Thách Thức Về Đạo Đức Của Hoa Kỳ Ở Ai Cập

Bài phân tích của R. Hurst, Associated Press

01 tháng 2, 2011

Những người chống đối xuống đường trên đại lộ Young, hát những bài ca dân chủ và khẩu hiệu chống Hosni Mubarak ngày Chủ nhật 30 Jan, 2011 -Ảnh AP

WASHINGTON - Cũng như đối với Iran 30 năm trước, các nhà lãnh đạo Mỹ một lần nữa đang vật lộn với những xung đột về tinh thần giữa một bên là nhu cầu đòi hỏi dân chủ  tại các quốc gia bạn và một bên là chiến lược thân thiết với các chế độ độc tài được xem là quan trọng cho sự ổn định trong một thế giới ngày càng phức tạp, đặc biệt là Trung Đông.

Những biến động tại Ai Cập - và tiềm lực của nó có thể đưa đến hậu quả nghiêm trọng cho chính sách của Mỹ trong khu vực - là điều không thể tránh khỏi. Việc WikiLeaks công bố những báo cáo ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy rằng Washington đã biết rõ càng ngày càng phải đối mặt với những khó khăn do chính sách cai trị với bàn tay sắt của Tổng thống Hosni Mubarak đã gây ra trong ba mươi năm qua.

Việc Hoa Kỳ xử lý cuộc nổi dậy của người dân Ai Cập, bất kể nó sẽ xẩy ra như thế nào, cũng rất quan trọng. Những quốc gia thân Hoa Kỳ ở Trung Đông, đặc biệt là  Ả Rập Saudi và Jordan đang theo dõi sát nút để tìm ra dấu hiệu báo động cho biết trong cung cách xử lý này của Hoa Kỳ chứa đựng những gì để nghiệm ra cho họ.

Vì lý do đó, các viên chức Mỹ đã cố gng đóng vài trò như trung lập giữa một bên là Tổng Thống Mubarack, một người bạn thâm tình và cũng là đồng minh vững chắc của Hoa Kỳ trong vùng Trung Đông, và một bên là phong trào chống đối xuống đường biểu tình đòi lật đ chế độ.

Ngày Chủ Nhật vừa qua, Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton đã phỏ biến sâu rộng lập trường này qua các kênh truyền hình Mỹ.

"Bà nói, “Đó không phải là vấn đề xem ai sẽ nắm quyền. Vấn đề là làm thế nào là chúng ta sẽ đáp ứng nhu cầu hợp pháp và nỗi bất bình của người dân Ai Cập hiện nay đang cố gắng nói lên cho mọi người thấy rõ và chúng ta phải phác họa một lộ đồ mới để hành động. Rõ ràng là con đường mà chúng ta đã đi theo không phải là con đường đã tạo ra một chế độ dân chủ cho ngày mai, trong đó những cơ hội kinh tế mà những người chống đối ôn hòa đang tìm kiếm..

  Rõ ràng thất vọng với Mubarak, trong những ngày cuối tuần vừa rồi, cả Bộ Ngoại giao và Tòa Bách Ốc đều bắt đầu nói về số viện trợ của Hoa Kỳ cho trợ quân sự và kinh tế cho Ai Cập trong  tương lai.  Với số tiền hùng hậu, 1,5 tỷ USD mỗi năm như hiện nay, Ai Cập đứng hàng thứ hai sau viện trợ của Hoa Kỳ cho Do Thái đã được thi hành từ khi hòa ước 1979 ký kết giữa hai quốc gia láng giềng Do Thái và Ai Cập do Hoa Kỳ đứng ra làm trung gian.

Sự thất vọng đã được ghi nhận trong một bản báo cáo của vị Đại Sứ Hoa Kỳ ở Ai Cập là Bà Margaret Scobey (thời chính quyền Clinton), gửi Tướng David Petraeus trước khi ông đến hội kiến với Tổng Thống Mubarack vào cuối năm 2008. Petraeus lúc đó là người đứng đầu Ban Chỉ Huy Trung Ương  Quân Đội Hoa Kỳ

Theo tài liệu do Wikilieaks phổ biến, một trang mạng phổ biến những tài liệu mật, "Bà Đại Sứ Margaret Scobey viết,” Mubarak bây giờ giả vờ nhắm đến một vin kiến thay đổi để dân chủ hóa chính quyền . Vấn để thử thách vẫn còn lại là phải quân bình giữa quyền lợi về an ninh của chúng ta  và  vic chúng ta cố gắng thăng tiến dân chủ.”

Điều này giống như các báo cáo ngoại giao Mỹ về Tunisia, nơi mà nhân dân nổi dậy buộc Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali phải ra đi hai tuần trước đây, sau cuộc chống đối mãnh liệt.. Trước đó, WikiLeaks đã tiết lộ rằng nhà ngoại giao Mỹ bị chính quyền tham lam này từ chối, (không chịu nghe theo những đề nghị xây dựng.)

Những báo cáo như vậy cho thấy rằng các nhà ngoại giao Mỹ không đặt ảo tưởng về các chế độ độc tài đã cầm quyền trong nhiều thập niên trong  vùng này. Đồng thời, những báo cáo này thường nói lên một sự tương phản hoàn toàn giữa thực tế tại chỗ  và chính sách chính thức của Hoa Kỳ. Chính sách võ đoán của Washington đối với các quốc gia trong vùng Trung Đông vốn đã gây khó chịu cùng với sự bất n, lo sợ rằng những người Hồi Giáo quá khích sẽ chiếm chính quyền như đã xẩy ra trong 30 năm trước đây-  và việc Hoa Kỳ ủng hộ Do Thái, một quốc gia bao quanh bởi những người Á Rập.

Đó là tất cả  những phức tạp do việc Hoa Kỳ trông cậy  quá nhiều vào dầu lửa của Saudi  Arabia và các quốc gia Ả Rập khác trong vùng Vịnh Ba Tư.

Năm đầu, khi mới nhậm chức, Tổng Thống Obama đã đến Cairo để phát biểu trước thế giới  Ả Rập và Hồi giáo, tuyên bố rằng tình thân hữu của Hoa Kỳ đối với các quốc gia trong vùng nhưng cũng tiết chế bằng lời kêu gọi mạnh mẽ thăng tiến chế độ dân chủ. Trong khi đó, quan hệ của Mỹ đã trở nên  căng thẳng trầm trọng với Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên Hồi giáo duy nhất trong Minh Uớc Bắc Đại Tây Dương, và với Lebanon, một quốc gia luôn luôn ở trong tình trạng hỗn loạn. Rồi đến Tunisia và Ai Cập, nơi mà chế độ độc tài là một bức tường thành chống lại Hồi giáo cực đoan.

Đó là mối quan tâm sâu sắc ở Israel, nơi mà người ta lo sợ rằng nếu Tổ Chức Huynh Đệ Hồi Giáo (quá khích) chiếm chính quyền ở Ai Cập, thì sẽ có thể đưa đến việc hủy bỏ Hòa Ước (1979) giữa Ai Cập và Do Thái. Tổ chức Hồi giáo bảo thủ (quá khích) là một nhóm đối lập lớn nhất ở Ai Cập, bị chính quyền chính thức cấm họat động, nhưng có lúc nắm giữ một số lớn ghế ở trong quốc hội

Trong tờ nhật Báo Haaretz, ký giả Aluf Benn viết,”Jimmy Carter sẽ đi vào lịch sử nước Mỹ như là « tổng thống bị mất Iran trong nhiệm kỳ của ông, Iran đang là một quốc gia đồng minh chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ trở thành nước cộng hòa Hồi giáo cách mạng,"  "Tổng Thống Barack Obama sẽ được nhớ đến như là vị tổng thống mất 'Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, và Ai Cập; và  các đồng minh của Hoa Kỳ ở vùng Trung Đông sụp đổ trong nhiệm kỳ của ông,

Obama hiểu biết lịch sử và đã tích cực điện đàm với các nhà lãnh đạo quan trọng để tìm  ra phương cách liên quan đến bối cảnh của Iran. Hôm Chủ Nhật vừa qua, Tòa Bạch Ốc đã đưa ra một tuyên bố nêu rõ các nơi  Obama.liên hệ.

Bản tuyên bố nói rằng, từ ngày Thứ Bảy vừa qua, Tổng Thống Obama đã nói chuyện với thủ tướng các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Do Thái, Anh, và vua Abdullah của Saudi Arabia.

Trong suốt cuộc điện đàm này,  Tổng thống nhắc lại là ông chú trọng vào việc chống lại bạo lực và kêu gọi kiềm chế; ủng hộ các quyền phổ quát, bao gồm quyền tự do hội họp hòa bình, thành lập hội đoàn, tự do ngôn luận,ủng hộ việc chuyển quyền có trật tự đáp ứng theo nguyện vọng của nhân dân Ai Cập. "Tổng Thống Obama đã yêu cầu mỗi nhà lãnh đạo chính quyền trên đây hãy thẩm định tình thế và đồng ý luôn luôn tiếp xúc với nhau để tiến đến mục đích đó.

Tổng Thống Obama cẩn thận theo dõi vấn đề này nhưng chỉ đề cập đến các vấn đề quan trọng căn bản vì chính quyền của ông phải tranh đấu với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong chính sách đối ngoại kể từ khi ông nhậm chức cách đây hai năm. Tuy nhiên, bất kể là ông sẽ làm gì và hành động thế nào, rốt cuộc ông cũng làm cho  các phe liên hệ giân dữ, hoặc là nhân dân Ai Cập xuống đường reo mừng cuộc nổi dậy này, hoặc là các nhà độc tài Ả Rập đã từ lâu trông cậy vào sự ủng hộ của chính quyền Hoa Kỳ.

 

Source http://www.newsday.com/news/, http://news.yahoo.com/ – Mon Jan 31, 2011

 


Các bài liên hệ đến tình hình Trung Đông


Khổ thân cho Obama! (Lữ Giang)
Mối Thù Khôn Nguôi Của Các Dân Tộc Hồi Giáo Đối Với Các Nước Âu Mỹ (Nguyễn Mạnh Quang)
Sự Xáo Trộn Ở Ai Cập Ảnh Hưởng Lớn Đến Tình Hình Trung Đông (Nguyễn Mạnh Quang)
Thách Thức Về Đạo Đức Của Hoa Kỳ Ở Ai Cập (R. Hurst/AP)
Quốc Vương Jordan Giải Tán Chính Phủ Giữa Khi Đang Có Những Cuộc Phản Đối (AP)
Mốc Thời Gian của Các Biến Động Trung Đông và Bắc Phi (Lý Thái ghi)
Những Diễn Biến Chính Trị Ở Libya Gần Đây (Lý Thái)

 

Trang Thời Sự