●   Bản rời    

Covid-19: Dân Mỹ Muốn Bảo Vệ Quyền Bỏ Phiếu Phải Đối Mặt Với Tình Trạng Khó Xử

Covid-19: Dân Mỹ Muốn Bảo Vệ Quyền Bỏ Phiếu

Phải Đối Mặt Với Tình Trạng Khó Xử

AUSTIN SARAT- Mike Wilson tóm lược

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuM/MikeWilson_25.php

20-Apr-2020

Tại sao Tòa án Tối cao đã quyết định cho Wisconsin bỏ phiếu trong cuộc khủng hoảng Corona virus?

Khiếm khuyết của hệ thống lưỡng đảng Mỹ mang tính chính trị cơ bản - làm ung thối toàn bộ hệ thống tư pháp liên bang và tiểu bang Mỹ, ... lên đến cả Tòa Tối Cao !

Hệ thống không định đoạt con người - con người định đoạt hệ thống và vận mệnh của cả nước !

Theo bình luận của Austin Sarat, GS Luật học và Chính trị học, Đại Học Amherst, bang Massachusetts:

Gần 60 năm qua diễn ra cuộc đấu tranh chính trị và luật pháp cho chủ đề "ai có quyền bỏ phiếu" tại Mỹ.

Mới đây, Tòa Tối Cao Liên Bang Mỹ đã buộc dân của bang Wisconsin phải đi trình diện tại chỗ để bỏ phiếu, và không cho phép dành thời giờ để bỏ phiếu bằng thư qua bưu điện - cho dù đại dịch Covid-19 đang xảy ra - và việc tụ tập đông tại phòng bỏ phiếu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của họ !

Các nhà phê bình đã gọi quyết định này là "phe đảng (Cộng Hòa) hiện nguyên hình", "một điềm báo đáng ngại cho cuộc bỏ phiếu TT tháng 11 sắp tới" - và ngay cả "án tử hình" cho người dân đi bầu trong đại dịch .

Năm 1886 Tòa Tối Cao công nhận "bỏ phiếu là quyền cơ bản, vì nó duy trì mọi quyền khác". Miễn là người dân có quyền bỏ phiếu, thì họ sẽ có quyền sửa chữa bất kỳ vấn nạn nào của nền dân chủ .

Khởi đi từ năm 1962, Tòa Tối Cao dưới quyền Chánh Án Earl Warren, - do thưa kiện của các nhóm dân quyền, - đã ban hành một loạt các phán quyết dựa trên nguyên tắc đó, để công bố rằng các tòa liên bang sẽ đảm bảo rằng mọi lá phiếu đều được đếm với giá trị ngang nhau, và các rào cản ngăn chặn việc bỏ phiếu phải được gỡ bỏ tại bất kỳ nơi nào có thể .

Trong vụ án Baker chống Barr, phán quyết vào năm 1962, Tòa Tối Cao khẳng định rằng các quan tòa có thể duyệt xét qui trình vẽ lại ranh giới cho các quận hạt bỏ phiếu (gerrymandering), và rằng Tu Chính Án 14 ĐẢM BẢO QUYỀN ĐƯỢC LUẬT PHÁP BẢO VỆ NHƯ NHAU đòi hỏi các quận hạt được vẽ lại ấy phải có ước lượng đồng đều về dân số.

Hai năm sau, Tòa Warren này triển khai ý nghĩa của Tu Chính Án 14, và quyết rằng các quận hạt lập pháp của mỗi bang phải đảm bảo "mỗi người, một phiếu" ... bởi quyền bỏ phiếu là "nền đá tảng của hệ thống chính trị", do đó bất kỳ vi phạm nào vào quyền ấy phải được tra xét cẩn trọng và tỉ mỉ .

Năm 1966, Tòa này quyết 6-3, rằng các bang không thể bắt buộc người dân phải đóng thuế trước rồi mới được bỏ phiếu. Phán quyết ấy củng cố vai trò của Tòa này nhằm bảo vệ quyền tự do được bỏ phiếu của người dân .

Ngày 12 tháng 12 năm 2000, Tòa Tối Cao (Chánh Án William Rehnquist, đảng Cộng Hòa, do Ronald Reagan đề cử) đã phá vỡ cam kết đảm bảo sự "bình đẳng và bao gồm tất cả" trong quá trình bỏ phiếu - khi nó ra lệnh ngưng đếm lại các lá phiếu trong cuộc bầu cử tranh chấp xít sao tại bang Florida, do đó đảm bảo George W. Bush lên làm Tổng Thống Mỹ .

(có người nói G.W. Bush không phải do dân bầu, mà do Tòa Tối Cao chỉ định !!!)

Phán quyết 5-4 đó, gần 5 năm trước khi G.W. Bush đề cử John Roberts vào làm Chánh Án Tòa Tối Cao, đã phát động một thời đại chia rẽ cay đắng giữa hai phe (CH & DC) trong những vụ kiện tụng về quyền bỏ phiếu - mà phe đa số bảo thủ của Tòa này do Roberts cầm đầu vẫn tiếp tục (chia rẽ cay đắng) .

Ví dụ, năm 2008 Tòa này, với phán quyết 6-3, đã giữ vững luật của bang Indiana đòi hỏi người dân phải trình giấy chứng minh do nhà nước cấp phát - trước khi họ được phép bỏ phiếu. Mặc dù đây là gánh nặng không phù hợp cho dân thiểu số và dân nghèo (do không có xe ô tô, họ không có bằng lái xe để trình, trước khi được quyền bỏ phiếu)

5 năm sau, Tòa của Roberts lại chấm dứt (bãi bỏ) đòi hỏi của Đạo Luật Quyền Bỏ Phiếu 1965, buộc các bang với tiền sử kỳ thị dân thiểu số (da màu) phải được chính quyền liên bang chấp thuận trước khi thay đổi bất kỳ luật gì liên quan đến bỏ phiếu. Chánh Án Roberts tự viết thay cho phe đa số, rằng đòi hỏi này không còn cần thiết, thêm nữa, nó phản ánh "sự vi phạm hiến pháp đối với quyền các bang điều tiết bầu cử" .  (như vậy, theo phe Roberts, thì các bang được tự ý thay đổi luật bầu cử, mà không có giám sát của nhà nước liên bang, cho dù những thay đổi ấy có thể bất lợi cho dân thiểu số !)

Năm 2018, trong một phán quyết 5-4 tương tự, Tòa này cho phép các bang quyền loại bỏ người dân định cư tại bang khỏi danh sách người được quyền bỏ phiếu vì nhiều lí do, trong đó có lí do "đã không đi bầu trong 2 năm" ... Hậu quả là nhiều người dân đi bầu bị ngăn chặn trước phòng bỏ phiếu !

Theo khảo sát của tờ New York Times, trong số 235 ngàn người dân bị gạt khỏi danh sách của bang Ohio, có 20% bị loại bỏ do nhầm lẫn !

https://www.nytimes.com/2019/10/14/us/politics/ohio-voter-purge.html

Năm 2019, lại do phán quyết 5-4, Tòa này còn cho rằng các tòa không nên xét xử những vụ kiện cáo buộc việc vẽ lại ranh giới quận hạt bầu cử (gerrymandering) có dụng ý thiên vị và tạo ưu thế cho đảng này hay đảng kia. Tòa này kết luận rằng cho dù việc vẽ lại ranh giới bầu cử theo kiểu phe đảng có thể đáng tởm nhưng đó là vấn đề chính trị, không phải là vấn đề của luật pháp (như vậy, một đảng nắm đa số trong ngành lập pháp của bang, có quyền tự do vẽ lại ranh giới bầu cử để nắm chắc phần thắng trong mọi cuộc bầu cử địa phương, hay bầu đại biểu vào Quốc Hội Mỹ).

Tất cả dọn đường cho tình huống ở bang Wisconsin, trong đó Thống Đốc bang (đảng Dân Chủ), ngành lập pháp của bang do đa số Cộng Hòa nắm giữ, Tòa Tối Cao của bang Wisconsin, và một tòa quận hạt liên bang, tất cả đều cho ra một loạt những quyết định và phán quyết mâu thuẫn (trống đánh xuôi, kèn thổi ngược) cho vấn đề có nên tổ chức bầu cử hay không, và người dân có được thêm thời gian hay không để bầu qua thư gửi bưu điện (để tránh tụ tập đông đảo lúc đại dịch Covid-19)

5 vị thẩm phán Tòa Tối cao (phe Cộng Hòa, do các TT Cộng Hòa đề cử) phát biểu rằng vụ này chỉ nêu lên "một câu hỏi hạn hẹp mang tính kỹ thuật về qui trình bỏ phiếu qua cách gửi thư của người vắng mặt."

Họ còn trích dẫn một quan điểm của Tòa dưới thời Roberts năm 2006 rằng "các tòa cấp dưới, theo lẽ thường, không nên thay đổi các điều lệ bầu cử ngay sát ngày bầu cử" - ngay cả khi tòa án cao nhất này đã làm chính xác điều đó. (nghĩa là họ không cho phép bỏ phiếu vắng mặt, họ thay đổi một dân quyền mà người dân đã có từ trước)

Các thẩm phán phe cấp tiến phản đối:

Do thẩm phán Ruth Bader lãnh đạo, họ viết kháng nghị rằng, vụ này không chỉ mang tính kỹ thuật tiểu tiết, mà còn trọng đại hơn nhiều, vì nó là vấn đề "tối hệ trọng cho quyền hiến pháp của các công dân Wisconsin, cho tính chính trực (danh chính ngôn thuận) của qui trình bầu cử tại bang, và trong thời buổi hết sức phi thường này, cho an toàn sức khỏe của cả nước !".

Lời kháng nghị của bà Ginsburg cảnh báo rằng "phán quyết của Tòa tạo rủi ro khiến hàng ngàn cử tri Wisconsin sẽ bị tước quyền bỏ phiếu" (vì họ phải lựa chọn giữa bảo toàn sức khỏe, hay đi bỏ phiếu trong điều kiện chen chúc đông đảo giữa đại dịch)

Phán quyết tệ hại này gửi một thông điệp rõ ràng cho dân Mỹ :

Đừng trông mong vào Tòa Tối Cao để bảo vệ quyền bỏ phiếu, - ngay cả trong tình huống nguy cấp thực sự (như đại dịch) .

Nếu khủng hoảng Covid-19 không đủ để các thẩm phán vượt trên chia rẽ phe đảng, thì khó mà tưởng tượng cái gì sẽ khiến họ làm được vậy .

Dân Mỹ muốn bảo vệ quyền bỏ phiếu phải đối mặt với tình trạng khó xử.

Với ngành tư pháp liên bang không còn sẵn lòng bảo vệ quyền bỏ phiếu, chỉ còn cách là dân Mỹ bầu cho những ai hứa sẽ làm việc ấy tại tòa .

Nhưng họ sẽ gặp khó khăn để hoàn thành mục tiêu này khi mà Tòa Tối Cao của Roberts làm cho các cuộc bầu cử ngày càng mất bình đẳng và không bao gồm tất cả mọi thành phần cử tri trong xã hội.

nth-fl

____________________________

Why the Supreme Court made Wisconsin vote during the coronavirus crisis

by Austin Sarat

https://www.salon.com/2020/04/16/why-the-supreme-court-made-wisconsin-vote-during-the-coronavirus-crisis_partner/

When Wisconsin voters had to brave the coronavirus pandemic to vote in their state's April 7 election, it was the latest phase of a nearly 60-year legal and political fight over who can vote in the U.S.

Wearing masks and gloves, Wisconsin residents who voted in person were met by election officials in similar attire. That was new.

But it wasn't new that voters found hundreds of polling places closed and therefore had to wait in line for hours.

A U.S. Supreme Court decision just the day before had ordered Wisconsin to hold its in-person election without delay, not allowing extra time for voters to cast their ballots by mail. Critics called the decision one of "raw partisanship," "an ominous harbinger for what the Court might allow in November in the general election" – and even a "death threat" aimed at voters.

As someone who has long studied the complex intersections of law and politics, I saw the ruling as the latest episode in the fight over the franchise and one of a series of decisions under Chief Justice John Roberts that have rejected efforts to protect or extend voting rights.

The Warren court and the vote

In 1886, the Supreme Court recognized that voting is "a fundamental political right, because [it is] preservative of all rights." So long as people can vote, the justices reasoned, they could fix any problems democracy might encounter.

Starting in 1962, the court, under Chief Justice Earl Warren, responded to suits brought by civil rights groups by issuing a series of rulings based on that 1886 principle. The decisions effectively declared that federal courts would ensure that everyone's vote counted equally and that barriers to voting would be removed wherever possible.

In Baker v. Carr, decided in 1962, the Supreme Court held that judges could review the process of drawing boundaries for legislative districts, and that the 14th Amendment's guarantee of equal protection of the law required those districts to be roughly equal in population.

Two years later, the Warren court extended this understanding of the 14th Amendment and decided that state legislative districts must guarantee "one person, one vote." For an 8-1 majority, Chief Justice Warren wrote that because the right to vote was the "bedrock of our political system … any alleged infringement of [it] … must be carefully and meticulously scrutinized."

In 1966, the court held 6-3 that states could not require voters in state elections to pay a tax before voting. That ruling solidified the court's role in protecting voters' free access to cast their ballots. Justice William Douglas wrote for the majority that the right to vote was "too precious, too fundamental to be so burdened or conditioned."

While the Burger and Rehnquist courts pulled back in some areas of voting rights and were less aggressive in other voting rights cases than the Warren court, they did not aggressively dismantle its legacy – that is, until Bush v. Gore.

Bush v. Gore and voting rights

The Supreme Court's commitment to policing the electoral process in the name of equality and inclusion was shattered when, on Dec. 12, 2000, it stopped a recount in Florida's closely contested presidential election, ensuring that George W. Bush would become president of the United States.

That 5-4 decision, nearly five years before Bush appointed Roberts to the court, launched an era of bitter partisan division in voting-rights cases that the conservative-majority Roberts court has continued.

In 2008, for instance, the court, dividing 6-3, upheld an Indiana law requiring people to present government-issued identification before being allowed to vote. Despite the disproportionate burden that law placed on minorities and the poor, who are least likely to have such identification, the justices found it to be a legitimate way for the state to prevent voter fraud.

Five years later, by a 5-4 vote, the Roberts court ended the 1965 Voting Rights Act's requirement that states with a history of discrimination against minority groups must get federal approval before changing any voting laws. Roberts himself wrote the majority ruling that the requirement was no longer necessary and it represented an "unconstitutional violation of the power of states to regulate elections."

The Roberts court's assault continues

In 2017, there was a brief break in the Roberts court's predictable ideological rulings in voting rights and election cases. In an unusual alignment, Justice Thomas joined the four liberal justices to strike down a North Carolina law that allowed racist gerrymandering.

But a year later, in yet another 5-4 ruling, the court allowed states to purge residents from the voting rolls for, among other things, failing to vote for two years. Ohio claimed it used that failure as a rough way of identifying voters who may have moved and tried to get them to verify their residence by mailing them a postcard. Yet the effect of the law was that many people who showed up to vote for a subsequent election would be prevented from actually voting.

And in 2019, the court again split 5-4, holding that courts should stay out of cases alleging that redistricting maps were drawn to favor one political party at another's expense. The court concluded that while the practice of partisan gerrymandering may be distasteful, it is a political problem, not a legal one.

The future of voting rights

That set the stage for the Wisconsin situation, in which the Democratic governor, the Republican-dominated state legislature, the state Supreme Court and a federal district court issued a series of contradictory decisions and rulings about whether the election could take place and voters could have extra time to submit absentee ballots

The five U.S. Supreme Court justices appointed by Republican presidents said the case only raised "a narrow, technical question about the absentee ballot process." They invoked a view articulated by the Roberts court in 2006 that "lower federal courts should ordinarily not alter the election rules on the eve of an election," even as the nation's highest court did exactly that.

The court's liberal justices objected. Led by Justice Ruth Bader Ginsburg, they wrote that they viewed the case as about much more than a small technicality, but rather "a matter of utmost importance – to the constitutional rights of Wisconsin's citizens, the integrity of the State's election process, and in this most extraordinary time, the health of the Nation." Ginsburg's dissent warned that "the court's decision risks that tens of thousands of voters will be disenfranchised."

That decision sent what I believe to be a clear message to Americans: Don't turn to the Supreme Court to protect your right to vote, even in the case of a genuine emergency. If the coronavirus crisis was not enough to overcome partisan divisions among the justices about something as fundamental as voting, it is hard to imagine what will.

Americans wanting to protect voting rights face a dilemma. With a federal judiciary no longer willing to protect Americans' right to vote, it is left to the people themselves to do so by voting for candidates who pledge to protect the franchise. But they may have a hard time accomplishing this when elections are made less equal and less inclusive by the Roberts court's decisions.

_____________

Austin Sarat, Professor of Jurisprudence and Political Science, Amherst College

Trang Thời Sự




Đó đây


2024-04-25 - Phóng Sự: Thiếu Tướng Hoàng Kiền -Ahllvtnd Nói Chuyện Thời Sự Về Đường Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh -

2024-04-25 - CHẾ ĐỘ TAY SAI - BÀI VIẾT CỦA TIẾN SỸ MỸ T.P.WINKINSON -

2024-04-20 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Nhóm Việt Nam vinh danh các liệt sĩ Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam - Chủ nhật ngày 17/3/2024, 1 nhóm Việt Nam đến viếng mộ 5.099 quân nhân Hàn chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Dòng chữ trên một tấm có nội dung: “Bởi vì các chiến sĩ của các bạn yên nghỉ ở đây, đất nước chúng ta đứng vững với niềm tự hào.” Thật là không biết nhục!!

2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>