Các Thư với Thánh Gia

Charlie Nguyễn

Hai Quan Điểm về Charlie Nguyễn

HAI LÁ THƯ (TỪ ÚC CHÂU)


1. Lá thư của một người bạn cùng lớp tại Chủng viện Thánh Gia Ninh Cường (1950-1952)

Charlie Nguyễn: Cái Ung Nhọt Gây Nhức Nhối Cho Thánh Gia Chúng Ta

 

Các bạn TG thân mến,

Từ một nơi xứ Úc châu xa xôi, tôi vẫn theo dõi những họat động của anh em Thánh Gia trên khắp mặt địa cầu, là một thành viên của TG khi thấy những gì liên quan đến tập thể TG dù lành hay dữ tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng cũng như thông báo cho chủ biên Thánh Gia Bản Tin cũng như các bạn TG trên toàn thế giới biết để tùy nghi ứng phó hoặc để ngăn trừ. Về vấn đề niềm tin vào Đấng Thiêng Liêng tối cao, tức là đức tin của mỗi người chúng ta, tôi không đặt ra đây, vừa rồi tôi đã đọc thấy những sự cổ võ một cách trâng tráo của BVC đưa ra ý kiến một cách điên rồ bệnh hoạn, tôi xin được trích đoạn mà BVC tức Charlie Nguyễn viết như sau:

"Hướng về Tổ quốc Việt Nam, tôi ước mong tới một ngày nào đó Quốc hội và Chính phủ Việt Nam sẽ can đảm nhận trách nhiệm can thiệp vào tiến trình đổi mới Giáo hội Công giáo Việt Nam . Theo thiển ý của tôi, những việc cần thiết nhất để tách rời Giáo hội Công giáo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo nô lệ Vatican là:

- Giải tán Hội đồng Giám mục Việt Nam, vì Hội đồng này do Vatican lập nên và hoàn toàn khống chế để làm công cụ tay sai cho chủ nghĩa đế quốc.

- Giải tán tất cả các dòng tu (nam và nữ), vì các dòng tu ở Việt Nam chỉ là những nhánh nhỏ của những dòng tu lớn có gốc ở La mã hoặc ở Pháp hay Tây-ban-nha. Các dòng tu này đều có hiến chương được Vatican duyệt y và cho phép hoạt động để phục vụ cho những mục tiêu bành trướng đế quốc của Vatican.

- Tịch thu toàn bộ bất động sản của Giáo hội Công giáo Việt Nam

Ưu tiên tịch thu các nhà thờ đã được xây cất trên các khu đất ăn cướp của nhà Chùa (như nhà thờ La Vang, nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Phú Cam ...). Nhà thờ được xây dựng do tiền ăn cướp của bọn cường hào ác bá dựa vào thế lực của đạo và của thực dân Pháp như nhà thờ Huyện Sĩ cũng cần được ưu tiên tịch thu. Tượng Đức Mẹ “Nũ Vương Hòa Bình” là của riêng Công giáo không có tư cách quốc gia để được dựng lên tại Công trường Hòa Bình. Bức tượng này cần phải được dỡ bỏ. Ngay cả cái tên “Công trường Hòa bình” cũng không thích hợp cho một công viên của thành phố vì nó đã được đặt tên theo danh hiệu “Nữ Vương Hòa Bình” (Regina Pacis) của Vatican.

- Tuyệt đối cấm các tu sĩ không được dạy học hoặc mở trường học.

- Kiểm duyệt toàn bộ các sách Kinh Nguyện (Prayer Books) và các sách giáo lý (Catechism). Xóa bỏ tất cả các bài kinh, bài giảng nhục mạ dân tộc hoặc các tôn giáo khác.

- Cấm chỉ những cuộc hành hương có mục tiêu phô trương thanh thế cho Vatican, biểu dương lực lượng của Công giáo Việt Nam để uy hiếp chính quyền hoặc có mục tiêu kích động tâm lý quần chúng tín đồ trên phạm vi lớn. Cuộc hành hương tiêu biểu thuộc loại này chính là cái được gọi là “Lễ hội La Vang” được tổ chức rầm rộ trong năm 1999 với sự tham dự của trên một trăm ngàn tín đồ. Báo chí ngoại quốc đã tường thuật như sau : “Lễ hội La vang là một cuộc biểu dương niềm tin lớn lao nhất tại miền Nam kể từ sau ngày cộng sản xâm chiếm miền Nam” (Công giáo Trên Bờ Vực Thẳm, Charlie Nguyễn, trang 217). Bề ngoài cuộc hành hương La Vang là một lễ hội tôn giáo, song thực chất là một cuộc biểu tình chính trị trá hình. Theo thiển ý của tôi, những cuộc biểu tình trá hình núp dưới chiêu bài tôn giáo cần phải được chấm dứt.

- Một khi những biện pháp nói trên được thực hiện chắc chắn sẽ nổ ra những đợt phản kháng của những tín đồ cuồng tín. Do đó cần phải có sự đáp ứng hữu hiệu và kịp thời.

Ngoài những lực lượng Cảnh sát Dã chiến sẵn có để dẹp các cuộc biểu tình bạo động, chính quyền Việt Nam cần có một hệ thống Tòa Án Đặc biệt chuyên xét xử các vụ vi phạm Luật Tôn giáo. Ít nhất tại mỗi miền (Bắc, Nam, Trung) có một hoặc hai tòa án đặc biệt. Các tòa này cần có tính cách lưu động để xét xử các vụ vi phạm tại chỗ. Thủ tục tố tụng đơn giản nhanh chóng. Các phán quyết của tòa án đặc biệt này đều có tính cách chung thẩm (không tái thẩm, không phá án).

Trong trường hợp có án tử hình thì tử tội nên được xử bắn tại pháp trường dã chiến được thiết lập ngay tại địa phương nơi tử tội phạm pháp. Những biện pháp này nhằm mục đích giúp chính quyền kịp thời đối phó với mọi phản ứng bạo động của bọn cuồng tín có thể xảy ra tại bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam.

Đối với những ai chưa thông suốt những bài học đắt giá về hiểm họa Công giáo có thể không đồng ý với những biện pháp nói trên. Ngược lại, đối với những ai đã từng có những quan tâm đặc biệt về lịch sử sẽ nhận thấy các biện pháp trên là cần thiết để bảo tồn sinh mạng của dân tộc.

Trong thế giới Âu Mỹ, Công giáo bị coi là một sản phẩm văn hóa phi nhân và lỗi thời, hiện đang bị xã hội Tây phương tẩy chay và phế thải. Đối với dân tộc Việt Nam, ngoài tính chất lỗi thời lạc hậu, Công giáo còn là một tàn tích nô lệ của thực dân để lại. Cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam chưa trọn vẹn vì chúng ta mới chỉ đánh đuổi bọn giặc ra khỏi bờ cõi nhưng chưa quét sạch những rác rưởi văn hóa mà bọn giặc đã cố tình để lại ở phía sau lưng.

Khi nêu lên khẩu hiệu quen thuộc “Đại đoàn kết dân tộc” chúng ta cũng nên thận trọng vì khẩu hiệu này không phải luôn luôn hợp lý trong mọi trường hợp. Chúng ta chỉ có thể “đại đoàn hết” với những phần tử còn có lòng yêu nước, yêu dân tộc mà thôi. Làm sao có thể đại đoàn kết với những người luôn luôn phủ nhận Tổ quốc vì họ luôn rêu rao “Thiên Chúa Trên Hết” nhưng trong thực tế là “Vatican trên hết” ! Họ đã nhiều lần xác định lập trường “Thà mất nước không thà mất Chúa”. Đọc lại lịch sử Việt Nam cận đại chỉ thấy đầy rẫy những thành tích bán nước hại dân của người Công giáo chứ có thấy một thành tích yêu nước nào đâu ? Có thể đi tới kết luận rằng : Bất cứ ai chủ trương nhu hòa hoặc vì nhát sợ mà trở nên thụ động, nêu lên khẩu hiệu đại đoàn kết với những kẻ vong bản thì chính họ là những kẻ đầy ảo vọng, nếu không muốn nói là điên rồ. Thử hỏi đại đoàn kết với những Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc, Trần Lục v.v... để cứu nước chẳng phải là chuyện điên rồ hay sao ?

Cuối cùng, xin hãy bỏ ngoài tai mọi đòi hỏi “Tự do tôn giáo” của đủ thứ uỷ ban, Đảng phái, Hội đoàn v.v... vì tất cả chỉ là những hình nộm hữu danh vô thực. Bản thân Công giáo đã là một tên thủ phạm lớn nhất chống mọi thứ tự do và nhân quyền của nhân loại. Vậy, Công giáo còn tư cách gì để đòi hỏi những thứ mà chính nó đã phủ nhận ? Thay vì đòi hỏi này nọ, giáo hội Công giáo Việt Nam hãy cúi đầu đấm ngực xám hối để xin nhân dân Việt Nam tha tội.

Vatican đã làm lễ thú tội trước toàn thế giới ngày 12-3-2000, các giáo hội Công giáo Pháp và Đức cũng đã làm lễ thú tội với đồng bào của họ. Biết đến bao giờ mới có lễ xưng thú tội lỗi của giáo hội Công giáo Việt Nam nếu không có một hành động can thiệp nào đó của chính quyền ?

“Charlie Nguyễn" (Trích từ Thánh Gia Bản Tin)

2. Lá thư từ Úc châu của một người bạn mà Charlie Nguyễn chưa một lần gặp mặt:

Charlie Nguyễn : Một Con Sâu Hóa Bướm

Charlie Nguyễn, người đã vượt qua được sông Mê, suối Ảo.

Charlie Nguyễn, người can đảm đứng dậy và tiến lên sau khi đã ngã quỵ vì một hôm chợt nhận ra những tín lý mình chấp nhận trước nay không còn đứng vững trước những tra vấn của lý trí.

Charlie Nguyễn, một Lazarô trong sách tân ước Luca, một kẻ đã chết sống lại, không phải để tiếp tục theo ngụy tín, nhưng để bắt đầu sống cho quyền tự do tư tưởng và quyền bình đẳng suy tư.

Charlie Nguyễn, người đã một hôm, phá bỏ hết những hình thức tín ngưỡng huyễn mị để nói như Giê-Su trong sách tân ước Mathiơ rằng: Một ngày kia người ta sẽ không thờ cha tao trên núi này hay trên núi kia mà thờ trong lòng.

Trong chiều hướng tín ngưỡng như anh, và trước hay đồng thời với anh, hẳn không thiếu gì kẻ cũng từng đắng cay chua xót vì thấy mình lầm, như Soren Kierkegaard và Martin Luther, những nhân vật thệ phản đầu đàn của thần học và tôn giáo phương Tây. Kierkegaard gọi tâm cảnh đắng cay chua xót ấy là ấy là “ớn da gà” khi người ta phải nhận những điềuphi lý là chân lý. Martin Luther tố cáo cái gọi là Hội Thánh thực sự chỉ là một guồng máy bức hiếp lý trí, chà đạp tâm linh. Nhưng anh khác những nhân vật đó ở chỗ họ biết mình ngụy tín nhưng không dám đoạn lìa ngụy tín, và tiếp tục để ngụy tín nhiễm độc tâm đạo và để ngôn từ áp chế tâm linh.

Tất cả mọi chế độ độc tài - kể cả độc tài tôn giáo - đều khống chế con người bằng tín lý, bằng cách bắt người ta phải nhận những điều phí lý, không kiểm chứng là chân lý. Thấy được mình đi sai đường là điều ai cũng có thể làm được, nhưng công khai thừa nhận mình đã đi sai đường là điều không dễ gì mấy người làm nổi. Charlie Nguyễn đã làm được, đã nói cho thiên hạ biết đó là điều có thể làm được, đó là điều cần làm, vì nhân cách của chính mình, và vì hạnh phúc an lạc giữa đồng bào với đồng bào, đồng loại với đồng loại.

Có người đã chôn vùi nỗi niềm đắng cay thất vọng về đức tin của mình trong im lặng. Có người muốn trả thù bằng nổi loạn, bằng trác táng truy hoan trụy lạc, vì “Thượng Đế chết rồi, ai muốn làm gì cũng được”. Charlie Nguyễn thì không. Anh biến những đắng cay thất vọng của mình thành món ăn tinh thần cảnh tỉnh đồng bào, đồng đạo anh em. Anh mời gọi họ suy nghĩ lại, vì danh dự, an lạc của chính họ, của gia đình họ, của đồng bào và đồng loại. Anh đã thiết tha nói với họ rằng mọi người đều không chỉ bình đẳng trong đọa đày đau khổ, mọi người còn bình đẳng trong suy tư và giác ngộ, trong an lạc của tâm linh. Đó là giá trị tinh anh của những điều anh viết. Giá trị của một đứa con dám bỏ nhà “đi hoang”.

Trong chiều hướng giải hoặc tôn giáo trên đất nước mình, có thể một vài người đã viết những điều như anh viết. Nhưng nếu họ không phải là người đứng từ một quan điểm một chính kiến nào sẵn có, thì họ cũng chỉ là những kẻ đứng ngoài nhìn vào. Như người làm vườn chỉ điểm hay bứt những cành lá bị sâu ăn. Còn anh, anh là con sâu đã hóa bướm và anh nói cho mọi người biết con sâu chưa thành bướm có thể tàn hại hoa lá như thế nào. Đất nước từ nửa thế kỷ qua có không ít cơ duyên cho những con sâu hóa bướm. Nhưng không phải ai cũng can trường, thẳng thắn và minh bạch như anh khi trả lời câu hỏi “Tại sao tôi phải bỏ đạo?” Thực tế, Charlie Nguyễn chỉ làm điều đương kim Giáo Hoàng đã làm, đó là thừa nhận thiên đàng hỏa ngục chỉ tồn tại trong tâm, nghĩa là Thượng Đế nếu có cũng chỉ là Thượng Đế tại tâm. Thực tế, Charlie Nguyễn chỉ làm điều đương kim Giáo Hoàng đã nói : Đừng sợ!

Ly khai với niềm tin cố hữu là một dứt lìa đòi đoạn. Cho nên có nhiều người thấy đó là ngụy tín, là sai, nhưng đành ngậm miệng, nhắm mắt âm thầm dứt lìa. Trong sinh hoạt tôn giáo tại phương Tây, càng ngày người ta càng ân ần đến với đạo chỉ bằng xe - xe nôi, xe hoa và xe tang. Bình thường tôn giáo không có một tác dụng nào hay chỉ có những tác dụng tai hại. Hiện tượng chợ chiều này đang lây lan vào những môi trường của đồng hương tỵ nạn. Nơi mà tôn giáo, tín ngưỡng, tín lý, thiên đàng hỏa ngục đã bị lợi dụng như những công cụ để lừa dối mình và lừa dối kẻ khác.

Thánh tử đạo là kẻ đã thà chết chứ không thà từ bỏ tín lý. Cho nên, thách thức với đức tin của chính mình là một thách thức còn nghiêm trọng hơn là thách thức với sống chết. Charlie Nguyễn đã và đang sống với điều gọi là “Đừng sợ!” Bởi khi đã không sợ sống thì cũng chẳng còn lý do gì để sợ chết. Charlie Nguyễn đã vượt lên trên cả sống và chết. Anh trở thành bất tử trong quyết tâm sống trọn vẹn cho quyền tự do tư tưởng và quyền bình đẳng suy tư thiết cốt của mỗi người. Anh là hiện thân của một kẻ sĩ giác ngộ can trường.

Chúng tôi tâm phục anh, nguyện cầu anh thường tinh tấn và an lạc.

Sydney 26.4.2003


Các chương khác trong sách:

Charlie Trả Lời Các Bạn
Hai Lá Thư Úc Châu
Vĩnh Biệt Thánh Gia

Trở ra mục lục

Trang Charlie Nguyễn