Mối Ác Cảm Của Nhân Dân Thế Giới

Đối Với Giáo Hội La Mã

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/MOIACCAM/NMQ_00.php

bản rời | toàn tập | 02 tháng 4, 2010

 

LỜI NÓI ĐẦU

Tình cờ, người viết thấy trong tờ nhật báo The Tacoma News Tribune số ra ngày 30/1/2010 có bản tin nói về chuyện “Giáo Hoàng gièm pha và phỉ báng cái mối ác cảm càng ngày càng lan rộng đối với đạo Ki-tô.” (Rome: Pope decries growing “aversion to Christianity”). Rồi ngày hôm sau, người viết lại được đọc bài viết “Hiện Tượng Chia Rẽ Tôn Giáo Trên Diễn Đàn Điện Tử” của một giáo dân người Việt. Bài viết này chụp cái mũ “chia rẽ tôn giáo” lên đầu một số tác giả có những bài viết nói lên những sự thật về tính cách huyễn hoặc, phí lý, bịp bợm, loạn luân, loạn dâm, phi nhân, bạo ngược và dã man trong tín lý Ki-tô cũng như về những rặng núi tội ác cúa Giáo Hội La Mã chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua. Trong số nạn nhân bị chụp “cái mũ” này, có Giáo-sư Trần Chung Ngọc và cá nhân người viết. Vì vậy nhân cơ hội này người viết sẽ trình bày cặn kẽ cho độc giả thấy rõ:

1.- Nguyên nhân đưa việc nhân dân thế giới có mối ác cảm đối với Giáo Hội La Mã,

2.- Nguyên do làm cho mối ác cảm này càng lan rộng và càng mãnh liệt.

3.- Khổ nạn của những người nói lên những sự thật về những chủ trương, chính sách và những hành động bất chính, đại gian, đại ác của Giáo Hội La Mã.

4.- Chủ trương cố hữu của Giáo Hội La Mã là kỳ thị, hủy diệt các tôn giáo và các nền văn hóa khác bằng đủ mọi cách. Cho tới ngày nay, chủ trương này vẫn không thay đổi.

5.- Những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã chống lại nhân loại và dân tộc Việt Nam ta.

Tập sách này chia thành những tiết mục như sau:

 

PHẦN I: Sự hình thành và khu rừng tội ác của GHLM

Chương 1: Tại sao nhân dân nhiều nơi trên thế giới lại thù ghét Giáo Hội La Mã?

Chương 2: Nhưng tại sao Ki-tô Do Thái không bị người dân đương thời thù ghét?

Chương 3: Quyền lực đưa Giáo Hội La Mã vào vực thẳm tội ác

Chương 4: Bạo ngược, và loạn luân hơn cả tội ác thường phạm

Chương 5: Quyền lực làm cho nội bộ xâu xé lẫn nhau và phân hóa

Chương 6: Như Chuyện Hà Bá Cưới Vợ

PHẦN II: Phản Ứng Của Giáo Hội Đối Với Mối Ác Cảm Của Thế Giới

Chương 7: Giáo Hoàng Benedict XVI sỉ nhục và lên án những mối ác cảm đối với đạo Kitô

Chương 8: Cái xấu nhất trong những cái xấu và cái ác nhất trong những cái ác

Chương 9: Bản Chất Việc GH Benedict XVI Phỉ Báng Mối Ác Cảm Của Nhân Dân Thế Giới

Chương 10: Phản ứng từ các hàng giáo phẩm đến giáo dân

Chương 11: Chính sách tuyên truyền siêu việt của Vatican và bọn văn nô Ca-tô người Việt

Chương 12: Những chuyên quái thai trong kinh thánh, những hành động và ngôn từ ngược ngạo trong đạo Ki-tô

Chương 13: Chương 13: Chống đỡ, chạy tội và nhận vơ: để tô vẽ cho Giáo Hội La Mã

Chương 14: Về ông giáo dân trí thức Lê Hữu Mục

Chương 15: Một số bằng chứng hiển nhiên về chuyện đạo văn và nói láo trong đạo Ki-tô

 

VÀO BÀI

Trước đây, vào cuối thập niên 1950, ông Phạm Văn Sơn đã biên soạn bộ sách Việt Sử Tân Biên (Glendale, CA: Đại Nam) gồm 7 cuốn, trung bình mỗi cuốn vào khoảng 470 trang. Tiếp theo, vào năm 1960, ông lại cho xuất bản cuốn Việt Sử Toàn Thư (Glendale, CA: Đại Nam) dày 744 trang. Đọc cả hai tác phẩm này, chúng ta thấy nội dung gần như hoàn toàn giống nhau, chỉ khác có một điểm là cuốn Việt Sử Toàn Thư là một cuốn sử tóm lược, và bộ sách Việt Sử Tân Biên gồm 7 cuốn là một bộ sách lịch sử Việt Nam được biên soạn công phu hơn với nhiều chi tiết hơn. Như vậy, chúng ta có đoán ra được ý muốn của tác giả là cuốn Việt Sử Toàn Thư dùng để dành cho tất cả những người yêu thích lịch sử tìm đọc và có thể tiếp nhận những nét chính trong đó một cách dễ dàng, còn bộ Việt Sử Tân Biên là để dành cho các sinh viên ban sử và các nhà nghiên cứu tham khảo.

Chúng ta cũng lại thấy vào năm 1967, sử gia Joseph Buttinger đã hoàn thành bộ sử Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praeger, 1967) gồm 2 quyển, dày 1346 trang. Sau đó, năm 1968, ông lại cho xuất bản cuốn Vietnam: A political History (New York: Frederick A. Praeger, 1967) dày 566 trang. Cả hai tác phẩm này đều có nội dung nói về lịch sử Việt Nam, nhưng cuốn Vietnam: A political History chỉ là một cuốn sử Việt Nam tóm lược, còn bộ Vietnam: A Dragon Embattled được trình bày với rất nhiều chi tiết. Như vậy là chủ tâm trong việc biên sọan hai tác phẩm này của sử gia Joseph Buttinger cũng giống như chủ tâm của sử gia Phạm Văn Sơn biên sọan hai tác phẩm Việt Sử Toàn Thư và Việt Sử Tân Biên.

Tương tự như hai nhà viết sử Phạm Văn Sơn và Joseph Buttinger, từ năm 1997, người viết đã tiến hành biên soạn bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã (chưa biết rõ là dài bao nhiêu trang – Chắc chắn số lượng trang không kém số lượng trang của bộ Việt Sử Tân Biên của ông Phạm Văn Sơn là bao nhiêu). Thế rồi, vì nhu cầu của thời cuộc, từ đầu năm 2009, người viết lại biên soạn thêm tập sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam, và năm nay (2010), lại biên thêm tập sách này nữa. Cả ba tác phẩm này đều có chủ đề là Giáo Hội La Mã với ý chính là nói (1) về thủ đoạn mượn danh tôn giáo để lừa bịp người đời, và (2) về những hành động chính trị bất minh, bất chính, đai gian, đại ác của Giáo Hội La Mã chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua. Tuy nhiên, trong ba công trình biên soạn này, mỗi tác phẩm có một số vấn đề được nhấn mạnh. Chủ đích trong việc biên soạn ba tác phẩm khác nhau này của chúng tôi thì cũng giống như chủ đích như đã nói trên của hai nhà viết sử Phạm Văn Sơn và Joseph Buttinger.

Ngoài chủ đích như trên, tập sách này còn có mục đích giúp cho độc giả nhìn thấy rõ hơn về một số vấn đề liên hệ đến những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã và nhìn thấy rõ giới tu sĩ và con chiên người Việt, nhất là bọn văn nô có mấy điểm đặc biệt là (1) “La Mã hơn cả La Mã” (2) ngoan cố, (3) lươn lẹo, gian manh, quỷ quyệt, xảo trá, (4) viết láo, viết bậy, viết bừa, cãi chày, cãi cối để chạy tội cho Giáo Hội la Mã và cho bọn con chiên Việt gian bán nước cho Vatican, cho Pháp và cho Mỹ từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay.

Hy vọng tập sách nhỏ có thể giúp cho người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngọai biết rõ về Giáo Hội La Mã và nếp sống văn hóa trong xã hội con chiên người Việt. Thiết nghĩ rằng, có biết rõ như vậy, thì mới có thể thẩm định một cách đứng đắn và chính xác lý do TẠI SAO trong quá khứ họ lại cấu kết chặt chẽ với Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp Vatican (trong những năm 1858-1954) cũng như với Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican (1954-1975), và bây giờ, họ vẫn còn tiếp tục đánh phá chính quyền và nhân dân ta dài dài từ năm 2001 cho đến nay.

Tiếc rằng, vì quá bận rộn trong việc tiếp tục đọc và sửa bản bộ sách Lịch Sử Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã và tập sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam, cho nên người viết không có hoàn cảnh in và phát hành tập sách này. Chúng tôi mong ước cá nhân hay tổ chức nào có khả năng in ấn và phổ biến sâu rộng tập sách này cho nhiều người cùng đọc, đặc biệt nhất là để cho các em học sinh, sinh viên được biết rõ những sự thật lịch sử vốn đã bị bưng bít và bóp méo cho đến ngày 30/4/1975. Quý vị có thể liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ E-mail của Ban Biên Tập sachhiem.net. Chúng tôi chỉ yêu cầu để nguyên văn như bản chính gốc và ghi rõ tên tác giả. Có thế thôi!

Trân trọng và đa tạ,

Nguyễn Mạnh Quang

 

 

PHẦN I

TỔNG LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ KHU RỪNG TỘI ÁC CỦA GIÁO HỘI LA MÃ

 

DẪN NHẬP

Đối với những người có lý trí để tìm hiểu sự vật và phân biệt được giữa cái đúng và cái sai, giữa cái thuận lý và cái nghịch lý, giữa nhân ái và bạo ngược, giữa nguyên nhân và hậu quả,  v.v…, thì cái nền tảng hay căn bản (kinh thánh) của đạo Kitô không khác gì bọn người vu hích trong thời tối cổ ở Trung Quốc. Nói về cung cách làm ăn bất chính của bọn người vu hích ở Trung Quốc, sách Nho Giáo viết:

"Phàm người đời đã bị cực khổ mà lại học hành không có, việc hay dở không biết thế nào, tất là phải chìm đắm vào những điều mê hoặc và tin những việc quái lạ. Vu là người con gái và hích là người con trai làm nghề đồng bóng, tức là bọn đồng cốt thày cúng, thày pháp, v.v... lấy điều cát hung, họa phúc, dùng những phương thuôc huyễn hoặc mà đánh lừa những người ngu dại, đem sự thần thánh ma quỉ mà dọa nạt người thường để làm nghề kiếm ăn. Ở nước Tầu, về đời Thượng Cổ, bọn vu hích có thế lực rất mạnh, thậm chí nhà nào cũng thờ quỉ, thờ thần. Cổ thư nói rằng, "dân thần tạp nhụ, gia vi vu sử: Dân với thần lẫn lộn, nhà nào nhà ấy cũng có vu sử." Nhà vua thấy thế mới sai quan định rõ việc thần và việc người để ngăn cấm bọn vu hích làm mê hoặc lòng người. Thiên Lữ hình trong Kinh Thi nói rằng: "Mệnh, Trọng, Lê tuyệt địa thiên thông, võng hữu giáng cách : Vua sai họ Trọng, họ Lê định điển lễ rõ ràng, để phân biệt việc người việc thần, không cho người ta nói bậy là thế nào thần cũng giáng, hay dùng cách không chính đáng mà cũng cảm cách được đến thần." Đế vương đời trước cho dân mê tín những sự yêu quái, là vì không hiểu rõ cái chính lý của trời đất, không phân biệt điều thiện điều ác, cứ hay tìm mối họa phúc ở chỗ mơ màng mờ mịt. Vậy nên định rõ việc thờ cúng để chính lòng người và làm cho rõ đạo thường.

Tuy vậy, lòng người vẫn bị những vật dục làm mờ tối đi, thành ra thế lực của bọn vu hích càng ngày càng mạnh. Về sau vua phải đặt: "Tư vu chưởng quần vu chi chính lệnh : Quan tư vu cai quản và sai khiến bọn vu nhân" (Chu Lễ : Tư vu). Xem thế biết rằng đạo thánh hiền tuy là công chính, nhưng vẫn không có thế lực bằng cái thuật của bọn vu hích. Vì đạo của thánh hiền chỉ riêng cho những người đi học mà thuật của bọn vu hích thì lan ra khắp cả bàn dân thiên hạ."[1]

Đọc qua bản văn trên đây, rồi đọc thêm câu chuyện Hà Bá Lấy Vợ (Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc & Từ An Trần Lên Nhân, Cổ Học Tinh Hoa – Quyển Thứ Nhứt (Glendale, CA: Tinh Hoa Miền Nam, tr. 34-35), và đọc thêm kinh thánh Kitô, chúng ta thấy rằng ngay từ thời thượng cổ, ở Đông Phương cũng như ở Tây Phương và ở Trung Đông, tất cả đều có bọn người lưu manh bịa đặt ra những chuyện hoang đường về quyền năng và rất nhiều ác tính của các ác thần trong đó có cả những đòi hỏi cực kỳ ngang ngược, và phi lý. Đạo Ki-tô gọi các ác thần này là Chúa Trời, Chúa Cứu Thế, trong khi bọn thày cúng đồng cốt ở trên ven sông Chương Hà ở nước Ngụy, Trung Quốc là thần sông (hà bá).

Dã tâm của họ nói chung là dùng những ác thần này để mê hoặc, lừa bịp và hù dọa người đời hầu thỏa mãn những mưu đồ bất chính. Tệ hơn nữa, bọn người lưu manh này luôn mưu đồ cấu kết với cường quyền để cưỡng bách người dân dưới quyền phải tuân thủ những điều chúng bịa đặt ra. Tính cách lưu manh nổi bật nhất trong những điều chúng đòi hòi là phải đóng góp tiền cho chúng thu vơ, và phải lao động không công (làm nô lệ) cho chúng trong những dự án xây cất nơi thờ cúng, và các xí nghiệp kinh doanh của chúng. Việc làm này được chúng ngụy tạo là “phục vụ Chúa” hay “cúng thần”. Tình trạng này quả thật là một vấn nạn trong xã hội loài người khi mà tình trạng dân trí còn quá thấp kém và những phát minh khoa học hay những phương pháp luận lý, những triết lý chưa đủ phổ biến hay chưa được tiến đến tột đỉnh để giải quyết tất cả những âu lo của loài người.

Cùng đứng trước vấn nạn như vậy, người dân Đông Phương may mắn có được các bậc đại hiền có khả năng nhìn xa trông rộng, sớm nhận thực được cái mối đại họa này. Vì thế mà họ đã cố gắng tìm ra được những biện pháp giải quyết bằng cách khẳng định rằng (1) đạo đức và tôn giáo là hai phạm trù khác nhau, (2) cần phải phân biệt rõ ràng, và (3) phải đặt tôn giáo dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của chính quyền. Đoạn văn chót trong bản văn nói trên cho chúng ta thấy rõ như vậy. Xin ghi lại đọan văn này để độc giả dễ dàng theo dõi:

“Tuy vậy, lòng người vẫn bị những vật dục làm mờ tối đi, thành ra thế lực của bọn vu hích càng ngày càng mạnh. Về sau vua phải đặt: "Tư vu chưởng quần vu chi chính lệnh : Quan tư vu cai quản và sai khiến bọn vu nhân" (Chu Lễ: Tư vu). Xem thế biết rằng đạo thánh hiền tuy là công chính, nhưng vẫn không có thế lực bằng cái thuật của bọn vu hích. Vì đạo của thánh hiền chỉ riêng cho những người đi học mà thuật của bọn vu hích thì lan ra khắp cả bàn dân thiên hạ."

Nói rằng đạo đức và tôn giáo là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt nhau. Vậy hai phạm trù này khác nhau như thế nào?

Xin thưa rằng, đạo đức là những gì cực kỳ nhân bản, vô cùng vô tư và hết sức vị tha mà người ta còn gọi là “công đạo”. Trái lại, tôn giáo thì nặng tính cách chủ quan, phi nhân bản, nặng lòng thiên vị, vị kỷ, lắt léo, lươn lẹo, lố bịch và trịch thượng.

Nhận xét: Từ căn bản này, chúng ta có thể nói rằng, tiêu chuẩn để cho mọi người trong xã hôi Ki tô giáo hành xử và đối đãi với nhau là dựa theo (1) tín lý Ki-tô nặng tính cách phi nhân và bạo ngược, và (2) những lời dạy trịch thượng và bịp bợm của Giáo Hội La Mã, chứ không sống theo nếp sống đạo lý (đúng nghĩa của đạo lý) như ở Đông Phương. Vì thế mà những tín hữu Ki-tô ngoan đạo đã trở thành loại người “lạc lõng, vong bản, mất hết nhân tính, đặc biệt là đối với những người ngoài đạo Ki-tô”. Cung cách hành xử của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cùng nhóm tu sĩ áo đen và đàn cừu non ngoan đạo người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại ngày nay trong mấy năm gần đây nói lên sự thật này.

Vì đạo đức có những đặc tính vô tư, vô vị lợi và hết sức cao đẹp, cho nên giá trị của nó phải được đặt lên trên giá trị tôn giáo và nếu có xung đột hay mâu thuẫn giữa đạo đức và tôn giáo, thì tôn giáo phải nhường bước cho đạo đức. Sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách The Ageless Chinese viết:

"Sự tách rời đạo đức ra khỏi tôn giáo không phải là không có phúc lợi. Đây là một nét đặc thù của nền văn hóa Trung Hoa. Người Trung Hoa cho rằng các tiêu chuẩn đạo đức quan trọng hơn các tiêu chuẩn tôn giáo. Trong trường hợp có sự xung đột giữa đạo đức và tôn giáo thì tiêu chuẩn đạo đức phải luôn luôn chiếm phần ưu thế. Người Trung Hoa quan niệm rằng các tiêu chuẩn đạo đức và tôn giáo không cần thiết phải giống nhau, trái lại đôi khi còn trái ngược nhau... Trong khi các tiêu chuẩn của một tôn giáo có vẻ kỳ dị đối với một hay với nhiều tôn giáo khác, thì các tiêu chuẩn đạo đức lại có tính bao quát phổ thông và phải được áp dụng cho tất cả mọi người. Không nên cưỡng bách những người khác phải theo tôn giáo của mình. Đối với hạng người cuồng tín về tôn giáo, làm như vậy (bắt người khác phải theo tôn giáo của mình) thì được coi là "ngoan đạo", có tinh thần tôn giáo, nhưng chắc chắn là phi luân lý, phi đạo đức. Những người cuồng tín về đạo giáo cương quyết chỉ trích, lên án và hủy diệt tất cả những tôn giáo khác bằng tất cả những phương tiện và biện pháp mà chúng có thể sử dụng được. Đó là một sự suy đồi của xã hội và chúng không đáng được đồng bào của chúng thương xót. Xã hội muốn tồn tại, thì các tiêu chuẩn đạo đức phải đứng lên trên tất cả các tôn giáo và các tôn giáo phải tuân hành các tiêu chuẩn đạo đức. Một tiêu chuẩn đạo đức như vậy phải được áp dụng để điều hành sự liên hệ giữa các tập thể (như là các giáo phái) cũng như giữa những cá nhân trong một tập thể. Khi đã tách rời đạo đức ra khỏi tôn giáo và coi đạo đức có giá trị cao hơn tôn giáo, người Trung Hoa thoát khỏi cảnh cuồng tín về đạo giáo, thoát khỏi cảnh ngược đãi và khủng bố nhau vì lý do tôn giáo. Trong khi đó các tôn giáo khác nhau vẫn sống bên nhau một cách hài hòa nếu so sánh với nhiều quốc gia khác (ở Âu châu).”  [2]

Nhờ đã tách rời tôn giáo ra khỏi đạo đức, đặt đạo đức lên trên tôn giáo và đặt tôn giáo dưới quyền quản lý của chính quyền, cho nên, ở Trung Quốc cũng như ở các quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Khổng Mạnh như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, không hề có chuyện thày cúng, thày tu nhẩy lên bàn độc múa may quay cuồng làm mưa làm gió trên sân khấu chính trị. Nhờ vậy mà quan thái thú Tây Môn Báo (chính quyền) mới có thể thẳng tay trừng trị bọn đồng bóng và thày cúng ở đất Nghiệp Đô (nằm trên ven sông Chương Hà, thuộc nước Ngụy, Trung Quốc) khi chúng cưỡng bách nhân dân trong vùng hàng năm phải đóng góp tiền bạc cho chúng để tìm kiếm cô dâu và tổ chức lễ cưới vợ cho hà bá ở khúc sông này. Nhờ việc trừng trị này mà kể từ đó cho đến cuối thế kỷ 18, ở Việt Nam nói riêng, và Đông Phương nói chung, bọn thày cúng, đồng bóng hay tu sĩ của bất kỳ tôn giáo nào cũng không thể nhân danh thần thánh hay tôn giáo để đánh phá chính quyền và gây rối trong nhân dân.

Sau này, vào giữa thập niên 1780, do việc Ngụyễn Phúc Ánh nhờ cậy Giám-mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) cầu ngoại viện để cướp ngôi của triều đình Tây Sơn mà bọn tu sĩ Ca-tô mới bắt đầu dùng chiêu bài tôn giáo đặt ra yêu sách này yêu sách nọ đòi chính quyền Huế phải thỏa mãn, rồi dùng bọn con chiên bản địa làm đạo quân thứ 5 tiếp tay cho Liên Quân Thực Xâm Lược Pháp – Vatican đánh chiếm đất nước ta làm thuôc địa. Kể từ đó, dân ta phải gánh chịu cái thảm họa bọn thày cúng áo đen mượn danh tôn giáo mưu đồ nắm giữ vai trò chỉ đạo chính quyền. NẾU không được như ý muốn, thì chúng quay ra xúi giục con chiên bản địa tập trung gây bạo loạn bằng trò hề dựng tượng bà già xề Maria và cắm thập giá bừa bãi ở những nơi mà chúng muốn chiếm đọat cho Vatican, rồi kéo nhau đến đó tập trung gây bạo loạn nhưng lại nói là “cầu nguyện” và “hiệp thông cầu nguyện”. Sau ngày đất nước thống nhất, bọn quạ đen và con chiên vong bản đã liên tục diễn trò hề này cho đến ngày nay. Khởi đầu là vào tháng 11/1992 quạ đen Nguyễn Văn Lý công bố “Tuyên ngôn 10 điểm về tự do tôn giáo”, rồi sau đó xúi giục con chiên giáo xứ Nguyệt Biều (Thừa Thiên, Huế) tập trung ở ngòai khuôn viên nhà thở nổi loạn chống chính quyền và cứ thế tái diễn nhiều lần. Trò hề này lại được tái diễn tại cổng vào tòa nhà công sở ở 142 Phố Nhà Chung Hà Nôi, từ ngày 18/12/2007 kéo dài đến ngày 30/12/008 mới chấm dứt. Rồi sau đó, chúng tiếp tục tái diễn ở nhiều nơi khác như tại Ấp Thái Hà, trụ sở Công Ty May Chiến Thắng số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội từ ngày 18/8/2008 cho đến ngày 30/8/2008, ở xã An Bằng (Huế) kéo dài từ đầu năm 2008 cho đến tháng 1/2009, ở Nhà Thờ Tam Tòa (Hà Tĩnh) trong năm 2009 và gần đây nhất là ở Đồng Chiêm, Hà Tình, và sau này không biết chúng còn diễn cái trò ma nớp này ở đâu nữa.

Trong khi đó, người dân Âu Châu và các vùng Cận Đông không được may mắn như người dân Đông Phương, nghĩa là không nhìn thấy rõ cái đại họa do bọn giáo sĩ lưu manh moi tiền thiên hạ và mưu đồ tranh bá đồ vương. Vì thế chúng luôn luôn cấu kết với các bạo quyền địa phương và các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ để tồn tại, để cùng cố quyền lực và để mở rộng vùng ảnh hưởng.

Nhờ cấu kết với các bạo quyền địa phương và các để quốc thực dân xâm lược, đạo Ki-tô mới có quyền lực. Quyền lực càng lớn và nắm quyền càng lâu thì tội ác càng nhiều, và lẽ đương nhiên là không thể tránh khỏi việc nạn nhân có mối ác cảm đối với kẻ gây ra tội ác. Đây là luật nhân quả của nhà Phật, đồng thời cũng là quy luật lịch sử và không có biệt lệ nào cả. Đạo Kitô hay Giáo Hội La Mã dù là đã tự phong là “Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền” cũng không thể thoát khỏi quy luật này được.

(xem Chương 1...)

CHÚ THÍCH


[1] Trần Trọng Kim, Nho Giáo – Tập I (Sàigòn: Tân Việt, 1952), tr. 45-46. và website THONLINE.com: http://www.thonline.com/article.cfm?id=271497

[2] Dun J. Li, The Ageless Chinese (New York Charles Scriber's Sons, 1978), tr. 70-71. Nguyên văn: "The separation of ethics from religion, a unique feature of the Chinese culture system, was not without its blessing. In the Chinese mind, ethical standards were more important than religious standards, and in case of conflict between them, the former should always prevail. As the Chinese looked at it, these two standards were not necessarily the same and were sometimes contradictory. While religious standards were peculiar to a certain religion or religions, ethical standards were universal and should be applied to all men. One should not impose his own religious standards upon others who did not belong to his religion. To do so might be regarded as religious from his point of view; certainly it was not ethical. A religious fanatic bent on the condemnation and destruction of all other religions by whatever means he possessed was a social degenerate, deserving no mercy from his fellow men. Above religious beliefs was an ethical standards which all religions must abide by if society were to survive. Such a standard governed the relations between groups of individuals (such as religious sects) as well as individuals themselves. As ethics was separated from religion and was regarded as superior to religion, the Chinese were remarkably free from religious bigotry, and persecution on religious grounds, while not absent altogether, was noticeably mild compared with that of many other countries.”


Mời đọc bài tóm tắt các việc làm của Giáo Hội qua từng thế kỷ:

1000 Năm Tàn Sát & Man Rợ - Nhân Danh Chúa -do Thường Đức (usa) sưu tầm