Công Giáo VN và Thượng Đế Theo Thánh Kinh

Nếu toàn dân VN đều là con chiên của Chúa!

Trần Trọng Sỹ

http://sachhiem.net/TTS/TG/TranTrongSy_a.php

23-Jun-2014

Tôi thường nói với con tôi, con có biết là con may mắn không bị sinh ra trong một gia đình cuồng tín không? Con không cần cầu nguyện làm dấu thánh giá hay niệm Phật lúc ăn, trước khi ngủ không cần đọc kinh, chủ nhật đi chơi mà không cần đến nhà thờ hay đi chùa, cũng không cần phải nhịn đói trong thời kỳ Ramadan của Hồi Giáo hay không được ăn thịt heo hoặc bị bắt buộc phải ăn chay. Có quyền thương yêu một người ngoại đạo, và ngay cả có quyền không tin vào tôn giáo của cha mẹ. (Trần Trọng Sỹ)

[1]« [2] » [3]

Phần II: Nếu toàn dân VN đều là con chiên của Chúa!

7 ▪ Hãy tưởng tượng một nước VN hoàn toàn Công giáo như thế nào?

Nên nhìn qua Philippines, các nước nghèo đói ở Mỹ Châu La Tinh chứ không phải các quốc gia  Âu Mỹ. Vì sao ? Như vừa trích dẫn ở trên về sự định nghĩa của phong trào Deism, là sự tin tưởng vào lý trí và sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên của vũ trụ để xác định về sự hiện hữu của đấng tạo hóa, cùng với sự từ chối mạc khải hay quyền lực có cội nguồn từ kiến thức tôn giáo ở Âu Mỹ. Phong trào này lan tỏa hai thế kỷ 17 và 18 gọi là Kỷ Nguyên Ánh Sáng, đặc biệt là Anh, Pháp, Đức và Hoa Kỳ. Ngay như Pháp, trưởng nữ của giáo hội, số người thực sự theo Chúa mù quáng như giáo dân VN ngày nay chỉ còn là thiểu số, các tả đảng của Pháp chiếm gần nửa dân số đều là vô thần, số còn lại theo đạo cha mẹ đeo thánh giá để trang sức, người Pháp sẽ đỏ mặt ngượng ngùng khi nói về Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân của họ trong quá khứ. Thượng Đế là hình ảnh mà dân Pháp thường đem ra đùa cợt. Câu mà người Pháp hay nói đùa là si Dieu vraiment existe, nếu Thượng Đế thực sự có mặt. Bây giờ hai tiếng “mon Dieu” hay “my God” chỉ được xài để biểu lộ tình trạng cực khoái, hoặc cực sốc ở  Âu Mỹ.

Tình trạng xuống dốc của Công giáo ở Âu Mỹ đã khiến chính giáo hoàng La Mã Benedict 16 nhận định và than vãn. Một ký giả Công giáo Pháp, Patrice de Blunkette đã ghi nhận trong blog của ông năm 2008 như sau:

Le pape a brossé dans son homélie un sombre tableau de la perte d'influence du christianisme en Europe, menacé d'extinction comme certaines communautés chrétiennes des premiers siècles:"Si nous regardons l'Histoire, nous sommes obligés de noter assez fréquemment la froideur et la rébellion de chrétiens incohérents. Suite à cela Dieu, même s'il ne manque jamais à sa promesse de salut, a souvent dû recourir au châtiment", a-t-il dit.

Benoît XVI, qui a visité en septembre la France, laïque et largement déchristianisée, a relevé que "des nations un temps riches de foi et de vocations perdent désormais leur identité propre, sous l'influence délétère et destructrice d'une certaine culture moderne". "On y voit celui qui, ayant décidé que ‘Dieu est mort’, se déclare ‘dieu’ lui-même et se considère l'unique artisan de son propre destin, le propriétaire absolu du monde", a-t-il ajouté

Tạm dịch:

Giáo hoàng (Benedict 16) đã phác họa trong bài thuyết giảng về tình hình u ám của sự mất ảnh hưởng của Ki Tô giáo ở Âu châu, trước đe dọa có thể bị dập tắt như vài cộng đồng Ki Tô trong những thế kỷ đầu tiên: “Nếu chúng ta nhìn vào Lịch sử, chúng ta bị bắt buộc phải ghi nhận một cách khá thường xuyên rằng có sự lãnh đạm và sự nổi loạn của người giáo dân thiếu đức tin. Đứng trước sự kiện đó, dù chưa bao giờ quên lời hứa cứu rỗi, Thiên Chúa cũng đã từng phải dùng đến hình phạt”, ngài nói.

Benedict 16, khi viếng thăm nước Pháp, vô tôn giáo và phần lớn đã từ bỏ đức tin Ki Tô, đã tiết lộ rằng “Những quốc gia mà có lúc đã rất giàu có đức tin và thiên triệu từ nay mất hết căn nguồn của chính mình, dưới ảnh hưởng độc hại và tàn phá của một số những văn hóa mới”. Ngài còn thêm: “Người ta thấy rằng nước này, đã quyết định rằng 'Thượng Đế đã chết', tự cảm thấy mình chính là 'thượng đế', và tự cho rằng mình là kẻ duy nhất làm chủ vận mệnh của chính mình, kẻ sở hữu tuyệt đối thế giới”.

Với những lời nói đầy trách móc và đau xót cùng với lời hăm dọa về sự trừng phạt của Chúa Trời đó của vị giáo hoàng đầy học thức, người CG nên bớt đi sự khoe khoang về dân số đông đảo chỉ được ghi trên giấy hơn là trên thực tế.

Chỉ chưa đầy một thế kỷ, từ khi rút khỏi VN sau thất bại Điện Biên Phủ, Pháp từ một quốc gia le plus pieux du monde (ngoan đạo nhất thế giới) đã biến thành quốc gia quyết định rằng 'Thượng Đế đã chết' như lời giáo hoàng khả ái than vãn và trong thâm sâu, cũng đang cầu Chúa Trời giáng họa xuống nước Pháp, như đã giáng họa xuống Do Thái.

- Những người được tự do thoát khỏi tôn giáo

Tôi thường nói với con tôi, con có biết là con may mắn không bị sinh ra trong một gia đình cuồng  tín không? Con không cần cầu nguyện làm dấu thánh giá hay niệm Phật lúc ăn, trước khi ngủ không cần đọc kinh, chủ nhật đi chơi mà không cần đến nhà thờ hay đi chùa, cũng không cần phải nhịn đói trong thời kỳ Ramadan của Hồi Giáo hay không được ăn thịt heo hoặc bị bắt buộc phải ăn chay. Có quyền thương yêu một người ngoại đạo, và ngay cả có quyền không tin vào tôn giáo của cha mẹ. Đức tin của tuổi trẻ nên là tin vào chính mình, vào chân lý, vào chính sự siêng năng chăm chỉ của một công dân trong một quốc gia tiến bộ. Đây là những tự do rất nhân văn và rất căn bản, chỉ có thể được thể hiện trong một không gian rất nhân ái và tự nhiên. Đây cũng chính là tình yêu, cho mà không cần nhận không đòi hỏi, không giả dối miệng kêu phúc âm nhưng hành động thì chỉ biết tước đoạt và chiếm hữu, vì đứa bé vừa chào đời đã phải đem đi rửa tội. Một số bạn trẻ CGVN đã than vãn với tôi là chán ngấy việc đọc kinh lúc 10g tối và đi nhà thờ ngày CN, nhưng phải làm vì bị cha mẹ mắng. Tuy nhiên các bạn này vẫn tin Chúa một cách chân thật, với một niềm tin mà tôi hoàn toàn kính trọng và thông cảm.

Nếu toàn dân VN đều là con chiên của Chúa thì sẽ thế nào?

Trẻ con vừa sinh ra là phải rửa tội. Giáo hội Công giáo lý luận như sau về việc cưỡng bức một hài nhi theo Chúa:

Việc rửa tội cho con thơ không phải là chuyện tôn trọng hay từ chối sự tự do và quyền tự quyết của con cái (children’s right). Trước nhất, đó là nghĩa vụ của cha mẹ (parent’s duty). Nói đến nghĩa vụ tức là nói đến sự bắt buộc của bổn phận (obligation). Thứ nhất, về mặt giáo luật, Hội thánh quy định rằng cha mẹ Công giáo có bổn phận sinh thành và giáo dục con cái trong đời sống Đức tin. (GL.1055:1; 1125:1). Đây cũng chính là điều mà hai vợ chồng đã thề hứa trước mặt Chúa và Giáo hội. Trong ngày lễ thành hôn, đôi hôn phối tuyên bố rằng họ sẵn sàng: “yêu thương, đón nhận con cái mà Chúa ban và GIÁO DỤC CHÚNG THEO LUẬT Chúa KITÔ VÀ LUẬT HỘI THÁNH”. Lời thề hứa này có sức ràng buộc lương tâm (binding force) vì đã được đôi hôn phối ý thức và tự do chấp nhận khi dấn thân vào đời sống gia đình. Thứ hai, về mặt luân lý, việc rửa tội cho con trẻ sơ sinh là BỔN PHẬN CỦA TÌNH THƯƠNG mà cha mẹ phải thi hành.

(trích http://www.trungtammucvudcct.com/web/tamsu.php?id=10)

Đọc đoạn văn trên ta thấy nó dài lê thê, nhưng tựu chung là khi theo Chúa, ta không còn bất kỳ lực chọn nào. Chúa giải thích tự do như ngài muốn, ngài trộn quyền tự quyết của đứa con vào nghĩa vụ bắt buộc của cha mẹ, và nghĩa vụ cha mẹ là giáo dục chúng theo luật của Chúa cộng thêm luật hội thánh in lớn. Ngoài ra, hôn nhân cũng do Chúa ban. Con cái cũng do Chúa ban (những người khác tôn giáo thì ai ban con cái cho họ?), không thể có con cái tự do đi ra ngoài luật của Chúa. Luật này khiến ta nghĩ ngay đến các trại chăn nuôi nung lửa đóng dấu vào lỗ tai con vật để khỏi bị lạc mất. Nhưng đây là giá trị TỰ DO viết hoa được mọi con Chúa hãnh diện.

► Thứ hai là, toàn dân VN phải thờ đọc kinh Thánh, một thứ kinh hoàn toàn xa lạ với con cháu Tiên Rồng, mà dù không theo đạo Phật cũng cảm thấy chả có gì thu hút. Nhưng dù có tin vào tôn giáo khác đi nữa thì đó cũng là tự do cá nhân, tuy nhiên không thể cả giáo hội lại tự cho phép được chưởi mắng một tôn giáo khác trong kinh nguyện hằng ngày, như sau:

"Cúi xin Chúa từ rày về sau đừng để những người ngoại đạo khinh dễ công ơn cứu chuộc, một xin Chúa nhậm lời cầu nguyện các thánh cùng hội thánh là bạn thanh sạch con Chúa mà dong thứ cho những kẻ ấy. Xin Chúa hãy nhớ lòng nhân từ Chúa mà che lấp lỗi những kẻ ấy xưa nay đã lạc đàng thờ lạy bụt thần..” rồi tiếp nữa như: "Ai chẳng nghe lời Hội Thánh trong mọi việc ấy là chẳng nghe lời Chúa tôi. Tôi ước ao cho muôn vàn kẻ ngoại xứ này đặng bỏ bụt thần ma quỉ mà trở lại cùng Chúa tôi" (trích từ Công giáo trên bờ vực thẳm- Charlie Nguyễn).

Thời đại này mà còn có giọng văn của các cha cố giám mục thừa sai dùng tiếng việt lơ lớ như thuở mới bắt đầu viết theo La Tinh, đọc vừa khó hiểu mà nghe sặc mùi mũi lõ mắt xanh, vậy mà hằng ngày, nếu chịu theo Chúa, phải đọc, phải chưởi rủa Phật giáo. Nhưng nếu nói Công giáo luôn tìm cách hạ thấp đạo Phật thì Công giáo lập tức nói là Phật giáo vu khống, xuyên tạc không có bằng chứng, họ vỗ ngực luôn sống hòa bình, tràn ngập yêu thương với muôn loài. Đứng trên tinh thần khách quan và khoa học, nếu CG chứng minh được đức Phật là tà vạy thì họ phải dẫn chứng do kinh gì, lời nào của Phật đã giảng dạy giết người, trả thù, tàn sát, chia của, chia đàn bà ? Điều nào trong kinh Phật dạy tin vào trời thần ma quỷ?

John Walters, trong cuốn “Tinh thần không giao động” (Mind Unshaken) viết về Phật giáo bằng những nhận xét rất khoa học. Đạo Phật không tin vào thần thánh ma quỷ, không tin tưởng vào sự cầu xin lạy lục, mà tin vào sự giáo hóa tu thân hơn là sự trừng phạt: Its idea of sin differs somewhat from the Christian idea. Sin to the Buddhist is mere ignorance or stupidity. The wicked man is an ignorant man. He doesn’t need much punishment and condemnation so much as he needs instruction. He is not regarded as ”violating God’s commands” or as one who must beg for divine mercy and forgiveness. Rather it is necessary for the sinner’s friends to make him reason in the human way. The Buddhist does not believe the sinner can escape the consequences in prayerful attempts to bargain with God. (Quan niệm về tội lỗi của Phật giáo khác hẳn với người Thiên Chúa giáo. Với tín đồ Phật giáo, tội lỗi chỉ là vô minh hay ngu si. Một người hung ác là một người ngu si. Kẻ phạm tội không cần nhiều đến sự trừng phạt mà cần được nhiều giáo hóa. Người đó không phải bị coi là “Vi phạm mạng lịnh của Thượng đế” hay như một kẻ phải cầu xin lòng lân mẫn, tha thứ của Thượng đế. Tốt hơn và cần thiết hơn cho người bạn phạm tội kia biết lẽ phải của con người. Người Phật tử không tin là người phạm tội có thể thoát được hậu quả bởi tội lỗi gây ra bằng cách van vái cầu nguyện với Thượng Ðế).

Nếu người CG nào minh chứng được PG là tà đạo thì cứ việc viết lên, nhưng phải có chứng cứ, có lập luận, có lịch sử ghi nhận, chứ không được lý luận cùn kiểu NGK (Nguyễn Gia Kiểng), nghĩa là viết bừa không cần chứng minh. Thêm nữa, chỉ cần CG chứng minh được là đã từng kháng chiến chống Pháp thì dân tộc VN sẽ mở vòng tay mình mà chào đón đức tin của Chúa chứ sao lại dám dán vào CG cái mác phản quốc được. CG muốn mình là ánh sáng, là hòa bình, là yêu thương thì hãy chứng tỏ bằng chính ý nghĩa của các từ ngữ ấy, bớt đi các khiêu khích thù hận dân tộc, bỏ đi ý đồ biến VN thành một quốc gia da vàng mà mà không có văn hóa châu Á, đừng cố chứng minh mình là đạo của lương tâm, vì có lương tâm nào lại đi van lạy thực dân đến xâm lược nô lệ hóa chính dân tộc mình như kẻ được CG tán lên mây xanh 'trí thức' Pétrus Ký?

Có lẽ hòa bình và yêu thương mà họ tự hào chắc phải đợi đến khi mà tất cả nhân loại đều biến thành con chiên (sic). Chưa thành cái chuồng cừu khổng lồ thì chưa hoàn thành sứ mạng phục vụ Chúa, Chúa đâu chả thấy, chỉ thấy một bầy ăn trên ngồi trước ở Vatican mà lịch sử đã chép lại toàn chuyện dâm ô, ác đức, toàn máu đổ và chiến tranh cùng với bầy giám mục địa phận luôn sống trong nhung lụa và với sự thờ bái dành cho thần linh. Người VN mà ở Âu châu phải biết cái lạnh giá của mùa đông như thế nào, vậy nhưng dân nghèo phải chất củi vào nhà thờ để đổi lấy vài mẫu bánh mì thời trung cổ, còn các giám mục thì uống rượu vang ôm các nữ tu trong chăn ấm! Mà các con dân của Chúa ở Âu châu lúc ấy có thể nói là 100% ngoan đạo từ nhiều trăm năm, nhưng ai đã thù hận đứng dậy làm cách mạng Pháp? Xin thưa, chính là con chiên của Chúa đã bỏ đạo và nổi loạn dưới sự 'bách hại' tàn bạo của tăng lữ và quý tộc kết hợp! Sự thực này đừng nói là dị giáo nói oan cho giáo hội, chính giáo hội tự thú nhận.

Cũng xin đề nghị với các luật gia Phật tử hãy thử tìm hiểu những tiết lộ của Charlie Nguyễn, mà tôi tin là sự thật, về những lời kinh phỉ báng đức Phật như đã lạc đàng thờ lạy bụt thần hoặc đặng bỏ bụt thần ma quỉ mà trở lại cùng Chúa tôi. Không biết ở VN luật Pháp như thế nào, nhưng ở Âu Châu thì đây là thóa mạ tôn giáo, có thể bị truy tố ra tòa án, bị chế tài và bị trừng phạt. Chắc chắn những kinh này được các cha cố thời Pháp thuộc viết, văn vẻ còn ngọng nghịu, và dĩ nhiên là được thực dân che chở, đồng thời hai triều đại VNCH làm ngơ. Họ bí mật ngu dân hóa bằng những lời lẽ rẻ tiền thiếu học, lại gọi Phật là Bụt không viết hoa để dễ bề ngụy trang lươn lẹo, xem Phật giáo là tà đạo ma quỉ từ hằng trăm năm mà không ai hay biết.

Tôi tin rằng những bài kinh này chỉ có ở VN và chắc chắn chẳng có đạo CG nào khác trên thế giới lại có thể có những thái độ ấu trĩ hèn mọn, với một trình độ thời trung cổ ngu dốt, đầy óc ngụy tín về quyền uy của một thời mà La Mã giết người không gớm tay, chuyên đi đập phá tiêu diệt tín ngưỡng của các nền văn hóa dị biệt. Các nơi khác mà tôi biết, như ở Pháp nơi tôi đang ở chẳng hạn, CG là một tôn giáo khá thân thiện và cởi mở. Tôi có thể làm bạn với người Pháp CG mà không hề nghe một lời bình phẩm xấu nào của họ về đạo Phật. Trái lại, chính họ còn tự phê bình lấy nhiều sai lầm của CG. Tôi kính trọng thái độ dân chủ đầy tương kính của họ. Tôi không những chưa bao giờ cảm thấy dân Ba Lan 100% Công giáo không đáng yêu, trái lại còn mong mỏi họ luôn là một quốc gia Công giáo.

► Thứ ba là, phải ăn bánh thánh và nghĩ rằng đó là thịt và máu của Giê Su ! Chỉ nghe là đã lợm đến buồn nôn ! Đừng nói là thịt người, ngay chó và rắn, có mà chỉ tưởng tượng thôi, có người đã ọi ra huống hồ phải tưởng tượng mình ăn thịt và uống máu người hằng ngày ! Tôi thà xuống hỏa ngục còn hơn ăn thịt chó, thịt rắn, hoặc thịt người. Mà thực lạ, chiên của Chúa có thể giết người, cướp của, hiếp dâm, phá thai không sợ bị hỏa ngục, lại có thể cho rằng chỉ cần không tin theo Chúa thì sẽ vào hỏa ngục. Từ đó suy diễn ra, chắc rằng theo Chúa thì tội ác dẫu có nhiều như núi cũng sẽ được xóa sạch nhờ ăn thịt và uống máu Chúa, và thịt và máu Chúa cũng chính là hành trang cho cuộc cứu rỗi về cõi vĩnh hằng.

Tôi không chỉ trích niềm tin của ai cả, ai tin gì mặc người ấy, tôi chỉ phản bác những tội ác, đạo đức giả, bôi nhọ mà không dám thừa nhận. Tôi không biết có phải đây là chiêu bài mà La Mã dùng để lừa gạt bọn ngu và ác không. Tôi tự hỏi mình đang sống ở thời đại nào đây khi lần đầu đọc những điều này trong sách của Charlie Nguyễn, một tín đồ Công giáo viết về Công giáo.

Claude Adrien Helvétius (1715-1771), Triết gia Pháp nhận xét trong pensée et réflexions như sau về việc ăn thịt Chúa: On n'appelle pas fou un homme qui croit manger le bon Dieu, mais celui qui se dit Jésus-Chris. (Chúng ta không gọi người tin vào ăn thịt Chúa là điên; kẻ điên, là người tự xưng mình là Chúa Cứu Thế.)


David Hume

David Hume (1711-1776), Triết gia Tô Cách Lan cũng nói về sự ăn thịt Chúa như sau: The Roman Catholics are a very learned sect?..Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries eat, after having created, their deity. (Những tín đồ Công giáo là một hệ phái trí thức? Trong mọi tôn giáo, tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà trong đó những người hiến thân cho Chúa ăn thịt Chúa mình sau khi đã tạo ra ông ấy).

► Thứ tư là, nếu cần lựa chọn giữa Chúa và tổ quốc, con chiên phải chọn Chúa (theo linh mục Hoàng Quỳnh, người rất có uy tín và được thương mến trong Công giáo), còn nếu không cần lựa chọn thì con chiên không những phải tin Chúa mà còn có bổn phận dụ đạo, nới rộng biên giới của Chúa. Trong cuốn “Tổ quốc ăn năn”, Nguyễn Gia Kiểng tìm đủ mọi cách hạ bệ Khổng Tử, tuy rằng học thuyết “vô thần” (quỷ thần kính nhi viễn chi) của Khổng Tử luôn chủ trương trung quân ái quốc, quân vi thần cương, tuy nhiên ngài lại tán thành việc giết bạo Chúa, tru bạo quốc chi quân nhược tru độc phu,đây là lý do tại sao Tần Thỉ Hoàng ra lệnh đốt sách, chôn học trò.Quân vào thời của Khổng Tử được xem là đại diện cho quốc gia, cho thấy Nho học cổ xưa đã đặt tổ quốc lên trên cả cha mẹ. Hiện nay, dù Nho giáo đã không còn nhiều giá trị thực tiễn, nó vẫn từng dạy các sĩ phu đánh lại người Hán khi bị xâm lăng, nó vẫn hơn xa học thuyết bỏ cha mẹ bỏ tổ tiên ông bà dâng đất nước VN cho một thực thể phi dân tộc.

Chỉ riêng chủ trương vô thần của Nho giáo cũng đã là tư tưởng mới mẻ đối với thế ký ánh sáng Âu Mỹ, nhưng NGK lại chưởi rủa rằng Nho giáo sợ quỷ thần trong sách TQAN của ông mà không giải thích vì sao 'kính sợ' quỷ thần là xấu Chẳng lẽ ông không hiểu 'kính sợ' là không bàn đến, là bất cập, là mất thì giờ vô ích, quá phức tạp đối với lý trí ? Ngay Kant cũng không cho rằng có thể hiểu được Thần linh bằng lý trí, vậy chắc NGK có thể dùng lý trí để hiểu thần linh? Có lẽ, vì ông ta được Chúa mạc khải, hiểu được thần linh, nên ông cũng sẽ đồng ý việc Ngô Đình Diệm làm lễ dâng đất nước VN cho thánh mẫu Maria trong khi giáo dân CG chỉ có chừng hơn 6%.

Voltaire, Triết gia Pháp thế kỷ 18, người mà khi cần, NGK hay trích dẫn, khi viết về các giá trị tự do dân chủ, đã nghĩ sao về Khổng Tử?

«Sans éblouir le monde, éclairant les esprits
Il ne parla qu’en sage, et jamais en prophète ;
Cependant on le crut, et même en son pays
» (Philosophe ignorant)

Tạm dịch:

«Không làm lòa mắt thế giới, làm sáng tỏa trí tuệ
Chỉ nói về sự khôn ngoan, không bao giờ nói về tiên tri
Hiện đang được người ta tin tưởng, và ngay cả được tin tưởng trong xứ sở của ông.»

Thêm nữa

«Confucius ne recommande que la vertu; il ne prêche aucun mystère […] pour apprendre à gouverner il faut passer tous ses jours à se corriger. » (Dictionnaire philosophique)

Tạm dịch:

«Khổng Tử chỉ khuyến khích sống đạo đức; ông không giảng đạo bí ẩn […] để học hỏi việc trị nước phải ngày ngày tự sửa đổi lấy mình»

Thêm nữa:

«Confucius n’a point inventé un système de morale, comme on bâtit un système de physique. Il l’a trouvé dans le coeur de tous les hommes» (l’Essai sur les moeurs)

Tạm dịch:

«Khổng tử chẳng hề phát minh ra một hệ thống đạo đức, như người ta xây dựng một hệ thống vật lý. Ông tìm         thấy hệ thống ấy trong trái tim của nhân loại. »

Còn nữa, nếu viết hết những ca ngợi mà Voltaire dành cho Khổng Tử phải viết hằng trăm trang giấy. Nhưng nhà tư tưởng mà Voltaire xếp ngang hàng với Platon, Épicure, Cicéron đã bị NGK dùng hết những xảo thuật cắt ngắn vài đoạn, vài chữ, rồi phóng đại lên mà bôi nhọ, hạ bệ ông.

- Tại sao thỉnh thoảng tôi nói về Nguyễn Gia Kiểng ?

NGK là người yêu nước 'nồng nàn' như Nguyễn Thanh Giang ca tụng, nhưng NGK là một trong những trí thức Công giáo có khuynh hướng muốn biến VN thành một quốc gia Á châu không có các giá trị châu Á, dĩ nhiên trong đó cũng không có Phật giáo. Ki Tô giáo mà nhất là Công giáo La Mã cũng chủ trương đập hết thần tượng của ngoại đạo, tiêu diệt hết văn hóa của ngoại đạo để chỉ tôn thờ duy nhất mỗi nình Chúa. Có cần tôi chứng minh bằng kinh thánh không ?

Tôi có nguời bạn từng là cộng sự viên trong xí nghiệp của NGK, đồng thời là thành viên trong nhóm Thông Luận, bây giờ là báo Tổ Quốc. Anh ta đã từng phản đối NGK trong nội bộ của nhóm khi ông đem kinh Bát Nhã ra châm biếm, cho đó là tư tưởng hư vô, bất cần nhân loại, phó mặc dân tộc, thây kệ tổ quốc. Sau đó, nhận thấy nhóm Thông Luận chỉ là một công cụ trá hình chống cộng sản nhưng âm mưu là hạ bệ văn hóa Á châu; mà theo anh, trước hết là Khổng Mạnh, sau đó chắc chắn bước kế tiếp sẽ là hạ bệ Phật giáo, nên anh đã ra khỏi Thông Luận. Chính bạn tôi đã lưu ý tôi điều này, vì trước đó tôi ít để ý và biết nhiều về NGK.

► Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, người VN phải nhớ điều này: nếu VN thành một quốc gia Công giáo thì chắc chắn, sớm hay muộn, tết nguyên đán và âm lịch sẽ bị bãi bỏ. Cho nên ai đề nghị bỏ tết Nguyên Đán, thì phải lập tức dè dặt tìm hiểu vì động cơ sâu xa nào khiến họ đưa ra đề nghị này. Họ sẽ luôn nêu ra một nguyên nhân khách quan như kinh tế, mùa màng  để che dấu âm mưu xoá bỏ văn hóa châu Á, những ngày lễ truyền thống của dân tộc. Đừng nên cho rằng CG đã yếu trong chế độ CS; ngược lại họ đang rất mạnh, và có lẽ đang nằm trong các cơ quan rất cao cấp của chính quyền CS. Họ đã đưa giáo sĩ Đắc Lộ trở lại đài vinh quang được thì họ cũng có thể sẽ tiêu diệt được những gì họ muốn, với tiền bạc và thế lực của Vatican. Cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đều đã qua thăm giáo hoàng, điều mà trước kia không bao giờ thấy, là dấu hiệu đã có thảo luận đôi bên.

Trên đây là 4 điều bắt buộc và nhiều mất mát cho những ai muốn tôn thờ Chúa trời, để đổi lại chỉ là sự cứu rỗi hão huyền về một cõi thiên đường mà ngày nay chính giáo hoàng cũng thừa nhận là không thể có. Sự cứu rỗi này không có bằng chứng khả tín, bất ký ai cũng có thể hứa trăng hứa cuội, vì không cần chứng minh, không cần lý trí; chỉ đòi hỏi phải tin, không tin thi sẽ vào hỏa ngục. Chẳng lẽ những người sinh ra trước Jésus và 2/3 nhân loại không tin vào Chúa Ki Tô đều phải vào hết hỏa ngục?

Giết hết chúng đi, Thượng Đế sẽ biết ai là con chiên của ngài.

Cho nên, một khi đã được cái dấu nung đỏ in vào thân thể, thì yên chí là Chúa sẽ không bao giờ còn lộn con Chúa với một người ngoại đạo. Cuộc Thánh chiến ở Béziers nước Pháp xảy ra vào năm 1209 , khi phải giết hết cả già trẻ lớn bé đàn ông đàn bà, công sứ tòa thánh Arnaud Amaury nói một câu trứ danh "Tuez les tous, Dieu reconnaîtra les siens" (giết hết chúng đi, Thượng Đế sẽ biết ai là con chiên của ngài). Điều này cho thấy là ai theo Chúa đều có in dấu mà chỉ Chúa biết, không thể lầm, nên nếu có chiến tranh và nếu cần, thì ngay cả chiên cha chiên con cũng đều giết tất, thà giết lầm hơn bỏ sót. Người ở ngoài nhìn vào cho đây là chủ nghĩa nô lệ, nhưng con chiên lại quỳ dưới chân Chúa van xin và hãnh diện được làm nô lệ.

Thực ra trước khi đọc Charlie Nguyễn tôi cũng không ưa Công giáo vì hay tìm cách kiếm chiên con, nhưng chỉ là không ưa thôi. Bên Phật mà có ai theo Chúa tôi nghĩ cũng chẳng phải là một mất mát gì, vì bỏ Phật được thì cũng chỉ là người ít học, tin vào cái vỏ bên ngoài của Phật giáo như cầu an cầu siêu, ai rước được hạng ấy cũng chẳng khác mót lúa lép. Cho nên đối với tôi đạo ai nấy thờ, ai bỏ đạo ai theo đạo, tôi cũng chẳng hơi đâu mà xen vào. Nhưng sau khi đọc xong Charlie Nguyễn tôi cảm thấy không lên tiếng là xem thường lương tâm của chính mình và thờ ơ với đất nước, gia đình, bè bạn. Bài viết này được ra đời nhờ người bạn Công giáo Charlie Nguyễn đã tạo cho tôi lòng can đảm và óc trách nhiệm.

Trở lại với đề tài của chúng ta: nếu như giáo hoàng xem sự hiện hữu của một đấng toàn năng là tất yếu cho sự cứu rỗi, vậy tại sao phải chia năm xẻ bảy tôn giáo khác nhau dù chỉ có một Thượng Đế? Rồi đánh nhau đẫm máu kịch liệt, tranh dành tín đồ và bêu xấu nhau bằng đủ mọi cách? Một tín đồ Hồi giáo có khác gì một con chiên? Một tín đồ Phản Thệ tin vào ai? Ngay cả đạo Do Thái, tất cả đều tin chung một Thượng Đế. Vậy dân Việt cũng có thể được mạc khải, được cứu rỗi linh hồn bởi đấng Allah chưa mang tội với dân tộc VN, cần gì phải theo Công Giáo với những trang sử ô uế?

Đạo Hồi ở Á Châu lại có khuôn mặt hiền hòa và nhân ái. Tôi từng sống trong trại tị nạn dành cho thuyền nhân VN ở Indonesia nên biết chút ít về họ. Ở Âu châu Hồi giáo cũng đã tạo được chân đứng rất đáng ngại cho Vatican.

Nếu phản biện rằng Hồi giáo là tôn giáo của bọn khủng bố, như giáo hoàng Benedict 2 đã nói và đã lãnh đủ một bài học, vậy lịch sử đẫm máu của Ki-Tô giáo La Mã có kém Hồi giáo không ? E rằng còn ác hơn vạn lần! Nếu tội ác của Hồi Giáo  kém xa Công giáo, thì tội ác của cộng sản chỉ đáng là nghiệp dư không thể nào so bì. Nhưng thay vì ăn năn sám hối trên biển máu và núi xương của mình tạo ra, Công giáo lại bươi móc, tố cáo tội ác của cộng sản, hành động này chả khác đốt nhà chạy tội.

Đức Thánh cha Francis với chủ trương chánh sách 'Giáo Hội nghèo' bị chất vấn là có giống chủ thuyết CS không, ngài lập tức nói ngay, CS là wrong (tà thuyết). Ở Âu châu, con tôi lúc còn bé nó biết nhiều về trận đánh Poitiers của Pháp  vào năm 732 với quân Hồi giáo.

Vị trí trận đánh Poitiers của Pháp và Hồi Giáo vào năm 732

Đó là cuộc chiến giữa nước Franc (tiền thân của Pháp, như Văn Lang, tiền thân của Việt Nam) và đế quốc Hồi giáo Califat Omeyyade (tiền thân của những nước Ả Rập Hồi giáo bây giờ). Ngược lại nó biết rất mù mờ và đại khái về các cuộc thập tự chinh do các giáo hoàng La Mã thực hiện.

Trận đánh Poitiers của Pháp và Hồi Giáo vào năm 732

Giáo dục Pháp vẫn phần nào che giấu sự thực đối với công chúng, nhất là trẻ con. Tội ác của giáo hội La Mã thời trung cổ ngày nay được phổ biến tràn ngập các mạng internet và được dịch ra nhiều thứ tiếng, nhưng đem những tội ác quá lớn lao ấy dạy cho tuổi trẻ cũng chẳng phải là chuyện hay ho gì, nhờ thế mà uy tín của giáo hoàng chưa đến nỗi bị lung lay trong giới bình dân.

Khi Pháp bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, sau đó thua trận Điện Biên Phủ, bị HK hất cẳng ở Đông Dương; Pháp trở nên có khuôn mặt nhân quyền, và là quốc gia đầy văn hóa.

8 ▪ Lý do Giáo Hội La Mã thay đổi khuôn mặt

Khi thế giới bắt đầu hiểu thế nào là Ky-Tô giáo, bị trí thức lên án nặng nề, hoàn toàn mất thế quyền; Vatican cũng bắt đầu có một khuôn mặt khả ái đáng yêu, với cuốn kinh Phúc Âm trên tay thay vì thanh kiếm.

Có thể tóm gọn những lý do khiến giáo hội La Mã  thay đổi khuôn mặt như sau:

Kỷ nguyên ánh sáng (siècle des lumières ,1715-1789) đã bùng vỡ thành cuộc cách mạng Pháp và cuộc cách mạng này đã đưa ra bản tuyên ngôn nhân quyền, đòi hỏa sự bình đẳng của công dân, xóa bỏ giai cấp và các quyền ưu tiên dành cho quý tộc cùng tăng lữ; tịch thu tài sản của giáo hội, bài trừ Ki Tô giáo trong sinh hoạt nhân gian (Déchristianisation, nhóm quá khích Hébertistes), Mirabeaux tuyên bố rằng Vous n'arriverez à rien si vous ne déchristianisez la révolution (bạn sẽ không đi đến đâu nếu bạn không bài trừ Ky Tô giáo ra khỏi cách mạng). Mặc dù quá khích, đây là những quả bom cảnh cáo giáo hội La Mã, làm giảm bớt thế lực giáo hoàng. Cuộc cách mạng Pháp đã làm thức tỉnh cả thế giới, thắp sáng ngọn đuốc dân chủ, để mọi người nhìn thấy vua Chúa và tăng lữ cấu kết nhau bóc lột dân chúng như thế nào. Nên nhớ rằng bối cảnh 1789 là bối cảnh Âu châu 100% Công giáo. Lưu ý như vậy để làm đậm nét tàn độc của giáo hội trên chính giáo dân của mình chứ không phải dị giáo khác loài.

Báo Le peuple de la paix của Công giáo Pháp viết về Giáo Hoàng Pie 6 trong cuộc cách mạng Pháp như sau:

Pie VI doit affronter la politique anticléricale de l'empereur germanique Joseph II. En 1782, il se rend à Vienne en vue de régler le conflit, mais son voyage reste sans effet. 

Dès le déclenchement de la Révolution française, toutes les propriétés de l'Église de France sont confisquées au nom de la Liberté, et lorsque le régime révolutionnaire exige du clergé un serment de fidélité, Pie VI dénonce la Révolution comme athée et condamne la Constitution civile du clergé en 1791. La même année, il assiste impuissant à l'annexion d'Avignon et du Comtat Venaissin. Il apporte son soutien à la coalition antirévolutionnaire des puissances européennes ….

Pie 6 phải đương đầu với chính sách chống lại tăng lữ của Đức hoàng Joseph 2. Năm 1782 ông đích thân đến Vienne trong mục đích giải quyết tranh chấp, nhưng chuyến du hành của ông đã không có kết quả.

Ngay khi cuộc cách mạng Pháp bùng nổ, tất cả tài sản của giáo hội Pháp đều bị tịch thu nhân danh Tự do, và khi guồng máy cách mạng đòi hỏi tăng lữ phải tuyên thệ trung thành (với cách mạng), Pie 6 tố cáo cuộc cách mạng là vô thần và lên án bản Hiến chương dân sự của hội đồng tăng lữ năm 1791. Cùng năm đó, ông phải miễn cưỡng tham dự vào sự tiếp quản Avignon và Comtat Venaissin (hai thành phố này thuộc sở hữu của giáo hội La Mã, état pontifical, chú thích của nguời dịch). Ông ủng hộ liên minh chống cách mạng của các cường quốc Âu châu.....

Các quốc gia Ki Tô giáo đã lập ra Liên Minh Thánh gồm Anh, Áo, Phổ cùng với con chiên đem quân tràn vào Pháp nhằm ngăn chận sự bành trướng của tư tưởng cách mạng:

A Vienne est également conclue la Sainte Alliance, première alliance politique de l’histoire.

Inspirée par l’empereur de Russie Alexandre 1er, elle rassemble Prusse Autriche Russie aunom des valeurs chrétiennes contre les idéaux des Lumières et se donne pour mission d’empêcher la résurgence de la   Révolution en Europe.

Đồng thời ở thành phố Vienne được ký kết Liên Minh Thánh, liên minh chính trị đầu tiên của lịch sử.

Được Nga Hoàng Alexandre đệ Nhất gợi ý, liên minh này tập kết Phổ, Áo, Nga nhân danh những giá trị Ki Tô chống lại những lý tưởng của kỷ nguyên Ánh sáng và có sứ mạng ngăn chận sự bành trướng của Cách mạng ở Âu Châu

Các dẫn chứng trên cho thấy rằng, Ki Tô giáo hoàn toàn chống lại cách mạng và sự phát triển của kỷ nguyên Ánh sáng.

► Cao trào ánh sáng chống lại chánh sách ngu dân hóa (obscurantisme) vẫn tiếp tục phát triển ở  Âu Mỹ sau cách mạng Pháp và không ngừng sản xuất những nhà tư tưởng, nhà khoa học và  trào lưu dâng cao khoa học này đã bắt đầu có ảnh huởng lớn và làm giảm bớt đi ác tính của giáo hội. Các danh nhân, vĩ nhân này không ngớt viết sách lên án giáo hội. Hãy cám ơn họ hơn là thù hằn họ: Voltaire, Victor Hugo, Russell, Nietzsche, Diderot; nếu không có họ, e rằng giáo hội đã tiêu vong từ lâu với những phong trào Déchristianisation trên toàn lục địa!

► Để được sinh tồn, giáo hội đã sửa sang lại khuôn mặt cho từ ái với giáo dân và với loài người, đây là một bắt buộc chứ chẳng phải tự nguyện. Khác với trước kia lúc còn vũ khí, còn tòa án dị giáo, có thể điều binh khiển tướng thì ngay các vua Chúa Âu châu còn sợ quyền uy của giáo hoàng đừng nói là dân thường. Dân nghèo ngu dốt trước thế kỷ thứ 18,  hay dân Việt Nam, Philippines, hoặc một số dân Mỹ Châu La Tinh ngày nay xem giáo hoàng như Thượng Đế. Nếu không có kỷ nguyên ánh sáng và tiến bộ của loài người song song với phát triển khoa học, ông Thượng Đế này vẫn ngồi nguyên trên chiếc siêu ngai vàng Âu châu, các vua Chúa vẫn phải phục tùng, và có lẽ nước VN hay cả Á châu đã hoàn toàn biến thành những quốc gia thiên Chúa giáo. Ngày xưa với uy quyền hiển hách ấy, giáo dân Âu châu đã sống nghìn lần đau khổ hơn dân TQ và VN vào những thời đại tương đương trước cách mạng kỹ nghệ.

► Thêm nữa, đầu thế kỷ 21, giáo hoàng Francis đang phải đối phó nhiều tố cáo mới về tội ác của các tu sĩ Công giáo như ở Mỹ, Irlande trong những năm 1960 đến 1980 còn tồn đọng từ triều Benoît (Benedict 16), càng làm giáo hội nhức nhối khó ngẩng cao mặt. Chắc hẵn là trong tương lai, Công giáo sẽ ngày càng hiền hòa hơn, điều này đã có thể thấy tại Âu châu, nếu có hôn nhân giữa Hồi Giáo và Công giáo thì người Công giáo thường nhân nhượng. Người đạo Hồi ở đây còn cuồng tín gấp đôi người Công giáo, y như người giáo dân Việt Nam đối với nguời lương. Tuy nhiên, dù bộ mặt của Công giáo  Âu Mỹ đã thực rất hòa ái, bộ phận CG Việt Nam chỉ thực sự đáng kính khi mà nó chấp nhận một giá trị khác nó; chung sống hòa bình với mọi trào lưu văn hóa, không tiếp tục chủ trương bành trướng theo cách thức hạ bệ bôi bẩn Phật giáo thành bụt thần ma quỷ (nghĩa là phải xóa các kinh nguyện nói xấu đạo Phật như như sự tiết lộ của Charlie Nguyễn), hoặc áp lực qua hôn nhân, và nhất là, nó phải đặt tổ quốc lên trên tôn giáo, biết nhìn nhận và sám hối trên vết đen lịch sử mà nó đã tiếp tay thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam.

Đến đây thì ai cũng phải hiểu là các giáo sĩ đã tiên phong và cùng đi với bước chân xâm lược của các đế quốc thực dân.

Bề ngoài NGK làm như không phải là người CG cực đoan, nhưng tất cả sách vở của NGK thì nếu không chê văn hóa châu Á thì chê nước Việt, người Việt, văn hóa TQ, người Trung Hoa. NGK chỉ tỏ ra thương hại hơn là hãnh diện về người Việt và văn hoá Việt. Người bạn 'thông luận' của tôi có lần đã nói rằng NGK tán dương 10 giáo lệnh của Thánh kinh cựu ước lên mây xanh, rằng nếu không có 10 giáo lệnh này thì thế giới đã rất hỗn loạn. Cách thức của NGK khôn ngoan hơn các nhà truyền giáo khác, không đánh thẳng vào mục đích là đạo Phật mà triệt tiêu dần dần các giá trị châu Á yếu kém hơn. Đây là binh pháp cuả châu Á: tránh tấn công nơi địch mạnh, tỉa dần các  lực lượng đồng minh yếu kém để làm cho địch yếu dần.

Khi NGK viết về đạo Thiên Chúa, ông đã cố gắng biện luận rằng đạo Thiên Chúa hiền lành vào VN, hằng trăm nghìn người bước qua thánh giá và chịu chết, họ bị mang tiếng oan và không theo chân một đoàn quân xâm lăng nào (Tổ Quốc Ăn Năn, Cho những người đã nằm xuống). Có thể có một ít người chết oan, nhưng theo ông là cả đến trăm nghìn người. Đây là thói quen của NGK, khi cần nói ít ông hạ thấp con số, như việc Tôn sĩ Nghị đem vào VN chỉ có 6 nghìn quân kỵ, trong khi Đại Nam Nhứt Thống chí viết đến 4,5 mươi vạn (dĩ nhiên cũng khó tin, Tạ Chí Đại Trường cho rằng có thể tin được ở con số 20 vạn), và ông chỉ cần một mình sử gia Tàu Tưởng Quân Chương nói là hợp với với mục đích là hạ giá trị tài quân sự của Quang Trung, nhưng ông bỏ sót một chi tiết: những báo cáo về triều đình nhà Thanh về chiến tranh đa phần là dối láo để che dấu tội; khi ít mà cần nói nhiều, ông cũng nhập chung số giáo dân cầm vũ khí theo giặc Pháp vào với số dân hiền lành lên hằng trăm nghìn và kết luận tất cả đều hiền lành vô tội.

9 ▪ NGK viết sách bất cần lịch sử

Ông (NGK) phê bình Nguyễn Mạnh Côn đem tâm tình viết lịch sử, còn ông thì đem mưu mô sâu kín phê bình lịch sử. Chính ông đã thừa nhận một cách nhẹ nhàng sự cấu kết giáo sĩ và thực dân: «Nhưng các giáo sĩ đã truyền giáo trong điều kiện khó khăn tất nhiên phải có sự giao dịch với các thế lực có ảnh hưởng tới Việt nam lúc đó. Những người bị bách hại tất nhiên phải tìm chỗ dựa. Điều này cũng tự nhiên như ngày nay chúng ta vận động các chính phủ dân chủ và các tổ chức nhân đạo bênh vực cho những người dân chủ gặp khó khăn tại Việt nam.» 

Sự thực không phải các giáo sĩ bị áp bức mà cấu kết với quân Pháp, chính các giáo sĩ đã yêu cầu Pháp đưa quân sang VN. Chúng ta có sẵn sàng yêu cầu HK đem quân vào VN vì nhà nước CS đã bắt giam những người đấu tranh cho dân chủ không?

Không biết cái gì đã khiến NGK viết sách mà bất cần lịch sử như thế này! Nói thế có nghĩa là các giáo sỹ vào truyền giáo ở VN, vừa vào đến VN là bị áp bức? Chính Alexandre de Rhodes cùng với Fraçois Xavier bị đuổi ra khỏi Nhật, François về Malacca và chết ở đó, còn De Rhodes dến VN, cả đàng trong và đàng ngoài đều cho ông tự do truyền đạo vì họ muốn lợi dụng sự thông thái của ông để làm lợi khí. Nguyễn Huệ cũng không làm gì các giáo sĩ tây phương. Có bao giờ NGK tưởng tượng vào thời mà De Rhodes đến VN thì cũng có vài nhà sư sang truyền giáo tại Pháp, vừa sang đã mắng chưởi Chúa Ki Tô là tà đạo? Ngoài ra, NGK còn lờ đi việc giáo dân theo chân giặc đánh lại kẻ chống xâm lăng, làm như người CG hoàn toàn vô tội đối với dân tộc. Đây là một sự thực dù người CG không chấp nhận, hoặc không đủ can đảm để chấp nhận, thì lịch sử vẫn là lịch sử. Nếu muốn chứng minh ngược lại, chỉ có cách có ai nêu ra được bằng chứng kháng chiến Công giáo chống lại thực dân Pháp trong quá trình từ khi Pháp đến đô hộ và bị đánh bại tại Điện Biên Phủ.

Người Việt bây giờ đã đọc được những gì các nhân chứng thực dân viết lại ngay bằng tiếng Pháp như giám mục Puginier, như quan toàn quyền Lanessan, đến nỗi vị quan này còn than rằng các giáo sĩ đã đi xa hơn chính quyền thuộc địa, can thiệp trực tiếp vào chính trị vùng miền, qua mặt ngay cả thực dân, xử án tại chỗ, linh mục Trần Tam Tỉnh kể chuyện cha cố Tây đi cáng sai người Lương khiêng mà không khiêng là bị đánh và khi kiện quan, quan còn sợ bảo phải khiêng cho các cha cố, nếu tái phạm coi chừng xử tử.

NGK còn táo bạo hơn, viết một cách khinh bỉ cuộc chống xâm lăng của dân tộc như sau:

Một viên thiếu úy với bảy tên lính Pháp đã có thể nghênh ngang vào tính Ninh Bình, bắt tất cả tuần phủ, án sát trói lại, tịch thu mấy chục khẩu đại bác, bắt quân Việt nam hạ khí giới quì hai bên đường. Người Công Giáo, nếu muốn, thừa sức đánh bại thứ quân đội vô dụng đó. Nhưng họ vẫn chịu đựng thà chết vì đức tin chứ không nổi loạn. Ở vào thời buổi đó, đâu đâu cũng có nổi loạn, nhưng những người Công Giáo, có lý do nhất và có khả năng nhất để nổi loạn, lại không nổi loạn.

Người Công giáo có nhiều lý do nhất và có khả năng nhất để nổi loạn, lại không nổi loạn. Đúng là tư tưởng chỉ một chiều của nô lệ ngoại lai. Lý luận được vậy tại sao không chung sức mà đánh Pháp? Chỉ cần CG tạo ra các chiến khu mang thánh giá, phục kích và đánh vào giặc Pháp, với cái gọi là có khả năng nhất để nổi loạn ấy, thì ai mà còn dám cấm đạo hoặc cho rằng CG phản quốc?

Làm loạn thì giáo dân không thèm làm, mặc dù dư sức đánh bại quân nhà Nguyễn vô dụng, như lời huênh hoang của giáo dân Công giáo NGK, nhưng làm lính đánh thuê cho Pháp thì giáo dân đã tận tâm tận lực và hãnh diện để làm:

Trần Lục còn tuyển mộ cho Francis Garnier từ 12.000 đến 14.000 lính đánh thuê trong cuộc Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ năm 1873 mà đại đa số là dân Công giáo. (Các Vua Cuối Triều Nguyễn I, Vũ ngự Chiêu , trang 225-226).

Charlie Nguyễn, người có 5,7 đời Công giáo gộc mà lại viết một câu về CG, đọc mà rùng mình:

«Cũng với bản chất phi dân tộc, người Công giáo đã coi những ngoại nhân mũi lõ mắt xanh đồng đạo như những người thân đáng tin cậy. Trái lại họ xem đồng bào ngoại đạo như những kẻ thù.»

Những dòng sau đây của ông làm chua xót tâm tình người trí thức:

"CHRISTIAN BY BIRTH ANTI-CHRISTIAN BY CHOICE".

«Trải qua gần 500 năm theo đạo, các tiền nhân của tôi đã có nhiều vị tử đạo. Tuy nhiên, tôi không lấy điều này làm niềm vinh dự. Trái lại, tôi coi đó là niềm đau xót lớn lao vì các tiền nhân đã phải đổ máu vô ích cho một thứ tà đạo mà cả loài người ngày nay đang lớn tiếng nguyền rủa nó »

Đừng nghĩ rằng khi tôi viết như vậy, với cương vị một Phật tử, là tôi mong người Công giáo bỏ Chúa theo Phật. Tôi không bao giờ mong đạo Phật trở thành quốc giáo và dựa vào đám đông để tạo uy thế, chỉ tổ làm các sư các thầy hư hỏng với những mời gọi thế tục. Tôi không thích tăng thân tạo áp lực chính trị bè phái trong bất kỳ thời đại nào. Tôn giáo tuyệt đối nên đứng ngoài chính trị. Tôn giáo có thể tham dự biểu tình chống cường quyền, chống xâm lược, nhưng không mưu cầu thế quyền chứ đừng nói là thế quyền của ngoại bang ban cho. Phật giáo thì ngay cả giáo quyền cũng chẳng nên có huống gì thế quyền. Tôi đã từng khuyên người những người Công giáo, hoang mang vì bị phá sản tâm linh, hãy cứ giữ đạo, nhưng có thể thực hành những phép thiền tuệ giác của đức Phật mà không hề sợ bị gia đình bè bạn phản đối.

Phật giáo trên căn bản không phải là một tôn giáo theo ý nghĩa Tây phương, nó là con đường giác ngộ rất khoa học, nó giảng dạy cách chuyển hóa tâm thức từ loạn đến tịnh, từ đa cực đến vô cực, từ đối đãi đến trung đạo; tựa như học bơi, học lái xe, học sử dụng máy tính; dù có là đạo dòng từ vài trăm năm cũng chẳng hề hấn gì. Bạn yên chí, đây là con đường tâm linh, nó không có nhãn hiệu , nó càng không cần phô trương, nó là bí mật của bạn với chính tâm thức linh thiêng của mình. Giáo hội PG hoàn toàn không thể, cũng chẳng cần can thiệp bắt buộc bạn phải mang phù hiệu Phật giáo khi bạn tu tập chánh niệm. Ở Âu châu, trong đạo tràng của các thiền sư Nhật, Tạng, Việt, và ngay cả của các thiền sư Âu Mỹ, số linh mục và giám mục đến tu tập khá đông mà không hề có tị hiềm tôn giáo. Ngay làng Hồng của thiền sư Nhất hạnh, số tu sĩ người da trắng chiếm khá đông cả nam lẫn nữ. Có cả linh mục Công giáo Mỹ đến tu và sau đó nhận làm giáo thọ cho làng, mà vẫn giữ áo linh mục. Hiềm khích tôn giáo khiểu như VN là dấu tích rơi rớt, tàn dư của thời trung cổ.

Sách của NGK rất thích hợp cho  người thích các chuyện giật gân vụn vặt, vì ông hay ngắt đây một ít,  vớ kia một nắm, làm những món ăn thập cẩm hoàn toàn chẳng có chủ đạo, thường là chuyện bên lề với bất kỳ đề tài nào miễn rằng đề tài ấy gây được chia rẽ phân hóa trong lòng người Việt. Nếu đọc mà bị sốc thì tác giả cũng được nổi tiếng, đọc mà như đọc kinh Thánh thì lại càng hay. Tóm lại đó chính là chỗ khôn ngoan của NGK, cóp nhặt của những tác giả Tây phương rồi nhả lại bằng tiếng Việt, mà đa số độc giả ái mộ NGK lại xuýt xoa cho rằng đây là tư tưởng độc đáo của một con người xuất sắc.

Đọc sách của ông xong, người ta không thêm được gì ngoài sự hoang mang: dân Việt tệ quá, văn hóa Á Châu té ra chả có gì hết, ngay cả anh hùng như Quang Trung cũng chả ra gì, Vua Đinh Tiên Hoàng rốt cuộc chỉ là một tên mất dạy, Khổng Tử chẳng qua chỉ là một thứ xua nịnh của vua Chúa phong kiến. Hình như chưa động đến Phật, có lẽ đang chuẩn bị. Giá trị người Việt chả bằng một mẫu bánh rơi rớt của Âu Mỹ.

Tôi không đọc nhiều NGK, chỉ đọc khi cần. Và trên các trang mạng đầy dẫy sách của ông, nên cũng chả cần phải phí tiền mua. Nhưng lạ thực, đến cả trí thức VN cũng thích đọc chuyện 'ngồi lê đôi mách' của NGK, vì nó kích thích thần kinh, khiến người đọc có cảm giác.

NGK chỉ trích các trí thức Phật tử viết sách báo gọi Công giáo là Gia Tô giáo hoặc Catô Rôma, kể tội như trong Tây Dương Gia Tô Bí Lục, rằng đó là kém giá trị, hạ cấp. Hạ cấp? Gọi đức Phật là bụt thần ma quỷ là cao cấp theo NGK? Ông hoàn toàn im lặng trước thái độ chống phá Phật giáo của người CG, chống phá ngay cả trong kinh nguyện mà có lẽ cả ông cũng đọc hằng ngày, gọi Phật là bụt thần ma quỷ, chứ chẳng phải chỉ lẻ tẻ vài cá nhân ít học và cực đoan. Nếu không đọc sách của Charlie Nguyễn không ai biết được hành động cao thượng này của CG. Có lẽ là PG nên để cho CG tha hồ viết lách hạ bệ, như thời kỳ chỉ có CG là biết đọc và biết viết chữ Pháp hoặc chữ quốc ngữ, thì PG mới có nhiều giá trị, mới được NGK đánh giá cao?

Các giáo sĩ Gia Tô giáo luôn muốn Pháp chiếm VN

Ngày nay không cần vào thư viện Pháp, chỉ cần lên internet, đọc được tiếng Pháp hay tiếng Anh là đủ, sẽ có rất nhiều tài liệu bằng cả hai thứ tiếng Pháp và Anh nói rõ, kể rõ đạo Gia Tô muốn xâm lăng VN trước nước Pháp, chứ không phải Pháp dẫn đạo Gia Tô vào VN.

Lịch sử ghi lại rất rõ các giáo sĩ Gia Tô giáo luôn muốn Pháp chiếm VN qua ba lần trong lịch sử:

● Lần thứ nhất vào năm 1652 là chính Alexendre de Rhodes viết thư cho vua Pháp Louis 14 yêu cầu Pháp chiếm Đông Á. Pháp hoàng vì bận những chuyện khác đã lờ đi.

● Lần thứ hai vào năm 1780, giáo sĩ Bá Đa Lộc ( Pigneau de Béhaine) với con tin là hoàng Tử Cảnh 1780 cũng cầu viện vua Louis 16 đánh VN. Louis 16 đang thâm thủng ngân khố không chấp nhận. Bá Đa Lộc cùng với tăng lữ Paris bèn hô hào giáo giới quý tộc của Pháp đóng góp để có binh phí cho cuộc phò trợ Nguyễn Ánh. Đừng nói đây không phải là xâm luợc, mà là giúp cho Gia Long đấy nhé. Tại sao tôn giáo phải xen vào nội bộ chính trị của VN? Bá Đa Lộc là người truyền giáo, nếu không có tư tưởng xâm lăng thì ông chỉ nên yên phận làm thừa sai mà thôi, ai là vua VN không việc gì đến ông ta, vậy mới là chân tu.

● Năm 1850 Hồng Y Bonnechose, Giám-mục Pellerin yêu cầu vua Napoléon III liên minh Pháp -Vatican đánh VN và được vua Pháp chấp nhận, thế là Pháp ồ ạt kéo quân sang VN mở đầu cho trăm năm dô hộ. Trong 100 năm này, giáo hội CG cũng như quan lớn của VN, muốn gió có gió, muốn mưa có mưa; mới tạo được tinh thần kiêu binh của các linh mục nổi tiếng như Trần Lục, Phạm Ngọc Chi, Lê Hữu Từ, Hoàng Quỳnh, thậm chí như Trần Hữu Thanh cũng thừa hưởng tinh thần thực dân này khi hô hào giáo dân xuống đường chống Nguyễn Văn Thiệu năm 1974.

Các tài liệu này cũng cho biết giáo dân đã hợp tác với thực dân đánh lại kháng chiến của người Việt Nam như thế nào. Tôi tin rằng các trí thức CG, như NGK chẳng hạn đều đọc và đều biết. Khổ nỗi làm sao mà nuốt cái nhục ấy vào bụng, rồi cơ đồ của giáo hội, sứ mạng truyền giáo phải làm sao đây? Chẳng hạn chuyện ông linh mục cao quý Phêrô Trần Lục, người được CG tán lên đến mây xanh với những bài viết thật dài trên nhiều báo CG, đã dẫn 5000 giáo dân đánh  Đinh Công Tráng ở chiến khu Ba Đình. Cụ Phan Đình Phùng đã từng xử đánh đòn ông LM này trước công chúng. Hay là ta tháo gỡ Đinh Công Tráng và Phan Đình Phùng mà thay vào đó bằng bảng giá trị LM Trần Lục để VN càng vinh quang hơn?

Để kết luận đề tài này, xin trích một đoạn trong Catholicisme et sociétés asiatiques ( Đạo Công giáo và các xã hội Á châu) của hai tác giả Alain Forest, giáo sư sử học chuyên nghiên cứu về Châu Á đại học Paris-Diderot, và Yoshiharu Tsuboi, giáo sư chính trị học đại học Waseda Tokyo hợp tác viết, như sau:

«Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes. La comparison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force. En effet, sans les missionnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouvaient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres. Leur position ici ne serait plus tenable, et ils se verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.» (trang 156-157)

"Giám mục Puginier viết:Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng. Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù, họ sẽ không thể tin cậy vào một ai, họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ, họ sẽ bị đẩy vào tình trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện hữu của họ sẽ bị nguy hại."

(sẽ đăng tiếp phần 3)

Nguồn: tác giả gửi

___________________

Các bài của Trần Trọng Sỹ: link http://sachhiem.net/TTS/ListTTS.inc.php

Trang Tôn Giáo