●   Bản rời    

Tuyển Tập II: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - 12 bài biện chính

Tuyển Tập II: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - 12 bài biện chính

Bùi Kha

http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha31.php

29-Aug-2016

Lời nói đầu:...

Kính thưa quý độc giả,

Nguyễn Trường Tộ là một trong những nhân vật đã đi vào dòng sử Việt; với sự kính trọng và đánh giá cao trong suốt gần 150 năm qua.

Từ thôn quê đến thành thị, từ học sinh tiểu học đến giới trí thức khoa bảng, ai ai cũng ca tụng Nguyễn Trường Tộ như là một danh nhân lớn, một nhà cải cách đi trước thời đại. Vì ông đã viết 58 bản đề nghị lên triều vua Tự Đức để canh tân đất nước. Lúc dân giàu nước mạnh, Quốc gia Việt Nam mới có thể chống lại những kẻ xâm lăng.

Nhưng qua nghiên cứu, tôi ít nhiều có cơ sở để thưa rằng, vì đất nước bị chiến tranh lâu dài, tài liệu về sử còn hạn chế. Nên nhiều nhà nghiên cứu khó có thể lồng các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ vào trong bối cảnh tình hình chính trị và quân sự thời bấy giờ, cũng như thời bây giờ, để biết rõ thâm ý của ông ta trong các bài tấu là gì?

Đặc biệt và chính yếu hơn, là do tình yêu Tổ quốc nồng nàn, nên hầu như ai cũng cảm thấy tự ái và nhục vì đất nước bị Thực dân Pháp đô hộ. Có lẽ vì thế, nên những cụm từ như canh tân, đổi mới, thực dụng, khoa học, kỷ thuật, đánh úp… mà Nguyễn Trường Tộ sử dụng, đã cuốn hút biết bao thế hệ, bao lớp người, nhất là những nhà nghiên cứu, những sử gia đầy tâm huyết với quê hương dân tộc, và đồng bào các giới bất luận già trẻ, lớn bé, gái trai, hầu như ai ai, kể cả tôi (Bùi Kha) cũng đã ca ngợi Nguyễn Trường Tộ không tiếc lời, chí ít là có cảm tình và kính mến.

Qua nghiên cứu, một lần nữa, tôi xin khẳng định rằng, tất cả những lời xưng tụng Nguyễn Trường Tộ từ trước đến nay, hầu như có sự sai lầm lớn.

Ông ta đã khéo núp sau bức màn canh tân đổi mới, thực dụng, khoa học để phục vụ cho một thứ tín ngưỡng mê muội sai lầm. Và từ đó, thay vì phục vụ cho quê hương, ông lại tận tụy vì quyền lợi của Thực dân Pháp.

Qua những bài chiêu dụ, Nguyễn Trường Tộ đã lộng giả thành chơn, lúc thì trông có vẻ thành khẩn giúp vua, yêu nước. Nhưng ẩn núp bên trong là, tùy theo tình hình chính trị và nhất là tình huống quân sự của Pháp mà ông đề nghị triều đình hành hoạt như thế nào, để quân thực dân Pháp khỏi thất bại trong việc xâm chiếm nước ta.

Thật vậy, nhiều sử liệu cho thấy, quân Pháp kiệt sức tại nhiều trận địa ở Việt Nam và muốn bỏ về nước, thì Nguyễn Trường Tộ trong những bài chiêu dụ, ông  đưa ra những nhận định sai lầm có hậu ý, và đề nghị nên hòa, đừng bao giờ làm cho quân Pháp bị đổ máu. Táo bạo hơn, là ông khuyên triều đình vua Tự Đức nên cho lính nghỉ ngơi để Pháp giữ bờ cõi cho mình, giống như trong rừng, có hổ, báo thì chồn, cáo không dám bén mảng tới.

Có thể do những đề nghị quái đản sai lầm có hậu ý ấy, mà Pháp chiếm từ ba tỉnh miền Đông, rồi ba tỉnh miền Tây, và cuối cùng chiếm trọn cả nước!

Qua trên 20 bài biện chính với các Sử gia, Tiến sĩ, Giáo sư…tôi hoàn toàn không có ý nhận định ai đúng ai sai, mà chỉ có một tâm niệm là góp phần với quý vị khoa bảng trong việc nghiên cứu sử để xác định cho đúng với bản chất đích thực của Nguyễn Trường Tộ trong các bài chiêu dụ là gì? Để từ đó việc vinh danh hay chê trách được công bằng mà các sử liệu chính xác không thể phủ bác cho thấy.

Từ đó, những tên đường tên trường và sử sách đã vinh danh sai lầm, không những chỉ riêng cho Nguyễn Trường Tộ mà những tên như Alexandre de Rhodes & và Chữ quốc ngữ, tên Trương Vĩnh Ký và một số khác như Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Bá Tòng … cần được tháo gỡ vì, không thể vô tình hay sơ ý để tên tuổi những thành phần gián điệp và tay sai cho ngoại bang, mà được sắp ngang hàng với các anh hùng dân tộc.

Tuyển Tập hiện nay là sự tập hợp một số  bài tôi viết trước đây, rải rác đăng trên nhiều trang điện tử toàn cầu, nay gom lại thành ba Tuyển Tập nhằm tránh bị thất lạc. Cho ra đời ba tác phẩm nầy, và sẽ có thêm một số tác phẩm khác trong nhiều lãnh vực, tôi cảm thấy áy náy, vì đã đi ngược dòng nước lội ngược dòng đời.

Mặc dầu đã cẩn thận cân nhắc việc nghiên cứu, sưu tầm và phân tích tài liệu để viết, nhưng chắc chắn tôi không thể tránh khỏi sự chủ quan và sai lầm, rất mong được các bậc cao minh, nhất là quý vị có tên trong tuyển tập, vui lòng chỉ giáo.

Bùi Kha

Đầu Thu 2016

Tuyển Tập II

MỤC LỤC

Lời đầu sách 3

Bài 1: A. De Rhodes & Nguyễn Trường Tộ 6

Bùi Kha trao đổi với Gs. Đinh Xuân Lâm

Bài 2: Nguyễn Trường Tộ, khát vọng canh tân 24

Bùi Kha trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hải

Bài 3. Nguyễn Trường Tộ, một bi kịch lạc quan 52

Bùi Kha trao đổi với ông Trần Hữu Tá

Bài 4. Học gì từ Nguyễn Trường Tộ ? 88

Bùi Kha trao đổi với ông Giáp Văn Dương

Bài 5. Nguyễn Trường Tộ, nhà thiết kế vĩ đại 107

Bùi Kha trao đổi với Gs.Nguyễn Đình Chú

Bài 6. Nguyễn Trường Tộ 127

Bùi Kha trao đổi với Gs.Hoàng Kỳ

Bài 7. Nguyễn Trường Tộ, tấm gương … 158

Bùi Kha trao đổi với Tiến sĩ Mai Thị Huyền

Bài 8. Nguyễn Trường Tộ, nhìn lại tư tưởng … 182

Bùi Kha trao đổi với Tiến sĩ Lê Thị Lan

Bài 9. Nguyễn Trường Tộ, người yêu nước ? 205

Bùi Kha trao đổi với Gm. Nguyễn Thái Hợp

Bài 10. Viết cẩu thả vô trách nhiệm 228

Bùi Kha phản biện nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu

Bài 11. Nguyễn Trường Tộ 242

Bùi Kha trao đổi với Gs Ts Bùi Trân Phượng

Bài 12. Tổng luận 254

...

PHỤ LỤC:

Bài 1: Một khám phá bất ngờ về Nguyễn Trường Tộ 267

Nguyễn Xuân Phong

Bài 2: Điểm sách 272

Phạm Văn Minh

___________________

(Mời đọc bài thứ nhất)

0   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   - Phụ Lục