Cải Đạo Á Châu ? Một Ảo Tưởng !

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN111.php

12 tháng 3, 2011

Về Một Hành Động Vinh Danh Chúa Rất Hạ Cấp
Của Một Linh Mục Công Giáo VN:

 

Gần đây, từ một bài viết của Thầy Thích Thanh Thắng http://www.sachhiem.net/TONGIAO/ tgTH/ThThanhThang.php về vụ Công Giáo ở Việt Nam khoe khoang là đã được thánh linh hướng dẫn để sáng tạo, thật ra là bịa đặt, ra một chuyện rất hạ cấp quanh việc cưỡng bức cải đạo được một phụ nữ mà họ cho là một tu sĩ Phật Giáo trong khi bà này đang ở trong cơn bệnh ung thư vào giai đoạn cuối, đã nổi lên dư luận của giới Phật tử về vấn nạn cải đạo của Công Giáo và Tin Lành. Điều này cho thấy giới Phật tử ngày nay không còn e dè thụ động như trước mà thẳng thắn bày tỏ những ý nghĩ của mình. Đây là điều rất đáng khuyến khích. Theo tinh thần Đại Thừa và theo đà tiến hóa của các xã hội loài người, Phật Giáo phải đi vào cuộc đời. Đi vào cuộc đời có hai mặt, mặt chính yếu là hoằng dương Chánh Pháp nhưng không bỏ qua mặt xã hội mà trong đó có những vấn nạn mà chúng ta phải đối diện và tìm cách giải quyết. Bài của Thầy Thanh Thắng đã cho chúng ta thấy bộ mặt gian xảo, lừa bịp của Công Giáo Việt Nam, theo đúng truyền thống ngụy tạo lừa bịp của Giáo hội Công giáo hoàn vũ, và tâm chất cuồng tín của một số tín đồ Công Giáo VN, làm những việc ngu si vô trí tưởng rằng như vậy là vinh danh Chúa của họ nhưng đối với người ngoài thì không gì khác hơn là làm nhục chính Chúa của họ. Mà vụ dàn dựng này lại do một linh mục “sáng tạo”. Thật là tội nghiệp cho sự ngu muội, mù quáng của những kẻ cuồng tín tôn giáo.

Trước hết tôi muốn nói đến bài “Quý Hồ Tinh, Bất Quý Hồ Đa” của Lệ Thọ mà tôi tin rằng chính là Thầy Thích Lệ Thọ. Đây là một bài viết rất hay, có nhiều ý nghĩa, nhưng tiếc thay lại gây sự hiểu lầm cho một số Phật tử. Một vài Phật tử lên tiếng phê bình, đôi khi gay gắt, bài của Thầy Lệ Thọ, cho rằng Thầy chủ trương “ru ngủ Phật tử” hay “cứ lặng thinh như Chánh Pháp để đạo Pháp suy tàn”. Đây là một sự hiểu lầm khá trầm trọng, vì trong toàn bài không có chỗ nào Thầy Lệ Thọ khuyến khích hay có ý như vậy. Những lời phê bình như trên chỉ là những suy diễn cá nhân khi chưa nắm bắt được vấn đề. Tôi có thể nói rằng tôi rất đồng cảm với bài “Quý Hồ Tinh, Bất Quý Hồ Đa” của Thầy Lệ Thọ. Là Phật tử chúng ta cần phải hiểu rằng, dù chỉ có một người theo Chánh Đạo thì Chánh Pháp vẫn là Chánh Pháp, và dù có cả tỷ người theo Tà Đạo thì Tà Pháp vẫn chỉ là Tà Pháp, và Tà Pháp không bao giờ có thể thắng được Chánh Pháp. Đây là chân lý ngàn đời, không bao giờ thay đổi. Huống chi, trên thế giới ngày nay, theo một ước tính không chính xác, vì rất khó có thể chính xác, số người theo Phật Giáo có thể lên tới 1 tỷ 6 (1.6 billion) như sẽ được dẫn chứng trong một tài liệu ở phần sau.

Thầy Lệ Thọ khuyên chúng ta chẳng nên bận lòng trước những thủ đoạn cải đạo của Ki Tô Giáo, nhưng không có nghĩa là không quan tâm. Bận lòng khác với quan tâm. Bận lòng đưa đến phiền não, lo lắng và do đó có thể đưa đến những hành động vô trí. Ki Tô Giáo rất bận lòng về sự suy thoái trầm trọng của Ki Tô Giáo ở Tây phương, nên họ lo lắng, và chính sự lo lắng này đã đưa đến những hành động vô trí như viết sách xuyên tạc hạ thấp Phật Giáo cùng gia tăng nỗ lực cải đạo trên những miền đất mới mà hoàn cảnh xã hội đã khiến cho một số người, dù chỉ là thiểu số, trở thành những miếng mồi ngon để Ki Tô Giáo mê hoặc kéo họ vào trong tròng của Ki Tô Giáo. Vụ dựng chuyện cải đạo bà Lương Thị Phụng của Công giáo qua vài hành động hạ cấp vô trí của một ông linh mục Công Giáo và vài nữ tu Công Giáo đã nói lên hơn gì hết nỗi lo lắng, lo sợ của Ki Tô Giáo nói chung. Rửa tội hay ban tên thánh cho một người chưa từng biết gì về Gót của Ki Tô Giáo hay về Giê-su thì chẳng có nghĩa gì, đâu có thể làm cho người đó đột nhiên đặt hết sức, hết linh hồn tin vào một thứ mà mình chẳng biết gì, chỉ lần đầu trong cơn bệnh hoang mang nghe được mấy câu nhảm nhí, hoang đường của mấy người đi cưỡng đạo. Còn quan tâm là dùng trí tuệ để soi xét vấn đề và tìm cách giải quyết. Phật tử quan tâm đến vấn nạn cải đạo của Ki Tô Giáo nhưng không bận lòng về những trường hợp cải đạo hay cưỡng đạo lẻ tẻ như trên.

Phật tử nằm lòng tinh thần Bi, Trí, Dũng của Phật Giáo. Bi là “cứu khổ”, Trí là dùng trí tuệ để soi xét mọi việc, và Dũng là phải có tinh thần hiến thân vô úy. Giải hoặc Ki Tô Giáo là cứu những người có duyên ra khỏi cảnh khổ của thân phận của một nô lệ tâm linh, của một con người mang xác con chiên. Và Phật tử phải tận dụng khả năng trí tuệ của mình trong nhiệm vụ hiến thân vô úy trong mặt trận văn hóa giải hoặc Ki Tô Giáo, nghĩa là có ý tưởng gì thì nên bắt tay ngay vào việc, đừng chỉ nói mà không làm..

Xin độc giả hãy tìm đọc một bài cũ gồm hai phần để biết chi tiết về kế hoạch cải đạo Á Châu của Ki Tô Giáo cùng những thủ đoạn và mánh mưu của Ki Tô Giáo để kéo những người ngây thơ, nhẹ dạ vào trong tròng của Ki Tô Giáo. Phần II mới được đưa lên lại trên trang nhà giaodiemonline:

http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=426

http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=425

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI ĐA VĂN HÓA

 

Muốn tham gia vào mặt trận văn hóa này, chúng ta cần phải có một kiến thức tối thiểu về Ki Tô Giáo. Sau đây là những nét chính về Ki Tô Giáo, tuy không đầy đủ nhưng tôi nghĩ đó là những điểm tối thiểu mà chúng ta cần phải biết.

 

Vài Nét Về Ki Tô Giáo

 

Không phải là vô căn cứ mà khi xưa ông cha chúng ta và các Vua quan triều Nguyễn đã coi Công Giáo là một “tà đạo”. Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã gọi Công Giáo là “đạo chích” (Thiên Hồ, Đế Hồ), nghĩa là đạo của những kẻ cắp, kẻ cướp. Và Charlie Nguyễn, alias Thẩm Phán Bùi Văn Chấn, một tín đồ Công Giáo đạo gốc đã lên án đạo của mình chỉ là “đạo bịp”. Đây không phải là những nhận định vô trách nhiệm mà dựa trên bản chất cùng những sự kiện lịch sử của Công giáo, xuyên qua hàng núi tài liệu đã thành văn, kết quả nghiên cứu của rất nhiều học giả, giáo sư đại học chuyên ngành, cùng một số bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo. Những nhận định trên cũng đúng với Tin Lành.

 

Chúng ta cần hiểu những nhận định trên không phải là nói về những cá nhân tín đồ bình thường của Ki Tô giáo mà nói về hệ thống tổ chức, chủ trương, chính sách, giáo lý v..v.. của các giáo hội Ki Tô. Tuyệt đại đa số tín đồ bình thường thường rất ít hiểu biết, cho nên vì mê tín, vì bị lừa dối, mê hoặc bởi một cái bánh vẽ trên trời, nên vô hình chung đã tạo thành sức mạnh của số đông để cho các giáo hội Ki Tô thực thi những đặc tính “tà đạo”, “đạo chích”, và “đạo bịp” của mình. Không ai có thể nghi ngờ là trong Ki Tô Giáo có rất nhiều tín đồ lành thiện, đạo đức không thua kém gì người ngoại đạo, và có nhiều đóng góp cho xã hội. Nhưng vì ở trong guồng máy của Ki Tô Giáo, Công Giáo cũng như Tin Lành, hoặc đã bị thuần hóa, hoặc vì đầu óc yếu kém không thể bám víu vào đâu trong cuộc đời nên đã rơi vào tròng của Ki Tô Giáo, cho nên thực sự họ là những người đáng thương chứ không đáng trách, và một ngày nào đó, khi họ đã biết được những sự thật về chính giáo hội và tôn giáo của họ, thì họ sẽ tỉnh ngộ và ra khỏi cơn mê sảng, nếu họ cảm thấy hổ thẹn với lương tâm, với quần chúng, và có cái dũng của con người.. Đây là điều mà nhiều tín đồ Tây phương và một số người Công giáo Việt Nam đạo gốc như Charlie Nguyễn, Phạm Hữu Tạo, và nhiều nữa, đã ý thức được thực chất của Ki Tô Giáo và chọn cho mình một hướng đi thích hợp. Và bổn phận của chúng ta là phải giúp họ để họ thấy được lẽ thật nếu họ có đủ duyên và cái dũng để đối diện với những sự thật mà họ không thể ngờ tới..

 

Một thông tin mà người Công giáo không thể ngờ tới là tín đồ Công giáo đã bỏ đạo hàng loạt ngay nơi quê hương của Giáo hoàng Benedict XVI. Điều này cho thấy tín đồ Công giáo Tây phương không còn hãnh diện vì quê mình có một ông Giáo hoàng. Chúng ta có thể đọc trên:

 

http://vn.answers.yahoo.com/question/index;_ylt=AnkgmgAk0JOhYbFpC0fi..50nX1G;_ylv=3?qid=20110307130450AAGg9y7 thì:

 

Hơn 80.000 giáo dân bỏ giáo hội ở tỉnh Bayern- Đức.
REGENSBURG - Năm vừa qua , nơi sinh của giáo hoàng Biển Đức có hơn 80.000 tín đồ cả Tin Lành và Công giáo rời bỏ đạo chúa . Hơn 60.000 tín hữu chia tay với Giáo Hội Công Giáo, gấp đôi con số trong năm 2009.
Trong các nhà thờ của Tin Lành, số lượng tín đồ bỏ đạo không thay đổi nhiều, giống với năm trước.
Số lượng rời bỏ Giáo hội Công Giáo phần lớn là do hậu quả của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên do các linh mục và sự từ chức của Giám Mục Walter Mixa ở Augsburg.
Số người Công giáo trong giáo phận của giáo hoàng bỏ đạo tăng 73%.
Tuy nhiên tại Tổng giáo phận Munich-Freising, số người bỏ đạo tăng 30% cao hơn so với các năm trước.
Lần đầu tiên kể từ năm 1949, số lượng người Công giáo từ bỏ Giáo hội ở Bavaria cao hơn số tín đồ Tin Lành bỏ đạo.

 

Đây chỉ là nói về số người bỏ đạo ở Bavaria, nơi sinh của Giáo hoàng Benedict XVI, còn số người bỏ đạo ở các nơi khác thì chắc hẳn là còn nhiều hơn, nếu chúng ta nhìn vào tình trạng các nhà thờ Ki Tô Giáo ở Âu Châu. Nhiều nhà thờ phải rao bán và trở thành những hộp đêm, kho chứa hàng, khách sạn v…v.. Con số tín đồ đi lễ ngày chủ nhật xuống thấp thật thê thảm, có nơi chưa tới 2%.

Nhưng dù sao thì Ki Tô Giáo vẫn còn là tôn giáo lớn trên thế giới, có tổng số tín đồ trong các hệ phái Ki-tô: Công Giáo, Tin Lành, Chính Thống; được ước tính là khoảng 2 tỷ trên tổng số 6.8 tỷ người trên thế giới, trung bình là vào khoảng 30%. Công Giáo chiếm phân nửa, khoảng 1 tỷ tín đồ, lẽ dĩ nhiên gồm cả số con nít chưa biết gì đã bị cha mẹ mang đi rửa tội, và những người bỏ đạo mà Giáo hội chưa kịp hay không bao giờ xóa sổ, vì Giáo hội quyết định rằng: “một khi đã là người Ca-tô thì suốt đời vẫn là người Ca-tô [once a catholic, always a catholic]. Tin Lành có khoảng 600 triệu tín đồ gồm có mấy ngàn hệ phái khác nhau. Sức mạnh của Ki Tô Giáo là ở số tín đồ đông đảo thấp kém ở dưới, mê tín và cuồng tín, chứ không phải là sức mạnh tâm linh.

Ki Tô Giáo là tôn giáo thờ “độc thần” [“monotheism” hay “toxic god” tùy theo chúng ta hiểu thế nào là “độc thần”], vậy trước hết chúng ta cũng nên biết định nghĩa và ý nghĩa của tôn giáo (religion). Từ “tôn giáo” có nhiều định nghĩa nhưng đối với Ki Tô Giáo thì định nghĩa trong tự điển sau đây là thích hợp nhất: “Tin và kính ngưỡng một quyền năng siêu nhiên được nhận biết như là đấng sáng tạo và cai quản vũ trụ” [Belief in and reverence for a supernatural power recognized as the creator and governor of the universe]. Quyền năng siêu nhiên này người Mỹ gọi là “Gót” (God), người Pháp gọi là “Diêu” (Dieu), và người Việt gọi là “Thượng đế” hay “Thiên Chúa”. Tôi là công dân Mỹ nên gọi ông ta, không phải là bà ta, là “Gót”.

Ý nghĩa và mục đích của tôn giáo là gì? Linh mục Emmett McLoughlin giảng trong cuốn “Tội Ác Và Vô Luân Trong Giáo Hội Ca-Tô” (Crime and Immorality in the Catholic Church, Lyle Stuart, New York , 1964) trang 12:

Tôn giáo có nghĩa là hòa bình giữa các quốc gia, công lý giữa những cá nhân, từ thiện giúp đỡ những người kém may mắn. Tôn giáo có nghĩa là đời sống gương mẫu lành mạnh của giới chăn chiên đã hiến thân cho đạo. Tôn giáo có nghĩa là không giết người, không công kích, không ăn cắp, không nói dối; nói ngắn gọn, đó là sự tôn trọng luật đầu tiên của xã hội.

[Religion means peace among nations, justice among individuals, charity toward those down on their luck. It means the good, living example of a dedicated clergy. It means no killing, no assault, no stealing, and no lying; in short, the observance of the first law of society.]

Theo định nghĩa và ý nghĩa của tôn giáo như trên thì xét theo lịch sử và bản chất, Ki Tô Giáo chỉ là những tổ chức thế tục buôn thần bán thánh để vơ vét tiền bạc vật chất chứ chẳng có tính chất gì của một tôn giáo theo đúng những ý nghĩa của tôn giáo. Chứng minh?

Chúng ta hãy đặt vài câu hỏi trắc nghiệm về Ki Tô Giáo như là một hệ thống có tổ chức, không phải là về cá nhân Ki Tô Giáo:

- Ki tô giáo có gây bất hòa giữa các quốc gia không? CÓ ! Đây là điều khá hiển nhiên.

- Ki Tô Giáo có vi phạm công lý giữa các cá nhân không? CÓ ! Sự cách biệt giữa người chăn chiên và con chiên và cấu trúc toàn trị của Công giáo đã là những chứng minh cụ thể.

- Ki Tô Giáo có làm từ thiện giúp đỡ những người kém may mắn không? CÓ ! [Nhưng động cơ làm từ thiện của Ki Tô Giáo không phải là từ tấm lòng từ thiện mà là với mục đích chính là kéo con người vào tròng của Ki Tô Giáo. Bộ mặt từ thiện của Mẹ Teresa ở bên Ấn Độ được quảng cáo nhiều nhất nhưng chính Mẹ đã thú nhận là làm từ thiện chỉ để kiếm thêm linh hồn cho Chúa. Ở Việt Nam chắc ai cũng còn nhớ câu truyền tụng trong dân gian: “Theo đạo có gạo mà ăn”. Năm 1954, sau Hiệp Định Geneva, viện trợ Mỹ là cho tất cả mọi người di cư từ Bắc vào Nam nhưng các giám mục, linh mục đã giữ làm của riêng để dành cho tín đồ, những người ngoại đạo muốn được giúp đỡ thì phải rửa tội vào đạo. Như vậy có thể gọi là làm từ thiện vô vị lợi được không? và có vi phạm công lý giữa các cá nhân không?]

- Giới chăn chiên có đời sống gương mẫu lành mạnh không? KHÔNG ! [Lịch sử các giáo hoàng http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN20.php và giới chăn chiên loạn dâm, http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN97.php Ca-tô cũng như Tin Lành, đã chứng tỏ một số không nhỏ có đời sống đồi bại còn kém cả người thường ở ngoài đời.]

- Ki Tô Giáo có giết người không? CÓ ! [Giết không phải là ít mà cả triệu người. Xin đọc http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGHS/NCGHS0.php về những trang sử Tội Ác Của Công Giáo, và http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN59.php về lịch sử diệt chủng dân Da Đỏ ở Bắc Mỹ của Tin Lành]

- Ki Tô Giáo có công kích các tôn giáo khác không? CÓ ! [Qua vô số tài liệu đã thành văn của Công Giáo và Tin Lành]

- Ki Tô Giáo có ăn cắp không? ! (Đạo chích không chỉ ăn cắp mà còn ăn cướp. Chuyện người Công Giáo ở Việt Nam phá Chùa cướp đất đã là những sự kiện lịch sử, khoan nói đến những hành động giết người cướp của của Giáo hội Công Giáo hoàn vũ trong thời Trung Cổ ở Âu Châu, và của Tin Lành ở nhiều nơi trên thế giới. Công giáo săn lùng, tra tấn và thiêu sống phù thủy, phần lớn là để cướp của, tịch thu tài sản)

- Ki Tô Giáo có nói dối không? ! (Ki Tô Giáo là vua của các “đạo dối”, “đạo bịp”. Chuyện lừa bịp lớn lao nhất của Ki Tô Giáo là về vai trò “cứu thế” và “cứu rỗi” của Giê-su mà theo các học giả nghiên cứu trong vòng 200 năm nay, chỉ là một người dân thường Do Thái sống với ảo tưởng mình là con của Gót của người Do Thái. Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong đã cho rằng vai trò Chúa Cứu Thế của Chúa Giê-su cần phải dẹp bỏ, xin đọc bài “Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ
[http://sachhiem.net/TCNtg/TCN37.php.] Giám mục Spong viết một bài dài trong đó có một câu sau đây:Không có bất cứ một hình ảnh nào dùng để giải thích về nhân vật Giê-su đáng được tồn tại. Hình ảnh hiển nhiên nhất để loại bỏ trong đầu óc tôi có lẽ cũng là cái hình ảnh cổ xưa nhất về mọi diễn giải về Giê-su. Đó là cái hình ảnh của Giê-su như là “đấng thần linh cứu thế” (the divine rescuer).”. Và Linh mục Công giáo James Kavanaugh cho rằng “ơn cứu rỗi” chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái trong thời bán khai, xin đọc bài “Huyền Thoại Cứu Rỗi”: http://sachhiem.net/TCNtg/TCN36.php . Chuyện lừa bịp lớn lao thứ hai để đưa tín đồ vào vòng nô lệ Vatican là về “Giáo hội Công Giáo do Chúa thành lập”, điều mà tất cả các học giả ngày nay, kể cả các nhà thần học trong Công Giáo đã bác bỏ chỉ là ngụy tạo. Chuyện lừa bịp lớn lao thứ ba để mê hoặc tín đồ, giữ tín đố trong vòng tuân phục Giáo hội là bịa ra 7 bí tích không hề có căn cứ trong cuốn Kinh Thánh nhưng được Giáo hội Công giáo bảo rằng là do chính Chúa Giê-su thành lập, hoàn toàn mâu thuẫn với những gì viết trong Tân ước: Giê-su tin rằng ngày tận thế đã gần kề, sẽ xẩy ra ngay khi một số người theo ông ta còn sống.. Chuyện lừa bịp thứ tư là chuyện Chúa chết rồi lại nhỏm giậy để truyền cho các tông đồ phải đi cải đạo trên toàn thể thế giới, trong khi Cha của ông ta, khoan nói đến chính ông ta và toàn thể Giáo hội Công giáo, cho đến thế kỷ 16, cũng không biết là quả đất có hình cầu. Ngoài ra Công giáo còn có cả một trường phái chuyên ngụy tạo các văn kiện (school of forgery) để tạo quyền lực cho Giáo hội v…v…)

Ki Tô Giáo tin vào một đấng siêu nhiên mà họ gọi là Gót, đấng sáng tạo và cai quản vũ trụ muôn loài. Nhưng nếu nhân danh ông Gót này mà Ki Tô Giáo đi làm những chuyện độc ác mà trời không dung, đất không tha, thì thử hỏi cái ông Gót đó có giá trị gì cho nhân loại? Vì thực tế là ông Gót này chẳng có giá trị cho nhân loại, chẳng qua chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của người Do Thái trong thời bán khai, nhưng lại là nguồn cảm hứng cho các tín đồ Ki Tô Giáo gây không biết bao nhiêu là ác hại cho nhân loại. Bởi vậy Chet Raymo, giáo sư hồi hưu danh dự (Emeritus Professor), trường đại học Ca-tô Stonehill, MA., đã viết cuốn “Khi Không Còn Gót Nữa (thì) Mọi Sự Đều Thánh Thiện” [When God Is Gone: Everything Is Holy, Sorin Books, Indiana, 2008).

Có Nên Bận Lòng Về Vấn Nạn Cải Đạo Của Ki Tô Giáo Không?

 

Tôi thấy vấn nạn cải đạo của Ki Tô Giáo không có gì để cho chúng ta phải lo lắng, bận lòng. Tôi đồng ý với nhận định của Thầy Lệ Thọ: Một nền đạo lý [của Phật Giáo] đầy tính nhân sinh như vậy, tồn tại qua chừng đó thời gian thì quá đủ để trả lời cho mọi câu hỏi, và ai đó đã lo lắng “Ngày tàn của Phật giáo” vì những lý do tác giả Allen Carr đã nêu thì suy nghĩ có phần hời hợt với chính đạo lý mình đang tu học.

Những lý do mà một cư sĩ Phật tữ ở Việt Nam đưa ra để lo sợ cho một “Ngày Tàn Của Phật Giáo” thì chỉ là những nhận định phiến diện và bị tổng quát hóa một cách thiếu khoa học như sau:

- Hoằng pháp: Không thu hút giới trẻ, chùa chiền thưa thớt xuống cấp, tu sĩ quá ít, Phật sự tẻ nhạt đìu hiu.

- Tác phong tu sĩ: Trên tay phì phèo điếu thuốc, quá thân mật với nữ Phật tử, phát ngôn linh tinh, xuyên tạc chính trị.

- Hình ảnh ngôi chùa: Nhà chùa là cơ sở kinh doanh, nơi buôn thần bán thánh mê tín dị đoan.

- Gia đình Phật tử: Quá yếu về số lượng và chất lượng. Cả miền Bắc không có nỗi một đơn vị.

Tôi mới đọc một tin về Phật sự như sau trên:

http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=5626

Sáng Chủ nhật ngày 06/03/2011 (nhằm ngày 2/2 Tân Mão) hơn 10 ngàn thiện nam tín nữ Phật tử từ khắp các tỉnh thành đã về tham dự Tu niệm Phật một ngày tại chùa Hoằng Pháp.

Hôm nay cũng là ngày thực hiện chương trình Ánh sáng Phật pháp kỳ 28.

Tham dự có Thượng tọa Thích Chân Tính - Trụ trì chùa Hoằng Pháp, Đại đức Thích Trí Huệ - đến từ Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh, là người giải đáp các câu hỏi xoay quanh các vấn đề trong đời sống tu học của Phật tử.

Kết thúc ngày tu, mọi người ra về đều hoan hỷ. Ban tổ chức gởi tặng quý Phật tử đĩa VCD “Đón xuân Tân Mão” và “Dân hòa nước mạnh”.

Hình ảnh ghi nhận:

Độc giả có thể vào nguồn trên để thấy rất nhiều hình ảnh về ngày tu học này ở Chùa Hoằng Pháp. Hình ảnh “Tác phong tu sĩ: Trên tay phì phèo điếu thuốc, quá thân mật với nữ Phật tử, phát ngôn linh tinh, xuyên tạc chính trị. “ chẳng nói lên được gì ngoại trừ đó chỉ là một thiểu số kém đạo đức mượn cửa Thiền để sinh sống. Phật Giáo dạy: “Y Pháp bất y nhân”, Phật tử hiểu biết sẽ xa lánh những người này. Nhưng dù sao đó cũng là những hình ảnh không đẹp mà Giáo hội Phật Giáo phải tìm cách giảm thiểu, ngăn ngừa, và dè dặt, thận trọng trong việc tuyển chọn, chấp nhận một người vào hàng tu sĩ Phật Giáo. “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Chúng ta cũng không thể loại bỏ là có những kẻ len lỏi vào Phật Giáo với mục đích phá Phật Giáo. Hiện tượng sư giả không phải là không có.

Chùa là cơ sở kinh doanh, nơi buôn thần bán thánh mê tín dị đoan? Có thật vậy không, Chùa nào, hay là tất cả các Chùa? Truyền thống Phật Giáo là không đối nghịch với các tín ngưỡng dân gian và Phật Giáo dùng phương thức khế lý, khế cơ để chuyển hóa con người ra khỏi vòng mê tín dị đoan. Đối với Phật Giáo thì bản chất của đốt vàng mã, bói toán, hay thờ Chúa v…v… cũng đều mê tín như nhau cả, vì không đặt trên sự hiểu biết mà là mù quáng tin bướng tin càn. Phật Giáo tin rằng có thể giải quyết những vấn đề mê tín trên bằng giáo dục, mở mang dân trí. Khi chúng ta chê trách một số mặt ngoài của tín ngưỡng dân gian trong một số Phật tử mà cho đó là của Phật Giáo thì chúng ta đã phạm phải một sai lầm lớn lao. Người ngoại đạo, trong mục đích cố gắng hạ thấp Phật là đạo mê tín dị đoan, thường quy kết tất cả những điều như đốt vàng mã, bói toán, xin xâm, và ngay cả bùa ngải là của Phật Giáo. Nhưng thử hỏi, tìm trong thiên kinh vạn quyển của Phật Giáo có chỗ nào Đức Phật hay các Tổ dạy con người phải xin xâm, bói toán v..v… mà trong nhiều chỗ Đức Phật còn nghiêm cấm các đệ tử thực hành các nghề đó. Ngay cả những chuyện thần thông, phép lạ Đức Phật cũng còn chẳng coi trọng. Chuyện kể rằng, có một đệ tử tu luyện thần thông đi qua sông nhưng Đức Phật đã nói: “Thật tội nghiệp cho nhà ngươi, việc gì phải tu luyện vất vả như vậy, ta chỉ cần bỏ ra mấy xu là người lái đò sẽ đưa ta qua sông.” Cho nên Phật tử, khi nghe chuyện Giê-su trổ tài đi trên sóng thì chỉ cười, cho rằng chẳng có mục đích giáo dục con người mà chỉ để lòe bịp những người thiếu đầu óc. Chẳng hiểu chuyện trên có thật không nhưng ý nghĩa của câu chuyện là Đức Phật và các Tổ không bao giờ khuyến khích hay dạy các đệ tử làm những việc không có ích cho việc tu tập. Trái lại trong cuốn sách mà người Ki Tô Giáo gọi là Kinh thánh thì có đầy những chuyện độc ác, tàn bạo, giết người, loạn luân, và những điều cực kỳ mê tín hoang đường như con rắn biết nói tiếng người, rẽ nước biển làm hai v…v.. trong Cựu Ước, hay như trong Tân Ước, bà Maria sinh nở 7 lần mà vẫn còn đồng trinh, Giê-su chết rồi lại sống lại rồi bay lên trời mà không có hỏa tiễn đeo trên lưng, đi trên sóng, chữa người mù sáng mắt, làm cho người chết sống lại nhưng chính mình lại bị đóng đinh trên cây thập giá và chết tốt, và suốt 2000 năm nay vẫn biệt tăm biệt tích, dù cả tỷ tín đồ ngày ngày cầu nguyện cho ngày Chúa trở lại để cho họ lên thiên đường (mù) cùng lúc chứng tỏ rằng Chúa đã thực sự sống lại, nhưng Chúa cứ ẩn mặt, lặng thinh như tà pháp Ki Tô, và những con người nặng lòng mê tín chỉ thấy ông ta sống lại trên một trang sách nhưng cứ cúi đầu cầu nguyện, đôi khi với búa, kìm và xà beng. Độc ác, tàn bạo và mê tín như vậy mà Ki Tô Giáo vẫn tồn tại tuy đang suy tàn. Vậy Phật Giáo là đạo của trí tuệ, của hòa bình, lịch sử truyền đạo không hề vấy một giọt máu, càng ngày càng có nhiều người theo, nhất là ở phương trời Âu Mỹ mà Ki Tô Giáo đang suy thoái trầm trọng, thì đến bao giờ mới là “Ngày Tàn Của Phật Giáo”?

Tôi cũng đã đi du lịch tham quan ở Trung Quốc (2 lần), Việt Nam (4 lần, đi khắp ba miền), Đài Loan, Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan và để ý quan sát thì tôi có thể khẳng định là tinh thần Phật Giáo đã in ấn sâu đậm ở Á Châu. Hầu như chất Phật tiềm tàng trong mỗi người dân và tôi nghĩ, không có một thế lực nào hay Ki Tô Giáo dùng bất cứ thủ đoạn nào, cũng không thể xóa đi được những dấu vết in ấn sâu đậm này và có thể gây được một ảnh hưởng đáng kể ở Á Châu, khoan nói đến chuyện mơ ước “cải đạo Á Châu” hay về một “Ngày Tàn Của Phật Giáo”. Lịch sử cho chúng ta thấy rõ như vậy. Ở Á Châu, ngoại trừ Phi Luật Tân vì hoàn cảnh lịch sử và xã hội đa tôn giáo, không có một nền văn hóa thuần nhất, nên đã rơi vào móng vuốt của Công giáo, Ki Tô Giáo đã hoàn toàn thất bại ở Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan, và theo một nghĩa nào đó, ở Việt Nam. Ki Tô Giáo có chút thành công ở Nam Hàn nhưng có nhiều dấu hiệu là Phật Giáo sẽ không ngồi yên. Bảng tỷ lệ tín đồ Ki Tô Giáo trong một số quốc gia ở Á Châu trong phần sau sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề này hơn gì hết. Trong cuộc phỏng vấn của Đạo Phật Ngày Nay trước đây, tôi đã bày tỏ những lý do tại sao Ki Tô Giáo không thể thành công trong kế hoạch “cải đạo Á Châu” như sau:

1.

Nền văn hóa Á Đông, trừ Phi Luật Tân (Công giáo) và Nam Dương (Hồi Giáo), còn chung chung có thể nói cũng là nền văn hóa Phật Giáo, dù ở trong những quốc gia đang sống dưới chế độ độc quyền chính trị như ở Trung Quốc và Việt Nam, hoặc ở trong những quốc gia dân chủ như Nhật Bản, Đại Hàn, Thái Lan, Tân Gia Ba v..v.. Nền văn hóa Phật Giáo cao hơn nền văn hóa Ki Tô rất nhiều, điều này không ai có thể phủ nhận, trừ phi chúng ta đánh đồng sai lầm nền văn hóa Ki Tô với những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật của xã hội của Tây phương. Ngày nay, Tây phương đã nhận ra chân giá trị của Phật Giáo, và Phật Giáo phát triển rất tự nhiên trong những xã hội Tây phương mà không hề có ý định cải đạo người khác hoặc kiếm thêm tín đồ. Đụng phải cái thành trì Phật Giáo ở Á Đông, Ki Tô Giáo không có cách nào có thể so sánh ngang hàng được với Phật Giáo, vì từ giáo lý cho đến thực hành, từ bản chất của mỗi tôn giáo cho đến những phúc lợi mà mỗi tôn giáo đã mang đến cho nhân loại, từ lịch sử truyền đạo cho đến đạo đức của các bậc lãnh đạo tôn giáo v..v.., Ki Tô Giáo đều không thể so sánh với Phật Giáo được, và không thể vượt qua được bức tường văn hóa của Á Đông. Chúng ta nên nhớ, Giáo Hoàng John Paul II đã phải công khai xưng thú 7 núi tội ác của Giáo hội đối với nhân loại, Tin Lành cũng phải xin lỗi thế giới về chính sách diệt chủng dân da đỏ ở Bắc Mỹ và những nơi khác, và ngày nay, bộ mặt thật cũng như bản chất của Ki Tô Giáo đã phơi bày, từ lịch sử cho đến các giáo lý, vậy Ki Tô Giáo lấy gì để mà thuyết phục người dân, trừ khả năng mang bả vật chất ra để mua một số tín đồ đang ở trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, những người “theo đạo có gạo mà ăn”, hoặc đưa ra những hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, về “xác chết sẽ sống lại” trong ngày phán xét, và sẽ có một cuộc sống đời đời trên một thiên đường tưởng tượng nếu giữ vững niềm tin vào những điều huyền hoặc của Ki Tô Giáo đưa ra với mục đích khai thác sự yếu kém tinh thần và lòng mê tín của đám cùng dân thấp kém, một thiên đường mà Giáo chủ Công Giáo John Paul II đã công khai tuyên bố trước thế giới đó chỉ là một cái bánh vẽ trên trời.

2.

Trở lại lịch sử Việt Nam, Công Giáo xâm nhập vào Việt Nam từ 1533, và 140 năm sau, tới đầu thập niên 1670, các thừa sai Công Giáo mới khuyến dụ được khoảng 60000 người theo đạo, tuyệt đại đa số thuộc thành phần thấp kém nhất trong xã hội Việt Nam (Xin đọc Catholicism et Sociétés Asiatiques của Yoshiharu Tsuboi). Có thể nói, Công Giáo chỉ phát triển mạnh ở Việt Nam sau khi Giám mục Bá Đa Lộc tuyển mộ và đứng đầu một số lính đánh thuê (mercenaries) giúp Nguyễn Anh đánh bại nhà Tây Sơn vào đầu thế kỷ 19. Sau đó, các thừa sai Pháp thuyết phục thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, mở đầu cuộc xâm chiếm bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng năm 1858. Sau khi Việt Nam bị Pháp đô hộ, Công Giáo dựa vào thế lực thực dân để truyền đạo, làm mưa làm gió trên đất nước Việt Nam. Nhưng dù ở thế thượng phong, dưới cái dù của thực dân trong gần 100 năm, cộng với 9 năm miền Nam dưới chế độ Công Giáo độc tôn Ngô Đình Diệm, số tín đồ Công Giáo trên tỷ lệ dân số không thể lên quá 5-7 phần trăm. Điều này chứng tỏ nền văn hóa Việt Nam không tương hợp với nền văn hóa Ki Tô. Vậy ngày nay, tất cả lợi thế về quyền lực của Công Giáo đã không còn, ngoại trừ sức mạnh hữu danh vô thực, dựa vào đám đông đặc biệt cuồng tín của Công Giáo Việt Nam và sức mạnh của tiền bạc, Công Giáo có cách nào để cải đạo người dân Việt Nam? Cái cột trụ chống đỡ Công Giáo hoàn vũ ở Vatican đã bị sâu mọt ăn rỗng trên đà sụp đổ, làm sao có thể chống đỡ được những đà ngang nhỏ thiếu sinh khí. Tin Lành mới chỉ phát triển từ khi Mỹ nhảy vào xâm lăng Việt Nam. Liệu chính quyền hiện nay có để cho họ tự do xâm nhập ào ạt vào Việt Nam để truyền đạo sau những chiêu bài đạo đức giả có tính cách lưỡng chuẩn (double standard) như nhân quyền và tự do tín ngưỡng một chiều hay không? Và người dân Việt Nam có ngồi yên để cho đám người buôn thần bán thánh này nấp sau chiêu bài tự do tôn giáo để thực hiện kế hoạch xâm lăng văn hóa và tôn giáo truyền thống của Việt Nam không? Chúng ta cần phân biệt rõ ràng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do xâm nhập một quốc gia để truyền đạo. Hai quyền này hoàn toàn khác nhau.

3.

Ki Tô giáo nói chung, nhất là Công giáo nói riêng, đang suy thoái khắp nơi trong những quốc gia văn minh tiến bộ nhất. Lý do Giáo hoàng John Paul II đã phải tìm mọi cách để giữ tín đồ: từ những cuộc công du trên khắp thế giới, đặc biệt là tới các nước nghèo khó ở Nam Mỹ, châu Mỹ La Tinh, và Phi châu để phủ dụ tín đồ bằng cách đưa ra vài lời xin lỗi mơ hồ (nhiều nơi bị dân chúng biểu tình la ó phản đối), cho tới viết cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng để hạ thấp các tôn giáo khác và tôn vinh sự mạc khải bất khả kiểm chứng của Thiên Chúa, rồi hứa hẹn xá mọi tội lỗi cho các tín đồ với một giá rẻ mạt: “chỉ cần bỏ thuốc lá hay rượu một ngày”, “phong thánh bừa bãi” cho các tội đồ của dân tộc Việt Nam nhưng trung thành với Vatican, phê bình các nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là “những con chó sói đói mồi…”, một loại ngôn từ phi đạo đức tôn giáo để đời cho các tín đồ, và cao điểm là hành động “xưng tội trống với Thiên Chúa về 7 núi tội ác của Công Giáo đối với nhân loại” ở Vatican ngày 12/3/2000. Những sự kiện lịch sử này không cho phép giáo hội Công Giáo mang bộ mặt giả nhân giả nghĩa hay “thánh thiện” để mà đi rao giảng tin mừng Phúc Âm nữa, vì người ta sẽ công khai chất vấn về thực chất của Giáo hội.

4.

Thời buổi này, không còn mấy người có đầu óc còn tin ở những chuyện hoang đường như “tội tổ tông”, “Chúa tình nguyện leo lên thập giá để chuộc tội cho nhân loại”, “Đức Mẹ đồng trinh”, khả năng “cứu rỗi” của Giê-su v..v.., kể cả một số giám mục, linh mục trong giáo hội. Khoa học với những bằng chứng bất khả phủ bác trong vũ trụ học, di truyền học, sinh học, sinh hóa học, cổ sinh vật học v..v.. cộng với thuyết tiến hóa đã bác bỏ toàn bộ nền thần học Ki Tô. Đặc biệt là trong thời đại thông tin điện tử này, không ai có thể dấu ai được điều gì, và con người có thể kiểm chứng những tài liệu nghiên cứu chính xác bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Làm sao giáo hội có thể thuyết phục được quần chúng bằng những lý thuyết mơ hồ không có một căn bản xác thực nào. Trí tuệ người dân Việt Nam đâu còn ở mức trí tuệ của những nông dân hay dân chài ở những vùng hẻo lánh như Ninh Cường, Bùi Chu, Phát Diệm v…v.. trong thế kỷ 18, 19?

Trên đây chỉ là vài lý do chính mà tôi nghĩ chính sách trồng cây Ki Tô Giáo vào những miền đất ở Á Châu sẽ thất bại. Đất Á Châu không thích hợp với cây Ki Tô. Vì văn hóa Á Châu là văn hóa đa tôn giáo sống chung hòa bình (Tam Giáo Đồng Nguyên ở Việt Nam). Còn văn hóa Ki Tô Giáo là văn hóa độc tôn, chủ trương phải loại trừ mọi nền văn hóa khác. Trồng vào miền đất Á Châu, cây Ki Tô tuy không đến nỗi chết héo queo như cây sung bị Chúa Giêsu nguyền rủa, không bao giờ có thể ra trái được nữa, nhưng có lẽ cũng chỉ sống một cách èo ẹt, không có nhiều sinh khí, chờ ngày theo gót Tây phương đi vào dĩ vãng. Lý do chính là không ai có thể đi ngược lại đà tiến hóa của con người, và “tà” không thể thắng được “chánh”.

Sau đây là bảng ước tính tỷ lệ số tín đồ các tôn giáo, Phật Giáo (PG), Công Giáo (CG), Tin Lành (TL) trong một số quốc gia ở Á Châu. Tùy theo nguồn, có thể có những con số khác nhau, và tôi đưa ra những con số cao nhất trong mỗi tôn giáo, dựa theo những tài liệu trong những nguồn thông tin sau:

http://www.answers.com/topic/buddhism-by-country

http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_by_country

http://en.wikipedia.org/wiki/Protestantism_by_country

Con số tín đồ Phật Giáo trên thế giới rất khó chính xác. Theo ước tính của nhiều nguồn khác nhau trên trang nhà http://www.answers.com/topic/buddhism-by-country thì số người theo đạo Phật là từ 350 triệu đến 1 tỷ 6 (1.6 billion) người. [The estimations on the number of Buddhist in the world vary according to different sources available ,[17] between 350 million [18] and 1.6 billion.[19][20][21] ] Lý do thật là dễ hiểu. Người theo đạo Phật không nhất thiết phải quy y Tam Bảo, không nhất thiết phải đi Chùa hàng tuần, không nhất thiết phải ghi danh đăng ký với Giáo hội mình là Phật tử v..v… nhưng chỉ cần quan sát những hình ảnh về ngày Phật Đản, Vu Lan, lễ Tam Hợp của Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, cuộc rước Phật Ngọc Hòa Bình trên 3 miền, những cuộc hành hương Yên Tử, Chùa Hương, Chùa Bái Đính v…v… trong những ngày đầu xuân chúng ta cũng có thể thấy ảnh hưởng của Phật Giáo sâu đậm trong lòng dân tộc như thế nào, trừ một thiểu số lai căng chối bỏ truyền thống tốt đẹp của dân tộc để mơ tưởng đến MỘT CÁI BÁNH VẼ TRÊN TRỜI.

Đã 477 năm rồi (từ 1533), sau khi thực dân Pháp chiếm được Việt Nam thì Công Giáo, dựa vào thế lực thực dân, chiếm được địa vị độc tôn, làm mưa làm gió trên đất nước Việt Nam, tự do truyền đạo. Nhưng tới nay, tỷ lệ trên dân số cũng chỉ là 6.7%. Vậy thì đến bao giờ Việt Nam trở thành toàn tòng Công Giáo. Cũng đã gần một thế kỷ nay rồi, Tin Lành dựa vào thế lực Mỹ ở miền Nam và sau cuộc chiến lợi dụng sự mở mang của đất nước cũng chỉ nhặt được những mẩu bánh rơi vãi vào khoảng 1% dân số. Vậy đến bao giờ thì Tin Lành hi vọng biến Việt Nam thành một nước Tin Lành. Ki Tô Giáo, với sách lược dối trá, xuyên tạc, hạ thấp Phật Giáo, bỏ tiền ra mua tín đồ, hay cưỡng bách nhét Chúa vào đầu người khác như trường hợp của Công Giáo VN đối với bà Lương Thị Phụng, hay từ bỏ truyền thống văn hóa và lịch sử lập quốc của Việt Nam như trong “tuyên ngôn phục linh” của Tin Lành, là hi vọng có thể cải đạo được người dân Việt Nam vào Ki Tô Giáo hay sao? Họ cho rằng người dân Việt Nam cũng ngu muội và cuồng tín như họ hay sao? Họ cho rằng ngày nay mà họ có thể mang những đồ phế thải của tôn giáo Tây phương đến đầu độc người dân Việt Nam được sao? Họ không mở mắt ra mà nhìn, trên thế giới ngày nay, chẳng còn nước nào toàn tòng Công Giáo hay Tin Lành. Tỷ lệ trên dân số của Tin Lành trên nước Mỹ đã tụt xuống từ trên 70% trước đây còn dưới 50% theo một thống kê mới nhất. Âu Châu, nguyên là cái nôi của Công Giáo trước đây nay đã trở thành một lục địa hậu-Ki-Tô (Post-Christian Continent).

Không còn gì rõ ràng hơn là hai thông tin điển hình sau về sự suy thoái của Ki Tô Giáo ở Tây phương:

- Trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu châu tuyên bố rằng các dân tộc trong toàn lục địa Âu châu đã quyết định sống “như là Gót không hề hiện hữu.

(At a special synod in 1999, the bishops of Europe declared that the peoples of the entire continent had decided to live “as though God did not exist.)

- Giáo hoàng Benedict XVI: “Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới mà con người càng ngày càng tỏ ra không cần đến Gót, mà cũng chẳng cần gì đến Chúa Giêsu nữa. Những Giáo Hội gọi là 'truyền thống' xem ra như đang chết dần.” Theo một phúc trình mới đây của Vatican thì trong một số nước phát triển, Giáo dân đi dự lễ ngày Chủ Nhật chỉ còn khoảng 5%. Ngài nói thêm: Tuy nhiên không phải chỉ có đạo Công Giáo bị như vậy mà Giáo Hội Tin Lành cũng bị ảnh hưởng nặng hơn nữa trong thời điểm lịch sử này. Không thấy có giải pháp nào mau chóng và thần diệu cả để cứu vãn giúp Giáo Hội chúng ta cả.

(It is different in the Western world, a world which is tired of its own culture, a world which is at the point where there’s no longer evidence for a need of God, even less of Christ," he told a meeting of clergy in the Italian Alps.

"The so-called traditional churches look like they are dying," he said, according to a text published by Vatican daily L’osservatore Romano.

Participation at Sunday Mass in some developed countries was as low as 5 percent, a recent Vatican report said.

"The Catholic Church is not doing as badly as the big Protestant Churches but naturally it shares the problem of this moment in historỵ" "There’s no system for a rapid change.”)

Nhìn vào những con số tỷ lệ tín đồ Ki Tô Giáo ở Á Châu, chúng ta thấy gì? Hiển nhiên là qua bao thế kỷ, dù Ki Tô Giáo đã gia tăng nỗ lực ăn sâu cắm rễ vào Á Châu nhưng đã hoàn toàn thất bại. Rõ ràng là Á Châu đã từ chối không chấp nhận Ki Tô Giáo. Á Châu đã có những kinh nghiệm lịch sử về sự liên kết của Ki Tô Giáo với những thế lực thực dân Tây phương trước đây. Á Châu cũng đã thấy rõ nền văn hóa độc hại của Ki Tô Giáo trên thế giới. Á Châu cũng đã thấy rõ bản chất “tà đạo”, “đạo chích”, và “đạo bịp” của Ki Tô Giáo. Ngày nay, với những phương tiện thông tin điện tử, Ki Tô Giáo khó có thể lừa bịp được con người bằng những luận điệu thần học hoang đường đã lỗi thời mà thế giới Âu Mỹ đã đang dần dần phế thải. Và riêng về Việt Nam thì người dân Việt Nam, nhất là Phật tử và tín đồ của các tôn giáo khác có ngồi yên để cho Ki Tô Giáo tự tung tự tác hoành hành trên đất nước thân yêu của chúng ta không? Hỏi tức là đã trả lời. Vậy chúng ta không việc gì phải bận lòng trước những thủ đoạn, mánh mưu cải đạo của Ki Tô Giáo. Chúng ta sẽ làm hết sức để chuyển hóa họ, tháo bỏ mớ xiềng xích tâm linh đã trói chặt họ trong vòng ngu muội, mở mang đầu óc họ. Và một ngày hi vọng không xa lắm, Ki Tô Giáo ở Việt Nam cũng sẽ tàn lụi như ở phương trời Âu Mỹ. Vì Ki Tô Giáo không thể đi ngược lại lịch sử, và không ai có thể ngăn chận được sự tiến hóa về trí tuệ của nhân loại, cho nên con người không thể cứ mãi mãi chìm đắm trong vòng mê tín, tiếp tục tin vào những chuyện hoang đường đã không còn bất cứ một giá trị nào trong thế giới tân tiến ngày nay.

 

Trần Chung Ngọc

Grayslake, Illinois

Một ngày đặc biệt:

8 tháng 2, Tân Mão


Những bài về cải đạo


Yêu Chúa "Hết Trí Khôn" (Một Độc Giả)
"Sư cô trụ trì" chùa Quan Âm cải đạo theo Chúa: Bóc trần sự thật (Thích Thanh Thắng)
43 Phương Pháp Cải Đạo (Minh Kiến)
Cải Đạo (SH)
Cải đạo bắt đầu từ trẻ con (Nguyễn Trí Cảm)
Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! (Trần Chung Ngọc)
Cải Đạo, Sách Lược Thực Dân Mới Mà Cũ (Thiên Lôi)
Cầu Cứu - Bài Góp Ý (Nguyễn Tiến Đạt)
Cầu Cứu - Nỗi Ray Rứt (Ngọc Hân - SH)
Hôn Nhân và Tôn Giáo (Nguyễn Hữu Ba)
Ki tô giáo: Mánh Khóe Mới Nhất Trong Việc Cải Đạo (J. Goonetilleke/Nguyên Tánh dịch)
Kitô giáo: Lịch sử truyền đạo (BurningCrossNet/ Minh Kiến dịch)
Lửa "Đốt" Dân Tộc Ta (Hồng Ngọc)
Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ? (Minh Thạnh)
Mắt xích cải đạo tu sĩ trong tiến trình cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)
Mối Họa Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ (Đào Viên)
Một Giám Mục Viết Về Vấn Nạn Cải Đạo Của Ki-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)
Ngày Tàn của những kẻ Truyền Đạo Cuồng Tín (Minh Kiến)
Những Câu Chuyện Cải Đạo (Võ Ngọc Diệp)
Phản Hồi "Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo" của Minh Ngọc (Ki-Tô Hữu Lưu Tèo)
Quí Hồ Tinh Bất Quí Hồ Đa (Lệ Thọ)
THƯ NGỎ: Vận Động Thành Lập Tủ Sách “Chấn Hưng Phật Giáo”
Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo Và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Thực Chất Tin Lành Nam Hàn (Trần Chung Ngọc)
Tiền và việc cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)
Trả Lời Thư Bạn Lưu Tèo (Minh Ngọc)
Vài Câu Hỏi Cho Người Đi Truyền Đạo Chúa (Một Độc Giả)
Vì Chúng Sinh - Chống Cải Đạo (Nguyễn văn Phụng)
Vì Chúng Sinh - Ngăn Ngừa Việc Cải Đạo (Nguyễn Văn Phụng)
Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo (Minh Ngọc)
“Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)