GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH16_3.php

11 tháng 10, 2009

Các bài trong chương 16: 1 2 3

CHƯƠNG 16 - 3


CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG TU SĨ
VÀ DUNG DƯỠNG CHO HỌ HỦ HÓA


NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT NẠN KHAN HIẾM NGƯỜI ĐI TU

 

Những điều kiện đòi hỏi trên đây đối với những người dấn thân vào học nghề làm Linh-mục đã trở thành những trở ngại lớn lao cho công việc tuyển dụng nhân sự (tu sĩ) làm việc cho Giáo Hội. Để vượt qua những trở ngại lớn lao này, Giáo Hội bèn đưa ra các biện pháp dưới đây để giải quyết. Các biện pháp đó là:

- Sử dụng miếng mồi quyền lực và danh lợi để lôi cuốn thanh thiếu niên dấn thân vào học nghề làm Linh-mục.

- Xoa dịu bằng cách phỉnh nịnh.

- Tạo cơ hội cho tu sĩ hủ hóa rồi dung dưỡng cho họ sống đời sa đọa, loạn luân, dâm loạn.

- Bao che họ khi những hành động tội ác của họ bị phơi ra trước công luận và công lý.

sẽ được chứng minh như sau.

 

A.-- SỬ DỤNG MIẾNG MỒI QUYỀN LỰC

Quan sát trong thiên nhiên, chúng ta thấy rằng, ngoại trừ trên đá và cát, ở đâu có đất mầu, có mưa, có nắng là ở đó: Cỏ hoang và cây cối thi nhau mọc lên hằng hà sa số. Trái lại, Các loại cây quý và cỏ hiếm chỉ có thể mọc và nẩy nở ở những nơi có đất mầu với điều kiện thiên nhiên thích hợp với nó, và phát triển chậm chạp.

Tương tự như các loài cây cỏ trong thiên nhiên, xã hội loài người cũng có hai loại người. Đó là loại người quân tử giống như loài cây quý, cỏ hiếm, và loại người tiểu nhân giống như loài cây hoang, cỏ dại. Nói về hai loại người quân tử và tiểu nhân, sách Nho Giáo viết:

" Lúc đầu chữ quân tử là nói người có địa vị tôn quý, mà chữ tiểu nhân là nói người thường nhân, không có địa vị gì trong xã hội. Nghĩa ấy rất rõ ở những câu này: Khổng-tử nói rằng: "Quân tử học đạo tắc ái nhân, tiểu nhân học đạo tắc dị sử giã. (Người quân tử học đạo thì yêu người, tiểu nhân học đạo thì dễ khiến.)....”

Về sau dùng rộng nghĩa ra, gọi quân tử là người có đức hạnh tôn quí và gọi tiểu nhân là người có chí khí hèn hạ. Vậy người quân tử theo nghĩa rộng, thì dẫu bần cùng khổ sở cũng là quân tử, mà người tiểu nhân tuy có quyền tước sang trọng, cũng vẫn là tiểu nhân. Người đi học cũng vậy, có người nho quân tử, có người nho tiểu nhân. Khổng tử bảo thầy Tử Hạ rằng, "Nhữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho (Nguơi là nho quân tử, không là nho tiểu nhân.)" (Luận ngữ: Ứng giả VI). Nho quân tử là người học đạo thánh hiền, để sửa mình thành người có phẩm giá tôn quý, dẫu bần cùng cũng không làm điều trái đạo. Nho tiểu nhân là người mượn tiếng học đạo thánh hiền để cầu danh, cầu lợi, miệng nói những điều đạo đức, mà bụng nghĩ làm những việc làm bất nhân bất nghĩa."

"Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt (quân tử đạt về cái lý cao minh, tiểu nhân đạt về cái lý đê hạ.)". Quân tử bao giờ cũng theo thiên lý, cho nên tâm tánh thanh minh, nghĩa lý sáng rõ, biết điều gì là càng ngày càng tinh thâm, làm việc gì càng ngày càng thuần thục, bởi vậy mới tiến lên chỗ cao minh.Tiểu nhân bao giờ cũng theo nhân dục, cho nên cái chí khí mờ tối, cứ bị vật dục sai khiến, biết cái gì càng ngày càng sai lầm, làm việc gì càng ngày càng càn rỡ, bởi vậy mà trụy lạc về đường đê hạ."

"Quân tử dụ ư nghĩa, tiêu nhân dụ ư lợi" (Người quân tử hiểu rõ chưng nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ chưng lợi." (Nghĩa là cái chính đáng của thiên lý, lợi là cái ham mê của nhân dục.) "Người quân tử hiểu sâu việc nghĩa cho nên mới dốc lòng muốn làm việc nghĩa; kẻ tiểu nhân hiểu sâu việc lợi, cho nên mới dốc lòng lo làm việc lợi. Làm việc nghĩa có lợi là chính đáng, làm việc lợi mà quên việc nghĩa là trái lẽ."

"Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân. (Người quân tử cầu ở mình, tiểu nhân cầu ở người)" (Luận Ngữ: Vê Linh Công, XV) Cầu ở mình là chỉ cầu cái thực có của mình, cầu ở người là chỉ cầu cái hư danh đối với người. Cầu ở mình thì cái đức càng ngày càng tiến lên, cầu ở người thì cái lòng muốn càng ngày càng buông xổng ra."

"Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái. (Quân tử thư thái mà không kiêu căng, tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái.)" (Luận Ngữ: Tư Lộ, XIII). Cái bụng của người quân tử chỉ theo cái lý tự nhiên, cho nên lúc nào cũng an nhàn tự đắc, không có cái gì là căng kỷ ngoại vật. Cái bụng của kẻ tiểu nhân chỉ thích cái muốn của mình, cho nên khi đắc chí thì tỏ ra mặt khoe khoang kiêu ngạo, không có thái độ thung dung như người quân tử." [17].

Giống như cây quý và cỏ hiếm trong thiên nhiên, số người quân tử luôn luôn là hiếm hoi và tỷ lệ so với những phường tiểu nhân thì hết sức là khiêm tốn. Kẻ tiểu nhân vì ham lợi, tất nhiên là háo danh. Nhưng danh và lợi thường do quyền hành mà có được. Biết rõ như vậy, Giáo Hội La Mã liền triệt để khai thác quy luật này bằng cách khơi động và nuôi dưỡng lòng ích kỷ và tính tham lam của con người rồi dùng cả danh và lợi làm miếng mồi câu nhử, dụ khị và lôi cuốn họ vào "cái tròng Da-tô" (the Catholic loop) để làm tay sai cho Giáo Hội.

Vì cần một số nhân sự quá lớn để điều hành bộ máy cai trị, quản lý các dịch vụ kinh tài và quản lý những khối tài sản kếch sù tại các thuộc địa (giáo phận và giáo khu hay họ đạo) rải rác khắp năm châu bốn bể, Giáo Hội cần phải có những cán bộ làm việc đắc lực nhưng không thể biển thủ được tiền bạc hay tẩu tán tài sản mà Giáo Hội đã giao phó. Đó là việc thu vơ lợi nhuận trong lãnh địa quản nhiệm và quản thủ khối tài sản của cải đã thu vơ được. Vì thế, Giáo Hội phải đặt ra điều kiện là họ phải sống độc thân. Sống độc thân có nghĩa là không có vợ chính thức và tất nhiên là cũng không thể có con chính thức. Có như vậy thì khi được giao phó cho trách nhiệm điều hành các dịch vụ kinh tài, quản lý những khối tài sản kếch sù và khi tiếp nhận những lợi nhuận hàng tuần, tiền vào như nước, họ không có vợ con để chuyển nhượng hay tẩu tán tài sản.

Nhưng khốn nỗi, họ lại bị bắt buộc phải sống độc thân tức là phải dứt bỏ cái tình cảm thiêng liêng nhất, cao quý nhất, có giá trị nhất, đầy tính người nhất, cái tình cảm đã làm cho con người cảm thấy cuộc sống ở đời có ý nghĩa nhất và sung sướng nhất. Đối với những hạng người vốn dĩ đã có máu tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực như những người Công Giáo “theo đạo lấy gạo mà ăn”, “theo đạo tạo danh đời” và con cháu họ, thì khi mất đi cái niềm sung sướng này là họ trở thành người bất bình thường, nếu không muốn nói là họ biến thành loài súc sinh. Chính vì điểm này mà ít có người bình thường muốn hy sinh cái tình cảm thiêng liêng cao quý để dấn thân vào cuộc đời làm Linh-mục cho Giáo Hội.

Cũng vì thế mà Giáo Hội mới thi hành sách lược dùng "miếng mồi quyền lực và danh lợi" quăng ra để câu nhử đám thanh niên tham danh, háo lợi, giống như người chủ hồ cá tra liệng "đồ phế thải trong cơ thể con người hay súc vật" xuống cho đàn cá trong hồ ào ào nhào tới tranh nhau mà đớp. Sự kiện này được nhà văn con chiên J. Ngọc kể lại trong cuốn "Cõi Phúc Và Giây Oan" bằng một câu văn rất là súc tích như đã ghi lại ở trên.

Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ cái tâm lý khiến cho thanh thiếu niên Da-tô dấn thân vào cuộc đời làm linh mục thực sự chỉ là cái tâm lý của phường tiểu nhân thèm khát quyền lực, háo danh và hám lợi, chứ không phải đi tu với chủ đích theo đuổi một lý tưởng cao cả giúp ích cho con người ở trong cõi đời này. Xin xem bài viết "Làm Linh Mục Sướng Hay Khổ ?" của linh mục Đào Quang Chinh (http://sachhiem.net/TONGIAO/tgL/LMDaoquangchinh.php)

Từ khi Giáo Hội được Hoàng Đế Constantine (280-337) cho ra đời vào khoảng giữa thập niên 310 cho đến ngày nay (2009), Giáo Hội La Mã luôn luôn dựa vào quyền lực và danh lợi để hành động, luôn luôn sử dụng chức vụ và quyền lực làm miếng mồi câu nhử tín đồ "đi tu" làm tay sai đắc lực cho Giáo Hội, và để dụ khị những người nhẹ dạ, cả tin, háo danh hám lợi chạy theo, để rồi lọt vào “cái thòng lọng Da-tô” [Cathlolic loop] để cho Giáo Hội siết cổ.

Đối với Giáo Hội, những miếng mồi quyền lực và danh lợi này là những gì cụ thể và thiết thực được Giáo Hội ban cho mà Giáo Hội không mất mát gì cả, vì rằng tất cả những gì mà giới tu sĩ được Giáo Hội ban cấp cho chỉ là những thứ mà Giáo Hội đã tiếm đọat, lừa bịp và ăn cướp được. Trong khi đó, ngay từ khi vừa mới trở thành tín đồ của Giáo Hội, tín hữu Da-tô ít nhất là mỗi tuần một lần đem tiền đến nhà thờ đóng góp cho Giáo Hội. Ấy là chưa kể hàng trăm thứ đóng góp khác, hàng trăm các buổi lễ khác đòi hỏi phải tham dự, và có tham dự là có đóng góp. Tín đồ đem mồ hôi, nước mắt (có khi cả xương máu nữa) và lòng trung thành tuyệt đối hiến dâng cho Giáo Hội để đổi lấy những lễ vụ tào lao nhảm nhí (do chính Giáo Hội bịa đặt ra) và những lời hứa hão huyền (bánh vẽ) của Giáo Hội. Dưới đây là một vài thứ bánh vẽ thông thường nhất mà Giáo Hội hàng ngày vẫn ra rả rao truyền và hứa hẹn ban cấp cho tín đồ: "sẽ được Chúa trả công", "sẽ được Chúa ngự vào nhà", "sẽ được Chúa cứu rỗi", "sẽ được lên thiên đường hưởng nhan Chúa đời đời", và "sẽ không bị Chúa đày xuống hỏa ngục" (cũng lại là lời hăm dọa láo khoét).

Vì rằng, trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã (1) về phương diện hưởng thụ vật chất, đi tu hay làm Linh-mục là bước vào thế giới sống trong nhung lụa và cuộc đời vương giả, tha hồ được tẩm bổ bằng những thứ cao lương mỹ vị cùng với những thứ rượu ngon thượng hảo hạng nhập cảng từ bên Ý, bên Pháp, (2) về phương diện danh vọng và quyền lực, một khi đã trở thành Linh-mục rồi, sau đó sẽ có thể trở thành Giám mục, Tổng Giám mục, Hồng y, và rất có thể trở thành Giáo Hoàng. Như vậy, trong xã hội con chiên, đi tu làm Linh-mục quả thật là một cái nghề vô cùng béo bở. Những thực trạng này đã trở thành những động lực mạnh nhất khiến cho những hạng người hám lợi, háo danh và thèm khát quyền lực lăn xả vào học nghề làm Linh-mục. Chả thế mà:

"Một bản thống kê cho biết: một xứ có 900 ngàn dân mà có tới 3 ngàn tu sĩ; và cứ 2 trong 5 (40%) đứa con hoang là con của các ông tu sĩ." ( "One amazing statistic emerges: in a country of 900,000 people, there were 3,000 clergy; and yet two out of five bastards were born to the clergy."[18]

"Về phần các giáo sĩ, họ bị cưỡng bách phải chọn lựa hoặc là được chính thức lập gia đình thì không được làm giáo sĩ, hoặc là được làm giáo sĩ thì không được chính thức lập gia đình. Cách chọn lựa hay nhất là làm giáo sĩ và sống chung với bạn gái mà không cần phải có hôn thú." (For their part, priests were forced to choose between having a wife and having a carreer. The middle course was to choose a concubine."[19]

Dù rằng họ bị ràng buộc bởi điều kiện phải sống "độc thân", nhưng không có nghĩa là không có quan hệ tình cảm và tình dục với phụ nữ, nghĩa là Nếu có tài "gạ gẫm" các nữ tín đồ thì cứ việc thả sức trổ tài.

B.- XOA DỊU BẰNG CÁCH PHỈNH NỊNH

Tình yêu lứa đôi trai gái và tình thương yêu vợ con là thiên bẩm, tự nhiên phát sinh. Vì thế, bất cứ người nào khi đến tuổi yêu đuơng thì tất cả những thất tình lục dục tự nhiên trở thành sinh động, dồn hết nỗ lực vào việc đi tìm kiếm "người yêu" để cho con tim được hòa nhịp theo quy luật "âm dương kết hợp":

Đây là trạng thái tâm lý của những thanh thiếu niên nam nữ từ khi bước vào tuổi dậy thì và cũng là tiến trình của tình yêu lứa đôi rồi thăng hoa thành tình yêu vợ chồng, tạo nên mái ấm gia đình. Tiến trình này là một sự tự nhiên không mấy ai là không trải qua. Đây là một thứ tình yêu vô cùng thiêng liêng và vô cùng trân quý. Vì hết sức thiêng liêng và trân quý như vậy, cho nên khi bị phá vỡ hay bị cưỡng bách phải từ bỏ thì tất nhiên là nạn nhân phải bất mãn và căm thù thủ phạm đã gây ra tai kiếp này. Đây là một trong những quy luật tâm lý. Giai cấp giáo sĩ hay tu sĩ Da-tô cũng không đi ra ngoài cái tiến trình phát triển tâm lý thèm khát yêu đương này, và cũng không thoát khỏi tình trạng đau lòng khi bị tước bỏ mất nó hay bị ép buộc phải gạt qua một bên để làm tròn nghĩa vụ "phải sống độc thân" đối với Giáo Hội La Mã.

Giai cấp giáo sĩ hay tu sĩ Da-tô là những cán bộ nòng cốt trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội. Nếu cứ để họ tiếp tục bất mãn vì nguyên nhân trên đây thì sớm hay muộn rồi họ cũng sẽ liên kết với nhau thành một lực lượng chống lại Giáo Hội. Do đó, Giáo Hội phải tìm ra biện pháp xoa dịu lòng bất mãn này của họ bằng một sách lược vừa phỉnh nịnh cho họ thoả mãn lòng tự ái và lòng háo thắng, vừa làm cho họ hủ hóa.

Thấy rằng sử dụng miếng mồi quyền lực, danh và lợi cũng không đủ bù đắp những thiệt hại lớn lao cho giới tu sĩ do việc tước đọat mất cái tình cảm thiêng liêng vĩ đại nhất của con người là cái quyền được yêu, quyền được cùng với người yêu sinh con đẻ cái và sống với nhau trọn đời trọn kiếp, Giáo Hội bèn tìm cách tôn vinh họ bằng danh xưng "tu sĩ" và "giáo sĩ" mà nghiệp vụ đích thực là các ông thày tế lễ hay thày tư tế và phù thủy, và khoác thêm cho họ một tính cách thiêng liêng vào cái nghề thày cúng kiêm phù thủy này bằng cụm từ "người mang chức thánh", "đại diện Chúa", rồi cho rao truyền rằng chức vụ của họ quyền năng như quyền năng của Chúa và có giá trị thiêng liêng ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ lúc nào, dù là ở trong gia đình khi nói chuyên với cha mẹ của họ, họ cũng vẫn phải được coi như là người đại diện của Chúa. Đây là biện pháp phỉnh nịnh đưa họ lên tới tận mây xanh đề lợi dụng họ.

Giáo Hội dạy dỗ con chiên và cao rao rằng các Linh-mục, Giám mục, Tổng Giám mục, Hồng y và Giáo Hoàng là những "tu sĩ" và "mang chức thánh". Thế nhưng, trong thực tế, từ Giáo Hoàng cho đến các Linh-mục thuộc loại cùng đinh đều là những hạng tiểu nhân, ngoài việc cầu khấn và làm lễ ra, chẳng bao giờ nghĩ đến việc tu tâm dưỡng tính hay sửa mình để chính tâm sao cho lòng ngay thẳng, ngay thẳng với chính họ, ngay thẳng với tín đồ và ngay thẳng với những người khác tôn giáo. Sự thật về cuộc đời và cung cách hành sử của họ thật là vô cùng kinh tởm. Sự thật này đã được trình bày rõ ràng và đầy đủ với nhiều chi tiết trong các Chương 12, 13, 14 và 15 ở trên. Sau khi đọc hết các chương sách này, quý vị sẽ thấy rõ bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của những người được Giáo Hội tôn vinh gọi là "tu sĩ" và "mang chức thánh".

Căn cứ vào những việc làm trong những vai trò mà Giáo Hội giao phó cho họ (đã trình bày ở Chương 7 ở trên), họ đã trở thành những tên tội đồ phá hoại xã hội. Trong lịch sử và ngay trong các cộng đồng Da-tô giáo ngày nay, có rất nhiều người trong họ chỉ là những tên hung thần và những con ác quỷ dâm dục. Thật là tội nghiệp cho những từ "tu sí", "thánh" và "thánh thiện" đã bị Giáo Hội La Mã hiếp dâm một cách vô cùng trắng trợn và hết sức dã man. Quả thật Giáo Hội La Mã đã chiếm giải vô địch trong lịch sử nhân loại về thành tích hiếp dâm ngôn ngữ.

C.- TẠO CƠ HỘI HỦ HÓA

Dù rằng đã sử dụng miếng mồi quyền lực và danh lợi để lôi cuốn con chiên đi học nghề Linh-mục và sử dụng biện pháp phỉnh nịnh để xoa dịu lòng đau xót vì bị tước đọat mất cái nhân quyền và sinh thú quan trọng nhất trong cuộc đời của họ, Giáo Hội cũng vẫn không tuyển dụng đủ số cán bộ để cung ứng cho nhu cầu nhân sự điều hành các cơ quan trong bộ máy cai trị tại chính quốc (State of the Vatican City) và tại các thuộc địa ở rải rác khắp nơi trên thế giới, dù rằng con số này vào những năm gần đây đã lên tới 400 ngàn người. Xin xem lại Chương 7 ở trên. Lý do là vì Giáo Hội tham lam ôm đồm cả giáo quyền lẫn thế quyền vào trong tay. Vì lý do này mà Giáo Hội lại phải dùng đến biện pháp hấp dẫn hơn để lôi cuốn con chiên dấn thân vào cuộc đời "linh mục" làm tay sai cho Giáo Hội suốt đời suốt kiếp. Đây là biện pháp tạo cơ hội cho họ (tu sĩ) được tự do trổ tài hủ hóa và sống đời bê bối thối tha, sa đọa, loạn luân và dâm loạn, miễn là vẫn giữ được quy chế độc thân và tỏ lòng tuyệt đối trung thành với Giáo Hội. Xin gọi biện pháp này là biện pháp giúp cho tu sĩ giải quyết vấn đề sinh lý bị dồn ép.

Biện pháp dã man này được cho ra đời vào thời điểm sau khi Giáo Hội đã điều nghiên tình trạng giới tu sĩ bị dồn ép về sinh lý, không có "nơi xả xú bắp" sẽ khiến cho họ có thể từ bỏ cuộc đời "hữu danh vô thực" "có tiếng mà không có miếng"(miếng đây có nghĩa là hưởng thụ thú vui nhục dục hay tình yêu lứa đôi trai gái) của họ, Tòa Thánh Vatican bèn tìm ra một biện pháp giúp cho họ giải quyết vấn đề "bị dồn ép" này bằng cách tạo cơ hội cho họ mặc sức trổ tài gạ gẫm nữ tín đồ, dù rằng Giáo Hội đã biết rõ biện pháp này rất nguy hiểm cho hạnh phúc gia đình của tín đồ. Sự kiện này được cựu giáo sĩ Peter de Rosa ghi lại như sau:

"Đệ Tứ Hội Nghị Lateran vào năm 1215 quyết định buộc giáo dân phải xưng tội với giáo sĩ hàng năm. Cũng tại Hội Nghị này, Giáo Hoàng Innocent III (1198-1216) đưa ra quyết định chót về luật tu sĩ phải sống độc thân. Hai giáo luật này hợp lại làm nguy hại cho đời sống đạo đức của cả giáo sĩ và giáo dân. Nó đưa đến tội lỗi mà giáo luật gọi là "gạ gẫm", có nghĩa là một giáo sĩ lợi dụng lúc xưng tội để làm chuyện vô luân. Dĩ nhiên là Giáo Hội có những hình phạt về tội lỗi này. Những hình phạt này dần dần trở nên nghiêm khắc hơn, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy có sự giảm bớt về số lần các ông giáo sĩ lợi dụng chức vụ để gạ gẫm các nữ tín đồ đến xung tội." Nguyên văn: "The Fourth Council of the Lateran in 1215 made it obligatory for lay people to confess annual to their priests. This was the same Council at which Innocent III gave celibacy its final form. The combination of these two rules was to prove harmful to the morals of both clergy and laity. It led to the sin known in canon law as "solicitation", that is a priest using confession for immoral purposes. Of course, penalties were imposed by the church. They became increasingly severe, but there is no evidence that they disminished the number of times priests took advantage of their position to make passes (tìm cách gạ gẫm) at their penitents."[20]

Việc sử dụng biện pháp dã man trên đây để giúp cho giới tu sĩ giải tỏa tình trạng bị dồn ép về sinh lý và tâm lý, chứng tỏ Giáo Hội La Mã có dã tâm sử dụng nữ tín đồ như là miếng mồi dụ dỗ giới tu sĩ để lôi cuốn họ dấn thân vào hố sâu tội ác dâm loạn, bất kể gì đến hạnh phúc gia đình của giáo dân. Sử dụng biện pháp này, tức là Giáo Hội đã cố tình tạo ra một môi trường thuận lợi để cho giới tu sĩ có cơ hội "gạ gẫm", "tán tỉnh" nữ tín đồ ở một nơi vắng vẻ "cấm ngoại thủy không ai được biết". Trong hoàn cảnh đó, nữ tín đồ đến xưng tội, hiện ra giống như một con nai tơ chờn vờn trước mặt con cọp đói đã nhịn ăn lâu ngày. Không biết luật xưng tội quy định nơi "xưng tội" như thế nào, mà trong thực tế, nơi xưng tội nằm trong khuôn viên nhà thờ (có thể gọi là phòng xưng tội), được bố trí trong ánh sáng mờ mờ ảo ảo và trong hoàn cảnh "trai đơn gái chiếc", "chỉ có hai đứa mình thôi nhé", rất thích hợp cho các Ngài trổ tài ban "thánh ngôn" để "gạ gẫm", và nếu có tài thì cứ việc "bốc hốt" thả giàn tùy theo khả năng. Làm như vậy là làm cho tu sĩ cảm thấy có sinh thú trong cái nghề làm Linh-mục, khiến cho họ bám chặt lấy Giáo Hội để được sử dụng chức "thánh" mà hưởng thụ "miễn phí" của lạ. Nếu chẳng may bị nạn nhân hay giáo dân tố cáo thì Giáo Hội sẽ hết lòng bao che, giấu giếm và cưu mang cho đến cùng để cho các ngài cứ như thế mà hành xử và hưởng thụ. Những bản văn sử dưới đây do cựu Linh-mục Peter de Rosa viết trong cuốn Vicars of Christ cho chúng ta thấy rõ được phần nào trong chính sách dã man này của Giáo Hội:

"Sự lạm dụng tại phòng xưng tội đã trở thành quá thông thường ở khắp mọi nơi đến nỗi giáo dân phải nói với nhau rằng nếu giáo sĩ nghe xưng tội của họ mà đã có tai tiếng rồi thì khỏi cần phải xưng tội dâm đãng với ông ta. Sự cách biệt và kín như bưng của phòng xưng tội đã giúp cho các ông linh mục nghe xưng tội được gần gũi các bà hay các cô vào những lúc sơ hở nhất của họ, nghĩa là theo giáo luật đòi hỏi họ phải xưng thú cả những ý nghĩ thầm kín cũng như hành động và khát vọng tà dâm hay không được trong sáng. Nếu có một bà xưng thú rằng bà ta đã gian dâm hay ngoại tình, thì ông linh mục nghe xưng tội có thể làm cho vấn đề trở thành trầm trọng ghê gớm nếu ông ta muốn lợi dụng trường hợp này để gạ gẫm. Vì không muốn mất thanh danh cho nên bà ta sẽ không đem những chuyện đã xẩy ra ở phòng xưng tội nói cho người khác biết." ... "Phải nên nhớ rằng sau thời Giáo Hoàng Innocent III (1198-1216) cả mấy thế kỷ, những người đến xưng tội (sám hối), lúc xưng tội hoặc là ngồi kế bên gíáo sĩ nghe xưng tội, hoặc là quỳ ngay tại chân của ông ta. Phòng xưng tội mới có từ giữa thế kỷ thứ 16, và mãi đến năm 1614 Bộ Nghi Lễ của Giáo Hội mới ra lệnh bắt buộc phải có phòng xưng tội. Dù là đã ra lệnh rồi, không phải ở đâu cũng sử dụng phòng xưng tội. Ở Tây Ban Nha, người ta sử dụng những dụng cụ thay thế đặc biệt. Có thể là một cái khung làm bằng nhiều thanh gỗ ghép lại, hoặc là một cái sàng, một cành cây hay một cái quạt để ngăn cách giữa giáo sĩ nghe xưng tội với người xưng tội. Hoàn cảnh vắng vẻ và tối om om ở trong nhà thờ rất thuận tiện cho việc gã gẫm của vị giáo sĩ nghe xưng tội. Như vậy, việc xưng tội thường là phương tiện cho giáo sĩ tán tỉnh và làm hư hỏng phụ nữ và cũng là giải thoát được tình trạng bị dồn ép của các ngài phải sống độc thân.... .

Khi nào có một linh mục bị một người xưng tội tố cáo thì tòa án của Giáo Hội có khuynh hướng là khoan hồng cho ông ta. Tháng Hai năm 1535, vị linh mục thuộc họ đạo Almodovar bị tố cáo nhiều tội cưỡng dâm và dâm đãng trong đó có cả những tội thường xuyên mò mẫm tới các ổ gái điếm và tội gạ gẫm các bà ở trong phòng xưng tội. Ông giáo sĩ này đòi một phụ nữ trẻ phải bằng lòng làm tình với ông ta rồi mới chịu ban phép xá tội cho bà ta. Ấy thế mà ông linh mục này chỉ bị phạt nhẹ và bị quản thúc tại gia có 30 ngày. Sau đó, chắc chắn là ông ta được tự do và tiếp tục hành xử nghề linh mục như trước."

("So widespread was confessional) abuse that the laity were told that if their priests of evil repute they were dispensed from the need to confess their carnal sins to him. The privacy of the confessionial provided the clergy with ready access to women at their most vulnerable, that is, when they were obliged by canon law to confess every impure thought, deed and desire. If, say, a woman confessed to fornication or adultery, the priest made matters far worse if he solicitted her. But she was not keen to take this outside the seal of confession. She did not want to risk losing her reputation" ..."It has to be remembered that for centuries after Innocent III (1198-1216), penitents confessed either sitting next to the priest or kneeling at his feet. The confessional box or stall, now a fixture in churches, was not invented until the middle of the sixteenth century. Only from 1614 was it made compulsory by the Roman Ritual. Even then it was not widely used. In Spain any number of ad hoc substitutes were employed. It might be a grating that separated priest and penitent, or a hankerchief, a sieve, twigs or a fan. Soliciting under these circumstance in a dark and lonely church remained prevalent. Confession was thus often a means by which the clergy corrupted women eluded the demand of celibacy....

Whenever a parish priest was denounced by a penitent, the ecclesiastical court bent over backwards to be linient to him. In February 1535 the parish priest of Almodovar was accused of numerous sexual offences, including frequenting brothels and soliciting in the confessional. He had refused to give a young woman absolution until she consented to have sex with him. He was given a small fine and confined to his house for thirty days. Afterwards he was doubtless free to continue as before."[21]

"... Giáo Hoàng Paul IV (1555-1559) quyết định rằng gạ gẫm tán tỉnh nữ giáo dân đến xưng tội là đưa đến tà giáo. Việc này đã khiến cho ông ban quyền cho Tòa Án Dị Giáo những gì mà ông muốn. Quyết định này chứng tỏ rằng Giáo Hội quan tâm đến sự ngay thẳng thanh liêm trong việc xưng tội hơn là sự ngay thẳng thanh liêm của phụ nữ. Xuyên qua tất cả các vụ vi phạm phép bí tích này một cách liên tiếp, mối quan tâm chính của những người thẩm vấn của tòa án Giáo Hội không phải là phụ nữ mà là phép bí tích này đã bị lạm dụng. Thí dụ, nếu một linh mục có thể chứng minh rằng ông ta đã quyến rũ một người đến xưng tội ở nơi phòng riêng của ông ta và không có liên hệ gì với việc xưng tội thì ông ta sẽ không bị trừng phạt. " Nguyên văn: “...Paul IV decided that soliciting implied heresy; this enabled him to grant the Inquistion what he wanted. This was a decision that proved the church was more interested in integrity of confession than in the integrity of women. Through all the subsequent violations of the sacrement, the chief concern of the interrogators was not that women but the sacrament had been abused. For example, if a priest was able to show that, though he had seduced a penitent, it was in his room and in no way related to confession, he walked away without penalty."[22]

"Các nhà luân lý còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi họ đưa ra những lý lẽ ngụy biện. Họ đặt ra vấn đề là gạ gẫm bao gồm những cái gì? Sờ soạng, dùng bàn chân khều hay đụng nhẹ, vuốt ve và mân mê đôi gò bồng đảo của các bà, hay chuyển những bức thư tình cho họ? Ngôn ngữ phải như thế nào thì được gọi là dâm đãng trước khi nó cấu thành vấn đề trầm trọng? Một vài nhà đạo đức người Tây Ban Nha đưa ra một thí dụ: nếu có một phụ nữ ngất xỉu trong khi xưng tội và ông linh-mục nghe xưng tội lợi dụng cơ hội này để hiếp bà ta, rồi kết luận rằng, như vậy thì không thể gọi là gạ gẫm hay tán tỉnh được. Rõ ràng là với tình trạng như vậy, người phụ nữ đó không có cách gì để đáp ứng (những lời gạ gẫm của ông linh mục này). Những cuốn sách thần học về bộ môn luân lý được các giáo sĩ tìm đọc hay tham khảo không phải là làm cho họ trở thành những ông linh mục nghe xưng tội khá hơn mà là làm cho họ có thêm những mánh mung để gạ gẫm phụ nữ trong phòng xưng tội mà tránh được những hình phạt quy định trong giáo luật." Nguyên văn: "Moralists made things worse by casuistry. What, they ask, did soliciting consist in? Would touching hands, or playing footsie, or fondling women's breasts, or passing love-letters? And how lewd did language have to be before it constituted grave matter? Some Spanish moralists came to the conclusion that if a woman fainted while confessing and the priest took the opportunity to rape her, this did not amount to soliciting. The woman was clearly in no condition to respond. Books on moral theology were consulted by priests, not to make them better confessors (linh mục nghe xưng tội), but to teach them how to manipulate women in confession without incurring the penalties of canon."[23]

Tình trạng các linh mục gạ gẫm nữ tín đồ khi họ đến phòng xưng tội để xưng tội vẫn xẩy ra đều đều cho đến ngày nay. Mới đây, các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ có công bố một bản tin nói về một Linh-mục trổ tài làm ăn theo kiểu này và đã thành công đưa con mồi vào mê hồn trận mây mưa cho “thỏa mãn con heo lòng của Ngài mang chức thánh” kéo dài được 7 tháng trời thì con đường tình đi vào ngõ cụt. Bản tin này đã được chuyển dịch sang Việt ngữ với nguyên văn như sau:

“New YorK (AP) – Một phụ nữ đưa vị linh mục họ đạo tại sở ra pháp đình. Bà nói rằng ồng linh mục này đã quyến rũ bà bằng cách nói rằng Chúa đã "sắp đặt" cho bà làm tình với ông ta, mà thật ra là ông ta đã lợi dụng bà khi bà tới gặp ông để được ông linh mục cố vấn an ủi về tinh thần sau khi bà ly dị chồng.

Bà Judith Rodrigues đã nộp đơn kiện tại Tòa Án Tối Cao tại Brooklyn đòi 25 triệu Mỹ kim. Bà nói rằng cuộc tình dan díu với ông linh-mục này kéo dài 7 tháng đã làm cho bả cảm thấy “nhục nhã” và hết sức căng thẳng.

Người nữ tín đồ 50 tuổi tố cáo ông linh-mục này đã dùng chiếc áo linh mục và thuốc Viagra để cám dỗ bà.

Theo đơn kiện, Bà đến Nhà Thờ Our Lady of the Snows Church ở Queens để xưng tội và cho ông linh mục này biết về chuyện bà ly dị người chồng lạm dụng, khi bà nói thì ông linh mục bắt đầu “khuyến khích bà làm tình với ông ta để ông ta giúp bà vượt qua niềm đau do chồng bà gây ra và cũng là Chúa đã an bài như vậy..

Cũng theo vụ kiện, ông linh mục này đã bày tỏ tình yêu của ông ta và để lộ cả thân thể cho bà (Rodrigues-Lytwyn), và nói rằng sự có mặt của bà đã làm cho ông ta điếng người như là một tiếng sét. Và bà đã bị ông ta áp đảo tới tấp, chẳng bao lâu thi bà không thể chống nổi những đòn tấn công tới tấp của ông ta.

Bà Rodrigues-Lytwyn đã nộp theo những tấm hình của ông linh mục này, như một phần của vụ kiện, lên tòa án vào ngày Thứ Hai, trong đó có một tấm chụp ông ta không mặc áo và quỳ gối bên gường ngủ của bà. Một tấm hình khác chụp cả hai người ôm nhau tại một bãi biển tở ở Long Island. Một tấm hình khác cho thấy miệng ông ta ngậm một đoá hoa hồng..

Cuộc tình của hai người chấm dứt vào đầu tháng này sau khi bà nhận được e-mail của ông linh mục đó nói rằng “ông ta đang bị nổi mề đay ở bẹn và ở chân, và cho rằng nguyên nhân là vì ông ta đã ăn nằm với những người phụ nữ khác.”

Trong lời tuyên bố được New York Post trích dẫn, bà Rodrigues-Lytwyn nói rằng, bà đến gặp vị linh mục để được hướng dẫn về tinh thần, nhưng ông linh mục này "đã lợi dụng việc đó. Khi tôi chợt tỉnh ra, tôi nhận thấy rằng ông ta đã gài bẫy tôi.”

Nguyên văn: NEW YORK (AP) - A woman is suing her parish priest, claiming that he lured her into having sex that he said was "ordained by God." Instead, she says, he took advantage of her when she sought spiritual solace after her divorce. Judith Rodrigues-Lytwyn filed her $25 million lawsuit in Brooklyn state Supreme Court. She says the seven-month affair left her feeling "severe stress" and "shame."

The 50-year-old parishioner charges the priest with using his collar - and Viagra - to seduce her.

She had gone to confession at Our Lady of the Snows Church in Queens and told the priest about her divorce from an abusive husband, when she says he began "encouraging her to engage in a sexual liaison with him to assist her in overcoming her pain associated with her husband and because it was ‘ordained by God,' " according to the lawsuit.

He "professed his love, devotion and physical attraction to (Rodrigues-Lytwyn), stating, ‘Your presence struck me like a thunderbolt,' " according to the court papers, and she was "overwhelmed" by his advances "and soon thereafter succumbed to them."

As part of the suit, filed Monday, she provided photographs of him - one of him shirtless and kneeling next to her bed, another of the two of them embraced on a Long Island beach, and a third showing him clenching a rose in his mouth.

The relationship ended earlier this month, after she received an e-mail from the priest telling her "that he developed a rash in his groin and legs and believed it was from his sexual liaisons with others."

She had gone to the priest for spiritual guidance, she concluded in a statement quoted by the New York Post, but he "took advantage of that.... Once I got my head on straight, I realized that he preyed upon me." [24]

 

CHÚ THÍCH


[17] Trần Trọng Kim, Nho Giáo - Quyển Thượng (Sàogòn: Bộ Giáo Dục, 1971), tr 70-71

[18] Peter de Rosa, Sđd., tr 416

[19] Peter de Rosa, Sđd., tr 402

[20] Peter de Rosa; Sđd., tr 422-423.

[21] Peter de Rosa; Sđd., tr.423.

[22] Peter de Rosa, Ibid; p. 423.

[23] Peter de Rosa, Ibid; pp. 423-424.

[24] Nguồn: http://sachhiem.net/TONGIAO/tgT/TinLawJournal.php

© sachhiem.net