CÔNG GIÁO CHÍNH SỬ

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net//TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS6.php

21 tháng 10, 2007

Các bài trong tập này: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 

CHƯƠNG VI

HỌC THUẬT GIA TÔ

(Catholic scholarship)

 

Tới đây tôi đã trình bày sơ lược những sự kiện lịch sử không thể phản bác về lịch sử giáo hội GiaTô từ ngày đầu cho tới ngày nay. Tôi cũng đã chứng minh rằng, sở dĩ Giáo hội Gia Tô La Mã có một lịch sử đen tối như vậy là vì giáo hội đã reo rắc một niềm tin sai lạc, dựa vào quyền năng của Thánh Kinh, trong đó có rất nhiều điều sai lầm, phi luân lý, phi đạo đức, của thời bán khai, vào trong đầu óc của các tín đồ.

Giáo hội đã vận dụng tối đa "học thuật Gia Tô" để cho thế giới quên đi lịch sử đen tối, đẫm máu của Giáo hội, đồng thời đưa vào đầu óc tín đồ một hình ảnh trái ngược hẳn với hình ảnh thực sự của Giáo hội.

Học thuật Gia Tô (Catholic scholarship) bao gồm những lý thuyết Thần học mơ hồ để bảo vệ đức tin Gia Tô, chủ yếu nhằm vào giới trí thức; những sách lược tuyên truyền về "những cái hay" nhưng sai tự thực của Giáo hội để thu hút và giữ tín đồ; những tín lý vô căn cứ của Giáo hội đưa ra để duy trì quyền lực tự phong của giới lãnh đạo Gia Tô. Ngoài ra, Giáo hội cũng còn dùng mồi "phong Thánh" cùng tạo ra những cái gọi là "phép lạ" để khai thác triệt để lòng mê tín dị đoan của đám đông tín đồ đầu óc vốn yếu kém, mù mịt. Đề tài này sẽ được bàn tới trong một chương riêng biệt.

Học thuật Gia Tô thành công vì Giáo hội đã đào tạo được một lớp cán bộ truyền giáo trung kiên (linh mục), kiến thức thực sự không có là bao, nhưng rất hữu hiệu trong vấn đề uốn nắn đầu óc giáo dân ngay từ lúc sơ sinh vào một niềm tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu, và nhất là tuyệt đối theo lệnh của Vatican, vì tin rằng Giáo hoàng nắm giữ chìa khóa mở cửa Thiên đường.

Giáo hội vẫn tự nhận là một Hội Thánh "thánh thiện", và tín đồ cũng tin như vậy. Chúng ta có thấy trên thế gian một tôn giáo "không thánh thiện" nào khác mà có một lịch sử truyền đạo một cách tàn ác, bất nhân đối với nhân loại như là Giáo hội "thánh thiện" Gia Tô La Mã không?

Một luận cứ Giáo hội thường dùng ngày nay để bào chữa cho cái lịch sử đen tối của Giáo hội và lạc dẫn dư luận thế giới là: "Đó là những chuyện lịch sử xa xưa, nhắc lại làm chi.

Ngày nay Giáo hội đã văn minh, không còn những cuộc Thánh Chiến, đã bãi bỏ những tòa hình án xử dị giáo, đâu có làm gì xấu ác. Trái lại Giáo hội đã tham gia vào bao nhiêu việc thiện trên thế giới, tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ v...v.."

Tôi đồng ý là giáo hội ngày nay không còn giết người như trong các cuộc Thánh chiến và các tòa hình án xử dị giáo. Nhưng cái tinh thần Thánh chiến và tòa hình án vẫn không thay đổi bao nhiêu, trong chính giáo hội mẹ, và trong những giáo hội con với sự đồng ý của giáo hội mẹ. Thực ra thì qua bao thế kỷ nhân loại đã văn minh hóa GiaTô giáo nên giáo hội không còn quyền lực và khả năng để giết người bừa bãi như trước nữa. Nhưng những việc làm của giáo hội cho tới ngày nay vẫn không sáng sủa chút nào, vẫn trực tiếp hay gián tiếp dính líu vào những chính sách độc tài với tinh thần Thánh chiến và Tòa hình án xử dị giáo của những chế độ độc tài, phát xít ở các nơi trên thế giới như ở Nam Mỹ, Croatia, Nam Việt Nam, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Đức, Ý v..v... Những vụ dính líu này càng ngày càng được phơi bày ra ánh sáng. Chúng ta hãy đọc vài sự kiện trong lịch sử thế giới cận đại (Joseph L. Daleiden, Ibid., trg. 61-62):

"Cố gắng dập tắt mọi sự chống đối các giáo hoàng và cái điều ám ảnh họ về sự duy trì quyền thống trị của giáo hội GiaTô vẫn tiếp tục qua các thời đại. Tuy nhiên, trong thế kỷ này, nó có tính chất của một hành động bảo toàn lực lượng mà giáo hội dùng để bảo vệ cái quyền lực đang suy giảm của mình bằng cách liên minh với bất cứ ai mà có lợi. Sự hợp tác của các giáo hoàng với những chính quyền phát xít ở Âu Châu và Nam Mỹ cho thấy những biện pháp cực đoan ô nhục mà các giáo hoàng dùng để bảo tồn địa vị của họ.

Giáo hội chống cuộc chiến đấu giành độc lập của Mễ Tây Cơ và tuyệt thông các lãnh tụ của họ. Sau đó giáo hội chống lại sự thành lập hệ thống cộng hòa liên bang và phản đối mạnh mẽ nguyên tắc tự do tín ngưỡng trong hiến pháp Mễ Tây Cơ. Năm 1930 chính quyền hợp hiến ở Á Căn Đình bị lật đổ và một chế độ độc tài phát xít được thiết lập với tình trạng thiết quân luật. Vì chế độ mới tuyên bố trung thành với GiaTô giáo, họ được giáo hội ủng hộ mau chóng. Năm 1936 giáo hoàng nồng nhiệt liên minh với nhà độc tài phát xít Francisco Franco ở Tây Ban Nha trong nỗ lực dẹp quân phiến loạn Tây Ban Nha. Franco thưởng lại bằng cách thiết lập giáo hội GiaTô làm quốc giáo (Quyền lợi này bị bãi bỏ khi nhà độc tài Franco chết và một hiến pháp dân chủ được chấp thuận năm 1978.) Tuy nhiên, sự liên minh với Franco chỉ là một chuyện ngoài lề qua vai trò mà giáo hội sẽ đóng trong sự khởi giậy và củng cố quyền lực của Hitler và Mussolini, một vai trò mà các giáo hoàng muốn chúng ta đều quên đi. Giáo hoàng Pius XI ký một thỏa ước và hiệp định Lateran với Mussolini năm 1929, và gọi Mussolini là "người Thượng Đế gửi xuống". Bốn năm sau, đại sứ của giáo hoàng là Pacelli, sau trở thành giáo hoàng Pius XII, thúc giục đảng GiaTô bỏ phiếu cho Hitler trong cuộc bầu cử sau cùng, trước khi đảng quốc xã lên cầm quyền.

Đối với giáo hoàng thì bất cứ những sự tàn bạo nào của một chính quyền đối với nhân loại cũng không thành vấn đề chừng nào mà chính quyền đó đủ khôn ngoan để cho giáo hoàng giữ được quyền lực. Khi Ante Pavelich dựng lên một quốc gia GiaTô Croatia và giết hại trên 600.000 người, hầu hết là những người thuộc Chính Thống giáo chống đối sự thống trị của Pavelich thì Giáo hội GiaTô giữ yên lặng."

(The effort to stamp out any opposition to the popes and their obsession with maintaining the rule of the Catholic Church has continued down through the ages. In this century, however, it has been more of a rear guard action, with the Church seeking to protect its dwindling authority by making alliances with whoever would serve its interests. The collaboration of the popes with fascist governments in Europe and South America shows the shameful extremes the popes have been willing to go to, to preserve their position. The Church opposed the Mexican war of independence and excommunicated its leaders. Later the Church fought the establishment of the federal republic system and vigorously protested the inclusion of the principle of religious freedom in the Mexican constitution. ln 1930 the constitutional government was toppled in Argentina and a fascist dictatorship established, complete with martial law. Since the new regime proclaimed its allegiance to Catholicism, it was quickly supported by the Church. In 1936 the pope was eager to ally himself with Spain's fascist dictator Francisco Franco in his effort to squash the Spanish rebellion. As its reward the Catholic Church was established as the state religion. (With the approval of a democratic constitution in 1978 after the dictator's death the Church lost this privilege.) The Franco deal, however, was merely an aside to the role the Church would play in the rise of consolidation of power of Hitler and Mussolini, a role the popes would like us all to forget. Pope Pius XI signed a concordat and the Lateran Treaty with Mussolini in 1929, and called him "the man sent by Providence." Four years later, Papal Nuncio Monsignor Pacelli, who was soon to become Pius XII, urged the Catholic Party to vote for Hitler in the last German election prior to the Nazi takeover. It made no difference what atrocities a government committed against humankind as long as it was shrewd enough to let the pope retain his titular authority. When Ante Palevich set up the Catholic state of Croatia and slaughtered 600,000 persons, primarily those belonging to the Orthodox Church who opposed his rule, the Catholic Church was mute.)

Không những Giáo hội Gia Tô yên lặng trước hành động tàn bạo giết người như trên của một chính quyền Gia Tô đối với những người khác tín ngưỡng, mà gần đây, tháng 10, 1998, Giáo hoàng John Paul II còn tôn vinh, sửa soạn phong Thánh cho Hồng Y Aloysius Stepinac, người có liên hệ mật thiết với chính quyền Gia Tô độc tài ở Croatia trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến. Lý do tôn vinh? Ông Hồng Y này đã từng cộng tác chặt chẽ với phát xít Đức để chống Cộng sản. Sự tôn vinh đượm màu sắc chính trị này, cũng như cuộc viếng thăm Croatia trước đây của John Paul II, chứng tỏ Tòa Thánh đứng hẳn về phe Gia Tô Giáo trong cuộc nội chiến đang tiếp diễn ở Bosnia, đã khiến cho báo chí thế giới lên tiếng phê bình , chỉ trích.

Trong báo Chicago Tribune ngày 17 tháng 10, 1998, dưới đầu đề Lính chiến, không phải là Thánh (Soldier, not Saint), Jim Mantice viết như sau:

"Tôi bảo đảm với quý vị rằng có nhiều bằng chứng về sự hợp tác chặt chẽ giữa Stepinac và Đức Quốc xã, thí dụ như:

- Do sự bổ nhiệm của Giáo hoàng Pius XII, Stepinac là Tuyên úy danh dự của đoàn quân Ustache, đoàn quân này được đặt dưới quyền chỉ huy của Đức quốc xã .

- Stepinac được ban huân chương Đại Thánh Giá và Sao, một mề đay của Ustache mà ông thường hãnh diện đeo trong những cuộc tụ họp của Đức quốc xã.

- Hàng trăm linh mục dòng Francis, nằm trong quyền hạn và xét xử của Stepinac, là nhân viên cao cấp trong nhiều trại tập trung ở Croatia."

(I assure you that much more telling evidence tying Stepinac to the Nazis. For example:

- By appointment of Pope Pius XII, Stepinac served as honorary chaplain of the Ustache army, which was under Nazi command.

- Stepinac was awarded the Grand Cross and Star, a Ustashe medal he proudly displayed at Nazi rallies.

- Hundreds of Franciscan priests, under Stepinac's juridiction, staffed many of Croatia's concentration camps.)

Tưởng chúng ta cũng nên biết, Ustasha là một tổ chức khủng bố do một số trong hàng giáo phẩm Gia Tô ở Croatia cầm đầu, gồm có cả Hồng Y, Giám mục, Linh mục. Tổ chức này đã tàn sát hơn 600.000 dân Serb (theo Chính Thống Giáo), dân Do Thái và Gypsies, và Vatican có liên hệ mật thiết với tổ chức này. (Chicago Tribune, July 23, 1997, Associated Press: "Ustashas who controlled Croatia during the war exterminated hundreds of thousands of Serbs, Jews and Gypsies and historians have denounced the Vatican for maintaining ties to the regime led by Ante Palevich). Một nhân vật có "thành tích" như vậy mà được tôn vinh để sửa soạn phong Thánh thì chuyện phong 117 Thánh ở Việt Nam cũng chẳng lấy chi làm lạ.

Quý độc giả nào muốn biết thêm vế nhân vật Stepinac xin đọc cuốn Lò Thiêu Sống Của Vatican (The Vatican's Holocaust) của Avro Manhattan, trong đó có hình ảnh Stepinac, khi đó còn là Tổng Giám Mục, ngồi cạnh những lãnh tụ Đức quốc xã, cùng hình ảnh linh mục cắt cổ dân Serb, hoặc dồn một đám đông dân Serb vào trong giáo đường của họ rồi thiêu sống tập thể...

Sau đây, tôi xin trích dẫn thêm một tài liệu, nói về vai trò của giáo hội trong lịch sử Việt Nam cận đại (Daleiden, Ibid., trg. 62):

"Spelllman là người chủ chốt của giáo hoàng làm cho Mỹ tham chiến sâu đậm ở Việt Nam. Theo một bức thư chính thức của Vatican, giáo hoàng "dùng Spellman để khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam."

Mọi viện trợ nhân đạo cho miền Nam đêu đi qua các cơ sở của giáo hội Gia Tô và chỉ có những người Gia Tô là được Diệm bổ nhiệm vào trong chính phủ. Tuy rằng những chính sách như vậy đưa đến việc cải đạo hàng loạt, số tín đồ Gia Tô chỉ chiếm vào khoảng từ 12 tới 13 phần trăm của dân số miền Nam. Không lạ lùng gì mà khối đa số Phật Giáo bất bình đưa đến việc công khai chống đối chính sách của Diệm. Tình trạng ngày càng suy kém, Diệm đã dùng đến biện pháp bắt giữ hàng loạt, đàn áp Phật tử, đóng cửa chùa chiền và tu viện. Qua kinh nghiệm quá khứ, Giáo hội chắc hẳn đã biết rằng sự đàn áp chỉ làm cho lý tưởng mạnh hơn. Trước sự quan sát kinh hoàng của thế giới, giới Phật tử đã phải dùng tới hành động chống đối tiêu cực rốt ráo và nhiều tăng sĩ đã tự thiêu. Trong những khoảng thời gian đáng sợ đó, tôi, một tín đồ GiaTô, không nhớ có một lời chỉ trích chính sách của Diệm từ một linh mục hay giám mục GiaTô nào. Tuy nhiên, sự việc đã lên quá mức đối với Tổng Thống John Kennedy, ông ta thôi không ủng hộ Diệm nữa. Ít lâu sau đó Diệm bị hành quyết trong một cuộc lật đổ chính quyền. Qua cái diễn tiến kinh khủng này vai trò của giáo hội đã theo đúng cái tiến trình lịch sử nhơ nhớp của giáo hội."

(Spellman was the papal point man to lead America into deeper involvement in Vietnam. According to a Vatican official letter, the pope "turned to Spellman to encourage American commitment to Vietnam."

All US relief to the South was funneled through the Catholic Church's agencies and only Catholics were appointed to government positions by Diem. Although

these policies resulted in a wave of conversions, Catholics still made up only about 12 to 13 percent of the South Vietnamese population. Not surprisingly, the resentment among the Buddhist majority soon resulted in their open resistance to Diem's policies. As the situation deteriorated, Diem resorted to mass arrests and suppression of the Buddhists, closing shrines and monateries. As the Church should have known from its own early experience, persecution can only strengthen a cause. As a horrified world watched, the Buddhists resorted to the ultimate act of passive resistance and several monks set themselves ablaze. During these terrible times, when I, too, was a Catholic, I don't recall one word of criticism of Diem's policies from a Catholic priest or bishop. However, it finally became too much for President John Kennedy, who withdrew US support for Diem. Diem was soon executed in a coup. Throughout this dreadful ordeal the role of the Church followed true to the course of its sordid history.)

Qua những tài liệu lịch sử sơ lược kể trên, có thể nào chúng ta tin được lời tuyên truyền của Giáo hội về hình ảnh "Thánh thiện" của Giáo hội hay không? Lịch sử đã chứng minh rằng, những điều mà Giáo hội tuyên truyền là xuất phát từ Ki Tô Giáo như nền văn minh Tây phương, ý niệm về tự do, nhân quyền v..v.. lại chính là những điều mà giáo hội chống đối và giật giải quán quân về vi phạm. Sau đây tôi xin đi vào chi tiết của vài điểm tự nhận của Giáo hội và chứng minh rằng những điểm tự nhận này chỉ là những lời tuyên truyền hoàn toàn sai với sự thực của giáo hội trong sách lược lừa dối giáo dân.

6.1. Giáo hội và nền văn minh Âu Mỹ.

Giáo hoàng và giáo hội luôn luôn nhập nhằng lấy cái nền văn minh Âu Mỹ làm nền văn minh KiTô. Giáo hoàng John Paul II phát biểu là "Một nền văn minh xứng đáng với con người phải là nền văn minh KiTô." Hồng Y Spellman khi sang Việt Nam ủy lạo binh sĩ Mỹ cũng khẳng định họ "đang chiến đấu để bảo vệ nền văn minh KiTô Tây phương."

Chúng ta đã thấy những chính sách đốt sách vở của GiaTô giáo, chính sách tiêu diệt các nền văn hóa địa phương, giết người ngoại đạo, bách hại dân Do Thái, và đàn áp các khoa học gia vì những khám phá của họ ngược với Thánh Kinh v..v.. Vậy nền văn minh KiTô là nền văn minh nào, có phải là nền văn minh hiện thời không? Có bao nhiêu khoa học gia, tư tưởng gia, triết gia tuyệt đối tin vào KiTô giáo đã đóng góp cho nền văn minh hiện đại và đóng góp những gì? Hay là nền văn minh hiện đại bắt nguồn từ Galilei rồi phát triển qua những khoa học gia, tư tưởng gia mà giáo hội đã không còn quyền hành để thiêu sống hay bắt giam nữa.

Chúng ta cũng đã biết, khi Giáo hội Gia Tô La Mã nắm quyền thống trị ở Âu Châu thì đã kéo bức màn "man rợ và đen tối trí thức" phủ lên Âu Châu trong 10 thế kỷ. Sau thời đại hắc ám này, chúng ta thấy xuất hiện ở Âu Châu những thời đại Phục sinh (Renaissance), thời đại Khai sáng (the age of Enlightenment), thời đại lý trí (the age of reason), thời đại cách mạng khoa học (the age of scientific revolution), thời đại phân tích (the age of analysis), thời đại kỹ nghệ (the industrial age) v...v... Tất cả những thới đại này lập thành nền văn minh hiện nay của Tây phương, và lịch sử đã chứng minh rằng, Giáo hội Gia Tô đã hết sức ngăn chặn sự phát triển trí thức của nhân loại này nhưng đã hoàn toàn thất bại. Các đại tư tưởng gia Tây phương như Voltaire, Montesquieu, Rousseau, Victor Hugo, Thomas Paine v...v.. là những người đi tiên phong trong vấn đề cải cách xã hội, đề xướng quyền tự do và nhân quyền của con người. Tác phẩm của họ đều bị Giáo hội giam chặt trong cái gọi là "danh sách những tác phẩm cấm tín đồ đọc" (Index of banned books). Những khoa học gia tiên phong của cuộc cách mạng khoa học như Copernicus, Kepler, Bruno, Galileo v...v... đều bị Giáo hội dùng "bạo quyền thắng sự thật" giam cầm hoặc thiêu sống. Vậy, có thể tin được chăng, nền văn minh Tây phương là nền văn minh Ki Tô? Có lẽ chúng ta nên duyệt qua vài tài liệu lịch sử để thấy thực chất của Gia Tô La Mã Giáo trong nền văn minh Tây phương như thế nào.

Trước hết, chúng ta cần biết là nền văn minh Âu Mỹ được xây dựng trên những tư tưởng khai phóng về những quyền tự do căn bản của con người như tự do tín ngưỡng, tự do suy tư v..v.., những quyền mà giáo hội luôn luôn chống đối, và những thành quả khoa học với kết quả làm tăng mức sống thoải mái của con người. Giáo hội đã góp được những phần nào trong sự tiến bộ của con người qua các thời đại? Hàng giáo phẩm Gia Tô, với nhiệm vụ chăn dắt tín đồ, đã làm những gì để mở mang đầu óc của những tín đồ ngoài một số tác phẩm về Thần học mà mục đích chỉ để bảo vệ các tín lý giáo hội đưa ra, giữ tín đồ trong vòng mê tín, ngu muội. Điều này chúng ta có thể thấy rõ khi khảo sát về thực chất đào tạo những cán bộ lãnh đạo Gia Tô Giáo, các linh mục, giám mục, của Giáo hội Gia Tô, và từ đó suy ra sự đóng góp của họ trong nền văn minh Âu Mỹ.

Linh Mục Joseph McCabe mô tả về sự đào tạo linh mục vào khoảng đầu thế kỷ 20 trong cuốn Sự Thực về Giáo Hội Gia Tô (The Truth About The Catholic Church, trang 89-90) như sau:

"Các linh mục được tuyển mộ khi còn rất trẻ tuổi, và thường được tuyển trong giới ít học. Trong mọi quốc gia, hiện nay giáo hội gặp khó khăn trong việc tuyển mộ những người xứng đáng, và do đó phải hạ thấp nhiều tiêu chuẩn về khả năng. Như là một quy luật, được chọn vào làm nghề linh mục là những thanh niên trẻ, đối với họ việc tấn phong linh mục có nghĩa là được thăng lên một địa vị và uy tín mà với những khả năng của họ, họ không thể đạt được ở ngoài đời.

Điều này đặt cái gánh nặng đào tạo họ hầu như hoàn toàn vào trong tay giáo hội, và sở học của họ thường rất nghèo nàn. Rất ít linh mục đọc được những tác phẩm của những tác giả viết bằng tiếng La Tinh (trừ Ceasar), hay là hiểu Horace, Tacitus, hay Juvenal. Về tiếng Hi Lạp, như là một quy luật, họ chỉ có một kiến thức sơ đẳng mà họ thường quên ngay. Về khoa học, lịch sử, và triết lý, theo cái nghĩa hiện đại, như là một quy luật, họ không có một kiến thức nào.

Khoa học được dạy trong một số rất ít các trường huấn luyện Linh mục và cũng chỉ ở trình độ sơ đẳng và trong một thời gian ngắn. Sử học được trình bày trong vài bài về lịch sử Ca Tô, do các tác giả Ca Tô viết.

Về khoa học và sử học, tôi không được học một bài nào trong suốt thời gian đào tạo, và, như tôi đã nói, cái "triết học" mà tôi học được chỉ liên hệ đến triết học hiện đại một cách ít ỏi như là sự liên hệ của khoa chiêm tinh học với thiên văn học.

Cái nền giáo dục mà giáo hội ban cho tôi đã được chứng tỏ rõ ràng khi tôi "trở lại đời". Tôi không thể kiếm được một chân dạy học với đồng lương 10 đô la một tuần. Ông Forbes, bạn tôi, sau khi khảo sát kiến thức của tôi, rất tiếc mà bảo tôi rằng, sở học của tôi thật là vô dụng. 3 Linh mục đồng nghiệp của tôi lặng lẽ bỏ giáo hội ra kiếm sống ở ngoài đời. Cả 3 đều thất bại và phải quay trở lại giáo hội. Giáo hội chắc chắn là có nhiều linh mục như vậy."

(Recruits are now sought at a very early age, and usually from the less educated class...The Church now, in all countries, has a difficulty in securing the proper type of recruits, and the theoretical qualifications have to be considerably lowered. As a rule, the priesthood is recruited by the adoption of young boys to whom ordination means promotion to a position and prestige which their personal merits would not otherwise obtain for them. This casts the burden of their training almost entirely upon the Church, and their education is generally very poor. Very few priests could read any Latin author (except Ceasar) at sight, or make much sense of Horace, Tacitus, or Juvenal. Of Greek they have, as a rule, received only an elementary knowledge, which they soon forget. Of science, history, and philosophy, in the modern sense, they, as a rule, know nothing. Science is taught in very few training-colleges for the clergy, and then only in the most elementary form and for a very short time. History is represented only by a few lessons, from Catholic writers, on Church history... In science and history I did not receive one single lesson in the whole course of my training; and, as I said, my "philosophy" had as little relation to modern philosophy as astrology has to astronomy. The value of the education given to me in the Church was made plain the moment I returned to "the world"...I could not get a position as a teacher at ten dollars a week. My friend Mr. Forbes, regretfully told me, after a short examination, that my "education" was quite useless...Three of my colleagues secretly left the Church and tried to earn their living. Each failed, and had to return..The Church must have a high proportion of such men.)

Linh Mục James Kavanaugh, trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Nhận Xét về Giáo Hội Lỗi Thời Của Ông (A Modern Priest Looks at His Outdated Church", trg. 20-21), có kể về sự huấn luyện các linh mục như sau:

"Sau Trung học tôi theo học 4 năm cho đến khi tôi được nhận là có đủ khả năng làm Linh mục. Trong học trình của tôi, rất hiếm khi bàn đến những nghi vấn hay quan niệm mà thường là hoặc trắng hoặc đen.

Thí dụ như, trong môn triết học, chúng tôi học qua Berkeley, Hume, và Kant chỉ trong vòng 1 tuần lễ..Chúng tôi phải học thuộc lòng từng mỗi đề luận và định nghĩa và chứng minh rằng "lý trí" chỉ có thể dẫn một người lương thiện đến niềm tin. Chúng tôi là những người chân thật duy nhất vì chúng tôi đã bênh vực bằng "lý trí" tất cả những giáo lý về đạo đức của giáo hội. Giáo hội Gia Tô chống ly dị và kiểm soát sinh đẻ, chống tự do ngôn luận và tự do tư tưởng, chống sự giải thoát con người khỏi những cơn đau đớn, chống ngoại tình, tất cả đều là những kết luận hiển nhiên của một "lý trí" không bị che mờ bởi ham muốn và lòng kiêu hãnh. Sự hiện hữu của hàng triệu người "không có lý trí" có vẻ như là không quan trọng đối với giáo hội... Đó là một nền giáo dục không có sự đồng tình, một sự huấn luyện không có sự giúp đỡ. Tôi nghe những gì họ muốn tôi nghe, và nói những gì ban giám đốc mong muốn tôi nói như vậy. Người nào chống đối thì bị gạt ra ngoài. Chỉ có những người phục tùng luật lệ, hay những kẻ ngây thơ, tiêu cực mới tồn tại. Sáng kiến không được khuyến khích trừ phi đi theo đường lối đã được chấp nhận. "Tà đạo" là danh từ để chấm dứt mọi luận cứ, và "Giáo hội dạy rằng" là nghị trình nhỏ hẹp của mọi tranh luận. Tôi không được giáo dục mà được nặn thành. Tôi không được khuyến khích suy nghĩ mà chỉ được huấn luyện để bênh vực giáo hội. Người ta không muốn tôi suy tư mà chỉ muốn tôi học thuộc lòng.

Chúa ơi! Tôi đã trở thành cái gì? Người đòi hỏi tôi dẫn dắt con chiên với sự yếu kém của xác thịt tôi, phục vụ những người đang vật lộn với tội lỗi, và tôi đã trở nên một người cứng rắn và thoải mái trong sự phục vụ chính mình. Tôi không phải là "một đấng Ki Tô khác", (Giáo lý Gia Tô nhét vào đầu những tín đồ có đầu mà không có óc cái giáo lý giáo hội bịa ra để ngự trị trên đám tín đồ là: "Cha cũng như Chúa". Chẳng thế mà gần đây ở trong nước, trước những lời than phiền của giáo dân về sự bê bối của các Cha thì có ông Giám mục răn rằng: "Các con đừng có nói hành các Cha mà mắc tội với Chúa." (xin đọc bức thư ngỏ của LM Nguyễn Hữu Trọng gửi Giáo Hoàng và Hồng Y Phan Đình Tụng, đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập 2; TCN)) và tôi cũng không hẳn là một con người. Tôi chỉ là một tù nhân, một mẫu mực được tổng hợp, một kẻ bênh vực cho một quá khứ mệt mỏi.

Chúa ơi! Nếu tôi sẽ trở thành một linh mục thì trước hết hãy để cho tôi làm một con người đã. Đừng bắt tôi phải trốn đằng sau cái cô áo thày tu, chức tước, cái bề ngoài giả dối của tôi. Đừng bắt tôi phải đưa ra những câu trả lời mà chính tôi không còn tin, hoặc bắt tôi phải đúc nặn giáo dân thành những người không có nhân tính và những người đần độn chỉ biết tuân phục. Hãy để cho họ biết đến những nghi vấn do chính miệng tôi nói ra, và hãy để cho họ nói ra những nghi vấn của họ một cách thật thà. Đừng để cho tôi trói buộc họ vào giáo luật và địa ngục, hoặc làm họ sợ hãi với những câu chuyện về cái chết bất ngờ..." (I studied four years after college until I was declared ready to be a priest. My studies spoke seldom of doubts or opinions and most frequently of blacks and whites.. In philosophy, for example, we could handle Berkeley, Hume, and Kant in a single week... We memorized each thesis and definition and proved that "reason" could only lead an honest man to faith. We were the only honest men as we defended by "reason" all the moral teachings of the Church. Catholic opposition to divorce and birth control, to freedom of speech and thought, to mercy killing and adultery were all the obvious conclusions of a "reason" unclouded by passion and pride. It did not seem important that there were millions of "unreasonable" men...It was an education without sympathy, a training without recourse. I heard what I was supposed to hear, and said what the administration expected me to say. Rebels were weeded out. Only the strong and legal-minded, or the naive and passive, could last. Creativity was discouraged unless it pursued the accepted patterns wich cautious minds approved. "heresy" was a word which ended every argument, and "the Church teaches" was the narrow outline of every debate. I was not educated, I was formed. I was not encouraged to think, but trained to defend. I was not asked to reflect, but to memorize. ...My God! What have I become? You asked me to minister with the weakness of my flesh, to serve the struggling sinner, and I have grown rigid and comfortable in the service of myself. I am not "another Christ," I am not even a man, I am only a prisoner, a synthetic paragon, a defender of the tired past. O God! If I am to be a priest, first lat me be a man. Do not let me hide behind my collar, my titles, my false front. Do not make me give answers I do not believe, nor mold men into impersonal and uncomplaining dolts. Let them know my doubts from my own lips, and let them tell me honestly of theirs. Let me not bind them with law and hell, nor frigten them with tales of unexpected death...)

Linh Mục Emmett McLoughlin mô tả thực chất giáo dục Gia Tô trong việc đào tạo Linh mục như sau, trong cuốn Văn Hóa Mỹ và các Trường Học Gia Tô (American Culture and Catholic Schools, trg. 36 -37):

"Tôi không được học để suy nghĩ. Từ những năm của thời thơ ấu qua thời kỳ thiếu niên bối rối (trong nhà Dòng) cho đến khi thành người lớn, đầu óc tôi bị đúc trong một mô thức trí thức cũng như là được đúc trong bê tông.

Sự tiếp cận khoa học của tôi trong 21 năm là một cua về vật lý sơ đẳng. Trong 12 năm, tôi chẳng học được gì về văn học nổi tiếng của hoàn cầu. Những ánh sáng trí thức này được giam chặt trong Danh Sách Những Cuốn Sách Cấm Đọc của Giáo hội.

Nói ngắn gọn - tôi không được giáo dục - tôi chỉ bị tẩy não. Tôi đã đạt đến trình độ khô cứng của sự hiểu biết trí thức xoàng xĩnh.

Tôi đã trở nên một người máy, một linh mục với những lễ nghi thiêng liêng không rõ ràng, vô nghĩa ở sự hiệu quả của chúng cũng như là những bài ca của các thầy Pháp Haiti.

Tôi là một kỹ thuật viên của giáo hội được huấn luyện để đúc nặn những bộ óc trẻ, dễ uốn nắn... "

(I did not learn to think. As the years of childhood slipped through a frustrated adolescence (in the seminary) into the days that were supposed to be those of manhood, my mind was molded in an intellectual pattern as effectively as though it had been cast in concrete. The closest approach to science that I experienced in those 21 years was that a non-laboratory course in elemental physics...Of the world's really great literature, in 12 years I learned practically nothing. Its greatest lights were locked in the prison of the Index of Forbidden Books.

In short, I was not educated. I was merelyendoctrinated. I had achieved the level of the rigor mortis of intellectual mediocrity. I had become an automaton, a priest of sacred, half known rites as meaningless in the efficacy as the chants of a Puerto Rican woodoo priest. I was an ecclesiastical technician trained to mold other young, pliable minds...)

Kiến thức của các giám mục, linh mục cũng được Linh Mục Trương Bá Cần nhận định như sau trong cuốn Nguyễn Trường Tộ: Con Người Và Di Thảo:

"Về Tây học, thì ông (Nguyễn Trường Tộ) quả có được các linh mục thừa sai và, đặc biệt, Giám mục Gauthier dạy cho tiếng Pháp và truyền đạt một số kiến thức khoa học, chỉ có thể là, rất phổ thông...vì các thừa sai thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài (MEP) tuyệt đại bộ phận chỉ học xong chương trình phổ thông, rồi vào các đại chủng viện học làm linh mục để gởi đến các nước truyền đạo".

Từ những tài liệu trên, viết bởi các linh mục, chúng ta thấy rằng, mục đích đào tạo các linh mục là biến họ thành những cái loa phóng thanh của Tòa Thánh Vatican, chứ không phải để mở mang đầu óc con người, mà trái lại để tẩy não, gò bó đầu óc con người theo một chiều hướng nhất định và do đó, những linh mục sau khi tốt nghiệp cũng giống như những con ngựa bị che mắt, chỉ biết đi theo một hướng nhất định. Cái hướng nhất định này là dùng mọi thủ đoạn để thu nhặt tín đồ, vơ vét của cải thế gian, và bảo vệ những tín lý của Gia Tô Giáo qua những luận cứ Thần học mập mờ, ngoài khả năng phán đoán của đa số tín đồ ít họcư. Với phương cách giáo dục như vậy, các linh mục khó có thể rời bỏ giáo hội vì kiến thức của họ không thể dùng được ở ngoài đời. Địa vị, uy tín, và đời sống thoải mái về vật chất trong sự kính trọng, qụy lụy của giáo dân cũng là những yếu tố quan trọng để ngăn linh mục bỏ giáo hội. Phương cách huấn luyện và nắm giữ linh mục như trên đã tạo ra một mẫu người nô lệ giáo điều, giáo hoàng và tòa Thánh một cách hết sức mù quáng. Và chính giới linh mục này đã góp phần không nhỏ trong việc uốn nắn đầu óc tín đồ theo chủ trương của giáo hội, dù trong thâm tâm có thể có nhiều vị không tin ngay cả những điều mình rao truyền cho đám tín đồ kém hiểu biết.

Tuy nhiên, không phải tất cả những linh mục được đào tạo như trên đều cam tâm tự nguyện làm nô lệ cho Tòa Thánh suốt đời. Nhiều vị, qua sự học hỏi cá nhân, vượt ra ngoài khuôn phép "Giáo hội dạy rằng", đã thấy rõ thực chất của tôn giáo và Giáo hội của mình, và đã dũng cảm thoát ra khỏi cái mà Tiến sĩ Barnado gọi là Bóng Tối Dày Đặc của Ý Thức Hệ La Mã (The Thick Darkness of Romanism), và cho ra những tác phẩm soi sáng sự thật cho nhân loại. Chính họ là những người biết rõ bản chất của Giáo hội và thực chất của những giáo điều, tín lý trong Gia Tô Giáo La Mã hơn ai hết, và nhờ những tác phẩm nghiên cứu nghiêm túc, cộng với những suy tư trí thức của ho, mà ngày nay chúng ta có thể biết rõ sự thực về mọi khía cạnh của đạo Gia Tô. Những tác phẩm của Tổng Giám Mục Peter de Rosa, của Giám Mục John Shelby Spong, của các Linh mục Jean Mesnier, Joseph McCabe, Emmett McLoughlin, James Kavanaugh, Andrew M. Greeley, David Rice, Leonardo Boff, Ernie Bringas, Georges Las Vergnas Charles Davis v...v... cũng đủ để cho chúng ta biết khá tường tận về đạo Gia Tô, khoan kể đến những tác phẩm nghiên cứu của các nhà Thần học Hans Kung, Edwards Schillebeeckx v...v..., và của hàng trăm học giả, giáo sư đại học, chuyên gia nghiên cứu về tôn giáo.

Đã đành rằng, trong hàng giáo phẩm Gia Tô cũng có những vị đóng góp cho nền văn minh Âu Mỹ qua những công cuộc khảo cứu về khoa học và xã hội nhưng số này quả thật hiếm hoi, và Giáo hội đã hoặc khai trừ họ, hoặc thiêu sống họ (Bruno), vì những đóng góp của họ không phù hợp với những giáo điều Gia Tô, cho nên phải nói rằng, nền văn minh Âu Mỹ không phải là nền văn minh Ki Tô như Giáo hội thường nhập nhằng tự nhận. Vài tài liệu sau đây sẽ chứng tỏ điều trên. Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về cuộc cách mạng khoa học ở Âu châu, khởi điểm cuả nền văn minh Âu Mỹ hiện đại.

Cuộc cách mạng khoa-học ở Tây phương phát khởi từ thế kỷ thứ 16, phát triển mạnh trong thế kỷ thứ 17, mở đầu bằng những công trình khảo cứu và tư tưởng của NicolausCopernicus (1473-1543), Giordano Bruno (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642), Johannes Kepler (1571-1630) v...v...Người ta gọi đó là 1 cuộc cách mạng khoa học, bởi vì nhờ đó mà Tây phương thoát ra khỏi cảnh tăm tối đã kéo dài gần 1000 năm, từ năm 476 tới năm 1473. Thời gian này thường được gọi là thời Trung Cổ và cũng còn được gọi là thời kỳ đen tối hay thời kỳ hắc ám (Dark Ages). Chính trong khoảng thời gian này, Tây phương đã bị thống trị bởi một ý thức hệ tôn giáo độc tôn. Những giáo điều, tín lý của Gia Tô La Mã Giáo cộng với quyền hành của hàng giáo phẩm Gia Tô ở địa vị nắm quyền, hay liên kết với những chính quyền đương thời, đã ngăn chặn sự phát triển khoa học và tự do tư tưởng của con người. Mọi khám phá khoa học, mọi tư tưởng trái ngược với Thánh Kinh đều bị lên án là 'tà đạo" (heretics), phải diệt trừ. Do đó, cũng chính trong khoảng thời gian này, Tây phương phải chịu đựng, như chúng ta đã biết, 8 cuộc Thánh Chiến (Crusades) và hàng trăm ngàn các vụ xử án dị giáo (Inquisitions), với kết quả là nhiều triệu người gồm già, trẻ, lớn, bé, trai, gái đã bỏ mạng vì, hoặc bị tàn sát, có khi tập thể; hoặc bị tra tấn bởi những dụng cụ tra tấn kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại; hoặc bị treo cổ, hoặc bị thiêu sống v...v..., tất cả chỉ vì họ không chấp nhận hay có những tư tưởng ngược với Thánh Kinh.

Cuộc cách mạng khoa học đã gây nên hai ảnh hưởng to lớn trong giới khoa học và ngoài xã hội dân gian. Trong giới khoa học, đó là khởi điểm của của các tiến bộ khoa học về sau. Trong xã hội đại chúng, đó là khởi điểm của sự đạp đổ nền độc tài tôn giáo và những giáo điều lỗi thời, vì những khám phá khoa học mới đã có tác dụng mở mang dân trí, điển hình là cuộc cách mạng năm 1789 tại Pháp mà kết quả là tước bỏ quyền hành của giới lãnh đạo tôn giáo trong quần chúng. Muốn hiểu rõ những điều này, có lẽ chúng ta nên duyệt sơ sự diễn tiến của cuộc cách mạng khoa học, một cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Tây phương được viết trong các sách giáo khoa mà bất cứ sinh viên đại học nào học về khoa học cũng phải biết.

Trong thời Trung Cổ, tuy cũng có những tiến bộ về khoa học và toán học, nhưng về nhân chủng học và vũ trụ học, tất cả đều dựa trên Thánh Kinh, một cuốn sách tuy viết bởi nhiều người trong nhiều thế kỷ sau khi Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thánh giá, được coi chính là lời của Thượng Đế, do đó không thể sai lầm. Theo sự đoan quyết của các nhà thần học Thiên Chúa Giáo, dựa trên Thánh Kinh, thì trái đất là trung tâm của vũ trụ. Mặt trời và các hành tinh khác đều do các thiên thần quay xung quanh trái đất. Trên trái đất là một vòm trời cứng bằng đồng thau để giữ nước ở phía trên và có những cánh cửa mở để nước rơi xuống thành mưa theo hứng của Thượng Đế. Những sao trên trời là những ngọn đèn mà tối tối Thượng Đế mang ra treo. Vì là những lời của Thượng Đế trong Thánh Kinh nên sự giải thích trên không thể sai lầm. Bất cứ quan niệm nào không phù hợp với quan niệm trên đều bị coi là "tà thuyết" và, theo Thánh Philastre, đương nhiên "sai lầm đối với tín ngưỡng Gia-Tô" (Any other view, St. Philastrius declared "false to the Catholic faith" ("Science and Theology" by Andrew Dickson White)).

Nhưng vào đầu thế kỷ 16, Nicolaus Copernicus, một nhà thiên văn người Ba Lan, đã đưa ra một khám phá mới: đó là, không phải là mặt trời và các hành tinh quay xung quanh trái đất, mà chính là trái đất và các hành tinh quay xung quanh mặt trời. Copernicus không dám phổ biến khám phá này như là một sự thực khoa học. Nhưng cuối cùng ông cũng xuất bản một cuốn sách là "Chuyển động quay của các thiên thể" (Revolutions of the Heavenly Bodies) trong đó có ghi những khám phá của ông. Cuốn sách vừa được xuất bản thì Copernicus qua đời. Trong phần đề Tựa của cuốn sách, bạn của Copernicus là Osiander đã khéo léo trình bày công trình khảo cứu của Copernicus như là một giả thuyết (hypothesis) hay là một nghịch lý (paradox). Do đó Tòa Thánh cũng làm ngơ và cho phép các nhà thần học thỉnh thoảng được bàn tới "giả thuyết" của Copernicus. Sự chống đối trong giới khoa học tuy có nhưng chỉ ngấm ngầm, không ai dám lên tiếng coi thuyết của Copernicus là một chân lý, vì sợ bị kết án là tà đạo.

Tuy nhiên, có một triết gia thuộc loại "uy vũ bất năng khuất", đó là Giordano Bruno, một ông linh mục dòng Đa Minh người Ý. Bruno không những đồng ý với Copernicus mà còn táo bạo hơn, đưa ra quan niệm là ngoài thế giới chúng ta đang sống có thể còn có nhiều thế giới tương tự khác nữa. Điều này trái với lời của Thượng Đế trong Thánh Kinh: "Trái đất là trung tâm của thế giới duy nhất mà chúng ta đang sống."

"Do đó, Bruno bị bắt giam trong 6 năm. Sau cùng, vì không chịu thay đổi quan niệm để được tự do, ông bị đưa ra tòa án xử dị giáo, kết án là có tội, tuyệt thông và bị tuyên án thiêu sống. Ông bị các Linh mục, những người được dạy phải yêu kẻ thù, dẫn từ nhà tù ra nơi hành hình. Ông bị cột vào một cọc xung quanh có chất củi. Rồi các Linh mục, tín đồ của Chúa Ki-Tô, châm lửa và thiêu sống vị Thánh tử đạo vĩ đại nhất, hoàn hảo nhất từ xưa tới nay." [He believed in a plurality of worlds, in the rotation of this, in the heliocentric theory. For these crimes, and for these alone, he was imprisoned for six years. He was offered his liberty, if he would recant. Bruno refused to stain his soul by denying what he believed to be true. He was tried, condemned, excommunicated and sentenced to be burned. He was taken from his cell by the priests, by those who loved their enemies, led to the place of execution..He was chained to a stake and about his body the wood was piled. Then priests, followers of Christ, lighted the fagots and flames consumed the greatest, the most perfect martyr, that ever suffered death. ("Ingersoll The Magnificient" By Joseph Lewis)].

Năm 1616, kính thiên văn đầu tiên của Galilei đã làm cho vòm trời trong Thánh Kinh rớt ra từng mảng. Công cuộc khảo cứu của Galileo Galilei dựa trên sự quan sát thiên văn qua hàng loạt những kính thiên văn ngày càng tân kỳ hơn, đã thực chứng quan niệm của Bruno và đồng thời khẳng định thuyết của Copernicus như là một chân lý khoa học. Chúng ta đã biết, năm 1633, dưới triều Giáo Hoàng Urban VIII, tòa án xử dị giáo đã buộc Galilei phải sửa đổi khám phá khoa học của ông cho phù hợp với Thánh Kinh, nghĩa là mặt trời quay xung quanh trái đất, và biệt giam ông tại nhà cho đến khi ông chết vào năm 1642. Vì trường hợp của Galileo đã nói lên phần nào tinh thần tôn trọng sự thật và bất khuất của các khoa học gia, và vì Galileo được coi như là người đã mở một kỷ nguyên mới cho nền khoa-học tân tiến Tây phương, nên tôi nghĩ kể lại vài dòng về trường hợp của ông cũng không phải là vô ích (B. S. Rajneesh, Linh Mục và Chính Trị Gia: Những Mafia của Linh Hồn (Priests and Politicians: Mafia of the Soul, trg. 27):

"Năm 1633, khi Galileo, dựa trên những dữ kiện khoa học không thể phủ nhận, đoan quyết trong một cuốn sách khảo cứu thiên văn của ông rằng: không phải là mặt trời quay xung quanh trái đất mà chính là trái đất quay xung quanh mặt trời, thì ông bị kéo ra trước tòa án dị giáo của giáo hoàng Urban VIII. Khi đó ông đã già, gần chết. Giáo hoàng phán: "Trước khi chết, ngươì hãy sửa lại điều trên vì nó ngược lại với thánh kinh. Bất cứ điều nào ngược với thánh kinh đều đương nhiên sai lầm, vì thánh kinh là lời của Thượng Đế. Galileo là một khoa học gia vĩ đại, dù đã 80 tuổi, sắp chết, nhưng vẫn còn đầy đủ óc khôi hài tuyệt vời. Ông nói: Không thành vấn đề, tôi sẽ sửa lại lời tôi viết, tôi sẽ viết lại trong sách của tôi đúng như lời Thượng Đế đã viết trong thánh kinh - nghĩa là mặt trời quay xung quanh trái đất. Nhưng có một điều tôi cần trình ngài rõ: cả trái đất lẫn mặt trời đều không đọc sách của tôi. Và sự thực thì, trái đất sẽ tiếp tục quay xung quanh mặt trời. Nếu ngài nhất định muốn biết tại sao thì tôi có đầy đủ bằng chứng. Tôi đã dùng cả đời tôi để nghiên cứu vấn đề này, và những người có đầu óc khoa học đều tuyệt đối đồng ý với sự khám phá của tôi. Trước sau gì rồi ngài cũng phải đồng ý vì không ai có thể chống lại sự thực lâu dài."

(Galileo was a great scientist who, even at the age of eighty, when he was dying, had such a beautiful sense of humor. He said: There is no problem. I will change it; I will write in my book exactly what God has written in the bible - that the sun goes around the earth. But one thing I must make clear to you: neither the sun reads my book nor the earth reads my book. As far as reality is concerned, the earth will continue going around the sun. And why should you insist? Because I have every proof; I have devoted my whole life to the search, and all those who have a scientific mind are in absolute agreement with me. Sooner or later you will have to agree because one cannot remain against truth for long.)

Tuy vậy Galileo vẫn bị buộc phải sửa đổi sự thực khoa học ông đã viết trong sách, bị kết án là "lạc đạo" và bị biệt giam tại nhà cho đến khi ông chết, năm 1642. Nhưng lời tiên đoán của ông đã thành sự thực, tuy hơi chậm. 359 năm sau, ngày 29 tháng 10 năm 1992, giáo hoàng John Paul II, tuyên bố vụ án Galileo là một sai lầm và phục hồi danh dự cho Galileo, sau khi một ủy ban gồm những bộ óc thượng thặng của toà thánh nghiên cứu trong 13 năm về vấn đề Galileo. 13 năm dùng để nghiên cứu một vấn đề mà đối với toàn thế giới đã rõ như ban ngày từ mấy trăm năm nay, 13 năm tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của giáo dân đóng góp để kiếm ra một kẽ hở hòng biện hộ cho Giáo hội trong vụ án Galilei nhưng không thành công, để cuối cùng phải thú nhận sự sai lầm của Giáo hội.

Ngoài ra, cùng thời với Galilei còn có nhà thiên văn và toán học người Đức là Johannes Kepler. Không những Kepler đồng ý với Copernicus và Galilei mà ông còn đưa ra 3 định luật về cơ học các thiên thể (celestial mechanics) để mô tả một cách vô cùng chính xác sự

chuyển động của các hành tinh, trong đó có trái đất, xung quanh mặt trời.

Kepler cũng bị Tòa Thánh bắt bớ giam cầm trong nhiều năm, nhưng các khoa học gia khác như Descartes, Fermat, Newton v...v...tiếp tục phát minh ra những khám phá mới. Rút cục, giáo hội Gia Tô chỉ còn biết đưa ra sắc lệnh lên án các kết quả khảo cứu của Copernicus và Galilei là sai lầm thí dụ như:

"Điểm thứ nhất, nói rằng mặt trời là trung tâm và không quay xung quanh trái đất, là điên rồ, vô nghĩa, sai lầm theo thần học, và là tà thuyết vì trái ngược hẳn với Thánh Kinh; và điểm thứ hai, nói rằng trái đất không phải là trung tâm mà lại quay xung quanh mặt trời , là vô nghĩa, sai lầm theo triết lý, và ít nhất từ quan điểm thần học, đối nghịch với chân tín ngưỡng"

(The first proposition, that the sun is the centre and does not revolve about the earth, is foolish, absurd, false in theology, and heretical, because expressely contrary to the Holy Scriptures; and the second proposition, that the earth is not the centre but revolves about the sun, is absurd, false in philosophy, and from a theological point of view at least, opposed to the true faith. ("The Scientific Revolution" Edited by Vern L. Bullough.))

và cấm các giáo sĩ và con chiên đọc sách của Copernicus và Galilei. Lệnh cấm này kéo dài suốt 278 năm cho tới năm 1821 mới được Giáo Hoàng Pius VII thu hồi. Nhưng cấm thì cứ cấm, giới trí thức cùng người dân đọc thì vẫn cứ đọc. Dần dần quyền hành tôn giáo ở Âu Châu không còn địa vị độc tôn và giữ quyền sinh sát như trước nữa, vì cuộc cách mạng khoa học và các phát triển khoa học về sau trong mọi ngành, nhất là về vũ trụ học, nhân chủng học và di truyền học, và phương pháp định tuổi của vật chất bằng phóng xạ đồng vị Carbon v...v... đã làm sụp đổ tận gốc rễ thuyết sáng tạo trong Thánh Kinh, căn bản tín ngưỡng của Gia Tô giáo . Đó là ảnh hưởng trực tiếp to lớn của cuộc cách mạng khoa học trên xã hội Tây phương.

Ngày nay, những người còn tin ở thuyết sáng tạo đều thuộc loại "tin là một cách sống, chết; không cần biết, không cần hiểu", hoặc thuộc loại, theo Linh mục Thiện Cẩm: "chỉ cần một bà lão Công giáo nhà quê, tin rằng Thiên Chúa là Đấng toàn năng, chính Người đã tạo dựng nên thế giới muôn loài ...cũng có dư khả năng để trả lời những thắc mắc của nhà học giả ...". Và có lẽ, nền văn minh Ki Tô là nền văn minh phát xuất từ những đầu óc như trên. Qua những tài liệu dẫn chứng ở trên chúng ta thấy rằng không có một nền văn minh nào xứng đáng với danh từ văn minh mà có thể gọi là nền văn minh KiTô.

Sự nhập nhằng vơ nền văn minh Tây phương vào làm nền văn minh KiTô là sách lược quen thuộc của GiaTô giáo để khuyên dụ những người kém hiểu biết trong những quốc gia nghèo khổ, những người không hề biết gì về lịch sử cũng như bản chất của GiaTô LaMã giáo.

Để có một nhận định chính xác hơn về mối tương quan giữa nền văn minh Âu Mỹ và KiTô giáo, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của John E. Remsburg trong cuốn "Những lời tự nhận sai sự thực" ("False Claims", trg. 16-17 ):

"KiTô giáo có liên quan gì tới nền văn minh của dân tộc này? Chắc chắn là không; và nếu không có đám mây thiên kiến trước mắt họ, những tín đồ KiTô sẽ thấy rõ rằng KiTô giáo không tạo nên nền văn minh của chúng ta. Họ sẽ thấy rằng thay vì giáo hội văn minh hóa thế giới, chính cái thế giới duy lý trong nhiều thế kỷ đã từ từ văn minh hóa giáo hội. Chính ngay cái bản chất của KiTô giáo đã loại bỏ cái khả năng tiến bộ như là một nguyên lý tự hữu của tôn giáo này; và bất cứ có sự tiến bộ nào, ở trong hay ở ngoài giáo hội, đều do những nguyên nhân mà giáo hội không kiểm soát được. Giáo hội tự cho là nắm giữ chân lý, chân lý toàn diện, chỉ là chân lý. Mọi đề nghị thay đổi, mọi khám phá mới, đối với giáo hội là sai sự thực, và, do đó, giáo hội chống đối. Giả thử giáo hội thành một đế quốc trên toàn thế giới, mọi tiến bộ sẽ phải ngưng ngay lập tức. Những Huxley và Haeckels của chúng ta sẽ bị diệt trừ thẳng cánh, ngọn đuốc Lý Trí sẽ bị tắt ngấm, và cái lòng tin mù quáng sẽ là sự chỉ đạo duy nhất của chúng ta. Giáo hội đã cho ta những bằng chứng quyết định về sự thực này. Trong nhiều thế kỷ, quyền lực của giáo hội ở Âu Châu là cao nhất, nhưng ngay cả những văn sĩ KiTô cũng phải gọi những thế kỷ đó là thời đại đen tối. Chỉ khi chủ thuyết duy lý khai sinh, khi khoa học bắt đầu phát triển, và KiTô giáo bắt đầu suy thoái, nền văn minh hiện đại mới ló dạng. Lecky nói rằng: "Trong hơn 3 thế kỷ, sự suy thoái của những ảnh hưởng thần học là một trong những dấu hiệu không thể chối cãi để đo sự tiến bộ của chúng ta." Carlyle nói rằng: "Kiến thức càng tăng, lòng tin càng giảm." Strauss nói rằng: "Thời Trung Cổ tín ngưỡng tôn giáo thì tỷ lệ thuận với sự ngu tối và man rợ. Tôn giáo và văn minh không ở cùng vị thế mà trái ngược đối với nhau, cho nên với sự văn minh tiến bộ, Ki Tô giáo phải lui." ( Now did Christianity have aught to do with the civilization of this people ? Certainly not; and were it not for the cloud of prejudice before his eyes, the Christians would clearly see that it did not produce our civilization. He wvould see that instead of the church having civilized the world, the Rationalistic world has for centuries been slowly civilizing the church. The very nature of Christianity--I mean orthodox Christianity - precludes the possibility of progression as an inherent principle of itself; and whatever progress has been made, either in the church or outside of it, must be attributed to causes over which she has had no control. The church claims to have the truth, the whole truth, and nothing but the truth. Every proposed change, every new discovery, is to her a perversion of truth, and, hence, she opposes it. Were the church to sweep to universal empire, all progress would at once cease. Our Huxleys and Haeckels would be summarily disposed of, the torch of Reason would be extinguished, and the ignis-fatuus of Faith would become our only guide. Of the truth of this she has herself given conclusive evidence. For centuries her power in Europe was supreme, and even Christian writers denommate these centuries the Dark Ages. Not until Rationalism was born, not until science commenced her career, and Christianity began to decay, did our modern civilization dawn. "For more than three centuries, " says Lecky, "the decadence of theological influence has been one of the most invariable signs and measures of our progress." Says Carlyle, "Just in the ratio that knowledge increases, faith diminishes." "The Middle Ages were more religious than ours," says Strauss, "in proportion to their ignorance and barbarism. Religion and civilization accordingly occupy, not an equal, but an inverted position regarding each other, so that with the progress of civilization, religion retreats.")

Để rọi thêm một tia sáng vào cái gọi là văn minh KiTô, chúng ta hãy đọc tiếp đoạn sau đây của Lloyd M. Graham (Ibid., trg. 448-449) về trí tuệ của các Thánh Kitô trong việc "mở mang đầu óc" và "văn minh hóa" con người:

"Bất cứ người nào bị thống trị bởi tư tưởng tôn giáo đều bị đặt dưới ảnh hưởng của cái năng lực lý luận sai lầm. Đó chính là những nhà lập giáo KiTô lầm lẫn. Ngày nay chúng ta vinh danh những kẻ không xứng đáng về lòng dũng cảm của họ mà không ý thức được cái tội ác mà họ đã phạm phải -- sự phá hủy hoàn toàn khoa học và triết lý cổ xưa. Điều này đưa đến 1500 năm đen tối, trong thời gian này dân KiTô không biết ngay cả quả đất tròn. Trong thời đại đen tối, sự tối tăm có tính cách toàn diện - một ảnh hưởng khó hiểu của cái gọi là "ánh sáng của thế giới." (GiaTô giáo vẫn tự cho là ánh sáng của thế giới; TCN) Bây giờ chúng ta hãy so sánh những khoa học gia Hi Lạp (Tác giả muốn nói đến Pythagoras (thuyết trái đất tròn và quay xung quanh mặt trời, thế kỷ - 6 (6 thế kỷ trước thời đại này)), Aristarchus (thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ, thế kỷ -3, mà 19 thế kỷ sau Copernicus khám phá ra), Eratosthenes (đo chu vi trái đất, thế kỷ -3), Hipparchus (kinh tuyến và vĩ tuyến, thế kỷ -2), Democritus và Leucippus (thuyết nguyên tử của vật chất, thế kỷ 5) với các Thánh KiTô. Đối với vài khoa học gia còn sống sót người ta nói như sau: "cái tên điên này muốn đảo ngược cả hệ thống thiên văn, nhưng Thánh kinh thiêng liêng dạy chúng ta rằng Joshua ra lệnh cho mặt trời đứng yên lại chứ không phải là trái đất." - và 1300 năm sau một giáo hoàng cũng ra sắc lệnh với cùng ý như vậy. Một luận cứ nổi tiếng khác là "trong ngày phán xét những người ở phía bên kia của trái đất không thể thấy được Chúa từ trên không xuống." Về sự chuyển động của trái đất, Thánh Augustine (cha đẻ của nền thần học GiaTô và được GiaTô giáo tôn sùng coi như là có trí tuệ siêu việt) nói như sau: "Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất, vì Thánh kinh không ghi lại bất cứ một giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam" (Như vậy là Thánh kinh không biết tới dân Việt Nam và lẽ dĩ nhiên không làm gì có chuyện cứu rỗi dân Việt Nam. TCN) Và linh mục Incholer nói như sau: "Quan miệm về sự chuyển động của trái đất là quan niệm tồi tệ nhất, nguy hại nhất, xúc phạm nhất trong những quan niệm dị giáo; sự bất động của trái đất là điều thiêng liêng gấp ba lần." Và Lactantius kết luận: "Không thể có chuyện con người tin một cách vô lý đến độ cho rằng mùa màng và cây cỏ ở phía bên kia của trái đất lại mọc chổng đầu xuống và con người lại có chân cao hơn đầu." Làm sao chúng ta có thể áp dụng những lời trên vào con người đã thốt ra những lời đó. Ngày nay, chúng ta biết họ sai lầm về khoa học, nhưng chúng ta vẫn không biết họ sai lầm về thần học." (Anyone dominated by religious thought is under the influence of a reason-perverting power. Such were Christianity's Confounding Fathers. Today we honor these misbegotten for their courage without realizing the crime they committed--the complete destruction of ancient science and philosophy. This resulted in fifteen hundred years of darkness, in which the Christian people did not even know the earth is round. In the Dark Ages the 'blackout" was complete--a curious effect for "the light of the world."

Now let us compare Greek scientists with Christian saints. Against some scientists still surviving one had this to say: " this fool wishes to reverse the entire system of astronomy; but sacred scripture tells us that Joshua commanded the sun to stand still and not the earth"--and some thirteen hundred years later a pope issued a bull to the same effect. Another famous argument was that "in the day of judgment men on the other side of a globe could not see the Lord descending through the air." Concerning the earth's motion, St. Augustine had this to say: "It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam." And Father Inchofer: "The opinion of the earth's motion is of all heresies the most abominable, the most pernicious, the most scandalous; the immobility of the earth is thrice sacred." And Lactantius concluded, "It is impossible that men can be so absurd as to believe that the crops and trees on the other side of the earth hang downward and that men have their feet higher than their heads." How peculiarly applicable are these words to those who uttered them. We know now these men were wrong scientifically, but we still do not know they were wrong theologically.)

Một trong những quyền căn bản của con người ở trong các xứ văn minh tiến bộ là quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng v...v... Sau đây tôi sẽ luận về giáo hội và tự do của con người.

Gần đây, ở các nước còn nghèo khổ, KiTô giáo nói chung (GiaTô & Tin Lành) đã khuyến dụ dân chúng theo đạo với luận cứ xuyên tạc sự thật: "Hãy nhìn vào các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, kinh tế mở mang, dân chúng sống sung sướng. Đó là những nước theo KiTô giáo và KiTô giáo là nguyên nhân chính của sự giàu sang và tự do dân chủ."

Đây là một luận điệu nằm trong sách lược lừa dối những người kém hiểu biết. Sự thực là hiện nay hơn 70% dân GiaTô là thuộc các nước ở Nam Mỹ, Phi Châu, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân. Dưới sự chỉ đạo tinh thần và vật chất của GiaTô giáo, có nước nào giàu mạnh đâu. Phi Luật Tân là nước hầu như toàn tòng GiaTô giáo từ nhiều thế kỷ, nay Phi Luật Tân giàu sang như thế nào mà phải xuất cảng hơn 400 ngàn người đi làm đầy tớ ở nước ngoài, và tình trạng giáo dục, kinh tế có hơn gì Việt Nam ngày nay không? Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, mở mang tiến bộ như thế nào, nhưng đâu có phải là các nước theo KiTô giáo. Tại sao ở các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ tình trạng bỏ đạo càng ngày càng gia tăng. Thống kê mới nhất (ngày 20 tháng 7 năm 1996) của Vatican cho biết số người vào trường dòng học làm Linh Mục gia tăng trong các nước nghèo khổ (một nghề tương đối dễ sống trên sự ngu tối của con người) và kỹ nghệ kém mở mang trong khi giảm nhiều ở Âu Mỹ. (The statistics on seminary enrollment support a longtime trend: The demographic center of the faith is shifting to poorer and less industrialized nations.) Sự suy giảm ở Mỹ (nước giàu nhất, văn minh nhất, tự do nhất) rất trầm trọng: số tu sinh giảm từ 14,365 xuống còn có 5.692 (giảm hơn 60%) (The drop in North American was even greater: from 14,365 to 5,692). Một công cuộc nghiên cứu khác của Linh Mục dòng Dominic, David Rice, cho biết: Trong 20 năm qua có 100,000 linh mục rời bỏ giáo hội GiaTô LaMã - cứ 2 giờ đồng hồ lại có một linh mục bỏ giáo hội ra đi (100,000 Roman Catholic priests have walked out in the last twenty years - more than one in every two hours). Một công cuộc nghiên cứu trong 6 năm của hai nhà xã hội học, giáo sư Richard Schoenherr và Lawrence Young, đại học Wisconsin - Madison đưa ra kết luận: "Cho tới năm 2005, số linh mục ở Mỹ sẽ giảm 40%, từ 35.000 xuống còn 21.000. Vậy chúng ta không lấy làm lạ khi giáo hội đã tập trung sự tuyển mộ linh mục và giáo dân ở trong các nước nghèo vì ở các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, dân trí đã mở mang, không còn tin vào những lời giả dối đánh lạc dư luận nữa. Tôi sẽ trở lại vấn đề này khi bàn về tình trạng hiện thời của Ki Tô Giáo trong thế giới Âu, Mỹ. Và, cũng thật là dễ hiểu khi chúng ta thấy trong những nước nghèo khổ, người dân sống trong thiếu thốn rất dễ bị lường gạt bởi những bả vật chất nhỏ nhoi và những hứa hẹn tinh thần huyền hoặc.

6. 2. Giáo hội và tự do của con người.

Lịch sử chứng tỏ rằng, cho đến ngày nay, chưa bao giờ giáo hội GiaTô cổ võ tự do tôn giáo. Theo truyền thống của giáo hội mẹ, các giáo hội con cũng đi vào con đường chuyên chế tôn giáo: Pavelich ở Croatia, Franco ở Tây Ban Nha, Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam, Marcos ở Phi Luật Tân v...v...tất cả đều chủ trương độc tôn và tìm cách tiêu diệt các tôn giáo khác. Hiện nay, GiaTô giáo và Chính Thống giáo còn đang giết nhau ở Bosnia, GiaTô Giáo và Tin Lành cũng đang giết nhau ở Bắc Ái Nhĩ Lan, GiaTô và Tin Lành đang tranh nhau ảnh hưởng ở các nước nghèo khổ. Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi là giữa GiaTô và Tin Lành, tôn giáo nào hơn, Robert G. Ingersoll đã trả lời:

"Tin Lành hơn vì ít Gia Tô hơn, nhưng sự khác biệt giữa Gia Tô và Tin Lành chỉ như sự khác biệt giữa một con cá sấu lớn và một con cá sấu nhỏ"

(Protestantism is better than Catholicism because there is less of it. But the difference between Catholicism and Protestantism is as much as between an alligator and a crocodile).

Ở nơi nào GiaTô giáo ở thế yếu hoặc thiểu số thì giáo hội đòi cho được tự do tôn giáo, khi nào ở thế mạnh hoặc đa số thì không bao giờ tôn trọng tự do tôn giáo. Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy, vào những thế kỷ 17, 18, 19, trong khi ở Âu Châu GiaTô giáo bắt giữ, tra tấn, và thiêu sống hàng trăm ngàn người mà họ kết tội là "dị giáo", nghĩa là những người không tin và không chấp nhận quyền lực của Giáo hoàng, thì ở Việt Nam họ lại đòi tự do tôn giáo cho những tín đồ GiaTô Việt Nam phản bội quốc gia qua sự liên kết với ngoại nhân để chống chính quyền, và lấy cớ bị đàn áp để thúc đẩy thực dân Pháp xâm chiếm đất nước Việt Nam. Chắc họ nghĩ rằng theo đạo Chúa thì có quyền đi giết người không cùng tín ngưỡng, còn những người khác tín ngưỡng thì không có quyền đụng đến con của Chúa, dù rằng trong phần lớn các cuộc gọi là cấm đạo, nguyên nhân không phải là lý do tôn giáo. Hiện nay, ngay trong nội bộ, giáo hội GiaTô cũng không tôn trọng nhân quyền và tự do tư tưởng. Giáo hội dành quyền diễn giảng Thánh Kinh và không chấp nhận bất cứ sự bất đồng ý kiến nào, dù lịch sư đã chứng minh giáo hội đã nhiều lần sai lầm trong quá khứ. Các nhà Thần học nổi tiếng như Hans Kung, Leonardo Boff, Charles Curran v...v... vì không đồng ý với giáo điều của Vatican nên đều bị Vatican

đưa ra những biện pháp trừng phạt tinh thần như cấm dạy học, cấm viết sách v...v... Lẽ dĩ nhiên Việt Nam không có nhà Thần học nào nổi danh và "trưởng nữ" của giáo hội mẹ (ngày xưa là Pháp) đã nổi tiếng là ngoan ngoãn dễ bảo, và không bao giờ cần đến quyền tự do của con người, cho nên vẫn cho rằng Giáo hội GiaTô là thành trì bảo vệ tự do. Có lẽ chúng ta cũng nên đọc đoạn sau đây của John Remsburg (Ibid., trg. 24), để có một hiểu biết tổng quát về cái gọi là quan niệm tự do của giáo hội GiaTô:

"Giáo hội tự nhận là hội bảo vệ tự do tôn giáo và dân sự. Thực ra là tự do của con người chưa bao giờ có một kẻ thù nào ghê gớm hơn. Nơi nào mà KiTô là thiểu số thì họ đòi cho được tự do tôn giáo, nơi nào đa số thì họ không bao giờ chấp nhận tự do tôn giáo.

Mười ngàn lời tán tụng đã tặng cho những nhà lập Thanh Giáo (Một tông phái KiTô) ở New England, như họ tự nhận, là đã thiết lập tự do tôn giáo ở nước này. Nhưng quan niệm về tự do của Thanh giáo là như thế nào? Họ ủng hộ loại tự do nào? Tự do chỉ được là một tín đồ Thanh giáo! Chỉ đơn giản như vậy thôi. Rồi nữa, những ông tòa xử dị giáo Tây Ban Nha cũng ủng hộ tự do tôn giáo - cái tự do chỉ được là một tín đồ GiaTô ngoan đạo... Sự thật là nếu anh thấy bất cứ ở đâu một tông phái của giáo hội KiTô, tôi không cần biết nó mang cái tên gì - GiaTô hay Tin Lành, Luther hay Tân giáo, Trưởng lão hay Giám Lý - anh sẽ thấy đó là một kẻ thù của tự do. Trái đất của chúng ta đã bị bao phủ bởi tro bụi của nhiều triệu người bị giết, giết bởi giáo hội, chỉ vì họ dám có những quan điểm không được chính thống. "Nhưng bây giờ giáo hội không còn giết nữa," hình như tôi nghe nhà bảo vệ tín lý KiTô nói. Không, một con hổ yếu sắp chết càng ngày càng bớt dữ đi. Bây giờ Giáo hội không giết được nữa vì không còn quyền lực để mà giết. Bó củi (để thiêu sống người) và thanh gươm (để giết người) đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của giáo hội, và bây giờ giáo hội chỉ còn dùng được hai vũ khí, thù hận và vu khống." (The Church claims to be the guardian of civil and religious liberty. Yet human liberty has never had a deadlier foe. If a Christian minority has pleaded for religious liberty, a Christian majority never failed to deny it. Ten thousand eulogies have been bestowed upon the Puritan Fathers of New England, for having, as it is claimed, established religious liberty in this country. But what was the Puritan conception of religious liberty? What liberty did they advocate? The liberty to be a Puritan! Simply this and nothing more. So, too, did the Spanish Inquisitors advocate religious liberty - the liberty to be a good Catholic. The fact is that wherever you find a fragment of the Christian Church, I care not what name it bears - Catholic, or Protestant, Lutheran or Episcopal, Presbyterian or Methodist - you find an enemy to liberty. Our earth is covered with the dust of murdered millions, murdered by the church, and for no other crime than having dared to entertain opinions that were not orthodox. "But the church does not kill now," methinks I hear the Christian apologist exclaim. No; a tiger weakened by the pangs of death grows less and less ferocious. The church does not kill now because it does not have the power to kill. The fagot and the sword have been wrested from her bloody hands, and hatred and slander are the only weapons left her now.)

Với chính sách hủy diệt văn hóa của các hệ thống tín ngưỡng khác, với những cuộc Thánh chiến, với những tòa hình án xử dị giáo, với sự bách hại người Do Thái, chúng ta có thể tin được chăng những lời tự nhận của Giáo hội Gia Tô là tôn trọng tự do và nhân quyền của con người. Tôi cho rằng chỉ có những tín đồ đầu óc mù mịt mới có thể tin được những lời tuyên truyền sai sự thực như vậy.

6.3. Quan Niệm về Thánh Nhân, Từ Thiện... Trong Gia Tô La Mã Giáo

Trong Gia Tô La Mã Giáo, Thánh là những người có công với Giáo hội trong việc củng cố hoặc truyền bá đức tin Gia Tô, chứ hầu hết không phải là những người đạo đức, thánh thiện như chúng ta thường tưởng. Chúng ta đã biết, Giáo hoàng John Paul II tôn vinh và sửa soạn phong Thánh cho Hồng Y Stepinac, người đã hợp tác chặt chẽ với Đức Quốc Xã và chế độ Gia Tô độc tài Croatia giết hại trên 600.000 dân Serb, Do Thái, và Gypsies ở Bosnia trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, và đã bị kết án tù, coi như một tội phạm chiến tranh. Chúng ta cũng đã biết, trong số 117 người được phong Thánh ở Việt Nam, có một số giáo sĩ ngoại quốc thực dân phạm tội khích động hoặc dính líu vào những cuộc nội loạn ở Việt Nam, như sẽ được trình bày trong chương tới, và một số người bản địa làm Việt Gian, hợp tác với Thực Dân Pháp để đưa Việt Nam vào vòng nô lệ. Nhưng chúng ta không biết rằng, ngay Abraham, Thánh Tổ Phụ của Gia Tô Giáo, cũng là một người loạn luân, lấy em gái làm vợ, hai lần dâng vợ cho các Vua Ai Cập để đổi lấy của cải, tiền bạc, gia súc v...v..., định ra tay giết đúa con trai "duy nhất" để tế Thượng đế, tỏ lòng trung thành với Thượng đế (xin đọc bài viết về Thánh Abraham trong phần Phụ Lục).

Chuyện phong Thánh là chuyện nội bộ của Giáo hội và chỉ có giá trị đối với các tín đồ Gia Tô không hiểu thế nào là Thánh cả, chứ đối với những người ngoại đạo thì đó chỉ là một thủ đoạn của Giáo hội để khai thác lòng mê tín của tín đồ. Tôi không muốn đi vào những chuyện thuộc nội bộ của Giáo hội, cho nên sau đây tôi chỉ đưa ra vài lời "Thánh phán" nổi danh trong Gia Tô La Mã Giáo để độc giả thấy rõ đầu óc của họ, những người giáo dân thường tôn thờ là Thánh .

1. Thánh Ignatius of Loyola (1491-1536) (Người sáng lập dòng Tên: Xin đọc bài về Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e trong phần phụ lục): "Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội quyết định như vậy." (We should always be disposed to believe that which appears white is really black, if the hierarchy of the Church so decides.)

2. Thánh Augustine (354-430) (cha đẻ của nền Thần học Gia Tô và được Gia Tô Giáo tôn sùng, coi như là có trí tuệ "siêu việt", tác giả cuốn Đô Thị Thiên Chúa (City of God)): a) "Nếu những đứa trẻ sơ sinh vô tội, không phải vì chúng thiếu ý chí làm hại mà chỉ vì chúng không đủ sức thôi." (If babies are innocent, it is not for lack of will to do harm but for lack of strength.)

b) "Những kẻ thù như vậy (những người theo phái Tự Ngộ) , ta thật ghét chúng thậm tệ: Ôi, hãy giết chúng đi bằng gươm của ngươi." (The enemies thereof, I hate vehemently: O that thou wouldest slay them with thy two-edged sword.) c) "Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất (không tin là trái đất có hình cầu), vì Thánh Kinh không ghi lại bất cứ giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam." It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded bt Scripture among the descendants of Adam.) d) "Nếu dẹp bỏ hết gái điếm đi, thế giới sẽ bị rối loạn bởi sự ham muốn" (Do away with harlots, and the world will be convulsed with lust.)

e) "Người đàn bà, khi xét cùng với chồng, là hình ảnh của Thượng đế.., nhưng khi xét riêng là đàn bà...thì không phải là hình ảnh của Thượng đế, nhưng đối với người đàn ông xét riêng, thì đó là hình ảnh của Thượng đế." (The woman, together with her own husband, is the image of God..., but when she is referred to separately..the woman alone, then she is not the image of God, but as regards the man alone, he is the image of God.) 3. Thánh Bernard (1090-1153): "Những lính chiến Ki Tô "phải tiến hành cuộc chiến tranh của Chúa Ki Tô mà không sợ phạm tội giết kẻ thù hay sợ bị kẻ thù giết, vì khi họ giết hay bị giết, họ không phạm tội ác nào, vì tất cả là để cho sự vinh quang của họ. Nếu họ giết, đó là cho sự lợi lộc của Chúa; nếu họ chết, đó là cho sự lợi lộc của chính họ." (Christian soldiers "are to wage the war of Christ their master without fearing that they sin in killing their enemies or of being lost if they are themselves killed, since when they give or receive the death blow, they are guilty of no crime, but all is to their glory. If they kill, it is to the profit of Christ, if they die, it is to their own.") 4. Thánh Fulgentius (467-533): "Những bào thai chết trong lòng mẹ, hoặc những trẻ mới sinh rs đã chết mà chưa chịu phép bí tích rửa tội ...phải chịu hình phạt đau đớn trong ngọn lửa không bao giờ tắt." (Little children who have began to live in their mother's womb and have there died, or who, having just been born, have passed away from the world without the sacrament of holy baptism...must be punished by the eternal tortures of undying fire.)

5. Thánh John Chrysostom (347-407): "Trong những thú dữ, không có con nào gây hại như một người đàn bà" (Among savage beasts none is found so harmful as a woman) 6. Thánh Anthony (1195-1231): "Khi các ngươi thấy một người đàn bà, hãy coi như là các ngươi đối diện với, không phải là một con người mà chính là một con quỷ. Tiếng nói của người đàn bà là tiếng phun phì phì của con rắn." (When you see a woman, consider that you face not a human being, but the devil himself. The woman's voice is the hiss of the snake.)

Trên đây là vài tư tưởng "vĩ đại" của vài vị Thánh "vĩ đại" trong Gia Tô La Mã Giáo. Có lẽ chúng ta cũng nên biết rằng việc phong Thánh bừa bãi của Giáo hoàng John Paul II đã gây nên nhiều phản ứng bất lợi cho chính Giáo hội, đến nỗi Hồng Y Silvio Oddi cũng phải than phiền là: "Vatican đã trở thành một "Xưởng chế tạo Thánh"" (The Vatican has become a saint factory.) Điều hiển nhiên là 117 vị được phong Thánh ở Việt Nam cũng không nằm ngoài kế hoạch chế tạo Thánh cho những mục đích chính trị của Vatican.

Một trong những sách lược tuyên truyền, quảng cáo của Giáo hội là thổi phồng việc làm của vài cá nhân trong Giáo hội, đánh bóng hình ảnh của họ và đưa đến tâm cảnh tôn sùng cá nhân giữa đám tín đồ. Gần đây, điều mà giáo hội GiaTô quảng cáo nhiều nhất và ồn ào nhất là những công tác từ thiện của Giáo hội. Bất cứ có một cơ hội nào là Giáo hội và các con chiên ngoan đạo Việt Nam lại mang Mẹ Teresa, người mà Giáo hội tôn là Thánh Mẫu (Holy Mother), ra làm bình phong từ thiện, lạc dẫn dư luận, làm như Mẹ là con người rất mực thánh thiện, và tất cả tín đồ GiaTô đều như Mẹ Teresa cả. Nghiên cứu tường tận về các công việc từ thiện của Giáo hội từ xưa tới nay, chúng ta rất ít thấy ở đâu là thuần túy từ thiện, mà mục đích chính của các công việc từ thiện là dùng vật chất để truyền đạo, và chúng ta phải công nhận đây là nguyên nhân chính về sự thành công của GiaTô giáo trong những thế kỷ qua. Mở đầu là Đại Đế Constantine, người đã dùng mọi cách và đã bỏ của cải ra mua toàn thể các tỉnh, các thị trấn để cho dân chúng đi theo đạo mới (Malachi Martin: "The Rise and Fall of The Roman Church", trg. 36: "True, Contanstine had used every one of these means to propagate Christianity. He even bought up whole towns and cities to ensure they accepted the new belief." Và từ đó cho đến ngày nay, của cải vật chất với nhãn hiệu từ thiện đã là vũ khí hữu hiệu nhất của GiaTô giáo để thu nhặt tín đồ. Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy từ thời các giáo sĩ thừa sai đầu tiên xâm nhập Việt Nam cho tới thời Ngô Đình Diệm ở miền Nam, bả vật chất đã là một phương tiện hữu hiệu để truyền đạo và thu nhặt tín đồ của Gia Tô Giáo. Dưới thời Ngô Đình Diệm, các Cha Việt Nam được toàn quyền xử dụng viện trợ từ thiện của Mỹ và dùng nó như một vũ khí để ép người vào đạo, khoan kể đến chuyện bắn pháo binh vào những làng không theo đạo để ép buộc dân trong làng theo đạo để đổi lấy sự an toàn của làng xóm. Người Việt Nam đâu đã có ai quên cái câu bất hủ được truyền tụng trong dân gian: "Theo đạo có gạo mà ăn." Cảnh này cũng lại tiếp diễn trong các trại tị nạn mà các Cha được sự viện trợ của các cơ quan từ thiện KiTô giáo, họ giữ chặt của viện trợ cho giáo dân và chỉ cho người ngoài khi bằng lòng theo đạo.

Tôi không nói là các việc từ thiện của GiaTô giáo không có ích lợi gì, chúng góp phần rất nhiều để làm vơi bớt sự khó khăn mà con người gặp phải. Nhưng cái động cơ đằng sau những công việc từ thiện này và phương cách xử dụng thì chẳng thiện chút nào.

Trở lại trường hợp của Mẹ Teresa.

Tại sao lại xảy ra phong trào bài Ki Tô Giáo mạnh mẽ ở Ấn Độ? Vì cả Tin Lành lẫn Ca Tô Giáo đều vẫn tiếp tục lợi dụng sự nghèo khổ của đám dân thấp kém trong xã hội, tiếp tục dùng những thủ đoạn phi tôn giáo như bài bác Ấn Độ giáo, dùng bả vật chất để truyền đạo, và nhất là xử dụng vũ khí hữu hiệu nhất của Ca Tô Giáo: bình phong “từ thiện” đi kèm với phương tiện truyền thông để tô hồng quảng cáo cho Ca Tô Giáo trong khi thực chất của việc từ thiện là để thu nhặt tín đồ và khai thác lòng nhân từ của quần chúng để vơ vét tiền bạc cho Vatican. Trường hợp điển hình là việc thành lập dòng “Thừa sai bác ái” của bà Teresa mà cái tên của nó đã nói lên thực chất sử dụng “bác ái” làm một vũ khí truyền đạo.

Qua phương tiện truyền thông với những hình ảnh làm mủi lòng quần chúng, bà Teresa đã được thổi phồng lên như một thánh nhân, thực hiện chủ trương bác ái của giáo hội. Kết quả là tiền vào như nước nhưng chỉ có một phần nhỏ được chi dùng cho các hoạt động mang danh “từ thiện”. Những người đóng góp tin tưởng rằng tiền của mình đóng góp sẽ được dùng trong những công tác từ thiện vị tha của giáo hội. Nhưng sự thật đằng sau tổ chức “Thừa sai bác ái” để làm công việc “từ thiện” này ra sao, và thực chất con người của bà Teresa ra sao, ngày nay chúng ta đã biết rõ. Trong thế giới ngày nay, khó ai có thể che dấu được những việc mờ ám, nhất là khi người đó là một nhân vật nổi tiếng như bà Teresa. Muốn cho người khác không biết thì đừng có làm. Bà Teresa không ý thức được chân lý này nên kết quả là người ta đã phanh phui ra những chuyện động trời sau bức màn “Thừa sai bác ái” (sic) của bà Teresa. Một vài tài liệu nghiên cứu sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề.

Tờ Newsweek, số ngày 13 tháng 11, 1995, David Gates có điểm cuốn sách Lập Trường Thừa Sai: Mẹ Teresa Trong Lý Thuyết Và Thực Hành (The Missionary Position: Mother Teresa in Theory and in Practice) của Christopher Hitchens viết về bà Teresa. Theo Hitchens thì "Mẹ Teresa là một kẻ "mị dân" chống phá thai và là kẻ "phục vụ cho những quyền lực thế gian.", thân thiện với hạng người không tin cậy được như tên lừa đảo Charles Keating ở Ngân Hàng Tiết Kiệm và Tín Dụng, mà nhân danh hắn Mẹ đã viết cho ông Tòa Lance Ito trong vụ xử hắn năm 1992. Trong một bức thư trả lời với đầy đủ lý lẽ , ông Phó Biện Lý của Tòa giải thích cho Mẹ Teresa biết bằng cách nào mà Keating đã ăn cắp món tiền mà hắn đã biếu cho Mẹ, và đề nghị Mẹ hoàn trả lại số tiền đó cho các "sở hữu chủ với đầy đủ pháp lý"; Mẹ đã không hề hồi âm.

Hitchens cũng ghi chú rằng Mẹ đã vào "điều trị ở một vài bệnh viện tốt nhất và đắt tiền nhất ở Tây phương." Hitchens lý luận rằng "Mẹ làm công việc từ thiện không phải vì chính sự từ thiện mà chỉ để mong một ngày nào đó được kể như một vị Thánh thành lập một dòng tu mới trong giáo hội." (Hitchens' Mother Teresa is an anti abortion "demagogue" and a "servant of earthly powers," cozying up to such a slime as S & L (Savings & Loans) swindler Charles Keating, on whose behalf she wrote to Judge Lance Ito during his 1992 trial. In a well-reasoned reply, a deputy D.A. explained to her how Keating stole the money he'd donated and suggested she return it to "its rightful owners"; she never answered.

...Hitchens notes, she herself has "checked into some of the finest and costliest clinics and hospitals in the West." She does charitable work, he argues, "not for its own sake but...so that she may one day be counted as the beatific founder of a new order and discipline within the Church itself.")

Ngoài ra, một học giả chuyên gia viết tiểu sử, Anne Sebba, đã sang tận Calcutta và nhiều nơi khác để quan sát những "cơ sở từ thiện" của bà Teresa và tìm hiểu sự thực về những "công cuộc từ thiện" của bà Teresa. Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm được viết thành cuốn Mẹ Teresa: Ngoài Cái Hình Ảnh Được Tạo Nên (Mother Teresa: Beyond The Image), Doubleday, New york, 1997, trong đó tác giả đã dùng hơn nửa cuốn sách dày gần 300 trang để viết về một số những sự thực về cái gọi là "công cuộc từ thiện" của bà Teresa mà chính tác giả đã đích thân đến tận nơi quan sát, tìm hiểu cùng qua nhiều cuộc phỏng vấn những nhân vật có thẩm quyền như bác sĩ, nữ tu, những người đứng đầu các cơ quan từ thiện, những nhân viên thiện nguyện và cả những cựu nữ tu trong dòng "Thừa Sai Bác Ái" (Missionaries of Charity) của bà Teresa (I am full of questions and have put as many as I can to people qualified to answer them including doctors, nuns, heads of charities, volunteers and former Missionaries of Charity).

Sau đây là vài điểm chính mà tác giả, Anne Sebba, đã khám phá ra:

* Về tiểu sử, bà Teresa không có gì đặc biệt, chúng ta thấy cùng một niềm tin tôn giáo đã hướng dẫn bà trong mọi việc. * Công việc từ thiện của bà Teresa không bắt nguồn từ chính lòng từ thiện mà động cơ thúc đẩy chính là để làm sáng danh Chúa và để truyền đạo. Ngay cái tên của dòng "Thừa Sai Bác Ái" cũng đã nói lên rõ ràng mục đích truyền đạo của các thừa sai trong những thế kỷ qua. Bà Teresa biết rõ về lịch sử truyền đạo ở Ấn Độ và toan tính KiTô hóa quốc gia này trong 400 năm qua. Bà Teresa đã khẳng định rằng công việc bà làm là để phục vụ Chúa, không phải phục vụ con người, phục vụ Chúa bằng cách kiếm thêm nhiều tín đồ cho Chúa mà những sự đau khổ, bất hạnh của con người là những cơ hội để bà làm "việc thiện", chứng tỏ "lòng nhân từ" của Bà. Bà không phải là cứu tinh của nhân loại, những việc bà làm chỉ có tính cách tượng trưng bề ngoài.

(Trong cái niềm tin của Bà Teresa, bà cố ý lờ đi chuyện những đau khổ, bất hạnh của con người cũng là do Chúa tạo ra. Cũng như gần đây GH John Paul II tuyên bố: Mẹ Teresa là quà của Thượng đế cho những người nghèo khổ (gift of God for the poor) nhưng Ngài không hề nói tới những người nghèo khổ là quà của Thượng đế cho ai? Chắc là cho Bà Teresa để Bà có cơ hội làm việc thiện vinh danh Chúa. Một mặt Chúa tạo ra những đau khổ, một mặt khác Chúa nhờ bà Teresa, qua dòng "Thừa sai bác ái", quảng bá lòng thương của Chúa qua những việc từ thiện chỉ có tính cách tượng trưng. Ấy thế mà vẫn có nhiều người ca tụng lòng yêu thương của Chúa đối với nhân loại, và lòng "bác ái" của bà Teresa. TCN)

Tác giả Anne Sebba còn đưa ra nhiều hình ảnh của bà Teresa, trái ngược hẳn với những hình ảnh đã được bộ máy tuyên truyền của giáo hội trên thế giới đưa ra, thí dụ như:

"đạo đức giả, ve vãn giới truyền thông, thân cận với một số lãnh tụ độc tài trên thế giới, bất minh về vấn đề tiền bạc, nhận tiền thụt két nhà băng của một tên lừa đảo (Charles Keating) và khi Tòa án viết thơ khuyên Bà nên trả lại số tiền đó thì lờ đi không trả lời, dùng tiền của thiên hạ đổ vào các tu viện thay vì nhà thương và để cho các cơ sở từ thiện rất thiếu thốn, mù quáng theo lệnh của Vatican chống mọi kế hoạch hóa gia đình v..v.."

Đó là thực chất những công việc "từ thiện" của bà Teresa, người mà các tín đồ Ca Tô được nhồi vào trong đầu óc hình ảnh của một Thánh nhân. Ngày nay, đã có thêm nhiều tài liệu về bà Teresa do chính những người trước đây cộng tác với bà, như các sơ (soeur, sister), viết ra. Họ không phải là người ngoài mà là chứng nhân trong cái gọi là dòng tu "Thừa sai bác ái" của bà Teresa. Hình ảnh của bà Teresa mà họ đưa ra không thánh thiện như giáo hội đã cấy vào đầu óc các tín đồ mà thực ra là : đạo đức giả, lừa bịp, gian dối, tàn nhẫn, cuồng tín, lạc hậu v..v... như chúng ta sẽ thấy trong vài tài liệu sau đây.

Để quảng cáo kiếm tiền, Giáo hội đưa ra hình ảnh bà Teresa đang bồng ru một em bé Ấn độ ốm yếu, làm mủi lòng nhiều người. Giáo hội cũng quảng cáo là dòng "Thừa sai bác ái" của bà Teresa đã thiết lập những "cơ sở từ thiện" trong hơn 25 quốc gia với những nhà thương, viện mồ côi, trường học v..v.. Việt Nam, có lẽ đã biết rõ thực chất những "hoạt động từ thiện" của bà Teresa nên đã từ chối, không chấp nhận đề nghị lập viện mồ côi tại Việt Nam của bà Teresa ngay khi Mỹ còn đang cấm vận. Đây là một quyết định khôn ngoan của chính quyền, không rơi vào cái bẫy "từ thiện để kiếm thêm linh hồn cho Chúa" của thế lực đen quốc tế.

Ai cũng biết, công việc "từ thiện" của bà Teresa tập trung ở Calcutta, Ấn độ, và quảng cáo rầm rộ nhất cũng là những hoạt động của dòng "thừa sai bác ái" ở Ấn độ. Những tài liệu của Christopher Hitchens và Anne Sebba ở trên đã cho chúng ta thấy phần nào mặt trái của các cơ sở "từ thiện" đó. Sau khi bà Teresa chết thì có một số “sơ” trước đây đã cộng tác với bà trong tổ chức "Thừa sai bác ái" đã tiết lộ nhiều chi tiết thuộc loại động trời.

Thí dụ, sơ Susan Shields đã viết trong tờ Free Inquiry, số mùa đông 1998, tiết lộ rằng:

Một phần nhiệm vụ của sơ là giúp trong việc giữ sổ sách về số tiền, lên đến nhiều triệu đô la, do những người có từ tâm đóng góp để bà Teresa làm việc "từ thiện" vì tin ở những lời tuyên truyền quảng cáo của dòng tu "Thừa sai bác ái", nhưng hầu hết những số tiền đó lại để trong nhiều ngân hàng khác nhau mà không dùng gì đến, trong khi các sơ hàng ngày phải đi ăn mày (beg) thức ăn của các thương gia địa phương, vì bà Teresa chủ trương "nghèo khổ" là một đức tính. Ngày nào xin không đủ thì các em mồ côi hoặc các bệnh nhân dưới sự "săn sóc" của hội "thừa sai bác ái" phải ăn đói. Đó là từ thiện hay sao? Với hàng triệu đô la nằm ì trong các ngân hàng mà bà Teresa vẫn thường xuyên kêu gọi đóng góp thêm cho công cuộc từ thiện của bà, thật là hoàn toàn vô nghĩa. (Judith Hayes trong The Happy Heretic, p. 66-67)

Trước những tiết lộ trên của sơ Shields, một ký giả viết cho Knight Ridder, Clark Morphew, đã viết bài biện bạch cho bà Teresa, nhưng chính những lý luận biện bạch này lại càng làm sáng tỏ thực chất công cuộc "từ thiện" của bà Teresa. Morphew viết rằng bà Teresa tin rằng sự đau khổ của con người là một điều tốt, và ngừa thai bao giờ cũng sai. (..among Teresa's beliefs were the ideas that suffering is good and ..birth control is always wrong.); chủ tâm của bà Teresa không phải là xóa nghèo và nạn mù chữ. (wiping out poverty and illiteracy was not Teresa's focus). Morphew cũng còn viết là người ta sẽ tiếp tục chỉ trích bà Teresa cho đến khi có "một sự cải tiến sâu rộng" (criticism of Teresa will continue until "some serious reform comes about), và rằng sơ Nirmala, người thay thế bà Teresa điều hành dòng "thừa sai bác ái" có thể có những thay đổi rộng lớn. (Since Sister Nirmala had taken over the reigns as Teresa's successor, "grand changes could happen")

Bình luận về những lời biện bạch trên của Clark Morphew, nữ học giả Judith Hayes đã đặt ra vài câu hỏi: Nếu những nhà thương của bà Teresa được tài trợ rộng rãi mà được điều hành một cách trôi chảy không có vấn đề gì, lương thiện và bác ái, thì tại sao lại cần phải có bất cứ sự cải tiến sâu rộng nào? và tại sao lại cần những thay đổi rộng lớn nếu không có sự sai lầm trong đó? Tác giả Judith Hayes còn phê phán: Tôi chưa từng nghe thấy một người nào có lòng bác ái mà nghĩ rằng sự đau khổ của con người là một điều tốt. Bác ái là đức tính tối thiểu của một người mà chúng ta cho là xứng đáng được phong Thánh. Nếu những điều Morphew viết là đúng thì chúng ta phải đặt bà Teresa đâu đó giữa sự tàn ác và ngu đần, mà hay thay, trong tự điển từ Thánh (Saint) nằm giữa 2 từ Tàn Ác (Sadistic) và Ngu Đần (Stupid). Tác giả đã chơi chữ ở đây: (If all of that is true, it places Teresa somewhere between "sadistic" and "stupid" which, interestingly, is where "saint" appears in the dictionary)

Để hiểu rõ hơn con người của bà Teresa, sau đây là một số chi tiết trong cuốn The Missionary Position của Christopher Hitchens. Chúng ta hãy duyệt qua một số tư tưởng, quan niệm vĩ đại của Thánh Teresa. Trong khi ngồi trên hàng triệu đô-la ở trong các ngân hàng, bà Teresa bày tỏ quan niệm như sau: "Tôi nghĩ rằng thật là quá đẹp cho những người nghèo chấp nhận số phận của họ.. thế giới đang được phục vụ nhiều bởi sự đau khổ của những người nghèo" (Hitchens, p.11: Mother Teresa said: I think it is very beautiful for the poor to accept their lot...the world is being much helped by the suffering of the poor people). Tôi nghĩ đây là một quan niệm thần học tệ hại cần phải lên án trong một thế giới mà tất cả nỗ lực tập trung vào việc giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân. Đây là quan niệm, đúng hơn là sách lược ru ngủ của các thừa sai, tuyên dương sự nghèo khổ bảo đó là ý của Chúa. Tài liệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề.

1. Khi được hỏi là bà có đồng ý là ở Ấn Độ có quá nhiều trẻ con hay không, bà Teresa đã trả lời: "Tôi không đồng ý vì Thiên Chúa bao giờ cũng cung cấp đầy đủ" (Ibid., p. 30: I do not agree because God always provides). Câu trả lời là một câu mạ lỵ những người có đầu óc và có tình thương thực sự. Thật vậy sao? Nếu thực sự là có một Thiên Chúa có thể cung cấp đầy đủ cho tất cả thì thực trạng thế giới đã chứng tỏ là Thiên Chúa không muốn làm như vậy. Bà Teresa không hề biết là trên thế giới mỗi ngày có khoảng 40 ngàn trẻ con dưới 5 tuổi chết đói. Nếu Thiên Chúa cung cấp đầy đủ cho tất cả thì tại sao ngay trên đất Ấn Độ mà bà làm công việc "từ thiện" cũng có 423 triệu người sống trong sự tuyệt đối nghèo khổ (living in absolute poverty), 73 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng, và 350 triệu mù chữ? Lẽ dĩ nhiên, đối với bà thì Thiên Chúa quả là đã cung cấp đầy đủ, quá đầy đủ, vì bà ngồi trên đống tiền của thiên hạ đóng góp để bà làm việc "từ thiện".

2. Bà Teresa huấn luyện những sơ dưới quyền bà hỏi những bệnh nhân sắp chết là có muốn một "vé lên thiên đường" hay không? Nếu họ trả lời muốn thì sẽ có ngay một lễ rửa tội cấp bách để kéo họ vào trong Ca Tô Giáo. Nếu chúng ta biết đến lời tuyên bố của giáo hoàng John Paul II là không làm gì có thiên đường ở trên các tầng mây thì thiên đường của bà Teresa đúng là một thiên đường mù. Đó không phải là thiên đường của những người mù mắt mà là của những người mù quáng tin vào một điều mà ngày nay đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ.

3. Có một bệnh nhân bị bệnh ung thư đang ở thời kỳ cuối, đau quằn quại, sắp chết, nhưng bà Teresa lại nhất định không cho họ thuốc đủ mạnh (tại sao??). Bà đến an ủi họ: "Con nên nghĩ rằng con cũng đang đau đớn như Chúa Giê-su đang bị đóng đinh trên thập giá; Chúa hẳn là đang hôn con đó" Bệnh nhân đó trả lời: "Vậy xin mẹ nói với ông ta là đừng hôn con nữa." ("You are suffering like Christ on the cross. So Jesus must be kissing you." To which the patient replied, "Then please tell him to stop kissing me").

Đối với tôi, trong vụ này, không những bà Teresa là một con người cuồng tín mà còn là ngu đần, tàn nhẫn, và sống xa thực tế. Bà thừa biết rằng không một người nào trên thế gian này lại muốn chịu khổ hình đau đớn như Chúa Giê-su trên thập giá và dù Giê-su có đang hôn thật đi chăng nữa thì cũng không làm cho bệnh nhân bớt đau hay khỏi bệnh. Bởi vậy cho nên bệnh nhân đã từ chối cái hôn của Giê-su. Nhưng hành động như trên của bà thực ra chỉ là một thủ đoạn ru ngủ lừa dối và hết sức đạo đức giả. Vì khi chính bà đau ốm thì bà lại vào những nhà thương Tây phương đắt tiền nhất để chữa trị. Năm 1989 bà đã được gắn một máy để cho tim đập điều hòa (pacemaker). Năm 1993 bà đã được thông một mạch máu bị tắc. Tại sao bà không chịu đựng những sự bất thường đau đớn trong cơ thể bà như là Chúa Giê-su chịu đựng trên thập giá. Tại sao bà không nghĩ rằng những khi bà bị bệnh đó chính là Chúa đang hôn bà? Tại sao bà phải vào những nhà thương đắt tiền nhất, có nhiều phương tiện tối tân nhất, để chữa trị cho bà, trong khi bà không chịu chữa trị đúng mức cho những bệnh nhân trong những nhà thương "từ thiện" của chính bà? Nếu bà muốn thì bà sẽ có đủ phương tiện trong các nhà thương "từ thiện" của bà, vì nhiều triệu đô la do những người hảo tâm đóng góp để cho bà làm việc "từ thiện" còn nằm ì trong các ngân hàng. Chúng ta nên nhớ, theo định chế của Ca Tô Giáo Rô Ma thì những chương mục này thuộc tài sản của Vatican. Chúng ta cũng đừng quên là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã đệ đơn lên chính quyền Việt Nam đòi lại những cơ sở của Ca Tô Giáo ở Việt Nam (phần lớn là do toa rập với thực dân Pháp, chiếm đất Chùa trong thời đô hộ của thực dân Pháp, trong đó có đất của nhà thờ lớn Hà Nội, đất của nhà thờ Đức Bà ở Saigon, và đất của nhà thờ La Vang v..v.., và do thực dân Pháp trước kia và chính quyền Ca Tô Ngô Đình Diệm sau này ở Nam Việt Nam lạm dụng cường quyền cấp cho) với luận cứ đó là tài sản thuộc Vatican, một luận cứ đần độn, vong bản, phi lý, phản ánh tâm cảnh nô lệ của HĐGM Việt Nam. Với tâm cảnh này thì khi người Ca Tô lên cầm quyền ở Việt Nam tất nhiên mọi đất đai tài sản quốc gia sẽ đều thuộc Vatican hết.

4. Một ác cảnh khác trong các nhà thương "từ thiện" của bà Teresa không thể chấp nhận được là những sơ và những người thiện nguyện làm việc cho bà phải dùng đi dùng lại những ống chích không được tẩy trùng để chích những thuốc vô hiệu lực và thuốc trụ sinh không đủ mạnh cho các bệnh nhân khiến cho họ càng đau đớn trong cơn hấp hối. (Judith Hayes, p. 68: Her employees and volunteers used and reused unsterelized syringes to administer ineffective drugs and mild antibiotics to terminally ill people, who suffered the resulting agonies)

Trước những sự thực phũ phàng về bộ mặt "từ thiện" thật của bà Teresa ở trên, tác giả Judith Hayes, người đã từng nổi tiếng với tác phẩm Chúng Ta Tin Thiên Chúa! Nhưng Là Thiên Chúa Nào? (In God We Trust! But Which One?), và cũng là người mà qua những phương tiện truyền thông của Giáo hội đã một thời tin rằng bà Teresa là một vị Thánh sống, sau khi biết rõ sự thực đã vạch trần mặt trái của bà Teresa trong cuốn The Happy Heretic. Sau đây là một số đoạn trong chương 2, trang 62-69, mục Một Khoa Học Gia Và Một Thánh (A Scientist And A Saint), bình luận về giới truyền thông trước cái chết của Carl Sagan (1996) và Teresa (1997). Tôi xin bỏ qua những đoạn viết về khoa học gia Carl Sagan vì tôi cho rằng không thể so sánh Teresa với Carl Sagan:

Bà Teresa chỉ nhìn về quá khứ, thời mà người ta cho rằng các phù thủy là có thực, và những chuyện đuổi quỷ ám ra khỏi con người là có nghĩa. Chúng ta không thể tự cho phép nhìn về phía sau.

Cảnh xun xoe tán tụng Mẹ Teresa trên khắp thế giới là cơn ác mộng của một người theo chủ nghĩa nhân bản. Ký giả chen lấn nhau để giành lấy máy vi âm và tìm những danh từ quá mức để mô tả cái người gốc Macedonie (Teresa) không có gì nổi bật, đầu óc ở trên mây, với tâm cảnh thuộc thế kỷ thứ 9 này... Thật là một sự tôn sùng nồng nhiệt không nhằm chỗ.

Chút ít điều tốt bà làm chẳng đáng gì so với những số tác hại không thể tính được mà bà đã làm. Tài nguyên trên trái đất thì hữu hạn, bất kể đến lập trường đà điểu của Giáo hội Ca-Tô, và chúng ta phải nhìn về tương lai, xử dụng mọi phương tiện khoa học mà chúng ta có, để tránh tai họa đang đe dọa. Điều này gồm có việc ngừa thai một cách khá dễ dàng. Sự đau khổ mà chúng ta có thể phòng ngừa qua phương pháp ngừa thai này thật là vô lượng. Do đó chúng ta không được nhìn về dĩ vãng, cúi đầu trong những lời cầu nguyện vô vọng, trong khi con cháu chúng ta chết.

Bà ta thường xuyên rao giảng chống kiểm soát sinh đẻ ngay cả khi xung quanh có những trẻ em chết đói.

Khi người ta phỏng đoán về việc phong Thánh cho bà Teresa, người ta đã bàn cãi nhiều về bằng chứng của những phép lạ, một điều kiện để được phong Thánh. Nhưng tôi nói rằng có một bằng chứng rõ ràng về một phép lạ của bà Teresa. Đó là bà đã xoay sở thuyết phục được hàng triệu người tin rằng bà ta là món quà tốt cho nhân loại. Những hoạt động thuộc thời Trung Cổ của bà được gói ghém lại và bán cho nhân loại như là một lợi ích thế gian, thay vì thực chất của chúng là cản trở, ngăn chận sự tiến bộ của con người.

Đối với những người theo chủ nghĩa nhân bản, chức vị Thánh thật chẵng có nghĩa gì. Riêng tôi, tôi không tìm thấy bất cứ cái gì trong đời sống hoặc ký ức của bà Teresa để mà tôn kính, xét đến sự đau khổ mà bà ta đã tạo ra cho hàng triệu người.

"Nhân danh Thiên Chúa" bà Teresa đã thu được hàng triệu đô la rồi vội vàng dấu kín nó đi như một con sóc để dành thức ăn cho mùa Đông. "Nhân danh Thiên Chúa", bà ta cũng cải đạo nhiều người trước khi họ tắt hơi... Tôi tự hỏi, trong cái tầm nhìn thô thiển của bà ta, có phải là bất cứ bà làm điều gì cho Thiên Chúa là để cho bà được điểm cao (như các em hướng đạo sinh đi bán bánh kẹo, ai bán được nhiều thì được đoàn trưởng gắn huy chương khen thưởng. TCN) trong đời sau. Có lẽ đối với bà ta thế giới này không hề có một ý nghĩa nào, chẳng qua chỉ là cái mê hồn trận thách đố của Thiên Chúa để quyết định xem ai chiếm được mẩu tốt nhất trên thiên đường. Nếu thật là như vậy thì chúng ta có thể giải thích, vì không có gì khác có thể giải thích được, tại sao bà ta có thể nhẫn tâm ngồi trên nhiều triệu đô la như vậy trong khi trẻ con, ngay cả ở nơi bà hoạt động ở Ấn Độ, đang chết đói. Điều này chống lại mọi giải thích hợp lý, và tôi thách đố bất cứ ai, từ Morphew cho đến chính giáo hoàng, có thể giải thích được sự kiện đó.

Hiển nhiên là mục đích của bà ta là vơ vét tích tụ tiền bạc. Để làm gì, ai muốn đoán sao thì đoán..

Thật là lạ lùng, không có ai vạch trần những hoạt động đáng nghi ngờ của bà Teresa sớm hơn. Mà chúng ta ai cũng biết chuyện các linh mục hiếp dâm các trẻ em trai, có phải không - vậy tại sao mà những chuyện về bà Tewresa để quá lâu mới bị phanh phui? Câu trả lời thật là đơn giản, Giáo hội Ca Tô Rô Ma có những quyền lực hăm dọa thật đáng sợ. Cho đến khi tác phẩm có tác dụng mở mắt con người của Christopher Hitchen xuất bản năm 1995, cuốn The Missionary Position, tôi không hề biết gì về những hoạt động trong những "nhà thương" của bà Teresa. Cũng như mọi người khác, tôi nghĩ rằng bà ta là một Thánh sống. Tôi đã lầm. Bất kể động cơ hành động của người đàn bà ở Calcutta kia (Teresa) là như thế nào, tôi đã thấy quá đủ những sự đau khổ trong những người đã phải khủng khiếp trùn lại với tư tưởng của bà Teresa: đau khổ là một điều tốt. Đau khổ không bao giờ là một điều tốt. Nhất là ngày nay, khi chúng ta có khả năng làm giảm đi khá nhiều sự đau đớn, hình ảnh tâm thần của những người bất hạnh bị vào một "nhà thương" của bà Teresa thật là đáng buồn và đáng giận.

Bộ mặt thật của bà Teresa đã bị phơi bày qua những tài liệu trích dẫn ở trên. Tuy vậy, giáo hoàng vẫn ra Tông Huấn, mục 7, dạy các giáo hội Á Châu phải “tuyên dương Mẹ Têrêsa quá cố của thành phố Calcutta, người nổi tiếng trên khắp thế giới vì đã chăm sóc những người nghèo nhất với lòng yêu thương và vị tha". Điều này chứng tỏ Giáo hoàng bất chấp những sự thực đã được phơi bày về bộ mặt thực của bà Teresa, vẫn tiếp tục tô hồng đánh bóng bà Teresa không chút ngượng ngập và dạy các con chiên thường xuyên sống trong bóng tối của sự thiếu hiểu biết, do đó luôn luôn cúi đầu tuân phục những điều “đức thánh cha” dạy, phải tuyên dương ca tụng một nhân vật mà thực chất rất đáng khinh, không có gì đáng để ca tụng. Điều này cũng chứng tỏ là bất kể thực chất đạo đức của người Ca Tô như thế nào, chỉ cần người đó làm lợi cho giáo hội là giáo hội tuyên dương đánh bóng mà không cần đếm xỉa đến sự thật. Cũng vì vậy mà Vatican, xưởng sản xuất thánh, để đạt được những mục đích chính trị và mê tín tôn giáo, đã phong thánh bừa bãi cho các Hán gian, Việt gian v..v..dù rằng các thánh trong Ca Tô Giáo chẳng có ý nghĩa cao đẹp gì đối với tuyệt đại đa số nhân loại.

Thực ra thì những hành động của bà Teresa được phanh phui ở trên cũng không lấy gì làm khó hiểu vì chúng nằm trong sách lược đi kiếm linh hồn cho Chúa của Giáo hội trên khắp thế giới. Nếu chúng ta theo rõi những vụ kiện các cơ sở từ thiện, viện mồ côi của Ca Tô Giáo ở Canada, Mỹ, Ireland,và Úc Châu v..v.. thì chúng ta sẽ không lấy gì làm lạ trước những hành động "bác ái" của bà Teresa ở Calcutta. B. S. Rajneesh, tác giả cuốn Linh Mục và Chính Trị Gia: Những Mafia của Linh Hồn (Priests & Politicians: The Mafia of the Soul), đã viết như sau, trang 25:

Nếu con người nghèo đói, họ có thể dễ bị dụ vào Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca Tô Giáo. Những trường học, nhà thương, và viện mồ côi của họ chẳng qua cũng chỉ là những xưởng để dụ người ta trở thành tín đồ Ca Tô (If people are poor and hungry, they can be easily converted to Christianity, particularly into the Catholic Church. Their schools, their hospitals, their orphanages are nothing but factories for converting people into Catholics).

Rajneesh đã không nhắc đến sự kiện là với những sự trợ cấp của chính phủ và sự đóng góp của những người có từ tâm, nhiều cơ sở "từ thiện" đã là những nguồn kinh tài cho giáo hội, vơ vét tiền bạc trên sự đau khổ của các trẻ em mồ côi và những người xấu số. Sơ Lê Thị Tríu ở Phi Luật Tân cũng đã hốt được 2 triệu đô-la để thành lập “làng Việt Nam ma” ở Phi Luật Tân. Tưởng chúng ta cũng nên biết thêm một sự kiện về những tổ chức "từ thiện" của Vatican. Sách vở, báo chí và TV Âu Mỹ đã phanh phui ra vụ Vatican dùng những cơ quan từ thiện như Caritas International, Red Cross và một số tu viện làm những đường giây gọi là "Giây chuột" (Ratlines) với những dịch vụ như cấp căn cước giả, thông hành giả, tài chánh v..v.. cho nhiều tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã ẩn náu trong các tu viện chờ cơ hội chuồn sang Nam Mỹ, phần lớn là sang Á Căn Đình (Argentina).

Nói tóm lại, những công cuộc “từ thiện” của Ki Tô Giáo, Ca Tô Giáo cũng như Tin Lành, chỉ là những sơn phết màu mè che dấu những âm mưu đen tối đàng sau. Tuy vậy, những lớp sơn phết này cũng đánh lừa được nhiều người, kể cả những chính quyền phi Ki-Tô không biết rõ bản chất “từ thiện” của Ki Tô Giáo.

Trong vài bài báo người ta đã đặt ra nhiều nghi vấn về cái động cơ chính thúc đẩy bà làm việc thiện. Tờ Newsweek, số ngày 13 tháng 11, 1995, David Gates có điểm cuốn sách "The Missionary Mission" của Christopher Hitchens viết về Mẹ Teresa. Theo Hitchens thì: "Mẹ Teresa là một kẻ "mị dân" chống phá thai và là kẻ "phục vụ cho những quyền lực thế gian.", thân thiện với hạng người không tin cậy được như tên lừa đảo Charles Keating ở Ngân Hàng Tiết Kiệm và Tín Dụng, mà nhân danh hắn Mẹ đã viết cho ông Tòa Lance Ito trong vụ xử hắn năm 1992. Trong một bức thư trả lời với đầy đủ lý lẽ , ông Phó Biện Lý của Tòa giải thích cho Mẹ Teresa biết bằng cách nào mà Keating đã ăn cắp món tiền đểỵ biếu cho Mẹ, và đề nghi Mẹ hoàn trả lại số tiền đó cho các "sở hữu chủ với đầy đủ pháp lý; Mẹ đã không hề hồi âm." Hitchens cũng ghi chú rằng Mẹ đã vào "điều trị ở một vài bệnh viện tốt nhất và đắt tiền nhất ở Tây phương." Hitchens lý luận rằng "Mẹ làm công việc từ thiện không phải vì chính sự từ thiện mà chỉ để mong một ngày nào đó được kể như một vị Thánh thành lập một dòng tu mới trong giáo hội." (Hitchens' Mother Teresa is an anti-abortion "demagogue" and a "servant of earthly powers," cozying up to such a slime as S & L (Savings & Loans) swindler Charles Keating, on whose behalf she wrote to Judge Lance Ito during his 1992 trial. In a well-reasoned reply, a deputy D.A. explained to her how Keating stole the money he'd donated and suggested she return it to "its rightful owners"; she never answered.

...Hitchens notes, she herself has "checked into some of the finest and costliest clinics and hospitals in the West." She does charitable work, he argues, "not for its own sake but...so that she may one day be counted as the beatific founder of a new order and discipline within the Church itself.")

Đó là thực chất những công việc "từ thiện" của Mẹ Teresa, người mà các tín đồ Gia Tô được nhồi vào trong đầu óc hình ảnh của một Thánh nhân.

Tưởng chúng ta cũng nên biết thêm một sự kiện về những tổ chức "từ thiện" của Vatican. Báo chí và TV Âu Mỹ đã phanh phui ra vụ Vatican dùng những cơ quan từ thiện như Caritas International, Red Cross và một số tu viện làm những đường giây gọi là "Giây chuột" (Ratlines) với những dịch vụ như cấp căn cước giả, thông hành giả cho nhiều tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã ẩn náu trong các tu viện chờ cơ hội chuồn sang Nam Mỹ, phần lớn là sang Á Căn Đình (Argentina).

Theo tài liệu trong cuốn Ba Ngôi Tội Lỗi (Unholy Trinity) của Mark Aarons và John Loftus, xuất bản năm 1990, thì trong số những tội phạm chiến tranh này chúng ta có thể kể Franz D. Paul Stangl, chỉ huy trưởng trại thủ tiêu tập thể Treblinka, trong đó tới 900000 người, phần lớn là Do Thái, bị giết bằng hơi độc; Gustav Wagner, chỉ huy trưởng trại diệt chủng khác, trại Sobibor ở Ba Lan; Aloi Brunner, một sĩ quan cao cấp tàn ác nhất trong chương trình "đem đi dầy và thủ tiêu" dân Do Thái; và nhất là Adolf Eichmann, người đứng đầu "một giải pháp cho dân Do Thái" (a solution for the Jews), nghĩa là, tận diệt dân Do Thái (extermination of Jews), cấp chỉ huy của Stangl, Wagner, và Brunner. Người đứng đầu tổ chức những đường "giây chuột" này mới đầu là Giám mục Alois Hudal ở Rô Ma (Rome), sau được tiếp nối bởi Linh mục Krunoslav Draganovic, có trụ sở ở Rome.. Franz Stangl bị Simon Wiesenthal săn lùng và cuối cùng bị bắt ở Ba Tây (Brazil) năm 1967. Ra tòa, Stangl khai rằng:

"Trong thời gian chúng tôi ở trại tập trung (của quân đội đồng minh), chúng tôi đã biết là phải đi tới Rome...Những tín đồ Gia Tô phải liên lạc với Giám mục Hudal, người sẽ cho chúng tôi một thẻ căn cước của cơ quan Hồng Thập Tự quốc tế và rồi một giấy nhập cảnh. ... Sau nhiều tuần, Hudal gọi tôi tới và cho tôi một sổ thông hành mới - một sổ thông hành của cơ quan Hồng Thập Tự...ông kiếm cho tôi một giấy nhập cảnh vào Syria và một công việc trong một hãng dệt ở Damascus.." (During the time we were in the internment camps we knew that we should go to Rome... Catholics should go to Bishop Hudal who would give us an International Red Cross Identity card and then a visa.) ...After several weeks, Hudal called me in and gave me my new passport - a Red Cross Passport...he got me an entrance visa to Syria and a job in a textike mill in Damascus..)

Wiesenthal tin rằng Eichmann được Hudal làm cho một căn cước giả, dẫn đi chui tới Genoa, ở trong một tu viện của Tổng Giám mục Siri, và rối trốn sang Nam Mỹ. Nhưng rồi Eichmann cũng bị tình báo Do Thái truy lùng và kiếm ra nơi ẩn náu. Hắn bị Do Thái bắt cóc ở Argentina, mang ra xử và bị hành quyết tại Jerusalem năm 1962. Điều làm cho Wiesenthal giận dữ là một cơ quan cứu trợ tù thiện Gia Tô, Caritas, "đã đài thọ mọi phí tổn để Eichmann đi chui tới Nam Mỹ." (What angers Wiesental is that a Catholic relief organization, Caritas, "paid all of the expenses for Eichmann" to reach South America.) Quý độc giả nào muốn biết thêm chi tiết về những cơ quan "từ thiện" của Gia Tô giáo xin đọc cuốn sách trên, một cuốn sách dày 372 trang mô tả chi tiết về những hoạt động của Vatican trong kế hoạch "từì thiện, bác ái" để "cứu" những phạm nhân chiến tranh Đức Quốc xã. Trong phần kết luận, hai tác giả Aarons và Loftus đã lên án Vatican phạm bốn tội đối với nhân loại, trg. 280-285: 1) Những tội ác chống hòa bình (Crimes Against Peace); 2) Ngăn Cản Sự Thực Thi Công Lý (Obstruction of Justice); 3) Thu nhận những đồ ăn cắp (Receiving Stolen Goods); và 4) Lạm dụng đặc quyền ngoại giao (Abuse of Diplomat privileges). Sau đây là một đoạn ngắn dưới đề mục 2): Ngăn Cản Sự Thực Thi Công Lý, trg. 282:

"Những gì mà Giáo hoàng làm sau cuộc chiến còn tệ hơn là không làm gì cả. Thay vì đưa những người Do Thái vô gia cư sang Á Căn Đình, thì những đường giây chuột lại đưa lén Eichmann, Pavelic, Stangl và nhiều tội phạm khác sang đó. Thay vì tố cáo Giám mục Hudal thì Vatican lại thay thế ông bằng Linh mục Draganovic, một nhân vật ít bị người ta chú ý tới, nhưng lại hoạt động hữu hiệu hơn... Những gì mà Vatican làm sau Đệ Nhị Thế Chiến là một tội ác. Bằng chứng rõ rệt cho thấy: Tòa Thánh đã giúp những tội phạm chiến tranh trốn khỏi công lý quốc tế. Những đường giây chuột đã được cố ý tạo ra để giúp đỡ và tiếp tay cho những tội phạm chiến tranh Đức quốc xã đang bị truy lùng trốn thoát. Người ta đã biết từ lâu, trước năm 1945, là Hudal ủng hộ Đức Quốc xã, nhưng hắn vẫn ở tại vị thế có nhiều ảnh hưởng rất lâu sau khi bị công luận phanh phui. Người kế vị Hudal, Linh mục Draganovic, được nhiều cơ sở tôn giáo giúp đỡ, in những thẻ căn cước giả, dùng sổ thông hành của Hội Hồng Thập Tự với những lý do gian dối, và cung cấp phương tiện chuyên trở dưới những tên giả. Những việc trên không phải là những hoạt động từ thiện Ki Tô. Sự đưa lén những tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã đi trốn là sự lạm dụng vô luân những cơ quan từ thiện hợp pháp của Giáo hội." (What the Pope did after the war was worse than doing nothing. Instead of smuggling homeless Jews to Argentina, the Ratlines smuggled Eichmann, Pavelic, Stangl, among many others. Instead of denouncing Bishop Hudal, the Vatican replaced him with a less conspicuous, but far more efficient and effective operative in the form of Father Draganovic.

What the Vatican did after World War II was a crime. The evidence is unequivocal: the Holy See aided the flight of fugitives from international justice. The Rat lines were intentionally created to aid and abet the escape of wanted Nazi war criminals. Hudal was known for his Nazi affinitieslong before 1945, yet retained his influential position long after he was publicly exposed. His successor, Father Draganovic, was assisted by several religious orders which printed false identity cards, procured Red Cross passports under false pretences, and provided transport under false names.

These were not acts of Christian charity. The clandestine Nazi-smuggling immorally misused the Church's legitimate charitable organizations.)

Tới đây, hẳn chúng ta đã thấy thực chất những công việc "từ thiện" cỡ quốc tế của Tòa Thánh Vatican. Điều hiển nhiên là ở trên trái đất này không phải chỉ có Gia Tô Giáo mới làm việc từ thiện. Bất cứ nơi nào có những cảnh khổ trong xã hội bất cứ vì lý do gì, thiên tai, lụt lội, đói kém, bệnh tật v..v.. lòng con người lại mở để góp phần làm vơi bớt những nỗi đau khổ của đồng loại. Trong hầu hết các xã hội khác, tôn giáo khác, việc từ thiện bao giờ cũng phát xuất từ những tấm lòng, thương người vị tha. Chỉ có Gia Tô giáo làm việc thiện cho những mục đích bất thiện: dùng bả vật chất để khuyên dụ người đi đạo, làm việc thiện để lấy tiếng, kiếm thêm tín đồ cho Chúa, hoặc với mục đích chính trị nhơ nhớp như vừa được trình bày ở trên. Ở đây tôi chỉ nói đến sách lược chung của Giáo hội chứ không nói đến cá nhân tín đồ Gia Tô trong đó chắc chắn có nhiều người có lòng bác ái thuần túy không thua gì những người trong các tôn giáo khác.

Ai cũng biết Giáo hội Gia-Tô La Mã là một tổ chức giàu có nhất thế giới với đầy đủ các phương tiện truyền thông để tạo nên một hình ảnh theo ý Giáo hội về các công cuộc "từ thiện" mà giáo hội muốn cho quần chúng, và nhất là những tín đồ ở các nước kém mở mang, phải tin và tôn thờ. Nhưng ở thế giới văn minh Âu Mỹ này thì không gì có thể qua mắt được những chuyên gia đầy đủ khả năng về mọi vấn đề, những người có tinh thần tôn trọng tuyệt đối sự thực và quyền tự do phát biểu ý kiến. Cho nên, thường thường trước sau gì rồi cái mặt trái của một chiếc mề đay cũng phải phơi bày. Cổ nhân đã dạy: muốn cho người khác không biết thì đừng có làm. Chân lý này không bao giờ thay đổi.

6.4. Chiêu Bài "Hòa Hợp Tôn Giáo" của Giáo Hội Gia Tô.

Như chúng ta đã biết, sau Đệ Nhị Thế Chiến, với mặc cảm tội lỗi, và trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, Giáo hội Gia Tô không còn chọn lựa nào khác, vì quyền lực thế tục đã mất, không còn khả năng bách hại những người ngoại đạo bằng những hành động bất nhân tàn ác, là phải đưa ra chiêu bài hòa hợp tôn giáo qua Công Đồng Vatican II. Thực ra, phong trào "hợp tác tôn giáo" đã do Giáo Hội Tin Lành đề xướng và phát triển từ lâu. Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây trong cuốn Tài Liệu Vatican II Với Những Ghi Chú, Bình Luận của Những Giới Chức Có Thẩm Quyền Gia Tô, Tin Lành và Chính Thống Giáo (The Documents of Vatican II: With Notes and Comments by Catholic, Protestant and Orthodox Authorities) , Walter M. Abbott làm Tổng Chủ Bút (General Editor):

"Trong nhiều thập niên, mỗi năm vào tháng Giêng, Gia Tô La Mã để ra 8 ngày để cầu nguyện cho sự thống nhất giáo hội. Cho đến năm 1959, ý tưởng chính trong những ngày đó, từ 18 đến 25 tháng Giêng, là hi vọng giáo dân Tin Lành sẽ "trở lại" giáo hội chân thật duy nhất (nghĩa là Gia Tô La Mã) và Chính Thống Giáo sẽ dẹp tiệm. Cũng trong những thập niên này, những tín đồ Tin Lành đã tham gia vào cái về sau đư/ợc gọi là "phong trào hợp tác tôn giáo". Sự phát triển thành hình Công Đồng Giáo Hội Toàn Cầu, sự gia tăng trong việc tập hợp các giáo hội Tin Lành địa phương trên hoàn cầu, sự kết hợp của các giáo hội, tất cả những hoạt động trên biểu thị một đư/ờng hư/ớng thống nhất. Giáo hội Gia Tô La Mã vẫn đứng ở ngoài xa. Ở Âu Châu có những trung tâm điều nghiên Gia Tô quan sát canh chừng những sự phát triển này, nhưng đại cương thì giáo hội chỉ canh chừng và cầu nguyện, chứ không tham gia cuộc đối thoại hay cầu nguyện của các giáo hội Tin Lành. Thế rồi Giáo Hoàng John XXIII lên ngôi và ngày 25

tháng 7 năm 1959 ngài loan báo ý định triệu tập một công đồng hợp tác tôn giáo." (Each year in January, for many decades, Roman Catholics have offered eight days of prayer for Church unity. Until 1959, the general idea behind those days of prayer, January 18-25, was the hope that the Protestants would "return" to the one true Church, and that the Orthodox schism would end. Throughout those same decades, Protestants became more and more involved in what had come to be called the "ecumenical movement." The development of the World Council of Churches, the growth of national and world-wide groupings of Protestant Churches, the merges of Churches - all these expressed the groping toward unity. The Roman Catholic Church remained aloof. There were Catholic centers of study in Europe that watched developments, but, in general, the Church watched and prayed without joining in the dialogue and prayer of the Protestant Churches. Then came Pope John XXIII and, on January 25, 1959, he announcement of his intention to call an Ecumenical Council.)

Vậy, căn bản thì phong trào hợp tác tôn giáo là để thống nhất các giáo hội Thiên Chúa Giáo: Gia Tô, Tin Lành, và Chính Thống. Thật vậy, "bản dề nghị sắc lệnh hòa giải hòa hợp tôn giáo (conciliar Decree on Ecumenism) gồm có 5 chương. 3 chương đầu nói về nguyên tắc và cách thực hành hòa hợp tôn giáo và những giao hệ với các giáo hội Tinh lành và Chính Thống. Chương thứ tư nói về sự giao hệ với người Do Thái; chương thứ năm về tự do tôn giáo." (There were five chapters. The first three covered principles and practices of ecumenism and relations with Protestant and Orthodox Churches. The fourth chapter was on the relations with the Jews; the fifth was on religious freedom.)

Ngày 21 tháng 11 năm 1964, sắc lệnh được chấp thuận với 2107 phiếu thuận và 11 phiếu chống. Giáo hội Gia Tô La Mã đã chính thức tham gia phong trào hợp tác tôn giáo Trong sắc lệnh này, chương thứ tư nói về Do Thái đã được Hồng Y Bea mở rộng để thêm vào đó một bản tuyên ngôn liên hệ đến các tôn giáo phi-Ki-Tô (non-Christian religions). Tuy nhiên, đọc toàn bộ văn kiện chúng ta không thấy một văn kiện nào nói về sự hợp tác tôn giáo với các tôn giáo phi-Ki-Tô mà chỉ có một "Bản Tuyên Ngôn về Mối Giao Hệ của Giáo Hội với các Tôn Giáo phi-Ki-Tô" (Declaration on the Relationship of the Church to non-Christian Religions). Và ngay trong bản tuyên ngôn này, tòa Thánh vẫn khẳng định là Thượng đế đã tạo dựng giống người và con người chỉ có thể có một đời sống tôn giáo đầy đủ nhất trong Chúa Ki-Tô v..v.. (For all people comprise a single community, and have a single origin, since God made the whole race of men dwell over the entire face of the earth... Indeed, she (the church) proclaims and must ever proclaims Christ, "the way, the truth, and the life", in whom men find the fullness of religious life, and in whom God has reconciled all things to Himself.)

Một khi đã chấp chặt quan niệm chân lý chỉ có một thì mọi đối thoại để đi đến sư hòa giải và hợp tác tôn giáo trở nên vô ích, và bản chất của cái gọi là "hợp tác tôn giáo" chỉ ở trên đầu môi chót lưỡi. Đầu môi chót lưỡi đã mở nhưng tâm thức vẫn còn khép kín trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là "Bóng tối dày đặc của Ý Thức Hệ La Mã" (The thick darkness of Romanism). Muốn hiểu rõ hơn, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu thêm một chút về lý do tại sao tòa Thánh Vatican lại đột nhiên đưa ra chiêu bài "hợp tác tôn giáo"

Lý do chính là, nhân loại càng ngày càng văn minh tiến bộ, nhất là ở các phương trời Âu Mỹ, cho nên con người không còn chấp nhận sự hẹp hòi của Gia Tô Giáo nữa, như Linh Mục dòng Tên Malachi Martin đã nhận định trong cuốn "The Keys of This Blood": "The sophisticated West can take Catholicism's narrowness no longer. The Pope realizes that.", và trước sự phát triển của Tin Lành và nhất là Hồi Giáo nên tòa Thánh bắt buộc phải dùng lá bài "hòa hợp tôn giáo" để chỉnh trang lại cái bộ mặt của mình trong cái cộng đồng thế giới đa nguyên này. Thực chất của những sách lược này ra sao, chúng ta phải nhìn kỹ vào những gi Giáo hội đã làm chứ không nên chỉ nghe những gì Giáo hội nói.

Trước hết là vài nhận xét. Bản tuyên ngôn của Giáo hội về vấn đề hòa hợp tôn giáo thực tế chỉ có trên giấy tờ, vì cho tới ngày nay, hơn 30 năm sau, Giáo hội vẫn không có hành động hòa hợp tôn giáo nào cụ thể. Thực chất sách lược hòa hợp tôn giáo của Giáo hội Gia Tô La Mã ra sao? Vài tài liệu sau đây hi vọng sẽ làm sáng tỏ vấn đề.

Avro Manhattan viết trong cuốn "The Vatican's Holocaust", xuất bản năm 1986, như sau:

"Giáo hội Gia Tô đột nhiên tham gia hợp tác tôn giáo là một sách lược cổ điển để làm cho người ta quên đi cái bản chất bất khoan dung vẫn tồn tại trong giáo hội. Chúng ta phải nhớ rằng nếu các tòa án xử dị giáo đã được bãi bỏ từ giữa thế kỷ trước thì cái Văn Phòng Thánh, nguồn cảm hứng và công cụ của các tòa hình án mới chỉ được "dẹp bỏ" mới vài năm naỵ Thực ra, Văn phòng này còn đang hoạt động dưới một cái tên hoa mỹ ở giữa những bức tường kín đáo trong Vatican. (Cơ quan truyền bá đức tin (Congregation for the Propagation of Faith). TCN) Một trong những nhiệm vụ chính của văn phòng này là làm sao cho cái lò sát sinh ở Croatia và cái chế độ gia tô độc tài ở Việt Nam được quên đi, và trở thành một mẩu ghi chú của lịch sử xa xôi. Sách lược này đã thành công một phần...Không như những trại tập trung kinh khủng của Hitler và Stalin, các trại tập trung ở Croatia và cảnh Phật tử tự thiêu ở Việt Nam, một hình thức phản đối sự can thiệp khủng bố tôn giáo của Vatican, đã trở thành những cấm kỵ trong diễn đàn truyền thông thế giới. (Bây giờ chúng ta đã hiểu tại sao ở ngoại quốc có cả một chiến dịch phục hồi tinh thần Ngô Đình Diệm cũng như xuyên tạc và bôi nhọ các cuộc tự thiêu chống Diệm của Phật Giáo) Những đoan quyết căn bản của Gia Tô chưa bao giờ thay đổi tí nào. Cho đến nay cũng như tự bao giờ, sự chấp chặt của Giáo hội Gia Tô trên tính chất duy nhất của giáo hội vẫn còn chắc như đá hoa cương. Cũng chính vì những chấp chặt này mà đã xảy ra tòa án xử dị giáo, Croatia và chế độ độc tài Gia Tô ở Việt Nam. Nếu quá khứ là một dấu hiệu về những việc xảy ra trong tương lai thì, khi nắm được cơ hội và ở trong một bối cảnh chính trị thích nghi, những tòa án xử dị giáo mới, những Croatia mới và Việt Nam mới sẽ lại được tạo ra hoài hoài. Khi nào, ở đâu và như thế nào, chỉ có tương lai mới trả lời được." (The Catholic Church's sudden espousing of Ecumenism was a classic device to make people forget that her basic spirit of intolerance is still with her. It must be remembered that if the Inquisition was banned, against her will, only during the middle of the last century, the Holy Office, its inspirer and instrument was "abolished" only a few years ago. In fact, that it is operating, disguised under a specious name, in the silent walls of the Vatican of today. One of its main current tasks is to make sure that the Croatian Holocaust and the Catholic dictatorship of Vietnam are forgotten, and become a mere footnote of remote history. It has partially succeeded...Unlike Hitler's and Stalin's horrigic concentration camps, the Croatian ones and the Buddhist self-immolation in Vietnam, as a protest against the Vatican's religious terroristic interference, have already become taboos to the mass media of the World. ...The Basic Catholic claims have never changed one single iota. The Catholic Church's insistence about her own uniqueness has remained as granitically firm now, as it has always been. These are the same claims which produced the Inquisition, Croatia and the Catholic Dictatorship of Vietnam. If the past be an indication of the shape of things to come then, given the right opportunities and appropriate political climate, New Inquisition, New Croatias and New Vietnams will be created again and again. When, where and how, only the future will tell)

Trong cuốn "Letters to an Ex-Priest", linh mục Emmet McLoughlin viết như sau:

"Chủ nhân của sự chuyên chế tư tưởng con người" trong nhiều thế kỷ (nghĩa là, Giáo Hội Gia Tô) nay đã khoác cái áo huynh đệ hợp tác tôn giáo, được bảo vệ bởi cái khẩu hiệu "khoan dung" để quyến rũ những nhà cầm quyền cao cấp.."

(The centuries-old mistress of "tyranny over the mind of man" (i.e., the Catholic Church) clothed now in the robe of Ecumenical Brotherhood, protected by the slogan of "tolerance", seduces the rulers in high places)

Giáo sĩ (Rabbi) David Polish thì cho rằng:

"Bản tuyên ngôn của Công Đồng Vatican có vẻ kênh kiệu và thiếu tinh thần hòa giải. Giáo sĩ cho đó là "một thông cáo đơn phương của một phe tin tưởng rằng có thể chỉnh trang bộ mặt theo ý mình về một sự sai lầm không được thú nhận""

(Rabbi David Polish finds the Vatican Council Declaration condescending and lacking the spirit of reconciliation. He refers to it as "a unilateral pronaoncement by one party which presumes to redress on its own terms a wrong which it does not admit.)

Và, Giám Mục Emile de Smedt, phát ngôn viên của ủy ban soạn về đề mục tự do tôn giáo đã đưa ra nhận xét sau đây trước Công đồng linh mục ngày 19 tháng 11 năm 1963:

"Nhiều người phi-Gia-Tô đã nuôi sự thù ghét đối với giáo hội, hay ít ra cũng nghi ngờ đó là một loại chủ thuyết Machiavelli (nghĩa là chỉ cần đạt được mục đích bất kể đạo đức. TCN), vì đối với họ chúng ta có vẻ như là khi ở thế thiểu số trong quốc gia nào thì chúng ta đòi hỏi phải được tự do tôn giáo nhưng cùng lúc lại từ chối hay tước bỏ cùng sự tự do tôn giáo đó của họ nếu chúng ta ở thế đa số. Tại sao lại nói đến đối thoại với các người Ki-Tô khác, với người Do Thái, với tất cả những người phi-Ki-Tô (non-Christians) khi thực ra về lý thuyết cũng như thực hành, giáo hội Gia Tô La Mã không tôn trọng cái tự do của những người phi-Gia-Tô. Bất cứ kế hoạch hòa hợp tôn giáo nào của giáo hội Gia Tô cũng sẽ hoàn toàn vô hiệu quả và hoàn toàn vô nghĩa trừ phi giáo hội tuyên bố rõ ràng và với thẩm quyền rằng giáo hội sẽ tôn trọng sự tự do của các tín ngưỡng khác, dù rằng giáo hội có quyền hành hay cơ hội có thể làm khác, và rằng giáo hội phải dựa trên căn bản tự do tôn giáo, lên án sự bất khoan dung, bách hại và kỳ thị ."

(Many non-Catholics harbor an aversion against the Church, or at least suspect it of a kind of Machiacellianism, because we seem to them to demand free exercice of religion when Catholics are in a minority in any nation and at the same time refuse and deny the same religious freedom when Catholics are in the majority. Why speak about dialogue with other Christians, with Jews, with all non-Christians, if, in theory or in fact, the Roman Catholic Church does not respect the freedom of non-Catholic religions? Every ecumenical "move" of the Catholic Church will be completely fruitless and devoid of any real meaning unless the Church states clearly and authoritatively that

it will respect the liberty of other believers, even if it has the power or the occasion to do otherwise, and that it condemns intolerance, persecution and discrimination on grounds of religious liberty.)

Đó là thực chất của sự "hợp tác tôn giáo" mà Vatican phát động từ năm 1965.

Bây giờ đến một vấn đề thực tế nhất là sau khi cho phổ biến bản tuyên ngôn về hòa hợp tôn giáo thì giáo hội đã đạt được những thành quả nào trong việc thực thi hòa giải hòa hợp tôn giáo? Chúng ta không mấy quan tâm đến những việc thuộc các tông phái Ki Tô Giáo nhưng có những sự kiện sau đây cần biết: Gia Tô La Mã, Chính Thống Giáo, và Hồi Giáo vẫn tiếp tục giết nhau ở Bosnia. Gia Tô và Tin Lành vẫn giết nhau ở Bắc Ái Nhĩ Lan.

Đối với các tôn giáo phi-Ki-Tô thì, ở Thái Lan, lợi dụng tinh thần khoan dung tôn giáo của dân Thái, giáo hội Gia Tô ở Thái, tuy chỉ chiếm khoảng 1% dân số, đã có những hành động xâm nhập phá Phật Giáo và phổ biến những tài liệu có tính cách hạ thấp dân Thái và Phật Giáo. Theo tài liệu trong cuốn "Một Âm Mưu Phá Ngầm Phật Giáo" của Viện Đại Học Mahakamut, Thái Lan ("A Plot to Undermine Buddhism", Mahakamut University, Thailand, 1987) thì ngày 10 tháng 5, 1984, Hiệp Hội Bảo Vệ Đạo Pháp Thái Lan đã gửi cho Giáo hoàng John Paul II một kháng thư nhân dịp ông tới Thái Lan. Sau khi phàn nàn về việc Giáo hội Gia Tô La Mã tại Thái Lan xâm nhập Phật Giáo với nhiều hành động sai trái, theo chỉ thị của Vatican, có bằng cớ dẫn chứng (The Roman Catholic Church in Thailand has intruded Buddhism with many injust actions as shown in the attached Protesting Memorandum), Hiệp Hội yêu cầu John Paul II ra lệnh cho các tín đồ Gia Tô hãy chấm dứt xuyên tạc và phá Phật Giáo (To stop the Catholics here in Thailand from distorting and subverting Buddhism).

Ngoài ra, năm 1994, John Paul II đã viết cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng" (Crossing the Threshold of Hope) trong đó Ngài đã xuyên tạc và hạ thấp một số tôn giáo phi Ki Tô, đặc biệt là Phật Giáo. Những sự kiện vừa nêu trên chứng tỏ bản chất của Gia Tô La Mã giáo không hề thay đổi, đúng như nhận định của Avro Manhattan. Điều này cũng làm cho các quốc gia nghèo khó, chậm tiến, phi Ki Tô luôn luôn phải đề phòng những âm mưu, hành động phi dân tộc và tất nhiên phản dân tộc của một số không nhỏ tín đồ Gia Tô nội trùng. Đó là khi ở thế yếu mà Gia Tô Giáo địa phương còn làm càn như vậy, nếu họ ở thế mạnh, nắm trong tay chính quyền, thì không biết họ còn lộng hành tới đâu. Những biện pháp bóp nghẹt tự do, tiêu diệt các tôn giáo khác của Palevich ở Croatia, của Franco ở Tây Ban Nha, và Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam là những sự kiện lịch sử tương đối mới mẻ, quốc gia nào mà không biết đến những sự kiện này và do đó không lưu tâm đề phòng thì những cảnh trên rất có thể lại tái diễn. Tại sao phải đề phòng? Vì những tín đồ Gia Tô ở các nước nghèo khổ, chậm tiến, vẫn còn tinh thần nô lệ Vatican cao độ và cuồng tín hơn những tín đồ Gia Tô ở bất cứ quốc gia văn minh tiến bộ nào trên thế giới. Cho nên, muốn giảm thiểu cái hiểm họa Gia Tô, cách tốt nhất là mở mang dân trí, cho người dân biết những sự thực về tôn giáo nói chung, Gia Tô Giáo nói riêng. Mở mang dân trí phải được coi như là một quốc sách, một sách lược mà các quốc gia tân tiến Âu Mỹ đã thi hành. Một khi dân trí đã mở mang như ở các nước văn minh tiến bộ thì sự cuồng tín của các tín đồ Gia Tô sẽ bớt đi và nguy cơ lộng hành của Gia Tô Giáo cũng bớt đi, và người dân nói chung không dễ bị lường gạt bởi những thông tin, hứa hẹn hão huyền, sai sự thực. Lịch sử cho thấy, Giáo hội rất sợ giáo dân biết tới những sự thực về Gia Tô Giáo. Điển hình là gần đây ở Việt Nam, Giáo hội đã cho tín đồ đi thu mua cuốn "Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II", Giao Điểm xuất bản, để ngăn chặn sự phổ biến tác phẩm có giá trị này nơi quần chúng. Đây là chính sách ngu dân của Giáo hội đã được thi hành qua nhiều thế kỷí nhưng đã trở thành vô hiệu ở bên phương trời Âu, Mỹ kể từ đầu thế kỷ 20. Tại sao lại vô hiệu? Vì càng thu mua thì dân chúng càng tò mò muốn đọc, và các con buôn lợi dụng tình trạng này, lại càng in thêm ra nhiều nữa để kiếm lời. Rút cục, mục đích ngăn chặn không đạt được mà lại còn giúp cho sự phổ biến rộng rãi hơn. Vì vậy, ngày nay Giáo hội hoàn toàn làm ngơ trước những tác phẩm thuộc loại trên, vì càng lên tiếng thì càng có nhiều người biết, và điều này có ảnh hưởng đến các tín đồ không ít. Một mặt khác, việc thu mua và tiêu hủy những tác phẩm trong đó có những tài liệu vạch ra những sự sai trái của Giáo hoàng và Giáo hội đã có phản ứng ngược lại: đó là Giáo hội thú nhận và sợ những sự thực viết trong những tác phẩm kể trên, đồng thời chứng tỏ sự yếu kém và thiếu tự tin của Giáo hội về những giáo điều Giáo hội đưa ra, không còn có tính cách thuyết phục con người văn minh tiến bộ nữa. Cũng như không ai có thể lấy bàn tay che nổi mặt trời, Giáo hội Gia Tô không thể nào bưng bít sự thật bằng những hành động thu mua phản trí thức, phản tiến bộ. Với quyền lực về chính trị và tiền bạc như Giáo hội Gia Tô toàn cầu mà còn làm không nổi, thử hỏi Giáo hội Gia Tô nhỏ nhoi như ở Việt Nam làm sao có thể ngăn chặn được chiều hướng mở mang trí óc người dân, và ngăn chặn được đến bao giờ?


Các bài tôn giáo cùng tác giả

 

Trang Trần Chung Ngọc