Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Thờ Chúa

Charlie Nguyễn

http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_TCCG/VNcanthuchien.php

¿ trở ra mục lục | 2-8-2013

Truyền Thống Abraham Dưới Ánh Sáng Khoa Học Khảo Cổ

Trải qua 4000 năm lịch sử, nhân vật Abraham đã được coi là biểu tượng cho niềm khát vọng của con người muốn thiết lập một mối giao ước (covenant) với Thượng đế.

Nói đúng ra, đó là khát vọng tâm linh của phần đông các dân tộc Tây phương, bao gồm Âu châu, Do thái và các chủng tộc Ả rập. Đố với các dân tộc Á châu, ý niệm về sự thiết lập một giao ước với Thượng đế là hoàn toàn xa lạ, nếu không muốn nói là kỳ quặc!

Chúng ta không thể tưởng tượng nổi là cái ý tưởng kỳ quặc đó đã xâm chiếm tâm linh của hơn một nửa dân số loài người. Hiện nay có tới trên 3 tỉ người tôn vinh nhân vật Abraham là Thánh tổ phụ về huyết thống (Father) hoặc Thánh tổ phụ của đức tin (Spiritual Ancestor of Faith).

Một điều đáng chú ý là hai tỉ người Ki-tô giáo, 1.3 tỉ người Hồi giáo và 15 triệu tín đồ Do thái giáo từ xưa đến nay luôn luôn thù nghịch nhau, nhưng tất cả đều đồng nhất tự xưng mình là tín đồ độc thàn chân chính của Abraham (True Abrahamic monotheists). Dù là một nhân vật có thật trong lịch sử hoặc hcỉ là một nhân v6ạt thần thoại, Abraham đã hiển nhiên là một “giáo chủ” có đông tín đồ nhất từ xưa đến nay. Có thể nói, Abraham là giáo chủ của các giáo chủ Tây phương, bời lẽ không có một tôn giáo nào của Tây phương mà không tôn vinh Abraham là tổ phụ đức tin của tôn giáo mình.

Cuốn sách đầu tiên của Bộ Thánh kinh Do thái là sách Sáng thế ký (Genesis II: 27-28) cho biết : Noah sinh ra Shem, Shem sinh ra Terah, Terah sinh ra Abraham. Abraham lấy Sarah sinh ra Isaac, Isaac sinh ra Jacob là tổ tiên của 12 bộ lạc Israel. Abraham lấy cô đầy tớ gái Ai cập sinh ra Ismael là tổ tiên của các giống Ả rập. Kinh thánh Do thái kể lý lịch của Abraham như trên để xác định Abraham chẳng những là ông tổ lập đạo Chúa mà còn là ông tổ của dân tộc Do thái về huyết thống.

Do thái thuộc dòng dõi chính thức của Abraham còn các dân tộc Ả rập đều thuộc dòng dõi thấp kém vì chỉ là “con rơi con rớt” của Abraham mà thôi.

Trong sách Phúc âm Tông đồ Công vụ của Ki-tô giáo có bức thư của Phao-lồ gửi cho các tín hữu ở Rome, trong đó có câu: “Đức tin của chúng ta là đức tin của Tổ phụ Abraham” (Epostle to the Romans: Our faith is that faith of our Fatther Abraham). Phao-lồ là “vị đại thánh” có công hàng đầu trong việ lập đạo và truyền đạo ki-tô, vì vậy các nhà chuyên nghiên cứu tôn giáo Tây phương đã gọi Ki-tô giáo là “thần học của Phao-lồ” (The Pauline theology). Phao-lồ đã xác nhận Ki-tô giáo là đạo của Abraham. Ngòai ra, vì Phao-lồ là người Do thái nên ông ta đã gọi Abraham là Tổ phụ (Father).

Công giáo Việt Nam tránh né không gọi Abraham là “tổ phụ” nhưng cũng tôn vinh Abraham là một vị thánh cao cả ngồi cạnh Đấng chí tôn. 92% dân số Việt-nam ngoại đạo đều là những kẻ chưa biết đến “đạo thánh” của Abraham! Người Công giáo Việt-nam cảm thấy xót thương đồng bào mình nên đã sáng tác bài kinh bất hủ mang tựa đề :

“Kinh Cầu Cho Dân Nước Việt-nam Trở Lại Đạo Thánh”:

“Lạy Chúa, thuở Chúa mới giáng sinh, Chúa đã kêu gọi ba vua phương Đông đến thờ lạy Chúa. Chúa đã phán rằng : Ngày sau có nhiều kẻ bởi Đông Tây sẽ đến nghỉ ngơi cùng Thánh Abraham trên nước thiên đàng. Nay nước Việt-nam cũng là một cõi Đông Phương đang còn nhiều kẻ tin vơ thờ quấy chưa hề biết Đấng chí tôn. Xin Chúa hãy làm cho nó tìm đến cùng Chúa hầu ngày sau đặng nghỉ ngơi (cùng thánh Abraham) trên nước thiên đàng, chúc tụng ngợi khen Chúa đời đời kiếp kiếp.” (Kinh Nhựt khóa 143-146).

Vị giáo chủ sáng lập đạo Hồi là Muhammad viết kinh Koran vào đầu thế kỉ 7 đã tôn vinh Abraham là tín đồ Hồi giáo. “Abraham chẳng phải là người Do thái, cũng chẳng phải người Ki-tô nhưng ngài là một người công chính, một người Hồi giáo.” (Abraham was not a Jew nor a Christian but he was upright man, a Muslim – Koran 3:67). “Chúng ta tin Thiên chúa và tin những gì đã được Thiên chúa mặc khải cho Abraham và Ismael” (We believe in Allah and waht eas revealed to Abraham and Ismael – Koran 3:84).

Nói tóm lại, tất cả các đạo thờ Chúa gồm có Do thái, Ki-tô và hồi đều dành nhau làm “con cái của Abraham” (The children of Abraham). Nhưng điều mỉa mai là từ nhiều thế kỷ qua đến nay, lịch sử của đám con cái Abraham luôn luôn là lịch sử của một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn liên miên bất tận! Vấn đề đựơc đặt ra 12 nguyên nhân nào đã dẫn đến sự nghi kỵ hận thù không thể hàn gắn giữa những người tự nhận là anh em cùng cha là Abrahan?

Nhà khảo cổ chuyên về Thánh kinh (Biblical archaeologist) Tad Szulc, tác giả bài “Abraham, cuộc hành trình của niềm tin” (Abraham, Journey of faith) đăng trên tạp chí National geographic tháng 12/2001 (trang 90-129), đã trả lời một phần cho vấn đề nêu trên. Tác giả đến Jerusalem quan sát và chụp hình nhiều nhóm tín đồ độc thần. Tất cả đều dùng Thánh kinh như những kịch bản bi kịch (drama). Các người thuyế giảng đều tự coi mình như những diễn viên (actors). Lúc đầu các nhóm đều kể chuyện Thánh kinh giống nhau, nhưng về sau họ rẽ sang những chi tiết của câu chuyện khác nhau. Chính sự khác nhau về những chi tiết này đã làm các tôn giáo và các chủng tộc thù nghịch nhau, mặc dù tất cả đều cùng tôn vinh Abraham làm tổ phụ.

Màn bi kịch được diễn nhiều nhất tại Jerusalem là chuyện Thiên chúa dựng lên trời đất cạn vật trong 7 ngày, Chúa đuổi tổ tiên loài người là Adam và Eva ra khỏi vười Địa đàng, Chúa tạo nên trận Đại hồng thủy trong đời Noah. Con út của Noah là Shem sinh ra Terah. Terah sinh ra Abraham và Thiên chúa ra lệnh cho Abraham thực hiện một sứ mạng lịch sử. Đến đây câu chuyện bắt đầu khác : Người Hồi giáo tin rằng sứ mạng lịch sử của Abraham đã được mặc khải cho loài người qua Muhammad thuộc dòng dõi Ismael, con của Abraham. Trong khi những người Do thái và Ki-tô giáo tin rằng họ được Thiên chúa mặc khải và ban cho nhiều ân sủng thiêng liêng qua dòng dõi Jacob, con của Isaaac, tức cháu nội của Abraham.

Đối với các nhà nghiên cứu tôn giáo đứng bên ngoài quan sát đều đưa ra nhận xét : Tất cả các chuyện kể trên đều là bịa đặt, đả đựơc viết ra để tự vinh danh bộ lạc của mình! (these stories are pure fiction, written for tribal self-glorification – Journey of faith, National Geographic 12/2001, page 90).

Chúng ta hãy duyệt qua Kinh thánh Do thái và Kinh Koran của Hồi giáo để xem hai tôn giáo này đã xử dụng truyền thuyết Abraham để tôn vinh dân tộc của họ như thế nào. Cuối cùng, qua kết quả của các công trình khảo cổ, chúng ta sẽ có một giải đáp khoa học khách quan về truyền thuyết Abraham.

1. Truyền thuyết Abraham qua Kinh thánh Cựu ước Do thái:

Sách Sáng thế ký 11: 27-31 cho biết Abraham sinh tại thành phố Ur ở phía Nam xứ Babylon (nước Iraq hiện giờ). Căn cứ vào sự xác định này của Thánh kinh Cựu ước, vào đầu thập niên 1920 hàng ngàn nhà khảo cổ từ khắp mọi nới trên thế giới đã đổ xô đến Ur để khai quật tìm hiểu về sinh quán của Abraham. Ur là một nới tiều điều bụi bặm, khô cằn sỏi đá và không có một người nước nào cả. Hiện chỉ còn một số ụ đất hình kim-tự-tháp, một số ngọn tháp Zigguart được xây để thờ thần Mặt trăng (Sin) vào khoảng năm 2100 TCN (Trước Công nguyên). Toàn cảnh thành phố Ur rộng khoảng 120 mẫu (acres) được tạo dựng lên khoảng 5000 năm TCN. Thành phố Ur được khai quật đợt đầu trong thập niên 1920 và sau đó vào thập niên 1930, dưới sự lãnh đạo của nhà bác học khảo cổ trứ danh người Anh là Leonard Woolley.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tại Ur nhiều ngôi mộ cổ của các vua chúa và di tích của nhiều dãy phố. Đặc biệt là những đồ trang sức bằng vàng, bạc và đá quý rất tinh xảo. Điều đó chứng tỏ Ur là một thành phố giàu có và đạt tới trình độ văn minh cao. Theo các giáo sư chuyên khảo cứu về văn minh Babylon thuộc trường Đại học Michigan thì Ur là thủ đô của vùng Lưỡng Hà châu (Mesopotamia) và là thương cảng của sông Euphrate sát gần với Vịnh Ba tư. Thành phố Ur có tới 12.000 dân và đạt tới điểm cực thịnh vào khoảng năm 2100 TCN.

Sau đó, bờ biển của Vịnh Ba tư được đất bồi và tiến xa ra biển, đã để thành phố Ur ở lại phía sau cách bờ biển tới hơn một trăm dặm. Ur dần dần biến thành sa mạc hoang vu. Các công trình khai quật thành Ur không phải là vô ích vì nó đã đem lại cho các nhà khảo cổ hàng ngàn tấm đất sét phơi khô (sun-dried clay tablets) có những hàn chữ giống như nêm cối gọi là “Cuneiform”. Lối viết chữ này đã được phát minh từ năm 3200 TCN bởi giống người Sumerians là những cư dân đầu tiên ở vùng Lưỡng Hà châu này.

Giáo sư Michalowski, chuyên viên khảo cổ về Luỡng Hà châu thuộc Đại học Michigan và là chủ bút tờ báo nghiên cứu về chữ Cuneiform (Kournal of Cuneiform Studies) cho biết : Thành phố Ur là trung tâm thương mại trong vùng Lưỡng Hà châu vào khoảng 2100 TCN, tương đương với thành phố Venice của Ý sau này vì tại UR người ta dùng nhiều thuyền bè chạy trên sông Euphrates, sông Tigris và nhiều sông đào thông qua các con sông lớn này. nếu Abraham là một nhân v6ạt có thật vào thời điểm này và nếu được đi học thì Abraham phải biết toán học, sử học, kế toán và văn chương của người Sumerians. Tại Ur có rất nhiều đền thờ thần Sin, tức thần Mặt trăng (The Moon God). Rất có thể những suy nghĩ về thần Mặt trăng đã dẫn Abraham đến ý tưởng thờ một Thiên chúa duy nhất.

Sác Sáng thế ký mô tả thành phố Ur thuộc xứ Chaldes là một điều sai lầm vì các nhà khảo cổ có đầy đủ bằng cớ xác nhận Chaldes là một địa danh xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà châu vào thiên niên kỷ I TCN, tức sau thời đại của Abraham tới một ngàn năm.

Giáo sư Do thái Finkelstein, chủ nhiêm ngành khảo cổ thuộc Đại học Tel Aviv, cho biết : “Trong 20 năm qua, khoa học khảo cổ đã trở thnàh một công cụ chính yếu để khảo cứu các giai đoạn quá khứ của Do thái Cổ. Sau nhiều năm nghiên cứu , ngành khảo cổ chưa xác định được có hay không có Abraham, nhưng sách Sáng thế ký (Genesis) viết về ông ta được ước tính đã được viết trong thế kỷ 7 TCN.” (National Geograpic, p.106-107). Như vậy, sách Sáng thế ký đã được viết để kể chuyện một nhân vật đã sinh ra trước đó tới 13 thế kỷ. Diều này cho thấy chuyện Abraham khó có thể là một chuyện thật.

Tuy vậy, các nhà khảo cổ vẫ đọc sách Sáng thế ký và lần mò theo từng trang sách để đi tìm dấu vết của Abraham. Sách Sáng thế ký viết : “Họ rời thành phố Ur để đi về Canaan với Terah, Abraham, Sarah và Lot. Họ đến Haran và định cư tại đây.”

- Các tài liệu ghi chép bằng chữ Cuneiform ghi nhận vào khoảng năm 2000 TCN có một trận chiến tranh lớn gây ra bời giống người Elamite (tức Iran ngày nay) đến tàn phá thành phố Ur. Đây có thể là lý do khiến gia đình của Abraham phải dời đi nơi khác.

- Từ thành phố Ur đến Canaan là cuộc hành trình dài 600 dặm (965 km). Nếu đi đường bộ với đoàn lữ hành có ngựa, lừa, lạc đà ... củng phải mất nhiều tháng hặoc cả năm. Sáng Thế ký cho biết Abraham không đến th8ảng Canaan mà đến định cư tại thành phố Haran một thời gian. Thành phố Haran ngày nay là một ngôi làng thuộc Thổ nhĩ kỳ với 500 cư dân. Các ngôi nhà của dân làng này đều làm bằng đất sét giống như tổ ong. Thuở xa xưa, làng này là một thành phố thương mại sầm uất vì nó nằm trên bờ sông Balikh, phía Bắc thung lũng sông Euphrates và là ngã tư quan trọng của vùng Lưỡi Liềm Cận Đông (The firtile crescent of the Near East). Tại đây có nhiều đền thờ thần Mặt trăng giống như ở Ur. Dân cư trở nên thưa thớt vì khí hậu thay đổi càng ngày càng nóng. Hiện tại nhiệt độ trung bình ở đây lên tới 120 độ F.

Điều đặc biệt đáng chú ý là ở giữa làng Haran có một ngọn đồi, trên đó có một căn nhà mà dân làng này tin rằng đó là căn nhà khá rộng lớn như nhà của những người khá giả. theo chuyện dân gian lưu truyến ở vùng này thì Abraham làm nghề chăn nuôi và thường bán lông cừu cho nông dân trong vùng để đổi lấy nông sản và thực phẩm.

Những chuyện về Abraham ở Haran chỉ có thế nhưng cũng thu hút khá nhiều du khách từ những vùng lân cận đến bằng xe buýt (bus) vào cuối tuần để viếng thăm những “di tích” của Abraham !

Ở gần làng Haran có thành phố Urfa cới dân số gần nửa triệu người. Từ xa xưa thành phố này đã được coi là sinh quán của Abraham. Hàng năm người ta tổ chức những đại hội lớn gọi là “Đại hội Abraham” thu hút rất đông du khách từ thập phương kéo tới.

Truyền thuyết địa phương kể rằng : Abraham sinh ra trong một cái hang đá ở phía nam của thành phố Urfa. Khi mới sinh ra được một ngày, Abraham đã lớn bằng đứa trẻ đầy tháng và sau một năm, Abraham lớn bằng đứa trẻ 12 tuổi. Khi trưởng thành, Abraham đập nát các ảnh tượng của các thần cà khuyên mọi người chỉ thờ một Thiên chúa mà thôi. Vua Nimrod ra lệnh nắt Abraham và xử tử bằng cách thiêu sống. Nhưng khi ngọn lửa mới bùng lên thì tự nhiên có một vòi nước đổ nước xuống dập tắt ngọn lửa và những thanh củi đang cháy biến thành những con cá, nhờ thế mà Abraham được cứu sống.

Hiện nay, mỗi tuần có nhiều chuyến xe bus chở khách hành hương từ Iran qua viếng hang đá mà họ tin là nơi sinh của Abraham. Trước khi vào hang đá họ phải đi qua một ngôi đền Hồi giáo có một ngọn tháp nhỏ. Họ ở đây ít phút cầu nguyện Thượng đế trước khi vào viếng thăm hang đá, nơi sinh ra của Abraham, vị thánh tổ vĩ đại của tất cà các đạo thờ Chúa ! Đối với dân chúng ở khắp vùng này thì sinh quán của Abraham là Urfa chứ không phải Ur như sách Sáng thế ký của đạo Do thái đã nói. Dù cho Abraham sinh ra tại Ur hay Urfa cũng không quan trọng, điều quan trọng là sách Sáng thế ký (cuống sach đầu tiên của bộ Kinh thánh Do thái) đã mô tả chi tiết về Haran : Tại Haran, Chúa nói với Abraham hãy tiếp tục lên đường đi đến Đất hứa. Lúc đó Abraham đã 75 tuổi, vợ là Sarah đã 65 tuổi. Abraham lên đường cùng với vợ và người cháu trai tên là Lot. Họ mang theo nhiều tài sản gồm súc vật và đồ đạc. Từ haran đến đất hứa Canaan, Abraham phải đi qua nước Syria. Đất hứa Canaan chính là dải đất của xứ Ai cập. Sáng thế ký mô tả vùng Đất hứa Canaan “chảy ra sữa và mật” (flowing with milk and honey) ngụ ý miền đất này rất phì nhiêu. Trong thực tế vùng đất Canaan khô cằn sỏi đá nên từ hai ngàn năm trước Công nguyên đa số cư dân ở Canaan phải sinh sống bằng nghề buôn bán. Vì thế, từ thuở đó chữ “Canaanites” đã có nghĩa là thương gia (merchants).

Sách Sáng thế ký kể tiếp: Abraham đến vùng Đất hứa, trước hết cư ngụ tại thành phố Sechem. tại đây Chúa hiện ra với Abraham và phán rằng: “Ta sẽ cho dòng dõi của con vùng đất này” (To your seed I will give this land).

Sechem là tên của một thành phố cổ tại Trung đông đã có từ 2000 năm TCN, tọa lac ở phía tây sông Jordan. Nay thành phố mang tên Nablus, có 130.000 dân và đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Palestine. Hiện tại thành phố này đang là một bãi chiến trường giữa Palestine và Do thái. Cũng như hàng ngàn năm về trước, nơi đây đã từng là chiến trường giữa hai dân tộc con cháu của Abraham : Do thái và Ả rập !

Sách Sáng thế ký không nói Abraham ở tại thành phố Sechem bao lâu, chỉ nói Abraham đi về phía nam đến sa mạc Negrev. Ngày nay, vùng Negrev đã được dẫn thủy nhập điền nên nghề nông phát triển. Vào thời Abraham, mỗi khi gặp mùa hạn hán vùng này thường bị lâm vào nạn đói trầm trọng. Chính vì vậy Abraham đã phải bỏ Đất hứa Canaan để đi Ai cập. Nhờ có sông Nil và vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ nên dân Ai cập có một cuộc sống no đủ thịnh vượng. Mục đích của Abraham đến Ai cập kiếm ăn để khỏi bị chết đói. Khi mới tới biên giới Ai cập , Abraham căn dặn Sarah (lúc đó 65 tuổi) : “Em là một người đàn bà đẹp, nếu em nói là vợ ta thì người Ai cập sẽ giết ta. Vậy em hãy nói là em gái của ta”. Quả nhiên, các cận thần của vua Pharaon thấy Sarah quá đẹp nên đã dẫn nàng “dinh” (“harem”) của nhà vua.

Sự việc vua Pharaon cướp vợ của Abraham làm cho Thiên chúa rất tức giận nên ngài đã gây ra nạn dịch tàn phá Ai cập. Vua Pharaon thấy vậy sợ quá nên gọi Abraham đến để quở trách : “Tại sao ngươi không nói thật với ta Sarah là vợ ngươi? Vì ngươi nói nàng là em gái nên ta mới lấy nàng làm vợ. Thôi, bây giờ ngươi hãy nhận lại nàng và cút khỏi đây”. Sau đó, Abraham trở lại Canaan và chính thức định cư tại đây.

Tại Canaan, Chúa lại hiện ra với Abraham và xác định lãnh thổ Đất hứa : “Ta sẽ cho dòng dõi của con lãnh thổ từ sông Nil của Ai cập đến sông Euphrates” (nay thuộc Iraq). Nhưng Abraham lo lắng nghĩ về tương lai vì hiện tại Abraham không có một đứa con nào cả. Abraham oán trách Chúa : “Chúa cho tôi những thứ đó để làm gì vì tôi già sắp chết rồi mà vẫn không có con?” (Oh my Lord, what can you give me when I am going to my end childless?). Chúa trả lời : “Con hãy nhìn lên bầu trời và đếm các vì sao. Dòng dõi của con sau này cũng sẽ đông như vậy”.

Lúc đó, Sarah tin rằng mình không thể nào sinh con được vì đã 75 tuổi nên thuyết phục chồng ăn nằm cới cô đầy tớ gái Ai cập tên Hagar. ít lâu sau, Hagar sinh cho Abraham đứa con trai đầu lòng, đặt tên là Ismael. Khi có đứa con đầu lòng thì Abraham tròn 86 tuổi !

Mười ba năm sau, tức vào lúc Abraham 99 tuổi, Chúa hứa với Abraham rằng ông ta sẽ là tổ phụ của nhiều quốc gia (father to a multitude of nations). Abraham và Sarah đều phá lên cười và hỏi lại Chúa “Có lẽ nào một ông già trên 100 tuổi và một bà già 90 tuổi sinh con?”. Đúng một năm sau, Sarah sinh ra một bé trai được hai vợ chồng đặt tên là Isaac, có nghĩa là tiếng cười (theo tiếng Hebrew). Sau khi có con, Sarah ghen với Hagar và Ismael nên thuyết phục Abraham đuổi họ ra khỏi nhà. Abraham đưa Hagar và Ismael đến một nơi trong sa mạc. Những người Hồi giáo tin rằng nơi đó chính là Mecca hiện nay.

Sách Sáng thế ký kể tiếp : Sarah chết năm 127 tuổi tại Quiryat gần Hebron, Abraham đem xác vợ về chôn tại hang Machpelah, thuộc tỉnh Hebron ở gần Biển Chết (the Dead Sea).

Sau đó, Abraham đến Haran kiếm vợ cho Isaac tên Rebekah. Cưới vợ cho con trai xong, Abraham đi Hebron để kiếm một cô vợ cho riêng ông, lúc này ông đã 137 tuổi. Cô vợ trẻ của Abraham tên Keturah sinh cho ông 6 đứa con. Sách Sáng thế ký cho biết Abraham chết vào năm 175 tuổi. Isaac va Ismael đem xác cha về chôn bên cạnh mộ của bà Sarah tai hang Machpelah. Ngày nay hang này là thánh địa của đạo Do thái va đạo Hồi.

2. Truyền thuyết về Abraham trong đạo Hồi

Truyền thuyết về Abraham trong đạo Hồi được thuật lại một cách sơ lược qua 25 câu thơ rải rác trong các chương khác nhau của kinh Koran:

- Adam là tổ tiên của loài người và là vị tiên tri thứ nhất của Thiên chúa (Koran 3:33)

- Trận Đại hồng thủy tiêu diệt cả loài người, chỉ ngoại trừ những người và vật trên tàu của ông Noah được cứu thoát mà thôi. Noah là tiên tri thứ hai của Chúa (Koran 7:59-64)

- Sau đó loài người sinh sôi nảy nở và thờ nhiều thần nhảm nhí nên Chúa cho tiên tri thứ ba xuất hiện, đó chính Abraham. Với sứ mạng lập đạo thờ một Chúa tức Độc thần giáo (Monotheism), Abraham chống lại cha ruột của minh là Azar (tức Terah) vì ông này làm ra rất nhiều tượng thần để tôn thờ. Abraham chất vấn cha : “Cha sẽ thờ những ảnh tượng này thay vì thờ Chúa sao? Hiển nhiên là cha và những người theo cha là những kẻ sai lầm!” ( Koran 6:74-84 ).

Đạo Do thái và đạo Hồi đều tự nhận là đạo chân chính của Abraham vì không thờ ảnh tượng.ai đạo này kết án đạo Công giáo và Chính thống giáo là những tà đạo vì hai giáo phái Ki-tô này đều thờ rất nhiều ảnh tượng của Chúa và các thánh!

Trong thế kỷ I, “thánh” Phao-lồ của Ki-tô giáo gọi Abraham là “tín đồ Ki-tô giáo trước Phúc âm” ( a Christian before Gospel). Đến thế lỷ 7, Muhammad gọi Abraham là “tín đồ hồi giáo trước kinh Koran” ( a Muslim before Koran ).

Truyền thuyết của Hồi giáo về Abraham trong phần đầu cũng tương tự như trong sách Sáng thế ký của đạo Do thái. Nhưng từ khi bà Sarah nổi ghen và buộc Abraham phải đuổi hai mẹ con Ismael ra khỏi nhà thì câu chuyện bắt đầu đổi khác : Bà Hagar dẫn con đến một nơi ở sa mạc Syro-Arabia, nơi đó chính là địa điểm của thành phố Mecca, thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay.

Năm Ismael lên 13 tuổi, Abraham cắt da qui đầu của con trai và sau đó ông tự cắt da qui đầu của mình, mặc dầu lúc đó ông đã 99 tuổi. Đây là hành vi tỏ ý tuân phục Thiên chúa tuyệt đối. Tục lệ cắt bì (circumcision) bắt đầu từ đó và dần dần biến thành một nghi lễ (tương tự như lễ rủa tội của Ki-tô giao) áp dụng cho mọi tín đồ nam giới của đạo Do thái và đạo Hồi.

Khi Isamel trưởng thành, Chúa thử lòng Abraham bằng cách ra lệnh cho ông phải giết đứa con trai yêu quí của mình và đốt nó bằng củi lửa như những vật hy sinh khác ( Koran 37:102-112 ). Abraham tuân lệnh Chúa nên dẫn Ismael lên núi Arafat (cách Mecca 16 dặm) để giết. Nhưng khi Abraham vừa mới vung đao lên để giết con thì Thiên chúa ngăn lại. Chúa hứa cho Ismael sau này trỏ thành tổ phụ của một dân tộc lớn. về sau, Ismael có 12 người con trai là tổ tiên của 12 giống dân Ả rập. (Điều này cũng tương tự như Kinh thánh Cựu ước Do thái chép rằng : cháu nội của Abraham là Gia-cóp có 12 con trai là tổ phụ của 12 bộ lạc Do thái. Kinh thánh Tân ước cũng chép : Chúa Jesus chọn 12 tông đồ để lãnh đạo 12 bộ lạc Do thái chứ không phải để truyền đạo khắp thế gian.)

Trong thời gian bà Hagar và Ismael sống tại sa mạc, Abraham thường xuyên đến thăm. Giữa chốn sa mạc hoang vu này Chúa đã khiến cho một dòng nước từ dưới những lớp cát phun lên. Đó chính là giếng nước thiêng ở Mecca gọi là giếng Zamzam. Cả hai cha con Abraham đã cùng nhau xây một đền thờ Chúa đầu tiên trên trái đất. Đó chính là đền thờ Kaaba ở Mecca hiện nay. Tiếng Ả rập Kaaba có nghĩa là Tòa nhà hình khối (the Cubic Building). Ismael thọ 137 tuổi.

Ngày nay, mỗi năm có tới hàng chục triệu người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đổ về Mecca hành hương. Địa điểm chính yếu là đền thờ Kaaba. Trước khi tới đền thờ này, người ta phải đi bộ qua các đại lộ Abraham, Hagar, Ismael và Muhammad. Sau đó, các khách hành hương đi thăm giếng nước Zamzam đã nuôi sống hai mẹ con Ismael ở sa mạc. Cuối cùng họ kéo nhau lên núi Arafat, cách Mecca 16 dặm, giết những con cừu làm lễ tế sinh (animal sacrifice offering) để tưởng niệm Abraham toan giết Ismael làm lễ hy sinh tế lễ Thiên chúa !

3. Quan điểm của Vatican về Abraham:

Mặc dầu chỉ đọc qua những truyền thuyết về Abraham của đạo Do thái hay đạo Hồi, chúng ta cũng nhận thấy trong những câu chuyện có đầy dẫy những chi tiết huyền hoặc nhảm nhí. Tuy nhiên, Giáo hoàng John Paul II là người lãnh đạo tối cao của gần một tỉ tín đồ Công giáo tin rằng Abraham là một nhân vật có thật. Năm 1994, John Paul II công bố ý muốn làm một cuộc hành hương đến thành phố Ur để vinh danh thánh tổ phụ Abraham. Giáo hoàng tuyên bố : “Nếu không khởi đầu từ thành phố Ur thì mọi cuộc thăm viếng các vùng đất của Thánh kinh sẽ không thực hiện được, bởi vì mọi sự bắt đầu từ đó” (No visit to the lands of the Bible is possible without a start in Ur, where it all began – national geographic, 12/2001, page 98).

Vatican đã vận động Saddam Hussein cho phép giáo hoàng đến thăm Ur vì thành phố cổ này hiện thuộc lãnh thổ phía nam của Iraq. Cuối năm 1999, Saddam Hussein dứt khoát bác bỏ lời yêu cầu của Vatican. Giáo hoàng bèn quyết định tổ chức một đại lễ tại đại giảng đường ở Vatican. Ngày 23-2-2000, 6000 người tụ họp tai đại giảng đường Vatican để dự đại lễ tưởng niệm Abraham do giáo hoàng chủ lễ. Nghi thức chủ yếu trong buổi lễ này là giáo hoàng châm lửa đốt một đống củi nhỏ trên bàn thờ để tưởng nhớ hành vi giết con của Abraham làm vật hy sinh tế lễ Thiên chúa! Khói và mùi hương lan tỏa khắp đại giảng đường. Dĩ nhiên, đối với Do thái giáo và Ki-tô giáo, đứa con trai mà Abraham định giết để tế Chúa là Isaac chứ không phải Ismael. Bà Hagar và Ismael của Hồi giáo hoàn toàn bị quên lãng trong hai tôn giáo này.

4. Quan điểm của cá nhà khoa học khảo cổ về Abraham

Sách Sáng thế ký là sách đầu tiên của Bộ Thánh kinh Do thái đã chép : “Terah sinh ra Abraham tại Ur.” Các cuộc khai quật khảo cổ trong thế kỷ 20 đã xác định sự hiện hữu của thành phố Ur, nhưng các kết quả thu lượm được chứng tỏ Abraham chỉ là một nhân vật thần thoại.

Cuộc khai quật thành phố Ur lần đầu tiên đuợc thực hiện năm 1917 bởi nhà khảo cổ trứ danh người Anh là Sir Leonard Wooley. Con số những hiện vật đào được rất nhiều và rất đa dạng khiến cho các nhà khoa học dễ dàng xác định được hạn tuổi và tìm hiểu các khía cạnh của đời sống người xưa. Báo National Geographic số tháng 5 năm 1999 đã viết về vấ đề như sau: “Những tài liệu khổng lồ thu thập được về những thành tựu của con người đã xác định được lịch sử của Lưỡng Hà châu, nơi sinh quán theo truyền thuyết của một nhân vật cả ba tôn giáo Do thái, Ki-tô giáo và Hồi”.

“Nơi sinh quán theo truyền thuyết về Abraham là thành phố Ur đã bị bỏ hoang từ thế kỷ 4 trước Công nguyên do sự đổi dòng của con sông Euphrate khiến cho Ur bị vây hãm bởi sa mạc” (Traditional birthplace of Abraham, the city of Ur, was abandoned is the fourth century BC. after the Euphrate changed course, leaving Ur enclosed by desert).

Các cuộc khai quật khảo cổ tại Ur và các vùng khác thuộc Babylon đã đem đến cho các nhà khoa học hàng chục ngàn tấm đất sét phơi khô có ghi chữ ‘Cuneiform’. Đó là những cuốn sách ghi chép đủ thứ, từ sử liệu, thơ văn, tôn giáo, tóan học, khoa học và rất nhiều chuyện thần thoại. Trong kho chuỵên thần thoại của thành phố Ur có chuyện về Abraham.

Nhà khảo cổ Mellersh (tác giả Archeological Section của Bộ Đại từ diện Bách khoa Great Encyclopedic Dictionary) cho biết : Tại thành phố Ur có chuyện thần thoại về vị Thần đất Terah. Thần đất sinh con trai đặt tên là Abraham, có nghĩa là một vị nam thần (male god) và một con gái đặt tên là Sarai, có nghĩa là nữ thần (female god). Về sau hai người lớn lên, Abraham đã lấy em gái làm vợ.

Năm 322 TCN, Hoàng đế Hy lạp là Alexander the Great chiếm Do thái và vùng Lưỡng Hà châu và thiết lập sự cai trị vùng này trong 180 năm (322 TCN – 152 TCN). Các chuyện thần thoại của Do thái và Lưỡng Hà châu đều được dịch sang tiếng Hy lạp và phổ biến tại Âu châu. ngôn ngữ la tinh đã mượn tên thần đất Terah (cha của Abraham) để làm nguyên ngữ cho dnah từ TERRA có nghĩa là đất. Sau đó, Pháp ngữ dùng chữ Terra làm nguyên ngữ cho danh từ của Pháp là La Terre. Như vậy, theo kết quả khảo cổ, Abraham chỉ là tên đọc trại ra từ tên thần thoại. Abraham trong chuyện thần đất Terah của thành phố Ur mà thôi. Abraham là một nhân vật không có thật.

Chuyên gia Do thái về khảo cổ tại Đại hoc Tel Aviv tuyên bố : “Abraham là vấn đề không thể truy tìm được. Không có một bằng chứng nào về sự hiện hữu của ông ta. Đi tìm một nhân vật Abraham lịch sử còn khó hơn nhiều so với việc đi tìm một Jesus lịch sử. Điều quan trọng là chúng ta hãy giả định Abraham chỉ là một ý tưởng được nhân cách hóa mà thôi.” (Abraham is beyond recovery. Without any prooof of the patriarch’s existence, the search for a historical Abraham is even more difficult than the search for a historical Jesus. The important thing is to assess the meaning and legacy of the ideas of Abraham came to embody. National geographic Dec. 2001, page 96).

Ý tưởng chính yếu của Abraham là “chỉ tôn thờ một Chúa mà thôi”. Nhà khảo cổ Tad Szule, tác giả bài viết “Abraham, cuộc hành trình của niềm tin” (Abraham Journey of faith – N. Geographic, Dec 2001) kết luận: “ Các tín đồ độc thần nói lên niềm tin của Abraham vao một Thiên chúa, chính niềm tin đó đã làm thay đổi thế giới từ xưa tới nay” (They spell out his fundamenta belief that there is one Gos. That belief changed the world forever).

Người đưa ra chủ thuyết “chỉ thờ một Chúa” có thể đã có một mục tiêu vĩ đại là thống nhất các bộ lạc, hoặc các dân tộc trong niềm tin một Thiên chúa Duy nhất.

Họ kỳ vọng các bộ lạc và các dân tộc sẽ coi nhau như anh em và sống trong hòa bình. Trong thực tế, các đạo độc thần cùng thờ một Chúa và cùng chung một ông tổ Abraham đã không ngừng chém giết nhau trong những thế kỷ qua. Thực tế phủ phàng đã hùng hồn minh chứng rằng : “Độc thần Thiên Chúa giáo, tức lý tưởng Abraham, đã hoàn toàn bị phá sản" !

Charlie Nguyễn

 


Các chương khác trong sách:

- Bảy Cuộc Chiến Tranh Chống Hồi Giáo ...

- Cuốn Thánh Kinh Ô Nhục Của Đạo Công Giáo

- Hỏa Giáo Ba Tư là Tiền Thân ...

- JESUS dưới cái nhìn của Do Thái Giáo và Hồi Giáo

- Những tước hiệu bịp bợm của Giáo Hoàng

- Thiên Chúa Đang Được Động Viên ...

- Thập Giá và Lưỡi Gươm của Đại đế Constantine

- Truyền Thống Abraham Dưới Ánh Sáng ..

- Vai trò của chính quyền (Charlie Nguyễn)

- Việt Nam Cần Thưc Hiện Những Biện Pháp Mạnh.. (Charlie Nguyễn)

- Đạo Hồi là Đức Tin của Chiến Tranh và Bạo Lực

- Đạo Thiên Chúa chỉ là Đạo Thờ Bò Cải Biến

- Ảnh Hưởng Thần Học Do Thái Giáo và Kitô Giáo ...

Trang Charlie Nguyễn

Trang Tôn Giáo