●   Bản rời    

Uống Trà

Uống Trà

Tuệ Minh

http://sachhiem.net/VANHOC/TueMinh01.php

03-Jan-2014

 

Uống trà là thú tiêu khiển tao nhã, người ta bảo thế. Riêng người viết nghĩ, uống trà là một điều hữu ích như một phương pháp để huân tập tính khí nhẫn nại, chín chắn, trưởng thành và còn là vị thuốc chữa vài căn bệnh cho cơ thể.

Nâng chén trà trên tay, ở nơi vắng lặng, con người cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái ra. Đó là cách thanh tịnh tâm để chiêm nghiệm cuộc đời, lại vừa hít thở được cái không khí an lạc hiếm hoi ở xã hội đầy dẫy những phức tạp này. Điều nầy không phải là không căn cứ, nếu nhà Phật dạy: đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, thậm chí khi ngủ mà giữ được chánh niệm đều là phương pháp tu cả thì, phép uống trà cũng là phương pháp để huân tu nội tâm!

Đối với các bậc tu hành, sau giờ công phu khuya, họ có thể pha một bình trà ngồi uống trong thảnh thơi. Với người còn nặng duyên trần, có thể dành mười lăm phút dậy sớm hơn, sau giờ thể dục, đánh răng, súc miệng, trước khi đi làm dùng mười lăm phút đó pha một bình trà, họ cũng có một giây phút thảnh thơi không kém. Cũng từ trong chén trà đó, người thưởng thức có thể trầm tư cho công việc sắp đến. Có lẽ mọi quyết định có phần sáng suốt hơn thay vì đốt một điếu thuốc rít vài hơi, có kèm theo cốc càfê, sẽ tổn hại cho sức khỏe không chỉ cho riêng mình, còn ảnh hưởng tác hại lây những người xung quanh, là khói thuốc.

Trong chén trà buổi sáng còn có tác dụng tốt như là một vị thuốc mà cổ nhân đã khuyến khích, “bình minh nhất trản trà.” Người viết nghĩ, ‘nhất trản trà’ ở đây không có nghĩa là chỉ một chén trà, mà có thể là chỉ dùng thuần trà trước khi dùng các thứ thức ăn, thức uống khác trong ngày.

Nhớ lại hồi còn trẻ ở quê nhà, mỗi sáng sớm khoảng 4 giờ, bác hàng xóm đến nhà, gõ cửa và kêu dậy nấu nước pha trà để ông cụ thân sinh tôi và bác uống. Thường thì công việc đun nước pha trà này là phần người chị kế, song đôi khi chị ấy bận công việc vắng nhà, tôi phải lãnh. Khi mang trà lên, họ uống ngon lành. Uống vào một ngụm trà với cái hít hà, lúc ngủ mà nghe rõ mồn một như đang thức để xem họ uống thế. Trong khi cái khí lạnh mùa đông xứ Huế thường làm cho người ta lười dậy sớm, đối với các ông bà già, khi đi ngủ với một lò ấp có than hồng đặt dưới gầm giường. Với tuổi trẻ, càng lạnh, càng muốn đắp mền thật kỹ hơn, không thiết chuyện gì khác. Nhưng sao một số vị cao niên không ngại cái lạnh ấy mà thích thức sớm ngồi uống trà thế kìa! Ngoài việc thưởng thức trà, họ còn ẩn ý gì khác chăng?

Đến đây người viết nhớ một câu chuyện thiền. Vị Thầy bảo người đệ tử mỗi sáng sớm tìm đến suối, lội ra tận giữa dòng múc nước về pha trà cho Thầy. Người đệ tử vẫn y lời Thầy dạy. Một hôm có lẽ tinh thần không thoải mái, nên trên đường đi lấy nước, bất chợt thoáng gợn chút bực dọc. Khi pha trà ra hầu Thầy, Thầy không uống và bảo, “Con pha trà bằng nước suối, nhưng không được trong.” Đệ tử thưa, “Bạch Thầy, con vẫn múc nước giữa suối như mọi ngày mà trước kia Thầy đã dạy.”, “Thầy không nói là nước bên ngoài, mà là nước trong tâm con kia.”

Người đệ tử mới vỡ lẽ và nhớ lại là đang lúc lấy nước mình có sanh tâm, ‘Uống trà mà cũng rườm rà, hành đệ tử lạnh như vậy, phải lội ra giữa suối múc cho được nước giữa dòng.’ Người đệ tử liền quỳ xuống sám hối Thầy và giác ngộ thêm một điều là, Thầy đã dùng phương pháp nầy để cho mình huân tập tánh nhẫn nại. Nhưng từ đâu có sự kín đáo sâu xa của người Thầy đến thế, có thể đọc được thoáng tư tưởng của học trò mình. Người viết xin nhường câu trả lời để tùy cảm quan của quí bạn đọc.

Những Giai thoại uống trà

Truyền thuyết, Tổ Bồ Đề Đạt Ma, khi đến Bắc Ngụy, tại Chùa Thiếu Lâm ngồi đối diện vách tường chín năm, thời gian tham thiền ngài buồn ngủ, nên đã dùng dao thẻo hai mí mắt trên, để mắt khỏi khép lại. Sau thì ngài khám phá ra uống trà là phương pháp làm tỉnh ngủ, từ đó ngài khuyến khích chư Tăng uống để tỉnh táo cho hàng giờ thiền quán. Có lẽ do câu chuyện thẻo mí mắt và khuyến khích uống trà của Tổ, nên sau nầy người ta huyền thoại hóa, thành chuyện Tổ Bồ đề đạt ma nhổ lông mi bỏ xuống đất, mọc thành cây trà chăng(?!)

Cũng lối dạy trực chỉ của các Tổ, khi có vị Tăng đến tham vấn Tổ Triệu Châu, Tổ hỏi, “Thầy đã từng đến đây chưa?” Khách Tăng đáp, “Bạch Thầy có.” Tổ bảo, “Uống trà đi.” Lần sau lại có khách Tăng khác đến, Tổ cũng hỏi, “Thầy đã từng đến đây chưa?” Khác đáp, “Bạch Thầy chưa.” Tổ cũng bảo, “Uống trà đi.” Thị giả nghe thế, thắc mắc, “Bạch Thầy, một vị đã từng đến, một vị chưa, Thầy đều bảo ‘Uống trà đi’ ý của Thầy muốn bảo sao ạ? Tổ cũng chỉ bảo thị giả “Uống trà đi.” Vậy, với căn cơ nào, Tổ cũng cho uống trà nốt. Nay thì có Thầy Nhất Hạnh, luôn viết mấy chữ thư pháp, “Khiết trà khứ” hay “Uống trà đi” hoặc “Đang làm gì đó?” cho Phật tử thỉnh về nhà treo lên phòng khách hoặc trong phòng ngủ, để họ nhớ giữ chánh niệm. Nhìn những chữ đó phật tử cũng khó quên phong thái của Thầy khi giảng pháp hay hướng dẫn họ thiền tập.

Giai thoại khác là, dùng trà cho phương pháp dạy về thiền. Có một vị học vấn rất uyên bác, tìm đến vị Thầy mong được học thiền, song thao thao với những kiến thức về Phật Pháp. Thầy pha trà mời khách, trong khi chén trà đã đầy tràn mà Thầy vẫn tiếp tục rót, khách thấy nóng lòng liền thưa, “Thưa Thầy đừng rót nữa, trà đã tràn ra ngoài hết rồi.” Thầy điềm đạm, “Chén trà nầy cũng như cái tâm của đạo hữu, không còn chỗ trống để rót thiền vào được.” Nếu lời dạy trên đây, vị khách nắm bắt kịp, có lẽ sẽ theo mấy câu thi kệ của Cố HT Phước Hậu (Trú trì Chùa Báo Quốc),

“Kinh điển lưu truyền tám vạn tư

Học hành không thiếu cũng không dư

Đến nay tính lại chừng quên hết

Còn lại trên đầu một chữ Như.”

Cả hai ngữ pháp ấy cũng đã chan hòa với hương trà về nơi bất tận của không gian và thời gian vậy.

Thời còn ở Los, thỉnh thoảng dậy sớm, khoảng bốn giờ sáng, tôi đã thấy Thầy tôi, (Ôn Mãn Giác) một mình bên phòng khách, uống trà. Hình ảnh của một vị Lão Tăng ngồi uống trà trong khi không gian tứ bề đều tĩnh mịch, không một tiếng động, lại nhẹ tinh như một chiếc bóng, bất chợt ai đó nhìn thấy thì bao nhiêu bụi phiền còn dính đọng đâu đó nơi tâm thức người ấy, thoáng cũng rơi rụng. Thầy Nhất Hạnh kể, trước kia thời du học ở Mỹ, cứ vào đêm giao thừa Thầy pha một bình trà, uống và đọc truyện Kiều, thư nhà, thư pháp hữu. Đó là hình ảnh đẹp, cái đẹp phong nhã của những người không nhiều ham muốn, không chuộng ồn ào, như một mô típ trầm lặng, sâu lắng đã tan loãng tận nơi vô thức, đi về với cỏ cây hoa lá bằng làn hơi của hương vị trà như vị ngọt chân thường mà phong cách vẫn còn mãi đâu đây.

Phong cách uống trà

     Năm vừa rồi lúc vào Sài Gòn đợi máy bay mấy ngày để trở lại Mỹ sau chuyến về quê thăm gia đình, người viết được các bạn trẻ nhã ý mời đến quán trà đạo. Tuy có nghe và đọc qua sách vở, song chưa có cơ hội để thưởng thức trà đạo, nên lần đó cũng nhận lời, đi cho biết. Đêm đầu các bạn đưa tôi đến quán trà chính người Việt pha. Tôi cảm thấy không thoải mái, vì ở ngoài hiệu tiệm để là Trà Đạo, song bên trong không khác quán càfê là mấy. Người tiếp tân, ghi đơn trà và tự pha ở trong bưng ra. Có đệm nhạc nhẹ cho người uống trà thưởng thức. Hôm sau cũng các bạn trẻ đó, còn có thêm một bạn mới, cùng lại đến mời tôi đi trà đạo. Tôi từ chối với lý do là, không muốn đến nơi đông người. Tôi bảo họ ở nhà, tôi sẽ pha trà ngồi uống với nhau, tâm tình, có lẽ thoải mái hơn. Người bạn mới, lên tiếng muốn mời tất cả đến một tư gia thanh vắng để thưởng thức một buổi trà, không phải là quán trà. Có lẽ họ đã chuẩn bị sẵn đâu đó rồi, khi chúng tôi đến, ngoài sự chắp tay vái chào, chủ cùng khách không có lời gì khác. Phòng uống trà trang trí thanh nhã theo kiểu Trà thất của Nhật, chúng tôi cùng ngồi quanh một bàn thấp, mỗi người ngồi trên một cái gối nệm vuông vắt,  giữa nền trải một tấm chiếu tre. Người pha trà thư thả, chừng như họ dụng hết tâm lực vào việc pha và mời trà. Chén trà đạt chất lượng cả hương lẫn vị mà giới thưởng thức khó có thể quên. Cho thấy, nghệ thuật pha trà và uống trà không kém phần mỹ quan để nâng cao tiềm năng tâm lý sống động nơi con người mà ông Nguyễn Bá Hoàn (NBH) nói trong cuốn Trà Luận, “Người ta gọi việc uống trà là Trà đạo, điều này không có nghĩa là có cái đạo trong chén trà, mà là cái đạo của người trong việc thưởng thức trà. Ở đó có văn hóa, đạo đức, lễ nghi, nghệ thuật, thẩm mỹ, trình độ thưởng thức cũng như khả năng nhạy cảm với những diễn biến nội tâm trong buổi uống trà. Nói cách khác, Trà đạo là một cách cảm nhận, một cách sống, một nghệ thuật tiếp cận, đón nhận và thưởng thức của trà nhân. Người uống trà không chỉ là nhân vật chủ thể hay trọng tâm của Trà đạo mà quan trọng hơn, trà nhân chính là chân lý, là tâm pháp, là triết lý sống động của Trà đạo. (Tr. 104) ”  Nhưng còn cốt cách và nghệ thuật uống trà của các vị cao niên ở Huế?

Có lẽ khung cảnh Huế trầm lặng, nên người Huế uống trà cũng bằng phong thái trầm lặng đó. Cái cốt cách sống qua sự diễn đạt của nhà văn Nguyễn Mộng Giác trong bài ‘Huế, nơi để tưởng nhớ.’, “Cốt cách ấy thể hiện trong cách dọn một chén chè đậu ngự: chén nội phủ mỏng tang, năm hạt đậu ngự và nước chè trong vắt, người phàm phu quen với những ly sâm bổ lường to bự của Sài Gòn nhìn chén chè chán nản lắc đầu, nhưng người thanh cảnh thì vừa múc một hạt đậu ngự chậm rãi đưa lên môi vừa tưởng tượng đang cùng ăn một thức cao lương mỹ vị với vua chúa nhà Nguyễn. ” Cách ăn uống thanh cảnh ấy thật đơn giản, tuy có thoáng chút điệu nghệ, nhưng đi sâu vào lãnh vực uống trà của một số các ôn (cụ) ở Huế, xem ra còn điệu nghệ kiểu cách hơn nhiều. Một thứ điệu nghệ khi nhìn kỹ nó phong nhã đến lạ. Cứ gần tối, hoa sen sắp úp lại, các cụ chèo xuồng con ra giữa hồ, bỏ một nắm trà nhỏ vào một hoa sen nào đó, làm dấu cẩn thận. Chuẩn bị một bình con và ba chén con bằng đất nung, cùng một lò than trong lồng ấp bằng tre, sáng tinh sương, hai ông già bơi xuồng ra, trút những mảng sương đọng trên lá sen vào bình. Đầy bình, họ nhúm lửa than lên, đến khi nước vừa bắt đầu sôi, trào bọt như hạt bắp, họ cắt cành sen đã gởi trà hôm qua, trút vào bình. Trong khoảng ba đến năm phút sau là hai ông già cùng thưởng thức chén trà bằng hương sen tươi tinh khiết với nước sương, thế không sánh được viên thuốc trường sanh của các vị tu tiên trên núi sao!

Cái hương vị và phong thái tĩnh lặng ấy có lẽ cũng đã đáp ứng được sự mong chờ và ao ước của ông NBH về giới thưởng ngoạn nơi một trà thất vậy, “Đến bao giờ con người mới tìm đến trà thất, ở đó có tìm được chút hương trong gió thoảng? Trong nghệ thuật trà đạo, các trà sư đã tạo được hiệu quả trong việc đổi dời tính chất của sự vật. Nếu ai đó đã từng từ thế giới sôi động, ồn ào khi đến với trà thất, thì tính vội vàng gấp gáp thường ngày và tâm lăng xăng không ngừng toan tính liền rơi rụng ngay khi họ vừa biết yêu cái màu xanh cũ kỹ của rêu bám trên cây đèn đá. Tính thuần khiết và thanh thịnh sẽ nổi lên trong chiếc chén có chứa thứ nước có màu xanh mơ mê hoặc.(Tr. 88)Vậy, cái hình thái và khung cảnh của trà thất đó thì, bình chén để dùng trà cũng không kém phần tạo thêm phong thái và hương vị cho giới thưởng thức, nên trà cụ cũng được chế tác theo từng giai đoạn cốt làm sao để hợp với nhãn quan và sở thích của người dùng, trong đó bao gồm cả cỡ, kiểu, màu sắc và nhất là phẩm chất men. Tuy thế, đôi khi tia cảm hứng bất chợt nào đó từ nội tâm có thể vượt xa ra ngoài những hình thức giới hạn như:

Bình con con, chén con con

Vẫn trời vẫn đất vẫn non vẫn trùng

Bình không không, chén không không

Mời nhân mời thế tận cùng mời ta

...     (Nghìn Trùng – Y Sa)

Ở mấy câu thơ này, người viết có cảm nhận là, trong ‘bình con con chén con con’ đó chứa đầy một tâm hồn phóng khoáng, bàng bạc với gió, với mây, với thiên nhiên đã toát ra khỏi sự đóng khung của một chu vi trà thất. Nếu người học Phật, mượn Pháp Phật như chiếc bè vượt bể sanh tử thì, nữ sĩ Y Sa cũng đã mượn chén trà con với giọt lưng giọt đầy để vân du nơi phương trời cao rộng. Bên cạnh của chén trà làm điểm khởi cho sự tĩnh lặng của một tâm hồn vượt thoát đó, trà còn là một thứ thuốc nếu uống đều lượng sẽ chữa một số căn bệnh cũng hữu hiệu không ít như: giảm nguy cơ công tim (heart attack), giảm mỡ trong máu (cholesterol), trà đinh, trà xanh trị bệnh tiểu đường, lá trà già (lá chè) lọc phổi giảm bệnh suyễn v. v. mà người viết chỉ mạn phép lược sơ qua phần nầy. Trà không chỉ là vị thuốc cho thể chất mà còn là vị thuốc cho tinh thần như ông NBH có nói, “Trà là thức uống có dược tính giúp con người tỉnh táo. Nhờ vào nghệ thuật dụng tâm và bằng tĩnh lặng mà đầu óc con người nhẹ nhỏm, từ đó con người có được một cảnh giới an hòa trong tâm hồn. Cũng với chén trà, càng ngày con người càng thấy rõ hơn, trà chính là phương tiện tốt nhất giúp con người dụng tâm để tự hoàn thiện. (Tr. 13) Vậy chén trà có tạo được sự thân mật, cảm thông và phát triển tăng thân chăng!

Chén trà hội ngộ

     Uống trà là phương pháp để tạo sự gần gũi và thân mật cho nhau, gọi là tăng thân. Từ vài sự chia sẻ vụn vặt trong buổi trà đó, tình thương và sự thông cảm cũng phát triển theo mà ít khi chúng ta nhận chân nó. Khi biết ở một xã hội, con người luôn phải chạy đua với thời gian, hiếm thấy trong một gia đình hằng ngày có một bữa cơm quây quần bên nhau, nhưng nếu làm được như thế, nền tảng hạnh phúc của gia đình đó sẽ vững chãi hơn.

Cũng vậy, khi ngồi uống trà với nhau, qua mấy phút giữ tịnh tâm, chúng ta có thể tâm sự những điều mà mình chưa có cơ hội bày tỏ cùng người thân hay bạn bè, đây là cơ hội tốt nhất. Vì khi uống vào một chén trà trong tĩnh lặng thì tâm cũng được an, trí cũng được sáng, chúng ta có thể diễn đạt tâm ý của mình bằng lời nhu hòa, dễ mến, dễ thương và dễ thông cảm, dù trong đó bấy lâu có chứa ít nhiều uẩn ức. Nơi buổi uống trà nầy là cơ hội để chúng ta gởi những uẩn ức bay theo làn khói của trà về hư vô.

Đẹp hơn nữa, uống trà cũng là cung cách vui mừng hội ngộ thật thanh nhã thay cho những buổi yến tiệc. Chén trà tuy đơn sơ ở cuộc tao ngộ, song nó nói lên được vừa là nhân cách vừa là phẩm hạnh của một người Phật tử là, không rượu chè say sưa, nên người viết mạn phép trích bài thơ ‘Hội Ngộ’ (trong tập thơ Nẻo Về Thênh Thang – Tuệ Minh), thân tặng các bạn đọc và cũng để thay lời kết cho bài viết này.

Khách đến từ vạn dặm xa

Mừng nhau đãi một tuần trà Cao Sơn

Trà thơm, hơi tỏa lên hương

Sen thơm, thấu tận niềm thương cõi lòng

Nước trong in tấm lòng trong

Lấy tình chân thật để đong tấm tình

Ba quân, nhất tống, một bình

Chung trà, thay một chén quỳnh, đẹp thay 

Tuệ Minh


Những bài khác của Tuệ Minh:

- Cảm tác BODH GAYA (Bồ Đề Đạo Tràng)

- Uống Trà

- Khí Phách Việt

Trang Văn Học




Đó đây


2024-04-25 - Phóng Sự: Thiếu Tướng Hoàng Kiền -Ahllvtnd Nói Chuyện Thời Sự Về Đường Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh -

2024-04-25 - CHẾ ĐỘ TAY SAI - BÀI VIẾT CỦA TIẾN SỸ MỸ T.P.WINKINSON -

2024-04-20 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Nhóm Việt Nam vinh danh các liệt sĩ Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam - Chủ nhật ngày 17/3/2024, 1 nhóm Việt Nam đến viếng mộ 5.099 quân nhân Hàn chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Dòng chữ trên một tấm có nội dung: “Bởi vì các chiến sĩ của các bạn yên nghỉ ở đây, đất nước chúng ta đứng vững với niềm tự hào.” Thật là không biết nhục!!

2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>