Sam Harris: Tận cùng của Ðức tin

Lê Quốc Tuấn chuyển Việt

¿ Mục lục toàn bài bản in ngày 22 tháng 1, 2010

CHƯƠNG 4

Vấn nạn đối với Hồi Giáo -1

Mặc dù lập luận của tôi trong tập sách này nhắm vào bản thân của đức tin, sự khác biệt giữa các đức tin cũng thích đáng vì chúng không thể lầm lẫn được. Sau cùng, có một lý do tại sao hiện nay chúng ta phải đối đầu với Hồi Giáo, hơn là với khủng bố Jain, trong mọi ngõ ngách của thế giới. Jain không tin vào điều gì có thể đúng ở mức rất nhỏ mà khiến có thể khêu gợi họ phạm vào các hành vi của bạo lực tự sát đối với những người không theo đạo. Bằng bất cứ thước đo tiêu chuẩn nào mà chúng ta muốn theo đuổi (đạo đức, thực dụng, nhận thức luận, kinh tế. v.v…), có những niềm tin tốt lành và có những niềm tin xấu xa-và hiện nay thật rõ ràng với tất cả mọi người rằng Hồi giáo có nhiều phần chung với các loại niềm tin thứ hai.[1]

Dĩ nhiên, giống như mọi tôn giáo, Hồi giáo cũng đã có những thời điểm vinh quang của họ.Các học giả Hồi giáo đã sáng tạo toán đại số, dịch các danh tác của Plato và Aristotle, và đã đóng góp quan trọng cho nhiều nền khoa học khi mới khai sinh vào thời gian mà Kitô giáo Âu Châu đang đắm mình trong ngu dốt sâu thẳm nhất. Chính chỉ nhờ vào cuộc chinh phục Tây ban Nha của Hồi giáo mà các văn bản Hy Lạp cổ điển mới tìm được đường vào các phiên dịch Latin làm nẩy mầm phong trào Phục Hưng ở tây Âu. Có thể được hang ngàn trang sách để liệt kê danh mục các sự thực như thế này cho mọi tôn giáo, nhưng cho mục đích gì ? Có cho thấy được đức tin tôn giáo là tốt lành, hay ngay cả nhân từ ? Có phải là một hiển nhiên rõ ràng khi cho rằng đức tin tôn giáo đã tạo nên hầu hết các giá trị trong thế giới của chúng ta, bởi vì gần như mỗi một người khi dương cao chiếc búa hay chỉnh một cánh buồm để ra khơi từng là một thành viên tận tụy của một văn hoá đạo giáo này hay một văn hóa đạo giáo khác. Có lẽ đã không có ai khác để làm việc. Chúng ta cũng có thể nói rằng những thành quả của nhân loại trước thế kỷ hai mươi được hình thành bởi những người đàn ông, đàn bà từng hoàn toàn dốt đặc về các căn bản phân tử của đời sống. Ðiều này có cho thấy rằng quan điểm sinh học của thế kỷ mười chín có đáng để giữ gìn hay không ? Không hề có ai nói thế giới của chúng ta sẽ ra sao như hiện nay nếu không có các vương quốc vĩ đại của Lý lẽ nổi lên vào thời của Thập tự chinh và đã bình định được đám đông nhẹ dạ của châu Âu và Trung Ðông. Chúng ta đã có thể có nền dân chủ hiện đại và internet từ năm 1600. Sự thật rằng đức tin tôn giáo đã để lại dấu ấn của mình trên tất cả khía cạnh của nền văn minh chúng ta không phải là một lập luận có lợi cho điều ấy, cũng không một đức tin riêng biệt nào được miễn nhiễm vì một số những người ủng hộ đã tạo được những đóng góp có tính căn bản cho nền văn hóa của nhân loại.

Tuy nhiên, cứ nhìn vào những thăng trầm của lịch sử Hồi Giáo, tôi ngờ rằng ở khởi điểm mà tôi đã chọn cho cuốn sách này - về một kẻ đánh bom tự sát đơn độc vốn có hậu quả từ các niềm tin tôn giáo của y - chắc sẽ làm giật mình cáu tiết nhiều độc giả, vì đã bỏ mặc hầu hết các phê bình về vùng Trung đông của các nhà bình luận về các cội rễ của những bạo lực Hồi giáo. Ðã bỏ mặc lịch sử đau thương của của sự chiếm giữ vùng Tây ngạn sông Jordan và dải Gaza của người Do Thái. Bỏ mặc sự thông đồng của các quyền lực Tây phương với các chế độ độc tài tham nhũng. Bỏ mặc đi cái nghèo đói địa phương và sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế giờ đang quấy nhiễu trong thế giới Ả Rập. Nhưng tôi muốn tranh luận rằng chúng ta có thể bỏ mặc đi tất cả những điều này-hoặc chỉ xem xét giải quyết chúng ngõ hầu để chúng được nằm yên an toàn trên kệ sách- bởi vì thế giới đang bị tràn ngập bởi những kẻ nghèo, thất học, và những kẻ bị bóc lột không hề phạm tội ác khủng bố, thực ra là không bao giờ phạm vào các tội ác đại loại như thế đã trở nên quá sáo rỗng tầm thường giữa những người Hồi Giáo; và thế giới Hồi Giáo đã không thiếu những quý đàn ông, đàn bà có học thức, giàu có, ít nhiều đang chịu đựng sự cuồng dại của họ với học thuyết mạt thế trong kinh Koran, những người khao khát muốn giết người ngoại giáo vì Thượng đế.[2]

Chúng ta đang lâm chiến với Hồi Giáo. Công khai nhin nhận sự thật này không đem lại lợi ích gì cho các mục tiêu chính sách đối ngoại của chúng ta, nhưng đó là một sự thực không mơ hồ chút nào cả. Không phải chúng ta chỉ lâm chiến với một tôn giáo hòa bình khác đã bị “không tặc” bởi những kẻ cực đoan. Chúng ta đang ở trong cuộc chiến tranh với đúng cái cảnh tượng sống vốn được diễn đạt đế tất cả những người Hồi giáo trong kinh Koran, được chi tiết hoá rõ ràng trong sử thánh, thuật lại các lời dạy và hành vi của Nhà tiên tri. Một tương lai mà Hồi giáo và Tây phương không phải đứng cạnh bờ vực của hủy diệt là một tương lai trong đó người Hồi giáo phải học để bác bỏ đi hầu hết các kinh sách của mình, cũng như người Kitô giáo phải hành xử tương tự như thế với kinh sách của họ. Một chuyển biến như thế không cách chi có thể xảy ra nếu như nhìn vào các tín lý của Ðạo Hồi.

Một cái bản lề không có chốt giữa

Nhiều tác giả đã vạch ra rằng nói về “chủ nghĩa chính thống” Hồi giáo là mơ hồ bởi vì nó đem lại cho thấy rằng có một khác biệt lớn về học thuyết giữa Hồi giáo chính thống và Hồi giáo dòng chính. Tuy nhiên, sự thật là hầu hết người Hồi Giáo biểu hiện như là “chính thống” trong ý nghĩa Tây phương của từ ngữ này – trong ý nghĩa mà ngay cả “người ôn hòa” tiếp cận với Hồi Giáo thường xem kinh Koran như lời đúng và không thể sai lầm của một Thượng đế duy nhất có thực. Khác biệt giữa người chính thống và ôn hòa – và chắc chắn cũng là khác biệt giữa tất cả “những người cực đoan” và ôn hoà – là mức độ mà họ thừa nhận các hành động chính trị và quân sự trở thành thực chất cho việc thực hành đức tin của họ. Trong bất cứ trường hợp nào, những ai tin rằng Hồi giáo phải thông báo mọi chiều kích của hiện hữu con người, gồm cả chính trị và luật pháp, thì hiện nay thường được gọi –không phải là “những người chính thống” hay “những người cực đoan”, mà nên gọi là “những người Hồi giáo”.

Thế giới, trong quan niệm của Hồi giáo, được chia thành “Thế giới của Hồi giáo” và “Thế giới của chiến tranh”, và chính sự chỉ định thứ hai đã chứng tỏ có bao nhiêu người Hồi Giáo tin những khác biệt của mình với những ai không chia xẻ niềm tin với họ sẽ dứt khoát phải được giải quyết. Dù không nghi ngờ gì rằng có nhiều người Hồi giáo “ôn hòa” đã quyết xem xét lại tính chiến đấu khó xóa bỏ được của tôn giáo mình, Ðạo hồi thực không thể chối cãi, là một tôn giáo của sự xâm lược. Tương lai duy nhất mà một con người Hồi giáo sùng đạo có thể hình dung ra –như một người Hồi Giáo – là một tương lai trong đó tất cả những kẻ ngoại đạo từng cải qua Hồi giáo đều phải bị khuất phục hoặc giết bỏ.Các tín lý của Hồi giáo đơn giản không chấp nhận bất cứ thứ gì trừ một sự tạm thời chia xẻ quyền lực với “các kẻ thù của Thượng đế”.

Như hầu hết các tôn giáo khác, Hồi giáo đã chịu đựng nhiều sự chia cắt khác nhau. Kể từ thế kỷ thứ bảy, người Sunni (thành phần đại đa số) đã xem người Shia như không chính thống, và người Shia đã từng đáp lễ lại. Các chi nhánh cũng đã nổi lên giữa mỗi giáo phái này, ngay cả giữa hàng ngũ những người rõ ràng là Hồi giáo với nhau. Chúng ta không cần phải đi sâu vào các trong môn đại số học bè phái này, trừ sự lưu ý rằng những chia phân rẽ nhánh này đã có ảnh hưởng tốt đến việc chia rẽ đến chính thế giới của Hồi Giáo. Dù điều này làm giảm đi mối đe dọa Hồi giáo đang đối mặt với các nước phương Tây, Hồi giáo và chủ nghĩa tự do Tây phương vẫn không thể hòa hợp. Hồi giáo ôn hòa, thực sự ôn hoà, thực sự chỉ trích các phi lý của Hồi giáo-chắc chắn không hiện hữu. Nếu có, chắc chắn họ đã trốn lánh rất giỏi như những người ôn hoà Kitô giáo từng trốn trong thế kỷ thứ mười bốn (và vì chung một nguyên nhân).

Các đặc trưng của Hồi giáo khiến gây rắc rối nhất cho người không-Hồi giáo, và cái biện hộ cho những việc làm ngu muội của Hồi giáo, là những nguyên tắc của thánh chiến-jihad . Theo sát nghĩa, từ này có thể dịch là “chiến đấu” hay “đấu tranh”, nhưng thường được hiểu thành ý nghĩa “thánh chiến” trong Anh ngữ, và điều này không phải là không có nguyên nhân. Trong khi Hồi giáo nhanh chóng nhận xét rằng có một thánh chiến trong nội tâm (hoặc “vĩ đại hơn”), nghĩa là một thứ thánh chiến liên quan đến cuộc chiến đấu chống lại tội lỗi của chính mình, nhưng không có số lượng ngụy biện nào che dấu được sự kiện là cuộc thánh chiến ngoại tại (hoặc “nhỏ bé hơn”)- cuộc chiến tranh chống lại bọn ngoại giao và bội giáo – là đặc diểm chính của cái đức tin Hồi giáo. Xung khắc có vũ trang trong sự “bảo vệ Hồi giáo” là một nghĩa vụ tôn giáo đối với tất cả đàn ông Hồi giáo. Chúng ta sẽ bị dối gạt nếu tin câu “nhằm mục đích để bảo vệ Hồi Giáo” có nghĩa là tất cả các cuộc chiến đấu của Hồi giáo đều thực hiện trong tinh thần “tự bảo vệ”. Ngược lại, nhiệm vụ của thánh chiến là một lời hô hào không mập mờ cho một cuộc chinh phục toàn cầu. Như Bernard Lewis đã viết “điều phỏng đoán chính là nhiệm vụ của cuộc thánh chiến sẽ còn tiếp tục, chỉ bị gián đoạn bởi các sự ngừng bắn, cho đến khi toàn thể thế giới hoặc chấp nhận đức tin của Hồi giáo hoặc chịu khuất phục dưới giới luật của Hồi giáo”.[3] Hoàn toàn không từ chối được sự thể là Hồi giáo mong muốn một chiến thắng ở thế giới này, cũng như ở thế giới bên kia. Như Malise Ruthven vạch ra, “Ðấng tiên tri đã là chính Caesar … Nếu Theo chân Chúa nghĩa là từ bỏ các tham vọng trần thế để tìm kiếm cứu rỗi từ hành động và đức hạnh riêng tư, thì theo chân Muhammad nghĩa là sớm muộn gì cũng cầm vũ khí lên chống lại những thế lực đe dọa đến Hồi giáo từ bên trong hay bên ngoài mình”.[4] Trong khi kinh Koran đã đủ để thiết lập nên những chủ đế này, tài liệu của sử thánh còn hòa điệu thêm như sau :

Thánh chiến là bổn phận của ngươi dưới bất cứ kẻ cai trị nào, hoặc là thần thánh hoặc là kẻ hèn của y.

Chỉ cần một nỗ lực (để chiến đấu) vì đức Allah vào trước buổi trưa hay buổi chiều còn tốt đẹp hơn cả thế gian và tất cả những gì trong đó.

Một ngày, một đêm chiến đấu ở tiền tuyến còn tốt hơn cả tháng trời ăn chay và cầu nguyện.

Không có ai chết và tìm được các điều lành từ Allah (trong đời sau) mà muốn trở lại thế giới này ngay cả kẻ đó có đưọc cả thế gian và bất cứ thứ gì trong đấy, trừ những kẻ tử đạo, khi đã thấy được cái ưu việt của sự tử vì đạo, muốn trở lại thế gian để được giết một lần nữa (vì đấng Allah).

Kẻ nào chết mà không vì dự phần vào một chiến dịch là một cái chết như kẻ không tin đạo.

Thiên đàng ở ngay dưới bóng mát của rừng gươm giáo. [5]

Dễ tìm thấy nhiều thánh thi kiểu này, và chủ thuyết Hồi giáo thường viện dẫn chúng như một biện giải cho các loại tấn công vào những người phản đạo và không theo đạo.

Những ai muốn tìm kiếm các phương cách làm thẩm thấu và thay đổi bản chất quân sự của Hồi giáo đã nhận thấy có một số dòng trong kinh Koran có vẻ như trực tiếp chống lại các bạo hành bừa bãi. Những kẻ tiến hành thánh chiến buộc không được tấn công trước (Koran 2:190) bởi vì “Thượng đế không thích những kẻ hung hăng”. Nhưng lời huấn thị này chẳng trói buộc được ai. Theo như pho sử dài của mối xung khắc giữa Hồi giáo và phương Tây, hầu như mọi hành vi bạo lực chống lại những người không theo đạo nay có thể được giải thích một cách đáng tin cậy là một hành động bảo vệ tôn giáo. Cuộc mạo hiểm gần đây của chúng ta vào Iraq cung cấp tất cả các ý nghĩa mà những kẻ tử vì đạo cần đến để tiến hành cuộc thánh chiến “chống bọn thân thích của satan” cho nhiều thế hệ sắp tới. Lewis ghi nhận rằng một người chiến đấu vì Thượng đế cũng buộc không được giết hại đàn bà, trẻ em, hay người già cả, trừ trường hợp tự vệ, nhưng chỉ một chút ngụy biện về ý niệm tự vệ đã cho phép những kẻ vũ trang Hồi giáo tránh né được điểm kẹt này. Chung cuộc là người Hồi giáo mộ đạo không thể nghi ngờ hiện thực của thiên đàng hay hiệu quả của sự tử đạo như một phương cách để đạt đến cõi trời. Họ cũng không thắc mắc gì về sự khôn ngoan và phi lý trong việc giết người cho những gì vốn chỉ quy về những bất bình của thần học. Trong đạo Hồi, người “ôn hòa” là những người bị bỏ lại để chẻ sợi tóc ra làm tư, bởi vì sức ép căn bản của học thuyết không thể chối bỏ được là: thay đổi, khuất phục, hay giết những kẻ không tin đạo; giết luôn những kẻ bội giáo; và chinh phục thế giới.

Mệnh lệnh chinh phục thế giới là một mệnh lệnh đáng chú ý, khi “chủ nghĩa đế quốc” là một trong những tội lỗi chính mà Hồi giáo quy tội cho phương Tây:

Ðế quốc chủ nghĩa là một chủ đề đặc biệt quan trọng ở vùng Trung đông và đặc biệt trong trường hợp đối đầu của Hồi giáo và phương Tây. Ðối với họ, chữ chủ nghĩa đế quốc có một ý nghĩa đặc biệt. Chẳng hạn như, chữ này không bao giờ được xử dụng bởi những người Hồi giáo trong những vương quốc Hồi giáo vĩ đại – vương quốc đầu tiên hình thành bởi người Ả Rập, vương quốc sau đó bởi người Thổ nhĩ kỳ, những dân tộc đã chinh phục các dân tộc và các đất đai rộng lớn để tổ chức thành Thế giới Hồi giáo. Việc người Hồi giáo chinh phục, cai trị Âu châu và dân Âu châu và do đó cho phép họ - nhưng không thúc ép họ - phải theo đức tin đúng là hoàn toàn hợp pháp. Việc người Âu châu xâm lăng và cai trị người Hồi giáo, tệ hơn nữa là cố dẫn người Hồi giáo vào đường lầm lạc, là một hình tội và tội lỗi. Trong nhận thức của người Hồi giáo, cải đạo qua Hồi giáo là một quyền lợi cho người muốn cải đạo và một công trạng cho người nào thực hiện sự cải đạo cho ai. Trong luật đạo Hồi, bỏ Hồi giáo để cải sang đạo khác là một sự bội giáo – là trọng tội cho cả hai, kẻ bõ đạo và kẻ lửa dối người kia bỏ đạo. Luật pháp rất rõ ràng và dứt khoát về vấn đề này. Nếu một người Hồi giáo từ bỏ đạo Hồi, ngay cả nếu một kẻ đã cải đạo qua Hồi giáo muốn trở lại đức tin trước đó, hình phạt là tử hình.[6]

Chúng ta sẽ trở lại chủ đề bội giáo sau. Tuy nhiên, trước hết, chúng ta nên ghi nhận rằng các bình luận của Lewis về sự không cưỡng ép người xâm lược phải tin theo đức tin đúng là một sự đánh lạc hướng trong nội dung này. Sự thực là kinh Koran đã cung cấp một cái thắng tay, cho những người Hồi giáo “ôn hòa” – “Sẽ không có một sự cưỡng ép nào trong tôn giáo” (Koran 2:256) – nhưng với một cái nhìn thoáng nhanh vào hầu hết nội dung của Koran, và lịch sử Hồi giáo, cho thấy rằng chúng ta không nên mong đợi gì nhiều vào việc ứng dụng này. Như giá trị của nó, các dòng (kinh) này đem đến một căn bản rất mỏng manh cho sự khoan dung của người Hồi giáo. Trước tiên, quan niệm về dung thứ của Hồi giáo chỉ áp dụng cho người Kitô giáo và Do Thái giáo – “Những dân tộc của kinh sách” – trong khi những sự hành đạo của Phật giáo, Ấn độ giáo và những tôn giáo sùng bái ảnh tượng khác bị xem như các loại quá suy đồi về tâm linh không thể chấp nhận được. [7] Ngay cả những Dân tộc của Kinh sách cũng phải giữ (đạo) cho riêng mình thôi và phải “khiêm nhượng” đóng thuế ( thuế jizya) cho người Hồi giáo cai trị mình. Fareed Zakaria [8] cũng như nhiều người khác đã nhận xét là người Do Thái đã phải sống hàng nhiều thế kỷ dưới ách cai trị của Hồi giáo và đã có một thời gian tương đối dễ thở - những sự thật này chỉ để so sánh với các nỗi kinh hoàng của cuộc sống dưới ách các vương quốc của thế quyền Kitô giáo. Sự thật là cuộc sống của người Do thái trong khuôn khổ thế giới Hồi giáo đã được đặc điểm hóa bởi sự liên tục bị làm nhục và tàn sát. Tình trạng phân biệt chủng tộc đã từng là một tiêu chuẩn, theo đó người Do Thái bị cấm không được mang vũ khí, không được làm chứng ở pháp đình, và không được cỡi ngựa. Họ bị bắt buộc phải phục sức riêng (dấu hiệu màu vàng có nguồn gốc từ thành Baghdad chứ không phải từ Ðức quốc Xã), và phải tránh xa một số thành phố, dinh thự. Họ có bổn phận, chỉ được đi ngang qua mặt người Hồi giáo ở bên trái (nghĩa là bên dơ bẩn) và mắt phải nhìn xuống, ai vi phạm sẽ bị xử phạt bằng vũ lực, thậm chí tử hình. Ở một số nơi trong thế giới Ả Rập đã từng có một tập tục đặc biệt cho phép trẻ con Hồi giáo được ném đá và nhổ nước bọt vào người Do Thái.[9] Những sỉ nhục này và những điều khác đã thường xuyên được nhấn mạnh bởi các cuộc tàn sát và giết chóc có tổ chức : Ở Morocco (trong những năm 1728, 1790, 1875, 1884, 1890, 1912, 1948, 1952 và 1955), ở Algeria ((1805 và 1934), ở Tunisia (1864, 1869, 1932 và 1967), ở Persia (1839, 1867 và 1910), ở Iraq (1828, 1936, 1937, 1941, 1946, 1948, 1967 và 1969), ở Ai Cập (1882, 1919, 1921, 1924, 1938-39, 1945, 19481956 và 1967), ở Palestin (1929 và 1936), ở Syria ( 1840, 1945, 1947, 1948, 1949 và 1967), ở Yemen (1947), v.v…[10] Thành thử, đời sống của người Kitô giáo dưới ách Hồi giáo chắc chắn là không phấn khởi tí nào.

Nhận thức của Hồi giáo về sự tha thứ, vì là một tầm quan trọng của học thuyết mà những người không theo đạo Hồi đã phải cố làm nhẹ bớt, thay đổi hoặc là giết bỏ đi. Cái sự thực mà thế giới Hồi giáo đã không thống nhất được dưới một chính phủ duy nhất trong suốt lịch sử của họ, và chắc cũng sẽ không bao giờ được như thế, khát vọng bá chủ này, dù được quan tâm đến ở đâu cũng không quan trọng. Bởi vì đối với mỗi cộng đồng chính trị trong nội tình của Hồi giáo “chính là đất nước Hồi giáo phải có nhiệm vụ hiện thực hóa sự vâng phục luật đạo”.[11]


(còn tiếp)>>


Chú thích:

[1] Như chúng ta đã thấy trong chương 2, đây là hệ quả trực tiếp-một cách logic, tâm lý và cung cách ứng xử- của các ý nghĩa trong chương này để thấy rằng những niềm tin của chúng ta thực sự biểu thị cái phương cách của thế gian. Chính ngay lúc bạn tin vào một tiền đề tôn giáo (hay đạo đức, tâm linh) vốn nói lên tất cả ý nghĩa gì về tính tin chắc, bạn sẽ có nghĩa vụ chấp nhận là tiền đề ấy ít nhiều đúng, bao quát và hữu ích. Những tôn ti trật tự loại này hòa nhập vào trong chính cấu trúc của thế gian. Chúng ta sẽ quan sát kỹ hơn về luân lý đạo đức trong chương 6.

[2] Theo R. A. Pape, “The Strategic Logic of Suicide Terrorism” American Political Science Review 97, no. 3 (2003): 20-32, đã lập luận rằng những kẻ khủng bố tự sát nên được hiểu đúng nhất như là những phương tiện để đạt được một số mục tiêu dân tộc rõ ràng và không nên được xem như hậu quả của tư tưởng tôn giáo. Ðể hỗ trợ cho tiền đề này, ông đã thuật lại tính cách mà Hamas và những người jihad Hồi giáo đã xử dụng một cách có hệ thống trong những vụ đánh bom tự sát nhằm khai thác sự nhượng bộ từ chính phủ Do Thái. Pape lập luận rằng, nếu xem những tổ chức này là thuần “phi lý” hay “cuồng tín” ta sẽ không nhìn ra được các toan tính được xử dụng cho các bạo lực ấy. Do đó, động lực của chúng chủ yếu phải là vì dân tộc. Giống như hầu hết các phê bình về sự phí phạm mạng sống con người đầy quỷ quái này, Pape dường như không thể tưởng tượng được sự thể ra sao để thực tin tưởng vào những điều mà hàng triệu người Hồi giáo thú nhận họ đã tin tưởng vào. Với thực tế mà các nhóm khủng bố đã có thể minh chứng, thì những mục tiêu ngắn hạn tối thiểu đã không thể đưa ra được lời giải thích là họ đã manh động từ chính cái học thuyết tôn giáo của mình. Pape khẳng định rằng “mục tiêu quan trọng nhất mà một cộng đồng có thể theo đuổi chính là nền độc lập cho tổ quốc của họ (dân tộc, tài sản và phong cách sống) từ các ảnh hưởng hay khống chế của ngoại bang. Nhưng ông xem nhẹ cái thực tế của những cộng đồng này đã xác định mình trong các ý nghĩa của tôn giáo. Các phân tích của Pape đối với Al Qaeda thật là đặc biệt lạc lõng. Để đem các động cơ “lãnh thổ” và “dân tộc” ứng dụng vào Osama bin laden dường như một thứ ngu đần ngoan cố, bởi vì quan tâm rõ ràng duy nhất của bin Laden là phát tán rộng rãi đạo Hồi và sự linh thiêng của các thánh địa Hồi giáo. Đánh bom tự sát, trong thế giới của Hồi giáo, tối thiểu là một hiện tượng tôn giáo rõ ràng vốn không thể thoát ra khỏi các ý định tử đạo và thánh chiến vốn có thể đoán biết được trên căn bản của chúng và sự biện bạch từ lý luận của họ.

[3] Theo B. Lewis, the Crisis of Islam:Holy War and Unholy Terror (New York: Modern Library, 2003), 32.

[4] Theo M.Ruthven, Islam in The World, 2d ed. (Oxford: Oxford Univ. Press, 2000) 7.

[5] Một số thánh thi này đã được trích từ Crisis of Islam của Lewis, 32. Những đoạn khác trích từ nguồn dữ liệu trên internet : www.usc.edu/dept/MSA/reference/searchhadith.html.

[6] Lewis, Crisis of Islam, 55.

[7] “Idolatry is worst than carnage” (Koran 2:190). Luật lệ của hoàng đế Mông cổ Akbar (1556-1605) cho thấy có một ngoại lệ ở đây, nhưng rõ ràng lòng khoan dung của Akbar thuộc Ấn độ giáo là một sự vi phạm rõ rệt với giới luật của Hồi giáo.

[8] F. Zakaria, The Future of Freedom: Illiberal Democracy at Home and Abroad (New York: W. W. Norton, 2003), 126.

[9] Ðọc A. Derschowitz, The case for Israel (Hoboken, N. J. :John Wiley, 2003). 61.

[10] Những sự kiện và niên đại này trích từ R. S. Wistrich, Anti-Semitism: The Longest Hatred (New York: Schoken Books, 1991) và Dershowitz, Case for Israel.

[11] L. Binder, Islamic Liberalism: A Critique of Development Ideologies (Chicago: Univ. of Chicago Press, 1998), 129.

 

Trang Tôn Giáo