Cải Đạo

Sachhiem.net giới thiệu

16 tháng 9, 2009

LTS: Năm 1994, Nhà Xuất Bản Alfred A. Knopf ở New York phát hành cuốn Crossing The Threshold of Hope, nội dung là những câu hỏi của nhà báo Ý Vittorio Messori, một giáo dân Công giáo, và những câu trả lời của Giáo hoàng John Paul II. Có tất cả 34 câu hỏi ngắn và các câu trả lời của Giáo hoàng đã hình thành một cuốn sách dày hơn 200 trang. Phân tích kỹ những câu trả lời của Giáo hoàng, chúng ta thấy Ngài giảng đạo của Ngài chứ không phải là trả lời thẳng vào câu hỏi, vì Ngài thường viện dẫn Kinh Thánh để giảng đạo, kể cả những điều mà thế giới ngày nay xếp vào loại mê tín hoang đường, làm như tất cả những gì viết trong Kinh Thánh đều là những chân lý mạc khải, không thể sai lầm. Cuốn sách trên được một số giáo dân Việt Nam: Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt, Cựu Thẩm Phán Nguyễn Cần, Kỹ sư Trần Văn Trí, và Giáo sư Trần Văn Nhượng, cùng đóng góp dịch ra tiếng Việt. Tên sách là Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, và được nhà xuất bản Thăng Tiến phát hành năm 1995.

Nếu cuốn sách chỉ nói về những đức tin trong Công giáo thì chẳng có mấy người ngoại đạo quan tâm. Nhưng trong cuốn sách, Giáo hoàng John Paul II đã có những nhận định sai lầm và tiêu cực về Mohammed và Hồi giáo, về Đức Phật và Phật giáo. Do đó cuốn sách đã gây nên những phê bình phản đối trên khắp thế giới. Về Phật Giáo, trong khi có một số ý kiến phản đối những nhận định sai lầm cố ý của Giáo hoàng về Phật giáo, hầu hết từ những cá nhân, thì tổ chức Giao Điểm ở Cali đã lên tiếng kêu gọi sự đóng góp của giới trí thức Việt Nam để hình thành một cuốn mang tên Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan-Phao-Lồ II Nhân Đọc Cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng. Kết quả là có 18 tác giả ở khắp nơi trên thế giới: Mỹ, Pháp, Úc, Đan Mạch, Việt Nam, đáp ứng viết bài, và cuốn Đối Thoại… đã ra mắt độc giả vào tháng 6 năm 1995, cùng đã được gửi đến Tòa Thánh Vatican. Trong số các tác giả trên có cả sự đóng góp của người Công giáo.

Cuốn Đối Thoại đã được độc giả hoan nghênh và đánh giá cao cho nên chỉ hai tháng sau khi ấn bản đầu tiên phát hành vào tháng 6, 1995, đến tháng 8, 1995 đã phải in lại ấn bản hai, rồi đến năm 2000 lại phải in lại lần nữa để có thế đáp ứng sự đòi hỏi của độc giả.

Năm 1997, Giao Điểm lại xuất bản cuốn Đối Thoại bằng tiếng Anh: Dialogue With Pope John Paul II: A Vietnamese Buddhist Critique of The Pope’s Crossing The Threshold of Hope, với tám tác giả chọn lọc trong cuốn bằng tiếng Việt. Sachhiem xin giới thiệu cùng các bạn trẻ và độc giả đọc tiếng Anh bài của Gs Trần Chung Ngọc trong cuốn sách tiếng Anh này. Bài dài 66 trang trong cuốn sách, từ trang 1 đến trang 66, gồm có phần Tài liệu Tham Khảo ở cuối. Sachhiem để ý đây là bài duy nhất mà Gs Trần Chung Ngọc ghi học vị PhD của mình và đại học xuất thân: University of Wisconsin – Madison.

Đọc bài của Gs Trần Chung Ngọc chúng ta thấy ông nghiên cứu các vấn đề rất kỹ kèm theo dẫn chứng từ những tài liệu gốc, cùng những lý luận rất chặt chẽ. Tuy nhiên, khi Gs Ngọc viết bài này thì chưa có vụ Giáo hoàng John Paul II và bộ tham mưu của ông ta xưng thú 7 núi tội ác của Công giáo trước thế giới vào ngày 12.3.2000, chưa có những tác phẩm về Ki Tô Giáo của Sam Harris, Christopher Hitchens, Daniel C. Dennet, Richard Dawkins v..v…, do đó có những chi tiết về God và Jésus mà Giáo hoàng nhắc đến nhiều trong những câu trả lời không được Gs bàn đến. Cũng chưa có những vụ Giáo hoàng chính thức công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người, và phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Đường và Hỏa Ngục. Cho nên, so với bộ kiến thức ngày nay thì bài trên của Gs Ngọc có đôi phần thiếu sót. Nhưng nếu chúng ta để ý thì sẽ thấy những thiếu sót này đã được Gs Ngọc bổ túc trong những bài viết đăng trên giaodiemonline.com và sachhiem.net qua vài thí dụ sau đây:

Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, sau khi viết sai lầm về mục đích và phương pháp tu tập trong Phật Giáo, Giáo hoàng đặt câu hỏi: “Chúng ta có thể tới gần God trong con đường này không? Điều này không được nói tới trong sự “giác ngộ” mà Đức Phật truyền đạt.” [Do we draw near to God in this way? This is not mentioned in the “enlightenment” conveyed by Buddha.] Ngài không cho độc giả biết God của Ngài là cái gì và tại sao chúng ta lại phải tới gần God của Ngài? Nhưng với những tài liệu nghiên cứu mới thì nay chúng ta đã biết God của Ngài là cái gì.

Trong cuốn “The God Delusion”, First Mariner Books, New York, 2008, mở đầu Chương 2, trang 51, về “Giả Thuyết Về Thiên Chúa” [The God Hypothesis], tác giả Richard Dawkins viết:

Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.

[The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]

Nhận định này đã được Gs Trần Chung Ngọc chứng minh đầy đủ trong bài “Đây! Thiên Chúa Của Những Người Theo Đạo Thiên Chúa” [ http://www.sachhiem.net/TCNtg/ TCN64.php] và đặt cho chúng ta một câu hỏi: Một God như trên có đáng để cho chúng ta tới gần không?

Một thí dụ khác, trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, khi được hỏi “Tại sao nhân loại cần được cứu rỗi?” thì Giáo hoàng “trả lời” bằng cách viện dẫn một câu trong Tân Ước, John 3:16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài (nghĩa là Giê-su), để những ai tin vào Người (Giê-su) sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”. Ngài cũng không cho độc giả biết người Con duy nhất của Thiên Chúa là như thế nào. Nhưng gần đây, Gs Trần Chung Ngọc, dựa trên những tài liệu mới, đã chứng minh trong bài http://giaodiemonline.com/2009/03/god.htm, “Đây!! Chúa Giê-su Của Những Người Theo Đạo Giê-su”, đưa ra những nhận định về Giê-su của một số học giả ờ trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo, dựa trên những gì viết về Giê-su trong Tân Ước như sau:

Giám Mục John Shelby Spong: "Có nhiều bằng chứng trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su ở Nazareth là con người thiển cận, đầy thù hận, và ngay cả đạo đức giả"

Jim Walker : Có nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.

Học Giả Ki-Tô Russell Shorto: Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

Với những tài liệu nghiên cứu mới về Thiên Chúa và Con Thiên Chúa, chúng ta thấy rõ Giáo hoàng John Paul II là một người Trung Cổ với những niềm tin của thời Trung Cổ qua những gì Ngài viết trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng. Ngài cho rằng lịch sử loài người chỉ bắt đầu từ khi Giê-su sinh ra cho nên đã viện dẫn một câu hoàn toàn vô nghĩa trong Tân Ước, John 3:16, vì câu đó, “tin vào Giê-su thì sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời”, chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su, trong khi lịch sử nhân loại đã có từ nhiều trăm ngàn năm nếu không muốn nói là cả triệu năm trước khi Giê-su sinh ra đời. Ngài cũng cho rằng nhân loại cần tới gần một Thiên Chúa có 16 thuộc tính không lấy gì làm đẹp đẽ đáng ca ngợi như trên, và cần đến sự cứu rỗi hay sợ sự luận phạt của một người thường, sống với một ảo tưởng, và có những cá tính như đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả? như Giê-su.

Đặc điểm bài viết của Gs Trần Chung Ngọc là ông đưa ra sự phân tích sâu sắc về những nguyên nhân khiến cho Giáo hoàng John Paul II phải hạ thấp các tôn giáo khác như Hồi giáo và Phật giáo, đồng thời nhắc lại những tín lý đã lỗi thời để giữ tín đồ trước những sự khủng khoảng của giáo hội Công giáo về sự suy giảm quyền lực của Giáo hoàng và Giáo hội, về số linh mục và giáo dân bỏ đạo, về sự suy thoái của Công giáo ở khắp nơi trên thế giới, và nhất là trước sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giáo và Hồi Giáo trong thế giới Tây phương. Cho nên, dù viết cách đây đã trên 10 năm, bài của Gs Trần Chung Ngọc vẫn không bị lỗi thời và vẫn còn giá trị nghiên cứu trí thức đối với những ai muốn tìm hiểu về đạo Công giáo. Đây là một bài viết bằng tiếng Mỹ, có thể thích hợp với giới trẻ ngại đọc tiếng Việt.

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Qua những thống kê về số linh mục, mục sư và tín đồ Ca Tô cũng như Tin Lành bỏ đạo, số tín đồ đi lễ nhà thờ ngày thứ Tám, số tiền thu vào của các giáo hội Ki Tô giảm sút, số nhà thờ được rao bán và được biến đổi thành kho chứa hàng, hộp đêm, phòng ngủ cho thuê v..v.., số trường học Ca Tô phải đóng cửa vì không có đủ sĩ số, và trước những vấn nạn của Ki Tô Giáo như linh mục và mục sư loạn dâm, nghiện rượu, đồng giống luyến ái, tỉ số bị bệnh AIDS gấp 4 lần dân thường v..v..., hiện tượng suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Ca Tô Giáo Rô Ma nói riêng, ở trong các phương trời Âu Mỹ, là một hiện tượng đã rõ rệt.

Sự suy thoái của Ki Tô Giáo là điều tất nhiên phải xảy ra vì nhiều lý do. Những thời đại Lý Trí, Khai Sáng, Phân Tích v..v.. đã đưa con người ra khỏi vòng đen tối và man rợ trí thức (Intellectual darkness and barbarism) của Ki Tô Giáo, một tôn giáo đồng hành với súng ống của các thế lực thực dân Âu Châu với chính sách diệt chủng dân da mầu của Tin Lành ở Mỹ châu và Phi châu, một tôn giáo với 200 triệu nạn nhân trên bờ vai của Ca Tô Giáo Rô Ma. Ngày nay, bó củi để thiêu sống người và gươm giáo để chém giết người đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Ki Tô Giáo nên Ki Tô Giáo không còn khả năng dùng bạo lực để cưỡng bách con người vào đạo cũng như tàn sát người ngoại đạo như trong quá khứ. Sự tiến hóa trí thức của nhân loại đã đưa đến sự phá sản của nền Thần học Ki Tô Giáo, phản ánh qua những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, về những luận cứ thần học ngụy biện mà ngày nay đã không còn giá trị v..v.. Điều này thể hiện rõ trong các tác phẩm của chính những bậc trí thức trong các giáo hội Ki Tô Giáo, điển hình là của các nhà thần học Hans Kung, Uta Ranke-Heinemann, các giám mục linh mục như Peter de Rosa, Malachi Martin, John P. Meier, Leonardo Boff, Joseph McCabe, James Kavanaugh, John Dominic Crossan v..v.., các giám mục mục sư Tin Lành như John Shelby Spong, Ernie Bringas, Ruben Alves, các học giả KiTô như Karen Armstrong, Joseph L. Daleiden v..v..các bậc trí thức như Robert G. Ingersoll, Bertrand Russell v..v.., các khoa học gia như Carl Sagan, Stephen Hawking, Paul Davies v..v.. Mặt khác, trí tuệ của người dân thường, trừ những người sống trong những ốc đảo của Ki Tô Giáo, đã mở mang, đời sống vật chất của con người đã cải tiến, cho nên Ki Tô giáo không còn đất dụng võ.

Cái hồ nước ngu dốt và nghèo khổ mà trong đó con cá Ki Tô đã bơi lội vẫy vùng trong nhiều thế kỷ ở Tây phương nay đã cạn, cho nên Ki Tô Giáo phải đi tìm một hồ nước khác để có thể sống còn. Và Ki Tô Giáo nghĩ rằng, Á Châu chính là cái hồ nước ngu dốt và nghèo khổ đó để Ki Tô Giáo có thể bơi lội trong thiên niên kỷ thứ ba của thường lịch. Từ niềm hoang tưởng này, Ki Tô Giáo đã sáng chế ra cái gọi là “Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu”, khoác bộ áo Á Châu để cải đạo Á Châu. Nhưng dù cho có khoác bộ áo Á Châu với những chiêu bài như “Giê-su là người Á Châu”, “hội nhập văn hóa Á Châu” v..v.. , Ki Tô Giáo cũng không thể che đậy được cái ruột thần học Tây phương đã mọt rỗng qua nhiều thế kỷ. Chứng minh sự kiện này chính là nội dung của tác phẩm mà quý độc giả đang cầm trên tay, một tác phẩm qui tụ ba bài phân tích rất trí thức, rất khoa học, về bản chất sách lược Cải Đạo Á Châu của Ki Tô Giáo, của ba tác giả: Tỳ kheo Thích Nhật Từ, nhà trí thức Ngô Triệu Lịch, và cư sĩ Trần Chung Ngọc.

Sách lược Cải Đạo Á Châu bản chất ra sao và có thể thành tựu được không? Câu trả lời nằm trong nội dung cuốn sách quý vị đang cầm trên tay. Đây là một tác phẩm với sự đóng góp của ba trí thức Việt Nam, ở trong nước (Thích Nhật Từ) ở trên trang nhà Giao Điểm (Ngô Triệu Lịch) và ở Mỹ (Trần Chung Ngọc), ba nhân vật đã được giới độc giả biết đến nhiều, ở trong cũng như ở ngoài nước, mà giá trị nghiên cứu trong những tác phẩm của họ không ai có thể nghi ngờ về tính lương thiện trí thức, về kiến thức rộng rãi và sâu sắc, về lý luận chặt chẽ và khoa học.

Sách lược cải đạo Á Châu của Ki Tô Giáo chẳng qua chỉ là sách lược xâm lăng các nền văn hóa và truyền thống Á Đông qua những thủ đoạn bất lương trí thức gian xảo như một số phê bình gia Tây phương, Ấn Độ, Thái Lan v..v.. đã nhận định. Thực chất của sách lược này, người Việt Nam chúng ta sẽ thấy rõ qua ba bài nghiên cứu và phân tích rất công phu của ba trí thức Việt Nam nêu trên mà Giao Điểm có được cơ duyên góp thành một cuốn sách và xuất bản để cống hiến bạn đọc. Sau đây Giao Điểm xin giới thiệu sơ lược cùng quý độc giả ba tác giả trên.

Tỳ Kheo Thích Nhật Từ là một vị Tăng trẻ, hiện trụ trì tại Chùa Giác Ngộ, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với học vị Tiến Sĩ Phật Học, Tỳ Kheo Thích Nhật Từ hiện là trang chủ của trang nhà Đạo Phật Ngày Nay (Buddhismtoday.com) và là tác giả của nhiều bài biên khảo về Phật Giáo rất công phu. Tỳ kheo cũng là tác giả cuốn Kinh Tụng Hằng Ngày, một cuốn có thể nói là có giá trị nhất trong những cuốn Kinh Nhật Tụng hiện hữu.

Cách đây 12 năm, năm 1991, ở Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Nhật Từ đã gây chấn động dư luận quốc nội qua bài thuyết trình tại 2 ngày hội thảo do Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, phê bình “Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Châu Á” của Mục sư Tống Tuyền Thịnh, chủ đề của cuộc hội thảo. Đây là bài đầu tiên trong cuốn sách này mà Giao Điểm được hân hạnh in lại và xin có lời cảm tạ tác giả.

Bài thứ hai trong cuốn sách này là bài của Ngô Triệu Lịch, một trí thức đạo gốc như Charlie Nguyễn: “Nhận Định Về Văn Kiện “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á” (Ecclesia in Asia)” của Giáo hoàng John Paul II. Ngô Triệu Lịch là tác giả của một số bài nghiên cứu sâu sắc, đúng đắn về Ki Tô Giáo, rất được tán thưởng trên trang nhà Giao Điểm (giaodiem.com) như: “Ki Tô Nguyên Thủy! Họ Là Ai?”; “Tản Mạn Noel”; “Đôi Điều Về “Thánh Truyền” Và “Huấn Quyền Hội Thánh””; “Đấu Tranh Cho Quyền Tự Do Tôn Giáo Hay Đấu Tranh Cho Sự Bành Trướng Của Nhà Nước Vatican?”.

Bài sau cùng là của Giáo sư Trần Chung Ngọc viết về đề tài “Công Giáo, Tin Lành Và Sách Lược Cải Đạo Á Châu”. Giá trị của những tác phẩm nghiên cứu về Ki Tô Giáo trước đây của Giáo sư Trần Chung Ngọc khó có ai có thể phủ nhận nên Giao Điểm không thấy cần thiết phải giới thiệu thêm nữa.

Cũng như tất cả những cuốn sách do Giao Điểm xuất bản trước đây đã được đánh giá cao, chúng tôi tin rằng quý độc giả sẽ không thất vọng với tác phẩm mới này.

Giao Điểm, Vào Hè 2005

 


Các bài về cải đạo:

Yêu Chúa "Hết Trí Khôn" (Một Độc Giả)

"Sư cô trụ trì" chùa Quan Âm cải đạo theo Chúa: Bóc trần sự thật (Thích Thanh Thắng)

43 Phương Pháp Cải Đạo (Minh Kiến)

Cải Đạo (SH)

Cải đạo bắt đầu từ trẻ con (Nguyễn Trí Cảm)

Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! (Trần Chung Ngọc)

Cải Đạo, Sách Lược Thực Dân Mới Mà Cũ (Thiên Lôi)

Cầu Cứu - Bài Góp Ý (Nguyễn Tiến Đạt)

Cầu Cứu - Nỗi Ray Rứt (Ngọc Hân - SH)

Hôn Nhân và Tôn Giáo (Nguyễn Hữu Ba)

Ki tô giáo: Mánh Khóe Mới Nhất Trong Việc Cải Đạo (J. Goonetilleke/Nguyên Tánh dịch)

Kitô giáo: Lịch sử truyền đạo (BurningCrossNet/ Minh Kiến dịch)

Lửa "Đốt" Dân Tộc Ta (Hồng Ngọc)

Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ? (Minh Thạnh)

Mắt xích cải đạo tu sĩ trong tiến trình cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)

Mối Họa Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)

Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ (Đào Viên)

Một Giám Mục Viết Về Vấn Nạn Cải Đạo Của Ki-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)

Ngày Tàn của những kẻ Truyền Đạo Cuồng Tín (Minh Kiến)

Những Câu Chuyện Cải Đạo (Võ Ngọc Diệp)

Phản Hồi "Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo" của Minh Ngọc (Ki-Tô Hữu Lưu Tèo)

Quí Hồ Tinh Bất Quí Hồ Đa (Lệ Thọ)

THƯ NGỎ: Vận Động Thành Lập Tủ Sách “Chấn Hưng Phật Giáo”

Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo Và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)

Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)

Thực Chất Tin Lành Nam Hàn (Trần Chung Ngọc)

Tiền và việc cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)

Trả Lời Thư Bạn Lưu Tèo (Minh Ngọc)

Vài Câu Hỏi Cho Người Đi Truyền Đạo Chúa (Một Độc Giả)

Vì Chúng Sinh - Chống Cải Đạo (Nguyễn văn Phụng)

Vì Chúng Sinh - Ngăn Ngừa Việc Cải Đạo (Nguyễn Văn Phụng)

Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo (Minh Ngọc)

“Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)

 

Trang Trần Chung Ngọc