●   Bản rời    

Đặc quyền lớn nhất mà gia đình chúng tôi có được là sự hi sinh

Subject: ***_VN_-__Thế_Hệ_V àng_Son_của_Lịch_Sử
From: Việt Dân
Date: Fri, May 03, 2019 2:48 pm

Nước Mỹ có Thế Hệ Vĩ Đại Nhất, The Greatest Generation,
sinh khoảng năm 1901 - 1924, đã từng sống trong Đại Suy Kiệt và chiến đấu trong Thế Chiến II.

VN cũng có Thế Hệ Vàng Son của Lịch Sử, tham gia 4 cuộc chiến - đánh bại Pháp, Mỹ, Campuchia, TQ để VN độc lập, thống nhất, hồi sinh, hội nhập toàn cầu,
và vươn lên sánh vai cùng năm châu bốn biển !

Cố Đại Tướng Lê Đức Anh là một nhân vật trong Thế Hệ Vàng Son này,
góp phần vào Trang Sử Lẫy Lừng Hiển Hách của dân tộc ta .

Một đời vì nước vì dân
hồn thiêng đất nước ân cần tiễn đưa ...


Việt Dân
___________________________

Ông Lê Mạnh Hà, con trai Đại tướng Lê Đức Anh: "Đặc quyền lớn nhất mà gia đình chúng tôi có được là sự hi sinh"
Tô Lan Hương - Đỗ Linh
http://soha.vn/ong-le-manh-ha con-trai-dai-tuong-le-duc-anh dac-quyen-lon-nhat ma-gia-dinh-chung-toi-co-duoc la-su-hi-sinh-20190503165401939.htm

Cả đời Đại tướng Lê Đức Anh sống giản dị đến mức tằn tiện. Trước khi hôn mê, ông Sáu Nam có hai tâm nguyện đau đáu về chính đám tang của mình. Hai tâm nguyện cuối cùng đó, cũng không nằm ngoài sự giản dị ấy.

Có lần trò chuyện với Lê Mạnh Hà – con trai Đại tướng Lê Đức Anh, anh nói: Mỗi ngày tôi đều cảm thấy rất đau buồn và sợ hãi khi phải nghĩ rằng, ngày hôm nay có thể sẽ là ngày cuối cùng tôi được đi trên con đường này, được bước lên những bậc cầu thang này để đến thăm ông. Mỗi lần ngồi cạnh ông và nắm tay ông trong bệnh viện, tôi đều sợ hãi rằng ngày hôm nay có thể là ngày cuối cùng được nắm tay ông.

Hơn một năm rưỡi nay, khi sức khỏe của Đại tướng Lê Đức Anh chuyển biến xấu đi và phải nằm tại BV 108, dưới sự chăm sóc đặc biệt của các bác sĩ, cũng là lúc Lê Mạnh Hà – người con trai duy nhất của ông nhận quyết định nghỉ hưu với cương vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Mặc dù gia đình anh ở Sài Gòn, nhưng sau khi nghỉ hưu, tôi biết Lê Mạnh Hà vẫn ở lại Hà Nội. Sau khi về hưu và trả lại căn nhà công vụ cho Chính phủ, Lê Mạnh Hà thuê một căn hộ studio nhỏ với giá khiêm tốn ngay gần bệnh viện 108, và dành trọn thời gian mỗi ngày, trừ lúc ăn, lúc ngủ để ở cạnh cha mình.

Dù Đại tướng Lê Đức Anh đã hôn mê cả năm nay, nhưng đều đặn hàng ngày, con trai ông đều đến bệnh viện, ngồi cạnh ông từ sáng đến tối.

Lê Mạnh Hà nói, kể cả khi cha anh không còn ý thức được sự hiện diện của con trai bên cạnh mình, thì anh vẫn muốn dành trọn những ngày còn lại bên cạnh ông và chỉ mong những ngày này sẽ kéo dài mãi mãi.

Có lần trong cuộc phỏng vấn cách đây hơn 1 năm, tôi từng hỏi Lê Mạnh Hà: "Là con trai của Đại tướng – Chủ tịch nước, đặc quyền của anh là gì?". Lê Mạnh Hà nói: "Ba tôi là Tướng trận. Đặc quyền lớn nhất mà gia đình chúng tôi có được là sự hi sinh".

Sự hi sinh nhiều nhất chính là xa cách. Đại tướng Lê Đức Anh là một trong số ít vài vị Tướng của QĐND Việt Nam đi qua cả 4 cuộc chiến tranh. Ông ở các chiến trường cho đến khi con trai mình 31 tuổi mới về sống và làm việc ở Thủ đô. Nên suốt mấy cuộc chiến tranh đó, số lần vợ con ông có thể gặp ông mỗi năm chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Lê Mạnh Hà thú nhận rằng, anh không có nhiều kỉ niệm với cha mình. Vì từ khi anh còn bé đến khi anh trưởng thành, ông Sáu Nam đều ở chiến trường. Sau này, vì công việc, hai cha con anh lại mỗi người ở một đầu đất nước. Nên kỉ niệm về cha mình trong trí nhớ của Lê Mạnh Hà, là một lần được ba dẫn đi Bách Hóa Tràng Tiền; lần khác thì được ông dẫn đi ăn phở; hay một lần thời ông ở chiến trường Campuchia, nhân lúc ông đi vắng, cấp dưới của ông đã đưa con cái của ông từ Hà Nội sang Campuchia, để con cái của ông có một cơ hội được nhìn thấy nơi ăn chốn ở của cha mình ở chiến trường.

Lê Mạnh Hà kể, lúc còn là Chủ tịch nước, ông Sáu Nam không có bổng lộc gì ngoài đồng lương. Sau này khi về hưu, thi thoảng có người đến thăm, biếu phong bì, ông cất vào một cái cặp nhỏ, rồi thi thoảng con cái về thăm thì chia cả cho các con, các cháu.

Biền biệt xa cách, nên những ngày chăm sóc ông Sáu Nam trên giường bệnh trở thành những ngày nhiều kỉ niệm nhất với Lê Mạnh Hà: "Mỗi ngày tôi đều cảm thấy rất đau buồn và sợ hãi khi phải nghĩ rằng, ngày hôm nay có thể sẽ là ngày cuối cùng tôi được đi trên con đường này, được bước lên những bậc cầu thang này để đến thăm ông. Mỗi lần ngồi cạnh ông và nắm tay ông trong bệnh viện, tôi đều sợ hãi rằng ngày hôm nay có thể là ngày cuối cùng được nắm tay ông. Kể cả ở tuổi này, tôi vẫn không sẵn sàng cho việc mất mẹ, rồi mất ba".


Đại tướng Lê Đức Anh đã trải qua 3 lần tai biến (não bộ). Lần đầu tiên vào năm 1997, khi ông đang là Chủ tịch nước đương quyền. Năm đó, các bác sĩ đều tiên lượng xấu về tình trạng bệnh của ông. Văn phòng Chủ tịch nước đã báo với gia đình để gia đình chuẩn bị tinh thần lo hậu sự cho ông. Nhưng vài ngày sau, ông hồi phục thần kì, trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người. Năm 2018, các bác sĩ một lần nữa lại tiên lượng ông sẽ không qua khỏi. Nhưng bằng cách nào đó, ông vẫn bền bỉ chống chọi với bệnh tật suốt hơn 20 năm, kể từ lần tai biến đầu tiên. Chính GS.TS - Bác sĩ Nguyễn Lân Việt cũng phải kinh ngạc nhận xét rằng, Đại tướng Lê Đức Anh là một trong những người có sức sống bền bỉ nhất mà ông từng gặp.

Nên Lê Mạnh Hà luôn tin vào sức sống của cha mình, tin vào sự kiên cường, bền bỉ của một vị tướng trận đã kinh qua 40 năm trận mạc. Anh từ chối mọi sự chuẩn bị cho sự ra đi của cha mình, bất chấp lời khuyên của rất nhiều người, vì tin rằng ông sẽ tiếp tục can trường sống, dù chỉ là nằm đó im lặng trên giường bệnh.

Trước khi mất và còn có thể trò chuyện với con cái mình, ông Sáu Nam chỉ mong hai điều: Ông mong đám tang của mình sẽ là đám tang giản dị, không ồn ào, không gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật của người dân. Mong muốn thứ hai của ông là được an táng cùng với vợ mình – người đã chờ ông gần 40 năm qua 4 cuộc chiến tranh, và ở cạnh ông 30 năm tuổi già khi đất nước hòa bình.

Khi Đại tướng Lê Đức Anh qua đời, trên mạng xã hội, người ta đồn đại về những ngôi biệt thự mà ông sở hữu, đồn đại về những công ty xyz nào đó mà họ cho rằng là sân sau của gia đình ông.

Lê Mạnh Hà kể, Đại tướng Lê Đức Anh có một ngôi nhà ở đường Pasteur mà người ta bảo ông ở từ khi mới giải phóng. Nhưng gần như trọn cuộc đời mình, trừ những lúc ở chiến trường, thì nơi ở chính của ông là ngôi nhà công vụ mà quân đội hay gọi là Trạm 66. Ngôi nhà 2 tầng cũ kĩ, giản dị, nằm ngay trong doanh trại Bộ Quốc phòng ở số 5 Hoàng Diệu và sẽ được trả lại cho quân đội sau lễ Quốc tang.

Ở đó, dù khi là đương kim Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay Chủ tịch nước, hay sau này khi đã về hưu, vợ chồng ông Sáu Nam vẫn duy trì thói quen giản dị như người bình thường – thậm chí nếu không muốn nói là tằn tiện hơn rất nhiều. Thời ông Lê Đức Anh còn là Chủ tịch nước, vợ ông chỉ có dăm ba bộ áo dài để mặc mỗi khi theo ông đi công cán, hoặc khi cần tham dự những buổi tiếp tân quan trọng.

Inline image<046e517c-6010-ffe6-a543-ad12f20d77e3@yahoo.com>">

Inline image<4c94fe3f-3db2-907c-169f-9092e426dab9@yahoo.com>">

Inline image<502f0e43-166b-8cd3-e915-ffb291aaefed@yahoo.com>">

Trong căn nhà của Đại tướng Lê Đức Anh ở trạm 66, có cái bếp điện cũ kĩ và những cái xoong nhôm mòn vẹt đã được ông bà dùng suốt 30 năm nay mà bà Võ Thị Lê (phu nhân Đại tướng Lê Đức Anh) lúc còn sống nhất định không cho con cái mua mới vì chưa hỏng; bộ bàn ghế mà ông ngồi để tiếp khách cả trong nước, cả quốc tế, chiếc giường ông nằm… cũng đều là những thứ đã được dùng từ những ngày ông mới về ở tại Trạm 66 cách đây hơn 30 năm.

Với con cái trong gia đình, ông Sáu Nam nghiêm khắc đến mức đôi khi có thể là khắt khe.

Ông Nguyễn Hồng Thái – người cận vệ theo ông Sáu Nam từ khi còn ở chiến khu cho đến khi ông trở thành Chủ tịch nước – năm nay đã 79 tuổi kể rằng: "Khi về hưu, có một ngày ông biết hóa ra bấy lâu nay văn phòng Chủ tịch nước vẫn thanh toán hóa đơn tiền điện cho căn nhà trên đường Pasteur của ông ở Sài Gòn, ông bắt tôi đem trả tiền điện lại cho văn phòng. Ông cứ càm ràm vì "mình ở, mình xài điện, mà để văn phòng đóng là sao"? Rồi từ đó ông bắt tôi dùng tiền lương mỗi tháng của ông để đóng tiền điện, bắt tôi dặn dò con cái ông tiết kiệm điện. Ông nói, nhà nước đang kêu gọi tiết kiệm điện mà mình hoang phí thì khó coi lắm.

Một lãnh đạo tầm như ông Sáu Nam, thì ai cũng nghĩ có thể đưa con mình vào vị trí này, vị trí kia, nhưng ông Sáu Nam không làm thế. Con ông tự đi thi, tự học, ra trường tự xin việc, chứ ông không tham gia vào việc đó.

Con gái út của ông Sáu Nam không đi bộ đội, nhưng nhiều năm trước, quân khu 7 thấy gia đình khó khăn, đã quyết định cấp cho một mảnh đất. Nhưng khi nhìn thấy quyết định đó, ông giận. Ông nói: Nó không đi bộ đội, cấp đất cho nó làm gì? Đất này là để cấp cho người ta đi bộ đội khi người ta không có nhà cửa. Cuối cùng, chính tôi là người được ông giao nhiệm vụ đem trả lại cái quyết định đó cho quân khu 7, để Quân khu 7 dành suất nhà đó cho anh em bộ đội khác".

Người ta vẫn đồn đại về quyền lực của Đại tướng Lê Đức Anh lúc còn sống, rằng ảnh hưởng của ông có thể nâng đỡ hay ngăn cản sự nghiệp chính trị của nhiều người. Tôi không có đủ thông tin để xác thực những tin đồn đó. Nhưng tôi biết chắc chắn một điều, Đại tướng Lê Đức Anh không nâng đỡ con cái mình.

Dù là con trai Chủ tịch nước, dù đi học ở Mỹ, Lê Mạnh Hà từng chỉ là một ông giám đốc sở bình thường ở Tp. Hồ Chí Minh rất nhiều năm, trước khi trở thành Phó Chủ tịch Tp, rồi trở thành Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Mà nhiều người – trong đó có tôi biết rằng, ở những vị trí đó, vì tính cách quá thẳng thắn, bộc trực của mình, Lê Mạnh Hà không được lòng nhiều người. Nó là rào cản không nhỏ, ngăn cản con đường công danh, sự nghiệp của Lê Mạnh Hà. Nhưng Đại tướng Lê Đức Anh chưa một lần nào tìm cách tác động, để giúp con mình, dù có thể việc đó không khó với ông.

Ông Lê Mạnh Hà, con trai Đại tướng Lê Đức Anh: Đặc quyền lớn nhất mà gia đình chúng tôi có được là sự hi sinh - Ảnh 11.
Trong đời làm báo của mình, tôi từng có hai cuộc phỏng vấn Đại tướng Lê Đức Anh. Lần gần nhất là vào năm 2015 cho báo An ninh Thế giới. Năm đó, ông còn khỏe mạnh, dù hai lần tai biến đã để lại di chứng khiến ông phát âm rất khó nghe. Những cuộc phỏng vấn giữa tôi và ông luôn có một người thư ký dịch giúp tôi những gì ông nói. Nhưng tôi nhớ mãi một ấn tượng rằng, dù khi ấy tôi chỉ là một cô phóng viên trẻ ngoài 20 tuổi, ông đã cư xử với tôi rất cởi mở. Ông ôm tôi thân thiện khi gặp gỡ, thoải mái trả lời tất cả các câu hỏi của tôi, kể cả những câu hỏi không có trong công văn tôi gửi lúc ban đầu. Khi tôi ra về, ông còn tặng tôi một hai quả táo làm quà.

Ngày hôm nay, khi Đại tướng Lê Đức Anh đã mất, điều khiến dư luận tranh cãi nhất về cuộc đời và sự nghiệp của ông chính là năm 1988, ở Gạc Ma, liệu có hay không chuyện Đại tướng Lê Đức Anh – khi ấy là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã ra lệnh cấm nổ súng, dẫn đến sự hi sinh của 64 chiến sĩ ở Gạc Ma.

Lẽ ra, năm 2015, khi tôi có cơ hội phỏng vấn ông, tôi cần phải hỏi về câu chuyện đó. Nhưng tôi đã tự nhủ, tôi sẽ để dành câu hỏi đó cho cuộc phỏng vấn sau. Và tôi không còn cơ hội đó nữa khi sức khỏe của ông chuyển biến xấu đi rất nhanh sau này. Đó là sai lầm nghề nghiệp mà sau này tôi không bao giờ cho phép mình mắc phải.

Theo lời người cận về lâu năm của Đại tướng Lê Đức Anh, thì vào cái đêm nhận được tin 64 người lính đã hi sinh ở Gạc Ma năm 1988, Đại tướng Lê Đức Anh không ngủ. Ông đi lại trong phòng cả đêm, gương mặt buồn bã. Rất nhanh sau sự kiện đó, ông thân chinh ra Trường Sa 2 lần, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên ra thăm Trường Sa.

Ra đến nơi, ông từ chối ngủ ở đảo Trường Sa lớn mà bộ đội đã chuẩn bị sẵn chỗ cho ông. Ông sang Trường Sa nhỏ, nằm ngủ trên chiếc giường tầng cùng các binh lính khác, để chia sẻ nỗi khổ của lính tráng ở hải đảo. Cũng ở đó, vào ngày 7.5.1988, ông đã đọc lời thề trước hương hồn những liệt sĩ, là bằng mọi giá bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước

Sau này, tôi từng hỏi Lê Mạnh Hà về trận Gạc Ma. Lê Mạnh Hà trả lời: "Khi hải chiến Trường Sa diễn ra, ba tôi là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Giáp Văn Cương là Đô đốc Hải quân. Trước đó, đề phòng xung đột quân sự nhỏ trên khu vực Trường Sa có thể bùng nổ thành một cuộc chiến tranh lớn trên biển, Đô đốc Giáp Văn Cương ra lệnh: Hết sức kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết táo bạo với phương châm "có người có đảo, còn người, còn đảo".

Mệnh lệnh không nổ súng trước đã được ban hành để tránh những xung đột gây bất lợi lâu dài trong bối cảnh đất nước có quá nhiều khó khăn. Nhưng không nổ súng trước không có nghĩa là không nổ súng. Vì giao súng cho người lính là để bắn trong trường hợp cần thiết. Nếu cấm bắn thì không giao súng. Đó là nguyên tắc mọi người lính đều hiểu.

Không một Đô đốc Hải quân nào ra lệnh cho bộ đội của mình không được nổ súng trong mọi trường hợp. Không một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nào ra lệnh cho quân đội của mình như thế.

Nhưng nhiều năm nay, ba tôi vẫn biết rằng có nhiều lời bàn tán về trận hải chiến Trường Sa. Có những người ám chỉ ông đã ra lệnh cấm nổ súng trong mọi trường hợp, dẫn đến sự hi sinh của 64 người lính. Khi những lời đồn đại đó đến tai ba tôi, ông chỉ nói một câu ngắn gọn : "Chúng nó nói láo cả đấy". Nhưng ba tôi không bận tâm và không cho rằng mình cần phải giải thích cho những tin đồn vô căn cứ đó".

theo Trí Thức Trẻ





Đó đây


2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>