CÔNG GIÁO CHÍNH SỬ

Trần Chung Ngọc

26 tháng 9, 2009


Các bài khác trong tập này: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

 

VỀ BA NGÔI THIÊN CHÚA

Một Khảo Luận Trong Ánh Sáng Của
Thánh Kinh Và Giáo Lý Công Giáo

Hình Chúa Ba Ngôi [Trinity]

Sir Francis Bacon (1561-1626), Khoa học gia và triết gia Anh: Người tin thuyết Ba Ngôi Thiên Chúa tin rằng một trinh nữ chính là mẹ của một đứa con đã tạo ra bà ta. (The trinitarian believes a virgin to be the mother of a son who is her maker.)

Ethan Allen (1738-1789), Nhà cách mạng Mỹ: * Giáo lý Ba Ngôi Thiên Chúa là vô căn cứ, và có khuynh hướng đưa đến mê tín và thờ hình tượng (The doctrine of the Trinity is destitute of foundation, and tend manifestly to superstition and idolatry.)

Thomas Paine (1737-1809), triết gia Anh, tác giả cuốn sách nổi tiếng Thời Đại Của Lý Trí: Cuốn Tân Ước dạy chúng ta những gí? Tin rằng Đấng Toàn Năng phạm tội lăng nhăng với một người đàn bà đã có chồng; và tin vào cái chuyện lăng nhăng này gọi là đức tin. (What is the New Testament teaches us? To believe that the Almighty committed debauchery with a woman engaged to be maried; and the belief of this debaucery is called faith

Lời Nói Đầu:

Trong Ki Tô Giáo có thuyết thần học “Ba Ngôi Thiên Chúa” gồm có Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Ma (Holy Ghost), và Ba Ngôi chỉ là một Chúa.. Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta biết về Ba Ngôi Thiên Chúa chỉ là đoán mò như chúng ta có thể thấy rõ như sau..

Thật vậy, theo sách National Catholic Almanac, 1968, trang 360, của Công Giáo, chúng ta có một ông Chúa Cha (God) với 23 thuộc tính (23 attributes):

“Phép tắc vô cùng, vĩnh hằng, thánh thiện, bất diệt, bao la mênh mông, không bao giờ thay đổi, không thể hiểu được, không thể mô tả được, vô tận, vô hình, công chính, thương yêu, nhân từ, cao nhất, khôn ngoan nhất, toàn năng, toàn trí, có mặt khắp nơi, nhẫn nại, toàn hảo, cung cấp tinh thần và vật chất cho con người, tối cao, chân thật” 1

Trong 23 thuộc tính trên có ba thuộc tính rất đặc biệt: vô hình (invisible), nghĩa là không ai nhìn thấy được; không thể mô tả được (ineffable), nghĩa là không ai biết là như thế nào; và không thể hiểu được (incomprehensible), nghĩa là tự thân Thiên Chúa nằn ngoài sự hiểu biết của con người.. Ba thuộc tính này chứng tỏ 20 thuộc tính còn lại mà Giáo hội đưa ra thuộc loại đoán mò. Giáo hội Công giáo cũng còn nhấn mạnh là cả 3 ngôi Thiên Chúa đều không thể hiểu được: “Chúa Cha không thể hiểu được, Chúa Con không thể hiểu được, Chúa Thánh Ma không thể hiểu được”(The Father incomprehensible, the Son incomprehensible, the Holy Ghost incomprehensible). Đó là tất cả những gì chúng ta cần hiểu về “Ba Ngôi Thiên Chúa”.

Vậy thì khi chúng ta nghe người ta, bất kể là ai, dù là Giáo hoàng hay các Giám mục, Linh mục, nói về một cái gì không ai thấy, không ai biết để mà mô tả, và không ai hiểu được, thí dụ như “ý của Chúa là…”, “Chúa muốn chúng ta…”, hay “làm đẹp lòng Chúa”, hay “vinh danh Thiên Chúa trên trời” v…v… thì chúng ta phải hiểu đó chỉ là những lời đoán mò hay lừa bịp mà thôi, vì không ai có thể biết là Thiên Chúa muốn gì, ý Thiên Chúa ra sao, có muốn chúng ta làm đẹp lòng Thiên Chúa hay không v…v… Và từ những lời đoán mò hay lừa bịp đó mà chúng ta tin vào một cái gì đó vô hình (invisible), không thể mô tả được (ineffable), và không ai hiểu được (incomprehensible) và mong ước bất cứ điều gì từ một Thiên Chúa như vậy thì phải chăng đó chỉ là mù lòa tin bướng tin càn? Tuy nhiên, đây là kết luận thuộc lãnh vực học thuật và lô-gíc, chứ trong lãnh vực tín ngưỡng thì tin và mong ước như trên là quyền của mỗi cá nhân, với điều kiện là quyền tin và mong ước đó không xâm phạm hay làm gì phương hại đến quyền tin hay không tin của người khác.

 

I. Ngôi Một: CHÚA CHA: Thiên Chúa Trong Cựu Ước.

 

Thiên Chúa của những người theo đạo Thiên Chúa là Thiên Chúa trong Cựu Ước, cha của Giê-su nhưng cũng là Giê-su, mà Giê-su cũng là Con Ma Thánh [Holy Ghost] đã làm cho mẹ của mình là bà Mary mang thai rồi đẻ ra chính mình, theo thuyết “Ba Ngôi Thiên Chúa” của Công Giáo. Sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus) do Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên dịch sang tiếng Việt giảng, trang 102: “Nhưng ba ngôi chỉ là một Chúa…Chúa duy nhất mà có ba ngôi như vậy, ta gọi là Ba Ngôi chí thánh… Chân lý về một Chúa mà có Ba Ngôi là mầu nhiệm cao cả nhất của Đức Tin ta..” Cái gọi là mầu nhiệm cao cả nhất của đức tin Công giáo là Chúa làm cho mẹ của mình mang thai đẻ ra chính mình.

Vì cả ba đều là một, cho nên khi chúng ta nghiên cứu về Ba Ngôi, chúng ta thường thấy chúng bổ túc cho nhau. Chúng ta khá quen thuộc với những câu người Ki Tô Giáo nói về Thiên Chúa của họ, trong khi họ thực sự không biết Thiên Chúa là cái chi chi. Những câu ca tụng Thiên Chúa vô căn cứ và trái ngược với những gì viết về Thiên Chúa trong Thánh Kinh như: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian”, “Thiên Chúa là tình yêu”, hoặc “Giê-su yêu bạn”, "Giê-su đến để mang một tin vui, tin vui tình thương, tin vui tự do...", “Tin Mừng Phúc Âm” v..v… chẳng qua chỉ là những lời khoa trương để mê hoặc đầu óc của đám tín đồ thấp kém ở dưới. Và thảm thay, thời buổi này mà người ta vẫn còn tiếp tục lập lại mấy câu vô nghĩa, sai sự thực, trái ngược với những gì viết trong cuốn Thánh Kinh về Chúa Cha và Chúa Con như trên trên các diễn đàn truyền thông của Ki Tô Giáo, trong khi những câu đó chỉ nên nói trong khuôn viên các nhà thờ để các linh mục dạy con chiên và cùng ca tụng với nhau mà thôi.

Tôi nghĩ rằng, tuy trên thực tế, chúng ta không thể biết gì và nói gì về Thiên Chúa, nhưng trong lãnh vực học thuật chúng ta hãy thử tìm hiểu xem cuốn Thánh Kinh đã viết gì về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo. Thực ra, như được viết rõ trong cuốn Thánh Kinh, Thiên Chúa của Ki Tô Giáo chỉ là Thiên Chúa của dân tộc Do Thái, tuyệt đối không có liên quan gì đến các dân tộc khác trên thế giới. Ki Tô Giáo, bành trướng ở Âu Châu bằng bạo tàn, cưỡng bách v..v.. và sau đó bành trướng trên thế giới song song với chính sách thực dân của Tây phương có ưu thế về vũ khí, cho nên đã reo rắc vào đầu óc của những người vốn không có đầu óc, niềm tin là Thiên Chúa của người Do Thái chính là Thiên Chúa của cả nhân loại, dựa theo huyền thoại “Sáng Thế” trong Cựu Ước và cho Thiên Chúa là “Cha chung của nhân loại”. Nhưng ngày nay, trước những tiến bộ trí thức của con người về vũ trụ và nguồn gốc loài người, huyền thoại “Sáng thế” của Ki Tô Giáo đã không còn chỗ đứng trong đầu óc của những con người văn minh tiến bộ. Chính Giáo hoàng John Paul II của Công giáo, khi chấp nhận thuyết Tiến Hóa, khẳng định là con người không phải do Thiên Chúa sinh ra trong một khoảnh khắc, đã dứt khoát loại bỏ huyền thoại “Sáng Thế” trong Cựu Ước. Tuy nhiên các con chiên Việt Nam trí thức của ông ta trên tiengnoigiaodan.net vẫn đưa ra luận điệu thần học của thời bán khai: Thiên Chúa là “cha chung của nhân loại”. Đã có nhiều công cuộc nghiên cứu về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, sau đây là vài cuốn điển hình:

- “The Existence of God”, The Macmillan Company, New York 1972, do chủ biên Paul Edwards biên tập.

- “The Case Against God”, Prometheus Books, New York, 1989, của George H. Smith.

- “Critiques of God: Making The Case Against Belief In God”, Prometheus Books, New York, 1997, do Chủ Biên Peter A. Angeles biên tập.

- The Dark Side of God, Element Books, Boston, USA, 1999, của Douglas Lockhart

- “The Impossibility of God”, Prometheus Books, New York, 2003, do chủ biên Michael Martin và Ricki Monnier biên tập.

- “Atheist Universe: The Thinking Person’s Answer To Christian Fundamentalism”, Ulysses Press, Berkeley, 2006, của David Mills [Sử dụng lô-gíc giản dị, thẳng thắn, cuốn sách này bác bỏ mọi lý luận dùng để “chứng minh” là có God (This book rebuts every argument that claims to “prove” God’s existence)]

- “God Is Not Great: How Religion Poisons Everything”, Twelve Hachette Book, New York, 2007, của Christopher Hitchens [God không sáng tạo ra chúng ta. Chúng ta sáng tạo ra God. Chúng ta làm hại con cháu chúng ta – và làm nguy hại đến thế giới – bằng cách nhồi sọ chúng (God did not make us. We made God. We damage our children – and endanger our world – by indoctinating them)]

- “God’s Problem: How The Bible Fail To Answer Our Most Important Question – Why We Suffer?”, HarperOne, New York, 2008, của Bart D. Ehrman

- “The God Delusion”, First Mariner Books, New York, 2008, của Richard Dawkins.

Trong bài này, tôi không bàn đến vấn đề Thiên Chúa có hiện hữu hay không. Đối với đầu óc có một thói xấu “vô thần” [Voltaire: Atheism is the vice of a few intelligent people, vô thần là thói xấu của một số ít người thông minh] như tôi thì tôi không quan tâm mấy đến chuyện Thiên Chúa có hiện hữu hay không, mà chỉ quan tâm đến vấn đề Thiên Chúa của Ki-Tô-Giáo như được viết trong cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo là cái chi chi, có đáng để cho những con người có đôi chút đầu óc tin và tôn thờ hay không. Đây chính là mục đích của bài khảo luận này.

Đọc ít nhiều về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo mà các tín đồ Ki Tô Giáo thường ca tụng là “Thiên Chúa lòng lành” (Le bon Dieu), là “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian” v..v… như trên tôi cảm thấy ngỡ ngàng khi đọc những nhận định sau đây về Thiên Chúa đó, và đây chỉ là vài nhận định điển hình:

1) Tổng Thống Thomas Jefferson của Mỹ, sau khi đọc cuốn “Thánh Kinh”, đã nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là “một nhân vật có tính tình khủng khiếp – độc ác, ưa trả thù, đồng bóng, và bất công” 2

2) James A. Haught: Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội về một Thiên Chúa ở trên trời với lòng “quá thương yêu thế gian” không đứng vững. Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra mọi thứ hiện hữu thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), và hội chứng Down (khuyết tật tinh thần). Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai. Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con quỷ, không phải là một người cha nhất mực nhân từ. 3

3) Giám mục John Shelby Spong: Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. 4

4) Linh mục Công giáo James Kavanaugh viết về “Huyền Thoại Cứu Rỗi” trong cuốn Sự Sinh Ra Của Thiên Chúa (The Birth of God) như sau:

Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ [Thiên Chúa], chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).

5) Nhưng đặc biệt hơn cả là khi đọc Richard Dawkins trong cuốn “The God Delusion”, ấn bản 2008, tôi thấy tác giả đưa ra tới 16 nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo rất đáng để chúng ta nghiên cứu để tìm hiểu sự thật. Mở đầu Chương 2, trang 51, về “Giả Thuyết Về Thiên Chúa” [The God Hypothesis], tác giả Richard Dawkins viết:

Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường. 5

Tôi nghĩ rằng, tất cả những tác giả trên phải có lý do gì mới dám viết ra những điều như vậy, vì có tới gần 1/3 nhân loại, nghĩa là khoảng 2 tỷ người, tuyệt đại đa số thuộc thành phần thấp kém, ít hiểu biết trong xã hội, tin và thờ phụng Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, và nhất là viết ngay trên nước Mỹ, một nước văn minh tiến bộ nhất nhưng lại lạc hậu nhất về niềm tin Ki Tô Giáo còn sót lại trên thế giới. Và khá lạ lùng, cuốn The God Delusion của Richard Dawkins lại là một cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất ở phương trời Âu Mỹ. Đối với tôi thì tôi không lấy gì làm lạ khi đọc những dòng chữ trên của Richard Dawkins vì tôi đã đọc kỹ cuốn “Kinh Thánh”, đã thấy “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian” hay “Thiên Chúa lòng lành” như thế nào trong Cựu Ước, và đã thấy những “Tin Mừng Phúc Âm” trong Tân Ước khó có thể gọi là “tin mừng”, ít nhất là qua những cuốn sau đây:

“The Bad News Bible: The New Testament” của Giáo sư David Voas, cuốn sách chứng minh Tân Ước mang tin xấu đến cho nhân loại chứ không phải là tin mừng.

“The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture” của Ben Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.

“All The Obscenities in the Bible” của Kasmar Gene: cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân, độc ác đối với trẻ con v..v.. (Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.

“The Bible Handbook” của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith et...: Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions), vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.

“The Born Again Skeptic’s Guide to the Bible” của Bà Ruth Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.

“One Hundred Contradictions in the Bible” của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.

“The Bible Unmasked” của Joseph Lewis: Lột mặt nạ Thánh Kinh, đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.

“Christianity Cross-Examined” của William Floyd: Phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh.

“Christianity and Incest” của Annie Imbens & Ineke Jonker: Viết về Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.

“The Dark Bible” trên http://www.nobeliefs.com/

và nhiều tác phẩm của các học giả khác nghiên cứu về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo. Muốn chứng minh là những nhận định của Richard Dawkins không sai, chúng ta chỉ cần chịu khó đọc kỹ cuốn Cựu Ước nhưng tôi nghĩ ít người ngoại đạo muốn bỏ ra thì giờ để làm công việc này, và những người trong đạo rất ít đọc kỹ “Kinh Thánh”, họ chỉ đọc những đoạn họ muốn đọc, hoặc được giáo hội bảo đọc, với những lời diễn giải của các “bề trên”, thường là lắt léo..

Rất may là trên Internet có Steve Wells, ngày 3 tháng 12, 2008, đã giúp chúng ta rất nhiều để giải quyết vấn nạn này trên trang nhà http://dwindlinginunbelief.blogspot.com/ bằng cách đưa ra những câu trong “Thánh Kinh” để chứng minh là những nhận định của Richard Dawkins không phải là sai. Để giúp các độc giả Việt Nam hiểu rõ về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo tôi sẽ dựa theo công cuộc nghiên cứu của Steve Wells để đưa ra những câu trong “Thánh Kinh” bằng tiếng Việt. Các tín đồ Ki Tô Giáo được dạy rằng: Con người là sản phẩm ưu ái của Thiên Chúa, được Thiên Chúa sáng tạo ra giống như Thiên Chúa, cho nên chúng ta phải biết ơn, phải sợ hãi và thờ phụng Thiên Chúa, và hết lòng hết sức yêu Thiên Chúa. Nhưng các tín đồ, nhất là các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam, rất ít người biết rằng, chính Giáo Hoàng John Paul II đã phát biểu năm 1996:

Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần... Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết. 6

Như vậy, Thiên Chúa của Ki Tô Giáo không phải là “cha chung của nhân loại”, sáng tạo ra tổ cha Adam của chúng ta từ đất bụi (earth dust), và tổ mẹ Eve, từ cái xương sườn của Adam. Nếu đã không có cái gì là tổ cha Adam và tổ mẹ Eva thì cũng chẳng làm gì có cái gọi là “tội tổ tông” mà chúng ta phải cần đến một anh thợ mộc Do Thái, Giê-su, để cứu chuộc cái tội không hề có đó. Và do đó, chuyện Giê-su bị đóng đinh trên cây thập giá cùng một lượt với hai tên ăn trộm chỉ là chuyện của một người Do Thái bị xử cùng một loại hình phạt trong thời cách đây 2000 năm của La Mã đối với các tội phạm xã hội. Và huyền thoại “cứu rỗi”, theo Linh mục James Kavanaugh, chỉ là một huyền thoại độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai, chẳng còn ý nghĩa gì mấy.

Mặt khác, nếu chúng ta không phải là hậu duệ của Adam và Eve, thì chúng ta không cần phải nhớ ơn Thiên Chúa về sự “sáng tạo” không hề có của ông ta ra chúng ta. Tất nhiên những lời các “bề trên” dạy giáo dân là Thiên Chúa sáng tạo ra con người chỉ là những lời bịp bợm, sai sự thực, cho nên chính giáo hoàng John Paul II và nhiều nhà lãnh đạo Ki Tô Giáo đã bác bỏ..

Bây giờ chúng ta hãy đi vào từng điểm một của Richard Dawkins viết về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo ở trên để xem vì lý do gì mà tác giả lại viết như vậy. Những ai nghi ngờ những gì tôi viết xin hãy có một cuốn “Kinh Thánh” ở trước mặt để kiểm chứng. Tôi dùng cuốn Holy Bible, The New King James Version, cuốn được dùng nhiều nhất trong thế giới Tây phương, song song với cuốn Thánh Kinh bằng tiếng Việt do Thánh Kinh Hội Quốc tế xuất bản năm 1994. Đọc cuốn “Thánh Kinh” bằng tiếng Việt chúng ta thấy rất nhiều chỗ dịch sai, sai văn, sai ý, và cố ý làm nhẹ bớt cái mặt xấu xa của Thiên Chúa, thí dụ như “jealous” dịch là “kỵ tà” trong khi nguyên nghĩa của “jealous” là “ghen tuông, đố kỵ”.

1) Thiên Chúa có phải là một kẻ ghen tuông, đố kỵ hay không?

Xuất Ê-Díp-Tô Ký 20: 5 và Phục Truyền 5:9: Ta, Thiên Chúa của các ngươi, là một Thiên Chúa ghen tuông đố kỵ, sẽ trừng phạt tới ba bốn thế hệ sau của những kẻ nào ghét Ta (nghĩa là những người đi thờ phụng Thần khác hay hình ảnh khác)

Xuất Ê-Díp-Tô Ký 34: 14: … các ngươi không được thờ phụng Thần nào khác, vì Thiên Chúa, tên ông ta là “Ghen Tuông, Đố Kỵ”, là một Thiên Chúa Ghen Tuông, Đố Kỵ [for the Lord, whose name is Jealous, is a jealous God]

Phục Truyền 6: 15: Vì Thiên Chúa của ngươi là một Thiên Chúa ghen tuông đố kỵ trong đám các ngươi [For the Lord your God is a jealous God among you]

Phục Truyền 29: 20: Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa và lòng ghen tuông đố kỵ của Người sẽ đốt cháy người đó, và mọi sự nguyền rủa trong cuốn sách này sẽ đổ lên đầu hắn [trong cuốn “Kinh Thánh”, Cựu Ước cũng như Tân ước, có rất nhiều lời nguyền rủa. TCN]

Phục Truyền 32: 16: Chúng khiêu khích Thiên Chúa ghen tuông, đố kỵ với các Thần khác [They provoked Him to jealousy with other gods]

Đó chỉ là vài câu điển hình mô tả tính ghen tuông, đố kỵ của Thiên Chúa. Trong “Kinh Thánh” còn nhiều câu nói về tính ghen tuông đố kỵ của Thiên Chúa. Vì quá nhiều, tôi không thể kể hết ra đây được. Nhưng độc giả, nếu có cuốn “Kinh Thánh” trong nhà, thì có thể đọc những đoạn sau đây trong “Kinh Thánh” viết về tính ghen tuông đố kỵ của Thiên Chúa: Deuteronomy 32:21; Joshua 24:19; 1 Kings 14:22; Ezekiel 8:3, 5; Ezekiel 16:38; Ezekiel 16:42; Ezekiel 23:25; Ezekiel 36:5; Ezekiel 38:19; Nahum 1:2; Zechariah 1:14; Zechariah 8:2; Zephaniah 3:8

2) Thiên Chúa có phải là một kẻ nhỏ nhen lặt vặt (petty) không?

Xuất Hành 28:33,35: Dùng chỉ xanh, tím, đỏ thắt hình trái lựu xung quanh gấu áo, xen kẽ với những chuông vàng. Aaron sẽ mặc áo đó và chuông vàng sẽ khua mỗi khi Aaron vào nơi thánh trước Chúa và khi đi ra, như vậy hắn sẽ không bị chết [Không làm theo lời này thì sẽ bị Chúa vật chết]

Lê-Vi 19: 19: Phải giữ luật của Ta: không được cho các thú vật khác giống giao hợp cùng nhau, không được gieo hai thứ hạt giống trong cùng một đám ruộng, không được mặc áo may bằng hai thứ vải.

Phục Truyền 17:1: Không được dâng tế Thiên Chúa của các ngươi các vật hi sinh như bò, cừu nào có tật, vì đó là điều ghê tởm đối với Thiên Chúa.

Phục Truyền 23:1: Một người bị thương dập vào đá, hoặc dương vật bị cắt, sẽ không được vào cộng đồng của Thiên Chúa.

Phục truyền 23:2: Một đứa con hoang không được vào cộng đồng của Thiên Chúa, cả 10 thế hệ sau của hắn cũng vậy.

Phục Truyền 23: 13-14: Mỗi người phải có một cái xuổng nhỏ trong hành trang của mình để khi đi cầu xong phải đào lỗ lấp lại. Trại phải giữ sạch sẽ, vì Chúa đi đi giữa trại quân để cứu giúp các ngươi đánh kẻ thù, không muốn nhìn thấy những thứ dơ bẩn giữa các ngươi mà bỏ đi.

Thiên Chúa không có cái gì hay hơn để dạy con người mà dạy những chuyện nhỏ nhen lặt vặt như trên. Nhưng theo đúng luật trong Phục truyền 23:2 thì rất có thể chính Giê-su, một đứa con hoang, cũng không được vào cộng đồng của Thiên Chúa. Thật vậy, Giám mục John Shelby Spong viết trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Chuyện Sinh Ra Đời Của Giê-su (Born of a woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, Harper, SanFrancisco, 1992), trang 41:

Giê-su đã được “ sinh ra từ một người đàn bà”. Nguồn gốc sinh ra đời của Giê-su cũng gây nhiều tai tiếng như cách ông ta chết. Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này. Chẳng có ai biết cha ông ta là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi mìn chưa kiếm ra và chưa nổ . 7

Thật vậy, trong thời đại ngày nay, nếu không còn mấy người tin vào chuyện hoang đường là Thánh Linh, nguyên thủy chỉ là một con Ma Thánh (Holy Ghost), một thực thể phi vật chất, có thể làm cho mẹ của Giê-su là Mary mang thai, thì tất nhiên Giê-su phải là đứa con hoang. Và không phải chỉ có Giám mục John Shelby Spong mới nhận định như trên, mà nhiều học giả khác và cả những nhà thần học trong Ki Tô giáo, thí dụ như Giáo sư thần học Công giáo Uta Ranke-Heinemann hay Mục sư Ernie Bringas, một nhà thần học Tin Lành, v..v.. cũng đã loại bỏ huyền thoại về Giê-su sinh ra từ một nữ trinh do ân sủng của Thánh Linh (The fairy tale of Virgin birth).

3) Thiên Chúa có bất công, tự cho là có quyền năng làm ác và bất nhân không?

Xuất Hành 4:23: Nếu ngươi (Vua Ai Cập) không để cho người Do Thái ra đi, Ta sẽ giết con của ngươi, và ngay cả đứa con đầu lòng của ngươi.

Xuất Hành 13:15: Thiên Chúa giết mọi đứa con đầu lòng trên đất Ai cập, con đầu lòng của người cũng như con đầu lòng của các súc vật.

Xuất Hành 20: 5 và Phục Truyền 5:9: Ta, Thiên Chúa của các ngươi, là một Thiên Chúa ghen tuông đố kỵ, sẽ trừng phạt tới ba bốn thế hệ sau của những kẻ nào ghét Ta (nghĩa là những người đi thờ phụng Thần khác hay hình ảnh khác)

Isaiah 14: 21: Hãy sẵn sàng để giết những đứa con vì tội của cha chúng.

[Trên Internet, trang nhà http://skepticsannotated bible.com/ có liệt kê 878 vụ độc ác, bất công của Thiên Chúa trong Cựu ước.]

Joshua 24:19: Ông ta là một Thiên Chúa ghen tuông, đố kỵ; ông ta không tha thứ cho những sự phạm pháp [nghĩa là thờ các thần khác] cũng như những tội lỗi của ngươi.

Jeremiah 11:14: Vậy ngươi (Jeremiah) chớ cầu nguyện thay cho dân này (dân Giu-đa); chớ vì chúng nó mà lên tiếng cầu nguyện; vì khi chúng nó cầu nguyện Ta khi bị hoạn nạn Ta sẽ không nghe chúng. [Điều này: “Ta sẽ không nghe chúng” thật đã rõ ràng ở Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, vì Thiên Chúa không hề biết đến dân Việt, và trong chương trình “cứu rỗi” của Giê-su không hề có người Việt như Tân Ước đã viết rõ]

Jeremiah 14:12: Khi chúng nó (dân Giu-đa) nhịn ăn, và khi chúng nó dâng cúng đồ nướng và bánh trái, Ta sẽ không nhận: nhưng ta sẽ diệt chúng nó bằng gươm giáo, nạn đói và ôn dịch.

Ezekiel 8:18: Vậy Ta sẽ làm theo cơn giận của Ta: mắt ta sẽ không đoái thương chúng nó, Ta cũng chẳng có lòng thương xót; và dù chúng kêu van vào tai Ta, Ta cũng không thèm nghe chúng.

Chúng ta hãy đọc vài câu trích từ Phục Truyền 28:15-68:

15-24: Nếu ngươi không nghe theo lời phán của Thiên Chúa ngươi, không làm theo các lời răn và luật pháp của Ngài thì mọi sự rủa sả sẽ giáng xuống trên mình ngươi.

Ngươi sẽ bị rủa sả ở trong thành và ngoại đồng ruộng, cái giỏ và thùng nhồi bột của ngươi cũng bị rủa sả…bông trái của đất ruộng ngươi, luôn với những con bò con, chiên con của ngươi đều bị rủa sả.

Ngươi sẽ bị rủa sả khi đi ra và lúc đi vào.. Thiên Chúa sẽ giáng xuống ngươi sự rủa sả, kinh khủng, và hăm dọa cho đến khi ngươi bị hủy diệt.. Ngài sẽ khiến cho ôn dịch theo đuổi ngươi cho đến khi ngươi bị hủy diệt khỏi trái đất… Ngài sẽ giáng bịnh lao, bịnh nóng lạnh, bịnh phù, hạn hán, binh đao và sâu bọ trong đồng lúa cho đến khi ngươi chết. Thay vì mưa, Ngài sẽ khiến cát bụi từ trên trời sa xuống trên đất ngươi cho đến khi ngươi bị hủy diệt.

27: Thiên Chúa sẽ giáng cho ngươi ghẻ chốc của xứ Ai Cập, trĩ lậu, ghẻ ngứa và lác, mà ngươi không thể chữa lành..

53: Ngươi sẽ ăn hoa quả của thân thể mình, tức là ăn thịt con trai và con gái mình, mà Thiên Chúa ban cho ngươi.

Trong Phục Truyền 28:15-68: còn có nhiều đoạn khác Thiên Chúa phán rất ác ôn và ghê tởm mà tôi nghĩ không có một ác quỷ nào có thể độc ác và tàn bạo như vậy.

4) Thiên Chúa có ưa trả thù không?

Phục Truyền 32: 35: Sự báo thù sẽ thuộc về ta, phần đối trả sẽ qui về ta, vì ngày khốn khổ của chúng đã gần kề.

Phục Truyền 32:39-43: Ta giết cho chết…Ta làm cho bị thương…Ta sẽ báo thù kẻ cừu địch ta… Ta sẽ làm cho các mũi tên của ta đẫm máu.. những lưỡi gươm của ta đính đầy thịt… Vì Đức Chúa Trời sẽ trả thù máu của tôi tớ Ngài, trả thù kẻ cừu địch Ngài.

Jeremiah 11:22 : Này, Ta sẽ phạt chúng nó; những người trai tráng sẽ chết bởi gươm đao, con trai con gái của chúng sẽ chết bởi đói kém.

Jeremiah 46:10: Ngày đó thuộc về Chúa.., ấy là ngày báo thù, Ngài sẽ báo thù kẻ thù nghịch mình.

Micah 5:14: Ta sẽ báo thù những nước không nghe theo ta, trong cơn thịnh nộ và căm tức của ta.

5) Thiên Chúa có khát máu không?

Leviticus 4:17: Và Thầy tế lễ sẽ nhúng ngón tay vào máu [của con bò bị giết để tế Thiên Chúa] và rảy bảy lần trước Thiên chúa.

Leviticus 26:28-29: Ta sẽ nổi giận, phạt tội các ngươi nặng gấp 7 lần. Và các người sẽ ăn thịt con trai và con gái các ngươi. [And ye shall eat the flesh of your sons, and the flesh of your daughters shall ye eat.]

Phục Truyền 32:39-42: Ta giết cho chết…Ta làm cho bị thương…Ta sẽ báo thù kẻ cừu địch ta… Ta sẽ làm cho các mũi tên của ta đẫm máu.. những lưỡi gươm của ta đính đầy thịt…

Thi Thiên 68: 21-23: Thiên Chúa sẽ dẫm nát đầu kẻ thù của ông ta.. Và chân các người sẽ ngập máu kẻ thù.

Isaiah 34: 6-8: Lưỡi gươm của Chúa dính đầy máu… Đất đai của chúng sẽ ngập máu… Vì đó là ngày trả thù của Thiên Chúa.

Độc giả nào thích ăn thịt uống máu Chúa thì có thể đọc thêm những hành động khát máu của Thiên Chúa trong cuốn Thánh Kinh như sau: Isaiah 49: 26; Isaiah 63: 2-6; Jemeriah 19: 9; Jeremiah 46: 10; Jeremiah 48: 10; Ezekiel 39: 17, 18, 19; Zephania 1: 17.

6) Thiên Chúa có phải là một kẻ khát máu diệt dân tộc khác không?

Deutoronomy 13:15: Các ngươi phải dùng kiếm tận diệt tất cả dân chúng trong thành (vì họ đi thờ thần khác), phá hủy hoàn toàn tất cả những gì trong đó, và cả mọi súc vật trong đó.

1 Samuel 15: 2-3: Ta sẽ trừng phạt dân Amalek và phá hủy tất cả những gì chúng có và giết hết không chừa ai: đàn ông, đàn bà, con trẻ, con nít mới sinh, bò, cừu, lạc đà và lừa của chúng.

7) Thiên Chúa có ghét phái nữ không?

Sáng Thế 19: 8: “Thánh” Lot (người được Thiên Chúa chọn là người công chính duy nhất trong thành Sô-đôm) phán: “Nay, tôi có hai đứa con gái còn trinh trắng. Tôi sẽ dẫn chúng ra cho anh em muốn làm gì thì làm….” [Sau đó, chuyện “Thánh” Lot còn tệ mạt hơn: ngủ với cả hai con gái và sinh con (Sáng Thế 19: 33-38)]

Lê-Vi 21: 9: Nếu con gái của thầy tế lễ làm nghề mãi dâm, xúc phạm cha mình, người con gái ấy phải bị thiêu sống.

Dân Số 31: 15-18: Moses hỏi thuộc hạ: “Tại sao các ngươi để cho tất cả phụ nữ Ma-đi-an còn sống?..Ta phải giết hết những đứa con trai và tất cả đàn bà đã ngủ với đàn ông, nhưng để cho các trinh nữ sống..” Tại sao vậy? Vì Thiên Chúa không thích đàn bà, chỉ thích trinh nữ. Trong các chiến lợi phẩm, Moses theo lệnh Thiên Chúa, đã dâng cho Thiên Chúa 2 phần ngàn của tất cả các chiến lợi phẩm trong đó có 32 gái trinh (Dân Số: 31: 40), 2 phần ngàn của số 16000 trinh nữ. Làm Thiên Chúa của đạo Thiên Chúa kể ra cũng sướng thật, nhưng cũng chưa sướng bằng những người Hồi Giáo tử vì đạo, vì trên thiên đường (mù) lúc nào cũng có 72 trinh nữ chờ đón họ.

Phục Truyền 22: 23-24: Luật của Thiên Chúa: Nếu một người đàn ông thông dâm với một gái trinh đã đính hôn làm vợ người khác, phải mang cả hai ra cổng thành và ném đá cho chết. [Tân Ước viết: Trinh nữ Mary đã đính hôn làm vợ của Joseph, nhưng con Ma Thánh, cũng là Thiên Chúa, cũng là Giê-su, đã thông dâm với Maria để sinh ra Giê-su, vậy mà chẳng có ai mang họ ra cổng thành để ném đá cho chết. Làm Chúa của Thiên Chúa Giáo kể cũng sướng thật, tha hồ làm bậy mà chẳng sao cả. Chẳng vậy mà khi Vatican phong thánh cho một tên Linh mục dâm tặc ở Trung Quốc thì Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và Vatican đã phải xin lỗi. Lý do: tên Linh mục này tự cho là Chúa Thứ Hai, bắt chước Thiên Chúa, và ra lệnh cho con chiên Tàu, người con gái nào trước khi lên xe hoa về nhà chồng cũng phải để cho ông ta hưởng trước, vì đó là ân sủng của Chúa. Chuyện này không chỉ xảy ra ở Trung Quốc, mà còn xảy ra nhiều ở Âu Châu. Tiếng Pháp gọi cái quyền được hưởng trước này “Droit du seigneur”. Không hiểu Việt Nam ra sao, nhưng hình như trong một cuốn hồi ký của ai đó có kể là đi ở các miền xa xôi trong nước thấy nhiều con lai trong các xứ đạo. Người dân ở đó giải thích, khi có mang luôn luôn tưởng nhớ và cầu nguyện Đức Mẹ nên sinh ra con đẹp đẽ như Đức Mẹ.]

Độc giả nào muốn biết về Thiên Chúa đối với phái nữ như thế nào xin hãy đọc thêm Phục Truyền 20: 13-14; Phục truyền 21: 11-13, 15; Phục truyền 22: 13, 14-21; Phục truyền 25: 11-12; Thẩm Phán 5: 30; 2 Samuel 12: 11; Ezekiel 26: 6.

8) Thiên Chúa có kỵ đồng giống luyến ái không?

Lê-vi 18: 22: Không được đồng giống luyến ái, đó là một tội đáng tởm.

Lê-vi 20: 13: Hai người đồng giống luyến ái phải bị xử chết vì họ phạm tội đáng tởm [Như vậy thì gần nửa dân San Francisco ngày nay đều phải lên ghế điện, nếu Ki Tô Giáo ở Mỹ có quyền như Công Giáo trong thời trung Cổ.]

9) Thiên Chúa có kỳ thị chủng tộc không?

Phục truyền 7: 6: Thiên Chúa của các ngươi đã chọn các ngươi làm dân tộc của Người, một kho báu đặc biệt đứng trên mọi dân tộc khác trên mặt đất.

Phục truyền 23: 2-3: Một người con hoang (như Giê-su về sau) không được vào cộng đồng dân Chúa. Con cháu người này đến 10 đời sau cũng không được vào cộng đồng dân Chúa. Người Am-môn, người Mô-áp không được vào cộng đồng dân Chúa. Con cháu chúng đến 10 đời sau cũng không bao giờ được vào cộng đồng dân Chúa (even to the tenth generation none of his descendants shall enter the congregation of the Lord forever). [Xin nhớ, dân Chúa là dân Do Thái chứ chẳng phải là dân tộc nào khác, kể cả Việt Nam]

10) Thiên Chúa có phải là kẻ thích giết hại con cái không?

Xuất Hành 12: 29: Vào nửa đêm Thiên Chúa giết chết mọi đứa con đầu lòng trên đất Ai Cập, từ đứa con đầu lòng của Vua Ai Cập (Pharaoh) cho đến các con đầu lòng của các tù nhân trong ngục tối, và luôn cả những đứa con đầu lòng của súc vật.

Lê-vi 26: 22: Ta sẽ sai các ác thú đến giữa các ngươi để xé nát con cái các ngươi và giết hết súc vật của các ngươi.

Lê-vi 26: 29: Các ngươi sẽ ăn thịt con trai con gái các ngươi [You shall eat the flesh of your sons, and you shall eat the flesh of your daughters]

2 Samuel 12: 15-18: Và Thiên Chúa làm cho đứa con của David, sinh ra bởi vợ của Uriah, đau nặng…Và bảy ngày sau đứa bé chết.

Ezekiel 5: 10: Vậy những người cha sẽ ăn thịt các con trai của mình, các con trai sẽ ăn thịt những người cha của mình [Therefore fathers shal eat their sons, and sons shall eat their fathers]

Jeremiah 19: 9: Ta sẽ làm cho chúng nó ăn thịt các con trai, con gái của mình …

11) Thiên Chúa có chủ trương diệt chủng không?

Phục truyền 13: 15: Các ngươi phải dùng kiếm tận diệt tất cả dân chúng trong thành (vì họ đi thờ thần khác), phá hủy hoàn toàn tất cả những gì trong đó, và cả mọi súc vật trong đó.

Phục Truyền 20: 16-17: Nhưng đối với những thị trấn của các dân tộc mà Thiên Chúa cho các ngươi thừa hưởng, các ngươi không được để cho một sinh vật có hơi thở nào được sống sót. Mà các ngươi phải tận diệt các dân Hittite, Amorite, Canaanite, Perizzite, Hivite và Jebusite như Thiên Chúa đã ban lệnh cho các ngươi.

Joshua 10: 40: Vậy Joshua chinh phục mọi miền đất, miền núi, đồi giốc cũng như miền đồng bằng phía Nam, tiêu diệt các Vua ở các nơi này, tận diệt mọi sinh vật có hơi thở, theo đúng lệnh của Thiên Chúa của Do Thái.

1 Samuel 15: 2-3: Ta sẽ trừng phạt dân Amalek và phá hủy tất cả những gì chúng có và giết hết không chừa ai: đàn ông, đàn bà, con trẻ, con nít mới sinh, bò, cừu, lạc đà và lừa của chúng.

12) Thiên Chúa có dạy cha mẹ giết con không?

Lê-vi 20: 9: Đứa con nào rủa cha hay mẹ mình thì phải mang ra giết đi.

Lê-Vi 21: 9: Nếu con gái của thầy tế lễ làm nghề mãi dâm, xúc phạm cha mình, người con gái ấy phải mang đi thiêu sống.

Phục truyền 13: 6-10: Nếu anh em ngươi, con trai hay con gái ngươi, vợ ngươi hay bạn ngươi, khuyến dụ ngươi đi thờ các thần khác, thần của các nước lân bang hay xa xôi.., thì ngươi phải giết nó đi, trước hết là đích thân tay ngươi phải ném đá để cho nó chết, rồi sau mới đến tay của dân chúng. [Nếu luật này cũng được áp dụng đối với các tôn giáo khác thì mọi nhà truyền giáo Ki Tô, từ Alexandre de Rhodes cho tới Puginier v..v…, và các nhà truyền đạo Tin Lành trên thế giới đều phải bị ném đá cho chết đi. Nhưng mừng thay, chẳng có đạo nào ở Á Đông lại ác ôn như đạo Thiên Chúa]

Psalm 137: 9: Phúc cho kẻ nào đem những con trẻ của ngươi đập vào đá cho chết [Happy shall he who takes and dashes your little ones against the rock]

13) Thiên Chúa có độc hại như bệnh dịch không?

Dân Số 11: 33: Nhưng khi miếng thịt còn giữa hai hàm răng, trước khi kịp nhai, thì cơn thịnh nộ của Thiên Chúa nổi lên đối với dân tộc đó, và Thiên Chúa giáng cho dân tộc đó bệnh dịch thật lớn. (and the Lord struck the people with a very great plague)

Dân Số 21: 6: Do đó Thiên Chúa sai rắn lửa đến dân tộc đó và nhiều người bị rắn cắn chết

1 Samuel 5: 9: Bàn tay của Thiên Chúa giáng xuống thị trấn một sự tàn phá lớn lao, và Thiên Chúa giáng cho mọi người lớn nhỏ đều bị bệnh trĩ.

2 Samuel 24: 15: Vậy, Thiên Chúa cho bệnh dịch hoành hành khắp nước Israel, Từ Dan cho đến Beersheba, từ sáng cho đến thời gian ấn định, có đến 70,000 người chết.

Ezekiel 5: 17: Ta sẽ đem nạn đói và thú dữ đến cho các ngươi, chúng sẽ cắn xé các ngươi. Bệnh dịch và chiến tranh sẽ tàn phá các ngươi, ta sẽ mang gươm giáo đến giết các ngươi.

14) Thiên Chúa có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng không? [megalomaniacal]

2 Samuel 22: 8-11: Rồi mặt đất rung chuyển, nền tảng trời chuyển động và lung lay, vì Thiên Chúa nổi giận. Khói phì ra từ mũi ông ta, và lửa phun ra từ miệng ông ta, đốt cháy than củi, Thiên Chúa xé trời ngự xuống với bóng tối dưới chân, cưỡi trên một thiên thần và bay, người ta thấy ông ta trên những cánh gió

Ezekiel 38: 23: Ta sẽ tán dương thổi phồng ta (magnify myself) và tự thánh hóa ta (sanctify myself, và nhiều quốc gia sẽ biết đến ta. Và rồi chúng sẽ biết ta là Chúa.

15) Thiên Chúa có thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm không? (sadomasochistic)

Ezekiel 22: 20-22: Thiên Chúa phán: Ta sẽ đem các ngươi đến lò nấu bạc, chì, đồng, sắt để náu cho ngươi chảy tan ra trong sự phẫn nộ của ta. Ta sẽ gom các ngươi lại, thổi hơi lửa phẫn nộ của ta và các ngươi sẽ bị nấu chảy tan. Cũng như bạc sẽ bị chảy tan trong lò nấu, các ngươi cũng sẽ bị nấu chảy tan trong đó, rồi các ngươi sẽ thấy rằng Ta, Thiên Chúa, đã đổ cơn phẫn nộ lên các ngươi.

Ezekiel 23: 34: Ngươi sẽ uống chén thống khổ ấy, rồi đập vỡ nó, lấy mảnh rạch nát ngực ngươi ra. Vì ta đã nói như vậy. Thiên Chúa xác nhận như vậy.

16) Thiên Chúa có phải là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường không?

Ezekiel 8: 18: Vậy ta sẽ hành động trong cơn giận: mắt ta sẽ không dung thứ, ta cũng chẳng có lòng thương hại, và dù chúng có kêu van lớn vào tai ta, ta cũng không thèm nghe chúng.

Ezekiel 9: 5-7: Tôi nghe Chúa bảo đối với những người không có dấu trên trán, hãy đi theo chúng khắp thành phố và giết chúng, đừng tiếc thương gì hết, cũng đừng thương hại gì hết. Hãy giết sạch chúng, già và trẻ, đàn bà, con gái, trẻ con..

Ezekiel 12: 20: Các thành phố đông dân sẽ bị hoang vắng,, đất đai tiêu điều, và các ngươi sẽ biết ta là Thiên Chúa.

Jeremiah 15: 3: Ta sẽ giáng trên chúng bốn tai họa: gươm giáo sát hại chúng, chó xé xác chúng, chim trời rỉa thịt và thú dữ cắn nát chúng.

Ezekiel 38: 21-22: Thiên Chúa phán: Ngươi sẽ bị đủ thứ khủng khiếp, kinh hoàng; mọi người sẽ giết lẫn nhau. Ta sẽ mang nó đến phán xét với gươm giáo và bệnh dịch. Ta sẽ giáng trên nó, trên quân đội của nó, và trên mọi người cùng ở với nó, mưa ngập lụt, mưa đá lớn, lửa cháy, mưa lưu huỳnh [Thánh Kinh tiếng Việt dịch “brimstone” là “súng đạn” trong thời mà David chỉ có cái ná cao su để bắn hòn cuội vào trán Goliah]

Trên đây tôi đã trích dẫn những câu trong Cựu Ước để chứng minh là Richard Dawkins không viết sai về 16 đặc tính ác ôn, côn đồ, tàn bạo, khát máu, vô nhân đạo v..v.. của Thiên Chúa của những người theo Thiên Chúa Giáo. Tôi không hiểu những bậc lãnh đạo trong Thiên Chúa Giáo đã dạy dỗ tín đồ của họ về Thiên Chúa của Thiên Chúa Giáo như thế nào, nhưng đối với tôi, khi đọc về những hành động của Thiên Chúa qua một số câu điển hình trích dẫn ở trên từ trong Thánh Kinh, tôi nghĩ tôi không thể nào lại có thể thờ phụng hay tôn vinh một Thiên Chúa như vậy. Trái lại, một Thiên Chúa như vậy cần phải lên án và loại bỏ ra khỏi đầu óc con người, để đầu óc con người không bị ô nhiễm bởi những hành động của Thiên Chúa như trên mà không một người nào còn có chút đầu óc còn có thể chấp nhận ông ta là Thiên Chúa. Và tôi thực tình không hiểu là người ta tôn thờ một Thiên Chúa như vậy là vì cái gì. Không biết có ai đó có thể giải đáp cho cái thắc mắc như trên của tôi hay không.

Tôi cũng hi vọng quý vị Giáo hoàng, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh mục, Mục sư và các bậc trí thức trong Ki Tô Giáo hãy giảng cho chúng tôi biết tại sao “Kinh Thánh” lại dạy chúng tôi phải “hết lòng hết sức yêu” và thờ một Thiên Chúa như vậy mà không được thờ thần nào khác, trong khi thần Cây Đa hay thần Bình Vôi của nước tôi chưa hề làm hại bất cứ một sinh mạng nào..

Nhưng thật ra thì Thiên Chúa đã giết bao nhiêu người vô tội, gồm cả già, trẻ, lớn, bé. Không có ai biết rõ vì có những vụ mà số nạn nhân không thể biết được, thí dụ như trong nạn Hồng Thủy, hay trong các tai họa mà Thiên Chúa giáng xuống dân Ai Cập. Nhưng có một người có đủ kiên nhẫn để đếm số nạn nhân có thể đếm được trong Cựu Ước. Và ông ta đã đăng trên trang nhà: http://dwindlinginunbelief.blogspot.com/2009/01/who-has-killed-more-satan-or-god.html dưới đầu đề “Ai giết nhiều hơn, Thiên Chúa hay Satan?” (Who has killed more, Satan or God?).

Kết quả thật là bất ngờ, con số mà ông ta đếm được là, Thiên Chúa giết tất cả là 2,301,417 (2 triệu 300 lẻ 1 ngàn và 417 người) trong khi Satan chỉ giết có 10 người và được Thiên Chúa chấp thuận trong một cuộc thách thức với Satan trong vụ gia đình ông Job. Sau đó ông ta còn lập một bảng ước tính (estimate) các vụ giết người của Thiên Chúa hay theo lệnh của Thiên Chúa và con số ước tính là Thiên Chúa giết tất cả khoảng 33 triệu người (33 million).

Có phải vì vậy mà ngay từ cuối thế kỷ 19, Robert G. Ingersoll đã viết:

Ngày nay, nếu một người làm theo những lời dạy trong Cựu Ước thì hắn ta là một tên phạm tội ác. Nếu hắn theo sát những lời dạy trong Tân ước thì hắn là một tên điên. 8


II. Ngôi Hai: CHÚA CON: Giê-su

 

Trong phần trên, tôi đã đưa ra hình ảnh thực sự của Thiên Chúa như được viết trong Cựu Ước, thuần túy từ trong Cựu Ước.. Hình ảnh này là kết quả nghiên cứu trong lãnh vực học thuật, chỉ có mục đích tìm hiểu sự thật về Thiên Chúa của những người theo đạo Thiên Chúa, không có nghĩa là không tôn trọng tự do tín ngưỡng của bất cứ ai. Quyền tin và tôn thờ một Thiên Chúa mà thực chất như trên là một quyền được tôn trọng trong thế giới văn minh tiến bộ Âu, Mỹ. Nhưng nghiên cứu trí thức về tôn giáo cũng là một quyền được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ ở trong thế giới này. Bởi vậy chúng ta thấy trong thế giới Âu Mỹ đã xuất hiện hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu về mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, nhiều đến độ có lẽ không ai có thể biết hết.

Chúng ta đã biết, Thiên Chúa của những người theo đạo Thiên Chúa là Thiên Chúa trong Cựu Ước, cha của Thiên Chúa trong Tân Ước, Giê-su. Chúng ta đã có một hình ảnh thực sự về Chúa Cha trong Cựu Ước. Tôi nghĩ có lẽ chúng ta cũng nên biết đến hình ảnh thực sự của Chúa Con trong Tân Ước. Chúa Con thường được ca tụng nhiều hơn là Chúa Cha. Có vẻ như ngày nay, trước những kết quả nghiên cứu về Chúa Cha như trên, Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, lờ đi Cựu Ước, và chỉ nhắc đến Tân Ước, đến bốn Phúc Âm, với những câu tuyên truyền cho đám tín đồ ở dưới như “Giê-su yêu bạn”, "Giê-su đến để mang một tin vui, tin vui tình thương, tin vui tự do...", “Giê-su mang đến Tin Mừng Phúc Âm”, Giê-su là “Chúa Trời”, là “Ông Hoàng Của Hòa Bình”, là “Ánh Sáng Của Nhân Loại” v..v…

Thế NHƯNG, một chữ NHƯNG rất đậm nét, trước những lời ca tụng Giê-su như trên, chúng ta lại đọc được những nhận định về Giê-su như sau:

Giám mục John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu Tân ước, đã đưa ra một nhận định về Giê-su như sau:

Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả. 9

Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài http://www.nobeliefs.com/jesus.htm: Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?):

Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả. 10

Và Russell Shorto, một học giả Ki Tô Giáo, đã tổng hợp những tác phẩm nghiên cứu về Giê-su trong vòng 200 năm nay, trong kết luận như sau trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel Truth):

Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường. 11

Thật là ngỡ ngàng đối với tôi. Vì Giê-su là một nhân vật được cả tỷ người trên thế giới tôn thờ. Vậy nếu những nhận định trên về Giê-su là đúng thì chẳng lẽ cả tỷ người đó ngu hay sao mà lại đi tôn thờ một người thường, sống với một ảo tưởng, và bản chất là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.” Trong lãnh vực học thuật, chúng ta không nên vội tin những nhận định tiêu cực về Giê-su như trên, mà phải tìm hiểu kỹ xem những nhận định đó có đúng sự thực hay không, hay đó chỉ là những luận điệu chống Chúa, chống đạo? Bài viết này không ra ngoài mục đích tìm hiểu đó.

Tuy nhiên, trong lãnh vực nghiên cứu, nghiên cứu về Thiên Chúa trong Cựu Ước thì tương đối dễ hơn, vì chỉ cần dựa hoàn toàn vào những gì viết trong Cựu Ước, vì Thiên Chúa đó là sản phẩm tưởng tượng của người dân Do Thái để giải thích phần nào lịch sử của dân tộc họ. Trái lại, nghiên cứu về nhân vật Giê-su thì rộng hơn nhiều, vì rất có thể Giê-su là một nhân vật lịch sử có thật. Tuy rằng tất cả những gì chúng ta biết về Giê-su là ở trong bốn Phúc Âm và Sách Khải Huyền trong Tân Ước, nhưng vì Giê-su đã vượt trên cha ông ta về vấn đề tín ngưỡng cho nên đã có rất nhiều học giả, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô nghiên cứu về nhân vật Giê-su. Do đó, trong bài nghiên cứu này về nhân vật Giê-su, tôi không chỉ giới hạn những điều viết trong Tân Ước mà còn sử dụng những kết quả nghiên cứu về Giê-su trong một số tác phẩm đã xuất bản. Tôi cũng xin nhắc lại, đây là vấn đề nghiên cứu trí thức trong lãnh vực học thuật và dựa trên các tài liệu đã thành văn. Người nào còn cho rằng sự nghiên cứu trí thức này là chống tôn giáo hay không tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo thì người đó, ít ra phải vạch ra là tôi đã chống tôn giáo như thế nào, ở chỗ nào, và có thật đúng là chống hay không.

Để vấn đề rõ ràng hơn, tôi lấy vài thí dụ. Nếu tôi viết: “Trong lịch sử Công Giáo, có những giáo hoàng loạn dâm, loạn luân, trụy lạc, giết người v..v..” thì không phải là tôi “chống Công giáo”, mà đó chỉ là những sự kiện lịch sử. Nếu Giáo sư sử Nguyễn Mạnh Quang viết: “Tổng Thống Ngô Đình Diệm thuộc gia đình “Ba Đời Làm Việt Gian” (Tam Đại Việt Gian) là do Vatican toa rập với tư bản Mỹ đưa về Nam Việt Nam để chống Cộng cho Mỹ và chống Cộng cho Chúa” thì không phải là Giáo sư Quang “chống ông Diệm” mà đó chỉ là một sự kiện lịch sử. Mặt khác, nếu tôi viết: “Ông Hồ Chí Minh, Cộng sản hay không, đã lãnh đạo người dân kháng chiến chống Pháp đi đến chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam, một chế độ không thể hình thành, theo Giám mục Puginier, nếu không có sự giúp đỡ của giáo dân Công giáo Việt Nam” thì không phải là tôi ủng hộ ông Hồ Chí Minh hay Cộng sản, mà đơn giản đó chỉ là một sự kiện lịch sử. Do đó, trong lãnh vực học thuật, chúng ta cần phân biệt những kết quả nghiên cứu với những cảm tính phe phái cá nhân. Không hiểu được điều này thì chưa đủ tư cách để đi vào lãnh vực học thuật. Chúng ta nhận thấy ở hải ngoại, phần lớn những luận điệu vu vơ chụp mũ hay lên án người khác là thân Cộng, hay chống đạo Thiên Chúa, là dựa trên cảm tính phe phái cá nhân, của những người, đúng như Mục sư Ernie Bringas đã nhận định, có một đầu óc khuyết tật, sự hiểu biết tôn giáo của họ thuộc thế kỷ 17, hoặc rất có thể họ có gốc từ Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Gia Kiệm và đang sống trong các xóm đạo cờ vàng…

 

 

Vào Đề:

…TRONG THỜI HIỆN ĐẠI, TÔN GIÁO CỦA NHIỀU NGƯỜI RẤT CÓ THỂ ĐƯỢC XẾP VÀO LOẠI “ĐẠO GIÊ-SU”

(Bishop JAMES A. PIKE: IN MODERN TIMES THE RELIGION OF MANY COULD WELL BE CATEGORIZED AS “JESUSISM”) [A Time For Christian Candor, p. 108]

Giám Mục James A. Pike, Trưởng Ban Tôn Giáo, Đại Học Columbia [Chairman of the Department of Religion, Columbia Universsity], nhận định như trên, dựa trên sự kiện là các tín đồ Ki Tô Giáo [Christians] thực sự chỉ là những tín đồ tôn thờ Giê-su vì tin vào những huyền thoại mà Ki Tô Giáo đã cấy vào đầu họ, và tin rằng Giê-su là Chúa Trời tuy rằng hầu hết các tín đồ của “đạo Giê-su” không biết rõ “Trời” là cái gì..

Thật vậy, Giám mục John Shelby Spong đã đặt vấn đề như sau:

Trời là cái gì? Đâu là trời? Điều rõ ràng là trong cái thế giới cổ xưa này, trời mà Thiên Chúa trong Cựu Ước dựng nên được nghĩ là nơi ăn chốn ở của Thiên Chúa và nó ở trên quá vòm trời. Nhưng chúng ta trong thế hệ này biết rõ rằng vòm trời không phải là mái của thế giới mà cũng chẳng phải sàn nhà của cõi trời. Vậy chúng ta muốn nói gì khi chúng ta khẳng định là Thiên Chúa toàn năng toàn trí đã dựng nên trời? Phải chăng chúng ta muốn nói đến một vũ trụ vô biên mà trong thời Thánh Kinh được viết ra, không một người nào hiểu gì về cái vũ trụ đó như thế nào? 12

Những tín đồ Ki Tô Giáo thường mơ tưởng là sau khi chết sẽ được lên thiên đường, sống cuộc sống đời đời bên Chúa Giê-su của họ, tuy rằng Tân Ước viết rất rõ, Giê-su rất ghét những người phi Do Thái, không bao giờ có ý định cứu chuộc những người phi Do Thái, khoan nói đến chuyện muốn ở cùng với họ trên thiên đường. Nhưng thực ra cái thiên đường đó là như thế nào. Thiên đường của Chúa ở trên một "Vòm" (vault) gọi là "Trời" (Heaven) mà Thiên Chúa trong Cựu Ước tạo ra trong ngày thứ hai của 6 ngày "Sáng Thế", cách đây khoảng 6000 năm. Muốn hiểu vòm Trời trên có hình dạng ra sao, chúng ta hãy đọc lời giải thích của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, một tín đồ Công giáo trong khoảng 30 năm hồi thiếu thời, viết trong bài "Ít Nhiều Nhận Định về Thiên Chúa Giáo", đăng trong cuốn “Tại Sao Không Theo Đạo Chúa”, Tập I, trang 16:

"The New Jerusalem Bible của Công Giáo dịch là Vault (vòm), và chú rằng người dân Semites xưa coi cái vòm trời đó cứng chắc, có thể giữ nước ở phía trên, không cho rơi xuống trần gian. Nó hình nửa vòng cầu, hoặc như cái chảo úp, như ta thường trông thấy. Nó chắc chắn là phải hết sức cứng vì có thể chứa được một số nước khổng lồ bên trên. Vòm trời đó, theo Job, đã được đúc bằng "đồng thau" (Job 37:18). Vòm đó có những cửa. Khi muốn có Hồng Thủy, những "cửa trời" đó sẽ được mở ra cho nước trên trời tuôn xuống (Gen 7:11)...Cung đình Chúa và tòa ngôi ngài đặt trên vòm trời đó (Psalm 11:4), vì Sáng Thế Ký đã định nghĩa cái vòm đó là "trời" (Gen 1:8).

Chúa Giêsu cũng xác quyết Chúa Cha ở trên đó, khi Ngài dạy cầu xin: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời (Mat. 6:9). Thánh Joan dạy rằng lúc thế mạt vòm trời đó sẽ bị cuộn lại, cuốn đi, như một trang sách (Rev 6:14). Chúng ta cũng nên nhớ rằng vòm trời đó có nhiều cột chống đỡ (Job 27:11); và trái đất cũng có nhiều cột chống đỡ (Job 9:6). Đất đã được Chúa đặt vững trên mặt nước (Psalm 136:6). Đất muôn đời đứng yên một chỗ (terra in aeternum stabat, Vulgate, Eccl. 1:4)."

Người Công giáo hiểu rằng Trời là trụ xứ của Thiên Chúa của họ, như được mô tả trong Thánh Kinh, nghĩa là ở trên các tầng mây một chút, vì vậy họ thường ngẩng mặt cầu nguyện "Lạy Cha chúng tôi ở trên Trời". Cũng vì vậy mà họ gọi cái "nhà ở trên trời", nơi Chúa ngự, là "Thiên đường", đường tiếng Hán có nghĩa là cái nhà. Ngày nay, cái vòm Trời như được mô tả trong Thánh Kinh đã tan vỡ ra thành từng mảng trước những khám phá của khoa học về vũ trụ. Khi con người bắt đầu ý thức được rằng, qua những khám phá của Copernicus và Galileo, chẳng có vòm Trời nào để cho "Chúa Trời" ngự trên đó mà phán xét, thưởng phạt con người, thì những nhà bảo vệ tín lý Ki Tô Giáo (apologists) bèn thay đổi chỗ ở của "Chúa Trời", sửa lại là "Chúa Trời" không ở "trên đó" (up there) mà ở "ngoài đó" (out there), hàm ý ở khắp mọi nơi, hi vọng sự thay đổi này sẽ làm cho con người tin vào "Chúa Trời" hơn. Nhưng, với một vũ trụ được cả thế giới, kể cả Tòa Thánh Vatican, công nhận là vô biên, thiên hà Andromeda gần giải ngân hà của chúng ta nhất cũng cách xa chúng ta khoảng 2 triệu năm ánh sáng, và vũ trụ gồm cả tỷ thiên hà như vậy, có thiên hà cách xa chúng ta cả 13 tỷ năm ánh sáng, mỗi năm ánh sáng là một khoảng cách vào khoảng 9460800000000 cây số (9 ngàn 4 trăm 60 tỷ 8 trăm triệu), thì "Chúa Trời" ngự ở đâu? Cả "trên đó" và "ngoài đó" đều không có ý nghĩa. Chưa kể là thay đổi từ "trên đó" thành "ngoài đó" hàm ý bác bỏ một điều tin trong Kinh Tin Kính: "Sau khi chết Chúa Con lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha". Khoa học tiến tới đâu thì "Chúa Trời" lui tới đó, và hiện nay "Chúa Trời" đã bị đẩy ra khỏi "vòm Trời" tưởng tượng của những người viết Thánh Kinh, và rơi vào cõi hoang tưởng của những người có đầu mà không có óc. Trước khi đi vào chi tiết vấn đề này, tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu về nguồn gốc đức tin Công giáo về một "Chúa Trời".

Trải qua 16 thế kỷ, niềm tin tất cả là do "Chúa Trời" tạo ra đã tạo thành đức tin của Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, ở phương trời Âu Mỹ. Nhưng khi nền văn minh hiện đại bắt đầu ló dạng vào đầu thế kỷ 16 thì quan niệm về một Thiên Đường nơi đó "Chúa Trời" ngồi để phán xét những việc thế gian cũng bắt đầu chao đảo và hiện nay thì trở thành Hoang Đường (cái nhà hoang), ít ra là đối với đa số dân chúng trên thế giới, nhất là đối với tuyệt đại đa số những người trong giới trí thức hiểu biết.

Chúng ta đã biết, dựa trên những tư tưởng của Nicolaus Copernicus (1473-1573) và trên những kết quả quan sát thực nghiệm, xác định lại quan niệm về vũ trụ và vị thế của trái đất trong vũ trụ, Galilei đi tới kết luận là không phải mặt trời quay xung quanh trái đất như đã viết trong Thánh Kinh mà chính là trái đất quay xung quanh mặt trời. Kết luận này làm thay đổi toàn bộ hệ thống tư tưởng của con người về vũ trụ, và làm "lạnh xương sống" giới giáo sĩ Công Giáo, những kẻ buôn bán quyền lực (power brokers) thời đó, những kẻ xây dựng quyền lực trên sự "không thể sai lầm của Thánh Kinh" và trên sự hiểu biết vô cùng giới hạn của quần chúng Tây phương. Nói rõ hơn, trái đất không còn được coi như là đứng yên, trung tâm của vũ trụ như là "lời không thể sai lầm" của "Chúa Trời" trong Thánh Kinh, và vì thực tế là trái đất luôn luôn di chuyển trong không gian với một vận tốc trên 1 trăm ngàn cây số một giờ, đồng thời quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc quay khoảng 1600 cây số một giờ cho nên không có chỗ nào để cho "Chúa Trời" ngồi yên "trên đó" hay "ngoài đó" mà can thiệp vào việc hàng ngày của thế gian. Muốn theo dõi sự việc trên thế gian để mà can thiệp, "Chúa Trời" cũng phải điên đảo, đảo điên như là trái đất đang điên đảo, đảo điên trong không gian. Cũng vì vậy mà, năm 1999, chính Giáo Hoàng John Paul II, trước sự tiến bộ của khoa học, cũng đã phải thú nhận là: "Không làm gì có Thiên đường ở trên các tầng mây."

Theo nhận định của Giám mục Pike thì những người Công Giáo hay Tin Lành đều có thể coi như là theo “đạo Giê-su”. Đạo Giê-su, thường được gọi dưới vài tên khác là Cơ-Đốc Giáo, Ki-Tô-Giáo, Thiên Chúa Giáo, nhưng có lẽ gọi là đạo Giê-su thì thích hợp nhất, vì là đạo giáo dân tôn thờ Giê-su như là một Chúa Trời, và tin vào khả năng cứu chuộc và cứu rỗi của Giê-su mà nền thần học của đạo Giê-su đã đã cấy vào đầu óc tín đồ. Cho nên, vai trò của Giê-su trong Ki Tô Giáo thì dính liền với những cái gọi là “ơn cứu chuộc” và “cứu rỗi”. Nhưng thế nào là “cứu chuộc” và thế nào là “cứu rỗi”?

Ý tưởng về nhân loại cần “ơn cứu chuộc” bắt nguồn từ huyền thoại về “tội tổ tông” trong Cựu Ước. Sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus) do Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên dịch sang tiếng Việt giảng, trang 51, 54, nguyên văn:

“Adong (Adam) và Evà (Eve) phạm tội kiêu ngạo muốn nên bằng Chúa cho nên đã ăn trái cấm. Họ đã lỗi phạm tới Chúa một cách nặng nề. Thứ tội mà Adong và Evà phạm đó, ta gọi là “tội tổ tông”. Bởi tội tổ tông đó nên Adong và Evà đã mất hết đời sống ân sủng và không thể vào thiên đàng được nữa. Bởi vì Adong là đầu đoàn thể nhân loại đã phạm tội, cho nên lỗi lầm của Adong lưu truyền cho hết thảy con cháu của ông sau này (tội tổ tông)…Sau khi Adong và Evà phạm tội, thì Chúa liền hứa: Một Đấng Cứu Tinh sẽ từ nhân loại mà sinh ta. Ngài sẽ cứu chuộc loài người cho khỏi tội (tổ tông) và các hậu quả khốc liệt của nó.”

Những người viết sách Giáo Lý Công Giáo không có người nào lương thiện, toàn một thứ bịp bợm, lừa dối để mê hoặc đám tín đồ ngu dốt. Đọc Cựu Ứớc chúng ta không thấy chỗ nào viết là “Sau khi Adong và Evà phạm tội, Chúa liền hứa: Một Đấng Cứu Tinh sẽ từ nhân loại mà sinh ra.”

Câu trên không phải là câu “Chúa hứa” mà là nền thần học Ki Tô Giáo về sau, lấy một câu trong Phúc Âm Matthew, một câu mà Matthew lấy ngoài ngữ cảnh (out of context) trong Isaiah 7 trong Cựu Ước làm lời tiên tri về Giê-su sẽ ra đời như một Đấng Cứu Tinh để cứu chuộc nhân loại, nhưng thủ đoạn thần học lắt léo này đã bị tất cả những người nghiên cứu Thánh Kinh bác bỏ. Chứng minh?

Matthew lấy một câu trong Cựu Ước, Isaiah 7: 14, để chứng minh rằng Giê-su sinh ra đúng như lời tiên tri trong Cựu Ước. Ông ta biết rằng dân thường thời đó chẳng bao giờ đọc Cựu Ước, cũng như ngày nay, các linh mục lấy những đoạn trong Thánh Kinh, ngoài toàn bộ vấn đề, để giảng cho tín đồ vì biết tín đồ không bao giờ đọc Thánh Kinh. Thật vậy, câu trong Isaiah 7:14, “Cho nên, chính Thiên Chúa sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một trinh nữ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.” chẳng phải là lời tiên tri chuyện Giê-su ra đời mà là Isaiah nói ra trong một trường hợp khác hẳn. Đây là trường hợp vua Ahaz của xứ Judah (Nam Do Thái) đang bị hai kẻ thù, Syria và Israel (Bắc Do Thái) tấn công. Nhà “tiên tri” Isaiah của xứ Judah thời đó trấn an nhà vua bằng một lời “tiên tri”, rằng hai kẻ thù kia sẽ bị đánh bại. Khi nào? Lời “tiên tri” của Isaiah đã nói lên rõ ràng, Isaiah 7: 14-16:

Cho nên, chính Thiên Chúa sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một một người đàn bà trẻ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.

Đứa trẻ đó sẽ ăn bơ và mật cho đến khi biết bỏ điều ác chọn điều thiện.

Nhưng trước khi đứa trẻ ấy biết bỏ điều ác, chọn điều thiện, thì đất nước của hai vua mà ngài đang sợ hãi sẽ bị hoang vu.

Chúng ta thấy ngay sự xảo quyệt của Matthew trong việc trích dẫn Cựu Ước trên với mục đích truyền bá niềm tin riêng của mình. Truyền thống này kéo dài trong giáo hội Công giáo cho tới ngày nay với những câu thêm thắt, ngụy tạo trong Tân Ước, cùng những lời diễn giảng cắt xén chọn lọc ngoài ngữ cảnh [out of context].

Từ tiểu xảo của Matthew, trích dẫn nửa vời một câu trong Cựu Ước để chứng tỏ là Giê-su sinh ra đời phù hợp với lời tiên tri (dỏm) của Isaiah trong Cựu Ước, niềm tin Giê-su là Đấng Cứu Tinh ra đời chịu khổ nạn hi sinh bị đóng đinh trên cây thập giá để chuộc tội cho dân Do Thái đã được các giáo hội Ki Tô cấy vào đầu các tín đồ có đầu mà không có óc là Giê-su chịu khổ nạn hi sinh để chuộc tội cho cả nhân loại trong khi, cho đến thế kỷ 16, giáo hội không biết cả sự kiện là trái đất có hình cầu, nghĩa là không biết là ở nửa vòng trái đất bên kia còn có nhiều quốc gia khác.. Mặt khác, giáo hội dạy thì giáo dân nghe chứ có biết gì đâu, vì thực ra ông Giê-su đâu có hi sinh cái gì. Theo như chính luận điệu thần học của Ki Tô Giáo thì ông ta chỉ giả vờ chết trong một ngày và hai đêm, từ chiếu thứ Sáu đến sáng Chủ Nhật, rồi sống lại. Vậy thì hi sinh ở chỗ nào.

Người Công giáo Việt Nam thường gọi ngày Chủ Nhật là ngày Chúa Nhật, tin rằng đó là ngày của Chúa. Họ tưởng gọi như vậy là để vinh danh Chúa của họ nhưng lại không biết rằng mình hơi dốt, vì ngày Chủ Nhật là ngày Mặt Trời, Mặt Trời là Chủ trong Thái Dương Hệ (Sunday). Thật vậy, những tên ngày trong tuần đều là dựa trên Mặt Trời, Mặt Trăng và các Hành Tinh Mars, Mercury, Jupiter, Venus, và Saturn. Do đó, trong “ngày Chủ Nhật” thì Nhật là Mặt Trời chứ Nhật không phải là Ngày. Vì nếu Nhật là Ngày thì “ngày Chúa Nhật” có nghĩa là “ngày Chúa ngày”, chẳng có nghĩa gì hết. Điều lạ là cho tới ngày nay mà người Công giáo, kể cả mấy ông chăn chiên, vẫn cứ thích dùng từ “Chúa Nhật”.

Rồi thì Công giáo nhập nhằng cho rằng Giê-su, không những có khả năng chuộc cái tội không hề có của nhân loại là “tội tổ tông” mà còn có khả năng tha mọi tội lỗi của thế gian về sau bất kể là Giê-su đã chết đi và không hề biết những tội lỗi của thế gian là những tội lỗi như thế nào. Và các giám mục, linh mục cũng dựa vào lý thuyết thần học hoang đường này, tự nhận là các “Chúa thứ hai” để mà “Cha tha tội cho con” trong những màn xưng tội kín mà mục đích chính là để nắm giữ đầu óc của đám tín đồ ở dưới. Thời buổi này, cha phạm tội thì cha cũng vào tù ngồi, khoan nói là có thể tha tội cho bất cứ ai khác.

Còn về “cứu rỗi” thì giáo hội dạy rằng: nếu ai tin Chúa thì sau khi chết, đến ngày tận thế, Chúa sẽ làm cho phần hồn của người ấy nhập lại với phần xác, bất kể là chết đã bao lâu và chết như thế nào, và sẽ được bốc lên thiên đàng để sống đời đời bên Chúa của họ v..v.., còn nếu không tin sẽ bị Chúa đầy đọa xuống hỏa ngục để bị ngọn lửa vĩnh hằng thiêu đốt.

Đó là đại cương về ơn cứu chuộc và cứu rỗi trong Công giáo. Chúng ta thấy, tất cả những giải thích trên về sự sinh ra của Giê-su chỉ là những giải thích thần học dựa trên những huyền thoại trong Thánh Kinh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, để huyễn hoặc những đầu óc thấp kém. Thử hỏi ngày nay, với những khám phá về vũ trụ nhân sinh, về thuyết Big Bang, về thuyết Tiến Hóa, mà chính Giáo hoàng John Paul II đã phải công nhận, có còn ai tin vào thuyết sáng tạo của Thượng đế, vào chuyện tội tổ tông v..v.. ngoài những người ít học và kém hiểu biết, đầu óc mù mịt sống trong những ốc đảo mê tín ngu dốt. Chứng minh?

Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma dưới triều đại giáo hoàng John XXIII (Professor at the Pontifical Biblical Institute of Rome, served in the Vatican under Pope John XXIII), đã viết trong cuốn “Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ của Giáo Hội Rô-Ma” (The Decline and Fall of the Roman Church) như sau, trang 230:

Giáo Hoàng John XXIII nói trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11 tháng 10, 1962, rằng “những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng… Nhưng nếu Roncalli (John XXIII) không thấy là điều giảng dạy mới của mình dẫn tới đâu, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác. 13

Tại sao các nhà thần học và giám mục lại từ bỏ những niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan và về nhiều giáo lý khác như “ơn cứu chuộc của Chúa”, “Chúa sống lại”, hay “Đức Mẹ đồng trinh” v..v..? Vì ngày nay, những niềm tin này không còn phù hợp với trình độ hiểu biết tiến bộ của nhân loại, hơn nữa lại còn chứa những mâu thuẫn mà không nhà thần học nào có thể biện minh được. Những niềm tin này chỉ còn sót lại trong những đầu óc của đám tín đồ u mê ít học, và của các “bề trên” bất lương xảo quyệt, cố duy trì chúng để cho những quyền lợi vật chất và tinh thần cá nhân trên đám tín đồ ở dưới. Tuy nhiên, không phải tất cả những bậc lãnh đạo trong Ki Tôi Giáo đều thuộc loại bất lương trí thức.

Thật vậy, nhận rõ được tính chất hoang đường, vô hiệu, lỗi thời của “bí tích rửa tội”, của vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su, nên trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change or Die), Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau, trang 98-99:

“Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng trước khi sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời Darwin và một sự vô nghĩa sau thời Darwin.” 14

Và trong cuốn “Thiên Chúa Vẫn Sống: Từ Sợ Hãi Tôn Giáo Đến Tự Do Tâm Linh” (God Lives: From Religious Fear To Spiritual Freedom, Steven J. Nash Publishing, IL., 1993), trang 114, Linh mục James Kavanaugh cũng đưa ra nhận xét sau đây về tín điều “chuộc tội” trong Ca Tô Giáo:

“Đối với bất cứ người nào trong thế giới cổ xưa đứng trước Thiên Chúa như là một nạn nhân bất lực, tin rằng mình là một người có tội một cách vô vọng, coi Thiên Chúa như là một ông quan tòa giận dữ không thể tới gần được, cái chết có tính cách hi sinh của đức Ki Tô là một huyền thoại với đôi chút thực tế. Nhưng đối với con người hiện đại, nó chẳng còn ý nghĩa gì mấy trừ khi hắn đã bị làm cho sợ hãi và tẩy não một cách thích hợp từ khi mới sinh ra đời. Đối với hắn, hắn là một nạn nhân tuyệt đối thụ động của sắc luật của Thiên Chúa trong Thánh Kinh. Đối với tôi, đó là một huyền thoại “cứu rỗi” thuộc thời sơ khai miêu tả một người cha lấy cái chết của chính con mình để bớt đi cơn giận dữ. Đó là một chuyện ác độc không thể tưởng tượng được…

Tôi chấp nhận sự kiện là đức Ki Tô đã chết, ngay cả chuyện ông ta bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không thể chấp nhận huyền thoại cho rằng cái chết của ông ta là để chuộc tội cho tôi. Huyền thoại cứu rỗi như được viết trong Tân Ước chỉ là một lối diễn giải. Đó là một huyền thoại của thời sơ khai, bản chất của nó tương đương với nhiều huyền thoại cứu rỗi của nhiều dân tộc trong thời sơ khai ở khắp mọi nơi, nhưng nó lại độc ác một cách không tưởng hơn là hầu hết các huyền thoại khác. Nó phản ánh một thế giới mà con người có thể làm nguôi cơn giận của những thần sấm sét trong một cơn giông tố. Ngày nay, chó và mèo vẫn còn sợ sấm sét, nhưng con người thì ngồi yên trong nhà và hiểu rõ cái hiện tượng thiên nhiên đang xảy ra…

Tôi sẽ không chấp nhận cái huyền thoại về một Chúa Cha khắt khe đối xử với chính con của mình, Giêsu, bằng một công lý vô tình cảm, và đòi hỏi con mình phải chết trên thập giá cho những tội lỗi của tôi. Cái huyền thoại này cũng chẳng trở thành hấp dẫn hơn vì Chúa Cha đã làm cho con ông ta sống lại, đội mồ mà lên một cách vinh quang. Tôi không thể yêu mến một người cha như vậy hoặc phải biết ơn một người con như vậy trong một câu chuyện mượn từ một câu chuyện truyền tụng của nền thần học Do Thái cổ lỗ và thay đổi nó đi. Tôi không hề yêu cầu Giêsu phải chịu khổ thay cho tôi và ngay cả muốn ông ta làm như vậy…” 15

Sự từ bỏ những niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác không đâu rõ hơn trong những thú nhận của Vatican trong vài thập niên qua. Thật vậy, từ năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học. Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng John Paul II tiếp kiến. Ông ta nói với các khoa học gia là “cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ lớn (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thượng đế.” (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116: He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God). Chúng ta nên để ý, trong khoa học, Big Bang là hiện tượng nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng đặc, vô cùng nóng, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay, và đã xảy ra cách đây khoảng 13.7 tỷ năm chứ không phải là chỉ có từ 6000-10000 năm do sự “sáng tạo” (sic) trong 6 ngày của Thượng đế Ki-tô giáo như được viết trong Kinh Thánh, được coi như những lời không thể sai lầm của Thượng đế. Và giáo hoàng nói câu trên chẳng qua chỉ để vớt vát phần nào mặt mũi của Thượng đế, Thượng đế của những khoảng trống (God of the Gaps), một mặt mũi đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ trí thức và khoa học của nhân loại.

Rồi, trước những khám phá khoa học liên hệ đến thuyết Tiến Hóa bất khả phủ bác trong nhiều bộ môn của khoa học, năm 1996, Giáo hoàng John Paul II đã thú nhận trước thế giới là:

“thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. 16

Còn nữa, tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố:

“thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life).

Chấp nhận thuyết Big Bang, thuyết tiến hóa, chấp nhận con người không phải là do Thượng đế tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, thú nhận không làm gì có thiên đường (một cái bánh vẽ trên trời để dụ những người đầu óc mê mẩn, yếu kém), và hỏa ngục (một nơi để hù dọa những người không tin Chúa), Giáo hoàng đã chính thức bác bỏ thuyết “sáng tạo” của Ki Tô Giáo, phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông. Do đó, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực. Thật vậy, sự kiện là, Giáo hoàng đã bác bỏ đức tin quan trọng nhất trong Ki-tô giáo: Quyền năng “cứu chuộc”, “cứu rỗi” , “luận phạt” của Giê-su, và cũng bác bỏ sự hiện hữu của một thiên đường, do đó hi vọng của các tín đồ Ki-tô về một cuộc sống đời đời trên thiên đường cùng Giê-su chẳng qua chỉ là một ảo vọng, bắt nguồn từ một sự mù lòa tin bướng tin càn, và sự luận phạt của Giê-su đối với những người không tín Giê-su chẳng qua chỉ là một sự hù dọa đã không còn ý nghĩa.

Tôi tự hỏi, có bao nhiêu tín đồ Ki-tô, Công giáo cũng như Tin Lành, biết đến những thay đổi trong nội bộ các giáo hội Ki-tô về căn bản tín ngưỡng trong Ki-tô Giáo, biết đến những sự kiện lịch sử này, và biết đến những quan niệm sai lầm bắt nguồn từ Kinh Thánh? Tôi nghĩ đa số chưa bao giờ nghe đến tên Copernicus hay Galileo, chưa bao giờ nghe đến những lời tuyên bố trước thế giới của giáo hoàng John Paul II. Tôi cũng nghĩ tuyệt đại đa số tín đồ Ki-tô chưa từng đọc đến Kinh Thánh và lẽ dĩ nhiên không có một kiến thức nào, dù là tối thiểu, về những tiến bộ của khoa học và đầu óc con người trên thế giới. Và lẽ dĩ nhiên, các tín đồ cũng chưa bao giờ được nghe các linh mục, mục sư cho biết những điều này trong nhà thờ, dù có thể chính họ cũng đã biết nhưng vẫn dấu kín trước đám tín đồ thấp kém ở dưới để giữ đức tin của tín đồ không bị chao đảo.

Thật vậy, Russell Shorto đã viết trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel Truth) như sau:

Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại… Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường. 17

Nếu chính Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng thì những người theo đạo Giê-su sống với một ảo tưởng cũng không phải là chuyện lạ. Chuyện lạ chính ở chỗ tại sao ngày nay còn có nhiều người sống với các ảo tưởng đó. Đầu óc của họ thuộc loại đặc biệt, có lẽ không nằm trong quá trình tiến hóa của nhân loại.

Tuy rằng ngày nay chúng ta đã biết là những huyền thoại cứu chuộc và cứu rỗi của Giê-su chẳng còn một giá trị nào trong cộng đồng những giới hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô, nhưng có lẽ chúng ta cũng không nên dứt khoát bác bỏ khả năng Giê-su là một nhân vật lịch sử rất đáng để cho chúng ta kính ngưỡng như nhiều nhân vật khác trong lịch sử nhân loại. Vậy thì, chúng ta cần tìm hiểu xem, dù chỉ là một người thường, Giê-su có những gì đáng để cho chúng ta kính ngưỡng và tôn vinh hay không. Trong dân gian chúng ta cũng đã từng kính ngưỡng và tôn vinh nhiều nhân vật, thường thường là những bậc đạo cao, đức trọng hay những anh hùng dân tộc, hay những vị xuất chúng trong một bộ môn kiến thức, nghệ thuật v..v.. nào đó của nhân loại. Vấn đề đặt ra là Chúa Giê-su có phải là một nhân vật đáng để cho chúng ta kính ngưỡng và tôn vinh không? Về nhân vật Giê-su, tất cả chúng ta biết về ông ta là ở trong Tân Ước: trong 4 Phúc Âm và trong Sách Khải Huyền. Do đó, để có cái nhìn trung thực về Giê-su, chúng ta không có cách gì khác là tìm hiểu những tư tưởng, đạo đức, trí tuệ của Giê-su mà chúng ta có thể thấy trong cuốn Tân Ước.

Tuy nhiên, hầu như chắc chắn là các tín đồ Ki Tô Giáo không mấy người đọc Thánh Kinh, và lòng “kính Chúa mà không phải là Chúa” của họ bắt nguồn từ những lời giảng của các linh mục, mục sư trong các nhà thờ về Giê-su qua những đoạn chọn lọc một chiều rất kỹ trong Tân ước để chỉ đưa ra một khía cạnh về con người của Giê-su mà họ tôn lên làm Chúa. Vì không đọc Thánh Kinh, và phần lớn vì kém hiểu biết nên tuyệt đại đa số tín đồ không có khả năng để biết là những điều họ nghe giảng trong nhà thờ, hay những đoạn trích dẫn vụn vặt trong Thánh Kinh có nhất quán hay không, hay nói khác đi, có đúng với những sự thực về Giê-su như được viết rõ trong Thánh Kinh hay không.

Để bổ túc kiến thức về Thánh Kinh, và nhất là về nhân vật Giê-su trong Tân Ước, bài viết này chỉ có mục đích đưa ra những đoạn trong Thánh Kinh, thuần túy ở trong Thánh Kinh, viết về Giê-su [với vài lời bình luận ngắn cho thêm rõ nghĩa], những đoạn mà tôi tin chắc là rất hiếm khi được giảng trong các nhà thờ. Phần kết luận và câu trả lời cho câu hỏi trên xin để phần độc giả.

I. Mục Đích “Giáng Trần” Của Giê-su.

Trước hết, chúng ta hãy bỏ qua chuyện ông ta xuống thế gian bằng cách nào, qua đường thụ thai sinh nở bình thường của một người mẹ, hay qua đường bất thường của một con Ma Thánh (Holy Ghost) trong nền thần học Ki Tô Giáo. Chúng ta hãy đọc vài lời do chính Giê-su nói ra về mục đích của ông ta xuống thế gian.

a) Trong Matthew 10: 34-36, Giê-su khẳng định:

Đừng tưởng rằng Ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì Ta xuống đây để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.

b) Và Luke 12: 51-53 cũng xác định lại khẳng định của Giê-su như sau:

Đừng tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới. Không, Ta đến để chia loài người làm hai. Từ đây, một nhà có năm người sẽ chia rẽ chống đối nhau: hai chống ba, và ba chống hai. Mâu thuẫn sẽ diễn ra giữa con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng.

Trong những lời của Giê-su trong Thánh Kinh thì chỉ có những điều trên là được ứng nghiệm, vì đi đến đâu, đạo Giê-su cũng đưa đến những cảnh chia rẽ, đối nghịch nhau, trong quốc gia, trong cộng đồng , và trong gia đình. Bất hạnh thay, Việt Nam cũng nằm trong các quốc gia này.

Thật vậy, Linh mục Lương Kim Định đã đưa ra nhận xét sau đây trong cuốn Cẩm Nang Triết Việt:

“Sự truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam đã đưa đến sự chia khối dân tộc đang thống nhất thành hai phe Lương, Giáo làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối đầy e dè nghi kỵ. Đấy là một tai nạn lịch sử mà thời gian tuy có làm giảm đi nhưng xem ra không sao xóa sạch được.”

Và Nicole-Dominique Lê cũng viết trong cuốn Những Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Và Sự Xâm Nhập Vào Việt Nam (Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Vietnam) như sau:

“Các thừa sai đã phạm tội thúc đẩy giáo dân bất tuân luật lệ quốc gia. Từ bỏ những thờ phượng tôn giáo, những giá trị xã hội đã khiến cho họ sống ở ngoài lề của xã hội truyền thống. Nhưng nghiêm trọng hơn là, người ta trách cứ các giáo sĩ và giáo dân đã tạo nên sự phân chia quốc gia thành 2 khối tôn giáo đối nghịch nhau.” 18

Như vậy, chúng ta thấy rằng, mục đích “giáng trần” của Giê-su, qua chính lời phán của Giê-su, đã ứng nghiệm trên khắp thế giới, ở bất cứ nơi nào mà đạo Giê-su lan đến, đặc biệt là ở Việt Nam. Vậy Giê-su có đáng để chúng ta ngưỡng mộ không? Câu trả lời nằm trong câu hỏi.

Nhưng mục đích giáng trần của Giê-su không chỉ có vậy. Ông ta khẳng định trong Matthew 5: 17-18:

Các ngươi đừng tưởng ta đến để phá luật [của Cha ta] hoặc các lời tiên tri [trong Cựu Ước]; ta đến không phải để phá, mà để hoàn thành. Vì ta nói thật cùng các ngươi, cho đến khi trời đất không còn nữa, một chấm một nét cũng không được ra ngoài luật cho đến khi tất cả đều hoàn thành. 19

Fulfill là “thực hiện” hay “hoàn thành” và cuốn Thánh Kinh bằng tiếng Việt cũng dịch như vậy. Thế mà có người Công giáo còn lắt léo dịch nó là “kiện toàn”, nghĩa là thay đổi cho tốt đẹp hơn các luật của Cha Giê-su, để vớt vát mặt mũi của Giê-su. Nhưng đây chỉ là một trong vô số “lý luận” biện giải lắt léo của Công giáo mà chúng ta thường thấy họ dùng để bảo vệ đức tin của họ. Nhưng họ chỉ có thể bịp được đám tín đồ thấp kém ở dưới vì “hoàn thành” đi đôi với “không phải để phá”, còn “kiện toàn” có nghĩa là phá đi làm lại cho tốt đẹp hơn.

Câu trên, Matthew 5: 17-18, có nghĩa là Giê-su tôn trọng và muốn hoàn thành những luật của cha ông ta trong Cựu Ước. Những luật của Cha Giê-su trong Cựu Ước là những luật như thế nào? Có bao nhiêu tín đồ Ki Tô Giáo biết rằng trong Cựu Ước, Cha của Giê-su ta đã nhiều lần ra lệnh hay đích thân giết người tập thể (mass killing) vô số người vô tội: đàn ông, đàn bà, trẻ con, [con số lên đến hàng nhiều triệu] và hủy diệt nhà cửa, thị trấn, và các tôn giáo khác.

Luật đầu tiên của Cha Giê-su trong 10 điều răn trong Cựu Ước, là “Ngươi không được thờ thần nào khác ngoài ta”. Và để củng cố cái luật này, Cha của Giê-su còn ra lệnh trong Phục truyền 13: 6-10: Nếu anh em ngươi, con trai hay con gái ngươi, vợ ngươi hay bạn ngươi, khuyến dụ ngươi đi thờ các thần khác, thần của các nước lân bang hay xa xôi.., thì ngươi phải giết nó đi, trước hết là đích thân tay ngươi phải ném đá để cho nó chết, rồi sau mới đến tay của dân chúng. [Nếu luật này cũng được áp dụng đối với các tôn giáo khác thì mọi nhà truyền giáo Ki Tô, từ Alexandre de Rhodes cho tới Puginier v..v…, và các nhà truyền đạo Tin Lành trên thế giới đều phải bị ném đá cho chết đi hay là cho lên ghế điện thời nay. Nhưng mừng cho các nhà truyền giáo Ki Tô, chẳng có đạo nào ở Á Đông lại ác ôn như đạo Thiên Chúa. Vì thế nên đạo Thiên Chúa mới có thể xâm nhập vô sự vào các quốc gia khác, và các thừa sai mới có thể huyễn hoặc đầu óc người dân ngu bằng những chuyện hoang đường phi lý. Điều này chứng tỏ các tôn giáo ở Á Đông vượt xa Thiên Chúa Giáo về đạo đức tôn giáo.]

Sau đây là vài luật ác ôn khác của cha Giê-su đối với các tôn giáo khác như sau:

Phục Truyền 12: 2-3: Phàm nơi nào những dân tộc, mà các người sẽ tước quyền, đã thờ các thần của chúng nó, hoặc trên núi cao, hoặc trên đồi, hoặc dưới bóng cây xanh, thì các ngươi phải phải hủy sạch đi. Và các ngươi phải phá hủy bàn thờ của chúng, triệt hạ những cây trụ thiêng liêng của chúng, và thiêu những pho tượng gỗ của chúng; các ngươi phải chặt những hình tượng đã được khắc lên của các thần và xóa bỏ tên các thần ở nơi đó. 20

I Samuel 15:3: Bây giờ hãy tấn công Amalek, và hủy sạch tất cả mọi thứ mà chúng có, và giết sạch đừng chừa một ai. Hãy giết cả đàn ông, đàn bà, trẻ nít và trẻ sơ sinh, trâu cừu, lạc đà và lừa. 21

Và trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thấy các tín đồ Công Giáo cũng đã phần nào theo những luật ác ôn này. Thật vậy, trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 của Mark W. McLeod, chúng ta có thể đọc được những đoạn sau đây:

Trang 45: khi nghe tin thành Saigon thất thủ, những tín đồ Công giáo Việt Nam ở miền Nam đã lợi dụng tình thế để khủng bố người "lương" hay "tốt" (nghĩa là, người phi- Công giáo) và đi làm "tay sai và mật thám cho Tây Dương "

Trang 114: Sự phân tích những hành động này cho thấy, trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Công giáo Việt Nam. Hơn nữa, những phương pháp mà các sĩ quan Pháp và những cộng tác viên Công giáo dùng tuyệt đối không thể coi là có đạo đức cao theo những tiêu chuẩn đương thời của ngay chính họ, vì những phái bộ truyền giáo Công giáo đã dùng sức lao động (của tín đồ Công giáo bản xứ; TCN), tài nguyên, và tin tức tình báo, đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người "lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi- Công giáo, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua. Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Gia Tô thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ." 22

Cũng vì vậy mà Ông Lý Chánh Trung, một nhà trí thức Công giáo, trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc đã nhận định rằng:

"Tuy nhiên lịch sử đã cho thấy rằng từ khi Giáo hội (Công giáo Rô-ma) đã trở thành quốc giáo thì cây gươm tinh thần của Thánh Phao-Lồ đã luôn luôn bị cám dỗ để biến thành cây gươm thép thực sự. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, giáo hội đã không ngần ngại để dùng thế lực tiêu diệt các tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "Tà Thần", đốt sách vở ngoại đạo, và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo" nếu không chịu sửa sai.”Rô-ma) đã trở thành quốc giáo thì cây gươm tinh thần của Thánh Phao-Lồ đã luôn luôn bị cám dỗ để biến thành cây gươm thép thực sự. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, giáo hội đã không ngần ngại để dùng thế lực tiêu diệt các tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "Tà Thần", đốt sách vở ngoại đạo, và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo" nếu không chịu sửa sai.”

Đọc Cựu Ước chúng ta thấy Cha của Giê-su cũng còn ra nhiều luật rất buồn cười và quái gở. Thí dụ như trong trại lính, quân sĩ đi cầu phải chôn phân vì “Ngài” không muốn nhìn thấy hay hít hà những đống phân đó khi đi dạo trong trại. Ngài chưa bao giờ tưởng tượng được là con người lại tiến bộ đến độ phát minh ra cái cầu tiêu máy, giật đến xòe một cái là xong chuyện. Ngài cũng còn kỳ thị nam nữ một cách quái gở như phụ nữ sinh xong bao nhiêu ngày sau thì sạch, sinh con trai thì 7 ngày và phải thanh tẩy trong 33 ngày tiếp theo trước khi được bước vào nhà thờ, nhưng sinh con gái thì là 14 ngày và phải thanh tẩy trong 66 ngày v… v…. 66 ngày không được buớc vào nhà thờ thì mấy ông cha hơi phiền, vì cái rỏ đưa ra để hứng tiền thiếu mất một phần. Nhưng cũng may là chẳng có ai buồn theo những luật này của Cha Giê-su mà Giê-su khẳng định không được thay đổi một chấm, một nét cho đến ngày tận thế, và muốn hoàn thành, nhưng không có cách nào có thể hoàn thành vì nhân loại không phải là “dân Chúa” và trong thời đại tiến bộ ngày nay, nhửng luật của cha Giê-su đã không còn bất cứ một giá trị nào.

II. Trí Tuệ Và Đạo Đức Của Giê-su

Trước hết, có lẽ chúng ta cần phải trích dẫn nhận định về Giê-su của Bertrand Russell, một thiên tài toán học và triết lý, đã được hai giải thưởng Nobel:

“Xét về trí tuệ hay đức hạnh tôi không thể nào cho rằng Đức Ki-Tô cũng cao cả như vài người khác được biết trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng, về trí tuệ hay đức hạnh, tôi phải đặt Đức Phật và Socrates lên trên Đức KiTô.” 23

Nhận định như trên, Bertrand Russell quả đã đánh giá quá cao Giê-su khi so sánh với Socrates và Đức Phật, vì nghiên cứu kỹ về hai thuộc tính của Giê-su: trí tuệ và đạo đức, chúng ta thấy Giê-su không có gì có thể so sánh với Socrates và Đức Phật. Tại sao? Vì trí tuệ của Giê-su không thể gọi là trí tuệ, và đạo đức của Giê-su cũng không thể gọi là đạo đức. Chứng minh?

Trước hết là về trí tuệ. Trí tuệ phản ánh trong bộ kiến thức, trong những lời giảng dạy hay giáo lý của Giê-su. Vậy thì, Giê-su giảng dạy những gì? Nhận định sau đây của Joseph L. Daleiden, một học giả Công giáo, trong cuốn The Final Superstition, trg. 174, về cái gọi là giáo pháp của Giê-su có thể giúp chúng ta nhìn rõ vấn đề một cách tổng quát:

Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ… Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn “Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm”, Joseph McCabe (Một Linh Mục Công giáo. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian. 24

Thật vậy, đọc Thánh Kinh và với một chút kiến thức về triết học và tôn giáo, chúng ta có thể thấy rõ là nhận định của Daleiden không phải là sai. Và chúng ta nên nhớ, Joseph L. Daleiden chỉ nói về những điều mà người ta cho là có ý nghĩa phần nào về đạo đức và luân lý, chứ không kể đến những điều vô đạo đức và phi luân lý của Giê-su trong Tân ước như tôi sẽ chứng minh trong một phần sau.

Trong cuốn sách có tên là Một Thời Để Cho Sự Ngay Thẳng Của Ki Tô Giáo [A Time For Christian Candor], Giám Mục Pike đã thảo luận về các niềm tin của tín đồ đối với Giê-su, và chứng minh rằng Giê-su chỉ là một người thường, trang 108, như sau:

Cuốn Tân Ước thật là rõ ràng. Thật vậy, những sự kiện (trong Tân Ước. TCN) tự bao giờ vẫn luôn luôn rõ ràng cho bất cứ ai nhìn thấy chúng. Giê-su sinh ra ở một địa phương đặc biệt, vào một thời điểm đặc biệt. Mẹ và các em ông ta không cho rằng ông ta có một nhiệm vụ nào khác với nhiệm vụ của một con người.” 25

và Giê-su có những giới hạn về hiểu biết, trang 109:

“Giê-su có một đầu óc giới hạn – điều này cũng đúng cho mọi người. Thí dụ, giống như các thầy tu Do Thái cùng thời, Giê-su cho rằng David đã viết tất cả bộ Thi Thiên cho nên ông ta đã viện dẫn thi thiên số 110 mà ông ta cho là của Vua David (thực ra là bài thơ này được viết sau thời của David), khi tranh luận với người dân Pharisees. Và ông ta nghĩ, cũng như mọi người trong thời đó, là ngày tận thế đã sắp đến. 26

Ngoài ra chúng ta cũng còn biết, Giê-su tin rằng Ngũ Kinh (trong Cựu Ước) là do Moses viết, nhưng tất cả các học giả nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đã chứng minh rằng Ngũ Kinh được viết trong nhiều thời kỳ khác nhau, bởi nhiều môn phái khác nhau, và sau khi Moses đã chết.

Qua vài tài liệu trên, chúng ta đã thấy về nhân vật Giê-su, trí tuệ là một cái gì không đáng để bàn tới vì, ngoài vài điều cóp nhặt từ các truyền thống Do Thái và dân gian, tất cả cái gọi là giáo pháp của Giê-su, đã được một số học giả nghiên cứu, nhận định rõ ràng. Sau đây là hai thí dụ điển hình:

A) “Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: “Ta””

(William Hirsch: All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: “I”)

Vậy thì chúng ta hãy thử xem những khẳng định về "cái Ta" của Giê-su là như thế nào. Chúng ta cũng nên biết là chính những khẳng định này đã được giáo hội khai thác, cho đó là những chân lý để cấy vào đầu tín đồ từ khi còn nhỏ, tạo nên một đức tin không cần biết không cần hiểu. Sau đây chỉ là vài trích dẫn những lời của Giê-su trong Thánh Kinh với vài lời phân tích của tôi dựa trên lô-gic.

John 6:35: Ta là thức ăn của đời sống.

John 8:12, 9:5: Ta là ánh sáng của thế gian

John 10: 11, 14: Ta là người chăn chiên chí thiện

John 11:25: Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống

John 14:6: Ta là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống

John 10:30: Ta với Cha Ta là một.

John 10:36: Ta là Con Thiên Chúa

John 12:49: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào.

Những lời tự nhận trên, và nhiều lời tự nhận khác về cái "Ta" của Giê-su trong Tân Ước, rõ ràng là bắt nguồn từ một căn bệnh hoang tưởng như chúng ta sẽ thấy trong phần phân tích sau đây. Đó không phải là những lời dạy có tính cách giáo dục đạo lý. Trong lịch sử nhân loại, chúng ta không hề thấy bất cứ một nhân vật nổi danh nào như Đức Phật, Đức Khổng Tử, Lão Tử, Socrates v..v.. tự quảng cáo cho "cái Ta" của mình nhiều, huênh hoang, và hoang đường như Giê-su. Huênh hoang, hoang đường vì không phải là sự thật, vì mâu thuẫn, và vì chúng trái ngược với con người thực của Giê-su như được mô tả trong Thánh Kinh. Nó cũng huênh hoang và hoang đường như các ông giáo hoàng tự nhận là “đại diện của Chúa” trên trần, hay như các ông linh mục tự nhận là “Chúa thứ hai” trong khi “Chúa” hay “Chúa thứ nhất” chỉ có trong nền thần học của Ki Tô Giáo chứ không phải là một thực thể như chúng ta đã biết ngày nay, qua vô vàn những công cuộc nghiên cứu về chính nhân vật Giê-su của các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô Giáo..

Những "cái Ta" của Giê-su đã đặt trước chúng ta khá nhiều vấn đề, và bắt buộc chúng ta phải có một sự chọn lựa dứt khoát, không thể nhập nhằng.

Thật vậy, Ta là Con Thiên Chúa khẳng định vai vế của Giê-su đối với Thiên Chúa, và lẽ dĩ nhiên hoàn toàn mâu thuẫn với Ta với Cha Ta là một. Dù chúng ta có nhắm mắt tin bừa thuyết điên rồ toán học (mathematical insanity) Chúa Ba Ngôi của giáo hội Công giáo đưa ra nhiều thế kỷ sau khi Giê-su đã qua đời đi chăng nữa thì các câu trên cũng còn đưa tới vài vấn đề khác. Thí dụ:

Chúng ta hãy xét đến câu John 12: 49 ở trên: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào.

Thứ nhất, câu trên chứng tỏ Giê-su chỉ tự nhận, vì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ đó là sự thật, là một sứ giả của Thiên Chúa, được sai xuống trần để nói cho dân Do Thái, tuyệt đối không phải cho dân Việt, những gì mà Thiên Chúa muốn nói. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với lời tự nhận khác của Giê-su: John 10:30: Ta với Cha Ta là một.

Thứ nhì, nếu chúng ta chấp nhận câu John 12: 49 ở trên như là sự thực, thì những lời Giê-su nói đều là những lời của Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa thì không thể sai lầm, vì Thiên Chúa, theo niềm tin của các tín đồ Ki-Tô, là bậc toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, và toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết, kể cả quá khứ vị lai, hai thuộc tính của Thiên Chúa có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, mà giáo hội đã thành công cấy vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, khi họ chưa phát triển về trí tuệ cũng như về thân xác. Điều này khiến chúng ta bắt buộc phải chọn một trong hai điều sau đây chứ không thể chọn cùng lúc cả hai.

- Nếu những lời Giê-su nói không hề sai lầm, đúng trong mọi thời đại, thì vai trò Thiên Chúa của Giê-su có thể tạm chấp nhận được.

- Nếu trong những lời nói và hành động của Giê-su có những sai lầm thì Giê-su không thể nào là Thiên Chúa.

Nhưng Thánh Kinh lại chứng tỏ rằng Giê-su có rất nhiều sai lầm. Vậy thực ra những lời nói của Giê-su cũng chỉ là những lời nói của một người thường, với sự hiểu biết giới hạn của một người thường, ở trình độ của một người dân thường trong vùng dân Do Thái cách đây 2000 năm, như Giám mục Pike đã nhận định ở trên.. Và như vậy, Giê-su đã phạm tội nói láo và lừa dối, vì ông ta khẳng định rằng những lời nói của ông là của Thiên Chúa không thể sai lầm. Kết luận: Giê-su chỉ có thể đóng một trong hai vai trò: Thiên Chúa hay một người thường phạm tội nói láo và lừa dối chứ không thể cùng lúc cả hai. Vậy vai trò nào là vai trò đích thực của Giê-su?

Điều này không khó, chúng ta chỉ cần mở Thánh Kinh ra đọc thì sẽ thấy ngay. Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ cũng như học giả Rubem Alves, dựa trên Thánh Kinh, đều viết rằng Giê-su tin và khẳng định rằng Moses (Môise) là tác giả của Ngũ Kinh trong khi thực sự thì Moses không viết. Huyền thoại về Moses được viết ra khoảng 3, 4 trăm năm sau khi Moses đã chết, trong 2 phẩm Xuất Ê-Díp-Tô (Exodus) và Dân Số (Numbers). Đây là kết quả nghiên cứu của những chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh mà chính giáo hội Công giáo cũng phải chấp nhận. Bằng chứng? Tên các vị Vua xứ Edom viết trong Sáng Thế 36 là những vị Vua sống trong những thời kỳ sau khi Moses đã chết từ lâu. Trong Phục Truyền 34 có kể cả chuyện Moses chết ra làm sao, chẳng lẽ Moses lại tả chuyện chính mình chết? Cho nên Moses không thể là tác giả của Ngũ Kinh. Vậy, nếu Giê-su đã sai lầm về một sự kiện lịch sử nhỏ nhặt như trên, không biết đến cả tác giả Ngũ Kinh là ai mà lại cho đó là Moses, thì làm sao chúng ta có thể tin được những lời nói về những chuyện trên trời, và nhất là những lời tự tôn của Giê-su, cho mình chính là Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, và những lời đó chính là của Thiên Chúa? Kết luận, những câu khẳng định về cái "Ta" của Giê-su chẳng qua cũng chỉ là những điều hoang tưởng bệnh hoạn, không khác gì những hoang tưởng của David Koresh, James Jones và vô số người khác trong thời đại này.

Thứ ba, nếu Giê-su tự cho mình chính là Thiên Chúa, Thiên Chúa ở đây phải hiểu là Thiên Chúa trong Cựu Ước, thì Giê-su lại bị kẹt trong vấn đề đạo đức, vì ông ta đã tự nhận là xuống trần để hoàn thành những luật ác ôn của Thiên Chúa mà một chấm một nét cũng không thể thay đổi như chúng ta đã biết trong một phần trên.

Qua sự phân tích các vấn đề ở trên, chúng ta thấy rằng không có cách nào chúng ta có thể coi Giê-su là Thiên Chúa và những lời tự nhận về “cái Ta” của ông ta hoàn toàn vô giá trị. Ông ta tuyệt đối không phải là “ánh sáng của thế gian”, là “sự thật”, là “con đường”, là “sự sống” như những người Ki Tô Giáo không có đầu óc thường tin. Bây giờ chúng ta hãy sang một nhận định khác về những điều rao giảng của Giê-su.

B) Tất cả những điều rao giảng của Giê-su có thể nhận ra rõ ràng. Chúng nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Phúc Âm” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới” 27

Đọc Tân Ước, chúng ta thấy rõ là Giê-su tin rằng mình sẽ trở lại trần gian trong một tương lai rất gần, ngay trong thời điểm của Giê-su, để thiết lập “nước trời” trên thế gian, dưới quyền cai trị của Cha ông ta, phù hợp với điều mong ước của dân Do Thái về một “nước thiên đường” tràn đầy sữ mật.. Thí dụ những đoạn sau đây đều được trích từ Thánh Kinh: Cựu Ước Và Tân Ước, Hội Quốc Tế xuất bản, 1994; và Holy Bible: The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982:

Matthew 16: 27-28: “Ta (Con của Người: Giê-su) sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy ta vào trong Nước ta”.

Matthew 24:34: “Ta quả quyết, thời đại này chưa chấm dứt, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”

Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại”

Mark 13:30: “Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đó (các biến cố xung quanh ngày tận thế và sự trở lại của Giê-su. TCN) đã xảy ra rồi”.

Luke 21: 27, 32: “Bấy giờ nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền tuyệt đối.. Ta quả quyết: thế hệ này chưa qua, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”.

John 14: 3: “Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con. Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi.”.

Không những Giê-su tin như vậy, mà còn truyền cho các Tông Đồ đi rao giảng về một “Nước trời” sắp đến, và chỉ giảng cho người Do Thái mà thôi, như được viết rõ trong Tân Ước, Matthew 10: 5-7:

Chúa sai 12 tông đồ lên đường và ra lệnh cho họ: “Đừng đi đến các dân ngoại Gen-ti-le hoặc vào thành phố của người Sa-ma-ri, mà chỉ đi tới các con chiên thất lạc của nhà Israel, và trong khi đi hãy rao giảng cho họ biết Nước Trời đã đến gần.”

Đọc đoạn trên chúng ta khám phá ra vài điều rất lý thú. Thứ nhất là không làm gì có chuyện “Giáo hội Công giáo là do Chúa Giê-su thành lập rồi trao lại cho Phê-rô”. Tại sao? Vì những câu trích dẫn từ Tân Ước ở trên đã rất rõ ràng: Giê-su tin rằng ngày tận thế đã sắp đến, ngay trong thời mà vài tông đồ của ông ta còn sống, vậy thành lập Giáo hội để làm gì. Hơn nữa ông ta sai 12 tông đồ chỉ đi truyền đạo trong dân Do Thái mà thôi và về một Nước Thiên Đàng sắp đến. Vậy thành lập một Giáo hội kéo dài tới 2000 năm sau chỉ là chuyện bịp của Giáo hội Công giáo mà thôi. Cho nên, dựa theo một câu nói của Bertrand Russell: Dù cả tỷ người tin vào một chuyện bịp thì chuyện đó vẫn chỉ là chuyện bịp.

Thứ nhì, đó là sự truyền đạo của Ki Tô Giáo cho các dân không phải là Do Thái, thí dụ như dân Việt Nam, chỉ là mánh mưu thế tục của Ki Tô Giáo để tạo quyền lực vật chất cũng như tinh thần cho giới giáo sĩ trên những đám dân đầu óc yếu kém, không đủ khả năng để nhận ra rằng mình đã bị lừa bịp. Những tín đồ Ki Tô Giáo mà không phải là dân Do Thái thường mơ tưởng đến một “nước Cha trị đến” mà không hề biết rằng cái “nước Cha” đó chỉ để cho người Do Thái chứ không phải để cho người ngoại. Điều rõ ràng là Giê-su chỉ quan tâm đến người Do Thái và tin rằng “nước Cha trị đến” của dân Do Thái đã gần tới, ngay trong thời của ông ta. Cho nên các dân ngoại không phải là Do Thái về sau đều bị lừa bịp bởi một cái bánh vẽ trên trời (Theo từ của Mục sư Ernie Bringas: A-Pie-in-the-sky). Thật là tội nghiệp cho những người tình nguyện để bị bịp.

Bây giờ chúng ta hãy sang đến vấn đề đạo đức của Giê-su. Chúng ta hãy bỏ qua những chuyện như Giê-su hỗn hào với cha mẹ, gọi Phê-rô là Satan, gọi một người đàn bà không thuộc dân Do Thái là chó, và nguyền rủa những người không tin Giê-su là đồ rắn rết v..v.. và dọa sẽ đầy đọa họ xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng của ông ta thiêu đốt. Trong Tân Ước còn có vài chuyện chứng tỏ hơn gì hết cái gọi là đạo đức của Giê-su.

1. Chuyện Giê-su đuổi quỷ, Matthew 8: 28 – 34:

Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Giê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Giê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo. Chúa phán “đi ra”, chúng liền nhập vào bầy heo và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống biển chết chìm hết. Trẻ con chăn heo chạy về làng kể chuyện lại cho dân làng nghe, cả làng kéo ra khỏi làng gặp Chúa Giê-su và… xin Ngài (có nghĩa là đuổi) hãy đi ra khỏi vùng đất của họ.

Chúng ta hãy tự hỏi, 2000 con heo có tội tình gì mà Chúa Giê-su “lòng lành vô cùng” của các tín đồ Ki Tô Giáo lại phù phép làm cho 2 con quỷ nhập vào cả đàn, rồi bắt chúng nhào xuống sông chết chìm hết? Như vậy có phải là Giê-su là người không có lòng nhân, vô cớ tự nhiên đang tâm giết cả một đàn heo vô tội một cách tàn nhẫn. Mà đàn heo cũng lại là những sản phẩm của chính Chúa Cha “sáng tạo” ra, vì theo niềm tin Ki Tô thì mọi thứ trên đời này đều là do Chúa Cha tạo ra cả. Bởi vậy dân làng mới coi Giê-su như là một tên phù thủy, một kẻ đáng chê trách, đã vô cớ hủy đi một nguồn lợi của dân làng, làm cho họ tự nhiên mất đi cả một đàn heo tới 2000 con, cho nên họ kéo ra ngoài làng, chặn đuổi Giê-su đi nơi khác, không dám để cho Giê-su vào làng.

2. Chuyện Giê-su nguyền rủa cây sung. Matthiew 21, 18-21:

“Thế rồi, khi Giêsu và các môn đồ tới Jerusalem, và tới làng Bethphage ở gần núi Olives, Giêsu sai hai môn đồ đi trước vào làng…..

…Giêsu đi thẳng vào đền thờ, đuổi hết những người mua bán ra ngoài, lật đổ bàn của những kẻ đổi tiền, và ghế của những kẻ bán chim bồ câu….

Rồi Giêsu bỏ họ, ra khỏi Jerusalem, về trọ tại làng Bethphage đêm ấy.”

Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói. Trông thấy cây vả bên đường. Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: “Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!” Cây vả chết khô ngay lập tức. Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: “Sao cây vả lại chết ngay lập tức như thế?” Đức Giêsu trả lời: “Thầy bảo thật anh em. nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều thầy làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có thể bảo núi này: Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế.”

Chúng ta thấy ngay rằng, thật ra, chỉ những người đã bị nhồi sọ một chiều từ khi còn nhỏ, hoặc có đầu mà không có óc, mới có thể cho câu chuyện cây sung ở trên là “một lối giảng dạy bằng dụ ngôn”. Một dụ ngôn thường là một câu chuyện về những nhân vật không dính dáng gì tới người đang kể chuyện hay những người đang nghe, và có tính cách giáo dục, luân lý. Ở đây, Matthew kể chuyện về một nhân vật Giê-su có thật, mới chết trước khi Matthew viết Phúc Âm Matthew khoảng 3, 40 năm, và câu chuyện có đầu có đuôi hẳn hoi. Vậy dụ ngôn của Chúa trong chuyện nguyền rủa cây sung dạy về cái gì? Luân lý, đạo đức, cách xử thế đối với chúng sinh? Tất cả đều không phải. Câu chuyện về cây sung chẳng phải là một “dụ ngôn” mà đã nói rõ một điều: ai có lòng tin vào Thiên Chúa thì có thể làm được như Giêsu, nghĩa là có thể nguyền rủa cho một cái cây chết héo queo ngay lập tức, ngoài ra còn có khả năng bảo núi chuyển là núi tự động bò xuống biển? Hay nói cách khác, ai tin vào Giê-su thì có thể làm được bất cứ cái gì mà mình muốn. Bởi vì câu cuối trong câu chuyện này, Matthiew 21: 22, Giê-su phán rằng: “Trong khi cầu nguyện, các ngươi lấy đức tin xin bất kỳ việc gì, thảy đều được cả.”

Chỉ có điều, trong 2000 năm nay, người tin Giêsu thì rất nhiều, trong đó có các giáo hoàng tự xưng là đại diện của Giê-su trên trần (Vicars of Christ), và tất nhiên có cả triệu giáo dân khác, nhưng nhân loại chưa thấy ai làm được những chuyện này. Vậy phải chăng những lời của Giê-su trong chuyện về cây sung chẳng qua chỉ là những lời hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, và chỉ có những người không đội trời chung với lý trí, với suy luận v..v.. mới có thể tin vào những lời hứa hão của Giê-su. Hoặc là chẳng có ai có đức tin như Giê-su muốn cả vì những lời cầu nguyện của tín đồ chẳng bao giờ thành sự thực. Nếu thành sự thực thì thế giới ngày nay không có đạo nào khác ngoài Công giáo La mã. Nếu thành sự thực thì khi xưa Đức mẹ đã không phải bồng con chạy trước vào Nam. .” Nghe lời hứa hão của Giê-su, trong các vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hòa, và Tam Tòa, giáo dân Việt Nam, từ trên xuống dưới, đều áp dụng triệt để sách lược “cầu nguyện xin-cho”. Nhưng thực tế cho thấy rằng, xin-cho với chính quyền Việt Nam thì có thể được, chứ “cầu nguyện xin-cho” với Chúa thì chẳng bao giờ được, bởi vì nếu được thì Tòa Khâm Sứ, Thái Hà và Tam Tòa nay đã là đất thuộc quyền sở hữu của Vatican chứ không phải của quốc gia Việt Nam.

Về chuyện Chúa nguyền rủa cây sung ở trên, các chuyên gia phân tích Thánh Kinh kết luận rằng: hành động của Giê-su trong câu chuyện về cây sung (hay cây vả) chứng tỏ Giê-su đã vấp phải 4 sai lầm về kiến thức cũng như về đạo đức cùng một lúc:

- Không biết là trong mùa đó cây sung không thể có trái,

nghĩa là thiếu kiến thức về mùa màng, cây cỏ.

- Hủy diệt vô lý vĩnh viễn một cây ra trái ăn được.

- Dễ nổi nóng, nổi quạu khi bị phật ý.

- Lừa dối các môn đồ bằng những lời hứa hẹn hoang

đường: chỉ cần có lòng tin là có thể thay đổi tình trạng

vật chất thiên nhiên bằng lời nguyền rủa hay ra lệnh.

Nhưng vấn đề chính trong chuyện cây sung là, một chi tiết trong đó đã đương nhiên bác bỏ khả năng làm phép lạ của Giê-su như đi trên sóng, biến 1 ổ bánh mì thành 100 ổ bánh mì, biến nước thành rượu v..v.. Ngài là Thiên Chúa mà sáng ra Ngài lại đói như người thường. Tại sao Ngài lại không biến cục đá ngoài đường thành bánh mì để Ngài ăn cho đỡ đói mà lại hi vọng vào vài quả sung lúc trái mùa? Để rồi Ngài phải nổi quạu và nguyền rủa cây sung một cách phi lý? Ấy thế mà các tín đồ có đầu nhưng không có óc vẫn tin rằng Ngài quả là Thiên Chúa “lòng lành vô cùng” và có khả năng làm nhiều phép lạ.

Như chúng ta đã thấy, nhiều bằng chứng ngay trong Tân Ước chứng tỏ Giê-su có đầy dẫy những sai lầm và có một kiến thức rất giới hạn, tính tình dễ nổi nóng một cách bất thường v..v.. Vậy chúng ta có thể chấp nhận những lời tự tôn của Giê-su như “Ta là con đường, là sự thật, là sự sống” hay “Ta là ánh sáng của thế gian” v..v.. được hay không? Ánh sáng gì của thế gian? Ánh sáng soi sáng trí tuệ và đạo đức con người? Tuyệt đối không phải. Đó là ánh sáng, thật ra là sự tối tăm, của một đức tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu. Lịch sử thế gian cho thấy, vì tin vào “ánh sáng thế gian” của Giê-su, Công giáo La Mã đã chìm đắm trong bóng tối dày đặc của 2000 năm đầy tội ác và vẫn còn đang tiếp tục mưu toan lùa nhân loại vào cảnh tối tăm nô lệ cho một định chế thế tục độc tài tham lam vô độ mang danh nghĩa tôn giáo.

Thánh Kinh có đầy những chuyện chứng tỏ nhân cách và đạo đức thấp kém của Giê-su như trên, nhưng trên khắp thế giới, các tín đồ vẫn được dạy là “Chúa toàn hảo”, “Tình Yêu của Chúa” bao trùm thế gian v..v.. nên phải “Kính Chúa” và hãy hãnh diện là “đầy tớ hầu hạ Chúa”, “thờ phụng Chúa”. Nhưng Giám Mục John Shelby Spong thì lại nghĩ khác, vì sự lương thiện trí thức không cho phép ông ta tin nhảm nhí. Do đó, về chuyện đuổi qủy và nguyền rủa cây sung ở trên, ông đã viết:

Chúng ta có thấy hấp dẫn đối với một Chúa phải giết cả một bày heo để đuổi một con quỷ ra khỏi thân người hay không? Chúng ta có nên khâm phục và kính trọng người mà chúng ta gọi là Chúa đã nguyền rủa một cây sung khi nó không ra trái lúc trái mùa không?…

Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. 28

Ngoài ra, Giám mục John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu Tân ước, đã đưa ra thêm một nhận định khác về Giê-su như sau:

Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả. 29

Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài http://www.nobeliefs.com/jesus.htm: Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?):

Giê-su trong Thánh Kinh có xứng đáng với vinh dự mà người ta đã ban cho ông ta hay không? Bất hạnh thay, những người giảng đạo, mục sư, và giáo sĩ đã giảng cho chúng ta những câu chuyện với thành kiến một phía, nhấn mạnh và thổi phồng những điều mà họ thấy là tích cực và dẹp bỏ hoặc bỏ qua những điều tiêu cực. Nền học thuật về Thánh Kinh trong trăm năm nay không được những người thường biết đến. Trong khi đó thì, chúng ta thấy những mục sư và nhà truyền đạo trên TV chính trị đã khẳng định những điều vô nghĩa trong Thánh Kinh mà không bị ai đặt vấn đề trách nhiệm của họ. Tuy trên 90% gia đình ở Mỹ có một cuốn Thánh Kinh, thường là không đọc đến, hoặc nhiều nhất là làm nhẹ bớt hoặc lược bỏ khi muốn nói về Thánh Kinh.

Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả. 30

Giới chăn chiên trong giáo hội Công giáo thường trích dẫn những điều vụn vặt trong Tân Ước mà họ cho đó là những lời hay ý đẹp của Giê-su để giảng dạy cho tín đồ, phần lớn những lời này thuộc loại khẳng định tự tôn, với mục đích đề cao, thần thánh hóa Giê-su trước đám tín đồ vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh và cũng không đủ trình độ để phân biệt chân giả. Họ không bao giờ đưa ra những câu chứng tỏ "lời nói không đi đôi với việc làm" của Giê-su. Thực chất của Giê-su là chỉ nói ngon nói ngọt ngoài miệng, còn những hành động của Giê-su thì không bao giờ làm theo lời nói, trái lại còn trái ngược hẳn với những lời nói của mình. Do đó Giám Mục Spong đã phải đưa ra một nhận định: "Có nhiều bằng chứng trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su ở Nazareth là con người thiển cận, đầy thù hận, và ngay cả đạo đức giả" và Jim Walker cũng đã viết: Có nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả. Những nhận định này không sai và chúng ta có thể chứng minh chúng từ những gì viết trong Tân Ước.

i) Giê-su có phải là con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung không?

Luke 19: 27: Hãy mang những kẻ thù của Ta, những kẻ không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.

Matthew 18: 6: Nếu ai làm cho một trong những đứa trẻ đã tin Ta phạm tội, thì tốt hơn cho hắn là buộc một cối đá vào cổ hắn và ném hắn xuống đáy biển cho chết đuối.

Phạm tội gì? Thánh Kinh tiếng Việt dịch "to sin" là "mất đức tin". Không tin Giê-su hay mất đức tin về Giê-su có phải là một tội hay không? Ngày nay, có biết bao nhiêu người mất đức tin, bỏ đạo, vì biết đến thực chất của huyền thoại về Giê-su cũng như về nền thần học ngụy tạo của Ki Tô Giáo qua những tác phẩm nghiên cứu của các bậc học giả trong giáo hội cũng như ngoài giáo hội nên đã tỉnh ngộ. Chưa thấy ai cột đá vào cổ những tác giả này rồi mang nhận cho chết đuối dưới bể, vì đây là một quan niệm vô cùng ác độc và man rợ cách đây 2000 năm của một người Do Thái mà các tín đồ được dạy phải coi như Chúa và "Chúa lòng lành vô cùng", không còn có thể chấp nhận trong thế giới tiến bộ với những tiêu chuẩn đạo đức của con người ngày nay.

Chúng ta cũng phải hiểu rằng, khi Giê-su nói đến những đứa trẻ (little ones), không phải là ông ta nói đến những đứa trẻ ít tuổi thật, mà là để chỉ những người tin theo ông và phải trở thành như trẻ con như trong đoạn sau đây:

Matthew 18: 3: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, trừ phi các ngươi biến cải và trở thành như trẻ con, không có cách nào các ngươi có thể vào trong nước thiên đường.

Mark 10: 15: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, người nào mà không tiếp nhận nước Chúa như là một đứa trẻ thì sẽ không có cách nào vào đó được.

Trong Tân Ước chúng ta cũng còn thấy đoạn mô tả Giê-su cầu nguyện:

Matthew 11: 25: Hỡi Cha là Chúa của trời đất, tôi khen ngợi Cha, vì Cha đã che dấu những điều này đối với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ; mà tỏ ra cho những con trẻ hay.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, đạo Giê-su là đạo dành cho những người có đầu óc của trẻ con. Con trẻ, về thể chất cũng như tinh thần , đều chưa phát triển và trưởng thành, chưa có đủ khả năng suy nghĩ để phân biệt thật hay giả, đúng hay sai, cho nên ai nói gì cũng tin và hay làm theo, bắt chước. Nó giống như một con chiên (cừu), người chăn chiên dắt đi đâu thì đi đó. Vì vậy các tín đồ Ca-Tô Việt Nam còn được gọi là con chiên. Hiển nhiên là Chúa rất thành công với những người đầu óc như của con trẻ, còn đối với những người thông thái sáng dạ hay ít ra là có đôi chút đầu óc suy nghĩ thì Ngài lại hoàn toàn thất bại. Chúa cũng còn thành công với những người đầu óc bấn loạn, khủng khoảng tinh thần, cần bám vào một cặp nạng thần quyền để lê lết trong cuộc đời.

Trong Tân Ước có nhiều đoạn mô tả Giê-su rất hận thù những người không tin ông ta và đưa ra những lời nguyền rủa rất cay nghiệt. Cũng vì vậy mà học giả Công giáo Joseph L. Daleiden đã đưa ra nhận định sau đây:

Con người hành động dã man phần lớn là bị ảnh hưởng đạo đức trong nền văn hóa của mình. Đạo đức của Tân Ước là trả thù bất cứ người nào bác bỏ Ki Tô Giáo. Tuy những người viết Tân Ước một mặt viết Giê-su dạy phải tha thứ, Ông ta thực ra có một thái độ cực kỳ bất khoan nhượng đối với những người không chấp nhận ông ta là đấng cứu rỗi của họ. 31

ii). Giê-su có phải là con người đạo đức giả không?

Để kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn từ Tân Ước vài lời dạy điển hình của Chúa Giê-su về chính mình cũng như về các tông đồ cùng những lời dạy chứa đầy mâu thuẫn mà chỉ có những bộ óc đặc thù Ki Tô mới không nhận ra bộ mặt đạo đức giả của ông ta:

1. Chúa Giê-su dạy: " Hãy lấy cây sà trong mắt ngươi ra trước rồi hãy lấy cây kim trong mắt người khác ra sau. Đừng phê phán ai để ngươi cũng không bị phê phán." nhưng rồi chính ông lại đi phê phán người khác: Matthew 23: 13: Khốn cho giới dạy luật và Biệt Lập, hạng đạo đức giả; Matthew 23:15: Khốn cho các ông, hạng giả nhân giả nghĩa; Matthew 23: 16: Khốn cho các ông, hạng lãnh đạo mù quáng và còn nhiều lời phê phán tương tự khác đầy dãy trong Tân Ước.

Vậy trước khi phê phán họ, Chúa Giê-su đã lấy cây sà trong mắt mình ra chưa?

2. Chúa Giê-su dạy môn đồ "phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho người khủng bố hành hạ các con" (Matthew 5: 44), nhưng chính Giê-su thì lại hành động ngược lại:

Giê-su phán, Matthew 12:30: Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta., và coi những người không tin và tuân phục Giê-su là kẻ thù và dạy môn đồ:

Luke 19:27 : Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.

3. Chúa Giê-su dạy: "Người nào nguyền rủa anh em sẽ bị xuống hỏa ngục" (Matthew 5: 22) nhưng chính Giê- su lại đi nguyền rủa những người không chịu theo Giê-su:

Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.

Matthew 12: 34: Ôi thế hệ của những loài rắn độc, ác như các ngươi làm sao có thể nói những lời tốt lành?

Matthew 23: 33: Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?

Vậy bây giờ Chúa Giê-su đang ở đâu? Dưới hỏa ngục hay trên thiên đường?

4. Chúa Giê-su dạy, Matthew 23: 11-12: Các con càng khiêm tốn phục vụ người thì càng được tôn trọng... Ai tự đề cao sẽ bị hạ thấp, ai khiêm tốn hạ mình sẽ được nâng cao, nhưng chính Chúa lại tự tôn một cách quá cống cao ngã mạn như trong những câu về “cái Ta” của ông ta mà tôi đã trích dẫn ở trên. Cái tính khiêm tốn mà Giê-su dạy các môn đồ, Giê-su để vào đâu mà lại đưa ra những lời tự nhận quá huênh hoang như trên?

Nói tóm lại, khi tìm hiểu về thực chất con người của Giê-su, chúng ta cần giữ thái độ: "Đừng tin những gì các Linh mục nói về Giê-su trong các nhà thờ, mà hãy nhìn kỹ những gì Giê-su nói và làm trong Tân Ước". Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể có những nhận định trung thực và chính xác về Giê-su, do đó tránh được những sự mê hoặc của những luận điệu thần học về những thuộc tính thần thánh của Giê-su, một nền thần học của giới giáo sĩ đưa ra, chỉ cốt để tự tạo quyền lực thế gian trên đám tín đồ thấp kém, khai thác sự yếu kém tinh thần và lòng mê tín cả tin của họ.

 

III. Ngôi Ba: Thánh Ma

 

Trong Công Giáo Rô-ma, người ta đã lạm dụng danh từ “thánh” tối đa, sử dụng một cách quá ư bừa bãi, bất cứ cái gì cũng có thể mang thuộc tính thánh. Giáo hội chứa 7 núi tội ác đối với nhân loại trong suốt 2000 lịch sử cũng được gọi là “hội thánh”; các giáo hoàng sát nhân, trụy lạc, ăn cướp, loạn luân v..v.. cũng được gọi là “đức thánh cha”; một cái hồn ma không ai biết, không ai nhìn thấy v..v.. cũng mang cái tên “chúa thánh thần”; cây thập giá dùng để xử tử hình các phạm nhân một cách man rợ nhất trong lịch sử loài người cũng được gọi là cây “thánh giá”; một số Việt Gian “cõng rắn cắn gà nhà” cũng được phong làm “thánh” Công Giáo; nước thường, dầu olive hay dầu thơm, bánh làm bằng bột, rượu, sau khi được ông giám mục hay linh mục hoa tay làm phép, lẩm bẩm vài câu bằng tiếng La-Tinh cũng hóa thành “nước thánh, dầu thánh, bánh thánh, rượu thánh” (trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua, các ông tuyên uý Ki-Tô người Mỹ mang nước thánh này đi rảy trên các cỗ xe tăng và các khẩu đại bác của Hoa-Kỳ trong nhiệm vụ cao cả giết càng nhiều người Việt càng tốt để vinh danh Chúa, bảo vệ nền văn-minh Ki-Tô); nói tóm lại, bất cứ cái gì có bàn tay, kể cả các bàn tay nhơ bẩn của những kẻ vô đạo đức trong các giới chăn chiên, làm phép là chúng đều mang thuộc tính “thánh” hết.

Ở trên chúng ta đã biết thực chất của Chúa Cha và Chúa Con là như thế nào, vậy thì Chúa Thánh Ma có gì khá hơn không? Ta không có mấy hi vọng vì “Ba ngôi chỉ là một Chúa “. Thú thực cùng độc giả là, viết về người như Chúa Cha và Chúa Con thì tương đối dễ, vì có rất nhiều thông tin trong cuốn Thánh Kinh. Nhưng viết về Ma thì hơi khó nếu không muốn nói là đối với một số người, nói đến Ma đôi khi cũng thấy rờn rợn. Nhưng tôi là người cứng bóng vía nên chẳng hề sợ Ma dù là một con Ma Thánh, cho nên sau đây thì tôi xin cố gắng viết về Thánh Ma của Ki Tô Giáo, một cái gì đó thuộc thế giới ma quỉ chứ không thuộc thế giới loài người. Nên biết rằng, cho tới thế kỷ 20, “Thánh Ma” (Holy Ghost) vẫn là từ thông dụng trong Ki Tô Giáo. [Holy Ghost was the common name for the Holy Spirit prior to the 20th century]. Và cho đến ngày nay chúng ta vẫn thấy Ki Tô Giáo dùng từ này ở trên Internet, từ này cũng rất thông dụng trong Anh giáo (Anglican) ở bên Anh, một giáo hội Công giáo ly khai với giáo hội Công giáo La mã, không chấp nhận những lời tự phong và quyền uy của giáo hoàng. Trong những thập niên gần đây, để giảm bớt tính chất ma quỉ, một số kinh sách Ki Tô Giáo đã viết lại, đổi Holy Ghost thành Holy Spirit, tuy rằng nghĩa của Ghost hoàn toàn khác với Spirit.. Người Việt Nam gọi con Ma Thánh này là Chúa Thánh Thần hay Thánh Linh. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu thực chất của Thánh Ma là như thế nào.

Trong Tân Ước, Giê-su dọa: phỉ báng Thánh Ma (blasphemy of the Holy Ghost) là một tội trọng, không thể tha thứ trong đời này cũng như đời sau. Nhưng phỉ báng là gì? Phỉ báng có nghĩa là nói sai sự thật, xuyên tạc v..v…, làm tổn thương đến danh tiếng (to injure the reputation) của một nhân vật nào đó. Trong lãnh vực học thuật, đưa ra những sự thật về một nhân vật nào đó, bất kể nhân vật đó là ai, thì không thể gọi là phỉ báng. Bài viết sau đây có mục đích trình bày sự thật về Thánh Ma, chỉ là sự thật, không gì ngoài sự thật.

Câu chuyện đầu tiên và đặc biệt nhất về ngôi ba Thiên Chúa: Thánh Ma, mà chúng ta đọc trong Tân Ước là cái hồn ma này đã xâm phạm tiết hạnh của một người con gái tên là Mary, đã có chồng là Joseph nhưng hai người chưa kịp làm nhiệm vụ vợ chồng với nhau, và làm cho Mary mang thai, rồi đẻ ra Giê-su. Như vậy, Thánh Ma vừa là cha, vừa là chồng, và vừa là con của Mary. Đây là mầu nhiệm cao cả nhất của “đức tin Công giáo”. Mầu nhiệm cao cả này là chuyện viết trong Tân Ước, phối hợp với thuyết “Ba Ngôi Chỉ Là Một Chúa” trong sách “Giáo Lý Công Giáo” của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên.

Chuyện con Ma Thánh trong Công giáo là một chuyện về ma quỷ, hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường . Công giáo Việt Nam viết khá nhiều về con Ma Thánh này mà họ gọi là Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần. Nhưng càng đọc chúng ta càng thấy những chuyện thuộc về Thánh Linh thuộc loại những chuyện ma quỷ nhảm nhí, trong đó Thánh Linh phải đã học được phép phân thân của con khỉ Tề Thiên Đại Thánh khi theo Đường Tăng đi thỉnh Kinh Phật nơi Thiên Trúc. Tôi không có nói bậy, nếu chúng ta đọc kỹ những gì người Công Giáo Việt Nam viết về con Ma Thánh của họ với một đầu óc không cần thông minh cho lắm, chỉ cần chút ít “common sense” là đủ. Chứng minh?

Trước hết là về cái mà Công giáo gọi là bí tích “rửa tội”. Chúng ta biết rằng mọi người Công giáo, hầu hết là từ khi chưa biết gì ngoài việc bú, ị, tè và khóc, đã được bố mẹ vác đến nhà thờ để cho ông linh mục rửa cái “tội tổ tông” không hề có của nó, vì “tội tổ tông” chỉ là một huyền thoại của người Do Thái trong thời bán khai mà ngày nay từ giáo hoàng trở xuống, chẳng còn ai tin nữa, trừ đám giáo dân bị nhốt trong một ngục tù tâm linh của giáo hội... Giáo hoàng John Paul II đã công nhận trước thế giới là con người có thể không phải là do Thiên Chúa sáng tạo ra tức thời mà hình thành do sự tiến hóa lâu dài của các sinh thể ban khai. Vậy còn đâu là Adam và Eve với tội tổ tông. Nhưng chúng ta hãy đọc vài điều trong nghi thức rửa tội để thấy chúng thuộc loại mê tín và hoang đường như thế nào.

Sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus), bản dịch của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên, nhà in Zieleks, Texas, xuất bản năm 1991, viết:

Từ khi có tội tổ tông thì quỷ Sa tăng, có quyền khuấy khuất nhân loại. Bởi vậy, linh mục thổi ba lần trên mặt đứa nhỏ và truyền cho Sa Tăng phải rút lui, nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần.

Chúng ta thấy đây đúng là một trò ma thuật của giáo hội bày đặt ra, dựa trên một điều mê tín về “tội tổ tông” thuộc thời bán khai của Do Thái. Tại sao ông linh mục lại phải thổi ba lần trên mặt đứa nhỏ, hay là lần đầu tiên thổi Chúa Cha, lần thứ hai thổi Chúa Con, và lần thứ ba thổi Chúa Thánh Thần?? Nhưng “Ba ngôi chỉ là một Chúa” thì thổi một lần cũng đủ, đâu cần đến ba? Nhỡ ông linh mục có bệnh “thối mồm” thì sao, có phải là làm tội cho đứa nhỏ không? Nhưng vấn đề là, ở trên thế giới này, hiển nhiên là có nhiều đứa con nít được mang đến nhà thờ để rửa tội trong cùng một lúc và ở các địa phương khác nhau trong một quốc gia, và có thể ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Vậy cùng một lúc, nhiều ông linh mục hay giám mục ở các nơi khác nhau, gọi Chúa Thánh Thần phải đến thì Chúa Thánh Thần chọn nơi nào để mà ngự vào người đứa con nít. “L’embarras du choix” có phải không? Nhưng cái trò bịp bợm ở đây là các ông Linh mục có quyền sai Chúa Thánh Thần tới đâu thì Chúa Thánh Thần phải tới đó trong khi các ông vẫn tự nhận là “tôi tớ hầu việc Chúa”. Tôi tớ mà sai được chủ thì chủ có còn là Chúa hay không? Không những thế, vì tự nhận láo lếu là những “Chúa thứ hai” (Alter Christus) nên các linh mục cũng bắt chước Chúa thứ nhất, đuổi quỷ ra khỏi thân thể con nít, nếu trong người chúng thực sự có quỷ. Khi xưa, để tôn vinh Giê-su, những người viết Tân ước quảng cáo phép lạ đuổi quỷ của Chúa ra khỏi người bị bệnh động kinh (epilepsy) nhưng không ngờ làm lòi cái dốt của Chúa. Vì bệnh động kinh là do cơ thể con người thiếu chất “glutamic acid” chứ chẳng phải là vì quỷ ám nên làm phép đuổi quỷ. Chúng ta hãy bỏ qua sự kiện là trong nghi thức rửa tội, đứa con nít chưa biết gì, có khi ị, tè, hay khóc ngay trong lúc rửa tội, được cha mẹ hay người đỡ đầu thay thế trả lời những câu hỏi của ông linh mục, thí dụ như: Con tên gì?, Con xin gì cùng giáo hội Chúa?, Con có bỏ Sa tăng không? Có bỏ mọi việc dối trá nó làm không?. Lúc đó rất có thể đứa bé chỉ biết khóc, khóc để phản kháng vì cha mẹ nó cưỡng bách nó phải xin “đức tin”, điều mà nó cần để sống trong xã hội sau này khi lớn lên là lý trí và óc phán đoán. Do đó, bí tích rửa tội thực là vô giá trị đối với đứa bé vì đứa bé không hề biết đến và không có khả năng phản kháng những câu trả lời của bố mẹ nó trước những câu hỏi của ông linh mục. Cũng vì vậy mà ngày nay, hàng trăm ngàn tín đồ Ki Tô Giáo ở Anh đã mở chiến dịch “Phát giấy chứng chỉ vô hiệu hóa bí tích rửa tội” [Xin đọc: http://www.sachhiem.net/TCNts/TCNts039.php ], chiến dịch này cùng chiến dịch dán những tấm bích chương “No God” trên các xe “bus” công cộng đang lan ra khắp Âu Châu, và trong tương lai, xa hay gần chưa biết, rất có thể cũng lan về Việt Nam vì không lẽ người Ki Tô Giáo Việt Nam cứ ở mãi trong tình trạng u mê, mê tín đã lỗi thời hay sao?

Thật vậy, bí tích “rửa tội” là điều mê tín nhất trong những điều mê tín: thứ nhất, tội ở đâu mà rửa; thứ nhì, tin rằng Sa Tăng, cũng là một tạo vật của Chúa Cha, có thật và là nguồn gốc của những sự xấu ác, có quyền khuấy khuất nhân loại, và có sẵn trong mọi người từ khi sơ sinh. Đây cũng là tín điều man rợ nhất và xúc phạm nhất đối với những người không theo đạo Công giáo. Tín điều này, chỉ có thể có trong đầu óc của những tín đồ Công giáo, cho rằng: bất cứ đứa trẻ nào sinh ra cũng đều bị Sa Tăng ngự trị trong người, nếu không đuổi Satan ra khỏi thân thể đứa bé bằng những nghi thức "rửa tội" hoang đường, phản khoa học, phi lý trí, đầy tính ma thuật bịp bợm thì Satan sẽ còn ở lại với đứa trẻ suốt đời. Lịch sử đã chứng minh rằng, không thiếu gì người Công giáo, những người đã chịu lễ rửa tội, từ Giáo hoàng trở xuống cho tới các linh mục, giáo dân, tệ hại, phi luân, vô đạo đức và ác độc hơn những người ngoại đạo. Lịch sử Giáo hội Công giáo cùng những phanh phui gần đây về các sự phá sản tâm linh và đạo đức của giới chăn chiên, kể cả các nữ tu, đã chúng tỏ như vậy. Điều cực kỳ mê tín hoang đường là, theo lệnh của ông linh mục, khi rửa tội thì Sa Tăng phải rút lui, nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần. Cũng theo lệnh của ông linh mục, bất kể đang ở đâu, Bến Hải hay Cà Mâu, Chúa Thánh Thần của ông ta cũng phải tới để vào ngự trong người đứa nhỏ.. Vậy mà người ta vẫn có thể tin được thì phải hiểu đầu óc của các bậc cha mẹ mang con đi rửa tội thuộc loại nào.

Nhưng đây chỉ là trò bịp của ông Linh mục đối với những tín đồ thấp kém, tin tất cả những gì giáo hội dạy mà không tự mình đọc Thánh Kinh. Thánh Kinh đã viết rõ là Chúa Giê-su đã chiến thắng Satan, vậy Satan còn ở đâu nữa mà đuổi. Thật vậy, Colossians 2: 15: Thượng đế đã tước hết uy quyền thống trị của Satan, công khai phô bày cho mọi người biết Chúa Cứu Thế đã chiến thắng nó tại cây thập tự; John 12: 31: Đã đến lúc thế gian bị xét xử, và Satan, kẻ thống trị thế gian bị trục xuất. Vậy, Chúa đã chiến thắng Satan từ 2000 năm trước rồi. Nó chỉ có ở trong người thánh Phê-rô (Peter) như Giê-su đã gọi đích danh Phê-rô như sau: Matthew 16: 23: “Chúa quay lại và nói với Phê-rô: “Hãy đi ra đàng sau ta, Satan, ngươi là một sự xúc phạm đối với ta” chứ không thể ở trong những đứa bé sơ sinh. Để tự tạo quyền lực đuổi ma đuổi quỷ cho giới chăn chiên, giáo hội lại phục hồi quyền lực của Satan, cho nó cái quyền khuấy khuất thiên hạ, nhét nó vào trong những đứa trẻ chưa biết gì, và dạy rằng linh mục có khả năng đuổi Satan ra khỏi đứa bé trong cái bí tích gọi là rửa tội. Thật là một sự lừa bịp trắng trợn đối với giới hiểu biết, nhưng lại rất hữu hiệu đối với những người không có đầu óc suy nghĩ, không đọc Thánh Kinh, và không hề thấy sự mâu thuẫn trong những lời giải thích quanh quẩn của giáo hội về vai trò của Satan.

Sách Giáo Lý Công Giáo lại viết, sau khi ông linh mục làm vài trò quỷ thuật vớ vẩn, thí dụ như sờ vào đầu đứa nhỏ, để đầu nó mở ra đón nhận Chúa Giê-su từ tay ông linh mục nhét vào:

Linh mục lại truyền cho Satăng lần nữa, phải ra khỏi đứa nhỏ. Ngài vẽ dấu thánh giá trên trán, bởi vì dấu đó là ấn tích của Chúa Ki Tô, đoạn truyền cho Satăng không bao giờ được làm mất dấu ấn tích đó.

Trong nghi thức trừ quỷ lần đầu, Linh mục đã ra lệnh cho Sa Tăng phải rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần. Một là Sa Tăng coi thường lệnh của Linh mục chẳng có uy lực gì, hai là Chúa Thánh Thần đã biến thành Sa Tăng trong thân thể đứa trẻ nên Linh mục lại phải đuổi Sa Tăng ra khỏi đứa trẻ lần nữa. Điều thứ hai này có thể đúng hơn vì khi lớn lên, đứa trẻ vẫn có thể làm ác, dù rằng mọi hành động, suy nghĩ của đứa trẻ sau này đều được Chúa Thánh Thần chỉ đạo. Khó mà có thể đổ tội cho Sa Tăng được nữa. Mặt khác, đứa trẻ chưa biết nghe. Linh mục nói gì nó có hiểu gì đâu, nhiều khi đang nói thì nó ị đùn, tè dầm, hay khóc oe oe. Mà thật ra thì làm gì có Satan trong người đứa bé?

Thật tội nghiệp cho một đứa bé ngây thơ trong trắng, hồn nhiên, vô tội, bị cái niềm tin quái gở làm ô nhiễm nó ngay từ lúc sơ sinh. Nếu có Satan thì Satan cũng không ở trong đứa bé. Theo một nghĩa nào đó, chính Satan nằm trong linh mục, người đã đầu độc đám tín đồ thấp kém bằng những điều hoang đường của thời bán khai, cưỡng nhét Satan vào đứa bé để có cớ mà đuổi Satan ra, một quyền lực giả dối tự tạo để ngự trị trên đầu óc của đám tín đồ. Mặt khác, Giê-su bị đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập cùng với hai tên ăn trộm ở hai bên. Vậy khi ông linh mục vẽ hình chữ thập trên trán đứa nhỏ thì có gì bảo đảm là hình chữ thập đó đúng như là hình cái giá gỗ mà Giê-su bị đóng đinh trên đó, hay lại là hình cái giá gỗ mà hai tên ăn trộm cùng hàng ngàn người trước đó đã bị đóng đinh trên đó.

Cái mà người Công giáo gọi là thánh giá chẳng qua chỉ là biểu tượng của một hình phạt tra tấn dã man nhất trong kim cồ chứ chẳng phải là tượng trưng cho sự cứu rỗi. Một học giả nghiên cứu cổ sử Do Thái đã viết “Cây thập ác là biểu tượng của một cách hành hình man rợ, không phải là biểu tượng của cứu rỗi” [The cross is a symbol of barbarous torture, not salvation], và không phải Giê-su là người duy nhất bị đóng đinh trên cây thập giá, mà trước và sau Giê-su cũng có cả ngàn người bị hành quyết cùng một cách dã man như vậy theo luật của La Mã trong thời bán khai..

Sách Giáo Lý Công Giáo lại viết tiếp:

LM lại còn truyền cho quỷ lần nữa phải dứt bỏ đứa nhỏ; để tâm hồn em bé trở nên Đền thờ Chúa hằng sống ngự.

Thế này là thế nào? Quỷ vẫn còn ở trong đứa nhỏ? Nhưng đã hai lần Linh Mục truyền nó phải rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần rồi cơ mà. Hai lần trước thất bại, có gì bảo đảm là lần này ông thành công? Hay là vì có “ba ngôi thiên chúa” nên ông linh mục mỗi lần đã gọi một thiên chúa chỉ có trong trong chính cái đầu mà không có óc của ông để đuổi một con quỷ mà ông đã nhét vào đứa bé ngây thơ chưa biết gì, không có sức phản kháng, để ông tự tung tự tác muốn làm gì thì làm, trước sự ngu ngơ của bậc cha mẹ. Nhưng hai lần đầu ông thất bại nên lần thứ ba ông không sai Chúa Thánh Thần nữa mà sai chính Chúa hằng sống, alias Giê-su, vào ngự trong tâm hồn của đứa trẻ. Chẳng trách khi lớn lên nhiều đứa rất ngu, cứ cắm đầu mù lòa tin bướng tin càn, làm con chiên ngu dại cho những kẻ buôn thần bán thánh dẫn giắt. Nhưng điều lạ là cả hai dịch giả, Hoài Chiên và Tiến sĩ Thần học Nguyễn Khắc Xuyên, đều không thấy những sự mâu thuẫn rất phi lý trong nghi thức rửa tội này. Có vẻ như tín đồ Công giáo Việt Nam, bất cứ ở trình độ nào, đầu óc cũng bị điều kiện hóa để cứ nhắm mắt lập lại những gì được dạy mà không bao giờ nhận ra những điều phi lý có tính cách bịp bợm trong nghi thức thực hành các bí tích.

Sách Giáo Lý Công Giáo còn khẳng định, trang 153:

"Khi chịu phép rửa tội rồi, ta được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tới ngự trong tâm hồn. Người giáo hữu trở nên đền thờ Chúa ngự."

Vậy là bây giờ trong người đứa bé có cả ba ngôi Thiên Chúa trường kỳ nằm vùng trong nó cho đến khi nó lớn khôn. Nhưng như vậy thì ai chịu trách nhiệm về những hành động xấu xa, ác độc, vô luân v..v.. của một số giáo hoàng, giám mục, linh mục và vô số con chiên sau khi tất cả những người này đã rửa tội và được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn? Đổ tội cho Sa Tăng chăng? Nhưng như vậy thì rõ ràng là cả ba Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần họp lại cũng không chống nổi Sa Tăng, vậy bày đặt ra chuyện "toàn năng" với "cứu rỗi", với "ban cho đời sống đời đời" v...v... làm gì? Có phải chỉ là để lừa dối những kẻ nhẹ dạ, cả tin, không có đầu óc suy luận hay không?

Để hiểu rõ hơn thực chất hoang đường của cái gọi là “bí tích rửa tội” , chúng ta hãy đọc vài nhận định của một số học giả thuộc giới chăn chiên trong Công giáo. Linh Mục Joseph McCabe đã làm lễ rửa tội cho tín đồ trong 25 năm. Sau đó ông đã viết sách trình bày những điều ông nhận xét về Sự Thực Về Giáo Hội Công giáo Rô-Ma [The Truth About The Roman Catholic Church]. Ông viết rất nhiều, về đủ mọi khía cạnh của Công Giáo. Ngoài ra, ông còn viết một bộ Sử Thế Giới, bộ Sử này đã được nhiều đại học Mỹ dùng làm sách giáo khoa trong nhiều năm. Đoạn sau đây là trích từ cuốn Sự Thực Về Giáo Hội Công giáo Rô-ma, Linh mục viết về lễ rửa tội:

"Bí tích rửa tội là để cho các trẻ sơ sinh...vì một lý do rất nghiêm trọng. Mọi hậu duệ của Adam đều mang cái tội của Adam và phải chịu trừng phạt. Mới đầu người ta tin tưởng rằng, đàn ông, đàn bà, trẻ con nào không được nước rửa tội rửa sạch cái tội tổ tông đó đi thì sẽ bị đầy đọa trong hỏa ngục vĩnh viễn. Niềm tin này thật là quá đáng, ngay cả đối với con người trong thời Trung Cổ, và các nhà Thần học bèn sửa đổi... Ai không rửa tội thì không được lên Thiên đường, Giáo hội bám chặt vào điều này. Nhưng những đứa trẻ ngây thơ vô tội không phải xuống hỏa ngục. Chúng bị đầy vào một nơi u ám, cánh tay hiện đại nối dài của hỏa ngục, và có thể sung sướng ở đây, nhưng chúng không bao giờ được thấy "nhan thánh Chúa" hoặc gặp lại cha mẹ chúng.

Do đó, đứa trẻ được mang vội tới nhà thờ chiều ngày Chủ Nhật ngay sau khi sanh. Nếu nó bị cảm lạnh và chết thì cha mẹ không được than khóc. Nó đã đi thẳng lên thiên đường, nơi tuyệt đối không có tì vết nào...Tuy nhiên, ngày nay nước rửa tội đã được làm ấm, và rồi cái lễ kỳ quặc đó bắt đầu..." [Linh mục McCabe tả nghi thức rửa tội như sau, sau vài câu đối thoại khôi hài với người đỡ đầu đứa trẻ]:

"Ông (linh mục) nhổ vào đầu ngón tay rồi bôi vội lên miệng và mắt đứa bé và nói "Ephetha" (bằng tiếng Do Thái). Ông ta cho ít muối vào miệng đứa bé; đương nhiên nó vùng vẫy chống lại và khóc lên. Ông ta nghiêm trọng ra lệnh cho bất cứ những con quỷ nào trong nó ra khỏi nó và đi đến - bọn Tin Lành hay bất cứ đâu. Rồi ông đổ ít nước, đã được trừ quỷ và ban phép lành rất kỹ, lên đầu đứa bé (phải hết sức cẩn thận đổ nước lên da đầu chứ không chỉ trên tóc, nếu không đứa bé sẽ không bao giờ được lên thiên đường); và rồi cái án phạt khủng khiếp treo trên đầu nó, vì một nhân vật hoang đường tên là Adam ăn một trái táo hoang đường trong một cái vườn hoang đường dưới triều Vua Khammurabi ở Babylon, đã được ân huệ (của Chúa) hủy bỏ."

Thật khó mà có thể thảo luận bí tích số 1 này một cách nghiêm túc. Nhổ nước bọt và quỷ, dầu thánh và nước thánh, đèn cầy thắp sáng và hộp thu tiền, đã đủ hoang đường rồi, nhưng cái nguyên lý chủ yếu của lễ rửa tội này thật là không thể chịu được. Ngay cả ý tưởng đọa đầy tương đối nhẹ những đứa trẻ không rửa tội (vào một nơi u ám, cánh tay nối dài của hỏa ngục [lò luyện ngục] như đã viết ở đoạn trên. TCN), với tất cả sự thích hợp với thời đại mới, cũng quá ngu xuẩn để có thể viết lên thành lời. Ngày nay có những học giả Công giáo coi chuyện Adam và vườn Eden như là "một huyền thoại thích thú." Tuy vậy, bí tích này vẫn là giáo điều xác định rõ ràng và bắt buộc của giáo hội, rằng đứa trẻ nào sinh ra đời, (trừ Mary - đây chính là nghĩa thực của "thụ thai vô nhiễm") đều phải mang "cái tội của Adam", và phải trải qua những nghi thức kỳ lạ tôi đã mô tả." 32

Linh mục McCabe viết những điều trên năm 1942. Ngày nay, có thể một số chi tiết trong những nghi thức rửa tội đã thay đổi, như được viết trong cuốn Giáo Lý Công Giáo. Nhưng tính chất mê tín, hoang đường và phi lý trong những nghi thức rửa tội mà giáo hội vẫn còn duy trì và bắt buộc tín đồ phải tin thì vẫn còn nguyên. Đây chính là điều đáng nói. Ngoài ra, học giả Công giáo Henri Guillemin, trong cuốn Cái Giáo Hội Khốn Nạn cũng nhận xét về bí tích rửa tội trong Công giáo như sau:

"Ngày nay, người nào nói đến "Rô-Ma" là nói đến Vatican, đến Tòa Thánh, đến Giáo hội Công giáo trong trung tâm quyền lực của họ... Đối với những nhà tiên tri, Rô-Ma chính là biểu tượng của các thói xấu và những sự ô nhục, và Sách Khải Huyền trong Thánh Kinh đã biến thành phố của các vua La mã khi xưa thành con "quái vật có 7 đầu và 10 sừng", "con điếm nổi danh", "mẹ đẻ của những sự đồi bại "...

.. Cái giáo hội mà ngày nay đang suy sụp , bị ngự trị bởi một giáo hoàng thuộc thời Trung Cổ, [John Paul II] và theo ý tôi, dù ông ta có thay đổi kỹ thuật (để lừa dối tín đồ) đi chăng nữa, cũng không thể làm gì được để ngăn chặn sự tàn lụi một cách dứt khoát và mau chóng trong thiên niên kỷ thứ ba, ít ra là dưới cái dạng thái Rô-Ma của nó, một giáo hội phải dùng đến ma thuật để thực hiện hai "bí tích chính" của mình. Mới đầu, với một chút nước và vài câu đối thoại khôi hài, Giáo hội giật đứa trẻ sơ sinh ra khỏi móng vuốt của con quỷ giam cầm đứa trẻ trong cái "tội tổ tông" (tác giả muốn nói đến bí tích "rửa tội". TCN), rồi, bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống (tác giả muốn nói đến bí tích "ban thánh thể". TCN). 33

Cũng vì nhận rõ được tính chất hoang đường và lỗi thời của "bí tích rửa tội", của vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su, mà trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết, Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau:

"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin." 34

Trước những tài liệu nêu trên của linh mục McCabe, của học giả Công giáo Guillemin, và của Giám Mục John Shelby Spong, các tín đồ Công giáo Việt Nam cảm thấy thế nào mà vẫn tiếp tục mang con của mình đi rửa cái “tội tổ tông” mà nó không hề có. Tại sao các ông linh mục vẫn tiếp tục lừa dối tín đồ, duy trì những điều mê tín đã không còn chỗ đứng trong thế giới văn minh hiện đại. Có phải là các tín đồ Công giáo Việt Nam thật là đáng tội nghiệp không? Biết bao giờ, phải, biết bao giờ họ mới có thể nhận ra được rằng mình đã bị lùa vào trong một cơ chế chỉ có tác dụng làm tê liệt đầu óc con người, biến con người thành những con chiên, để cho những kẻ chăn chiên vô đạo đức dẫn giắt vào sự tăm tối của thời bán khai trong “đức vâng lời”.

Thật vậy, điều rõ ràng là các giáo dân không biết rằng mình đã bị các ông linh mục hay giám mục bịp, cho nên đã mang con đi rửa tội. Vì dù đã ba lần ông linh mục đuổi quỷ ở trong người đứa bé để nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần, và dù sách Giáo Lý Công Giáo cũng khẳng định là: "Khi chịu phép rửa tội rồi, ta được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tới ngự trong tâm hồn. Người giáo hữu trở nên đền thờ Chúa ngự." nhưng cũng chẳng làm gì có Chúa Thánh Thần hay bất cứ Chúa nào ngự trong người đứa bé. Tại sao? Vì chính sách Giáo Lý Công Giáo đã chứng minh cho chúng ta biết là giáo hội đã dẫn tín đồ từ màn bịp này sang màn bịp khác.

¨ Thứ nhất, màn bịp tiếp theo màn bịp “rửa tội” là màn bịp “thêm sức” (confirmation). Tại sao lại phải thêm sức? Linh mục Joseph McCabe, người đã hành nghề linh mục trong 25 năm, giảng trong cuốn Sự Thực Về Giáo Hội Công giáo [The Truth About The Catholic Church] như sau:

Bí tích “Thêm Sức” tiến hành theo cái lý thuyết đáng kính phục là khi đứa trẻ đến, hoặc gần đến, tuổi dậy thì nó cần phải được thêm sức. Có vẻ như là chúng ta kêu ca một cách khiếm nhã, nhưng chúng ta thật lấy làm ngạc nhiên tại sao đấng Toàn Năng lại chỉ ban cái sức này qua trung gian của một ông Giám Mục, và như là một phần của một lễ tiết rất cổ lỗ và hoàn toàn không thể hiểu được - đối với đứa trẻ?.. Lẽ dĩ nhiên, “bí tích” chỉ là một phần của hệ thống nhằm nâng cao giới linh mục, tạo cho họ những sự lợi ích to lớn trên đám tín đồ thông thường. 35

Sách Giáo Lý Công Giáo mô tả nghi thức làm phép thêm sức như sau:

Lúc bắt đầu cử hành nghi thức, Đức Giám Mục bưóc lên bàn thờ, đoạn quay mặt ra phía các kẻ chịu phép đang quỳ trước bàn thờ. Ngài giơ hai tay trên đầu họ để cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống tâm hồn họ. Đoạn Đức Giám Mục đặt tay phải lên đầu mỗi người, và lấy dầu thánh vẽ hình thánh giá trên trán mỗi người mà đọc rằng: “Cha vẽ dấu thánh giá trên trán và xức dầu thánh cứu độ cho con, nhân danh cha và con và thánh thần.”..

Khi chịu phép thêm sức, Chúa Kitô ban Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy trong tâm hồn ta.

Quý độc giả có nhận ra điều gì lạ trong nghi thức “thêm sức” như được mô tả như trên không? Tôi chắc không mấy người nhận ra, nhiều lắm là chỉ cho những hành động của ông Giám mục như trên thuộc loại mê tín hoang đường. Nhưng điểm quan trọng mà chúng ta cần ghi nhận ở đây là: “Trong lễ rửa tội, ông linh mục đã 3 lần đuổi quỷ trong người đứa bé để nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần vào ngự trong người nó. Nay trong lễ “thêm sức”, ông Giám mục lại phải giơ hai tay lên đầu những nạn nhân để cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống tâm hồn họ.” Điều này nói lên cái gì? Nói lên sự kiện là lễ “rửa tội” là một chuyện bịp, vì sau khi rửa tội chẳng làm gì có Chúa Thánh Thần ngự trong người đứa nhỏ, cho nên trong lễ “thêm sức” ông Giám mục lại phải gọi Chúa Thánh Thần về ngự trong tâm hồn đứa trẻ đến tuổi dậy thì.

Hiển nhiên là từ khi rửa tội đến khi thêm sức, không làm gì có Chúa Thánh Thần ngự trong người đứa trẻ. Sách Giáo Lý Công Giáo, viết bởi những kẻ không có một chút lô-gíc nào trong đầu nên giảng tại sao tín đồ phải thêm sức, trang 180-183, viện dẫn một đoạn trong Thánh Kinh:

Khi hay tin dân xứ Samari đã đón nhận lời Chúa, thì các tông đồ ở Gia Liêm liền phái Phê-rô và Gioan tới. Các vị này liền xuống xứ Samari và cầu xin cho họ được đón nhận Chúa Thánh Thần. Bởi vì Chúa Thánh Thần chưa ngự xuống trong lòng một người nào cả; họ chỉ mới chịu phép rửa tội nhân danh Chúa Giêsu mà thôi. Khi ấy Phêrô và Gioan đặt tay lên đầu họ, thì họ liền được đón nhận Chúa Thánh Thần (Tông đồ Công vụ 8, 14-17)

Nhưng đoạn mà sách Giáo Lý Công Giáo trích dẫn từ Thánh Kinh ở trên lại cho chúng ta biết vì lý do nào mà tín đồ phải chịu làm lễ Thêm Sức: Bởi vì Chúa Thánh Thần chưa ngự xuống trong lòng một người nào cả; họ chỉ mới chịu phép rửa tội nhân danh Chúa Giêsu mà thôi.”

Điều này chứng tỏ là trong lễ rửa tội, Chúa Thánh Thần chưa tới ngự trong tín đồ. Kết luận? Những chuyện làm phép của giới linh mục trong lễ rửa tội là do giáo hội bày đặt ra để lừa dối đám tín đồ với mục đích chính là tạo những quyền lực thần thánh giả tưởng cho giới chăn chiên. Còn nữa, đoạn mô tả nghi thức làm lễ Thêm Sức viết: Ngài (đức Giám Mục) giơ hai tay trên đầu họ để cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống tâm hồn họ. Như vậy là trong tâm hồn của đứa trẻ đã rửa tội không hề có Chúa Thánh Thần nên đến khi mười lăm, mười sáu tuổi, lúc làm lễ Thêm Sức, nó mới được đức Giám Mục cầu xin (nghĩa là sai khiến) đức Chúa Thánh Thần xuống ngự trong tâm hồn nó. Vậy, lễ Rửa Tội hoàn toàn vô ích, và những điều giáo hội dạy về lễ rửa tội là không thực. Nếu lễ Rửa Tội đã là vô ích, thì có gì bảo đảm là lễ Thêm Sức có ích, và có gì bảo đảm là Chúa Thánh Thần chịu nghe theo lời sai khiến của ông giám mục xuống ngự trong tâm hồn đứa trẻ? Không có gì bảo đảm cả, trái lại, đó cũng chỉ là một lễ tiết huyễn hoặc, mà Giáo hội bày đặt ra để lừa dối, bịp bợm những đầu óc thấp kém. Chứng minh?

Chúng ta đã biết là sau khi rửa tội, không làm gì có Chúa Thánh Thần vào ngự trong người đứa nhỏ. Đến tuổi dậy thì, đứa trẻ lại được ông linh mục sai Chúa Thánh Thần tới thêm sức cho đứa nhỏ. Và chắc các tín đồ đều tin rằng trong người nay đã có Chúa Thánh Thần vào ngự. Có thật như vậy không? Không phải đâu là không phải đâu. Vì khi lớn lên, nếu đứa nhỏ thấy khả năng mình chỉ có thể vào nghề linh mục thì mới sống được trên đám dân thấp kém ở dưới, nên đi vào trường Dòng học nghề làm linh mục, một nghề sống trên sự dối trá. Và chúng ta hãy đọc nghi thức phong chức linh mục của Công Giáo.

Sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus) viết về nghi thức Truyền Chức Linh Mục như sau, trang 231:

“Khi phong chức linh mục, đức giám mục im lặng đặt tay trên đầu mỗi vị phụ tế và cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ. Các vị linh mục dự lễ cùng đặt tay trên đầu họ như vậy. Bấy giờ đức giám mục mới hát kinh tiền tụng để phong chức linh mục. Giám mục lại cho các vị đeo khăn vai quàng qua ngực và mặc áo lễ để chỉ dấu hiệu linh mục. Đoạn xức dầu thánh vào hai bàn tay và trao chén thánh đựng rượu nước, như dấu chỉ từ nay các vị có thể dâng thánh lễ. Đoạn giám mục cử hành thánh lễ cùng với các vị tân linh mục. Sau cùng, giám mục còn đặt tay lần nữa trên đầu các vị tân linh mục mà đọc rằng: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ”.

Điều này chứng tỏ một cách rõ ràng là trong lễ rửa tội và lễ thêm sức, Chúa Thánh Thần không hề nghe lời sai khiến của ông Giám mục xuống ngự trong những đứa con nít và những đứa trẻ đến tuổi dậy thì. Giả thử chúng ta tin vào cái chuyện hoang đường là có Chúa Thánh Thần thật và Người xuống ngự trong những tín đồ thật, thi hành lệnh “cầu xin” của các ông giám mục hay linh mục, trong những lễ tiết như rửa tội, thêm sức, và truyền chức linh mục, thì những điều tôi vừa phân tích ở trên đã chứng tỏ rằng sau mỗi lễ tiết, Chúa Thánh Thần lại bỏ các tín đồ đi chơi chỗ khác, thăm người tình cũ là Mary chẳng hạn, và dù bất cứ ở đâu cũng phải túc trực 24/24 để bất cứ giờ nào, ở đâu, mỗi khi được mấy ông giám mục, linh mục, bất cứ ở đâu, giờ nào, gọi thì cũng phải tới ngay. Tới vài phút rồi lại bỏ về với bà vợ 7 con còn nguyên trinh của mình. Cuối cùng, trong người tín đồ cũng chẳng bao giờ có Chúa Thánh Thần ngự cả. Đây là điều hiển nhiên nhất. Ai không đồng ý xin mời lên tiếng chứng minh rằng trong người các giáo hoàng ác ôn, linh mục loạn dâm, đích thực là có Chúa Thánh Thàn.

Qua những điều tôi vừa phân tích ở trên, chúng ta thấy mục đích chính của việc bày đặt ra các “bí tích” hay “nhiệm tích” chẳng qua chỉ để đưa giới chăn chiên lên một địa vị tự phong, thay thánh, thay thần, thay Chúa, rồi dựa vào đó để mà thống trị đám tín đồ thông thường, dùng Chúa, dùng thánh, dùng thần làm cái bung xung để bất cứ trong trường hợp nào cũng có thể đưa Chúa ra làm cái bình phong chống đỡ cho những hành động phi thánh, phi thần, rất thế tục, đượm nhiều màu sắc mê tín của những người có nhiệm vụ “chăn dắt” con chiên. Chỉ tội cho đám con chiên ở dưới, bị lùa vào trong vòng mê tín hoang đường nhưng không đủ đầu óc để nhận ra mình bị bịp.

Những chuyện “phù phép” để sai khiến Chúa Thánh Thần dưới mỹ từ “cầu xin” có khác gì những chuyện phù thủy làm không? Ấy thế mà trong lịch sử giáo hội Công Giáo, giáo hội đã săn lùng, bắt bớ, tra tấn và thiêu sống hàng trăm ngàn người mà giáo hội gọi là phù thủy, những người bị vu cho là làm những phép lạ không thuộc loại phép lạ của giáo hội. Nhưng mà tại sao các tín đồ có thể tin được những chuyện phi lý huyền hoặc như là “làm phép” trong Công Giáo? Thật ra, chẳng có gì là khó hiểu. Nghệ thuật lừa dối của giáo hội rất tinh vi. Mới đầu, từ khi mới sinh ra đời, tín đồ đã được các ông linh mục, với sự phụ giúp của các bậc cha mẹ kém hiểu biết, nhồi vào đầu óc cái mặc cảm tội lỗi trong cái huyền thoại về “tội tổ tông”, rồi hứa hẹn một sự cứu rỗi của Chúa Ki-Tô. Bản chất của sự cứu rỗi này chỉ là một cái “bánh vẽ trên trời”, theo như nhận định của mục sư Ernie Bringas, nhưng lại rất hấp dẫn đối với những người đầu óc yếu kém, cần đến một cặp nạng để giúp cho mình lê lết trên cuộc đời. Một khi ăn phải cái bả “cứu rỗi” rồi thì tín đồ không còn có thể suy nghĩ gì khác, tất cả đều phải nghe theo mọi giải thích của giáo hội, bất kể những giải thích này phi lý đến đâu, nếu muốn được lên thiên đường cùng Chúa. Cho nên, khi “giáo hội dạy rằng”, Chúa hoặc “đức thánh cha” đã ban cái quyền “làm phép” cho các giám mục, linh mục trong mọi nghi thức thực hành các nhiệm tích, thì tín đồ chỉ có việc nghe theo và bắt buộc phải tin, không cần phải để ý đến những sự phi lý, mâu thuẫn cùng cực trong các bí tích. Không tin thì bị giáo hội khai trừ ra ngoài “hội thánh”, nghĩa là giáo hội cấm Chúa, không cho phép Chúa được cứu rỗi những người này. Những điều phi lý có tính cách mê tín, trịch thượng, cướp quyền Chúa này vẫn còn nhiều triệu người trên thế giới tin. Tuy nhiên cũng đã có cả triệu người gồm đủ các giới trong Công Giáo Rô-Ma, từ hồng y trở xuống, không còn tin nữa, và họ đã hoặc bỏ đạo, hoặc viết sách vạch trần những sự lừa dối trong nền thần học Ki Tô Giáo. Tuyệt đại đa số những cuốn sách thuộc loại này là do những tác giả và giới lãnh đạo trong Ki-Tô giáo viết chứ không phải do những người “ngoại đạo” hay người Cộng sản Việt Nam viết.

Qua sự phân tích những bí tích rửa tội, thêm sức và truyền chức linh mục ở trên, chúng ta đã thấy tất cả những sự lừa dối của giáo hội trong sách lược ngu dân, mê hoặc tín đồ bằng những điều hoang đường, phi lý, phi lô-gic, phản khoa học, mâu thuẫn v..v.. mà con người trong đời sống hiện đại, với những kiến thức của nhân loại ngày nay, không thể nào chấp nhận được. Tất cả các bí tích của Công Giáo đều có mặt Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần trong đó. Chúa Thánh Thần đã biến thành công cụ của các giám mục, linh mục v..v.., vì các ông này muốn sai Chúa Thánh Thần đi đâu là Chúa Thánh Thần phải đi đó. Trong lễ rửa tội, linh mục sai Chúa Thánh Thần xuống ngự trong đứa bé còn đang khóc oe oe, nhưng rồi Chúa Thánh Thần lại bỏ đứa bé đi đâu mất cho đến khi 13, 14 tuổi, Chúa Thánh Thần lại được các ông linh mục gọi về để thêm sức cho nó, rồi khi nó lớn lên, nếu muốn làm linh mục, thì trong lễ truyền chức linh mục, giám mục lại phải sai Chúa Thánh Thần xuống ngự lại trong người nó. Họ nói là cầu xin, nhưng cầu xin cái gì được cái nấy, nghĩa là đấng mà họ cầu xin bắt buộc phải chấp thuận và thi hành lời cầu xin thì đó chẳng qua chỉ là một một hình thức sai khiến. Đặc biệt hơn nữa, giáo hội tuyên bố rằng, trong ngày hạ trần hay hiện xuống, nghĩa là 50 ngày sau ngày Chủ Nhật mà Giê-su sống lại, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống ngự và ở lỳ trong giáo hội cho tới ngày nay. Chẳng vậy mà sách Giáo Lý Công Giáo viết, trang 95:

Đức Chúa Thánh Thần hằng ở cùng Giáo hội và hoạt động trong đó. Người (Chúa Thánh Thần là Người?) soi sáng cho Giáo hội khỏi xa chân lý. Người thánh hóa Giáo hội bằng đổ ơn xuống tràn đầy.

Vậy các “tiến sĩ Thần học” trong giáo hội giải thích làm sao về cái lịch sử chứa 7 núi tội ác của giáo hội mà giáo hoàng cùng “tòa thánh” đã phải xưng thú cùng thế giới, trong đó có các tội ác của tập thể Công giáo, của nhiều cá nhân giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, cho tới con chiên? Giải thích làm sao về hàng ngàn “Chúa thứ hai” (Linh mục) can tội loạn dâm và một số đang ngồi tù? Có cách nào giải thích ngoài điều chấp nhận những tội ác này là do chính hoạt động của Chúa Thánh Thần đổ ơn xuống tràn đầy để tục hóa giáo hội? Nếu không chấp nhận điều này thì phải chấp nhận là chẳng làm gì có Chúa Thánh Thần “hằng ở cùng giáo hội”“soi sáng cho giáo hội” hay “thánh hóa giáo hội”. Tất cả những luận điệu thần học mà giáo hội đưa ra chỉ là sản phẩm của một số người rất thế tục với mưu đồ thống trị đầu óc con người đằng sau cái chiêu bài thần thánh, khai thác sự yếu kém tâm linh của quần chúng thông thường.

Cũng vì vậy mà Giáo sư Thần Học Uta Ranke-Heinemann đã nhận ra những điều hoang đường về vai trò của Chúa Thánh Thần ngự trong giáo hội cùng hiện diện trong các “bí tích” và viết:

Nhưng Chúa Thánh Thần này không phải là cái Tâm Linh để ngự trong giáo hội hay cá nhân, vì nó muốn lưu chuyển tới đâu thì tới, chứ không phải là tới chỗ mà giáo hội hay bất cứ cá nhân nào muốn nó phải tới. Do đó, chúng ta có thể cho rằng, giáo hội chỉ là một sản phẩm của cái tâm linh của chính mình. 36

Tại sao chuyện Chúa Thánh Thần ngự xuống nơi linh mục theo lệnh truyền của giám mục, và nơi con nít, theo lệnh truyền của linh mục, lại là những chuyện chuyện hoang đường? Bởi vì thực tế cho thấy những chuyện này không đúng như chuyện hoang đường về Thánh Linh giáng lâm trong Thánh Kinh. Sách Giáo Lý Công Giáo trích dẫn đoạn sau đây trong Thánh Kinh, Công Vụ Các Sứ Đồ 2: 1-4:

Đến ngày lễ ngũ tuần, các môn đệ Chúa đều họp mặt đông đủ. Thình lình có tiếng động từ trời như luồng gió mạnh thổi vào đầy nhà. Các môn đệ thấy những chiếc lưỡi bằng lửa xuất hiện, đậu trên đầu mỗi người. Tất cả đều đầy dẫy Thánh Linh, mỗi người bắt đầu nói một ngoại ngữ do Thánh Linh chỉ bảo.

Thời buổi này, có ai còn có thể tin được chuyện quái gở như vậy không. Thứ nhất, tiếng động từ trời thì chỉ có thể vang tới chứ không thể thổi tới. Vang tới to hay nhỏ là tùy theo cường độ của tiếng động chứ không phải là như luồng gió mạnh thổi vào. Không có gió thì tiếng động vẫn vang tới như thường. Luke (tác giả của sách Công Vụ Các Sứ Đồ) không hiểu gì về khoa học nên mới viết như trên. Thứ nhì, Thánh Kinh, những lời mạc khải không thể sai lầm của Chúa, Chúa Cha hay Chúa Con hay Chúa Thánh Thần cũng vậy vì ba chỉ là một, cho rằng trái đất phẳng dẹt như cái đĩa, không biết đến cả một nửa địa cầu, vậy Chúa Thánh Thần làm sao biết được tiếng nói của các sắc dân ở phía bên kia địa cầu mà chỉ bảo tiếng nói của họ. Thứ ba, trong ngày lễ ngũ tuần, nghĩa là 50 ngày sau khi Giê-su sống lại, thì có bao nhiêu môn đồ họp hành. Tất cả những người nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đều đồng thuận là Giê-su không có quá 12 môn đồ. Vậy trên thế giới có bao nhiêu thứ tiếng khác nhau và 12 môn đồ trên, mỗi người phải nói bao nhiêu thứ ngoại ngữ, trong đó có những ngoại ngữ mà chính Thánh Linh cũng không biết đến sự hiện hữu của những ngoại ngữ này. Thật là chuyện hoang đường quá sức tưởng tượng, thế mà vẫn có người tin và cho vào sách Giáo Lý Công Giáo. Nhưng điều đáng nói là dấu hiệu khi Chúa Thánh Thần ngự xuống là dưới dạng các lưỡi lửa trên đầu mỗi người, nếu chúng ta có thể tin được cái chuyện có tính cách mạ lỵ đầu óc con người này. Vậy có ai thấy những lưỡi lửa này hiện trên đầu của những người được tấn phong linh mục trong lễ truyền chức linh mục, hay trên đầu những đứa con nít trong lễ rửa tội chưa? Kết luận? Tất cả chỉ là trò lừa dối của giới chăn chiên ru ngủ những đầu óc không có khả năng suy luận. Tin cũng được, nhưng tới một mức độ nào thôi chứ, cứ tin bướng tin càn bất kể là điều mình tin nó hoang đường, phi lý tới đâu thì thật quả là đáng tội nghiệp.

Chúng ta hãy đọc Linh mục James Kavanaugh viết về Ngôi Ba Thiên Chúa trong Chương 5 về “Huyền Thoại Cứu Rỗi” (The Salvation Myth) trong cuốn Sự Sinh Ra Của Thiên Chúa (The Birth of God):

Vai trò thứ ba trong thuyết Chúa Ba Ngôi (Trinity), Thánh Linh, cũng nhập cuộc. Hắn ta có hai mặt nhiệm vụ (twofold mission). Một mặt là ngự trị trong tâm hồn của người đã được “cứu” và mặt kia là chỉ đạo công cuộc “cứu rỗi” trong giáo hội. Bằng cái chết của Giê-su, Thánh Linh được thả lỏng (unleashed) trong thế giới để vào ngự trị trong linh hồn của những người đã được “rửa tội” trong máu của Giê-su. [Nhưng, như chúng ta đã biết, đây chỉ là mánh mưu lừa bịp của giáo hội chứ Thánh Ma không hề vào ngự trị trong linh hồn của bất cứ ai sau lễ “rửa tội”. TCN] Hắn là Thần khí nối Chúa Cha với Chúa Con, và sự hiện diện của hắn trong linh hồn con người là để kết hợp con người với Ba Ngôi huyền nhiệm. Hắn ta là “linh khí của sự thành thật và chân lý”, ban cho con người sự khôn ngoan và hướng dẫn giáo hoàng và các giám mục trong nhiệm vụ chỉ đạo giáo hội. [Giáo hội giải thích cho tín đồ như vậy nhưng điều khó hiểu là Công Giáo lại là tôn giáo gây nhiều tác hại nhất cho nhân loại, và trong các chức sắc trong giáo hội, từ giáo hoàng trở xuống tới các hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục v..v.., một số không nhỏ đã có những hành động phi luân, giết người độc ác, gian dối, loạn dâm v..v.. kéo dài cho tới ngày nay. Vậy bản chất của Thánh Linh là gì? TCN]

Nhưng bất kể là những huyền thoại đó trở thành phức tạp như thế nào, bất kể là những lý thuyết thần học thâm thúy được thêm vào đó bởi những bộ óc vĩ đại của giáo hội, như Augustine và Thomas Aquinas, là như thế nào, con người vẫn là những nạn nhân không có khả năng tự lực, không thể được “cứu” nếu không có máu của Giê-su. Hắn luôn luôn phải được tiếp thêm cho đầy người cái Thánh Linh đó, chỉ có cái Thánh Linh đó con người mới có thể có tình thương. Khi chịu lễ rửa tội, Thánh Linh đã đến với con người với tràn trề quà cáp. Khi chịu lễ thêm sức, Thánh Linh lại mang lại thêm nghị lực. Khi xưng tội, Thánh Linh lại trở lại ngự trị trong tâm hồn đã được thanh tẩy bởi máu của Giê-su. Hắn ta lại nhận được Thánh Linh khi được linh mục làm lễ hôn phối, khi được phong chức linh mục, và khi được xức dầu lúc sắp chết.

Nhưng cái Thánh Linh này rất khó tính và thất thường. Hắn ta không tới khi những lời lẽ trong lễ rửa tội đọc không đúng, nếu một cuộc hôn phối không được giáo hội chấp thuận, nếu dầu xức không được bôi lên da. Hắn không tới nếu ông linh mục không đọc đúng những lời tha tội, hoặc nếu ông giám mục không đọc đúng những lời trong lễ phong chức linh mục.

Nhưng tôi thì tôi không tin vào cái “linh khí hoạt đầu” (chameleon spirit) này. Hắn ta là một phần của huyền thoại “cứu rỗi”, một huyền thoại đã làm cho con người trở thành một nạn nhân bất lực trong một huyền thoại mà nội dung thuộc thời bán khai. Tôi tin rằng hắn ta là một trò tiểu xảo lịch sử có mục đích ép buộc con người bám víu vào cái giáo phái riêng biệt của mình, và làm cho con người công chính trở thành con người sợ hãi. Hắn là cách để con người tự trách về những sai lầm của mình về cái gì đó ở ngoài con người, là công cụ để giáo hội ép buộc con người vào niềm tin “cứu rỗi nằm trong bàn tay của giáo hội.” Tôi không tin là hắn ta đã hướng dẫn giáo hoàng và các giám mục trong những quyết định của họ, hay là hắn mang lại sự “cứu rỗi” cho con người. Chính là tâm linh của con người đã mang lại sự “cứu rỗi” cho chính họ. Cũng vậy, tôi không tin vào thuộc tính thần linh của Giê-su. Con người đã biến Giê-su thành Chúa Con chỉ với mục đích làm như là huyền thoại “cứu rỗi” là có thật.

Chúng ta đã biết, theo giáo lý Công giáo thì Chúa Cha là một đấng vô hình (invisible), không thể mô tả được (ineffable), và không thể hiểu được (incomprehensible). Ngoài ra, Giáo hội Công giáo cũng còn nhấn mạnh là cả 3 ngôi Thiên Chúa đều không thể hiểu được: “Chúa Cha không thể hiểu được, Chúa Con không thể hiểu được, Chúa Thánh Ma không thể hiểu được” (The Father incomprehensible, the Son incomprehensible, the Holy Ghost incomprehensible). Cho nên sau đây chúng ta hãy đọc những lời đoán mò của Giáo hội về Thánh Ma, nói về 7 thứ quà tặng Thánh Ma mang đến cho con chiên mỗi khi được ông linh mục hay giám mục sai đến trong những cái gọi là “bí tích” hay “nhiệm tích” rửa tội, thêm sức v..v… 7 món quà đó là gì?

  • Sự khôn ngoan để tách chúng ta ra khỏi thế giới, làm cho chúng ta chỉ thích thú và yêu thích những thứ trên Thiên đường [The gift of wisdom, by detaching us from the world, makes us relish and love only the things of heaven.]
  • Sự hiểu biết để giúp chúng ta nắm được những chân lý của tôn giáo đến mức độ cần thiết [The gift of understanding helps us to grasp the truths of religion as far as is necessary.]
  • Lời chỉ bảo bắt nguồn từ sự khôn ngoan siêu nhiên, và khiến cho chúng ta có thể thấy và chọn lựa đúng những gì có thể giúp chúng ta nhiều nhất để quang vinh Thiên Chúa và cho sự giải thoát của chính chúng ta. [The gift of counsel springs from supernatural prudence, and enables us to see and choose correctly what will help most to the glory of God and our own salvation.]
  • Từ quà về chịu đựng mà chúng ta nhận được sự can đảm để vượt qua những chướng ngại và khó khăn mà chúng ta gặp phải trong khi thực hành những nhiệm vụ tôn giáo [By the gift of fortitude we receive courage to overcome the obstacles and difficulties that arise in the practice of our religious duties.]
  • Kiến thức chỉ cho chúng ta con đường phải theo và những nguy hiểm phải tránh để lên Thiên đường [The gift of knowledge points out to us the path to follow and the dangers to avoid in order to reach heaven.]
  • Lòng sùng tín, linh cảm cho chúng ta với một lòng thận trọng cung kính và tin cậy nơi Thiên Chúa, làm cho chúng ta hoan hỉ tuân hành tất cả những gì liên quan đến việc hầu hạ Chúa. [The gift of piety, by inspiring us with a tender and filial confidence in God, makes us joyfully embrace all that pertains to His service.]
  • Sau cùng là món quà sợ hãi tràn đầy trong người chúng ta để chúng ta kính trọng quyền uy của Thiên Chúa, và trên hết, khiến chúng ta phải khiếp sợ không được làm phật ý Người [Lastly, the gift of fear fills us with a sovereign respect for God, and makes us dread, above all things, to offend Him.]

Món quà thứ nhất mà Thánh Ma ban cho giáo dân Việt Nam được thể hiện trong một câu trong Kinh Nhựt Khóa của Công Giáo mà giáo dân hàng ngày cầu nguyện, “cầu ngày không đủ, tranh thủ cầu đêm, cầu thêm ngày chủ nhật” : "Xin Chúa làm cho tôi khinh dễ sự đời là chốn muông chim cầm thú, xin làm cho tôi đặng về quê thật hiệp làm một cùng vua David." (Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm Trích dẫn từ Kinh Nhựt Khóa của Công Giáo). [Vua David nguyên là một tướng cướp, sau lên làm vua thì hoang dâm vô độ, mưu đồ giết một tướng dưới quyền, Uriah, để cướp vợ của hắn: Bathsheba]

Món quà thứ hai giáo dân không ai dùng, vì chẳng có ai chịu đọc Thánh Kinh để mà nắm được những chân lý trong Thánh Kinh, khoan kể là trong Thánh Kinh không làm gì có chân lý mà chỉ toàn là điều mê tín hoang đường ác độc. Giáo hội cũng không có chân lý vì chỉ là đạo bịp như Charlie Nguyễn đã khẳng định.

Món quà thứ ba là để giáo dân quang vinh một Thiên Chúa và kiếm sự giải thoát từ một Thiên Chúa mà Thánh Kinh đã viết rõ là có 16 đặc tính ác ôn (Chúa Cha), hoặc chỉ là một người thường sống với một ảo tưởng (Giê-su), hoặc chỉ là một hồn ma vật vờ chưa siêu thoát (Thánh Ma)

Món quà thứ tư là khuyến khích giáo đồ “tử vì đạo” nếu bị bạo hành vì tội không tuân hành luật lệ quốc gia, làm tay sai cho giặc ngoại xâm, phản bội dân tộc, bán nước.

Món quà thứ năm là một cái bánh vẽ trên trời, vì Giáo hoàng John Paul II đã khẳng định không làm gì có Thiên đường trên các tầng mây.

Món quà thứ sáu là tín đồ phải hầu việc một Thiên Chúa vô hình, không thể mô tả được, không thể hiểu được.

Và món quà thứ bảy là phải sợ hãi Thiên Chúa, không được làm gì phật ý Chúa, nếu không sẽ bị đày xuống 8 tầng địa ngục vĩnh viễn, một nơi mà Giáo hoàng John Paul II cũng đã phủ nhận sự hiện hữu.

Đó là đại khái những gì chúng ta cần biết về Ngôi Ba Thiên Chúa. Còn nhiều nữa nhưng những chuyện thuộc loại ma quỷ hoang đường thì tôi cho rằng biết như vậy cũng tạm đủ, biết thêm nữa cũng chẳng có ích lợi gì. Đến đây xin chấm dứt phần nghiên cứu về “Ngôi Ba Thiên Chúa” trong thuyết điên rồ toán học “Ba Ngôi Thiên Chúa”

 

VÀI LỜI KẾT VỀ BA NGÔI THIÊN CHÚA:

 

ÔNG BỐ: Alias “Thượng Đế”, “Thiên Chúa”, “Đấng Sáng Tạo”, “Chúa Cha”, “Đấng Toàn Năng” v..v…

Richard Dawkins: Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.

Tất cả những thuộc tính trên của Ông Bố đều đã được chứng minh qua những trích dẫn từ Cựu Ước. Xin các độc giả kiểm chứng lại.

ÔNG CON: Alias “Chúa Trời”, “Chúa Cứu Thế”, “Ngôi Hai Thiên Chúa”, “Ông Hoàng Của Hòa Bình”, “Ánh Sáng Của Nhân Loại” v..v…

Giám Mục John Shelby Spong: "Có nhiều bằng chứng trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su ở Nazareth là con người thiển cận, đầy thù hận, và ngay cả đạo đức giả"

Jim Walker : Có nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.

Tất cả những thuộc tính trên của Ông Con đều đã được chứng minh qua những trích dẫn từ Tân Ước. Xin các độc giả kiểm chứng lại.

Ngoài ra chúng ta cũng còn biết:

Linh Mục James Kavanaugh: Huyền thoại “cứu rỗi” thuộc thời sơ khai miêu tả một người cha lấy cái chết của chính con mình để bớt đi cơn giận dữ. Đó là một chuyện ác độc không thể tưởng tượng được…

Học Giả Ki-Tô Russell Shorto: Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

Giáo Hoàng John Paul II: "Không làm gì có Thiên đường ở trên các tầng mây."

Matthew 15: 24: Chúa Giê-su phán: “Ta được phái xuống đây chỉ để cứu những con chiên lạc Do Thái mà thôi.” [I was not sent except to the lost sheep of the house of Israel]

Matthew 1: 21: Lời thiên sứ nói với Joseph trong giấc mộng: “Và bà ta (Mary) sẽ sinh ra một đức con trai, ngươi sẽ đặt tên nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó [dân Do Thái] ra khỏi tội lỗi [And she will bring forth a Son, you shall call His name Jesus, for He will save His people from sins]

Luke 1: 32-33: Thiên sứ nói với Mary: Và Thiên Chúa sẽ cho hắn (Giê-su) ngai của cha hắn là David. Và Hắn sẽ trị vì ngôi nhà của Jacob mãi mãi và vương quốc của hắn sẽ tồn tại mãi mãi. [And the Lord God will give Him the throne of His father david. And He will reign over the house of Jacob forever, and of His kingdom there will be no end]

Và Thánh Paul khẳng định, theo lời mạc khải của Thiên Chúa: Hebrew 13: 8: “Giê-su Ki Tô luôn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và cho tới mãi mãi.” (Jesus Christ is the same yesterday, today, and forever). Điều này có nghĩa là Giê-su không bao giờ thay đổi, bỏ ý định cứu dân Do Thái để đi cứu các dân tộc khác trên thế giới, nhất là Việt Nam, mà ông ta không hề biết.

Chúng ta cần ghi nhận một điều: những kết quả nghiên cứu như trên về Giê-su trong lãnh vực học thuật đều là của các bậc trí thức có lương tâm, có chức vụ, trong các giáo hội Ki Tô, hoặc các học giả trong các xã hội Ki Tô Giáo, không phải của người ngoại đạo, cho nên chúng ta khó có thể nghi ngờ thành ý và sự lương thiện của họ trong lãnh vực học thuật. Và những câu trích dẫn từ trong cuốn Thánh Kinh bất cứ ai cũng có thể kiểm chứng tính cách xác thực của chúng. Cho nên, chúng ta cần phải hiểu đây chỉ là những công cuộc nghiên cứu thuần túy trí thức trong lãnh vực học thuật nằm khai sáng sự hiểu biết của người dân chứ không phải là chủ trương đối nghịch tôn giáo hay chống Chúa hay chống đạo như một số người thường quy kết một cách vô trách nhiệm.

Từ những kết quả nghiên cứu sơ lược như trên về Ba Ngôi Thiên Chúa, những kết quả không ra ngoài những điều viết trong cuốn Thánh Kinh gồm Cựu Ước và Tân Ước, cũng như trong cuốn Giáo Lý Công Giáo, tôi không khỏi không có một thắc mắc: “Tại sao con người vẫn còn tin vào một Thiên Chúa và một Giê-su với những thuộc tính tệ hại như vậy, và tin vào một hồn ma phi vật chất có khả năng hướng dẫn đạo đức của những người tin mà nhiều sự kiện lịch sử đã chứng minh ngược lại, và nhất là những người không phải là dân Do Thái tin vào hai bố con ông Giê-su là vì cái gì.?” Đối với tôi, thắc mắc là khả năng suy tư quý báu nhất mà Thượng đế, dù Thượng đế chỉ là sản phẩm tưởng tượng của người Do Thái, ban cho con người có đầu óc, kể cả sự thắc mắc về chính Thượng đế. Tôi đã đặt câu hỏi này từ lâu, nhưng số tôi không được may mắn, vì cho tới ngày nay, vẫn không có một người nào giảng giải cho tôi biết là họ theo đạo Giê-su là vì cái gì? Tôi xin khẳng định một điều: Tôi không chống hay phản đối bất cứ ai theo đạo Giê-su. Tôi đã viết cả trăm bài nghiên cứu về nhiều khía cạnh của Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng. Nhưng chưa bao giờ tôi khuyến khích hay hô hào ai bỏ đạo hay bỏ đức tin của họ. Tôi chỉ đặt vấn đề và sẵn sàng hoan hỉ chấp nhận mọi phê bình phân tích đứng đắn trên những điều tôi viết. Tôi sẽ không thảo luận hay trả lời với bất cứ ai nếu phê bình của họ không thuộc loại phân tích những điểm tôi viết và phản bác với lý luận và tài liệu. Cảm tính phe phái cá nhân phản ánh trên những luận điệu chụp mũ hay dùng những danh từ hạ cấp để mạ lỵ đối phương đối với tôi là vô giá trị, không thuộc lãnh vực học thuật hay thảo luận trí thức, do đó tôi sẽ không tự hạ mình để đối đáp với những luận điệu phi trí thức của bất cứ ai.

Tôi biết có những người, kể cả một số trí thức Công giáo, phát dị ứng đối với những bài tôi viết về Công giáo. Bởi vì khả năng suy tư trong đầu óc họ đã bị tê liệt bởi sách lược nhồi sọ và dọa dẫm của Công giáo từ khi họ còn nhỏ. Có vài người lên tiếng phê bình nhưng thật ra chẳng phê bình gì hết. Họ chỉ có thể nói là tôi xuyên tạc, đánh phá Công giáo, đọc Thánh Kinh mà không hiểu v..v.. nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng là tôi đã xuyên tạc đánh phá Công giáo ở chỗ nào, cũng không vạch ra là tôi phải hiểu Thánh Kinh ra sao, và kết luận của họ bao giờ cũng là một cái mũ thân Cộng hay chống đạo Thiên Chúa.

Tôi không chống, không ngăn cản, niềm tin của bất cứ ai. Nhưng tôi cảm thấy tôi có nhiệm vụ nghiên cứu Ki Tô Giáo để trình bày với đầy đủ tài liệu một vấn đề có ảnh hưởng đến tương lai của cả dân tộc, đó là thực chất của Ki Tô Giáo, và Ki Tô Giáo đã dạy con người những điều huyền hoặc phi lý trí, phản khoa học v..v.. mà thời đại thông tin điện tử ngày nay không thể chấp nhận được.Tôi cũng muốn vạch cho mọi người thấy rằng, những gì mà Công giáo hay Tin Lành dạy cho tín đồ về Thiên Chúa Sáng tạo, về Chúa Giê-su, về Giáo Hội Công giáo hoàn vũ, về Hội Thánh Tin Lành, hoàn toàn không đúng với những hiểu biết của nhân loại ngày nay về vũ trụ, nhân sinh, và hoàn toàn không phù hợp với nội dung cuốn Thánh Kinh gồm có Cựu Ước và Tân Ước. Giới lãnh đạo Ki Tô Giáo cũng đã biết như vậy nhưng họ vẫn muốn giữ tín đồ trong bóng tối để duy trì trong đầu óc họ một niềm tin sai lầm. Đó là điều đáng nói, và đáng trách. Do đó, mở mang dân trí, để cho dân chúng biết rõ những sự thật về Ki Tô Giáo là bổn phận của mọi công dân hiểu biết, không phải của riêng ai. Đây là điều mà rất nhiều trí thức Tây Phương đã làm đối với quần chúng Tây phương. Những nghiên cứu sâu rộng của họ về mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo, và được xuất bản trong những quốc gia mà Ki Tô Giáo là tôn giáo chính mà không có bất cứ một sự chia rẽ hay xẩy ra một sự xung đột nào. Không lẽ người Việt Nam chúng ta lại cứ muốn giữ người dân trong vòng thiếu hiểu biết mà chúng ta biết chắc là, một sự thiếu hiểu biết về Ki Tô Giáo có thể đưa đến những hậu quả khó lường như lịch sử đã chứng minh. Nền đạo lý Thiên-La Đắc Lộ đã di hại cho người dân Việt Nam không ít, nó tạo nên một lớp người vì mê mẩn một cái bánh vẽ trên trời cho nên không quan tâm và không coi trọng tổ quốc. Nó cũng tạo nên một tôn giáo hoàn toàn lệ thuộc ngoại bang, dù nấp sau bình phong tự do tín ngưỡng, trái với truyền thống yêu nước và độc lập của người Việt. Cho nên, để mở mang dân trí góp phần xây dựng quốc gia, chúng ta cần phải có tinh thần vô úy, đưa ra những sự thực về Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng để cho người dân tự mình suy nghĩ, ngõ hầu có thể tự chọn cho mình một con đường tâm linh thích hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc. Tôi nghĩ rằng, đây chính là mong ước của đa số người dân Việt.

Để kết luận, tôi muốn nói đến một nhận định của Giám mục John Shelby Spong trong cuốn Một Ki Tô Giáo Mới Cho Một Thế Giới Mới (A New Christianity For A new World), xuất bản năm 2001. Giám Mục Spong liệt kê ra 5 tín điều căn bản của Ki Tô Giáo như sau:

- Thánh Kinh là những lời mạc khải của Thiên Chúa.

- Tư cách thần linh của Giê-su vì sinh ra từ một Nữ Trinh.

- Cái chết của Giê-su là để chuộc tội cho nân loại, và máu

của Giê-su là năng lực cứu rỗi (saving power of his blood).

- Thân xác Giê-su sống lại. Ngôi mộ trống là một sự thật

cũng như chuyện Giê-su hiện ra sau khi chết.

- Giê-su sẽ trở lại để phán xét nhân loại.

Và Giám mục Spong đưa ra nhận định như sau:

Ngày nay, tôi thấy những tín lý căn bản này mà chúng ta thường hiểu theo truyền thống, không những chỉ là ngây ngô mà còn có thể phải dứt khoát loại bỏ. Trong thế hệ của chúng ta, không một tín điều nào ở trên được các học giả Ki Tô danh tiếng xác nhận. 37

VẬY THÌ, NGƯỜI VIỆT NAM THEO ĐẠO GIÊ-SU LÀ VÌ CÁI GÌ ??

 


Chú Thích:

1. almighty, eternal, holy, immortal, immense, immutable, incomprehensible, ineffable, infinite, invisible, just, loving, merciful, most high, most wise, omnipotent, omniscient, omnipresent, patient, perfect, provident, supreme, true.

2. Thomas Jefferson describes The God of Moses as “a being of terrific character – cruel, vindictive, capricious and unjust.

3. Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, p. 324: Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doesn't hold water. If a divine Maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, AIDs, Alzheimer's disease, and Down's syndrome. He madated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he's a monster, not an all-merciful father.

4. John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 24: A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.

5. The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.

6. The human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution...Fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis.

7. But he was “born of a woman”… His origins were as scandalous as his means of death. He (Jesus) was a nobody, a child of Nazareth out of which nothing good was thought to come. No one seemed to know his father. He might well have been illegitimate. Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the the early Christian tradition.

8. If a man would follow, today, the teachings of the Old Testament, he would be a criminal. If he would follow strictly the teachings of the New, he would be insane.

9. John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 21: There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical.

10. Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.

11. Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.

12. John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, p. 10: What is heaven? Where is heaven? It is clear that in this ancient world the heaven that God created was thought of as God's home, and it was located beyond the sky. But those of us in this generation know that the sky is neither the roof of the world nor the floor of heaven. So what are we referring to when we assert that this almighty God created heaven? Are we talking about that almost infinite universe that no one living knew anything about when the Bible was written?

13. Martin, Malachi, The Decline and Fall of the Roman Church, p. 230: Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that “false doctrines and opinions still abound,” but that “today men spntaneously reject” them… But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli’s death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines.

14. We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized… A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.

15. To any man in the ancient world who stood before God as a helpless victim, who believed himself a hopeless sinner, who considered God an unapprochable and angry judge, the sacrificial death of Christ was a myth of some substance. But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth. To him, he is a voiceless victim of God’s decree in the Bible. To me, it is a primitive ‘salvation” myth which portrays an angry father appeased by the death of his own son. It is a tale of unbelievable cruelty… I accept the fact that Jesus died, even that he was crucified. But I cannot accept the myth that his death was an atonement for my sins. The salvation myth as it appears in the New Testament is an interpretation. It is a primitive myth, in essence parallel to the salvation myths of primitive peoples everywhere, but it is more unbelievable and cruel than most myths. It rings of a world in which man could appease the gods of thunder during a storm. Now cats and dogs are frightened during storms; man stays inside and understands the natural phenomenon that is taking place… I will not accept this mythical God-the-demanding-Father Who could treat His own son Jesus in unfeeling justice and demand his death on the cross to pay for my sins. Nor is the myth more appealing because He brought His son gloriously from the tomb. I cannot love such a Father or even be grateful for such a son in this borrowed and modified tale of archaic semitic theology. I did not ask him to suffer for me or even want him to..]

16. Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”.

17. Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth… Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.

18. les missionaires étaient coupables de pousser les Chrétiens à rejeter les lois de leur pays. Rejet des cultes religieux, des valeurs sociales qui les faisaient vivre en marge de la socíeté traditionnelle. Mais chose plus grave, on reprochait au prêtres et aux chrétiens la scission du pays en deux clans religieux opposés.

19. Do not think that I came to destroy the Law or the Prophets. I did not come to destroy but to fulfill. For assuredly, I say to you, till heaven and earth pass away, one jot or one little will by no means pass from the law till all is fulfilled.

20. You shall utterly destroy all the places where the nations which you shall dispossess served their gods, on the high mountains and on the hills and under every green tree. And you shall destroy their altars, break their sacred pillars, and burn their wooden images with fire; you shall cut down the carved images of their gods and destroy their names from that place.

21. Now go and attack Amalek, and utterly destroy all that they have, and do not spare them. But kill both man and woman, infant and nursing child, ox and sheep, camel and donkey.

22. Upon hearing of the fall of the Saigon citadel, the Vietnamese Catholics of the south were taking advantage of the situation in order to terrorize the "luong" or "good" (that is, non-Catholics) people and to serve as "lackeys and spies for the Westerners"

The analysis reveals that the French were far from alone in their attacks on the loci of Vietnamese authority because the invaders received a significant level of support from the missionaries and the Vietnamese Catholics. Moreover, the methods of the French officers and their Catholic collaborators could hardly be considered as evidence of a superior morality even by their own contemporary standards, for the Catholic Missions exchanged labor, resources, and information in return for French assistance in perpetuating summary executions, desecreations of Buddhist religious edifices, burning of non-Catholic villages, and pillaging of imperial citadels. This Catholic collaboration with French imperialism has not been adequately recognized by historians, but it was a significant contributing factor to the French success in Tonkin.

23. I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the matter of virtue Christ stands as high as some other people known to history – I think I should put Buddha and Socrates above him in those respects.

24. Daleiden, Joseph L., The Final Superstition, p. 174: There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions… But one thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.

25. The new Testament is clear enough. Indeed, the facts have always been clear enough for any man to behold. Jesus was born in a particuliar place at a particular time. His mother and brothers did not understand that He had more than a human role to perform.

26. He had a limited mind – as is true of every man. For example, like his fellow rabbis He thought that David wrote all the Psalms and hence He quotes as of Davidic authorship Psalm 110 (which in fact is of later date) in an argument with the Pharisees. And He thought, in accord with the apocalyptic temper of his day, that the end of the world is near.

27. Hermann Samuel Reimarus: What belongs to the preaching of Jesus is clearly recognized. It is contained in two phrases of identical meaning, “Repent, and believe the Gospel,” or, as it is put elsewhere, “Repent, for the Kingdom of Heaven is at hand”.

28. John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 21,24: Are we drawn to a Lord who would destroy a herd of pigs in order to exorcise a demon? Are we impressed when the one we call Lord curses a fig tree because it did not bear fruit out of season?…

A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.

29. There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical.

30. Does the Biblical Jesus merit the honor bestowed upon him? Unfortunately, preachers, ministers, and clergymen have given us biased, one-sided stories, emphasizing and inflating what they see as positive while subverting or ignoring the negative. Biblical scholarship of the last hundred years has not reached the common man. Instead, we see political ministers and televangelists making absurd biblical claims without anyone calling them accountable. Although over 90 percent of households in America own a Bible, it usually goes unread, or at best sanitized or bowdlerized to what people want it to say. Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.

31. Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p.179: That human act savagely is in large part a function of their cultural ethic. The ethic of the New Testament was vengeance on any who rejected Christianity. Although on one hand the New Testament writers have Jesus preaching forgiveness, He espouses an extremely intolerant attitude toward those who do not accept Him as their Savior.

32. Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, pp. 64-65: The sacrament of baptism is for infants... For a very serious reason. Every child of Adam has incurred the sin of Adam, and must pay the penalty. At first it was drastically held that every man, woman, or child who had not this stain "washed away" in the waters of baptism would burn in hell for ever. That was too much even for medieval human nature, and the theologians made a compromise...The unbaptized cannot enter heaven. The Church sticks to that. But the innocent babes do not go to hell. They go into a sort of dim modern extension of the underworld, and may even be happy there; but they will never "see God", or see their parents again.

So the babe is rushed to the church on the first Sunday afternoon after its birth. If it caches a fatal cold, the parent must not grieve. It has gone straight to heaven, absolutely spotless. The church, and often the water, are, however, now warmed, and the weird ceremony proceeds...

You spit on your finger, and daub the babe's mouth and eyes, and say to it "Ephetha". You put some salt into its mouth; which it generally resents in the usual manner and tone. You talk very severely, in bad Latin, to whatever devils there may be in the pink morsel, and bid them to go - to Protestants or anywhere. Then you pour a shell of water, very highly exorcized and blessed, over its head (taking extreme care that it touches the skin, not merely the hair, or the babe will never go to heaven); and the dreadful sentence which overhung it, because a legendary being named Adam ate a legendary apple in a legendary garden in the reign of King Khammurabi of Babylon, is mercifully cancelled.

It is difficult to discuss sacrament No. 1 seriouly. Spittle and devils, holy oils and holy water, lighted candles and collecting boxes, are bad enough, but the essential principle of the thing is intolerable. Even the comparative damnation of the unbaptized, with "every modern convenience", is too stupid for words. There are Catholic scholars now who regard Adam and Eden as "a beautiful legend"...Yet it is still the emphatic and obligatory teaching of the Church that every child born (except Mary - that is the real meaning of the "Immaculate Conception") shares "the sin of Adam". and must be put through the extraordinary performance I have described.]

33. Henri Guillemin, Malheureuse Église: Qui dit "Rome" aujourd'hui désigne le Vatican, le Saint-Siège, l'Église catholique dans son centre et son gouvernement... Rome, pour les prophètes, c'est le symbole même des vices et des infamies, et l'Apocalypse fait de la ville des Césars la "Bête" immonde, "aux sept têtes et dix cornes", la "prostituée fameuse", "la mère des abominations".

Cette Église, qui aujourd'hui s'effondre, est régie par un pontife de type médiéval qui, même s'il amendait sa technique, ne peut plus rien, à mon sens, pour empêcher de disparaitre, pratiquement et assez vite, au cours du troisième millénaire, du moins sous sa forme "romaine", une Église qui, pour ses deux "grands sacrements", recourt à la magie. Elle arrache d'abord, avec un peu d'eau et la comédie d'un dialogue, le nouveau-né aux griffes du Démon refermées sur lui par le "péché originel", puis, au moyen de quelques syllabes, elle insère, dans un fragment de pain, le corps, le corps physique de Jésus-Christ voué à une consommation buccale et stomacale...

34. John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, pp. 98-99: We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized... A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.

35. Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, pp. 69-70: The sacrament of “confirmation” proceeds on the admirable theory that when young folk attain, or approach, the age of puberty they need “confirming” - that is to say, strengthening. It may seem ungracious to cavil, but one wonders why the Almighty grants this stregth only through a bishop, and as part of a very antique and - to the young folk - totally unintelligible ritual. The “sacrament” is, of course, merely a part of the system which raises a priestly caste, to their great advantage, above the common crowd.

36. Uta Ranke-Heineman, Putting Away Childish Things, p. 212: But this Spirit is no Spirit to be possessed, because it blows where it wills and not where the Church or anyone else wants it to. We can assume, therefore, that the Church is merely a product of its own spirit.

37. Today I find each of these fundamentals, as traditionally understood, to be not only naïve, but eminently rejectable. Nor would any of them be supported in our generation by reputable Christian scholars.



Các bài tôn giáo cùng tác giả

Trang Trần Chung Ngọc