GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH15_1.php

03 tháng 10, 2009

Các bài trong chương 15: 1 2 3

CHƯƠNG 15 - 1


NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC
CƯỠNG BÁCH TU SĨ PHẢI SỐNG ĐỘC THÂN


Giáo Hội La Mã vừa khai thác những chuyện hoang đường đã có sẵn trong Cựu Ước Kinh, vừa sửa lại những chuyện huyễn hoặc trong Tân Uớc Kinh cho thích hợp với những thủ đọan mới nghĩ ra, vừa bịa đặt thêm những tín lý bịp bợm khác nhằm khai thác lòng mê tín dị đoan của tín đô để kinh tài. Tất cả các chuyện hoang đường, huyễn hoặc, tín lý bịp bợm trên đây được gọi là tín điều trong hệ thống thần học của đạo Kitô La Mã. Ngòai ra, Giáo Hội còn đặt ra không biết bao nhiêu là giáo luật nặng tính cách chuyên chinh và áp chế với mục địch duy nhất là kìm kẹp và bóc lột tín đồ. Tất cả các tín lý hoang đường và những giáo luật chuyên chính trên đây được coi như là những "quy tắc đạo lý" trong đạo Kitô La Mã. Tất cả mọi người trong xã hội Kitô La Mã bắt buộc phải sống theo và tin tưởng tuyệt đối vào sự linh nghiệm của tín lý Gia-tô quái đản, triệt để tuân hành những giáo luật này và lúc nào cũng phải tận lòng trung thành với Giáo Hội La Mã.

Thấy rằng nếu không có quyền lực chuyên chính, thì sẽ không có cách gì cưỡng bách người dân phải tin theo tín lý thần học Kitô. Như vây, Giáo Hội sẽ không có tín đồ, (ngọai trừ những người còn ở trong trạng thái vẫn còn tin tưởng vào chuyện tổ tiên loài người là một cặp vợ chồng được nặn ra bằng đất sét và con tin vào chuyện một người đàn bà đã có chồng và có cả bầy con mà vẫn còn gọi là "đồng trinh"), Giáo Hội bèn đưa ra chủ thuyết "thần quyền chỉ đạo thế quyền" để tiếm đọat quyền lực chính trị. Khi đã có quyền lực chính tri ở trong tay rồi, Giáo Hội sẽ có cả trăm phương ngàn kế để lùa người dân dưới quyền vào cái tròng Ca-Tô (Catholic loop) để siết cổ họ. Tùy theo hoàn cảnh của từng quốc gia, Giáo Hội sẽ có thể:

1.- Dùng bạo lực của nhà nước để cưỡng bách hay chèn ép nhân dân dưới quyền phải theo đạo,

2.- Dùng chức vụ và lợi lộc trong chính quyền như những miếng mồi để câu nhử những phường tham quyền, háo danh và háo lợi chạy theo, giống như đàn cá tra trong hồ nuôi cá  bắt mùi khi thấy những đồ phế thải có mùi nồng nặc liệng xuống. Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cựu Tướng Lâm Văn Phát, cựu Tướng Đặng Văn Quang, ông Hùynh Hữu Nghĩa và rất nhiều người khác ở miền Nam theo đạo Ca-Tô để được hưởng những đặc quyền đặc lợi của hai chế độ đạo phiệt Ca-Tô Ngô Đình Diêm và quân phiệt Ca-Tô Nguyễn Văn Thiệu ban phát cho đều ở trong trường hợp này[i].

.3.-.Đem giáo luật và tín lý nhập nhằng trộn lộn làm thành luật pháp quốc gia rồi cho ban hành và cưỡng bách nhân dân phải tuân hành giống như chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành luật 10/59 vào ngày ngày 6 tháng 5 năm 1959. Chủ đích của thế lực ở hậu trường sân khấu chính quyền miền Nam Việt Nam của việc ban hành Luật 10/59 là dùng nó làm bức bình phong che đậy cho chính sách bất khoan dung đối với các thành phần thuộc các tôn gíáo khác (đang được tiến hành bằng những chiến dịch "làm sáng danh Chúa" được ngụy trang bằng "những chiến dịch Tố Cộng"), Luật Gia Đình (ban hành ngày 2 tháng 1 năm 1959) cũng là một trong những thủ đoạn của chính quyền miền Nam Việt Nam trong việc cưỡng bác nhân dân miền Nam Việt Nam phảo sống theo giáo luật Ki-tô của Giáo Hội La Mã.

Chủ trương "thần quyền chỉ đạo thế quyền", và việc ban hành các thánh chỉ như đã trình bày ở Chương 4  ở  trên (và  nơi Chương 3 trong sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam) chứng tỏ rằng Giáo Hội có tham vọng muốn trở thành một đế quốc với dã tâm nắm độc quyền tôn giáo, độc quyền bịa đặt ra những tín điều, độc quyền sản xuất những nghi lễ cúng tế, độc quyền chính trị, và độc quyền kiểm sóat hết tất cả mọi phạm vi sinh họat trong đời sống của người dân. Sự kiện này đã được cựu giáo-sĩ Malachi Martin ghi nhận trong cuốn Rich Church, Poor Church với nguyên văn như sau:

“Trong các vấn đề tôn giáo, trước khi Kitô giáo ra đời, các tôn giáo trên thế giới đều có đặc tính khoan dung. Một trong những thông điệp của Delphic Oracle là “Mọi người đều đúng cả. Chẳng có ai quấy.” Nguyên tắc của người La Mã thời bấy giờ là “Tôn giáo ở trong vùng (nơi bạn cư ngụ) là tôn giáo của bạn.” Trong tâm trí và trong cách ứng xử của người đời thời bấy giờ là không có sự liên hệ gì giữa tôn giáo và chân lý. Tôn giáo không được coi như là một sự vật có thật. Vì thế cho nên, trước khi có đạo Kitô, không có chiến tranh tôn giáo, không có chuyện bách hại tôn giáo, và cũng không có người nào gọi là tử đạo cho niềm tin tôn giáo của họ. Lúc bấy giờ, không có ai cố gắng áp đặt tôn giáo hay cưỡng bách người khác phải theo tôn giáo của mình. Chỉ có những người Kitô giáo mới sản xuất ra chiến tranh tôn giáo, gây nên những vụ bách hại tôn giáo và tạo nên những người tử đạo.

Ngay từ lúc đầu, người Kitô giáo khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế. Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu, rằng chỉ có Kitô giáo mới là tôn giáo đích thực. Vì thế cho nên mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác - bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý – đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Kitô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả. Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Kitô giáo mà ra. Kitô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ với cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau. Các vấn đề như quân sự, chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt.”

[“In religious matters, the pre-Christian world was ecumenical tolerant. “Everybody is right. Nobody is wrong,” was one message of the Delphic Oracle, “Whatever be the region of the earth where you find youself,” went the Roman principle, “that region’s religion is your religion.” In men‘s minds and in the way they conducted their affairs, there was no connection between religion and truth. Religion was not considered a true thing. Hence, prior Christianity, there was no religious wars and no religious persecutions. There was no religious martyrs for their faith. No one tried to impose religion as such on anyone else. Only Christians produced such wars, persecutions and martyrs.

From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs. Hence all philosophy and all knowledge - any branch of human activity that dealt with the truth – had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated all aspects of temporal life: economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irreconcilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.”) [ii]

Vì lòng tham lam ôm đồm muốn nắm quyền kiểm sóat hết tất cả mọi họat động trong xã hội, cho nên, trong các quốc gia dưới quyền thống trị của chính quyền tay sai của Giáo Hội, bàn tay thu vơ của Giáo Hội có thể vươn tới bất kỳ nơi nào và trong bất kỳ phạm vi sinh họat nào trong nhân dân để bóc hốt. Nhờ vậy mà Giáo Hội đã trở thành một thế lực giầu có đệ nhất cổ kim. Khốn nỗi, vì bản chất ích kỷ, bần tiện và đa nghi, Giáo Hội sợ rằng, nếu giới tăng lữ có vợ con thì họ sẽ chuyển những khối tài sản khổng lồ của Giáo Hội (do họ quản lý trong phạm vi quản nhiệm của họ) cho vợ con của họ. Đây là nguyên nhân khiến cho Giáo Hội phải dùng thủ đoạn cưỡng bách họ phải "sông đời độc thân". Bị cưỡng bách phải "sống đời độc thân", gíới tăng lữ, từ ông giáo hòang và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican cho đến các ông hồng y, giám mục và linh mục tại các địa phương rơi vào tình trạng bị dồn ép về tâm lý và sinh lý. Tình trạng này đã khiến cho họ mất hết lý trí, mất hết lương tâm, để rồi hành xử theo dục vọng giống như lòai cầm thú, lao vào vực thẳm của tội ác như loạn luân, dâm loàn, làm băng hoại nếp sống văn minh của nhân loại. Phần trình bày dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ sự kiện này.

 

ĐỜI SỐNG GIỚI TĂNG LỮ CỦA GIÁO HỘI KITÔ
TRƯỚC KHI BIẾN THÀNH GIÁO HỘI LA MÃ

 

Trước năm 325, thời kỳ chưa lột xác thành Giáo Hội La Mã, Giáo Hội Kitô Do Thái hoàn toàn nằm trong giai cấp bị trị, và giới giáo sĩ tu sĩ vốn dĩ vẫn sống đời sống bình thường, có vợ, có con, và nhiều giáo sĩ hay tu sĩ có cả một bầy con. Vì nằm trong giai cấp bị trị, Giáo Hội Kitô (Do Thái) lúc đó không có quyền lực, cho nên không có một tu sĩ hay tín đồ Ki-tô nào có một chức vụ gì trong chính quyền. Cũng vì thế mà thời đó, Giáo Hội Ki-tô Do Thái cũng như giới tu sĩ và tín đồ Ki-tô đều không có danh lợi gì để ban phát cho ai cả. Và cũng vì thế, lúc đó cũng không có một ông tu sĩ Kitô nào lăng xăng ra vào cửa quyền để lo lót xin xỏ công ăn việc cho tín đồ hoặc bao che cho tín đồ trốn lính hay chạy chọt cho tội phạm được lọt lưới pháp luật. Trong hòan cảnh như vậy, tất nhiên là Giáo Hội KHÔNG CÓ bổng lộc, và cũng KHÔNG CÓ những "khối tài sản của cải kếch sù của tín đồ hiến dâng và không có nhiều bất động sản" (rich endowments and plenty of real estate). Thuở đó, Giáo Hội nghèo xơ nghèo xác. Các ngôi giáo đường chỉ là một ngôi nhà nguyện nhỏ bé và cũng là trụ sở hội họp của một số tín đồ lèo tèo mấy người trong một khu vực địa phương.

Thuở đó, tất cả tu sĩ và tín đồ Kitô cùng bị áp bức, cùng bị bóc lột như nhau, và cùng giống nhau ở một điểm là đều có gia đình và đều sống với vợ con dưới cùng một mái nhà trong cảnh nghèo nàn thiếu cơm, thiếu áo, nhưng hết lòng thương yêu và quấn quýt với nhau trong tình thương yêu gia đình. Vì có vợ con và sống với vợ con như người dân thế tục, cho nên thời đó không có nạn tu sĩ Kitô hủ hóa, sống đời phóng đãng lọan luân, dâm lòan và cũng không có nạn các ông tu sĩ Gia-tô sờ mó con nít, sờ mó nữ tín đồ, làm hại đời con gái và phá nát hạnh phục gia đình của tin đồ như từ thời Trung Cô cho đến nay. Vì thời đó Giáo Hội ở trong tình trạng nghèo nàn như vậy, cho nên không có vấn đề lo sợ các ông tu sĩ tẩu tán hay chuyển nhượng tài sản cho vợ con của họ, dù rằng họ thực sự có vợ con chính thức và sống công khai với vợ con. Nhờ vậy mà tu sĩ được sống đời sống bình thường giống như những người bình thường khác với đầy đủ nhân tính thất tình và lục dục. Vợ con của họ không phải sống trong lo sợ bị ông chồng bỏ rơi vào những khi "được Chúa gọi mời" cho lên "mang chức thánh" để lo việc Chúa hay phục vụ Chúa.

Thế nhưng, kể từ khi Giáo Hội Kitô (The Jewish Christianity) lột xác thành Giáo Hội La Mã (The Roman Catholic Church), thì cái hạnh phúc lứa đôi và tình thương yêu gia đình của các ông tu sĩ Ca-Tô bắt đầu bước vào tình trạng nguy hiểm! Tất cả đã bị Giáo Hội thẳng tay hủy diệt một cách vô cùng tàn bạo và hết sức man rợ. Việc làm dã man này của Giáo Hội đưa đến một chuỗi hậu quả giây chuyển trong xã hội Kitô giáo với những thảm trạng:

1.- Giới tu sĩ bị rơi vào tình trạng bất bình thường về tâm lý và sinh lý (bị dồn ép) khiến cho họ sống đời sa đọa, hoang đàng, phóng đãng, lọan luân, dâm loạn,

2.- Chị em phụ nữ bị khinh rẻ được coi như là món đồ chơi cho giới tu sĩ và những người có quyền thế.

3.- Các dòng nữ tu trở thành những trung tâm du hí và giải trí cho nam tu sĩ,

4.- Trẻ sơ sinh do các dì phước trong các nữ tu viện sinh ra bị sát hại,

5.- Nạn con hoang hay con rơi của các ông tu sĩ lan tràn khắp trong các giáo xứ của Giáo Hội.

Những sự kiện này đều được sách sử ghi lại đầy đủ. Phần trình bày dưới đây sẽ giúp cho quý vị có cái nhìn rõ ràng hơn về.các vấn đề này.

 

A.- NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN CHÍNH SÁCH
CƯỠNG BÁCH TU SĨ PHẢI SỐNG ĐỘC THÂN

 

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng các thế lực chính trị càng có nhiều quyền lực, thì càng có nhiều phương tiện để áp bức nhân dân, mức độ áp bức càng lên cao, phương cách bóc lột nhân dân càng tinh vi và càng siêu việt. Sự kiện này đã trở thành quy lụật của lịch sử. Là một đế quốc thực dân xâm lược đội lốt tôn giáo, tất nhiên Giáo Hội La Mã cũng không thoát khỏi quy luật này. Vì thế mà chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy Giáo Hội dùng cả trăm phương ngàn kế để vừa mê hoặc và lừa bịp tín đồ, vừa củng cố và duy trì quyền lực, vừa dồn hết nỗ lực vào các dịch vụ kinh tài, vơ vét tiền bạc, của cải của tín đồ và của các dân tộc bị trị để gửi về làm giầu cho chính quốc Vatican, đặc biệt nhất là Giáo Hội lại là trung tâm ban phát quyền lực và ân huệ ở trong cõi đời này cũng như ở ở đời sau. Vì vậy mới có rất nhiều người chạy đến cầu khẩn van xin được ban cho ân huệ mong được Giáo Hội "NHẬM LỜI" chiều theo ý muốn của họ. Có một quy luật độc đáo là Giáo Hội chỉ chiều theo ý muốn của họ Nếu họ tỏ ra BIẾT ĐIỀU triệt để tuân hành quy luật "Có đi có lại mới toại lòng nhau" hay "Provide help, create hope" và "cao lễ dễ thưa". Độc đáo hơn nữa là việc "nhậm lời" cầu xin của tín đồ và việc "ban phước lành" cho họ còn được tính theo tỉ lệ với lễ vật dâng lên cho nhà Chúa. Đây là sự thật và sự thật này đã được đúc kết thành thành ngữ "High money, high Mass; low money, low Mass; no money, no Mass" (Nhiều tiền lễ lớn, ít tiền lễ nhỏ, không tiền không lễ) trong xã hội Ca-Tô giáo. (Xin xem lại Chuyện Nơi Luyện Ngục trong Chương 4). Ngòai ra, Giáo Hội lại còn có quyền lực cưỡng bách nhân dân trong vùng phải đóng thuế thập phân (tithe) nữa. Tinh vi hơn nữa, Giáo Hội còn bịa đặt ra hàng mấy chục ngàn lần "Đức Mẹ hiện ra" rồi thêm mắm thêm muối với hàng ngàn chuyện "ban phép lành trị bệnh" cho những ai đem lễ vât đến tận chỗ Đực Mẹ hiện ra để dâng cúng và cầu xin. Về phía tín đồ, một phần vì bị mê hoặc bởi bộ máy tuyền truyền của Giáo Hội, một phần vì vốn đã có máu tham quyền, háo danh, hám lợi, lòng tham nổi lên khiến cho họ đổ xô đến hành hương ở chỗ "Đức Mẹ hiên ra", chen nhau đem tiền bạc đến dâng cúng để cầu xin, để mua những "thánh tích" và" thánh vật". Thế là Giáo Hội cứ việc thò bàn tay ra thu vơ tóm lấy những lễ vật dâng cúng này cho vào túi tham của Giáo Hội. Tất cả những thủ đọan làm tiền trên đây đã được trình bày ở các Chương 12, 13 và 14. Một trong những phương cách vơ vét của cải và tích lũy tài sản của Giáo Hội La Mã là phát động những cuộc chiến thâp ác, đem quân tiến vào các vùng đất của các dân thuộc tộn giáo khác để tàn sát đàn ông, tiêu hủy các công trình xây cất và các di sản  văn hóa của họ, hãm hiếp phụ nữ, chiếm đọat tài ngưyên, và cướp đoạt của cải đem vê làm giằu cho Giáo Hội. Sách Việt Nam 1920-1945 viết:

"Đạo Thiên Chúa đã lăn lưng vào những cuộc Thập Tự Chinh Chiến (croissades), một cuộc cướp bóc tập thể khủng khiếp." [iii]

Sách Living World History cho chúng ta biết sơ qua giầu có của Giáo Hội và một vài phương cách mà Giáo Hội sử dụng để bóc lột nhân dân như sau:

"Giáo Hội đã trở nên vô cùng giầu có. Lợi tức hàng năm của Giáo Hội còn nhiều hơn cả lợi tức của tất cả các nhà cầm quyền thế tục (Âu Châu) gom lại. Giáo Hội thường xuyên tiếp nhận những khối tài sản lớn lao về đất đai (của các thế lực chính trị hay của các nhà giầu có dâng cúng). Ngoài ra, Giáo Hội còn thu thuế 10 phần trăm lợi tức của mỗi người dân bắt buộc phải đóng cho Giáo Hội." ("The Church had also grown immensely wealthy, its income exceeding that of all the important lay rulers put together. It was constant receipient of large gifts of land in addition to the tithe, or tenth part of income, that each member was required to pay to the Church.") [iv].

Sách Cách Mạng và Hành Động viết:

"Còn như đối với quý tộc và tu sĩ, lẽ dĩ nhiên là người nông dân phải chịu bao nhiêu thứ bóc lột. Muốn xay lúa mì cũng phải thuế, muốn nướng bánh mì cũng phải thuế, muốn hái nho làm rượu cũng phải thuế, muốn qua cầu qua đò cũng phải thuế, muốn cất một ngôi nhà cũng phải thuế! Người nông dân đóng thuế cho vua rồi, không lẽ còn phải nai lưng ra đóng thuế cho chúa nữa? Do đó, họ dần dần nhận thấy những quyền hành của chúa là vô lý, và phôi thai những hoài vọng giải phóng." [v]

Sử gia Helen Ellerbe viết về những thủ đoạn làm tiền và chi tiền bất chính của Giáo Hội trong cuốn The Dark Side Of Christian History với nguyên văn như sau:

Tiền bạc và thế lực giữ một vai trò quan trọng trong việc leo lên nấc thang quyền lực trong Giáo Hội La Mã và tạo nên cái bản chất nhơ nhớp của Giáo Hội trong thời Trung Cổ. Ít nhất là có tới 40 (bốn mươi) người đã dùng thế lực và tiền bạc lo lót để leo lên chức vụ giáo hoàng. Khi mà ngôi vị giáo hoàng đồi chủ quá nhiều lần như vậy thì tất nhiên có rất nhiều nguồn tin nói về tội ác và những cảnh tượng sát hại lẫn nhau để tranh giành quyền lực trong những lần ngôi vị gíao hoàng đổi chủ như vậy. Trong một thời gian khoảng một trăm năm, có tới hơn 40 người lên nắm giữ chức vị giáo hoàng. Trong thời gian 12 năm từ 891 đến 903, có không dưới mười người nhẩy lên ngôi giáo hoàng.

Trong thời Trung Cổ, Giáo Hội tích lũy tài sản một cách quá đáng. Giáo Hội chiếm hữu những tài sản của những người chết không có người thừa kế và được miễn thuế. Vì thế mà khối tài sản về ruộng đất của Giáo Hội lên tới ¼ hay 1/3 của toàn thể ruộng đất ở Tây Âu. Thêm vào những khoản tài sản này, các ông giám mục còn là những lãnh chúa ruộng đất trong vùng quản nhiệm giống như các ông công tước hay nam tước và cũng thi hành nghĩa vụi cung cấp binh lính vào khi bọn vua chúa địa phương cần đến. Giáo Hội làm tiền bằng cách thu nhận những khoản tiền do các nhà cầm quyền trong đế quốc đóng góp, bằng cách tịch thu tài sản theo những phán quyết của tòa án, bằng cách bán giấy xá tội cho tín đồ, bằng cách bán những chức vụ trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội, và nhiều khi Giáo Hội dùng cả bạo lực để chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân dưới quyền.”

(Nguyên văn: “Money and power played a critical role in man ’s ascent to through the Church hierachy and contributed to the disreputable nature of the medieval Church. At least forty different Popes are known to have bought their way into the papacy. Allegations of murder and crime within the Church abounded as the papacy so frequently changed hands. In a particular one hundred year period, more than forty Popes came to office. In the twelve years period from from 891 to 903 alone no less than ten different Popes held power.

The Church amassed inordinate wealth during the Dark Ages. Patrimonial properties, the church held lands that there were free and clear of taxes or military obligation to the king, made up between one-quarter and one third of western Europe. In addittion to the patrimony, bishops often held territories in feudal tenure, obliging them like any count or baron to provide the king with soldiers when called. The Church made money by collecting revenues from imperial rulers, by confiscating as a result of court judgement, by selling remission of sins (called “indulgences”), by selling ecclesiastical offices (called “simony”), and sometimes by simply taking land by forces.”) [vi]

Bản Tuyên Cáo 6 của Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh được công bố ngày 15/6/1999, trong đó có một đoạn viết như sau:

"Vào thế kỷ 15 và 16, không kể đất đai cát cứ, chỉ nguyên bất động sản thuộc loại kiến trúc của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu và Địa Trung Hải, nếu đặt gần nhau, chiều dài bằng (hay) dài hơn "Vạn Lý Trường Thành" của nhà Tần bên Trung Quốc, nhưng bề dầy thì dầy hơn kiến trúc của nhà Tần gấp nhiều lần. Nông nô hay tá điền, lao nô hay công nhân phục vụ cho Giáo Hội có thời, có nơi lên đến 1/3 dân số đất nước của các vua chúa thời phong kiến. Ngoài ra, Giáo Hội còn thiết lập một hệ thống thuế vụ riêng, một hệ thống pháp đình riêng, cả hai độc lập, ngoài quyền kiểm soát của các ông hoàng đế và các ông vua. Khối lượng "mammom" (tài sản) của Giáo Hội là khối tài sản thủ đắc khổng lồ, vô địch thiên hạ cổ kim. Một Giáo Hội "kinh bang tế thế" thành công vẻ vang huy hoàng như thế, người ta không thể nói đến dân chủ." [vii]

Trong bức tâm thư của Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh gửi các linh mục Việt Nam vào tháng 5/1999, trong đó có một đoạn nói rõ những khối tài sản khổng lồ mà Giáo Hội đã cướp đoạt được tại một số quốc gia Âu Châu. Nguyên văn đoạn này như sau:

“Giáo Hội tự định nghĩa mình là “Một Mầu Nhiệm”, tự gọi mình là “Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người”...Nhưng tài sản của Giáo Hội trước thời cải cách Luther – Erasmus, tại Đức là 1/5 cả nước, tại Pháp là 1/7 cả nước, tại Tây Ban Nha là 1/6 cả nước, tại Ý là 1/4 cả nước... Đó là quyền lực của mammon (mamona) mà Đức Giêsu Kitô giảng dạy trong Tin Mừng: “Người là tôi tớ cho mamon (của cải) vào nước Trời khó hơn lạc đà chui qua lỗ chôn kim”, thế mà “hiền thê của Đức Kitô” liên tiếp trong mười mấy thế kỷ giầu nhất thiên hạ Đông Tây. [viii]

Giáo Hội quả thật là một thế lực giầu có vào bậc số 1 trên thế giới trong lịch sử loài người!

Giáo Hội đã sử dụng những phương cách làm tiền như thế nào mà trở thành giầu có như vây? Thêo các nhà sử học, đó là những phương cách:

1.- Giáo Hội sử dụng quyền lực cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải đóng thuế thập phân (tithe) như nói ở trên.

2.- Giáo Hội bịa đặt ra hàng ngàn tín lý và lễ vụ bịp bợm để móc túi tín đồ (Xem Chương 13)

3.- Giáo Hội dựa vào các chính quyền đạo phiệt Ca-Tô tay sai để kinh tài bất chính (Xem các Chương 12, 13 và 15).

4.- Giáo Hội đem quân thập tự đi chinh phục đất đai để giết người đọat của (đã được trình bày trong Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, California, 2000) và bày ở Chương 5 - Phần hủy diệt nền văn minh nhân lọai.

5.- Hầu hết các ông giáo sĩ hay tu sĩ Ca-Tô đều lao vào việc làm tiền, làm tiền bất chính và làm tiền một cách trắng trợn khi họ có cơ hội. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

"Tóm lại, lý do mà tất cả mọi người, linh mục, giám mục, tu sĩ nam nữ nói đến nhiều hơn hết là tiền bạc. Chúng tôi thiếu vốn, chúng tôi thiếu sự giúp đỡ, thiếu của viện trợ, v.v... Điều còn tệ hại hơn nữa là những trường hợp lừa đảo.... Người ta có cảm giác rằng, Giáo Hội mắc phải chứng "bệnh xây cất và kiếm tiền" và có thể quả quyết rằng, trong cảnh nghèo đói chung và cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay, Giáo Hội là cơ quan duy nhất có tầm cỡ quốc gia, vẫn tiếp tục xây cất mở mang, có những phương tiện lớn lao và những con người được chuân bị cho việc đó.." [ix]

Vì tham lam vừa ôm đồm qua nhiều quyền lực, vừa chủ trương nắm độc quyền kiểm sóat tất cả mọi sinh họat trong đời sống con người, Giáo Hội cần phải có một bộ máy cai trị với những cán bộ (được gọi là tu sĩ) vừa trung thành và tận tụy làm việc cho Giáo Hội, vừa có khả năng đảm nhiệm được nhiều vai trò khác nhau, trong đó có vai trò kinh tài và quản thủ tài sản trong địa hạt quản nhiệm của họ. Không những đã tham lam, Giáo Hội lại còn vừa keo kiệt, vừa mang chứng bệnh đa nghi. Vì keo kiệt cho nên Giáo Hội mới đòi hỏi một tu sĩ (cán bộ) phải nắm giữ nhiều vai trò cùng một lúc. (Xin xem lại Chương 7). Vì mang chứng bệnh đa nghi, Giáo Hội mới lo sợ các ông cán bộ của Giáo Hội rất có thể biển thủ của cải mà chính họ phụ trách công việc thu vơ lợi nhuận và quản thủ. Do đó, Giáo Hội mới tìm cách đề phòng và ngăn chặn, không để cho họ có thể biển thủ hay ăn cắp tài sản của Giáo Hội, theo đúng triết lý "phòng bệnh hơn là chữa bệnh". Biện pháp đề phòng này là nguyên nhân đưa đến việc cưỡng bách giới tu sĩ phải sống độc thân. Sự kiện này được sách Vicars of Christ ghi lại như sau:

"Vào thế kỷ thứ 4, sự việc còn trở nên tồi tệ hơn nữa. Lúc đó, Giáo Hội được nể trọng với những khối tài sản của cải kếch sù và đầy dẫy những bất động sản do nhân dân dâng hiến. Giáo Hội không muốn khối tài sản này sẽ bị các ông giáo sĩ hay tu sĩ có gia đình làm di chúc chuyển nhượng cho vợ con của họ.. ."Khi trở thành giáo hoàng vào năm 366, Damasus I (366-384) nêu gương từ bỏ vợ con, tiêu biểu cho một loại lạm dụng khác. Tình trạng này khiến cho các bà phải thận trọng tìm hiểu người mà các bà trao thân gửi phận. Năm 867, khi được lên ngôi giáo hoàng, Adrian II (867- 872) cũng chính thức từ bỏ người vợ tên là Stefania và người con gái của ông ta”. Nguyên văn: "Thíngs became still worse at the end of the fourth century. The church was then respectable, with rich endowments and plenty of real estate. She did not want a married priest bequeathing it to his wife and children... Damasus, who became pontiff in the year 366, exemplified a different sort of abuse. He renounced his wife and family. On those days, women had to be careful whom they married. Adrian II (867-872) was another, who in 867, gave up his wife Stefania and his daughter when he ascended Peter's chair." [x]

"Giáo Hội dễ dàng chấp nhận để cho các tu sĩ sống với những người vợ không có hôn thú hơn là để cho họ chính thức thành hôn vì một lý do thông thường và thực tế là: các bà vợ không có hôn thú và con cái của họ không thể đòi chiếm hữu tài sản của Giáo Hội (do các ông chồng không chính thức của họ quản lý - NMQ) khi người chồng không có hôn thú của họ qua đời." Nguyên văn: "The church more easily condoned concubinage than marriage for the usual practical reason: concubines could not claim church property as a right for themselves and their offspring when their priest lovers died." [xi]

Vạn sự khởi đầu nan. Đòi hỏi giáo dân trước khi dấn thân vào cuộc đời đi tu phải sống độc thân thì dễ dàng mặc dù là chưa biết cái điều kiện sống độc thân này gây trở ngại cho vấn đề sinh lý và tâm lý trong đời sống hàng ngày của người đi tu hay không. Chuyện này sẽ được trình bày ở Chương 17. Vấn đề khó khăn là làm cách nào để cưỡng bách các ông tu sĩ vốn đã có vợ con và có nhiều người đã có cả đàn con phải chính thức từ bỏ vợ con của họ để "sống độc thân" đúng theo đòi hỏi của Giáo Hội vì rằng từ khi Giáo Hội Kitô Do Thái ra đời (vào cuối thế kỷ 1) rồi lột xác biến thành Giáo Hội La Mã vào giữa thập niên 310 cho đến năm 1123, giáo sĩ hay tu sĩ Gia-tô thường có vợ con và sống với gia đình như những người dân bình thường (không phải là tu sĩ). Mãi tới năm 1123, Giáo Hội mới quyết đình đòi hỏi tu sĩ phải sống độc thân. Quyết định này được Giáo Hội tái xác định bằng một thánh lệnh được ban hành vào năm 1215 (sẽ được trình bày rõ ràng ở dưới).

Theo sự hiểu biết của người viết, các nhà lãnh đạo của Giáo Hội đã có ý nghĩ cưỡng bách giới tu sĩ (đã có vợ con) phải chính thức từ bỏ vợ con của họ từ thế kỷ thứ 4, và chỉ nêu ra khẩu lệnh hay đưa ra "lời kêu gọi" rồi trông cậy vào sự vâng lời và lòng tự nguyện của giới tu sĩ. Nhưng vì cái lệnh này bất nhân quá, cho nên chẳng có ai nghe theo, ngoại trừ những kẻ không còn nhân tính như trường hợp Giáo Hoàng Damasus I (366-384) là người đầu tiên. Cho mãi tới 5 thế kỷ sau, mới có Giáo Hoàng Adrian II (867-872) theo gương Giáo Hoàng Damasus I làm cái chuyện dã man, bất nhân và bất nghĩa này. Điều khôi hài là cả hai nhân vật làm cái chuyện "đại nghịch bất đạo" "trời không dung, đất không tha" này lại là hai nhân vật lãnh đạo số 1 của Giáo Hội. Ai cũng biết rằng, đối với xã hội Ca-Tô giáo, Giáo Hoàng là hoàng đế của các ông hoàng đế và uy quyền còn lớn hơn cả uy quyền của Tần Thủy Hoàng trong đời nhà Tần ở nước Trung Hoa. Lịch sử cho thấy rằng, bọn vua chúa ở bất cứ quốc gia nào (còn theo chế độ quân chủ chuyên chính) vẫn thường chính thức từ bỏ vợ con một cách rất hợp pháp và rất dã man, nhưng không có gì bảo đảm được rằng sau khi chính thức từ bỏ vợ con rồi, bọn người này sẽ không có quan hệ tình cảm với bất kỳ một người phụ nữ nào cả. Người viết không biết hai ông Giáo Hoàng Damasus I và Giáo Hoàng Adrian II có như vậy hay không.

Thấy rằng nếu cứ để cho các tu sĩ tự nguyện tuân hành "lời kêu gọi" "chính thức từ bỏ vợ con" để làm tròn nghĩa vụ của "người mang chức thánh" đối với Giáo Hội, thì chẳng có ai tuân hành cả. Vì thế, vào năm 1123, Giáo Hội mới quyết định triệu tập Hội Nghị Lateran để hội nghị này dùng biện pháp mạnh bằng một quyết định cưỡng bách giới tu sĩ đã có gia đình phải dứt khóat từ bỏ vợ con để sống độc thân một cách chính thức. Biện pháp này quả thật là một việc làm tội ác hết sức bất nhân và vô cùng dã man. Sự kiện này được sách Vicars of Christ trình bày rõ ràng như sau:

"Ngay cả những tín đồ Ca-Tô ngày nay đôi khi cũng lầm tưởng rằng việc tu sĩ Ca-Tô phải sống độc thân là đã có từ thế kỷ 12. Đây là sự lầm lẫn thông thường. Tuy nhiên, việc cưỡng bách các ông tu sĩ phải sống độc thân đã xẩy ra từ nhiều thế kỷ trước đó. Nhưng một biến cố lớn có liên hệ đến tình trạng này đã xẩy ra trong thời Giáo Hoàng Callistus II (1119-1124). Ông giáo hoàng này cho triệu tập Đại Hội Đồng đầu tiên ở Tây Phương vào năm 1123, thường được biết là Đệ Nhất Hội Đồng Lateran. Tại hội đồng này, hàng ngàn giám mục ra lệnh rằng mọi tu sĩ có gia đình phải chính thức bỏ rơi vợ con và những người vợ của họ phải ăn năn sám hối, vì rằng hôn nhân của họ đã trở thành vô hiệu lực. Đây là lần đầu tiên việc cưỡng bách các tu sĩ phải sống độc thân trở thành một thực tế tinh thần mạnh nhất." Nguyên văn: "Even Catholics are sometimes under the illusion that clerical celibacy was introduced in the twelfth century. This is a common mistake. Celibacy, however badly kept is several hundred years older than that. But something momentous did occur under Pope Callistus II. He summoned the first General Council of the West in the year 1123, known as the first Lateran. A thousand prelates decreed that clerical marriages shoud be broken up and the spouses made to do penance because these marriages were invalid. For the first time, celibacy was proclaimed to be the strongest spiritual reality" [xii] .

"Không như Giáo Hoàng Gregory VIII (1073-1085) trước kia, đối với Giáo Hoàng Innocent III (1198-1216) sự trinh bạch trong trắng của tu sĩ không phải là mối quan tâm chính nữa. Ông (Giáo Hoàng Innocent) muốn tu sĩ phải là những người độc thân điều hành hệ thống quyền lực chuyên chính của Giáo Hội. Tuy các tu sĩ có gia đình (chính thức) là những người thánh thiện, nhưng họ không trung thành với Giáo Hội như các tu sĩ độc thân dù những người này là những hạng người lọan luân và dâm loàn." Nguyên văn: "It has to be said that chastity of priests was not Innocent's prime concern, any more than it had been Gregory VIII's. He wanted an unmarried priesthood to operate Gregory's clerical and absolutist system. Priests, however holy, who married were not so loyal to the system as celibate priests who were forniacators and adulterers on a grand scale." [xiii]

 

(xem tiếp phần 2)


CHÚ THÍCH

[i] Trần Tam Tình, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Sude stasie, 1978), tr 128-130.

[ii] Martin, Malachi,. Rich Church, Poor Church ( New York: G.P. Putnam’s Sons, 1984), p 90.

[iii] Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945 (Amarillo, TX: Hải Mã, 2000), tr. 73.

[iv] Arnold Schrier & T Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott Forestman and Company, 1974), tr 148.

[v] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng Và Hành Động (Saigon: Quan Điểm, 1964), tr 17-18.

[vi] Helen Ellerbe, Dark Side Of Christian History (Windermere, FL: Morningstar and Lark, 1995), p. 50-51.

[vii] Phan Đình Diệm "Tuyên Cáo 6 Ngày 15/6/1999."pddiem@hotmail Ngày 199/9/2000.

[viii] Phan Đình Diệm. “Tâm Thư Chia Sẻ Cảm Nghiệm Với Các Linh Mục Trong Và Ngoài Nước Việt Nam.” Tanvien@kitohoc.com (19/9/2000).

[ix] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr 178.

[x] Peter de Rosa, Vicars of Christ (New York: Crown Publishers, Inc., 1988),. Ibid., p.401.

[xi] Peter de Rosa. Ibid., p.405.

[xii] Peter de Rosa, Ibid., p.408.

[xiii] Peter de Rosa, Sđd., tr.409.

© sachhiem.net