NGƯỜI VIỆT NAM & “ĐẠO GIÊ-SU”

Trần Chung Ngọc Nguyễn Mạnh Quang
hợp soạn

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ14.php

20 tháng 1, 2008


Lời Tòa Soạn
Những mục của tác giả Trần Chung Ngọc: 1 2 3 4
Những mục của tác giả Nguyễn Mạnh Quang: 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Lời Kết Chung

CHƯƠNG 9


XVIII. - NỀN ĐẠO LÝ PHẢN NHÂN LUÂN

Để giúp cho độc giả dễ dàng nhìn ra tài nghệ bịp bợm và đặc tính phản nhân luân của Giáo Hội La Mã, người viết xin trình bày hai vấn đề trái ngược của hai nền đạo lý: (1) mục tiêu đào luyện con người trong Nho Giáo trái ngược với mục tiêu đào luyện con người của ông Chúa Con Jesus trong đạo Da-tô, và (2) một số lời dạy của nhà Phật và của Nho giáo hoàn toàn trái ngược với lời dạy của Giáo Hội La Mã.

I.- Mục tiêu đào luyện con người:

A.- Mục tiêu đào luyện con người của Đức Khổng Tử trong đạo Nho. Mục tiêu này được Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ (một tín đồ Da-tô đã thức tỉnh) viết:

Khi nói rằng Thánh-nhân có thể làm cho thiên hạ hợp thành một nhà, Trung Quốc trở thành như một người, không phải nói là Thánh-nhân có thể thực hiện được nguyên bằng ý chí. Muốn đạt được mục phiêu ấy, cần biết rõ nhân tình. Giảng dạy cho họ biết bổn phận và giải thích cho họ biết thế nào là lợi hại.

Nhân tình là gì? Nhân tình là hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục (vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn). Bảy tình đó chẳng cần học cũng vẫn có.

Thế nào là bổn phận làm người? Bổn phận làm người có mười điều là “Cha phải hiền, con phải thảo, anh phải tốt, em phải ngoan, chồng phải biết điều, vợ phải biết nghe, người trên phải rộng rãi, người dưới phải kính thuận, vua phải nhân, tôi phải trung (Phụ từ, tử hiếu, huynh lương, đệ đễ, phu nghĩa, phụ thính, trưởng huệ, ấu thuận, quân nhân, thần trung, thập giả vị chi nhân nghĩa). Cố gắng tu nhân tích đức, gây niềm hòa hiếu, đó là cái lợi cho con người. Tranh đoạt tàn sát lẫn nhau, đó là cái hại cho con người. Phương pháp bình trị con người của Thánh-nhân tức là dạy dỗ mười bổn phận làm người, dạy họ tu đức lập thân, gây niềm hòa hiếu, tránh mọi sự tranh đoạt.”[i]

B.- Mục tiêu đào luyện con người của Chúa Jesus.- Mục tiêu này được ghi rõ ràng trong Matthew (10: 34-37) với nguyên văn như sau:.

Ta đến đây không phải mang lại sự bình an, mà là mang gươm dáo. Ta đến để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau. Kẻ nào yêu kính cha mẹ hơn ta thì không đáng gì đối với Ta, và kẻ nào yêu thương con cái hơn Ta cũng không đáng gì đối với Ta. ” Nguyên văn: “Do not think that I came to bring peace on earth. I did not come to bring peace but a sword.” “For I have come to set a man against his father, a daughter against her mother, and a daugher-in-law against her mother-in–law.” “And a man’ s foe will be be of his own household.” “He who loves father or mother more than Me is not worthy of Me. And he who loves son or daughter more than Me is not worthy of Me.”

II.- Lời khuyên răn người đời :

A .- Mười lời khuyên dạy của Đức Như Lai như sau:

1.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

2.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

3.- Chớ vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

4.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay trong sách vở.

5.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

6.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình

7.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

8.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với định kiến của mình.

9.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

10.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình truyền thuyết.”[ii].

B.- Những lời dạy dỗ tín đồ của Giáo Hội La Mã: Dưới đây là những lời dạy dỗ của Giáo Hội La Mã mà tất cả mọi giáo dân ngoan đạo (cuồng tín), đều phải tuân thủ:

”Niềm tin tôn giáo không cần đến lý trí”.

"Phúc cho ai không thấy mà tin",

“Vâng lời quý hơn của lễ

“Chỉ cần có một niềm tin bằng hạt cải thì có thể bê cả trái núi quăng xuống biển”

“Phải tuyệt đối tin tưởng và trung thành với Tòa Thánh Vatican”

“Phải triệt để vâng lời và tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên” ,

“Phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết”.

“Cha (linh mục) là đại diện của Chúa”. “Phải coi Cha như Chúa”. Những gì Cha nói và hành động là nói và hành động theo ý Chúa”.

“Nếu các Cha có làm gì sai trai, thi đã có Chúa phán xét”. Là giáo dân ngoan đạo, không được bàn tán và nói hành nói tỏi các Cha.

“Bàn tán, nói hành nói tỏi hay nói xấu các Cha, tức là bàn tán, nói hành nói tỏi hay nói xấu Chúa và sẽ bị Chúa trừng phạt đàng xuống gỏa ngục đời đời”.

“Chỉ công nhận quyền lực của Tòa Thánh Vatican, chỉ công nhận các chính quyền Liên Minh với Tòa Thánh Vatican và các chính quyền bù nhìn làm tay sai cho Vatican hay các thế lực liên minh với Vatican.”

So sánh các lời dạy A với B trong cả I và II, chúng ta thấy rõ :

1.- Mục tiêu đào luyện con người trong Nho Giáo hoàn toàn trái ngược với mục tiêu đào luyện con người trong đạo Da-tô: Trong khi Đức Khổng Tử dạy đời phải “Cha phải hiền, con phải thảo, anh phải tốt, em phải ngoan, chồng phải biết điều, vợ phải biết nghe, người trên phải rộng rãi, người dưới phải kính thuận, vua phải nhân, tôi phải trung…. ”, thì ông Jesus và đạo Da-tô lại dạy tín đồ rằng Chúa Ki-tô Jesus đến với thế gian là “để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau.”.

2.- Những lời khuyên răn trong Phật Giáo hoàn toàn trái người với những lời dạy dỗ tín đồ của Giáo Hội La Mã: Nhà Phật chủ trương khuyên dạy người đời hãy nên dùng lý trí, suy cho kỹ, nghĩ cho cùng trước khi tin tưởng một cái gì hay trước khi phát ngôn cũng như trước khi hành động, chớ nên vội vã nhắm mắt tin vào một cái gì mà không suy nghĩ. Vì thế mà các bậc trí giả Tây Phương mới gọi đạo Phật là đạo của trí tuệ.

Trong khi đó thì Giáo Hội La Mã lại dạy dỗ tín đồ và người đời cứ nhắm mắt mà tin, không nhìn thấy cũng tin, niềm tin không cần đến lý trí, càng nhắm mắt mạnh tin vào tín lý Ki-tô và lời dạy của Giáo Hội, thì những tín điều đó càng có hiệu lực. Cái lối rao truyền và dạy dỗ tín đồ như vậy của Giáo Hội La Mã quả thật không khác gì mấy anh làm nghề mãi võ bán thuốc Sơn Đông mà chúng ta thường thấy trong xã hội Đông Phương, và cũng không khác gì bọn đồng bóng và thày cúng cấu kết với bọn cường hào ác bá ở trên bờ khúc sông Chương Thuỷ thuộc nước Ngụy ở Trung Quốc trong thời Đông Châu bịa đặt ra chuyện ông thần hà bá ở khúc sông này muốn mỗi năm cưới một cô vợ vừa trẻ vừa đẹp. Cũng vì thế mà học giả Da-tô Charlie Nguyễn mới gọi đạo Da-tô là “đạo bịp”. Dưới đây là nguyên văn của ông Charlie Nguyễn nói về thành tích "bịp" của Giáo Hội La Mă:

"Cho nên người ta gọi Công Giáo là đạo bịp hay đạo dối, thật không sai chút nào. Nếu phải kể cho hết những chuyện bịp của Công Giáo chắc phải viết một tràng thiên tiểu thuyết thì may ra mới tạm đủ. Riêng về chuyện Thánh Phêrô là giáo hoàng đầu tiên cũng có hàng chục chuyện bịp. Chẳng hạn cái được gọi là "Chiếc ghế Phêrô" (Chair of Peter) cốt để mọi người tin rằng Công Giáo là đạo chính truyền của chúa Jesus qua thánh Phêrô. Vào tháng 7 năm 1968, một phái đoàn khoa học quốc tế đã đến tận Tòa Thánh giảo nghiệm phương pháp carbon (carbon dating method) đã xác nhận rằng chiếc ghế này được ngụy tạo trong thế kỷ 9. Còn tượng thánh Phêrô bằng đồng đen rất lớn đứng gần bàn thờ chính trong Đền Thánh Phêrô đã được toàn Giáo Hội Công Giáo tôn kính nhiều thế kỷ qua hàng triệu triệu người đã quỳ mọp hôn chân tượng này. Các nhà khoa học và khảo cổ đã xác định bức tượng này là tượng thần Jupiter của các hoàng đế thời cổ La Mã vài thế kỷ trước khi Jesus ra đời! (Babylon Mystery Religion, p. 78). Chúng ta thường nghe Vatican khoe khoang rằng "Giáo Hoàng là đấng thừa kế ngôi vị của Thánh Phêrô" (Saint Peter's Sưccessor), nhưng có lẽ ít ai biết giáo hoàng nào là người đầu tiên nêu lên danh hiệu này..."[iii]

Bịp đã trở thành bản chất của Tòa Thánh Vatican và đã lên men trên nét mặt các ngài mang chức thánh trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã cũng như trên nét mặt các ông văn sử nô Da-tô.

Những người biết sử dụng lý trí đều nhận thấy rằng hầu hết những lời dạy trong Cựu Ước, trong Tân Ước cùng như trong thánh lệnh của Tòa Thánh Vatican và trong những lời dạy của Giáo Hội La Mã đều có chứa đựng ít nhiều bịp bợm để mê hoặc và lừa gạt người đời hầu thủ lợi.

Xin hiểu từ “bịp” ở trên đây là :

a.- Bưng bít những sự kiện muốn bưng bít và bịa đặt ra những điều tốt đẹp để hoặc là đánh bóng Giáo Hội La Mã và bọn tay sai của Giáo Hội, hoặc là để gièm pha và làm hạ giá những thành phần bị Giáo Hội cho là chống đối hay bất lợi cho Giáo Hội.

b.- Diễn dịch một cách lươn lẹo để bóp méo sự thật và xuyên tạc lịch sử với cùng mục đích như trường hợp a ở trên.

Nói đến tài nghệ bịp bợm của Giáo Hội La Mã, người viết xin kể ra đây một vài chuyện hoang đường trong Kinh Thánh Ki-tô mà Giáo Hội La Mã chủ trương đòi hỏi tín đồ phải đọc hằng tuần hàng ngày cho đến khi nhập tâm, không bao giờ quên được. Những câu chuyện kể trong "Phúc Âm" nhiều lúc rất mâu thuẩn với hình ảnh đẹp của Chúa Giêsu như hiền lành, nhân từ và toàn thiện mà chính Giáo Hội thường cao rao. Chuyện Giáo Hội bịa đặt ra ông Chúa Con Jesus có tài biến hóa đủ mọi thứ mà Giáo Hội cao rao quảng bá để có thể làm cho tín đồ lầm tưởng rằng Chúa Jesus mà tôn vinh thờ cúng quả thật là có phép tắc vô cùng để rồi thán phục và dành trọn cảm tình cho"Thiên Chúa", nghĩa là cho Giáo Hội. Đây là một vấn đề cần được phân tích để tìm ra chân lý hay ý đồ của Giáo Hội.

1- Chuyện Chúa Jesus hóa phép năm cái bánh và hai con cá thành một khối lượng bánh và khối lượng cá nhiều đến nỗi cả hơn 5 (năm) ngàn người ăn cũng không hết: Chuyện này được sách (Matthiew 14:15-21) viết như sau:

"Buổi chiều tối, môn đồ tới gần Ngài mà thưa rằng: Ở đây vắng vẻ, và trời tối rồi, xin thầy cho dân chúng về, để họ đi vào các làng đặng mua đồ ăn. Đức Chúa Jesus phán rằng: Không cần họ phải đi; chính các ngươi hãy cho họ ăn. Môn đồ thưa rằng: Chúng tôi có đây năm cái bánh và hai con cá mà thôi. Ngài phán rằng: Hãy đem đây cho ta. Ngài bèn truyền cho chúng ngồi xuống trên cỏ, đoạn, lấy năm cái bánh và hai con cá đó, ngửa mặt lên trời và tạ ơn; rồi bẻ bánh ra đưa cho môn đồ, môn đồ phát cho dân chúng. Ai nấy đều ăn no, còn bánh thừa lại thâu được đầy 12 giỏ. Số người ăn ước chừng năm ngàn, không kể đàn bà con nít." (Matthiew 14:15-21)

2.- Chuyện Chúa Jesus hóa phép làm cho cây vả (sung) khô héo: Chuyện này cũng được ghi rõ ràng trong sách Matthiew như sau:

"Sáng mai, khi trở lại thành thì Ngài đói. Thấy một cây vả ở bên đường, Ngài bèn lại gần, song chỉ thấy những lá mà thôi, thì Ngài phán rằng: Mày chẳng khi nào sinh ra trái nữa! Cây vả tức thi khô (héo) đi. Môn đồ thấy điều đó, lấy làm kỳ, nói rằng: Cớ sao trong giây phút mà cây vả liền khô đi vậy? Đức Chúa Jesus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi có đức tin, và không nghi ngờ chi hết thì chẳng những các ngươi làm được điều đã làm cho cây vả mà thôi, song dầu các ngươi biểu hòn núi này rằng: Hãy cất mình lên và quăng xuống biển, điều đó cũng sẽ làm được. Trong khi cầu nguyện các người hăy lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thẳy đều được." (Matthiew 21: 18-24)

Đọc qua hai chuyện này, những người có lý trí không thể nhịn cười được vì nó vừa hết sức tiếu lâm vừa hàm chứa ý đồ bịp bợm một cách quá trơ trẽn và hết sức trắng trợn.

Chuyện 1 cho ta thấy rằng ông Chúa Jesus có khả năng biến hóa năm cái bánh và hai con cá cho hơn năm ngàn người ăn mà vẫn còn thừa tới 12 giỏ bánh. Nhưng chuyện 2 lại cho thấy ông ta bất lực không thể biến hóa ra thức ăn để mà ăn, không thể làm cho cây vả (cây sung) có trái cho ông ta ăn đỡ khi đói lòng.

Giáo Hội thường rao truyền rằng Chúa Jesus "toàn thiện" và "lòng lành vô cùng", Trong khi đó thì Chúa lại làm cho cây sung khô héo đi mà chết chỉ vì nó không có trái lúc ông đói lòng. Cây sung chỉ là một sinh vật thuộc loài thực vật, không thể làm hại ai, mà Chúa Jesus “lòng lành vô cùng” của đạo Da-tô cũng ban cho nó bản án tử hình. Hành động này cho chúng ta nhìn thấy rõ là cái tâm địa ác độc "không được ăn thì đạp đổ” của Chúa Jesus. Tâm địa của Chúa Jesus ác độc như vậy mà Giáo Hội lại dám nói rằng Chúa Jesus toàn thiện và lòng lành vô cùng! Như vậy, rõ ràngi là Giáo Hôi đã bịp tín đồ, bịp người đời và bịp dài dài cả gần hai ngàn năm nay! Vấn đề này cần phải được phân tích để cho mọi người có thể nhìn ra việc làm bịp bợm này của Giáo Hội:

a.- Ông Giêsu thực sự là người hiền, nhưng Giáo Hội muốn thị oai với con chiên nên mới bịa ra chuyện ông Jesus ác độc như vậy và gọi đó là Phúc Âm. Trong trường hợp này, không ai chối cãi được Giáo Hội La Mã đã có hành động bịp bợm. Điều đáng buồn cho tín đồ thờ ông Jesus vì rằng hành động bịp này của Giáo Hội đã vô tình hay cố ý vu khống cho ông Jesus cái tội ác giết chết cả cây sung hiền lành. Hành động vu không để bội nhọ ông Jesus như vậy quả thật là hết sức nghiêm trọng. Cả đến Chúa Jesus mà Giáo Hôi cũng không buông tha, cũng vẫn vu khống và bôi nhọ, miễn là có lợi cho Giáo Hội.

b.- Ông Giêsu thực sự có tài hoá phép giết hại sinh vật nào làm cho ông ta không ưa hay thù ghét, nhưng Giáo Hội lại nói láo với con chiên rằng ông ta hiền lành toàn thiện. Trong trường hợp này, Giáo Hội cũng là tay tổ sư bịp mà không có ai có thể chối cãi được.

Ở trường Chúa Jesus làm cho cây sung khô héo và chết đi, nếu Chúa Jesus để cho cây sung sống, thi tới thời điểm thích hợp (tới mùa), nó sẽ sinh trái để cho những người khác ở trong vùng hưởng dụng, nhưng Chúa Jesus đã không làm như vậy. Trái lại, ông ta đã hành động theo phương châm “Không được ăn thì đạp đổ”.

Cái triết lý “không được ăn thì đạp đổ” này đã được Giáo Hội La Mă dùng làm “sách lược hành động” để đánh phá những chính quyền của những quốc gia mà (1) quyền lực và đặc quyền đặc lợi của Giáo Hội đã bị truất bỏ, (2) người lãnh đạo chính quyền không phải là người do Giáo Hội đưa lên. Đây là trường hợp của Việt Nam trong các thời vua Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1840-1847), Tự Đức (1847-1883) và từ năm 1975 cho đến ngày nay.

Chính quyền Việt Nam hiện nay ở vào cả hai trường hợp trên đây, cho nên mới bị Giáo Hội và tín đồ Da-tô “ngoan đạo” người Việt đã liên tục sử dụng sách lược này từ năm 1975 để đánh phá chính quyền và đất nước Việt Nam bằng mọi giá.

Sự thật về những thủ đoạn và hành động bịp bợm của Giáo Hội rành rành như vậy! Ấy thế mà TẠI SAO tín đồ Da-tô lại không nhìn thấy?

Phải chăng tín đồ Da-tô người Việt đã nhắm mắt nghe theo lời dạy “Niềm tin không cần đến lý trí”, cho nên họ mới không nhìn thấy những thủ đoạn bịp bợm trong lời dạy lưu manh này của Vatican?

Phải chăng vì máu tham ham chạy theo miếng mồi “Chúa sẽ trả ơn”, “Chúa sẽ đền ơn” và “quyền lực sẽ được trao cho họ khi mà Giáo Hội có thể lật đổ chính quyền hiện nay để đưa tín đồ Da-tô lên cầm quyền”, đã làm mờ mắt họ, cho nên họ mới không nhìn ra những thủ đoạn và hành động bịp bợm này của Giáo Hội La Mã?

Phải chăng chính sách ngu dân của Giáo Hội La Mã đã làm tê liệt hết tất cả các tế bào lý trí trong não bộ của tín đồ Da-tô người Việt khiến cho họ không còn khả năng thông minh để tìm hiểu sự vật, cho nên họ mới không nhìn ra những thủ đoạn và hành động bịp bợm này của Giáo Hội La Mã?

Phải đợi đến khi họ thức tỉnh thoát ra khỏi “cái ngục tù ngu dốt” mà Giáo Hội đã giam hãm ở trong đó, thì họ mới có thể nhìn ra những thủ đoạn và hành động bịp bợm này của Giáo Hội. Đây là trường hợp cúa.Giám-mục Desmond Tutu ở Phi Châu, khi thức tỉnh, ông đã nhìn ra thủ đoạn bịp bợm này của Giáo Hội và kể lại cho nhân dân thế giớ biết. Dưới đây là lời kể lại của Giám-mục Tutu:

Chúng tôi có đất đai và họ đến với cuốn Thánh Kinh của họ. Chúng tôi tin họ, cầm cuốn Thánh Kinh trên tay, nhắm mắt cầu nguyện. Khi chúng tôi mở mắt ra, thì chúng tôi có cuốn Thánh Kinh và họ có đất đai của chúng tôi.” Nguyên văn: “We have our lands and they came with their Bible. We believed in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed. When we open our eyes, we have the Bible and they have our land.”[iv]

Và đây cũng là những trường hợp của Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, của ông Charlie Nguyễn, của Linh-mục Trần Tam Tỉnh, của ông Giuse Phạm Hữu Tạo và hàng ngàn nhà trí thức Da-tô khác mà các tác phẩm của họ đã được chúng tôi dùng làm tài liệu tham khảo để biên soạn tập sách này và bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.

XIX.- ĐẶC TÍNH LÁ MẶT LÁ TRÁI CỦA GIÁO HỘI LA MÃ

Bộ mặt thật về lá mặt lá trái hay tráo trở của Giáo Hội La Mã cũng cần phải được trình bày rõ ràng để mọi người cùng biết. Có rất nhiều bằng chứng về vấn đề này. Một trong những bằng chứng rõ rệt nhất là việc Tòa Thánh Vatican đã kết tội người thiếu nữ anh hùng của dân tộc Pháp tên là Jeanne d’ Arc (1412-1431) với những tội danh như là một “con mụ phù thủy” và “tà đạo”, bằng cách biến hóa bà ấy vốn là một nữ anh hùng của nước Pháp thành một người vô cùng độc ác. Rồi xuyên suốt cả gần năm thế kỷ, thấy rằng dân tộc Pháp, dù hơn 90% là tín đồ của Giáo Hội, cũng vẫn tôn vinh người thiếu nữ anh hùng này lên hàng cứu tinh cúa Dân tôc [one of the three saviours of France: Jeanne d’ Arc (1412-1431), Napoléon I (1769-1821) và Charles de Gaulle (22/11/1890- 9//11/1970] Giáo Hội quay ra biến hóa Bà thành một vị thánh của Giáo Hội. Người ta có thể bảo đầy là một sự lầm lãn của Giáo Hội khi kế tội bà là phù thủy và thiếu sống bà cho đến chết. Thế nhưng, chính Giáo Hội lại tự phong là “Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền”, là “Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người” và cũng chính Giáo Hội đã dạy dỗ tín đồ rằng “Giáo Hoàng không lẫm lẫn”. Trong vụ án Jeanne d'Arc, chúng ta thấy rõ ràng là cả Giáo Hội và Giáo Hoàng đều lầm lẫm. Như vậy thì có phải là Giáo Hội đã ăn không nói có, đổi trắng thay đen, tráo trở, lật lọng, trở mặt như trở bàn tay không?

Những hành động của Giáo Hội La Mã đối với Bà Jeanne d’ Arc cho chúng ta thấy rõ cái bản chất lá mặt lá trái và đặc tính nhận vơ “thấy người sang bắt quàng làm họ” của Giáo Hội.

Nhân tiện đây, cũng nên nói rõ là nền văn minh Tấy Phương với những tư tưởng tiến bộ về phát minh cùng những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật như ngày nay là nhờ có những công trình đóng góp tim óc của các bậc vĩ nhân trong các thời kỳ mà sách sử gọi là Thời Kỳ Phục Hưng và Cải Cách Tôn Giáo (The Renaissance and Reformation –1309-1648, Thời Đại Khoa Học và Lý Trí (Science and the Age of Reason 1500 -1789), cũng gọi là Thời Đại Khai Sáng (The Enlightenment), Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ (The Age of Democratic Revolutions – 1603-1815). Đó là các nhà học như Johannes Kepler (1571-1630), Galileo Galilei (1564-1642), Isaac Newton (1642-1727), John Lock (1632-1704), Voltaire (1694-1778) [tên thật là Francois Arouet], Dennis Diderot (1713-1784), Montesquieu (1689-1755) Jean Jacques Rousseau (1712-1788), Albert Einstein (1879-1955), v.v…, Tất cả các vĩ nhân trên đây đều hầu như hoàn toàn không tin tưởng vào hệ thống tín lý thần học Ki-tô, hoàn toàn không tin vào cái đạo cứu rỗi bịp bợm của Giáo Hội La Mã, và đều chống Vatican. Cũng vì thế mà Giáo Hội thù ghét họ đến tận xương tận tủy, gọi họ là những phần tử “vô thần”, những tên “chống Chúa”, những phường “phản Chúa:, “phản đạo” và “lạc đạo”. Cũng may là, ngoại trừ nhà bác học Galileo Galilei, các bậc vĩ nhân này đều sống ở ngoài vòng kiểm soát của Tòa Thánh Vatican, cho nên họ mới có thể tiếp tục trước tác hay phát minh được không biết bao công trình vĩ đại, góp phần vào cuộc cuộc phát triển văn minh sáng chói như ngày nay mà ta thường gọi là nên văn minh Tây Phương. Nhờ vậy, nền văn minh nhân loại càng ngày càng trở nên tiến bộ và phong phú. Giả thử như chẳng may họ phải sống ở trong vòng kiểm soát của Giáo Hội như trong Thời Trung Cổ (476-1500) mà các nhà viết sử gọi là Thời Kỳ Hắc Ám (the Dark Ages), thì số phận của họ cũng đã bị tóm cổ, đem trói vào một cái cột ở giữa đống củi khô, rồi châm lửa thiêu sống cho đến chết cháy thành than, giống như số phận của các nạn nhân của Giáo Hội như John Huss (1373-1415), Jeanne d’ Arc (1412-1431) Savonarola Girolamo (1452-1498), Bruno (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642) [bị tù chung thân và giam hãm cho đến chết] và hàng trăm triệu nạn nhân khác của Giáo Hội ở Âu Châu và ở các thuộc địa của các đế quốc liên minh với Giáo Hội như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ.

Nếu như vậy, cho đến ngày nay, chắc chắn là nhân dân Âu Châu vẫn còn sống “trong ngục tù ngu dốt”, vẫn còn ngu xuẩn tin rằng “loài người là con cháu của hai cục đất sét có tên là Adam và Eva”, rằng “bà già xề Maria người Do Thái đã có chồng và một đàn 7 người con mà vẫn gọi gái đồng trinh”, rằng “mặt trời quay chung quanh trái đất”, rằng “Thiên Chúa Toàn Năng,” có thể biến hóa vô cùng, đã có thể “biến hoá hai con cá và 5 ổ bánh mì cho hơn năm ngàn người ăn không hết”, nhưng lại bất lực và lo sợ người ta thờ cúng quỷ Satan, bất lực không thể làm cho cây vả (sung) sinh trái khi Chúa ăn đỡ vào lúc đói lòng, rằng, “Thiên Chúa Toàn Thiện”, nhưng lại cực kỳ nhỏ nhen, nặng lòng đố kị, tị hiềm, cực kỳ độc ác và hết sức dã man như được mô tả trong các Leviticus (26: 1-18), Phục Luật (6:14, 12: 2-3, 13: 6-9, 21:18-21, 22:13-23), Dân số (31:28, 31:40), Xuất Hành (12:12, 13:12, 22:18, 20), v.v…

Thành tích của Giáo Hội La Mã chống lại văn minh nhân loại và đối xử tàn tệ với các bậc vĩ nhân có công lớn tạo nên nền văn minh Tây Phương là như vậy! Ấy thế mà cả Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô người Việt lại nhân vơ gọi nền văn minh Tây Phương là “nền văn minh Thiên Chúa Giáo”. Hành động nhân vơ như vậy cho chúng ta thấy Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô người Việt đều là những hạng người vô liêm sỉ đến cùng độ của vô liêm sỉ.

Tài nghệ “ăn không nói có” và “đổi trắng thay đen” của Giáo Hội La Mã quả thật là siêu việt trong lịch sử nhân loại, và đã được tín đồ Da-tô người Việt thụ giáo đến nơi đến chốn. Nhờ vậy mà đồ đệ ưu tú người Việt của Giáo Hội đã biến hóa tên bạo chúa Da-tô tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm thành một nhà ái quốc đã chết vì dân tộc bất kể là tên tam đại Việt gian tàn ngược họ Ngô này đã bị sách sử ghi nhận là một trong 100 tên bạo Chúa ác độc nhất trong lịch nhân loại.[v] Miệng lưỡi của Tòa Thánh Vatican và tín đồ Da-tô ngoan đạo người Việt là như thế đó!

Miệng Vatican có gang có thép,

Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm.[vi]

XX.- TÀI NGHỆ NÓI LÁO CỦA GIÁO HỘI LA MÃ

Đúng ra, nói láo cũng chỉ là một trong những tài nghệ bịp bợm của Giáo Hội La Mã. Nói láo cũng có thể hiểu là không nói thành có và có nói thành không. Thực ra, cái mửng bịp này đã trở thành bản chất của hầu hết tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội. Trong pham vi giới hạn của tiêu mục này, người viết xin chỉ nói về nguyên nhân nào đã khiến cho tín đồ Da-tô ngoan đạo cũng trở thành những người bất khả tín và nói láo như cuội.

Theo sự hiểu biết của người viết, bản chất NÓI LÁO của tín đồ Da-tô là do:

1.- Noi gương của các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội.- Các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực trong Giáo Hội La Mã là từ giáo hoàng cho đến cac vi chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican, xuống tới các hông y, tổng giám mục, giám mục và linh mục cai quản các giáo phận và các họ đạo tại các quốc gia địa phương. Tất cả những người này đều là những người nói láo chuyên nghiệp, nói láo đến độ nếu chú cuội là nhân vật có thật thì chú cuội cũng phải ngả mũ chào thua. Bằng chứng rõ ràng nhất là tất cả các ngài trên đây đều chưa hề lên thiên đường bao giở cả và cũng chưa hề xuống hỏa ngục một lần nào. Ấy thế mà các ngài nói chuyện ở trên thiên đương và nói chuyện hỏa ngục giống y như là những người đã ở thiên đường lâu năm và y như những người mới từ địa ngục trở về.

2.- Bắt nguồn từ chuyện giáo luật của Giáo Hội bắt buộc giáo dân phải đên xưng tội với vị linh mục quản nhiêm ít nhất là một lần trong một năm. Nơi xưng tôi là một căn phòng nhỏ bé được thiết kế ở một góc trong nhà thờ. Phòng này có chiều dài không qua 2 thước và chiều ngang khoảng hơn 1 thước rưỡi. Khi xưng tội, tín đồ quỳ trước một vị linh mục ngồi trên một cái ghế trong cảnh nửa tối nửa sáng tạo nên cái vẻ âm u. Tín đồ tự kể ra những tội lỗi đã phạm phải trong thời gian từ lần xưng tội trước hay là từ thuở bé (nêu là xưng tội lần đầu tiên), rồi xin Cha (nhân danh Chúa) tha thứ cho. Dĩ nhiên, sau khi vừa nghe tín đồ xứng thú tội lỗi xong, vị linh mục ngồi tòa liền phán rằng nhân danh Chúa, tha thứ cho những việc làm tội lỗi của đương sự, và tiếp theo là khuyên đương sự phải hối lỗi và tạ lỗi bằng cách cầu nguyện và dâng lễ cầu nguyện để tạ ơn Chúa đã tha thứ cho những tội lỗi của họ.

Bề ngoài của giáo luật này là giúp cho tín đồ tự kiểm điểm lại bản thân nếu thấy đã phạm tội lỗi, thì đến nhà thờ xưng thú với Cha để nhờ Cha giải tội với hy vọng cho tâm hồn được thanh thản và trở thành người sống đời lương thiện, ngay thẳng thật thà.

Vấn đề đặt ra là, nếu Giáo Hội có thực tâm làm cho tín đồ sống đời lương thiện, thì Giáo Hội đã đào tạo ra giai cấp cán bộ (gọi là những người mang chức thánh) lương thiện để làm gương cho tín đồ noi theo mà hành xử. Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, trong suốt chiều dài lịch sử của Giáo Hội, từ thế 4 cho đến nay, các ông giáo hoàng cũng như các ông hồng y, giám mục và linh mục đều la những phường đạo đức giả, những hạng người đại gian đại ác, sống đời phóng đãng, loạn luân, loạn dâm, xúi giục tín đồ làm những chuyện phi nhân ác đức (khinh rẻ và tàn sát những người thuộc các tôn giáo khác, hủy diệt các công trình và di sản của các tôn giáo và văn hóa khác. Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ nơi Mục III, Phần II trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.) Nói tóm lại, tất cả các ngài đều là những phường đạo đức giả.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Các đấng bề trên mà là những hạng người đạo đức giả, thì tất nhiên tín đồ cũng noi theo gương các ngài và trở thành hạng người đạo đức giả. Hơn nữa,i Giáo Hội luôn luôn dạy đõ tín đồ rằng “tốt khoe ra, xấu xa đậy lại” và “là người ngoan đạo phải có bổn phận giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật xẩy ra trong giáo xứ”, thì tất nhiên họ cũng phải triệt để tuân hành lời dạy “tốt khoe ra, xấu xa đạy lại”, cũng phải “giấu kín những chuyện tội lỗi của họ, không nên để cho người khác biết”. Vì thế, khi đến xưng tội, họ chỉ xưng thú, kể cho Cha biết những chuyện tội lỗi tầm phào vô hại mà thôi. Còn những tối lỗi tầy trời, dĩ nhiên là họ phải giấu kín và giấu thật kỹ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tín đồ Da-tô trở thành những người nói láo hơn cuội..

Sự đời, chiếc huy chương nào cũng có bề trái của nó. Mục đính chính của Giáo Hội La Mã trong việc ban hành giáo luật cưỡng bách tín đồ phài đến xưng tội với vị linh mục quản nhiệm họ đạo mỗi năm một lần là để tạo cho giới linh mục có cơ hội trổ tài tán tỉnh gạ gẫm thông dâm với nữ tín đồ hầu có thể giải thoát tình trạng bế tắc về sinh lý. Có như vậy, họ mới không còn cảm thấy thèm muốn lập gia đình, và trở thành thích thú sống đời độc thân và tỏ lòng tuyết đối trung thành với Giáo Hội. Xin gọi biện pháp này là biện pháp giúp cho tu sĩ giải quyết vấn đề sinh lý bị dồn ép.

Biện pháp dã man này được cho ra đời vào thời điểm sau khi Giáo Hội đã điều nghiên tình trạng giới tu sĩ bị dồn ép về sinh lý, không có "nơi xả xú bắp", khiến cho họ có thể từ bỏ cuộc đời mang danh nghĩa là “mang chức thánh” nhưng chỉ "hữu danh vô thực" "có tiếng mà không có miếng". (Miếng đây có nghĩa là hường thụ thú vui nhục dục hay tình yêu lứa đôi trai gái.) Biện pháp này nhằm gây cho các ngài linh-mục, giám mục, hồng y cảm thất hứng thú trong cuộc đời làm linh mục vì lý do mà cựu giáo sĩ Peter de Rosa ghi lại như sau:

"Đệ Tứ Hội Nghị Lateran vào năm 1215 quyết định buộc giáo dân phải xưng tội với giáo sĩ hàng năm. Cũng tại Hội Nghị này, Giáo Hoàng Innocent III (1198-1216) đưa ra quyết định chót về luật tu sĩ phải sống độc thân. Hai giáo luật này hợp lại làm nguy hại cho nền luân lý của cả giáo sĩ và giáo dân. Nó đưa đến tội lỗi mà giáo luật gọi là "gạ gẫm ", có nghĩa là một giáo sĩ lợi dụng lúc xưng tội để làm chuyện vô luân. Dĩ nhiên là Giáo Hội có những hình phạt vê tội lỗi này. Những hình phạt này dần dần trở nên nghiêm khắc hơn, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy có sự giảm bớt về số lần các ông giáo sĩ lợi dụng chức vụ để gạ gẫm các nữ tín đồ đến xung tội." Nguyên văn: “The Fourth Council of the Lateran in 1215 made it obligatory for lay people to confess annual to their priests. This was the same Council at which Innocent III gave celibacy its final form. The combination of these two rules was to prove harmful to the morals of both clergy and laity. It led to the sin known in canon law as "solicitation", that is a priest using confession for immoral purposes. Of course, penalties were imposed by the church. They became increasingly severe, but there is no evidence that they disminished the number of times priests took advantage of their position to make passes (tìm cách gạ gẫm) at their penitents.") [vii]

Việc sử dụng biện pháp dã man trên đây chứng tỏ Giáo Hội La Mã có dã tâm sử dụng nữ tín đồ như là miếng mồi dụ dỗ giới tu sĩ để lôi cuốn họ dấn thân vào hố sâu tội ác dâm loàn bất kể gì đến hạnh phúc gia đình của giáo dân. Sử dụng biện pháp này, tức là Giáo Hội đã cố tình tạo ra một môi trường thuận lợi để cho giới tu sĩ có cơ hội "gạ gẫm". "tán tỉnh" nữ tín đồ ở một nơi vắng vẻ "cấm ngoại thủy không ai được biết". Trong hoàn cảnh đó, nữ tín đồ đến xưng tội, hiện lên giống như một con nai tơ chờn vờn trước mặt con cọp đói đã nhịn ăn lâu ngày. Không biết luật xưng tội quy định nơi "xưng tội" như thế nào, mà trong thực tế, nơi xưng tội nằm trong khuôn viên nhà thờ (có thể gọi là phòng xưng tội) được bố trí trong ánh sáng mờ mờ ảo ảo và trong hoàn cảnh "trai đơn gái chiếc", "chỉ có hai đứa mình thôi nhé", rất thích hợp cho các Ngài trổ tài ban "thánh ngôn" để "gạ gẫm", và nếu có tài thì cứ việc "bốc hốt" thả giàn tùy theo khả năng. Làm như vậy là làm cho tu sĩ cảm thấy có sinh thú trong cái nghề làm linh mục khiến cho họ bám chặt lấy Giáo Hội để được sử dụng chức "thánh" mà hưởng thụ "miễn phí" những gì mà tất cả những "đấng mày râu" thực sự là đàn ông đều ước ao khao khát. Nếu chẳng may bị nạn nhân hay giáo dân tố cáo thì Giáo Hội sẽ hết lòng bao che, giấu giếm và cưu mang cho đến cùng để cho các ngài cứ như thế mà hành xử và hưởng thụ. Những bản văn sử dưới đây do cựu Linh-mục Peter de Rosa viết trong cuốn Vicars of Christ cho chúng ta thấy rõ được phần nào trong chính sách dã man này của Giáo Hội:

"Sự lạm dụng tại phòng xưng tội đã trở thành quá thông thường ở khắp mọi nơi đến nỗi giáo dân phải nói với nhau rằng nếu giáo sĩ nghe xưng tội của họ mà đã có tai tiếng rồi thì khỏi cần phải xưng tội dâm đãng với ông ta. Sự cách biệt và kín như bưng của phòng xưng tội đã giúp cho các ông linh mục nghe xưng tội được gần gũi các bà hay các cô vào những lúc sơ hở nhất của họ, nghĩa là theo giáo luật đòi hỏi họ phải xưng thú cả những ý nghĩ thàm kín cũng như hành động và khát vọng tà dâm hay không được trong sáng. Nếu có một bà xưng thú rằng bà ta đã gian dâm hay ngoại tình thì ông linh mục nghe xưng tội có thể làm cho vấn đề trở thành trầm trọng ghê gớm nếu ông ta muốn lợi dụng trường hợp này để gạ gẫm. Vì không muốn mất thanh danh cho nên bà ta sẽ không đem những chuyện đã xẩy ra ở phòng xưng tội nói cho người khác biết." ... "Phải nên nhớ rằng sau thời Giáo Hoàng Innocent III (1198-1216) cả mấy thế kỷ, những người sám hối, lúc xưng tội hoặc là ngồi kế bên gíao sĩ nghe xưng tội, hoặc là quỳ ngay tại chân của ông ta. Phòng xưng tội mới có từ giữa thế kỷ thứ 16, và mãi đến năm 1614 Bộ Nghi Lễ của Giáo Hội mới ra lệnh bắt buộc phải có phòng xưng tội. Dù là đã ra lệnh rồi, không phải ở đâu cũng sử dụng phòng xưng tội. Ở Tây Ban Nha, người ta sử dụng những dụng cụ thay thế đặc biệt. Có thể là một cái khung làm bằng nhiều thanh gỗ ghép lại, hoặc là một cái sàng, một cành cây hay một cái quạt để ngăn cách giữa giáo sĩ nghe xưng tội với người xưng tội. Hoàn cảnh vắng vẻ và tối om om ở trong nhà thờ rất thuận tiện cho việc gã gẫm của vị giáo sĩ nghe xưng tội. Như vậy, việc xưng tội thường là phương tiện cho giáo sĩ tán tỉnh và làm hư hỏng phụ nữ và cũng là giải thoát được tình trạng bị dồn ép của các ngài phải sống độc thân.... .

Khi nào có một linh mục bị một người xưng tội tố cáo thì tòa án của Giáo Hội có khuynh hướng là khoan hồng cho ông ta. Tháng Hai năm 1535, vị linh mục thuộc họ đạo Almodovar bị tố cáo nhiều tội cưỡng dâm và dâm đãng trong đó có cả những tội thường xuyên mò mẫm tới các ổ gái điếm và tội gạ gẫm các bà ở trong phòng xưng tội. Ông giáo sĩ này đòi một phụ nữ trẻ phải bằng lòng làm tình với ông ta rồi mới chịu ban phép xá tội cho bà ta. Ấy thế mà ông linh mục này chỉ bị phạt nhẹ và bị quản thúc tại gia có 30 ngày. Sau đó, chắc chắn là ông ta được tự do và tiếp tục hành xử như trước."

Nguyên văn: "So widespread was confessional) abuse that the laity were told that if their priests of evil repute they were dispensed from the need to confess their carnal sins to him. The privacy of the confessionial provided the clergy with ready access to women at their most vulnerable, that is, when they were obliged by canon law to confess every impure thought, deed and desire. If, say, a woman confessed to fornication or adultery, the priest made matters far worse if he solicitted her. But she was not keen to take this outside the seal of confession. She did not want to risk losing her reputation" ..."It has to be remembered that for centuries after Innocent III (1198-1216), penitents confessed either sitting next to the priest or kneeling at his feet. The confessional box or stall, now a fixture in churches, was not invented until the middle of the sixteenth century. Only from 1614 was it made compulsory by the Roman Ritual. Even then it was not widely used. In Spain any number of ad hoc substitutes were employed. It might be a grating that separated priest and penitent, or a hankerchief, a sieve, twigs or a fan. Soliciting under these circumstance in a dark and lonely church remained prevalent. Confession was thus often a means by which the clergy corrupted women eluded the demand of celibacy....

Whenever a parish priest was denounced by a penitent, the ecclesiastical court bent over backwards to be linient to him. In February 1535 the parish priest of Almodovar was accused of numerous sexual offences, including frequenting brothels and soliciting in the confessional. He had refused to give a young woman absolution until she consented to have sex with him. He was given a small fine and confined to his house for thirty days. Afterwards he was doubtless free to continue as before.") [viii]

Thủ đoạn bịp bợm của Giáo Hội La Mã là như thế đó! Cũng vì phóng ngôn bịa đặt và thêu dệt ra không biết bao nhiêu chuyện láo trong gần hai ngàn năm qua, Giáo Hội La Mã đã chiểm kỷ lục về thành tích nói láo. Đây là nguyên nhân TẠI SAO các học giả chuyên nghiên cứu về đạo Da-tô mới quyết định cùng nhau thiết lập môt ủy ban nghiên cứu Tân Ước để xem Giáo Hội đã "bịa đặt" những điều mà Giáo Hội gọi "Đó là lời Chúa" lên đến bao nhiêu phần trăm ở trong đó. Sau nhiều năm làm việc, ủy ban này công bố kết quả công trình nghiên cứu thấy có tới hơn 82% những điều mà Giáo Hội La Mã bảo rằng "Đó là lời Chúa" chỉ là những điều Giáo Hội gắn vào miệng Chúa Jesus, chứ không phải Chúa Jesus nói. Sự kiện này đều được các cơ quan truyền thông trên thế giới loan tin đầy đủ. Tờ The News Tribune (Tacoma, Washington), số ra ngày 19 tháng 8 năm 1994 đăng tải tin này với nguyên văn như sau:

"Ông Roy Hoover, một học giả nghiên cứu về Thánh Kinh, đã mạnh dạn tiến sâu vào lãnh vực thần học để tìm ra những điều Jesus thực sự đã nói. Bản đúc kết mà ông và các thành viên khác của Hội Nghị Nghiên Cứu về Jesus đã cùng thỏa thuận làm cho mọi người (đúng hơn là Giáo Hội và các tín đồ của Giáo Hội) sửng sốt: Trong số 1.500 câu châm ngôn, tục ngữ mà Thánh Kinh cho là do Jesus nói thì có tới 82 phần trăm Jesus không hề nói. Ông Hoover, một cựu giáo sư dạy môn tôn giáo tại trường Đại Học Whitman ở Walla Walla, nói: "Hơn nữa, Jesus thực sự không xưng là thần thánh hay Chúa Cứu Thế"[ix]

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ thành tích nói láo của Giáo Hội La Mã đã khiến cho các nhà viết sử không còn một chút nào tin tưởng vào những lời nói của các ông truyền giáo hay những người "mang chức thánh" trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội. Sự kiện này cũng được Linh-mục Phan Phát Huồn ghi lại trong bộ sách Việt Nam Giáo Sử với nguyên văn như sau:"Phần đông các sử gia cho những chuyện của giáo sĩ thuật lại là những chuyện hoang đường,..." [x]

Quyền lực sinh ra tội ác: Quyền lực càng cao thì tội ác càng nặng, quyền lực càng nhiều và nắm quyền càng lâu thì tội ác càng nhiều trùng trùng như sóng đại dương. Cũng vì vậy mà Saint Just, một nhà cách mạng trong thời Cách Mạng Pháp 1789, mới để lại cho nhân lọai lời nói lịch sử rằng:

“Ngồi trên ngai vàng để trị vì bao giờ cũng là một trọng tội, một sự thoán đoạt không thể khoan miễn… vì không ai có thể trị vì một cách ngây thơ vô tội.” [xi]

Và trong lá thư gửi cho Giám-mục Mandell Creighton vào năm 1887, Lord Action cũng viết:

Tất cả quyền lực đều có khuynh hướng hay đưa đến tham nhũng; quyền lực tuyệt đội thì tham nhũng cũng tuyệt đối.” Nguyên văn: “All power tends to corrupt; absolute power corrupts absolutely”.[xii]

Giáo Hội là một thế lực nắm trọn cả thần quyền và thế quyền, bao trùm lên cả quyền lực các vua chúa trong các nước theo đạo Ki-tô La Mã và nắm quyền từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay, tất nhiên là tội ác của Giáo Hội chồng chất cao chất ngất như đỉnh núi Hy Ma Lạp Sơn và trùng trùng không khác gì những đợt sóng ở giữaThái Bình Dương

Gây ra tội ác tất nhiện là phải có những nạn nhân của tội ác. Quy luật tự nhiên là những nạn nhân của tội ác bao giờ của ghê tởm và căm thù những kẻ đã gây ra tội ác khiến cho họ phải lâm nạn. Nạn nhân tội ác của Giáo Hội La Mã không phải chỉ có một vài người hay vài chục triệu người, mà hầu như toàn thể các dân tộc Âu Châu, toàn thể các dân tộc theo đạo Hồi (vi Giáo Hội đã phát động các cuộc chiến thập tự trong thời Trung Cổ), toàn thể các dân tộc trong các thuộc địa của Bồ Đào Nha, của Tây Ban Nha, của Pháp và của Bỉ ở khắp nơi trên thế giới. Sách Vatican Thú Tôi Và Xin Lỗi viết:

Giáo Hội Công Giáo Rôma La-tinh trong thời cực thịnh kinh bang tế thế, đội vương miện cho các hoàng đế, tung hoành dọc ngang, làm mưa làm gió, thâu tóm cả thiên hạ trong tay, tiền rừng bạc biển, đã không biết tự chế, không học bài học khiêm hạ rửa chân, tự cao tự đại, coi bàn dân thiên hạ như cỏ rác… hôm nay hối bất cập, lịch sử còn nằm trơ ra đó. Người Âu Châu khiếp sợ Giáo Hội tránh xa như tránh hủi! Người Á Châu có thành kiến ghép Giáo Hội vào ông Tây thực dân và chống thực dân! Người Mỹ Châu La-tinh đồng hóa Giáo Hội vào đại họa diệt chủng! Và người Trung Đông làm sao quên được 250 thánh chiến tàn bạo hãi hùng! v.v… .” [xiii]

Người Âu Châu không phải chỉ khiếp sợ Giáo Hội và lánh xa Giáo Hội như lánh hủi, mà họ đã cướng quyết đứng lên nói lên tiếng nói ghế tởm và thù ghét Giáo Hội đến tận xương tận tủy, và quyết tâm vùng dậy tiến lên diệt tận gốc trốc tận rễ “cái giáo hội khốn nạn” này. Một trong những đại diện cho tiếng nói của hàng trăm triệu nạn nhân Âu Châu của Giáo Hội La Mã là nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794). Ông nói:

"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không. Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cương quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn. Các bạn còn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng. Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi.". Nguyên văn: Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you."[xiv]

Tiếng nói trên đây của nhà báo Jacques René Hebert là tiếng nói nhân dân Pháp đối với Giáo Hội La Mã mà cũng là tíếng nói hàng trăm triệu nạn nhân của Giáo Hội La Mã ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có tiếng nói của dân tộc Việt Nam chúng ta.

(xem tiếp)



Chú thích Chương 9

[i] Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, Khổng Học Tinh Hoa. (Saigon: TXB, 1966), tr. 254-255.

[ii] Thích Nhật Từ, Kinh Tụng Hàng Ngày (New Delhi, Ấn Độ:Đạo Phật Ngày Nay, 2002), tr. 98-99

[iii] Charlie nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr, 228 và 272.

[iv] Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoàng Goian Phao Lồ II (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1995), tr. 280.

[v] Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), p. 167-168.

[vi] Nhại thơ Cao Bá Quát.

[vii] Peter de Rosa; Sđd., tr 422-423..

[viii] Peter de Rosa; Sđd., tr.423.

[ix] Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 316-317.

[x] Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử (Sàigòn: Cứu Thế Tùng Thgư, `965), tr. 39..

[xi] Nghiêm Xuân Hồng, Sđd., tr. 66-67.

[xii] Peter de Rosa, Ibid., p.9.

[xiii] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 245-246.

[xiv] J.E. Boshier, The French Revolution (New York, W. W. Norton & Company, 1988), tr 155.

 


Trang Tôn Giáo