Monday, January 26, 2009 10:38 AM

From:

"Binh Nguyen"

Subject:

Gop y ve bai viet cua ong Nguyen Hy Vong

Dẫn: Bài viết "Đâu là lựa chọn của bạn?" của ông Nguyen Hy Vong

 

ĐẦU ĐẤT

Tôi sẽ dùng hai từ này để diễn đạt suy nghĩ của tôi sau khi đọc bài viết ngắn của ông Nguyễn Hy Vọng (NHV). Người ta vẫn dùng hai chữ này để chỉ những người không biết suy nghĩ, những “con ếch ngồi đáy giếng”, những người thường đưa ra những khẳng định ngây ngô, thiếu logic,….

Nói chung, là những người thiếu “trí tuệ”. Sau đây tôi xin được đi vào từng điểm trong bài viết của ông NHV

1. Về phương diện logic học, chúng ta chỉ có hai gía trị: có và không hoặc là khẳng định,hoặc là phủ định Không có trường hợp thứ ba: - Gặp ông A - Không gặp ông A Còn gặp một người mà bạn lầm là ông A thì vẫn thuộc về trường hợp: không gặp ông A. Lập luận “có vẻ tam đoạn luận” của ông Nguyễn Hy Vọng cho thấy tác gỉa thiếu khả năng logic.

Trong cả ba trường hợp trên, hẳn nhiên, đức Phật không thuộc trường hợp nào cả vì cái mà ông NHV gọi là “chân lý” sẽ được hiểu sau khi đọc hết bài ông viết (mặc dù ông không xác định ngay từ đầu chân lý là gì). Đó chính là cái mà giới triết học vẫn gọi là “ nguyên nhân đầu tiên”, còn những tín đồ độc thần giáo vẫn gọi là Thượng Đế. Đức Phật chỉ là một bậc Đạo sư chỉ ra con đường gỉai thóat khỏi đau khổ, phiền não.

2. Đức Phật là một bậc thầy về giáo dục. Ngài đã chỉ ra con đường và dạy cho con người tiếp thu con đường đó thông qua chính bản thân mỗi người bằng suy nghĩ, bằng sự xét lại thận trọng những gì được chỉ dạy nơi ngài Giáo dục với sự tôn trọng nhân cách, khả năng của mỗi người mà không bằng sự nhồi sọ, đe dọa,… chắc chắn là một sự giáo dục tuyệt vời nhất. Phê phán điều này, ông NHV đã cho người đọc thấy khả năng kém cỏi của ông về sư phạm.

Một lý thuyết khoa học ngày nay, đôi khi cần đến vài chục đến vài trăm năm sau mới có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm. Điều cốt yếu để một lý thuyết đứng vững là, tối thiểu, nó không có những mâu thuẫn nội tại. Để hiểu được một lý thuyết, người ta cần phải có một trình độ sơ đẳng (background ) rồi đến trình độ cao hơn (higher level). Ông NHV chỉ mới bắt đầu với “ Phật học Tinh Hoa” của Thu Giang mà đã vội vàng phê phán rằng có nhiều điều Đức Phật nói không kiểm chứng được. Người ta có thể chưa kiểm chứng được thuyết luân hồi của nhà Phật nhưng nếu đi vào một rừng kinh điển, giáo lý của Phật giáo với Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Vô Thường, Vô Ngã, TrùngTrùng Duyên Khởi, Nhất Thiết Duy Tâm Tạo,…. thì thuyết luân hồi không có gì mâu thuẫn trong rừng kinh điển ấy. Đó cũng chính là điều tối thiểu cho nền tảng vững chắc của một giáo lý khả tín. Nếu chỉ đem điều này so sánh với những cuốn Thánh Kinh của Công giáo mà trong đó đầy dẫy những mâu thuẫn nội tại,phản khoa học, những pha trộn lẫn lộn giữa thiện và ác, giữa vô luân và đạo đức, …thì chắc hẳn ông NHV phải nhận ra là mình qúa liều mạng, không dựa trên một luận cứ khoa học và logic khi đưa ra những nhận định của mình.

3. Tôi tự hỏi rằng ông NHV không phân biệt được đâu là một khẳng định có tính cách “đúng” hay “sai” và đâu là một lời khuyên bảo. Đức Phật chỉ khuyên: ” người học Phật không nên lệ thuộc……. ” Có chỗ nào cần khẳng định là đúng hay sai ở đây mà ông gượng ép đặt vấn đề “khôn ngoan” ở điểm này ?

Đức Phật dùng ẩn dụ “mặt trăng-ngón tay” để chỉ dẫn, làm sáng tỏ lời khuyên của ngài: với những người sơ cơ, đừng chấp chặt vào giáo điều vì giáo lý chỉ là phương tiện mà chỉ nên dùng nó như một phương tiện để đạt đựợc chân lý mà ngài muốn nói. Chỉ có thế mà ông NHV lại gượng ép biện giải cho bằng được rằng:”., thì mặt trăng (tương trưng cho chân lý), không phải là ngón tay (tượng trưng cho giáo lý). Như thế, chính Đưc Phật đã xac nhận giáo lý của ngài không phải là chân lý; nói cách khác, chân lý ở ngoài giáo lý của Đưc Phật. ” Đọc một ẩn dụ như vậy mà ông NHV chỉ rút ra được khái niệm trong,ngoài: cái này ở ngoài cái kia, bàn tay ở ngòai mặt trăng…thì chắc chỉ có ở những trẻ em lên ba mới đến lớp vỡ lòng!

4. Còn đạo Chúa thì sao? ở đây tôi thấy có ba vấn đề:

- Ngay bản thân ông NHV cũng không chắc rằng đạo Chúa dạy một kiếp là đúng hay sai với lập luận rằng: “Nếu chỉ có một kiếp, mà chúng ta tin có nhiều kiếp thì chêt sẽ đau khổ mãi mãi trong hỏa ngục. Ngược lại, có nhiều kiếp mà chúng ta tin có một kiếp, thì vẫn còn cơ hội làm lại cuộc đời. “

- Ông NHV đã cho biết cái gọi là “chân lý” mà ông đã đề cập ở trên đúng là Chúa của ông, là điều mà người ta gọi “the first Cause” hay nôm na là đấng sáng tạo.

- Ông NHV cho biết rằng chọn đạo Chúa là khôn ngoan. Vì sao? vì có sự bảo đảm sẽ có hạnh phúc bất tận trên thiên đàng. Tin vào những điều mà bản thân còn nghi ngại. Tin vào những điều không phù hợp với logic của con người (chẳng hạn như tính chất toàn năng và toàn tri của Thượng Đế hoàn toàn mâu thuẫn với nhau đối với logic của con người). Tin vào những điều chỉ vì những hứa hẹn có một chỗ trên thiên đàng (thật ra,cũng không có gì bảo đảm ), ….

Ông NHV làm tôi hình dung đến những gánh sơn đông, mãi võ chuyên quảng cáo những thuốc trị bá bệnh. Đạo Chúa như là một thứ phép lạ làm cho người ta được lên thiên đàng bất kể là ai, làm gì, sống ra sao…miễn là chỉ cần chọn đạo Chúa mà theo là đủ. Đây chỉ là những đặc điểm của những người khôn vặt,láu cá, bịp bợm…. mà thôi.

5. Cũng như “những ngư ời anh em” khác (Tin Lành, Cơ Đốc Giáo,. ) ông NHV cũng thích rao giảng về “Tình yêu của CHA”. Tất cả họ đều thích nói mà không bao giờ đưa ra được một lời giải thích cho hợp lý lẽ để mọi người biết tình yêu của Cha ở đâu (?) trong những trường hợp như đối với những nạn nhân của thiên tai, bệnh tật và nghèo đói,… mà gần đây nhất là nạn nhân ở Texas của cơn bão Ike và nhất là những tín đồ tử nạn trên chuyến xe đi hành hương đất Chúa,……

6. Thiên Chúa có thực sự ban cho tôi sự tự do chối bỏ Ngài nếu tôi là một người ngoại đạo muốn kết hôn với tín đồn Thiên Chúa? Thiên Chúa có hẳn cho quyền tự do nếu một tín đồ Thiên Chúa muốn chối bỏ ngài? Câu trả lời ông NHV, với tư cách là một tín đồ thiên chúa, đã nằm lòng. Cuối cùng, tôi muốn gợi ý cho ông NHV cách đặt vấn đề cho thông thái và trí tuệ hơn một chút. Gỉa dụ bạn là một người đi tìm một bậc đạo sư chân chính, thì có hai trường hợp xảy ra cho bạn: - bạn gặp vị chân sư - bạn không gặp vị chân sư này (Còn nếu bạn gặp một người lầm tưởng là chân sư thì cũng nằm trong trường hợp không gặp).

Vấn đề là trong thời buổi thị trường tâm linh mà lòng người thì hoang rậm này (chữ của Nghiêm Xuân Hồng) làm sao biết được ai là Chân sư, ai là Tà sư ? Trong số những chỉ dấu đáng tin để phân biệt được hai hạng người này như: giáo lý, triết thuyết có mâu thuẫn nội tại, những điều dạy có đi ngược lại với đạo đức,luân lý,lợi ích chung của đa số, có những sai sót gì trong qúa khứ, …có một chỉ dấu rất quan trọng không thể bỏ qua được . Đó chính là Khoa Học. Thật vậy, một giáo lý đi ngược với xu thế văn minh, khoa học của lòai người chắc chắn sẽ bị đào thải.

Trong chiều hướng đó, xin ông NHV và những người anh em của ông nên suy nghĩ tìm cách rao giảng giáo lý Thiên Chúa sao cho không bị sáo rỗng, hợp với khoa học để khỏi bị chối bỏ. Nếu không, những người anh em của các ông trong tương lai sẽ chỉ là những thiểu số thất học, nghèo đói,…. trên qủa địa cầu này mà thôi. Đành rằng, khi làn mi khép lại chúng ta lên một chuyến tàu vô định không biết sẽ về đâu. Có một niềm tin vào bất kỳ một tôn gíao nào hay vô thần chúng ta đều đặt cuộc sấp ngửa 50/50.

Lập luận theo ông NHV, khi chọn đạo Chúa các tín đồ dù có sống đẹp đời, đẹp đạo hay không cũng chỉ có hai con đường duy nhất: thiên đàng và địa ngục. Nếu hên anh lên thiên đàng, nếu xui anh vào hỏa ngục. Với những người tin Phật, chúng tôi có đến 6 cõi luân hồi trong đó nếu sống tốt, gây nghiệp tốt phật tử có thể, ít nhất, trở lại làm người để tiếp tục tu tập cho đến khi vào niết bàn.

Ngoài ưu thế này, chúng ta còn biết rằng hiện nay không có một tôn giáo nào thích ứng được với khoa học ngoại trừ phật giáo. Đó là một chỉ dấu khả tín quan trọng cho những ai muốn đặt cược vào niềm tin tôn giáo. Ắt hẳn, câu trả lời ai là Chân sư đã có cho những người có chút trí tuệ muốn đi tìm con đường tâm linh cho mình

Tôi không biết phải gọi tên những khiếm khuyết đã nêu của ông NHV là gì khi ông viết, diễn giải về giáo lý nhà Phật và quảng cáo cho Thiên Chúa giáo như trong bài viết của ông. Dù nhiều lần hứa với lòng không vọng ngữ, không tham dự hý luận nhưng tôi cũng đành phải chọn lấy một từ để trong số những cụm tính từ như: lấy vải thưa che mắt thánh, đánh trống qua cửa nhà Lỗ Ban, đi dép ở nơi có giày dép,…. Tôi thích dùng hai từ duy nhất mà người trong nước vẫn thường sử dụng: “Đầu đất” để diễn tả những suy nghĩ của tôi về ông NHV.

Nguyễn Houston.

 

Xin xem các thư liên hệ:

Đâu là lựa chọn của bạn?-1 (Nguyễn Hy Vọng)

Góp Ý Với Ông Vinh Danh Cha (Thiên Lý) 

Đâu là lựa chọn của bạn? (Thiếu Khanh)

Góp Ý Với Ông Vinh Danh Cha (Lại Quảng Nam)

Đâu là lựa chọn của bạn? - a (Lý Thái)

Đâu là lựa chọn của bạn?-2 (Nguyễn Hy Vọng)

Đâu là lựa chọn của bạn? - b (Lý Thái)

Góp Ý Về Bài Viết Của Ông Nguyễn Hy Vọng - 1 (Du Nguyen)

Góp Ý Về Bài Viết Của Ông Nguyễn hy Vọng (Nguyen Houston) 

Góp Ý Về Bài Viết Của Ông Nguyễn Hy Vọng - 2 (Du Nguyen)  

Về Bài Viết "Đâu Là Chọn Lựa" của ông Nguyễn Hy Vọng (Ca Hát)

 

 

 

Cùng tác giả:

Vài Lý Giải Về Hiện Tượng Ngô Quang Kiệt

Góp Ý Về Bài Viết Của Ông Nguyễn hy Vọng


Các Emails khác