Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_18.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 21 tháng 12, 2009

PHẦN IV

◎◎◎

CHƯƠNG 18

 CÁC NƯỚC Ý, ĐỨC, NGA,
TIỆP KHẮC VÀ BA LAN CHỐNG VATICAN


Trong Chương này:

1.- DÂN TỘC Ý CHIẾN ĐẤU CHỐNG NHÀ THỜ VATICAN

2.- DÂN TỘC ĐỨC CHIẾN ĐẤU CHỐNG VATICAN

3.- DÂN TỘC NGA DÙNG BIỆN PHÁP MẠNH ĐỐI PHÓ VỚI VATICAN

4.- TINH THẦN CHỐNG VATICAN CỦA DÂN TỘC TIỆP KHẮC

5.- TINH THẦN CHỐNG VATICAN CỦA DÂN TỘC TÂY BAN NHA

6.- TINH THẦN CHỐNG VATICAN CỦA DÂN TỘC BA LAN

KẾT LUẬN

 

1.- DÂN TỘC Ý CHIẾN ĐẤU CHỐNG NHÀ THỜ VATICAN

Nói đến phong trào nhân dân Ý chống Vatican, thiết tưởng cũng phải nên nói đến tình trạng chính trị nước Ý trước khi được thống nhất vào năm 1870. Vào đầu thập niên 1830, nước Ý còn bao gồm nhiều tiểu quốc riêng rẽ. Một số nằm dưới quyền thống trị của Vatican và một số nằm dưới quyền thống trị của các ông hoàng tay sai của Pháp, hay tay sai của Áo, hoặc là tay sai của Vatican. Tính từ Nam lên Bắc, những tiểu quốc đó là tiểu quốc Lưỡng Sicilies, các tiểu quốc của Giáo Hội gọi là Papal States  như Romagna, Marche, Umbria, and Lazio nằm dưới quyền trực trị của giáo hòang),  các tiểu quốc Tuscany, Modena,  Parma, Lombardy và Venetia (bị Đế Quốc Áo thống trị) và vương quốc Sardina bao trùm đảo Sardina cùng với hai vùng Savoy và Piedmont ở trong đất liền,  vùng Comtat Venaissin và Avignon bị sáp nhập vào nước Pháp vào năm1791 trong thời Cách Mạng 1789 (vi nhân dân ở đây có tinh thần chống Vatican mãnh liệt) và năm  1796 trở thành nước Cộng Hòa Cisalpine (Cisalpine Republic).

Một phần vì địa thế núi non lởm chởm làm trở ngại cho việc thống nhất đất nước, một phần khác khá quan trọng là do yếu tố lịch sử. Từ khi Đế Quốc La Mã sụp đổ vào nửa cuối thế kỷ thứ 5, bán đảo Ý Đại Lợi đã trở thành một miếng mồi béo bở cho các thế lực Âu Châu tranh giành ảnh hường và muốn làm chủ nhân ông vùng đất này. Nước Ý không những đã không có đất đai phì nhiêu thuận lợi cho nông nghiệp mà còn thiếu cả những tài nguyên và nguyên liệu cần thiết cho việc mở mang kỹ nghệ. Hai yếu tố này là những nguyên nhân gây khó khăn cho nước Ý trở thành một quốc gia hùng mạnh để có thể chống lại các cường lân xâm chiếm. Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố lòng tham lam và lòng ích kỷ của  nhóm thiểu số quý tộc và tu sĩ Da-tô. Hai nhóm thiểu số ăn hại sống bám xã hội này sợ rằng nếu thống nhất đất nước thì quyền lực chính trị sẽ thuộc về phe nhóm khác và họ sẽ là những người thua thiệt, mất hết cả quyền lực chính trị và địa vị ăn trên ngồi trốc đã có sẵn của họ. Vì thế, họ luôn luôn khư khư ôm lấy quan niệm:

Triều đình riêng một góc trời,

Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương. (Nguyễn Du)

Những yếu tố trên đây đã khiến cho nước Ý vào cuối thập niên 1860 vẫn còn ở trong tình trạng của một tập hợp hổ lốn với nhiều tiểu quốc, hỗn quân hỗn quan giống như tình trạng các tiểu quốc Đức trước khi được thống nhất thành Liên Bang Bắc Đức (North German Confederation) vào năm 1867 dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc lão thành Otto Leopold Von Bismarck (1815-1898), nước Trung Hoa trong thời Đông Châu Liệt Quốc và Việt Nam trong thời Thập Nhị Sứ Quân (945-967), nhưng còn tồi tệ và khốn nạn hơn nước Trung Hoa trong thời Đông Châu Liệt Quốc và Việt Nam trong thời Thập Nhị Sứ Quân (vì vấn nạn Giáo Hội La Mã với bọn “hắc y ác quỷ” (ác quỷ áo đen) hay “les corbeaux nois” (bọn quạ đen).

Như đã nói ở trên, từ thế kỷ 4 cho đến thế kỷ 19, các nước Nam Âu, trong đó có nước Ý, vẫn còn nằm dưới quyền thống trị của Vatican. Vì thế mà các tiểu quốc Ý dù là dưới quyền cai trị trực tiếp như các “papal states” hay nằm dưới quyền thống trị của Áo quốc hoặc là nằm dưới chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến Ca-tô thì cũng vẫn có Vatican ở hậu trường sân khấu chính trị giống như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Vì thế mà Vatican mới có thể chiếm đoạt tới 25% diện tích ruộng trồng trọt của người dân. (Xin xem lại Chương 13 ở trên.) Tình trạng này đã khiến cho nước Ý nghèo khổ, lạc hậu, chậm tiến và trình độ dân trí rất là thấp kém nếu so với  các nước Âu Châu khác ở Bắc Âu, Tây Âu và Đông Âu. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

"Sự trái ngược giữa các nước nghèo khó ở Nam Âu và sự phồn thịnh của các nước ở Bắc Âu thật là quá rõ ràng. Nước Anh Tin Lành đã trở thành một cường quốc trên thế giới và đang trên đường trở thành một trong các đại đế quốc thương mại; nước Phổ Tin Lành giầu có và hùng mạnh; nước Hòa Lan Tin Lành đã khởi tiến việc ngoại thương và xứng đáng được mang tước hiệu đế quốc. Một du khách đi từ Bắc và Trung Âu tới nước Pháp và bán đảo Tây Ban Nha rồi qua Ý Đại Lợi sẽ thấy sự tương phản về kinh tế, mức sống và trình độ học vấn tổng quát của người dân trong các quốc gia này. Ở Bắc và Trung Âu, phần lớn là Tin Lành, không có quốc gia nào rơi vào tình trạng chết đói và nghèo khổ triền miên như các nước ở miền Nam Âu. Chủ nghĩa tư bản cổ điển đã lỗi thời và các quốc gia theo đạo Tin Lành cũng đã thức thời và sẵn sàng từ bỏ nó để làm lợi cho đất nước. Các nhà chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ so với các nước theo đạo Tin Lành." [1]

Vì cho rằng chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự nghèo đói, chậm tiến và lạc hậu của đất nước họ, cho nên nhân dân Ý  căm thù  Giáo Hội La Mã và giới tu sĩ Ca-tô hơn gấp bội phần nếu so với lòng căm thù của nhân dân Pháp đối với Vatican. Cũng vì thế mà nhà ái quốc Ý Giuseppe Garibaldi (1807-1882) mới  tuyên bố rằng:

"Linh mục là hiện thân của sự gian trá". (The priest is the personification of falsehood). Vatican là con dao găm đâm vào tim nước Ý.” (The Vatican is a dagger in the heart of Italy.) "Giáo Hội Ca Tô là nàng hầu của sự chuyên chế và là kẻ thù trung kiên của tự do." (The Catholic Church is the handmaid of tyranny and the steady enemy of liberty.)[2]

Ngày 20/9/1870, nhà ái quốc Giuseppe Garibaldi đem quân Cách Mạng bao vây và nã đại pháo vào Tòa Thánh Vatican, buộc Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) phải kéo cờ trắng đầu hàng vô điều kiện. Sự kiện này được sử gia Malachi Martin ghi lại như sau:

Giuseppe Garibaldi

"Ngày 19 tháng 8 năm 1870, quân đội Pháp lo bảo Vệ Tòa Thánh Vatican thực sự rút lui vĩnh viễn. Trận đánh Sedan vào ngày 2 tháng 9 năm đó  đã làm cho đế quốc của Hoàng Đế Nã Phá Luân Đệ Tam hoàn toàn sụp đổ. Tòa Thánh Vatican mất đi một thế lực bảo vệ cuối cùng, và nước Pháp, "người trưởng nữ của Giáo Hội La Mã" kể từ năm 1871 đến năm 1940 đã phải thay đổi đến 99 nội các. Quân Pháp vừa mới rút lui, tức thì, ngày 19 tháng 9, quân đội quốc gia Ý tiến vào kinh thành La Mã và đóng quân ở ngay chung quanh cổ thành Leonine nằm trong Kinh Thành La Mã. Ngày hôm sau (20/9), sau khoảng ba tiếng đồng hồ nã đại pháo và cận chiến lẻ tẻ, vào lúc 9:30 sáng, Giáo Hoàng ra lệnh kéo cờ trắng ở trên nóc nhà thờ  St. Peter. Mười phút sau đó, không còn nghe thấy tiếng súng nữa. Quân đội Ý tiến vào phía trong kinh thành và chiếm đoạt hết tất cả của cải trong đó, chỉ có Ngọn Đồi Vatican là họ không rớ tới. Quốc Gia của Giáo Hoàng không còn tồn tại nữa. Diện tích của quốc gia này từ 16 ngàn dặm vuông bị cắt xén, còn lại chỉ có 480 ngàn mét vuông kể cả ngọn Đồi Vatican và xung quanh ngọn đồi này trong đó có nhà thờ St. Peter, các tòa nhà phụ cận và các khu vườn Vatican ở gần đó. Hôm sau, ngày 21 tháng 9, Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) viết  một lá thư ngắn ngủi cho người cháu:

Cháu yêu quý: Tất cả đã hết rồi. Không có tự do, không thể nào quản lý được Giáo Hội. Hãy cầu nguyện cho ta và cho tất cả các con. Ta chúc phúc cho các con."[3]

2.- DÂN TỘC ĐỨC CHIẾN ĐẤU CHỐNG  VATICAN

Tại Đức, nhân dân quốc gia này cũng thù ghét Vatican không kém gì nhân dân Anh, nhân dân Pháp và nhân dân Ý. Trong Chương 16 ở trên, chúng tôi đã trình bày là vào năm 1077, Vua Henry IV  (1050-1106) đã chống lại việc Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) ban hành bản Tuyên Cáo "Dictatus papae" gồm 27 điều (gọi là nguyên tắc) bằng cách tự ý bổ nhậm các giám mục trong lãnh thổ đế quốc của ông mà không cần biết đến điều 3 của bản tuyên cáo này định rằng, “chỉ có  Giáo Hoàng mới có quyền bổ nhiệm hay bãi chức các giám mục.”  Tiếc rằng, vì trình độ dân trí người dân Đức lúc bấy giờ còn thấp kém và thế lực bọn lãnh chúa phản động phong kiến trong nước Đức liên kết với Nhà Thờ chống lại ông mãnh liệt.

Vua Henry IV  chịu phạt GH Gregory VII

Vua Henry IV chịu phạt quỳ trước GH Gregory VII trong tháng 1, năm 1077 -  bên phải là Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085)

Vì thế Vua Henry IV  mới thất bại và đành phải mặc áo xám hối, đi chân trần đứng ở giữa trời tuyết trong ba ngày ở Canova để tạ lỗi với Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085). Xin xem lại Chương 16 ở trên.

Linh-mục Martin Luther

Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ  người Đức đã có tinh thần chống lại Vatican từ cuối thế kỷ 11. Tuy là cuộc chống đối này của Hòang Đế Henry IV thất bại, nhưng tinh thần chống Vatican  vẫn chứa chất  và sôi sục trong lòng người dân Đức giống như hỏa diệm sơn, chỉ chờ khi có hoàn cảnh thuận tiện là bùng lên thành bão lửa thiêu rụi hết tất cả hệ thống quyền lực chuyên chính tàn ngược của Vatican. Cũng vì thế mà khi Linh-mục Martin Luther (1483-1546) đứng lên phất cờ chống lại Giáo Hội La Mã vào tháng 10 năm 1517, thì cả chính quyền và nhân dân Đức đều đồng lòng hăng hái ủng hộ và tích cực đi theo ông. Nhờ vậy mà cuộc nổi dậy của  Linh-mục Martin Luther đã thành công rực rỡ và gây nên cả một phong trào Tin Lành rộng lớn (chống lại Vatican) bao trùm cả Trung Âu, Bắc Âu, Tây Âu và tạo điều kiện thuận lợi cho nước Anh cũng nổi lên chống lại Giáo Hội La Mã, thành lập Anh Giáo tách rời khởi Vatican. Xin xem lại Chương 15.

Vì khinh bỉ và thù ghét Vatican, cho nên vua Frederik the Great (1712-1786) của nước Phổ (cũng là nước Đức) mới tuyên bố:

“Mọi nhà thần học đều giống nhau. Mục đích của họ luôn luôn là đặt bạo quyền lên trên tâm thức con người. Do đó họ khủng bố mọi người chúng ta dám táo bạo phanh phui sự thật.” (Theologians are all alike. Their aim is always to wield despotic authority over men’s consciences. They therefore persecute all of us who have the termerity to unveil the truth.)”[4]

Nhà xã hội học August Bebel (1840-1913) người Đức tuyên bố:

Ki-tô giáo là kẻ thù của tự do và văn minh. Nó trói buộc nhân loại trong xiềng xích.“ (Christianity is the enemy of liberty and civilization. It has kept mankind in chains.) [5]

Thượng Đế đã chết. Chúng ta không nên đến nhà thờ nếu chúng ta muốn hít thở không khí trong lành.” (God is dead. One should not go the church if one wants to breathe pure air.” [6]

Giống như nhân dân hai nước Pháp và Ý, nhân dân Đức cũng bị Vatican thống trị bằng những chính sách chuyên chính cực kỳ bạo ngược và bị bóc lột hết sức dã man. Tại quốc gia này, con số ruộng đất bị Vatican cưỡng chiếm lên tới 20% trên tổng số ruộng đất trong toàn lãnh thổ. Cũng giống như nhân dân Pháp và nhân dân Ý,  nhân dân Đức cũng khinh bỉ, căm phẫn và thù ghét Vatican và bọn tu sĩ Ca-tô đến tận xương tận tủy. Vì vậy mà khi Linh-mục Martin Luther (1483-1546) vừa mới công bố bản cáo trạng liệt kê 95 tội danh của Vatican, dán tại cửa  chính của một ngôi nhà thờ trong thành phố Wittenberg thì được toàn thể nhân dân Đức hân hoan sung sướng và triệt để ủng hộ. Họ reo mừng giống như nhân Pháp tại Kinh Thành Paris trong ngày 14/7/1789 ngay sau giờ phá ngục Bastille, và giống như nhân dân Việt Nam ta trong ngày 19/8/1945. Chính vì lòng dân Đức sôi sục như vậy, cho nên năm 1521, khi Giáo Hoàng Leo X (1513-1521) quyết định trừng phạt ông (Linh-mục Martin Luther) bằng lệnh rút phép thông công và ra lệnh cho chính quyền địa phương tại Đức phải bắt ông trao cho Tòa Án Dị Giáo để trị tội, thì cả chính quyền và nhân Đức đều thách thức, bất tuân lệnh của giáo hoàng, và tổ chức quân đội chuẩn bị đương đầu đối phó với thế lực phản động và phong kiến địa phương cấu kết  Vatican. Cũng may là vào lúc này, cũng như tại Âu Châu,  người dân Đức đã được mở rộng tầm mắt, đã nhìn thấy rõ bộ mặt thật của Vatican và bọn quạ trắng, quạ đỏ, quạ tím và quạ đen, cho nên, ngọai trừ một nhóm thiểu số, hầu như toàn thể nhân dân Đức đều đồng lòng đoàn kết đứng sau Linh-mục Martin Luther và các nhà cầm quyền Đức. Nhờ vậy mà họ đã đại thắng trong cuộc chiến chống lại Vatican này.

Ngay sau đó, có rất nhiều nhà trí thức Đức trong đó có nhà thần học Philipp Melanchthon (1497-1560) nhập cuộc tiếp tay Linh-mục Martin Luther soạn thảo một hệ thống tín lý Ki-tô mới thay thế hệ thống tín lý Ki-tô La Mã (Ca-tô). Hệ thống tín lý mới này thường được gọi là đạo Tin Lành Luther (Lutheran Protestantism).  Hệ phái Tin Lành này không những được nhân dân Đức (vốn là tín đồ Ca-tô của Vatican) nồng nhiệt đón mừng và tin theo, mà còn được một số lớn người dân tại các nước Trung Âu, Đông Âu, Bắc Âu  và Tây Âu cũng từ bỏ Giáo Hội La Mã, đi theo đạo Tin Lành Luther.

Kể từ đó, ngoài trừ một số rất nhỏ, tuyệt đại đa số nhân dân Đức và nhân dân các quốc gia Trung Âu, Đông Âu, Bắc Âu và Tây Âu không những dứt khoát từ bỏ cái Giáo Hội La Mã mà học giả Henri Guillemin gọi là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (L’ Église Malheureuse), mà còn cương quyết liều thân chống nó đến cùng để bảo vệ cái quyền làm người của họ. Cũng vì thế vào đầu thế kỷ 17, khi Vatican ở hậu trường xúi giục chính quyền đạo phiệt Ca-tô ở Pháp do Hồng Y Richelieu nắm quyền thủ tướng với toàn quyền chuyên chính trong thời Vua Louis XIII (1610-1643) và Hồng Y  Mazarin  gốc Ý, nối tiếp Hồng Y Richelieu nắm quyền thủ tướng trong thời Vua Louis XIV (1643-1715) phát động các cuộc chiến nhằm tiêu diệt các ông hoàng có thế lực theo đạo Tin Lành, đặc biệt là ở Đức, thì họ tình nguyện đầu quân và liều chết chiến đấu dưới quyền các ông hoàng Tin Lành. Vì vậy mà cuộc chiến này giằng co kéo dài tới 30 năm trời (1618-1648). Mãi  tới khi các thế lực Ki-tô cả hai phe lâm chiến đều mệt mỏi  và tài chánh kiệt quệ, không còn khả năng tiếp tục chiến đấu nữa, thì các cuộc chiến này mới chấm dứt bằng Hòa Ước Westphalia. Các nhà viết sử đều ghi nhận rằng cuộc chiến này đã mang lại chiến thắng cho các quốc gia chống lại Vatican vì rằng những khoản tài sản khổng lồ của Giáo Hội La Mã  tại các quốc gia này bị phe Tin Lành chiếm đoạt. Nói cho rõ hơn, kể từ đó các quốc gia Âu Châu hoàn toàn làm chủ tất cả các tài sản của quốc gia họ đã bị Vatican chiếm đoạt . Ngay cả các quốc gia còn nằm dưới ách thống trị của Vatican như nước Pháp (vào lúc đó) cũng có thể vùng lên chống lại Vatican vào bất cứ thời điểm nào để đòi lại các khoản tài sản của Vatican ở trong lãnh thổ Pháp. Sự kiện này được sách Living World History viết như sau:

Hòa Ước Westphalia giải quyết dứt khoát được quyền làm chủ tài sản mà Giáo Hội La Mã đã chiếm đoạt trước đó bằng cách nói rõ người nào đã làm chủ các khoản tài sản vào năm 1624 dù là  Tin Lành hay Ca-tô thì sẽ được quyền tiếp tục làm chủ những khoản tài sản đó. Hòa ước này cũng ban cho hệ phái Tin Lành Calvin những đặc quyền giống như những đặc quyền mà Hòa Ước Augsburg trước kia đã  ban cho hệ phái Tin Lành Luther. Một trong những ý nghĩa vĩ đại nhất của Hòa Ước  Westphalia là các quốc gia đã đạt được chiến thắng giành được quyền độc lập đối với các thế lực  như Giáo Hội La Mã và Đế Quốc Thần Thánh La Mã  mưu đồ áp đặt quyền lực bao trùm lên các quốc gia của họ (tức ở ngoài biên giới của hai thế lực này.[7]

3.- DÂN TỘC NGA DÙNG BIỆN PHÁP MẠNH ĐỐI PHÓ VỚI VATICAN

Cũng như nhân dân các nước Anh, Pháp, Ý và Đức, nhân dân Nga cũng vô cùng căm phẫn, thù ghét Vatican và bọn giáo sĩ của cái tôn giáo quái đản này. Bằng chứng rõ ràng cho sự kiện này là văn hào Leo Tolstoy (1828-1910) người Nga nói rằng:

Tôi tin chắc rằng giáo lý của Giáo Hội Mã (Ca-tô) là một sự nói láo xảo quyệt và xấu xa theo lý thuyết, và là sự pha trộn của sự mê tín thô thiển nhất và trò ma thuật về phương diện thực hành. Đúng vậy, tôi không thể chấp nhận một thuyết không hiểu nổi là thuyết Ba Ngôi và huyền thoại về sự sa ngã của con người, vì chúng vô lý trong thời đại của chúng ta. ”  [8]

Đế Quốc La Mã trong thời cực thịnh thống trị phần lớn lãnh thổ Âu Châu và các vùng ven Biển Địa Trung Hải tức là bao gồm luôn cả phần lớn lãnh thổ của Nga Âu. Vào năm 324, Hoàng Đế Constantine (280-337) chia lãnh thổ đế quốc này ra làm Đế Quốc Tây Phương với thủ đô hành chánh là Rome và Đế Quốc Đông Phương với thủ đô hành chánh là Constantinople (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), thì lãnh thổ Nga Âu nằm trong Đế Quốc Phương Đông. [Vào thời điểm này, nước Nga chưa ra đời. Mãi đến thế kỷ 9, Nga mới lập quốc.] Cũng từ đây Đạo Ca-tô La Mã  (Roman Catholicism) do Hoàng Đế Constantine biến chế từ đạo Ki-tô Do Thái (Jewish Christianity) dần dần phân hóa thành hai hệ phái Ki-tô giáo La Mã (Roman Christianity) và Chính Thống Giáo (Orthodox). Người dân Nga thuộc về hệ phái Chính Thống Giáo. Năm 1054, Chính Thống Giáo chính thức ly khai với Vatican và trở thành thù địch với Vatican. Dĩ nhiên là dân tộc Nga cũng coi  đạo Ki-tô La Mã (Ca-tô hay công giáo) là thù địch.

41 năm sau, tức là vào năm 1095, Giáo Hoàng Urban II (1088-1099) phát động chiến tranh thập tự, đem quân thập ác sang vùng Palestine tàn sát tín đồ Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo một cách cực kỳ man rợ. Trong cuộc chiến này, người dân Nga ở trong vùng lâm chiến cũng trở thành nạn nhân khốn khổ của những đoàn quân thập ác tham chiến. Kể từ đó, mối thù của tín đồ Chính Thống Giáo (trong đó có người Nga) đối với Vatican và đạo Ca-tô càng trở nên sâu nặng hơn.

Năm 1917, Cánh Mạng Nga thành công. Vatican coi nước Nga và nhân dân Nga như là kẻ tử thù. Kể từ đó Vatican luôn luôn đưa ra chiêu bài diệt trừ Cộng Sản và chống Cộng Sản đến cùng. Sự thực, chiêu bài này chỉ là bức bình phong che đậy cho dã tâm hủy diệt Chính Thống Giáo giống như Vatican muốn hủy diệt Do Thái Giáo và các hệ phái Tin Lành ở Âu Châu.

Năm 1933, tín đồ Ca-tô Adolf Hitler (1889-1945) lên cầm quyền thiết lập chế độ Đức Quốc Xã, thì Vatican cấu kết với chế độ bạo ngược này, đưa tên bạo chúa Francisco Franco (1892-1975) lên cầm quyền thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô (1936-1975) gấy nên cuộc nội chiến Tây Ban Nha kéo dài cả 3 năm trời. Chính quyền Cách Mạng Tây Ban Nha đơn thương độc mã không chống lại phe đạo phiệt  Ca-tô Francisco Franco có cả Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý tiếp tay và viện trợ, cho nên cuối cùng bị thảm bại vào năm 1939. Sau đó, năm 1941, Vatican lại cấu kết với Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý đưa tên bạo chúa Ante Pavelich lên thiết lập chế độ phiệt Ca-tô ở Croatia trong những năm 1941-1945, sát hại tới hơn 700 ngàn người mà hầu hết nạn nhân là tín đồ Chính Thống giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.

Trong những năm 1935-1945, thấy rằng phe Trục ở thế mạnh và đang trên đà chiến thắng ở nhiều nơi, Vatican quay ra ngầm đi với phé Trục chống lại Phe Đồng Minh Anh, Mỹ, Nga, Pháp và Trung Hoa. Tại Âu Châu, như đã nói ở trên, Vatican cấu kết với Đức và Phát Xít Ý đưa tên bạo chúa Francisco Franco và tên bạo chúa Ante Pavelich cầm quyền ở Croatia. Đòng thời, Vatican còn tích cực ủng hộ Đức Quốc Xã tấn công nước Nga. Tại Á Châu, Vatican ngầm liên kết với Nhật dùng  con bài Cường Để, Ngô Đình Diệm và nhiều tín đồ Ca-tô khác lập Đảng Đại Việt Phục Hưng để phòng hờ khi Nhật đại thắng thì Nhật sẽ đưa hai tên tín đồ Ca-tô cuồng tín này llên cầm quyền tại triều đình Huế với hy vọng sẽ lần lần thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô tại Việt Nam.

Với bản chất và những thủ đoạn quỷ quyệt lá mặt lá trái cùng những hành động độc ác và tàn ngược của Vatican như vậy, tất nhiên là người dân Nga đời đời nhớ mãi những hành động tội ác tàn sát tín đồ Chính Thống Giáo (trong đó có rất nhiều dân Nga) trong những cuộc thập chiến trong thời Trung Cổ cũng như trong thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945). Cũng vì thế mà tháng 7/1997, nước Nga chính thức thông qua một đạo luật, không cho phép Đạo Da-tô và đạo Tin Lành họat động hay truyền đạo ở quốc gia này. Sự kiện này được sách Vatican Thú Tội và Xin Lỗi ghi nhận như sau:

"Trước buổi chợ chiều ấy, Giáo Hoàng Phao Lồ II hiện nay, kêu gọi các linh mục, giám mục của ông, dốc lòng truyền bá Ki-tô giáo trong các quốc gia Á Châu. Điều đó có nghĩa là đem tai họa khủng khiếp đến cho Á Châu trong thiên niên kỷ thứ 3 này, như Giáo Hội Ca-tô La Mã đã đem tai họa cho Âu Châu trong thiên niên kỷ thứ nhất, cho Mỹ Châu trong thiên niên kỷ thứ 2, nay đến lượt Á Châu. Để ngăn chặn hiểm họa ấy, quốc hội Nga tháng 7 năm 1997 thông qua một đạo luật cho phép tất cả các tôn giáo được tự do truyền đạo tại Nga, ngọai trừ đạo Tin Lành và Thiên Chúa Giáo La Mã. Nhiều quốc gia khác ở Á Châu như Ấn Độ, Indonesia, Trung Hoa, v.v... cũng đang có những phản ứng quyết liệt trước âm mưu muốn nhuộm đen Á Châu của Ki-tô giáo." [9]

Vấn đề này cũng được cụ Trần Văn Kha nói rõ trong cuốn Đức Tin Và Lý Trí - Thông Điệp Thứ 13 của Giáo Hoàng John Paul II:

"Ở Nga: Tin của "The Register" số ra ngày Thứ Bảy 20/ 9/1997 cho biết: "Đạo luật đã chấp nhận "Chính Thống Giáo" là tôn giáo chính, kính trọng các tôn giáo khác, như Hồi Giáo, Phật Giáo và Do Thái Giáo. Đạo luật tạo ra một hàng rào ngăn cản đối với những giáo phái toàn trị (Gia-tô, Tin Lành) và hạn chế sự hoạt động của những nhà truyền giáo ngoại quốc. Các nhà phê bình cho rằng Chính Thống Giáo cũng ủng hộ đạo luật này như là một cách để ngăn cấm những người Ki-tô khác như Da-tô và Tin Lành, không cho họ được tự do họat động ở Nga." Vào ngày Thứ Sáu 19/9/1997, các nhà làm luật ở Hạ Viện đã bỏ phiếu chấp thuận (đạo luật trên đây) với 358 phiếu thuận và 6 phiếu chống."[10]

Ông Phan Đình Diệm, hội truởng hội Giê-su giáo ghi nhận:

“Luật tôn giáo của viện DUMA (Quốc Hội) nước Nga năm 1997 chỉ công nhận Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo là "4 Tôn Giáo cao cấp hạng nhất là Tôn Giáo của Dân Tộc" của toàn nước Nga, được hưởng tròn đầy tự do và được hưởng nhiều quyền lợi. Tôn Giáo hạng hai là các "gíao phái ngoại nhập" phi dân tộc, trong đó có Công Giáo Rôma, các giáo phái Tin Lành, không có tự do và không có quyền lợi gì hết và chịu một hạn chế gắt gao, bị kiểm sóat nghiêm ngặt mọi hiện hữu, mọi hoạt động, mọi sở hữu phải đăng ký, những biện pháp dự liệu trong luật tiến gần đến chỗ như là cấm đạo, như là trục xuất, như là triệt tiêu."[11]

4.- TINH THẦN CHỐNG VATICAN CỦA DÂN TỘC TIỆP KHẮC

Cũng như các dân tộc các quốc gia khác ở Âu Châu, dân tộc Tiệp Khắc cũng từng là nạn nhân khốn khổ của Vatican từ thời bạo chúa Ca-tô Charlemagne (768-814). Vì thế mà nhân dân Tiệp Khắc vô cùng thù căm phẫn và hết sức thù ghéi Vatican không kém gì các dân tộc nạn nhân khác của Vatican. Cũng vì thế mà ngay từ khi Chủ  Nghĩa Nhân Bản (Humansm) và Phong Trào Phục Hưng (The Renaissance) bùng lên tố cáo tội ác của Giáo Hội La Mã vào đầu thế kỷ 14, thì người dân Tiệp Khắc đã hăng hái tham gia và tích cực hoạt động trong các phong trào này để chống lại Vatican. Nói về những hoạt động của Phong Trào Nhân Bản tố cáo tộ ác của Giáo của Giáo Hội La Mã, sách  Men and Nations ghi nhận:

“Theo thời gian, Chủ Nghĩa Nhân Bản trở nên một trường phái học thuật có một quan niệm nhân sinh mới. Một trong những đặc tính của quan niệm nhân sinh mới này là tinh thần phê phán. Thí dụ như một số tư tưởng gia trong phong trào này chỉ trích Giáo Hội La Mã, chống đối những điều mà họ cho là  thói hư, tật xấu, những khuyết điểm trong tổ chức và trong việc quản trị của giáo hội. Những người này vẫn còn giữ vững niềm tin tôn giáo, nhưng họ không thể chấp nhận quyền lực của giáo hội mà không hoài nghi và thắc mắc.”[12]

John Huss

Nói đến người dân Tiệp hăng hái hưởng ứng Chủ Nghĩa Nhân Bản và Phong Trào Phục Hưng trong các hoạt động tố cáo tội ác của Giáo Hội La Mã, là phải nói đến người dân xứ Bohemia (nằm trong nước Tiệp Khắc) mà nhà lãnh đạo của họ là nhà ái quốc John Huss (1372-1415). Vì  tích cực  viết sách nêu lên những sai lầm trong hệ thống thần học Ki-tô và hăng say tố cáo tội ác của Giáo Hội La Mã, ông John Huss bị Giáo Hoàng John  XXIII (1410-1415) [một trong những bạo chúa Ca-tô ác độc, dâm loạn nhất trong giáo triều Vatican] âm mưu cùng với tên bạo chúa Ca-tô Sigismund (Hoàng Đế Thần Thánh La Mã) bắt giam vào cuối tháng 11/1414, rồi đưa ra Tòa Án Dị Giáo của Giáo Hội La Mã tuyên án tử hình, và cuối cùng ông bị đưa lên giàn hỏa thiêu vào ngày 6/7/1415.[13]

Kể từ đó, lòng căm phẫn và thù ghét Vatican càng chất chứa trong lòng người dân Tiệp Khắc và họ sẵn sàng vùng lên tru diệt cái “tôn giáo ác ôn” này.  Cũng vì thế mà trong thời Phong Trào Tin Lành Luther nổi lên ở Đức vào cuối thập niên 1510, nhân dân Tiệp Khắc triệt để ủng hộ và đứng về  phe Tin Lành chống lại Nhà Thờ Vatican. Rồi trong thời Chiến Tranh Lạnh (1947-1990), thế giới chia ra làm hai phe kình địch giữa một bên là phe Cộng Sản do Liên Sô chỉ đạo, và một bên là phe Tư Bản do Hoa Kỳ lãnh đạo có Vatican ở đằng sau, thì nước Tiệp Khắc nằm trong quỹ đạo của Liên Sô (chống lại Nhà Thờ Vatican). Khi chế độ  Cộng Sản ở Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, thì người nhân dân Tiệp khắc  cương quyết theo chế độ dân chủ và chống lại Vatican một cách hết sức mãnh liệt. Bản tin dưới đây do nhật báo "Seattle-Post Intelligencer [Seattle] ra ngày  February 6, 2003" nơi trang  A3 cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

“Một vị dân biểu quốc hội Tiệp Khắc, (quốc gia này sẽ gia nhập  Khối Âu Châu Hợp Nhất vào năm tới), là ông Jan Zahadil tuyên bố, "Đề cập đến Thượng Đế trong bất kỳ hiến chương nào của Khối Âu Châu Hợp Nhất là một ý kiến ngu xuẩn, nó chỉ tạo nên những mối bất hòa mà thôi. Không được có một tí gì liên hệ trực tiếp với tôn giáo cả." [14]

5.- TINH THẦN CHỐNG VATICAN CỦA DÂN TỘC TÂY BAN NHA

Trong các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội La Mã, Tây Ban Nha là  nước gánh chịu thống khổ đau thương nhiều nhất và trong thời gian lâu dài nhất. Dân tộc Pháp được coi như thoát khỏi được cái ách thống trị bạo tàn của Giáo Hội La Mã kể từ khi Cách Mạng Pháp bùng nổ vào ngày 14//7/1789, dù rằng cuộc chiến chống lại Vatican còn giằng co cho đến năm 1905 họ mới thành công ghi vào hiến Pháp điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền”. Trong khi đó thì  nhân dân Tây Ban Nha vẫn còn phải tiếp tục kéo dài kiếp sống dưới sự kìm kẹp của “cái tôn giáo ác ôn” này tới cả gần hai thế kỷ nữa. Vì vậy, nhân dân Tây Ban Nha mới căm thù Giáo Hội La Mã và giai cấp tu sĩ Da-tô sâu đậm hơn tất cả các dân tộc của các quốc gia Âu Châu khác. Cũng vì thế mà mỗi khi có cơ hội là họ nổi lên tàn sát “bọn quạ đen” không một chút xót thương. Con số bọn quạ đen của Vatican bị nhân dân Tây Ban Nha đập chết trong thời chiến tranh Cách Mạng vào giữa thập niên 1930 được nêu lên trong bản tin dưới đây có tựa đề là "Hold on to your faith, Pope tells Spaniards của ký giả David Sharrock được công bố  trong tờ World News ngày 5/5/2003 nói lên lòng ghê tởm và căm thù của đại khối nhân dân Tây Ban Nha đối với Giáo Hội La Mã như thế nào:

"World News May 05, 03: Hold on you faith, Pope tells Spaniards" by David Sharrock:

"Hôm qua, khi tuyên bố phong thánh cho 5 người Tây Ban Nha, Giáo Hòang (John Paul II) kêu gọi người Tây Ban Nha hãy duy trì truyền thống văn hóa Da-tô (Kitô La Mã). Hàng triệu người xếp thành hàng chữ thập ở trung tâm kinh thành Madrid. Phần lớn những người này là người Tây Ban Nha và có cả những người Nam Mỹ và Ba Lan, trải dài ra bốn ngã tư đường tại Quảng Trường Columbus, nơi đó một cái bàn thờ mầu trằng vĩ đại được dựng nên để làm lễ phong thánh.

Giáo Hoàng tuyên bố phong thánh cho 2 nam  tu sĩ và 3 nữ tu, cả 5 người này đều là người Tây Ban Nha nổi tiếng là làm việc cho dân nghèo và đã qua đời trong thế kỷ vừa qua. Những bức hình vĩ đại của 5 người này treo ở tòa nhà văn phòng trông ra quảng trường.

Giáo Hoàng tuyên bố bằng tiếng Tây Ban Nha rằng, "Chúng ta ghi danh họ vào trong sách thánh và quyết định rằng tất cả đều được vinh danh là thánh ở trong Giáo  Hội".

Trong 5 năm qua, Giáo Hòang (John Paul II) đã phong thánh cho 20 người Tây Ban Nha, trong đó, có 11 người tử đạo bị Phong Trào Cộng Hòa  sát hại trong thời Thời Nội Chiến Tây Ban Nha 1936-1939.

"Trong số 5 người được  phong thánh (hôm này) có Cha Pedro Poveda là một trong số 4,184 tu sĩ bị Phong Trào Cộng Hòa sát hại trong những năm nội chiến. Các ông thánh khác là Angela de la Cruz (người thành lập  đạo nữ binh  "The Sisters" of the Company of the Cross"); Genoveva Torres (người thành lập đạo nữ binh "The Sisters of the Sacred Heart and the Holy Angels") ; Maravillas de Jesus (thành lập nhiều tu viện cho Dòng "Bare foot Camelites"); và Jose Maria Rubio, một tu sĩ Dòng Tên.

Tính đến nay, Giáo Hòang (John Paul II đã phong thánh cho 470 người và phong chân phước cho 1,314 người, nhiều hơn tổng số thánh và chân phước do tất  cả giáo hoàng tiền nhiệm đã tuyên phong trước đó.” [15]

Một bản tin khác được  nhật báo "Seattle-Post Intelligencer [Seattle]  ra ngày  February 6, 2003"  đăng nơi trang  A3 trong đó có một đoạn với nguyên văn tin sau:

"Ở Tây Ban Nha, nói đến đạo Công Giáo La Mã là gợi lại hình ảnh nhà độc tài phát xít Francis Franco mà đồng tiền Tây Ban Nha nào cũng đều có in hình của ông ta, và quyền lực của ông ta được hỗ trợ "bởi Ân Sủng của Thượng Đế"... Ngọai Trưởng Tây Ban Nha Ana Palaciao tuyên bố, "Điểm giống nhau của chúng ta là chiến đấu cho dân chủ, chiến đấu cho nhân quyền và chiến đấu để "tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền"

["In Spain, a reference to Catholicism evokes memories of the facist dictator Francis Franco, who stamped every Spanish coin with his profile and backed his grip on power "by the Grace of God."... Our identity is the fight for democracy, for huuman rights, for the separation between church and state," said Spanish Foreign Minister Ana Palacio.”[16]

6.- TINH THẦN CHỐNG VATICAN CỦA DÂN TỘC BA LAN

Aleksander Kwasniewski

Tại Ba Lan, tín đồ Da-tô  chiếm  tới  95%  dân số. Vì căm giận và thù ghét Giáo Hội đến tận xương tận tủy, cho nên khi có cuộc bầu cử Tổng Thống Ba Lan được tổ chức vào ngày 19/11/1995, họ lại dồn phiếu cho ứng cử viên Aleksander Kwasniewski, một cựu đảng viên Cộng Sản, một người vốn có thành tích chống Vatican, chứ không bầu cho ứng cử viên của Vatican là ông con chiên  Lech Waslessa. Tin tức về cuộc bầu cử này được tờ Người Việt Tây Bắc (chủ nhân là một dân Chúa ngoan đạo) số 469, phát hành ngày Thứ Sáu 1 tháng 12 năm 1995 đăng tin như sau:

"Giáo Hội Ba lan theo dõi từng bước sự thắng cử của Tân Tổng Thống cựu Cộng Sản.-  Warsaw, Ba Lan (Reuter). Vị đứng đầu Công Giáo Ba Lan, Đức Hồng Y Jozef Glemp, hôm 27/11, tuyên bố sẽ theo dõi kỹ càng các sự thay đổi chính trị tại Ba Lan, sau khi một cựu đảng viên Cộng Sản Ba Lan đã vừa đắc cử tổng thống nước này.

Hồng Y J. Glemp tuyên bố trong cuộc phỏng vấn dành cho cơ quan thông tin Công Giáo (CIA), sau khi ứng cử viên Tổng Thống cựu đảng viên Cộng Sản Aleksander Kwasniewski thắng thế trước ứng cử viên Lech Waslessa, cựu lãnh tụ Công Đòan Đòan Kết, tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo, như sau:

"Lẽ dĩ nhiên, chúng tôi sẽ không đưa ra bất cứ đề nghị nào có tính cách cách mạng với tân tổng thống cả. Tôi không nghĩ rằng, với tư cách đại diện giáo hội, chúng tôi sẽ không đảm trách vai trò chính trị nào trong tân chính phủ, tuy nhiên, chắc chắn chúng tôi sẽ theo dõi kỹ càng mọi diễn biến xẩy ra trên chính trường," Sự thắng cử với tỷ lệ phiếu mong manh của ứng cử viên Tổng Thống Kwasniewski trong cuộc bầu cử 19/11 vừa qua bị coi là một sự thất bại cho Giáo Hội Công Giáo Ba Lan, mà trước năm 1989, vẫn là hạt nhân chính yếu của phe đối lập để chống lại hệ thống vô thần Cộng Sản, mà ứng cử viên Kwasniewski  từng là một viên chức cao cấp.

Tổng Thống tân cử Kwasniewski tuyên bố, ông muốn hàn gắn mọi sự dị biệt với Giáo Hội Công Giáo Ba lan, tuy nhiên, điều này có lẽ không dễ dàng gì. Ngày 26/11, vị lãnh đạo giáo xứ Jasna Gora, từng được coi là chiến tuyến công giáo của Ba Lan ngay từ thế kỷ 17, để chống lại quân xâm lăng Thụy Điển, đã nói thẳng ra rằng, Ngài sẽ không cho Kwasniewski  đặt chân lên khu giáo xứ của ông.

Vị lãnh đạo giáo xứ trên, Ngài Szezpan Kosnik, tuyên bố trước hàng ngàn giáo dân tề tựu tại giáo đường Pauline ở Czestochowa, nằm ở phía Nam Ba Lan, như sau:

"Các cửa ngỏ của giáo xứ Jasna Gora sẽ được bít kín chống lại các kẻ thù của lòng tin Chúa, bất kể đến việc họ đã đạt đến cấp bậc lãnh đạo cao ra sao đi chăng nữa."

Các ủng hộ viên của tân Tổng Thống  Kwasniewski đã lên án sự ủng hộ của giáo hội đối với ông Lech Waslessa ngay khi vận động tranh cử, và cảnh cáo tiếp rằng điều này chỉ có hại cho giáo hội mà thôi." ["Giáo Hội Ba lan theo dõi từng bước sự thắng cử của Tân Tổng Thống cựu Cộng Sản." [17]

Chúng ta thấy rằng lời tuyên bố trên đây của ông tu sĩ Da-tô  Szezpan Kosnik quả thật là xấc xược, ngược ngạo, mất dạy đúng như truyền thống của đạo Da-tô. Lời tuyến bố  “Các cửa ngỏ của giáo xứ Jasna Gora sẽ được bít kín chống lại các kẻ thù của lòng tin Chúa, bất kể đến việc họ đã đạt đến cấp bậc lãnh đạo cao cấp ra sao đi chăng nữa”  chứng tỏ ông tu sĩ (giám-mục hay linh mục) Szezpan Kosnik đã biến giáo xứ Jasna Gora thành một quốc gia trong quốc gia Ba Lan. Trong bản văn trên đây, chúng ta thấy tất cả ngôn từ, cung cách hành xử và việc làm của ông tu sĩ Szezpan Kosnik  giống y hệt như bọn lãnh chúa áo đen ở  trên  toàn cõi Việt Nam từ năm 1858 cho đến năm 1954, ở miền Nam trong những năm  1954-1975, giống như thái độ, hành động và lời lẽ xấc xược, ngược ngạo, vong bản và mất dạy của Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội trong thời gian từ ngày 18/12/2007 cho đến ngày 22/9/2008, và giống như những lời lẽ vong bản và ngang ngược (đặt giáo luật Ki-tô lên trên luật pháp quốc gia) của Giám-mục Nguyễn Văn Nhơn (rằng, sau khi xem xét, thấy các vị này không làm bất cứ điều gì ngược với giáo luật hiện hành) trong bản văn thư đề ngảy 23/9/2008 trả lời văn thư của ông Nguyễn Thế Thảo (yêu cầu xử lý nghiêm minh giám mục Ngô Quang Kiệt, linh-mục Vũ Khởi Phụng, các giáo sỹ Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong về tội vi phạm luật pháp trong vụ gây bạo loạn tại  178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội trong những ngày 15/8 – 219/2008).

Thái độ xấc xược, ngược ngạo và trịch thượng của ông tu sĩ Da-tô Szezpan Kosnik đã làm cho nhân dân Ba Lan vốn đã ghê tởm Vatican lại càng trở nên ghê tởm hơn nữa. Vì thế mà  trong cuộc bầu cử được tổ chức vào khi hết nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng Thống  Kwasniewski sắp hết hạn, ứng cử viện cựu đảng viên Cộng Sản  này lại một lần nữa đắc cử với đại đa số phiếu và ứng cứ viên của phe bảo thủ thân Vatican lại bị rớt đài một lần nữa. Sự kiện này được ông Lưu Vũ ghi lại trong www.danchimviet.com  ngày 24/6/2006 với nguyên văn như sau:

Cái không thích của một cá nhân không thể chống lại lòng mong muốn của đa số. Giống hệt ở Ba Lan. Hiến pháp Ba Lan cấm chủ nghĩa cộng sản hoạt động. Những người cựu cộng sản Ba Lan đã khôn ngoan, lột xác, từ bỏ ý thức hệ cộng sản chuyển sang khuynh hướng dân chủ - xã hội. Đã hai nhiệm kỳ (8 năm trong 17 năm nay chuyển hoá chế độ) họ giành được đa số phiếu và nắm quyền lãnh đạo đất nước, trước sự hằn học, tức tối của các đảng cánh hữu chia rẽ, mất đoàn kết, tranh giành nhau ngôi thứ. Những con chim đầu đàn của Công Đoàn Đoàn Kết tranh đấu cho Ba Lan dân chủ phải nhịn nhục chào thua, đành nuốt quả đắng khôi phục lại lực lượng để giành lại lá phiếu trong kỳ bầu cử tiếp theo. Làm gì hơn? Chả lẽ anh lại gây bạo động chống lại chính cái mục đích mà anh đã dấn thân: người dân lựa chọn lãnh đạo bằng lá phiếu.”[18]

NÓI CHUNG về mức độ ghê tởm và căm phẫn Giáo Hội La Mã của nhân dân Âu Châu, học giả Da-tô Phan Đình Diệm ghi nhận  như sau:

"Tại Âu Châu, tiếp theo thời Phục Hưng - Tái Sinh  - là 300 năm "Thời Hậu Kitô  Giáo". Và hôm nay, qua bản dự thảo Hiến Pháp Âu Châu, Thiên Chúa Giáo đã bị đào tận gốc, trốc tận rễ, san bằng phẳng, đi vào lãng quên trong tâm hồn người dân trên lục địa này. Giáo Hoàng Rôma trong mấy tuần qua liên tiếp than phiền, tháp chuông trơ trọi im tiếng như cây khô mùa đông. Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris đi vào hoang phế, thời oanh liệt nay còn đâu? "Nền cũ lâu đài bóng tịch dương". Một tôn giáo một thời ngàn năm hùng mạnh như Đế Quốc La Mã "Ego sum Papa sum Caesar", nay đã thật sự cáo chung." [19]

KẾT LUẬN:

 

Phần trình bày trong các Chương 15, 16 và 18 trên đây cho chúng ta thấy rõ sự ghê tởm và lòng căm thù của nhân dân Âu Châu đối với Giáo Hội La Mã lúc nào cũng sôi sục, phừng phừng như muốn bùng lên thành những cơn bão lửa thiêu rụi cả Tòa Thánh Vatican, cơ quan đầu não của cái thế lực mà văn hào Voltaire gọi là "cái tôn giáo ác ôn".

Sự kiện nhân dân các quốc gia Anh, Pháp, Ý, Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Tây Ban Nha và các dân tộc Mỹ Châu La-tinh (sẽ được trình bày trong Chương 19 ở sau) đều là tín đồ của Giáo Hội La Mã mà lại cương quyết vùng lên làm cách mạng, đạp đổ quyền lực của Giáo Hội La Mã mà họ gọi là “cái tôn giáo ác ôn” và “cái Giáo Hội Khốn Nạn”, tịch thu hết tất cả tài sản của Vatican, tước bỏ hết tất cả quyền lực, quyền lợi và tàn sát giai cấp tu sĩ áo đen (gọi họ là “lũ quạ đen”), và những phần tử ngoan cố làm tay sai của Vatican. Tất cả  khiến cho chúng ta phải suy nghĩ là TẠI SAO họ lại căm thù và ghê tởm Vatican và các ông tu sĩ Da-tô của Giáo Hội La Mã như vậy?

Vấn đề đặt ra là, VÌ LÝ DO NÀO mà lại xẩy ra tình trạng gần như toàn thể tín đồ của Vatican tại các quốc gia trên đây nhất tề nổi lên làm cách mạng để phế bỏ tín lý nhảm nhí Ki-tô và triệt hạ quyền lực của Vatican?

Đây là những bài học lịch sử mà người dân Chúa Việt Nam cần phải học hỏi và suy nghĩ để mau mau thức tỉnh, và tự thóat ra khỏi cơn mê “mơ về nước Chúa” để trở về với cộng đồng dân tộc và thế giới văn minh của lòai người. 

Sự kiện con số  tín đồ Da-tô của  Giáo Hội La Mã  tại Tây Âu  và  Châu  Mỹ La Tinh lên gần 99% mà họ lại ghê tởm, căm  thù Giáo Hội La Mã và bọn tu sĩ Da-tô như vậy đã khiến cho các bậc thức giả phải suy nghĩ  để tìm ra một giải đáp thích đáng cho về vấn đề này.


 

CHÚ THÍCH


[1] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1984), pp 155-156.

Nguyên văn: "The contrast between the impoverished southern European countries and the flourishing northern European states at this time was a glaring one. Already Protestant England had become a world power and was on its way to founding one of the great commercial empires; Protestant Prussia was prosperous and powerful; Protestant Holland was already starting the overseas trade that in time would offer it the title of empire. A traveller from northern and central Europe down into France, the Iberian peninsula, and Italy would be struck by the contrast in economic welll-being, standard of living, and general education of the people. The northern and the central nations, predominantly Protestant, had none of the starvation and endemic poverty exhibit down south. Classical capitalism was off on its first flight and the Protestant nations were ready to take advantage of it. The statesmen and kings in southern Europe held Rome and the papacy primarily responsible for that degrading difference them and their Protestant counterparts.

[2] Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 300.

[3] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: Putnam’ s, 1984), p. 170..Nguyên văn: "On August 19, 1870, the protecting French troops withrew definitely. With the battle of Sedan on September 2, the empire of Napoléon III came to an end. The papacy had lost its last defender, and France, the "eldest duaghter of the Church" was to have an astounding 99 goverments between 1871 and 1940. Immediately the Italian nationalist troops march on Rome. They encamped around the old Leonine walls of Rome on September 19. The following day, after some three hours of artillery barrage and sporadic hand-to-hand fighting, the pope ordered the white flag to be raised above the dome of St. Peter at 9:30 A.M. Ten minutes later, all firing had ceased. The Italian troops entered the city and took possession of it all, leaving Vatican Hill untouched. The papal State had ceased to exist. Its 16,000 square miles were now reduced to 480,000 square meters on and around Vatican Hill where St. Peter's it adjoining buildings, and the Vatican gardens were clustered. The next day, September 21, Pius IX (1846-1878) wrote a short note to his nephew:  Dear Nephew:  All is over. Without liberty, it is impossible to govern the Church. Pray for me, all of you. I bless you. Pius P. IX."

[4] Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 290

[5] Trần Chung Ngọc, Sđd., 299.

[6] Trần Chung Ngọc, Sđd., 297.

[7] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois:Scott Fresman and Company, 1974). 324. Nguyên văn: “The Peace of Westphalia settled the question of ownership of  Church property by specifying that those who held the land in 1624, whether Protestant or Catholic, would retain ownship. The Peace also granted the same privileges to Calvinism as had been given to Lutheranism in the Peace of Augsburg. Of greatest significance Westphalia symbolized  the victory of individual nations over more far-reaching organizations – such as the Church and the Holy Roman Empire – that attempted to transcend national boundaries.” 

[8] Trần Chung Ngọc, Sđd d., tr. tr. 295. Nguyên văn: “I am convinced that the teaching of the church is in theory a crafty and evil lie, and in practice a concoction of gross superstition and witchcraft. It is true, I deny an incomprehensible Trinity. And the fable regarding the fall of man. Which is abusrd in our day.”.

[9] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr 10 .

[10], Trần Văn Kha, Đức Tin và Lý Trí – Thông Điệp  Thứ 13 của Giáo Hoàng John Paul II (Westminster, CA: Văn Nghệ 1999), tr. 257-58. Nguyên văn: "The bill enshrines Russia's Orthodox Church as the country's preeminent religion, but also pledges repect for religions such as Islam, Buddhism and Judaism. It creates a barrier for totalitarian sects and limits the activity of foreign missionaries. But critics say the Orthodox Church also is backing the measure as a way to prevent other Christians, such as Catholics and Protestants, from operating freely in Russia. On Friday September 19, 1997, lawmakers in the lower house, or Duma, voted 356-6 in favor of the bill." 

[11] Phan Đình Diệm. "Thư Góp Ý Pháp Lệnh Tôn Giáo" ngày 5 tháng 8 năm 2003. pddiem@hotmail.com.

[12] Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich. 1975), p.294.Nguyên văn: “As time went on, Humanism became more than a certain type of scholarship; it also came to mean a new outlook on life. One characteristic of this outlook was a critical spirit. Some Humanists, for example, criticized the Church, protesting against what they regarded as defects in its organization and administration. Men like this remained religious, but they were less inclined than earlier thinkers to accept Church authority without question.”. 

[13] Xin xem Chương 8, sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa (Houston, TX: Văn Hóa, 2000) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

[14] Constant Brand (Associated Press). "Seattle-Post Intelligencer" [Seattle] February 6, 2003" Page A3. Nguyên văn: "Jan Zahradil, a Czech parlimentarian whose country will join the EU next year, said mentioning God in any EU charter was "a stupid idea (that) will only provokes disagreements. There should be no direct link to religion at all.".

[15] World News May 05, 2003. Nguyên văn: "The Pope urged Spain yesterday to remain to its Roman Catholic culture and faith when he proclaimed five new Spanish saints One million people formed a giant cross at the heart of Madrid as a congregation of mostly Spaniards, but also South Americans and Poles, spread out along four boulevards  intersecting at Columbus Square, where a huge white altar was built for canonisation Mass.

"We inscribe them in the book of the saints and establish that in all the Church they be devoutly honoured among the  saints," the Pope said in confident Spanish.

In the five years he has canonised 20 Spaniards, 11 of them "martyrs" who were killed by republicans during the Spanish Civil War of 1936-1939.

Among the five who were proclaimed  saints was Father Pedro Poveda, one of 4,184 priests killed by republicans during the war. The other saints are Angela de la Cruz, who founded the Sisters of the Comppany of the Cross; Genoveva Torres, who founded the Sisters of the Sacred Heart and of the Holy Angels; Maravillas de Jesus, who founded couvents for the Order of Barefoot Carmelittes; and Jose Rubio, a Jesuit priest...

The Pope has now canonised some 470 people and beattified 1,314, more than all his predecessors combined...".

[16] Constant Brand (Associated Press). "Seattle-Post Intelligencer" [Seattle] February 6, 2003" Page A3.

[17] Người Việt Tây Bắc số 469, ngày 1/12/1995.

[18] Lưu Vũ. “Cờ quạt và nỗi bất hạnh của người Việt.” www.danchimviet.com  Ngày 24/6/2006.

[19] Phan Đình Diệm. "Thư Góp Ý Pháp Lệnh Tôn Giáo" ngày 5 tháng 8 năm 2003. pddiem@hotmail.com.

Trang Nguyễn Mạnh Quang