MỘT VÀI LÝ GIẢI VỀ

HIỆN TƯỢNG “NGÔ QUANG KIỆT”

Nguyễn


28 tháng 9, 2008

LTS: Từ "hợm hĩnh" theo định nghĩa của Tự điển Lê Văn Đức cũng đồng nghĩa với khinh khỉnh, kiêu căng. Căn bệnh này thật ra đã phát sinh từ thời Pháp thuộc bắt đầu từ những người thông ngôn, những ông quan cộng tác với chính quyền thực dân, và do đó khi ra nước ngoài, họ cũng mang theo sát cánh. Nếu tác giả cảm thấy sự kiện này mới phát sinh trong nước, có lẽ phải nói rằng "nó" đã trở lại. Bệnh hợm hĩnh xuất hiện trong những con người chưa đủ tự tin về giá trị của mình. Do đó nhiều khi "làm ra vẻ" để người ngoài nhìn thấy mình cao lớn hơn sự thật.  Bài viết này là một nhận được từ một đọc giả cho thấy nhận xét của người dân đối với căn bệnh nói trên.


 

Nếu ai đã từng sống và làm việc ở trong nước trong thời gian gần đây, chắc hẳn sẽ dễ dàng hiểu được tâm cảnh của ông Ngô Quang Kiệt qua những hành động và nhất là những phát biểu gây náo động vừa qua, trong cái gọi là “đấu tranh cho Công Lý và Hòa Bình” ở tòa Khâm sứ cũ Hà nội.

Ở trong nước hiện nay người ta đổ xô đi tìm những học vị và bằng cấp (bằng thật, học gỉa - bằng gỉa, học thật hoặc là bằng gỉa, học gỉa). Để làm gì? chắc ai cũng hiểu rằng đó là cách thức hợp thức hóa địa vị của họ trong xã hội, hoặc ít nhất cũng để chứng tỏ mình là những người trí thức hơn hẳn những quần chúng ngu ngơ, thất học … Đi đến đâu người ta cũng kháo nhau hoặc giới thiệu về nhau bằng những danh xưng, học vị, bằng cấp, … cùng với chuyện khoe khoang đi nước ngoài.  Với cái vốn từ nhỏ nhoi, ít ỏi tôi chỉ biết gọi đó là những “thói đời phô trương, hợm hĩnh”. Nhưng đó chỉ là những người đời, không phải là những bậc tu hành.

Ông Kiệt mang trong mình chức sắc rất cao của tôn giáo, lẽ ra về mặt đạo đức phải "khiêm nhượng" hơn người thường. Trái lại, qua phát biểu của ông Ngô Quang Kiệt, người nghe dễ dàng nhận ra sự hợm hĩnh ở nơi con người ông. Ông Kiệt là một người sinh ra và lớn lên trong nước, sao lại phải cần đến một câu ngạn ngữ Pháp để diễn đạt vụng về, lòng vòng cái ý tứ đơn giản như thế? Thay vì dùng một câu tục ngữ, ca dao, ông lại nói: ” ngạn ngữ Pháp có một câu…”. Khi nghe đến đó tôi cũng muốn biết và muốn nghe ông đọc câu ngạn ngữ ấy bằng tiếng Pháp. Với kinh nghiệm tiếp xúc với những người trong nước, tôi hiểu ra ngay rằng ông muốn những người đang đối thoại và nhất là với những giáo dân ngu ngơ ngoài kia phải hiểu rằng ông không phải là một người tầm thường, ít học.

Ông có là một bậc trí thức, khoa bảng về ngôn ngữ, văn chương Pháp hay không? Tôi không biết điều này, nhưng tôi chắc rằng ông Kiệt cũng không thoát ra khỏi “thói đời phô trương, hợm hĩnh” như bao nhiêu người khác. Sự hợm hĩnh đã được ông Kiệt phô bày qua phát biểu: ”…..chúng tôi đã đi nước ngoài nhiều lần…..”. Đây là một câu nói nghe đến độ quen thuộc của những người trong nước. Người ta phải phô trương chuyện đi nước ngoài, vì đối với đám đông quần chúng đó là một chỉ dấu xác nhận cho mình thuộc về giai cấp trung lưu (nếu là đi nước ngoài để du lịch) hoặc là giai cấp trí thức (nếu là đi học hoặc tu nghiệp). Ông Kiệt, khi nói câu đó chắc hẳn cũng muốn người ta phải biết rằng họ đang nghe phát biểu của một bậc trí thức chứ không phải là một kẻ ngu ngơ, tầm thường. Sự hợm hĩnh của ông Kiệt đạt đến đỉnh điểm khi ông mê sảng nói rằng: ”…chúng tôi cảm thấy nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu VN…”. Đây chính là điểm nóng của mọi ý kiến đóng góp từ cả hai phía:  chống đối và bênh vực.

Những giáo dân, những người đồng đạo đang cố gắng biện giải cho ông về ý tưởng này. Đại ý là:  ông Kiệt cảm thấy nhục nhã vì, theo ông, ông bị xúc phạm vì cái hộ chiếu nói lên cái gốc gác nghèo nàn, lạc hậu Viêt Nam, làm cho người nước ngoài coi thường trong khi người dân các nước Nhật, Hàn,..không bị coi thường. Ông còn đi xa hơn bằng cách ám chỉ rằng chính người cộng sản phải chịu trách nhiệm về sự nghèo nàn, lạc hậu này.. Phải chăng đó chính là những nguyên nhân làm cho ông Kiệt cảm thấy nhục nhã ?

Sự nhục nhã thường chỉ đến sau cảm giác bị xúc phạm. Ở đây, hẳn ông Kiệt cảm thấy mình bị xúc phạm với việc phải xin visa và bị khám xét kỹ lưỡng khi ra nước ngoài. Người ta đã qui cho sự nghèo nàn, lạc hậu của đất nước là lý do để ông bị xúc phạm. Ông Kiệt dường như có một ảo tưởng rằng mọi người, bất kể là ai, đều phải kính trọng ông vì ông không phải là nguyên nhân của sự nghèo nàn, lạc hậu của đất nước. Ông đáng ra phải được hưởng những ưu tiên như người dân các nước phát triển khác vì ông là người đang tranh đấu cho sự giàu mạnh của đất nước (sic), vì ông là người đang đấu tranh cho “Công Lý và Hòa Bình (sic)….

Phải chăng ông Kiệt không biết mình đang ở đâu, đòi hỏi điều gì, với tư cách nào và có phải những việc ông làm xuất phát từ động cơ đem lại sự giàu mạnh cho đất nước, dân tộc ? Phải chăng ông không biết gì về lịch sử truyền đạo đẫm máu vào VN cũng như ở những nước khác của tôn giáo mà ông đang là một vị chủ chăn? Phải chăng ông không hề biết đến lịch sử của miếng đất mà ông đang ra sức đòi hỏi?.....

Dường như, ông Kiệt đã nhắm mắt trước những bài viết và video clip trên những phương tiện truyền thông, ông đã bịt tai trước những dư luận ồn ào chung quanh những màn biểu diễn của ông. Có lẽ, ông cũng đã cô lập luôn cái vỏ não giúp cho con người nhận thức logic về lẽ phải. Tôi chắc rằng hiện nay ông đang bận “hiệp thông” với những giáo dân ngu ngơ hay đang chờ một sự vỗ về nào đó từ phía giáo chủ của ông. Tất cả những điều này chỉ có thể lý giải bằng một lý do duy nhất:  “thói đạo hợm hĩnh” mà ông và những người đồng đạo đă tiêm nhiễm từ bao đời nay. Cái thói đạo thâm căn cố đế này đã từng được nêu đích danh là: phản dân tộc, thất tiết với dân tộc…. mà nhiều người đồng đạo trong đó có ông đang cố sức biện giải cho nó bằng những mỹ từ như lòng yêu nước (sic)….

Tôi đã mượn cụm từ “thói đời” của ông Phạm Minh Mẫn để lý giải về hiện tượng “Ngô Quang Kiệt”. Lần này, tôi cũng hy vọng được nghe ý kiến của ông về cái thói đời và thói đạo hợm hĩnh này.

Nguyễn, Houston, USA.

 

Cùng tác giả:

Vài Lý Giải Về Hiện Tượng Ngô Quang Kiệt

Góp Ý Về Bài Viết Của Ông Nguyễn hy Vọng

Cuộc đời tôi là của tôi!

 


Các bài liên hệ đến Ca-tô đòi đất

Trang Thời Sự Xã Hội