GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH07.php

16 Feb, 2008

CHƯƠNG 7


BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA ĐẾ QUỐC CA TÔ LA MÃ
VÀ NHỮNG VAI TRÒ CỦA TU SĨ CA TÔ


Trước khi trình bày bộ máy cai trị của Đế Quốc Kitô La Mã, thiết tưởng cũng nên tìm hiểu về các chế độ độc tài mà chúng tôi thường sử dụng trong bộ sách này. Đó là các chế độ độc tài tôn giáo và chế độ đạo phiệt Gia-tô.

I.- ĐỘC TÀI

Theo Việt Nam Tự Điển của ông Lê Văn Đức cùng một số văn hữu thì

“Độc tài là chuyên chế, giành tất cả quyền hành, quyền lợi cho mình hay nhóm của mình.”

Theo William H. Hartley và William S. Vincnent, chế độ độc tài được định nghĩa như sau:

Chế độ độc tài là một chính quyền trong đó tất cả quyền chính đều nằm trong tay một người hay một nhóm người.”(“Dictatorship: a government in which all the power is in the hands of one man or a small group. of men.”) [1] .

Sách Civics Citizens And Society cũng có định nghĩa về chế độ độc tài tương tự như trên:

“Chế độ độc tài là một chính quyền trong đó một người nắm giữ hết tất cả mọi quyền chính.” (“Dictatorship: a government in which one person seizes and holds total powers.”) [2]

Các sử gia Jack Franenken, Frank Kane và Alvin Wolf lại có một định nghĩa rộng rãi hơn

Chế độ độc tài là một hình thức chính quyền trong đó một người hay một nhóm người nắm trọn quyền chính và người dân không có tiếng nói trong công việc cai trị.” (“Dictatorship: a form of government in which an individual or a group rules, and where people have no say in government.”) [3]

Theo hai nhà sử học John O’ Connor và Robert Goldberg:

Chế độ độc tài là một hình thức chính quyền mà một người đã không lên kế nghiệp một cách chính đáng (hợp lý và hợp tình) nhưng lại nắm quyền chuyên chính tuyệt đối..” [“Dictatorship: A form of government whereby one person who has not inherited power has absolute power control.”[4]

Như vậy, một chế độ độc tài là một chế độ trong đó những người cầm quyền và giai cấp thống trị đã tiếm đoạt quyền chính trị, coi chủ quyền quốc gia như một tài sản riêng của họ. Họ nắm trọn quyền làm ra tất cả những luật lệ và tự đặt ra những tục lệ nhằm để thỏa mãn lòng tham không đáy về tình, tiền, quyền thế và danh vọng của họ mà không cần biết đến phúc lợi của đại khối nhân dân bị trị. Trong một chế độ độc tài, đại khối nhân dân bị trị chỉ là một bày nô lệ giống như những người nông nô của bọn lãnh chúa ở Âu Châu trong thời Trung Cổ.

II.- ĐỘC TÀI TÔN GIÁO VÀ ĐẠO PHIỆT CA TÔ

Căn cứ vào các định nghĩa trên đây, chúng ta có thể có một cụm từ để nói về một chế độ độc tài tôn giáo như sau:

Chế độ độc tài tôn giáo (cũng gọi là đạo phiệt) là một hình thức chính quyền trong đó một người hay một nhóm người cùng một tôn giáo nắm trọn quyền chính làm ra quốc luật với chủ trương đưa tôn giáo của họ lên hàng quốc giáo và theo đuổi chính sách bách hại và hủy diệt tất các tôn giáo và văn hóa khác trong toàn lãnh thổ cai trị.”

Về từ kép “đạo phiệt” là hai chữ “đạo” và phiệt” ghép lại. Chữ “đạo” đồng nghĩa với “tôn giáo”. Chữ “phiệt”, theo học giả Đào Duy Anh có nghĩa bóng là “thế giá đại tộc”. Cũng theo học giả họ Đào, “tài phiệt” có nghĩa là “Bọn nhà giầu trải mấy đời, nắm thế lực kim tiền mà thành một giai cấp riêng rất mạnh (clique des capitalistes = băng đảng tư bản), và “quân phiệt” có nghĩa là “Bọn vũ nhân chiếm thế lực lâu ngày mà tự thành một phái (le parti militaire).”

Từ những đỉnh nghĩa trên đây, chúng ta có thể đi đến kết luận “Đạo phiệt là bọn người nhân danh một đạo giáo hành nghề cúng lế trải qua nhiều đời nắm thế lực tôn giáo mà thành một giai cấp rất mạnh.” Áp dụng định nghĩa này vào Giáo Hội La Mã, thiết tưởng thật là vô cùng hợp lý.

Trên đây, chúng tôi đã đưa ra một số định nghĩa đại cương về chế độ độc tài chính trị và độc tài tôn giáo. Trong thực tế, mỗi loại chế độ độc tài đều có bản chất riêng của nó về hệ thống tổ chức chính quyền cùng với những sản phẩm do nó tạo ra là luật pháp và tục lệ. Chúng tôi sẽ trình bày đày đủ hơn ở một phần khác trong bộ sách này.

A.- CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẾ QUỐC VATICAN

Cũng nên biết rằng, Giáo Hội La Mã chỉ là một danh xưng khác của Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican. Về đế quốc này, sách World Facts & Maps ấn bản 1995 do công ty Rand McNally phát hành cho rằng “Vatican là một quốc gia danh xưng là State of the Vatican City, một quốc gia độc lập nhỏ nhất trên thế giới, có lãnh thổ rộng là O.4 km2, và là một quốc gia theo chế độ “tăng lữ quân chủ chuyên chế = Monarchical sacerdotal state)”

Như vậy, ta có thể gọi Giáo Hội La Mã là một tổ chức “độc tài tôn giáo” hoặc “đạo phiệt” hay tăng lữ quân chủ chuyên chế” hoặc "Chế độ đạo phiệt Gia-tô". Danh xưng nào thì cũng chỉ là cái áo khoác ở bên ngoài. Quan trong hơn cả vẫn là cái bản chất tức là chủ trương, chính sách, sách lược hành động cùng những việc làm và cung cách hành xử của nó đối với người dân dưới quyền và người đời. Riêng về phần Giáo Hội La Mã, chúng tôi đã trinh bày khá đầy đủ ở các chương 3, 4, 5 và 6 ở trên, và sẽ được trình bày thêm về trong các chương khác trong bộ sách này.

B.- BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA ĐẾ QUỐC VATICAN

Đế Quốc Vatican thực sự là một quốc gia có lãnh thổ, có nhân dân, có chủ quyền và chính quyền thì tất nhiên phải có bộ máy cai trị. Nói về bộ máy cai trị của quốc gia Vaican, cựu giáo-sĩ Malachi Martin viết trong cuốn Rich Church, Poor Church như sau:

"Bộ máy cai trị của Giáo Hội La Mã thường được gọi là Tòa Thánh Vatican. Gọi như vậy là không đúng với sự thật và chỉ là một cách gọi vắn tắt của danh xưng "Quốc Gia Thành Phố Vatican". Giáo Hoàng là nhà lãnh đạo nắm quyền chuyên chế tuyệt đối của quốc gia này. Là một quốc gia có đầy đủ chủ quyền, Vatican có lãnh thổ, cảnh sát, các tòa án, nhà tù, hệ thống thuế khóa, sở bưu chính và con niêm, sở đúc tiền, báo chí, văn phòng báo chí, sở cứu hỏa, sở an ninh, công chức, hệ thống ngân hàng, đại sứ và ngọai giao đoàn. Tuy nhiên, vì bị bao quanh bởi kinh thành La Mã cho nên các dịch vụ trong quốc gia này được phối hợp với các dịch vụ của kinh thành La Mã."

Bộ máy cai trị của Vatican là cơ quan hành pháp nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của giáo hoàng và được coi như là cánh tay mặt của ông. Cơ quan hành pháp này có hai chức năng: Chức năng thứ nhất là quản lý các công việc chính quyền trong Quốc Gia Vatican và chức năng thứ hai là trông coi tất cả các việc tôn giáo cùng mọi công viêc đời của toàn thể Giáo Hội. Bộ máy cai trị của Vatican còn được gọi là giáo triều hay triều đình Vatican và được tổ chức thành các bộ, phòng, sở, văn phòng và ủy ban giống như các cơ quan chính quyền thế tục.

Trên nguyên tắc, hầu hết, trong thực tế, các giáo khu đều độc lập đối với Tòa Thánh La Mã về vấn đề tài chánh và quản trị tài chánh. Các ông giám mục đều có đầy đủ quyền hành trong giáo khu của họ. Là những người đại diện của Giáo Hội tại giáo khu của họ, các ông giám mục được tín nhiệm và trao cho quyền kiểm soát mọi tài sản, động sản, bất động sản, v.v... của Giáo Hội. Dĩ nhiên, cứ 5 năm một lần, họ phải thân hành đến Tòa Thánh Vatican để tâu trình về những việc làm trong giáo khu của họ đã tiến hành như thế nào và kết quả ra sao. Họ phải giữ tình giao hảo vời vị sứ thần của Tòa Thánh ở quốc gia của họ. Ở Hoa Kỳ, vị sứ thần của Tòa Thánh Vatican cư ngụ trong thành phố thủ đô Washington. Điều đáng để ý là các ông giám mục là một nhà cai trị trong giáo khu của họ. Hàng năm, mỗi giáo khu phải gửi số tiền khổng lồ gọi là Peter's Pence về Vatican. Đây là loại thu nhập hàng năm trong toàn thể Giáo Hội. Thỉnh thoảng, Tòa Thánh Vatican lại đòi các giáo khu phải đóng góp thêm và còn đưa ra "chỉ tiêu" nữa.... Tuy nhiên, về công việc quán lý nội bộ, Tòa Thánh để cho các giáo khu được tự trị.

Từ năm 1947, các dòng tu và các giáo khu đều sử dụng các cơ quan tài chánh của Tòa Thánh Vatican để đầu tư vào các dịch vụ kinh tài."]

(That clerical bureaucracy is commonly described as "the Vatican." But this is really a misnomer, being a shortened form for the State of Vatican City. The pope is its absolute ruler. As a full sovereign state, it has it own borders, police, judiciary, jails, taxes, stamps, coinage, newspapers, press office, fire department, security services, civil service, banking system, ambassador, and accredited diplomatic corps. However, because it is surrounded by Rome and the State of Italy, its municipal services necessarily work in conjunction with those of Rome."

The bureaucracy of the Vatican is the pope's executive right arm, and under his command, it has a double function: to administer the temporal affairs of the State of Vatican City and to administer the spritual and temporal affairs of the entire church. The Vatican bureaucracy - called Curia - is organized into sections corresponding to the ministries, offices, and services: tribunals, secretariats, and commissions.

In principle and, very largely, in practice, each diocese is independent of Rome in its fiscal and monetary adminstration. Each bishop has complete power in his territory; as the official representative of the Church there, he holds in trust and controls the property of the Church - liquid asset, real restate, and so on. He must, of course, visit the Vatican every five years in order to give an account of how his diocese is doing, and he must maintain friendly relation with the pope's representatives in his country - in the United States this is the pro-Nuncio who lives in Washington. In the final account, the bishop is the business manager of his his diocese. The largest amount of money that goes to the Vatican from the diocese is Peter's Pence, and annual collection made throughout the Church. From time to time, the Vatican will require additional contributions and "quotas."... But between Rome and dioceses, the business connection is not very tight. Each diocese is, in effect, autonomous.

Since 1947, both religious orders as well as diocese have made use of the Vatican' financial agencies in order to obtain the best investment possible for their funds." [5] .

Nói chung, hệ thống tổ chức bộ máy cai trị của Giáo Hội La Mã không khác gì hệ thống tổ chức của Đế Quốc La Mã hay bất kỳ một đế quốc thực dân xâm lược nào khác. Hệ thống này được tổ chức với mức độ vô cùng tinh vi, sao cho thích nghi với "chủ trương phù thịnh" dế dàng "xoay sở trở cờ đón gió" của Giáo Hội, hầu có thể thì hành sách lược "cáo đội lốt hùm" và "lướt theo chiều gió". Nói về đặc tính và thành tích trở cờ đón gió của Giáo Hội La Mã (để có thể dễ dàng cấu kết với các thế lực mới đang lên), ông Charlie Nguyễn viết:

"Vatican trước đây đã đạt tới đỉnh cao danh vọng do sự cấu kết chặt chẽ với các chủ nghĩa quân chủ phong kiến, chủ nghĩa thực dân đế quốc, chủ nghĩa phát -xít (Ý) và chủ nghĩa Đức Quốc Xã. Nó cấu kết với các bố già Mafia Ý và bọn khủng bố quốc tế." [6]

Vì quốc gia này theo đuổi chủ nghĩa bá quyền thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại về cả thể xác lẫn tâm linh với chủ trương "thần quyền chỉ đạo thế quyền" để thi hành "chính sách bất khoan dung" đối với các tôn giáo và văn hóa khác qua những chiến dịch "làm sáng danh Chúa" bằng bạo lực cho nên các nhà viết sử gọi nó là "Đế Quốc Thần Linh" (Spiritual Empire). Việc giáo triều Vatican phát đông các cuộc Thập Tự Chiến khởi đầu vào năm 1096, việc thiết lập các Toà Án Di Giáo khởi đầu vào năm 1232, việc ban hành các thánh lệnh trong thế kỷ XV chứng tỏ Giáo Hội La Mã hay Quốc Gia Vatican không phải chỉ là Đế Quốc Thần Linh thuần túy, mà còn là một đế quốc thực dân xâm lược giống như tất cả các đế quốc thực dân xâm lược khác. Hơn thế nữa, nó còn có những sách lược hành động ở mức độ đại quy mô hơn, tinh vi hơn và có những đặc tính gian tham hơn, quỷ quyệt hơn, bạo ngược hơn, và dã man đến cùng độ của dã man.

Vì là một đế quốc thực dân xâm lược có rất nhiều thuộc địa ở rải rác khắp nơi trên thế giới và có cùng chung những thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp ở khắp các lục địa Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu, cho nên đế quốc này cũng phải tổ chức bộ máy cai trị giống như bộ máy cai trị của các đế quốc khác, và phải có một khối nhân sự (cán bộ) vô cùng đông đảo để điều hành bộ máy cai trị khổng lồ này. Nói về khối nhân sự hay cán bộ của Giáo Hội hiện nay, ông Charlie Nguyễn cho biết:

"Giáo Hoàng là đầu não của cả một hệ thống giáo sĩ dông đảo gồm 4000 (4 ngàn) hồng y và giám mục. Đội ngũ quản lý hay cán bộ thjừa hành cấp dưới (managers) là các linh mục lên tới tổng số 400.000 (4 trăm ngàn)!" [7]

Với quyết tâm theo đuổi chủ nghĩa bá quyền thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại cả về thế xác lẫn tâm linh bằng sách lược bám chặt lấy thế quyền, cấu kết với các đế quốc hay siêu cường để dựa hơi ăn có rồi nhập nhằng diễn trò "cáo đội lốt hùm", Giáo Hội La Mã đã trở thành một đế quốc thực dân xâm lược với chính quốc là "Quốc Gia Vatican" và các thuộc địa ở khắp các lục địa Âu Châu, Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu. Các thuộc địa của Giáo Hội chính là các xứ đạo và giáo khu nằm rải rác khắp nơi trên thế giới. Chính những xứ đạo và giáo khu này là những "vốn quý" và cũng là những "phần hùn" để Giáo Hội sử dụng trong việc thuyết phục các đế quốc thực dân xâm lược như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và sau này là siêu cường Hoa Kỳ xuất quân đánh chiếm hay can thiệp vào các vùng mục tiêu mà Giáo Hội chiếu cố.

C.- HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUYỀN LỰC CỦA MỘT CHẾ ĐỘ ĐẠO PHIỆT CA TÔ

Như trên đã trình bày, Giáo Hội La Mã thực sự là một đế quốc thực dân xâm lược có danh xưng là Đế Quốc Vatican với dã tâm thống trị toàn cầu và nô lê hóa nhân loại cả về thể xác lẫn tâm linh. Là một đế quốc, tất nhiên là Giáo Hội La Mã hay Đế Quốc Vatican cũng phải có những thuộc địa ở ngoài lãnh thổ chính quốc, phải có bộ máy cái trị theo một mô thức chính trị nào đó, và phải có đội ngũ cán bộ nắm quyền chỉ huy các cấp trong các cơ quan trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội. Như đã nói ở trên, các thuộc địa của Đế Quốc Vatican là các giáo phận, giáo khu và giáo xứ ở ngòai lãnh thổ chính quốc Vatican nằm rải rác trên khắp thế giới. Cơ quan đầu não của hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã là giáo triều Vatican (curia) còn gọi là Tòa Thánh Vatican, có trụ sở trung ương là điện Lateran, nằm trong kinh thành Rome. Hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã hay đế quốc Vatican mới đầu được tổ chức phỏng theo mô hình tổ chức quyền lực của Đế Quốc Lã Mã. Theo thời gian, mô hình tổ chức quyền lực này được thay đổi cho thích nghi với sự biến chuyển cúa tình hình thế giới. Đại cương mô hình tổ chức chính quyền của Giáo Hội La Mã như sau:

1.- Chế độ đạo phiệt trực trị.- Chế độ đạo phiệt này được áp dụng tại các xứ hay quốc gia nằm trực thuộc dưới quyền cai trị của Tòa Thánh Vatican như các "papal states" (nằm trong lãnh thổ nước Ý Đại Lợi vào thời kỳ trước ngày Giáo Hòang Pius IX (1846-1878) kéo cờ trắng đầu hàng Quân Đội Cách Mạng Ý vào lúc 9:30 sáng ngày 20 tháng 9 năm 1870). và các lãnh thổ ở vùng Cận Đông mà Giáo Hội chiếm đọat được trong cuộc Chiến Thập Tự Lần Thứ Nhất (1096-1099). Tại các lãnh thổ này, giáo triều bổ nhậm một vị phó vương điều khiển công việc cai trị . Vị phó vương này có thể là một giáo sĩ cao cấp hay một tín đồ Gia-tô có thế lực (xuất thân từ giai cấp quý tộc và được giáo triều Vatican tin cẩn). Chính quyền này chỉ là một cơ quan thừa hành thực thi những mệnh lệnh của triều đình Vatican mà thôi. Chế độ này không còn tồn tại kể từ ngày Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) đầu hàng Quân Đội Cách Mạng Ý vào ngày 20/9/1870 như đã nói trên.

2.- Chế độ đạo phiệt quân chủ chuyên chế tay sai của Giáo Hội.- Hình thức chính quyền này được áp dụng ở Âu Châu cho đến đầu thế kỷ 20. Tại Âu Châu, nhất là ở Tây và Nam Âu, nhờ có khối tín đồ Da-tô đông đảo, Giáo Hội dựa vào khối tín đồ này để xách động và dùng mọi thủ đọan gian ác để đưa một ông vua vừa là tín đồ Da-tô cuồng tín vừa phải tuyệt đối trung thành với Giáo Hội lên nắm quyền với chủ đích làm tay sai đắc lực cho Giáo Hội tại quốc gia đó. Thảng hoặc có một ông vua nào cũng là tín đồ Da-tô, nhưng còn chao đảo không tin tưởng tuyệt đối vào quyền lực của Tòa Thánh Vatican thì Giáo Hội sẽ dùng biện pháp "khử" để đưa một tín đồ khác tuyệt đối trung thành với Giáo Hội lên thay thế hay một ấu quân lên ngôi, rồi đưa người của Giáo Hội lên nắm quyền nhiếp chính, điều khiển công việc của chính quyền. Đây là trường hợp Pháp Hoàng Henry IV (1589-1610). [Vấn đề này được trình bày khá rõ ràng ở Chương 6]. Cái chết của Anh Hòang Edward VI (1547-1553) cũng có thể nằm trong biện pháp "khử" này của Giáo Hội. Tại Á Châu, Giáo Hội có khuynh hướng mon men len lỏi vào hoàng tộc tìm cách để bắt rễ với những ông hoàng có triền vọng được đưa lên nối ngôi với hy vọng sẽ thiết lập một chế độ đạo phiệt quân chủ chuyên chế làm tay sai cho Giáo Hội. Đây là trường hợp Hòang Tử Cảnh được Giám -mục Pigneau de Béhaine chăm sóc tận tình, cũng như trường hợp gài bọn gia-tô Việt gian Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Trương Như Cương, Ngô Đình Diệm vào triều đình Huế rồi ra lệnh cho những tên Gia-tô Việt gian này vừa thuyết phục các ông vua bù nhìn nhà Nguyễn theo đạo Gia-tô vừa đòi người Pháp phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Ước 1884.

(Điều kiện "hết lòng trung thành với hay tuyệt đối tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican" là ưu tiên số 1 được Giáo Hội chọn lựa đưa lên cầm quyền làm tay sai cho Giáo Hội tại một quốc gia mà Giáo Hội chiếu cố. Cũng vì thế mà khi được dẫn đến trình diện với các nhân vật cao cấp của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ và các vị chức sắc Da-tô cao cấp ở Hoa Kỳ, trong bữa tiệc được tổ chức tại Khách Sạn Mayflower (Thủ đô Washington D. C) vào tháng 10 năm 1950, tín đồ Da-tô Ngô Đình Diệm đã phải tuyên bố thẳng thừng với các nhân vật trên đây rằng ông "tin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực." [COO, Tr. 242]) [8]

3.- Chế độ đạo phiệt Gia-tô mang hình thức một chế độ dân chủ. Chế độ này là con đẻ của chính sách cấu kết với các cường quốc và siêu cường đường thời để đưa một tín đồ Da-tô bản địa lên cầm quyền làm tay sai cho Gíao Hội. Lọai chế độ này mới bắt đầu có từ thập niên 1930 và được áp dụng lần đầu tiên tại Tây Ban Nha với chế độ đạo phiệt Da-tô Francisco Franco (1936-1975). Tiếp theo đó là chế độ đạo phiệt Da-tô Ante Palvelich ở Croatia trong những năm 1941-1945, chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm (1954-1963) , và chế độ quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) ở miền Nam Việt Nam. Đây là loại chế độ chính trị được tổ chức theo hệ thống song quyền như sau:

a. - Chính phủ chìm (informal government hay réel gouvernement) . Theo nguyên tắc, chính phủ chìm này là Hội Đồng Giám Mục (của tòan quốc) cùng với một số tín đồ tin cẩn đắc lực nhất hay thân thiết ruột thịt với các vị chức sắc trong Hội Đồng Giám Mục. Chính phủ này nắm thực quyền quyết định mọi vấn đề từ chính sách đối nội, đối ngọai, chính sách và chương trình giáo dục, mở mang kinh tế, cho đến việc tổ chức các ngày lễ, quyết định và bổ nhậm các nhân vật nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền nổi (formal government hay apparent gouvernment) như các chức vụ tổng bộ trưởng cho xuống tới các chức vụ tổng giám độc, giám đôc, chánh sự vụ và chủ sự.

b.- Chính phủ nổi hay còn gọi là chính phủ biểu kiến (formal government hay apparent gouvernment). Chính phủ này gồm những tín đồ tin cẩn và có thể có một vài thành phần thuộc các tôn giáo khác mà Giáo Hội có thể dùng làm cảnh trang trí với mục đích tạo ra cái vẻ bề ngòai để người đời lầm tưởng rằng chính quyền không theo chính sách kỳ thị tôn giáo. Tất cả nhân vật được đưa lên nắm giữ các bộ và các nha sở trong chính quyền có thể bị chính quyền chìm "bãi chức" hay "thay thế" bằng nhiều hình thức khác nhau vào bất kỳ thời điểm nào. Chính quyền này chỉ là một cơ quan thừa hành có nhiệm vụ thi hành những chính sách, những quyết định và những chỉ thị của chính quyền chìm đưa ra mà không được có ý kiến gì cả.

Quý vị có thể kiểm chứng vấn đề này bằng cách tìm hiểu hai chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm (1954-1963) và chế độ quân phiệt Gia-tô Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) thì sẽ thấy rõ.

III.- NHỮNG VAI TRÒ CỦA MỘT LINH MỤC
TRONG HỆ THỐNG QUYỀN LỰC
CỦA GIÁO HỘI LA MÃ

Với môt đế quốc rộng lớn như vậy, tất nhiên là Giáo Hội cũng phải cần phải có tầng lớp cán bộ đắc lực và tuyệt đối trung thành để quản lý các cơ quan trong bộ máy cai trị, điều khiển các dịch vụ kinh tài, bảo quản những khối tài sản kếch sù đã bóc lột tín đồ và thu vơ được tại các địa phương. Con số cán bộ này đã được trình bày ở trên. Lãnh thổ đế quốc (gồm các xứ đạo và giáo khu) của Giáo Hội rộng lớn, rải rác khắp năm châu bốn bể và công việc lại quá nhiều, cho nên con số "4000 hồng y và giám mục cùnh với con số 400.000 linh mục" của Giáo Hội cũng vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu nhân sự đảm đương các chức vụ chỉ huy trong các cơ quan, các ngành chuyên môn và các nhiệm vụ đặc biệt của Giáo Hội trong toàn thể đế quốc. Cũng vì thế mà Giáo Hội mới quyết định, tùy theo nhu cầu và tùy theo hòan cảnh của địa phương, một cán bộ của Giáo Hội có thể đảm nhiệm nhiều vai trò trong cùng một lúc.

Vì cần phải có khối nhân sự lớn lao như trên đề đáp ứng cho nhu cầu của bộ máy cai trị dàn trải ra khắp nơi trên thế giới, giống như bộ máy cai trị của một đế quốc có quá nhiều thuộc địa, cho nên Giáo Hội La Mã phải có một chính sách đào luyện tu sĩ để đảm nhiệm rất nhiều vai trò khác nhau mà bên Phật Giáo hoàn toàn không có. Trong khi các tu sĩ Phật giáo coi nơi cửa Phật là nơi yên tịnh để lo việc trau dồi kinh Phật, tu tâm dưỡng tính, diệt bỏ tham, sân, si, mong sao cho lòng thanh thản, không vướng mắc vào vòng danh lợi, thì chủ đích của Giáo Hội La Mã là đào tạo ra một giai cấp cán bộ mang danh nghĩa là "tu sĩ" được phỉnh nịnh là "mang chức thánh", nhưng thực chất lại là một ông quan phong kiến nắm quyền cai trị một lãnh địa trong hệ thống quyền lực của một đế quốc theo chế độ quân chủ cực kỳ phong kiến. Ông quan phong kiến này được Giáo Hội giao phó cho quản nhiệm một giáo phận, một giáo khu, hay một xứ đạo, đương nhiên là trở thành một thứ một ông vua con hay lãnh chúa trong phạm vi quan nhiệm của ông ta. Thí dụ như một ông linh mục quản nhiệm một họ đạo, ông ta trở thành một nhà độc tài trong vương quốc (tức là xứ đạo) của ông ta. Tất cả mọi quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp, quân sự, tài chánh, kinh tế, quân sự, ngọai giao, đối ngoại, thông tin tuyền truyền, cảnh sát, công an, và tất cả mọi sinh họat trong đời sống hàng ngày của giáo dân trong họ đạo đều do ông kiểm soát với sự giúp việc của hội đồng giáo xứ. Trách nhiệm của ông ta là vừa phải lo công việc cai trị như một nhà hành chánh, vừa phải phân xử các vụ tranh tụng giữa các giáo dân trong họ đạo giống như một ông quan tòa, vừa phải tổ chức đội quân duy trì an ninh và trật tự trong họ đạo giống như ông tướng tổng tư lệnh quân đội của một quốc gia, vừa phải lo việc kinh tài và làm thế nào càng thu vơ được nhiều lợi nhuận cho Giáo Hội (nhà Chung) càng tốt, giống như một ông bộ trưởng kinh tế, vừa phải lo bảo quản tài sản làm sao không bị hư hao và thất thóat giống như ông bộ trưởng tài chánh.

Với những vai trò trên đây, ông ta (nhân vật linh mục) đã thực sự đã trở thành một ông vua chuyên chế trong họ đạo và có đủ mọi thứ mà người đời thường ước ao khao khát. Những thứ đó là "tình, tiền, quyền thế và danh vọng". Trong bốn thứ trên đây, chắc chắn là một ông linh mục quản nhiệm một họ đạo có tới ba thứ "quyền thế, danh vọng và tiền tài". Còn vấn đề "tình dục và tình ái", người viết xin nhường lời cho những giáo dân thuộc lọai người có lý trí, có khả năng suy luận lên tiếng. Những người ngoài họ đạo chỉ biết được khi câu chuyện đã trở thành những hũ mắm đã được phơi bầy ra nằm chình ình ở các nơi công cộng giống như trường hợp của các ông Linh-mục Nguyễn Hữu D. ở Houston, Texas, Đào Q. Ch. ở Houston Texas, Trịnh Th. H. ở Chicago, Illinois, Cao Đ. M ở Portland, Oregon, Nguyễn Hữu T, Trần C. Ngh. ở California, v.v.. hay các ngài mang chức thánh ở Hoa Kỳ được cơ quan truyền thông loan báo từ đầu năm 2002 cho đến nay, hoặc các giáo hoàng và các vị chức sắc cao cấp trong Tòa Thánh Vatican đã được sách sử (như Babylon Mystery Religion (Riverside, California: Ralph Woodrow Evangelistic Associaton, Inc., 1981), Vicars Of Christ ( New York: Crown Publishers, Inc., 1988), The Bad Popes (USA: Barnes & Noble Books, 1993), v.v...) đã nêu đích danh để cho người đời và hậu thế nhìn thấy, và cũng là thấy rõ giá trị của câu nói, "Hãy nhìn những gì các ngài mang chức thánh của Giáo Hội La Mã đã và đang làm, đừng tin những gì họ nói."

Tất cả những vai trò này được che giấu bằng bức bình phong là vai trò tế lế với một danh xưng là nhà tu hành được tôn vinh là "người mang chức thánh". Khi được Giáo Hội giao phó cho những nắm giữ những vai trò như trên thì họ phải có trách nhiệm đối với Giáo Hội. Những trách nhiệm đó là:

1.- Triệt để thi hành chính sách "bất khoan dung" đối với các tôn giáo khác.

2.- kiểm soát chặt chẽ, không để cho giáo dân "có tình ý riêng tư" (như đã trình bày ở Chương 4)

3.- Nhồi sọ giáo dân sao cho họ phải tuyệt đối trung thành với Giáo Hội (tức là phải biến họ thành những người bị điều kiện hóa giống như con chó trong phong thí nghịem của nhà bác học Pavlov. Có như thế thi họ mới truyệt đối tin tưởng vào những tín lý Kitô quái đản cũng như tuân hành những lệnh truyền của Tòa Thánh Vâtican và phục vụ cho Giáo Hội bằng tinh thần "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa".

Không nói đến những vấn đề khác, chỉ nói tới ba vấn đề trên đây thôi, chúng ta cũng có thể thấy rõ các ông linh-mục đều là những người vi phạm nhân quyền, đi ngược với tinh thần bác ái, đi ngược với tinh thần dân chủ, đi ngược với quyền lợi quốc gia, đi ngược với tất cả nguyên tắc đạo lý và công lý. Những việc làm phi pháp và ngược ngạo này của họ và của Tòa Thánh Vâtican đều được bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội vo tròn bóp méo để bưng bít, biến hóa những điều tốt của những phần tử và thế lực mà Giáo Hội không ưa thành xấu xa tội ác, và biến hóa những điều xấu xa tội ác của Giáo Hội thành tốt đẹp. Những gì xấu xa của Giáo Hội và giới tu sĩ Gia-tô đều được ém nhẹm bằng những lời dạy đã được nhồi sọ cho giáo dần rằng rằng, "Các Cha là đại diện cho Chúa, Cha cũng như Chúa, tất cả những gì Cha nói và Cha làm là nói và làm theo ý Chúa. Nếu cha có nói sai hay làm sai thì đã có Chúa phán xét. Là tín đồ ngoan đạo, mình không được phê bình (nói hành, nói tỏi). Phê bình các Cha là đắc tội với Chúa.".

Tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu của từng địa phương, một ông tu sĩ Gia-tô có thể phải đảm trách thêm những vai trò đặc biệt khác. Muốn hiểu rõ vấn đề này, tốt hơn hết là chúng ta hãy tìm hiểu những vai trò của họ ở các quốc gia mà quyền lực của Giáo Hội vươn tới như ở Pháp trước thời Cách Mạng 1789, ở Việt Nam trong thời kỳ Liên Minh Pháp - Thập Ác Vatican đánh chiếm và thống trị Việt Nam (1858-1954), và ở miền Nam Việt Nam trong thời hai chế độ Ngô Đình Diệm và Nguyền Văn Thiệu (từ năm 1954 đến 1975). Từ đó, chúng ta có thể hiểu rõ họ được Giáo Hội giao phó cho các ông linh mục nắm giữ những vai trò nào trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã. Trong bài viết "Cảm Nghĩ Một Chuyến Đi" đăng trong tờ Liên Lạc Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đàlạt số 2 tháng 7 năm 1995, Linh-mục Trịnh Văn Phát cho chúng ta nhìn thấy rõ chủ tâm và phương cách mà Giáo Hội sử dụng các ông linh mục trong bộ máy cai trị của Giáo Hội. Dưới đây là lời tâm sự của Linh-mục Phát:

"Trong suốt thời gian ở Việt Nam tôi đã suy nghĩ và tự hỏi mình phải làm gì cho quê hương và giáo hội. Giúp quê hương không phải là bổn phận trực tiếp của tôi, nhưng tôi có bổn phận với giáo hội vì tôi là người của giáo hội và được đào tạo để sau này phục vụ cho giáo hội. Có nhiều anh em yêu cầu tôi về giúp cho địa phận, tôi thẳng thắn trả lời là tôi không có tự do chọn lựa, tôi được huấn luyện để phục vụ theo nhu cầu của giáo hội." [9]

Đọan văn trên đây chỉ nói lên được phần nào của cái thâm ý của Giáo Hội trong việc sử dụng người bản địa. Giáo Hội huấn luyên giáo dân thành những linh mục (cán bộ) để làm tay sai phục vụ cho nhu cầu của Giáo Hội. Nhu cầu này là tiến hành những "chiến dịch làm sáng danh Chúa" và củng cố quyền lực của Giáo Hôi ở ngay tại quê hương của họ. Công việc "làm sáng danh Chúa" của một người linh-mục tại quê hương của họ thât là đa dạng. Tùy theo thời thế và hoàn cảnh địa phương, một người linh mục có thể phải đảm nhiệm một hay kiêm nhiệm nhiều vai trò cùng một lúc. Những vai trò đó là:

1.- Ông quan phong kiến trong chế độ đạo phiệt CA TÔ.

2.-Thày cúng và phù thủy

3.- Điệp viên nằm giữ vai trò trưởng lưới tình báo và chỉ huy đạo quân thứ 5 trong xóm đạo trong một quốc gia mà phần lớn nhân dân thuộc các tôn giáo khác và đặc biệt nhà lãnh đạo chính quyền không phải là tín đồ tay sai của Giáo Hội hay chính quyền bất thân thiện với Giáo Hội.

4.- Ông tướng chỉ huy các đạo quân thập tự

5.- Thuyết khách

6.- Cố vấn hay chỉ đạo chinh quyền thế tục.

7.- Phán quan (quan tòa)

8.- Tham chính

9.- Chuyên viên kinh tài và quản thủ tài sản của Giáo Hội trong phạm vi quản nhiệm

Vì giới hạn của tập sách này, phần dưới đây, người viết chỉ trình bày 8 vai trò trên. Còn vai trò thứ 9, thiết tưởng không cần phải nói, độc giả, nhất là giáo dân Gia-tô, cũng đều nhìn thấy rõ. Vả lại, vai trò này cũng sẽ được trình bày khá đầy đủ trong hai Chương 13 và 14.

I.- MỘT ÔNG QUAN PHONG KIẾN TRONG CHẾ ĐỘ ĐẠO PHIỆT CA TÔ

Vai trò này đã được Giáo Hội quy định từ thời Trung Cổ và đuợc nhà trí thức Gia-tô Phan Đình Diệm ghi lại như sau:

"Giáo Hội hậu Trentô có hai bộ mặt, hai hạng linh mục. Tại Âu Châu, 90% linh-mục chuyển sang ngành thày tế lễ và nhà cai trị. Nơi cõi ngoài Âu Châu thì 10% linh mục theo chân phong trào con buôn chiếm thuộc địa, đi truyền giáo phương xa, vừa là thày tế lễ vừa là nhà truyền giáo. Linh mục nhà truyền giáo đi trước, linh mục thày tế lễ và cai trị theo sau. Ấy vậy, bản tính Giáo Hội Trentô [Giáo Hôi La Mã từ sau Công Đồng Trent (1545-1563)] là tế lễ và cai trị, chứ không phải là truyền giáo. Tế lễ và cai trị là cứu cánh và là đỉnh cao sinh hoạt của Giáo Hội. Bộ tham mưu chiến lược Trentô quyết định phương án thần học này." [10]

Tại các quốc gia được Giáo Hội chiếu cố gửi các nhà truyền giáo đến "mở rộng nước Chúa", ngay khi vừa mới thâu nhân được một số tín đồ từ 4 hay 5 gia đình trở lên, các ông cán bộ truyền giáo Gia-tô liền tìm cách cho họ cư ngụ quây quần chung với nhau trong một khu xóm riêng gọi là xóm đạo để quản lý. Việc làm này nằm trong sách lược đoàn ngũ hóa giáo dân Gia-tô của Giáo Hội La Mã. Sách lược này đã được thi hành từ thời Trung Cở ở Âu Châu. Sách Living World History nói về sách lược đoàn ngũ hóa như sau:

“Lúc đầu, những tín hữu Thiên Chúa Giáo (La Mã) không có một tổ chức chính thức nào cả. Họ thường họp nhau thành từng nhóm ở các tư gia. Vào khi có thêm nhiều tín hữu thì họ sắp đặt với nhau thành tổ chức. Họ rập khuôn theo hệ thống quản trị của Đế quốc La Mã để tổ chức hệ thống quản trị thành những đơn vị của Giáo Hội La Mã. Các ông tư tế mà sau này gọi là tu sĩ được giao phó cho việc đảm trách điều khiển các công việc và lễ vụ trong các thánh đường tại các làng mạc. Nhiều đơn vị thánh đường trong các làng mạc trong một khu vực được gọi là một giáo khu và đặt dưới quyền điều khiển của một vị giám mục. Nhiều giáo khu trong một vùng nhỏ hợp lại được gọi là một tỉnh và đặt dưới quyền cai quan của một vị tổng giám mục. Nhiều tỉnh gom lại thành một địa phận và đặt dưới quyền thống lãnh của một ông giáo chủ. Tước hiệu giáo chủ được dành riêng cho các ông giám mục của các thành phố lớn như Rome (La Mã), Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ) hay Alexandria (Ai Cập). Dần dần, vị Giám Mục của kinh thành La Mã nắm quyền lãnh đạo như một vị giáo chủ của toàn thể giáo hội gọi là “pope”. Chữ “pope” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cha”. Sự phát triển quyền lãnh đạo của Giáo Hội một phần là do uy tín của kinh thành La Mã vốn giữ vai trò như là một thủ đô chính trị của đế quốc. Hơn nữa, việc miền Tây của đế quốc suy vong đã giúp cho các ông giám mục ở kinh thành La Mã có cơ may nắm thêm quyền lãnh đạo chính quyền khi mà các quyền hành này vuột khỏi tầm tay của các ông hoàng đế bù nhìn. Cuối cùng, các ông giáo chủ (sau này gọi là giáo hoàng) đòi nắm quyền tối cao trong đế quốc theo chủ thuyết của ông Peter. Ông Peter là người lãnh đạo các Tông Đồ của Chúa Jesus và được coi như là người sáng lập ra Giáo Hội La Mã. Vào khoảng năm 600, kinh thành La Mã mới được nhìn nhận như là thủ đô của Giáo Hội và vị giáo chủ của kinh thành này được coi như là vị thủ lãnh tối cao của Giáo Hội”. (Nguyên văn: [“At first, Christians had no organization. Believers met in small groups, often in homes. In time, as Christtianity won more followers, an organization evolved. Roman governmental forms serves as models for the units of the Christian Church. Presbyters to be known later as priests, were ordained to conduct the business and services of churches in villages. Several of these units were placed under the direction of a bishop, who had charge of a diocese, or district. A number of dioceses made up a province under the authority of an archbishop, and a patriarchate was comprised a group of provinces. The title of patriarch was given to the bishop of a large city, such as Rome, Constantinople, or Alexandria. Gradually the Bishop of Rome assumed leadership as pope, a word from Greek meaning father. The development of Church leadership in Rome resulted partly from prestige held by the Eternal City as the great political capital of the empire. In addition, the decline of the western part ot the empire gave the Roman bishops the opportunity to assume governmental leadership as it slipped from the hands of the puppet emperors. Finally, the popes claimed supremacy because of the Petrine Theory, a doctrine that the Roman Church had been founded by Peter, leader of Jesus' Apostles. By the year 600, Rome was acknowledged as the capital of the Church and the pope as the head of the Church") [11]

Sau khi ban hành thánh lệnh Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hòang Nicholas V (1447-1455) và các thánh lệnh kế tiềp trong thời các Giáo Hòang IV (1471-1484), Alexander VI (1492-1503), Giáo Hội cấu kết với các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp đem quân thập ác đi chinh phục các dân tộc ở Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu Á Các dân tộc nạn nhân tại các lục địa này bị cưỡng bách phải theo đạo và được đoàn ngũ hóa (tập trung) vào những nơi gọi là "trung tâm truyền giáo" (mission ở Trung và Nam Mỹ) hay các "xóm đạo" (ở Việt Nam) và giao phó trách nhiệm cho các ông linh mục (cũng được gọi là các nhà truyền giáo) phụ trách quản lý. Vai trò của các ông linh mục này (1) vừa là một ông quan phong kiến cai trị trung tâm hay làng đạo tân lập (mới được thành lập) này, (2) vừa là một ông thày giảng dạy giáo ly Kitô cho họ, (3) vừa là một sĩ quan chỉ huy đạo quân thập tự tân tòng còn ô hợp, (4) vừa là một ông chủ trong nom một bày nô lệ, (5) vừa là một chuyên viên do thám theo dõi và kiểm soát không cho những tin đồ tân tòng này có "tình ý riêng tư".

Vì kiêm nhiệm quá nhiều vai trò như vậy, uy quyền của một giám mục trông coi một giáo khu hay uy quyền của môt ông linh mục cai quản một xóm đạo không khác gì một ông lãnh Chúa trong giáo khu hay xóm đạo đó. Người viết không biết rõ có giáo luật nào quy định quyền hạn của một ông giám mục trông coi một giáo khu hay một ông linh mục cai quản một xóm đạo. Nhưng căn cứ vào thực tế ở Bắc Vỉệt Nam trong những năm trước tháng 7 năm 1954, một xóm đạo hay một giáo khu là một vương quốc đóng kín, không giao dịch với các làng lương chung quanh. Về phương diện hành chánh và an ninh, tất cả mọi công việc quản trị về việc đạo cũng như về việc đời trong một làng hay xóm đạo đều do ông linh mục quản nhiệm quyết định. Trong phạm vi quản nhiệm của ông, ông nắm toàn quyền ban phát các chức vụ và quyền lợi cho người nào là hoàn tòan theo ý riêng của ông, và ông cũng có toàn quyền truất phế viên chức (nhân viên chính quyền địa phương dưới quyền) mà ông không vừa ý và cũng không cần phải hỏi ý kiến ai hết. Về phương diện tư pháp, mọi tranh tụng giữa giáo dân với nhau, nếu hai bên không giải quyết xong vấn đề tranh chấp thì họ đưa nhau đến cửa Cha (linh-mục quản nhiệm) xét xử. Về phương diện văn hóa, giáo dân chỉ được phép sống theo nếp sống mà Giáo Hội cho phép; những gì Giáo Hội cấm đóan, thì giáo dân không được phép rớ tới hay bàn tới. Đây là chính sách ""không để cho giáo dân có tình ý riêng tư" của Giáo Hội. Tình trạng thường được gọi là "mỗi xóm đạo trở thành một quốc gia trong một quốc gia" và được Linh -mục Trần Tam Tỉnh gọi là "một ốc đảo" trong cộng đồng dân tộc. Dưới đây là nguyên văn lời viết của vị tu sĩ Da-tô này:

"Ngọai trừ các cụm nhà thành thị dân chúng sống lẫn lộn, người Công Giáo thường được tập trung lại thành làng xóm riêng, tách rời khỏi người lương, sống chen chúc quanh tháp nhà thờ xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao vượt khỏi lũy tre. Bị đóng khung và được đòan ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chính thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam, hoặc các tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo. Cac sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Các Mac, vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ, nhưng ngay cuốn sách thánh đã dịch ra tiếng bản xứ mà cũng chẳng ai được biết đến (có một bản sách thánh in bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt ngữ, khổ lớn, nằm trong thư viện các chủng viện và một vài cha xứ, còn giáo dân thì không thể sờ tới)". [12]

Tất cả những phần trình bày trên đây cũng như trong thực tế cho chúng ta thấy rằng uy quyền của một ông giám mục cai quản một giáo khu hay của ông linh mục cai quản một xóm đạo chẳng khác gì một ông lãnh chúa lớn, lãnh chúa nhỏ trong phạm vi quản nhiệm của họ. Cũng vì thế mà ngộn ngữ Việt Nam mới có những cụm từ "lãnh chúa áo đen". Cái hình ảnh các ông lãnh chúa áo đen này hiện ra rõ rệt từ khi đạo Gia-tô được du nhập vào Việt Nam, ở miền Bắc và Bắc Trung Việt kéo dài cho đến tháng 7/1954, và ở miền Nam cho đến cuối tháng 4/1975 với những tên tuổi lừng danh như Trần Lục (Phát Diệm), Nguyễn Bá Tòng (Phát Diệm), Lê Hữu Từ (Phát Diệm), Phạm Ngọc Chi (Bùi Chu), Hoàng Quỳnh (Phát Diệm), Mai Đức Tín (Phương Xá, Quỳnh Côi, Thái Bình), Vũ Đức Luật (Cao Mại, Kiến Xương, Thái Bình), Anvarê Cao (Quỳnh Lang, Quỳnh Côi, Thái Bình), Nguyễn Quang Ân (Thân Thượng, Kiến Xương, Thái Bình), Ngô Đình Thục, Vĩnh Long, sau đổi ra Huế), Mai Ngọc Khuê (Tân Sa Châu, Tân Bình, Gia Định), Đinh Xuân Hải (Phú Thọ Hòa, Tân Bình, Gia Định), Tô Đình Sơn (Phú Yên), Trần Đình Vận (Dốc Mơ, Kiệm Tân, Long Khánh), Nguyễn Lạc Hóa (Biệt Khu Hải Yến, Cà Mậu), Nguyễn Bá Lộc (Cái Săn Kiên Giang), v.v...

II.- THÀY CÚNG VÀ PHÙ THỦY

Vai trò thày cúng là vai trò tế lễ mà ông Phan Đình Diệm đã nói ở trên. Còn vai trò phù thủy là căn cứ vào việc làm của các ông linh mục khi hành xử công việc tế lễ. Theo Việt Nam Tự Điển của ông Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì "phù thủy là thầy pháp hay đạo sĩ chuyên dùng bùa phép trừ tà trừ bệnh, v.v..." và "bùa phép là tiếng gọi chung những vật huyền bí, dùng không chính đáng".

Phần này được ghi lại theo kinh nghiệm của người viết đã chứng kiến rất nhiều lần "rửa tội" cho các trẻ em sơ sinh hay cho những người tân tòng và lễ làm phép "nhà mới" cho các tín đồ. Trong những lễ rửa tội như vậy, vị linh-mục làm lễ vừa lẩm nhẩm đọc lời kinh gì đó (lời kinh này có ghi rõ ràng trong sách mà các ông linh mục thường sử dụng) vừa "xoa dầu thánh" lên đầu đứa bé hay người tân tòng để "đuổi ma quỷ" ra khỏi người chịu phép. Khi làm lê phép "nhà mới", vào phần chót của lễ vụ, vị linh mục hành lễ bắt đầu "làm bùa phép" bằng cách một tay cầm chén nước phép, một tay nhúng vào chén nước đó, đồng thời, miệng thì lẩm nhẩm đọc những lời kinh gì đó, vừa đi vừa vẩy nước phép này ở khắp hành lang và khắp các phòng ở trong nhà. Sự kiện này chẳng khác gì hai định nghĩa của hai từ "phù thủy" và "bùa phép" trên đây.

Có một điều khôi hài là bảo rằng các ông linh mục trong đạo Gia-tô thường làm chuyện "bùa phép" giống như các ông thày phù thủy thì tín đồ Gia-tô thuộc loại "ngoan đạo" sẽ cãi cối cãi chày rằng các ông linh mục của họ không phải làm "bùa phép" giống như bọn phù thủy. Họ cho rằng việc "sức dầu thánh" lên đầu các em bé hay những người tân tòng cũng như việc vẩy "nước thánh" khi làm lễ phép "nhà mới" của tín đồ không phải là "bùa phép" mà là một "bí tích" của Giáo Hội. Phải chăng đây là cái truyền thống quay quắt, lắt léo, lươn lẹo và lật lọng của Giáo Hội La Mã đã cấy vào đầu óc họ ngay từ lúc mới chào đời hay đã thám nhiềm vào tâm hồn họ ngay từ lúc còn là cái bào thai ở trong bụng mẹ. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ ở trong Chương 11.

Điều khôi hài thứ hai là trong khi chủ động làm những việc nặng tính cách "phù thủy" và "bùa phép" của nghề phù thủy, thì Giáo Hội lại rất thù ghét những người hành nghề phù thủy và ra lệnh "diệt tận gộc, trốc tận rễ " những người hành nghề này. Bằng chứng là khi bắt được bà Joan of Arc vào năm 1430, nhà cầm quyền Anh, tay sai của Giáo Hội, kết tội bà là phù thủy rồi thiêu chết bà vào ngày 30/5/1431. Sự kiện này cũng giống như khi các ông truyền giáo Gia-tô đến các nước ở ngòai lục địa Âu Châu trong đó có Việt Nam và Trung Hoa, đòi được tự do truyền đạo, thì trong khi đó, trong vùng ảnh hưởng của Giáo Hội ở Âu Châu, các tín ngưỡng khác bị cấm triệt để, không cho phép họat động và những tín đồ của các tôn giáo khác tuyệt đối không được phép hành sử quyền tự do tôn giáo của họ. Tình trạng này vẫn còn y nguyên ở trong các cộng đồng người Việt Gia-tô ở hải ngoại. Ở hải ngọai (Bắc Mỹ, Áu Châu và Âu Châu), những tín đồ Gia-tô người Việt lớn tiềng đòi tự do tôn giáo cho Việt Nam, nhưng chính họ, gia đình họ, các ông linh mục Việt Nam và cả Giáo Hòang John Paul II lại không tôn trọng quyền tự do tôn giáo của những thành phần thuộc các tin ngưỡng khác. Bằng chứng là khi có một người nào thuộc một tôn giáo khác muốn thành hôn với người yêu là tín đồ Gia-tô thì người đó bị đòi hỏi phải từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền của mình, phải học giáo lý và làm lễ rửa tội theo đạo Gia-tô rồi mới nói đến chuyện cử hành hôn lễ ở nhà thờ. Một bằng chứng khác là "Tòa Thánh Vatican đe dọa sẽ phạt vạ tuyệt thông ông Emmanual Milingo nếu ông không bỏ rơi người vợ cúa ông vào ngày 20/8; ra lệnh cho ông phải cắt đứt mối liện hệ với giáo phái của mục sư Moon, phải công khai hứa sống đời độc thân, "phải biểu lộ lòng tuân phục đối với Giáo Hòang.".(Sẽ được trình bày đầy đủ ở Chương 11).

III.- TRƯỞNG LUỚI GIÁN ĐIỆP VÀ SĨ QUAN CHỈ HUY CÁC ĐẠO QUÂN THỨ 5

Trong cuốn Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị, nơi trang 170, ông Lê Trọng Văn viết về những hoạt động gián điệp của các nhà truyền giáo Gia-tô chống lại tổ quốc Việt Nam như sau:

"Việc nước Pháp sau này xâm chiếm nước ta là do sự thúc đẩy, vận động của các nhà truyền giáo, nhất là các giáo sĩ Huc, Retort, Libois, Pellerin.

Giáo sĩ Huc trước đã dâng lên vua Napoléon III một kế hoạch thành lập một công ty lo việc chinh phục và khai thác các xứ Cao Ly, Đà Nẵng, Madagascar. Năm 1857, (Huc) lại dâng một bức thư nhắc lại Pháp- Nam Hiệp Ước và sự cần thiết phải thành lập gấp một căn cứ ở nước Nam" (Việt Nam Pháp Thuộc Sử, trang 116 của Phan Khoang).

Việc làm của giáo sĩ Huc có tính cách của một tên gián điệp, một tên chỉ điểm, một hướng đạo dẫn đường cho thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Việc làm của giáo sĩ Huc hoàn toàn không dính dáng gì đến vấn đề tôn giáo. Vì giáo sĩ Huc đã dâng lên Pháp Hoàng kế hoạch thành lập một công ty để lo việc chinh phục và khai thác các xứ Cao Ly, Đà Nẵng... và lập căn cứ tại nước Nam. Vì thế sử gia Phạm Văn Sơn viết:

"Các giáo sĩ ngoại quốc nào có phải là những người truyền giáo không thôi đâu, họ dò xét tình thế nước họ giảng đạo rồi báo cáo cho chính phủ họ biết để dùng vũ lực đến xâm lược. Thí dụ Giám-mục Pellerin sau khi trốn khỏi nhà tù Đà Nẵng, xuống tàu về Pháp đã tỏ bày tình thế nước Nam cho hai chính phủ Pháp và Tây Ban Nha và yêu cầu hai chính phủ đó đem quân sang xâm chiếm nước ta." (Việt Nam Tranh Đấu Sử, trang 107 của Phạm Văn Sơn).

Giám-mục Pellerin, đại diện Tổng Tòa Giáo Khu Bắc Đàng Trong, đã giữ một vai trò chính yếu bên cạnh chính phủ Napoléon (III). Về Pháp vào tháng 5 năm 1857, ông đã đệ lên Napoléon III một bản trần tình đề ngày 21/5/1857 bày tỏ "ý muốn sâu sắc, nhất trí của các giáo sĩ ở Việt Nam là hạ bệ vua Tự Đức hiện đang trị vì, mà thay vào đó một ông vua theo đạo Thiên Chúa, hay ít nhất có thiện cảm với tôn giáo của người Pháp. Rồi ông xin vua Pháp can thiệp bằng quân sự để bảo đảm tự do hành đạo cho Kitô giáo ở Việt Nam" (Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa của Yoshiharu Tsuboi, trang 66). Và một bản tường trình của Giám-mục Pellerin đã thúc đẩy Pháp Hoàng có quyết định đem quân sang xâm lấn nước ta như sau:

"600 ngàn giáo dân địa phương và một số lớn chủng sinh đã được phái bộ truyền giáo huấn luyện nói và viết thông thạo tiếng La Tinh, thông suốt đường lối của chúng ta. Các chủng sinh này có thể làm thành nền tảng để từ đó chúng ta tạo ra những quan lại mới." (French Catholic Missionaries, trang 44 Patrick J. Tuck)." [13]

Sách Thời Đại Mới, nơi trang 266, nói về việc làm do thám của một nhà tu hành Gia-tô khác như sau:

"Người theo đạo Gia-tô không phản bội đế quốc thực dân Pháp, nhưng họ đã phản bội Dân Tộc của chính họ. Năm 1908, ngày 27 tháng 8, kế hoạch đầu độc sĩ quan Pháp bằng cách bỏ thuốc độc vào nước "súp" của Nghĩa Quân Hoàng Hoa Thám, bị bại lộ vì cai Trương đã đem việc này mách với Tây. Lo sợ rằng làm như thế vẫn chưa đủ, ba người bạn của Cai Trương còn đi báo với "Cố Ân" ở Nhà Thờ Lớn ở Hà Nội. "Cố Ân" liền điện thoại cấp báo cho Tây biết." (Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn, trang 423).

Đó là kế hoạch mà các nhà viết sử gọi là "Vụ Hà Thành Đầu Độc Năm 1908". Hậu quả của việc làm phản bội dân tộc của "Cố Ân", là ba người yêu nước bị Pháp đem chém đầu bêu giữa chợ. Đó là các Thánh "Tử vi Dân Tộc", Đội Bình, Đội Cốc, Đội Nhân." [14]

Sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1884-1945 (Tập 2) viết:

"Tai Nghệ An, giáo dân huyện Quỳnh Lưu đốt phá huyện lỵ và các xã thôn. Hơn một ngàn nóc nhà tại Quỳnh Đôi, Bào Hậu bị thiêu hủy, nhiều thường dân bị chết. Nhóm Linh Mục Alphonse Klinger và Martin tổ chức các đội võ trang "tự vệ" đánh phá các làng Lương, đốt phá chùa miếu.

Tại miền Bắc, Linh Mục Trần Lục - được cơ quan ngôn luận của Hội Truyền Giáo mô tả như một "courtisan" (người thân tín, kẻ xu nịnh) của (Giám Mục) Puginier - không những bảo vệ được họ đạo Kim Sơn mà còn tăng cường lực lượng "thập tự quân" tiếp tay bất cứ cuộc hành quân nào của Pháp đánh vào các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thanh Hóa. Một trong những công lớn của Trần Lục với chính phủ Bảo Hộ là chiến thắng Ba Đình. Ngoài ra, Trần Lục cũng cung cấp cho Pháp hàng ngàn cu li, mật báo viên, lính tập và viên chức hành chính...." [15]

"Qua sự "cố vấn" của các giáo sĩ, đặc biệt là (Giám Mục) Puginier, cùng Nguyễn Hữu Độ - Courcy mới quyết định gạt bỏ Hàm Nghi đưa Đồng Khánh lên ngôi, sử dụng chiêu bài "trung hưng" dòng chính thống (Tự Đức) để đương đầu với một ông vua bị các "gian thần" đặt lên ngôi..." [16]

"Moulié, qua sự giới thiệu của Hội Truyền Giáo, cũng bổ nhiệm Ngô Đình Khả làm Tổng Quàn Thị Vệ, trông coi an ninh Cấm Thành. Khả có nhiệm vụ kiểm soát vua, nhưng tính hạnh vua càng ngày càng xấu hơn." [17]

Về thành tích họat động trong các điệp vụ thâu thập tin tức tình báo chiến lược tại các vùng đất bị Tòa Thánh Vatican chiếu cố để chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu quân sự đánh chiếm làm thuộc địa, thiết tưởng tất các hoạt động các nhà truyền giáo Gia-tô tại Việt Nam từ năm 1533 cho đến ngày nay đều được các sách sử ghi lại đầy đủ và rõ ràng. Những tên tuổi các ông tu sĩ Gia-tô như Alexander de Rhodes, Pigneau de Béhaine, Joseph Marchand, Huc, Le Grand de La Liraye, Pellerin, Retord, Libois, Puginier, Gauthier, Diaz, Lefèbre, Materon, Charbonnier, v. v... đều có gắn liền với các hoạt động do thám chống lại tổ quốc Việt Nam.

IV.- ÔNG TƯỚNG CHỈ HUY CÁC ĐẠO QUÂN THẬP TỰ

Ngoài những hoạt động do thám trên đây, các ông tu sĩ Gia-tô còn nắm giữ vai trò của một ông tướng chỉ huy các đạo quân thập tự trong thời Trung Cổ, trong các đòan quân viễn chinh của các đế quốc thực dân xâm lược Âu Châu cấu kết với Giáo Hội La Mã như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức Quốc Xã và trong một giáo khu hay trong một làng đạo.

A.- Trong thời Trung Cổ: Trong những vị tướng chỉ huy các đạo quân thập tự đi tấn chiếm vùng Palestine và miền Nam nước Pháp, có rất nhiều người là linh mục và giám mục. Những đọan văn sử dưới đây là bằng chứng:

1.- Sách Lòng Tin Âu Mỹ viết:

"Rất đông tín đồ phe giáo hòang tới trợ lực thập tự quân. Đám quân này dưới quyền giáo sĩ Armaud Amauri, đại diện giáo hoang, bao vây thành Béziers. Thành bị hạ ngày 22 tháng 7 năm 1209, toàn dân ở trong thành đều bị giết, kể cả đàn bà vàn trẻ con...." [18]

2.- Trong bài viết Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ, ông Lương Minh Sơn viết:

"Năm 1483, Vua Ferdinand (Ferdinand V (1452-1516) of Castile) và Hoàng Hậu Isabella I (1451-1504) cử giáo sĩ Tomas de Torquemada của dòng tu Spanish Dominican lên nắm quyền tư lệnh để thi hành chương trình "Inquisition" trên toàn lãnh thổ và những vùng thuộc địa của Tây Ban Nha. Năm 1487, Giáo Hòang Innocent VIII (1484-1492) phong thưởng cho giáo sĩ de Torquemada danh hiệu "The Grand Spanish Inquisitor", một "Inquisitor" vĩ đại, và ra lệnh khởi động chương trình "Inquisition" trên toàn thế giới." [19]

Ngòai hai trường hợp trên đây, còn nhiều trường hợp khác nữa. Nguời viết xin tạm ngưng ở đây để chuyển sang thời cận và hiện đại.

B.- Trong thời cận và hiên đại: Trong thời kỳ này, các ông linh mục và giám mục của Giáo Hội nắm giữ vai trò chỉ huy quân đội trong các chiến dịch "càn quyết và tiêu diệt" các nhóm dân thuộc các tín ngưỡng khác trong ở Croatia và ở Việt Nam để "làm sáng danh Chúa" giồng y như các ông linh mục và giám mục đã làm trong các cuộc chiến thập tự trong thời Trung Cổ.

1.- Ở Croatia trong thời Đệ Nhị Thế Chiến: Những sự kiện xẩy ra ở Croatia đã được rất nhiêu sách sử và báo chí trinh bầy đầy đủ. Những người quan tâm đến thời cuộc cũng như lịch sử thế giới thời cận đại và hiện đại đều có thể tìm hiểu thảm cảnh của những khối dân Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo ở xứ này cũng như vai trò của các ông linh mục và giám mục Gia-tô trong chế độ đạo phiệt Gia-tô Ante Pavelich (1941-1945). Một số trong những chuyện này đã được người viết trình bày khá đầy đủ ở trong cuốn Thực Chất Của Giáo Hội La Mã Quyển Môt, nơi Chương 11. Ở đây chúng tôi chi xin ghi lại một số những tài liệu đã được trích dẫn ở trong đó đế chứng minh vai trò "chỉ huy quân sự" của các Ngài mang chức thánh của Giáo Hội La Mã.

a.- Dưới đây là bản văn do Tuần Báo Việt Nam Mới (phát hành tại Seattle, Washington), chuyển dịch một bài báo từ Tuần Báo US New & Report, nói về chuyện tên đồ tể cuồng tín Pavelich phục vụ cho Vatican và được Vatican che giấu và giúp đỡ cho tẩu thoát sau khi Đức Quốc Xã bị đánh bại vào mùa xuân năm 1945. Bài viết này đăng trong hai số liên tiếp 411 ra ngày 27-11-1998 và 412 ra ngày 4-12-1998) và đã được ghi lại ở trên. Xin xem lại Chương 6

Người Việt Nam ta có hai thành ngữ nói về những sự thật xấu xa bỉ ổi đã được cố tình bưng bít và che giấu, nhưng cuối cùng cũng bị phơi bày ra ánh sáng. Hai thành ngữ đó là "Cái kim buộc (trong) giẻ, lâu ngày cũng lòi ra" và "Cháy nhà mới lòi ra mặt chuột". Con chuột này là "con chuột cống" cho nên mới có tên là "đường dây chuột cống".

b.- Ông Chu Văn Trình viết trong cuốn Sách Lược CA TÔ Thực Dân Thống Trị Toàn Cầu như sau:

"Các tuyên úy CA TÔ và lính Ustashi cũng đòi hỏi điều kiện tiền bạc để cứu mạng cho những kẻ đổi đạo. Thí dụ như Linh-mục Canon Ivan Mikan ở Ogulin đòi 180 đồng dinans cho mỗi người bị ép đổi đạo. Chỉ riêng một làng Chính Thống Giáo ở Jasenak, ông ta đã thu được 80 ngàn đồng dinans. Các tu viện CA TÔ đã trở thành những nhà kho chứa chấp những tài sản giá trị và những vật dụng của Chính Thống Giáo. Nhiều thứ trong số này đã được gửi đến cho các giám mục CA TÔ để sử dụng… (trang 76).

Ngày 20-8-1941, bọn Ustashi bắt giữ tất cả những người Chính Thống Giáo Serb đưa đến khu rừng Koprivnica, giữa Bugojno và Kupres, và trước khi tàn sát, đàn bà bị cắt vú, chặt gẫy chân tay. Một số người bị mù vì mắt bị móc bằng dao…Suốt đêm 31-7 và 1-8-1941, tai thành phố Prijedor, bọn Ustashi đã tàn sát 1, 400 người... (trang 88).

Công cuộc diệt chủng Chính Thống Giáo sắc tộc Serb do Giáo Hội CA TÔ chủ động, ủy nhiệm cho Phát Xít Đức - Ustashi tiến hành tại Nam Tư, mãi 8 tháng sau mới bị thế giới biết đến qua một bài báo xuất bản tại Anh quốc (trang 88)…" [20] .

2.- Tại Viêt Nam, ngòai những vai trò khác, suốt trong thời kỳ từ năm 1858 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, việc các ông linh mục và giám mục công khai nắm giữ các chức vụ trực tiếp chỉ huy các đạo quân thập tự chống lại các lực lượng nghĩa quân kháng chiến và nhân dân các làng lương tiếp cận các xóm đạo hay các giáo khu là một sự thật lịch sử mà bất kỳ tác phẩm lịch sử Việt Nam trong thời kỳ này cũng đều nói tới. Sự kiện này cũng được chính Linh-mục Việt Châu tuyên bố và được sách Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị ghi lại như sau:

"(L.M) Việt Châu tuyên bố:"Dân tộc Việt Nam ta không còn lãnh tụ tại hải ngoại. Nhưng người Công Giáo Việt Nam hải ngoại có lãnh tụ. Đó là các vận mệnh của quê hương, của đất nước. " Lãnh tụ đó là các ông "Cha" của một họ đạo:

"Họ đạo này phải là một nước Việt Nam thu gọn... và người lãnh đạo của anh chị em đó là tướng. Tướng ở đây không có nghĩa là một ông tướng, một ông tá, một ông chỉ huy trong hàng ngũ quân đội. Nhưng là một người đứng đầu để phất cờ.

Theo công thức trên, "Người Công Giáo Việt Nam sẽ có nhiều nước Việt Nam, nhiều ông tướng lãnh đạo nước Việt Nam ấy, xuất phát từ hàng giáo sĩ thì phải đưa đến kết quả là các nước Việt Nam ấy tha hồ giết nhau vì những tham vọng riêng tư của mỗi ông tướng, thí dụ như tình, tiền, chức vị.... Tất cả được ngụy trang dưới danh nghĩa chống Cộng!

Tất cả các ông Cha mang hàm tướng đều được đặt dưới quyền lãnh đạo của một đảng Công Giáo, phó sản của ĐẢNG TỔNG GIÁM MỤC LA MÃ [Archiepiscopal]. Đảng Công Giáo Việt Nam rất mạnh, theo lời Việt Linh Nguyên Lão, vị Cha già của đảng này thì:

"Trên 200 giáo sĩ (Việt Nam) làm việc toàn thời gian, lại sáp nhập với tổ chức Công Giáo sở tại vốn sẵn có cơ sở và tiện nghi, nên càng mạnh gấp bội.."[21]

Đảng Công Giáo không phải mới được thành lập trong thời gian sau năm 1945, mà nó đã được thành lập từ thời Tòa Thánh Vatican cấu kết với Pháp đem quân sang đánh chiếm Việt Nam vào cuối thập niên 1850..Rõ rệt nhât là trong thời liên quân xâm lăng Pháp -Vatican đánh chiếm Bắc Việt và Trung Việt vào cuối thế kỷ XIX, Linh-mục Trần Lục chỉ huy đạo quân Gia-tô hơn 5 ngàn người từ Phát Diệm đi tiếp viện cho đạo quân của Trung Tá Metzinger chỉ huy chiến dịch tiêu diệt lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta tại căn căn cứ Ba Đình dưới quyền lãnh đạo của cụ Đinh Công Tráng. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

"Cho tới ngày chết, 25-4-1892, Giám-mục Puginier chẳng bỏ qua bữa nào để củng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ được hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ Thuộc Địa. Và một phần nhờ ở các bản tin đó mà quân Pháp đã có thể đập tan cuộc kháng chiến vũ trang của người Việt Nam. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xẩy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ, có thành, có đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần các chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm "bình định" cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Metzinger. Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đầy lui. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này là thống chế Pháp trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất) nghĩ tới việc nhờ Linh-mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của Giám-mục Puginier, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5 ngàn giáo dân. Ba Đình đã thất thủ." [22]

Cũng tại giáo khu Phát Diệm này, trong thời Kháng Chiến 1945-1954, vai trò của một vị tướng lãnh tổng chỉ huy đạo quân thập tự của giáo khu này được chuyển sang Linh-mục Hoàng Quỳnh mà giáo dân ở đây thường gọi là Cha Tổng (có nghĩa là tổng chỉ huy các đạo quân thập tự trong giáo khu này). Trong cuốn Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation, nơi Chương 5, trong tiểu mục "Bữa Tiệc Rượu Mật Người Nhậu Với Gan Người Của Bọn Lính Gia-tô Phát Diệm" có mấy câu nói về quyền lực của Cha Tổng Quỳnh này như sau:

"Sáng lại, có mấy chiếc xe nhà binh chở những người võ trang của Cha Tổng mà sau này tôi mới biết là Cha Tổng Hoàng Quỳnh cùng toán lính tự vệ của ông ở Phát Diệm đến vào nhà tên trưởng đồn. Bên này, tôi nghe cuộc nói chuyện giữa Cha Tổng và tên trưởng đồn không mấy rõ, tiếng được, tiếng mất. Hình như Cha Tổng ra lệnh bắn bỏ mấy tên Việt Minh vừa bị bắt, giết xong thì chặt đầu rồi bêu ở ngõ ra vào làng để làm gương và để hù dọa những người theo Việt Minh. Thế rồi, chỉ một lúc sau là Cha Tổng và toán lính ra về."[23]

Chính Linh-mục Trần Tam Tỉnh kể lại ở trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm (nơi trang 93-96) những việc làm của các đạo quân thập tự (công giáo), trong đó, chúng ta thấy các đao quân thập tự này của các đảng Công Giáo dưới quyền lãnh đạo của các ông giám mục và linh mục (trong thời kỳ từ năm 1858 cho đến ngày 20/7/1954) đã làm những việc mà những người còn có lương tâm của một người Việt Nam không thể nào tha thứ được nếu nghe thấy hay biết được những việc làm "trời không dung đất không tha" này. Dưới đây là nguyên văn lời Linh-mục Trần Tam Tỉnh viết:

"Từ năm 1950, nhiều làng Công Giáo vùng đồng bằng được vũ trang, nhận súng ống của Pháp, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của các linh mục. Đội quân vũ trang của Phát Diệm gồm 10 ngàn người, ở dưới quyền chỉ huy của Giám-mục Lê Hữu Từ, còn quân Bùi Chu thì do Giám-mục Phạm Ngọc Chi điều khiển.. Vai trò của đội quân tự vệ vượt qua tư cách gọi là chỉ để tự vệ khi bị Cộng Sản tấn công, bởi vì nó được tung ra các hoạt động chủ yếu là hành quân càn quét, có khi bao trùm cả vùng, có lúc chỉ ở địa phương nhỏ. Chẳng hạn trong trận Ký Con ở Nam Định, một bộ tham mưu liên quân gồm có Trung Tá Candou ở Nam Định, Trung Đoàn Trưởng Mollat đồn Phát Diệm và Linh-mục Hoàng Quỳnh, tổng tư lệnh đội quân Công Giáo, đã thành công loại khỏi vòng chiến cả tiểu đoàn Việt Minh ở đây. Lính Công Giáo có lúc tham dự các cuộc hành quân gồm nhiều tiểu đoàn của Pháp.

Nhưng ở cấp địa phương, quân lính Công Giáo mới là đội quân hung hăng nhất. Nhằm lo cho các xứ được bảo vệ hữu hiệu hơn, bọn chúng tổ chức ruồng bố liên tiếp các làng lương chung quanh, bắt giam hoặc giết chết, khỏi cần tòa án, tất cả các chiến sĩ du kích và những ai bị tình nghi là Việt Minh. Theo gương lính Pháp, chúng cướp bóc các làng, lấy trộm, tàn sát, thiêu rụi tất cả những gì bị coi là ổ kháng chiến. Nực cười hết cỡ, có những linh mục - đại úy nghĩ rằng giờ đem cả nước theo đạo Kitô đã tới: Họ ra lệnh cho lính đi cướp phá các chùa Phật Giáo, mang hết các tượng Phật về làm củi chụm, rồi cắm thánh giá lên chùa hay là đặt Đức Mẹ vào trong đó. Thật phải rùng mình, khi nhắc lại tên tuổi của một số linh mục như Khâm, Tôn, Luật...

Các bản tin về những vụ Cộng Sản tàn sát Công Giáo do báo chí Pháp hoặc hãng thồng tấn Fides (của Tòa Thánh Vatican) đưa ra phải được đặt trong bối cảnh lịch sử nói trên. Chẳng hạn Beena Phan, trích dẫn tờ báo tiếng Pháp Viễn Đông xuất bản tại Sàigòn, đã viết; " Người ta kể lại rằng tại Cao Mại, 180 người Công Giáo, gồm nam nữ và trẻ con bị thiêu sống trong nhà thờ làng theo sau vụ đồn lính Pháp cạnh đó không chịu đầu hàng."

Sự thật hoàn toàn khác thế. Cao Mại là một làng thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, ở 5 km cách sông Hồng, nơi chia đôi Thái Bình với Nam Định, và cũng là ranh giới giữa hai địa phận Thái Bình và Bùi Chu. Cao Mại có hai thôn, một Công Giáo và một Phật Giáo. Đang là mùa xuân 1950, giáo dân Bùi Chu lúc đó đã được võ trang, còn Thái Bình thì quân Pháp chỉ đóng ở thành phố và những vùng lân cận. Một hôm Cha Luật, chính xứ Cao Mại, tiếp một cha bạn người Bùi Chu sang thăm, có mấy tiểu đội mang vũ khí tháp tùng. Bọn lính này đi lùng sục các làng chung quanh, bắt các du kích quân và cán bộ Việt Minh bất ngờ gặp được và giết chết mấy người. Được báo động, du kích toàn vùng đó kéo về hướng Cao Mại. Bọn lính Công Giáo vừa đánh vừa rút lui, có chừng 50 thanh niên Cao Mại và các linh mục tham gia. Khi thấy quân du kích kéo tới, giáo dân Cao Mại hoảng sợ, chạy vào nhà thờ đóng cửa lại, chờ cha xứ trở về mang theo tiếp viện. Du kích tổ chức bao vây, đòi phải thả các đồng chí bị bắt ra. Đám người bị bao vây cứ cầm cự. Khi đêm về, nhà thờ bốc cháy và những người bị nhốt trong đó chết thiêu. Người ta loan tin rằng vụ hoả hoạn đó là do nhóm người bao vây gây ra, hay chỉ là một chuyện rủi ro. Sau đó, cha Luật và quân lính của ông trở về, ông chỉ còn biết khóc trước đóng tro tàn của nhà thờ và cái tang của dân chúng. Ông quyết định trả thù cho giáo dân. Cuộc báo thù hết sức kinh khủng. Các du kích quân bị lính của cha bắt được đều bị chôn sống trước nhà thờ. Từ đó, Cao Mại trở nên một nơi kinh hoàng cho cả vùng.

"Cao Mại là một trường hợp điển hình trong thảm kịch Việt Nam hồi đó. Máu đổi máu, những cuộc thanh toán tiếp theo những vụ trả thù. Vì không biết nghệ thuật quân sự và chiến lược của Kháng Chiến - do chính phủ Hồ Chí Minh vạch ra từ năm 1940 - quá tự tin vào những thắng lợi lúc đầu, người Công Giáo cứ đi bố ráp tại các làng không Công Giáo, thường đâu có chống cự lại họ." [24] .

Mang danh nghĩa "diệt Cộng", những ông linh-mục kiêm nhiệm vai trò ông tướng chỉ huy các đạo quân thập tự (Công Giáo) này đã tàn sát bao nhiêu dân chúng Việt Nam, bao nhiêu người dân bên lương đã bị dập vùi và đã bị cưỡng bách phải theo đạo Gia-tô để tồn tại hay để cưu mang cho thân nhân ruột thịt trong gia đình. Hai nhà biên khảo Quang Toàn và Nguyễn Hoài ghi lại ở trong cuốn Những Họat Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo về thảm cảnh đau thương này của nhân dân ta ở vùng Đồng Bằng Bắc Việt trong thời Kháng Chiến 1945-1954 tương đối khá rõ ràng và đầy đủ. Dưới đây là với nguyên văn của những đọan văn này:

"Quỳnh Lang Đẫm Máu: Quỳnh Lang là một thôn thuộc xã Quỳnh Lâm (Toàn Thắng), huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình. Dân số trong thôn có hơn 1.000 người, phần lớn theo đạo Thiên Chúa. Thôn này ở về phía Tây Bắc huyện Quỳnh Côi. Giữa thôn có một nhà xứ (nhà thờ) thường gọi là nhà thờ Quỳnh Lang. Nhà thờ này thường có 2 (hai) cha cố (linh mục), 7 (bẩy) thày giáo và một số cô mụ.

Ngay từ ngày đầu sau thắng lợi của cuộc Cách Mạng tháng 8 năm 1945, bọn phản động đội lốt Thiên Chúa Giáo đã ngấm ngầm tổ chức hoạt động chống lại chính quyền dân chủ nhân dân. Đứng đầu bọn này là tên Anvarê Cao, người Tây Ban Nha. Là Linh-mục chánh xứ, Anvarê Cao đã cai quản nhà xứ Quỳnh Lang từ năm 1941-1942. Khi chính quyền về tay nhân dân, chúng đã lợi dụng tòa giảng của các nhà thờ và các lớp giáo lý để tuyên truyền xuyên tạc mọi chủ trương chính sách của chính phủ ta. Khi kháng chiến bùng nổ, chúng ngấm ngầm tổ chức những đội "Thanh Niên Diệt Cộng" trong các họ thuộc xứ, dưới những hình thức "Đội Âm Nhạc", "Đội Chầu"...

Năm 1948, 1949, quân Pháp đánh rộng ra Hải Dương, Hưng Yên thì Anvarê Cao tổ chức "Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo" toàn xã Quỳnh Lang. Ban chấp hành của Liên Đoàn này do Anvarê Cao đứng đầu và mỗi họ này được cử một đại biểu vào ban đó. Từ đó, bọn phản động đội lốt Thiên Chúa Giáo hoạt động ngày càng ráo riết hơn, có kế hoạch và tổ chức hơn. Anvarê Cao còn chọn một số tay sai đắc lực đưa vào Quốc Dân Đảng như tên Mậu tức Ái (Quỳnh Lang), Tuyên (Tân Mỹ) để nắm lấy tổ chức này. Sau đó, bọn này đi tuyên truyền phát triển đảng viên. Tên nào tổ chức được một đảng viên thì được thưởng 100 đồng Đông Dương. Dần dần chúng thu hút được những tên Ruy, Trị, Rẫn... (Quỳnh Lang)... Những tên này đều trở thành tay sai đắc lực của bọn Thiên Chúa Giáo phản động ở đây.

Tháng 11 năm 1949, giặc Pháp đem quân về đóng ở Bến Trại và La Tiên (bắc sông Luộc), gần Quỳnh Lang. Anvarê Cao bèn tập họp thanh niên Thiên Chúa Giáo ở các thôn Đông Châu, Tân Mỹ, Quỳnh Lang bí mật cho đi kiểm soát khu tứ xã. Y cho một thanh niên sang liên lạc với giặc Pháp ở Bến Trại và La Tiên, cử tên Luân (Tân Mỹ) sang Bến Trại cầu cứu Pháp cho quân về càn đồng bào Thiên Chúa Giáo đi tản cư. Y còn dùng thị Hồng người Việt Yên (gái điếm) liên lạc với giặc Pháp ở Hưng Yên và La Tiến. Tháng 1 năm 1950, giặc Pháp từ Bến Trại vượt sông Luộc về dẫn đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở khu tứ xã tản cư. Khi giặc đến, Anvarê Cao ra lệnh cho các trùm trưởng các họ ở ba thôn Quỳnh Lang, Đông Châu và Tân Mỹ phải tập họp giáo dân đến Tân Mỹ. Tên Ký Giáp và Trùm Vĩ vâng lệnh Anvarê Cao doạ nạt giáo dân: "Đồng bào tới đây sẽ có quân Pháp đón và theo cha xứ đi tản cư, chứ ở nhà Việt Minh đến đánh nhau, đồng bào không chạy được thì nó cắt tiết (Tài liệu của Ty Văn Hoá Thái Bình).

Dưới mũi súng hỗ trợ của giặc, Anvarê Cao cùng bọn trùm trưởng đã dẫn hơn 1.000 gáo dân sang Bến Trại (Hải Dương). Hơn một tháng ở đó, Anvarê Cao bắt giáo dân đì càn quét cướp phá thóc gạo, lợn gà của nhân dân quanh vùng về tập trung. Hàng ngày y ra lệnh phát từng bơ (lon) gao, miếng thịt cho từng gia đình. Gia đình nào bị chúng tình nghi có liên lạc với kháng chiến thì lập tức mất khẩu phần thịt gạo, cho nên nhiều gia đình rất khốn khổ.

Sau hơn 30 ngày sống bằng của cướp giật của nhân dân quanh vùng Bến Trại, gây tội ác đã nhiều, Anvarê Cao cho giáo dân chuyển sang làng Tranh (Ninh Giang), cũng vẫn luận điệu lừa bịp: "Sang đây sẽ có nhà cửa ruộng vườn cầy cấy". Ở đây, y bắt giáo dân đi càn quét, cướp bóc của cải, trâu, bò lợn, gà của nhân dân quanh vùng. Những người không đi càn quét thì phải đi phu gánh gạch., gánh cát xây bốt cho giặc ở Ninh Giang.

Để chuẩn bị kéo về Quỳnh Lang lập tề, ngụy, Anvarê Cao nài xin giặc Pháp vũ trang và huấn luyện quân sự cho hơn 60 thanh niên Thiên Chúa Giáo. Đồng thời, y tổ chức bầu các ban quản trị, xã uỷ.

Tháng 2/ 1950, địch đánh rộng ra Thái Bình, Anvarê Cao đưa lực lượng vũ trang về Quỳnh Lang lập bốt (đồn). Bốt Quỳnh Lang chiếm một khu đất rộng ngay trước cửa nhà thờ. Chúng cho xây nhiều lô cốt và hàng rào dây thép gai vây quanh. Trong bốt có trên 100 vệ sĩ do tên đồn trưởng Bùi Hữu Lùn chỉ huy. Y là tay sai đắc lực của Anvarê Cao. Mọi việc của đồn đều do Anvarê Cao quyết định. Hàng ngày, chúng bắt vệ sĩ đi càn quét các vùng lân cận như Bương Hà, Hỷ Hà, Đông Quynh để giết người, cướp của nhằm phá vỡ cơ sở kháng chiến của nhân dân ta.

Ngày 16/3/1950, Pháp cho thêm một tiểu đoàn về đóng ở Quỳnh Lang. Nhân dịp đó Anvarê Cao xin thêm súng đạn của giặc, vũ trang cho thanh niên Thiên Chúa Giáo ở Tân Mỹ và Đông Châu để làm tiền đồn án ngữ cho vị trí Quỳnh Lang. Lực lượng được tăng cường, chúng chiếm đóng khu tứ xã, càng ra sức hà hiếp các thôn xung quanh hòng bình định cả khu vực này. Chúng lập trại giam, tổ chức phòng mật thám, cho vệ sĩ hàng ngày đi lùng bắt cán bộ và nhân dân.

Quỳnh Lang, ngay từ những ngày đầu lập bốt (đồn), đã khét tiếng về những hành động giết người man rợ. Suốt trong nửa năm đầu 1950, mỗi buổi chiều tà lại có một chiếc xe ca-mi-ông chở hàng chục người vô tội ra bến đò La Tiến. Tới bến, những người yêu nước bị dồn thành hàng, những lưỡi kiếm sáng loáng vung lên, hàng loạt thân người ngã gục và bị hất xuống dòng nước. Có hôm, dùng kiếm để giết đã chùn tay, chúng trói những người bị bắt lại thành từng xâu (có xâu tới 24 người), rồi dùng tiểu liên bắn xả vào họ. Cũng như mọi lần, xác họ bị hất xuống sông. Man rợ hơn nữa, có lần chúng bắt hàng chục người xếp dọc theo thành bể (hồ chứa nước) thả cá giống, rồi dùng súng tiểu liên bắn chết, xác họ đổ gục chồng chất trong bể.

Chúng tra tấn những người bị bắt cực kỳ dã man. Một trong những cách tra tấn đó là: nạn nhân bị lột trần truồng, ngồi gọn trong một cái hố đất đào sẵn cạnh sân nhà thờ, rồi chúng thi nhau dội nước sôi vào đầu vào lưng.. Nhiều nạn nhân đã chết ngay sau một hồi giẫy giụa. Có lần chúng lôi người bị dội nước sôi chưa chết hẳn lên sân nhà thờ để mặc cho quằn quại rên la. Trước cảnh thê thảm đó, Anvarê Cao chỉ buông ra một câu cộc lốc: "Chúa chưa cho nó đi khỏi"!

Những tội ác kinh khủng và ghê rợn ấy cũng chưa phải là tột cùng. Dã man nhất và cũng là điều dã man cho bốt Quỳnh Lang trở thành nổi tiếng khắp miền là vụ thảm sát hàng trăm người trong một hầm người dưới đáy lô cốt.

Một ngày tháng 8 năm 1951, bọn phản động Thiên Chúa Giáo Quỳnh Lang cho quân đi vây làng Bường, làng Hia và những làng lân cận. Chúng dồn dân các làng ra đình để nghe "quan về hiểu dụ". Khi đình đã chật người, chúng liền kéo trên 200 thanh niên trai tráng trói lại thành từng xâu giải về bốt. Đến bốt, trời đã xế chiều. Không cần xét hỏi một câu, chúng dồn tất cả xuống một cái hầm ngầm dưới đáy lô cốt. Chiếc hầm kiên cố mỗi bề rộng bốn mét, sâu bằng một người với, cửa hầm dài, rộng gần một mét, có nắp gỗ kín mít. Những người bị bắt, vẫn nguyên dây trói, bị đẩy lộn cổ xuống hầm. Người đè người. Đã có người chết ngay lúc đó . Hầm đầy quá rồi, những người sau không thể lọt vào được nữa, chúng liền dùng báng súng nhồi (đẩy) túi bụi vào hầm để dồn cho kỳ hết. Nắp hầm đóng lại. Chỉ một lát sau, trong hầm, người nghẹt thở, nhốn nháo. Họ kêu gào, van xin, mặc (kệ)! Thấy van xin vô hiệu, họ gào thét chửi rủa ầm ĩ. Anvarê Cao liền sai tên Nhự, chỉ huy quân sự của đồn, đến hé nắp hầm và chĩa súng liên thanh bắn xả vào. Tiếng kêu thét lắng dần rồi tắt hẳn. Một đêm dài nặng nề trôi qua, người tiếp người lả đi, chồng chất lên nhau mà chết. Khi mở nắp hầm, vừa kịp rút được then cài, thì nắp hầm bật tung lên vì tử khí thoát ra. Người trong hầm chết hầu hết. Mấy xác người hấp hối ở sát miệng hầm được kéo lên, có bảy người tỉnh lại. Lúc này, nhân dân chung quanh đã kéo đến nên ý định thủ tiêu nốt của chúng không thực hiện được. Chính bảy người thoát chết này lại phải xuống hầm lôi những xác chết lên đem đi chôn cất.

Một tuần lễ "trả thù cho đồng bào bị giết hại ở bốt Quỳnh Lang" được tổ chức rầm rộ ở khắp tỉnh. Bọn phản động Thiên Chúa Giáo ở Quỳnh Lang rất sợ hãi. Anvarê Cao được bọn cầm đầu Giáo Hội Thiên Chúa Việt Nam cho phép đổi đi nơi khác!

Từ đó bọn vệ sĩ Quỳnh Lang cũng ít dám thò ra ở ngoài cướp phá. Các đồn bốt quan trọng của địch trong tỉnh liên tiếp bị tiêu diệt, khu du kích được mở rông, bốt Quỳnh Lang bị cô lập. Nửa đêm 4/4/1953, bốt Quỳnh Lang bị bộ đội và du kích ta tiến đánh. Sau gần sáu giờ chiến đấu ác liệt, bốt Quỳnh Lang bị hạ. Tên đồn trưởng Bùi Hữu Lùn và 78 vệ sĩ bị ta bắt sống. Ta thu được 7 trung liên, 2 moóc chi-ê và hơn 100 súng trường cùng nhiều đạn dược trong trận này." [25]

Những bản văn sử trên đây cho chúng ta nhìn thấy rõ vai trò một ông tướng hay một sĩ quan của một ông linh mục trong trách nhiệm chỉ huy các đạo quân thập tự Gia-tô tấn công vào những nhóm dân thuộc các tôn giáo khác hay thế lực không nằm trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã. Tính cách tàn bạo và dã man của các đạo quân thập tự này đã thể hiện đúng theo cái bản chất thâm độc, bạo ngược, tàn ác và dã man của Giáo Hội. Những câu chuyện trên đây chỉ là môt vài chuyện lẻ tẻ trong muôn ngàn chuyện tương tự nói về tội ác dã man của bọn tu sĩ và tín đồ Gia-tô "sống đạo theo tinh thần Kitô" ở các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Việt trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Nếu kể ra cho hết thì phải dùng đến cả mấy ngàn trang giấy cũng không nói hết.

Đau lòng thay! Những tín đồ Gia-tô người Việt hiện nay không hề hay biết gì về những "thành tích" kinh tởm như trên. Hằng ngày, họ thường được nghe thuyết giảng và nhắc đi nhắc lại một cách trơn tru những từ ngữ như bác ái, nhân từ, hiền lành, khiêm nhường, v.v.... Nhưng họ không hề nghĩ hay nhớ tới những hành động kinh tởm của các đạo quân thập tự dưới quyền chi huy của các đáng bề trên của họ đã diễn ra trong lịch sử ở ngay trên đất nước Việt Nam này của chúng ta.

V.- THUYẾT KHÁCH

Theo Hán Việt Từ Điển của học giả Đào Duy Anh thì "thuyết khách là người vận động cuộc đời chỉ nói bằng miệng lưỡi". Theo Việt Nam Tự Điển của ông Lê Văn Đức thì "thuyết khách là người dùng tài ăn nói làm cho người ta nghe theo mình." Học giả Nguyễn Văn Khôn dịch chữ "thuyết khách" sang tiếng Anh là "propagandist" (chuyên viên tuyên truyền).

Nói một cách nôm na, thuyết khách là người đi vận động bằng cách xúi giục, khuyến khích, khích lệ hay mua chuộc người khác làm việc gì theo ý muốn của mình hay của thế lực mà người đó đang phục vụ.

Tìm hiểu về nhừng công việc làm của các ông giáo sĩ hay tu sĩ Gia-tô trong lịch sử, quả thật họ đã được Giáo Hội La Mã giao phó cho đảm trách vai trò thuyết khách rất là phổ quát. Trong ba lần vận động đế quốc Pháp xuất quân đánh chiếm và thống tri Việt Nam, và sau Đệ Nhị Thế Chiến việc vận động siêu cường Hoa Kỳ đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam thiết lập chế độ đạo phiệt Gia-tô ở miền Nam, Giáo Hội La Mã đều ủy thác cho các ông tu sĩ Gia-tô vai trò thuyết khách đi làm nhiệm vụ uốn lưỡi Tô Tần thuyết phục chính quyền Pháp và chính quyền Hóa Kỳ làm theo ý muốn của Giáo Hội.

Lần thứ nhất, trong việc thuyết phục nước Pháp liên kết với Giáo Hội xuất quân đánh chiếm Việt Nam, Giáo Hội đề bạt ông Linh-mục Alxandre de Rhodes vừa là nhà truyền giáo, vừa là một điệp viên thượng thăng vừa là một nhà thuyết khách được chỉ định đến kinh thành Paris vận động chính quyền Vua Louis XIV (1643-1715) làm theo ý muốn của Giáo Hội. Sự kiện này được Giáo-sư Võ Thành Long viết nư sau:

"Trong cuốn Vietnam's will to live (tạm dịch Ý Chí Quyết Sống Của Việt Nam), trang 38-39, Tiến-sĩ Helen B. Lamb trích một đoạn trong cuốn Le Phénomène National Vietnmien: De l'Indépendance Unitaire à l'Indépendance Fractioné, 1961, p. 85 của tác giả Paul Isoart để chứng dẫn giấc mộng thuộc địa hóa Việt Nam của giáo sĩ điệp viên Alexandre de Rhodes:

"Alexandre de Rhodes ôm ấp niềm mơ ước rằng nước Pháp sẽ đóng vai trò chính trong việc thuộc địa hóa Việt Nam: ("Tôi tin rằng nước Pháp, một vương quốc sùng đạo nhất trong số các vương quốc hiện nay, sẽ cung cấp cho tôi binh lính để đảm nhiệm việc chinh phục toàn cõi Đông Phương, và tôi sẽ tìm cách để có được một số giám mục và giáo sĩ người Pháp để cung ứng cho các ngôi nhà thờ mới cất. Tôi đến La Mã với kế sách này trong đầu vào ngày 11 tháng 9 năm 1652." ("Alexandre de Rhodes held to his dream that France should play the key role in colonizing Vietnam: "I believed that France, as the most pious of all kingdoms, would furnish me with soldiers who would find the means would undertake the conquest of the whole Orient, and that I would find the means for obtaining bishops and priests who were Frenchmen to man the new churches. I went to Rome with this plan in mind on Septempber 1, 1652.")

Để thực hiện mưu đồ biến Việt Nam thành một vương quốc Kitô, giáo sĩ gián điệp Rhodes tích cực tuyển mộ một số lớn giáo sĩ để họat động ở Việt Nam và đạt được sự ủng hộ của Giáo Hội Pháp, ông quyên tiền từ giới quý tộc Pháp để thực hiện kế họach của mình và tìm được phương tiện vận chuyển từ các nhóm trông mong vào phần ăn chia của Pháp ở dịch vụ mậu dịch ở Á Châu (After Rhodes had enlisted a great number of priests for work in Vietnam and had gained the support of the French Church, he also raised the money for his project from the aristocracy and secured the means of transportation from the circles on the lookout for a French share in the Aisan trade.) ( Joseph Buttinger, The Small Dragon (New York: Frederick . Praeger, 1967), p.217].

Ông cũng vận động bằng cách khích động đầu óc cuồng tín của giới lãnh đạo tôn giáo Pháp và lòng tham vật chất của đám con buôn đầu sỏ Pháp, ông vẽ vời rằng nước Việt Nam đã đến lúc chín mùi cho việc cải đạo [người Việt] thành Kitô hữu và ông mô tả nước Việt Nam như là một El Dorado (một xứ tưởng tượng có nhiều vàng) với tài nguyên vô tận.. (To succeed, however, he would have to persuade French religious and commercial leaders to underwrite his project.Thus he lobied with both [the French religious and commercial leaders], depicting Vietnam as ripe for Christian conversion and portraying it as an Eldorado of boundless wealth...[Stanley Karnow, Viet Nam: A History (New York" Voking Press, 1983) p. 60],

Trong cuốn Divers Voyages et Missions (Hành Trình Truyền Giáo) ấn hành ở Ba Lê vào năm 1653, Rhodes viết rằng người Việt Nam giầu lắm vì đất đai phì nhiêu, rằng họ có các mỏ vàng, rất nhiều hồ tiêu, và quá nhiều tơ lụa đến nỗi họ dùng nó làm giây lưới cá và dây buồm. (The Vietnamese, he wrote, were very rich, because the earth in Vietnam was fertile. They had gold mines. he added, and quantities of pepper, and so much silk that they used it even for their fishing lines and sailing cords." [Joseph Buttinger. Ibid., pp. 216-217]..

Rhodes không những là một điệp viên thượng thăng đội lốt giáo sĩ truyền giáo mà còn là một tên đầu sỏ thâm độc, chủ trương hủy diệt nền văn hóa bản địa và áp đặt giáo thuyết Kitô phi dân tộc ở những nơi ông cùng đồng bọn đến truyền giáo. Phương thức truyền giáo ở Việt Nam được thực hiện bằng cách dùng kiến thức về khoa học để gây ấn tượng, dùng bả vật chất để cám dỗ, mua chuộc, dụ dỗ những người dốt nát, nhẹ dạ về một bánh vẽ thiên đàng huyễn hoặc, về sự khiếp sợ bởi sự dọa nạt của Chúa như Ngày Phán Xét kẻ sống người chết, lửa địa ngục, và cuối cùng, bất chấp luật lệ của nhà đương quyền Việt Nam." [26]

Lần vận động này của Giáo Hội thất bại, vì rằng chính quyền Pháp luc bấy giờ đang còn bận tâm với các cuộc chiến ở Âu Châu và nền tài chánh cúa nước Pháp đang rơi vào tình trạng trì trệ và kiệt quệ vừa do chiến tranh gây nên vừa do việc chi phí cho việc xây cất Điện Versalles.

Lần thứ hai, Giáo Hội cho Giám-mục Pigneau de Béhaine mang theo Hòang Tử Cảnh (đứa con trai đầu lòng của Chúa Nguyễn Ánh mới 5 tuổi) đến kinh thành Paris vận động chính quyền Vua Louis XVI (1774-1792) viện trợ quân sự cho phe Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn với dã tâm nếu cuộc phiêu lưu quân sự này thành công, Nguyễn Ánh sẽ phải đền ơn cho Giám-mục Bá Đa Lộc (đúng ra là Giáo Hội La Mã) bằng cách ưu đãi cho một thế đứng trong chính quyền; rồi từ đó sẽ lần lần "được đằng chân, lân đằng đầu", thi hành sách lược "cáo đội lốt hùm" để "mượn gió bẻ măng".

Công lao vận động chính quyền Pháp lần thứ hai này của Giáo Hội tuy thành công mà hóa ra thất bại. Thành công là vì đã được chính quyền Pháp của Vua Louis XVI (1774-1792) thuận theo ý muốn của Giáo Hội La Mã ký kết Thỏa Hiệp Versailles vào ngày 28/11/1787 giữa một bên là Bá Tước Montmorin đại diện cho chính quyền Pháp và một bên là Giám-mục Pigneau de Béhaine đại diện cho Chúa Nguyễn Ánh. Thất bại là vì sau khi ký kết xong cái thỏa hiệp quái đản này thì nước Pháp rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chánh (do sư tiêu sài huy hoắc của triều đình Vua Louis XVI và giai cấp thống trị gây nên). Sau đó, cuộc khủng hoảng tài chánh này biến thành cuộc khủng hoảng chính trị, rồi nhân dân Pháp vùng lên làm Cách Mạng Pháp 1789 đập tan chế độ đạo phiệt Gia-tô của Vua Louis XVI.

Tuy là thất bại vì chính quyền Cách Mạng 1789 không xuất quân giúp Nguyễn Ánh trong cuộc chiến chống lại nhà Tây Sơn, nhưng Giáo Hội La Mã cũng vẫn không bỏ cuộc. Theo lệnh của Giáo Hội, Giám Mục Pigneau de Béhaine lại chạy đôn chạy đáo kiếm tiền mua súng đạn, sắm tầu thuyền và tuyền mộ tín đồ Gia-tô xung vào đạo quân thập tự đến giúp Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn. Thế nhưng, ngay khi sắp sửa thành công đánh tan nhà Tây Sơn thì Giám-mục Pigneau de Béhaine qua đời. Đây cũng là lúc Nguyễn Ánh chợt nhớ ra cái tội "cõng con rắn độc Vatican về cắn gà nhà" để rồi ông tỉnh ngộ và lảng xa "những con rán độc truyền giáo Gia-tô." đã từng giúp quân viện cho ông đánh bại nhà Tây Sơn.

Bị vua Gia- Long trở mặt, Giáo Hội La Mã cũng vẫn không bỏ cuộc. Một mặt, Giáo Hội ra lệnh cho bọn truyền giáo vừa sử dụng đám bọn tín đồ bản địa thâu thập những tín tức tình báo cần thiết, vừa tổ chức họ thành đạo quân thứ 5 nằm hờ chờ khi có quân đội viễn chinh liên minh với Giáo Hội tiến vào thì nổi lên làm nội ứng. Giáo Hội cho người xúi gịuc và mua chuộc những thành phần có thế lực nổi lọan chống lại chính quyền và đứng ở đằng sau làm cố vấn và làm hậu thuẫn, hô hào giáo dân gia nhập vào hùa. (Vụ nổi lọan của Lê Văn Khôi vào những năm 1833-1835 do giáo sĩ Joseph Marchand (cho Du) chủ mưu là thí dụ điển hình mưu đồ đại đại gian đại ác này của Giáo Hội La Mã.

"Mở đầu cho thời kỳ này được đánh dấu bằng cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt, chiếm thành Gia Định, đánh lại triều Nguyễn suốt 3 năm. Tham dự tích cực vào cuộc (nổi loạn) này có giáo sĩ Marchand - Cố Du và nhiều người Công Giáo Việt Nam. Tài liệu Pháp đã công bố bức thư của Cố Du gửi cho Giám-mục Taberd ở Xiêm khẳng định sự họat động tham gia nổi dậy của Cố Du và một bộ phận người Việt Công Giáo, khẳng định việc cầu viện quân Xiêm.." [27]

Sau đó, Giáo Hội còn âm mưu và liên hệ với vụ Hồng Bảo và nụ nổi lọan của tín đồ Gia-tô Tạ Văn Phụng nữa. Tất cả các sách sử đều nói đến hai vụ này.

Lần thứ ba, Giáo Hội dùng cả "sách lược nội công" từ chốn phòng the là Hòang Hậu Eugenie trẻ đẹp (mới có 26 xuân xanh) ngày đêm ỏn thót thủ thỉ với ông chồng già là Hòang Đế Napoléon III tuồi gần ngũ thập, và "sách lược ngọai kích" bằng sử dụng cả một binh đoàn tu sĩ Gia-tô kẻ trước người sau thay phiên nhau theo sách lược "xa luân chiến" thuyết phục chính quyền Pháp liên kết với Giáo Hội xuất quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam. Sự kiên này được nhà viết sử Huy Vũ (Viện Sử Học Việt Nam) ghi lại như sau::

"Tháng 3 năm 1848, hai Giám -mục Retord và Géantot từ Việt Nam gửi thư cho vua Louis Philippe (1830-1848) yêu cầu nước Pháp chính thức can thiệp vào Việt Nam. Tháng 4 năm 1851, Giám-mục Retord viết thư cho Giám-mục Foreade khằng định yêu cầu đó. Tháng 12 năm 1855, Bá Tước De Courcy báo cáo với Bộ Ngọai Giao Pháp về ý kiến đề xuất của hai linh mục Libois và Legrand de Liraye đề nghị giúp con cháu nhà Lê làm cuộc nổi dậy lật đổ triều đình nhà Nguyễn bám vào tiền đề là Hòa Ước Versailles 1787. Cùng lúc đó các tầu chiến Pháp tăng cường "thăm viếng" Việt Nam, khiêu khích dọa nạt và nổ súng bắn phá đồn lũy quân Nguyễn. Tháng 1 năm 1851, Hồng Bảo, anh Tự Đức, mưu lật ngôi em, bị bại lộ, tuyên bố dựa vào sự gíup đỡ của những người Công Giáo. Cũng trong năm 1851, xuất hiện hai nhân vật giáo sĩ đã thuyết phục thắng lợi nước Pháp can thiệp vào Việt Nam. Đó là Linh-mục Huc người Trung Quốc và Giám-mục Pellerin. Giám-mục Pellerin đã từ Việt Nam lén về Pháp rồi sang cả Roma vận động, đề xuất cả một kế hoạch thiết lập chế độ bảo hộ Việt Nam. Kế hoạch này được Linh-mục Le Grand de la Liraye và Giám-mục Retord tích cực giúp sức. Trong việc vận động có cả ý kiến đưa một cuộc nổi dậy của người Công Giáo Việt Nam làm nội ứng. Thế là chính phủ Pháp chính thức công bố quyết định vũ trang can thiệp vào Việt Nam vào tháng 7 năm 1857." [28]

Qua những sự kiện trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng sách lược cố hữu của Tòa Thánh Vatican là sử dụng các đạo quân thập tự nội gián địa phương làm các công việc do thám, cung cấp tin tức cho bọn cán bộ gián điệp của Giáo Hội với danh nghĩa là các nhà truyền giáo được phái đến các vùng mục tiêu. Trong khi chờ đợi, Giáo Hội còn phải vận động để được cấu kết với một đế quốc xuất quân tiến vào quốc gia bị chiếu cố, tất cả tổ chức giáo dân bản địa dưới quyền lãnh đạo của các cán bộ truyền giáo phải cố gắng tối đa để tổ chức tin đồ Gia-tô thành những đạo quân thứ 5 nằm hờ chờ giờ hành động và mỗi một xóm đạo là một sào huyệt của các đạo quân thứ 5 này. Đồng thời, các ông tu sĩ Gia-tô tại quốc gia bị chiếu cố cũng tích cực tăng cường những họat động gây rối bằng cách "xui nguyên giục bị", "đâm bị thóc, chọc bị gạo" nhằm tạo nên tình trạng bất ổn để cho Giáo Hội nhẩy vào thi hành sách lược "thừa nước đục thả câu". (Việc Giáo Hội La Mã đã kiên trì cố gắng tới ba lần vận động chính quyền Pháp xuất quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam sẽ được trình bày đầy đủ ở Phần II trong bộ sách này).

Lần thứ tư, Giáo Hội chính thức vận động với chính quyền Hoa Kỳ. Lần này, Giáo Hội sử dụng Giám-mục Ngô Đình Thục dẫn ông Ngô Đình Diệm sang Hoa Kỳ giao cho Hồng Y Francis Spellman làm thuyết khách vận động các nhân vật có thế lực trên sân khấu chính trị ở Hoa Kỳ đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền. Vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng trong một chương sách trong Phần nói về Tội Ác Của Giáo Hội Tại Việt Nam của bộ sách này.

Qua phần trình bày trên đây, quý vị đã nhìn thấy rõ vai trò thuyết khách các ông giáo sĩ hay tu sĩ Gia-tô quan trọng như thế nào!

VI.- CỐ VẤN CHO CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Ngoài những vai trò trên đây, các ông giám mục và linh mục Gia-tô còn tìm cách tham dự vào các phe đảng chính trị và đóng vai trò quân sư (cố vấn) cho các nhà lãnh đạo của các phe đảng chính trị nữa. Bằng chứng hiển nhiên là (1) Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) làm quân sư cho Nguyễn Ánh trong cuộc chiến chống lại nhà Tây Sơn từ đầu thập niên 1780 cho đến ngày ông qua đời vào năm 1799, (2) Linh-mục Joseph Marchand (Cố Du) làm quân sư cho Lê Văn Khôi dấy binh nổi loạn ở thành Phiên An (Gia Định) chống lại triều đình Vua Minh Mạng trong những năm 1833-1835, rồi bị triều đình tóm cổ ở ngay trong thành Phiên An và bị hành hình theo quốc pháp, (3) Giám mục Lê Hữu Từ làm cố vấn chính trị cho chính phủ Hồ Chí Minh trong những năm 1946-1949, (4) nhiều giám-mục và linh mục làm cố vấn chính trị cho hai chính quyền đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Gia-tô Nguyễn Văn Thiệu. Sự kiện này cũng được ông trí thức Gia-tô Nguyễn Văn Trung xác nhận trong bài viết "Một Số Tình Hình Đặc Biệt Của Giáo Hội Công Giáo Tại Việt Nam" (do chính Giáo Sư Nguyễn Văn Trung gửi cho người viết cùng với lá thư đề ngày 1 tháng 5 năm 2001 và ở dưới lại đề ngày 22/5/2001 - Có thể là bắt đầu viết vào ngày 1/5/2001 và mãi đến ngày 22/5/200 mới viêt xong hay mới gửi đi). Dưới đây là nguyên văn lời Giáo-sư Nguyễn Văn Trung viết:

"Giáo Hội Công Giáo chúng ta kể cũng lạ. Thời nào, nước nào, chế độ nào cũng có những giám mục, linh mục mang biệt danh là quốc doanh. Các linh mục lên Ti Vi, linh mục cố vấn cho Tổng Thống, cho Tướng này, Tướng kia, các linh mục Tuyên Úy Quân Đội chẳng phải quốc doanh là gì. Các giám mục, linh mục quốc doanh trong những chế độ tư bản theo Mỹ 100% thì được trọng vọng, được Tòa Thánh ban phép lành. Nhưng quốc doanh dưới các chế độ khác, nhất là dưới chế độ Cộng Sản lại bị Tòa Thánh lên án và bị Giáo Hội truy tà. Có linh mục nổi tiếng là thân Cộng rồi lại nổi tiếng là chống Cộng, nói là để bảo vệ đạo, là thế nào? Thế nên, có Phật tử nói rằng Công Giáo của các anh khôn bỏ mẹ, phân thân tài quá, phe nào cũng có, thời nào cũng được ngồi chiếu trên." [29]

Nhân tiên đây, cũng nên nói rõ về vai trò cố vấn của Linh-mục Cao Văn Luận và Linh-mục Raymond de Jaegher cho Tổng Thống Ngố Đình Diệm. Linh-mục Cao Văn Luận được chính quyền Ngô Đình Diệm giao cho chức vụ cố vấn đặc trách mọi vấn đề liên hệ đến sinh viên du học và cấp học bổng cho sinh viên du học. Linh-mục Raymond de Jaegher gốc Bỉ mang quốc tịch Hoa Kỳ, một chuyên viên "biệt kích văn hóa" và cũng là cán bộ nòng cốt của Giáo Hội La Mã đã từng đóng vai trò thuyết khách uốn lưỡi Tô Tần vận động chính quyền Hoa Kỳ đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền. Sau khi ông Diệm được Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền, ông linh mục này được chính quyền Ngô Đình Diệm giao cho nắm giữ chức vụ cố vấn đặc trách viềc điều nghiên sửa lại chương trình giáo dục về môn sử địa và công dân ở bậc tiểu học và trung học với chủ đích làm hạ giá các vị anh hùng dân tộc của đất nước ta. Để thay thế vào chỗ những anh hùng dân tộc bị hạ bệ, họ cho vào đó bằng những tín đồ Gia-tô đã bị hành hình trong thời các chính quyền Việt Nam thời nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn và thời Kháng Chiến 1945-1954 vì tội đã triệt để tuân hành lệnh truyền của Tòa Thánh Vatican chống lại tổ quốc Việt Nam. Trong số những tên Việt gian bán nước cho Vatican này, có Trần Lục, Trần Bã Lộc, Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ), Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Bá Lộc, Ngô Đình Khôi, Pétrus Ký, v.v... Nói về Linh-mục Raymond de Jaegher, ông Chu Bằng Lĩnh viết trong cuốn Đảng Cần Lao như sau:

"Cha (Raymond de) Jaegher là một linh mục người Bỉ, đã ở Mỹ lâu năm và là người làm chính trị hơn là làm linh mục. Ông đã hướng dẫn ông Diệm từ thời Bảo Đại thúc đẩy ông Diệm làm Thủ Tướng thời Nhật đảo chánh Pháp. Và cũng chính ông đã ngăn cản ông Diệm tham dự nội các Trần Trọng Kim. Đến khi ông Diệm bị Việt Minh bắt xộ khám, chính cha (Jaegher) đã tích cực vận động với Tòa Thánh La Mã yêu cầu Hồ Chí Minh phóng thích ông Diệm. Sau đó, ông Diệm đã được Tòa Thánh La Mã đưa đi Pháp, rồi Mỹ. Trong khi ông Diệm nằm tại Nhà Dòng tại Mỹ, thì cha Jaegher đã hoạt động với các chính giới Âu Châu, nhất là tại Bỉ, để chính phủ Hoa Thịnh Đốn đưa ông Diệm về nước làm Thủ Tướng Việt Nam. Cũng nhờ cha này làm áp lực với bà Nam Phương Hoàng Hậu mà Bảo Đại đã phải tấn phong ông Ngô Đình Diệm". [30]

VII.- QUAN TÒA HAY PHÁN QUAN

Như đã trình bày trước đây, thực chất của Giáo Hội La Mã là một đế quốc thực dân xâm lược mà danh xưng đích thực của nó là quốc gia Vatican với đầy đủ những yếu tố lãnh thổ, nhân dân, chính quyền và được công pháp quốc tế công nhận. Đế quốc Vatican theo chế độ tăng lữ quân chủ trung ương tập quyền. Đế quốc này còn có những thuộc địa rải rác khắp các lục địa Âu, Phi, Mỹ, Á và Úc Châu. Những thuộc địa này được gọi là giáo phận và đặt dưới quyền cai trị của một phó vương hay tòan quyền mà Giáo Hội gọi là "Prelate nullius" (giám mục, tổng giám mục hay hồng y cai quản một địa phận tực thuộc quyền Tòa Thánh Vatican). Dưới mỗi giáo phận, có những giáo xứ hay giáo khu mà ngôn ngữ Việt Nam thường gọi là các làng đạo hay xóm đạo. Trong các giáo phận và các giáo xứ đều có một bố máy cai trị xử lý giáo dân theo giáo luật và chỉ thị của Tòa Thánh Vatican. Tùy theo hòan cảnh chính trị, nếu chính quyền địa phương là chế độ đạo phiệt Gia-tô như thời Trung Cổ, khi các Tòa Án Dị Giáo (Inquisitons) còn họat động thì các phán quan của các tòa án này đều là những chức sắc (tu sĩ Gia-tô) của Giáo Hội. Điển hình là viên quan tòa ngồi xử bà Joan of Arc là Giám-Mục Pierre Couchon. (Xin xem lại Chương 3). Trong thời Việt Nam nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Pháp - Vatican (1862-1945), mỗi làng đạo nằm dưới quyền cai tri của một ông linh mục. Vị linh mục này giữ vai trò như một lãnh chúa trong làng đạo của ông ta. Với quyền hạn rộng lớn như vậy, tất nhiến là ông ta nắm giữ quyết định tối hậu trong việc phân xử các vụ hình sự và dân sự trong làng đạo của ông ta. Trong cuốn Xóm Đạo, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại sự kiện này ở trong trại định cư Tân Hạ (giũa Tây Ninh và Hóc Môn) như sau:

Không phải chỉ có những vụ lủng củng trong nội bộ gia đình, người ta mới kéo nhau lên nhờ cha phân xử, mà ngay cả những vụ tranh cãi hoặc đánh lộn trầm trọng hơn giữa hàng xóm với nhau, người ta cũng trông vào sự phán xét của cha, chứ ít ai nhớ ra rằng đó là công vịêc của chính quyền.”[31]

Trong thời chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm (1954-1963), các ông linh-mục trại trưởng các trại định cư, các khu dinh cũng nắm giữ vai trò lãnh chúa ở trong các trại này y như các ông linh mục lãnh chúa ở trong các làng đạo trong thời 1862-1945. Nồi danh nhất các ông Linh-mục Nguyễn Lạc Hóa ở Biệt Khu Hải Yến (Cà Mâu), Đinh Xuân Hải ở Phú Thị Hòa (Tân Bình, Gia Định), Tô Đình Sơn ở Phú Yên, Trần Đình Vận ở Dốc Mơ (Kiệm Tân, Long Khánh).

VIII.- THAM CHÍNH

Với chủ trương bám chặt lấy chính quyền để thi hành sách lược lấn chiếm tiếm đoạt quyền lực chính trị hầu có thể thiết lập chế độ đạo phiệt Gia-tô nhằm tiến hành kế họach Kitô Hóa nhân dân bằng bạo lực, một trong những chính sách hành động của Giáo hội là tùy theo hòan cảnh mà chộp lấy thời cơ để cho các tu sĩ Gia-tô tham chính vào chính quyền địa phương bằng bất cứ cách nào. Tùy theo thời thế và tùy theo hoàn cảnh chính trị tại địa phương, Giáo Hội có thể cho tu sĩ của Giáo Hội nắm giữ vai trò cố vấn đặc biệt cho các nhà lãnh đạo chính quyền, hoặc là cố vấn đặc trách trong một vấn đề nào được coi là quan trọng nhất đối với Giáo Hội như đã trình bày ở mục số 6, hoặc là bố trí cho họ (tu sỉ) nhẩy lên nắm quyền lãnh đạo chính phủ hay chế độ. Dưới đây là những trường hợp các ông hồng y, giám mục và linh mục trực tiếp tham chính đã xẩy ra trong lịch sử ở những nơi mà quyền lực của Giáo hội La Mã vươn tới.

Thứ nhất: Trường hợp Hồng Y Richelieu trong thời Vua Louis XIII (1610-1643) và Hồng Y Mazarin trong thời Vua Louis XIV (1643-1715). [đã được trình bày đày đủ ở Chương 6].

Thứ hai: Ngay sau khi Đệ Nhị Thế Chiến vừa chấm dứt ở Châu Á và ngày 15 tháng 8 năm 1945, thì ngày hai ngày sau đó (17/8/1945), Tòa Thánh Vatican và chính phủ lâm thời của nước Pháp dưới quyền lãnh đạo của Tướng Charles de Gaulle đồng thuận bổ nhậm linh mục (ỏ Thierry G. d'Argenlieu (cởi bỏ áo tu) làm Cao Ủy Đông Dương lo việc tái chiếm vùng đât này. Nói về nhân vật mang chức thánh d' Argenlieu được bổ nhậm chức vụ chính trị cao cấp nhất ở Đông Dương, sử gia Stanley Karnow viết trong cuốn Vietnam: A History như sau:

"Không phải là sự trùng hợp, cho tới cuối năm 1946, người nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương là Đô Đốc Admiral Geoges Thierry d' Argenlieu.Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, nhân vật này vốn là một tu sĩ dòng Carmelite đã đổi chiếc áo tu hành để lấy bộ áo quân phục." By no coincidence, the French high commissioner for Indochina as late as 1946, Admiral Geoges Thierry d' Argenlieu, was a Carmelite monk who had exchanged his cassock for a uniform during World War II." [32]

Sử gia Joseph Buttinger viết:

"Ngày 17 tháng 8 (năm 1945) Chính quyền Paris bổ nhậm Đô Đốc Thierry d' Argenlieu nắm giữ chức vụ Cao Ủy trong chính quyền mới của Pháp ở Đông Dương. Việc tái chiếm vùng đất này trở thành thời kỳ đẫm máu nhất trong toàn thể lịch sử Pháp ở đây và chứng tỏ rằng không những chính sách của người Pháp đã không thay đổi mà cả đến nền thống trị tại Đông Dương của Pháp cũng không thể nào duy trì bằng bạo lực được nữa." (On August 17, Paris appointed Admiral Thierry d' Argenlieu High Commissioner of the new French Administration for Indochina. The reconquest of Indochina turned out to be the bloodiest period in the entire history. of French Indochina, proving not only methods of the French had not changed, but also that coloniale rule could no longer be maintained by force alone.)" [33]

Thứ ba: Trong thời Kháng Chiến 1945-1954, nhất là kể từ cuối năm 1947 cho đến tháng 7 năm 1954, Phát Diệm và Bùi Chu trở thành hai giáo khu tự trị, nghĩa là trở thành những quốc gia riêng biệt tách rời ra khỏi chính quyền Kháng Chiến Việt Nam. Nhiều năm trong thời gian này, quyền lực của đòan quân viễn chinh Pháp không thể vươn tới các giáo khu này mà chỉ đóng vai trò tiếp tế và hỗ trợ. (Chính quyền Bảo Đại dĩ nhiên là không có vai trò gì trong cuộc chiến này ngoài vai trò làm tay sai cho liên minh giặc Pháp - Vatican. Do đó, tất cả các quyền hành về chính trị, hành chánh tư pháp và quân sự đều nằm ở trong tay của Giám- mục Lê Hữu Từ, cai quản hai giáo khu Phát Diệm, và Giám-mục Phạm Ngọc Chi, cai quản giáo khu Bùi Chu.

Cũng trong thời kỳ này, các xóm đạo được giặc võ trang chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt Nam, cũng trở thanh những một thứ quốc gia trong nước Việt Nam ta. Trong tình trạng như vậy, các ông linh mục quản nhiệm các xóm đạo này trở thành một thứ lãnh chúa nắm trọn mọi quyền hành chính trị, hành chánh, tư pháp, quân sự, kinh tế và tài chánh trong tay giống như hai ông Lê Hữu Từ và Phạm Ngọc Chi ở hai giáo khu Phát Diệm và Bùi Chu.

Thứ tư: Trong những năm ăm 1954-1963, ông Linh-muhc Nguyễn Lạc Hóa được chính quyền Ngô Đình Diệm giao cho nắm trọn quyền chính trị và quân sự tại Biệt Khu Hải Yến (Cà Mâu).. Chính vì vậy mà mới có cụm từ "lãnh chúa áo đen Nguyễn Lạc Hóa tại Biệt Khu Hải Yến"

Thư năm: Trường hợp Linh-mục ở nước Haiti.- Haitii là một phần phía Tây của hòn đảo Hispaniolia, diện tích vào khỏang 112,00 cây số vuông hay 43,277 dặm vuông. Dân số vào năm 1995 là 6, 411, 000 dân, trong đó hơn 80% là tín đồ Gia-tô.

Theo sách World Facts & Maps., ấn bản 1995, ngay sau khi Chrispher Colombus khám phá ra Mỹ Châu vào năm 1942, Giáo sĩ Gia-tô và quân lính người Tây Ban Nha đến đánh chiếm hòn đảo Hispaniola. Tòan thể dân bản địa ở đây là Arawak (dân da đỏ thuộc nhóm dân Arawak) đã chết gần hết trong thời kỳ người Tây Ban Nha đến lập nghiệp ở hòn đảo này. Sách này không nói rõ họ chết vì cuộc kháng chiến chống lại quân thập tự xâm lăng Tây Ban Nha hay chết vì những chiến dịch "làm sáng danh Chúa" của các đòan quân thập tự xâm lăng này.

Vì không có nhân công lao động bản địa, người Tây Ban Nha phải đem những người da đen bị bắt cóc từ Phi Châu đến đây để làm lao nô phục vụ trong các đồn điền và các công trường khai thác các quặng mỏ. Phần lớn những người Tây Ban Nha đến lập nghiệp ở đây vào thế kỷ 17 là mưu tìm quý kim và của cải. Đến năm 1697, vùng phía tây của hòn đảo này lọt vào tay người Pháp (Vì Tây Ban Nha bị Pháp đánh bại ở Âu Châu). Năm 1791, do ảnh hưởng Cách Mạng Pháp 1789, dân Haiti của nổi lên làm cách mạng đạp đổ chính quyền đạo phiệt Gia-tô của Pháp, nhưng chính quyền lại lọt vào tay những tên đạo phiệt bản địa và đăng sau hậu trường vần là bọn tu sĩ Gia-tô Tay sai của Giáo Hội La Mã.

Như người viết đã nói nhiều lần, ở đâu có quyền lực Giáo hội La Mã vươn tới là ở đó có chế độ đạo phiệt Gia-tô được thành hình, và ở đâu có chế độ đạo phiệt Gia-tô được thành hình là ở đó có những tệ trạng phong kiến, bất công xã hội, tham nhũng, thối nát, nhân dân bị bóc lột đến tận xương tận tủy và bị kìm hãm trong tình trạng ngu dốt và lạc hậu giống như người dân trong thời bán khai ở Do Thái vào thời ông Moses và ông Jesus cách đây hơn hai ngàn năm. Có như thế thì người dân mới nhắm mắt tin vào những tín lý quái đản nặng tính cách bịp bợm của Giáo Hội La Mã, trong đó có cả chuyện quái đản như chuyền một người đàn bà còn trinh ăn năm với thần linh có bầu, đẻ con, rồi lại lấy chồng và đẻ thêm một đàn con nữa mà vẫn còn "trinh". Là một xứ bị bọn giáo sĩ và tín đồ Gia-tô của Giáo Hội La Mã khống chế từ đầu thế kỷ 17, Haitii cũng không thóat khỏi thảm trạng như trên.

Vì chịu ảnh hưởng Cách Mạng Pháp 1789 lại ở gần Hoa Kỳ, cho nên nhân dân Haiti gần như luôn luôn có những phong trào nhân dân nổi lên chống lại chính quyền đạo phiệt Gia-tô tay sai của Giáo Hội.

Linh-mục Jean Bertrand Aristide sinh ngày 15 tháng 1 năm 1953 ở Port Salut, Haiti. Lớn lên ông được đưa vào trường Dòng Salestian học nghề làm linh mục, ngày 3 tháng 7 năm 1983, được thụ phong linh mục. Thực tế cho thấy rằng, trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã, chủ tâm của những giáo dân dấn thân đi học nghề làm linh mục là muốn đạt được quyền hành và danh lợi mà chính bản thân và gia đình họ thường khát khao ao ước, chứ không phải là "đi tu" với mục đích "tu tâm dưỡng tính" để trở thành những người thánh thiện như ở bên đạo Phật. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy, những người khát khao ao ước quyền hành và danh lợi mà ta thường gọi là những phường háo danh tham lợi thường là những hạng người "cơ hội chủ nghĩa" (opportunist), có biệt tài đón gió trở cờ như Giăm-mục Talleyrand và Ngô Đình Diệm mà chúng tôi đã trình bày đầy đủ ở Chương 16 trong bộ sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã. Là một linh mục, ông Jean Bertrand Aristide cũng không thóat ra khỏi tình trạng này. Cũng vì thế mà trong kỳ bầu cử tổng thống được tổ chức vào cuối năm 1990 với sự bố trí vô cùng tinh vi cùng với những trò ảo thuật của thế lực thần quyền ở sau lưng, Linh-mục Jean Bertrand Aristide đắc cử vẻ vang. Thế là ông đã bược lên đến tột đỉnh của quyền lực ở tại quốc gia Gia-tô này.

Thứ sáu: Sự kiện các ông giáo sĩ hay tu sĩ của Giáo Hội trực tiếp tham chính hay lãnh đạo chính quyền vãn còn tồn tại cho đến ngày nay. Bằng chứng là vào năm 1994 Giám mục Augustin Misago nắm quyền lãnh đạo chính quyền đạo phiệt Gia-tô ở Rwanda (Phi Châu) và đã tàn sát đến gần một triệu nạn nhân trong những chiến dịch "làm sáng danh" trong vòng chưa đầy 100 ngày ở trong quốc gia nhỏ bé bất hạnh này. Sự kiện này đã được các cơ quan truyền thông quốc tế loan tin đầy đủ. Trước hết bản tin phổ biến vào ngày 5 tháng 11 năm 2000 trên mạng http:/www.vietnamdaily.com loan truyền như sau:

"Tin Quốc Tế.- Giám Mục Thiên Chúa Giáo Có Thể Bị Tử Hình Tại Rwanada: Kigali, Rwanda (TH).- Một công tố viên nói hôm Thứ Tư là ông đã yêu cầu lên án tử hình một giám mục Thiên Chúa Giáo La Mã về tội diệt chủng trong năm 1994 liên hệ tới các vụ tàn sát ít nhất nửa triệu người, gồm cả nhiều người bị chém tại các nhà thờ nơi họ chạy vào lánh nạn.

Giám Mục Augustin Misago, 56 tuổi, là chức sắc đầu tiên của Giáo Hội bị truy tố về tội diệt chủng liên hệ tới các cuộc tàn sát sắc dân thiểu số Tutsis trong 90 ngày. Giám Mục kêu vô tội về tội cáo buộc diệt chủng và các tội chống nhân loại.

Trong vụ xử gây căng thẳng quan hệ giữa Rwanda và Tòa Thánh Vatican, Giám-mục Misago bị cáo buộc đã đẩy ba linh mục và trên 10 học sinh tới chỗ chết vì không cho họ tá túc trong giáo xứ của giám mục.

Kết từ phần buộc tội hôm Thứ Ba, công tố viên Edward Kayihura cũng yêu cầu Giám-mục Misago và chính phủ bồi thường 93,750 Mỹ kim cho các gia đình nạn nhân.

Các cuộc tàn sát bắt đầu hồi tháng 4/1994, khi ấy Giám-mục Misago là chức sắc cao cấp nhất của Giáo Hội ở giáo xứ Gikongoro nơi hàng chục ngàn người bị giết. Giám mục Misago là chức sắc cao cấp nhất của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo trong số trên 20 linh mục và nữ tu bị truy tố về tội diệt chủng. Hai linh mục đã bị kết án tử hình.

Các cuộc tàn sát chấm dứt với chiến thắng của Mặt Trận Ái Quốc Rwanda do sắc dân Tutsi lãnh đạo lật đổ chính phủ của sắc dân Hutu.

Trên 125,000 can phạm diệt chủng bị tù tại Rwanda. Trên 1500 người đã được đưa ra tòa xét xử và 300 người bị án tử hình." [34] .

(Rwanda là một quốc gia tí hon. Diện tích vỏn vện chỉ có 26,338 cây số vuông,. và dân số là 8,196,000 (vào năm 1995) trong đó 65% theo đạo Kitô La Mã. Vốn là hai vùng đất Rwanda và Burundi cùng bị Đức chiếm làm thuộc địa từ thập niên 1890. Đức là quốc gia bại trận khi Đệ Nhất Thế Chiến kết thúc. Năm 1919, Hội Quốc Liên cho hơp nhất hai vùng đất này thành xứ Rwanda và giao cho nước Bỉ (theo đạo Kitô La Mã) quản trị. Vì thế mà tín đồ Kitô La Mã lên tới 65%)

Về con số gần nửa triệu người Tutsis bị chính quyền đạo phiệt Gia-tô tàn sát trên đây, ký giả Joe Lauria của tờ The Boston Globe ghi nhận là 800 ngàn người. Trong một bài báo của ký giả này với tựa đề là "U.N.'s inaction blamed for Rwanda killings" U.S. Belgium also criticized in report on 1994 genocide in African country" được tờ The News Tribune (Tacoma) số ra ngày Thứ Sáu 17/12/1999 đăng lại với nguyên văn như sau:

"New York: Vì Liên Hiệp Quốc đã không quan tâm đến những lời cảnh cáo nhắc đi nhắc lại về nạn tàn sát người tập thể diến ra ở Rwanda vào năm 1994, khiến cho 800 ngàn người Tutsisi và Hutus ôn hòa bi sát hại trong vòng chưa đầy 100 ngày. Đây là bản báo cáo của một ủy ban độc lập vào ngày Thứ Năm (vừa qua).

Bản báo cáo nói rằng, cộng đồng thế giới đã không ngăn chặn thảm trạng diệt chủng này và cũng không ngăn chặn cái nạn này ngay từ khi nó bắt đầu xẩy ra. Sự việc này bắt nguồn từ "sự thiếu tài nguyên và thiếu ý chí chính trị" cả trước và sau khi thiểu số người Hutus tiến hành việc tàn sát người Tutsus khời đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 1994.

Các chuyên viên điều tra nói rằng, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, người cầm đầu lực lượng duy trì hòa bình, Hoa Kỳ và Bỉ, tất cả đều phải chịu trách nhiệm về việc không chặn đứng thảm trạng giết người diệt chủng này. Bản báo cáo cho rằng Hoa Kỳ đã đặt vấn để tốn phí cho lực lượng duy trì hòa binh lên trên việc cứu sồng sinh mạng con người và tố cáo Bỉ đã triệt thoái quân đội quá mau, bỏ rơi hai ngàn người ở trường kỹ thuật và để mặc cho nhiều người bị sát hại.

Bản báo cáo ghi nhận lần thứ hai trong vòng hai tháng rằng Liên Hiệp Quốc nhìn nhận đã thất bại, không thể chặn đứng được thảm trạng tàn sát người tập thể này mà đáng lý ra có thể ngăn chặn được. Trong một bản báo cáo nội bộ vào tháng 10, Liên Hiệp Quốc đã nhận trách nhiệm về thảm trạng tàn sát hầng ngàn tín đồ Hồi giáo người Bosnia trong năm 1995 ở Srebrebia, thuộc xứ Bosnia.

Trong lời tuyên bíi hôm Thứ Năm (vừa qua), ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Annan nói rằng, "cả hai bản báo cáo - một của riêng tôi và một của ửy ban độc lập điều tra ở Rwanda - phản ảnh sâu xa sự quyết tâm trình bầy sự thật về những thảm trạng này." Ông đã yêu cầu cho điều tra vụ thảm sát ở Rwanda vào tháng 3. Ban điều tra bắt đầu làm việc vào tháng 6. Ủy ban này do Thủ Tướng Ingvar Carlson của nước Thụy Điển làm trưởng ban. Bản báo cáo dày 58 trang nói rằng lệnh của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc ban hành cho lực lượng duy trì hòa bình ở Rwanda không đầy đủ và những điều lệ ghi trong đó không được rõ ràng. Bản báo cáo cũng nói rằng các viên chức Liên Hiệp Quốc kể cả ông Tổng Thư Ký Annan đã không hành động gì sau khi nhận được bằng chứng rõ ràng về việc tàn sát diệt chủng có kế họach rất là chu đáo, và ông cựu trưởng đòan Liên Hiệp Quốc Boutros Boutros -Ghahi đã không thông báo cho Hội Đồng An Ninh biết về tín tức này.

Trong lời tuyên bố vào hôm Thứ Năm, ông Tổng Thư Ký Annan thú nhận rằng Liên Hiệp Quốc đã khoanh tay đứng nhìn trong khi thảm trạng diệt chủng dưới một hình thức thuần túy là tội ác ghê gớm nhất xẩy ra." Tất cả chúng tôi đều cảm thấy hối hận sâu xa vì rằng chúng tôi đã không làm gì hơn để ngăn chặn tội ác này. Khi xẩy ra tội ác này, có Quân Đội Liên Hiệp Quốc ở đó. Nhưng đạo quân này lại không nhận được lệnh và cũng không được trang bị những thứ cần thiết để thì hành nhiệm vụ ngăn chặn những hành động tội ác diệt chủng này. Nhân danh Liên Hiệp Quốc, tôi nhìn nhận sự thất bại này và xin bày tổ lòng hối tiếc và ân hận sâu xa của tôi về thảm trạng này."

(Đây là nguyên văn bản tin này bằng Anh ngữ: "New York.- The United Nations ignored repeated warnings of an impending massacre in Rwanda in 1994, paving the way for an orgy of ethnic killing that left 8000,000 Tutsis and moderate Hutus dead in less than 100 days, in an independent panel reported Thursday.

"The international community did not prevent the genocide, nor did it stop the killing once the genocide had begun," the report said. This stemmed from a "lack of resources and political will" before and after the massacre of Tutsis by the minority Hutus began Aptil 6, 1994.

U.N. Secretary Geneal Kofi Annan, then head of U.N. peacekeeping forces, the United States and Belgium all bear some responsibility for failing to stop the genocide, the investigators said. The report suggested the United States put controlling the cost of peacekeeping operations above saving lives and accused Belgium of pulling its peacekeeping troops out too quickly - at one point abandoning 2,000 people in a technical school and leaving many of them to be murdered.

The findings marked the second time in two months the U.N. has acknowledged failing to stop mass killings that could have been prevented. In an internal report in October, the U.N. accepted blame for the massacre of thousands of Bosnian Moslem men in 1995 in Srebrenia, Bosnia.

"Both reports - my own on Srebrenica and that of the independent inquiry on Rwanda - reflect a profound determination to present the truth about these calamities," Annan said Thursday in a statement. Annan requested the inquiry into the Rwanda massacre in March. The panel, which began work in June, was headed by former Swedish Prime Minister Ingvar Carlson. The 58 page report said the mandate the Security Council gave the U.N. peackeeping force in Rwanda was inadequate and its rules of engagement unclear. It said U.N. officials, including Annan, failed to act after receiving direct evidence of a carefully planned genocide, and former U.N. chief Boutros Boutros-Ghahi did not inform the Security Coincil of the information.

In a statement Thursday, Annan admitted the U.N. stood by during a genocide of the "purest and most evil form."

"All of us must bitterly regret that we did not do more to prevent it. There was a United Nations force in the country at the time, but it was neither mandated nor equipped for the kind of forceful action which would have been needed to prevent or halt the genocide. On behalf of the "U.N.', I acknowledge this failure and express my deep remorse." [35]

Việc sát hại hàng trăm người Hồi Giáo ở trong hai trại tị nan Sabra và Chatilla ở Lebanon vào tháng 9/1982, và việc tàn sát hơn 800 ngàn dân Tutsis ở Rwanda vào tháng 4/1994 cho chúng ta thấy rằng một khi tín đồ Gia-tô có quyền lực trong tay là họ hăng say phát động những chiến dịch làm "sáng danh Chúa" bằng bạo lực, tàn sát những thành phần thuộc các tôn giáo khác, dù là đang ở vào thời đại giữa thập niên 1990, dù là Giáo Hoàng John Paul II vẫn ra rả lớn tiếng tuyên bố và kêu gọi giáo dân phải ăn năn thống hối về tội ác của Giáo hội và giáo dân trong gần hai ngàn năm qua. Đúng là "giang sơn dị cải, bản chất nan di". Cái bản chất hiếu sát, khát máu ưa thích tàn sát những người khác tôn giáo của Giáo Hội La Mã và của tín đồ Gia-tô quả thật là bất khả trị, không có cách gì thay đổi được cả, trừ phi "cái tôn giáo ác ôn" này không còn nữa, hay chính những tín đồ Gia-tô từ bỏ "cái Giáo Hội Khốn Nạn" này như trường hợp các ông Charlie Nguyễn, Phạm Hữu Tạo, Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, v.v..., như các giáo sĩ Peter de Rosa, Martin Malachi, Avro Manhattan, Trần Tam Tình, v.v....

Vạn vật biến đổi không ngừng, nhưng con rắn hổ mang dù có lột xác thì trong cơ thể của nó cũng vẫn còn giữ nguyên vẹn bầu nọc độc để sát hại các con mồi. Tương tự như vậy, Giáo Hội La Mã và những tín đồ còn trung thành với Giáo Hội dù có đưa ra hàng trăm bản văn hay lời tuyên bố để chứng tỏ Giáo Hội và họ đã lột xác thì cái bản chất hiếu sát, khát máu, tàn sát những người thuộc các tôn giáo khác lại hiện nguyên hình khi họ có quyền hành trong tay. Càng về sau, những phương cách giết người của Giáo Hội và tín đồ của Giáo Hội càng tinh vi hơn và càng dã man hơn.

Ôn lại, chúng ta thấy phải mất gần 600 năm (1232-1820), các chế độ đạo phiệt Gia-tô Tây Ban Nha mới tàn sát được 68 triệu nạn nhân người Tây Ban Nha và dân thuộc địa, Trong khi đó, chế độ đạo phiệt Gia-tô Ante Pavelich ở Croatia chỉ mất có 4 năm (1941-1945) mà đã có thể tàn sát được có hơn 700 ngàn người Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo Hồi Giáo trên tổng số dân của quốc gia này chỉ vỏn vẹn chưa đầy 3 triệu.

Tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963, mọi quyền quyết định nằm ở trong tay Hoa Kỳ và có tai mắt các nhà báo quốc tế thường trực theo dõi ở Sàigòn và ở các thành phố lớn, Giáo Hội La Mã chỉ được Hoa Kỳ cho nắm quyền bao thầu quản lý bộ máy cai tri nội bộ thôi. Ấy thế mà trong vòng chín (9) năm (1954-1963), Giáo Hội và bọn thập ác Gia-tô người Việt cũng đã tàn sát tới hơn 300 ngàn người thuộc các tôn giáo khác ở trong các tỉnh Thừa Thiên,Quảng Nam, Quàng Ngãi, Quy Nhơn, và Khánh Hòa.

Trong khi đó thi ở Rwanda, vào thời điểm tháng 4 năm 1994, chỉ cần có trên dưới 90 ngày thôi mà chế độ đạo phiệt Gia-tô dưới quyền chỉ đạo của ông Giám-Mục Augustin Misago đã có thể tàn sát tới hơn 800 ngàn dân Tutsis. Sự kiện này cũng cho ta thấy là cái bản chất dã man tàn sát những người thuộc các tôn giáo khác của Giáo Hội La Mã là bất di bất dịch. Nó cũng cho chúng ta thấy rằng ở vào bất kỳ thời điểm nào, ở bất kỳ nơi nào khi mà những tín đồ Gia-tô của Giáo Hội có quyền lực là ở đó xẩy ra thảm họa tàn sát những người thuộc các tôn giáo khác.

Rõ ràng là:

Bọn người giáo sĩ Gia-tô,

Muợn danh tôn giáo mưu đồ bất nhân:

Làm chuyên phản quốc hại dân

Là phường ăn cướp, là quân giết người.

KẾT LUẬN

Qua những phần trình bày từ Chưong 3 cho đến hết Chương 6, chúng ta thấy Giáo Hội La Mã quả thật là một đế quốc thực dân xâm lược thâm độc nhất, tàn ngược nhất và dã man nhất trong lịch sử nhân loại. Phần trình bày trong Chương 7 này cho chúng ta thấy hệ thống quyền lực và bộ máy cái trị của đế quốc này thật là hết sức tinh vi, tinh vi ở chỗ nó đòi hòi một người cán bộ (giáo sĩ hay tu sĩ) kiêm nhiệm rất nhiều vai trò trong bộ máy cái trị của Giáo Hội. Đây là thành quả của tài năng siêu việt của Giáo Hội về kỹ thuật khai thác lòng thèm khát quyền hành, lòng háo danh, hám lợi của giai cấp giáo sĩ khiến cho họ sãn sàng đem hết khả năng, thì giờ và bán rẻ cả lương tâm lẫn nhân tính để đảm nhiệm những vai trò như trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội.


CHÚ THÍCH

[1] Willim Hartley & William Vincent, American Civics. (NY: Hartcourt, Brace & World, Inc., 1970), p 559

[2] Allan Kownslar & Terry Smart, CIVICS Citizens and Society (New York: McGraw-Hill, Inc., 1983), p 66

[3] Jack Franenkel, Frank Kane, & Alvin Wolf, Government and Citizenship (Needham, MA: Prentice Hall, 1990), p 536.

[4] John O’Connor, & Robert Goldberg, Exploring American Citizenship. (New York: Globe Book Company, 1983), p 428.

[5] Malachi Martin. Rich Churh, Poor Church (New York: G. P. Putnam's Sons, 1984), p 86-87.

[6] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thăm (Ga rden Grove, CA: 2001), tr 105-106.

[7] Charlie, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, tr 133.

[8] Lê Hữu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr 23.

[9] Trịnh Văn Phát. "Cảm Nghĩ Một Chuyến Đi." Liên Lạc Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đàlạt số 2 Tháng 7/ 1995: 72.

[10] Phan Đình Diệm, . "Kiến Nghị 5 Về Đông" (trang 5) Tháng 6 năm 1988 tanvien@kitohoc.com. Ngày 19/9/1999.

[11] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank. Living World History (Illinois: Scott, Foresman and Company, 1974), p 122.

[12] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris, Sudestasie, 1978), tr 54.

[13] Lê Trọng Văn, Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1991), tr 170-171.

[14] Trần Văn Kha, Thời Đại Mới (Wesminster, California: Văn Nghệ, 1992), tra 266.

[15] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1884-1945 - Tập 2 (Houston, Texas, 2000), tr 458-459.

[16] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., trang 467.

[17] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., trang 563.

[18] Trần Quý, Lòng Tin Âu Mỹ Đấy! (Wesminster, CA.: Văn Nghệ, 1996), tr 133.

[19] Lê Hưu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr 28.

[20] Chu Văn Trình, Sách Lược CA TÔ Thực Dân Thống Trị Toàn Cầu - Tập 2 (Florida: Văn Sử Địa, 1990) tr 75-76 và 78.

[21] Lê Trọng Văn, Sđd., tr 415-416.

[22] Trần Tam Tỉnh,. Sđd., tr 45-46.

[23] Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chúc Việt Nam Cộng Hòa Foundation (TX: Đa Nguyên, 2004), tr 218

[24] Trần Tam Tỉnh, Sđd., trang 93-96

[25] Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Những Họat Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học, 1965), trg 104-109

[26] Thư riêng đề ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Giao-sư Võ Thành Long gửi cho tác giả

[27] Ủy Ban Khoa Học Xã Hội,. Một Số Vấn Đề Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Trong Lịch Sử Dân Tộc (Thành Phố Hồ Chí Minh: Ủy Ban Tôn Giáo, 1988), tr109-110

[28] Ủy Ban Khoa Học Xã Hội,. Một Số Vấn Đề Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Trong Lịch Sử Dân Tộc (Thành Phố Hồ Chí Minh: Ủy Ban Tôn Giáo, 1988), tra 111-112

[29] Nguyễn Văn Trung, TLĐD.

[30] Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993), tr 146.

[31] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn 2003), tr. 228-229.

[32] Stanley Karnow, Vietnam: A History (New York: The Voking Press,1983), p 67

[33] Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New York: Fredericj APraeger, 1968), tr 21

[34] Tin Tức "Giam Mục Thiên Chúa Giáo Có Thể Bị Tử Hình Tại Rwanda." http://www.vietdaily.com. Ngày 5/11/2000

[35] Joe Lauria (The Boston Globe) "U.N.'s inaction blamed for Rwanda killings" The News Tribune [Tacoma] December 17, 1999.

© sachhiem.net