Vô Thần Đang Lên

Người Đọc Tin

http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts038.php

19 tháng 4, 2009

AFP Ngày 30, tháng 3, năm 2009

Hơn một trăm ngàn người Anh thế tục muốn “sửa bỏ rửa tội”

Sáng kiến này được phát động bởi một nhóm có tên “Hiệp Hội Thế Tục Quốc Gia”, tiếp theo phong trào vô thần ở Anh và các quốc gia khác,  bao gồm các bích chương “Có Thể Chẳng Làm Gì Có Thiên Chúa” được dán  bên hông các xe buýt công cộng ở Luân Đôn, gây nên những sự chống đối.

Chủ tịch “Hiệp Hội Thế Tục Quốc Gia”, ông Terry Sanderson 58 tuổi, nói rằng hiện giờ chúng tôi đang in ra một bản chứng nhận trên giấy da và chúng tôi đã bán khoảng 1.500 bản với giá ba bảng Anh (4.35 dollars, hay 3.20 Euros) cho mỗi bản.

 Ông John Hunt, 58 tuổi ở Luân Đôn, là một trong những người tiên phong để tự “sửa bỏ Rửa Tội”,  với lý do rằng vì còn quá nhỏ để quyết định bất cứ việc gì khi ông ta bị vác đi rửa tội để đưa ông ta vào Ki Tô Giáo lúc vừa mới có 5 tháng.

Vị y tá nam này nói rằng ông ta đã từng đến Giáo hội Anh Quốc để yêu cầu gạt bỏ tên mình ra. Ông Hunt nói: Họ nói họ đã nhờ luật sư cố vấn pháp luật và tôi phải công bố việc này trên tạp chí London Gazette, một trong những tạp chí ghi lý lịch chính thức của chính phủ Anh.

Vì vậy, ông ta đã làm theo. Bản công bố “sửa bỏ rửa tội” của ông đã được đăng trong ấn bản tháng 5, năm 2008 của tạp chí London Gazette, rồi nhiều người Anh đã làm theo.

Ông Michael Evan, 66 tuổi, quy kết việc rửa tội trẻ em như là “một hình thức lạm dụng ngược đãi Trẻ Em”, và nói rằng khi kêu nài việc này với nhà thờ nơi ông ta bị rửa tội, ông ta được bảo rằng hãy liên lạc với Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu.

Giáo hội Anh Quốc nói rằng lập trường chính thức của họ là không sửa đổi những hồ sơ lý lịch của họ. Một phát ngôn viên của giáo hội nói với AFP: “Từ bỏ hiệu quả của rửa tội là chuyện giữa cá nhân và Thiên Chúa.”  Chúng tôi không phải là giáo hội gồm các thành viên và không giữ tổng số người bị rửa tội trong giáo hội Anh. Tổng số đó không được kể trong các thống kê mà chúng tôi thường công bố”.

Những người tổ chức việc “Sửa Bỏ Rửa Tội” nói rằng phong trào này phản ứng lại với việc mà những gì họ đang thấy như việc tuyên bố ồn ào từ các giáo hội [Ki Tô] -- sự việc xảy ra mới nhất là vào tuần trước khi giáo hoàng Benedict XVI gây nên sự tranh cãi trên khắp thế giới vì trong chuyến viếng thăm Châu Phi bịnh AIDS tràn lan, đã tuyên bố rằng dùng bao cao su có thể khiến bịnh này bị truyền nhiễm thêm.  Ông Sanderson nói: Giáo hội Công giáo quá tích cực trong những hoạt động chính trị cho nên tôi nghĩ rằng vì vậy mà nổ lên sự chống đối. Trong những nước Công giáo, có một cảm giác mạnh mẽ về ý muốn trừng phạt Giáo hội bằng cách bỏ Giáo hội.

Ở nước Anh, con số mà chính phủ ước lượng là khoảng 72 %  dân chúng tự nhận là tín đồ Cơ Đốc. Ông Sanderson nghĩ rằng sự chống đối này đang đổ dầu cho phong trào Sửa Bỏ Rửa Tội.

Paul Murray, một nhà thần học của đại học Durham, không đồng ý: “Đó không phải là kinh nghiệm của tôi”, nhưng lại thừa nhận rằng có không khí thay đổi đó. Ông ta nói:  Chúng ta đang sống trong bầu không khí trong đó Công giáo và các tín ngưỡng khác đã đi vào đấu trường công cộng, đa nguyên, song song với những người theo chủ nghĩa thế tục.

Phong trào Sửa Bỏ Rửa Tội đã phát khởi ở các nước khác.

Ở Tây Ban Nha, theo một bản tường trình của Diễn Đàn Herald Quốc Tế ‘The International Herald Tribune”, Tòa Án Tối Cao đã phán quyết ủng hộ ông Manuel Blat, một công dân ở Valencia,  rằng theo luật bảo vệ dữ liệu, ông ta có thể  xóa bỏ hồ sơ rửa tội của ông ta.

Cũng vậy, Nghiệp đoàn Những Người Theo Chủ Nghĩa Duy Lý và Bất Khả Tri ở Ý đã thắng kiện về quyền nạp đơn Sửa Bỏ Rửa Tội vào năm 2002, theo các bản tường thuật của giới truyền thông. Trên mạng của hội này có đăng mẫu giấy chứng nhận “Sửa Bỏ Rửa Tội” để cho quần chúng dễ dàng sử dụng.

Theo thư ký của hội này, Raffaele Carnano, hơn 60.000 tờ mẫu này đã được tải xuống trong bốn năm vừa qua và vẫn tiếp tục được tải xuống khoảng 2.000 tờ trong một tháng. Có khoảng 1.000 tờ được tải xuống trong ngày mà Nghiệp đoàn tổ chức “Ngày Sửa Bỏ Rửa Tội” trên toàn quốc vào ngày 25 tháng mười năm ngoái.

Ở nơi khác, một phong trào thế tục của người Á Căn Đình; họ đang khởi xướng phong trào “Bỏ Đạo Tập Thể”, bằng biểu ngữ “Không Được Nhân Danh Tôi”

Ông Sanderson hy vọng các đạo luật này ở các xứ thuộc liên hiệp Châu Âu sẽ mở đường cho một đạo luật ở nước Anh, vì giới lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu cần sự quân bình giữa các nước thành viên trong ngành lập pháp.

Ông Sanderson nói: Đó có thể là một tiền lệ tốt cho chúng tôi được đề cập vấn đề này với Ủy Viên Hội Đồng Dữ Kiện Anh Quốc rằng “Này, các ông còn cái cớ gì để tránh né nữa?”

Những tấm bích chương dán bên hông những chiếc xe buýt ở Luân Đôn vào tháng Giêng năm 2009 đưa ra thông điệp: “Có thể chẳng làm gì có Thiên Chúa.  Quẳng Gánh Lo Đi Và Hãy Sống Thoải Mái”

Thông điệp này là để trả đũa những câu quảng cáo thiên Ki Tô Giáo trên các xe buýt trong đó giới thiệu cho những người qua lại trang nhà đe dọa rằng những người không chấp nhận Giê-su sẽ bị đầy xuống hỏa ngục vĩnh viễn.

Nhà văn hài Ariane Sherine, người chủ chốt trong phong trào đưa các thông điệp chống Cơ Đốc Giáo trên xe buýt đã thấy những thông điệp tương tự ở Barcelona và các thành phố khác, nói rằng cô ta ủng hộ việc “ Sửa Bỏ Rửa Tội”, nhưng nhấn mạnh rằng hai phong trào này là riêng biệt.

Trong khi đó, ông Sanderson vẫn kiên trì. Ông nói: sự kiện là nhiều người sẵn sàng trả tiền cho tấm giấy da chứng nhận đó chứng tỏ mức độ nghiêm túc của họ đến chừng nào. (AFP)

 

Nguồn:

http://news.yahoo.com/s/afp/20090330/wl_uk_afp/lifestylebritainreligionatheismfeature
100,000 secular Britons seek 'de-baptism'

AFP, March 30, 2009 - 7:39PM

 


Bài liên quan:

Sáng Kiến Vô Hiệu Hóa "Bí Tích Rửa Tội" (Người Đọc Tin)

Vô Thần Đang Lên - Hơn một trăm ngàn người Anh ... (Người Đọc Tin)