Tây Dương Gia Tô Bí Lục

Ghi chép những chuyện kín của đạo Gia Tô Tây Dương

cùng soạn:

Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hoà Đường, Nguyễn Bá Am và Trần Đình Hiên

nguồn: Tủ sách Talawas,  bản điện tử, đăng ngày 6/22/2007

http://sachhiem.net//TONGIAO/TDBL/TayDuongBiLuc4.php

07 tháng 10, 2007

Bấm vào số dưới đây để chọn bài đọc 

 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10 

 

Nam Lục lão tẩu: Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hoà Đường

Hải Châu hậu tẩu: Nguyễn Bá Am, Trần Trình Hiên

Ngô Đức Thọ dịch và giới thiệu

 

  
Quyển III

Về Jiuđê, Jêsu bị án tử hình

Bừng sáng núi, xác Jêsu sống lại

Từ năm ba mươi tuổi trở về trước, Jêsu cùng sống với mẹ, nhưng vì việc giảng đạo nên đi về nhiều lúc thất thường [1] . Phép đạo của Jêsu phần nhiều chỉ thi hành được ở Êgiptô và Jiuđê. Nhưng Jiuđê là nơi Jêsu sinh ra thì dân chúng lại hung tợn cứng đầu, khó mê hoặc họ bằng những điều trái lẽ, cho nên Jêsu nhiều phen phải nhục nhã, lấy làm căm giận lắm.

Năm ấy Jêsu 31 tuổi, một mình về truyền đạo ở Jiuđê, dặn kỹ các môn đồ phải cố làm cho được việc. Sau 3 năm đã thuyết phục được 5 huyện [2] , nhưng cũng chưa phải là toàn tòng. Jêsu càng ra oai hách dịch. Mỗi khi làm lễ, Jêsu đều đội mũ triều thiên, mặc áo đỏ đính cườm ngọc, tay trái cầm gậy bạc, tay phải cầm cờ phép, từ sắc mặt đến giọng nói đều có vẻ gay gắt, cốt để đàn áp tâm trí những kẻ ngu khờ. Mỗi khi nhắc đến chúa Trời, Jêsu đều nói là “Cha ta”, khiến cho người ta phải biết mình là con chúa Trời. Jêsu lại bắt mọi người phải lạy mình mà gọi là cha. Nếu có ai dám hỏi lại điều gì thì Jêsu cả tiếng quát mắng. Môn đồ của Jêsu thấy vậy lấy làm lo, nhưng mỗi khi bọn họ khuyên bảo thì Jêsu đều nói: “Ai dám hỏi lại là kẻ đầu óc có chút trí tuệ, tất phải mắng át đi khiến tâm trí kẻ ấy rối lên không kịp suy nghĩ phải trái gì nữa. Đó không phải là chuyện bọn người biết được!” [3]

Tiếng tăm Jêsu đồn đại khắp gần xa, ai ai nghe nói đến cũng lấy làm ghét. Các quan chức thân hào ở kinh thành Jêrusalem [4] bảo nhau rằng: “Hắn gọi gái trinh vào quỳ trong phòng kín, rồi lại bắt người ta gọi bằng cha, chẳng phải chuyện ấy thì là gì?” Nói đoạn nhìn nhau mà cười. Một thân hào ở thành ấy hắng giọng nói rằng: “Hắn xưng là con chúa Trời ắt là muốn làm chúa Trời. Từ xưa đến nay những tên phản nghịch quá lắm cũng chỉ dám tự xưng “pape” (vua) mà thôi [5] , chưa có tên nào dám xưng là vua trời như hắn. Xem bộ dạng thì biết hắn mưu đồ tiếm ngụy, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Nay ta phải đến tận nơi bắt tên giặc ấy xem sao!” Rồi mọi người cùng nhau bàn bạc tìm mưu kế.

Thầy trò Jêsu sau khi xảy ra sự việc ở làng Prut, tự biết có nhiều người căm ghét mình. Vì vậy phải lẩn tránh, ngày nghỉ đêm đi. Các môn đồ cũng phải chịu khổ lây, trong lòng sinh ra nghi sợ. Jêsu tự biết mình là kẻ lắm mưu mô giảo quyệt, thâm hiểm, sợ môn đồ sinh lòng ly tán, cho nên từ đó không cho ai về thăm nhà, đến nay đã 3 năm [6] . Jiuđa từ trước đã nảy sinh nhị tâm, đến bấy giờ lại càng oán giận Jêsu. Các môn đồ khác bàn riêng với Jêsu nên đuổi Jiuđa đi, nhưng Jêsu nói: “Làm thế không được, đuổi nó ra bây giờ thì mọi chuyện của ta sẽ lộ hết, tai họa chẳng phải nhỏ! Chi bằng cứ nén lòng giữ hắn ở lại, nhưng hắn đi đến đâu cũng phải có người kèm sát là được”. Từ đó Jêsu thường đánh mắng làm nhục Jiuđa để thử bụng hắn xem thế nào. Jiuđa vẫn một mực kính vâng như trước, vì thế Jêsu không còn để ý nghi ngờ. Nguyên là vì Jêsu phần nhiều dạy các môn đồ những âm mưu gian giảo, cho nên Jiuđa cũng lấy âm mưu gian giảo mà đối đãi lại, nhưng Jêsu chẳng hề hay biết.

Năm ấy Jêsu vừa đúng 30 tuổi [7] lấy làm lo vì gặp nhiều gian nan thì môn đồ sẽ thay lòng đổi dạ. Để củng cố lòng tin cho các môn đồ, Jêsu đưa bọn họ lên núi Ôlivêtê [8] thi thố nhiều thuật lạ. Một vùng núi non khe suối bỗng bừng ánh hồng rực rỡ, hoa cỏ lung linh như giữa vườn thượng uyển chốn thần tiên. Núi rừng cao ráo, khí lành ấm áp như mùa xuân. Quang cảnh ấy tiếp diễn đến hơn 30 ngày. Chừng muốn cho dân chúng xung quanh vùng núi ấy phải kinh lạ, còn đám môn đồ thêm vững lòng, Phêrô vui mừng nói rằng: “Cảnh cây đẹp quá, con xin dựng nhà cho thầy [9] ở trên núi này, cần gì phải khó nhọc theo đuổi hạng dân chúng ngu khờ ngang ngạnh kia”. Jêsu cười đáp rằng: “Nếu theo đạo ta thì cảnh tượng còn nhiều kỳ lạ nữa, đâu phải chỉ có thế”.

Thầy trò Jêsu ở trên núi đã lâu mà dân các làng quanh núi từ lâu vẫn không mộ đạo Jêsu, bảo nhau rằng: “Jêsu muốn dùng phép lạ làm mồi nhử chúng ta đây. Thoắt có thoắt không, chẳng qua chỉ vô ích mà thôi” [10] . Jêsu nghe nói lại như vậy, biết khó mà lừa dối nổi hạng trí hào nước Jiuđê. Rồi đó Jêsu đưa môn đồ xuống núi trở về. Về nhà, Jêsu an ủi mẹ rằng: “Số mệnh giảng đạo của tôi ra chuyến này là cuối cùng, về sau khó gặp lại nữa, bà già đành lòng vậy” [11] .

Năm nấy bà Maria đã 49 tuổi, Jêsu nói như vậy chột dạ sinh nghi, nhưng không hiểu sao cả, gặng hỏi thì Jêsu không nói rõ.

Ngày hôm sau, Jêsu dẫn 12 môn đồ đến một làng gần Jêrusalem. Tại đây Jêsu giảng đạo càng hăng, tay phất cờ, miệng quát nạt dân chúng [12] . Có ba viên quản giáp ở thành Jêrusalem biết tin Jêsu đến giảng đạo lấy làm ghét lắm, cùng nhau chích máu ăn thề quyết không tham lam tiền của hối lộ, rồi bàn việc bí mật vây bắt, chỉ khó một điều là chưa biết chắc chắn Jêsu hiện ở chỗ nào. Bọn họ bảo nhau: “Trong vùng ta có tên Jiuđa là kẻ du đãng hám tiền, lâu nay đã lén theo làm môn đồ cho Jêsu thì ắt là hắn phải biết rõ [13] . Nay chúng ta đem điều lợi mà dụ dỗ hắn, lại dọa nạt cho hắn sợ uy thì công việc thế nào cũng xong [14] . Đêm ấy Jêsu sai môn đồ làm thịt chiên để mở hội tế lớn [15]

Chiên thui xong, thịt xả ra từng mảnh bày trên chiếc nong. Jêsu chỉ tay vào nong thịt, bảo các môn đồ: “Thân ta nay rồi cũng sẽ như vậy đấy”. Các môn đồ thấy Jêsu nói gở, ai nấy cả kinh. Các sách đạo của người Tây tuy nhiều, duy có hai sách Thực lụcBí lục phần nhiều nói đúng sự thật. Đoạn văn trên đây nói Jêsu có phép lạ biết trước sự việc sắp xảy ra, nhưng lại không thể tránh được tai họa, dường như có chỗ đáng ngờ, như thế thì không thể nói là không có. Cứ xem trong sử Trung Quốc có chuyện Quách Phác [16] đoán trước được số mệnh của mình mà cuối cùng cũng không tránh khỏi bị Thạch Lặc làm hại. Ngay như sự việc của Jêsu thì lời nói ngày trước của thầy cả Ximêôn [17] cũng chính là lời nói tiên tri rồi vậy. Jêsu kiếp trước là sơn thần thì có lẽ cũng biết phép tiên tri, điều đó không có gì lấy làm lạ lắm. Nhưng mà phép ấy hết sức nghiêm mật, không thể cho biết quá rõ một ngày trước khi sự việc xảy ra. Điều ấy thì lạ thật!

Jiuđa từ khi biết Jêsu đã làm nhiều việc can phạm quốc cấm thì ắt sẽ có ngày chuốc lấy tai họa, sợ làm môn đồ của y lâu ngày rồi cũng vị vạ lây. Vì vậy, Jiuđa đã nghĩ trước mưu kế để giữ cho mình được yên thân [18] . Đêm hôm ấy đang giữa đám hội, Jiuđa lẻn trốn về về nhà, lấy làm mừng vì được nghe bàn tán về âm mưu của ba viên quản giáp. Vừa lúc ấy có người nhà của quản giáp sai đến gọi, Jiuđa lập tức đi ngay. Ba viên quản giáp bảo Jiuđa rằng: “Thầy ngươi là một tên tà ngụy, ắt không được lâu, ngươi nên tính kế trước đi. Nay vì ngươi là dân trong bản hạt, nên chúng ta báo trước cho ngươi biết. Công việc chúng ta đã sắp xếp sai phái đâu ra đó cả rồi. Nay cho ngươi ba chục đồng bạc hoa, chỉ cần ngươi báo cho bọn ta biết Jêsu hiện ở chỗ nào? Xong việc ngươi đứng ra làm chứng về mưu mô tiếm loạn của hắn. Tiền này ba ta cấp cho ngươi làm kế sinh nhai, còn như việc tố giác kẻ làm giặc thì ngươi còn được ban quan tước nữa. Có điều lợi nào hơn thế nữa?”.

Jiuđa nghe nói càng lấy làm mừng. Ba viên quản giáp lại nói: “Đêm nay cử sự, ắt phải bắt cho bằng được Jêsu. Nếu ngươi không nghe lời bọn ta thì ngươi sẽ bị liên lụy đấy, chớ trách bọn ta không cho biết sớm”. Jiuđa nói: “Cứ xem hắn ta áo mũ nghênh ngang, công nhiên tụ tập dân chúng thì chẳng bao lâu hắn sẽ làm giặc. Các quan hội họp ở đây thật có lòng tốt với tôi” [19] . Viên quản ti nói: “Đồ đảng của hắn rất đông, làm thế nào để nhận diện cho đúng hắn?”. Jiuđa hẹn rằng: “Khi các quan đến vây hắn, thấy tôi hôn má ai thì kẻ ấy chính là Jêsu [20] . Thầy tôi là tay lắm phép thuật, thường giỏi chạy trốn ban đêm, lúc biến lúc hiện như thần, các quan phải nên thận trọng chớ để sơ xuất rồi sau lại bắt tội tôi”. Ba viên quản giáp hứa sẽ làm đúng theo lời Jiuđa [21] .

Jiuđa nhận bạc rồi ngay đêm ấy trở về đám hội. Jêsu chột dạ bèn gọi các môn đồ họp lại mà bảo rằng: “Trong số các con đây, có người bán ta đấy!”. Môn đồ đưa mắt nhìn nhau rồi theo lệ thường lần lượt quỳ xuống hôn chân Jêsu để bày tỏ lòng trung thành [22] .

Jêsu muốn dùng mưu thuật để chế ngự, bèn bảo môn đồ ngồi thành hai hàng, mỗi bên 6 người. Rồi đó Jêsu bưng chiếc chậu gỗ đựng nước lần lượt rửa chân cho từng người. Các môn đồ đều lấy làm lạ, không dám giơ chân cho Jêsu rửa, Jêsu một mực bảo rằng: “Các con cứ để thầy rửa cho, như thế mới là có nghĩa với thầy”. Phêrô nói: “Nếu để cho thầy rửa là có nghĩa xin thầy cứ tắm luôn cả người cho con!”. Jêsu nói: “Không phải thế đâu, ta chỉ rửa làm dấu một chút là để các con nhớ mãi ơn thầy”. Đến lúc ấy, các môn đồ mới thuận theo. Đến lượt rửa cho Jiuđa, Jêsu nhận thấy ở bàn chân y có triệu chứng bất an, lấy làm ngờ lắm [23] .

Rồi đó Jêsu ngồi ghế chính, gọi môn đồ lại để truyền thụ đại pháp Santi [24] , cầm bút lông ngỗng viết mấy chữ lớn “Sacramentô” [25] , rồi nói: “Lấy tấm lòng thành thật để mà hộ thân, giữ linh hồn thì nuôi được chí khí cứng mạnh” [26] . Các môn đồ ai nấy đều lĩnh thụ huấn pháp. Vì thế cho nên ngày nay có cuộc lễ gọi là lễ Truyền phép.

Xét các sách Giảng lục, Ngoại lục và Ngâm Lục đều nói rằng: “Nguyên có tên Jiuđa mà môn đồ của chúa Jêsu, chúa đã nuôi dưỡng hắn nhiều năm và dạy dỗ cho hắn những điều nhân từ lương thiện, chẳng dè ma quỷ vẫn cám dỗ lòng hắn, cho nên hắn mới bán Đức chúa Jêsu cho quân Jiuđê để lấy 30 đồng bạc. Chúa Jêsu từ trước đã muốn rời bỏ xứ ấy mà đi, nhưng lại thương xót thiên hạ phạm nhiều tội lỗi, cho nên chúa mới xả thân chịu chết để chuộc tội cho thiên hạ. Chúa bèn từ biệt đức mẹ đến giảng đạo ở kinh thành Jêrusalem”.

“Đêm trước hôm bị nạn, Jêsu bưng nước rửa chân cho hết thảy các môn đồ. Đến lượt Jiuđa, chúa Jêsu không rửa bằng nước thường mà hòa thêm nước mắt mình, có lẽ chúa lo cho linh hồn của hắn bị phạt tội phải đày xuống địa ngục, cho nên mới làm như vậy.”

Nếu Jêsu đã là con chúa Trời thì ma quỷ nào còn dám đến gần dụ dỗ môn đồ của y? Vả lại nếu Jêsu đã không biết thương thân mình thì làm sao còn thương được người khác? Lại còn xảy ra đoạn nói về việc rửa chân, thật rất vô nghĩa lý. Nay tra cứu trong sách Thực lục mới hay rằng đó là cách Jêsu dùng để dò xét các môn đồ.

Đại để người Tây Dương tôn Jêsu là con chúa Trời, sợ người ta ngờ rằng tại sao đã là con chúa Trời mà lại còn bị người bán? Cho nên mỗi khi ghi chép việc ấy lại phải đặt ra một cách giải thích để che lấp đi, thật là nực cười. Chẳng hạn như nói rằng: “Jêsu chịu nạn là để chuộc tội cho thiên hạ”. Theo lý mà suy, Jêsu là con kẻ thợ mộc mà dám tiếm lễ chế ra áo mũ đế vương, nhận xằng là con chúa Trời, thế là phạm tội. Tội mình mình chịu, sao lại bảo là tội của thiên hạ? Vả lại quân lính nước Jiuđê há chẳng phải là người thiên hạ đó sao? Thế là Jêsu bị người thiên hạ hành hình, lại còn chuộc tội cho thiên hạ nào?

Lại nói về phép SanTi (Sacramentô) là điều răn lớn của Jêsu mà chữ nghĩa rất lờ mờ hiểm hóc. Ngày nay sách đạo của người Tây Dương đều giải thích rằng đó là phép nuôi giữ linh hồn cho thiên hạ, khiến cho thiên hạ được miễn tội. Đó là lời nói che đậy, những điều khác suy ra cũng có thể biết được.

Jêsu truyền phép rửa chân xong, chợt nghe xa xa có tiếng trống thúc và tiếng kèn loa rất gấp. Dân làng bảo rằng: “Không biết có việc gì mà rất nhiều quân lính kéo về bủa vây làng ta?”. Jêsu liền chọn ba môn đồ là Phêrô, Jacôbê và Juan đi theo mình, còn lại thì cho phân tán. Rồi đó Jêsu cùng bọn Phêrô ba người vội thoát ra ẩn nấp trong một lùm cây rậm, thường gọi là vườn Gêtsêmani [27] ở phía xa ngoài làng. Jiuđa chạy theo sau, dò biết chỗ Jêsu trốn rồi lẻn ra ngoài báo cho viên quản giáp biết.

Bấy giờ Jêsu quỳ trên tảng đá trong lùm cây cầu khấn chúa Trời phù hộ cho thoát nạn [28] . Bọn Phêrô sợ run như cầy sấy. Thấy vậy Jêsu bèn trổ phép lạ, cho mây mù đen kịt tỏa che khắp lùm cây, đứng cách gang tấc không trông thấy, khiến cho quân Jiuđê rối loạn. Bỗng đâu thấy toán quân bí mật của ba viên quản giáp ập tới, tiếng trống, tiếng kèn inh ỏi, bốn cây đuốc bốc sáng rực trời. Jêsu biết phép của mình không thiêng, sợ hãi vã mồ hôi như tắm [29] . Ngoảnh lại nhìn mới hay bọn Phêrô đều đã tìm đường tẩu thoát. Một lát sau, Jêsu thấy Jiuđa xách gậy chạy đến cứu [30] . Jêsu cả mừng tỏ lời an ủi [31] . Vừa lúc đó hơn 10 tên lính chĩa gươm soi đuốc xông vào, Jêsu toan chạy trốn. Quân lính còn do dự chưa biết ai là Jêsu, Jiuđa bèn sấn đến ôm hôn lên má Jêsu [32] . Lúc ấy các viên quản giáp cũng vừa tới nơi hô quân ập bắt. Bấy giờ Jêsu mới biết Jiuđa phản mình, đành phải chịu đứng yên. Ba viên quản giáp xốc tới, xỉa giáo giơ gươm tận mặt Jêsu, quắc mắt quát lớn: “Chạy đằng trời!” Jêsu thong dong chịu nạn. Từ bấy giờ trở đi sắc mặt bình thản như thường. Quân lính và tuần đinh xông vào bắt trói [33] .

Chịu trói xong, Jêsu ngoảnh lại bảo Jiuđa: “Này Jiuđa, sao mi nhẫn tâm phản thầy?” Jiuđa đáp: “Theo thầy để học đạo chứ không theo thầy để làm việc xấu”. Jêsu đành phải làm thinh.

Hai sách Giảng lục và Ngâm lục nói rằng: “Đức chúa Con thấy thiên hạ mắc phải quá nhiều tội lỗi mà hồn dữ của tên Jiuđa thì sẽ bị đày xuống địa ngục trước nhất. Chúa Jêsu bèn vào [34] trong vườn Gêtsêmani đưa theo môn đồ cùng đi [35] . Rồi chúa Jêsu sụp quỳ cầu xin Thiên Chúa ba điều [36] . Đang lúc cầu nguyện, bỗng thấy một vị thiên thần, do chúa Trời sai xuống an ủi rằng: “Chúa Trời đặc cách truyền mệnh cho một mình con phải chịu cực khổ để giải tội cho thiên hạ. Việc ấy đã định trước rồi, chúa Con phải dốc một lòng, không nên quá lo sợ”. Jêsu bèn quỳ dậy mà lĩnh mệnh. Xong đó vị thiên thần biến mất”.

Chao ôi! Ngay đến con mình mà chúa Trời cũng không thương yêu gì nữa, thì làm sao còn thương yêu đến người khác?

Lại ở sách Ngoại lục chép rằng: “Lúc bấy giờ [37] chúa Trời cho hiện ra các thứ hình cụ như dây trói bằng da, gông cùm, khóa sắt để tỏ ý trừng phạt cho chúa Con trông thấy, vì thế Đức chúa Con càng thêm run sợ”. Chao ôi! Chúa Trời đối với người trong thiên hạ có tội đều tha cho, vậy mà sao lại làm khổ con mình như thế?

Hai sách Ngoại lục và Ngâm lục còn chép: “Chúa Jêsu nghe biết quân dữ [38] đang kéo tới gần, bèn ra đón trước, nghiêm hỏi rằng: “Các ngươi tìm ai?” Quân lính cũng đáp to rằng: “Tìm Jêsu ở Nazarét” [39] . Jêsu quát đáp: “Chính ta đây”, tiếng vang như sấm [40] . Hơn hai chục quân lính và đinh phu đều khiếp sợ ngã lăn [41] . Nhưng Jêsu vẫn đứng yên, lại ban cho bọn tuần phu và binh lính kia được đứng dậy, rồi lại quát hỏi to như đã nói trên, binh lính cũng đáp lại như thế… Đến lúc đó Jêsu mới nộp mình cho quân Jiuđê bắt đi”.

Chao ôi, Jêsu tụ tập bè đảng bị quan quân đến bắt, xét theo lý là có điều khuất tất rồi. Vậy mà lại nói “ban cho bọn tuần phu và binh lính kia được đứng dậy”, chẳng khác gì kẻ đang có quyền thế, thiệt là vô lý quá chừng! Lại nói Jêsu tự nộp mình cho quân Jiuđê, lúc ấy dầu Jêsu không muốn nộp cũng chẳng được nào!

Ba viên quản giáp bắt được tên phiến loạn Jêsu bèn dẫn về giam ở nhà riêng. Sợ Jêsu trổ phép lạ tẩu thoát, bọn họ liền lấy dây thừng trói chặt cả 10 ngón tay, đóng gông vào cổ và đặt người canh gác rất nghiêm ngặt [42] .

Jêsu thấy môn đồ chẳng có kẻ nào đến cứu mình [43] nghĩ bụng càng thêm tức giận. Chợt thấy Jiuđa đem hết những thứ thực tích tang vật như áo mũ, cờ gậy đến nộp cho quản giáp. Viên quản giáp liền thu nhận để làm biên án.

Jêsu thường ngày bị người ta căm ghét quá nhiều, nay bắt được y, hết thảy tuần đinh và binh lính đều hả hê đắc chí. Bọn họ sợ chỉ trói tay chưa đủ, bèn lấy xiềng sắt khóa vào cổ, dùng dây da trói cuộn từ mồm trở xuống hơn 30 vòng mà kéo đi. Jêsu bị kéo đi như thế suốt đêm, ngã dúi ngã dụi đến 7 lần. Mỗi phen bị ngã lại bị quân lính đạp bồi thêm, lóp ngóp bò dậy lại bị bọn chúng thúc bao kiếm vào đít mà giục đi cho nhanh. Kẻ thì khua đuốc vung trước mặt, kẻ cầm cả bó đuốc mà đánh sau lưng, lại có tên túm tóc lôi đi, có tên vặt râu cho đau đớn. Bấy giờ đang giữa mùa đông rét căm căm, khi qua sông, quân lính đi trên cầu, thòng dây bắt Jêsu lội qua dòng nước buốt mà đi. Viên quản ti cười bảo rằng: “Con chúa Trời thì sợ rét gì?” Đến khi trời sáng, quan ti ra lệnh đem bêu ngoài điếm trạm để cho dân chúng xem. Trăm người đều chỉ mặt Jêsu mà mắng chửi, lột hết quần áo, bắt y phải ngồi xo trần truồng. Có người bêu riếu rằng: “Lạy tôn sư, xin tôn sư truyền cho con phép diệu!” Có người chỉ tay mắng rằng: “Nghe nói mi cắt đầu ngọc hành rồi mà sao còn kham nổi hơn trăm gái tơ?” Có người nói: “Tôi cũng nghe người ta nói hắn cắt đầu…, nay mới tin là thật”. Có người cười mà bảo: “Đó mới đúng là phép lễ riêng kỳ diệu!” Có kẻ lại nói: “Mi nói đất vắt ra người, sao mi không bảo vắt cái ấy của mi cho to thêm chút nữa” [44] .

Bấy giờ môn đồ của Jêsu bỏ trốn cả, duy có Phêrô còn ẩn lại nghe ngóng. Đêm hôm sau [45] , người nhà trọ túm lấy y mà kêu lên rằng: “Tên này chính là đồ đệ của Jêsu. Bắt ngay! Bắt ngay!” Phêrô sợ cuống, líu lưỡi chối rằng: “Thật tôi từ thuở bé chẳng biết người ấy là ai!” Người nhà trọ vặn hỏi ba lần thì cả ba lần Phêrô đều chối phăng đi cả. Mọi người cũng phải nghi là nhầm. Lúc ấy Jêsu nghe tiếng xôn xao bên ngoài quay ra nhìn thì thấy Phêrô. Phêrô xấu hổ lủi đi.

Đến khi trời sáng, ba viên quản giáp cùng tốp quân lính và tuần đinh áp giải Jêsu đến giao cho thầy cả Anne [46] phán xử. Anne là bố vợ của quản giáp Caipha [47] . Thầy cả Anne nói: “Mi là hạng người nào mà dám tự xưng là thầy cả? Lại còn tìm cách mê hoặc dân chúng, thật là can phạm phép nước, huống chi còn tụ tập dân chúng làm nhiều việc quái ác khác nữa”.

Jêsu im lặng không đáp câu nào. Các viên quản giáp cùng quân lính, tuần đinh đều đồng thanh nói: “Chẳng những thế, hắn còn tự xưng là con chúa Trời giáng thế nữa!” Anne nghe nói bất giác nổi xung, cả tiếng mắng rằng: “Tự xưng là con chúa Trời tức là muốn làm chúa Trời! Thật rất ngạo mạn, phải mau kết án để giết phăng đi”. Rồi đó quản giáp dẫn Jiuđa đến làm nhân chứng tố cáo tội trạng tiếm ngụy của Jêsu. Jiuđa khai hết mọi việc: Jêsu họp dân chúng ở những nơi nào, đứng phất cờ ở chỗ nào, v.v. Viên quản giáp cứ theo thứ tự ghi lại cả. Thầy cả Anne liền thưởng cho Jiuđa ba tấm áo rồi tha cho về.

Sách Ngoại lục chép rằng: “Lúc bấy giờ quân Jiuđê xỏ tay vào cái bao bằng sắt mà tát vào má Jêsu mỗi bên 10 tát, mỗi lần tát lại nói: “Chớ tự xưng bậy bạ!” Thế nhưng có cái bao nào mà lại làm bằng sắt? Đại để đều là khoa trương để nói Jêsu chịu nạn thảm thiết, những chuyện tiếp sau cũng như vậy cả, không có gì đáng tin.

Sách ấy lại nói: “Jiuđa thực tâm không định bán Jêsu, nhưng vì thấy đức chúa Con lắm phép thuật biến hiện kỳ lạ, chắc chẳng ai bắt nổi nên giả vờ báo cho quân Jiuđê biết để lấy tiền xài. Jiuđa tưởng rằng khi quân Jiuđê kéo đến thì Jêsu tất sẽ làm phép biến hóa mà trốn đi. Khi ấy mình đã nhận tiền rồi, chẳng lẽ bọn chúng đòi lại hay sao? Đến khi thấy Jêsu thong dong chịu nạn, chẳng làm phép biến hóa trốn tránh, Jiuđa lấy làm hối hận, biết mình mắc tội phản đạo bán thầy, bèn tự thắt cổ mà chết”. Chao ôi! Nếu Jiuđa là người xem nhẹ mạng sống của mình biết hối hận mà tự ải như thế thì chắc là y đã không tham tiền để đến nỗi phải bán thầy! Sách ấy lại nói rằng: Phêrô về sau mỗi khi trời sáng nghe gà gáy lại nghĩ đến tội lỗi của mình, đấm tay vào ngực đau đớn mà khóc lóc thảm thiết. Chúa Trời khen Phêrô là người biết hối lỗi, đến khi chết vẫn cho phép lên thiên đường [48] . Về sau người ta cũng theo cách đó mà xét đoán rằng: “Kẻ tự sát cũng có tội như kẻ giết người, cho nên về sau thánh Phêrô được lên thiên đường, còn Jiuđa thì không được lên thiên đường”. Thật là vô lý, nực cười!

Lại nữa, cả ba sách Ngoại lục, Giảng lụcNgâm lục đều nói rằng đêm hôm Jêsu bị dẫn về nhà Anne, Phêrô xông vào cứu nạn cho thầy, vung đao chém một tên đạo trưởng bị thương ở bên tai [49] . Jêsu bèn mắng Phêrô, không cho Phêrô cứu mình mà phải lo chạy chữa cho người bị thương. Phêrô tìm thuốc băng bó cho người kia xong xuôi đâu đấy rồi mới ra đi. Theo lẽ mà suy thì dân chúng đều cho thầy trò Jêsu là những tên giặc phạm tội, đang lúc quan quân dân bình canh phòng cẩn mật, Phêrô làm sao mà lọt vào được? Giả sử có vào được cũng phải có nhiều người, huống chi lại chỉ một mình chống chọi với cả trăm người thì làm sao mà vào cho nổi? Phêrô đã chém người bị thương, lẽ nào quân lính lại điềm nhiên để yên không bắt gông cả thầy trò mà lại còn để cho Phêrô thong dong cứu chữa, mà kẻ bị thương há lại chịu nằm yên cho Phêrô băng bó hay sao? Những chuyện bịa tạc ấy chính là do vua tôi người Tây Dương nặn ra để nói về cái nghĩa khí của Phêrô. Nhưng mà kẻ đã bỏ thầy chạy thoát thân khi xảy ra sự việc ở vườn Gêtsêmani, kẻ đã ba lần chối không nhận thầy khi người ta cật vấn ở quán trọ há lại có thể coi là kẻ có nghĩa khí được chăng?

Bọn quản giáp Caipha cùng với quân lính, dân binh được lời phán xử của Anne liền khoác còng sắt kéo con chúa Trời ra ngoài đường cho dân chúng làm nhục đủ điều, lột truồng hết quần áo làm trò cười cho thiên hạ [50] .

Rồi đó bọn họ sửa dọn lại bản cáo trạng nạp lên cho tổng trấn Philatô [51] . Cáo trạng đại lược như sau: “Bọn chúng tôi cùng với kẻ tố giác tên là Jiuđa đã bí mật bắt được đầu sỏ đảng giặc quê quán ở Nazarét tên là Jêsu. Tên này tự chế ra mũ triều thiên, mặc áo đính cườm ngọc, chống gậy bạc, cầm cờ đỏ, tự xưng là con chúa Trời, đến đâu tụ họp làm giặc ở đấy, kích động dân chúng đến hơn vạn người. Có kẻ gọi y là Thần trời, người thì gọi y là Thiên Chúa con, có kẻ gọi y bằng “Cha”, có những người vác cờ lá liễu, già trẻ trai gái đón đường mà nghênh rước y. Hiện nay đã thu được tang vật là các thứ áo mũ cờ gậy của y. Tên các làng mà y đã thuyết phục được, các phép tắc mà y đã cho thi hành xin kể ra sau đây, v.v.”

Tổng trấn Philatô phán hỏi Jêsu rằng: “Tội trạng của ngươi bấy nhiêu điều, phải ngươi muốn làm giặc không?”. Jêsu ngồi xếp chân vòng tròn ưỡn lưng đáp: “Nếu quả tôi làm giặc thì tại sao không thấy tang chứng khí giới cung kiếm?”.

Philatô nói: “Những thứ áo mũ ấy há chẳng phải chứng tích của ngươi thì còn ai vào đấy nữa?”. Rồi đó vặn hỏi Jêsu đủ mọi điều. Những người có mặt ở đó cũng góp lời tố cáo thêm nữa. Nhưng tổng trấn Philatô là người nhân đức khoan thứ, cho rằng Jêsu chẳng qua phạm tội lừa dối mê hoặc dân chúng, bèn hạ lệnh nọc ra phạt đòn rồi tha cho về. Nhưng ba viên quản giáp và phủ ti thì một mực xin phải khép án, cùng thưa rằng: “Chúng tôi bắt được tên này có âm mưu tiếm loạn đến đây, chẳng lẽ ngài lại vì ý riêng mà tha bổng cho hắn ư?” Tổng trấn Philatô sợ làm trái lòng dân đành phải làm tờ tâu kèm theo bản biên án, giao cho dân chúng áp giải Jêsu lên kinh đô chờ xét xử [52] .

Tục lệ nước Jiuđê vua quan chẳng có thể thống gì cả [53] . Bấy giờ là thời vua Hêrôtê Antipa [54] đang trị vì. Vua tự xem tờ tâu rồi phán rằng: “Điển chế của nước nhà trải qua các đời đã thành quy pháp; kẻ thất phu dụ dỗ dân chúng thay đổi phong tục, tiếm chế áo mũ, tự đặt danh hiệu xưng hô lếu láo thì đáng tội gì?” Jêsu ngồi im không đáp. Vua Hêrôtê thấy Jêsu xấc ngạo càng thêm tức giận, bèn giả cách quát mắng trung sứ rằng: “Tổng trấn Philatô phạm thượng hết chỗ nói: Bắt một đứa ngu si điếc lác như thế kia giải lên cho ta thì làm thế nào mà tra xét được?” Tiếp đó vua truyền rằng: “Hắn là kẻ điếc thì cứ cho mặc áo trắng [55] rồi giao trả về cho quan bản trấn”. Rồi vua gọi sứ giả vào căn dặn mật chỉ. Sứ giả nghe xong lạy chào lui ra áp điệu Jêsu trả về cho tổng trấn Philatô xét hỏi lại.

Theo quốc sử của nước Jiuđê thì Jêsu tự làm ra xe lọng tiếm lạm nghi lễ thiên tử, thi hành các lề phép hòng thay đổi phong tục trong nước. Triều đình biết chuyện đã xuống mật lệnh cho các quan trấn, quan phủ trùy lùng gắt gao. Đến khi bắt được y, vua Hêrôtê và các triều thần muốn xem mặt mũi Jêsu thế nào, và truyền áp giải về kinh đô. Tuy việc này không thấy ghi trong Thực lục, nhưng sử ký nước Jiuđê chép như thế có thể tin được. Có lẽ môn đồ của Jêsu không biết việc triều đình hạ lệnh lùng bắt khắp nơi, cho nên không ghi vào Thực lục chăng?

Theo hai sách Ngoại lục và Giảng lục thì nói: Jêsu biết chuyện vua Hêrôtê Antipa bắt cả chị em con cô con cậu đưa vào hậu cung làm tì thiếp, cho nên khinh ghét mà không trả lời.

Theo lý mà suy thì Hêrôtê là vua, Jêsu là tên giặc, sao lại có thể nói là Jêsu “ghét” vua Hêrôtê? Những sự việc hỏi đến, Jêsu đều có phạm vào cả, giả sử có trả lời thì Jêsu cũng khó nói cho xuôi được. Vì vậy người Tây Dương viết ra đoạn nào lại tìm cách che đậy đoạn ấy để người đời sau khỏi ngờ.

Bấy giờ trong điện của vua Hêrôtê bỗng có tiếng nói vang lên: “Kẻ mà ngươi đang buộc tội kia ngày sau sẽ phán xét ngươi”. Theo lý mà suy, thì nếu có tiếng nói như thế thật thì vua Hêrôtê hẳn đã sai người tìm kiếm cho ra kẻ vừa nói câu ấy. Nếu đã tìm kiếm mà không thấy thì hẳn phải kính lạ xuống dưới thềm mà vái lạy Jêsu rồi, há lại còn phải giao về quan bản trấn xét hỏi nữa? Những lời lẽ ngu dân lắt léo như thế thật là quá quắt! Vậy mà những kẻ ngu khờ chẳng biết phân biệt!

Quan quân áp giải Jêsu về trấn. Dọc đường quân lính đua nhau vung roi rút giày mà đánh chan chát vào mặt Jêsu. Tổng trấn Philatô thấy Jêsu mặc áo trắng thì biết ý vua ngầm bảo phải giết Jêsu. Đến khi mở xem mật chỉ thấy viết rằng: “Tên này vào giữa sân triều vẫn còn kiêu ngạo thì khi ở ngoài thế nào cũng đủ biết. Muốn giết hay tha chỉ cần hỏi ý nguyện của dân chúng, cho khanh được tùy nghi xử trí, không cần phải tâu lại nữa”.

Hôm sau vừa gặp ngày lễ chúa Trời đầu tuần. Tục lệ nước này cứ vào ngày chủ nhật chọn tha cho một người tù tội nhẹ. Bấy giờ có một kẻ can án ăn cướp, tên là Baraba [56] . Tổng trấn Philatô cho đem cả Baraba và Jêsu ra hỏi dân chúng rằng: “Hoặc là Jêsu, hoặc là Baraba, các người muốn tha tội cho kẻ nào?” Dân chúng đồng thanh đáp: “Baraba chẳng qua chỉ giết hại một, hai người. Jêsu thì làm hại cả một nước. Nếu muốn cứu một người thì xin quan tha cho Baraba, còn tên Jêsu thì nên giết!”

Philatô thấy lòng dân căm ghét Jêsu còn sâu sắc hơn đối với tên ăn cướp, nếu tha bổng cho y sợ dân chúng lại tâu lên vua lần nữa thì mình mắc tội. Nghĩ vậy, Philatô bèn sai một cơ lính gồm 666 tên [57] lôi Jêsu ra thay nhau mà đánh cho thỏa ý dân.

Thế là binh lính cùng dân chúng ai nấy đều xắn áo xoa tay, kéo Jêsu ra giữa chợ, tháo gông, trói quặt chân tay vào một cột đá. Trói xong, đám đông hò reo: “Nay thì mi được chết! Nay thì mi được chết!” Rồi xúm nhau vào hô đánh. Đầu tiên một người đánh, lần thứ hai, hai người cùng đánh, lần thứ ba, ba người cùng đánh, v.v.

Jêsu vốn là kẻ to béo, da thịt dày dặn rắn chắc, chịu đòn một ngày vẫn chưa hề gì. Binh lính mỗi lần đánh lại một lần giễu cợt: “Đích thị là con chúa Trời này! Đích thị là con chúa Trời này!” Thế là Jêsu bị đánh đấm tới tấp chẳng còn phân biệt chân đầu gì nữa [58] , cánh tay sưng húp [59] như chiếc nồi.

Bấy giờ dân chúng đi xem đứng chật xung quanh, dân đạo cũng có nhiều người lén đến trà trộn đứng xem trong số đó. Trong đám binh lính, dân đinh có người nói: “Nước thánh nhiều lắm, có ai giúp đi lấy cho không?” Có người đùa rằng: “Có mấy đôi trai gái đến xin làm lễ cưới!” Có người khom lưng thưa rằng: “Kính xin tôn sư làm lễ Cônfirmaxông cho con ạ”. Đám đông lại tung lên reo cười. Bỗng trong quân có tiếng quát đánh, quân lính xáp vào đứng kín như bức tường. Tiếng hò la ầm ầm như sấm, đứng ngoài chỉ thấy đầu roi rít gió quất xuống đen đét. Chỉ trong chốc lát, toàn thân Jêsu máu me đầm đìa, vết roi lằn kín khắp lưng. Cả đội lính thay nhau đánh mỏi tay ngồi nghỉ sức giữa chợ [60] . Bọn họ cởi trói tha cho Jêsu được ngồi, giờ chỉ thấy máu me bê bết đầy thân, nom chẳng nhận ra hình thù Jêsu khi trước nữa.

Vừa mới ngồi nghỉ được một lúc, chợt thấy một ả gái điếm mặc váy đỏ [61] lạch bạch chạy tới, vén thốc váy lên quỳ trước mặt Jêsu mà nói rằng: “Con có nhiều tội quá, may có thầy giải rửa cho, đáng con phải tạ ơn thầy nhiều lắm”. Quân lính cười ồ lên. Có người đùa rằng: “Có tội thì rửa đi, có tội thì giải tội đi! Mỗi tội mỗi rửa, mỗi giải thì còn lo gì nữa?” Một người khác nói: “Đang lúc mỏi mệt được một cuộc cười cũng hay”. Lúc ấy có viên quan úy đội khăn đỏ ngồi trên ghế nói đùa rằng: “Nghe nói mi có tài giải tội, bây giờ hãy “giải” cho con này một “giải” để chúng ông xem thế nào?”

Phong tục nước Jiuđê nói năng chẳng kiêng dè gì cả. Qua ngày hôm sau, binh lính bảo nhau rằng: “Hắn từng chế ra mũ triều thiên, áo cườm ngọc, tự xưng là hoàng đế. Nay ta hãy đội mũ mặc áo cho hắn xem sao?”. Nói đoạn bọn họ lấy gai nhọn cắm vào sợi dây thừng, tất cả 72 que gai, quấn vòng lại chụp lên bờm tóc rồi lấy búa đóng cho gai nhọn cắm chặt vào đầu Jêsu, bảo rằng: “Mũ triều thiên của mi phải làm như thế mới đẹp!”.

Rồi đó bọn chúng lại khoác còng sắt vào cổ Jêsu, trói khoanh hai tay vào giữa ngực, bắt ngồi bệt xuống đất. Rồi đó bọn họ lấy mảnh vải trắng trùm lên đầu Jêsu, lột chiếc váy đỏ của ả gái đĩ Alina trùm lên vai Jêsu mà nói: “Chiếc hồng bào này cũng đẹp đấy!” Có người nói tiếp: “Áo liên châu của mi như thế đẹp chưa?” [62] Tiếp đó lại có người lấy một que tre nhọn nhét vào tay cho Jêsu mà bảo rằng: “Rìu búa [63] của vua phải như thế mới đúng!”

Ăn mặc làm dáng cho Jêsu xong, binh lính giả bộ quỳ trước mặt y mà nhạo rằng: “Kính tâu quốc vương nước Jiuđê!” Dứt lời bèn tháo giày cầm tay mà vụt tới tấp vào Jêsu tiếp không biết bao nhiêu mà kể, máu miệng chảy ròng ròng. Có những người nhổ nước bọt vào mặt, hoặc bứt râu vặt ria khiến cho Jêsu càng thêm đau đớn. Tiếp đó viên giám binh dùng ống loa gọi to: “Hãy để hắn ngồi đó cho thiên hạ đến xem mặt con chúa Trời”.

Dân chúng xa gần lâu nay nghiến răng căm ghét Jêsu tận xương, bấy giờ cùng nhau kéo đến nhà giám ti đồng thanh thưa rằng: “Các quan binh đã được thỏa chí, vậy cũng xin cho dân chúng tôi được hả lòng!” Viên giám ti căn dặn rằng: “Làm cho hắn biết nhục thì được, chứ không được đánh nữa”. Đám đông đồng thanh dạ ran hứa hẹn rồi lui ra; kéo đến chỗ Jêsu đang ngồi. Bọn họ lần lượt thuật các phép đạo của Jêsu bêu riếu, xách đến trước mặt Jêsu một vò nước tiểu mà bảo rằng: “Nước phép của mi đây! Nước phép của mi đây! Hãy uống cho hết nước phép của mi đi!”. Nói đoạn bọn họ đổ nước tiểu vào mồm vào mặt Jêsu. Toàn thân Jêsu ướt dầm, buốt xót đau đớn. Có người bưng cứt đến, nói rằng: “Nay phải cho mi được ăn bánh phép!” Nói đoạn nhét phân vào mồm Jêsu. Lại có người xúc cứt đổ hết trên đầu Jêsu mà nói: “Để ta làm phép Côngfirmaxông cho mi”. Dân chúng đứng xem reo cười khoái trá. Hết người này đến người khác đọc các câu niệm phép của Jêsu, có điều là vừa đọc vừa chêm vào những câu khôi hài. Có người nói: “Phép Matrimôninô đây lạ lắm! Lạ lắm! Xưa nay chưa có ai biết cách dạy nam nữ động phòng như mi!” [64] Có người cười nói: “Dạy chuyện trong chốn buồng the, biết đâu hắn ta lại chẳng làm trước chuyện ấy?” Thế là đám đông xúm lại vả vào mặt Jêsu, nghiến răng mà đánh đập.

Lại nữa, thường ngày Jêsu vẫn khuyên răn người ta không nên dâm dục, bảo bộ phận sinh dục của người ta là cái cục tội. Đến bây giờ có người hỏi Jêsu: “Sao mi không cắt hẳn cái “cục tội” của mi đi?” Lại mắng rằng: “Không có cái “cục tội” ấy thì làm gì mà có mi? Biết đâu cái ấy lại chẳng phải là “cục phúc” của mi?” Lại một người khác nói: “Nay ta hỏi mi: nếu bảo cái ấy là “cục tội” thì trời sinh nó làm chi?” Có người phú hào ở thị trấn giả cách an ủi Jêsu mà nói rằng: “Thật tội nghiệp, tội của người thì mi giải cho, đến tội của mi thì chẳng có ai chịu giải. Nay nếu mi bảo được hai đứa gái trinh bên dân đạo chịu về với ta thì ta sẽ giải tội cho mi”. Lúc ấy Jêsu bị ngứa ở tay, vừa cựa nhích một chút liền bị tên lính đứng canh quát hỏi: “Làm gì thế?” Đám tuần đinh ùa reo: “Hắn làm phép Confirmaxông để cầu thọ cho ông chánh đấy!” Viên giám binh cười mà rằng: “Cầu tiếp lần nữa xem sao!”

Jêsu chỉ ngồi im chịu nhục, không dám nhúc nhích động cựa. Sau trận đòn, quân lính cho Jêsu thay áo. Thấy chiếc áo Jêsu đang mặc vết máu khô cứng đã dính bết vào người, bọn họ bèn cầm mà giật ra khiến cho Jêsu lại một phen đau đớn.

Bấy giờ dân tả đạo thấy Philatô là người còn có lòng nhân đức khoan thứ, bèn bí mật đem 5 vạn quan tiền đến đút lót xin chuộc mạng cho Jêsu. Philatô thấy mật chỉ của vua truyền bảo giết hay không chỉ cần thuận dân tình là được, cho nên cũng muốn tha cho Jêsu để kiếm món tiền hối lộ làm lợi riêng. Xem chừng quân dân được đánh mắng chán chê, ai nấy đều đã hả lòng hả dạ thì ắt cũng động lòng thương hại, bèn sai đóng gông dẫn Jêsu vào trại giam.

Sáng hôm sau, Philatô sai dẫn Jêsu lên một gò cao, họp dân chúng lại mà hỏi rằng: “Đã đến thế này ắt cũng đủ cho hắn phải sống dở chết dở rồi. Ta muốn tha cho hắn, chưa biết ý dân thế nào?”. Dân chúng nhao nhao nói to rằng: “Phải đem đi đóng đinh câu rút!” [65] Philatô thấy lòng dân nhất quyết muốn giết Jêsu, bèn không nhận tiền hối lộ nữa. Rồi đó Philatô căn cứ theo mật chỉ giao Jêsu cho dân chúng xử tội. Bọn ba viên quản giáp bèn xin cho quan quân cùng với dân chúng áp giải Jêsu đến nơi hành hình. Philatô lại bảo kín với dân tả đạo đem tiền đến lo lót với ba viên quản giáp ấy. Một viên quản giáp nói: “Tha cho hắn thì hắn sẽ nói là ý chúa Trời khiến bọn ta phải tha. Giết hắn thì hắn cũng sẽ nói ý chúa Trời xúi khiến bọn ta giết hắn. Chi bằng cứ giết quách xem cái ý chúa Trời của hắn thế nào!” Một viên khác nói: “Khi trước chúng ta đã cùng nhau chích máu ăn thề không được bội ước. Vả lại nếu tha cho hắn thì dân tả đạo sẽ coi khinh bọn ta”. Rốt cuộc bọn họ không chịu thả Jêsu, liền hô quân lính và dân binh xách con chó râu xồm mà kéo đi [66] .

Quân lính và dân binh được giao cho hành hình Jêsu, ai nấy đều vui thích nhảy nhót reo hò, đem Jêsu trói lại một nơi rồi đóng ngay một chiếc giá câu rút rất nặng, thanh ngang dài 4 thước, thanh dọc dài 9 thước [67] , bắt Jêsu vác lên núi Gôgôtha [68] . Rồi đó quan quân rầm rầm vây bọc dẫn đi.

Jêsu từ khi bị bắt, cha mẹ đều không hay biết. Đến khi nghe bọn Phêrô ở ngoài trở về báo tin, bà Maria cả kinh rụng rời. Rồi đó Jiuse dẫn Maria lần đường đi tìm hỏi. Khi đi qua cột đá thấy có vết máu, bà Maria ngã ngất hồi lâu mới tỉnh lại. Gặp người đi đường hỏi thăm thì họ nói: “Có thấy người vác giá câu rút”. Maria và Jiuse vội tìm đến, kíp nghe tiếng trống thúc quân reo, xiết đỗi kinh sợ. Khi đến nơi, cha mẹ thấy mặt con, Maria vật vã gào khóc: “Sao con lại nói trước là ra đi khó gặp lại?” Jiuse gục xuống đất mê man bất tỉnh.

Chợt lúc ấy nghe báo tin có hai phạm nhân khác cũng đang vác giá câu rút lên núi cùng chịu hành hình. Bấy giờ Jêsu đã kiệt sức, chiếc giá nặng trên vai khiến cho y nhiều phen ngã lên ngã xuống. Viên quản binh sợ Jêsu chết trước khi đến chỗ hành hình, bèn thuê một người khác vác thay cho. Danh tiếng Jêsu khá nổi, cho nên dân chúng kéo đi xem rất đông. Có người phàn nàn rằng: “Nghe nói tên trùm giặc này nhiều phép lạ, sao lại đến nông nỗi này?” Viên quản binh nghe vậy đáp rằng: “Lắm thuật kỳ thì mắc nhiều họa lạ. Đến đây rồi cũng có phép lạ đấy!” Jêsu ngoái đầu lại nói: “Ta chỉ thương cho con cháu các ngươi ngày sau rồi phải khốn khổ!” Quân lính cười rộ mà đáp rằng: “Chỉ biết cái khốn ngày nay, ai hỏi mi cái khốn mai sau! Mi bẻm mép lừa người thì chung cục phải như thế!”

Lúc ấy có người đàn bà VêDôNiCa thấy mặt mũi Jêsu máu chảy ròng ròng bèn trao cho y một chiếc khăn. Jêsu cầm chiếc khăn ấy mà lau mặt [69] . Đến lúc ấy Jêsu mới biết có hai tên cướp đang vác giá câu rút cùng đi.

Đến chân núi, bốn viên chỉ huy đội quân áp giải cầm ống loa sắt trèo lên gò cao gọi to: “Mũ triều thiên của tên kia có còn bền chắc không?” Quân lính lập tức lấy vòng gai một lần nữa đóng chặt vào đầu Jêsu rồi đáp to: “Còn chắc lắm!” Jêsu đau đớn gào lên như bò rống. Đám đông người xem cười rộ cả. Rồi đó bọn họ lấy rượu hòa với mật đắng bắt Jêsu uống cho trương giãn các mạch máu, lột truồng hết quần áo rồi đè ngửa lên giá câu rút. Trước hết lấy đinh đóng vào tay trái Jêsu, còn tay phải thì trói bằng dây thừng kéo căng đóng vào lỗ đinh, vì thế thịt da ở ngực rách toác ra. Tiếp đó lại trói hai chân cũng kéo căng dây mà đóng, da thịt ở lưng bụng lại toác ra. Lúc trước Jêsu bắt người ta đọc kinh đến cuối mỗi đoạn lại niệm “Amen”. Nay quân lính cũng theo cách ấy, mỗi khi đóng xong một đinh cũng nói “Amen” mà cười. Rồi đó bọn chúng lấy một miếng ván đề mấy chữ: “Jêsu ở Nazarét tiếm xưng làm vua nước Jiuđê bị đóng đanh treo giá câu rút” [70] . Đoạn quân sĩ lật úp giá câu rút, lấy rìu phạt đứt các đầu đinh thòi ra, rồi cứ thế mà kéo xệch lên núi. Jêsu bị đè dưới chiếc giá gỗ nặng, lại bị đất đá mài xát, da thịt tróc nát tận xương. Tới nơi, quân lính liền đào hố chôn cột trên mỏm núi.

Cả ba giá câu rút đã dựng lên, chỉ riêng Jêsu đầu cắm mũ gai, thân thể trần truồng, ròng ròng máu ứa, dân chúng còn nhìn lên mà chửi rủa: “Nay thì thật sướng cái thân mi! Sướng thân mi!” Có người cất tiếng hỏi: “Dân đạo đâu, sao không thấy ai đeo cho thầy cả một mảnh khố” [71] . Mọi người cười ran vang núi.

Hai sách Ngoại lục (quyển 7) và Ngâm lục (quyển 5), đều chép rằng: Bấy giờ giá treo hai tên cướp một ở bên phải, một ở bên trái, giá của Jêsu trồng chính giữa. Tên cướp phía bên trái nói: “Nếu ông là con chúa Trời thì sao không tự cứu lấy mình và cứu cho chúng tôi một thể?” Tên cướp phía bên phải nói: “Chúng tôi tội nặng mới phải chịu khổ cực thế này, còn ông làm sao mà đến nỗi bị dân chúng chê cười khinh bỉ như thế?” Nhân đó tên cướp ấy lại nói với Jêsu: “Bao giờ lên thiên đường ông hãy nhớ đến tôi với nhé!” Jêsu ngoảnh lại bảo rằng: “Ngay hôm nay ta sẽ cho ngươi được cùng ta hiển vinh vui sướng”.

Hai sách nói trên chép lại rằng: “Bấy giờ là lúc nhục nhã nhất cho thiên hạ. Chúa Jêsu bỗng hô to lên rằng: Đức chúa Cha sao nỡ để một mình con chịu khổ, không kham đặng! Cầu nguyện Chúa Cha tha thứ cho mọi lỗi lầm của bọn chúng!”. Nhưng hai sách Bí lục và Thực lục không thấy ghi chép việc ấy. Đó chỉ là những lời lẽ màu mè của bọn rợ Tây, mỗi đoạn một trang sức vậy thôi.

Bấy giờ bà Maria và Juan đứng gần bên Jêsu. Jêsu buồn rầu nói rằng: “Thưa bà, từ nay về sau Juan là con của bà”. Lại nói với Juan: “Từ nay bà đây sẽ là mẹ của ngươi” [72] . Nghe Jêsu nói, bà Maria càng bội phần đau xót. Lúc ấy bọn môn đồ của Jêsu đã theo đến dưới giá câu rút. Jêsu kiệt máu kêu khát. Jiuse định đưa nước cho uống nhưng bị quân lính quát lại: “Chớ cho uống nước lâu chết. Phải cho uống giấm cho huyết xuất mạnh, mau chết hơn”. Rồi bọn họ lấy giấm đổ vào tổ ong rừng buộc sào giơ lên cho uống [73] . Jêsu uống xong mới biết là giấm, kêu to lên rằng: “Thế là hết việc ở thế gian” [74] . Jêsu nhìn xuống thấy bà Maria đứng ở bên phải, bèn gục đầu xuống phía ấy, rằng mình đã chết. Đám đông quân lính và dân binh giơ tay lên trời liên tiếp kêu to: “Giải tội! Giải tội!”, rồi cười vang. Bấy giờ vừa đúng giữa trưa, vùng núi trời mây u ám, đến lúc ấy mới rạng lên. Jêsu đã chết, thây treo trên giá câu rút.

Chợt có tiếng thống binh trong trấn tên là ĐôSaNùng đang bực tức vì có việc quan phải đi ngay không kịp uống rượu, lúc ấy đang vác giáo thúc ngựa phóng tới. Từ cổng thành đến đây chỉ hơn một dặm đường. Vừa tới, ĐôSaNùng vội lên tiếng quát hỏi Jêsu đã chết hay chưa? Quân sĩ đáp là chết rồi, ĐôSaNùng càu nhàu rằng: “Thật tiếc cho ta đến chậm quá! Đến chậm quá!” Lên đến gò núi, ĐôSaNùng ngồi trên ngựa nghiến răng đưa mũi giáo đâm vào giữa ngực Jêsu suốt qua tim quát một tiếng: “Yêu quái!”, rồi phóng đi luôn. Thấy bà Maria nằm ngất xỉu giữa đất, ĐôSaNùng giơ giáo trừng mắt toan đâm, nhưng lúc ấy bọn môn đồ của Jêsu sợ hãi tán loạn chạy qua, cho nên bà Maria may mà thoát chết.

Đến xế chiều [75] , viên quản binh thấy Jêsu đã chết hẳn mới cho hạ thây xuống, rồi đưa quân về thành. Hai môn đồ của Jêsu là Jiuse và Nicôđêmô vác hai chiếc thang trèo lên giá câu rút chặt đinh để lấy xác. Phép hạ thây phải lấy tấm vải buộc ngang ngực tử thi, trước hết chặt đinh ở chân, tiếp đó quấn hai múi vải vào hai đầu thang ngang, mỗi người ngậm lấy một đầu rồi chặt đến đinh ở tay, tử thi từ từ tuột xuống. Các môn đồ tắm rửa thi thể Jêsu sạch sẽ, khiêng vùi trong hang đá, rồi tản đi mỗi người một nơi. Quan quân đã trở về thành, tổng trấn Philatô thảo sớ tâu lên vua Hêrôtê Ântip về việc hành hình Jêsu.

Sau khi chết, Jêsu đi thẳng xuống âm phủ [76] gọi hồn những người từ trước đã chết trên núi để cùng hiện lên. Đến ngày thứ ba sau khi Jêsu chết, cả vùng núi Gôgôtha sáng bừng, người quanh vùng ai ai cũng phải kinh lạ. Giữa không trung, Jêsu đi trước, đoàn quân LâmBô khoảng hơn năm trăm xác chết sống lại rần rật đi theo, rồi đột nhiên biến mất. Cho nên ngày nay có lễ Phục sinh.

Sau khi hiện hồn sống lại, Jêsu về thăm nhà. Cha mẹ Jêsu sợ hãi không dám tiếp. Một lúc sau, Jêsu đến gần cha mẹ mới nhận ra, hoảng sợ hết hồn. Jêsu hỏi các môn đồ hiện nay ở đâu, Jiuse đáp: “Phêrô trở lại làm dân chài ẩn lánh ở miền sông Baun [77] , còn những người khác trốn tránh nơi nào không rõ”. Vừa nói xong, Jêsu đã biến mất.

Bấy giờ Phêrô đang chèo thuyền bên bờ sông phía đông bỗng nghe có tiếng người gọi: “Phêrô! Cho thầy xuống thuyền với!” Nhận ra giọng nói của Jêsu, ngước lên thấy đúng là thầy mình. Phêrô sợ tái mặt, kêu to với người trong thuyền: “Ông ta chết rồi kia mà!” Rồi vội vàng chèo thuyền sang bờ phía tây. Lại vẫn nghe thấy như trước. Phêrô bèn quay thuyền trở lại giữa sông mà chèo cho thật nhanh. Jêsu từ trên không hạ xuống giữa thuyền, giữ lấy sào chèo, ôn tồn an ủi Phêrô. Sau một hồi lâu, Phêrô mới hết sợ, Jêsu nói cho Phêrô nghe chuyện ở âm phủ, Phêrô nhân đó tạ lỗi với Jêsu về việc chối thầy. Jêsu nói: “Nay ta đến đây không phải để nói những điều lỗi trước của ngươi, ngươi hãy báo tin cho các môn đồ biết ta hẹn 40 ngày nữa sẽ đến núi Ôlivêtê [78] để ta truyền thụ bí pháp [79] .

Các môn đồ nghe Phêrô báo tin đều lấy làm ngờ, cùng nhau lên núi xem lại ngôi huyệt trong hang đá thì quả nhiên không thấy xác Jêsu ở đó nữa, chỉ còn ba cái đinh và vòng mũ gai, bọn họ bèn thu nhặt đem về làm kỷ niệm [80] .

Đến ngày đã hẹn, cha mẹ Jêsu và các môn đồ lại phải một phen hoảng sợ. Jêsu cười nói an ủi mọi người. Các môn đồ xiết bao kinh lạ, cùng bàn định xếp ngôi thứ, chọn Phêrô làm môn đồ cả.


[1]Nay Kinh Thánh nói rằng “chúa Jêsu 30 năm ở cùng với mẹ”. Câu này trong nguyên thư chép lẫn vào chính văn.

[2]Vì vậy Kinh Thánh nói “chúa Jêsu 3 năm giảng đạo ở nước Jiuđê”.

[3]Jêsu bất chấp ngông cuồng nóng vội chỉ cốt cho được việc mà thôi. Nay bọn Tây Dương cũng đều như thế cả.

[4]Nguyên thư phiên: SaLâm, tức là ghi tắt tên ChiDoSaLâm (Jêrusalem).

[5]Người Tây Dương gọi vua là “BàBà” (pape), có nghĩa là vua, hoàng đế. Tiếng nói của người Tây Dương và tiếng Jiuđê cũng ná ná như nhau.

[6]Nay thầy tu Tây Dương muốn thăng đến cấp “đại môn đồ” thì từ 3, 4 năm trước không được phép về nhà, lệ ấy bắt nguồn từ đó.

[7]Chữ “chính” (vừa đúng) thật là diệu!

[8]Nay sách kinh có câu: chúa Jêsu lên rừng Tịnh Trai (Ôlivêtê). Nguyên thư phiên Tịnh Trai lâm.

[9]Tiên sinh (thầy), nguyên thư chép nhầm là tiên vương.

[10]Chỉ một câu nói ấy đủ khám phá mọi phép lạ xưa nay.

[11]Đến ngày tận số mà vẫn không chịu lạy mẹ, chỉ ngỏ lời từ tạ mà thôi, quả đúng như lời người ta nói rằng Jêsu là kẻ bất hiếu nhất trong thiên hạ, xem đó thì đủ biết trước ngày xuất thế tu hành Jêsu phụng dưỡng cha mẹ ra sao.

[12]Thế mà mẹ y ở nhà chẳng hề hay biết.

[13]Nguyên thư chép: tất đắc chí (ắt được người ấy), đúng là phải: tất trí chi (ắt biết rõ người ấy).

[14]Theo sử ký nước Jiuđê thì triều đình gửi lệnh tầm nã khắp nơi, hứa ai bắt được Jêsu thì ban thưởng quan tước.

[15]Chiên là một giống vật ở phương Tây, tựa như con dê nhưng hiền lành hơn. Người Tây Dương ví những người theo đạo của họ là con chiên. Các giáo sĩ truyền giáo ở nước ngoài đều nói như thế. Chẳng hạn các cố đạo sang ta thì nói rằng: “Đức Giáo hoàng (pape) thương con chiên Nam Việt nên đặc mệnh sai ta sang mở đường dạy đạo để đuổi trừ ma quỷ”.

Lễ lớn nói đây là lễ Pasha (lễ Vượt qua hoặc lễ Ăn bánh không men), lễ cổ truyền của người Do Thái.

[16]Nhà thơ nổi tiếng nhất đời Tấn, tinh thông môn học thuật số, âm dương ngũ hành, biết mình sẽ bị chết vì kẻ ám hại mà vẫn không tránh được.

[17]Nguyên thư phiên: MiAn, tức là ghi tắt từ KhuMiAn (Ximêôn).

[18]Ai bảo Jiuđa là kẻ phóng đãng.

[19]Kinh Thánh ngày nay chỉ nói Jiuđa bán chúa Jêsu mà không nói rõ nguyên nhân sự việc.

[20]Theo phép Gia Tô thì hôn lên má là rất tôn trọng, thân thiết. Nay người Tây Dương, bề tôi hôn vua, học trò hôn thầy cũng có khi cầm hôn cả quần áo nữa. Tục ấy đến nay vẫn còn.

[21]Theo sử ký nước Jiuđê thì Jiuđa thường bị Jêsu đánh đập đau đớn cho nên mới tố giác Jêsu.

[22]Vì thế ngày nay có lễ Hôn chân.

[23]Vì vậy, ngày nay, đồ lễ của nhà đạo có chiếc bát gọi là bát rửa chân.

[24]Tức là phép Sacramentô (nói tắt).

[25]Tiếng Latinh Sacramento = phép bí tích. Nguyên thư phiên: SanTiSaMôCaLaMiênTô.

[26]Các sách đạo ngày nay đều nói tránh đi, chỉ nói rằng lấy phép đó để nuôi dưỡng linh hồn cho thiên hạ, khiến cho thiên hạ được miễn tội.

[27]Gethsemani: nguyên thư phiên là XhiệtSiMaNê, lùm cây rậm ở phía đông Jêrusalem, nơi Jêsu bị bắt.

[28]Nay tảng đó vẫn còn vết tích hai đầu gối Jêsu. Thì ra Jêsu cũng có chút thần linh?

[29]Đã là con chúa Trời sao còn phải sợ?

[30]Trước đó Jiuđa chỉ đi tay không, lúc này xách gậy chạy đến là có ý khác rồi.

[31]Sách đạo đều nói: Jêsu đã biết Jiuđa có tâm địa hiểm độc nhưng vẫn nén nhịn mà hỏi han hắn. Nếu đã biết hắn có bụng xấu thì cần gì phải hỏi nữa?

[32]Đâu phải lúc nhàn rỗi mà ôm hôn nhau!

[33]Ngày nay các vít vồ, giám mục khi bị bắt cũng làm ra vẻ thong dong chịu nạn, ai cũng là bắt chước Jêsu.

[34]Giấu sự thật, nói là “vào” (nhập)!

[35]Tên ba người ấy đã nói ở trên.

[36]Chẳng biết cầu xin ba điều gì?

[37]Tức lúc Jêsu quỳ cầu nguyện trong lùm cây vườn Gêtsêmani.

[38]Dân tả đạo thường gọi quan quân triều đình là quân dữ (hung quân).

[39]Jêsu người ở làng Naziarét, nên quân Jiuđê gọi như vậy.

[40]Không tin được.

[41]Thì ra Jêsu cũng có uy linh!

[42]Nay các sách Ngoại thư đều tránh không nói đến việc gông cùm. Ấy là vì ở các nước ấy cũng có dùng gông cùm nên người ta tránh đi cho khỏi xấu hổ.

[43]Cứu giúp là giúp để chống lại quan quân chăng? Hay là đến để cùng chịu tội chết?

[44]Lời nói của người này thật là một câu rất tuyệt diệu để bài bác cái thuyết đất vắt ra người, đúng là khẩu khí của binh lính.

[45]Đúng ra ở đây phải nói: “Tảng sáng hôm sau…”.

[46]Annas, nguyên thư phiên là AnNiết.

[47]Trước khi Jêsu chưa đặt ra phép cấm thì thầy cả đạo Do Thái vẫn được lấy vợ, sinh đẻ con cái. Về sau người Tây Dương theo phép ấy cấm người đi tu không được lấy vợ. Caiphae, nguyên thư phiên là CaiBa.

[48]Ngày nay trong ảnh thánh Phêrô có vẽ con gà sống ở bên cạnh.

[49]Phúc âm nói người bị chém đứt tai là đầy tớ của Anne, tên là Manchu (Juan, XVIII, 1-10).

[50]Phong tục man rợ đáng chê cười, nhưng là do người ta quá căm ghét Jêsu.

[51]Nguyên thư phiên là PhiLaTô. Tiếng Latinh là Pontius, tiếng Anh là Pilate. Các sách truyền giáo ngày trước ở ta thường gọi là Philatô.

[52]Trấn thành của Philatô tiếp gần đến kinh đô (Jêrusalem).

[53]Ý tác giả chê thế chế của nước Jiuđê: câu sau thuật việc vua Hêrôtê tự mình xem tờ tâu rồi phán xử kẻ phạm tội v.v. chứ không giao qua cho cơ quan như thẩm hình viên, tòa trung thư v.v.

[54]Nguyên thư phiên ÊdoDi, tức là phiên chữ Hérodes. Sự việc nói đây thuộc về đời vua Hérodes II, tức Hérodes Antipas (Xem: Bốn Phúc âm, Luca, chú, tr. 2).

[55]Sách Ngoại lục, Giảng lục đều chép rằng: phong tục nước ấy, những ai ngu ngốc phải mặc áo trắng. Nhưng như Thực lục đã ghi ở đoạn tiếp sau mới thật đúng ý.

[56]Barabbas, nguyên bản phiên là BaLaBa.

[57]Tục nước này thường dùng số 6.

[58]Theo Ngoại lục thì Jêsu bị đánh ước đến 5.000 cái. Nhưng ai ngồi đó đếm mà ghi được như thế?

[59]Nguyên thư: “Tí gian nhục ao như nồi” nghĩa là nơi cánh tay thịt lõm xuống như cái nồi (chữ nối viết bằng Nôm). Chúng tôi nghĩ rằng khi bị đánh thì da thịt sưng húp, nói cho có hình ảnh thì gọi là sưng húp như chiếc nồi. Nguyên thứ viết chữ ao là vết lõm, có lẽ là nhầm, vì da thịt ở tay dẫu bị nát lõm cũng không thể quá to như chiếc nồi được. Có lẽ đây là chữ đột (vết lồi), một từ trái nghĩa với ao, do tự dạng hai chữ ấy có nét giống nhau rồi liên tưởng mà chép nhầm.

[60]Sách Ngoại lục nói: bấy giờ quân lính đã mệt nhoài nhưng Jêsu vẫn còn muốn cho chúng đánh nữa để chuộc tội cho thiên hạ. Nếu quả có như thế thì ai vào đó mà biết được.

[61]Tên là Alina.

[62]Nay các sách đạo đều chỉ nói quân Jiuđê lấy áo đỏ mặc cho Jêsu mà tránh không nói nguyên do tại sao.

[63]Nguyên văn: phủ việt. Phủ là loại búa quay lưỡi về bên trái, việt là búa quay lưỡi về bên phải. Hai chiếc búa đó đặt quay lưỡi về hai phía, thường là dấu hiệu tượng trưng cho quyền lực của nhà vua.

[64]Người này biết đích xác cái phép kín ấy!

[65]Tức là hình phạt đóng đinh lên giá thập tự bằng gỗ.

[66]Vì Jêsu vốn lắm râu.

[67]Nguyên văn: xích (thước ta). 4 xích = 1,33m; 9 xích = 3 mét.

[68]Núi này là nơi hành hình phạm nhân ở bản trấn, xương người chồng chất như đống đá.

Gôgôtha (Golgotha): tiếng Do Thái. Nguyên bản phiên là CaViĐaSaÔ tức là là phiên theo tên chữ Latinh: Calavario (tức cũng gọi là núi Gôgôtha).

[69]Sách Ngoại lục nói: “Tấm khăn ấy hiện vẫn còn ở thành phố Rôma”. Theo lý mà suy thì từ bấy đến nay đã hơn nghìn năm, làm sao mà có thể không hư nát?

[70]Sách Ngoại lục nói chữ ghi ở miếng gỗ ấy là: “Jêsu ở Nazarét, quốc vương nước Jiuđê”, thật là vô lý!

[71]Dân tả đạo gọi người thầy cả là “đại sư” (thầy cả).

[72]Mẹ của Juan là dì của bà Maria.

[73]Nguyên thư chép: “Thủ đắc lâm chi phong sào thinh toan chú can, tứ chi”. Câu này ý có thể hiểu được, nhưng có thể là chép thiếu hoặc sai một hai chữ, dịch thật sát có phần khó hiểu: “lấy tổ ong tìm được trong rừng đựng giấm đổ vào chiếc sào cho uống”. Tạm dịch ý như trên.

[74]Nguyên thư chép: “Thử tận thế gian sự hĩ”. Chúng tôi có ngờ rằng chữ “gian” trong câu này là chép thừa (theo thói quen), và thiếu chữ “chi” “Thử tận thế chi sự hỉ” (Đây là việc của ngày tận thế), nhắc lại cái thuyết ngày tận thế. Tuy vậy, câu chép của nguyên thư là hoàn chỉnh và rõ nghĩa, xin dịch đúng nguyên văn.

[75]Nguyên văn: cuối giờ thân (khoảng từ 2 – 4 giờ chiều).

[76]Sao không lên thiên đường mà lại xuống âm phủ? (LâmBô có nghĩa là âm phủ).

Nguyên văn dùng chữ phiên âm: LâmBô, tức là phiên từ chữ limbo = địa ngục, âm phủ.

[77]Nguyên thư phiên: Phổ Áo giang.

[78]Nguyên thư phiên là LiPhiTê.

[79]Bốn mươi bảy ngày sau khi Jêsu chịu nạn. Nay tả đạo gọi là “vào mùa”, số ngày tháng cũng tính như thế, và kiêng ăn thịt trong những ngày đó.

[80]Người Tây Dương khi bị hành hình thì thân nhân đến thu nhặt di vật là bắt đầu từ đó.

Nguồn: Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1981.

Bản điện tử do talawas thực hiện, Sách Hiếm cho thêm hình ảnh đăng lại ngày 6/29/07.

Trang Tôn Giáo