng về một tuyên bố mất uy tín rộng rãi trong tuần là: “Saddam Hussein có thể đã đóng một vai trò trong cuộc tấn công 9-11”. Ứng cử viên tổng thống John Kerry cho rằng “Cheney đã tiếp tục cố ý gây hiểu lầm cho công chúng Mỹ bằng cách thêu dệt ra một liên kết giữa Saddam Hussein và 9-11 trong một nỗ lực để thực hiện các cuộc xâm lược vào Iraq là một phần của cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu”. Nhận xét của John Kerry cũng mở ra cánh cửa cho thấy Saddam Hussein phải chết, cho dù Saddam Hussein có hoặc không có liên hệ với khủng bố.

Cuộc xâm chiếm Iraq kéo dài từ ngày 19 Tháng 3 cho tới ngày 1 tháng 5 năm 2003 (21 ngày), báo hiệu sự khởi đầu của một xung đột lâu dài với cái tên Chiến Tranh Iraq, mệnh danh “Chiến Dịch Giải Phóng Iraq” của Mỹ. Trước ngày 19 tháng 3, sứ mệnh của Mỹ tại Iraq được gọi là “Operation Enduring Freedom”, mang tới từ cuộc xung đột Afghanistan. Cuộc xâm lược kể từ ngày bắt đầu các cuộc đánh lớn, hỗn hợp giữa quân đội Mỹ, Anh, Úc và Ba Lan, là để xâm nhập Iraq lật đổ chính quyền Ba’athist của Saddam Hussein. Các giai đoạn xâm lược chủ yếu là cuộc chiến quy ước, kết thúc bằng việc chiếm đoạt thủ đô Baghdad của Iraq.

Có bốn quốc gia tham dự quân đội trong giai đoạn xâm chiếm ban đầu, là Mỹ với 148.000 quân, Anh với 45.000 quân, Úc với 2.000 quân, và Ba Lan với 194 quân. Để chuẩn bị, một đội quân 100.000 lính Mỹ được thiết lập tại Kuwait ngày 18 tháng 2 năm 2003. Các lực lượng liên minh cũng nhận được sự hỗ trợ của quân chính quy Kurd tại Iraq Kurdistan. Một chỉ huy Trung Ương Mỹ cho biết, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2003, quân số tăng lên tổng cộng 466.985 quân Mỹ trong Chiến Dịch Iraq Tự Do: Bao gồm 54.955 Không Quân; 2.084 Không Quân Trừ Bị; 7.207 Air National Guard; 74.405 Thủy Quân Lục Chiến; 9.501 Thủy Quân Lục Chiến Trừ Bị; 61.296 Hải Quân; 2.056 Hải Quân Trừ Bị; 233.342 Bộ Binh; 10.683 Bộ Binh Trừ Bị; và 8.866 Cảnh Sát. Có 36 quốc gia tham gia vào các vấn đề hậu chiến.

Tổng số quân đội Iraq trước chiến tranh không thể xác định một cách chắc chắn, nhưng được biết là trang bị rất nghèo nàn. Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ước tính tổng số quân của Iraq là 538.000 quân, bao gồm các binh chủng: 375.000 Bộ Binh; 2.000 Hải Quân; 20.000 Không Quân; 44.000 nhân viên bán quân sự Fedayeen Saddam; 80.000 quân Republican Guard; và 650.000 quân trừ bị.

Cuộc xâm lược bắt đầu bằng một cuộc không kích vào dinh tổng thống Saddam Hussein ở Baghdad vào ngày 19 tháng 3 năm 2003. Ngày hôm sau, lực lượng liên minh đã phát động một cuộc tấn công vào tỉnh Basra từ điểm Massing gần biên giới Iraq-Kuwait. Trong khi các lực lượng đặc biệt phát động một cuộc tấn công đổ bộ từ Vịnh Ba Tư để bảo vệ Basra và các “hầm mỏ dầu khí xung quanh”, các đội quân xâm lược chính di chuyển vào miền Nam Iraq, chiếm khu vực và tham gia vào các trận Nasiriyah ngày 23 tháng 3. Các cuộc không kích lớn trên khắp đất nước đã phân tán quân đội Iraq để tự vệ một cách hỗn loạn. Ngày 26 tháng 3, Lữ Đoàn 173 Mỹ đã thả bom gần thành phố phía bắc Kirkuk, nơi đó người Kurd từng tham gia nhiều hoạt động chống quân đội Iraq để chiếm đóng một phần phía bắc Iraq.

Vào khoảng 05:30 UTC (Coordinate Universal Time) hai chiếc F-117 Nighthawks từ Phi Đội Chiến Đấu 8 (8 Fighter Squadron) thả 4 quả bom GBU-27 “Bunker Busters”[42] 2.000 lbs (CBU-55[67] được chế tạo và lần đầu tiên được dùng tại Việt Nam cuối tháng Tư năm 1975, bom CBU-55 có công năng đốt hết dưỡng khí trong một vùng trên mặt đất 16.000m2. Bom này được tu bổ qua nhiều giai đoạn. Tới chiến tranh Iraq thì trở thành bom GBU-27). Bổ sung cho các oanh tạc trên không bằng gần 40 hỏa tiễn Tomahawk bắn từ các chiến hạm, bao gồm tuần dương hạm Ticonderoga-class USS Cowpens (CG-63), Arleigh Burke-class, khu trục hạm USS Donald Cook (DDG-75), và hai tàu ngầm ở Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. Bom và hỏa tiễn đã phá tan nát công sự trú ẩn của Saddam Hussein. Hussein phải chạy trốn.

Chiều tối ngày 12 tháng Tư năm 2003, tất cả các cuộc chiến chấm dứt. Ngày 13 tháng 12 năm 2003, Saddam Hussein cuối cùng bị bắt và bị lôi ra từ một cái hầm thuộc ngoại ô ad-Dawr gần Tikrit, được mang về một căn cứ Mỹ tại Baghdad. Sau đó Hussein được giao lại cho chính phủ Iraq “mới” (do Mỹ thành lập). Chánh phủ Iraq này giam Hussein vào ngục thất chờ tòa án xét xử. Ngày 30 tháng 12 năm 2006, Hussein bị xử “treo cổ”.

Vài phút trước khi bị treo cổ, có người đã hỏi Saddam Hussein[49]:

- Ông có sợ không?                       

- Là người của quân đội, tôi không sợ cho bản thân tôi. Tôi đã dành trọn đời tôi cho thánh chiến (jihad) chống lại kẻ xâm lược. Bất cứ ai chọn đi con đường này đều không nên sợ.

- Hãy xuống địa ngục!...

- Địa ngục là Iraq!

Bàn về động cơ chiến tranh Iraq có phải là vì lý do dầu hỏa hay không? Người ta thấy[56]:

Tháng Tư năm 2001, 6 tháng trước biến cố 9-11, Bush quyết định xâm lược Iraq. Lý do chính thức cho cuộc xâm lược là để cải thiện phương tiện cho Tây Phương tiếp xúc với mỏ dầu Iraq. Năm 2003, tờ Sunday Herald tại Anh viết:

Nội các của tổng thống Bush đã đồng ý vào tháng Tư năm 2001 rằng Iraq vẫn tiếp tục làm mất ổn định dòng chảy dầu hỏa trên thị trường quốc tế Trung Đông, và vì vậy, đây là một nguy cơ không thể chấp nhận, và sự can thiệp quân sự của Mỹ là cần thiết”.

Nhiều người quả quyết hành động quân sự của Bush đối với Iraq không có liên hệ gì cả tới biến cố 9-11. Cuộc chiến chống khủng bố; cuộc thanh tra vũ khí hủy diệt hàng loạt; nhân quyền tại Iraq; bất cứ yếu tố nào chính phủ Mỹ muốn bạn tin, đều là động cơ cho chiến tranh.

Chỉ có những người được hưởng lợi từ cuộc chiến Iraq là những người giàu có về dầu hỏa. Những người này tài trợ tranh cử cho Bush. Và Bush cũng là một người đầu tư rất lớn vào dầu hỏa. Chỉ mới bắt đầu chiến tranh, lợi nhuận dầu hỏa tăng, cuối cùng tăng lên 50%.

Halliburton, một công ty dầu hỏa thuộc tiểu bang nhà của Bush tai Texas, công ty dầu hỏa đó được điều hành do phó tổng thống Dick Cheney. Cheney được chính phủ cho trúng thầu và đã điều hành công ty dầu hỏa đó sau chiến tranh Iraq 2003.

Có hai khám phá mới sau chiến tranh Iraq năm 2003:

Khám phá thứ nhất cho thấy Iraq là một quốc gia có giếng dầu hỏa lớn vào bậc “nhì” trên thế giới (giếng dầu hỏa lớn vào bậc nhất trên thế giới chưa ai biết ở đâu). Sau chiến tranh Iraq, các công ty dầu hỏa Mỹ được toàn quyền phát triển dầu hỏa Iraq. Iraq sẽ trở thành trung tâm cung cấp dầu hỏa lớn nhất trên thế giới.

Khám phá thứ hai, chương trình vũ khí sinh học (Biochemical Warfare, BW) của Iraq, đã bắt đầu vào thập niên 1980 với sự “tài trợ của Mỹ và Âu châu”. Chương trình này, hơn nữa, đã vi phạm Công Ước Vũ Khí Sinh Học (Biological Weapons Convention, BWC) năm 1972. Chi tiết về các chương trình BW, cùng với chương trình vũ khí hóa học, là mặt nỗi của sự trổi dậy Chiến Tranh Vùng Vịnh (1990-1991). Cuộc điều tra của UNSCOM đã giải thể vũ khí Saddam Hussein sau hậu chiến Iraq năm 1991. Cuộc điều tra cũng kết luận không có bằng chứng cho thấy chương trình tiếp tục trở lại. Mỹ và các đồng minh sau đó duy trì một chính sách “ngăn chận” đối với Iraq. Chính sách này liên quan đến nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc; thực thi vùng cấm bay áp dụng cho Iraq do Mỹ và Anh đề xướng để bảo vệ người Kurd ở Iraq Kurdistan và người Shia ở miền Nam từ các cuộc tấn công trên không của Iraq.

Trở lại cuộc chiến năm 2003. Ngày 1 tháng 5, Bush hạ cánh trên chiến hạm USS Abraham Lincoln, bằng máy bay Lockheed S-3 Viking. Nơi đây, ông đọc một bài phát biểu công bố kết thúc các trận đánh lớn. Bush đã bị chỉ trích là một “diễn viên không cần thiết và tốn kém”. Một biểu ngữ ghi “Mission accomplished” thực hiện bởi các nhân viên Nhà Trắng theo yêu cầu của Hải Quân, cũng bị chỉ trích là “quá sớm”. Nhà Trắng sau đó bị chỉ trích các dấu hiệu và chuyến viếng thăm của Bush là “nghệ thuật sân khấu”. Thật vậy, cuộc xâm lược Iraq đã đánh dấu một cuộc xung đột lâu dài do Mỹ dẫn đầu và quân nổi dậy Iraq, là quân Hồi giáo “ ISIS” sau nầy.

Hình ảnh Mỹ và thế giới biểu tình chống xăm lăng Iraq năm 2003

▪ Chuyện Bên Lề: Huyền Thoại Giếng Dầu Hỏa Lớn Nhất Thế Giới

Sau Thế Chiến II, có một sự đồn đại là hầu hết các thuộc địa của các quốc gia như Anh, Pháp… được bàn giao lại một cách âm thầm cho Mỹ. Sau khi Pháp đầu hàng trận Điện Biên Phủ, hầu hết các quốc gia có một tài nguyên cằn cổi, như các thuộc địa của Pháp tại Phi Châu, đều được trả độc lập. Có hai nơi không được trả độc lập, là “Kuwait” và “Miền Nam Việt Nam”. Giáo sư tiến sĩ George Herring, tác giả sách “America’s Longest War” nói Đông Dương là mục tiêu tranh dành tài nguyên giữa Nhật và Mỹ trước Thế Chiến II.

Sau khi Pháp đầu hàng trận Điện Biên Phủ, ý định một quốc gia Đông Dương thuộc Pháp bị thu hẹp và đổi thành ý định tách rời vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam để thành lập một quốc gia Ca-tô giáo[44]. Trong khi đó Kuwait lại khác! Kuwait không thể tránh khỏi bị tách rời ra khỏi Iraq, và Kuwait đã trở thành một quốc gia độc lập. Âm mưu tách rời vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam có thể đọc trong sách “Vietnam Why did we go?” của Avro Manhattan.

Sau cuộc xâm lược Iraq năm 2003, Mỹ khám phá ra giếng dầu hỏa tại Iraq là một giếng dầu hỏa lớn vào bậc “nhì” trên thế giới. Điều này chứng tỏ Mỹ đã khám phá ra giếng dầu hỏa lớn vào bậc nhất trên thế giới rồi! Vì có khám phá nên mới có so sánh “nhất, nhì”, nhưng không cho ai biết giếng dầu hỏa lớn vào bậc nhất trên thế giới đang ở đâu. 

Lính Mũ Xanh Mỹ (Green Berets) đóng tại các ngôi làng Thượng tại Việt Nam, Nhiều người đã lấy vợ Thượng. Sau đó, họ được lệnh trở về Mỹ theo hiệp định Paris 1973.

Những người Thượng này thuộc các sắc tộc Miền Trung, người Chăm, và người Khmer Krộm. Lính Mũ Xanh cho họ biết họ đang sống trên các miệng giếng dầu hỏa, tại một nơi nào đó trên cao nguyên Miền Trung hoặc Miền Nam… mà trước đây là đất đai của người Thượng.

Trước khi về Mỹ, những người Lính Mũ Xanh đã nói với những người Thượng, thân nhân của họ, là họ sẽ trở lại Việt Nam. Họ sẽ giúp giải phóng đất nước của người Thượng đang bị người Việt chiếm đóng. Người Thượng đã lập thành mặt trận giải phóng, gọi là Mặt Trận FULRO[27].

Tuy nhiên những người Lính Mũ Xanh đã không quay trở lại Việt Nam để giải phóng người Thượng, và những người Thượng trong mặt trận FULRO, sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng họ đã phải ra đầu thú tại Campuchia, xin Liên Hiệp Quốc cho họ được sang Mỹ tị nạn.

Nếu Mỹ giúp những người Thượng giải phóng phần đất mà họ nói với người Thương là phần đất có một giếng dầu hỏa khổng lồ, thì phần đất đó có phải là một “Kuwait” tại Đông Nam Á? (Vatican cũng thường gọi bóng gọi gió phần đất đó là “Croatia of Asia”[43])

Trước khi ký Hiệp Định Paris 1973, tổng thống Nixon ra lệnh thả bom Hà Nội. Một trận thả bom khủng khiếp nhất trong lịch sử, chỉ vì Nixon muốn làm vừa lòng Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, ngoài lý do Thiệu, còn lý do khác không? Thí dụ muốn chiếm cho được Miền Nam?

Cuộc dội bom Hà Nội gây thành một làn sóng biểu tình chống Chiến Tranh một cách mãnh liệt. Ca sĩ Joan Baez tới Hà Nội lên đài phát thanh kêu gọi xuống đường. Hàng triệu người hướng về Washington làm chật ních thành phố. Hàng ngàn cựu chiến binh Mỹ xé phù hiệu, đốt cờ Mỹ, phản đối thả bom. 4 triệu sinh viên học sinh Mỹ bãi khóa xuống đường; xuống đường lan tràn khắp thế giới. Thủ tướng Thụy Điển so sánh cuộc dội bom với việc Đức Quốc Xã tàn sát dân Do Thái, đưa tới Mỹ tuyệt giao với Thụy Điển… Kết quả có 741 máy bay B-52 tham dự thả 15,237 tấn bom xuống Miền Bắc Việt Nam (gấp 3 lần bom thả xuống Thế Chiến II).

Nước Mỹ lúc đó chia ra làm hai phe. Mỗi phe đều có đầy đủ các thành phần từ thống đốc tiểu bang, quốc hội, quân đội, quần chúng… Sợ nội chiến xảy ra giống như thời Abraham Lincoln, Nixon buộc lòng phải ngưng dội bom và ký hiệp định chấm dứt chiến tranh. Nếu không bị đe dọa về một cuộc nội chiến, Việt Nam có trở thành “một thứ Iraq” hay không?[62]   

Iraq được biết đến như là một quốc gia có giếng dầu hỏa đứng vào bậc “nhì” trên thế giới, vậy giếng dầu hỏa lớn hạng “nhất” trên thế giới đang ở đâu? Có câu hỏi thì có câu trả lời!...

Câu chuyện giếng dầu hỏa lớn nhất thế giới lần đầu tiên được tôi viết lên giấy trắng mực đen, nhưng câu chuyện đó chưa có kiểm chứng.

Những người Thượng trong mặt trận FULRO vẫn còn đang tị nạn tại Mỹ. Những người Lính Mũ Xanh, nhiều người vẫn còn đang còn sống tại Mỹ, nhưng đã già. Những nhà biên khảo về một giếng dầu hỏa lớn nhất trên thế giới vẫn còn có một cơ hội để kiểm chứng.

▪ “Spelly’s War” và “ ISIS’s War”, Cả Hai Đều Là Hiểm Họa Trên Thế Giới?

Một số người có thể không am tường về thành ngữ “Spelly’s War”.

Khi chiến tranh Việt Nam I (1945-1954) bị thất bại vì Pháp đầu hàng trận Điện Biên Phủ, Hồng Y Francis Spellman xuất đầu lộ diện trên sân khấu như là một “Quân Sư” của Mỹ. Khi Mỹ thay Pháp chống lại Miền Bắc dưới danh nghĩa “chống Cộng” theo tuyên truyền của Vatican, Vatican muốn tách rời vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam, thành lập một quốc gia Ca-tô giáo Croatia of Asia[43]. Vì lý do này mà những người Mỹ chống chiến tranh Việt Nam, đã gọi cuộc chiến Việt Nam II là “Chiến Tranh của Spellman” (tiếng Anh là “Spelly’s War”[44];[45];[50]).

Thật ra chiến tranh “chống Cộng” hay “Chiến Tranh Lạnh” là do Mỹ và Vatican “bày đặt”; là Chiến Tranh “Dỏm” hoặc “Chiến Tranh của Giáo Hoàng” (Pope’s cold war)[46]. Suốt thời gian Chiến Tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô không hề đánh nhau. Năm 1957, Liên Xô còn đề nghị cả hai, Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, cùng lúc gia nhập Liên Hiệp Quốc để vĩnh viễn trở thành hai quốc gia riêng biệt[47]. KGB và CIA cũng thường họp chung để chia xẻ tin tức tình báo[48].

Spelly’s war không phải bắt đầu từ cuộc chiến tranh Việt Nam II, mà đã bắt đầu từ các vua Lê, đầu thế kỷ thứ XVI, khi giáo sĩ Alexandre de Rhodes tới Việt Nam với danh nghĩa dạy đạo, nhưng thật sự là để vẽ bản đồ, để thâu lượm tin tức tình báo, để tìm hiểu phong tục tập quán người Việt, và nhất là để chuẩn bị cài các con chiên Việt Nam vào vị trí then chốt chính quyền. Khi xâm nhập Việt Nam, họ sẽ biến các con chiên này thành những công cụ của họ.

Từ ngữ “Chiến Tranh Việt Nam” rất cần sửa lại cho đúng, gọi là “Chiến Tranh Spelly”. Sử dụng từ ngữ Chiến Tranh Spelly có thể hòa giải được sự xung đột giữa hai miền Nam Bắc trước đây. Làm việc này cũng là để nhắc nhở các thế hệ mai sau không để cho bọn tay sai thực dân lừa gạt người Việt Nam một lần nữa. Chính những người Mỹ yêu chuộng sự thật đã đặt ra cái tên này. Tại sao người Việt còn chần chờ mà không đem ra áp dụng?...

Vì có chung một đấng Thiên Chúa (God), “Chiến Tranh Spelly” và “Chiến Tranh ISIS” có rất nhiều điểm giống nhau. Một trong những điểm giống nhau giữa Chiến Tranh Spelly và Chiến Tranh ISIS, là cả hai đều tận lực tranh thủ để phát triển cho cái “ngã” (cái tôi) của họ. Khi cái ngã đủ lớn mạnh, họ bắt đầu phát triển cho cái “ngã sở” (cái của tôi). Cái ngã sở được phát triển là do sự tranh dành sở hữu mà sinh ra. Tham-sân-si là ba chất độc nguy hiểm hạng nhất mà người tu hành theo giáo lý của Đức Phật đều xa tránh.

Trong thời gian Chiến Tranh Spelly II, tôi có đọc được một câu chuyện trong một quyển sách do Lá Bối xuất bản mà tôi không còn nhớ tên. Quyển sách kể lại câu chuyện về việc Thiền Sư Thích Nhất Hạnh lên vùng cao nguyên Bảo Lộc, Lâm Đồng, để xây thiền viện.

Tại Bảo Lộc, Thầy Nhất Hạnh mướn một toán thợ người Thượng làm các công tác xây chùa. Sau một ngày làm việc, mỗi người thợ đều được trả tiền theo giao kết, và họ vui vẻ ra về.

Sáng hôm sau, không có một người Thượng nào trở lại làm việc cả. Tìm tới nhà của họ để hỏi tại sao ngày hôm nay không tới làm việc? Tất cả các câu trả lời của họ hầu hết đều giống nhau: “Ăn xài chưa hết tiền! Chừng nào xài hết tiền, chúng tôi sẽ trở lại…

Có lần mấy người thượng đi vào rừng hái chuối chín để ăn. Hỏi: Chuối của anh trồng phải không? Đáp: Không phải. Hỏi: vậy chuối của ai trồng? Đáp: Không phải của ai trồng!...

Mấy người Thượng nói đúng. Không có cái gì trong trời đất được sinh ra để làm vật sở hữu cho cái khác. Và sở hữu là sai lầm, là nguồn gốc của chiến tranh, của đau khổ… Tuy nhiên con người cần một giới hạn sở hữu để dễ sinh sống. Sở hữu một số lượng lớn không làm cho bạn hạnh phúc, nhưng làm cho bạn bị lo âu, sợ bị cướp giật, bị giết… Hạnh phúc là sống vui, sống khỏe, có đủ ăn… Hạnh phúc không phải là chất chứa của cải để làm giàu, để làm lớn cái ngã và cái ngã sở. Người Thượng tại Bảo Lộc thật sự là những người biết sống hạnh phúc.

Ngày xưa, Đức Phật Thích Ca đã giới hạn sở hữu của một tu sĩ Phật giáo là hai y áo, một cái tăm xỉa răng, một cái kim vá áo, và một cái lọc nước… Thức ăn thì có đàn na thí chủ.

Tại Mỹ, tôi cũng được nghe một câu chuyện về sở hữu:

Có một đại học nọ muốn làm một cuộc thử nghiệm hậu quả do dân số gia tăng một cách khủng khiếp ngày nay trên quả địa cầu, bằng cách đem vài gia đình chuột tới một hoang đảo nhỏ, cách ly với đất liền, mà các gia đình chuột không dám lội trở lại đất liền. Trên hoang đảo, người ta cũng trồng một đám lúa để làm thức ăn sở hữu dư dã cho chuột.

Lúc đầu, các gia đình chuột hạnh phúc lắm! Đói thì cứ ra đám lúa mà ăn. Ăn no thì chạy ra sân mà giỡn. Mệt thì về nhà mà ngủ… Và cuộc đời của chuột hoang đảo tràn trề hạnh phúc.

Tuy nhiên có lúc vui thì phải có lúc buồn, có hạnh phúc thì phải có khổ đau, và các gia đình chuột không sao thoát khỏi định luật đó. Tại hoang đảo, chuột sinh sản càng lúc càng đông. Đông cho tới một lúc có một chị chuột nghĩ ra cách là phải tha lúa về ổ để tích trữ. Một gia đình chuột tích trữ lúa, đưa tới tất cả các gia đình chuột tích trữ lúa để làm của riêng.

Chưa đủ. Các gia đình chuột còn đưa tới việc chia cắt đám lúa ra làm hai, một bên thuộc chủ quyền của chuột trắng, một bên thuộc chủ quyền của chuột đen, rồi họ bắt đầu xâm phạm biên giới với nhau. Họ đánh nhau bằng những trận đẫm máu dọc theo biên giới.

Vẫn chưa đủ. Cuối cùng dân số trở thành quá đông! Tất cả chuột trở thành những con chuột “điên”, chuột điên không còn khả năng phân biệt chuột đen và chuột trắng. Nếu ai thuộc về giống chuột là bọn chuột cắn cho chết hết. Tới đây thì dòng họ chuột nói là tận thế”.

Rõ ràng từ chiến tranh của loài chuột cho tới chiến tranh của loài người, ít có một ai có thể thoát khỏi cạm bảy của ngã và ngã sở. Những con chuột nghèo hèn đánh nhau để dành đám lúa đã đành, nhưng những con “chuột dầu hỏa” giàu sụ cũng không tránh khỏi gây ra chiến tranh đau khổ cho hàng triệu sinh linh, làm giàu trên xương máu đồng loại.

Đoạn kết của cuộc xâm lượt Iraq năm 2003 đã cho thấy rất rõ nguyên nhân và hậu quả của khủng bố ISIS ngày nay. Nhìn sâu hơn, người ta cũng có thể nói:

Chính tổng thống George W. Bush đã sinh đẻ ra ISIS. Chẳng những Bush đã sinh đẻ ra ISIS tại Mỹ mà còn sinh đẻ ra ISIS tại khắp nơi trên thế giới”.

Chiến Tranh Iraq năm 2003 bị phản đối mạnh mẽ của một số đồng minh, bao gồm các nước như Pháp, Đức, Tân Tây Lan… Các nhà lãnh đạo của các nước nầy lập luận không có bằng chứng về vũ khí WMDs tại Iraq, và sự xâm lược không hợp lý trong bối cảnh của báo cáo   tháng 12-2003 UNMOVIC[37]. Ngày 15-2-2003, một tháng trước cuộc xâm lược, nhiều cuộc biểu tình trên toàn thế giới chống cuộc tấn công của Mỹ, trong đó có cuộc biểu tình 3 triệu người tại Rome, được liệt kê trong sách “Guinness Book of Records”, là một cuộc biểu tình lớn nhất chưa từng có. Theo báo Pháp Dominique Reynié, từ ngày 3-1-2003 cho tới 12-4-2003, 36 triệu người trên thế giới đã tham gia gần 3.000 cuộc biểu tình phản đối Anh-Mỹ xâm lăng Iraq.

Hơn ai hết, ứng cử viên tổng thống John Kerry đã phát biểu trong một cuộc tranh cử:

Cheney đã tiếp tục cố ý gây hiểu lầm cho công chúng Mỹ bằng cách thêu dệt ra một liên kết giữa Saddam Hussein và biến cố 9-11 trong một nỗ lực để thực hiện các cuộc xâm lược vào Iraq là một phần của cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu”.

Trong một cuộc tiếp xúc giữa vua Pasanadi thuộc vương quốc Magadha, Đức Phật đã giải thích cho vua Pasanadi làm thế nào để mang tới sự an ổn cho vương quốc Kosala, Ngài nói:    

Sự giàu thịnh và an ổn của một quốc gia không phải được tạo nên bởi sự nghèo hèn và loạn lạc của những quốc gia khác. Đại vương, nền hòa bình và thịnh vượng lâu dài của một quốc gia chỉ có thể được xây dựng trên sự hòa hiếu giữa các quốc gia và ý hướng về một nền thịnh vượng chung. Nếu đại vương thực sự muốn cho vương quốc Kosala có hòa bình và những người trai trẻ trong vương quốc không phải xông pha nơi lửa đạn thì đại vương cũng phải gìn giữ làm sao cho các vương quốc kế cận cũng có hòa bình và để những người trai trẻ các xứ đó cũng khỏi phải xông pha trong vòng lửa đạn. Chính sách ngoại giao và kinh tế của đại vương cũng phải thật sự đi theo con đường của tâm từ bi thì đại vương mới có thể làm được chuyện này. Như vậy trong khi trong khi đại vương thương yêu và chăm sóc cho quốc gia Kosala, đại vương cũng chăm sóc cho các vương quốc khác như Magadha, Sasi, Videha, Sakya và Koliya”.

(Trích Đường Xưa Mây Trắng, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, trang 266)

Là người Mỹ, trước khi mở rộng chiến tranh chống khủng bố ISIS, chúng ta nên xét lại chính mình. Từ trước tới nay, chúng ta có gây nên loạn lạc và chiến tranh trên thế giới hay không? Chúng ta có ý định tạo ra sự an ổn, sự phồn thịnh cho quốc gia của chúng ta bằng cách gây nên sự nghèo hèn và loạn lạc cho các quốc gia khác trên thế giới? Mỹ sẽ không có hòa bình và an ổn nếu Mỹ cứ tiếp tục mang chiến tranh tới các quốc gia khác trên thế giới!

Nếu Mỹ có mang chiến tranh tới các quốc gia khác, thì trước tiên là Mỹ phải ngưng hành động đó lại, mà không phải là thả bom. Tiêu diệt khủng bố chỉ làm cho khủng bố sinh ra nhiều hơn. Mỹ có thể thắng trận một cách dễ dàng nếu Mỹ có thể chinh phục được trái tim của những tên khủng bố. Bom đạn không tiêu diệt được khủng bố, nhưng bom đạn có thể đưa tới Thế Chiến III. Giống như Mỹ đã từng chống Cộng tại Việt Nam[29], càng chống Cộng, Cộng Sản càng sinh ra nhiều thêm. Mỹ chống khủng bố từ khi khủng bố chỉ là một nhóm nhỏ. Và Mỹ cứ tiếp tục chống khủng bố cho đến khi “khủng bố lan tràn trên khắp thế giới”.

Thế giới ngày nay đã dẫy đầy hận thù. Lấy oán báo oán, không có gì nguy hiểm cho bằng.

Nhưng nếu muốn lấy oán báo oán, Mỹ có hai mặt trận. Mặt trận thứ nhất là “Chiến Tranh với khủng bố”. Mặt trận thứ hai là “Lành mạnh hóa xã hội”. Thử xét qua hai mặt trận này.

▪ Chiến Tranh Với Khủng Bố ISIS

Trong chiến tranh Iraq năm 2003, tổng thống George W. Bush và Thủ tướng Anh Tony Blair cho rằng các sứ mệnh của hai vị là để chận đứng vũ khí hủy diệt hàng loạt, để kết thúc việc Saddam Hussein hổ trợ khủng bố, và để mang đến tự do cho nhân dân Iraq. Tuy nhiên, tướng 4 Sao Wesley Clark, “Cựu Tư Lệnh Tối Cao Đồng Minh” (Former Supreme Allied Commander) mô tả trong sách “Winning Modern Wars”[36] của ông, thuật lại cuộc thảo luận với các giới chức Lầu Năm Góc ngay sau khi biến cố 9-11, là một kế hoạch tấn công 7 quốc gia Trung Đông trong thời gian 5 năm. Hơn thế nữa, tháng 11 năm 2001, một trong những cán bộ quân sự cao cấp của Mỹ và Anh vẫn theo dõi chiến tranh Iraq, cho biết có thể lâu hơn, là 7 năm. Ông nói, tổng cộng có 7 quốc gia bị theo dõi là Iraq, Syria, Lebanon, Libya, Iran, Somalia, và Sudan. Theo Tony Blair, kích hoạt xảy ra là do Iraq bỏ dỡ cơ hội cuối cùng chấm dứt vũ khí hạt nhân, vũ khi hóa học, và vũ khí sinh học, mà Mỹ và Anh gọi là mối đe dọa không thể chấp nhận.

Có ít nhất là 3 khó khăn để chống khủng bố ISIS.

Khó khăn thứ nhất: Chống “Du Kích Sa Mạc” là chống một bóng ma.

Cuộc chiến chống khủng bố ISIS của Mỹ ngày nay không khác cho mấy với cuộc chiến chống Cộng của Mỹ tại Việt Nam từ năm 1963 tới năm 1975. Khủng bố ISIS sẽ nói chính phủ Iraq do Mỹ dựng lên là chính phủ “bù nhìn” giống như Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã gọi chính phủ Miền Nam Việt Nam là chính phủ “bù nhìn”. Nếu người ta có thể gọi du kích tại Việt Nam trước năm 1975 là “Du Kích Đồng Bằng” thì người ta cũng có thể gọi ISIS là “Du Kích Sa Mạc”.

Hồ Chí Minh có một câu nói mà rất nhiều người Pháp và người Mỹ biết đến trong cuộc chiến của Pháp và Mỹ chống du kích tại Việt Nam từ năm 1945 cho tới năm 1975. Ông nó:

Nó sẽ là một cuộc chiến giữa voi và hổ. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết. Nhưng hổ không đứng yên. Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra ngoài vào ban đêm. Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mãnh da lớn, và rồi nó sẽ trở lại vào rừng tối. Và dần dần, con voi sẽ chảy máu cho đến chết. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương sẽ là như vậy”.

Hồ Chí Minh (New York Times ngày 09.11.1946)

Khi mặt đối mặt với Mỹ, ISIS không thể nào thắng được Mỹ. ISIS chỉ còn có một cách là chống Mỹ từ phía sau lưng. Mỹ bị tấn công từ phía sau lưng chẳng khác voi bị hổ tấn công.

Biến cố 9-11 là chuyện con hổ bất thình lình nhảy lên lưng voi, xé một mãnh da lớn của con voi, rồi nó chạy vào rừng. Và nó sẽ tiếp tục làm như vậy cho tới khi con voi bị chảy máu quá nhiều, và con voi sẽ ngã lăn ra mà chết.

Khó khăn thứ hai: Nguy cơ không lường cho một cuộc “Chiến Tranh Tôn Giáo”.

Xung đột giữa ba tôn giáo lớn: Do Thái giáo, Ca-tô giáo, và Hồi giáo là một mối nguy cho nhân loại. Vì cả ba tôn giáo này có cùng chung một ý niệm là chỉ có mình là hạng nhất, là thứ thiệt… chẳng những tạo thành sự bất thân thiện giữa ba tôn giáo có cùng một nguồn gốc Thiên Chúa, mà còn tạo thành sự bất thân thiện đối với tất cả các tôn giáo khác không phải đạo Thiên Chúa. Câu nói tạo thành sự xung khắc giữa ba tôn giáo Thiên Chúa là:

Chỉ có đạo của ta là một chánh đạo duy nhất, tất cả các đạo khác đều là tà đạo, là đạo thờ ma thờ quỷ”.

Từ những xung khắc đó, vì không biết làm thế nào để hòa giải, nên xung khắc càng lúc càng trở nên trầm trọng hơn. Cuối cùng trở thành những cuộc Thập Tự Chinh và Thánh Chiến. Từ những cuộc Thập Tự Chinh và Thánh Chiến, những cuộc tàn sát bắt đầu diễn ra, và oán thù càng thêm chồng chất. Oán thù chồng chất vì họ không biết lấy ân báo oán.

Hai câu kệ trong đạo Phật rất rõ ràng, người Phật tử nào cũng thuộc lòng:

Lấy oán báo oán, oán mãi chất chồng,

Lấy ân báo oán, oán liền tiêu diệt.

Tóm tắt từ sách “Crusaders” của Terry Jones và Alan Ereira, là sách đã được đóng thành phim truyền hình lịch sử chiến tranh tôn giáo nổi tiếng của BBC[68]. Sách viết: “Bằng cách triệu tập một đội quân dưới cờ Thập Tự Giá, Đức Giáo Hoàng đã mở rộng hội thánh bao gồm tất cả Ki-tô giáo. Ý tưởng trung tâm cách mạng của giáo hoàng huy động như vậy đã gần hai ngàn năm, và họ nghĩ bạo động và thánh chiến đẫm máu là quyền lợi của họ. Họ không nghĩ thế giới lên án và nguyền rủa họ? Cách hữu hiệu của họ sau chiến tranh là lời xin lỗi vu vơ…

Lịch sử Ca-tô giáo là một lịch sử đẫm máu nhất trên thế giới. Chính sách của Ca-tô giáo là không tin tưởng vào tự do và dân chủ. Trong quá khứ họ từng bắt buộc người của các tôn giáo khác phải cải đạo bằng thanh gươm, từng trừng phạt khủng khiếp người Do Thái giáo bằng cuộc diệt chủng Nazi, từng trừng phạt khủng khiếp người Ấn Độ giáo bằng tòa án Dị Giáo…

Họ nói tư tưởng thống trị đến từ trái tim của Giáo hoàng. Các giáo hoàng muốn thống trị tất cả bất kỳ nhà thờ nào được gọi là Ki-tô giáo. Qua Thánh chế La Mã, họ cũng đã cố gắng nhiều lần để thống trị toàn bộ thế giới, tức là tiêu diệt tất cả tôn giáo, ngoại trừ đạo Chúa. Họ đã thành công sáu lần, và theo lời tiên tri, là họ sắp thành công thêm một lần nữa. 

Giờ đây thì viễn ảnh một cuộc chiến tranh giữa ba tôn giáo nói trên dần dà đã hiện ra một cách rất rõ. Sách Crusades của Terry Jones và Alan Ereira có diễn tả lại những cuộc Thập Tự Chinh đẫm máu của ba tôn giáo này, có lần máu đã ngập lên tới đầu gối. Xác người và xác động vật sình thối nực nồng cả một hòn đảo Cypress[68].

Trong các cuộc Thập Tự Chinh giữa người Ca-tô giáo và người Hồi giáo thời Trung Cổ, người Ca-tô giáo thường định cư người của họ để chiếm giữ đất đai khi người Hồi giáo bỏ chạy. Khi quân Thập Tự Chinh rút lui và người Hồi giáo quay trở lại, người Ca-tô giáo ở lại lãnh đủ. Đó là lý do người ta thấy một nhóm người Ca-tô giáo sống giữa một quốc gia hầu hết là Hồi giáo. Người Ca-tô giáo ở lại làm con chiên tế thần cho Vatican luôn có một đời sống không yên ổn. Lấn qua lấn lại để dành đất sống luôn xảy ra. Mỗi khi người Ca-tô giáo bị người Hồi giáo lấn lướt thì Vatican kêu gào lên tới các quốc gia Ca-tô giáo, do đó gây thêm căng thẳng.

Vấn đề va chạm qua lại giữa người Ki-tô giáo Iraqi Kurdistance và người Hồi giáo Iraq đã xảy ra cả ngàn năm qua, nhưng không sao có thể hòa giải. Không sớm thì muộn, sự va chạm sẽ làm bốc cháy ngòi nổ, và chiến tranh tôn giáo sẽ là sự thật.

Mỹ sẽ không bao giờ hoàn toàn dẹp yên được tệ nạn khủng bố Hồi giáo… Cho dù có dẹp yên được, thì những tệ nạn đó chẳng bao lâu sẽ sống lại và tiếp tục hoành hành. Sự luân hồi này sẽ tới lui mãi mãi cho đến khi một trận chiến to lớn và khốc liệt xảy ra giữa Ca-tô giáo và Hồi giáo, có thể lan tràn khắp thế giới, có thể là Thế Chiến III…

Mỹ có thể chinh phục ISIS rất dễ dàng bằng cách trút hàng ngàn tấn bom lên đầu lên cổ họ, buộc họ khuất phục bằng quyền lực của kẻ mạnh, nhưng Mỹ cũng nên nhớ làm như vậy là gở cái ách mối thù truyền kiếp giữa Ca-tô giáo và Hồi giáo đang ở trên cổ của Vatican, để máng lên cổ của chính mình và cổ của nhân dân Mỹ, và cũng để trường kỳ kháng chiến với Hồi giáo!

Gần đây đã có một số người Ca-tô giáo bị người Hồi giáo hành quyết. Điều này sẽ làm sống lại hận thù gây ra do các cuộc Thập Tự Chinh và Thánh Chiến giữa Hồi giáo và Ca-tô giáo trong thời Trung Cổ, cộng với những lủng củng giữa Nga và Ukraine, giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, giữa Trung Quốc và Ấn Độ, giữa cộng đồng người da đen thành phố Ferguson và cảnh sát, giữa cộng đồng người da đen với cảnh sat Los Angeles, giữa cộng đồng người da đen với cảnh sát New York… cộng với việc ISIS đã lan tràn trên khắp thế giới… sẽ lôi cuốn các quốc gia Ca-tô giáo và Hồi Giáo vào “Chiến Tranh Tôn Giáo”.

Thế giới ngày nay đã chồng chất đầy đủ hận thù để bắt đầu Thế Chiến III, mà tất cả những giải pháp chiến tranh chỉ thêm dầu vào lửa. Chỉ có giải pháp hòa bình là còn chút ít hi vọng.

Khó khăn thứ ba: Làm thế nào để “Khôi Phục Truyền Thông”.

Khoảng gần một tháng sau biến cố 9-11, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được mời tới nhà thờ Riverside, New York, để nói một bài pháp thoại có liên quan tới khủng bố.

Sau khi nghe xong bài pháp thoại, tôi biết Thầy Nhất Hạnh muốn nói về vấn đề “truyền thông với khủng bố”. Bởi vì một cái quả không bao giờ từ không trở thành có. Cái quả lúc nào cũng được sinh ra từ cái nhân, và vì vậy khủng bố 9-11 (quả) tất nhiên phải được sinh ra từ một lý do (nhân) nào đó, nhưng truyền thông với khủng bố hoàn toàn bế tắc.

Trong đạo Phật, có “truyền thông” mới có “hiểu”, mà hiểu luôn gắn liền với “thương”. Nếu bạn tách rời hiểu và thương, hiểu và thương có thể mang tới tai biến, thay vì hạnh phúc.

Thí dụ bạn là người rất ưa thích ăn trái sầu riêng, bạn muốn chia xẻ sự ngon ngọt của trái sầu riêng cho một người mà bạn rất thương, nhưng bạn không hiểu người ấy chịu không nổi mùi “thơm” của sầu riêng. Người ấy có thể vì bạn mà ăn miếng sầu riêng trong đau khổ.

Đó là hậu quả của “thương” và “không hiểu”.

Vậy hậu quả của “ghét” và “không hiểu” sẽ tới mức độ nào?

Biến cố 9-11 ngày 11 tháng 9 năm 2001 và cuộc tấn công Iraq bắt đầu ngày 20 tháng 3 năm 2003 là hậu quả của “ghét” và “không hiểu”.

Hậu quả đó đã mang đến hao tốn hàng tỉ bạc, mang đến hơn 4.000 lính Mỹ tử trận trong thời gian chiếm đóng Iraq, và nhất là đã mang đến hiểm họa “khủng bố ISIS” ngày nay.

Rất tiếc cho một cơ hội hòa bình đã vượt khỏi tầm tay. Nếu Mỹ chịu khó tiếp tục lắng nghe và bàn thảo về giải pháp của Thầy Nhất Hạnh trong những bài pháp thoại kế tiếp, hao tốn nhân mạng, tài chánh, và nhất là hiểm họa ISIS, có thể đã không xảy ra.

Chúng ta không biết gì cả về ISIS. Chúng ta chỉ có thông tin một chiều. Tất cả tin tức hoặc tài liệu về ISIS cũng đều do Mỹ cung cấp. Cái biết như vậy có thể là nguy hiểm.

Khi còn tại thế, Đức Phật có giúp các đệ tử giải quyết tranh chấp nội bộ. Ngài có nói: “Phải lắng nghe cả hai bên; phải lắng nghe với tâm không thành kiến; phải sử dụng lời ái ngữ…

Trong biến cố 9-11 năm 2001, nếu có đầy đủ bằng chứng, tại sao Mỹ không kiện Saddam Hussein ra tòa án quốc tế Liên Hiệp Quốc, đòi bồi thường nhân mạng và tài sản? (gần 3,000 người chết với ít nhất 10 tỉ đô la Mỹ về thiệt hại tài sản, và tiền bán dầu hỏa của Iraq có thể được dùng để bồi thường); và nếu Saddam Hussein đáng bị tử hình thì tòa tuyên án tử hình!...

Và Iraq cũng vậy. Iraq củng có quyền kiện Mỹ giống như Mỹ kiện Iraq, nếu Saddam Hussein thấy ông bị kết án một cách oan ức khi Mỹ chuẩn bị tấn công ông năm 2003.

Và dĩ nhiên cả hai bên đều có quyền biện hộ cho mình.

Nếu làm được như vậy, thì:

● Cuộc tấn công Iraq năm 2003 không cần thiết.

● Vì không có “nhân” (không có tấn công Iraq 2003), nên không có “quả” (khủng bố ISIS). 

● Truyền thông trong vụ thưa kiện sẽ tràn ngập trên thế giới, và là truyền thông hai chiều.

● Không có dư luận về “Chiến Tranh Dầu Hỏa”, vì không có chiến tranh.

● Không bị mang tiếng về bất cứ vấn đề gì, vì có Liên Hiệp Quốc lãnh hết trách nhiệm.

● Và nhiều lý do khác như bớt đi cơ hội tạo thành Thế Chiến III, v. v…  

▪ Lành Mạnh Hóa Xã Hội

(Chú Ý: Hình Ảnh Ái Dục Dưới Đây Có Thể Không Thích Hợp Cho Một Số Độc Giả…)

Mạng lưới toàn cầu internet là một tiện nghi vô cùng lớn, và cùng lúc cũng là một mối nguy hiểm vô cùng lớn. Vô cùng to lớn có thể cho cả một quốc gia, cho cả một dân tộc, cho cả một tôn giáo… Hơn thế nữa, nó còn có thể vượt ra khỏi làn ranh quốc gia, dân tộc, và tôn giáo, mang tới cái lợi hoặc cái hại tới cả một thời đại loài người trên quả địa cầu. Mang tới cái lợi hoặc mang tới cái hại đến cho bạn đều là hoàn toàn do chính bạn lựa chọn cho bạn.

Tại Làng Mai nước Pháp, một trung tâm thiền tập của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, được chia ra thành nhiều khu vực gọi là “thôn” hoặc “xóm”. Mỗi xóm có khoảng 100 tu sĩ xuất gia (các thầy). Có một xóm riêng biệt dành riêng cho các nữ tu sĩ (các sư cô). Mỗi xóm có một phòng điện toán và internet, mỗi phòng điện toán và internet có một bàn giấy nhận/gởi thông tin. Phải có ít nhất là hai người ngồi chung bàn giấy trách nhiệm nhận/gởi thông tin. Tuyệt đối không được sử dụng máy điện toán một mình. Hoặc để “search” những gì không ích lợi.

Tìm hiểu về phản ứng của các tu sĩ Ca-tô giáo về vấn đề mạng lưới internet, và tổng hợp lại các câu trở lời. Tôi có thể viết lại như sau: “Ội! Computer rẽ mạt!.. Các cha nào cha nấy cũng có một cái để mà xài riêng! Đâu có ai để ý tới hoặc hỏi han làm chi!

“Search” (tìm kiếm) là một phương pháp lẹ nhất mà người sử dụng internet nào cũng biết. Nếu bạn tìm kiếm những hình ảnh hoặc những bài vỡ về thiên tai lụt lội, thì bạn được những hình ảnh và bài vở về thiên tai lụt lội; nếu bạn tìm kiếm về những hình ảnh về chiến tranh và bạo động thì bạn tìm được những hình ảnh về chiến tranh và bạo động; và nếu bạn muốn tìm kiếm về những hình ảnh và bài vở về khêu dâm thì bạn được hình ảnh và bài vở về khêu dâm. Đặc biệt trong bài này, tôi muốn nói với bạn về những hình ảnh khêu dâm.

Năm 1970, tôi có diệp sang Mỹ để học một khóa tu nghiệp về ngành chuyên môn của tôi. Gần hai năm sau, năm 1972, trước khi tôi trở về Việt Nam, tôi có nghe được câu chuyện “Pro-Life” và “Pro-Choice”. Pro-Life là bảo vệ mạng sống. Những người Pro-Life chủ trương mạng sống của đứa bé chưa sinh là rất quý. Phá thai tức là giết người. Những người Pro-Choice cho rằng cơ thể của người đàn bà là thuộc chủ quyền của người đàn bà. Phá thai hay không phá thai là do lựa chọn của người đàn bà đó. Người ngoài không có quyền can thiệp.

Về tới Việt Nam, tôi quên đi chuyện lẩm cẩm ấy. Mãi cho tới năm 1975, tôi lại trở lại Mỹ. Lần này tôi mướn được một apartment ở gần một clinic chuyên môn phá thai. Clinic lại nằm sát một bên bải đậu xe của tôi, mà mỗi khi đi làm hoặc đi làm về, tôi đều có cơ hội để đứng nhìn vài phút, coi ngày hôm đó người ta tới phá thai có đông lắm hay không.

Vấn đề phá thai năm 1975 không còn đơn giản nữa. Tại các clinic, phá thai thường có ba toán: Toán thứ nhất cầm biểu ngữ tranh đấu cho Pro-Choice, thường là cha mẹ của người tới phá thai; toán thứ hai cầm biểu ngữ Pro-Life, là những người chống phá thai, lên án phá thai là giết người, giết con nít; và toán thứ ba, toán này không có biểu ngữ, thường là con nít, con gái chừng 13, 14 tuổi (con gái Mỹ dậy thì rất sớm), là những người đi tới clinic để phá thai.

Có vài lần hai phe, Pro-Choice và Pro-Life, đã bắn nhau gây ra án mạng. Họ gài mìn làm nổ sập một phần clinic gây hư hại tài sản, và họ đã thưa kiện với nhau nhưng không bao giờ giải quyết xong. Họ là ai, đã làm cho những đứa con nít 13, 14 tuổi mang thai? Không ai hỏi và cũng không ai bàn tới vấn đề này. Không bàn tới, tức là có một cái gì không muốn nói.

Những năm đầu, khi mạng lưới internet vừa mới xuất hiện khoảng thập niên 1990, tình trạng xung đột giữa Pro-Life và Pro-Choice không thay đổi mấy. Có lẽ vì lúc đó đường dây internet được sử dụng bằng đường điện thoại, rất chậm chạp. Những tài liệu được đưa lên trang mạng cũng rất là ít. Và dường như chức năng tìm kiếm (search) chưa có.

Riêng có một điều lạ lùng là Pro-Life và Pro-Choice đâu có liên hệ trực tiếp tới nguyên nhân của cái bào thai? Nói một cách khác: “nếu hậu quả là cái bào thai trong bụng của em bé 13, 14 tuổi; thì nguyên nhân của nó đâu phải là Pro-Life hoặc Pro-Choice? Vậy mà từ năm 1972 cho tới nay, là năm 2015, ròng rã 43 năm, tôi thấy người Ca-tô giáo vẫn quờ quạng trong bóng tối vô minh, lấy Pro-Life chống Pro-Choice với hi vọng chấm dứt phá thai”.

Tới đây xin dừng một phút để nói về “cái thấy”.

Nếu bạn nhìn một hình tròn bằng tất cả thân và tâm của bạn, bạn biết ngay đó là một hình tròn mà bạn không cần suy luận gì cả, thì hình tròn đó là kết quả của “cái thấy” của bạn.

Nếu bạn nhìn một hình tròn nhưng bạn không chắc đó là một hình tròn, bạn phải suy luận. Thí dụ bạn phải đo lường và nhận ra tất cả các bán kính của vòng tròn đó bằng nhau, rồi bạn mới đi tới kết luận đó là một hình tròn. Thì hình tròn đó là kết quả của “cái suy luận” của ban.

“Cái thấy” của bạn có được là nhờ “cái suy luận” của bạn lắng xuống. Thí dụ một buổi sáng, mặt hồ yên lặng. Nhìn xuống đáy hồ bạn sẽ thấy tất cả những gì ở dưới đáy hồ. Nhưng một cơn gió thoảng qua làm mặt hồ dao động, những vật thể dưới hồ trở thành méo mó. Bạn có thể ví cơn gió thoảng là “cái suy luận” đã làm méo mó “cái thấy” của bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn có được cái thấy, chỉ có một cách là để cho cái suy luận của bạn lắng xuống.

Người Tây Phương thiên về triết lý, sử dụng “cái suy luận” nhiều quá nên dần dà mất đi “cái thấy”. Nói về cặp vú của người đàn ông, cặp vú của người đàn ông cũng vậy, cặp vú của bạn có lẽ đã có cùng thời với cặp vú của người đàn bà cách đây vài triệu năm, nhưng vì cặp vú của người đàn bà được sử dụng để nuôi con nên nó tiếp tục phát triển theo chiều hướng nuôi con; trong khi cặp vú của người đàn ông không được xài đến nên nó teo dần. Cái thấy cũng vậy, nếu loài người không sử dụng cái thấy, cái thấy của loài người, một ngày nào đó sẽ biến mất. Cái thấy và cái suy luận của bạn thuộc về tâm thức. Nhiều người gọi cái thấy là cái “tâm thanh tịnh”, là “trực giác”, là “giác quan thứ sáu…” và cái suy luận là cái “tâm chúng sinh”.

Cái thấy là một trong sáu giác quan quý giá mà con người có được. Sáu giác quan đó là: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và cái thấy (cũng còn gọi là ý). Nhờ giác quan này, bạn có thể nhận ra nguyên nhân trực tiếp của các bào thai trong bụng của các trẻ em phá thai là “tà dâm” mà không cần suy luận gì cả. Và nếu bạn biết thế nào là chánh, thế nào là tà, bạn phải biết tà dâm là gì. Và dĩ nhiên dâm dục với con nít vị thành niên cũng là tà dâm. Biết được tà dâm là nguyên nhân của phá thai, bạn có thể bắt đầu đi tìm nguyên nhân của tà dâm.

Tuy nhiên đã nhiều năm qua, không ai thấy, không ai tố cáo, không ai kết án… những cái bụng chữa của trẻ em 13, 14 tuổi là do tà dâm mà ra, mà không cần phải suy luận, vậy cái thấy của người Tây Phương vẫn còn hay đã mất? Nếu mất thì tiếc thay!...

Ai là những là những kẻ chủ động tà dâm với trẻ em 13, 14 tuổi? Điều nầy rất dễ. Cứ hỏi trực tiếp các em bé mang thai, các em sẽ nói cho bạn biết. Chuyện xảy ra từ bấy lâu nay mà không ai biết, không ai hỏi, là do sự dấu dím một cách có hệ thống, hay không có cái thấy?...

Tại John Jay School of Criminal Justice, người ta ước tính chỉ riêng tại Mỹ từ năm 1950 tới 2002, đã có hàng trăm ngàn trẻ em bị lạm dụng tình dục bởi các Linh Mục Ca-tô giáo. Trên thực tế, giáo hội Ca-tô giáo có một “Lịch Sử 2000 Năm Lạm Dụng Tình Dục”. Trong một quyển sách nổi tiếng có tên “Sex, Priests and Secret Codes (2006)”, Cha Thomas Doyle, cựu tu sĩ Richard Sipes, và Patrick Wall đã sử dụng tài liệu riêng để xác nhận 2000 năm vấn đề của Ca-tô giáo La Mã về các giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em là một sự thật bất khả phản biện[51]. Điều này làm sáng tỏ “nguyên nhân gây ra tình trạng phá thai của các trẻ em 13, 14 tuổi, gây thành sự xung đột Pro-Life và Pro-Choice, là do chính các linh mục tà dâm Ca-tô giáo gây ra”.

Để tìm câu trả lời về lịch sử 2000 năm dâm dục với trẻ em của người Ca-tô giáo, người ta phải trở về thời kỳ cải cách Tin Lành. Thời kỳ này do Martin Luther phát động và lãnh đạo một cuộc cải cách, tách rời ra khỏi Ca-tô giáo, xảy ra khi các hệ thống kinh tế, được gọi là những chế độ phong kiến, bắt đầu sụp đổ. Vì khuôn khổ của bài này có giới hạn, “Lịch Sử 2000 Năm Lạm Dụng Tình Dục” của các linh mục Ca-tô giáo sẽ được trình bày trong một dịp khác.

Kiểm soát cứng nhắc của Giáo Hội Ca-tô giáo đang bị sụp đổ. Một số “cha” đòi quyền “cưới vợ”. Một số “nữ tu sĩ” đòi quyền làm “cha”[51]…

Giáo Hoàng Benedict XVI, giống như người tiền nhiệm là John Paul, đã khẳng định về thẩm quyền "không thể sai lầm", sử dụng lý luận cá nhân trong việc xử lý các vấn đề nội bộ giáo hội, mặc dù các phương pháp bảo vệ đã mở rộng đến vấn đề phạm tội tình dục trong giáo hội đã chi tiêu bằng ngân quỷ dành cho trẻ em. Trong một trường hợp được báo cáo, Benedict và John Paul đã ca ngợi một vị giám mục Pháp: “thà đi ở tù còn hơn là bàn giao một linh mục dâm dục với con nít ở Pháp cho cơ quan pháp luật”. Benedict và Vatican đã cố gắng bịt miệng các nhà phê bình bằng cách tái khẳng định các quyền tuyệt đối của hàng giáo phẩm[51].

Người ta cũng đồn sở dĩ Ca-tô giáo gặp rắc rối về tình trạng dâm dục, vì đạo này có một nguồn gốc cổ xưa là đạo “Thờ Dương Vật”. Theo Gaspar, một nhân viên hướng dẫn của nhà thờ, tất cả các nhà thờ Ca-tô giáo tại Rome đều “Thờ Dương Vật” trước khi Chúa Jesus Christ bị đóng đinh trên thánh giá. Ông cũng nói thêm, vào thời buổi ấy người ta rất “kính trọng dương vật” và thờ dương vật một cách tự nhiên. Người ta thường làm một cái kiệu để khiêng một dương vật lớn đi diễn hành khắp đường phố mỗi khi có đại lễ. Nhà thờ cổ Ca-tô giáo đang thờ dương vật tên là Matriz (hoặc Mother Church) tại trung tâm thành phố Ponta Delgada, trên đảo Michael, Azores (Bồ Đào Nha). Nhà thờ này được xây trong khoảng thời gian từ năm 1533 tới 1545. Xem chi tiết bài của Bác Sĩ Y Khoa Manuel Luciano da Silva ở phần “Ghi Chú”[52].

Để trị một số chứng bệnh dâm dục, La Mã đã dùng một số hình tượng như vú đàn bà, âm hộ, hoặc đa số là dương vật để làm vật dâng cúng (những hình ảnh này cũng tìm thấy tại phố cổ Pompeii, Rome)[69]. Điều này đã xác nhận thêm về đạo Ca-tô thờ cúng dương vật mà Bác Sĩ Manuel Luciano da Silva đã khám phá trên đảo Michael.

Khẩu dâm, loạn dâm (hai người đàn ông cùng lúc làm tình với một người đàn bà hoặc ngược lại) cũng được khám phá trên những bức tranh khắc trên tường. Cùng với nhiều hình ảnh dâm dục khác cũng được tìm thấy tại Pompeii, La Mã. Xem note:[69];[70].

Kinh thánh Ca-tô giáo, ngoài sự kích động chiến tranh, thù hận… còn đóng góp một phần lớn vào việc “kích động dâm dục”. Một số thí dụ về kinh thánh gây đảo lộn nền luân lý xã hội:

Psalm 137:9 (Đập đầu con nít vào tường đá là một vinh dự).

Leviticus 26:29 (Ăn thịt con).

Ezekiel 5:10 (Cha ăn thịt con, con ăn thịt cha).

Numbers 31:17-18 (Giết hết đàn ông, đàn bà, chỉ chừa lại gái còn trinh).

Exodus 22:29-30 (Dâng cúng con đầu lòng cho God).

Isaiah 13:16 (Bằm xác trẻ sơ sinh, cướp nhà và hãm dâm vợ của người khác).

Dâm dục với trẻ em vị thành niên mang đến tình trạng tranh thủ Pro-Life và Pro-Choice vẫn chưa đủ, giờ này các linh mục Ca-tô giáo đã bước rất sâu vào một loại dâm dục mới: “Đồng Tính Luyến Ái”[51]. Các linh mục Ca-tô giáo mắc phải bệnh đồng tính luyến ái còn đông hơn các linh mục dâm dục với con nít[51]. Đối với một số phụ nữ, đồng tính luyến ái vẫn chưa đủ. Một số phụ nữ còn bước sang lãnh vực dâm dục với thú vật như ngựa, chó, đười ươi, v. v… Nếu bạn làm một cái Google Internet Search: “sex with animals” và chọn “Pictures”, bạn sẽ tá hỏa tam tinh, không dám đụng tới máy điện toán, và không dám “search” lần thứ hai.

Tuy nhiên, tình trạng đồng tính luyến ái có thể làm đỡ phần nào gánh nặng của các em bé gái 13, 14 tuổi phá thai. Các em bé trai có một lợi điểm là không bao giờ mang thai!.. nhờ các linh mục Ca-tô giảo sử dụng lổ hậu môn của các em. Tuy nhiên vấn đề tương lai không ai biết chắc. Những chứng bệnh nguy hiểm như “trĩ nội”, “trĩ ngoại”, AIDS… và nhất là mặc cảm trọn đời khi cám em bé trai này lớn lên, rất cần được xã hội chú ý và chăm sóc…

Những hình ảnh dâm dục với thú vật thật sự đã một thời xuất hiện trên quả địa cầu. Tại thành phố Pompeii[54], xưa thuộc Rome, nay thuộc về nước Ý, và một số thành phố khác như tại Hi Lạp, Ai Cập… có những hình tượng đầu người mình sư tử, đầu con ó mình người… Người ta đồn việc này xảy ra là do dâm dục giữa con người và con vật, và DNA của con người và con vật lúc đó chưa hoàn hảo nên mới xảy ra tình trạng nửa người nửa vật được sinh ra.

Đây là hình của “Pan” trong thần thoại Hi Lạp. Mặc dù sách vở không nhắc đến đồng tính luyến ái và dâm dục với thú vật, nhưng hình ảnh nói lên rất rõ ràng. Chẳng những rõ ràng mà rất giống tình trạng của các Linh Mục Ca-tô giáo ngày nay, tuần tự theo chu kỳ: Bắt đầu là dâm dục với con nít; kế đến là đồng tính luyến ái; và sau cùng là dâm dục với thú vật.  

Hình bên trái: đồng tính luyến ái (bệnh ái dục giai đoạn II) [55];[65];[66];[71]
Hình bên phải: dâm dục với thú vật (bệnh ái dục giai đoạn III) [54];[65];[66]

Xem ghi chú [70]

Hơn hai ngàn sáu năm trước, Đức Phật Thích Ca rất rõ ràng. Đức Phật cho rằng “ái dục” là một “chứng bệnh” rất cần được chữa trị.

Ngài nói: “Dục lạc là khúc xương trần, là miếng thịt sống, là bó đuốc rơm cầm ngược gió, là hố than hồng, là con rắn độc, là một giấc mộng, là của vay mượn…” (Kinh Người Bắt Rắn)

Trong bài này, mời bạn cùng tôi chiêm nghiệm về: “Dục lạc là hố than hồng”.

Ngày xưa tại Ấn Độ, người mắc bệnh phong cùi (hủi) phải vào sống ở trong rừng. Sống ở trong rừng là làm cho họ sống cách ly với xã hội con người. Những người cùi sống ở trong rừng thường đào một cái hố chung cho tập thể của họ, và họ chất củi khô dưới hố.

Đêm đêm họ đốt củi dưới hố, ở trần, mặc quần ngắn, đứng hoặc ngồi chung quanh miệng hố hứng sức nóng hừng hực từ hỏa ngục đỏ rực bốc lên từ đáy hố. Những người bệnh cùi này nói họ cảm thấy khoái lạc và “đả ngứa” lắm. Vài năm sau có người, không biết vì lý do gì, đã hết được chứng bệnh cùi. Ông được trở về với gia đình, với xóm làng của ông. Người may mắn này, mỗi lần có dịp đi ngang qua hố lửa, ông cảm thấy rất thương xót cho những người vẫn còn đang bệnh. Những cái mà ngày xưa ông thấy là khoái lạc, là đả ngứa, thì giờ này, ông lại thấy là cái vô cùng khổ sở, là cái vô cùng đau đớn. Ông sẽ la khóc và tru tréo lên nếu có ai bắt ông tới cái hố lửa để đứng trên miệng hỏa ngục nóng bức thêm một lần nữa.

Đức Phật nói: “Cũng giống như người bệnh phong cùi, người mắc bệnh ái dục sẽ không thấy được mình đang mắc bệnh ái dục. Chỉ có những người lành mạnh mới thấy được mà thôi”.

Để ngăn chận trước chứng bệnh ái dục, giới “Không uống rượu” lần đầu tiên được Đức Phật đưa ra cho tất cả bốn chúng, mà sau này người ta thấy giới không uống rượu có một lợi ích rất thiết thực, vì người giữ giới này ít khi xảy ra “tà dâm”, nhất là hảm dâm. Trong khi đó các linh mục Ca-tô giáo không bao giờ cấm đoán các linh mục uống rượu.

Biện pháp kế tiếp là Đức Phật khuyến khích bốn chúng “ăn chay”. Người ta tìm thấy những người ăn chay ít bị đòi hỏi sinh lý hơn là những người ăn thịt. Trong khi đó các linh mục Ca-tô giáo cũng không bao giờ nghe nói tới khuyến khích ăn chay.

Tại Làng Mai nước Pháp, ngoài các giới luật của Đức Phật, tôi còn thấy các sân đánh banh của nam tu sĩ; và cả nam lẫn nữ tu sĩ còn phải tập thể dục hàng ngày. Tôi nghe nói tập thể dục hàng ngày là để chuyển hướng năng lượng đòi hỏi sinh lý trở thành một năng lượng tốt, năng lượng bồi bổ cho trí óc, cho các bắp thịt, và cho sức khỏe… Các Thầy và các Sư Cô Làng Mai đa số là các thanh niên, thiếu nữ mới lớn lên. Việc đòi hỏi sinh lý là tự nhiên của cơ thể. Muốn tránh rắc rối về “tà dâm”, phải tìm ra một phương pháp mà phòng ngừa. Cứ quỳ lạy và cầu nguyện như người Ca-tô giáo đã làm, không giúp ích gì trong việc ngăn ngừa tà dâm.

Thỉnh thoảng có một vài vụ bê bối tại vài chùa Phật Giáo. Tuy nhiên vì ít khi xảy ra, những bê bối ấy thường khi trở thành một hạt muối, không thể làm mặn một dòng sông.

Tôi không tin thuyết “Tận Thế” và sự “Trừng Phạt” của Thiên Chúa của người Ca-tô giáo, nhưng tôi tin về “Luân Hồi” của nền văn minh nhân loại, mà theo Đức Phật, không có một pháp hữu vi nào có thể thoát khỏi, ngay cả đạo Phật cũng không thoát khỏi. Nền văn minh nhân loại có sinh ra, có lớn lên, có bệnh hoạn, và có hoại diệt (sinh-lão-bệnh-tử). Bạn đang ở vào thời kỳ phát triển cao độ của một chứng bệnh cổ xưa trong xã hội loài người, bệnh “dâm dục”. Bệnh này sẽ trực tiếp đưa bạn tới thời đại “hoại diệt” của nền văn minh nhân loại.

Mặc dù nền văn minh của nhân loại không có cách nào để thoát khỏi vòng luân hồi sinh-lão-bệnh-tử, nhưng chúng ta có thể kéo dài thêm tuổi thọ của một giai đoạn nếu chúng ta có thể tiêu diệt được chứng bệnh “dâm dục” đang hoành hành khắp nơi trên thế giới.

Tổng kết từ năm 1997 cho tới năm 2009, trên một bài báo của Wikipedia cho thấy tiền bồi thường cho các trẻ em bị lạm dụng tình dục bởi các linh mục Ca-tô giáo lên tới “gần một tỉ rưởi đô la Mỹ”. Số tiền này được bồi thường cho các trẻ em tại 17 giáo phận (Diocese), gồm Dallas, Louisville, Boston, Tucson, Spokane (Washington), Orange, Davenport, Phoenix, Los Angeles, Charleston, San Diego, Fairbanks, Sacramento, Denver, và Wilmington. Nhiều địa phận đã khai phá sản. Các địa phận đã khai phá sản gồm có các địa phận như Tucson, Washington, Davenport, Fairbanks, và Wilmington[53].

Đây chỉ mới là vấn đề lạm dụng tình dục tại Hoa Kỳ. Sự thật thì lạm dụng tình dục với con nít của Ca-tô giáo đã lan tràn trên khắp thế giới. Chữa trị chứng bệnh dâm dục của các linh mục Ca-tô giáo không phải là chuyện riêng của một quốc gia, mà là chuyện chung của nhân loại. Chuyện dâm dục của các linh mục Ca-tô giáo không còn là chuyện tự ái, chuyện thể diện, mà là một vấn đề cấp bách. Người Ca-tô giáo không thể nào làm con đà điểu đút đầu vào đống cát mãi mãi để tránh né sự thật, một vấn đề sống còn cho nhân loại. Xã hội sẽ không để cho bạn tiếp tục che đậy cái ung thư, để cho bạn tiếp tục cầu nguyện cho cái ung thư tự nhiên được lành mạnh. Nếu bạn là một người khôn ngoan, ở bờ bên này sông muốn sang bờ bên kia sông, bạn không thể cầu nguyện cho bờ bên kia sông tự nhiên nối liền với bờ bên này sông để bạn có thể đi sang bờ bên kia sông, nhưng bạn phải biết tìm cách đóng thuyền, đóng bè, phải học bơi lội, hoặc nhờ người khác giúp bạn… Cầu nguyện sẽ không đưa bạn đi tới đâu cả.  

Đức Phật Thích Ca đã có lần đã nói với quốc vương Pasanadi:

Đại vương, có những cái bé nhỏ mà chúng ta không nên khinh thường.

Là một người khôn ngoan, đại vương không nên khinh thường một hoàng tử bé, một thày tu trẻ, một con rắn con, một đóm lửa hồng…

Một hoàng tử bé tuy còn nhỏ nhưng có đủ vương tính và có thể thành người thống trị thiên hạ. Một thày tu tuy còn trẻ có thể là một người giác ngộ hoàn toàn. Một con rắn con có thể giết chết người trong chốc lát. Và một đóm lửa hồng có thể thiêu rụi cả một khu rừng.

Con sư tử là chúa sơn lâm. Khi con sư tử thức dậy vào buổi sáng, nó vươn vai và gầm lên ba tiếng trước khi đi tìm mồi. Nghe tiếng gầm của con sư tử, các loài chim thì bay lên cao, các loại thú như nai, ngựa, voi… thì cụp đuôi chạy, có khi văng cả phân và nước tiểu. Các loài sống dưới nước như thuồng luồng, kình ngư… thì lặn sâu xuống nước. Và không có một con thú rừng nào có thể giết được con sư tử.

Tuy nhiên có những con trùng nhỏ li ti đang sống chui rút trong cơ thể con sư tử mới có thể giết chết con sư tử. Những con trùng này, một ngày nào đó, nó sẽ đục thủng tim gan của con sư tử. Và con sư tử sẽ ngã lăn ra mà chết!

Viết những dòng này, tôi xin nhắc nhở là đừng đợi cho tới khi con sư tử ngã lăn ra rồi mới lo chữa trị, lúc đó thì đã muộn:    

Làm sao để ngăn chận sự tràn lan khủng bố ISIS là cần thiết, nhưng đó không phải là cần thiết duy nhất. Lành mạnh hóa xã hội của Hoa Kỳ và trên khắp thế giới là một việc làm cần thiết và cấp bách không kém. Tôi biết đất nước Hoa Kỳ là một con sư tử, tôi biết quả địa cầu là của chung cho muôn loài, tôi biết quả địa cầu đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi chứng bệnh dâm dục, và tôi đang gầm lên tiếng gầm của con sư tử để thức tỉnh bạn, bạn có nghe không?...

DuyenSinh@Live.com

13 Mar 2015

_____________________

Ghi Chú:

[1] Sasanian Empire: http://en.wikipedia.org/wiki/Sasanian_Empire

[2] Battle of Chains: http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Chains

[3] Rashidun Caliphate: http://en.wikipedia.org/wiki/Rashidun_Caliphate

[4] Al-Hirah: http://en.wikipedia.org/wiki/Al-Hirah

[5] Bani Khalid: http://en.wikipedia.org/wiki/Bani_Khalid

[6] Bani Utbah: http://en.wikipedia.org/wiki/Bani_Utub

[7] Constantinople: http://en.wikipedia.org/wiki/Constantinople

[8] Sheikh: http://en.wikipedia.org/wiki/Shaikh

[9] Muhammad Al-Sabah: http://en.wikipedia.org/wiki/Muhammad_Al-Sabah

[10] Jaber II Al-Sabah: http://en.wikipedia.org/wiki/Jaber_II_Al-Sabah

[11] Salim Al-Mubarak Al-Sabah: http://en.wikipedia.org/wiki/...

[12] Mary Bruins Allison: http://en.wikipedia.org/wiki/Mary_Bruins_Allison

[13] Kuwait–Najd War: http://en.wikipedia.org/wiki...

[14] Ibn Saud: http://en.wikipedia.org/wiki/Ibn_Saud

[15] Percy Cox: http://en.wikipedia.org/wiki/Percy_Cox

[16] House of Sabah: http://en.wikipedia.org/wiki/House_of_Sabah

[17] Sabah I bin Jaber: http://en.wikipedia.org/wiki/Sabah_I_bin_Jaber

[18] Najd: http://en.wikipedia.org/wiki/Najd

[19] Ikhwan: http://en.wikipedia.org/wiki/Ikhwan

[20] Battle of Jahra: http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Jahra

[21] Salim Al-Mubarak Al-Sabah: http://en.wikipedia.org/wiki/Salim_Al-Mubarak_Al-Sabah

[22] Ibn Saud: http://en.wikipedia.org/wiki/Ibn_Saud_of_Saudi_Arabia

[23] Faisal al-Duwaish: http://en.wikipedia.org/wiki/Faisal_Al-Dawish

[24] Uqair Protocol of 1922: http://en.wikipedia.org/wiki/Uqair_Protocol_of_1922

[25] Ahmad Al-Jaber Al-Sabah: http://en.wikipedia.org/wiki/Ahmad_Al-Jaber_Al-Sabah

[26] Faisal I of Iraq: http://en.wikipedia.org/wiki/Faisal_I_of_Iraq

[27] FULRO: http://vi.wikipedia.org/wiki/FULRO

[28] Ôn lại vài nét về Thầy Nhất Hạnh : http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt006.php

[29] Vietnam: Lotus in a Sea of Fire, Thich Nhat Hanh, ISBN 0-8090-1334-7, trang X.

[30] http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Kuwait

[31] http://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Vantage

[32] The Vatican’s Holocaust, Avro Manhattan, Lib of Congress Cat. 86-062016, trang 209.

[33] Vatican Assassins by Eric Jon Phelps, ISBN: 0-9704999-2-2, các trang 12, 150, 414, 578…

[34] Vatican Assassins by Eric Jon Phelps, ISBN: 0-9704999-2-2, trang 253, 658…

[35] Buổi Nói Chuyện Trước Công Chúng Tại Nhà Thờ Riverside: http://www.duyensinh.com/files/.../ BUOI_NOI_CHUYEN ...

[36] Winning The Modern Wars: Iraq, Terrorism, & American Empire by General Wesley K. Clark, ISBN-10: 1586482181, ISBN-13: 978-1586482183.

[37] United Nations Monitoring, Verification and Inspection Commission: http://en.wikipedia.org/wiki/UNMOVIC

[38] United Nations Monitoring, Verification and Inspection Commission: http://en.wikipedia.org/wiki/...

[39] International Atomic Energy Agency: http://en.wikipedia.org/wiki/...

[40] Kurds: http://en.wikipedia.org/wiki/Kurdish_people

[41] Ansar al-Islam: http://en.wikipedia.org/wiki/Ansar_al-Islam

[42] GBU-27 Paveway III: http://en.wikipedia.org/wiki/GBU-27

[43] The Vatican’s Holocaust by Avro Manhattan, Ozark Books, MO 65808, Chapt 23, tr. 209.

[44] Ca-Tô Giáo Là Một Hiểm Họa: http://www.duyensinh.com/files/

[45] Bí Mật Về Tòa Án Dị Giáo VNCH: http://www.duyensinh.com/files

[46] Vatican Assassins by Eric Jon Phelps, ISBN 0-9204999-2-2, tr. 12, 150, 413, 578, 658.

[47] Vietnam a History by Stanly Karnow, Penguin Books (1997), trang 240.

[48] Vatican Assassins by Eric Jon Phelps, ISBN 0-9204999-2-2, trang 32.

[49] Execution of Saddam Hussein: http://en.wikipedia.org/wiki/Execution_of_Saddam_Hussein

[50] Spelly’s War: http://xcjournal.org/... /spellys-war/

[51] What's Really Behind the Catholic Church's Sexual Abuse Problem?: http://www.alternet.org/story/ ... sexual_abuse_problem

[52] The Phallic Symbol On The Main Catholic Church ..: http://www.dightonrock.com/

[53] Catholic sex abuse cases in the United States: http://en.wikipedia.org/wiki/

[54] Pompeii: http://en.wikipedia.org/wiki/Pompeii

[55] Pan (god): http://en.wikipedia.org/wiki/Pan_(god)

[56] EVIDENCE OF A SERIOUS CONFLICT OF INTERESTS IN THE U.S. GOVERNMENT OVER IRAQ: http://www.thedebate.org/thedebate/iraq.asp

[57] Persecution of Christians: http://en.wikipedia.org/wiki/Persecution_of_Christians

[58] Persecution of Muslims: http://en.wikipedia.org/wiki/Persecution_of_Muslims

[59] ISIS on Christians: There is nothing to give them but the sword: http://www.catholic.org/news/international/middle_east/story.php?id=56339

[60] 2003 invasion of Iraq: http://en.wikipedia.org/wiki/2003_invasion_of_Iraq

[61] Operation Linebacker II: http://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Linebacker_II

[62] The Plastic Ono Band - Give Peace A Chance: https://www.youtube.com/watch?v=tlKX-m17C7U

[63] Gulf War: http://en.wikipedia.org/wiki/Gulf_War

[64] 2003 invasion of Iraq: http://en.wikipedia.org/wiki/2003_invasion_of_Iraq

[65] Nixon dọa cắt đầu ông Nguyễn Văn Thiệu: https://www.youtube.com/watch?v=r-BJaF3gCh4

[66] Phallus: http://en.wikipedia.org/wiki/Phallus

[67] CBU-55: http://en.wikipedia.org/wiki/CBU-55

[68] http://duyensinh.com/files/pdf/CHIEN_TRANH_CA-TO_GIAO_VA_HOI_GIAO.pdf

[69] Sexuality in ancient Rome: http://en.wikipedia.org/wiki/Sexuality_in_ancient_Rome

[70] Sexuality in ancient Rome: http://en.wikipedia.org/wiki/Sexuality_in...jpg

[71] Homosexuality in ancient Rome: http://en.wikipedia.org/wiki/...

 

Mục Lục Duyên Sinh
http://DuyenSinh.com/files/pdf/MUC_LUC.pdf

____________________

Các bài của tác giả Duyên Sinh trên sachhiem.net

_____________________

Các bài cùng tác giả

 ▪ Đóm Lửa Hồng Ở Ngay Bên Trong Giáo Hội Công Giáo - Duyên Sinh

Phong Trào 969: Một quả báo! - Duyên Sinh

Bức Điện Văn 243 - Duyên Sinh phổ biến

Trận Chiến Từ Bên Trong - Duyên Sinh

Chiến Tranh Tôn Giáo Tại Nhật Bản: Một Bài Học Tại Việt Nam - Duyên Sinh

Xâm Nhập Tôn Giáo Vào Ayutthaya: Một Bài Học Tại Việt Nam - Duyên Sinh

Á Phiện, Bạch Phiến, Và Chiến Tranh Tôn Giáo Dưới Thời Diệm, Và Thiệu Kỳ - Duyên Sinh

Cái Chết của một Tôn Giáo Lớn - Duyên Sinh

Chính Người Công Giáo Đã Giết Ngô Đình Diệm - Duyên Sinh

Chiêu Thức Mới Của Những Kẻ "Đồng Hành Cùng Quân Giặc" - Diễn Đàn

Cuộc Tàn Sát Trẻ Thơ Vô Tội Theo Kinh Thánh - Duyên Sinh

Ca-Tô Giáo Là Một Hiểm Họa - Duyên Sinh

Làm Thế Nào Để Phát Triển Tuệ Giác? - Duyên Sinh

Buổi Nói Chuyện Trước Công Chúng Tại Nhà Thờ Riverside, New York Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Ngày - Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Tại Sao Tôi Chống Chiến Tranh Việt Nam? - Mục sư Martin Luther King Jr. - Duyên Sinh

Khủng Bố ISIS: Nguyên Nhân Và Hậu Quả - Duyên Sinh

Hai Quả Bom Nguyên Tử Của Vatican Thả Xuống Nhật Bản Kết Thúc Thế Chiến II ? - Duyên Sinh

Ngô Đình Diệm Là Nguyên Nhân Của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam - Duyên Sinh

*** Cờ Sao - Cờ Sọc *** Phong Trào Văn Thân Do Vua Hàm Nghi Lãnh Đạo Trôi Dạt Về Đâu? - Duyên Sinh

Phản Biện Bài “Thành Quả Hỗ Tương: Ấn Quang-Cộng Sản” của tác giả Nguyễn Kim Khánh - Duyên Sinh


▪ 1 2 >>>

Trang Tôn Giáo




Đó đây


2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>