Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?

Trần Thanh Lưu dịch cuốn

“Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan

bản rời | | Mục Lục | 15 tháng 11, 2010

 

Chương 22

Thảm Họa Cuối Cùng

Sự Tan Rã Của Cuộc Hợp Tác Việt Mỹ Tại Việt Nam


Tầm quan trọng đầy tai họa của thỏa thuận bí mật Giáo Hòang John - Hồ Chí Minh Việc sử dụng tôn giáo của họ để đạt được những mục tiêu chính trị Mẹ Đồng Trinh Maria đến giúp cho một nước Việt theo chủ nghĩa Mác Các mô hình của việc khai thác chính trị tôn giáo Mỹ leo thang quân sự và “gió đổi chiều” của giáo hoàng Sự hợp tác bí mật giữa Vatican và chủ nghĩa Mác của người Việt Giáo hội Ca-tô rút khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam Tác dụng nghịch của liên minh Vatican Moscow về cuộc chiến tại Việt Nam Sự kết thúc của một cơn ác mộng Mỹ.


Hiệp ước Giáo hoàng John XXIII-Hồ Chí Minh ban đầu chứa một mưu mẹo qua lại tinh tế của cả hai phía đàm phán. Sau đó nó biến thành một con dao hai lưỡi đe dọa sự ổn định tương lai của Việt Nam và tất cả các nước Đông Nam Á.

Spellman và những kẻ ủng hộ ông đã theo dõi sự phát triển của toàn bộ sự việc với một cảm giác giận dữ bất lực và sĩ nhục ý thức hệ. Cuộc đối thoại của Giáo hoàng mới này với những người Cộng sản đã xâm phạm vào lĩnh vực chính trị thực dụng và đe dọa toàn bộ đại chiến lược của Tổng thống Diệm và các nỗ lực quân sự Mỹ trong khu vực. Sự cay đắng của họ tuy nhiên, sớm được dịu đi do quan cảnh của hàng trăm ngàn giáo dân Ca-tô Bắc Việt chạy trốn thóat một chế độ vô thần. Về lâu dài điều này sẽ có lợi cho chính nghĩa của Diệm.

Sau khi các khe lạch của cuộc di dân đã biến thành một cơn lũ con người thực sự, Giáo Hoàng xuất hiện với một thành tựu vẻ vang của chủ nghĩa xúc động tôn giáo. Ông cầu khẩn Mẹ Đồng Trinh Maria và sau đó đã tự mình long trọng dâng hiến toàn bộ nước Việt cho Bà. Theo cách này thì trong nháy mắt Mẹ Đồng Trinh Maria đã trở thành một nữ vệ nhân chính thức của tòan dân Việt, Bắc lẫn Nam, dù là người Ca-tô hay không, bao gồm cả chính Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã có mục tiêu khác để hoan hỉ, khi ông nhìn thấy hàng trăm ngàn dân miền Bắc kéo nhau về phía nam. Như ông đã hình dung trước đó, thay vì giảm thiểu các điều kiện rối loạn ở miền Nam những di dân mới chỉ làm gia tăng sự lộn xộn sẳn có lên gấp trăm lần. Việc di cư, ngòai việc chứng minh một nước cờ khôn ngoan chính trị của Hồ Chí Minh, đã thiết lập một tiền lệ tối quan trọng. Mô hình đã trở thành một công thức thành công được khai thác trong và sau chiến tranh. Sau khi Mỹ rút quân khỏi khu vực, nước Việt Nam thống nhất theo chủ nghĩa Mác đã tạo ra một “làn sóng di cư” từ xúi giục chính trị được các phương tiện truyền thông thế giới đặt tên là "thuyền nhân".

Hàng trăm ngàn người tị nạn này đã được khuyến khích và thậm chí giúp đỡ để "trốn thoát" chủ yếu bằng đường biển. Trong khi hàng ngàn người bị chết đuối, hàng trăm ngàn đã được phương Tây tiếp nhận, phần lớn nhất trở thành khách mời của Hoa Kỳ. Cuộc di cư này trở thành một chiến thắng về lâu dài cho Giáo hội Ca-tô. Sau khi phải chịu một cuộc thất trận tả tơi với sự sụp đổ của Diệm và sau đó của miền Nam Việt Nam, việc nhập khẩu những kẻ di dân Ca-tô vào Mỹ đã giúp tăng cường các đội quân của Giáo Hội để theo đuổi các mục tiêu cuối cùng của mình: để trở thành giáo hội mạnh nhất ở Mỹ.

Trong khi cuộc xung đột giữa hai miền Bắc và Nam đang gia tăng cường độ, sự leo thang trơn trợt đã dẫn tới một sự tham gia toàn diện của quân đội Mỹ. Năm 1963, Giáo hoàng John XXIII, cha đẻ của Công đồng Vatican II, qua đời. Tuy nhiên, như ông đã thiết đặt nó, ông đã mở cửa sổ cho cơn gió đổi chiều. Chẳng bao lâu sau khi ông chết, cơn gió đổi thay này nhanh chóng trở thành một cơn bão thật sự trong khuynh hướng nghiên về chủ nghĩa Mác trên thế giới.

Người kế vị là Paul VI, chỉ mới một thập kỷ trước đó vì quan điểm tả khuynh đã bị đày khỏi Vatican bởi Pius XII chống Cộng, thậm chí còn đi xa hơn John trong việc nhân nhượng với chủ nghĩa cộng sản. [1] Trong thực tế, ngay sau cuộc bầu cử của ông, trong khi Hoa Kỳ vẫn còn liên lụy rất nhiều vào cuộc xung đột tại Việt Nam, Paul VI đã đưa ra lời đề nghị thăm dò tới Moscow. Sự đề nghị này đã được tác giả cuốn sách này dán nhãn hiệu là Liên minh Vatican-Moscow trong một cuốn sách cùng tên. [2]

Các kết quả chính trị của Liên minh Vatican-Moscow thực ngoạn mục và cụ thể. Đông Âu với đa số giáo dân Ca-tô đã được bình định trong một thời gian rất ngắn trong cuộc đấu tranh của nó giữa Giáo hội Ca-tô và các chế độ cộng sản chuyên chính. Linh mục, giám mục, và hồng y cho đến lúc đó đã bị ngược đãi, bắt bớ, và giam cầm có hệ thống được phóng thích. Giáo đường được mở cửa và giới giáo sĩ và nhà nước bắt đầu hợp tác. Trước sự ngạc nhiên thất vọng của Mỹ, kẻ đã tiến hành chiến tranh lạnh mạnh mẽ của mình chống lại Xô Viết và các nước chư hầu của nó, hai kẻ thù không đội trời chung cũ bây giờ lại bắt đầu hợp tác chưa từng thấy.

Tại châu Âu ảnh hưởng của Liên minh Vatican-Moscow đã là ngoạn mục, nhưng ở châu Á thì sự thận trọng lại được thi hành. Ở đó, trong khi Mỹ đang leo thang một cuộc chiến tranh ngày càng dã man, Giáo hội Ca-tô lại bắt đầu rút lui âm thầm khi có thể, cố gắng tránh đưa ra bất kỳ cú sốc chính thức nào với đối tác ý thức hệ Mỹ của mình. Không chỉ nó phải tránh làm mất lòng Mỹ, nhưng cũng không để xúc phạm đến lòng yêu nước nhạy cảm của giáo dân Ca-tô Mỹ vốn đã hỗ trợ chiến tranh Việt Nam. Nhiều người trong số họ đã làm như vậy với niềm tin rằng không chỉ đất nước của họ ủng hộ nó, mà còn có cả Giáo Hội của họ, bận tâm đối phó với hiện thân của quỷ dữ, chủ ngĩa cộng sản thế giới.

Quá trình co rút của Giáo Hội thực tinh tế và khó nhận thấy, khác với điều nó đã thể hiện ở châu Âu. Nó khó nhận thấy cũng vì Giáo Hội Mỹ còn đang chính thức hỗ trợ cuộc chiến tranh cứ như là sự hợp tác cũ giữa Vatican-Hoa Kỳ vẫn còn đang hoạt động.

Ấn tượng chung này đã được bồi dưỡng hàng ngày bởi các chuyến đi vào mặt trận Việt Nam thường xuyên và quảng bá rộng rãi của Tổng Tuyên Úy của lực lượng vũ trang Mỹ, Hồng y Spellman. Mặc dù là persona non grata (kẻ bị khước từ) tại Vatican, ông vẫn là một người ủng hộ nhiệt tình cuộc chiến và hành động như thể Giáo Hoàng Pius XII vẫn còn đang tiến hành cuộc chiến tranh lạnh với anh em nhà Dulles.

Sự lạnh nhạt của Liên minh Vatican-Hoa Kỳ, bất chấp những nỗ lực của Hồng y Spellman, cuối cùng trở nên hiển nhiên ngay cả đối với Ngũ Giác Đài. Khi khỏang trống chính trị tại Việt Nam trở thành ngày càng cảm nhận ở mọi cấp độ, áp lực quân sự đã được thay thế để lấp đầy khoảng trống đó. Nếu cuộc thánh chiến chống cộng Vatican-Hoa Kỳ bị suy yếu bởi gió xoay chiều của Giáo hoàng John XXIII, thái độ của Giáo hoàng Paul VI đã giáng đòn cuối cùng cho sự tồn tại của nó. Do đó, chính sách mới của Vatican đã trở thành một đóng góp lớn cho sự thất bại cuối cùng của Mỹ trong khu vực đó.

Với vụ ám sát Diệm và sự sụp đổ của chế độ của ông ta; tuy giáo dân Ca-tô ở cả Việt Nam và ở Mỹ, tiếp tục hỗ trợ việc tiến hành chiến tranh, họ đã không còn là một yếu tố chính trong cuộc chiến.

Năm 1964, sau khi loại bỏ Diệm, Việt Nam được lãnh đạo bởi các tổng thống, các tướng lĩnh quá tồi tệ và một mớ tạp nham biến chất của những con rối chính trị-quân sự nhảy múa theo điệu kèn hoang mang và bối rối hơn bao giờ hết của chính quyền Mỹ.

Sau khi Kennedy gởi mở màn 16.000 quân đầu tiên vào Việt Nam, Mỹ trượt nhanh chóng vào vực thẳm. Năm 1965 Tổng thống Johnson đã bất cẩn vượt quá "giới hạn cố vấn" vong mạng để viện trợ quân sự và ủy quyền một cuộc leo thang từng bước chống lại Bắc Việt – khởi đầu của một cuộc chiến tranh tòan diện.

 

Giáo hoàng Paul VI chào mừng Tổng thống Liên Xô Podgorny tại Vatican Ngày 30 tháng 1 năm 1967. Đây là cuộc gặp mặt đầu tiên được tổ chức giữa Giáo hoàng và một quốc trưởng của nhà nước Nga Cộng sản. Cuộc diện kiến đưa đến đỉnh điểm chính sách mới của Paul VI cho sự hợp tác tòan diện với Liên Xô và các nước chư hầu cộng sản Đông Âu. Kết quả của chính sách này nhanh chóng được nhìn thấy ở Ba Lan, Rumania và Hungary. Các giáo sĩ ở những nước ấy trước đây bị ngược đãi đã được phóng thich và các sinh họat tôn giáo đã được cho phép một phần. Như thế Paul VI là cha đẻ của Liên minh Vatican-Moscow, đã làm suy yếu chiến lược chống Nga của Mỹ ở châu Âu và châu Á. Liên minh này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong sự bại trận cuối cùng của Mỹ tại Việt Nam.

Sau khi dựng lên các cuộc không tập kinh hòang chống lại miền Bắc Cộng sản, Mỹ gởi một số lượng tăng dần quân chiến đấu vào các cuộc chiến diện địa mà nó đã cố tránh một vài năm trước bằng cách hỗ trợ một nhà độc tài Ca-tô ở miền Nam nước Việt vừa mới bị chia cắt theo lời khuyên của các bộ phận vận động hành lang Ca-tô ở Washington. Giáo hoàng Paul VI cuối cùng qua đời vào năm 1978, chỉ một năm sau khi Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất theo chủ nghĩa Mác, các chương của Liên minh Vatican-Washington-Việt Nam đã chính thức đóng lại.

Cùng năm đó một Giáo hoàng mới, công kênh từ Ba Lan, một quốc gia Cộng sản và một chư hầu của Xô Viết đã tiếp nối ông (1978). Giáo hoàng mới, John Paul II, liền bắt đầu một chính sách lững lơ đối với Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản thế giới. Ông đã đở đầu cho một loại chủ nghĩa cấp tiến mơ hồ, tuy tách khỏi chủ nghĩa của Liên Xô, nhưng vẫn khuyến khích công khai tình trạng bất ổn xã hội và xung đột ý thức hệ ở cả phương Tây và phương Đông. Sự bất ổn và cuộc cách mạng trong nước Ba Lan Cộng sản và tại Trung Mỹ là những ví dụ nổi bật nhất về chính sách của ông.

Trong khi đó lịch sử của thảm kịch Việt Nam chấm dứt khi quốc gia Mác-xít mới, nước Cộng Hòa Nhân Dân Việt Nam Thống Nhất, đã ra đời và xoay như là một vệ tinh Đỏ theo quỹ đạo của những nước khổng lồ châu Á vĩ đại, Liên Xô và Trung Quốc Mác-xít.

Tuy nhiên đối với Mỹ, những hậu quả cay đắng của một thất bại quân sự không tưởng tượng nổi đã trở thành một sự sỉ nhục quốc gia chưa từng có kể từ cuộc Chiến tranh giành độc lập. Một lời nhắc nhở đúng lúc đối với nước Mỹ vẫn còn trẻ và đầy lý tưởng rằng con đại bàng của mình, như là một biểu tượng của sức mạnh quốc gia, nên tránh cái gương tham tàn huyền thoại của những con đại bàng đế quốc của các siêu cường lớn ngày xưa. [3] Thay vào đó, trong tương lai nó nên đồng hóa mình với chim bồ câu huyền thoại, như là kẻ mang lại và gìn giữ hòa bình. [4]

Bởi xem thường lời dạy của các bậc tổ tiên lập quốc để phát huy tính thận trọng tối đa khi đương đầu với các vấn đề thế giới, Mỹ đã bị lôi kéo vào những cuộc phiêu lưu bất hạnh không thể đoán trước và thiên tai không lường trước được.

Bởi bỏ qua những châm ngôn của học thuyết Monroe, nó đã xâm phạm vào bãi cát lún quân sự của cuộc xung đột châu Á, và đã bị cuốn hút vào trong vòng xoáy của một cơn lốc quân sự chính trị lớn toàn cầu mà nó đã không hề ngờ, lần đầu tiên tại Hàn Quốc trong những năm ‘50s, và sau đó ở Đông Dương trong những năm ‘60s và ‘70s.

Điều này nó đã phạm một cách miễn cưỡng, thậm chí thiếu thận trọng, trong việc theo đuổi một con vật huyền thọai không bắt được. Sự cổ võ của những người bạn đồng minh vụ lợi xúi giục nó chạy theo cuộc đuổi bắt. Đầu xỏ trong số này là Giáo hội Ca-tô, đã có quyết tâm từ cuối Thế Chiến Thứ Hai để thúc đẩy các mưu đồ tôn giáo và ý thức hệ của chủ nghĩa bành trướng riêng của mình lồng trong sự trỗi dậy của sức mạnh chính trị của Hoa Kỳ.

Sự thiếu thận trọng của một siêu cường mạnh mẽ như Mỹ, phối hợp với một lính thánh chiến hung hản như Giáo hội Ca-tô sẽ mang lại không phải là những giấc mơ, mà những cơn ác mộng như nó đã từng làm trong quá khứ cổ xưa và gần đây. Và trong trường hợp thảm kịch Việt Nam cơn ác mộng đã trở thành cuộc phiêu lưu chính trị, quân sự bất hạnh bầm dập nhất mà nước Mỹ trãi qua kể từ cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Một bài học và một lời cảnh báo.

 


Ghi Chú Cuối Chương:

1. Xem THE VATICAN MOSCOW WASHINGTON ALLIANCE (Liên Minh Vatican Moscow Washington), của tác giả, Chick Publications, 1982

2. Xem THE VATICAN MOSCOW ALLIANCE (Liên Minh Vatican Moscow) của tác giả, Ralston-Pilot Inc, Los Angeles, 1977

3. Benjamin Franklin đã ước muốn lấy gà tây chứ không phải là đại bàng làm biểu tượng quốc gia của Hoa Kỳ. Khi được hỏi lý do, ông trả lời rằng ông coi đại bàng là "một con chim của tánh xấu đạo đức" vì nó sống "bằng cách bất lương và trộm cướp".

4. Chim đại bàng là biểu tượng của các đế quốc La Mã, Napoleon, Nga, Áo-Hung, và các đế quốc khác, đã trở thành đặc trưng của chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ và quân sự của họ.

 

Tác giả: Avro Manhattan

Người Dịch: Trần Thanh-Lưu

 

xem phiên bản Anh ngữ

 

(Hòan tất dịch sách vào tháng 11, năm 2010)

 


Trang Sách Nước Ngoài