Thư Ngỏ Gửi Đức Giáo Hoàng John Paul II

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ010.php

03 tháng 10, 2008

Xem bản Anh ngữ

Pope His Holiness
Apostolic Palace
00120 Vatican City, Italy
Telephone: 39-6-69-88-50-88

Tacoma ngày 19 tháng 9 năm 1999 (*)

Thưa Giáo Hoàng,

Trong suốt thập niên vừa qua, liên tiếp nhiều lần Ngài đã làm những việc đáng ca ngợi, để lại những nét son trong lịch sử Giáo hội. Năm 1992, Ngài chính thức nhìn nhận Giáo Hội đã hành động sai lầm trong vụ án Galileo Galilei (1). Cuối năm 1994, Ngài lại kêu gọi giáo dân phải thống hối trước khi bước sang thiên kỷ thứ 3 (2). Những hành động cao đẹp này đã làm cho nhân dân thế giới vô cùng phấn khởi và tin tưởng rằng đó chỉ là một trong những việc khởi đầu của Ngài để xét lại toàn bộ những việc làm sai lầm của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm vừa qua. Phấn khởi hơn nữa là từ đó cho đến năm 1998, Ngài đã chính thức xin lỗi các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội tại nhiều nơi trên thế giới, tính đến nay tất cả đã hơn 94 lần (3). Lại càng phấn khởi hơn nữa là vào cuối tháng 7-1999, Ngài lại khẳng định rằng:

- "Thiên đường không phải là một nơi chốn trừu tượng hay hữu hình cụ thể chiếm một khoảng không gian trên chín từng mây, mà thiên đường chỉ là mối liên hệ riêng tư và sống động giữa cá nhân của chính con người với Chúa Ba Ngôi. (Heaven is not an abstraction nor a physical place amid the clouds, but a living personal relationship with the Holy Trinity)" (4).

,

- "Địa Ngục không phải là một nơi có những hình phạt do thượng đế đặt ra, nhưng chỉ là do kết quả của những thái độ và hành động con người tạo ra trong đời sống của họ." (Hell is not a punishment imposed extremely by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life" (5).

Ngày 1-9-1999, Ngài lại chính thức tuyên bố "xin lỗi về những lỗi lầm, bất công và vi phạm nhân quyền của Giáo Hội trong quá khứ" (6). Và gần đây nhất, nhân vụ Tổng Thống Vaclav Havel của nước Tiệp Khắc đến viếng thăm kinh thành Rome, ngày Thứ Sáu 17-12-1999, Ngài lại nhìn nhận và xin lỗi về việc Giáo Hội đã xử thiêu Linh-mục John Huss vào năm 1415. (7)

Sự kiện này đã khiến cho chúng tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi và tin tưởng giáo hội muốn tranh đấu cho quyền tự do dân chủ và nhân quyền cho những người dân kém may mắn tại các quốc gia vẫn còn nằm trong ách thống trị của các chế độ độc tài chuyên chính. Chúng tôi tin tưởng vào lòng thành khẩn của Ngài, Ngài cũng sẽ cứu xét những việc làm sai lầm của Giáo Hội đã gây ra cho dân tộc và đất nước chúng tôi trong mấy thế kỷ vừa qua.

Thưa Ngài, người Công Giáo thường đọc câu nhật tụng “Ăn năn, và Đền tội”.Thảm cảnh đau thương của nhân dân trong các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội là do chính sách đế quốc và những việc làm sai lầm của Giáo Giáo Hội gây ra. Cho nên không thể chỉ dùng lời nói suông là có thể xoa dịu được những vết thương mà Giáo hội đã để lại cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong mấy năm gần đây, Ngài và một số tín đồ của Giáo Hội thường cao rao tranh đấu cho các quyền tự do dân chủ và quyền làm người cho nhân dân các nước còn phải sống dưới ách thống trị của các chế độ độc tài chuyên chính. Muốn làm như vậy, Giáo Hội phải khởi động một cuộc cách mạng ngay từ thượng tầng ở ngay trong Tòa Thánh Vatican cho đến các đơn vị bé nhỏ nhất là các họ đạo địa phương ở những nơi làng xóm xa xôi hẻo lánh trong các vùng nông thôn.

Thưa Ngài, để làm được những công việc cách mạng trên đây, chúng tôi xin trân trọng đề nghị là Ngài nên cho dân chủ hóa tất cả các cơ quan trong hệ thống tổ chức của Giáo Hội, bãi bỏ tất cả những gì được xem như là chuyên chế, phong kiến lạc hậu và lỗi thời. Đồng thời xin Ngài cử người đại diện của Giáo Hội đến các quốc gia nạn nhân để bàn thảo về việc xin lỗi và nhận lãnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các quốc gia này. Dưới đây là một số đề nghị kính mong Ngài cứu xét và cho tiến hành sớm để giữ uy tín của Giáo Hội.

A. VỀ GIÁO TRIỀU VÀ BỘ MÁY CAI TRỊ

1. Dân chủ hóa tất cả cơ quan đầu não tại Tòa Thánh Vatican (Tổ chức tuyển cử để tuyển chọn người nắm giữ chức vụ giáo chủ với một nhiệm kỳ trong một thời gian hữu hạn, và nếu cần, giới hạn cả số nhiệm kỳ (term limit) đối với những người nắm giữ từ chức vụ cai quản một địa phận cho đến chức vụ giáo chủ.

2. Bãi bỏ hết tất cả lễ nghi và tục lệ xét ra không còn thích hợp với lề lối sinh hoạt của một xã hội tự do dân chủ, thí dụ như nghi lễ các vua chúa hôn chân Giáo Chủ, con chiên quỳ gối hôn kính giầy dép của các vị tu sĩ truyền giáo và hôn nhẫn của các ông giám mục.

3. Xóa bỏ tất cả những ngôn từ và danh xưng mang nặng tính cách trịch thượng, lừa bịp, ngạo mạn, xấc xược, ngược ngạo (thí dụ những từ ngữ như "công giáo", "tà giáo", "dị giáo", "trở lại đạo", "Chúa chọn", "làm sáng danh Chúa", "chống Chúa", v.v...) và những từ ngữ mang nặng tính cách phong kiến làm hèn ha và mất phẩm giá con người. (Dù là giữ một chức vụ nào đi nữa, không ai có quyền được gọi tín đồ là "con" và xưng là "cha" đối với tín đồ, v.v...).

B. VỀ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG CHÍNH TRỊ VÀ CÁC SÁCH LƯỢC MA GIÁO ĐỂ TRUYỀN ĐẠO

1. Ban hành một sắc lệnh long trọng tuyên bố rằng kể từ nay Giáo Hội dứt khoát từ bỏ chủ thuyết "thần quyền (tôn giáo) chỉ đạo thế quyền (chính quyền)".

2. Ban hành một sắc lệnh long trọng tuyên bố rằng kể từ nay Giáo Hội dứt khoát khước từ chủ thuyết chính trị dựa trên thần quyền của Saint Thomas Aquinas (1225-1274) cho rằng các nhà cầm quyền là do Thượng Đế chọn lựa, do đó nhân dân không có quyền làm cách mạng lật đổ dù cho họ là những người đã lạm quyền làm những chuyện bất công, bất chính, bất nhân và bạo ngược.

3. Ban hành một sắc lệnh cực lực lên án những sắc lệnh do Giáo Hội ban hành vào những thời điểm sau:

  • Năm 1449 (chủ trương dùng quân đội đánh chiếm đất đai ngoài vòng ảnh hưởng của Giáo Hội đễ cưỡng bách các dân tộc bị chinh phục phải theo đạo)

  • Năm 1452 (cho phép các tín đồ tay sai của Giáo Hội được quyền bắt các dân tộc bị chinh phục làm nô lệ).

  • Năm 1493 (chia thế giới ra làm hai, rồi ban cấp cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, mỗi nước một nửa). Nhân đó, ban hành một văn thư khác kèm theo long trọng tuyên bố với nhân dân thế giới rằng kể từ nay Giáo Hội dứt khoát từ bỏ các sắc lệnh trên đây và xin nhận lãnh hết tất cả các trách nhiệm về những hậu quả do các sắc lệnh trên đây đã gây ra cho các dân tộc nạn nhân.

4. Ban hành một sắc lệnh cực lực lên án bản thông điệp ngày 29-4-1814 của Giáo Hoàng Pius VII (1800-1823) gửi Gíam-mục địa phận Troyes, cực lực lên án lời tuyên bố của Giáo Hoàng Gregory XVI (1831-1846) gọi "tự do báo chí là thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tởm nhất...", và long trọng xác nhận rằng kể từ nay Giáo Hội sẽ tôn trong các quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, v.v..., giống như tại các quốc gia dân chủ tại Bắc Mỹ và Tây Âu.

5. Ban hành một sắc lệnh long trọng bãi bỏ giáo luật cưỡng bách những người thuộc các tín ngưỡng khác phải làm lễ rửa tội theo đạo rồi mới được làm lễ thành hôn với người yêu là tín đồ của Giáo Hội.

C. VỀ NHỮNG VIỆC LÀM ĐỐI VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM

1. Ban hành một văn thư long trong nhìn nhận Giáo Hội đã có lỗi lầm trong những việc làm có chủ ý làm nguy hại đến nền an ninh và chủ quyền của quốc gia Việt Nam từ tiền bán thế kỷ thứ 16 cho đến ngày nay. Những việc làm đó là:

(a). Hoạt động gián điệp, thâu thập các tin tức tình báo chiến lược gửi về Tòa Thánh Vatican và chính quyền Pháp (8)

(b). Dụ dỗ những thành phần cùng đinh nghèo khổ, móc nối với những thành phần "du đãng" và "bất mãn" đối với chính quyền của thời đó để lôi cuốn họ theo đạo. Trên thực tế việc tuyển mộ người chỉ là để tổ chức một màng lưới gián điệp nằm vùng, và đạo quân thứ năm, chờ khi có đoàn quân viễn chinh của quân Đội Liên Minh Vatican-Pháp tiến đến thì sẵn sàng làm nội ứng.

(c). Phái những điệp viên chuyên nghiệp dưới danh nghĩa là các nhà truyền giáo đến Việt Nam điều khiển các hoạt động tình báo, rồi lại trở về Âu châu và đến tận thủ đô Paris để vận động chính quyền Pháp đem quân đến đánh chiếm Việt Nam. Những cuộc vận động đó là:

i. Linh-mục Alexandre de Rhodes đến Paris vận động với triều đình Pháp Hoàng Louis XIV trong thập niên 1650.

ii. Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) mang Hoàng-tử Cảnh mới có 4 tuổi đến Paris vào giữa thập niên 1780 vận động với triều đình Pháp Hoàng Louis XVI xin gửi quân viện cho Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn,

iii. Thúc đẩy và tiếp tay cho Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) tích cực can thiệp vào chính sự Việt Nam, đặc biệt nhất là đem viện quân và vũ khí đến giúp Nguyễn Ánh trong cuộc chiến giành giật ngai vàng với nhà Tây Sơn để chuẩn bị cho mưu đồ xâm lược Việt Nam sau đó.

iv. Giám-mục Pellerin , linh-mục Legrand de Liraye và Linh-mục Huc đến Paris vào thập niên 1850 để trực tiếp vận động với Hoàng Hậu Eugenie và Hoàng Đế Napoléon III đem quân sang đánh chiếm Việt Nam.

v. Đồng lõa với chính quyền Pháp trong việc bổ nhậm Linh-mục Thierry d'Argenlieu làm Cao Ủy Đông Dương vào tháng 8 năm 1945 nhằm mục đích lôi cuốn giáo dân làm nội ứng trong mưu đồ tái chiếm Đông Dương.

vi. Đồng lõa với Đại Tướng de Lattre de Tassigny trong việc chỉ thị cho Hội Đồng Giám Mục Đông Dương gồm 14 Tổng Giám Mục và Giám Mục nhóm họp từ ngày 5 tới 10 tháng 11 năm 1951 để đúc kết một bản thông cáo. Bản thông cáo này ra lệnh cho giáo dân phải cương quyết chống lại cuộc kháng chiến đánh đuổi Liên Quân Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican mà mặt Trận Việt Minh lãnh đạo. Mười bốn vị nói trên gồm có: [John Dooley (chủ tọa), Jean Baptiste Chabatier (Pnom Penh), Ngô Đình Thục (Vĩnh Long), Jean Cassigne (Sanh, Saigon), Marcel Piquet (Lợi, Qui Nhơn), Jean Marie Maze (Kim, Hưng Hóa), Anselme Taddé Từ tức Lê Hữu Từ (Phát Diệm), Pierre Marie Chi tức Phạm Ngọc Chi (Bùi Chu), Jean Baptiste Urrita (Thi, Huế) Dominique Hoàng Văn Đoàn (Bắc Ninh), Joseph Marei Trịnh Như Khuê (Hà Nội), Fr. Felice Pérez (Hiên, Hải Phòng), Fr. Bernard Illomera (Yên, Thái Bình), Paul Renaud (Ái, Kontum)]

2. Ban hành một văn thư cực lực lên án Chương Ngày Thứ Bốn (Phần nói về Những Đạo Vạy) trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày (vì phần này vu khống và mạ lị các vị thánh tổ của các tôn giáo cổ truyền cũng như gièm pha và phỉ báng các tập tục tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam), cực lực lên án cuốn Kinh Nhựt Khóa của Tổng Giáo Phận Saigòn in vào năm 1971 và được Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình duyệt y vào ngày 19-3-1971 trong đó có những ngôn từ cực kỳ hiếu chiến và thiếu văn minh như "phá tan đạo Bụt Thần" và gọi dân tộc Việt Nam là "những quân mọi rợ". Kính xin Ngài hãy ra lệnh cấm, tuyệt đối không cho lưu hành và sử dụng cuốn Phép Giảng Tám Ngày và cuốn Kinh Nhựt Khóa trên đây.

3. Ban hành một văn thư long trọng nhìn nhận lỗi lầm của Giáo Hội đã xúi giục giáo dân Việt Nam rằng "không thừa nhận quyền lực và luật pháp của Việt Nam" và nhìn nhận lỗi lầm trong việc dạy dỗ giáo dân Việt Nam rằng "Giáo Hoàng ở La Mã mới là vị vua tối cao duy nhất của giáo dân" và rằng "họ chỉ phải tuân phục có tòa thánh Vatican mà thôi" (9). Làm như vậy, Giáo Hội có chủ ý tạo nên một tình trạng bất ổn để cho liên quân Vatican-Pháp "thừa nước đục thả câu", dễ dàng tiến vào tấn chiếm và đặt nền thống trị tại Việt Nam.

4. Ban hành một văn thư long trọng nhìn nhận lỗi lầm đã cho người chạy chọt với chính quyền Hoa Kỳ tiếp tay với Vatican trong việc vận động cho Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền nhằm mục đích thi hành kế hoạch "Gia-tô hóa" miền Nam Việt Nam.

5. Ban hành một văn thư long trọng nhìn nhận rằng suốt trong thời kỳ từ năm 1862 cho đến ngày 30-4-1975, Giáo Hội đã thu vơ được một khối lượng tài sản khổng lồ như đã được nêu ra trong tập sách “Thực Chất Của Giáo Hội La Mã”.

6. Ban hành một văn thư long trọng xin lỗi nhân dân Việt Nam về những việc làm sai lầm trên đây, và nhìn nhận rằng những việc làm sai lầm này đã gây ra cho dân tộc Việt Nam không biết bao nhiêu là thảm họa đau thương triền miên từ khi Liên Quân Pháp-Vatican tiến vào lãnh thổ Việt Nam khai hỏa, tấn chiếm và thiết lập chính quyền bảo hộ. Thảm họa này còn kéo dài cho đến ngày nay, tạo nên những vết thương vô cùng nhức nhối không biết đến bao giờ mới dứt hẳn.

7. Ban hành một văn thư thâu hồi quyết định của Giáo Hội phong thánh cho 117 người vào ngày 19-6-1988, và nhìn nhận rằng quyết định phong thánh cho những người này là một việc làm lầm lẫn lớn lao của Giáo Hội. Xin Ngài hãy xác nhận rằng những người này vì cuồng tín quá hóa ra ngu xuẩn cho nên mới có những hành động phạm phải những trọng tội phản nghịch chống lại tổ quốc Việt Nam. Vì vậy mà Giáo Hội phải chính thức thâu hồi quyết định phong thánh cho 117 tên tội đồ này để xoa dịu lòng uất hận và căm hờn của đại khối dân tộc Việt Nam đối với Giáo Hội.

8. Thành lập một ủy ban để nghiên cứu việc thương thuyết với chính quyền Việt Nam hầu tiến tới việc trả lại cho dân tộc Việt Nam tất cả đất đai và những bất động sản khác (các cơ sở văn hóa và tôn giáo). Ủy ban này gồm toàn những nhà trí thức cấp tiến và có trình độ hiểu biết nhiều về Việt Nam nhưng không có liên hệ khắng khít với các chính quyền Bảo Hộ từ 1954 trở về trước, hoặc chính quyền Ngô Đình Diệm để cho việc làm được vô tư. Việc bồi thường có thể gồm tất cả những tiền bạc của cải do anh em bà con ông Ngô Đình Diệm cùng chân tay của họ đã cướp đoạt của nhân dân Việt Nam và tẩu tán ra ngoại quốc trong đó có 18 tỷ Mỹ kim theo trị giá vào năm 1968 đã được sử gia William J. Lederer nêu lên trong cuốn "Our Own Worst Eneny" (New York, W.W. Norton & Company, Inc., 1968, trang 165) (10). Hơn nữa, sự bồi thường có thể gồm tất cả những thiệt hại trong những thảm họa đau thương do những việc làm sai lầm của Giáo Hội đã gây ra cho dân tộc Việt Nam từ trước đến nay.

Thưa Ngài, đã có những người Gia-tô cuồng tín Việt Nam cho rằng "Giả thử là thực sự có những lỗi lầm đối với dân tộc Việt Nam thì đó cũng chỉ là những việc làm cá nhân của những người Gia Tô hay các nhà truyền giáo chứ không phải Giáo Hội đã làm hay Giáo Hội có chủ ý xúi giục họ làm nên những lỗi lầm này. Do đó Giáo Hội không cần phải xin lỗi ai cả". Chúng tôi tin rằng Giáo Hoàng John Paul II là người hiểu rõ lịch sử Giáo Hội. Ngài đã hiểu rõ, qua việc ban hành các sắc lệnh vào những năm 1449 vá 1452, tất cả những thảm họa ở nhiều nơi trên khắp thế giới, là do những tín đồ quá cuồng tín, quá hăng say tuân hành các sắc lệnh của Giáo hội mà gây nên. Dẫu sao cũng là do Giáo Hôi đã thúc đẩy đàn con chiên của Giáo Hội phải làm như vậy. Là người cha của gia đình Kitô La Mã, hơn ai hết, Ngài hiểu rõ trách nhiệm của Ngài là trách nhiệm "con dại cái mang". Ngài đã cương quyết nhìn nhận những lỗi lầm của Giáo Hội trong quá khứ và xin lỗi các quốc gia nạn nhân, bất chấp cả những sự cản trở và phản đối của phe bảo thủ ngoan cố ngay từ trong tòa thánh Vatican. Những người Giatô quá cuồng tín không hiểu biết lịch sử và việc làm của Giáo Hội, lại không có đủ khả năng để phân tách và suy luận, cho nên họ không thể nào ý thức được trách nhiệm về những việc làm sai lầm của Giáo Hội. Trong tình trạng như vậy thì làm sao họ có thể hiểu được ý nghĩa cao cả của Ngài qua bao nhiêu lần nhìn nhận lỗi lầm của Giáo Hội trong quá khứ cũng như xin lỗi các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội?

KẾT LUẬN

Thưa Ngài, Ngài đã can đảm vượt qua lòng tự ái của chính Ngài và biết bao nhiêu khó khăn khác mới làm được những việc làm vĩ đại nhìn nhận lỗi lầm của Giáo Hội trong qúa khứ và xin lỗi các quốc gia nạn nhân như vậy. Ngài đã làm được những gì mà các vị giáo chủ và giáo hoàng tiền nhiệm đã không làm được. Ngài quả thật là một Giáo Hoàng vĩ đại trong lich sử Giáo Hội La Mã. Nhưng khốn nỗi, thưa Ngài, trong thực tế, cho đến nay những việc làm của Ngài mới chỉ là những "lời nói suông" mà chưa được thể hiện ra bằng những hành động cụ thể nào cả. Người ta nói "Lời nói phải đi đôi với việc làm". Các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội đang mong mỏi Ngài sớm sớm có những hành động cụ thể để cho những nỗi lòng uất ức và oán thù của họ đối với Giáo Hội sớm được nguôi ngoai mà tin tưởng vào những lời xin lỗi vàng ngọc của Ngài. Có như vậy thì mới hy vọng cứu vãn được uy tín của Giáo Hội. Có như thế thì Giáo Hội mới xứng đáng là một tôn giáo mang danh tôn thờ Chúa Jesus mà các Ngài vẫn dùng lòng nhân từ và bác ái để đi giảng đạo. Ngược lại, nếu Ngài hay Giáo Hôi vẫn còn tránh né, không muốn cụ thể hóa nhửng lời xin lỗi đối với các quốc gia nạn nhân bằng những hành động cụ thể thì chắc chắn nhân dân thế giới sẽ hoài nghi. Người ta sẽ đặt ra những vấn đề như sau:

1. Làm thế nào Giáo Hội La Mã có thể tranh đấu cho các quyền dân chủ tự do cho nhân dân thế giới khi mà chính Giáo Hội lại theo một thể chế chính trị tăng lữ chuyên chính với những lễ nghi nặng mùi phong kiến cùng những danh xưng và ngôn từ vô cùng trịch thượng và thiếu văn minh cũng như làm cho các tín đồ trở nên hèn hạ và mất giá trị con người?

2. Làm thế nào Giáo Hội có thể tranh đấu cho nhân quyền hay đòi hỏi những người khác phải tôn trọng nhân quyền khi mà chính Giáo Hội lại không tôn trọng nhân quyền của những người thuộc các tôn giáo khác qua việc đòi hòi những ai thuộc tôn giáo khác nếu muốn thành hôn với tìn đồ của Giáo Hội thì phải làm lễ rửa tội theo đạo của Giáo Hội rồi mới được Giáo Hội cho phép làm lễ hôn phối?

3. Làm thế nào Giáo Hội có thể tôn trọng quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận khi Giáo Hội chưa chính thức long trọng tuyên bố cho nhân dân thế giới biết rằng Giáo Hội cực lực lên án và bác bỏ lời tuyên bố của Giáo Hoàng Gregory XVI (1831-1846) cho rằng "tự do báo chí là thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất..."?

4. Làm thế nào Giáo Hội có thể tôn trọng quyền tự do tôn giáo khi chính Giáo Hội chưa chịu công khai cực lực lên án và long trọng tuyên bố cấm lưu hành và sử dụng cuốn Phép Giảng Tám Ngày và cuốn Kinh Nhựt Khóa của Tổng Giáo Phận Sàigòn in vào năm 1971 đã nói chi tiết trong đoạn 2 của phần C ở trên.

5. Làm thế nào Giáo Hội có thể tranh đấu, đòi hỏi công bằng cho nhân loại khi mà Giáo Hội vẫn còn giữ thái độ trịch thượng, không chịu trực tiếp thương thuyết với các chính quyền của các dân tộc nạn nhân của Giáo Hội (trong đó có Việt Nam) để tiến hành một thỏa hiệp bồi thường những thiệt hại về những thảm họa đau thương do những việc làm sai lầm của Giáo Hội đã gây ra cho họ?

Thưa Ngài, "nhất sự bất tín, vạn sự bất khả tín". Với kinh nghiệm ông Ngô Đình Diệm khi còn làm tổng thống miền Nam Việt Nam đã hứa cuội rồi tráo trở và phản phé với Quốc Trưởng Bảo Đại, với Hoa Kỳ, với các bạn bè cũ, với Phật giáo, với các thành phần đối lập và với quốc dân miền Nam Việt Nam, tất cả tới 13 lần, nhân dân Việt Nam chúng tôi đã trở nên vô cùng nhậy cảm. Hơn nữa, trong quá khứ, trong khi Giáo Hội phái các nhà truyền giáo đi tới các lục đia Phi, Mỹ và Á châu đòi tự do tôn giáo và đòi được quyền tự do truyền đạo thì tại Tây và Nam Âu, Giáo Hội lại cấm, không cho tự do tôn giáo. Tòa án của Giáo Hội đã nổi tiếng với những thành tích tàn sát tới hơn 11 triệu nạn nhân thuộc các tôn giáo khác nằm trong vòng kiểm soát của Giáo Hội. Vì thế cho nên, nếu Giáo Hội không mau mau sớm thực thi những điều nêu lên trên đây thì lòng nghi ngờ của nhân dân thế giới đối với Giáo Hội sẽ tăng lên và trở thành thất vọng.

Thưa Ngài, "Ăn năn thì phải đền tội". Chúng tôi thành khẩn kính mong Ngài lưu ý cứu xét những nguyện vọng trên đây mà sớm cho tiến hành công vịệc xoa dịu lòng căm thù và uất hận trong lòng nhân dân các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội bằng những hành động cụ thể và thiết thực là bồi thường những thiệt hại do những việc làm sai lầm của Giáo Hội đã gây ra cho họ mà chính Ngài đã nhìn nhận và xin lỗi. Nếu không như vậy, dân Việt Nam sẽ ngậm ngùi nhớ lại câu nói “Đừng tin những gì chúng nó nói, mà hãy nhìn những gì chúng nó làm" của cựu Tổng Thống Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu ngày nào . Chỉ có những hành động thực tiễn mới cứu vãn danh dự của Giáo hội.

Xin Thượng Đế ban phép lành cho Ngài.

Nay kính,

Nguyễn Mạnh Quang

(Người dân của một dân tộc nạn nhân của Giáo Hội La Mã)

7205 N. 25th St.,

Tacoma, WA 98406

CHÚ THÍCH

(1) "Giáo Hội Công Giáo Đã Nhìn Nhận Sai Lầm Trong Vụ Án Galileo". Tuần Báo Chính Nghĩa số 146, ngày 7 tháng 11 năm 1992.

(2) Paula Butturini "Pope Wants Catholic Church To Confess Its Sins". Houston Chronicle, Tuesday, November 15, 1994.

(3) Chu Văn Trình & Tường Minh. Rơi Mặt Nạ (Fallen Mask). Tavares, Florida: Ban Tu Thư Tự Lực 1998, trang bìa sau.

(4) Heaven, Hell and Purgatory. Xem thêm bài báo nhận định http://www.ncregister.com/... a_place_says_pope

(5) Jude Webber. "No Fire or brimstone, but hell's real, pope says." Houston Chronicle. July 29, 1999: page 26A. (Xem bài gốc ở báo Catholic Culture)

(6) "Đức Giáo Hoàng Jean-Paul II: Giáo Hội Công Giáo Sẽ Xin Lỗi Về Quá Khứ". Người Việt Tây Bắc số 807, ngày 7 tháng 9 năm 1999.

(7) "Pope John Paul II apologized..." The News Tribune (Tacoma), Saturday, December 18, 1999. Nguyên văn đoạn văn loan tin này như sau: "Pope John Paul II apologized Friday for the "cruel" execution of John Huss, a Czech religious reformer who was burned at the stake in 1415. The apology was timed for the visit from the Czech president, Vaclav Havel, who donated the Christmas tree outside St. Peter's that is to be lighted today." Vụ án Jan Hus (hay John Huss), đã được trình khá rõ ràng trong các trang 138-145 thuộc Chương 8 trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Nguyễn Mạnh Quang, Tacoma, WA: TXB, 1998).

(8) Avro Manhattan. Vietnam, Why did We Go? Chino, CA: Chick Publication, 1984, p.139.

(9) Nguyễn Xuân Thọ. Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897). Tác giả tự xuất bản, 1995, trang 17.

(10) Trong tác phẩm "Our Own Worst Enemy" (New York, W. W. Norton & Company - Inc., 1968), tác giả William J. Lederer viết nơi trang 165 như sau: "In addition to the visible increase in Saigon's gold reserve, approximately $18 billion, according to my Swiss and Chinese informants, had been sent to foreign banks by private Vietnamese indivisuals since 1956. Not so long ago, Madame Nhu, through a silent partner, purchased outright the second largest private bank in Paris. For cash." Xin đọc thêm nơi trang 322-323 trong Chương 11 (Thực Chất Của Giáo Hội La Mã)


(*) Cập nhật hóa lần xin lỗi gần nhất của Đức Giáo Hoàng (nói ở chú thích số 7) và dịch ra Anh ngữ ngày 10 tháng 1, 2000.

Bức thư này đã được gửi cho:

1. Giáo Hoàng John Paul II ngày 11-3-2000

2. Tổng Thống William Clinton (Hoa Kỳ) ngày 12-3-2000

3. Tổng Thống Jacques Chirac (Pháp) ngày 12-3-2000

4. Tổng Thống Seyed Mohammad Khatami (Iran) ngày 12-3-2000

5. Thủ Tướng Lionel Lospin (Pháp) ngày 20-3-2000

6. Tổng Thư Ký Kofi Annan (Liên Hiệp Quốc) ngày 20-3-2000

7. Tổng Thống Jiang Zemin Guagia Zhuxi (Trung Hoa) ngày 20-3-2000

8. Thủ Tướng Zhu Rongji (Trung Hoa) ngày 20-3-2000

9. Tổng Thống Vladimirovich Putin (Nga) ngày 20-3-2000

10. Tổng Thống Massimo D’Alema (Ý Đại Lợi) ngày 20-3-2000

11. Tổng Thống Muhamamad Rafig Tarar (Pakistan) ngày 3-4-2000

12. Tổng Thống Abduraman Narayanan Wahid (Indonesia) ngày 3-4-2000

13. Tổng Thống Kocheri Raman Narayanan (India) ngày 3-4-2000

14. Thủ Tướng John Winston Howard (Australia) ngày 3-4-2000

15. Tổng Thống Rudolf Schuster (Slavakia) ngày 3-4-2000

16. Thủ Tướng Chuan Leekpal (ThaiLand) ngày 3-4-2000

17. Báo Houston Chronicle (P.O. Box 4260, Houston, TX 77210) ngày 14-3-2000

18. Báo Seattle Times (P.O. Box 70, Seattle, WA 98111) ngày 14-3-2000

19. Báo The News Tribune (P.O. Box 1100, Tacoma, WA 98411) ngày 14-3-2000

20. Báo Seattle Post Intelligencer (P.O. Box 1909, Seattle, WA 98111-1909) ngày 14-3-2000

21. Báo The New York Times (229 West 43rd St., NY 10036-3959) ngày 14-3-2000

22. Báo Time (Tim and Life Building, Rockerfeller Center, New York, NY 10020-1393) ngày 14-3-2000

 

Xem bản Anh ngữ


Những lá thư ngỏ

Gửi Quý vị Tu sĩ Ca-tô và giáo dân người Việt (Nguyễn Mạnh Quang)

Letter To Pope John Paul II (Nguyễn Mạnh Quang)

Thư Cám Ơn (Charlie Nguyễn)

Thư KMTD - Hiền tài hay Việt gian ? (Nguyễn Mạnh Quang)

Thư Ngỏ gửi Cám Ơn TGM (Trần Chung Ngọc)

Thư Ngỏ Gửi Giáo Hoàng John Paul II (Nguyễn Mạnh Quang)

Thư Ngỏ Gửi TGM Ngô Quang Kiệt (Nguyễn Mạnh Quang)

Thư Thắc Mắc của HS KMTD (Nguyễn Mạnh Quang)