Những Tảng Đá Ngoài Không Gian

Lý Thái lược dịch

http://sachhiem.net/LTX/LyThaiKH08.php

09 tháng 3, 2011

Những tảng đá ngoài không gian (*) rơi xuống địa cầu mỗi ngày. Tuy nhiên, ít khi các tảng đá lớn có thể đụng mặt đất. Hàng ngày có nhiều kilogram bụi trong vũ trụ dội xuống trái đất.

Có những mảng lớn hơn, ban đầu xuất hiện như là một sao băng sáng. Những tảng đá cở quả bóng chày hay quả banh tuyết băng qua bầu khí quyển của chúng ta hàng ngày để lại những vệt dài, hầu hết bị bốc hơi hay thiêu cháy nhanh chóng cho đến không còn gì. Nhưng vẫn còn mối đe dọa đáng kể đối với các tảng đá lớn gần 100 mét đường kính, có thể tấn công Trái đất mỗi 1000 năm.

 

 

 

Hố sâu do thiên thạch (asteroid) va xuống đất

 

Hình bên trái: Họa đồ vẽ đường bay của thiên thạch mang tên 2002 MN bay ngang trái đất ngày 23 tháng 7, 2003.

 

Một vật có kích thước lớn như thế có thể gây ra cơn sóng thần đáng kể nếu nó rơi xuống một đại dương, có khả năng tàn phá rộng lớn những vùng ở ven biển. Một vụ va chạm với một tiểu hành tinh lớn hơn 1 km bề ngang, thường hiếm hơn, có thể xảy ra một lần trong hàng triệu năm, nhưng có thể có những hậu quả toàn cầu. Nhiều tiểu hành tinh vẫn chưa được khám phá. Trong thực tế, một tiểu hành tinh đã được phát hiện vào năm 1998 trên một vệt dài màu xanh lơ trong hình ảnh chụp và lưu trữ trên kính viễn vọng Hubble. Tháng Sáu năm 2002, một tiểu hành tinh cở 100 mét bề ngang được phát hiện chỉ sau khi nó bay vèo qua Trái đất, qua quỹ đạo của Mặt Trăng. >

Tiểu hành tinh 2002 MN bay gần trái đất hơn bất kỳ tiểu hành tinh nào kể từ tiểu hành tinh 1994 XM1, nhưng không gần như tiểu hành tinh 2004 MN4 sẽ bay qua trái đất vào năm 2029. Một vụ va chạm với một tiểu hành tinh lớn sẽ không ảnh hưởng đến quỹ đạo Trái đất nhiều hơn ảnh hưởng của nó làm tung bụi trong bầu khí quyện của trái đất mà chúng ta phải gánh chịu.

Một hậu quả có thể có là sự tuyệt chủng của nhiều loài vật trên địa cầu , có thể bây giờ đang dần dần xảy ra tiến trình tuyệt chủng.

 


(*) Còn gọi là hành tinh nhỏ, tiểu hành tinh, hay thiên thạch.

Source http://apod.nasa.gov/apod/ap110306.html