Sam Harris: Tận cùng của Ðức tin

Lê Quốc Tuấn chuyển Việt

¿ Mục lục toàn bài bản in ngày 24 tháng 12, 2009

CHƯƠNG 4 (tiếp theo)

Thánh Chiến và Sức Mạnh của Nguyên Tử

Đối với người Hồi giáo mộ đạo, bản sắc tôn giáo dường như vượt trội hơn tất cả các tính cách khác. Bất chấp ảnh hưởng thường xuyên của chủ nghĩa Liên-Ả rập, ý niệm về một chủng tộc hay bản sắc dân tộc chưa từng bao giờ có nguồn gốc trong thế giới Hồi giáo như nó từng như thế ở Tây phương. Sự ủng hộ rộng rãi dành cho Saddam Hussein của người Hồi giáo, trong phản ứng đối với cuộc tấn công Iraq của Mỹ, là một phương cách tốt để đo được phản ứng của tình đoàn kết Hồi giáo. Saddam Hussein, một kẻ vừa thế tục vừa bạo ngược, trước cuộc xâm lăng của Mỹ đã bị xem thường rộng rãi trong thế giới Hồi giáo, thế nhưng phản ứng của hầu hết người Hồi giáo cho thấy rằng bất kể tội ác của y đối với nhân dân Iraq, nhân dân Kuwait, Iran như thế nào, cái ý tưởng về một lực lượng quân sự của những người vô đạo chiếm giữ thành Baghdad thì đơn giản là không thể khuyến khích được, bất chấp nó phục vụ cho mục tiêu nhân đạo nào. Saddam có thể sát hại, hành hạ nhiều người Hồi giáo hơn bất cứ ai trong lịch sử, nhưng người Mỹ vẫn chính là “kẻ thù của Thượng đế”.

Giữ lấy khung cảnh lớn ấy là quan trọng, bởi vì những chi tiết, vốn phi lý xuẩn ngốc trong mức độ rõ ràng nhất, thực chỉ hoàn toàn vô nghĩa. Trong cuộc đối thoại với thế giới Hồi giáo, chúng ta bị đương đầu bởi những con người giữ những niềm tin vốn không có một suy xét nào của lẽ phải do đó ngay cả không thể nào có thể thảo luận, và những niềm tin này là chính những niềm tin làm nền tảng cho rất nhiều yêu sách mà họ thường đặt ra trước chúng ta.

Cũng nên là một điều quan ngại đặc biệt cho chúng ta vì những niềm tin này đang dẫn đến một khó khăn đặc biệt trong việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạch nhân. Không có mấy khả năng chúng ta giữ được một cuộc chiến tranh lạnh với một chế độ Hồi giáo được trang bị bởi những hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa. Chiến tranh lạnh đòi hỏi các bên phải cùng nhau ngăn ngừa các đe dọa của tử thần. Nhưng các ý định về thánh tử đạo và thánh chiến đã chà đạp lên cái lý luận vốn đã cho phép Mỹ và Nga trải qua được hơn nửa thế kỷ của địa vị vững chắc, tương đối ổn cố của họ đến bờ vực của sự tận thế. Chúng ta sẽ làm gì nếu một chế độ Hồi giáo, trở nên ngu dại đi chỉ vì chú ý đến thiên đàng lại có được các vũ khí nguyên tử tầm xa trong tay ? Nếu lịch sử là bất cứ bài học nào, chúng ta cũng không thễ biết chắc được các ngòi nỗ tội lỗi ấy nằm ở đâu hay tình trạng sẵn sàng của chúng như thế nào, do đó chúng ta không thể nào tin dựa vào những vũ khí quy ước nhắm vào mục tiêu được xác định trước mà hủy diệt chúng. Trong một tình huống như thế, hành động duy nhất để bảo đảm sự sống của chúng ta có thể phải là một sự động thủ trước. Không cần phải nói thêm, đây quả là một tội ác không thể nghĩ đến được-vì nó sẽ giết hại hàng triệu thường dân vô tội chỉ trong một ngày- thế nhưng đó là tiến trình hành động duy nhất mà chúng ta đang có, khi nhìn vào những gì mà người Hồi giáo đang tin tưởng. Làm thế nào để một hành động tự bảo vệ táng tận lương tâm như thế có thể hiểu được trong thế giới của người Hồi giáo ? Sự cố ấy chắc sẽ được xem như một cuộc tấn công bất ngờ đầu tiên của một cuộc thập tự chinh diệt chủng. Điều mỉa mai khủng khiếp ở đây là ở chỗ nhìn thấy được là có thể thực hiện được như vậy: chính cái ý niệm này sẽ đẩy chúng ta vào tình trạng chiến tranh nóng với bất cứ quốc gia Hồi giáo nào có năng lực phô trương một đe dọa của vũ khí hạt nhân. Dĩ nhiên, tất cả những điều này thực sự là hoàn toàn điên loạn : tôi đã vừa mô tả một kịch bản hợp lý trong đó đa phần dân số thế giới có thể bị hủy diệt bởi nguyên nhân từ các tư tưởng tôn giáo vốn xếp chung kệ sách với các truyện Batman, Viên đá của nhà triết gia và truyện Những Con Kỳ lân. Thành thử dù thật là một sự ngu xuẩn khủng khiếp cho tất cả chúng ta nếu phải chết vì những lợi ích của những chuyện thần kỳ, tuy thế, không có nghĩa là chúng sẽ không thể xảy ra. Thực thế, cứ lấy sự miễn nhiễm của tất cả các xâm phạm bừa bãi mà đức tin hưởng được từ các luận bàn của chúng ta, một thảm họa như thế này đang có nhiều cơ hội xảy đến. Chúng ta phải làm quen với cái khả năng của một ngày những con người mà từng hành vi đều khao khát để được chết như mười chín kẻ không tặc kia chạm tay được vào các vũ khí hạt nhân tầm xa. Đặc biệt là thế giới Hồi giáo cũng phải tham dự vào khả năng này để tìm biện pháp ngăn ngừa. Nhìn vào sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, thật không sai để nói rằng thời điểm ấy không ở cùng phía với chúng ta.

Cuộc va chạm

Samuel Huntington đã nổi tiếng diễn tả mối xung khắc giữa Hồi giáo và phương Tây như một “cuộc va chạm của các nền văn minh”. Huntington nhận xét rằng ở bất cứ nơi đâu người Hồi giáo và người Không-Hồi giáo có chung một biên giới, thì các xung đột vũ trang có khuynh hướng nổi lên. Tìm ra một nhóm chữ khéo léo cho một thực tại không thích hợp, ông công bố rằng “Hồi giáo có những biên cương nhuộm máu”[21] . Tuy nhiên, nhiều học giả đã công kích chủ đề của Huntington. Edward Said đã viết rằng “rất nhiều chính sách mị dân và sự ngu xuẫn rành rọt đã có dính líu đến sự lạm dụng để biện hộ cho cả một khu vực hay cả một nền văn minh”[22] . Said, trong lập luận của mình, đã giữ vững quan điểm của mình rằng những thành viên của Ai Qaeda chỉ là một “đám cuồng dại hoang tưởng”, vốn khó có thể cho chủ đề của Huntington vay mượn được sự tín nhiệm, nên được xếp cùng nhóm với chi nhánh Davidian, những học trò của Đức cha Jim Jones ở Guyana, và giáo phái của đạo mù Aum Shinrikio: “ Huntington viết rằng hàng tỉ người Hồi giáo trên thế giới đang ‘bị thuyết phục bởi tính siêu việt của nền văn hóa của mình, và bị ám ảnh bởi vị trí thấp hơn của quyền lực của họ’ . Ông có từng nghiên cứu tỉ mỉ đến từng 100 người Indonesia, 200 người Moroccan, 500 người Ai cập và 50 người Bosnia ? Nếu ông đã nghiên cứu như thế. Mẫu thống kê sẽ là loại gì ?” Thật là khó để mà không nhìn thấy lối chỉ trích này như một sự bất chính. Chắc chắn chúng ta nên nhận ra các giới hạn của sự khái quát hoá về một nền văn minh, nhưng cái ý tưởng cho rằng Osama bin Laden là ngang hàng Hồi giáo với Đức cha Jim Jones là đáng buồn cười. Ngược lại với quan điểm của Said về chủ đề này, bin Laden chưa từng “trở thành một biểu tượng quá lớn khiến ảnh hưởng đến tất cả những gì người Mỹ thù ghét và hãi sợ ”[23] . Người ta không cần phải đọc cuốn kinh Koran để hiểu, với một sự chắc chắn gần như toán học, rằng tất cả những người Hồi giáo thực sự ngoan đạo sẽ “bị thuyết phục bởi tính siêu việt của nền văn hóa của mình, và bị ám ảnh bởi vị trí thấp hơn của quyền lực của họ” như Huntington đã nhận định. Và đây là tất cả những gì mà luận điểm của ông cần đến.

Dù thích hay không thích công thức của Huntington, có một điều rõ ràng là: Sự ác cuối cùng đến được bến bờ của chúng ta không phải là cái ác của chủ nghĩa khủng bố. Đó là cái ác của đức tin tôn giáo vào thời điểm uy thế chính trị huy hoàng của nó. Dĩ nhiên, Hồi giáo không đơn độc chịu đựng để trải qua những chuyển hóa kinh hoàng ấy, dù nó chính là một uy lực đơn độc đang lên, vào giai đoạn này của lịch sử “[24] . Các nhà lãnh đạo Tây phương vốn cứ khăng khăng cho rằng xung khắc của chúng ta không phải là với Hồi giáo là sai lầm, nhưng, như tôi đã lập luận xuyên suốt tác phẩm này, chúng ta cũng có các vấn nạn với Kitô giáo và Do thái giáo nữa. Đến lúc để chúng ta ý thức được rằng tất cả môi người đàn ông cũng như đàn bà bình thường đều có một kẻ thù. Đó là một kẻ thù ở gần quanh chúng ta, lọc lừa đến nỗi chúng ta vẫn tiếp tục giữ những lời khuyên răn của chúng mặc dù những lời lẽ này đe dọa hủy diệt chính khả năng hạnh phúc của nhân loại. Kẽ thù của chúng ta không ai khác hơn là chính bản thân của đức tin.

Dù sẽ cảm thấy an ủi để tin rằng cuộc đối thoại giữa chúng ta với thế giới Hồi giáo sẽ có , khi một kết quả khả hữu của đối thoại, một tương lai của lòng khoan dung chấp nhận lẫn nhau, không có gì đảm bảo kết quả này - tối thiểu từ các tín điều của Hồi giáo. Cứ nhìn vào sự ràng buộc của tính chính thống Hồi giáo, cứ nhìn vào những sự trừng phạt trong nội bộ Hồi giáo cho những ứng dụng cấp tiến (hay biết điều hơn) vào tính hiện đại, tôi nghĩ rõ ràng là Hồi giáo phải tìm cách để tự sửa chữa, một cách yên bình hay ngược lại. Ðiều này có nghĩa là gì không phải là tất cả đều rõ ràng. Tuy nhiên, cái rõ ràng là phương Tây phải hoặc thắng cuộc tranh luận hoặc thắng cuộc chiến tranh. Nếu không, chỉ còn sự nô lệ.

Ðiều khó hiểu của “Sự làm nhục” Hồi giáo

Thomas Friedman, viên thanh tra không mỏi mệt của những bất mãn của thế giới cho tờ Thời báo Nữu Ước, đã tuyên bố rằng “sự làm nhục” Hồi giáo nằm trong cội rễ của chính sách khủng bố của Hồi Giáo. Những người khác cũng mang đến các chẩn đoán tích tương tự, và chính những người Hồi giáo bản thân cũng đã thường khẳng định là chủ nghĩa đế quốc Tây phương đã xúc phạm đến nhân cách, giá trị và danh dự của họ. Chúng ta làm thế để làm gì ? Có ai có thể chỉ ra một xúc phạm lớn hơn đến nhân cách của Hồi giáo hơn là chính bản thân bộ luật Hồi giáo ? Ðể có một bằng chứng hiện đại về loại xã hội được tạo nên từ điểm tựa độc quyền trên các tín điều của Hồi giáo, chỉ cần nhớ lại xem xã hội Afghanistan ra sao dưới chế độ của Taliban. Ai là những sinh vật tưởng không thể nào có thật, chạy lon ton dưới những lớp áo choàng phủ kín và thường xuyên bị đánh đập chỉ vì để lộ mắt cá chân ? Ðó chính là những những phụ nữ có phẩm cách (và thất học) của thế giới Hồi giáo.

Zakaria và nhiều người khác từng lưu ý rằng thường thường các nhà độc tài Ả Rập càng có tính đàn áp chừng nào, họ lại thường có khuynh hướng phóng khoáng hơn là những con người bị áp chế. Thí dụ như, Abdullah, Quân vương Saudi - người không bao giờ tự cho mình là một người phóng khoáng – mới đây đã đề nghị là phụ nữ nên được phép lái xe trong đất nước của ông. Cuối cùng là, chính sách áp bức dân chúng khắc nghiệt của ông đã không thể ủng hộ được mức độ này và vị Quân vương bắt buộc phải rút lại đề nghị của ông. Ngay lúc này trong lịch sử của người Hồi giáo, nếu cho phép họ được quyền tự do đầu phiếu, thì họ sẽ thoải mái bỏ phiếu xé bỏ quyền tự do chính trị của mình tự căn bản. Chúng ta không nên có giờ phút nào không nhìn thấy cái khả năng họ sẽ tước đoạt luôn cả đến quyền tự do của chúng ta, nếu như họ có được sức mạnh để làm được điều ấy.

Không nghi ngờ gì rằng sự cấu kết của chúng ta với các bạo chúa Hồi giáo - ở Iraq, Syria, Algeria, Egypt, và những nơi khác – là điều đáng khinh. Chúng ta đã không hề làm gì để làm nản chí các vụ giết chóc và ngược đãi hàng ngàn người Hồi giáo từ chính các chế độ của họ - những chế độ mà trong nhiều trường họp, do chính chúng ta đã dựng lên. Sự thất bại của chúng ta trong việc giúp đỡ cuộc nổi dậy của người Shiite, mà chúng ta khuyến khích, ở miền nam Iraq vào năm 1991, chắc chắn bị liệt vào danh sách các chính sách ngoại giao có hậu quả sai lầm và kém đạo đức tệ hại nhất trong những thập niên gần đây. Nhưng sự có tội của chúng ta trên mặt trận này phải được để trong dấu ngoặc đơn của sự cảm thông về một nên dân chủ bất ngờ được áp dụng lên những xứ sở này, thành thử chỉ là một tấm ván mỏng manh gác lên nền chính trị thần quyền ở đấy. Dường như không có bất cứ điều gì trong khuôn khổ các nguyên tắc của Hồi giáo có thể cưỡng lại, trong khi tất cả mọi nguyên tắc chỉ nhằm để khuyến khích đến sự rơi tuột vào hệ thống sharia (luật Hồi giáo). Ðây là một sự thực kinh khủng mà chúng ta phải đối diện: sự thực duy nhất đứng giữa chúng ta và đại dương bẩn đục của sự phi lý Hồi giáo là một bức tường thành của những bạo chúa và những hành vi quấy nhiễu nhân quyền mà chúng ta đã giúp dựng lên. Tình hình này phải được sửa chữa, nhưng chúng ta không thể chỉ dựa vào việc lật đổ các bạo chúa Hồi giáo và mở cửa phòng đầu phiếu. Bởi vì làm thế cũng chẳng khác mở cửa phòng phiếu cho các tín đồ Kitô giáo trong thế kỷ thứ mười bốn.

Cũng đúng là nghèo đói và nạn thất học có đóng một vai trò trong tất cả những vấn nạn này, nhưng không phải là một vai trò dể sửa chữa. Thế giới Ả Rập hiện nay đang đình trệ về trí thức và kinh tế đến một mức độ ít ai tưởng có thể xảy ra được, khi nhìn vào vai trò lịch sử của nó trong sự nghiệp phát triển và bảo tồn kiến thức nhân loại. Trong năm 2002, GDP của tất cả các quốc gia Ả rập gộp lại không bằng GDP của Tây ban Nha. Ðáng lo ngại hơn nữa, số lượng sách báo dịch sang tiếng Tây ban Nha của Tây ban Nha ngang bằng số lượng sách báo dịch sang tiếng Ả Rập của tất cả các nước Ả Rập kể từ thế kỷ thứ chín[25] . Mức độ tụt hậu và ốc đảo này thật đáng giật mình, nhưng tình trạng này không nên đưa chúng ta đến chỗ tin rằng sự nghèo đói và thất học là cội rễ của vấn đề. Mà chính cội rễ của vấn đề là một thế hệ trẻ con mù chữ và nghèo đói đang được cúng nạp vào cơ chế chính thống của các trường đạo madrassas (các hệ thống trường đạo tài trợ bởi Saudi) mới thực sự làm chúng ta kinh hoàng.[26] Thế nhưng những người khủng bố Hồi giáo lại thường không có nguồn gốc từ những người nghèo thiếu học; đa số họ là thành phần trung lưu, có giáo dục, và chắc chắn là có vấn đề bất ổn về đời sống cá nhân. Như Zakaria chỉ ra, so sánh với mười chín không tặc thì John Walker Lindh (người thanh niên từ California từng gia nhập đội ngũ Taliban) là “đặc biệt thiếu học”. Giáo sĩ Ahmed Omar, từng tổ chức vụ bắt cóc và sát hại phóng viên Daniel Pearl của tờ Wall Street Journal từng theo học tại Trường kinh tế London. những người vũ trang Hezbollah chết trong các chiến dịch bạo động thực ít thuộc về thành phần gia đình nghèo hơn những những đồng đội không vũ trang của họ và ít nhiều đều có trình độ trung học cấp hai[27] . Các lãnh đạo của Hamas đều tốt nghiệp cao đẳng, một số có trình độ tiến sĩ.[28] Những sự thật này cho thấy là ngay cả mọi người Hồi giáo đều hưởng được các tiêu chuẩn sống ngang bằng với thành phần trung lưu ở Mỹ, Tây phương vẫn đối diện với hiểm nguy khi va chạm với Hồi giáo. Tôi ngờ rằng nếu Hồi giáo mà thịnh vượng chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn, bởi vì điều duy nhất có thể thuyết phục được người Hồi giáo rằng thế giới quan của họ có vấn đề chính là các thất bại có thể chứng minh được trong xã hội của họ[29] . Nếu tính chính thống Hồi giáo có thể đứng vững được về kinh tế và khoa học kỹ thuật như chủ nghĩa tự do Tây phương, chúng ta chắc sẽ phải chứng kiến sự Hồi giáo hóa của cả địa cầu này.

Như chúng ta nhìn thấy từ cá nhân của Osama bin Laden, lòng nhiệt thành sôi nổi cho sự giết người vì đạo giáo tương thích với sự giàu có và học thức. Thực thế, sự thành thạo về kỹ thuật của nhiều tên khủng bố Hồi giáo chứng tỏ là họ tương thích với một nền giáo dục có khoa học. Ðó là lý do vì sao không thể có thay thế nào về nhận thức hay văn hóa cho việc thế tục hóa bản thân của đức tin. Chừng nào con người còn tin rằng y biết được Thượng đế muốn mọi người trên thế gian này phải sống như thế nào, y sẽ còn tiếp tục giết hết người này đến người khác vì những nguyên nhân từ các thần thoại. Trong ứng xử của chúng ta với thế giới Hồi giáo, chúng ta phải nhận được rằng người Hồi giáo không hề tìm thấy một điều gì về căn bản để nói lên điều gì chống lại các hành động của những không tặc trong ngày 11 tháng Chín, trừ cái tin vịt ở đâu cũng có rằng chúng thực sự là người Do Thái[30] . Cuộc đàm luận về Hồi giáo đang là một mớ tào lao những huyền thoại, những lý luận mưu mô, [31] và không có lý do gì để tin rằng những cải thiện chính trị và kinh tế trong thế giới Hồi giáo có thể sửa chữa đền bù được.

Sự Nguy hiểm của Những Suy nghĩ Ước ao

Paul Berman đã từng viết một cuốn sách vỡ lòng tuyệt vời về các chế độ chuyên chế - cánh tả cũng như cánh hữu, Ðông cũng như Tây phương – và nhận xét rằng chế độ chuyên chế luôn luôn chứa đựng một đặc tính diệt chủng thậm chí tự sát. Ông lưu ý rằng thế kỷ thứ hai mươi là một ổ ấp trứng vĩ đại của “các cuộc vận động quần chúng bệnh hoạn” – các phong trào chính trị “say men rượu sát nhân”.[32] Ông cũng vạch rõ là các nhà tư tưởng tự do đã thường không ý thức đúng được những kinh hoàng này thực sự như thế nào. Thực ra có một truyền thống vĩ đại , trong nhóm từ “chủ nghĩa tự do để chối từ” của Berman. Dường như những nhà cách mạng xã hội ở Pháp trong những năm 1930 đã có một đặc quyền thiên tài cho kiểu tự lừa dối này, vì bất chấp những đám mây cuồn cuộn của phi lý thổi đến từ Ðông phương, họ không thể tự mình đi đến tin tưởng rằng Chủ Nghĩa Quốc Xã Ðức đã mang lại một mối đe dọa đáng cân nhắc cẩn trọng. Khi đối diện với mối đe dọa của Ðức, họ chỉ biết chê trách chính phủ và kỹ nghệ quốc phòng của họ là hiếu chiến. Như Berman trình bày, một thế lực tương tự của sự suy nghĩ thèm khát và thiếu tự tin đang dần mạnh lên ở phương Tây sau hậu quả của ngày 11 tháng Chín. Bởi vì họ tưởng là con người ở đâu cũng đều bị phấn kích bởi các ước muốn và sợ hãi như nhau, hiện nay nhiều người tự do ở phương Tây chỉ trích chính phủ của mình đã quá cường điệu về bọn khủng bố Hồi giáo. Nhiều người ngờ rằng bằng cách nào đó chúng ta đã cứ chồng chất những điều ác này lên chính mình. Chẳng hạn như, Berman nhận xét rằng cả thế giới nay đang chê trách Do Thái đã làm xáo trộn người Palestine. Thay vì bày tỏ thẳng thừng sự bài chống Do Thái (dù chắc chắn là như thế), quan điểm này là sản phẩm của môt lối lý luận đạo đức kỳ cục; con người chỉ là con người, do đó có suy nghĩ, nhưng họ không cần phải ứng xử tồi đến thế trừ khi có những lý lẽ thật đúng đắn. Sự cường điệu về những kẻ đánh bom tự sát người Palestine, do đó, phải chứng thực được cho sự cường điệu của sự chiếm đóng của người Do Thái. Berman cho thấy lối suy nghĩ này đã dẫn đến việc đưa người Do Thái bị dính líu thường xuyên với Đức quốc Xã trên báo chí ở Âu Châu.[33] Không cần phải nói, sự so sánh đó quả là lố bịch. Sự thực là, như Dershowitz vạch rõ, là “không một quốc gia nào trong lịch sử đã phải đương đầu với các thử thách tương tự từng bám chặt với một tiêu chuẩn cao cả hơn của các quyền làm người, từng nhạy cảm hơn với sự an toàn của thường dân vô tội, đã cố gắng cật lực để vận hành dưới các điều lệ của luật pháp , hay đã phải sẵn lòng nhận lấy các mối hiểm nghèo hơn nữa vì nền hòa bình”[34] . Những người Do Thái đã biểu lộ một mức độ tự chế trong việc xử dụng bạo lực của mình mà Đức quốc Xã chưa từng có suy nghĩ đến, nói cho rõ vào vấn đề hơn, là không một xã hội Hồi giáo nào có ý định như vậy ngày nay. Hãy tự hỏi chính mình, đâu là những hoàn cảnh mà người Palestine cho thấy đã có tự chế trong việc giết hại người Do Thái nếu người Do Thái chỉ là một thiểu số nhỏ không có sức mạnh trong tay phải sống trong sự chiếm đóng của ngưòi Hồi giáo sẵn sàng những hành vi khủng bố ? Điều ấy không khác gì hơn việc bay lên thiên đàng bằng con ngựa có cánh của đức Muhammad.[35]

Berman cũng đặt vấn đề với chủ điểm của Huntington, tuy nhiên, ở đó, quan niệm về một nền văn minh, theo suy nghĩ của ông, đã thất bại để lựa ra cái biến đổi thực của vấn đề. Thay vì là một cuộc va chạm của các nền văn minh, chúng ta có một cuộc va chạm của các ý thức hệ, giữa “chủ nghĩa tự do và ngày tận thế cùng các phong trào ảo tưởng đã từng nổi lên chống lại nền văn minh tự do kể từ tai họa của Ðệ nhất thế chiến”.[36] Sự phân biệt trở nên có giá trị, nhưng không quan trọng. Vấn đề là một số niềm tin của chúng ta không thể tồn tại cái lân cận của một số niềm tin khác. Chiến tranh và đàm phán là các lựa chọn của chúng ta, và không có gì bảo đảm là chúng ta luôn có được một lựa chọn giữa hai điều ấy.

Berman đã tóm tắt tình hình của chúng ta một cách tuyêt vời :

Chúng ta cần những gì để cho những kẻ khủng bố này thành công ? Chúng ta cần đến sự thất bại cực lớn lao của lòng can đảm chính trị và trí tưởng tượng trong nội bộ thế giới Hồi giáo. Chúng ta hầu như cần đến một sự thiếu lưu ý có chủ tâm đối với các thất bại của những con người ở một phần kia của thế giới-sự thiếu lưu ý khiến cho phép chúng ta tưởng rằng chế độ cực quyền đã bị đánh bại, ngay cả như thể chế độ cực quyền đã đạt đến một cực điểm mới. Chúng ta cần đến số lượng đáng kể của những suy nghĩ ước ao- loại đức tin chất phác trong một thế giới hữu lý mà, trong sự bất khả để hiểu biết được thực tại của nó sẽ lấp lánh các phong trào chuyên chế ngay tự phút khởi đầu… Chúng ta cần sự ngu dốt tỉnh lẻ về các dòng trí thức ở phần kia của thế giới. Chúng ta cần đến những oán hờn ngu ngốc ở Âu Châu và một kiêu ngạo ngu ngốc ở Mỹ. Chúng ta cần rất nhiều thứ ! Nhưng chưa từng có sự thiếu hụt những điều đó - tất cả những điều cần đã thừa mứa ở đây cả rồi.[37]

Nhưng chúng ta cần một điều nữa để đưa chúng ta đến chính xác được phút huy huy hoàng này. Chúng ta cần một học thuyết tôn giáo, lan truyền rộng khắp ở các nước đang phát triển, khiến hẹp hòi, ngu dốt và bạo lực tự sát trở thành thiêng liêng. Ngược lại với phân tích của Berman, chủ nghĩa Hồi giáo không phải chỉ là hương vị cuối cùng của chủ nghĩa chuyên chế hủy diệt vô chính phủ. Có sự khác nhau giữa chủ nghĩa hủy diệt vô chính phủ và một khao khát đến phần thưởng siêu nhiên. Hồi giáo có thể nổ tung thế giới ra từng phân tử mà vẫn không mang tội hủy diệt vô chính phủ, bởi vì tất cả mọi điều trong nhân sinh quan của họ đã được biến dạng dưới ánh sáng của thiên đàng. Cứ nhìn vào những gì người Hồi giáo tin, sẽ thấy hoàn toàn là hơp lý đối với họ để trói gô cái hiện đại ở bất cứ nơi nào mà họ có thể làm được. Ngay cả, sẽ là sự hợp lý cho các phụ nữ Hồi giáo khuyến khích con cái mình tự sát, miễn là chúng chiến đấu vì lý tưởng của Thượng đế. Người Hồi giáo ngoan đạo chỉ đơn giản hiểu rằng họ sẽ đi đến được một nơi chốn tốt hơn. Thượng đế dứt khoát là quyền năng và tuyệt đối công bằng. Thế thì tại sao niềm vui ở sự chết lại không quằn quại một thế giới của tội lỗi ? Có những ý thức hệ khác có thể khiến xóa bỏ nốt tính hợp lý chán phèo từ những luận bàn của xã hội, nhưng không nghi ngờ gì rằng Hồi giáo là ý thức hệ tốt nhất mà chúng ta hằng có.

NHỮNG người thế tục có khuynh hướng lập luận rằng vai trò của Hồi giáo, hoặc tôn giáo nói chung, là thứ yếu so với vài trò của chính trị trong việc quyết định đến tính cách của một xã hội. Trong lý giải này, con người bị thúc đẩy bởi các quyền lợi chính trị của mình trước và tìm một hợp lý tôn giáo thích ứng với hoàn cảnh. Không nghi ngờ gì rằng đã có vô số bằng chứng về những lãnh tụ chính trị viện dẫn tôn giáo chỉ thuần vì óc thực tiễn, ngay cả bất chấp đến đạo lý, lẽ phải (nhiệm kỳ của Zia ul-Haq của Pakistan là một ví dụ rõ ràng). Nhưng chúng ta không nên rút ra một bài học sai ở đây. Một cái cần khởi động chỉ hữu hiệu khi nó gắn liền vào một cái gì khác. Cuối cùng, một người nào đấy, phải tin vào Thượng đế, để việc đối thoại với Thượng đế trở nên có hiệu quả một cách chính trị. Và tôi dùng điều này để cho thấy rõ ràng là bất cứ lúc nào có một số đông người muốn biến mình thành bom, hay tình nguyện cho con cái mình được dùng vào các công việc dọn dẹp các bãi mìn (vốn rất nhiều trong chiến tranh giữa Iran-Iraq)[38] thì nguyên nhân đàng sau những hành động này đã chỉ còn thuần là vì chính trị. Ðiều này không phải để nói rằng kẻ thiết tha tử đạo không thú vị với trí tưởng tượng của y về ý nghĩa chính trị hùng hồn từ hành động của mình, nhưng trừ khi một kẻ tin vào những gì kỳ lạ hơn về vũ trụ - đặc biệt là niềm tin vào những gì sau khi chết đi - kẻ ấy chắc chắc sẽ hiến thân vào các hành động như thế. Không có gì giải thích được các hành vi của người Hồi giáo cực đoan, và sự dung thứ rộng rãi cho các hành vi của họ trong thế giới Hồi Giáo tốt hơn là những tín lý của Hồi giáo.

Nhìn vào những gì đa số người Hồi giáo tin tưởng, một nền hòa bình chân chính có thể đến với thế giới này hay không ? Phải chăng sự yếu kém của các quốc gia Hồi giáo là điều duy nhất ngăn được cuộc chiến tranh tức thì giữa Hồi giáo và Tây phương ? Tôi e rằng khó có thể có những câu trả lời cổ vũ cho các câu hỏi ấy. Căn bản của chủ nghĩa tự do trong học thuyết của Hồi giáo có vẻ đạm bạc đến một quan điểm gần như hoàn toàn ảo tưởng. Mặc dù chúng ta đã thấy rằng cuốn Kinh thánh từng là môt bể chứa vĩ đại của sự bất dung, đối với Kitô giáo cũng như Do Thái giáo – như tất cả những gì từ các trước tác của Augustine đến các hành động hiện nay của những người dịnh cư Do Thái chứng tỏ ra – cũng không khó khăn gì để tìm thấy những vạt cắt xén vĩ đại từ cuốn Sách Tốt Lành, cũng như từ các bình giải của Kitô giáo, Do Thái giáo khiến mang lại những lý lẽ đối nghịch. Những người Kitô giáo muốn sống trong sự hiện diện đầy đủ của sự hợp lý và tính hiện đại có thể giữ Chúa Jesus của Matthew giảng đạo trên núi và đơn giả lờ đi sự tiêu thụ những điều vô nghĩa về sự Khải huyền của thế gian. Hồi giáo như không đem lại được một chỗ nương náu cho kẻ nào muốn sống trong an bình trong một thế giới đa nguyên nhiều lộc thánh. Dĩ nhiên, hy vọng le lói có thể tìm được ngay cả từ những nơi u ám nhất : như Berman đã chỉ ra, các lời bài xích mạnh mẽ về tính chính thống Hồi giáo được khẳng định từ nỗi lo sợ rằng chủ nghĩa tự do phương Tây đang ở trong tiến trình xâm lăng tâm tư Hồi giáo và “đánh cắp lòng trung thành của nó” – cho thấy rằng Hồi giáo, cũng như những con người khác bị tổn thương bởi các bài hát nhân ngư của chủ nghĩa tự do[39] . Chắc chắn chúng ta phải hy vọng như vậy. Tuy nhỉên, chính cái đặc tính của các niềm tin tôn giáo của họ, cho thấy rằng họ sẽ ít bị tổn thương hơn là những người còn lại của chúng ta.

Vì những nguyên nhân mà chúng ta đã khám phá, có một sự thiên vị rất sâu sắc trong luận bàn của chúng ta về những kết luận của loại này. Ðối với Hồi giáo, người tự do có khuynh hướng chê trách phương Tây đã dâng cao sự giận dữ đối với các quốc gia Hồi giáo, thông qua nhiều thế kỷ của các cuộc xâm lược tự phục vụ mình và quấy nhiễu thiên hạ, trong khi những người bảo thủ có khuynh hướng chê trách các đặc điểm tiếp diễn của vùng Trung Ðông, Ả rập hay lịch sử Hồi giáo. Các vấn nạn dường như được tìm ra ở mọi nơi trừ tại chính cốt lõi của đức tin Hồi giáo – nhưng chính đức tin đúng là cái tạo nên khác biệt giữa người Hồi giáo và người không theo đạo. Không có đức tin, tất cả những buồn phiền của Hồi giáo về phương Tây sẽ trở nên khó có thực, khó hình thành và ít oán thù hơn nhiều.

Sự phi lý của cánh Tả và trường hợp Kỳ lạ của Noam Chomsky

Tuy thế, hiện nay nhiều người bị thuyết phục rằng cuộc tấn công ngày 11 tháng Chín đã không nói được gì nhiều về Hồi giáo nhưng đã nói lên rất nhiều về sự nghiệp bẩn thỉu - cụ thể là về sự thất bại của chính sách ngoại giao Mỹ. Nhà triết gia Pháp Jean Baudrillard mang lại cho các chủ đề này một lời giải thích rất xa hoa, tuyên bố rằng chủ nghĩa khủng bố là một hậu quả cần thiết của “bá quyền” Mỹ. Ông còn đi xa hơn nữa để trình bày rằng chúng ta đang bí mật ước mong một thảm họa như thế sẽ viếng thăm chúng ta :

Lúc bức thiết chúng ta có thể nói rằng họ đã hành động, nhưng thực chúng ta đã muốn được như thế. Khi quyền lực toàn cầu đã giữ độc quyền tình thế đến giới hạn này, khi có một sự cô đọng khủng khiếp của tất cả các chức năng trong bộ máy kỹ trị, và khi không có hình thức thay thế nào khác cho sự suy nghĩ, chỉ còn có một cách đó là sự chuyển hóa hoàn cảnh có tính khủng bố. Chính là bản thân cơ chế đã tạo nên các điều kiện khách quan cho sự trả thù tàn ác này… Ðây là sự khủng bố chống lại khủng bố - không còn ý thức hệ nào ở đàng sau điều này. Hiện nay chúng ta đang quá xa khỏi chính trị và ý thức hệ… Như thể sức mạnh gánh chịu những ngọn tháp này thình lình mất tất cả năng lực, tính đàn hồi, như thể cái sức mạnh bướng bỉnh ấy bỗng nhiên phải nhượng bộ dưới áp lực của một nỗ lực quá căng thẳng: cái nỗ lực luôn luôn muốn mình là một kiểu mẫu độc đáo của thế giới.[40]

Nếu ai đó cảm thấy độ lượng, ắt sẽ tưởng là có một điều gì căn bản của những ý tưởng sâu sắc này bị phiên dịch sai. Tôi nghĩ ở mức độ tương đối như thế, tuy nhiên, nó không thể sống sót được sự chuyển dịch sang tiếng Pháp. Nếu Baudrillard có nghĩa vụ phải sống ở Afghanistan dưới ách của Taliban, liệu ông có nghĩ rằng sự hạn chế thê thảm đến quyền tự do của ông có phải là một vấn đề của “cái nỗ lực luôn luôn muốn là một kiểu mẫu độc đáo của thế giới” của Mỹ hay không ? Liệu cái lối giải trí kỳ dị giữa giờ ở mỗi trận đá banh – khi những kẻ bị tình nghi ngoại tình, thông dâm và những kẻ trộm cắp thường bị băm da xẻ thịt trong bụi cát giữa sân – đã giáng vào ông ta như những sự phẫn uất đầu tiên của một “sự chuyển hóa hoàn cảnh có tính khủng bố” ? Hiện tại, chúng ta có thể đi quá xa về chính trị, nhưng tối thiểu chúng ta không hề “quá xa về ý thức hệ”. Vì ý thức hệ chính là tất cả những gì kẻ thù của chúng ta đang có.[41]

Và thế mà, các nhà tư tưởng còn điềm đạm hơn cả quan điểm của Braudrillard về ngày 11 tháng Chín như một hậu quả của chính sách ngoại giao Mỹ. Có lẽ người lỗi lạc nhất trong số đó chính là Noam Chomsky. Bên cạnh các đóng góp nền tảng cho ngữ học và tâm lý ngôn ngữ học, Chomsky đẵ từng là một phê phán kiên trì chính sách ngoại giao Mỹ trong ba thập niên. Ông cũng từng tìm cách để minh chứng một sự thất bại về nguyên tắc của sự phê phán tự do về quyền lực. Ông biểu hiện như một con người đạo đức lịch duyệt mà các quan điểm chính trị đã ngăn ông khỏi sự hình thành những đặc thù đạo đức căn bản nhất - giữa các kiểu bạo lực, và các mục đích khác nhau của con người khiến cho bạo lực phát triển.

Trong tác phẩm 9-11 của ông, khi đống gạch vụn của Toà Nhà Thương mại Quốc tế vẫn còn ngun ngút khói, Chomsky giục chúng ta đừng quên rằng “bản thân nước Mỹ là một quốc gia đứng đầu về khủng bố”. Ðể hỗ trợ cho khẳng định này, ông liệt kê một số những hành vi xấu của Mỹ, bao gồm sự trừng phạt mà Mỹ đã áp đặt lên Iraq, khiến dẫn đến cái chết của “có lẽ gần nửa triệu trẻ em” và cuộc ném bom năm 1998 xuống cơ xưởng duợc liệu Al-Shifa của Sudan, khiến là nguyên nhân gây cho hàng ngàn người Sudan vô tội phải chết vì lao phổi, dịch hạch và các bệnh tật khác. Chomsky không hề do dự đưa ra các tương đương đạo đức ở đây: “ lần đầu trong lịch sử hiện đại, châu Âu và các chi nhánh của nó buộc phải chịu đựng, ngay trên lãnh thổ của mình, đến sự tàn bạo mà họ thường tiến hành ở nhũng nơi khác”[42]

Trước khi chỉ ra cái ngang bướng của Chomsky về chủ đề này ra sao, tôi xin được phép thừa nhận rất nhiều quan điểm của ông, bởi vì các quan điểm của ông có được cái tác dụng nói chung vừa quan trọng vừa không thích đáng với sự việc trong tầm tay. Chắc chắn rằng nước Mỹ có rất nhiều đìều để phải chuộc tội, từ trong nội bộ đến bên ngoài. Trong ý thức này, chúng ta ít nhiều có thể nuốt trôi được toàn bộ chủ đề cùa Chomsky. Ðể tạo nên món sự pha chế này trong nước, bắt đầu bằng đối xử có tính diệt chủng của chúng ta với người thổ dân Mỹ, cộng thêm một vài trăm năm sở hữu nô lệ, kèm theo sự chối từ không cho người Do Thái tị nạn trốn khỏi các trại tử thần của Ðức quốc Xã, pha trộn thêm thông đồng của chúng ta với một danh sách dài các hôn quân bạo chúa của chúng ta và sự bất chấp theo sau đó của chúng ta về các thành tích nhân quyền thất kinh của họ, cộng vào vụ bỏ bom Cambodia của chúng ta nêm nếm thêm các hồ sơ Ngũ giác đài, cuối cùng rắc lên trên đó các chối từ không ký kết vào thỏa ước Kyoto về ô nhiễm môi trường của chúng ta, để ủng hộ bất cứ lệnh cấm xử dụng mìn bẫy trên mặt đất cùng dâng nộp chính mình cho sự cai quản Tòa Án Hình sự Quốc tế. Cái kết quả chắc phải dậy mùi tử khí, đạo đức giả và nồng nặc lưu huỳnh.

Chắc chắn trong quá khứ chúng ta đã làm những việc thực ghớm ghiếc. Và không nghi ngờ gì là chúng ta có thể sẽ làm những điều kinh khủng trong tương lai. Không có điểm nào tôi viết trong cuốn sách này nhằm chối từ những sự thật ấy, hay bênh vực cho những mưu đồ chính quyền vốn rõ ràng ghê tởm. Có rất nhiều điều mà các cường quốc phương Tây, cụ thể là Mỹ, phải sửa chữa, phải chuộc tội. Và sự thất bại của chúng ta trong sự nhìn nhận các sai quấy của mình qua nhiều năm tháng đã xói mòn tín nhiệm của chúng ta trên cộng đồng quốc tế. Chúng ta có thể thừa nhận tất cả những điều này, thậm chí chia xẻ với cảm quan sâu sắc về sự lăng nhục của Chomsky, trong khi vẫn phải ý thức rằng phân tích của ông về tình hình hiện tại của chúng ta trên thế giới thực là một tuyệt tác của sự đui mù về đạo đức.

Hãy nhìn vụ dội bom vào cơ sở được liệu Al-Shifa : theo Chomsky, sự tàn bạo của ngày 11 tháng Chín đã bị lu mờ đi khi so sánh với sự việc gây ra bởi chính quyền Clinton vào tháng Tám năm 1998. Nhưng bây giờ hãy để chúng ta hỏi một số câu hỏi căn bản mà dường như Chomsky đã bất cẩn không tự hỏi chính mình: Chính quyền Mỹ đã nghĩ gì khi họ mang hỏa tiễn liên lục địa vào Sudan ? Ðể phá huỷ một căn cứ vũ khí hóa học của Al Qaeda. Có phải chính quyền Clinton cố tình mang đến những cái chết của hàng ngàn trẻ em Sudan ? Không. Có phải mục đích của chúng ta là giết hại càng nhiều người Sudan càng tốt ? Không. Chúng ta có cố gắng để giết hại ai không ? Không trừ khi chúng ta tưởng rằng các thành viên của Al Qaeda có thể đã hiện diện bên trong cơ sở Al-Shifa giữa nửa đêm. Hãy hỏi những câu hỏi này về Osama bin Laden và mười chín tên không tặc đã đặt chúng ta vào một vũ trụ đạo đức hoàn toàn khác biệt.

Nếu chúng ta nghiêng về chiều hướng đi theo lộ trình của Chomsky về sự tương đương đạo đức và bỏ mặc đi cái vai trò của mục đích nhân loại, chúng ta có thể quên đi vụ bỏ bom vào Al-Shifa, bởi vì nhiều điều chúng ta đã không hề làm ở Sudan thậm chí đã gây hậu quả còn tệ hơn nhiều. Còn về tất cả tiền bạc và thực phẩm nếu chúng ta chỉ đơn giản nghĩ không nên viện trợ cho người Sudan trước năm 1998 thì sao ? Chúng ta đã giết bao nhiêu trẻ em (nghĩa là, không phải cứu mạng ) chỉ từ việc sống trong thản nhiên sung sướng bỏ mặc những gì xảy ra ở Sudan ? Chắc chắn nếu chúng ta đã từng tạo ưu tiên hàng đầu để giữ cho tử thần ở bên ngoài Sudan càng lâu càng hay, hàng triệu người đã có thể được cứu mạng từ tất cả những điều vốn có thể tổn thương giết chết họ. Chúng ta đã có thể gởi đến Khartoum những nhóm người mang sứ mạng đặc biệt rõ ràng để bảo đảm người Sudan mang dây an toàn khi lái xe. Chúng ta có đáng bị khiển trách mang tội vì tất cả những thương tật và chết chóc có thể ngăn ngừa được mà chúng ta đã không làm gì để ngăn ngừa ? Có thể lắm, theo một quan điểm. Triết gia Peter Unger đã thực hiện một trương hợp thuyết phục rằng một đồng bạc mà chúng ta tiêu dùng bất cứ vào mục đích gì ngoài thực chất cần yếu cho sự sống của chúng ta là đồng bạc có dính máu của một số trẻ em chết đói.[43] Có lẽ chúng ta có quá nhiều trách nhiệm đạo đức cho tình trạng của thế giới hơn là hầu hết chúng ta tưởng mình có thể sẵn sàng dự tính. Tuy nhiên, đây không phải là lập luận của Chomsky.

Arundhati Roy, một người rất thán phục Chomsky, đã tóm lược vị trí của ông rất hay :

Chính quyền Mỹ đã từ chối đánh giá chính mình từ cùng cái tiêu chuẩn đạo đức mà họ dùng để đánh giá các nước khác…Kỹ thuật của Mỹ là nhằm tự xác định mình như một gã khổng lồ có mục đích rõ rệt mà các hành động tốt đã bị nháo nhào trong các đất nước xa lạ bởi những người địa phương có mưu đồ, những kẻ có thị trường đang được tìm cách để được tự do, những kẻ mà xã hội đang được giúp để được hiện đại, phụ nữ đang được tìm cách để được giải phóng, và linh hồn đang được tìm phương để được giải thoát…Chính phủ Mỹ đã tự ban cho chính mình thẩm quyền và sự tự do để giết hại và huỷ diệt kẻ khác “vì mối lợi của chính mình”.[44]

Nhưng chúng ta, trong nhiều phương diện, chỉ là một “tên khổng lồ có mục đích rõ ràng”. Và thật đáng ngạc nhiên là các nhà trí thức như Chomsky và Roy thất bại không nhìn thấy được điều này. Cái chúng ta cần để đáp trả luận điểm của họ là một thiết bị có thể giúp chúng ta phân biệt được đạo đức của những con người như Osama bin Laden và Saddam Hussein với đạo đức của George Bush và Tony Blair. Cũng không khó để tưởng tượng ra đặc tính của công cụ thiết bị đó. Chúng ta gọi thiết bị đó là một “vũ khí hoàn hảo”.

Các Vũ khí Hoàn hảo và Luân lý của sự “Tương Tàn”

Cái mà chúng ta diễn tả hoa mỹ là “tương tàn” trong thời chiến là kết quả trực tiếp của các giới hạn quyền lực và sự chính xác của nền khoa học kỹ thuật của chúng ta. Ðể nhìn thấy điều này như thế, chúng ta chỉ cần tưởng tượng xem những mối xung đột gần đây của chúng ta sẽ ra sao nếu như chúng ta sở hữu được một vũ khí hoàn hảo- các vũ khí cho phép chúng ta hoặc tạm thời làm suy yếu hoặc sát hại một con người, một nhóm cụ thể, ở bất cứ khoảng cách nào, mà không gây tổn hại đến kẻ khác hoặc tài sản của họ. Chúng ta sẽ làm được gì với một kỹ thuật ấy ? Những người theo chủ nghĩa hòa bình chắc chắc sẽ chối từ xử dụng vũ khí ấy, mặc dù hiện nay rất nhiều loại quỷ sứ khác nhau đang hoành hành trên thế gian : những kẻ giết người và hành hạ trẻ em, những kẻ bệnh hoạn diệt chủng, những con người chỉ muốn nòi giống tốt, dạy dỗ tốt, hay tư tưởng tốt, không thể nào có thể chung sống hòa bình với tất cả chúng ta. Tôi sẽ trình bày một số điểm về những người theo chủ nghĩa hòa bình ở các chương sau - bởi vì việc trùm mình trong tấm chăn của chủ thuyết đạo đức cao quý nhất để đến với chúng ta, đối với tôi đó là một vị trí hết sức thiếu đạo đức – nhưng không phải tất cả chúng ta đều là những người theo chủ nghĩa hòa bình. Hầu hết chúng ta sẽ sẵn lòng xử dụng đến loại vũ khí hoàn hảo này. Một chút suy tưởng sẽ cho thấy rằng việc xử dụng đến một loại vũ khí như thế của một con người sẽ mang đến một khung cửa sổ hoàn hảo để mở vào tâm hồn của luân lý đạo đức của người ấy.

Hãy thử nghĩ đến những so sánh quá đơn giản được nói đến gần đây giữa George Bush và Saddam Hussein (hay Osama bin Laden, Hitler v.v…) – trên những trang sách của các tác giả như Roy và Chomsky, trên báo chí Ả Rập, và trong các trường lớp trên toàn thế giới tự do. George Bush đã tiến hành cuộc chiến tranh vừa rồi ở Iraq với các vũ khí hoàn hảo như thế nào ? Ông có nhắm vào hàng ngàn thường dân Iraq đã bị thương hoặc chết bởi bom của chúng ta hay không ? Ông có móc mắt của các bé gái hay giằng khỏi vòng tay mẹ chúng hay không ? Dù bạn có ngợi khen chính sách của ông ta – hay chính ông ta- hay không, cũng không thể có lý do để nghĩ rằng ông ta có thể đã đồng ý đến việc gây thương tật hay cái chết của bất cứ một con người vô tội nào. Saddam Hussein hay Osama bin Laden sẽ làm được gì nếu có các vũ khí hoàn hảo trong tay ? Hitler sẽ làm được gì ? Chắc chắc họ sẽ xử dụng khác hơn nhiều.

Ðã đến lúc chúng ta phải thừa nhận là không phải tất cả các nền văn hóa đều ở trên cùng một nên tảng phát triển đạo đức. Dĩ nhiên, đây là một điều hoàn toàn không chính trị lắm để mà nói lên nhưng dường như sẽ là một sự thật khách quan hơn để nói rằng không phải moị xã hội đều cùng có những tài nguyên phát triển ngang bằng nhau. Thậm chí chúng ta có thể đã đạt đưọc những khác biệt của đạo đức chúng ta chỉ từ ý nghĩa là : không phải xã hội nào cũng có cùng mức độ về của cải đạo đức. Có nhiều yếu tố đóng góp vào vốn liếng ấy. Sự ổn đinh về chính trị và kinh tế, trình độ đọc viết cộng với một chút ít về công bằng xã hội – khi những yếu tố này bị thiếu hụt, con người có khuynh hướng tìm ra những nguyên nhân thuyết phục để mà đối xữ tồi tệ với kẻ khác. Lịch sử hiện đại của chúng ta đã mang lại rất nhiều minh chứng cho sự phát triển của chính chúng ta trên những mặt trận này, và các thay đổi tương ứng trong đạo đức của chúng ta. Nếu đến thăm Nữu Ước vào năm 1863, hẳn chúng ta sẽ thấy đường phố bị thao túng bởi nhiều băng đảng côn đồ; những người da đen ở nơi nào mà không thuộc sở hữu rõ rệt bởi những chủ nô lệ da trắng, thường xuyên bị hành hình (lynch) và bị thiêu sống. Vậy, chúng ta có nên dựa vào các tiêu chuẩn hiện đại về đạo đức để ngờ rằng người Nữu Ước vào thế kỷ mười chín là những kẻ dã man ? Thật sự, để nói về một nền văn hóa khác vào một thời điểm một trăm năm mươi năm trước ắt sẽ là một sự phê phán kinh hoàng lắm tuỳ thuộc vào thời điểm bao xa mà chúng ta quay trở lại. Bây giờ, hãy thử tưởng tượng nếu những người Mỹ nhân từ của năm 1863 sở hữu được bom hóa học và vũ khí hạch nhân. Ðây đúng là cái tình hình mà chúng ta đang phải đương đầu ở phần lớn các nơi trong thế giới đang phát triển.

Thử suy nghĩ những kinh hoàng mà người Mỹ đã gây ra gần đây ở Mỹ Lai, năm 1968 :

Sáng sớm, từ những chiếc trực thăng, lính đổ bộ xuống ngôi làng. Hầu hết các quân nhân đã nổ súng ngay khi họ bung xuống từ máy bay, sát hại cả con người và thú vật. Suốt ngày. không có dấu hiệu gì của Việt cộng và cũng không có tiếng súng bắn trả nào từ tiểu đoàn Charlie nhưng lính vẫn cứ tiến hành bắn giết. Họ thiêu rụi tất cả nhà cửa. Hãm hiếp đàn bà con gái và giết bỏ. Nhiều người đàn bà bị đâm lê vào hạ bộ, nhiều người khác bị mổ bụng, hoặc bị chặt dầu, tay, chân. các thai phụ bị mổ phanh bụng bỏ mặc cho chết. Có những cuộc hãm hiếp tập thể và giết hại bằng súng hoặc lưỡi lê. Có những cuộc hành quyết tập thể. Hàng chục người một lần, kể cả người già, đàn bà và trẻ em, tất cả bị súng máy bắn chết trong bùn lầy. Trong bốn tiếng đồng hồ, gần 500 dân làng đã bị sát hại.[45]

Ðấy là những gì tồi tệ mà con người từng có khả năng thực hiện. Nhưng những điều khiến chúng ta khác với nhiều kẻ thù của mình chính là ở chỗ những bạo lực bừa bãi như thế này thực sự làm kinh hoảng đến chính chúng ta. Cuộc thảm sát ở Mỹ Lai được nhớ lại như một thời khắc tủi hổ đáng nhớ cho quân đội Mỹ. Ngay cả vào lúc ấy, lính Mỹ cũng đã lặng người đi vì những kinh hoàng gây ra từ đồng đội mình. Một phi công trực thăng của chúng ta khi đến hiện trường đã ra lệnh cho hạ cấp của mình xử dụng súng máy bắn lại chính đồng đội của mình nếu họ không ngừng ngay việc giết hại dân làng.[46] Là người có văn hóa, chúng ta rõ ràng đã từ bỏ sự tha thứ đối với những hành vi tra tấn hoặc giết hại người vô tội. Và chúng ta thấy rõ là khá nhiều nơi trên thế giới này không làm được như thế.

Bất kể ở nơi đâu mà những sự thật như thế này được biết đến, có một điều chắc chắn là : không phải tất cả mọi người đều tìm ra được những sự thật ấy vào cùng một lúc hay cùng am hiểu sự việc đúng ngang bằng nhau. Thừa nhận điều này để lại chỉ một bước ngắn ngủi đến lối suy nghĩ tôn ti thứ bậc của một thể loại vốn không thể chấp nhận được ở hiện tại trong hầu hết các luận bàn tự do. Bất cứ nơi nào có các câu trả lời sai hoặc đúng cho những câu hỏi quan trọng, ắt có những phương cách tốt hoặc xấu để đi đến những câu trả lời ấy, và các phương cách tốt hoặc xấu để mang chúng vào xử dụng. lấy việc nuôi dạy trẻ con làm một thí dụ : Làm thế nào để giữ cho trẻ khỏi đau ốm ? Làm thế nào để nuôi dạy chúng trở nên hạnh phúc và trở nên một thành viên có tránh nhiệm với xã hội ? Chắc chắn là có những câu trả lời vừa tốt vừa không tốt cho những câu hỏi như thế này, và chắc chắn không phải tất cả mọi hệ thống niềm tin và mọi thực hành văn hoá đều thích ứng ngang nhau để đưa các việc tốt lành ra ánh sáng. Ðiều này không có ngĩa là sẽ chỉ có một câu trả lời đúng cho tất cả mọi câu hỏi, hay chỉ có một phương cách hay nhất để đạt được mọi mục đích nhất định. Nhưng nếu có trong tay cái tính cách không thể tránh khỏi của thế giới chúng ta thì các đáp án tối ưu cho bất cứ vấn nạn nào cũng sẽ khá là giới hạn. Dù có thể chúng ta chưa có món ăn nào ngon nhất tốt nhất để ăn, nhưng chúng ta không thể ăn sỏi đá – và bất cứ nền văn hóa nào coi việc ăn sỏi đá như một đức hạnh, một giáo huấn tôn giáo, sẽ phải đau khổ vô cùng vì nhu cầu dinh dưỡng (và răng cỏ) của chúng ta. Dó đó, không thể tránh khỏi một số tiếp cận đến chính trị, kinh tế, khoa học, thâm chí ngay cả tâm linh và đạo đức sẽ tốt đẹp một cách khách quan hơn đối thủ của chúng (bằng bất kỳ , mức độ “tốt hơn” nào chúng ta muốn ứng dụng vào) và từng bước ở đây sẽ chuyển dịch vào những khác biệt thực sự trong hạnh phúc của nhân loại.

Bất cứ môt tiếp cận có hệ thống nào đến luân lý, hoặc đến sự am hiểu các chống đỡ cần thiết của một xã hội dân sự, sẽ tìm thấy những đôi mắt Hồi giáo chầu chực sâu trong sự dã man đỏ ngầu của thế kỷ mười bốn. Chắc chắn có những nguyên nhân văn hóa và lịch sử cho những sự việc này, và chắc chắn có đủ các chê trách chung quanh đấy, nhưng không nên bỏ quên thực tế là hiện nay chúng ta đang phải đương đầu với một tổng thể các xã hội có các phát triển về đạo đức và chính trị - trong cách cư xử với phụ nữ và trẻ em, cách tiến hành chiến tranh, trong tiếp cận với công lý, và trong chính từ trực giác của họ về cái gì khiến hình thành nên sự dã man – đang tuột hậu đàng sau chúng ta. Điều này nói lên có vẻ như một sự kỳ thị và không khoa học , nhưng hoàn toàn không phải như thế. Tối thiểu không phải là sự kỳ thị, bởi vì không có nguyên nhân sinh học nào cho sự bất bình đẳng ở đây, và không thể là không khoa học bởi vì khoa học chưa từng đề cập đến không gian đạo đức trong một phương cách có hệ thống. Hãy trở lại thế giới này trong một trăm năm nữa, nếu như chúng ta chưa trở lại đời sống hang động và giết hết người này đến kẻ kia bằng cuốc xẻng, ắt chúng ta có một số điều tinh khôn một cách khoa học để nói về luân lý đạo đức. Bất cứ một chứng nhân thành thực nào của những biến động vừa qua sẽ nhận thức được rằng không hề có sự tương đồng đạo đức nào, dù nhỏ nhặt không đáng kể, giữa thế lực của những dự án dân chủ văn minh trên thế giới, với bạo lực cốt nhục tương tàn gây ra bởi các lực lượng quân sự Hồi giáo, hay chính bởi các chính phủ Hồi giáo. Chomsky dường như nghĩ rằng sự bất bình đẳng ấy hoặc không hề hiện hữu hoặc đã khai triển theo hướng khác.

Hãy thử nghĩ đến cuộc xung đột vừa qua với Iraq : Nếu như tình thế có thể đảo ngược được, có khi nào các Vệ binh Cộng hòa Iraq khi tiến hành một cuộc đổi thay chế độ ở Potomac, sẽ lưu tâm đến sự giới hạn tối thiểu đến thiệt hại nhân mạng của thường dân không ? Có khi nào những lực lượng Iraq bị ngăn lại bởi sự xử dụng đến các công sự bằng thịt của chúng ta ? (Có khi nào khiến chúng ta sẽ xử dụng đến công sự bằng thịt hay không ?) Có khi nào chính phủ Mỹ kêu gọi các công dân tình nguyện để làm những kẻ đánh bom tự sát không ? Có khi nào những quân nhân Iraq rơi lệ khóc khi lỡ sát hại một chiếc xe chở đầy thường dân Mỹ tại một chốt kiểm soát hay không ? Bạn sẽ có, ngay tại cuốn sổ cái của trí tưởng tượng mình, một dãy các con số không.

Không có một phân tích nào của Chomsky thừa nhận được cái khác biệt giữa có ý định giết một đứa trẻ, bởi vì cái ảnh hưởng mà mình muốn gây ra cho cha mẹ nó (chúng ta gọi đây là “khủng bố”), và sự tình cờ không chủ ý giết hại một đứa bé trong lúc cố gắng bắt giữ hay giết bỏ một kẻ giết hại trẻ con (chúng ta gọi đây là sự “tương tàn”). Một đứa trẻ con đã phải chết và đấy đúng là một thảm kịch trong cả hai trường hợp. Nhưng tình trạng luân lý của người vi phạm, dù là một cá nhân hay một quốc gia, thật rõ ràng là khác biệt.

Chomsky có thể phản đối rằng việc đặt một đứa trẻ một cách có hiểu biết vào một tình huống có thể đưa đến cái chết của nó là không thể chấp nhận được, nhưng rõ ràng đây không thể là một nguyên tắc mà chúng ta có thể tuân theo. Thí dụ như, các nhà sản xuất những trò chơi bay lượn trên đường ray hiểu được rằng, bất chấp những cẩn trọng về an toàn đến đâu, sẽ phải có lúc, ở đâu đó, một đứa trẻ có thể bị giết chết bởi cỗ máy đó. Các nhà sản xuất xe hơi cũng biết rõ như thế. Tương tự như các nhà chế tạo gậy đánh hockey, khúc côn cầu, chế tạo bao plastic, các hồ bơi, hàng rào sắt, hay bất cứ thứ gì có thể dẫn đến cái chết của một đứa trẻ con. Có lý do khiến chúng ta không muốn nhắc đến những cái chết không thể tránh khỏi của con trẻ trên những dốc trượt băng như là “các thảm họa trượt băng”. Nhưng bạn sẽ không hiểu được điều này khi đọc Chomsky. Vì đối với ông ta, ý định không quan trọng. Sinh mạng quyết định tất.

Chúng ta đang sống trong một thế giới vốn không còn tha thứ cho các chế độ hung ác, quá vũ trang quân sự. Không có các vũ khí hoàn hảo, các vụ vô ý thiệt mạng, tương tàn - sự giết hại hoặc gây thương tật đến những người vô tội – là không thể tránh khỏi. các khổ đau tương tự sẽ đè nặng lên nhiều người vô tội hơn nữa bởi vì sự thiết hụt các xe cộ, máy bay, thuốc trụ sinh, các quy trình phẫu thuật và kính cửa sổ hoàn hảo. Nếu chúng ta muốn rút ra một kết luận về luân lý – cũng như muốn tiên đoán rằng một con người cụ thể hay một xã hội sẽ làm được gì trong tương lai – chúng ta không thể bỏ qua các mục đích của con người. Bởi vì, ở đâu có quan tâm đến luân lý, mục đích chính là tất cả .[47]

Một Sự Phí phạm Những Tài Nguyên Quý giá

Nhiều nhà bình luận ở vùng Trung Đông đã từng nhận xét rằng vấn nạn của khủng bố Hồi giáo không thể giảm nhẹ từ những gì Hồi giáo tin tưởng. Zakaria từng viết rằng các gốc rễ của bạo lực Hồi giáo không phải nằm trong đạo Hồi mà từ lịch sử cận đại của khối Ả Rập Trung đông. Ông vạch ra rằng chỉ mới từ năm mươi năm trước, thế giới Ả Rập đã từng đứng được trên điểm tiếp xúc của hiện đại và rồi, rơi ngược lại một cách thảm thương. Nguyên nhân thực của nạn khủng bố, từ đó, chỉ là từ các bạo chúa mà hầu hết người Ả rập từng phải chịu từ khi ấy. Zakira đã đưa ra, cái vấn nạn là “từ sự giàu có chứ không phải từ nghèo khó”.[48] Chính cái khả năng kiếm được đồng tiền dễ dàng đã đưa các chính phủ Ả rập đến chỗ hoàn toàn không có trách nhiệm với những nhu cầu của dân chúng. Kết quả là, việc không cần thu thuế là sự lũng đoạn nặng nề của một một chế độ nhà nước. kết quả là những gì chúng ta nhìn thấy - những chế độ giàu có, đàn áp xây dựng trên căn bản của bãi lầy chính trị và kinh tế. Rất ít điều tốt đạt được cho các lực lượng hiện đại trong khi chỉ sản phẩm chính của chế độ - thức ăn nhanh, truyền hình, và các vũ khí hiện đại – cũng nhanh chóng đổ vào bãi lầy nhầy nhụa ấy.

Theo Zakaria, nếu như có một nguyên nhân vĩ đại cho sự trỗi dậy của Hồi giáo chính thống, thì đó chính là sự thất bại của các cơ quan chính phủ trong thế giới Ả rập. [49] Có lẽ thế. Nhưng “sự trỗi dậy của Hồi giáo chính thống” cũng chỉ là một vấn nạn bởi vì căn bản cũa Hồi giáo đã là một vấn đề. Sự trỗi dậy của đạo Jain chính thống không hề đe dọa đến một ai. Thực ra, Sự lan rộng không thể kiểm soát được của chủ nghĩa Jain trên khắp thế giới sẽ cải thiện được tình hình rất nhiều. Có lẽ chúng ta sẽ mất mùa nhiều vì côn trùng (những người theo đạo Jain thưòng không giết hại bất cứ sinh vật nào ngay cả côn trùng), nhưng chúng ta sẽ không thấy mình bị vây quanh bởi những kẻ khủng bố tự sát hoặc bởi một nền văn minh rộng rãi tha thứ cho các tội lỗi của bọn khủng bố.

Zakaria vạch rõ là Hồi giáo thực ra là một loại chống độc đoán đặc biệt, bởi vì sự tuân thủ người cai trị chỉ cần thiết khi nào người cầm quyền cai trị đúng với luật của Thượng đế. Nhưng, như chúng ta thấy, một ít phương pháp cho bạo chúa hiệu nghiệm hơn là tuân phục đến luật của “Thượng đế”. Ấy thế mà, Zakaria nghĩ rằng bất cứ tầm quan trọng nào về cải cách tôn giáo là không đúng chỗ :

Sự thực là ít tìm được gì từ kinh Koran để tìm ra các manh mối về bản chất thực của Ðạo Hồi… Vấn nạn của các lời tuyên bố sấm sét về “bản chất của Hồi giáo” chính là Hồi giáo, như mọi tôn giáo khác, không phải là cái gì làm nên từ kinh sách mà chính là từ con người tạo nên. Hãy quên những lời khoác loác của những kẻ chính thống, vốn chỉ là thiểu số. Hầu hết cuộc sống thường nhật của người Hồi giáo không hề xác định được tư tưởng của một đức tin vốn chống laị phương Tây, hay chống lại nền hiện đại tự bản chất.[50]

Theo Zakaria, chìa khóa cho sự chuộc lỗi của Ả Rập chính là chính trị, kinh tế và xã hội hiện đại hóa – và điều này sẽ ép Hồi giáo đi theo con đường dẫn đến chủ nghĩa tự do, như Kitô giáo đã từng có ở phương Tây. Như một minh chứng cho điều này, ông đã nhận xét rằng hàng triệu người Hồi giáo sống ở Mỹ, Canada, và Âu Châu “đã tìm ra phương cách vẫn trở nên người ngoan đạo mà kông phải trở nên nhũng kẻ theo chính sách ngu dân, và mộ đạo mà không phải ôm lấy sự thịnh nộ”[51] . Có thể có những sự thực cho điều này, mặc dù, như chúng ta nhìn thấy, Zakaria bỏ qua một số chi tiết rắc rối. Nếu, như tôi đã tranh luận xuyên suốt cuốn sách này, tất cả những gì tốt đẹp cho tôn giáo có thể có được ở nơi nào khác – thí dụ như, nếu chứng nghiệm tâm linh và luân lý có thể được vun trồng, nói lên mà không phải khẳng định là biết, hiểu những sự việc chúng ta rõ ràng là không hề hiểu biết – thì tất cả các phần còn lại của các hoạt động tôn giáo tượng trưng cho, trong điều kiện tốt đẹp nhất, một sự phí phạm vĩ đại của thời gian và năng lực. Hãy nghĩ đến tất cả những điều mà nhân loại sẽ không làm trên thế gian này ngày mai bởi vì họ tin rằng nhiệm vụ thúc bách hơn cả chính là phải xây một ngôi nhà thờ hay nhà nguyện, hay cưỡng bức thi hành một số tục ăn kiêng cổ đại, hoặc in ấn hết pho sách này đến pho sách khác nội dung bình giải kinh kệ về những tư tưởng mất trật tự của những con người ngu dốt. Bao nhiêu giờ làm việc của nhân loại sẽ bị tàn hủy hôm nay bởi một Thượng đế tưởng tượng ? Hãy nghĩ điều này : nếu một loại virus làm đình trệ hệ thống điện thoại quốc gia trong năm phút, sự thiệt hại về sản xuất của nhân loại có thể đo lường đến hàng tỉ dollar. Ðức tin tôn giáo đã chà nát đời sống của chúng ta hàng ngày trong cả thiên niên kỷ. Tôi không đề nghị rằng giá trị của các hành vi con người nên được đo lường dưới các ý nghĩa về sản xuất. Thực ra, đa số những gì chúng ta thực hiện có thể teo tóp đi trong một phân tích như thế. Nhưng chúng ta vẫn nên nhận thức được các tổ chúc tôn giáo đã là môt cái thùng không đáy của tiềm năng nhân loại (cả về tài chính và ý muốn) như thế nào. Hãy chứng kiến cuộc tái thiết Iraq: Việc đầu tiên mà hàng trăm ngàn người Shiite ở Iraq nghĩ đến trong ngày họ được giải phóng là gì ? Tự đánh đòn mình. Máu me tuôn chảy trên đầu, trên lưng khi họ bước đi qua nhiều dặm đường phố, ngõ hẻm bẩn thỉu nhớp nhúa, lỗ chỗ những hố bom để cùng đổ dồn về thánh phố Karbala thiêng liêng, nơi chôn nấm mộ của Hussein, cháu nội Ðấng tiên tri. Bạn hãy tự hỏi mình xem đấy có phải là việc cần thiết nhất để phải làm trong lúc ấy hay không ? Xã hội của họ đã rách nát tả tơi. Trường học và bệnh viện bị cướp bóc hôi của. Và một quân đội chiếm đóng đang cố tìm những người có hiểu biết để cùng hợp tác mà xây dựng một xã hội dân sự. Sự tự hành xác và kêu gào nên nằm các hàng dưới cùng trong danh sách những việc ưu tiên phải làm của họ.

Nhưng vấn nạn của tôn giáo không phải chỉ ở trong sự cạnh tranh với thời gian và tiềm năng. Trong khi Zakaria rất đúng khi nhận xét rằng đức tin đã phát triển khá thuần tính ở phương Tây – và chắc chắn việc này là một điều tốt đẹp – ông sơ ý không nhận ra rằng đức tin loại ấy vẫn còn những nanh vuốt dài. Như chúng ta sẽ nhìn thấy trong chương sau, ngay cả các hình thức dễ bảo nhất của Kitô giáo hiện nay vẫn đem lại những chướng ngại không thể vượt qua được cho việc ngăn ngừa bệnh AIDS và kế hoạch hóa gia đình trong các nước đang phát triển, cũng như các khảo cứu ý khoa, các phát triển của những chính sách thuốc men hợp lý – và chỉ riêng những đóng góp này đến nỗi khổ đau của nhân loại đã thành hình một số những thất bại rất rõ rệt về tính hợp lý trong bất cứ thời đại nào.

Chúng ta có thể làm được gì ?

Trong sự suy nghĩ về Hồi giáo và về những hiểm họa đang đến với phương Tây, chúng ta nên tưởng tượng là mình sẽ mất mát gì nếu sống chung hòa bình với những người Kitô giáo của thế kỷ mười bốn - những người Kitô giáo vẫn luôn khao khát bách hại con người vì những tội đại loại như họp hội báng bổ thánh thần hay phù thủy ma thuật. Ðúng là chúng ta đang ở trong sự tình ấy của quá khứ. Tuyệt nhiên không thấy có một nhiệm vụ thẳng thắn rõ rệt nào để thu hút những kẻ ấy vào các cuộc đối thoại xây dựng, thuyết phục được họ vào những lợi ích chung của chúng ta, khuyến khích họ vào con đường dân chủ, và cùng tán dương sự khác biệt từ các nền văn hóa của chúng ta.

Rõ ràng là chúng ta đã đến một thời điểm lịch sử khi xã hội dân sự, trên một bình diện toàn cầu, không phải chỉ là một ý tưởng dễ thương; mà đó chính là sự cần yếu cho sự duy trì nền văn minh. Cứ nhìn ngay cả các chính phủ thất bại cũng đang phô trương các kỹ thuật có tiềm năng phá hủy, chúng ta không còn có thể chịu đựng được việc sống bên cạnh các nhà độc tài hiểm ác hay các quân đội ngu dốt đang tập trung bên kia đại dương.

Cái gì cấu thành một xã hội dân sự ? Tối thiểu, đó là một nơi chốn mà mọi tư tưởng có thể bị phê phán mà không hiểm nguy đến tính mạng. Nếu bạn sống trong một xứ sở mà có một số điều về nhà vua, hay một con người tưởng tượng nào, hay một số kinh sách nào, không được phép nói đến, bởi vì những mấp máy cửa miệng về các điều ấy sẽ phải mang tội tử hình, đày đọa hay tù tội, có nghĩa là bạn không được sống trong một xã hội dân sự. Ðiều này cho thấy là một trong những nhiệm vụ cấp bách mà chúng ta hiện đang đối diện trong các nước đang phát triển là phải làm sao tìm được phương cách nào để tạo điều kiện cho sự xuất hiện các xã hội dân sự ở bất cứ nơi nào chúng ta có thể làm được. Bất kể là các xã hội ấy có cần phải là dân chủ rõ ràng hay không. Zakaria đã lập luận rất thuyết phục rằng sự chuyển tiếp từ bạo chúa đến chủ nghĩa tự do chắc không đến được bằng cách bỏ phiếu. Chắc chắn rằng một số hình thái độc tài nhân từ thường sẽ cần đến để lấp dần khoảng cách. Nhưng tính nhân từ là cái chìa khóa – và nếu không thể xuất hiện trong nội bộ một đất nước, nó phải được ép buộc từ bên ngoài vào. Các phương cách cưỡng chế này là sự thô bạo cần thiết : bao gồm các cô lập về kinh tế, can thiệp về quân sự (công khai hay ẩn dạng), hoặc phối hợp cả hai.[52] Dù rằng điều này như một học thuyết quá kiêu ngạo để có thể tán thành nhưng thực là chúng ta không có chọn lực nào khác. Chúng ta không thể chờ đợi vũ khí hủy diệt hàng loạt rỉ ra từ nước Liên xô cũ - chỉ lựa ra một khả năng kinh hoàng có thể xảy ra – rơi vào tay những kẻ điên loạn.

Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên xem cái chế độ chuyên quyền hiện đại như một cuộc khủng hoảng của con tin. Kim Chính Nhật đang có ba mươi triệu con tin trong tay. Saddam Hussein có hai mươi lăm triệu. Các giáo sĩ ở Iran có hơn bảy mươi triệu. Dù rất nhiều những con tin bị cầm giữ ấy đã bị tẩy não nặng nề đến độ họ sẵn sàng chiến đấu cho đến chết để chống lại những người có thể sẽ giải phóng mình cũng không thành vấn đề. Các chế độ chuyên quyền ấy đã cầm tù các con tin đến hai lần - bằng bạo chúa và từ chính ngu dốt của kẻ bị cầm giữ. Thế giới các nước phát triển phải, bằng cách nào đó, đến giải cứu họ. Jonathan Glover có vẻ đúng khi đề nghị rằng chúng ta cần “một cái gì gần như một lực lượng thường trực hùng mạnh của Liên Hiệp Quốc được tài trợ thích đáng , cùng với một tiêu chuẩn rõ ràng của sự can thiệp và một toà án quốc tế để hợp pháp hóa tiêu chuẩn đó”[53] . Chúng ta có thể trình bày điều này đơn giản hơn : Chúng ta cần một chính phủ quốc tế. Khác biệt nào sẽ xảy đến nếu như có một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung quốc với một cuộc chiến (chắc không thể có thực) giữa tiểu bang Texas và Vermon ? Chúng ta có cả một con đường dài lâu lắc kể từ ngay chính cái suy nghĩ đến việc nói lên hay tạo nên được một chính phủ thế giới. Việc này đòi hỏi đến một trình độ của kinh tế, văn hóa và thống nhất về đạo đức mà chúng ta có thể sẽ không bao giờ đạt được. Sự phân hóa từ các niềm tin tôn giáo của chúng ta là trở ngại chính ở đây. Cứ lấy những gì chúng ta tin tưởng nhiều hơn cả về Thượng đế, bỏ đi những thứ ít liên quan, ngay hiện tại này, không thể nào nghĩ được là con người có thể đã từng định dạng chính mình như những con người. Dường như một chính phủ thế giới cần đến một hành trình quá dài mà chúng ta chắc không sống sót nổi dọc chuyến đi.

Hồi giáo có thích ứng với một xã hội dân sự không ? Có thể có được việc tin vào những gì cần phải tin để là một người Hồi giáo tốt, có sức mạnh quân đội và kinh tế, và không đe dọa vô ý thức đến một xã hội dân sự khác ? Tôi tin rằng câu trả lời cho câu hỏi này là không thể có. Hồi giáo phải trải qua một cuộc chuyển hóa căn bản nếu một nền hòa bình ổn định từng đạt được giữa Hồi giáo và Tây phương. Cuộc chuyển hóa này, để có thể chấp nhận được đối với Hồi giáo, phải được xuất hiện từ chính những người Hồi Giáo. Thật không có gì là cường điệu quá để nói rằng số phận của Hồi giáo ở trong tay những người Hồi giáo “ôn hòa”. Trừ khi Hồi giáo tự mình chuyển dạng – hay cùng phát triển - để trở thành một ý thức hệ căn bản nhân từ - thật khó có thể nhìn thấy băng cách nào mà Hồi giáo và Tây phương tránh khỏi được một tình trạng liên tục của chiến tranh trên vô số các mặt trận khác nhau. Các vũ khí hạch nhân, hóa học và sinh học không thể không chế tạo được. Như Martin Rees vạch rõ, không có lý do gì để mong rằng chúng ta sẽ thành công hơn trong việc ngăn chặn phát triển của các loại vũ khí này trong các khối lượng nhỏ, so với cuộc ngăn chặn ma túy của chúng ta .[54] Nếu như điều này đúng, các vũ khí hủy diệt hàng loạt chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành sẵn sàng trên tay kẻ nào cần đến.

Có lẽ phương Tây sẽ có thể tạo điều kiện cho sự chuyển hóa thế giới Hồi giáo bằng cách áp lực tự bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ không thể đủ được để Hoa Kỳ và một số nước Âu châu phải ôm lấy các khó khăn trong khi các nước Âu châu còn lại và Á châu tiếp tục bán các vũ khí tiến bộ và các lò hạch nhân “dùng được cả hai mục đích” cho bất cứ ai muốn mua. Ðể đạt được đòn bẩy kinh tế cần thiết, hầu từ đó chúng ta có thể có cơ hội cổ vũ cho một cuộc chiến tranh về tư tưởng bằng các phương cách hòa bình, sự phát triển các khoa học kỹ thuật về thay thế năng lượng phải là đối tượng của một Ðề án mới từ Manhattan. Chẳng cần phải nói, chúng ta có đủ các lý lẽ về kinh tế và môi trường để thực hiện điều này, nhưng còn những lý lẽ về chính trị nữa. Nếu như dầu hỏa trở thành vô giá trị, sự mất chức năng cua hầu hết các xã hội Hồi giáo sẽ đột nhiên bùng phát ra lồ lộ dễ thấy như ánh mặt trời. Lúc ấy người Hồi giáo sẽ nhìn ra cái khôn ngoan của việc ôn hòa hơn trong suy nghĩ của họ về rất nhiều chủ đề khác nhau.Nếu không, chúng ta sẽ có ngĩa vụ tự bảo vệ lấy chính mình trên thế giới này bằng sức mạnh liên tục. Trong trường hợp này, chắc chắn là báo chí của chúng ta sẽ bắt đầu đọc lên càng giống như cuốn sách về Khải huyền hơn nữa.

 

Chú thích:

[21] Samuel Huntington, The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order (New York:Simon and Schuster, 1996).

[22] E. W. Said, “The Clash of Ignorance” Nation, ngày 4 tháng Mười, 2001.

[23] Theo E. W. Said, “Suicidal Ignorance”, Counterpuch, ngày 18 tháng Mười Một, 2001.

[24] Ðể có một cái nhìn báo động về ảnh hưởng chính trị tăng dần của Kitô giáo trong các nước đang phát triển, xin đọc P. Jenkins, “The Next Christianity”, Atlantic Monthly, tháng Mười 2002, tr. 53-68.

[25] Từ Arab Human Development Report năm 2002 của Liên Hiệp Quốc, trích từ Crisis of Islam của Lewis, 115-17.

[26] Ðọc R. D. Kaplan, “The Lawless Frontier”, Atlantic Monthly, tháng Ba 2000, tr. 66-80.

[27] Theo S. Atran, “Opinion:Who want to be a Martyr ?” New York Times, ngày 5 tháng Năm 2003. Attran cũng tường thuật rằng một nhân viên cứu trợ người Pakistan phỏng vấn gần 250 kẻ khao khát được làm những chiến sĩ đánh bom tự sát cùng những người tuyển mộ họ đã kết luận “không một kẻ nào trong bọn họ là thất học, nghèo đói, có tâm hồn đơn giản hay ức chế… Tất cả bọn họ có vẻ là những con người rất bình thường trong gia đình của họ”. Ông cũng trích dẫn cuộc thăm dò năm 2001 thực hiện bởi Trung tâm Palestine về Chính sách và Nghiên cứu Khảo sát cho thấy rằng “những kẻ Paslestine đã trưởng thành với 12 năm ăn học hoặc hơn thường ủng hộ các cuộc đánh bom nhiều hơn là những kẻ thiếu học không biết đọc”

[28] Theo B. Hoffman, “The Logic of Suicide Terroriam” Atlantic Monthly, tháng Sáu 2003, tr. 40-47.

[29] Thực ra, điều này có thể xảy ra tại Iran. Sau khi thực sự đạt được một nền chính trị thần quyền kiểu Hồi giáo, người dân Iran hiện nay có một số aỏ tưởng các vấn đề của họ là hậu quả của việc ít tuân thủ Hồi giáo của họ.

[30] Theo Zakaria, Future of Freedom, trích từ một cuộc thăm dò của đài CNN (tháng Hai 2002) thực hiện trong 9 nước Hồi giáo. Vào khoảng 61 phần trăm những người được thăm dò nói rằng họ không tin là người Ả Rập phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công ngày 9 tháng 11. Không còn nghi ngờ gì rằng 39 phần trăm còn lại vốn suy nghĩ cách khác là tiêu biểu cho hàng triệu người ao ước thế giới Ả Rập nên hưởng được cái uy tín của một chiến công hoàn hảo như thế.

[31] Sẽ không thể nào thực hiện được công lý đối với sự tưởng tượng phong phú của Hồi giáo trong nội dung của cuốn sách này. Xin dẫn đến chỉ một thí dụ lố bịch nhất : dường như nhiều người Iraq tin rằng những trò hôi của cướp bóc xảy ra sau sự sụp đổ của chế độ Saddam là kế hoạch thực hiện của Mỹ và Do thái trong một phần của chủ nghĩa Zion. Cuộc tấn công vào quân nhân Mỹ thực hiện bởi một số thành viên của CIA “là một phần chiến dịch vụng trộm nhằm kéo dài sự chiếm đóng của quân đội Mỹ”, Ôi ! thật là hết ý kiến ! Xin đọc J. L. Anderson, “Iraq’s Bloody Summer” New Yorker, ngày 11 tháng Tám 2003, tr 43-45.

[32] Berman, Terror and Liberalism, 153.

[33] Đọc M. B. Zuckerman “Graffiti on History’ Walls” U.S. News and World Report, ngày 3 tháng Mười Một 2003, để thấy những bằng chứng về tính bài Do Thái trên các báo chí chính mạch ở Âu châu.

[34] Theo Dershowitz, Case of Israel, 2.

[35] Sự thăng thiên nhiệm màu này (mi’raj) chỉ được diễn tả đầy đủ trong thánh thi, dù cũng đã được nói bóng gió trong Koran (17:1). Sự so sáng tương đương giữa người DoThái và Ðức quốc Xã thì là tuyệt vời đặc biệt, nếu cứ nhìn những người Palestine tự phân biệt mình như những những cộng tác viên của Ðức quốc Xã trong những năm chiến tranh. Các tính toán của họ về những cuộc tấn công người Do thái trong những năm 1930 và 1940 dẫn đến cái chết của hàng ngàn người Do thái Âu châu lẽ ra được phép nhập cư vào Anh quốc. Kết quả này chắc chắn là không có chủ tâm. Hajj Amin al-Husseini, vị Ðại giáo sĩ Jerusalem, lãnh tụ của người Palestine suốt những năm chiến tranh, phục vụ trong tính cách là một cố vấn cho Ðức quốc Xã về các vấn đề Do Thái, khi được Heinrich Himmler cho đi tham quan Lò thiêu người Auschwitz, đã khao khát thiết lập được một lò thiêu tử thần của riêng mình cho người Do Thái ở Palestine một khi Ðức thắng đưọc cuộc chiến tranh. Những hoạt động này đã được công khai hóa và chỉ khiến y trở thành nổi tiếng hơn trong thế giới Ả Rập, khi trở thành một tội phạm chiến tranh bị truy lùng bởi các đồng minh, y hưởng được sự trú ẩn tại Ai Cập. Mới đây vào năm 2002, Yasser Arafat, người cầm đầu chính quyền Palestine, đã xưng tụng Husseini như một vị “anh hùng”. Ðọc Dershowitz, Case for Israel, 56.

[36] Berman, Terror and Liberalism, 183.

[37] Ibid. 206-7

[38] Xem Ibid., 108 “ Khomenei đã quấy lên một nhiệt tình tôn giáo cho kiểu loại chết tập thể - một niềm tin tưởng rằng được chết cho mệnh lệnh của Khomeini trong một cuộc tấn công bằng sóng người là để đạt đến được những định mệnh cao cả và đẹp nhất. Tất cả những thanh niên Iran, được khuyến khích bởi các bà mẹ và gia đình chúng , đã khao khát tham dự vào các cuộc công kích bằng sóng người đó - một khao khát tích cực cho sự thánh tử đạo. Ðó là một phong trào quần chúng rộng lớn cho sự tự sát. Cuộc chiến (tử đạo) ấy là một trong những biến cố rùng rợn nhất đã từng có thể xảy ra…”

[39] Ibid.

[40] J. Baudrillard, The Spirit of Terrorism, trans. C. Turner (New York: verso, 2002)

[41] Có lẽ là kỳ cục khi đối diện với những từ như “Kẻ thù của chúng ta”, khi thốt lên những lời đó mà không có sự tự ý thức rõ rệt, và đối với tôi khi phải viết về những điều này cũng là lạ thường. Nhưng chắc chắn là kẻ thù của chúng ta là những gì chúng ta có (và tôi nhường cho độc giả vẽ lên đường ranh giới của “chúng ta” rộng hay hẹp tùy thích). Cái ngụy biện tự do mà tôi cố gắng làm sáng tỏ trong phần này là chính cái ý tưởng mà chúng ta tạo nên những kẻ thù này và chúng ta là như thế, từ đó, tạo ra “tương đương đạo đức” với chúng. Chúng ta không tương đương. Một phân tích về tư tưởng tôn giáo của họ cho thấy rằng chúng ta bị đương đầu bởi những con người vốn đã muốn dí gươm giáo vào chúng ta nếu như họ có quyền, từ rất lâu trước cả Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiên tệ Quốc tế, và Hệ thống Thương mại quốc tế vốn thậm chí chỉ là một ánh tia yếu ớt trong mắt của kế hoạch toàn cầu hoá tham lam đầu tiên.

[42] N. Chomsky, 9-11 (New York:Seven Stories Press, 2001), 119.

[43] Theo P. Unger, Living High & Letting Die:Our Illusion of Innocence (Oxford: Oxford Univ. Press, 1996).

[44] Theo A. Roy, War Talk (Cambridge, Mass., :South End Press, 2003), 84-85.

[45] J. Glover, Humanity: A Moral History of The Twentieth Century (New Haven: Yale Univ. Press, 1996).

[46] Ibid., 62.

[47] Có phải ý định thực sự là cuối cùng ? Thí dụ như chúng ta sẽ nói gì về những dòng truyền đạo Kitô giáo ở Tân Thế giới đã rửa tội cho các trẻ em da đỏ chỉ để lập tức giết chúng ngay để có thể gởi chúng lên thẳng cõi thiên đàng. Mục đích của họ (rõ ràng) là tốt lành. Hành động của họ có hợp đạo lý không ? Có đạo lý, trong khuôn khổ hạn chế của một thế giới quan hạn hẹp đáng chỉ trích. Người bào chế thuốc thời trung cổ từng cho bệnh nhân mình dùng thủy ngân thực sự là họ có ý muốn chữa bệnh. Họ chỉ sai lầm về vai trò của nguyên tố này trong cơ thể con người. Mục đích quan trọng chứ, nhưng không phải là tất cả.

[48] Theo Zakaria, Future of Freedom, 138.

[49] Ibid., 143.

[50] Ibid., 153.

[51] Ibid., 150.

[52] Theo Robert Kaplan, “Supremacy by Stealth” Atlantic Monthly, ngày 20 tháng Một, 2004. Tr. 65-83, đã lập luận rất rõ rệt là sự can thiệp loại này nên hoàn toàn là ẩn dạng và sẽ nên là trách nhiệm của Hoa Kỳ phải tiến hành, cho một tương lai có thể tiên đoán được.

[53] Theo Glover, Humanity, 140.

[54] Theo M. Rees, Our Final Hour (New York:Basic Books, 2003). 42.

 

Trang Tôn Giáo