Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn - Một Di Sản Xúc Phạm Phật Giáo

Lý Diện Bích

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgL/LyDienBich.php

16-Oct-2023

LTS: Theo tác giả bài viết sau đây, Báo Lao Động, không rõ đăng ngày nào, có đề nghị tôn vinh Nhà Thờ Đức Bà thành Di Sản Văn Hoá Dân Tộc. Chúng tôi chưa tìm được bài nguồn, xem như đây chỉ là ý kiến cũng đáng được nêu lên để cảnh giác, nên đã chú thích thêm vài chi tiết cho rõ. (SH)

Xúc Phạm Nghiêm Trọng Đến Cộng Đồng Phật giáo và Dân Tộc

Tiền thân của nhà thờ Đức Bà là ngôi chùa QUỐC ÂN KHẢI TƯỜNG do Thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc thành lập năm 1744, đến năm 1802 vua Gia Long cho trùng tu, đến năm 1832 vua Minh Mạng đặt tên là QUỐC ÂN KHẢI TƯỜNG TỰ, trong thời gian Pháp đánh vào Gia Định thì chính linh mục Lefebvre phá bỏ ngôi chùa và tu sửa thành nhà thờ cho người Pháp đi lễ.

[SH: Qua nhiều bài viết về gìn giữ các di sản TS Nguyễn Thị Hậu, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Thư ký Hội sử học TP. Hồ Chí Minh, người chủ trì khai quật lò gốm năm 1997 - 1998, có nhiều lần nhắc đến Nhà thờ Đức Bà Sài gòn như trong bài Gìn giữ di sản đô thị Sài Gòn - TP HCM]

Như vậy, TS. Nguyễn Thị Hậu nghĩ sao nếu Tăng Ni Phật tử phản đối khi đó là chứng tích chiến tranh và xâm thực văn hoá bản địa?

Hiện tượng các chương trình truyền hình thay dần biểu tượng Tp. HCM là chợ Bến Thành bằng hình ảnh Nhà thờ Đức Bà tức là đã tôn vinh các giá trị phi đạo đức, văn hoá, thậm chí tạo ra sự bất bình đẳng, thiếu tôn trọng đối với cộng đồng Phật giáo.

Bản chất tôn vinh Alexandre de Rhodes tại Hà Nội, Đà Nẵng hay Nhà Thờ Đức Bà tại Tp. HCM đều phi giá trị lịch sử. Trái lại đó là ngầm hiệp thông với bọn lật sử, bán nước, nhằm rửa sạch tội lỗi của Công Giáo với Dân tộc Việt Nam, khi họ còn nợ đồng bào ta một lời xưng thú.

Nhà thờ Đức Bà ở thành phố Hồ Chí Minh được cất trên mảnh đất của Chùa Quốc Ân Khải Tường

Hơn nữa, nếu nói các cơ sở đó là di sản văn hoá của cộng đồng công giáo, thì cần phải biết họ đang rao giảng điều gì qua hai bài kinh nguyện hoàn toàn phản bội Dân tộc, vong bản, phi văn hoá như: "Kinh dâng mọi người Việt Nam cho Đức Mẹ Chúa Trời" và "Kinh dâng nước Việt Nam cho trái tim Mẹ". Điều ấy, đã nói lên sự phi lý, nhồi sọ phản quốc, trái hẳn với tứ trọng ân của Phật giáo.

[SH: Ngoài ra các câu kinh nguyện hàng ngày đều mang tính bạo động tiêu diệt các niềm tin và tôn giáo khác. Thí dụ, kinh thánh Bộ Đệ Nhị Luật 12 về Nơi thờ phượng, dạy:

2 Anh em phải dẹp bỏ hết mọi nơi mà các dân tộc anh em sắp trục xuất đã phụng thờ các thần của chúng, trên các núi cao, các ngọn đồi và dưới mọi cây xanh. 3 Anh em phải phá hủy bàn thờ của chúng, đập tan trụ đá của chúng; cột thờ của chúng, anh em phải bỏ vào lửa mà thiêu; tượng các thần của chúng, anh em phải vằm nát; anh em phải xóa bỏ tên chúng khỏi nơi ấy.)

Bộ Đệ Nhị Luật 12

Kết quả là khi đên Việt Nam, họ đã cướp chùa và tiêu huỷ các hình tượng ở trong đó.

Giáo phận Vĩnh Long đăng Hội Thánh Điều Luật_03 để "dạy kẻ ngoại" khi gần chết - Câu thứ 6: "Dạy nó bỏ bụt thần ma quỷ ..."

Đạo ăn cướp này dạy giáo dân coi thường, kỳ thị và khinh chê các tôn giáo khác như thế đó. Có đáng là một tôn giáo hay không, chứ đừng nói đến di sản văn hóa.]

Theo Luật di sản văn hoá 2001: "Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các Dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta".

Thử hỏi những đoạn Thánh kinh như thế làm sao có thể tiến tới trở thành di sản văn hoá Dân tộc? Những nơi truyền dạy sự trung thành với ngoại giáo, chống lại lịch sử văn hoá Dân tộc, được hình thành từ sự ăn cướp của Phật giáo, tại sao đủ điều kiện để công nhận Di Sản Đô Thị? Nếu năm 2007 Phật giáo đứng ra đòi lại chùa Báo Thiên nhằm phản đối sự vô lý của cộng đồng Thiên Chúa Giáo thì hiện tại Phật giáo vẫn có thể đứng ra đòi lại Nhà Thờ Đức Bà nếu được công nhận là Di Sản Văn Hoá.

Không thể viện lý do bỏ qua những dị biệt bất đồng quan điểm của các hội thảo, tiến sĩ vong bản mà hợp thức hoá những gì đi ngược lại sự an nguy của Dân tộc. Càng không thể viện lý do vì lợi ích kinh tế khai thác du lịch mà phản bội lịch sử Dân tộc.

Chẳng lẽ, hơn 2000 nghìn năm Phật giáo đồng hành với Dân tộc so với vài trăm năm lót đường cho thực dân Pháp xâm lược của Ki Tô giáo, ngót 400 năm khai phá Sài Gòn (1962), 46 năm Sài Gòn - Tp. HCM, chẳng có một ngôi chùa nào xứng tầm di sản trong giai đoạn Pháp thuộc? Tại sao lại đề nghị quy hoạch chính ngay ngôi nhà thờ đã từng ăn cướp của Phật Giáo nhằm giữ gìn và phát triển? Trong khi đó là trách nhiệm của Ki Tô Hữu dù có công nhận là di sản hay không.

Để đảm bảo tính công bằng theo luật tôn giáo, chư Tăng Ni Phật Tử vẫn tiếp tục phản đối thông tư quản lý tiền công đức của Bộ Tài Chính. Bên cạnh đó, cũng phản đối đề nghị của Báo Người Lao Động khi tôn vinh Nhà Thờ Đức Bà thành Di Sản Văn Hoá Dân Tộc. Đó chỉ là biểu tượng tội ác xâm thực văn hoá của cộng đồng Công Giáo đối với Phật giáo. Không thể lấy đó làm biểu tượng thay cho Tp.HCM, vì xúc phạm nghiêm trọng đến cộng đồng Phật giáo và Dân tộc.

Chúng tôi ủng hộ hoà hợp tôn giáo nhưng không chấp nhận lãng quên lịch sử. Tại sao Tp. HCM chưa xoá bỏ tên đường Alexandre de Rhodes mà lại tiếp tục đánh đổi lịch sử?

Lý Diện Bích

Nguồn FB Dân Ba Tư ngày 14 Oct 2023

 

Bài đọc thêm:

- Giải Mã Bí Ẩn Ghê Rợn NGÔI MỘ Trong NHÀ THỜ ĐỨC BÀ Ở Sài Gòn Khiến Cả Lịch Sử Việt Nam Hoảng Hốt

 

_________ COMMENTS ________

Nguyễn Hữu Hiệp

Tang chứng, vật chứng ngôi mộ dưới nhà thờ chị Ma ri . NÓ CÓ ĐÂY. Chuổi hột vòng đeo của Pg.

Trang Thời Sự