Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm

Charlie Nguyễn

http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_CGTBVT/CN_CGTBVT_9.php

¿ trở ra mục lục | 17 Aug 2007

 

Phần II : SÁCH KINH CÔNG GIÁO VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ

Vài lời tâm huyết của tác giả:

Đây là bản thảo trên computer do tôi in ra để gửi đến một số giới chức cao cấp hữu trách của Giáo hội Công Giáo có liên quan trực tiếp đến những vấn đề đã được nêu ra trong bản thảo này. Mặc dầu Giới Tu Sĩ Công Giáo Việt Nam nói chung là đối tượng phê bình chính yếu tôi nhắm tới, nhưng tôi không coi họ là thù địch. Nhiều người trong họ vẫn luôn luôn là những người bạn thân thiết và là anh em ruột thịt của tôi. Tôi chỉ ước mong các anh em bạn hữu Công Giáo và xin quý vị hãy coi đây như một bản tường trình giải bày tâm sự của tôi đến quý vị. Đứng trên cương vị quốc gia dân tộc thì đây là một việc "đóng cửa bảo nhau". Nếu chỉ đứng trên lập trường thuần túy tôn giáo thì đây là một hành vi "mở cửa bảo nhau", nhưng dầu sao chăng nữa tôi với quý vị Tu Sĩ Công Giáo vẫn là "người nhà" với nhau mà thôi. Chẳng qua nói thật mất lòng chứ tôi không hề có một thù oán riêng tư nào với quí vị. Tôi chỉ chống lại những điều sai trái của Giáo Hội Công Giáo chứ tôi không chống đồng bào Công Giáo, trong đó có tổ tiên, ông bà cha mẹ, vợ con, anh chị em ruột thịt, bà con dòng họ thân thích nội ngoại và 95% bạn bè thân thiết của tôi đều là Ki Tô Hữu!

Tôi cũng xin thú thật là tuy tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình Công Giáo nhưng Giáo Hội Công Giáo lại là thứ tôi vô cùng khinh bỉ, tôi căm ghét nó hơn hết mọi thứ trên đời này. Trong thời đại hiện nay, thiết tưởng tôi chẳng cần nói ra, quý vị cũng hiểu tại sao tôi lại khinh bỉ ghê tởm đạo Công Giáo đến như vậy. Người Cộng Sản bỏ tù và hành hạ thân xác tôi gần mười năm, tuy tôi không ưa chủ nghĩa độc tài Cộng Sản nhưng tôi không cảm thấy căm thù họ. Trái lại, đạo Công Giáo chẳng làm gì tôi nhưng tôi ước mong lương tri và lương tâm nhân loại hãy vì sự an lạc và hạnh phúc của con người mà trừ tiệt nó trên toàn thể thế giới sớm ngày nào hay ngày ấy. Đó là nguyện vọng tha thiết nhất suốt cả đời tôi. Tôi luôn luôn sẵn sàng hy sinh để chống lại tà đạo Công Giáo La Mã. Tôi coi đây như một sứ mạng thiêng liêng mà "Thượng Đế" muốn tôi góp phần dự vào. "CHIRISTIAN BY BIRTH, ANTI-CHRIST BY CHOICE". Nói như vậy không có nghĩa là tôi thù ghét hết những người theo đạo Công Giáo. Tôi chẳng bao giờ mong tất cả những người thân của tôi kể trên trở thành các "Thánh Tử Đạo" Việt Nam. Hơn nữa, gia tộc nội ngoại của tôi đã có quá nhiều các Ông "Thánh" , Bà "Thánh Tử Đạo" rồi, tôi không muốn có thêm một ông thánh hay bà thánh tử đạo nào nữa.

Tôi chỉ có một tâm nguyện thiết tha là phục vụ lợi ích chung của dân tộc, không phân biệt lương giáo. Bởi lẽ dù lương hay giáo, chúng ta đều là người Việt Nam. Dù lương hay giáo, chúng ta đều có chung một di sản văn hóa vô cùng quý giá của tổ tiên để lại nên chúng ta phải cùng nhau ra sức bảo tồn và phát huy. Nền văn hóa nhân bản truyền thống của dân tộc là Quốc Đạo của chúng ta. Tam giáo Phật-Khổng-Lão và Công Giáo đều là những sản phẩm văn hóa ngoại nhập. Các tôn giáo ngoại nhập sẽ hữu ích nếu chúng ta chỉ coi chúng như những món trang sức phụ thuộc bổ khuyết cho Quốc đạo của chúng ta mà thôi. Nếu chúng ta coi một trong những tôn giáo ngoại nhập là chân lý tuyệt đối là chúng ta sẽ trở thành những kẻ cuồng tín vọng bản, đắc tội phản quốc và nhất định sẽ bị toàn dân Việt Nam anh hùng bất khuất trừng trị đích đáng. Mọi tên Việt gian phản quốc đội lốt tôn giáo nhất định sẽ không còn đất sống trên quê hương Tổ quốc mình.

Xin đừng để những món hàng tôn giáo ngoại nhập chia rẻ chúng ta và gây họa cho đồng bào ruột thịt của mình, nhất là trong thời kỳ đất nước bước vào giai đoạn phát triển. Mọi ý kiến trình bày ở đây đều chưa thật sự phản ảnh lập trường của tôi vì chính tôi cũng chưa hài lòng với những điều mình đã viết ra đây. Tôi rất mong sự hợp tác đóng góp ý kiến của toàn thể các vị nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước để chúng ta cùng chung sức trong nghĩa vụ thiêng liêng đối với Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Sau hết, tôi xin minh xác một điều quan trọng: việc viết tài liệu này đơn thuần là một hành hành vi tự phát của tôi. Tôi không hề nghe một ai xúi biểu và cũng chẳng đại diện cho một phe phái chính trị hay tôn giáo nào. Tôi hoàn toàn độc lập từ đầu đến chân và chỉ riêng một mình tôi chịu trách nhiệm về những điều tôi phát biểu ở đây, tuyệt đối không liên hệ tới bất cứ một người thứ hai nào khác.

Trân trọng kính chào

Hoa Kỳ, tháng 3 năm 2001.

 

Charlie Nguyễn

 

(PO Box 0473, ALIEF, TX 77411-0473)

 


 

1. VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM của HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC

Mỗi giáo phận Công Giáo thường có một cuốn sách sưu tập các bài kinh do giáo hội soạn sẵn để giáo dân đọc mỗi khi cầu nguyện tại nhà hoặc đọc chung tại nhà thờ. Sách sưu tập các bài kinh này được gọi là Sách Kinh Nguyện (prayer-book). Các sách kinh nguyện gồm có phần lớn là các bài kinh đọc quanh năm gọi là Toàn Niên Kinh Nguyện. Một số bài kinh đặc biệt khác để đọc theo mùa (mùa chay, mùa Giáng Sinh, tháng Đức Mẹ, tháng Trái Tim Chúa v.v...). Các sách kinh nguyện được xuất bản và lưu hành trong mỗi giáo phận luôn luôn phải có phép chuẩn y của giám mục hay tổng giám mục quản nhiệm. Sự chuẩn y này thường được ghi bằng tiếng La tinh (Imprimatur; Imprimi potest; Nihil Obstat) chẳng hạn như ở trang đầu sách kinh Nhựt Khóa của Tổng giáo phận Saigon có ghi:

Imprimatur

Saigon, die 19 mensis martu 1971

Paulus NGUYỄN VĂN BÌNH

Archiepiscopus de Saigon

Sách Kinh Nguyện của các địa phận có thể khác nhau về ngôn ngữ địa phương hoặc có một số bài kinh được in trong sách của địa phương này mà không được in trong sách của địa phận khác, nhưng về mặt nội dung thì tất cả các sách kinh nguyện đều đồng nhất. Theo thư của Giám mục Hồ Ngọc Cẩn in trong phần đầu sách toàn niên Kinh nguyện Bùi Chu thì nội dung của các sách kinh nguyện đã được minh định là đồng nhất trong cuộc họp của toàn thể các Giám mục Huế năm 1924.

Để dẫn chứng về trách nhiệm của hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chúng tôi đặc biệt chú ý đến sách "Linh Địa La Vang" của Linh Mục Xitanio Nguyễn Văn Ngọc, được xuất bản lần đầu tại Việt Nam với sự chuẩn y của Tổng Đại Diện Tòa Giám Mục Huế ngày 13.4.1970 và được tái bản năm 1978 tại Hoa Kỳ do Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, thuộc Dòng Đồng Công ở Missouri (P.O. Box 836 – Carthage MO. 64838). Sách LĐLV đã được viết ra một cách rất tự nhiên, bộc lộ nguyên vẹn tim gan sâu kín của giới tu sĩ Công Giáo Việt Nam. Cuốn sách này đã được giới chức có thẩm quyền theo giáo luật cho phép và đã được Dòng Đồng Công hải ngoại cho tái bản. Ngoài việc sách này cho biết thêm chi tiết về hội đồng san định các kinh nguyện, nó còn cho chúng ta biết rất nhiều điều đáng ghi nhận về trách nhiệm của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Theo sách Linh Địa La Vang (LĐLV), Hội Đồng sửa kinh đã cùng nhau làm việc trong ba tuần lễ, từ 28 tháng 4 đến 17 tháng 5 1924. Ngày 19 tháng 5.1924, Hội Đồng Sửa Kinh đã đến viếng "thánh địa" La Vang bằng xe hơi của Nguyễn Hữu Bài (Lại-Bộ Tham-Biện Cơ-Mật tức Bộ trưởng Nội vụ của chính phủ Nam triều thời Pháp thuộc) cùng với Giám mục Lemasle cai quản địa phận Huế thời đó (trang 147).

Năm 1885, triều đình Huế thất thủ. Năm 1886, Giám mục Sohier ỷ vào thế lực thực dân Pháp trưng đất của dân làng Thanh Tấn và Ba Trục thuộc tỉnh Quảng Trị để mở mang linh địa La Vang (LĐLV trang 48). Tại đây có một ngôi chùa dưới gốc cây đa trong rừng Lá Vằng đã được dân làng xây dựng từ đầu đời vua Minh Mạng. Dân Công Giáo đến phá chùa để cướp đất và họ đã làm những bài vè khá dài kể về việc này. Có điều là họ cho rằng người phá chùa là Đức Mẹ linh thiêng chứ không phải người thường. Bài vè này đến nay vẫn được giáo dân La Vang truyền tụng, Linh Mục Xitanio Nguyễn Văn Ngọc ghi lại vài vè khá dài (Tr. 39-46), trong đó nhưng đoạn như sau:

"Rằng Phật rằng Thần lao đao

Có Bà bên đạo phép cao lạ lùng

Bà vào Bà đánh tứ tung

Bao nhiêu Thần Phật đều tung ra ngoài

Tiếng Bà thật đã linh oai

Lư hương bát đất đền đài đều hư... (LĐLV tr. 40-41)

Chốn này là chốn Chúa bà

Cho nên thần Phật Quỉ Ma kiêng dè... (LĐLV, tr. 45).

Ngôi chùa đã được biến thành nhà thờ Công Giáo từ đó. Đây là thánh đường đầu tiên tại La Vang nơi chính Đức Mẹ đã hiện ra . [ Người ta phao tin như thế.]

(Tên cũ Lá Vằng được đổi thành La Vang có lẽ do các giáo sĩ người pháp viết như vậy trong các văn kiện nói về Lá Vằng – Ghi chú của Charlie Nguyễn). Từ khi ở linh địa La Vang có nhà thờ đầu tiên thì sự tích Đức Mẹ hiện ra được thông báo đi khắp nơi bằng giấy mực của giáo quyền và chính quyền thực dân. Bài vè có ghi chép:

Các người đều lãnh thơ đi

Kẻ thời ra Nghệ, người đi Kinh thành

Nghe thơ kể việc rành rành

Thảy đểu khen ngợi thanh danh Đức Bà

Tiếng đồn chóng thổi gần xa

Thông qua biển cả huống là non sông...(LĐLV, tr. 43-44)

Năm 1939, Đức Khâm Mạng Tòa Thánh Drapier gửi thông báo cho toàn thể Đông Dương chọn ngày 30 tháng 6 Dương lịch là ngày lễ hai thánh Phê-rô và Phao-lô làm lễ cầu an khắp nơi và sẽ tổ chức một cuộc rước kiệu thật lớn tại đền thờ Đức Mẹ La Vang. Phủ Toàn Quyền cũng thông sức khắp nơi cho các công nhân (viên chức nhà nước) phải đi lễ vào ngày nói trên (LĐLV, tr. 81). Mọi cuộc lễ tại La Vang bị tạm ngưng do Thế chiến 1939-1945. Sau khi Pháp trở lại Việt Nam, ngày 12.9.1946, lễ kính Đức Mẹ La Vang lại được cử hành. Hôm đó có bà Vĩnh Thụy tức Nam Phương Hoàng Hậu đi xe hơi từ Huế ra tận La Vang để dự lễ cầu an (LĐLV, tr. 82)

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) được chính thức thành lập do Sắc chỉ ngày 24.11.1960 của Giáo Hoàng Gioan XXII. Ngày 18.12.1960, HĐGMVN tổ chức đại lễ tạ ơn Tòa Thánh tại nhà thờ lớn Saigon với sự tham dự của toàn bộ các giới chức cao cấp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Chính hôm ấy, HĐGMVN và chính phủ Diệm đã quyết định việc dâng hiến tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ (mà đại diện độc quyền chính thức của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ trên trái đất này là Vatican – chú thích của Charlie Nguyễn) đồng thời khấn hứa sẽ xây dựng một đền thờ dâng kính Trái Tim Đức Mẹ tại La Vang. Nhà thờ La Vang sẽ được gọi là "Đền Thờ Toàn Quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ" và "Linh Địa" La Vang sẽ được gọi là "Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc". Ngày 8.8.1961, HĐGMVN họp tại Đà Lạt đã quyết định như sau:

- Bàn thờ chính tại nhà thờ Lavang sẽ được gọi là "Bàn thờ dâng hiến giáo hội và Tổ Quốc Việt Nam, cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ" và 3 bàn thờ phụ để dâng kính Các Thành Tử Đạo của 3 miền Việt Nam. Các bàn thờ đều được làm bằng đá cẩm thạch lấy từ vùng núi Non Nước (Ngũ Hành Sơn) để tượng trưng cho Non Nước Việt nam.

- Một công trường rộng lớn, ở giữa lễ đài được xây dựng kiểu Đài Nam Giao của triều đình Huế để dùng vào những ngày lễ hội (tương tự như lễ hội tế Nam Giao của các vua nhà Nguyễn).

Ngày 20.7.1961, TGM Ngô Đình Thục viết lời phi lộ trên tờ Nguyệt San Đức Mẹ La Vang số 1 nhấn mạnh: "La Vang là của chung toàn thể quốc dân Việt Nam, cả lương lẫn giáo". Ngày 1.6.1961, TGM Ngô Đình Thục thay mặt HĐGMVN gửi hiệu triệu đi toàn quốc như sau: "Ta vui mừng ban phép và dạy tổ chức Đại Hội kính Đức Mẹ La Vang năm 1961". Nha Chiến Tranh Tâm Lý của chính phủ VNCH được lệnh quyên tiền của đồng bào từ Nam chí Bắc không phân biệt lương giáo. Linh Địa La Vang, tr. 103-109).

Danh tiếng Linh Địa La Vang còn được tung ra khắp năm châu nhờ cuộc phát hành Bưu Hoa Đức Mẹ La Vang. Lần đầu tiên trong lịch sử Bưu Chính Việt Nam, một con tem với đề tài tôn giáo Đức Mẹ La Vang được Phát hành ngày song thất 7.7.1962. Trước đây, giới sưu tập đã có dịp thưởng thức những loại tem thắng cảnh như nhà thờ chính tòa Phủ Cam Huế (1958), tháp Thiên Mụ (1959), qua năm 1964, tem Giáo Sĩ Đắc Lộ. Hôm nay họ lại có dịp sưu tập những cánh tem Bưu Chính mang chân dung Mẹ từ ái của Việt Nam: Đức Mẹ La Vang.

Phóng viên Nhật Báo Viễn Đông Journal d’Extrême Orient mô tả sự tấp nập tại công thự Bưu điện Saigon trong buổi phát hành tem thơ Đức Mẹ La Vang: Sáng nay, 7.7.1962, ngay từ khi mới mở các ghi-sê, hàng ngàn người thuộc đủ quốc tịch đã tràn ngập bưu sảnh Saigon, những linh mục, chủng sinh, sinh viên, học sinh, để mua những con tem mới dâng kính đức Mẹ La Vang do sở Bưu điện phát hành. Tổng Hội Những Người Công Giáo Ái Mộ Tem Thơ (Association Catholique des Amis du Timbre) đã cho biết rằng họ rất yêu mến loại tem Đức Mẹ La Vang của Việt Nam vì tính các lịch sử cũng như công trình ấn loát của loại tem ấy...Tem thơ Đức Mẹ La Vang mang chân dung Đức Mẹ đặt Chúa Hài Đồng trên địa cầu, phía sau là mấy bụi trúc tốt tươi nằm bên cạnh Mẹ, đó là quốc huy của nước Việt Nam Công Hòa" (Linh Địa La Vang 133-134 - Điều này ngụ ý thế quyền Việt Nam Cộng Hòa phải phục tòng thần quyền là HĐGMVN – chú thích của Charlie Nguyễn).

Đức Hồng y giáo chủ Hoa kỳ Francis Spellman đã đến thăm Linh địa La Vang ngày 7.1.1955 và làm lễ nơi bàn thờ Đức Mẹ. Ngài tuyên bố "Tôi cầu nguyện và tôi tin chắc Đức Mẹ La Vang sẽ thắng" không nói rõ "ai thắng ai" – LĐLV, tr. 138). Hồng y Agagianian, Đặc sứ Toàn quyền Tòa Thánh đến thăm La Vang ngày 21.2.1959, Ngài tuyên bố: "Tôi khẩn khoản nài xin lòng nhân lành Thiên Chúa sẽ đổ xuống như mưa trên trời cho giáo hội và dân tộc Việt Nam để vinh danh Chúa Ki-tô Vua, để sáng danh giáo hội Công Giáo là Mẹ lành, hầu nên một đoàn chiên dưới sự điều khiển của một chủ chiên" (LĐLV, 139-140: Từ ngữ Công Giáo "nên một đoàn chiên" có nghĩa là cả nước VN sẽ trở thành toàn tòng Công Giáo – Ch. N).

Hơn một thế kỷ qua kể từ khi Đức Mẹ "hiện ra" tại La Vang, linh địa La Vang vẫn khiêm tốn nằm giữa cảnh rừng hoang núi vắng không mấy ai được biết. Trong thời gian lâu dài trên, đoàn con của Đức Mẹ sống quằn quại giữa những kỳ cấm đạo liên tiếp và bao biến cố chính trị xáo trộn. Vì thế, các Đức Giám mục Bề trên của địa phận Huế lúc bấy giờ như Đức Cha Labarielle, Đức Cha Tabert, Đức Cha Á Thánh Cuénot, Đức Cha Pellerin, Đức Cha Sohier và Đức Cha Ponviane phải im hơi lặng tiếng đối với Linh Địa La Vang.

Trái lại, trong thời gian việc đạo được bằng an phồn thịnh từ 1886 đến 1963, La Vang được lớn hơn, được đẹp hơn và được sùng mộ hơn. Trước tiên là do sự lo lắng của các Đức Cha Địa phận như Đức Cha Gaspar, Đức Cha Allys, Đức Cha Chobanon, Đức Cha Lemasle, Đức Cha Urritia và Đức Tổng Giám mục Ngô Đình Thục... Các đấng vì lòng thành kính Đức Mẹ La Vang đã nỗ lực tô điểm La Vang bằng tinh thần và bằng vật chất để Linh địa La Vang trở thành giáo đô của một dân tộc. Các Đức Giám Mục gốc Bình Trị Thiên rất sùng kính Đức Mẹ La Vang như Đức Cha Đominico Hồ Ngọc Cẩn, Đức Cha Phêrô Ngô Đình Thục, Đức Cha Anselmo Lê Hữu Từ, Đức Cha Simon Hòa Hiền và Đức Cha Phancixô Xavie Nguyễn Văn Thuận... (LĐLV 143-144 – xin lưu ý danh từ "Giáo Đô" Ch. N.)

Cụ Ngô Đình Diệm sinh ngày 3.01.1901 tại Huế, trong gia dình Công Giáo kỳ cựu. Nguyên quán làng Đại Phong (Quảng Bình). Trú quán tại làng Phương Quả (Thừa Thiên). Đến 20 tuổi đã vào trường Hành chánh làm tri phủ Hải Lăng nơi có thánh địa La Vang, ở gần nhà thờ La Vang một thời gian thì ông phải xa nhà Đức Mẹ mà đi làm Tổng đốc Bình Thuận, rồi ông lại trở về Huế giữ chức Thượng thư Bộ Lại... Đến ngày 27.1.1955, cụ Ngô trở về nước với chức thủ tướng chính phủ... Từ khi lên làm Tổng thống (10.1955), cụ Ngô mỗi năm đều ra Quảng Trị, việc đầu tiên là cụ tới La Vang để cầu khẩn Đức Mẹ. Chẳng hạn như ngày 18.6.1961, sau lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, cụ đến viếng đền Mẹ La Vang với một cử chỉ đạo đức tỏ lòng thành kính Đức Mẹ đặc biệt. Đoàn xe dừng lại ở đầu đường trải nhựa, cụ xuống xe, cởi giầy từ đó đi chân không đến cửa để thờ... (LĐLV, 134-135).

Ngày 8.8.1961, HĐGMVN quyết định tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc kéo dài ba năm. Lễ Bế Mạc trọng thể dự tính sẽ được tổ chức vào tháng 8.1964 dưới sự chủ tọa của một Đức Hồng Y đại diện Tòa Thánh. Đức Cha Ngô Đình Thục được HĐGM đề cử đứng ra khẩn xin Tòa Thánh chấp thuận đề nghị cử Đức Hồng Y Agaginian, bộ trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo sang Việt Nam chủ tọa đại lễ này. Nhưng Công Đồng Vatican II họp tại La Mã tháng 10.1963 đã bác bỏ đề nghị của TGM Ngô Đình Thục và ra lệnh hoãn Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc tại La Vang vô thời hạn (LĐLV, tr. 124-125)"

Mấy trang sách nói trên cũng cho chúng ta nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của HĐGMVN đối với vận mệnh đất nước như thế nào. Vai trò của HĐGM lại càng trở nên quan yếu hơn nữa trong một quốc gia có chính quyền nằm trong tay người Công Giáo. Những trang sách này cũng là những bằng cớ lịch sử không thể chối cãi chứng tỏ HĐGMVN và chế độ Diệm đã có quyết tâm biến Công Giáo thành quốc giáo. Đó là ước mơ sâu kín và mãnh liệt nhất của hàng giáo phẩm và giáo dân cuồng tín Việt Nam. Ước mơ thấy được thể hiện thường xuyên trong các lời kinh cầu nguyện. Xin quý độc giả cứ lật mấy cuốn sách kinh nguyện Công Giáo Việt ngữ ra đọc sẽ thấy nhan nhản những bằng cớ cụ thể. Trong suốt thời gian Pháp thuộc, các giáo sĩ Tây Phương vẫn cố gieo vào đầu óc các tu sĩ và giáo dân Việt Nam một "châm ngôn nô lệ" nổi tiếng: "Nước Pháp là trưởng nữ Hội Thánh và là Mẹ Việt Nam" (France, fille ainée de l’Eglise, mère du Việt Nam). Nhiều tài liệu lịch sử đã chứng minh TGM Ngô Đình Thục rất trung thành với thực dân Pháp. Tổng giám mục Ngô Đình Thục và HĐGMVN đã cố gắng hết sức mình để thực hiện "châm ngôn nô lệ" nói trên trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.

Sự thật lịch sử là Giáo quyền Công Giáo do HĐGMVN đứng đầu và Thế quyền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, do Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong âm mưu hiến dâng tổ quốc Việt Nam cho bọn thực dân đế quốc. Nếu không có chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, nếu không có cuộc đảo chánh thành công của phe cấp tiến tại Vatican trong Tháng Mười năm 1962 (Công Đồng Vatican II khai mạc vào tháng Mười năm 1962 là một cuộc đảo chánh thành công của phe Công Giáo Cấp Tiến Âu Châu loại trừ phe bảo thủ của giáo hội do Pio XII và Spellman lãnh đạo. Phe bảo thủ Công Giáo này chính là siêu quyền lực quốc tế cũ đã đưa Kennedy gốc Công Giáo Ái Nhĩ Lan và thầy tu Diệm lên nắm chính quyền tại Mỹ và Việt Nam). Nhất là nếu không có cuộc Cách Mạng 1.11.1963 thì Tổ Quốc Việt Nam có thể đã bị xóa bỏ vĩnh viễn. Lịch sử thế giới đã chứng minh không có một chế độ độc tài nào khủng khiếp và nham hiểm cho bằng độc tài Công Giáo. Một khi Công Giáo đã trở thành quốc giáo thì "châm ngôn nô lệ" nói trên sẽ thành hiện thực. Bọn thực dân đế quốc chỉ mong đợi Việt Nam trở thành toàn tòng Công Giáo thì nước pháp sẽ chính thức là mẹ của Việt Nam, tất nhiên Vatican sẽ là bà ngoại của dân tộc ta! Các tôn giáo khác nhất định sẽ bị tiêu diệt và mọi truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc sẽ không còn. Một khi Văn Hóa truyền thông bị tiêu diệt thì dân tộc ta chỉ còn là cái xác không hồn. Có nhận thức được điều này mới thấy rõ Công Giáo là đại họa khủng khiếp nhất của dân tộc ta từ trước đến nay.

Trong "Vatican Thú Tội và Xin Lỗi" giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang đã viết: "Giáo hội La Mã đã liên kết chặt chẽ với các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Phát xít Ý, Đức Quốc Xã trong việc đánh chiếm các đất đai tại lục địa Phi, Mỹ và Á Châu để củng cố quyền lực và thực thi chính sách bất khoan dung "diệt tận gốc rễ" tất cả các tôn giáo và văn hóa khác mà Giáo Hội đã quyết tâm theo đuổi từ ngàn xưa. Tất cả những sự kiện trên đều cho chúng ta thấy rằng Vatican là một đế quốc thực dân xâm lược thâm độc nhất, gian ác nhất, bạo ngược nhất và dã man nhất trong lịch sử nhân loại từ thời thượng cổ cho đến ngày nay" (Sdc. tr. 270-271).

"Riêng về tội ác mưu toan hủy diệt các tôn giáo khác và nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, sách sử ghi rõ: Kế hoạch Puginier nhằm xé nhỏ nước Việt Nam ra thành nhiều mảnh biến thành những tiểu quốc theo biên giới sắc tộc và địa lý, rồi hủy diệt tất cả ảnh hưởng của nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Kế hoạch này được Tiến sĩ Cao Huy Thuần trình bày rõ ràng trong cuốn "Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp tại Việt Nam" (Sdc, tr. 270-271). Tội ác của những Việt gian đội lốt tôn giáo là không thể tha thứ.

Càng nghiên cứu về lịch sử bành trướng của đạo Công Giáo, chúng ta càng ngạc nhiên và không khỏi rùng mình ghê sợ trước những núi tội ác của nó vì mức độ khủng khiếp đã vượt quá sức tưởng tượng của mọi người bình thường chúng ta. Có nhận thức được điều này chúng ta mới cảm thấy hú hồn hú vía vì dân tộc Việt Nam ta quả đã được cứu thoát khỏi đại họa diệt vong trong đường tơ kẻ tóc vào ngày 1 tháng 11 năm 1963! Đây là một vấn đề thuộc lịch sử mà phần đông chúng ta chưa nhận thức đúng giá trị của nó. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không dám lạm bàn rộng thêm tại đây và xin để Lịch sử Việt nam sau này sẽ làm sáng tỏ.

Bài viết này chỉ giới hạn trong việc đề cập đến các sách Kinh nguyện Công Giáo bằng Việt ngữ mà thôi. Chúng tôi thiết nghĩ HĐGMVN là cơ quan lãnh đạo cao cấp nhất của giáo hội Công Giáo Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của các kinh sách nguyện Công Giáo trên phương diện luật pháp quốc gia. Ngoài ra, chúng tôi đòi hỏi HĐGMVN phải trả lời trước tòa án lương tâm và lương tri của dân tộc Việt Nam, về những tác hại tinh thần và văn hóa mà các sách kinh nguyện Công Giáo đã gây ra cho dân tộc từ trước đến nay.

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiện do Hồng Y Phạm Đình Tụng làm chủ tịch, trụ sở đặt tại số 40, Phố Nhà Chung, Hà nội. Hồng Y Phạm Đình Tụng sinh quán tại Phát Diệm, quê hương lừng danh của Cha Việt gian Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi và LM Mafia Hoàng Quỳnh. Nếu Hồng Y Phạm Đình Tụng không phải là hậu duệ xuất sắc bén gót của các tiền bối khét tiếng bán nước hại dân như Trần Lục, Lê Hữu Từ thì ông đã long trọng lên tiếng xưng thú các núi tội lỗi của giáo hội Công Giáo Việt Nam trước quốc dân và đã làm lễ sám hối trước bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam từ lâu rồi.

Trong tác phẩm "The Next Pope – An A to Z of Holy See", một cuốn sách chính trị bán chạy nhất trong năm 1995 tại Mỹ (One of the Year’s Political Blockbuster, Harper Collins Publisher – 1995), ký giả Peter Hebblethwaite viết: "Không có một cuộc bầu cử nào thu hút sự tập trung chú ý của Giáo hội Công Giáo và toàn thế giới cho bằng cuộc bầu cử Giáo Hoàng. Bởi vì đằng sau những bức tường của Vatican, lịch sử thế giới đang được hình thành" (Behind those walls, history is being made); "Có sáu nước Cộng Sản hoặc cựu Cộng Sản sẽ lái Hội đồng Hồng y của Vatican về phía bảo thủ cực hữu. Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Tổng Giám Mục Hà Nội, 75 tuổi, và Jaime Luca Ortega Alamino, Tổng Giám Mục Havana, Cuba, sinh ngày 18.10.1936, có triển vọng là những kẻ chủ chốt trong quá trình tan rã chế độ CS của họ" (There are six from Communist or ex-Communist countries who will swing the college of cardinals to the right. Paul Joseph Pham Đinh Tung, arbishop of Hanoi, seventy five, and Jaime Luca Ortege Alamino, arbishop of Havana – Cuba, born October 1936, will expect to preside over the disintegration of their regimes – page 170).

Trong bối cảnh thế giới hiện nay đang diễn ra một cuộc cách mạng tâm linh, tên tội phạm lớn nhất của lịch sử nhân loại là Vatican cũng đã phải long trọng làm lễ xưng thú hàng núi tội ác chống loài người của nó trong 17 thế kỷ qua. Hầu hết các giáo hội Công Giáo Tây phương cũng đã có những hành vi thú tội tương tự từ lâu. Dân tộc Việt nam đã kiên nhẫn chờ đời sự thú tội muộn màng của HĐGMVN, nhưng đến nay chúng ta đã phải thở dài thất vọng. Sự im lặng hoàn toàn của Giáo hội Công Giáo Việt Nam trước các vấn đề lương tâm là một hành vi cực kỳ ngoan cố và không thể chấp nhận được. Chúng tôi thiết nghĩ nay đã đến lúc các tội ác phản quốc của Công Giáo Việt Nam cần phải được dân tộc Việt Nam đem ra tra vấn. Do đó, chúng tôi xin đặt vấn đề trách nhiệm của HĐGMVN trước công tâm phán xét của toàn thể đồng bào trong cũng như ngoài nước, nhất là trách nhiệm của HĐGMVN về những tác hại của các sách Kinh Nguyện Công Giáo.

 

2. CÁI THÒNG LỌNG CÔNG GIÁO

 

Gia tộc tổ tiên bên nội tôi ở làng Ninh Cường, tỉnh Nam Định , theo đạo Công Giáo từ đầu thế kỷ 16 nên cha tôi theo truyền thống lâu đời của gia tộc là mỗi khi có con cháu sinh ra được 3 ngày thì đem đến nhà thờ để cha xứ làm phép bí tích rửa tội. Giáo dân có thói quen thường hay đưa con đến nhà thờ vào ngày Chủ nhật sau khi sinh đứa bé nên thời hạn 3 ngày nói trên có thể du di sớm hơn hoặc trễ hơn nhưng ít khi nào để lâu quá một tuần. Nay tôi nhận thấy đây là một hành vi độc đoán của người lớn đối với trẻ thơ vì việc quyết định theo đạo hay không là điều hệ trọng cần phải đợi đến lúc con người trưởng thành mới đủ trí óc phán đoán để có thể tự quyết định vận mệnh của mình. Không một ai dù là cha mẹ có thể tự ý quyết định thay mà không đếm xỉa tới sự ưng thuận của đương sự được. Các tôn giáo luôn lớn tiếng kêu gọi tự do tín ngưỡng trong khi hành vi cưỡng bách trẻ thơ chịu phép rửa tội, thực chất là nghi lễ nhập đạo, là một hành vi tước đoạt tự do tín ngưỡng thô bạo nhất. Việc cưỡng bức trẻ thơ chịu các phép bí tích, nhất là bí tích rửa tội nhập đạo, phải được coi là một hành vi áp đặt cái thòng lọng tôn giáo vào cổ những người ngây thơ vô tội. Chúng tôi kêu gọi sự can thiệp của Luật Pháp Quốc Gia để ngăn chận sự vi phạm quyền tự do căn bản (tự do tín ngưỡng) của những con người chưa có khả năng phán đoán và khả năng tự vệ. Luật pháp phải đặc biệt chú ý đến Công Giáo La Mã vì đạo này là một chế độ độc tài ngụy trang tôn giáo (a dictatorship masquering a religion – Joanne Meehl).

Lúc tôi lên 7 tuổi, cha tôi bắt học thuộc lòng phần lớn cuốn Toàn Niên Kinh Nguyện của địa phận Bùi Chu cùng mấy tập thơ lục bát như "Thập Điều Tứ Chung" của Giám mục Hồ Ngọc Cẩn và "Hiếu tự ca" của Cụ Sáu Trần Lục. Tất cả để chuẩn bị tâm tư cho tôi chịu các phép bí tích xưng tội và rước lễ lần đầu. Ngày nay bí tích Giải tội được gọi là "Bí tích Hòa giải". Nhưng vào lúc tôi mới 7 tuổi đầu, tôi với Chúa chưa hề có một xích mích nào với nhau tại sao lại bắt tôi phải hòa giải với Chúa? Mấy năm sau tôi được chịu phép bí tích Thêm Sức do Giám mục địa phận ban cho vì cha tôi muốn tôi được tăng cường thêm đức tin vững vàng để sau này về già tới chết đức tin của tôi vẫn vững như đồng không gì lay chuyển nổi! Vào năm 27 tuổi (1964), tôi chẳng may bị bệnh thương hàn trầm trọng gần chết. Khi thấy bác sĩ Bệnh viện Đô Thành chuẩn bị cho đem tôi xuống nhà xác, có lẽ cha tôi lo cho tôi sắp bị quỉ Satan đến bắt nên đã khẩn thiết mời một linh mục đến nhà thương làm phép Xức Dầu Thánh cho tôi. Cả gia đình khóc thương tôi và chuẩn bị sẵn sàng tiễn tôi về Thiên đàng để tôi được xem thấy mặt Đức Chúa Trời Jehovah sáng láng vui vẻ vô cùng, đồng thời linh hồn tôi sẽ được hợp làm một cùng thánh tổ phụ Abraham và vua thành David. Đối với tôi, tất cả những nhân vật này đều là những kẻ bất lương và tôi không hề muốn gặp họ.

Nhưng sau đó tôi may mắn thoát chết và sức khỏe của tôi dần dần hồi phục nhờ bác sĩ tận tình. Chỉ mấy tháng sau tôi được gọi động viên vào trường Thủ Đức và trở thành Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1969, cha mẹ tôi thu xếp cho tôi được đẹp duyên cùng cô Tê-rê-xa thuộc ca đoàn nhà thờ Huyện Sĩ. Thế là tôi đã có vợ đạo dòng đúng theo ý muốn của cha mẹ tôi. Vợ tôi nguyên là học sinh Trưng-Vương đã từng đóng vai Trưng Nhị cầm kiếm cưỡi ngựa tại Nhà Hát Lớn Sài Gòn trong lễ tưởng niệm Hai Bà năm 1967. Đạo Công Giáo có cả thảy 7 phép bí tích thì tới nay tính ra tôi đã chịu tới 6 phép, chỉ thiếu một phép bí tích duy nhất còn lại là phép Truyền Chức Thánh mà thôi! Mọi người Công Giáo chỉ có thể chịu 6 phép bí tích là mức tối đa tuyệt đối. Mấy ông tu sĩ từ cấp chóp bu là giáo hoàng, qua các cấp đại thần như ông hồng y, giám mục, cấp lưng chừng nửa ông nửa thằng là "đức ông", cho nên cấp manager (quản lý) là linh mục cũng chỉ có thể chịu tới 6 phép là cùng. Các vị này một khi đã lỡ chịu phép Truyền Chức Thánh rồi thì phép bí tích Hôn Phối dù đã được "thánh hóa" cũng trở thành một phép bí tích tội lỗi đối với họ!

Sự đời thật lắm chuyện bất ngờ. Biến cố 30 tháng Tư 1975 đã chấm dứt 10 năm quân ngũ của tôi để mở đầu cho gần 10 năm tù trong các trại cải tạo ở Bắc và Nam Việt Nam. Những năm tù đó là cơ hội hoán chuyển tâm hồn tôi từ một tín đồ Công Giáo thành một kẻ vô thần. Ấn tượng hãi hùng nhất đối với bọn tù chúng tôi là những cơn đói dở sống dở chết triền miên. Cao điểm của sự tàn tạ là vào khoảng các năm 1978-1979 tại trại tù Yên Báy. Bọn tù chúng tôi xếp hàng dọc leo lên núi làm rẫy sáng đi tối về như những bóng ma. Những người Tày ở vùng này thường gọi chúng tôi là "bọn đầu lâu chân tay". Một hôm bọn tôi tình cớ gặp mấy cô gái Tày lên rừng kiếm củi, một người bạn tù chỉ tay vào tôi và nói đùa với mấy cô gái: "Có cô nào muốn lấy thằng này không để tôi gả cho!". Một cô gái vui vẻ trả lời: "Lấy về để nấu cao à?". Thiên Chúa thân thương của tôi bấy lâu đã bỏ tôi và chỉ để lại trong tôi một sự trống vắng hoang tàn tuyệt vọng. Suốt bao nhiêu những ngày tháng ấy tôi không hề đọc kinh cầu xin Chúa ngự trong linh hồn mà chỉ cầu những hạt cơm, hạt ngô, củ khoai hay vài miếng sắn lát ngự trong bao tử lép xẹp khốn khổ của mình! Những thứ vốn tầm thường ấy đã trở thành thiên đàng hiện thực và giá trị nhất của tôi.

Nhưng sau khi ra tù về nhà, tôi lại chìm đắm trong một thế giới tâm linh mới. Người em trai của tôi đã thu thập từ lâu khoảng trên hai chục cuốn sách của Hội Thông-Thiên-Học và trao trọn gói cho tôi đọc. Tôi đã say mê đọc những sách này trong khoảng thời gian từ 1985 đến 1989. Điều làm tôi ngạc nhiên với chính mình là cuối cùng tôi đã không theo Thông Thiên Học vì tôi không thể chấp nhận những điều huyền họăc của Tổng giám mục Anh Giáo Leadbeater là một trong những sáng lập Thông-Thiên-Học. Nhưng chính nhờ Thông-Thiên-học, tôi đã tìm lại được niềm tin mãnh liệt nơi Thượng Đế và đồng thời tôi hết lòng tâm phục Đức Thích Ca. Từ đó Thiên-Nhãn Thượng-Đế ngự trên đầu tôi và Đức Thích Ca ngự trong tim tôi. Trước đó tôi chưa bao giờ vào chùa lạy Phật, không hề thuộc một kinh Phật nào và không hề quen biết một tu sĩ nào của đạo Phật nhưng tôi không cảm thấy xa lạ với Đức Phật. Trái lại, tôi cảm thấy hình như Ngài đã ở sẵn trong tim tôi từ thuở nào! Cả đời tôi chưa bao giờ đến Tây Ninh, chưa bao giờ đọc sách và cũng chưa bao giờ bước chân vào một thánh thất Cao Đài. Nhưng tôi có cảm tưởng niềm tin của tôi rất gần gũi với đạo Cao Đài. Tôi thật sự không hiểu tại sao và không thể giải thích.

Tôi xin nhấn mạnh là tôi chỉ thuật lại trung thực những gì đã xảy đến cho tôi, có sao nói vậy, tôi không hề có ý thuyết phục bất cứ ai về những điều tôi tin. Tôi tuyệt đối không đặt vấn đề tranh luận có hay không có Thương Đế. Tôi cũng không đặt vấn đề chúng ta nên hiểu thế nào về Đức Phật A-Di-Đà. Các vấn đề này hoàn toàn vượt quá sự hiểu biết của tôi và hoàn toàn tùy thuộc vào sự cảm nhận riêng của mỗi người chúng ta.

Từ năm 1989 đến nay, tôi luôn luôn thành khẩn niệm Phật "Nam Mô A-Di-Đà Phật" theo ý nghĩa Thông Thiên Học và tôi đã tìm được niềm an vui trong đời sống tinh thần. Theo Thông Thiên Học thì Đức Thích-Ca Mâu-Ni chỉ dạy chúng ta niệm "Nam Mô Thích-Ca Mâu-Ni Phật". Thông Thiên Học giải thích nguyên ngữ chữ Phạn: "Nam Mô’ là Vinh Danh, Sáng Danh..., "Phật" là Giác Giả tức Tâm linh Giác ngộ, Trí tuệ thông minh hiểu biết vô lượng. "A-Di-Đà" là Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, thiêng liêng vô cùng, vô thủy vô chung. Tất cả mọi người chúng ta đều có Phật tính. Nếu chúng ta ra sức tu tâm thiện hành hướng thượng thì mọi người đều thành Phật cả. Cho nên Đức Thích Ca đã xác nhận rằng Ngài là "Phật đã thành" và mọi chúng sinh đều là những vị "Phật sẽ thành". Mọi chúng sinh đều bình đẳng, chỉ khác nhau ở trình độ tiến hóa về tâm linh mà thôi.

Theo thiển ý của tôi, chân lý không ở đâu xa mà ở trong sự đơn sơ mộc mạc và giản dị nhất. Người ta càng giải thích lời dạy của các giáo chủ một cách phức tạp cao siêu bao nhiêu thì càng làm cho người nghe thêm rối trí và hiểu sai rồi đi lạc lung tung chẳng còn biết đâu mà mò. Cứ theo lời dạy hết sức đơn giản của Đức Phật là hãy khởi đầu với lòng từ bi thật sự, sau đó ta sẽ có tất cả mọi thứ. Ngắn gọn chỉ có vậy thôi, cãi nhau dông dài vô ích! TỪ là lòng ao ước làm cho người khác được an vui, không muốn ai bị ngược đã bất công tàn nhẫn, thấy ai bị đau khổ thì động lòng trắc ẩn xót xa. Lòng yêu người cũng chính là lòng yêu sự công bằng vậy. BI là tình thương rải ra khắp chúng sinh. Phật dạy: Từ Bi là nước tưới cây bồ đề làm cho cây nở ra hoa trái trí huệ. Trí huệ là sự hiểu biết mà ngôn ngữ loài người không thể diễn tả được. Hãy theo con đường Phật dạy khởi đi từ BI sẽ có TRÍ. Sau khi đã có đủ BI và TRÍ rồi thì tự nhiên sẽ có DŨNG, nghĩa là ta sẽ trở thành can đảm phi thường (vô úy). Sự can đảm phát sinh từ lòng thương người sẽ đến với ta một cách tự nhiên mà không cần phải tập luyện gì hết.

Những điều trên đây xin hãy coi như công thức thứ nhất. Công thức thứ hai là Chân Thiện Mỹ. Nghĩa là hãy thiết tha yêu mến sự thật. Hãy vững tin rằng dù cho sự thật bị đàn áp chà đạp tới đâu, cuối cùng Sự Thật cũng ngóc đầu dậy và chiến thắng vinh quang. Đó là luật của Thiên nhiên mà không có một sức mạnh tội ác nào có thể cưỡng lại được. Sự thật là Chân Lý và Chân Lý cao hơn mọi tôn giáo. Nói cách khác, không một tôn giáo nào cao hơn Sự Thật. Lòng thiết tha yêu mến sự thật là cội nguồn của sự Thánh Thiện. Vì vậy phải có Lòng Chân Thật trước hết rồi sau mới có thể có cái tâm thiện lành được. Rõ ràng phải có CHÂN mới có THIỆN và cuối cùng tự nhiên ai cũng thấy đó là sự tốt đẹp vô cùng (MỸ).

Hai công thức đó của Đức Thích Ca quyện chặt vào nhau thành một. Nói cách khác, ta chỉ cần trau dồi lòng từ bi và tha thiết yêu sự thật là ta sẽ có nguồn sáng tâm linh và lòng can đảm để giải quyết tất cả mọi sự trên đời này. Đó chính là Đạo Làm Người (hoặc Đạo Nhân) đã có sẵn trong tâm thức của truyền thống văn hóa Việt Nam. Tâm thức của tổ tiên Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa đã đạt tới tuyệt đỉnh của sự thánh thiện là lòng từ bi vô-vị-lợi, đúng như tự điển Anh Ngữ đã định nghĩa: "SAINT; ABSOLUTLY UNSELFISH". Loại thánh nhân được hiểu theo nghĩa này không cần được Vatican tấn phong và cũng không nên để cho Vatican tấn phong họ vì Vatican không đủ trình độ để vương tới loại thánh này. Vả lại, từ xưa đến nay, Vatican chỉ phong thánh cho những kẻ đã chết từ lâu nên Công Giáo La Mã chỉ có "những thánh của sự chết" chứ không bao giờ có "thánh của sự sống". Công Giáo cũng không có "thánh sống" nhưng lại có quá nhiều "quỉ sống". Các thánh của Vatican cần phải được tra xét lại, nhất là loại thánh được gọi là tử đạo Việt Nam. Đại đa số các "thánh tử đạo" đều là những tên Việt gian, chỉ vì ngu ngốc nên đã làm tay sai cho giặc và chết uổng mạng cho tà đạo khốn nạn nhất trong lịch sử loài người.

Tổ tiên từ ngàn năm xưa đã truyền dạy chúng ta chân lý quý báu về sự thánh thiện bằng những câu tục ngữ đơn sơ: "Thương người như thể thương thân" và dù cho khác nhau về chủng tộc hay văn hóa cũng vẫn thương như thường: "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn". Đó chính là sự thánh thiện không cần tôn giáo của tổ tiên Việt Nam chúng ta. Cái thói "Bụt chùa nhà không thiêng" đã làm cho chúng ta coi thường những lời dạy "bình dân" đó của tổ tiên nên chúng ta đã đánh mất cái kho tàng văn hóa nhân bản mà ngày nay những tim óc vĩ đại của Tây Phương đã nhận ra nó trong Chủ Nghĩa Nhân đạo Thế Tục (Secular Humanism) của họ. Hiến Pháp Hoa Kỳ đã và đang theo đuổi mục tiêu thực hiện chủ nghĩa nhân bản thế tục này. Một trong những tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa nhân đạo thế tục có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với Hiến pháp Hoa Kỳ là tác phẩm "Common Sense" của Thomas Paine, bestselling book năm 1776. Chủ nghĩa Nhân Đạo Thế Tục được khẳng định lại trong Tu Chính Án I năm 1791 và Tu Chính Án XIV năm 1870. Tối cao PhápViện Hoa Kỳ cũng đã có mấy dịp khẳng định tinh thần Hiến Pháp là: Chính phủ tôn trọng các nhân quyền và dân quyền nhưng phải có mục tiêu thế tục hoặc vô-tôn-giáo. (Government policy must have a secular or non-religious purpose – American Government, Politics and Political Culture by William Lyons. West Pub. Co. 1995, p. 110). Đỉnh cao trí tuệ và tâm linh Tây Phương đã gặp gỡ tinh-thần nhân-bản vô-tôn-giáo của văn hóa bình dân cổ đại Việt Nam. Nền văn hóa tổng hợp Đông Tây mang trọn nhân tính này sẽ là ngọn hải đăng dẫn dắt nhân loại đi vào thiên niên kỷ thứ ba. Nền văn hóa này sẽ sản sinh ra những thánh sống phục vụ cho hạnh phúc của nhân loại để mở đầu cho kỷ nguyên của những thánh sống thật. Các thánh đã chết không thể làm những điều ích lợi tích cực cho nhân loại được nữa ngoài các tác dụng của những tấm gương sáng (nếu có) để chúng ta chiêm ngưỡng mà thôi. Dưới ánh sáng dịu dàng của Đức Phật từ bi và với tâm thức thánh thiện của tổ tiên xa xưa còn sót lại, tôi đã rà xét lại niềm tin tôn giáo lâu đời của gia tộc mình. Nhận thức đầu tiên của tôi là: Chánh Đạo phải là đạo thương người và cứu người. Bất cứ một tôn giáo nào bề ngoài tuy có vẻ văn minh hào nhoáng hoặc đội lốt bác ái giả dối nhưng trong thực tế lại là đạo giết người nhiều nhất thì cái đạo đó phải là tà đạo chứ không thể khác được!

Núp sau hình ảnh nhân ái của ít người nổi tiếng như Mother Theresa là cả một dãy núi tội ác sát nhân của giáo hội Công Giáo trong 17 thế kỷ qua. Từ khi bạo chúa La Mã Constantine lập đạo Công Giáo năm 325 tại Nicaea đến nay, Công Giáo đã giết hại trên hai trăm triệu người nên Công Giáo không thể tồn tại như một tôn giáo trên thế giới. Nó phải được coi là một tổ chức tội phạm vô tiền khoáng hậu và phải bị đào thải khỏi nền văn minh nhân bản của loài người. Với lương tâm và lương tri bình thường, chúng ta không thể hình dung được một tôn giáo mà không có đức từ bi. Tôn giáo chiếm giải vô địch giết người như Công Giáo La Mã là tôn giáo không có đức BI thì không thể có TRÍ. Cho nên tín đồ của nó chủ yếu gồm những kẻ thiếu trí tuệ.

Có hai loại người trong hàng ngũ những kẻ thiếu trí là "những kẻ thất học" gồm đại đa số giáo dân và trí xảo quyệt là hàng ngũ tu sĩ lãnh đạo cao cấp. Chính những kẻ xảo quyệt này mới thực sự là đại họa cho nhân loại vì họ là những tên chánh phạm của các loại tội ác của Công Giáo La Mã từ xưa đến nay! Ai có thắc mắc gì về những điều này xin hãy tìm đọc "VATICAN THÚ TỘI VÀ XIN LỖI" của 6 tác giả, 312 trang, Giao Điểm xuất bản năm 2000.

Tôi rất đau buồn nhận ra đạo Công Giáo mà gia tộc tôi đã theo từ năm 1553 tới nay chính là cái tà đạo oan nghiệt đó. Tôi xin cảm tạ Ơn Trên đã soi sáng và giải cứu tôi thoát khỏi ngục tù tư tưởng của tà đạo Ngụy Thiên-Chúa này. Tất cả những gì tôi kể ra đây đều là những gì đã thật sự xảy ra cho tôi, chuyện ra sao thì tôi xin kể lại như vậy mà thôi. Sở dĩ tôi phải nói là được Ơn Trên giải cứu vì hầu như mọi người do một cơ duyên nào đó mà bị vướng vào cái tà đạo ác ôn này thì chẳng khác nào một con thú bị mắc bẩy, rất khó có thể tự vùng vẫy thoát ra. Đúng như giáo sư Trần Chung Ngọc đã viết trong tạp chí Giao Điểm số 38 Mùa Thu năm 2000 (trang 12): "Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, con người một khi cho chân vào cái rọ Gia Tô rồi thì khó rút ra lắm, vì chính sách nhồi sọ của Gia Tô Giáo rất tinh vi với đầy đủ phương tiện".

Đó chẳng phải là tình trạng khó khăn của thân phận giáo dân ở các nước kém mở mang như Việt nam mà ngay những giáo dân Công Giáo tại nước Mỹ nổi tiếng tự do và văn minh nhất thế giới này cũng phải công nhận là Đạo Công Giáo có một "cái tròng tâm lý" đặc biệt mà nữ học giả Joanne H. Meehl gọi là "cái thòng lọng Công Giáo" (the Catholic Loop). Trong tác phẩm "Người Công Giáo tỉnh ngộ" (The Recovering Catholic, 300 trang, Promethus Books USA 1995). Tác giả cho biết hiện nay có rất nhiều tín đồ Công Giáo Mỹ bị khủng hoảng đức tin trầm trọng nhưng vẫn không thoát ra khỏi "cái thòng lọng Công Giáo" đó!. Tôi xin trích dẫn một số ý kiến tiêu biểu trong cuốn sách độc đáo này để chúng ta biết sơ qua về trình độ thức tỉnh tâm linh của những người trí thức Công Giáo Mỹ hiện nay ra sao:

- Công Giáo thực chất là một chế độ độc tài tự xưng là một tôn giáo (Catholicism is a dictatorship claiming to be a religion). Thiên-Chúa Ki-tô-giáo là một gã đàn ông toàn năng (Christian God is the Male Almighty). Mỗi khi nói tới Thiên Chúa, người ta luôn luôn sử dụng các từ ngữ thuộc giống đực (gramatically masculin as He, His, Father, Son). Đối với phụ nữ Công Giáo Mỹ thì quyền lực của giới tu sĩ đàn ông chứ không phải quyền lực của Chúa vẫn luôn luôn tồn tại. Thiên Chúa chỉ là tấm màn che cho sự thống trị của đàn ông (The power of man, not God, still exists. God is merely a backdrop to man’s ruling). Hồi Giáo và Công Giáo đã "thánh chiến" với nhau trong nhiều thế kỷ làm chết mấy chục triệu sinh mạng và ngày nay họ vẫn đang giết nhau ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng họ lại hết sức đoàn kết với nhau trong chủ nghĩa thù ghét phụ nữ (They united in their misogyny). Cả hai tôn giáo này tuyệt đối không cho phụ nữ giữ các chức vụ tư tế (priests). Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, họ lớn tiếng chống phá thai mà họ gọi là đấu tranh cho quyền sống, thực chất là họ đấu tranh cho sự sống còn của tôn giáo họ (Struggle for the right to life is actually a struggle for the survival of their religions). Thiên-Chúa-Đực-Rựa của họ còn lắm điều hơn đàn bà (Their Male Almighty is more talkative than women) các lời bậy bạ của họ đều được gán cho là lời của Chúa (words of God). Tác giả dành 4 trang kêu gọi những người Công Giáo Mỹ bỏ đạo. Theo tác giả, bỏ đạo là từ chối làm kiếp con bò - Refusing to be a cow – from p.116 to p.119).

- Ngoài những ý kiến của tác giả còn nhiều ý kiến táo bạo của nhiều tín đồ Công Giáo khác do tác giả phỏng vấn. Chẳng hạn cô Victoria phát biểu: Cái điều làm cho cô tức giận nhất là cái ý nghĩ bệnh hoạn cho rằng Jesus chết cho tội lỗi của cô và của mọi người. Cô nói "Bởi vì tôi và mọi người tôi biết đều không làm cái điều bệnh hoạn chứng minh cho cái việc tồi tệ của gã đàn ông bị đóng đinh trên thập ác và chảy máu đến chết đó. Nếu hắn cảm thấy cần phải chết vì tôi thì, xin lỗi, đó là do tự ý hắn muốn vác lấy gánh nặng một cách sai lầm kinh khủng. Tôi không thèm làm một việc tồi tệ đến như vậy". (Victoria says the thing that makes her the angriest is "the sick idea that Jesus died for my sins or anyone'’sins. Because neither I nor anyone I know has done anything that bad that justifies this sick thing of this man being nailed to a cross and bleeding to death. If he feels he has to do that for me, I’m sorry, that’s a terribly misplace burden. I didn’t do anything that bad!", p.131).

- Cô Linda ở Texas viết gởi cho tác giả một bài tựa đề "Công ty Công Giáo La Mã" với nội dung "Công Giáo La Mã là tôn giáo hay tiệm buôn? Cái thật sự làm tôi băng khoăn là tài sản kếch sù của giáo hội. Họ có quá nhiều vàng và liên hệ mật thiết với Mafia. Họ dạy người ta về đức nghèo khó trong khi họ có trụ sở ở thị trường chứng khoán New York. Họ dạy lòng yêu thương nhưng lại rất khinh bỉ những người ngoài Công Giáo. Họ dạy sự bình đẳng nhưng coi phụ nữ như đất cát. Tôi hết chịu đựng nỗi sự đạo đức giả của họ. Giáo hội đầy dẫy những thứ đó. Hãy nhìn về nước Tây Ban Nha mà xem, giáo hội giàu có được vây quanh bởi những kẻ nghèo đói. Tục ngữ xưa có câu "Giàu nứt đố đổ vách như giáo hoàng". (Hypocrisy – is Roman Catholicism a religion or a business? Linda of Texas refers to it as "Roman Catholicism, Inc.,"... What really annoys me is the church’s vast wealth. They own too much gold... its Mafia connections.. They preach poverty while they have a seat on the New York Stock Exchange. They preach love but they look down upon anyone that’s not Catholic. They preach equality but treat woman like dirt. I can’t stand hypocrisy, the church is full of it! Look at Spain, where the richness of the church is surrounded by the poverty... In the old country people saying "he’s as rich as the popes", p.132-133).

Còn nhiều điều khác rất hấp dẫn táo bạo nhưng rất tiếc là khuôn khổ bài viết này không đủ sức chứa. Mong quý vị độc giả sẽ tìm đọc lấy. Ở đây tôi chỉ xin đề cập đến Cái Thòng Lọng Công Giáo (The Catholic Loop) mà thôi.

Theo kinh nghiệm bản thân, tôi nhận thấy "cái thòng lọng Công Giáo" này đã được hình thành chủ yếu do sự đọc kinh hằng ngày từ nhỏ tới lớn khiến cho những tín điều dù vô lý đến mấy rồi cũng trở trành chân lý do sự lập đi lập lại nhiều lần và do sự tự kỷ ám thị. Qua những lời kinh cầu nguyện hằng ngày, những tín điều nhảm nhí ngớ ngẩn dần dần thấm sâu vào cõi vô thức khiến con người chấp nhận chúng như hiện tượng "phản xạ có điều kiện" trong khoa học tâm lý và hậu quả là người ta không còn muốn đem lý trí ra để kiểm chứng nữa!. Ngoài cái tâm lý đó ra còn có một yếu tố khác rất nặng nề, nó chính là sợi dây vô hình ràng buộc con người với tôn giáo chặt chẽ không thể tưởng được! Đó là tình cảm gia đình và gia tộc gắn bó trong niềm tin Công Giáo. Phải là những người đạo gốc lâu đời mới có thể cảm thông được điều này. Cụ thể là trường hợp cha mẹ tôi. Tôi biết cha mẹ tôi hết lòng yêu thương tôi và sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho tôi, nhưng nếu bị đặt vào trường hợp bắt buộc phải chọn lựa một là tôi phải chết hai là tôi phải bỏ đạo thì dứt khoát cha mẹ tôi muốn tôi chết chứ không muốn tôi "bỏ đạo". Xin hãy khoan nói tới chuyện "dám chống đạo", người Công Giáo thường gọi là "dám phản nghịch cùng Chúa", là điều kinh thiên động địa vượt ngoài sức tưởng tượng của cha mẹ tôi.

Đến khi lớn lên có gia đình riêng, vợ con tôi đối xử với tôi cũng y hệt như vậy. Ở nước Mỹ này ai cũng có quyền tự do tư tưởng là một quyền hiến định đàng hoàng, vậy mà tôi không hề có cái quyền này ở ngay trong gia đình mình! Thật là một điều trái khuấy kỳ quặc! Vào tháng tư năm 1996, nhân dịp đọc bài "Rethinking of the Resurrection of Christ" đăng trên tờ Newsweek, tôi lén vợ con lược dịch thành bài "Suy nghĩ lại về sự phục sinh của Chúa Ki-tô" và gửi đăng trên tuần san ĐẸP (số 239 ngày 13.4.1996). Vì không muốn ký tên thật, tôi chẳng cần suy nghĩ và chỉ trong một giây đồng hồ tôi đã chọn xong cho mình một "bút hiệu" là Charlie Nguyễn. Sau vụ này, mọi chuyện êm ru!. Đến tháng 8.1996, tôi đến thư viện mượn mấy cuốn sách về nhà đọc chơi, trong số đó có cuốn "The Jesus Conspiracy" (âm mưu của Jesus) của hai tác giả Đức nhưng đều tốt nghiệp Đại học Mỹ là Holger Kersten và Elma R. Gruber. Không ngờ các tác giả viết sách quá hay khiến tôi cầm lòng không được nên đã táy máy tóm dịch thành bài "Tấm Vải Liệm Xác Chúa" và gửi đăng trên tuần san ĐẸP số 251 ngày 6.7.1996. Ông bà chủ báo vốn chẳng quen biết gì với tôi nhưng thấy bài viết trước đây của tôi đã được đăng báo không gây chuyện rắc rối gì nên hai vị này đã thản nhiên cho đăng tiếp.

Không ngờ bài viết lần này đã gây một sự phẫn nộ lớn trong giới người Việt Công Giáo ở Houston. "Bản Tin Mục Vụ" phát tại các nhà thờ và mấy tờ báo thân Công Giáo ở Houston viết bài chửi tôi thậm tệ với nội dung hàm chứa một sự hăm dọa. Giáo dân cuồng tín ở mấy xứ đạo tại Houston hăm đánh ông bà chủ nhiệm chủ bút báo Đẹp, hô hào các thương gia Công Giáo rút lui không đăng quảng cáo trên báo và chúng còn hăm đốt tòa báo Đẹp nữa, làm cho ông bà chủ báo mất ăn mất ngủ mấy tuần lễ liền khiến cho hai vị này hốc hác trông rất thảm não. Tôi không thể tưởng tượng nỗi là một bài viết cỏn con của tôi đã làm cho những kẻ cuồng tín này phẩn nộ tức tối đến như vậy!. Bài viết chỉ có mấy trang báo tóm dịch từ một cuốn sách dầy 337 trang, đã được chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Đức ra 9 thứ tiếng khác từ năm 1994. Riêng bản Anh ngữ được tái bản và phát hành đồng loạt tại Mỹ, Anh và Úc tổng cộng lên tới cả triệu bản. Tòa thánh La Mã và toàn thế giới Công Giáo, trong đó có 53 triệu tín đồ Công Giáo Mỹ là nước chủ nhà, đã đọc nó nguyên con từ lâu mà chẳng có một phản ứng nào. Vậy mà cái dúm người Việt Công Giáo ở Houston này làm rùm beng để chống lại cái bài tóm dịch quèn của tôi và đòi đốt tờ báo Đẹp để làm gì? Phải chăng họ đã quá mù quáng nên đã có những hành động thật đáng xấu hổ. Sự phẩn nộ điên khùng của họ chỉ làm cho người Mỹ và các dân tộc khác thấy rõ được cái trình độ thấp kém cùng cực của họ vì họ chẳng hề hay biết gì về những biến chuyển lớn lao trong tư duy của nhân loại ngày nay về tôn giáo nói chung và về Công Giáo nói riêng!. Những kẻ tự xưng là "các chiến sĩ bảo vệ đức tin" mặc dầu đã may mắn sống trên đất Mỹ hơn hai chục năm qua mà đến nay họ vẫn cứ tưởng như đang sống ở Hố Nai, Xóm Mới hay Ngã Ba Ông Tạ thời Ngô tổng thống trước 1963 hoặc thời Hoàng Quỳnh làm loạn ở Saigon trong các năm 65-66!

Trước đây tôi thực sự chưa hiểu được hết giá trị của cuộc Cách Mạng 1.11.1963 lật đổ chế độ của bạo quyền Công Giáo Ngô Đình Diệm. Nhưng nay nhờ chuyện này mà tôi mới nhận thức ra cái tà đạo ác ôn Công Giáo La Mã là một đại họa ghê gớm của dân tộc Việt Nam. Xin cám ơn vô cùng cuộc Cách Mạng 1.11.1963!. Đó là cuộc Cách Mạng đã giải cứu đất nước thoát khỏi nạn nguy hiểm tôn giáo, trong đó nạn độc tài Công Giáo phải được kể là nguy hiểm trên hết mọi thứ độc tài! Tôi oán giận tiền nhân của chúng ta ngày xưa đã đánh mất những cơ hội lịch sử để loại trừ cái tà đạo này ngay trong thời kỳ trứng nước của nó. Tổ tiên chúng ta đã mắc sai lầm lớn là để cho nó tồn tại và không ngừng phát triển tới ngày nay trên đất nước chúng ta. Nó đã nín thở qua sông trong những giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, qua triều Tây Sơn Cảnh Thịnh, qua các triều đại nhà Nguyễn và thời kỳ Bình Tây Sát Tả của Văn Thân để rồi ngóc đầu dậy như diều gặp gió dưới thời Pháp thuộc và suýt trở thành quốc giáo tại Miền Nam Việt Nam dưới thời của mấy anh em Việt gian họ Ngô gốc gác Công Giáo cuồng tín Quảng Bình!.

Biến cố 30 tháng Tư 1975 là một cơ hội bằng vàng cho một số rất đông những người Công Giáo ồ ạt chạy ra nước ngoài làm giàu. Hơn hai chục năm qua họ đã gửi về Việt Nam những khoản tiền khổng lồ giúp các cha cố trong nước xây dựng nhà thờ và bành trướng thế lực. Nhiều Việt kiều về thăm quê hương sau 25 năm xa cách đã phải sửng sốt ngạc nhiên trước những khu nhà thờ và nhà xứ nguy nga đồ sộ mới được xây cất sau năm 1975. Giáo dân tấp nập lụa là tha thướt ra vô các thánh đường với các ca đoàn, hội đoàn và đủ hình thức sinh hoạt giáo xứ tưng bừng hoa lá. Các cha cố mặc com-lê đúng mốt tay xách Samsonite nườm nượp rủ nhau đi Âu Châu và Bắc Mỹ chủ yếu nhằm hoạt động kiếm tiền chứ chẳng có ai lo việc đạo đức hay nhân đạo thực sự. Cố đạo giàu thì cán bộ tham nhũng cũng giàu theo, đúng là "tốt đạo đẹp trời" chứ có mất mát gì đâu. Chỉ có đám giáo dân cùng đinh thì trước sau vẫn giữ vững cái khố như tượng Chúa trên thập giá mà thôi. Tượng Chúa là vật vô tri vô giác thì có cái khố hay không chẳng sao, nhưng đám giáo dân nghèo không còn cái khố để mặc, không còn hạt cơm để ăn trong khi cha cố buôn thần bán thánh trở nên giàu có huênh hoang phè phỡn thì thật là một vấn đề xã hội nghiêm trọng! Trong khi đó thì chính quyền vẫn bị buộc tội là đàn áp tôn giáo nhưng sao từ 1975 đến nay chưa thấy xuất hiện một thánh tử đạo nào? Ngược lại, Công Giáo vẫn phát triển trăm hoa đua nở hơn cả thời Diệm ở Nam Việt Nam. Sự việc này đã được chính nhà văn Linh Mục Công Giáo xác nhận.

Trong bài "Nghĩ Về Lễ Hội La-Vang" đăng trên tuầ讠báo Ngày Nay ở Miền Đông Hoa Kỳ ngày 12 tháng 8 năm 1999, Linh Mục Trần Quý Thiện đã viết: "Với nhận định vô tư thẳng thắn, người ta có thể nói mà không sợ sai lầm rằng: từ ngày chủ thuyết Cộng Sản xuất hiện trên đất nước Việt Nam năm 1930, một tôn giáo được đảng này đặc biệt chiếu cố và tìm mọi cách tinh vi khoa học để triệt hạ là đạo Công Giáo. Nhưng tại sao lãnh tụ của họ đã chết mà Công Giáo vẫn tồn tại và phát triển hơn trước?! Năm 1969, khi Hồ Chí Minh chết, số giáo dân chỉ trên hai triệu thì nay đã trên bảy triệu. Trãi qua một quá trình bị bách hại dã man trong 69 năm (1930-1999) tại sao các thông tín viên ngoại quốc lại viết: "Lễ hội La-vang là một cuộc biểu dương niềm tin lớn lao nhất tại Việt Nam kể từ sau ngày Cộng Sản xâm chiếm miền Nam".

Thực tế hiển nhiên là số giáo dân đã tăng gấp ba lần sau 30 năm sống dưới chế độ Cộng Sản. Điều đó không có nghĩa là Cộng Sản vì thương yêu nên lo vỗ béo cho Công Giáo. Vậy lý do nào đã khiến cho Công Giáo chẳng những không bị diệt mà còn mau lớn hơn cả Phù Đổng như vậy? Chúng ta có thể giải thích hiện tuợng này với nhận định sau đây: Trước hết Cộng sản không thể tiêu diệt Công Giáo bằng bạo lực trong hoàn cảnh thế giới hiện nay. Bản chất Công Giáo là bóng tối nên nó chỉ có thể bị tiêu diệt bằng ánh sáng giáo dục và ánh sáng tự do dân chủ thực sự với các quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng như ở Hoa Kỳ chẳng hạn. Trong khi đó sau nhiều chục năm cầm súng, ít cầm bút, nên trình độ của các cán bộ Cộng Sản "đặc trách tôn giáo vụ" còn thấp nên họ không có đủ khả năng tiêu diệt Công Giáo bằng giáo dục. Cộng Sản có cùng bản chất độc tài giống như Công Giáo và cả hai đều là những đặc sản của nền văn hóa du mục Tây phương, do đó Công sản đã không dám dùng cái thứ vũ khí hữu hiệu nhưng nguy hiểm là tự do dân chủ thật sự vì điều đó có nghĩa là "cả hai ta cùng chết"! Đó là lý do chính yếu khiến Công Giáo vẫn tồn tại dưới chế độ Cộng Sản. Trong thực tế cả hai đã dựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển!

Nữ học giả Joanne Meehl thật hữu lý khi bà viết: "Công Giáo chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bởi sự giáo dục và đời sống kinh tế khá giả". (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being – Sách đã dẫn, trang 288). Sự phát triển vượt bực của Công Giáo La Mã dưới chính quyền Việt Nam trong 30 năm qua đã phản chiếu cho ta thấy cái thực trạng của nền kinh tế và giáo dục ở Việt Nam. Đạo Công Giáo luôn luôn cất bước song hành với sự nghèo đói ngu dốt và tội ác cùng những tệ đoan xã hội khác nhau. Vậy con số giáo dân Công Giáo gia tăng trong chế độ Cộng Sản không phải là một dấu hiệu của sự hãnh diện mà là một hồi còi báo động về mức suy đồi nghiêm trọng của nền giáo dục, kinh tế và tham nhũng.

Một chuyện ngược đời nữa là tên đường Alexandre de Rhodes ở Saigon đã bị chính quyền Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hòa dẹp bỏ sau Cách Mạng 11.11.1963 để thay bằng tên của ông tổ chữ Nôm là Hàn Thuyên, thì nay chính quyền Việt Nam lại phục hồi tên Alexandre de Rhodes trở lại để vinh danh tên cố đạo gián điệp cướp nước này. Đây chẳng những là một quyết định sai lầm nghiêm trọng về văn hóa và lịch sử mà còn là một hành vi làm nhục quốc thể của chính quyền. Chúng tôi phản đối về việc làm hoàn toàn sai trái và nhục quốc thể này!. Trong bài viết ngắn ngủi của tôi mang tựa đề "Thánh Phanxicô Xaviê, cố đạo Đắc Lộ và chữ quốc ngữ" (đăng trong cuốn Alexandre de Rhodes và Chữ Quốc Ngữ, Giao Điểm xuất bản 1998, trang 160-166) tôi đã trình bày quan điểm như sau:

"Vấn đề chữ quốc ngữ, tôi thiết tưởng chúng ta không cần phải biểu lộ lòng biết ơn đối với bọn cố đạo vì bọn chúng không hề tri tình làm ơn cho dân tộc ta. Bọn chúng phát minh ra chữ quốc ngữ chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là tạo ra một phương tiện truyền đạo để gieo rắc biết bao tai ương cho đất nước ta mà thôi. Bọn cố đạo thừa sai là những kẻ địch của tổ quốc Việt Nam. Xin hãy coi chữ quốc ngữ là CHIẾN LỢI PHẨM do chúng ta tịch thu được từ tay địch. Chúng ta không cần phải quay đầu lại phía đồn địch để cám ơn đã cho chúng ta những chiến lợi phẩm đó! Chúng ta cần phải dùng vũ khí tịch thu được của địch để trừng trị bọn địch và bè lũ tay sai của chúng là thành phần Việt gian đã tự biến mình thành những kẻ lạ trên quê hương mình... Chúng ta phải bắt chúng quì xuống tạ tội hỗn láo với tổ tiên, với Đức Phật và với hồn thiêng Tổ quốc. Chúng ta sẵn sàng tha thứ nếu chúng tỏ ra biết ăn năn hối cải. Nếu chúng vẫn tiếp tục ngoan cố láo xược, nhất định chúng ta không tha. Tội ác của bọn bán nước và cướp nước hãy còn nguyên đó!" Tôi xin chú thích thêm ở đây là khi viết những dòng chữ này tôi không có ý ám chỉ việc sử dụng vũ khí đạn dược để bắn giết đồng bào mình. Tôi chỉ tha thiết kêu gọi việc sử dụng chữ quốc ngữ như một chiến-lợi-phẩm văn hóa làm vũ khí tiêu diệt tệ nạn mê tín mà thôi – Charlie Nguyễn).

Trong tháng 9.1996, do một sự tình cờ, vợ con tôi phát giác tôi là Charlie Nguyễn, lập tức vợ con tôi lục soát khắp nhà tịch thu mọi thứ tài liệu sách báo và bản thảo viết tay của tôi cho vào bao bố đem vứt ở nơi nào đó thật xa để tôi không thể thu hồi lại được. Bình thường, bà xã tôi rất di﵍ hiền dễ thương nên tôi thường đùa gọi vợ là "Nữ Thánh hiền thê Tê-rê-xa của anh"! Nhưng khi thấy tôi dám xăm mình chống lại tôn giáo của nàng (và cũng là tôn giáo của tôi thời tấm bé) thì nàng bỗng nhiên biến thành một nữ hiệp của Tòa Thánh!. Nàng chỉ huy đám con giống như một lực lượng cảnh sát mở cuộc hành quân truy lùng tài liệu Việt cộng ở Saigon hồi tết Mậu Thân! Để tránh cho gia đình khỏi lâm vào tình trạng tan vỡ, tôi đành phải nhượng bộ bằng cách tuyên thệ trước bàn thờ Chúa là từ nay con không dám tái phạm nữa! Sau đó tôi ngoan ngoãn cùng đi lễ với gia đình vào các ngày Chủ nhật để tỏ ra là đã "thành tâm ăn năn hối cải" . Nhờ đó gia đình tôi đã tạm thời qua cơn sóng gió và trở lại tình trạng yên ổn bình thường. Đây đúng là một hình thức hòa bình theo kiểu La Mã – Pax Romana! Nhưng thứ hòa bình này không thể bền lâu, vì như Eistein đã nói: "Peace cannot be kept by force. It can only be achieved by understanding": Hòa bình không thể được duy trì bằng sự ép buộc. Nó chỉ có thể được thực hiện bằng sự hiểu biết lẫn nhau.

Đầu năm 1998, tại Houston bỗng nổ ra một cuộc bút chiến sôi nổi giữa một bên là báo Con Ong Texas do "một số nhà thần học tân tòng" chủ trương và bên kia là Đông Dương Thới Báo do "bổn đạo giác ngộ" Giuse Phạm Hữu Tạo chủ trương. Thoạt đầu tôi chỉ theo dõi cuộc bút chiến như một kẻ bàng quan vì thật sự tôi cũng chẳng muốn dây dưa vào cái chuyện mệt xác này. Vả lại cái chuyện cải nhau về tôn giáo xưa nay và có lẽ muôn năm vẫn luôn luôn là phức tạp nhức đầu vô cùng tận, chẳng những không ăn cái giải gì mà còn gây thêm liên lụy làm khổ vợ con. Nhưng sau đó vì thấy những bài viết của những người bênh vực Công Giáo đăng trên Con Ong Texas quá sai lầm và lố bịch khiến tôi chịu đựng hết nổi. Do đó, tôi viết bài "Tâm thư của một người Công Giáo tỉnh ngộ sau nhiều năm khủng hoảng đức tin". Vì lúc đó cái "bút hiệu" Charlie Nguyễn đã bị lộ nên lần này tôi phải chọn một "bút hiệu" khác là Nguyễn Chấn rồi gửi bài cho Đông Dương Thời Báo và vài nơi khác ngày 28.2.1998. Sau đó, đúng ngày 9 tháng 3 năm 98, không biết vợ tôi kiếm đâu ra tờ Đông Dương Thời Báo có mục nhắn tin: "Ông Nguyễn Chấn, chúng tôi đã nhận được bài viết của ông...". Vợ tôi mang về nhà làm toáng lên. Mấy mẹ con xúm vào tra vấn tôi đủ điều khiến cho gia đình tôi u ám thê thảm như có đám tang. Vợ tôi trở thành một thứ phán quan Spanish Inquisition, chỉ còn thiếu dàn hỏa mà thôi!

Cuối cùng tôi phải chọn lựa: một là chấm dứt viết bài chống tà đạo, hai là phải xách khăn gói quả mướp ra đi. Tôi dứt khoát chọn giải pháp thứ hai để bảo vệ cái quyền tự do phát biểu tư tưởng của mình đến cùng. Ngay tối hôm đó, tôi bỏ nhà đi với một cái túi nhỏ đựng ít đồ cần thiết và ngủ đêm tại gầm cầu Freeway 59 Houston cùng với mấy bác da đen homeless bởi vì lúc đó tôi không có một xu dính túi. Đây là một kỷ niệm nhớ đời của tôi! Từ đó, tôi sống một mình như cánh chim tự do, nay đây mai đó bất định tại mấy thành phố miền Đông Bắc Hoa Kỳ! Tôi làm việc vừa đủ kiếm sống qua ngày để có nhiều thì giờ rảnh rang dành cho việc nghiên cứu các vấn đề tâm linh mà tôi luôn luôn cảm thấy thiếu thốn như một kẻ bộ hành khát nước trong sa mạc. Tôi kể lại những chuyện riêng tư này để quý độc giả có thể hình dung phần nào về "cái thòng lọng Công Giáo". Nếu tôi không kể những mẫu chuyện thật này, tôi tin rằng quí độc giả ngoại giáo khó có thể tưởng tượng được cái tròng mắc vào cổ người Công Giáo (mà bà Joanne Meehl gọi là The Catholic Loop) nó ra "nàm thao" và nạn nhân của nó khổ sở như "xế lào"!.

Trong những lúc bình tâm ôn lại quá khứ, tôi nhận thấy các sách kinh nguyện mà tôi đã thuộc lòng từ nhỏ là những kho chứa đầy chất độc tinh thần, rất nguy hiểm cho vận mệnh dân tộc và tương lai đất nước. Với nhận thức đó, tôi không thể vì mối tình cảm riêng của mình đối với mọi người trong gia tộc và các bạn thân thiết của tôi hiện nay đang là những tín đồ Công Giáo thuần thành, nhất là trong số đó có trên mười bạn là linh mục ở rải rác khắp nơi. Đối với các bạn, tôi vẫn luôn là một người bạn như những năm tuổi thơ đầy kỷ niệm thân yêu của chúng ta. Tôi hết lòng trân trọng tình bạn chân tình mà các bạn đã dành cho tôi bấy lâu và tôi thật tình không muốn làm những mối tình thiêng liêng này bị sứt mẻ. Nhưng xin mọi người thân, kể cả vợ con cùng các anh chị em ruột thịt và các bạn của tôi vui lòng tha thứ cho tôi để giải tỏa những nỗi ám ảnh không nguôi đã đè nặng trên lương tâm tôi trong suốt 50 năm qua. Sau cùng và quan trọng hơn hết là tôi xin thành khẩn hướng về linh hồn cha tôi để tạ ơn sinh thành dưỡng dục và tình yêu thương vô bờ bến mà cha tôi đã dành cho tôi trong cuộc đời. Tôi van vái linh hồn cha tôi tha tội cho tôi vì tôi đã viết ra những điều bí mật trong quá khứ của cha tôi. Cha ơi, con chỉ hành động theo tiếng gọi không thể cưỡng lại của lương tâm mà thôi! Cha ơi, con xin vập đầu lạy Cha, lúc nầy con yêu thương Cha hơn bao giờ hết.

Tôi cũng không vì lo sợ cho sự an toàn cá nhân mà im lặng làm ngơ. Tuổi đời tôi nay đã 64 rồi, tôi xin dâng hiến tất cả những gì còn lại của riêng tôi cho Đạo Làm Người với tất cả tấm lòng thành khẩn. Với những tâm tư ấy, tôi xin cố gắng nêu lên một số vấn đề liên quan đến các sách kinh nguyện Công Giáo với ước mong sẽ được sự góp ý xây dựng của bậc thức giả ở hải ngoại cũng như ở trong nước, nhằm mục đích góp phần bảo tồn sinh mệnh dân tộc, chấn hưng văn hoá nước nhà và hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé nào đó vào cuộc cách mạng tâm linh đang diễn ra trên thế giới hiện nay. Đây hoàn toàn là một hành vi tự phát đơn độc của một người Công Giáo đã đau khổ nhiều với những trăn trở của lương tri và chỉ vì yêu quê nhớ nguồn mà thẳng thắn nói lên ý kiến của mình trên lập trường dân tộc bình thường mà thôi. Tôi biết những bài viết của tôi trong mục đích này có thể gây khó chịu cho những người cuồng tín, nhưng xét cho cùng thì tôi cũng chỉ là người có nhiệt tâm hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo hoàng John Paul II. Từ khi lên ngôi năm 1978 đến nay, Giáo hoàng John Paul II đã hàng trăm lần kêu gọi mọi tín đồ Công Giáo phải xét lại vấn đề lương tâm của giáo hội (The Church’s examination of conscience). Toàn bộ nội dung những bài viết của tôi không đi ra ngoài mục đích trong tư cách là tín đồ Công Giáo. Nếu suy nghĩ như vậy, tôi tin rằng quý vị khó có thể có lý do chính đáng để kết án tôi về một tội nào được.

Hầu hết các giáo hội Công Giáo Âu Mỹ hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo hoàng Jean Paul II đã lên tiếng thú nhận tội lỗi của giáo hội và khẩn xin sự tha thứ của loài người. Chỉ riêng giáo hội Công Giáo Việt nam, dưới sự lãnh đạo của HĐGM do Hồng y Phạm Đình Tụng cầm đầu, cho đến nay vẫn cứ im hơi lặng tiếng và vẫn cố tình giả điếc như chẳng có chuyện gì xảy ra! Thái độ ngoan cố của Công Giáo Việt Nam nói chung và của HĐGM Việt Nam nói riêng là không thể chấp nhận được. Theo công tâm mà xét, chỉ những kẻ phạm tội biết tỏ ra có thành tâm hối hận mới đáng được tha thứ. Trái lại, Giáo hội Công Giáo Việt Nam là một tập thể tội phạm đối với dân tộc, nếu không sớm tỉnh thức ăn năn hối hận và xin sự tha thứ mà vẫn cứ tiếp tục thản nhiên như hiện nay thì nhất định sẽ bị toàn dân Việt Nam trừng trị đích đáng vì chính thái độ trân tráo của họ đã làm cho họ không đáng được tha thứ!

Không phải đến bây giờ mọi người mới nhận ra cái bản chất xấu xa gớm ghiếc của đạo Công Giáo mà khắp thế giới đã có biết bao phong trào và danh nhân của nhân lọai đã phải lên tiếng gay gắt kết án nó từ lâu. Chỉ riêng tại Việt Nam, các cụ ngày xưa đã gọi Công Giáo là Hoa Lang Tả đạo. Cuối thể kỷ 19, cụ đồ ái quốc Nguyễn Đình Chiểu gọi Công Giáo là Tà đạo, đầu thế kỷ 20, nhà cách mạng Phan Bội Châu gọi nó là Đạo Chích. Tại hải ngoại, nhân sĩ Công Giáo tỉnh ngộ là BS Nguyễn Văn Thọ nói là Đạo Dối, nhà nghiên cứu văn hóa chính trị Lê Trọng Văn gọi nó là Đạo Bịp. Mới đây nhất, ứng cử viên tổng thống Mỹ George W. Bush trong cuộc vận động bầu cử tại trường Đại học South Carolina ngày 2.2.2000 đã gọi giáo hội Công Giáo là Giáo hội của Satan. Có một điều đáng ngạc nhiên là nếu chúng ta đọc kỹ Thánh Kinh Tân Ước sẽ nhận thấy chính Jesus cũng gọi Phê-rô, kẻ đứng đầu giáo hội Công Giáo là Satan. Phúc âm của Matthew [Thánh Kinh Tân Ước cuốn Mathiơ, chương 16, đoạn 23.]

(16:23) có chép lời của Jesus như sau: "Nhưng Ngài quay mặt lại mà phán cùng Phê-rô rằng: Hỡi Satan, hãy lui ra đằng sau ngươi, người xúc phạm ta" (But He turned and said unto Peter: Get thee behind me, Satan, thou art an offence unto me). Theo nguyên ngữ Hebrew thì Satan có nghĩa là Vật Chất. Phê-rô là Đá. Đá và Vật Chất là một. Giáo hội Công Giáo của Phêrô quả thật là giáo hội của Satan vì nó chỉ lo vơ vét tiền của vật chất và chiếm đọat quyền lực khuynh đảo thế gian. Cho nên trong gần hai ngàn năm qua, nó đã lao mình vào con đường tội lỗi chống loài người và chống cả Thiên Chúa!

Từ ngày tên bạo chúa La Mã Constantine biến nó thành tôn giáo chính thức của đế quốc vào năm 325 đến nay, nó đã giết hại trên 200 triệu người, trong số đó có 3 triệu người trong hàng ngũ Thập tự quân đã chết uổng mạng để giải cứu ngôi mộ của Jesus khỏi tay quân Hồi Giáo, trên 10 triệu người chống đạo bị đưa lên giàn hỏa và 14 triệu nạn nhân trong các cuộc thánh chiến do Vatican phát động nhằm tiêu diệt các giáo phái Kit-tô khác (Deception and Myths of the Bible by Lloyd M. Graham, p.463). Nhưng có lẽ tội ác lớn hơn mọi tội lỗi kể trên là Công Giáo La Mã đã phá hủy gần như hoàn toàn nền văn minh nhân bản của Hy Lạp khiến cho đà tiến hóa của nhân loại đã bị khựng lại trên một ngàn năm! Các bộ óc vĩ đại của Hy Lạp như Pythagoras vào thế kỷ 16 TCN đã dạy học trò là trái đất tròn và xoay chung quanh mặt trời. Vào thế kỷ 3 TCN. Aristarchus đã đưa ra lý thuyết về thái dương hệ tương tự như lý thuyết của Copernicus (thế kỷ 6). Cũng trong thời gian đó, Eratosthene đã đo được chu vi trái đất. Đến thế kỷ thứ 2 TCN, Hippachus đã phát minh ra cách vẽ địa cầu theo kinh tuyến và vĩ tuyến! (sách dẫn chiếu trang 448).

Để thay thế cho ngọn đuốc Hy Lạp thắp sáng trí tuệ, Công Giáo La Mã đã bao trùm lên toàn thể nhân loại bóng tối triền miên qua nhiều thế kỷ bằng cách không ngừng bành trướng thế lực và truyền bá nền văn hóa du mục máu lửa bắt nguồn từ Babylon-Israel để gieo rắc không biết bao nhiêu thứ tai họa đau thương cho cả loài người trong gần 17 thế kỷ qua. Vậy chúng ta nên gọi Công Giáo La Mã là gì cho đúng với thực tế ghê tởm khủng khiếp của nó? Tôi đề nghị chúng ta nên gọi Đạo Công Giáo là " ĐẠO MÁU" hoặc cũng có thể gọi nó là "Tây-Dương Khuyển-Sinh Đại-Đạo"! Bởi vì Công Giáo La Mã thực chất không phải là đạo thờ Thiên Chúa mà là đạo thờ con quái vật ba đầu (hoặc ba ngôi) và một người đàn bà Do Thái. Từ thế kỷ 11 đến nay, Công Giáo La Mã đã ra sức thần thánh hoá người đàn bà này tới mức ngày nay bà ta đã trở thành ngôi thứ tư của Thiên Chúa. Do đó, Thiên Chúa của Công Giáo La Mã (The Roman Catholic God) đã thật sự trở thành Quái Vật Bốn Đầu (gồm có một đầu bò El, một đầu thanh niên mặt mũi hắc ám đầu đội mão gai, máu me đầy mặt có hình in trên tấm vải liệm ở nhà thờ lớn Turin, một đầu chim bồ câu đực và mới thêm một đầu đàn bà). Tuần báo Newsweek số ra ngày 25.8.1997 (trang 49) viết: "Thay vì Thiên Chúa Ba Ngôi, dường như đã xuất hiện một loại Thiên Chúa Bốn Ngôi với vai trò phức tạp của bà Maria: Cùng một lúc bà ta là con gái của Chúa Cha, mẹ của Chúa Con và vợ của Chúa Thánh Thần. (In place of the Holy Trinity, it would appear there would be a kind of Holy Quartet with Mary playing the multiple roles of daughter of the Father, mother of the Son and Wife of the Holy Spirit). Theo giáo lý Công Giáo thì Ba Ngôi là một Thiên Chúa, cho nên cùng một lúc Jesus là con, là cha và cũng là chồng của bà Maria. Chỉ riêng một điều này cũng đủ cho ta thấy giáo lý căn bản của đạo Công Giáo chẳng những nhảm nhí bậy bạ mà còn mang tính chất loạn luân mất dạy (incestuous, ill-bred).

Ngoài ra, Công Giáo còn tôn sùng nhiều kẻ loạn luân khác như "thánh" Abraham (lấy em gái làm vợ); cha con Lot trong Kinh Thánh Cựu Ước (Lot lấy 2 cô con gái, một cô có với y 2 đứa con), "vua thánh" David giết tướng dưới quyền để cướp vợ của ông ta là Bathsheba để đẻ ra tổ tiên của Jesus. Giáo hoàng Borgia Alexander VI (1492-1503) có công xây dựng kiệt tác kiến trúc là Đền Thánh Phêrô và nuôi các danh họa kỳ tài Michael Angelo, Leonardo da Vinci [1451-1519, người Ý: họa sĩ, kỹ sư, nhạc sĩ và khoa học gia.] để họ có phương tiện kiến tạo nhiều kiệt tác hội họa và điêu khắc để đời. Nhưng đồng thời y cũng tổ chức nhiều cuộc truy hoan cực kỳ xa hoa trụy lạc cho các giáo sĩ và viên chức tòa thánh làm tình tập thể (sex orgy) ngay tại Tòa Thánh với những gái điếm tuyển lựa ở Roma. Giáo hoàng cho người đi hứng tinh dịch của những người đàn ông tham dự để làm tiêu chuẩn tuyển chọn người có khả năng làm tình xuất sắc nhất. Sau đó giáo hoàng và con gái y là Lucrezia đích thân phát thưởng. Con trai của giáo hoàng là "ông hoàng" Caesar Borgia nổi tiếng độc ác quỷ quyệt đã trở thành đề tài cảm hứng cho Machiavel [1469-1527, người Ý.] viết nên tác phẩm The Prince lừng danh thế giới. Lucrezia làm tình với cả cha lẫn anh nên khi nàng sinh ra một đứa con trai, chính nàng cũng không biết nó là con của ai. Tuy nhiên, từ khi đứa bé được 6 tháng tuổi thì Giáo hoàng Alexandre VI công khai cho Lucrezia bế đứa bé ngồi bên cạnh mỗi khi "Đức Thánh Cha" chủ tọa các buổi họp của tòa thánh hoặc khi y nổi hứng ban phép lành tòa thánh cho toàn giáo hội Công Giáo hoàn vũ! Giáo hoàng Borgia Alexander VI chẳng những loạn luân với con gái mà còn loạn luân với hai cô em ruột và có rất nhiều vợ bé. The Bad Popes by E.R. Chamberlin, Dorset press N.Y 1969; The Borgias, translated from Italian by Peter Green, Praeger Bublisher USA 1972; Babylon Mystery Religion by Ralph Woodrow Evangelistic Association, CA 1990, p. 89).

Một sự thật hiển hiên không thể chối cải là Thánh Kinh Cựu Ước cũng như Tân Ước và Lịch sử Giáo hội Công Giáo tràn ngập đủ thứ chuyện vô cùng mất dạy của Chúa Cha Jehovah, các thánh và giáo sĩ Công Giáo các cấp. Giáo hoàng Borgia nói trên không phải là một trường hợp cá biết. Tôi đã tóm dịch cuốn Tự Điển Bách Khoa về các Giáo Hoàng (The Pope Encyclopedia from A to Z) và sẽ đưa in để quý độc giả biết sơ qua về các thủ lãnh mất dạy và gian ác của đạo Công Giáo từ xưa đến nay. Tôi đề nghị chúng ta nên phát động một cuộc thăm dò ý kiến với qui mô rộng rãi khắp trong các cộng đồng người Việt hải ngoại và đồng bào trong nước để thử tìm một danh xưng xứng hợp nhất với thực chất của Công Giáo La Mã mà chúng ta có thể nhận thức được trong hoàn cảnh hiện nay, nhất là sau khi Vatican đã phải thú nhận 7 núi tội của nó ngày 12 tháng 3 năm 2000 vừa qua.

Ngoài những điều xấu xa bẩn thỉu và những tội ác khủng hiếp thuộc bản chất chung của "Tây-Dương Khuyển-Sinh Đại-Đạo", giáo hội Công Giáo Việt Nam còn phạm tội phá hoại tinh thần và văn hóa dân tộc cũng như những âm mưu lũng đoạn quốc gia nhằm tiếp tay cho thực dân đế quốc nô lệ hóa đất nước. Chúng ta có thể khẳng định mà không sợ sai lầm Công Giáo là đạo của Việt gian. Muốn nêu ra bằng chứng về những điều xấu xa ác đức này, chúng ta chẳng cần phải tìm ở đâu xa vì tất cả đều nằm ngổn ngang ở ngay trong sách kinh nguyện của Công Giáo Việt Nam. Để đồng bào mọi giới có tài liệu tìm hiểu vấn đề này, tôi xin trình bày toát lược nội dung và xuất xứ của các bài kinh nguyện, sau đó phân tích những tác hại mà các bài kinh này đã gây ra trên phương diện văn hóa và tinh thần như thế nào. Cuối cùng, chúng ta cùng nhau tìm mọi biện pháp thật hữu hiệu để chận đứng những tác hại của các sách kinh nguyện đó.

 

3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KINH NGUYỆN & KINH THÁNH

 

Ai cũng biết các sách Kinh Thánh (Books of the Bible) là cái gốc của các đạo độc-thần và được các tín đồ coi là cuốn sách cao quý nhất trên hết các sách ở trên đời, nhưng trong thực tế hầu như tuyệt đại đa số giáo dân không đọc Kinh Thánh bao giờ. Các sách Kinh Thánh thường rất dày như những cuốn tự điển, in trên giấy mỏng đặc biệt (biblical paper) chữ in nhỏ với lối văn dịch nhiều chỗ ngô nghê và khó hiểu. Trước đây, sách Kinh Thánh thường được những người Công Giáo lớn tuổi gọi là Sách Sấm Truyền, ngày nay người ta thường gọi Kinh Thánh là Sách Phúc Âm hay sách Tin Mừng (do tiếng Hy Lạp Gospels có nghĩa là Good News). Thông thường vào mỗi buổi lễ ngày Chủ nhật, các cha cố thường trích một đoạn nào đó trong Thánh Kinh để thuyết giảng cho giáo dân nghe sau khi đã chọn lọc và nghiên cứu kỹ càng. Do đó giáo dân có ảo tưởng Thánh Kinh gồm toàn những lời hay ý đẹp cả. Trong các lễ ngày Chủ nhật hiện nay, một vài giáo dân được đề cử để đọc một vài đoạn Thánh Kinh nào đó. Sau khi đoạn sách được đọc xong, người đọc nâng cao sách Thánh Kinh lên rồi kính cẩn nói: "Đó là Lời Chúa" và mọi người trong nhà thờ cùng đáp: "Tạ ơn Chúa!".

Sự thật trong cái gọi là Thánh Kinh không thiếu gì những điều nhảm nhí và vô luân. Ngược lại, có nhiều điều rất hợp lý và bổ ích nhưng các cha cố đã cố tình tránh né không dám mang ra giảng cho giáo dân nghe vì những điều này có hại cho nghề nghiệp của họ. Chẳng hạn như lời của Jesus dạy về sự bình đẳng: "Mỗi người trong anh em đều là Thầy của nhau. Tất cả đều là anh chị em của nhau" (For one is your Master and all ye are brethen – Matt.23: 4-10). Lời của giáo chủ dạy về sự bình đẳng rõ ràng như thế nhưng các tu sĩ Công Giáo chẳng bao giờ coi giáo dân là những người bình đẳng với họ. Họ luôn luôn cao ngạo tự xưng mình là CHA thiên hạ, các đấng Bề Trên, Đức Cha, Đức Ông, Đức Thánh Cha... Các giáo chủ lập đạo là nhữung tâm hồn yêu thương toàn nhân loại và quý trọng giá trị của mọi người dù bé nhỏ đến đâu. Các vị đó chỉ muốn giúp đỡ phục vụ con người chứ không lên mặt làm Thầy của bất cứ ai. Trái lại, tu sĩ Công Giáo đa số rất tự phụ, cao ngạo, ích kỷ, tham lam và đạo đức giả. Bởi lẽ trí óc của họ rất hẹp hòi và trình độ tâm linh rất thấp kém nên họ đã không hiểu đạo. Các giáo chủ càng đạo đức và khiêm tốn bao nhiêu thì đệ tử của các ngài lại càng hư đốn và kiêu căng láo xược bấy nhiêu.

Phúc âm Tông đồ Công Vụ dạy rằng: "Thánh Linh Thiên Chúa không ngự trong các đền thờ được xây dựng bởi bàn tay con người" và "Anh em là đền thờ của Chúa, Thánh Linh Thiên Chúa ngự trong anh em" (The Holy Spirit of God no longer dwelt in temples made with men’s hands – Act.17:24 – Ye are the temples of God, the Spirit of God dwelt in you – Corinth 3:16). Chúa cũng như Phật đều xác nhận tâm linh con người mới đích thực là các đền thờ thật. Đức Phật dạy "Phật tại tâm" chứ không hề dạy "Phật tại Chùa" bao giờ. Nhưng nhiều tu sĩ của các tôn giáo đã biến các nơi thờ tự thành những nơi buôn thần bán thánh, làm hủy hoại chân lý của các giáo chủ. Chính chúng đã làm cho các vị giáo chủ mất hết chỗ đứng trong những ngôi đền thật là tâm hồn của mọi người. Một sự thật hiển nhiên là các tu sĩ chỉ lo xây dựng những ngôi đền giả vì nhữntg động lực ích kỷ thấp hèn của chúng và chúng ra sức phá hủy các ngôi đền thật quý giá vô cùng là lòng người. Thay vì dùng tôn giáo để giải phóng con người, các tu sĩ đã biến các tôn giáo thành những nhà tù tư tưởng để giam hãm đồng loại và biến đồng loại thành nô lệ phục vụ cho quyền lợi ích kỷ của chúng. Bởi vậy chúng chỉ trích dẫn từ Kinh Thánh những gì có lợi cho chúng mà thôi, những điều tốt lành nhưng bất lợi cho chúng thì chúng hoàn toàn dấu nhẹm!

Kinh Thánh là một bộ sách rất phức tạp gồm nhiều cuốn sách do nhiều người viết trong những thời đại khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của Công Giáo La Mã thì Thánh Kinh gồm có hai phần: Các sách Kinh Thánh của đạo Do Thái được người Công Giáo công nhận là Cựu Ước gồm có 46 cuốn được viết bằng tiếng Hebrew trong khoảng thời gian từ 1000 TCN đến 400 TCN. Các chuyện kể trong những sách này đều là những chuyện dân gian truyền khẩu được góp nhặt lại, trong đó có rất nhiều chuyện thần thoại được sáng tác ở Babylon từ nhiều thế kỷ trước đó. Các giáo phái Tin lành chỉ công nhận 39 cuốn trong tổng số 46 sách Cựu Ước nói trên mà thôi. Sáu cuốn khác, trong đó có cuốn Wisdom of Salomon, bị họ coi là những chuyện bịa đặt nhảm nhí!

Các sách kể chuyện về cuộc đời hoạt động của Jesus và các môn đệ gọi là Tân Ước gồm 27 cuốn do nhiều người viết bằng tiếng Hy Lạp trong 60 năm (từ năm 40 đến cuối thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên). Chúng ta cần chú ý một số điểm là cả Jesus và đồng bạn đều là người Do Thái nhưng không nói tiếng Do Thái (Hebrew) mà nói tiếng Aramaic là ngôn ngữ của người Syria. Không một cuốn sách Tân Ước nào được viết bằng tiếng Aramaic là tiếng mẹ đẻ của Jesus. Ông giảng đạo và chết tại Do Thái vào khoảng năm 29 sau Công Nguyên, tới 11 năm sau mới có cuốn sách đầu tiên kể chuyện về ông và người ta tiếp tục viết cái gọi là Thánh Kinh Tân Ước tại Hy Lạp dài dài cho tới hơn 70 năm sau để làm chứng cho những phép lạ mà Jesus đã làm tại một nơi xa xôi là Jerusalem!

Vào đầu thế kỷ thứ 7, tại thành phố Mecca thuộc xứ Ả Rập Seoudite, một thương gia giàu có là Mahomet đã lập ra đạo Hồi với sự cộng tác của Zayd là một tín đồ Do Thái Giáo và của Waraqua là một tín đồ Ki-tô Giáo. Do đó, đạo Hồi là một sự tổng hợp của hai đạo nói trên. Đạo Hồi công nhận một phần Thánh Kinh Cựu Ước và một phần Thánh Kinh Tân Ước. Họ tin tổ tông loài người là Adam và Eva, họ nhận Baraham là tổ phụ và là người sáng lập Đạo Thiên Chúa (Monotheism). Người Hồi Giáo thù ghét Do Thái Giáo và Ki-tô Giáo vì họ cho đó là những tà đạo phỉ báng Thiên Chúa (blasphemous). Họ hết sức khinh bỉ giáo lý "Thiên Chúa Ba Ngôi" của Ki-tô Giáo. Nhưng họ lại rất tôn trọng các tiên tri Do Thái từ Abraham, Isaac, Jacob, Moses, Isaiah cho đến Jesus. Đối với người Hồi Giáo chỉ có Mahomet là tiên tri cuối cùng và cao hơn hết thảy. Kinh Thánh Coran do Mahomet viết liên tục trong 23 năm là sách Thánh Kinh đúng đắn nhất. CORAN (tiếng Ả Rập là Quran) có nghĩa là Sự Thuật Lại (Recitation) vì Mahomet không nhận mình là tác giả mà chỉ nhận là người ghi chép lại những điều thiên thần Gabriel đọc cho ông ta viết mà thôi. Mahomet viết: "Abraham là tín đồ Hồi Giáo đầu tiên biết tuân phục Đức Chúa Trời. Đức tin của chúng ta là đức tin của Abraham. Chúng ta tin Thiên Chúa và những điều đã được Ngài truyền cho Abraham, Isaac, Jacob, Ismael và dòng dõi của các vị đó. Chúng ta tin vào những điều đã được làm chứng bởi Moses và Jesus" (Abraham had been the first Muslim to surrender to God. Ours is the creed on Abraham. We believe in God and in that which has been bestowed upon Abraham, Isaac, Jacob, Ismael and their descendants and that which has been vouched to Moses and Jesus – Koran 2:135-136).

Nói tóm lại, các đạo thờ Chúa gồm có Do Thái Giáo, Ki-tô Giáo và Hồi Giáo gọi chung là Thiên Chúa Giáo hay Độc Thần Giáo (Monotheism) đều coi Thánh Kinh là bộ sách quan trọng nhất. Tuy nhiên, mỗi tôn giáo có những quan niệm riêng về thành phần của Bộ Thánh Kinh: Do Thái Giáo chỉ công nhận Cựu Ước. Ki-tô Giáo công nhận phần lớn các sách Cựu Ước nhưng Tân Ước là chủ yếu. Đạo Hồi công nhận một phần các sách trên nhưng kinh Coran là chủ yếu. Chỉ vì những chi tiết khác biệt nhỏ nhặt mà ba tôn giáo thờ cùng một Chúa và có chung các thánh tổ phụ đã chém giết nhau trong nhiều thế kỷ làm thiệt mạng hàng trăm triệu người! Đó là hậu quả của nền văn hóa du mục bắt nguồn từ Babylon. Chính Kinh Thánh Khải Huyền cũng phải công nhận: "Huyền thoại Babylon vĩ đại là mẹ của những con điếm và những chuyện khủng khiếp trên thế giới!" (Mystery Babylon the Great, mother of harlots and abominations of the earth. Rev.17:1-6).

Nội dung của các Sách Kinh Nguyện Công Giáo (Catholic prayer-books) trên nguyên tắc phải phù hợp với nội dung của các sách Kinh Thánh bao gồm cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Trong thực tế có nhiều bài kinh nguyện (prayers) đã phản lại tinh thần Thánh Kinh (antiscriptural) hoặc không có căn bản Thánh Kinh (Unscriptural). Theo Thánh Kinh Cựu Ước thì mọi người chỉ có thể cầu nguyện với Thiên Chúa mà thôi chứ không được cầu nguyện với bất cứ ai khác vì chỉ có Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống. Việc cầu nguyện các thánh bị coi là nói chuyện với những người đã chết bị Cựu Ước lên án (All attempts to communicate with the dead are condemned – Isaiah 8:19-20). Trong các sách kinh nguyện Công Giáo có rất nhiều bài kinh dùng để cầu nguyện với các thánh đã chết, như vậy là đã chống lại Thánh Kinh.

Những bài kinh dùng để lần chuỗi Mân Côi được người cầu kinh lặp đi lặp lại nhiều lần là trái với lời dạy của Jesus: "Khi anh em cầu nguyện đừng lặp đi lặp lại như những kẻ ngoại vì họ lầm tưởng rằng cứ nói nhiều thì sẽ được nghe nhiều". (When ye pray, use not vain repititions as the heathen do for they think that they shall be heard for their much speaking -–Matt. 6:7-13).

Những bài kinh ca ngợi Đức Mẹ Đồng Trinh là trái với Cựu Ước vì Cựu Ước chỉ nói rằng Chúa Cứu Thế sẽ được sinh ra bởi một người mẹ "Trẻ" chứ không phải là "Đồng Trinh". Sách của Matthew là sách duy nhất trong bộ Tân Ước nói Đức bà Maria đồng trinh bằng cách trích dẫn sách của Isaiah trong Cựu Ước, nhưng các nhà nghiên cứu Thánh Kinh đã phát giác ra sự ngụy tạo của Matthew vì Isaiah dùng chữ Hebrew "ALMAH" có nghĩa là trẻ (young) chứ không hề có nghĩa là Đồng Trinh (virgin). Ngoài ra còn rất nhiều điều ngụy tạo trong bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng La Tinh của Jerôme (Vulgate) so với chính bản Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp hoặc những điều ngụy tạo trong các bài kinh nguyện so với Thánh Kinh sẽ được trình bày ở những đọan sau.

 

4. XUẤT XỨ CÁC BÀI KINH NGUYỆN

 

Các bài kinh nguyện (prayer) phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau và xuất hiện trong nhiều thời điểm khác nhau nhưng nói chung các bài kinh này đều đã phải trải qua sự kiểm duyệt kỹ càng của Vatican. Căn cứ vào Thánh kinh và lịch sử giáo hội Công Giáo, ta có thể biết được nguồn gốc của một số kinh nguyện như sau:

a. Kinh Mười Điều Răn xuất phát từ đạo Do Thái.

Theo Thánh Kinh Cựu Ước Exodus thì khoảng năm 1200 TCN, Moses (tức thánh Mai-sen) một mình leo lên núi Sinai ở phía Bắc Hồng Hải (hiện thuộc lãnh thổ Ai Cập) để gặp và nói chuyện mặt đối mặt với Thiên Chúa Jehovah. Moses nhận hai phiến đá ghi 10 điều răn, tức 10 điều luật, từ tay Thiên Chúa Jehovah trực tiếp trao cho. Sau đó Moses xuống núi công bố cho dân Do Thái biết rằng Jehovah là Thiên Chúa của Israel và chính là thần EL của các tổ Phụ Abraham, Issac và Jacob. Chúa phán cùng Moses rằng: "Ta là Thiên Chúa của tổ phụ ngươi, Thiên Chúa của Abraham, của Issac và Jacob"(I am the God of your father, the God of Abraham, the God of Issac and the God of Jacob – Exodus 3:5-6). Tuy xác nhận Jehovah chính là thần bò EL (còn gọi là Elohim) nhưng Moses lại cấm dân chúng thờ ảnh tượng bò thần. Moses ra lệnh giết liền một lúc trên 3000 người bất tuân lệnh. Y ra lệnh cho những người Levy là đồng bọn của y nấu chảy tượng thần bò đúc bằng vàng rồi lấy vàng nóng chảy đổ vào tai, mắt, miệng của những người đã đúc ra nó để xử tử họ.

Điều thứ nhất cấm không ai được thờ thần nào khác ngoài Jehovah. Điều thứ hai cấm thờ ảnh tượng. Điều thứ ba cấm mọi người làm việc trong ngày thứ bảy (Sabbath). Có nhiều người lên rừng kiếm củi để nấu bếp vào ngày Sabbath bị Maisen bắt đem đi xử tử. Điều thứ tư khuyên mọi người phải thảo kính cha mẹ. Điều thứ năm cấm giết người nhưng trong thực tế Moses giết người như ngóe!... Tóm lại, Kinh Mười Điều Răn chỉ là bản tóm tắt các luật lệ của đạo Do Thái, Kinh Thánh Cựu Ước Pentateuch mới là văn bản luật pháp chi tiết khai triển 10 điều răn thành 613 điều luật (mitzvot). Tuy điều thứ tư có dạy người ta phải thảo kính cha mẹ, nhưng trong Luật Pentateuch lại có những điều khuyên mọi tín đồ không được thương xót cha mẹ vợ con anh em mà phải giết họ nếu họ tuyên truyền đạo khác. Nhiều điều luật chi tiết buộc tín đồ phải cung cấp cho các tu sĩ những nông sản đầu mùa, rượu ngon và lông cừu để họ làm áo (Exodus 22:20 – Pentateuch 5:12-15), buộc tín đồ phải diệt hết các đạo của kẻ ngoại, đập tan đền thờ và đốt trụi hết các tượng thần của chúng, treo cổ các tu sĩ của những đạo đó để làm nguôi cơn thịnh nộ của "đức" Jehovah... (Pentateuch 12:2-3). Chẳng khác gì giáo dân La Vang nghe lời xúi giục của bọn cố Tây đi cướp phá chùa Phật Giáo để xây nhà thờ kính Đức Mẹ Maria của họ vào cuối thế kỷ 19!

Mong rằng sẽ có nhiều người Công Giáo biết chịu khó lấy Kinh thánh Cựu Ước ra mà đọc để tận mắt nhìn thấy Thiên Chúa Jehovah của họ độc ác và mất dạy như thế nào. Nếu thấy Kinh Thánh dầy quá hoặc khó đọc thì xin hãy tìm đọc cuốn "Lòng Tin Âu Mỹ Đấy!" do Đồng Thanh xuất bản năm 1996, Văn Nghệ phát hành. Sách có hai phần: Phần đầu là tác phẩm Tín Ngưỡng Tây Phương (144 trang) của tác giả Trần Quý và phần sau là tác phẩm The Age of Reason của Thomas Paine viết vào cuối thế kỷ 18, Trần Quý dịch ra Việt Ngữ dưới tựa đề "Thời Đại Lý Trí" (156 trang). Khi đọc sách này, xin quý vị đừng vội nghĩ rằng các tác giả thù ghét Công Giáo nên viết bậy bạ để bêu xấu. Thật sự không phải đến ngày nay người ta mới nhận thức được Thiên Chúa Jehovah (tức Đức Chúa Cha của Công Giáo) thực chất là một con quỷ mà nhiều giáo phái Ki-tô Giáo nguyên thủy trong 3 thế kỷ đầu Công Nguyên, tức trước khi Ki-tô Giáo bị Constantine diệt vào đầu thế kỳ 4 để lập ra đạo Công Giáo, cũng đã nói rất rõ những điều này trong các sách giáo lý của họ:

- Giáo Phái Ngộ Đạo (Gnosticism) là một giáo phái Ki-tô nguyên thủy thịnh hành tại Ai Cập và vùng Tiểu Á trong hơn 3 thế kỷ đầu, chủ trương tôn thờ Thượng Đế và phủ nhận Jehovah của đạo Do Thái. Đối với họ, con rắn ở vườn Địa Đàng là một vị thần khôn ngoan muốn giúp tổ tiên loài người là Adam và Eve trở nên khôn ngoan sáng suốt bằng cách ăn trái của Cây Hiểu Biết (The Tree of Knowledge). Vì lẽ đó, con rắn không phải là quỷ mà là một đại ân nhân của loài người. Điều không may là Adam và Eva quá sợ ác thần Jehovah nên đã không ăn trái cây này nên loài người đã chìm đắm trong sự ngu dốt và đau khổ triền miên vì không thoát ra được sự ức chế của con qủy Jehovah!. Con quỷ Jehovah biết rất rõ rằng sự hiểu biết sẽ giúp con người thoát ra khỏi sự thống trị ác độc của nó nên nó đã cấm tổ tiên loài người không được ăn Trái Cây Hiểu Biết, vì vậy trái cây này được gọi là trái cấm!

- Giáo phái Marcionism do tín đồ Ki-tô tên Marcion ở Rome sáng lập năn 160 rất thịnh hành tại Tây Âu cho đến khi bị Constantine tiêu diệt. Giáo phái này kêu gọi tín đồ Ki-tô tẩy chay Thiên Chúa Jehovah vì Jehovah là một ác thần vô cùng dữ tợn, thiên vị, nông nổi và vô đạo đức, Jehovah chẳng những rất thấp kém về đạo đức mà còn ngu hơn cả người thường nữa cho nên nó không đáng được tôn xưng là Thiên Chúa và không đáng được tôn thờ. Theo họ, Thiên Chúa thật phải là Thiên Chúa của tình thương yêu và sự tha thứ (The Real God is a God of Love and Mercy) chứ không thể là Thiên Chúa Jehovah mô tả trong Cựu Ước của đạo Do Thái được. Vì vậy, ai thờ Thiên Chúa Jehovah thực chất là thờ quỷ! Công Giáo thực chất là đạo thờ quỷ Satan vì đạo này đã tôn vinh con quỉ Jehovah lên thành Đức Chúa Cha!

b. Hai bài kinh được viết theo những lời giảng của Jesus là Kinh Lạy Cha và Kinh Phúc Thật Tám Mối.

Theo Phúc âm của Luca (11:2-4) một hôm sau khi thấy Jesus vừa cầu nguyện xong, một môn đệ xin Jesus dạy cách cầu nguyện. Jesus đã dạy: "Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến...". Qua kinh Lạy Cha, ta thấy rõ ý định của Jesus muốn mọi người nhận biết một Đấng Thiên Chúa là Cha Chung và mọi người phải biết thương yêu nhau vì tất cả là anh chị em cùng Cha. Điều đáng ghi nhận là Jesus đã biến Thiên chúa hung ác Jehovah của đạo Do Thái thành một người cha nhân từ và biến đổi các tín đồ từ những ngưòi sợ Chúa (God fearers) thành những người yêu Chúa (God lovers). Nếu so sánh với đạo Do Thái thì những lời dạy này của Jesus là những điều mới lạ và rất tiến bộ. Tuy nhiên, những kẻ lập đạo Công Giáo đã không quan tâm đến những điều này. Họ đã biến Jehovah thành Chúa Cha, Jesus thành Chúa Con. Điều điên khùng nhất là họ đã biến Jesus thành Đấng Tạo Hóa sáng tạo ra vũ trụ vạn vật (Creator)! Tất cả những điều này đều do người ta ngụy tạo và cố tình gán ghép cho Jesus, sự thật Jesus không bao giờ giám lộng ngôn tự xưng mình là Thiên Chúa. Trong các sách Tân Ước, ta thấy Jesus luôn luôn tự xưng mình là Con của Người (Son of Man) chứ chẳng bao giờ Jesus dám tự xưng mình là Con Thiên Chúa (Son of God).

Kinh Phúc Thật Tám Mối là bản tóm tắt các bài giảng của Jesus ở trên núi (The Sermons on the Mount). Nội dung của những bài giảng này thật ra không phải của Jesus mà là những chủ trương của giáo phái Essene do Jean Baptist lãnh đạo. Vào thời của Jesus, đạo Do Thái chia ra làm ba giáo phái: Giáo phái Pharisees đông tín đồ nhất, chiếm giữ Đền Thánh Jerusalem. Gia đình của Jesus theo giáo phái Pharisees nên năm lên 12 tuổi, Jesus được cha mẹ dẫn đến Đền Thánh để học đạo. Giáo phái bảo thủ cuồng tín cực đoan là Sadducees chủ trương tuân hành triệt để luật Mai-sen, Phêrô và Giu-đa theo phái này nên cả hai được gọi là kẻ cuồng tín (The Zealots – Mark 3:18). Giáo phái thứ ba là Essense cấp tiến nhất vì họ đứng về phía người nghèo và sống tập thể với nhau theo chế độ cộng đồng tài sản. Jean Baptist, tức Gio-an Bao-ti-xi-ta, là tu sĩ khổ tu cao cấp của giáo phái Essenes, trụ sở đặt tại vùng Qumran ở gần Biển Chết. Quanh năm suốt tháng ông chỉ khoác trên người một tấm da cừu mà thôi. Jean Baptist là con trai của bà Elizabeth (tức bà thánh I-xa-ve) lúc đó bà dì này đang mang thai Jean Baptist được 6 tháng. Như vậy Jean Baptist là cậu họ của Jesus và lớn hơn Jesus 6 tháng tuổi. Đến khi trưởng thành, Jesus đã theo Jean Baptist để học đạo. Jean Baptist làm lễ rửa tội cho Jesus trên sông Jordan để chính thức thâu nhận Jesus làm đệ tử. Cũng từ đó, Jesus được phép mặc áo dài trắng là đồng phục của các tu sĩ thuộc giáo phái Essenes.

Vào năm 25 sau Công Nguyên, Jean Baptist bị vua Herode bắt giam về tội xúi giục dân làm loạn. Trong lúc còn đang bị giam, Jean Baptist viết thư và nhờ một người lính gác ngục tốt bụng chuyển cho Jesus. Ông gọi Jesus là "Người đến sau rốt" (the coming One after all – Mark 1;14-15). Sau khi Jean Baptist bị vua Herode chém đầu vào khoảng năm 26, Jesus bắt đầu đi giảng đạo thay sư phụ. Jesus tiếp tục đi theo con đường của Jean Baptist nên tự biết sớm muộn cũng bị Herode bắt giết. Hơn nữa, Jesus thừa hiểu đạo Do Thái đã định nghĩa Messiah (Ki-tô) là Vua Do Thái, cho nên khi tự xưng mình là Messiah, đương nhiên Jesus tự biết mình đã phạm tội chính trị. Đó chính là quan điểm của chính quyền Do Thái và đế quốc La Mã đã nhìn Jesus trên khía cạnh chính trị của truyền thuyết Ki-tô (The Political view of Messiah). Nói tóm lại, đường lối chính trị và tôn giáo của Jesus là sự nối nghiệp rập khuôn theo sư phụ Jean Baptist thuộc giáo phái Essenes mà thôi.

Các học giả nghiên cứu tôn giáo Tây phương gọi Jeam Baptist và Jesus là những tiên tri chuyên về ngày tận thế (apocalyptic prophets) chủ trương khôi phục vương quốc Do Thái khỏi ách thống trị của đế quốc La Mã bằng cách tuyên truyền ngày tận thế sắp đến để kích động tâm lý quần chúng nổi loạn chống đế quốc. Judas Escariot thuộc giáo phái bảo thủ Sadducees và cũng là một du kích quân Zealot chủ trương phải phản công đế quốc La Mã bằng quân sự nên đã hợp tác với các tu sĩ Sadducees bắt Jesus để giao cho chính quyền. Sau khi xử tử Jesus, quân lính La Mã đã ghim trên thập giá một tấm bảng nhỏ ghi hàng chữ La Tinh: Jesus Nazarenus Rex Judaeorum (Jesus người làng Nazarenus là vua nước Do Thái). Trên các tượng thánh giá ngày nay, hàng chữ La Tinh này được ghi tắt là "JNRJ". Điều đó đủ cho ta thấy ý nghĩa chính trị trong cái chết của Jesus.

Năm 1947, các nhà khảo cổ đã tìm thấy cả một kho sách vĩ đại của giáo phái Essenes tại Qumran ở gần Biển Chết, chỉ cách nơi Jean Baptist làm phép rửa tội cho Jesus xưa kia 5 cây số. Kho tàng này gồm có hàng trăm cuốn sách viết trên những cuộn da lừa, trên những thanh đồng hoặc những thanh gỗ được gọi chung là "The Dead Sea Scrolls". Ngày nay, các sách này đã được dịch giả Tây phương kết luận: Giáo phái Essenes là tiền thân của Ki-tô giáo hoặc có thể gọi "Ki-tô Giáo trước Jesus". (Chrisanity before Christ – Xin đọc thêm Newsweek số đặc biệt về Phục sinh ra ngày 8.4.1996). Tóm lại, Kinh Phúc Thật Tám Mối là bản tóm lược giáo lý của giáo phái Essenes chứ không phải là của Jesus. Trong thực tế, Jesus không phải là người tài giỏi siêu phàm như người ta tưởng! Jesus của sự thờ phượng hoàn toàn không phải là Jesus thật (the cultic Jesus is not the real Jesus)!.

c. Kinh Tin Kính (The Creed) là kết quả của Công đồng Nicaea do hoàng đế La Mã Constantine triệu tập năm 325.

Tác giả bài kinh này là Irenaeus, gốc Ả Rập, làm giám mục tại Lyon (Pháp) vào cuối thế kỷ 2. Năm 185, Iraneus xuất bản cuốn sách "Against the Heretics" kết tội hai giáo phái Ki-tô Gnosticism và Marconism là các tà giáo vì họ dám gọi Jehovah là quỷ và ca ngợi con rắn đã cám đỗ Adam-Eva ăn trái cây hiểu biết (the tree of Knowledge) là vị thần khôn ngoan muốn cứu loài người thoát khỏi sự ức chế của con quỷ Jehovah. Giám mục Irenaeus chủ trương tôn Jehovah của đạo Do Thái lên thành Đức Chúa Cha và tôn Jesus lên thành Đức Chúa Con. Điều quan trọng là Irenaeus viết bản dự thảo "Đức tin của các thánh tông đồ" The Creed of Apostles): ‘Tôi tin Đức Chúa Cha toàn năng. Chúa Jesus là Con một Thiên Chúa sinh bởi bà Maria đồng trinh, ngài xuống thế chịu chết để chuộc tội thiên hạ, ba ngày sau lại lên trời và sẽ tái lâm để phán xét mọi người sống và mọi người chết. Tôi tin Chúa Thánh Thần và sự sống lại của kẻ chết". Các bài viết này của Irenaeus đã lót đường cho sự hình thành đạo Công Giáo La Mã.

Vào mùa hè năm 325, hoàng đế La Mã Constantine triệu tập Công đồng tại thành phố Nicaea thuộc Thổ Nhĩ Kỳ qui tụ trên 300 giám mục trong toàn đế quốc để thành lập đạo mới của đế quốc bằng cách thống nhất mọi giáo phái Ki-tô thành một tổ chức duy nhất dưới sự kiểm soát chặt chẽ của đế quốc. Năm 340, đế quốc La Mã chính thức đặt tên cho tôn giáo do họ thành lập là Đạo Công Giáo (Cattolica) có nghĩa là đạo của toàn cầu (universal). Công đồng Necaea đã thông qua bản văn "Đức tin của các tông đồ" do Irenaeus soạn thảo sau khi thêm vào một số điều: Đức Chúa Cha dựng nên trời đất muôn vật. Đức Chúa Con bởi Đức Chúa Cha mà ra như ánh sáng bởi ánh sáng và cùng với chúa Cha tạo thành vạn vật. Đức Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra". Từ đó văn bản của Irenaeus và các điều đước viết thêm vào tại Công đồng Nicaea đã chính thức trở thành Kinh Tin Kính của giáo hội Công Giáo ngày nay.

Năm 1054, các giáo hội Đông phương gồm có Nga, Hy lạp và một số nước Đông Âu qui trách La Mã có tham vọng lãnh thổ nên tách rời khỏi Công Giáo La Mã để thành lập Chính Thống Giáo (Orthodox Church). Đầu thế kỷ 13, Công Giáo La Mã và Chính Thống Giáo cãi nhau về điều liên quan đến Chúa Con (Filioque clause). Giáo lý Công Giáo quyết đoán rằng Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Phía Chính Thống Giáo không chấp nhận điều đó và quả quyết rằng Chúa Con sinh ra bởi Chúa Thánh Thần và bà Maria đồng trinh thì không thể nói Chúa Thánh thần bởi Chúa Con mà ra được. Cuộc cãi vã về giáo lý này đã dẫn đến cuộc thánh chiến thảm khốc. Năm 1204, giáo hoàng La Mã kéo Thập tự quân tới tàn phá bình địa thủ đô của Chính Thống Giáo là thành phố Constantinople, nay là Istambul của Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết nhiều người và cướp đi rất nhiều tài sản đưa về Rome, trong số đó có tượng bốn con ngựa bằng đồng đen trên khải hoàn môn ở Constantinople. Hiện những con ngựa đồng đen này đang đứng trên nóc nhà thờ lớn ở Venice, nước Ý. Tóm lại, Kinh Tin Kính là bản tuyên ngôn lập đạo Công Giáo theo chủ trương của đế quốc La Mã, chủ trương này hoàn toàn trái ngược với giáo lý của Ki-tô Giáo nguyên thủy. Nó cũng là đầu mối gây chia rẽ và tạo ra nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai giáo hội Ki-tô Đông và Tây Âu Châu từ thế kỷ 11 cho tới ngày nay. (xin đọc thêm ĐỨC TIN CÔNG GIÁO của Trần Chung Ngọc, Giao điểm xuất bản năm 2000. Tác giả dành riêng chương II dài 112 trang trình bày hết sức đầy đủ về Kinh Tin Kính).

 

d. Kinh KÍNH MỪNG và phép lần hạt Mân Côi được đặt ra từ năm 1050.

 

Tự điển Bách Khoa Britanica (vol.14, p.999, article: Mary) cho biết Ki-tô Giáo trong những thế kỷ đầu Công Nguyên không thờ bà Maria cho đến khi Công đồng Chalcedon (Hy Lạp) năm 451 công nhận bà Maria "trọn đời đồng trinh" (perpitual virginity). Khi tín điều này được công bố, nhiều nhà thần học thời đó đã phản đối vì theo Thánh Kinh, bà Maria có 8 người con gồm 5 trai 3 gái. Jesus là người con trưởng chứ không phải là người con trai duy nhất của bà. (Jesus is Mary’s firstborn son – Matt. 1:25). Ba em gái của Jesus không được nêu tên, nhưng bốn em trai của ngài được nêu tên đầy đủ trong Thánh Kinh là: James, Joses, Simon, Judas (không phải là Judas Escariot – Matt. 13:55). Cũng theo Thánh Kinh thì Jesus không phải là con của Joseph, nhưng tên Jesus là do chính Joseph đặt cho (Joseph knew her not till she had brought forth her firstborn son and he called him Jesus. Matt. 1:25). Như vậy, bảy người anh chị em kia chỉ là những anh chị em cùng mẹ khác cha với Jesus mà thôi.

Vấn đề đặt ra: Ai là cha ruột của Jesus? Có hai câu trả lời:

d.1. Theo sách Talmud, một cổ thư của các tu sĩ Do Thái Giáo, thì Jesus là một đứa con hoang. Vào năm bà Maria lên 16 tuổi, trong dịp đến nhà ông cậu là Gioakim để săn sóc bà vợ của ông ta là I-sa-ve (Elizabeth) lúc đó đang mang bầu Gioan – Baotixita được 6 tháng thì bà Maria đã bị một người lính La Mã tên là Panthera hiếp dâm. Tên này gốc người Sidon (tức Li Băng ngày nay (đi lính lê dương cho đế quốc La Mã và được giữ chức xạ thủ. Y chết tại Đức, lúc đó cũng là thuộc địa của La Mã, vào năm 62 tuổi và được chôn tại Bingerbruck. Hiện nay người ta đã tìm thấy bia mộ của tên lính này, trên đó có khắc hình một người lính La Mã với tên là Panthera. Tấm bia mộ hiện được lưu trữ tại bảo tàng viện Bad Kreuzenach, Đức quốc. Trường Đại học của Dòng Tên tại Trung Tây Hoa Kỳ hiện dùng các tài liệu này để giảng dạy "giáo lý mới" về gia phả của Jesus.

d.2. theo giáo lý Công Giáo, bà Maria thụ thai và sinh ra Jesus là do Đức Chúa Thánh Thần. Sách Phúc Âm của Luca chép lời của thiên thần Gabriel truyền tin cho bà Maria rằng "Đức Chúa Thánh Thần sẽ đến cùng bà, Thánh linh thiên chúa sẽ phủ bà, cho nên đứa con sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" (The Holy Ghost shall come upon thee and the Power of the Highest shall overshadow thee, therefore this holy thing which shall be born of thee shall be called the Son of God – Luke chap.1).

Nếu người Công Giáo tin rằng Ba Ngôi là một Thiên chúa thì đương nhiên phải chấp nhận là Jesus đã phủ [ Ăn nằm ]

mẹ mình vì Jesus cũng chính là đức Chúa Thánh Thần! Chẳng lẽ Jesus lại là đứa con khốn nạn loạn luân với mẹ ruột như vậy sao? Nhưng nếu không tin Jesus là một đứa khốn nạn phạm tội loạn luân với mẹ của y thì cũng không thể tin y là Thiên Chúa được vì y không phải là Chúa Thánh Thần. Tôi thách thức các nhà thần học Công Giáo, nhất là các tiến sĩ Thánh Mẫu Học (Mariologists) thuộc Dòng Đồng Công phản bác lại những điều trình bày trên. Nếu các ông không phản bác nổi thì hãy tự biết liêm sĩ của một người mang tiếng là trí thức. Các ông hãy lấy mảnh bằng tiến sĩ thần học của các ông cho giáo dân lau bàn rồi đắp lên mặt các ông. Các ông chỉ bịp được đám giáo dân kém trí tuệ của các ông thôi. Cả cái Dòng Đồng Công ở Carthage Missouri chỉ là một tổ chức bịp bợm lường gạt đồng bào.

Về việc đọc kinh Kính Mừng (the Hail Mary), Tự Điển Bách Khoa chính thức của Giáo hội Công Giáo cho biết: "Không có bằng cớ chứng tỏ bài kinh Kính Mừng được công nhận như một công thức của lòng sùng kính Đức Mẹ trước năm 1050". (There is little or no trace of the Hail Mary as an accepted devotional formula before about 1050 – The Catholic Encyclopedia Vol.7, p.11 article: Hail Mary). Kinh này được đọc đi đọc lại nhiều lần với chuỗi hạt gọi là chuỗi hạt Mân Côi (the Rosary-beads). Mân Côi có nghĩa là hoa hồng vì mỗi một bài kinh Kính Mừng được coi như một bông hồng dâng lên Đức Mẹ. Việc tôn thờ bà Maria với chuỗi hạt Mân Côi và hình tượng Mẹ bồng con hoàn toàn rập khuôn theo đạo cổ truyền của Ai Cập đã có từ nhiều thế kỷ trước Công Nguyên. Khi giảng đạo tại Jerusalem, chính Jesus đã ngăn cấm sự bắt chước ngoại giáo bằng cách lần chuỗi đếm những bài kinh được lặp đi lặp lại nhiều lần (Matt.6:7-13). Việc lần chuỗi này đã biến đổi Công Giáo từ đạo thờ Chúa thành đạo thờ bà Maria. Đây là điều khác biệt rõ nét nhất giữa Công Giáo và Tin lành. Người ta tính ra mỗi ngày giáo dân Công Giáo trên khắp thế giới kêu tên Đức Mẹ nhiều hơn kêu tên Chúa gấp 6 lần và Đức Mẹ phải nghe tới 46.296 bài kinh Kính Mừng bằng đủ thứ tiếng trong một giây đồng hồ! (Babylon Mystery Religion, p.18).

 

e. Kinh Cầu Hồn và ngày Lễ Các Linh Hồn xuất hiện do sự phát minh ra Luyện Ngục của giáo hoàng Gregory the Great năm 600.

 

Kinh Thánh Cựu Ước cũng như Tân Ước chỉ nói tới Thiên đàng và Hỏa ngục chứ không hề nói tới một nơi thứ ba để tạm giam giữa các linh hồn. Vào năm 600, Giáo hoàng Gregory I the Great công bố giáo lý mới là có một nơi thứ ba giam giữ các linh hồn để thanh tẩy hết mọi tội nhẹ trước khi vào thiên đàng, nơi đó giáo hoàng gọi là Luyện Ngục (Purgatory). Năm 1459, công đồng Florence đã biến phát minh nầy thành tín điều hiện hành buộc mọi tín đồ phải tin (an actual dogma). Nhờ có tín điều này, giáo hội Công Giáo đã trở thành giáo hội giàu nhất thế giới do tiền của giáo dân nộp cho cha cố nhà thờ để xin lễ cầu hồn cho các thân nhân quá cố. Ngoài ra, trong thời Trung cổ, Vatican còn tổ chức nhiều đại lý ở khắp nơi để rao bán ơn đại xá của tòa Thánh (indulgence sales) đã thu về Rome những nguồn tài sản kếch sù gồm đủ thứ vàng bạc nữ trang và báu vật. Nhờ vào những nguồn lợi lớn lao này, giáo hoàng và tu sĩ cao cấp ở Vatican đã có một lối sống hết sức xa hoa tội lỗi. Chính điều này đã là động lực trực tiếp thúc đẩy Martin Luther từ bỏ Công Giáo để lập ra đạo Tin Lành. Ông nói: Những kẻ bán ơn tha tội là những kẻ phạm tối lớn nhất. (Those who sold indulgences to sinners were great sinners themselves).

Việc thu tiền lễ cầu hồn là một thủ đoạn làm tiền trắng trợn của cha cố lưu manh. Tại Ái Nhĩ Lan là nước toàn tòng Công Giáo có câu ca dao nổi tiếng như sau: "High money high Mass; low money low Mass; no money no Mass" (Nhiều tiền lễ lớn, ít tiền lễ nhỏ, không tiền không lễ!". Thành thử chỉ những linh hồn có thân nhân giàu có mới hy vọng được vào nước thiên đàng của Chúa mà thôi. Trải qua nhiều thế kỷ bị bọn cường quyền cấu kết với tu sĩ lưu manh áp lực bóc lột và lừa bịp, đám dân nghèo ở Âu Châu vào đầu thế kỷ 19 đã lên tiếng đòi hỏi giáo hội phải tổ chức một ngày lễ cầu hồn miễn phí chung cho những người thiếu may mắn vì không có thân nhân bỏ tiền ra xin lễ. Họ gọi những linh hồn này là những linh hồn bị bỏ quên ở luyện ngục (the forgotten souls in Purgatory). Năm 1856, Vatican đã đáp ứng lời yêu cầu của đám giáo dân nghèo bằng cách lập ra ngày Lễ Các Linh Hồn (All Soul’s Day) vào ngày 2 tháng 11 hàng năm, tương tự như lễ cúng các cô hồn vào rằm tháng Bảy của ta. Vì vậy, một số các bài kinh cầu hồn đã được sáng tác để đáp ứng nhu cầu này. Quả thật sự phát minh ra Luyện ngục của GH Gregory, tiếp theo là các lễ cầu hồn, đã biến Núi Sọ (Golgotha) của Chúa thành Núi Vàng (Golconda) của giáo hội Công Giáo La Mã!

 

f. Kinh Ngắm Đàng Thánh Giá (Way of the Cross).

 

Theo sách The Essential Catholic Prayer Book (Liguory Missouri – 1999, p.67) thì trong những thế kỷ đầu Công Nguyên cho tới thời Trung cổ, giáo dân Âu châu thường tổ chức những cuộc hành hương viếng thăm thánh địa Jerusalem. Họ đi theo lộ trình khổ nạn của Jesus (Via Dolorosa) khởi đầu từ Praetorium là nơi Jesus bị xử án đến núi Golgotha là nơi Jesus bị đóng đinh. Tới mỗi nơi đặc biệt trong lộ trình này họ dừng lại để suy niệm và cầu nguyện. Trong thời Trung cổ, do việc thánh điạ Jerusalem bị quân đội Hồi Giáo chiếm đóng nên các cuộc hành hương nói trên bị chấm đứt. Từ thế kỷ 16, Vatican ra lệnh cho toàn giáo hội phải trang trí chung quanh phía trong của các nhà thờ 14 ảnh hoặc tượng mô tả 14 nơi đặc biệt trong lộ trình khổ nạn của Jesus (14 stations of the Cross). Tuy việc lập ra nghi lễ ngắm (meditating) Đàng Thánh Giá phát sinh từ cuộc thánh chiến do Vatican phát động kéo dài nhiều thế kỷ chống Hồi Giáo nhưng nội dung của 14 bài kinh cho 14 nơi của Đàng Thánh giá lại chứa đầy những sự xuyên tạc lịch sử nhằm mục đích diệt chủng Do Thái bằng cách trắng trợn đổ tội giết Jesus cho Do Thái. Vấn đề này sẽ được trình bày ở đoạn sau.

 

g. Các kinh do tu sĩ Việt gian sáng tác và được Vatican khuyến khích:

 

Đó là các kinh "Dâng Nước Việt Nam"; "Dâng Cõi Đông Dương" nói là dâng cho Chúa và Đức Mẹ nhưng thực chất là dâng cho Vatican. Ngoài ra, họ còn sáng tác nhiều bài kinh khác như Kinh Bản (Kinh Bổn) dùng để đầu độc tinh thần trẻ thơ. Các kinh "Cầu cho dân nước Việt Nam đặng trở lại đạo thánh", "Kinh cầu cho kẻ ngoại" và nhất là "Kinh Cầu Ông Thánh Phan-xi-cô-Xa-vi-e" đều có nội dung nhục mạ những người ngoại giáo, nhục mạ quê hương tổ quốc Việt Nam và mạ lỵ Phật Giáo hết sức nặng nề. Tôi lần lượt trình bày trong những đoạn sau.

Qua phần mở đầu bài viết này, quý độc giả cũng đã thấy rõ tham vọng của HĐGM Việt Nam dưới thời bạo quyền Ngô Đình Diệm muốn biến Công Giáo thành quốc giáo của nước Việt Nam và muốn đưa "thánh địa" LA-VANG lên hàng với "thánh địa" Lộ Đức (Lourdes) của giáo hội Công Giáo Pháp. Sự việc này đã giúp chúng ta nhận rõ chân tướng cướp nước của thực dân Pháp, đế quốc Vatican và những Việt gian bán nước núp dưới nhãn hiệu tôn giáo.

 

h. Các kinh do giáo dân sáng tác và được giám mục giáo phận phê chuẩn:

 

Trong vài thế kỷ trước đây, tại nước ta có một số giáo dân xuất thân từ giới nho sĩ rất giỏi Hán văn đã sáng tác những bài kinh bằng chữ Hán và được giám mục địa phận chấp nhận. Các bài kinh này được phổ biến rộng rãi trong giáo dân ở miền quê thuộc các địa phận Đàng Ngoài (miền Bắc Việt Nam). Trong số các kinh thuộc loại này có kinh Phục Dĩ, còn gọi là kinh Cảm Tạ Cầu Hồn, do cụ Phan Tự Thiện sáng tác (không rõ năm nào). Cụ Thiện quê ở xứ Cốc Thành, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, đậu cử nhân không rõ thuộc triều đại nào. Cụ viết Kinh Phục Dĩ theo lối văn giống như Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. Đa số giáo dân ở Bùi Chu, Phát Diệm và Thái Bình thuộc bài kinh này để cầu hồn cho thân nhân quá cố trong các dịp giỗ chạp: "Chí tôn chân Chúa cửu trùng cao ngự chi thiên. Khả tiểu phá phu vạn vật hữu sinh chi địa. Thần Chúa Gia-tô thục tội thi ân chi đại. Nhân từ Thánh mẫu vì kỳ xá quá chi đa..."

 

5. NHỮNG TÁC HẠI NGUY HIỂM CỦA CÁC SÁCH KINH CÔNG GIÁO

 

Để trưng dẫn các bằng chứng cụ thể về những tác hại nguy hiểm do các sách kinh nguyện Công Giáo gây ra cho tinh thần của giáo dân Việt Nam, chúng tôi chọn hai cuốn sách kinh nguyện tiêu biểu sau đây:

5.1. Sách kinh nguyện NHỰT KHÓA của tổng giáo phận Sài gòn, có sự phê duyệt của TGM Nguyễn Văn Bình ngày 19.3.1971, là sách kinh nguyện chính thức của cả Tổng giáo phận Sài gòn bao gồm tập thể giáo dân toàn Miền Nam.

5.2. Sách TOÀN NIÊN KINH NGUYỆN của hai địa phận Bùi Chu và Hà Nội in chung thành một cuốn, do Cơ Sở Dân Chúa – P.O Box 1419 Gretna, LA 70053, USA xuất bản. Địa phận Bùi Chu là cái nôi của Công gíao Việt Nam và địa phận Hà Nội nay đã thành Tổng giáo phận bao gồm tập thể giáo dân miền Bắc Việt Nam. Trong những lần xuất bản trước đây tại Việt Nam, những sách này đã được giám mục Hồ Ngọc Cẩn và các giám mục quản nhiệm khác duyệt xét cẩn thận. Trong lần xuất bản tại hải ngoại này, Linh Mục Việt Châu là chủ nhiệm nguyệt san Dân Chúa đứng ra xuất bản và viết lời giới thiệu với các giáo dân tại hải ngoại.

Do vậy, hai sách kinh nguyện này thiết tưởng cũng đủ là đại diện cho toàn thể các sách kinh nguyện của Giáo hội Công Giáo Việt Nam. Để tiện việc trích dẫn, chúng tôi dùng chữ tắt NK để chỉ sách kinh nguyện Nhựt Khóa và chữ TNKN để chỉ sách Toàn niên Kinh nguyện, số theo sau những chữ tắt nói trên là số trang trong các sách dẫn chiếu.

Những điều trình bày sau đây chỉ là những nét điển hình về tính chất phản văn hóa dân tộc và những tác dụng đầu độc tinh thần trong nội dung của một số bài kinh nguyện mà thôi. Hiện nay tại hải ngoại có nhiều tiệm sách Việt ngữ cũng có bày bán những sách kinh nguyện tương tự, chúng tôi đề nghị quí vị có quan tâm đến vấn đề này có thể mua về nghiên cứu để kiểm chứng và tìm hiểu thêm.

5.a. Đề cao bạo lực:

Người Công Giáo quan niệm Thiên Chúa là một vị thần chiến tranh luôn luôn đứng cùng phe với họ để giúp họ tiêu diệt những người chống họ hoặc không theo họ. Trong các lễ Misa ở nhà thờ, không bao giờ thiếu Kinh Nguyện Thánh Thể, trong đó có câu: "Thánh, thánh, thánh, Chúa là Thiên chúa các Đạo Binh. Đất trời đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời: (NK 581). Quan niệm này phát xuất từ đạo Do Thái của Moses qua chuyện kể trong Cựu Ước Exodus về việc dân Do Thái nổi loạn chống lại Ai Cập để thoát vòng nô lệ và tìm đến Đất Hứa. Người Do Thái xưa thường ca ngợi Thiên Chúa là Yahweh Sabaoth có nghĩa là Thiên Chúa của các đạo binh (God of Armies). Đây là một quan niệm ngây ngô của những bộ lạc bán khai về thần linh. Bà Karen Amstrong, nguyên là một nữ tu Công Giáo gốc Ái Nhĩ Lan, đã viết về quan niệm này trong tác phẩm bestseller của bà như sau: "Đây là một Thiên Chúa tàn bạo, thiên vị và hiếu sát, một vị thần chiến tranh hay nói đơn giản là vị thần của bộ lạc. (This is a brutal, partial and murderous god, a god of war... and is simply a tribal deity – A History of God, p.19).

Tâm lý chung của con người là luôn luôn muốn mình trở nên giống như thần tượng mà mình tôn thờ. Quan niệm về Thiên Chúa như một hung thần chiến tranh mà người Công Giáo ngưỡng mộ dần dần sẽ hình thành nơi tâm hồn họ xu hướng ham chuộng bạo lực. Lịch sử bành trướng đạo Công Giáo là lịch sử chiến tranh đẫm máu kéo dài qua nhiều thế kỷ đã chứng minh Công Giáo là một tôn giáo của bạo lực. Đây cũng là nét đặc trưng phản ảnh tính chất văn hóa phi nhân bản (inhumanity) của đạo này. Những bài kinh ca ngợi bạo lực đã làm xói mòn bản chất nhân hậu hiền hòa nơi những người giáo dân vốn xuất thân từ những nông dân chất phát Việt Nam. Điều này giải thích cho ta hiểu lý do vì sao mọi người Công Giáo đều mất gốc và đã tự biến thành những kẻ lạc loài trên quê hương Việt Nam.

5.b. Công Giáo Việt Nam hùa theo chủ trương diệt chủng Do Thái của Đế quốc La Mã:

Ai cũng biết đế quốc La Mã, chứ không phải dân Do Thái, bắt và đóng đinh Jesus trên thập giá vì vào thời đó nước Do Thái bị La Mã đô hộ nên quyền xét xử các tội nhân bản xứ hoàn toàn thống thuộc chính quyền của mẫu quốc. Đặc biệt việc áp dụng hình phạt đóng đinh trên thập giá là đặc quyền của đế quốc La Mã đối với nô lệ và dân thuộc địa. Người La Mã không áp dụng hình phạt này đối với các công dân của họ. Ngược lại, chính quyền bù nhìn Do thái thời đó do vua Herode cầm đầu cũng được phép xử tử tội nhân nhưng chỉ được dùng những cách thức thông thường như ném đá hoặc chém đầu chứ tuyệt đối không được phép áp dụng hình phạt đóng đinh tội nhân trên thập giá.

Đạo Công Giáo do hoàng đế La Mã Constantine thành lập năm 325, với ý đồ dùng tôn giáo làm phương tiện xâm lược toàn cầu, đã tôn Jesus vốn là nạn nhân của đế quốc La Mã lên thành Thiên Chúa tối cao nên bọn đế quốc đã tìm mọi cách đổ tội giết Jesus cho do Thái. Vì chẳng lẽ đế quốc La Mã lại tôn thờ một người do chính tay mình giết chết hay sao? Đó là nguyên nhân chính yếu đã khiến cho đế quốc La Mã ra sức tuyên truyền xuyên tạc lịch sử nhằm tạo nên thành kiến thù ghét Do Thái triền miên trong lịch sử Âu Châu và cũng từ đó dẫn đến chủ nghĩa diệt chủng Do Thái của Vatican trong nhiều thế kỷ qua. Để thực hiện chủ trương này, Vatican đã soạn ra những bài kinh nhằm mục đích chạy tội giết Jesus của đế quốc La Mã mà đại diện của nó là quan toàn quyền Phong-xi-ô Phi-la-tô (Pontius Pilatus). Những âm mưu nham hiểm này được biểu lộ rõ nét nhất qua những bài kinh ngắm 14 nơi của Đàng Thánh Giá (TNKN 69-86) và kinh Ba Ngày Lễ Đèn (NK 250-277).

Sự thật lịch sử là quan toàn quyền La Mã Pontius Pilatus (Pilate) đã tuyên án xử tử Jesus về tội xúi giục dân chúng chống chính quyền, cũng tương tự như vua Herode chém đầu sư phụ của Jesus là Gio-an Bao-ti-xi-ta về tội này ba năm về trước. Chính Pilate trao Jesus cho toán lính La Mã thuộc quyền, do đại úy Longinus dẫn đầu, đem Jesus lên núi Sọ (Golgotha = Skull) để hành hình bằng cách lột trần truồng trước khi đóng đinh vào thập giá. Cái khố của Jesus trên thập giá tuy chỉ là một vật ngụy tạo nhỏ xíu nhưng thật sự nó là một tấm màn vĩ đại che lấp mọi sự dối trá bỉ ổi của Ki-tô Giáo nói chung và của Công Giáo La Mã nói riêng. Xin đọc thêm "Cái Khố Của Jesus Trên Thập Giá" của Charlie Nguyễn đăng trên Đông Dương Thời Báo – Houston, số 69 ngày 30.7.1998. Bài này được in lại trong tác phẩm "Thực Chất Của Giáo Hội La Mã", quyển 1 của giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang, tr. 360 –365).

Tuy nhiên sự ngụy tạo cái khố của Jesus trên thập giá không bỉ ổi cho bằng sự kiện quân lính La Mã luôn luôn hiện diện trong suốt lộ trình của Đàng Thánh Giá nhưng trong 14 bài kinh của nghi thức cầu nguyện này không hề nói đến quân La Mã mà chỉ dùng những danh từ như "quân dữ", "quân độc ác" hoặc "quân Giu-dêu" để chỉ người Do Thái. Thí dụ những câu như: "quân dữ toan đóng đinh Đức Chúa Giê xu thì nó lột áo ra hết"; "Tôi khen lòng mạnh bạo bà Veronica chẳng sợ quân dữ". Khi đọc các bài kinh này, giáo dân Việt Nam có ấn tượng "quân dữ" là người Do Thái chứ không phải là quân La Mã!. Ngoài ra còn có nhiều câu kinh miệt thị Do Thái và cố ý qui trách nhiệm giết Jesus cho họ như: "Đừng bắt chước quân Giu-dêu... Khi Phi-la-tô nghe lời quân Giu-dêu gắn vó van nài xin tha Baraba thì liền phú Đức Chúa Giê-xu cho quân lính đánh đòn cho đẹp lòng dân Giu dêu..." (KN 297). Ghê gớm nhất là lời nguyền rủa truyền kiếp độc địa được gán cho là lời của Jesus nguyền rủa dân tộc mình trong kinh Ba Ngày lễ Đèn (NK 250-277): "Đức Chúa Giê xu liền trở mặt lại mà phán rằng: Ớ con thành Giê-ru-sa-lem bay chớ khóc thương Tao làm chi, bay hãy khóc thương bay cùng các con cháu bay ngày sau phải khốn mà chớ..." (NK 266). Nhiều câu kinh khác trắng trợn xuyên tạc lịch sử để gở tội cho La Mã: "Khi phi-la-tô thấy quân độc ác làm khốn cho Đức Chúa Giêxu thới quá [Thái quá, quá nhiều.] thì động lòng thương" (NK 263), "Vậy quan ấy tra hỏi căn do mới biết Người chẳng có tội gì cho nên quan ấy có ý muốn tha mà quân Giu-dêu ngăn cản chẳng chịu" (NK 259).

5.c. Công Giáo Việt Nam coi rẻ công ơn cha mẹ tổ tiên và các anh hùng dân tộc,

 ngược lại họ hết sức tôn sùng những kẻ loạn luân mất dạy. Điều này cho ta thấy Công Giáo là đạo mất dạy số Một.

Trong kinh Ăn Năn Tội có câu: "Lạy Chúa là cha rất nhân từ hơn cha mẹ thế gian bội phần" (NK 745). Câu kinh này phản ảnh đúng theo lời dạy của Jesus. Bản thân Jesus là một đứa con hoang nên Jesus thù ghét cha nuôi và mẹ ruột của y. Vì thế y đã dạy người khác bất hiếu với cha mẹ của họ. Phúc âm của Matthew (10:34-37) có chép lời Jesus như sau: "Chớ tưởng rằng ta đem hòa bình cho thế gian. Ta đến không phải đem lại hòa bình mà là gươm giáo. Ta đến để phân rẻ con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng và mọi người trong gia đình là thù nghịch của nhau. Ai yêu cha mẹ hơn yêu ta thì không xứng đáng với ta". (Think not that I am come to send peace on earth. I came not to send peace but a sword. For I am come to set a man at variance against his father, and the daughter against her mother and the daughter in law against her mother in law. And a man’s foes shall be they of his own household. He that loveth father or mother than me is not worth of me). Chỉ có những đứa con bất hiếu mới nghe nỗi những lời mất dạy đó của Jesus. Nếu quả thật Jesus đã nói những lời đó thì Jesus cũng là một gả mất dạy số Một và cái chết thê thảm của y trên thập giá cũng chưa đủ đền tội của chính y!

Trong nhiều thế kỷ qua, các giáo hoàng La Mã luôn luôn qui kết việc thờ cúng tổ tiên là thờ cùng ma quỉ nên người Công Giáo không lập bàn thờ gia tiên ở trong nhà. Đối với các vị anh hùng dân tộc thì người Công Giáo hoàn toàn dửng dưng. Ngược lại, người Công Giáo Việt Nam rất tôn sùng những kẻ loạn luân và vô đạo đức như Abraham và David... Abraham lấy em gái ruột làm vợ và toan giết con ruột mình để tế thần. David là một tên vua dâm dật vô độ. Y có cả ngàn cung nữ trong các nhà chứa gọi là ‘harem" mà vẫn chưa đủ thỏa mãn dục vọng. Vì quá say mê vẻ đẹp của bà Bathseba trong dịp David nhìn trộm bà Bathseba tắm truồng trên sân thượng nên y đã tìm cách sát hại chồng của bà là một vị tướng dưới quyền để cướp vợ của ông. Kinh Thánh Tân Ước không coi chuyện này là một điều xấu xa tội lỗi mà còn hãnh diện xác nhận cuộc tình tội lỗi này đã sinh ra các tổ tiên của Jesus. Tất cả để chứng tỏ Jesus là hậu duệ đời thứ 28 của tên dâm David! Chuyện tình tội lỗi bẩn thỉu này chẳng có gì đáng hãnh diện cho David và Jesus. Vậy mà các sách kinh Công Giáo hết lời ca ngợi David là Vua Thánh: "Xin Chúa làm cho tôi khinh dễ sự đời là chốn muông chim cầm thú, xin làm cho tôi đặng về quê thật đặng hiệp làm một cùng vua thánh David" (NK 330).

Trong kinh cầu Đức Bà có câu: "Đức Bà là lầu đài David". Mọi người Công Giáo Việt Nam muốn hiểu lầu đài David" là cái gì thì hãy chịu khó đem sách kinh Cựu Ước ra đọc (Các Vua-Sách thứ nhất) tất nhiên sẽ thấy đó là các harem chứa gái cho tên hôn quân David hành lạc! Ở đây tôi xin trích một đoạn ngắn để quý vị rõ. Quí vị sẽ thấy chuyện trong Thánh Kinh còn hay hơn chuyện "Chú Tư Cầu" hoặc chuyện "Cậu Chó" của Việt Nam trước 1975: "Vua David đã già vì đã cao tuổi lắm, người ta đã lấy vải phủ lên Ngài rất nhiều nhưng ngài vẫn chẳng thấy ấm chút nào. Bọn hầu cận bàn với nhau là cần phải tìm cho ngài một cô gái trinh thật đẹp dẫn đến trước mặt ngài. Hãy dạy cho cô ta biết cách làm cho ngài thích thú. Hãy đặt cô ta nằm trong lòng ngài thì vua thánh của chúng ta mới sưởi ấm". Xin để quý vị đọc tiếp Chapter 1, the Third Book of the Kings của Cựu Ước, tôi xin miễn kể tiếp!

Điều bỉ ổi hơn nữa là Công Giáo La Mã ngụy tạo những bài kinh để che dấu những dối trá bịp bợm đã có sẵn từ trước. Đó là trường hợp hai bài kinh sau đây:

-. Kinh Ông Thánh Gioakim (trang 189 TNKN): "Lạy ông Thánh Gioakim là đấng rất sang trọng về dòng dõi vua David, Đức Chúa Trời đã chọn mà ban mọi sự lành cho cả loài người ta vì đã dùng người cho được làm nên những mầu nhiệm Đức Chúa Trời tuyền ở thế gian này..."

-. Kinh Bà Thánh Anna (trang 212 TNKN): "lạy ơn Bà Thánh Anna là mẹ Thánh Nữ Vương, bà làm sáng thiên hạ vì sinh được con thanh sạch sáng láng hơn mặt trời mặt trăng. Bà là đấng sang trọng thuộc dòng vua David..."

Vấn đề đặt ra là tại sao Công Giáo phải bịa ra hai bài kinh nói trên?

Chuyện rắc rối khởi đầu từ việc Cựu Ước của Do Thái "tiên tri" Chúa Cứu Thế phải là người thuộc dòng dõi của vua David. Dù cho David hoang dâm vô độ nhưng lịch sử Do Thái vẫn coi Daid là vị anh hùng số một. Chúa Cứu Thế được dân chúng mong chờ như một David tái thế, do đó Chúa Cứu Thế được người Do Thái quan niệm như một vị vua David mới (Christ is the New King David). Chuyện rắc rối kế tiếp là trong thế kỷ I sau Công Nguyên, người viết Tân Ước lại chỉ nhấn mạnh đến ông Joseph là chồng của bà Maria và là cha ruột của Jesus nên tác giả Tân Ước đã thuật lại cả một hệ thống dọc gia phả từ David đến Joseph và không hề viết một điều nào chứng tỏ bà Maria là người thuộc dòng dõi vua David cả. Như vậy rõ ràng Jesus thuộc dòng dõi David vì là con ruột của Joseph, cho nên Jesus có thể được chấp nhận là đấng Cứu Thế như Cựu Ước đã tiên tri. Nhưng nếu điều nầy được chấp nhận thì bà Maria không thể Đồng trinh!

Vấn đề rắc rối kế tiếp xảy ra năm 451, sau khi Công đồng Chalcedon công bố tín điều Đức Mẹ trọn đời đồng trinh (dogma of the Perpetual Virginity). Người ta tự hỏi: "Nếu Chúa Jesus là con của Đức Chúa Thánh Thần và Đức Bà Đồng Trinh thì Chúa Jesus đúng là con của Đức Chúa Trời thật, Ngài không phải là Chúa Cứu Thế [ Chúa trời và Chúa Cứu Thế là hai nhân vật khác nhau.] vì Ngài không thuộc dòng dõi vua Thánh David như Cựu Ước đã tiên tri! Chẳng lẽ Đức Chúa Thánh Thần cũng là con cháu của David"? Theo lẽ thường ở trên đời, mọi sự gian dối luôn luôn đẻ ra những sự gian dối khác, nhưng mọi sự gian dối thường lâm phải tình trạng "dấu đầu hở đuôi". Tuy vậy, vốn sẵn bản chất đại lưu manh chuyên nghiệp, tòa thánh La Mã đã trơ trẽn sáng chế hai bài kinh nói trên (mặc dầu không có căn bản Thánh Kinh – Unscriptural) nhưng cốt để tín đồ tin rằng cả cha lẫn mẹ của bà Maria là Gioakim và Anna đều thuộc dòng dõi của vua David, cho nên Jesus dù là con của Chúa Thánh Thần và bà Maria đồng trinh cũng vẫn thuộc dòng dõi David như thường! Tôi nêu lên những điều trên đây để yêu cầu Linh Mục Việt Châu, Chủ nhiệm Nguyệt San Dân-Chúa kiêm đại diện Cơ Sở Xuất Bản Dân-Chúa (P.O. Box 1419 Gretna, LA 70053) chịu trách nhiệm xuất bản sách Toàn Niên Kinh Nguyện, trả lời cho độc giả bốn phương được biết Kinh Thánh nói ông Gioakim và bà Anna thuộc dòng dõi vua David ở đoạn nào? Nếu LM Việt Châu không trả lời nổi thì mọi cuốn sách Toàn Niên Kinh Nguyện Bùi Chu-Hà nội cần phải được thu hồi để vứt bỏ.

Cho nên người ta gọi Công Giáo là đạo bịp hay đạo dối, thật không sai chút nào. Nếu phải kể cho hết những chuyện bịp của Công Giáo chắc phải viết một tràng thiên tiểu thuyết thì may ra mới tạm đủ. Riêng về chuyện Thánh Phêrô là giáo hoàng đầu tiên cũng có hàng chục chuyện bịp. Chẳng hạn cái được gọi là "Chiếc ghế Phêrô" (Chair of Peter) cốt để mọi người tin rằng Công Giáo là đạo chính truyền của chúa Jesus qua thánh Phêrô. Vào tháng 7 nam 1968, một phái đoàn khoa học quốc tế đã đến tận Tòa Thánh giảo nhiệm bằng phương pháp Carbon (Carbon dating method) đã xác nhận chiếc ghế này được ngụy tạo trong thế kỷ 9. Còn tượng thánh Phêrô bằng đồng đen rất lớn đứng gần bàn thờ chính trong Đền Thánh Phêrô đã được toàn giáo hội Công Giáo tôn kính nhiều thế kỷ qua với hàng triệu triệu người đã quì mọp hôn chân tượng này. Các nhà khoa học và khảo cổ xác định bức tượng này là tượng Thần Jupiter của các hoàng đế thời cổ La Mã vài thế kỷ trước khi Jesus ra đời!. (Babylon Mystery Religion, p. 78-). Chúng ta thường nghe Vatican khoe khoang rằng: "Giáo hoàng là đấng thừa kế ngôi vị của Thánh Phêrô" (Saint Peter’s Successor) nhưng có lẽ ít ai biết giáo hoàng nào là người đầu tiên nêu lên danh hiệu này. Tôi xin kể lại một lần nữa hầu quí vị nghe câu chuyện thương tâm của giáo hoàng Joanne như sau:

Giáo hoàng này nguyên là một cô gái, hồi còn nhỏ có tên là Catherine tinh nghịch. Vào đầu thế kỷ 9, cô gái đến tuổi trưởng thành đã giả trai xin vào tu ở một Dòng Nam với sự cải tên là Joanne. Dần dần bà trở thành một thầy tu rất nổi tiếng về tài hùng biện. Bà đã để lại nhiều bài diễn văn độc đáo hiện còn lưu trữ trong văn khố của Tòa Thánh. Nhiều sử gia Ý như Petrarch, Boccacio đã viết sách ca ngợi sự học vấn uyên bác của bà. Vào năm 855, Giáo hoàng Leo IV qua đời. Hội thánh Công Giáo lúc đó nhận thấy chỉ có tu sĩ Joanne là người xứng đáng nhất kế vị giáo hoàng. Kết quả là Hội Thánh dưới sự "hướng dẫn" của Đức Chúa Thánh Thần đã bầu tu sĩ Joanne vào ngôi vị Đại Diện Chúa Ki Tô Dưới Trần Thế. Trong lễ đăng quang, ngài tuyên bố "Giáo hoàng là người kế vị Thánh Phê-rô". Giáo hoàng Joanne cai trị Hội Thánh của Chúa được ba năm rất ngon lành thì một tai biến bất ngờ xảy ra cho ngài. Năm 858, tòa Thánh tổ chức một cuộc rước kiệu trọng thể tại Rome. Trong lúc Đức Thánh Cha đang nghiêm trang đi theo đoàn kiệu thì bất ngờ ngài bị té xỉu, máu ra lênh láng ướt hết đũng quần và bộ lễ phục giáo hoàng lộng lẫy sang trọng. Lúc đó cả giáo hội kinh ngạc khám phá ra là Đức Giáo Hoàng bị... sẩy thai!. Ngay lập tức sau đó, Giáo hoàng Joanne [Trong nhiều sách liệt kê các triều đại giáo hoàng, không có tên nữ giáo hoàng nầy.]

bị lột trần truồng và bị đám tu sĩ của Tòa Thánh lôi ra Công trường Colossium để cho dân chúng ném đá đến chết tại chỗ. Nữ giáo hoàng thật ra chẳng có tội gì, ngài đã chết thảm chỉ vì ngài là một phụ nữ. Linh mục nữ còn không được chấp nhận huống hồ là Nữ Giáo Hoàng!

Ngoài các bài kinh ca ngợi tên hôn quân dâm dật khét tiếng David, sách kinh Công Giáo Việt Nam cũng không thiếu gì những bài kinh cầu ca ngợi tên mất dạy Abraham – ông tổ chung của đạo Do Thái, đạo Kitô và đạo Hồi. Nhưng điều đáng nói là trong những bài kinh này, người Công Giáo Việt Nam đã sỉ nhục dân tộc mình: "Xin Chúa đoái thương dân tộc Việt Nam đang còn ngồi trong bóng tối tăm ngọai giáo. Chúa đã phán rằng ngày sau sẽ có nhiều kẻ bởi đông tây đến nghỉ ngơi cùng thánh Abraham trên nước thiên đàng" (NK 144-145); "Xin các thánh thần đem linh hồn này lên nơi vui vẻ cùng ông thánh Abraham" (NK 330). Những bài kinh như vậy đã dẫn dắt người Công Giáo Việt Nam xa rời dân tộc và từ đó đi tới chỗ phản quốc không còn bao xa. Sách kinh Công Giáo chính là cội nguồn sâu xa đã đưa họ vào con đường phản bội tổ quốc và dân tộc Việt Nam!

 

5.d. Những câu kinh nhục mạ các dân tộc Đông phương là mọi rợ và nói lên ý đồ của Công Giáo Việt Nam muốn tiêu diệt đạo Phật:

Trong kinh cầu ông Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e có những câu như: "Ông Thánh Phan-xi-cô soi sáng phương Đông... là đá tảng đỡ Hội thánh Phương Đông... Ông Thánh Phan-xi-cô phá tan đạo bụt thần... Ông Thánh Phan-xi-cô là lịnh rao tiếng Đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ" (NK 782-791). Với những câu kinh nói trên, rõ ràng Giáo hội Công Giáo Việt Nam đã công khai bày tỏ ý muốn "phá tan đạo Phật" và công khai nhục mạ các dân tộc Đông phương, trong đó có Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Đại Hàn, Tân Gia Ba, Thái Lan... là những dân tộc mọi rợ! Quê hương của Phan-xi-cô là Tây Ban Nha so với những con rồng Châu Á thôi chứ chưa cần phải so sánh với Nhật Bản cũng đủ thấy cách xa nhau một trời một vực. Nếu dịch các câu kinh này ra tiếng Tây Ban Nha cho họ đọc, chắc chắn những người Tây Ban Nha có liêm sỉ phải cảm thấy xấu hổ.

Chúng ta cần phải hiểu thế nào là mọi rợ. Theo tôi thì người Công Giáo hiện nay còn đang ở trong tình trạng rất mọi rợ về tâm linh và còn lâu họ mới có thể trở thành người văn minh về phương diện này. Trước hết, họ luôn luôn mang tâm cảm là những "con chiên" tức những con cừu non (Lamb: young sheep). Giống cừu, nhất là cừu non, thường rất ngu, chúng chỉ hùa theo bày như chuyện những con cừu của Panurge mà học sinh trung học thời trước đã học qua những giờ về Littérature Francaise đều biết. Muốn trở thành người Việt Nam bình thường, người Công Giáo phải trải qua nhiều bước trong quá trình tiến hóa tâm linh mới đạt được. Bước đầu tiên họ phải gạt bỏ cái mặc cảm là bầy chiên ngu ngốc của Vatican để nhận ra nhân cách con người của mình. Nghĩa là họ phải trải qua quá trình tiến từ súc vật để trở thành người đứng thẳng (Homo Erectus).

Sau đó, họ cần phải loại bỏ cái thói xấu thích ăn thịt người (Cannibal) dù chỉ là ăn thịt người tưởng tượng khi họ xếp hàng lên phía bàn thờ cố đạo cho "Rước Mình Thánh Chúa". Phép bí tích Mình Thánh Chúa đã biến người Công Giáo thành những kẻ ăn thịt người vừa man rợ vừa ngây ngô đến tức cười sống giữa xã hội văn minh của loài người chúng ta. Cách đây vài chục năm, tôi đã có lần lên chịu lễ nhưng tôi không nuốt bánh Thánh. Tôi ra khỏi nhà thờ, nhổ bánh Thánh xuống đất và dùng gót giầy đạp lên nó. Tôi đạp lên bánh Thánh với cảm giác như mình đang hết sức đạp thẳng vào Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ và giáo hoàng ở Vatican. Nhờ hành động này, tôi cảm thấy đã tiến hóa một lúc tới hai bước: Một là tôi từ bỏ thân phận làm con cừu của Vatican để "trở lại" làm người. Đồng thời tôi đã tiến một bước nhảy vọt về tâm linh từ một tên mọi rợ dã man ăn thịt người để "trở lại" thành người bình thường trong xã hội. Sau khi trở lại làm người bình thường, tôi phải học hỏi về cội nguồn dân tộc và nhận thức được giá trị rất cao của nền văn hóa nhân bản của tổ tiên chúng ta. Phải trải qua một quá trình tự giáo dục và chiến đấu với bản thân hết sức quyết liệt, tôi mới có thể cải hóa tâm linh của mình từ một tín đồ Công Giáo để tiến lên làm một người Việt Nam bình thường như mọi người Việt Nam bình thường khác. Cho tới bây giờ, tôi mới dám tự hào được làm một người Việt Nam bình thường! Khi bình tâm nghĩ lại tôi cảm thấy đồng bào Công Giáo của mình thật đáng thương vì họ còn ở trong tình tạng bán khai tâm linh mà chính họ không biết nên đã quay ngược chê dân tộc mình là mọi rợ. Thật là một sự đau xót vô cùng.

Trở lại với bài Kinh Cầu Ông Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e, sau khi truy tìm qua nhiều sách kinh bằng Anh Ngữ, tôi nhận thấy Phan-xi-cô tuy được coi là một cộng sự viên của Loyola lập ra Dòng Tên [Dòng Tên (Jesuit) là một trong những dòng giáo sĩ hung hản của Vatican, nhất là trong phong trào đi chiếm thuộc địa.]

nhưng chỉ một mình Ignatius Loyola được Vatican lập lễ kính hàng năm vào ngày 31 tháng bảy. Phan-xi-cô không có cái vinh dự này. Trong các sách kinh Công Giáo bằng Anh ngữ đều có kinh cầu "thánh" Ignatius Loyola nhưng không có kinh cầu "thánh" Phan-xi-cô. Do vậy, tôi nghĩ rằng bài "kinh cầu ông thánh Phan-xi-cô" nói trên là sản phẩm riêng của giáo hội Công Giáo Việt Nam. Bài kinh này rất dài so với các bài kinh khác vì nó chiếm tới 10 trang trong sách Nhựt Khóa (782-791). Đọc bài kinh này, chúng ta sẽ thấy tác giả của nó là một kẻ có đầu óc u tối hẹp hòi và hoàn toàn mù tịt về tiểu sử của Phan-xi-cô Xa-vi-e (Francis Xavier). Tiểu sử của F. Xavier chứng minh rằng tu sĩ này đã thành công phần nào ở Ấn Độ là nhờ biết sống hòa mình với đám tiện dân vốn bị khinh rẻ trong xã hội theo Ấn giáo. Ông được dân địa phương có cảm tình đặc biệt vì ông đã liên tục lên án gay gắt sự vô đạo đức và thói tham lam tàn bạo của bọn thực dân Âu châu trên đất Ấn.

Phan-xi-cô sinh năm 1506 trong một gia đình quí tộc tại Tây Ban Nha. Khi lớn lên, y được cha mẹ cho đi du học Đại học Sorbonne – Paris. Tại đây vào năm 1530, y gặp tu sĩ Ignatius Loyola và đã cùng với tu sĩ này lập ra dòng Tên (có nghĩa là một dòng tu mang tên Jesus – The Jesuit Order) vào năm 1534. Từ năm 1540 đến 1548, Phan-xi-cô hợp tác với các tu sĩ Bồ Đào Nha giảng đạo ở Ấn Độ, đã dụ dỗ được trên 100.000 dân nghèo Ấn Độ theo đạo. Do công trạng này, Phan-xi-cô được Vatican tuyên dương là "tông đồ của Ấn Độ (Aspostle of India). Sau khi giảng đạo tương đối có kết quả tại Ấn Độ, Phan-xi-cô có tham vọng chinh phục Nhật Bản. Ngày 15 tháng 8 năm 1549, Phan-xi-cô Xa-vi-e đặt chân lên đất Nhật và cố gắng truyền đạo tại đây trong 27 tháng nhưng hoàn toàn thất bại vì tinh thần dân tộc của người Nhật quá cao. Phan-xi-cô Xa-vi-e quá chán nản nên đã viết thư gửi cho Ignatus Loyola như sau: "tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không bao giờ tìm được một dân tộc nào có thể sánh ngang với người Nhật. Họ là những người có phong độ tốt, hết sức tôn trọng danh dự là vật quí giá hơn bất cứ cái gì khác trên thế giới này. Họ chỉ nghe những điều được dẫn chứng bằng lý luận và khi ai lý luận với họ chứng minh được điều họ làm là xấu thì họ sẽ bị thuyết phục bởi lý luận đó". (It seems to me that we shall never find another race to equal the Japanese. They are a people of good manners. They are men of honor to a marvel and prize honor above all else in the world. They like to hear thing propounded according to reason and when one reasons with them, pointing out that what they do is evil, they are convinced by this reasoning – All Saints by Robert Ellsberg, The Crossroad Pub. NY - 1997, P. 528-529).

Năm 1552, sau khi để lại ở Nhật hai tu sĩ dòng Tên người bản xứ là Arima và Bungo do y đào tạo để tiếp tục truyền đạo, Phan-xi-cô một mình tìm cách nhập lậu vào Trung Quốc. Khi mới đến đảo Sancian ở ngài khơi Hồng Kông thì Phan-xi-cô đột nhiên bị bệnh và chết cô đơn tại đây ngày 3 tháng 12 năm 1552. Phan-xi-cô hiển nhiên là một nhân tài và là một tông đồ truyền giáo xuất sắc, nhưng không biết vì lý do gì, Chúa chỉ cho y được hưởng dương có 46 năm. Và dù cho Chúa có cho y được sống tới 460 năm chăng nữa chắc chắn y cũng chẳng bao giớ "phá tan đạo bụt thần ma qủy" như những tu sĩ cuồng tín Việt Nam ước mơ. Xa-vi-e được Vatican thương tình phong thánh năm 1662. Năm 1927, y được Vatican ban thêm cho tước hiệu "Thánh quan thầy của các đoàn thuyền giáo hải ngoại" (Patron of foreign missions). Có lẽ vì tước hiệu này mà xứ đạo Công Giáo người Hoa ở cuối đường Đồng Khánh – Chợ Lớn đã nhận Phan-xi-cô Sa-vi-e làm thánh bổn mạng và dựng tượng Phan-xi-cô trên tháp chuông nhà thờ của họ. Dân Saigon thường quen gọi cái nhà thờ Công Giáo Ba Tàu Chợ Lớn này là nhà Thờ Cha Tam, một địa danh đi vào lịch sử Việt Nam với cái chết thê thảm đền tội xứng đáng của anh em Diệm – Nhu năm 1963. Tạ ơn Chúa! Deo Gracias! Tiện thể tạ ơn luôn cả Thánh Phan-xi-cô cho thánh đỡ tủi.

Vào năm 1587, tại Nhật có khoảng 100.000 tín đồ Công Giáo, phần đông tập trung tại Nagasaki. Trong thời gian này, nhiều tàu chiến của Bồ Đào Nha đến xâm chiếm Nhật. Chính quyền Nhật nắm được đầy đủ bằng cớ chứng tỏ các tu sĩ và giáo dân Công Giáo làm nội ứng cho địch. Do đó, chính quyền Nhật ra lệnh xử tử bằng cách đóng đinh các tu sĩ ngoại quốc và chém giết rất nhiều giáo dân. Tuy nhiên, các tu sĩ dòng Tên vẫn tiếp tục nhập lậu vào Nhật truyền đạo. Năm 1614, chính quyền Nhật mở cuộc hành quân đợt hai do tướng Tokogawa Yagasu chỉ huy. Năm 1638, giáo dân còn sót lại ở Nagasaki nổi loạn chống chính quyền. Lần này chính quyền Nhật nhất quyết thẳng tay trừng trị nên đã ra lệnh cho tướng Iemitsu mang đại quân đến dẹp loạn đồng thời đẩy lui quân Bồ Đào Nha xâm lược. Quân Nhật giết luôn một lúc 37.000 giáo dân tại Nagasaki, đóng đinh các tu sĩ và đánh đuổi bọn xâm lược Bồ Đào Nha ra khỏi lãnh thổ. Một số tàn quân Bồ Đào Nha và giáo dân Nhật sống sót tìm cách vượt biên bằng thuyền đến tỵ nạn tại Hội An - Việt Nam. Từ đó, trong hơn hai thế kỷ, nước Nhật sạch bóng quân ngoại xâm và bọn giáo dân phản quốc (The Secret History of the Jesuits, by Edmond Paris, translated from French 1975. Chick Publications USA, p.51-52; National Geographic Magazine, Vol.182, No.1, Nov.11.1992, p.56-93: "Portugal’s Sea Road to the East").

Chiến thắng vẻ vang do quyết tâm tiêu diệt tà đạo Công Giáo của người Nhật đã bảo toàn nền độc lập và văn hóa của nước Nhật. Tinh thần dân tộc Nhật đã được hun đúc bởi Thần Đạo (Shinto), tinh thần Võ sĩ đạo (Samourai) và tinh thần Phật Giáo đã cứu nước Nhật thoát ách ngoại xâm và đưa nước Nhật lên địa vị siêu cường ngày nay. Tiểu sử của Phan-xi-cô cũng như lịch sử nước Nhật đã chứng minh không hề có chuyện Phan-xi-cô "phá tan đạo bụt thần" như tác giả thiếu trí tuệ của bài kinh đã tưởng tượng và Phan-xi-cô cũng chẳng bao giờ dám coi một dân tộc Đông phương nào là mọi rợ cả! Ngược lại, Phan-xi-cô rất tôn trọng phong tục tập quán của các nước ông ta đến giảng đạo và đó chính là yếu tố thành công của ông. Bài kinh nói trên là một bằng cớ cụ thể chứng tỏ tính vong bản nặng nề của các tu sĩ Công Giáo Việt Nam. Chúng đã mù quáng xuyên tạc tiểu sử của Phan-xi-cô và tán tận lương tâm đến mức dám cố tình nhục mạ tổ quốc và các dân tộc Đông phương là những dân mọi rợ! Các tu sĩ này thật sự là một đám cỏ dại trên cánh đồng văn hóa Việt Nam. Muốn bảo vệ cánh đồng văn hóa Việt Nam, chúng ta không thể không tính đến chuyện trừng trị đám cỏ dại nguy hiểm này. Việc đặt Công Giáo ra ngoài vòng pháp luật phải là điều đương nhiên trong giai đoạn sắp đến như nước Nga đã làm mấy năm trước đây.

5.e. Những câu kinh gây hận thù và chia rẽ dân tộc:

Sau hơn bốn thế kỷ xâm nhập Việt Nam, tổng số tín đồ Công Giáo cũng chỉ chiếm được khoảng 8% dân số cả nước. Cái thiểu số này đã coi 92 % còn lại của dân tộc Việt Nam là "những người ngoại đạo khinh rẻ công ơn cứu chuộc của Chúa". Kinh Cầu Cho Kẻ Ngoại có câu: "Cúi xin Chúa từ rày về sau đừng để những người ngoại đạo khinh dễ công ơn cứu chuộc, một xin Chúa nhậm lời cầu nguyện các thánh cùng hội thánh là bạn thanh sạch con Chúa mà dong thứ cho những kẻ ấy. Xin Chúa hãy nhớ lòng nhân từ Chúa mà che lấp lỗi những kẻ ấy xưa nay đã lạc đàng thờ lạy bụt thần (TNKN Bùi Chu, Hà Nội, tr.18). Tệ hơn nữa là tới năm 1971, sách Kinh Nhựt Khóa của TGP Saigon vẫn còn những câu kinh nhục mạ Phật Giáo nặng nề như sau: "Ai chẳng nghe lời Hội Thánh trong mọi việc ấy là chẳng nghe lời Chúa tôi. Tôi ước ao cho muôn vàn kẻ ngoại xứ này đặng bỏ bụt thần ma quỉ mà trở lại cùng Chúa tôi" (NK 139). Trong thực tế, chẳng có ai thờ quỷ cả, vì quỉ là những kẻ có tội bị Chúa giam cầm trong lửa hỏa ngục đời đời, như tín đồ Công Giáo đã được dạy như thế, làm gì còn quyền hành tung hoành tùy ý được. Chẳng qua là các tu sĩ Công Giáo sử dụng danh từ "ma quỉ" chỉ nhằm mục đích để hạ nhục Phật Giáo cho bỏ ghét mà thôi.

Nhưng theo kinh nghiệm bản thân của tôi thì Kinh Bản (Kinh Bổn) nguy hiểm nhất vì kinh này trước đây giáo hội buộc những người tân tòng và các trẻ em trong các gia đình Công Giáo đều phải học thuộc. Riêng kẻ viết bài này đã bị cha mẹ bắt phải học thuộc lòng từ năm lên bảy tuổi để được chịu phép xưng tội và rước lễ lần đầu. Kinh Bổn được viết theo lối vấn đáp và trước đây ở quê nhà, kinh này thường được đọc tại nhà thờ vào ngày Chủ nhật. Tôi nhớ như in câu kinh sau đây vì nó đã làm cho tôi có ác cảm với mọi người ngoại đạo trong suốt thời niên thiếu của tôi: "Hỏi: Kẻ lành là ai? – Thưa: Kẻ lành là kẻ giữ đạo nên. Kẻ dữ là kẻ chẳng có đạo và kẻ giữ đạo chẳng nên" (TNKN 325). Câu kinh này đã gây ấn tượng sâu xa trong đầu óc non nớt của tôi cho rằng mọi người không theo đạo Công Giáo đều là những kẻ ác cả? Do đó trong lòng tôi luôn luôn mang nặng một mặc cảm nghi ngờ và thù ghét mọi người ngoại đạo. Sau này, khi đến tuổi lớn khôn, tôi tự hỏi là tôi làm sao có thể sống sót được nếu tôi phải sống giữa một đất nước có tới 92% dân số là những kẻ ác? Và nếu 8% dân số Việt Nam theo đạo Công Giáo vẫn sống còn và phát triển như ngày nay thì hiển nhiên những người Việt Nam ngoại đạo không phải là những kẻ ác như kinh Bổn đã dạy! Quả thật, Kinh Bổn đã là công cụ đầu độc tinh thần trẻ thơ Công Giáo Việt Nam trong nhiều thế hệ qua, và nay cũng vẫn còn tiếp tục. Ngoài ra, người Công Giáo Việt Nam còn bị nhiễm cái định kiến của giáo sĩ ngoại quốc cho rằng "có đạo" là văn minh và ngoại đạo (Heathen) đồng nghĩa với kém văn minh (uncivilized) hay mọi rợ (barbarous). Với các định kiến sai lầm về dân tộc cũng như đối với đồng bào ngoại giáo do các sách kinh nguyện đầu độc, tập thể Công Giáo Việt Nam vĩnh viễn xa rời dân tộc và vĩnh viễn bị coi như cùi hủi đáng ghê tởm trên quê hương mình. Các sách kinh nguyện đã biến tập thể Công Giáo thành một đám người xa lạ không hồn, chẳng những sống gửi vô ơn trên quê hương Việt Nam mà còn luôn luôn sẵn sàng làm nội ứng đắc lực cho đủ loại kẻ thù của Tổ Quốc.

5.f. Những bài kinh nguyện sặc mùi văn hóa du mục Do Thái – Ả Rập đã biến tập thể Công Giáo Việt Nam thành một giáo hội súc vật hèn hạ:

Như đã trình bày ở trên, nếu cứ nhìn theo bề ngoài thì ta thấy mọi người Công Giáo đều là những người bình thường, nhưng sự thật bên trong họ là những tim óc bán khai. Họ không phải là bán khai sao được khi họ còn ham đến nhà thờ để được ăn thịt uống máu Chúa (cannibal). Nam nữ tín đồ ăn thịt uống máu (Chúa) cho đả để rồi sau đó nam nữ tín đồ bài tiết Chúa ra ngoài qua lối cửa trên hoặc cửa dưới um tùm. Thấy phát khiếp.

Do hậu quả của sự tự kỷ ám thị, những bài kinh sặc mùi văn hóa du mục đã biến các tín đồ Công Giáo thành một đàn cừu non và hạng tu sĩ đương nhiên trở thành những "chủ chăn" của họ. Đầu óc ô nhiễm giáo lý Công Giáo của họ u tối như đêm ba mươi không đèn không đóm nên họ không thấy điều đó là nhục. Trong khi đó, các tu sĩ cao cấp như giám mục , hồng y, giáo hoàng cứ tưởng mình là những "đấng" chăn cừu chăn dê thật nên mỗi khi làm lễ, chúng thường cầm cây gậy mạ vàng tượng trưng cho cây gậy của những kẻ mục đồng trên những đồng cỏ hoang dã ở Do Thái – Ả Rập xưa kia. Dưới con mắt của tu sĩ cao cấp này, đoàn giáo dân chỉ là một bầy súc vật để cho chúng ăn thịt. Kinh Dâng Cõi Đông Dương cho Đức Nữ Đồng Trinh Maria có câu: "Sau nữa, vì công nhiệp, Đức Mẹ chuyên cầu, xin cho cả dân cõi Đông Dương nhờ có máu châu báu của con Đức Mẹ đã đổ ra mà cứu chuộc, thảy đều nên một ràn cùng một kẻ chăn." (NK 170-172).

Trong sách kinh Công Giáo Việt Nam đầy dẫy những câu kinh nhồi sọ giáo dân tinh thần nô lệ mù quáng khiến họ chỉ biết cúi đầu tuân phục mọi mệnh lệnh của Vatican và tuyệt đối tin tưởng vào một điều quái đản là "giáo hoàng La Mã không thể sai lầm". Chẳng hạn như trong kinh Phạt Tạ Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giê-xu có câu: "Chúng tôi xin đền tội chung cho các nước thiên hạ hằng chống cưỡng cùng chẳng vâng phục lời Hội Thánh Chúa truyền dạy" (N 130-131). "Ai chẳng vưng lời Hội Thánh truyền dạy trong mọi việc là chẳng vưng lời Chúa tôi" (NK 137). "Chính đấng cai trị ở trên trời là Đức Chúa Giê-xu và đấng ở dưới đất cai trị các giáo hữu khắp thế gian là Đức Giáo Hoàng ở thay mặt Đức Chúa Giê-xu... Đức Chúa Trời hằng gìn giữ Đức Giáo Hoàng cho nên chẳng có lẽ nào sai lầm được" (TNKN 126-127). Tập thể giáo dân trở thành một bầy con chiên tức bầy cừu non dại hoàn toàn tùy thuộc vào sự lãnh đạo của hệ thống tu sĩ đứng đầu bởi giáo hoàng.

Giáo hoàng và bộ tham mưu đầu não trung ương của thế giới Công Giáo đặt tại Vatican. Bộ tham mưu địa phương của chúng nằm vùng tại các quốc gia có tín đồ Công Giáo là các Hội Đồng Giám Mục. Tại nước ta, HĐGMVN trụ sở đặt tại số 40 phố Nhà Chung, Hà Nội, là bộ tham mưu của bọn Việt gian nằm vùng thường trực trong lòng dân tộc Việt Nam. Mọi mệnh lệnh của Vatican ban ra đều được ban tham mưu này răm rắp thi hành, miễn sao phục vụ tối đa quyền lợi của Vatican, chẳng bao giờ quan tâm đến quyền lợi và danh dự của dân tộc. Các sách kinh nguyện là những công cụ chiến tranh tâm lý hữu hiệu của Vatican nhằm đầu độc tinh thần giáo dân và biến họ thành một lực lượng chính trị của Vatican mai phục sẵn trong lòng dân tộc Việt Nam. Điều nguy hiểm là lực lượng chính trị này đồng nhất, đa số là những tim óc bán khai và hung hăng cuồng tín, cho nên kẻ lưu manh quốc tế ở Vatican rất dễ dàng xử dụng họ để tha hồ thao túng lũng đoạn nội bộ nước ta. Các sách kinh nguyện thực sự đã trở thành những trái mìn cài sẵn trong mọi ngóc ngách của căn nhà Việt Nam.

5.g. Các lời cầu nguyện của GH Jean Paul II trong lễ phong thánh cho 117 tử đạo Việt Nam năm 1988 tại Vatican có nội dung vinh danh hay mạ lỵ người Công Giáo Việt Nam?.

Các sách kinh Công Giáo đều có những "kinh cầu các thánh tử đạo Việt Nam". Nhưng các kinh ngày thường chỉ là những lời ca tụng suông mà thôi. Phải đợi đến khi giáo hoàng Jean Paul II tuyên đọc những lời cầu nguyện để tôn vinh 117 tử đạo Việt Nam ngày 19 tháng 6 năm 1988 [Trong Tòa "Thánh" Vatican có một số giáo sĩ người Việt, họ đã vận động cố tình chọn ngày 19-6 với mưu đồ chính trị. Đó là ngày của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.]

tại Vatican, chúng ta mới có thể hiểu được những người tử đạo Việt Nam đã chết cho ai và với mục đích gì. Trong bài kinh phong thánh có những câu sau đây:

"Các Ngài là niềm vinh quang của Jerusalem

"Là nỗi vui mừng của Israel

"Và là vinh dự của dân tộc Việt Nam!

Tôi dám quả quyết rằng ngoài một thiểu số tín đồ Công Giáo cuồng tín ra, tuyệt đại đa số người Việt ở trong nước cũng như tại hải ngoại chẳng có ai cảm thấy một vinh dự nào trong việc Vatican phong thánh cho 117 tử đạo Việt Nam. Trái lại, sự phong thánh đó chỉ làm cho người Việt Nam gai mắt vì bị coi là một hành vi khiêu khích đối với cả một dân tộc. Bởi lẽ người Việt Nam không quên rằng sự du nhập đạo Công Giáo đã là nguyên nhân chính yếu đưa dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ thực dân Pháp trong hơn 80 năm đau thương ô nhục!. Chính những người tử đạo đã là nguyên nhân gây hận thù và chia rẽ dân tộc mà hậu quả là việc thành lập các lực lượng cuồng tín hiếu sát của Tự Vệ Công Giáo ở Phát Diệm, Bùi Chu, Thái Bình và Lực Lượng Tự Vệ Công Giáo ở Miền Nam Việt Nam, gọi tắt là UMDC (Unités Mobiles de Defense des Chrétiens) trong công cuộc chiến tranh Việt-Pháp 1946-1954.

Trong cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp 1946-1954, các giám mục Việt gian Lê Hữu Từ và Phạm Ngọc Chi đã ra sức phục vụ cho thực dân tại miền Bắc dưới chiêu bài chống Cộng Sản vô thần. Sau 1954, Lê Hữu Lễ và đàn em là Hoàng Quỳnh tiếp tục phục vụ quyền lợi của thực dân pháp tại Việt Nam bằng cách hợp tác với đại tá Le Roy, Tổng chỉ huy UMDC và đảng cướp Bình Xuyên. Từ 1954 đến 1963, người Công Giáo huênh hoang tự phong cho mình là những người chống cộng hàng đầu. Họ đã điên cuồng chống cộng không phải vì yêu nước hay vì chính nghĩa quốc gia mà chỉ để phục vụ cho chủ trương chống cộng cực đoan của giáo hoàng Pio XII (1939-1958). Pio XII là tên trùm của siêu quyền lực Mafia. Trước khi lên ngôi giáo hoàng, Pio XII đã sống nhiều năm ở Đức. Mặc dầu là người Ý, nhưng rất thông thạo về mọi vấn đề của Đức quốc và nói tiếng Đức như tiếng mẹ đẻ. Trong thế chiến thứ hai, Pio XII đã góp công đặc lực cho Hitler tiêu diệt Do Thái. Hiện nay tại bảo tàng viện Bronx (New York) có một gian hàng triển lãm tội ác của Pio XII với một tấm bảng ghi: "Tên đồ tể Quốc xã tại Rome" (The Nazi butcher at Rome). Pio XII là một giáo hoàng rất cuồng tín đã ra lệnh cho giáo phận Bùi Chu lập Dòng Đồng Công trong thập niên 1940 do LM Trần Đình Thủ đứng đầu. Pio XII tích cực hỗ trợ thực dân Pháp tái chiếm Việt nam. Năm 1954, chính y đã kêu gọi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Bắc Việt để cứu Pháp nhưng người Mỹ đã bác bỏ đề nghị này của y.

Sau khi Pio XII chết vào năm 1958, các giáo hoàng kế nhiệm là John XXIII (58-63) và Paul VI (63-78) đã quay ngược 180 độ bắt tay với Liên Xô. Đầu thập niên 1960, John XXIII móc nối với Hồ Chí Minh để thiết lập chính phủ trung lập tại Nam Việt Nam và hợp tác với Kennedy sát hại anh em Ngô đình Diệm năm 1963. TGM Ngô Đình Thục suốt đời làm thân khuyển mã cung cúc phục vụ quyền lợi của đế quốc thế tục Pháp và đế quốc tinh thần Vatican nhưng đã bị bỏ rơi tàn nhẫn. Vatican (sau Công đồng tháng Mười 1962) đã không ngần ngại ban cho tên tổng giám mục Việt gian này án phạt tuyệt thông, đó là một hình phạt nặng nề và nhục nhã nhất đối với một tín đồ Công Giáo. Ngày 30.1.1967, GH Paul VI tiếp thủ tướng Liên Xô tại Vatican. Cũng trong thời gian này (65-67), LM Hoàng Quỳnh và hàng chục ngàn giáo dân liên tục biểu tình phá rối trị an tại Nam Việt Nam, nhất cử nhất động đều răm rắp theo lệnh của Vatican! Ngày 12.11.1974, LM Hoàng Quỳnh cùng với gán điệp CS Vũ Ngọc Nhạ đến Củ Chi họp mật với MTGPMN để lập Thành Phần Thứ Ba trong chính phủ liên Hiệp theo như hiệp định Paris dự liệu. Sau 1975, GH Paul VI đã ban thưởng huy chương cho gián điệp Vũ Ngọc Nhạ và không thèm đếm xỉa gì đến các chiến sĩ QLVNCH chống cộng đang nằm trong các trại tù cải tạo. Giới trí thức Công Giáo hoàn toàn nín khe không dám nói nửa lời chống lại các hành vi phản bội trắng trợn này của Vatican đối với Việt Nam Cộng Hòa. Vậy mà tại hải ngoại, bất cứ ai lên tiếng đả kích Công Giáo về bất cứ vấn đề gì, luôn luôn bị nhóm trí thức Công Giáo này gán ngay cho cái mũ Cộng Sản vô thần.

Nhưng sự thật lịch sử xưa và nay đều chứng minh rằng tập thể Công Giáo Việt Nam chỉ là một bầy cừu hèn hạ luôn nép mình dưới cái gậy chỉ huy độc đoán và cực kỳ nham hiểm của Vatican. Vì cuồng tín, họ đã tự biến mình thành một tập thể Việt gian luôn luôn có hành động đi ngược lại quyền lợi của dân tộc. Trách nhiệm hàng đầu thuộc về cái gọi là Hội Đồng Giám Mục. Xét cho cùng, mọi hành vi xuẩn động phản quốc của tập thể Công Giáo là do hậu quả của những bài kinh cầu xin Chúa cho làm súc vật: "Xin Chúa hãy lùa tôi vào một đoàn cùng các con chiên Chúa." NK 721). "Vì công nghiệp Đức Mẹ chuyển cầu, xin cho cả dân Đông Dương (Indochine Francaise) thảy nên một ràn cùng một kẻ chăn" (NK 170-172). Thiên Chúa là đấng thiêng liêng chẳng thấy đâu, cho nên đoàn chiên gọi là của Chúa trong thực tế chỉ là một bầy cừu khờ dại của Vatican!.

Tu sĩ Công Giáo Việt Nam là những kẻ đốn mạt tự nguyện từ bỏ tư cách làm người để hạ mình ngang hàng súc vật. chỉ có tín đồ cuồng tín mới tôn họ lên làm "Các Vị Lãnh Đạo Tinh Thần" và tâng bốc gọi họ là Cha, Đức Cha, Đức Ông hoặc Các Đấng Bề trên mà thôi. Các tu sĩ Công Giáo hay ghi nhớ nằm lòng những điều đó và chấm dứt ngay hành vi láo xược xưng Cha xưng Ông với những người Việt Nam ngoại giáo. Trình độ nhận thức của dân tộc Việt Nam ngày nay về thực chất của đạo Công Giáo đã khác xa với thời Ngô Đình Diệm và tấm gương sáng oanh liệt Nagasaki của Nhật Bản thế kỷ 16-17 sẽ được dân tộc Việt Nam học tập. Sống trên quê hương Việt Nam, những người Công Giáo chỉ biết ca ngợi hết lời đối với quân cướp nước và bán nước rồi quay đầu lại nhục mạ dân tộc mình là mọi rợ. Các người mù quáng đến độ Giáo hoàng Jean Paul II đã chưởi khéo mà các người không biết.

Lời cầu nguyện của GH John Paul II trong lễ phong thánh cho 117 tử đạo năm 1988 đã cho chúng ta thấy rõ là những người tử đạo đó đã hy sinh tính mạng nhằm phục vụ cho ai: "Người là niềm vinh quang của Jerusalem, là nỗi vui mừng của Israel!". Thật rõ ràng là họ đã chết không phải vì dân tộc Việt Nam mà vì Jerusalem và Israel! Chúng ta hãy tự hỏi: Cái thành phố Jerusalem kia có liên quan gì đến dân tộc Việt Nam mà 117 kẻ tử đạo đã phải chết để đem lại vinh quang cho nó? Ngay cái thành phố này tự nó đã là hiện thân của sự chia rẻ tôn giáo đáng nguyền rủa, hà cớ gì người Việt Nam lại phải đem sinh mạng của mình để lo cho vinh quang của nó? Báo Washington Post ngày 25.3.2000 loan tin GH Jonh Paul II đến nhà thờ The Holy Sepulbsher tại Jerusalem làm lễ đã kêu gọi bảy giáo phái Ki-tô Giáo tại thành phố này hãy xóa bỏ hận thù chém giết lẫn nhau trong nhiều thế kỷ qua để hợp nhất trong tinh thần anh em cùng cha là Chúa Ki-tô. Nhưng trong khi GH John Paul II làm lễ thì các nhà thờ thuộc các giáo phái Ki-tô khác đã khua chuông ầm ĩ để phá đám! Một giới chức trong phái đoàn của giáo hoàng đã phải thở dài và than rằng: "Phương cách này là một cuộc chiến!" (This process is a battle) và John Paul II cũng đành thú nhận: "Từ xưa đến nay, tôn giáo vẫn được xử dụng làm phương tiện cho sự chia rẽ và chiến tranh" (Religion has been used as a means for division and war). Như vậy rõ ràng Jerusalem là một chứng tích hùng hồn về sự thất bại của cái gọi là "công ơn cứu chuộc của Chúa Jesus" và là biểu tượng nhục nhã của chiến tranh tôn giáo đã gieo rắc biết bao thảm họa cho nhân loại trong 2000 năm qua. Cả hàng triệu tử đạo trên khắp thế giới cũng không đủ sức đem lại một chút xíu vinh quang nào cho Jerusalem huống hồ 117 tử đạo cắc ké Việt Nam?

Mọi người Việt Nam ngoại giáo rất ngạc nhiên vì không thể hiểu nổi tại sao người Công Giáo Việt Nam lại phải đổ máu cho nỗi vui mừng của Israel?. Các đây 4000 năm, cháu nội của Abraham là Jacob đã đặt tên cho nước Do Thái là Isra-El để vinh danh con bò thần tên EL. Chẳng lẽ cái chết của 117 tử đạo Việt Nam chỉ để mang lại niềm vui cho dân tộc thờ bò? Người Việt Nam vẫn thường quan niệm con bò là biểu tượng của sự ngu đốt, vì vậy tục ngữ Việt Nam có câu: "ngu như bò". Không có một trường hợp nào có thể áp dụng câu tục ngữ này thích hợp cho bằng trường hợp những người Việt Nam tử đạo "vì vinh quang của Jerusalem và vì nỗi vui mừng của Israel". Thật đau buồn để phải nhận ra rằng máu bò Do Thái còn quí hơn máu tử đạo Việt Nam bội phần! Do đó, những lời cầu nguyện của Giáo hoàng Jean Paul II đọc trong lễ phong thánh cho 117 tử đạo Việt Nam năm 1988 thực chất là những lời nhục mạ Công Giáo Việt Nam! Bà Joanne Meehl viết: "bỏ đạo là từ chối làm kiếp con bò" (refusing to be a cow) thật là chí lý!

 

6. BẦY QUẠ TRÊN THÂN XÁC NGƯỜI ĐÀN BÀ DO THÁI

Tại Việt Nam chỉ có một dòng tu Công Giáo duy nhất do người Việt Nam sáng lập là Dòng Đồng Công. Danh hiệu "Đồng Công" là chữ tắt của danh hiệu "Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc" (The Co-Redemptrix). Dòng này do LM Trần Đình Thủ sáng lập vào cuối thập niên 1940 do lệnh của Giáo Hoàng PIO XII. Thoạt tiên, trụ sở dòng đặt tại làng Liên Thủy (gần với làng Hành Thiện - Nam Định). Sau 1954, dòng dời về xã Tam Hà - Thủ Đức. Sau 1975, một số thầy tu Dòng Đồng Công tới định cư ở Missouri lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Ngày nay, chi nhánh Dòng Đồng Công hải ngoại này đã trở thành một đại công ty kinh doanh lòng sùng kính Đức Mẹ với những cơ sở hết sức lớn lao rải rác khắp nơi. Trụ sở chính đặt tại Carthage Missouri MO. 64836,USA với những công trình kiến trúc vĩ đại. Với số giáo dân hải ngoại vừa đông đảo vừa khá giả, thêm vào đó là tài kinh doanh vượt bực của các thầy tu, Dòng Đồng Công ngày càng làm ăn khấm khá phát tài, tiền vô như nước! Tôi rất tiếc chưa có dịp đi hành hương "Đất Thánh" Missouri của Công Giáo Việt Nam hải ngoại, nhưng đã được coi mấy cuốn băng video của cơ sở ngoại vi của Dòng Đồng Công là Câu Lạc Bộ Văn Hóa Tố Như (Box 66, Vienna – VA 22183 – Fax (702) 319-9489) cũng đủ thấy sự khai thác thương mại đại qui mô của dòng tu Việt Nam này. Tôi thật kinh ngạc phục tài thao lược "tay trắng làm nên" và tài mê hoặc quần chúng của những chuyên gia Thánh Mẫu Học Việt Nam (Vietnamese Mariologists).

Trong thời gian gần đây, CLBVH Tố Như mới cho ra lò một bộ băng video "Ave Maria, Mẹ yêu Dấu" gồm 4 cuốn:

1. FATIMA – Mẹ là niềm hy vọng

2. LỘ ĐỨC – Mẹ là nguồn yêu thương

3. LA VANG – Mẹ củng cố đức tin son sắt

4. GUADELOUP – Chứng tích mẹ yêu dấu

Thông điệp chính yếu trong những lần "Đức Mẹ hiện ra", nếu có thật, là khuyến cáo các tu sĩ, nhất là các linh mục, phải cải thiện đời sống để cứu nguy giáo hội Công Giáo đang bên bờ diệt vong. Nhưng các tu sĩ hoàn toàn làm ngơ trước những khuyến cáo này của Đức Mẹ. Trái lại, họ chỉ biết chú tâm vào việc khai thác thương mại lòng sùng kính ngây thơ của giáo dân dành cho Đức Mẹ, hiện thân của tình mẫu tử theo nhân tính tự nhiên. Nếu Đức Mẹ là Đấng Hiển Linh như niềm tin của họ thì Đức mẹ đang hiện diện khắp mọi nơi, cần gì phải tổ chức những cuộc hành hương rềnh rang tốn phí mà chỉ những kẻ nhiều tiền lắm bạc mới kham nổi. Từ nhiều năm qua, Dòng Đồng Công đã tổ chức nhiều cuộc hành hương tới những địa danh nổi tiếng về phép lạ của Đức Mẹ như Fatima ở Bồ Đào Nha, Lộ Đức (Lourdes) ở Pháp, Núi Mẹ Sầu Bi tại Oregon. Hàng năm, Dòng Đồng Công tổ chức "Đại Hội Thánh Mẫu" thu hút năm, sáu chục ngàn người từ khắp nơi qui tụ về "Thánh địa" Carthage – Missouri.

Đây là dịp cho các nhà thần học hoang tưởng về khoa học "Thánh Mẫu Học" (Mariology) trổ tài hùng biện thuyết giảng về các phép lạ của Đức Mẹ để thỏa mãn nhu cầu ham chuộng phép lạ vô bờ bến của giáo dân Việt Nam. Trong số các chuyên gia về Thánh Mẫu Học nổi tiếng, chúng ta phải kể đến "nhà văn" Phạm Đình Khiêm, tác giả cuốn "Đức Mẹ La Vang Là Nữ Vương Chiến Thắng". Linh Mục Barnabê Nguyễn Đức Thiệp, cựu Giám Tỉnh Dòng Đồng Công tại Hoa Kỳ, "nhà khảo cứu" Nguyễn Đức Tuyên, Giáo sư Trần Ngọc Vân tức "nhà văn" Trần Phong Vũ. Trần Ngọc Vân là người đã đặt tên cho cuốn sách mới toanh về Đức Mẹ là cuốn "Mẹ Maria Trong Ánh Sáng Đức Tin" 285 trang, giá 10 đô, của tác giả Ngưỡng Nhân Lưu Âu Nhi, xuất bản tại Hòa Kỳ tháng 10.2000. Nếu coi băng video của Câu lạc bộ Văn hóa Tố Như, chúng ta sẽ được nghe nhà thần học hoang tưởng trẻ măng là Linh Mục Phan Hữu Ngọc, tiến sĩ Thánh Mẫu Học thuộc dòng Đồng Công thuyết giảng.

Cơ quan tuyên truyền chính yếu của dòng Đồng Công là Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ. P.O Box 836, Carthage – MO 64836, phone (417) 358-8296. Cũng theo báo này thì từ xưa đến nay, Đức Mẹ đã hiện ra khắp nơi trên thế giới hơn 30.000 lần. Mỗi lần Người hiện ra đều có những phép lạ khác nhau và mặc sắc phục khác nhau. Chắc là Đức Mẹ có khả năng nói thông thạo mọi ngôn ngữ trên thế giới nên Người mới có thể trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh của Người tới đàn con của Mẹ thuộc mọi chủng tộc. Hay mỗi lần Đức Mẹ hiện ra lại cần phải có thông dịch viên? Tôi vẫn thắc mắc không biết khi Đức Mẹ "hiện ra" ở La Vang trên 200 năm trước đây với giáo dân Quảng Trị, Người có mặc váy và quấn khăn mỏ quạ không? Người có biết ăn trầu bỏm bẻm không? Và Người nói chuyện với giáo dân La Vang Quảng Trị bằng giọng Bắc kỳ, Nam kỳ hay bằng giọng rặc Quảng Trị? Phải chăng Đức Mẹ đã phát âm theo kiểu "Nược cô còn nọng hay là nguồi"? Xin các nhà thần học Công Giáo thông thái làm ơn giải thích dùm, nếu không thì đồng bào có quyền nghĩ rằng những chuyện Đức Mẹ hiện ra chỉ là những chuyện bịp và quý vị Thánh Mẫu Học chỉ là hạng lưu manh ngụy trí thức chuyên nghề lừa gạt đám tín đồ khờ dại để hành nghề bất lương với mục đích kiếm tiền một cách đốn mạt hèn hạ mà thôi.

Tôi không xa lạ gì với Dòng Đồng Công. Tôi đã đến thăm nhà dòng từ buổi sơ khai vào tháng 7.1950 tại nhà xứ Liên Thủy Bùi Chu, lúc đó tôi là cậu học trò 13 tuổi. Thầy giáo dạy tôi tiểu học lúc đó dẫn tôi và mấy đứa cùng trạc tuổi.

 

7. GÓP Ý VỚI QUÝ VỊ TRÍ THỨC NGOÀI CÔNG GIÁO

7.a. Về phương diện tổng quát:

Giáo hội Công Giáo luôn khuyến khích tín đồ thường xuyên đọc kinh vì đó là cách tốt nhất để nhồi sọ giáo dân các tín điều nhảm nhí và làm tê liệt óc phán đoán của giáo dân khiến cho họ không còn biết suy xét gì khác hơn là ngoan ngoản cúi đầu tuân phục mọi mệnh lệnh của Vatican. Các sách Kinh Nguyện đã được các chuyên gia của giáo hội soạn sẵn và đã được nghiên cứu chắt lọc hết công phu qua nhiều thời đại nên các sách kinh này đã trở thành những công cụ chiến tranh tâm lý cực kỳ tinh vi của bọn đế quốc nham hiểm. Do đó hậu quả tâm lý của sự tự kỷ ám thị và sự lập lại nhiều lần, tất cả những giáo điều dù vô lý đến đâu cũng đều trở thành những chân lý tuyệt đối trong đầu óc của những kẻ có thói quen đọc kinh cầu nguyện hằng ngày. Bằng các sách Kinh Nguyện, Vatican đã đào luyện nên những tập thể giáo dân tuyệt đối trung thành với chúng trong hầu hết các quốc gia trên khắp thế giới. Những tập thể giáo dân cuồng tín này luôn luôn sẵn sàng phạm mọi tội ác phản bội đồng bào và dân tộc để thực hiện mọi âm mưu phá hoại của đế quốc. Hầu hết các chính quyền gặp phải hoàn cảnh này đều không đám thẳng tay đàn áp vì sợ gây "thánh chiến" và sợ bị dư luận gán cho tội vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tôn giáo. Nhờ đó, Vatican đã trở thành tên đầu sỏ của chủ nghĩa đế quốc tinh thần (spiritual imperialism).

Muốn chận đứng những tác hại của cuốn sách kinh, trước hết chúng ta hãy cố gắng giải thích cho đồng bào của chúng ta nắm được những sự thật về đạo Công Giáo và hiểu rõ bộ mặt thực rất đểu cán của nó. Sự thật lịch sử chứng tỏ Công Giáo La Mã không phải là một tôn giáo mà chỉ là một âm mưu vô cùng thâm độc của đế quốc La Mã được ngụy trang dưới lớp vỏ tôn giáo giả tạo mà thôi. Nhiều công trình nghiên cứu đa diện của giới học giả Tây phương cận đại chứng minh rằng hầu hết những kẻ đứng đầu giáo hội ở Vatican là những kẻ vô thần, vô đạo đức và độc ác (Godless, immoral and wicked). Chúng chỉ giả vờ là những kẻ đạo đức mà thôi. Bọn đầu não "Công Giáo La Mã ở Vatican là một tổ chức tội ác hình sự cao cấp". Chỉ vì kỹ thuật phạm tội của chúng đạt tới mức tinh vi siêu đẳng vượt thời đại nên ít ai nhận ra được bản chất vô cùng độc ác và nham hiểm của chúng mà vẫn cứ lầm tưởng chúng là những người thánh thiện. Tu sĩ được giáo dân xưng tụng là "các đấng chủ chăn" thực chất chỉ là quỉ mang mặt người. Vatican là sào huyệt của Mafia đội lốt tôn giáo lưu manh nguy hiểm nhất thế giới vì chúng là những kẻ sát nhân ác độc nhưng lại được đám đông tín đồ khờ dại cuồng tín kính trọng và vâng lời chúng tuyệt đối. Đó là lý do tại sao trong gần 17 thế kỷ qua chúng đã gây ra biết bao thứ tội ác trên khắp thế giới mà bóng ma của chúng vẫn cứ tiếp tục bao trùm cả nhân loại.

Thực chất Công Giáo cũng không phải là Ki-tô Giáo (Christianity) vì đế quốc La Mã đã ra sức tiêu diệt Ki-tô Giáo rất ác liệt trong hơn 3 thế kỷ đầu Công Nguyên. Từ năm 325 đến cuối thế kỷ 4, đế quốc La Mã lập ra đạo mới là đạo Công Giáo (Catholicism) trên xác chết của Ki-tô Giáo nguyên thủy bằng cách tiêu diệt các giáo phái Ki-tô còn sót lại dám chống Công Giáo. Đồng thời chúng hủy diệt các dấu tích thật về Chúa Jesus còn sót lại ở Jerusalem, ngụy tạo Thánh Kinh, xuyên tạc lịch sử, đốt phá các thư viện và đốt các sách thuộc văn minh nhân bản Hy Lạp. Sỡ dĩ đế quốc La Mã phải diệt nền văn hóa nhân bản Hy Lạp vì nền văn hóa này hoàn toàn đi ngược lại bản chất phi nhân bản (inhumanity) của Công Giáo La Mã do chúng mới thành lập. Tội ác tiêu diệt văn hóa Hy Lạp của đế quốc La Mã đã làm cho nền văn minh của nhân loại bị chậm lại cả ngàn năm. Từ năm 325 trở đi, đế quốc La Mã không hề ngược đãi Công Giáo mà chỉ lo củng cố và bành trướng tôn giáo này mà thôi vì Công Giáo là con đẻ của đế quốc. Đến thế kỷ 5, sự tiêu diệt nền văn hóa nhân bản cổ xưa của Hy Lạp gần như hoàn toàn đến nỗi tổng Giám mục Chrysotom phải khoe rằng: "Mọi dấu vết về triết học và văn chương của thế giới cổ đã bị xóa sạch khỏi mặt đất" (Every trace of the old philosophy and literature of the ancient world has vanished from the face of the earth – Bible Myths by Doane p. 436).

Tiến sĩ Rivera đã rất có lý khi ông viết như sau: "Tổ chức Công Giáo La Mã không phải và chưa bao giờ là một giáo hội Ki-tô. Nó là con điếm đã được tiên tri mô tả trong sách Khải Huyền (cuốn sách cuối cùng trong bộ Thánh Kinh Tân Ước). Đám tín đồ Công Giáo khốn khổ đã bị nó phản bội và đang phải đối phó với thảm họa về tinh thần. Bọn người nguy hiểm nhất là những kẻ bề ngoài rất sùng đạo, đặc biệt nguy hiểm khi chúng qui tụ lại thành tổ chức và nắm những vị trí chính quyền. Bọn chúng được kính trọng sâu xa bởi những kẻ ngu dốt không biết gì về những động lực của bọn chúng ở phía sau sân khấu là hoàn toàn có tính cách vô thần và chỉ để nhắm đến quyền lực. (The Roman Catholic institution is not a Christian Church and never was. Prophetically she is the whore of Revelation. The poor Roman Catholic people have been betrayed by her and are facing spiritual disaster. The most dangerous men are those who appear very religious, especially when they are ignorant of their ungodly push for power behind the scene).

Kẻ gia nô văn hóa số một của Vatican ở Việt Nam là Linh Mục Phan Phát Huồn, thuộc dòng Chúa Cứu Thế, tác giả cuốn Việt Nam Giáo Sử (hai tập), xuất bản lần đầu vào năm 1962. Từ đó đến nay, cuốn sách này được giới "trí thức" Công Giáo thường xuyên sử dụng như một tài liệu tham khảo sử học chân chính. Tôi chưa cần đề cập đến phần nội dung của cuốn giáo sử này, chỉ riêng một đoạn Linh Mục Huồn viết trong bài tựa (trang 20) cũng đã phạm phải hai điều sai lầm nghiêm trọng về lịch sử: "Máu (tử đạo) đã nhuộm đỏ đất nước Việt Nam yêu quí làm cho đất phì nhiêu tươi tốt. Lấy võ lực đàn áp Công Giáo để tiêu diệt người Công Giáo thì chẳng những người Công Giáo không bị tiêu diệt mà còn sinh sản đông đúc thêm... Các hoàng đế Roma muốn tiêu diệt người Công Giáo thì ngày nay trên thủ đô Roma phất phới trước gió cách oai hùng quốc kỳ Vatican tượng trưng cho giáo quyền của giáo hội".

Sai lầm thứ nhất của Linh Mục Huồn là đã ngộ nhận Ki-tô Giáo nguyên thủy (the Early Chistianity) với Công Giáo La Mã (Roman Catholics). Lịch sử thế giới đã chứng minh: Trong 3 thế kỷ đầu Công Nguyên, Ki-tô Giáo không có nhà thờ mà chỉ có phòng hội (synagogue), không biết Thiên Chúa Ba Ngôi là gì, không thờ ảnh tượng, không tin và không thờ bà Maria đồng trinh. Thậm chí họ cũng không thờ Jesus mà chỉ coi ngài như một bậc thầy khôn ngoan mà thôi, do đó không có thánh lễ Misa, không có phép Mình Thánh Chúa.. Cuối thế kỷ 3, vị giám mục nổi tiếng nhất thời đó là Arius, người Hy Lạp, đã sáng tác ra những bài thơ tóm tắt giáo lý của Ki-tô Giáo nguyên thủy: "Thiên Chúa là đấng duy nhất không được sinh ra bởi ai, đấng duy nhất vĩnh cửu, duy nhất thật, duy nhất khôn ngoan. Jesus là một tạo vật giống như chúng ta". Năm 325, Arius cũng được Constantine mời họp công đồng Nicaea cùng với các giám mục Ki-tô khác như Athanasus và Marcellus. Các vị giám mục này giữ vững niềm tin Ki-tô nguyên thủy nên không chịu ký tên công nhận kinh Tin Kính của Constantine. Kết quả là Arius bị Constantine giết chết năm 336, Athanasus và Marcellus bị bắt đưa đi đày. Hàng ngàn tín đồ Ki-tô bị đế quốc sát hại. Mười bốn năm sau, Marcellus được thả ra. Ông viết sách lên án Công Giáo là tà đạo "Tritheism" có nghĩa là đạo thờ ba Thiên Chúa ám chỉ là một thứ Đa thần giáo (Paganism) với những tín điều bịa đặt và hoàn toàn trái ngược với Ki-tô Giáo nguyên thủy là một độc thần giáo chân chính (The Real Monotheism). Năm 340, đế quốc La Mã chính thức đưa tôn giáo do chúng thành lập lên thành đạo chính thức của toàn đế quốc và đặt tên cho nó là Công Giáo (Cattolica). Tất cả những gì là đặc trưng của Công Giáo ngày nay đều do đế quốc La Mã bày đặt ra sau năm 325. Từ đó chẳng có hoàng đế La Mã nào muốn tiêu diệt người Công Giáo vì Công Giáo và đế quốc La Mã là một. Những nhận định của Linh Mục Huồn là hoàn toàn sai trái vì những điều đó, trái ngược với lịch sử đã được các yếu tố khách quan xác nhận.

Chúng ta không nên quên một điều rất thực tế là trong các loại sách Công Giáo, không có sách nào quan trọng cho bằng các sách Kinh- Nguyện. Đại đa số các gia đình giáo dân không có sách Thánh kinh nhưng gia đình nào cũng có ít nhất một cuốn sách Kinh Nguyện. Đại đa số giáo dân không đọc Thánh Kinh (Bible) nhưng đã là giáo dân thì nếu không thuộc nhiều cũng phải thuộc một số Kinh Nguyện cần thiết. Các bài kinh nguyện là chủ chốt hình thành tư tưởng của tập thể tín đồ chứ không phải là Thánh kinh hay một thứ sách nào khác.

Từ đầu thập niên 1990 đến nay, khắp thế giới bùng lên phong trào giải trừ Ki-tô Giáo với hàng trăm cuốn sách và hàng ngàn bài báo giá trị, tấn công mọi mặt khiến cho tôn giáo này đã bị lung lay tận nền tảng của nó. Điều đáng chú ý là hầu hết các tác giả của các sách báo này đều là những người Ki-tô Giáo tỉnh ngộ (recovering christians) trong thế giới Tây phương, trong số đó đặc biệt có nhiều tác giả nguyên là những tu sĩ cao cấp (đáng chú ý là những tu sĩ thuộc Dòng Tên) hoặc là những giáo sư chuyên khoa tôn-giáo-học tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Cũng trong thời gian đó, tại hải ngoại chúng ta thấy xuất hiện khá nhiều sách báo Việt ngữ có nội dung lên án đạo Công Giáo và đặc biệt tố giác tính cách phản dân tộc của Công Giáo Việt Nam. Nhưng hầu hết các sách báo Việt ngữ này đều là sản phẩm của quý vị Việt kiều trí thức ngoài Công Giáo, khác với những sách chống Công Giáo ác liệt nhất ở các nước Âu Mỹ hầu như đều là sản phẩm tinh thần của những người Công Giáo tỉnh ngộ.

Trước 1975, tại miền Nam Việt Nam, hầu như không một ai dám viết sách báo bằng Việt ngữ để công khai và trực diện đã kích Công Giáo. Điều đó dễ hiểu vì miền Nam Việt Nam dưới hai thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa, áp lực chính trị của Công Giáo quá mạnh. Bọn mật vụ Cần lao, bọn chính trị hoạt đầu Công Giáo cũng như bọn cha cố Mafia không từ bỏ một thủ đoạn ác độc đê tiện nào mà không dám làm để triệt hạ những người dám lên tiếng chống bọn chúng. Tập san "Tiếng Loa Cảnh Báo" của nhóm Công Giáo cực đoan do cựu nghị sĩ Trương Tiến Đạt chủ biên, xuất bản tại San Jose tháng 11.1998 đã viết: "Cộng Sản chiếm chính quyền và quyết tâm diệt đạo nhưng chỉ phá được cảnh yên vui sống đạo, phá nhà thờ, nhà trường, các hội đoàn và cản trở các hoạt động tôn giáo nhưng đã không phá được đức tin và lòng mộ đạo. Hơn nữa, số người mới theo đạo Công Giáo lại còn nhiều hơn thời trước. Rõ ràng Cộng Sản Việt nam chỉ biết phá đạo cách vụng về và đã thất bại (trang 39). Lối phá đạo của Cộng Sản không nguy hiểm vì đó là sự tấn công từ bên ngoài và dùng sự cưỡng bách là chính (tr. 40). Công Giáo sợ nhất là sự phá đạo từ trong phá ra!

Thứ đến, Công Giáo rất sợ sự giáo dục và tự do tư tưởng vì đó là những thứ vũ khí hữu hiệu nhất để tiêu diệt mê tín chẳng khác nào dùng ánh sáng để tiêu diệt bóng tối. Căn bản của lòng cuồng tín tôn giáo là sự ngu dốt. Giáo dục và tự do tư tưởng soi rọi ánh sáng vào những vùng tối tâm linh thì sự mê muội tôn giáo phải đội nón ra đi. Chính nhờ kết quả của giáo dục và tự do tư tưởng tại các nước dân chủ tự do Âu Mỹ mà Công Giáo La Mã đang lâm nguy dẫy chết. Dùng cưỡng bách và đàn áp để diệt đạo là hạ sách vì Công Giáo chẳng khác nào cỏ dại, nếu ta càng dập nó mạnh bao nhiêu thì bông cỏ dại càng văng xa tung tóe và lan rộng thêm bấy nhiêu!. Do những nhận định trên, tôi không tin tưởng vào khả năng diệt đạo của chính quyền Việt Nam ở quê nhà mà đặt nhiều hy vọng vào khả năng giáo dục và bài trừ mê tín nơi quý vị trí thức ngoại giáo tại hải ngoại. Những cố gắng của qúy vị trong những năm qua chắc chắc đã soi sáng tâm linh cho một số giáo dân cuồng tín tại hải ngoại cũng như ở trong nước. Đây là một công tác giáo dục hết sức chính đáng và cần thiết để cứu nguy dân tộc và góp phần bảo tồn truyền thống văn hóa nước nhà.

Tuy nhiên, những cố gắng của quý vị đã bị hạn chế rất nhiều bởi những nguyên nhân sẽ được trình bày sau đây mà theo thiển ý của tôi, quý vị có thể đã không biết hoặc không để ý tới vì lý do quý vị không phải là những người trong cuộc.

Nguyên nhân 1. Trước hết, mỗi khi phát hiện có sách báo chống đạo, các cha cố thường giảng tại nhà thờ lưu ý giáo dân về những sách báo đó và công khai ngăn cấm giáo dân đọc. Phần đông giáo dân ngây thơ răm rắp tuân lệnh các cha cố nên họ đã không đọc và không hề biết nội dung của những sách báo chống đạo nói gì. Bằng phương cách đơn giản này, các cha cố đã dễ dàng vô hiệu hóa tác dụng giáo dục của quý vị. Do vậy, cái não trạng của đa số giáo dân vẫn như xưa và chẳng có gì thay đổi. Nói lên điều này, tôi muốn lưu ý quý vị một sư thật: muốn cho công cuộc giáo dục bài trừ mê tín đạt kết quả tốt, việc trước hết là phải bằng mọi cách loại trừ toàn bộ hệ thống tu sĩ Công Giáo vì họ là một bức tường kiên cố ngăn cản ánh sáng giáo dục khiến nó không thể soi tới vùng bóng tối tâm linh của tập thể giáo dân. Nói cách khác, chừng nào còn hệ thống tu sĩ Công Giáo thì chừng đó công cuộc giáo dục bài trừ mê tín sẽ không thành công.

Nguyên nhân 2. Khi viết sách báo chống Công Giáo, quí vị thường quá chú trọng đến những điều sai trái trong Thánh Kinh như thuyết Tạo Dựng (Creation) hay thuyết Cứu Rỗi (Salvation) và quý vị chủ quan tin rằng quý vị đã nắm chắc phần thắng trong việc tấn công những điều sai trái này, quý vị tưởng rằng cứ tấn công vào những điều căn bản đó thì đạo Công Giáo sẽ sụp đổ. Nhưng thưa quí vị, đây thật sự là một ảo tưởng! Bởi lẽ, dưới sự lãnh đạo vô cùng xảo quyệt của Vatican, các cha cố đã có sẵn trong tay vô số những lập luận lươn lẹo để giải thích cho giáo dân. Hầu hết giáo dân có trình độ hiểu biết thấp kém nên khi nghe cha cố giải thích đều thấy xuôi tai, không thắc mắc gì thêm và vẫn tiếp tục sùng đạo như xưa. Muốn biết nghệ thuật giải thích lươn lẹo rất tài tình của bộ tham mưu thần học Vatican ra sao, xin quý vị hãy tìm đọc cuốn "Giáo Lý Mới Thời Đại Mới", 517 trang, do Đất Mẹ phát hành tại Houston – Texas 1996. Thí dụ: Thánh Kinh dạy rằng Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong 7 ngày. Sách Giáo Lý Mới giải thích nên hiểu chữ "ngày" ở đây là "thời đại" và mỗi thời đại có thể kéo dài qua nhiều triệu năm! [Nhưng không có ai luận rằng nếu ngày có nghĩa là thời đại thì làm sao cây cỏ, thảo mộc sống được vì theo Thánh Kinh, Chúa sinh cây cỏ trước mặt trời.]

Về trường hợp thánh tổ Abraham lấy em gái làm vợ và toan giết con để tế thần, sách Giáo Lý Mới giải thích: "Chúng ta không được mời gọi để bắt chước những việc Abraham làm, nhưng cốt để chú ý đến thái độ trung thành của ông đối với Thiên Chúa (tr.54).

Nguyên nhân 3. Có một điều quý vị trí thức ngoại giáo không thể ngờ tới: đó là sự uyển chuyển linh động và co dãn như cao su của đức tin Công Giáo (the resilience of the Catholic faith). Đây là một khám phá của giới học giả Tây phương trong thời gian gần đây. Vào đầu thập niên 1970, tiến sĩ sử học Tim Dooley đã qui tụ 70 giáo sư chuyên khoa về các môn sử học, khảo cổ học, tôn giáo học, triết học và thần học thuộc các trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản vác các nước Âu Châu. Họ đã cùng nhau làm việc trong 7 năm để hoàn thành một công trình nghiên cứu về Ki-tô Giáo. Họ đã đúc kết công trình nghiên cứu của họ trong hai tác phẩm đồ sộ mang tên "Eerdmans Handbook of the Bible" và "Eerdmans Handbook of Christianity", mỗi bộ sách này dày trên 700 trang giấy khổ lớn, do Eerdmans Publishing Co. xuất bản lần đầu tại Anh và Mỹ năm 1977, tái bản năm 1987, mỗi lần in mỗi đầu sách 750.000 cuốn.

Trong khi cùng làm việc với nhau, họ cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tại sao Ki-tô Giáo (đặc biệt là Công Giáo La Mã) vẫn có khả năng vượt thoát mọi đình đốn và vẫn tồn tại sau biết bao đợt tấn công dữ dội của các giới trí thức Âu Châu như phong trào Enlightenment trong thế kỷ 18 và của các giới khoa học trong thế kỷ 19-20. Phần đông chúng ta đều nghĩ rằng Đức Tin là những điều căn bản cố định và không một ai có tư cách để sửa đổi. Trong thực tế không phải vậy! Ki-tô Giáo nói chung và Công Giáo La Mã nói riêng có khả năng đáng kinh ngạc trong việc tự điều chỉnh và canh tân đức tin của mình, đó là một khả năng đặc biệt đã giúp Ki-tô Giáo vượt thắng mọi đợt tấn công để tiếp tục tồn tại và phát triển như ngày nay.

Một thí dụ điển hình cho việc tự điều chỉnh đức tin là vụ Vatican sửa đổi Kinh Tin Kính. Chúng ta đã biết Kinh Tin Kính đã được hình thành trong Công đồng Nicaea năm 325 để trở thành một bản tóm lược tín điều căn bản của đạo Công Giáo trong 16 thế kỷ qua. Vậy mà Vatican đã dám sửa đổi một số điều quan trọng để bài kinh này có thể phù hợp với thời đại ngày nay:

- Kinh Tin Kính cũ có câu: "(Chúa Jesus) chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại..."

- Kinh Tin Kính mới sửa lại: "(Chúa Jesus) chịu khổ hình và mai táng đời Phong-xi-ô Phila-tô, ngày thứ ba sống lại như lời Thánh Kinh" (Giáo Lý Mới Thời Đại Mới, tr.160). Như vậy ta thấy qua bài kinh Tin Kính mới, Vatican không xác nhận Jesus đã chết trên thập giá mà chỉ nói trống là Jesus chịu khổ hình mà thôi. Chúng ta được biết qua vụ khám nghiệm thánh tích Tấm Vải Liệm Turin vào tháng 10 năm 1978, giới khoa học quốc tế đã xác nhận tấm vải liệm Turin là thật và các dấu vết trên tấm vải liệm này chứng tỏ Jesus đã thoát chết sau khổ hình đóng đinh trên núi Sọ. Sau cơn hôn mê, Jesus đã tỉnh dậy chứ không phải từ kẻ chết sống lại. Xin đọc bài Tấm Vải Liệm Xác Chúa của Charlie Nguyễn trong cuốn "Kitô Giáo Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại" tr. 267-281, hoặc trong cuốn Petrus Trương Vĩnh Ký Tuyển Tập tr. 157-165). Do đó, Vatican đã sửa lại kinh Tin Kính bằng cách không xác nhận Jesus đã từ kẻ chết sống lại và chỉ nói trống là Jesus đã sống lại... "như lời Thánh Kinh".

Vatican cũng loại bỏ việc Chúa xuống ngục tổ tông (tức Luyện Ngục – The Purgatory) vì ngục tổ tông là một vấn đề gây tranh cãi sôi nổi tại các nước Tây phương đã dồn Vatican vào thế bí. Cuối cùng, Vatican đã bỏ luôn câu này khỏi kinh Tin Kính.

d. Muốn giáo dục tập thể giáo dân có hiệu quả, quý vị cần xử dụng văn phong rõ ràng mạch lạc (để soi sáng vấn đề và phải dùng những từ ngữ thông dụng để họ có thể hiểu được. Thí dụ: Khi nói đến Holy Spirit hay Jean Baptist, xin quý vị cần xử dụng những danh từ mà người Công Giáo quen dùng là Đức Chúa Thánh Thần và Thánh Gio-an-Bao-ti-xi-ta thì họ sẽ hiểu ngay. Nếu quý vị gọi Holy Spririt là Con Ma Thánh và gọi Jean Baptist là Giăng Rửa Tội thì mọi người Công Giáo sẽ không hiểu quý vị nói cái gì. Khi quý vị viết sách mà người đọc không hiểu được thì mọi cố gắng giáo dục của quý vị sẽ thành vô hiệu.

7.b. Về một số từ ngữ tôn giáo.

Tôi đề nghị quí vị tác giả ngoại giáo không nên gọi đạo Công Giáo là đạo Gia-tô vì danh từ này không chính xác. Chúng ta đã biết trong các Kinh Nguyện được viết bằng Hán tự, Chúa Jesus được gọi là "Thần Chúa Gia-tô". Chẳng hạn như trong Kinh Phục Dĩ có câu: Thần Chúa Gia-tô thục tội thi ân chi đại, có nghĩa là Chúa Jesus chuộc tội và ban ơn rất lớn. Như vậy, "Gia-tô" là tiếng Hán tự phiên âm tên Chúa Jesus chứ không phải là tiếng phiên âm chữ Catholic. Trong tác phẩm Phá Ngục Tù, nơi trang 283, tác giả Trần Văn Kha đã lầm lẫn viết rằng: "Gia-tô là tiếng phiên âm từ chữ Catholic". Thật ra, đạo Công Giáo đã được truyền vào Việt nam từ năm 1533, đến nay đã gần 5 thế kỷ. Chữ quốc ngữ mới được phổ biến tại Việt Nam trong đầu thế kỷ 20. Từ đầu thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20, các sách kinh cũng như các tài liệu truyền giáo đều được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Sở dĩ người Việt thời xưa quen gọi Đạo Công Giáo là đạo Gia-tô vì các cụ đồ nho thấy đạo này thờ Chúa Giê-su mà chữ Hán gọi là Gia-tô, nên gọi đạo này là đạo Gia-tô. Về điểm này, ông Trần Quý đã viết rất đúng: "Người Việt ta thường gọi đạo Giê-su là đạo Gia-tô; nguyên nhân vì người Trung Hoa phiên dịch chữ Giê-su sang chữ Hán, người Việt đọc chữ hán theo âm ngữ Nho thành Gia-tô" (Phần mở đầu tác phẩm Lòng Tin Âu Mỹ Đấy – Đồng Thanh xuất bản, 1996).

Tuy nhiên, chúng ta không thể gọi đạo Công Giáo là đạo Gia-tô được vì trên thế giới không có đạo nào được gọi là đạo Giê-su hay đạo Gia-tô cả. Người ta gọi các đạo thờ Chúa Giê-su (Chúa Gia-tô) là CHRISTIANITY tức Cơ-đốc-giáo theo phiên âm Hán tự, hoặc Ki-tô Giáo theo phiên âm Việt Nam. Các tín đồ thờ Chúa Giê-su đều tin rằng ngài chính là Đấng Cứu Thế (Christ). Christ là tiếng Anh và Pháp phiên âm tiếng Hy Lạp CHRISTOS. Người Hán phiên âm Christos là Cơ-Đốc. Trước Công Đồng Vatican II, các sách Kinh Nguyện Công Giáo Việt Nam phiên âm Christos là Ki-ri-xi-tô, sau 1965, danh từ Ki-ri-xi-tô được rút ngắn lại thành Ki-tô. Nếu ta dùng danh từ Gia-tô để gọi đạo Công Giáo thì chẳng hóa ra Công Giáo là đạo duy nhất thờ Chúa Giê-su hay sao?. Ngoài Công Giáo ra còn có nhiều đạo khác cũng thờ Chúa Giê-su như Chính Thống Giáo, Anh Giáo và trên hai trăm giáo phái Tin Lành.. Tất cả các tín đồ của các tôn giáo này đều được gọi chung là các Ki-tô-hữu (Chritians) vì mặc dù họ thuô những giáo hội khác nhau nhưng họ có chung một niềm tin Chúa Giê-su là đấng Christ (Kitô). Công Giáo La Mã chỉ là một trong những giáo phái của Ki-tô Giáo và không phải là đạo duy nhất tôn thờ Chúa Jesus (thần Chúa Gia-tô) nên không thể gọi đạo này là đạo Gia-tô được.

Thiết tưởng chúng ta cần phân biệt rõ rệt giữa nhân vật Giê-su và huyền thoại Ki-tô. Giê-su (Gia-tô) là một nhân vật có thật trong lịch sử, tên thật theo ngôn ngữ Hebrew do cha nuôi Joseph đặt cho lúc mới sinh là Yeshua, tiếng Hy Lạp phiên âm thành Iesous, tiếng La Tinh cũng như tiếng Anh và Pháp đều phiên âm là Jesus. Theo các cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và lịch sử trong những thế kỷ gần đây thì Jesus sinh khoảng năm thứ 4 trước Công Nguyên. Bị đế quốc La Mã đóng đinh trên thập giá năm 29, lúc đó Jesus 33 tuổi. Theo kết quả giảo nghiệm tấm vải liệm xác Jesus của phái đoàn khoa học quốc tế tại Turin nước Ý vào tháng 10 năm 1978, căn cứ vào những vết máu, mồ hôi và chất nhờn da thịt (skin oil) của Jesus hiện còn dính trên tấm vải liệm, các nhà khoa học đã ước đoán Jesus cao 1 mét 82 và cân nặng 79 kí.

Tôi đã trình bày hơi dài dòng về vấn đề này không ngoài mục đích để xác nhận Jesus là một nhân vật có thật trong lịch sử. Trái lại, Ki-tô là một huyền thoại chứ không phải là một nhân vật có thật. Huyền thoại Ki-tô đã phát sinh từ Babylon vào khoảng 4000 năm trước Công Nguyên và huyền thoại này đã xâm nhập vào Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái vào khoảng thế kỷ 10 trước Công Nguyên. Cho tới nay, những người theo đạo Do Thái vẫn tin rằng Chúa Ki-tô chưa ra đời. Họ phủ nhận Jesus là Ki-tô. Đối với họ, Jesus đã chết không phải với tư cách của một Đấng Cứu Thế (Ki-tô/Cơ đốc/Messiah) nhưng với tư cách là một công dân Do Thái chống đế quốc La Mã. Bọn đế quốc đã thần thánh hóa Jesus bằng huyền thoại Ki-tô. Nói cách khác, Jesus đã được chúng Ki-tô hóa để trở thành Thiên Chúa (JESUS WAS CHRISTED) nhằm mục đích biến Jesus thành cái Boomerang quay ngược trở lại tàn sát dân tộc Do Thái để trả thù.

Tôi cũng đề nghị quý vị không nên gọi Công Giáo là Thiên Chúa Giáo vì trên thế giới, người ta gọi các dạo thờ chung Một Thiên Chúa (one-God religions) là Monotheism tức Nhất Thần Giáo hoặc Độc Thần Giáo chứ không có đạo nào được gọi là Thiên Chúa Giáo cả. Monotheism gồm có ba tôn giáo là Do Thái Giáo, Ki-tô Giáo và Hồi Giáo. Công Giáo chỉ là một giáo phái của Ki-tô Giáo và Ki-tô Giáo chỉ là một trong ba tôn giáo thuộc hệ thống Nhất thần giáo mà thôi. Chúng ta đã biết rằng các đạo thờ Chúa là sản phẩm của Tây phương, bao gồm các nước Âu Mỹ và các nước Do Thái Ả Rập, do đó chúng ta nên hiểu tôn giáo này theo định nghĩa của họ. Đối với người Tây phương, nếu nói tới Monotheism là người ta nghĩ ngay đến những tôn giáo bắt nguồn từ Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái gồm có đạo Do Thái (Judaism) đạo Ki-tô (Christianity) và đạo Hồi (Islam). Tất cả mọi người ngoài ba tôn giáo này đều được gọi là người ngoại giáo (heathen: One who adheres to a religion that does not acknowledge the God of Judaism, Christianity or Islam).

Chúng ta cũng không nên gọi Công Giáo La Mã là Ca-tô Rôma. Theo tôi hiểu, quý vị muốn tránh dùng danh từ Công Giáo vì quý vị cho rằng danh từ này ám chỉ Công Giáo là quốc giáo (state religion/official religion of state/public religion). Thật ra,nếu chúng ta hiểu chữ Catholic là state religion hay public religion là chúng ta đã đánh giá quá thấp ý đồ thâm độc của đế quốc La Mã. Trong ba thế kỷ đầu Công Nguyên, không có đạo Công Giáo mà chỉ có đạo Ki-tô với rất nhiều giáo phái khác nhau. Năm 325, đế quốc La Mã thống nhất các giáo phái Ki-tô bằng võ lực. Năm 340, đế quốc La Mã đổi tên Ki-tô Giáo thành Công Giáo, tiếng La Tinh "Catholica" có nghĩa là toàn cầu (universal). Kẻ chủ mưu là hoàng đế Constantine không tin đạo Công Giáo nhưng đã cố tình biến đạo này thành một công cụ chính trị giúp y thực hiện mộng bá chủ toàn cầu dưới chiêu bài tôn giáo. Y nêu ra khẩu hiệu "In Hoc Signo Vinces" có nghĩa là "Với dấu hiệu Thánh giá, ta sẽ chiến thắng thế giới". Tự điển Bách Khoa Công Giáo đã viết rõ về điều này như sau: "Constantine favored Christianity merely from political motives and he has been regarded as an enlightened despot who made use of religion only to advance his policy – The Catholic Encyclopedia Volume 4, p.300). Thực chất Công Giáo La Mã là mộ đạo do đế quốc La Mã lập nên trên nấm mồ của Ki-tô Giáo nguyên thủy và đi ngược lại giáo lý của đạo Ki-tô lúc ban đầu chỉ thờ Một Thiên Chúa chứ không thờ Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì đạo Ki-tô đã được Đế quốc La Mã biến đổi thành Công Giáo và Công Giáo đã thống trị tâm linh Âu Mỹ nhiều thế kỷ nên ngưởi ta quen gọi Công Giáo là Ki-tô Giáo. Cũng do đó, người ta đã gọi Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa của Ki-tô Giáo (Xin đọc chương 4, tác phẩm bestseller A HISTORY OF GOD của cựu nữ tu sĩ Công Giáo Anh quốc Karen Armstrong, tác giả trình bày vấn đề này hết sức rõ ràng dưới tiểu đề "Trinity: The Christian God" , tr. 107-131). Một số vị trí thức ngoài Công Giáo đã lầm lẫn dịch chữ "Christian God: là "Thần Gia-tô". Thật ra, Christian God có nghĩa là "Thiên Chúa theo quan niệm của Ki-tô Giáo", tức quan niệm về Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong các Kinh Nguyện bằng chữ Hán thì danh từ "Thần Chúa Gia-tô" có nghĩa là "Đức Chúa Giê-su". Như vậy Gia-tô là tiếng phiên âm chữ Hán để gọi tên Giê-su. Còn chữ Christianity là Ki-tô Giáo theo phiên âm Việt Nam, người Hán phiên âm là Cơ đốc giáo (bắt nguồn từ chỗ phiên âm tiếng Hy Lạp Christos là Cơ đốc). Tiến sĩ Lý Khôi Việt dịch chữ "Christian God" là "Thần Gia tô" theo tôi nghĩ là không đúng nghĩa (sách "Phật Giáo & Quốc Đại Việt Nam" của tác giả Lý Khôi Việt, Viện Tư Tưởng Việt-Phật xuất bản năm 2000, trang 378). Giáo sư Trần Chung Ngọc lầm lẫn Christian God với Thiên Chúa Jehovah (còn gọi là Elohim tức con bò thần El) của đạo Do Thái. Ông viết: "Theo Thánh Kinh Thần Ki tô đã dạy dân mà Ngài chọn".

Nếu chúng ta thấu hiểu âm mưu vô cùng thâm độc của đế quốc La Mã khi chúng lập ra đạo Công Giáo (có nghĩa là tôn giáo toàn cầu) vào năm 325, thì chúng ta sẽ cố gắng làm cho đồng bào của chúng ta hiểu rõ ý nghĩa xâm lược toàn cầu của chúng qua chiêu bài tôn giáo bịp bợm hơn là phiên âm thành "Ca-tô-Rô-ma" vì tiếng phiên âm này đã làm mất đi chữ CÔNG với ý nghĩa nguyên thủy là tham vọng toàn cầu (universal) của bọn đế quốc. Ngoài ra, cũng xin nói thêm là sở dĩ người ta dùng danh từ Công Giáo La Mã (Roman Catholic) cốt để phân biệt với nhiều giáo phái Công Giáo khác như Công Giáo Ai Cập (Coptic), Công Giáo Hy Lạp (Greek Catholic), Công Giáo Anh tức Anh Giáo (Anglicanism). Tôi sẽ cố gắng trở lại vấn đề nêu trên với đầy đủ chi tiết trong một bài viết riêng.

 


 

PHỤ LỤC

Câu Chuyện Ly Kỳ về Một Thánh Tích 2000 Năm Lịch Sử:

 

TẤM VẢI LIỆM XÁC CHÚA

Hai thuyết quan trọng bậc nhất làm rường cột cho Kitô Giáo là thuyết Tạo Dựng và Cứu Rỗi.

Theo thuyết Tạo Dựng, Thượng đế sinh ra vũ trụ và con người khoảng 6-10 ngàn năm trước đây. Thuyết này đã bị khoa học bác bỏ qua thuyết "Big Bang", và các khám phá của môn khảo cổ học cho biết con người có mặt trên quả địa cầu từ khoảng trên 150 ngàn năm, mà độc giả sẽ thấy trong bài của Nguyễn Hồng Ngọc.

Về thuyết Cứu Rỗi nói rằng Chúa Jesus (Giê-su) được Chúa Cha phái xuống trần gian chịu chết trên cây thập tự để chuộc tội cho nhân loại, sau đó Ngài sống trở lại và bay về trời với Chúa Cha. Nhưng qua tấm vải liệm mà các nhà khoa học quốc tế giảo nghiệm ngày 8-10-1978 cho thấy: "Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự nhưng không chết, chứ không phải đã chết và sống trở lại rồi bay về trời qua bài sưu tầm dưới đây của Charlie Nguyễn: (Lời giới thiệu trong cuốn "Kitô Giáo Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại").

Cuối tháng 5.96 vừa qua, đài phát thanh VOVN Houston có loan một tin ngắn: Tấm vải liệm xác Chúa Jesus là một thánh tích rất nổi tiếng qua nhiều thế kỷ đã bị Tòa Thánh La Mã xác nhận là một vật giả mạo. Thực ra đây không phải là một tin mới mẻ vì cách đây 8 năm, vào tháng 10.1988, Tòa Thánh đã tổ chức một cuộc họp báo tại London chính thức công bố thánh tích tấm vải liệm xác Chúa đã bị "ngụy tạo" trong khoảng thời gian từ 1250 đến 1390.

Sự công bố trên của Tòa Thánh La Mã đã gây ngạc nhiên cho nhiều giới khoa học, học giả và ký giả từng quan tâm đến thánh tích này vì sự công bố của La Mã hoàn toàn trái ngược với kết quả cuộc giảo nghiệm của Ủy Ban Khoa Học Quốc Tế được tổ chức tại Turin (Ý) vào tháng 10.1978. Kết quả cuộc nghiên cứu năm 1978 đã xác nhận tấm vải liệm xác Chúa Jesus là thật.

Do đó, nhiều học giả và ký giả đã tự động mở cuộc điều tra để tìm hiểu ngọn nguồn sự việc, trong số đó có hai học giả Đức là Holger Kersten và Elma R. Gruber. Sau nhiều năm nghiên cứu lịch sử và tiếp xúc với các nhà khoa học đã từng tham dự các cuộc giảo nghiệm năm 78 và 88 nói trên, họ đã tường trình kết quả của cuộc điều tra riêng của họ trong một cuốn sách được viết bằng tiếng Đức. Cuốn sách này do chính các tác giả chuyển ngữ sang tiếng Anh với tựa đề The Jesus Conspiracy, 337 trang, Element Co, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1994.

Để độc giả Việt Ngữ hiểu rõ hơn về thánh tích rất nổi tiếng tại các nước Âu Mỹ trong nhiều thế kỷ qua, chúng tôi xin tóm lược phần nói về TẤM VẢI LIỆM trong cuốn sách nói trên một cách ngắn gọn.

 

I. XUẤT XỨ TẤM VẢI LIỆM

Dưới đề mục Bí Mật Núi Sọ (The Secrets of Golgotha) Elma R. Gruber đã kể chuyện xuất xứ của tấm vải liệm như sau: Năm 29 sau Công Nguyên, Jesus 33 tuổi, người xứ thuộc địa Galilee đã bị quan Toàn Quyền La Mã Pilatus tuyên án tử hình về một tội chính trị: "Âm mưu gây bạo loạn chống chính quyền". Một toán lính La Mã đã dẫn Jesus lên núi Sọ Golgotha ở Jerusalem xử tử bằng cách đóng đinh vào thập giá. Lúc đó là buổi chiều thứ sáu. Ngày hôm sau là ngày Lễ Vượt Qua (Passover) nhằm ngày thứ bảy (Sabbath). Theo tục lệ Do Thái thì mọi tử tội đều phải được chôn cất trước ngày Sabbath vì Thánh Kinh đã dạy: "Mặt trời không chiếu trên xác tử tội vào ngày Sabbath". Hai người bạn thân của Jesus là Joseph Arimathea và Nicodemus là những người rất giàu có và quyền thế. Cả hai đều là thành viên của hội đồng tối cao Do Thái (Sanhedrin) là một chính quyền bản xứ do La Mã lập ra để trông coi mọi việc về tôn giáo và luật lệ Do Thái, hai người này cũng đều quen biết Pilatus (Pilate). Joseph và Nicodemus biết trước từ lâu việc chính quyền La Mã đã quyết định xử tử Jesus. Tuy họ không thể cứu Jesus thoát khỏi án tử hình nhưng họ đã cố gắng tìm mọi cách can thiệp với Pilatus (Pi-la-tớt) cho phép họ tháo xác Jesus xuống càng sớm càng tốt để kịp thời cứu sống. Joseph đã mua sẵn một khu vườn nằm sát bên núi Sọ, xây sẵn một ngôi mộ lớn có nhiều phòng, chung quanh có cây cối che khuất. Nicodemus (Ni-cô-đe-mớt) mua một số lượng thuốc men rất lớn mà theo kinh Phúc Âm của John (19:30) kể rằng: Nicodemus đến với Chúa vào ban đêm mang theo dầu myrrh và aloe (lô hội) nặng 100 stones" (tương đương 100 pounds). Đó là chất thuốc có tác dụng gây mê, tẩy uế và chữa trị vết thương. Trong lúc còn bị treo trên thập giá, Jesus kêu khát nước. Một sĩ quan La Mã đã dùng một miếng bọt biển (sponge) thấm dấm rồi lấy cây giáo đưa miếng bọt biển đó lên miệng cho Jesus uống. Viên sĩ quan đó là thuộc hạ của Pilatus, cấp bậc như Đại Úy, chỉ huy toán hành hình Jesus nhưng lại là một tín đồ bí mật của Ngài. Phúc Âm của Mark [Thánh Kinh Tân Ước có tên là Mác.] ghi rõ (15 39-27:54): "Viên sĩ quan này là người đã từng ngợi khen Chúa là con của Đức Chúa Trời." Sau khi uống dấm xong, Chúa nói: "Công việc đã hoàn tất", rồi Ngài cúi xuống trút linh hồn (bất tỉnh).

Tại sao Jesus chết giả ngay sau khi uống dấm? Và có phải là dấm thật không? Có thể đó là rượu nho pha myrrh và aloe là hai chất Nicodemus mang lên núi Sọ rất nhiều. Sau này các nhà khoa học đã phân chất khám phá ra trong aloe (lô hội) có chất phenol là chất có tác dụng gây ra tình trạng hôn mê (coma). Dầu myrrh lấy từ cây Commiphora được ông tổ y khoa Hippocrate ca ngợi là một thần dược tẩy uế, ngăn ngừa bệnh dịch và chữa trị vết thương. Cũng không loại trừ giả thuyết cho rằng trong nước "dấm" đó có pha thêm thuốc phiện vì vào thời Jesus ở Palestine, việc xử dụng thuốc phiện rất phổ biến. Do đó, uống "dấm" xong, Jesus ngất xỉu. Chỉ sau đó vài giờ, vì đã được phép của Pilatus, Jesus được Joseph và Nicodemus tháo xuống khỏi thập giá và đưa ngay vào nhà mộ kín đáo trong vườn riêng của Joseph. Tại nhà mộ này, Joseph và Nicodemus đã trải sẵn một tấm vải trắng trên ghế dài bằng đá. Vì tấm vải rất dài (4m36, rộng 1m10) nên chỉ cần một nửa tấm vải cũng đủ phủ lên mặt ghế đá. Nicodemus rắc các thứ dầu và thuốc đó trước khi đặt thân xác Jesus nằm lên trên. Do toàn thân của Jesus lúc đó đẫm máu nên tấm vải trắng in rõ các vết roi rướm máu ở lưng, mông, đùi và chân. Cũng nhờ các vết máu này, người ta đã đo được chiều cao của Jesus là 1m82 và ước lượng thân xác Ngài nặng khoảng 79Kg. Với tuổi 33, Ngài là một thanh niên khá cao lớn lực lưỡng!

Phân nửa tấm vải còn lại được trùm qua đầu, qua mặt, ngực, bụng xuống tới hai bàn chân. Lúc đó hai tay của Jesus được đặt vắt chéo nhau trên bụng. Phân nửa tấm vải này in rõ các vết tròn nhỏ do gai nhọn đâm vào trán. Một số lỗ gai đâm từ lâu trước đó nên máu đã khô đen. Bấy giờ, người ta tháo đinh gai ra khỏi đầu Jesus nên máu tươi bật chảy ra làm ướt cả mặt. Jesus được thoa hỗn hợp dầu myrrh và aloe khắp thân thể. Những chất dầu này hòa lẫn với máu đã in khuôn mặt của ngài lên tấm vải phủ phía trên thân xác, hai cánh tay vắt chéo với lỗ đinh trên hai bàn tay, hai ống chân với hai lỗ đinh trên hai bàn chân. Buổi tối hôm đó là đêm thứ Sáu rạng ngày thứ Bảy cũng là ngày lễ Vượt Qua. Đó là ngày đại lễ của Do Thái kỷ niệm ngày thánh Moses (Môi-se), tương truyền Môi-se hóa phép cho nước Hồng Hải rẽ ra và thánh đã dẫn toàn dân Do Thái thoát ách nô lệ Ai Cập để đến miền đất hứa Palestine (Pa-lét-tin). Vào thời kỳ đó, người Do Thái dùng Âm lịch và ngày lễ Vượt Qua trùng vào dịp trăng tròn rất sáng ban đêm. Mọi người dân Jerusalem (Rê-ru-sa-lem), thủ phủ của nước Do Thái, đều lo sửa soạn ăn mừng ngày lễ lớn nhất của họ, không có ai để ý đến người tử tội đã bị xử tử hồi chiều qua. Người tử tội Jesus lúc này đã tỉnh dậy vì chất "dấm" gây mê đã hết tác dụng. Đêm đó, dưới ánh trăng rằm, Joseph, Nicodemus và các "thiên thần mặc áo trắng" đã đưa Jesus từ nhà mồ của Joseph đến một nơi bí mật an toàn hơn để tiếp tục chữa trị các vết thương cho Ngài. Về sau, do sự khám phá từ hơn trên một trăm cuốn sách cổ tại Qumran gần Biển Chết (Dead Sea), người ta mới biết các "thiên thần mặc áo trắng" đó là các tu sĩ kiêm y sĩ thuộc giáo phái Essene, một giáo phái xuất phát từ đạo Do Thái nhưng đã được biến cải thành "Kitô Giáo trước Jesus". Trước đó ba năm, một tu sĩ nổi tiếng của giáo phái này là Gioan Baotixita đã làm phép rửa tội cho Jesus trên sông Jordan (Róc-đan), chỉ cách Qumran có 5km. Các tu sĩ thuộc giáo phái này luôn luôn mặc áo dài trắng, thường hay chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo trên khắp nước Do Thái thời ấy. Sau khi đưa Jesus đến một nơi an toàn hơn, họ đã để lại ở ngôi mộ tấm vải liệm xác Chúa Jesus. Sáng hôm Chủ Nhật (Do Thái gọi là ngày đầu tuần), một nữ tín đồ thân thiết của Jesus là Mary Magdelene đến thăm mộ Chúa. Phúc Âm (Kinh Thánh) của John (20: 1-18) kể chi tiết như sau: Magdelene đến thăm mộ Chúa trong buổi sáng ngày đầu tuần. Lúc ấy trời hãy còn tối. Bà thấy hòn đá chắn cửa hang đã dời đi nơi khác. Bà vô cùng hoảng hốt bèn đi tìm Peter và John, than khóc với hai người rằng: "Không biết ai đã mang xác Chúa ra khỏi mộ rồi!" (Peter là Thánh Phêrô, John là Thánh Gioan tông đồ và cũng là một trong bốn vị thánh viết sách Phúc Âm). Phúc Âm của John (20: 4-7) kể tiếp: "Peter và John cùng chạy đến hang mộ Chúa nhưng John chạy nhanh hơn nên tới trước. John nhìn vào hang thì thấy tấm vải liệm cuộn lại cùng chiếc khăn che mặt của Chúa."

Xin lưu ý là tác giả Phúc Âm đã dùng động từ thì hiện tại (present tense) để kể chuyện này, muốn chứng tỏ sự việc trên do tác giả chứng kiến.

 

II. TỘT ĐỈNH VINH QUANG CỦA THÁNH TÍCH SUỐT CHIỀU DÀI LỊCH SỬ BỊ KẾT THÚC BẰNG MỘT DIỄN BIẾN BẤT NGỜ.

Trong phần lớn cuốn sách The Jesus Conspiracy, học giả Holger Kersten đã tường thuật cuộc hành trình từ Đông sang Tây của thánh tích và một biến cố bất ngờ năm 1978 đã đưa thánh tích này từ tột đỉnh vinh quang xuống đáy vực của sự ô nhục.

Theo Phúc Âm của John thì Peter là người đầu tiên nhặt tấm vải liệm xác của Jesus lên. Đối với người Do Thái, không ai dám nhặt vải liệm xác người chết đem về nhà vì họ cho đó là thứ dơ bẩn. Nhưng đối với các tín đồ tin Chúa và với các môn đệ thì tấm vải liệm xác Chúa là một thánh tích vô cùng quý giá cần phải được bảo tồn. Theo một tài liệu của Thánh Nino (chết năm 335) thì tấm vải liệm xác Jesus có một thời gian lọt vào tay vợ của Pilatus. Bà này rất có cảm tình với Jesus và chính bà đã khuyên chồng đừng giết ông ta. Do đó, Pilatus đã rửa tay tuyên bố không liên can đến vụ án và giao Jesus cho người Do Thái muốn làm gì thì làm. Sau đó tấm vải này được các cộng đồng tín đồ Kitô Giáo ở Palestine kế tiếp nhau lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Tới năm 670, giám mục người Pháp Arcurf de Périgeux đến Palestine hành hương. Ông đi theo một đám đông người đến một thánh đường tại đây để viếng tấm vải liệm xác Chúa. Ông trở về Pháp thuật lại chuyện này và kể chính ông ta đã hôn lên tấm vải liệm đó.

Năm 944, tấm vải liệm được đưa về lưu giữ tại một nhà thờ ở Constantinople. Tháng 8.1203, nó được đưa về nhà thờ ở Blachernal ở Hy Lạp. Nhà thờ này mở cửa vào các ngày thứ sáu hàng tuần cho dân chúng đến chiêm bái và cầu nguyện.

Năm 1418, tấm vải liệm được đưa về pháo đài Monfort (Pháp) thuộc quyền sở hữu của dòng họ Charny. Năm 1452, Margaret Charny đem triển lãm thánh tích này tại lâu đài Germolles. Cuối cùng, bà hoàng này quyết định đem tấm vải thánh tích tặng cho Quận Công Savoy. Quận công vô cùng cảm kích đã tặng lại bà hoàng Margaret tòa lâu đài Varambon ở Geneve và tất cả tiền lợi tức bất động sản của quận công ở Lyon. Từ đó, tấm vải liệm thánh tích được lưu giữ và tôn thờ tại một thánh đường riêng của dòng họ này tại Chambery.

Năm 1506, Giáo Hoàng Julius II ra đạo luật công nhận tấm vải liệm là một thánh tích của Chúa Jesus và Ngài quyết định chọn ngày 4 tháng 5 hàng năm là ngày lễ chính thức của giáo hội tôn kính thánh tích này. (The Feast Day of The Holy Shrout). Từ đó, các vua chúa, các nhà quí tộc, các giám mục, tu sĩ và các tín đồ giàu có từ khắp nơi trên thế giới lũ lượt kéo đến Chambery hành hương để được cầu nguyện "trước mặt Chúa" (tấm vải liệm).

Ngày 17.9.1578, Quận Công Emmanuel Philibert de Savoy dời thủ đô về Turin (thuộc nước Ý ngày nay). Thánh tích tấm vải liệm của Chúa được đặt trong lồng kiếng khung vàng dựng ở phía trên bàn thờ tại nhà thờ Turin. Từ đó người ta gọi thánh tích này là "khăn liệm Turin" (The Turin Shrout).

Vào tháng 5.1931, nhân dịp đám cưới của Hoàng Tử Umberto, sau này trở thành Vua nước Ý, tấm vải liệm được đưa ra triển lãm trong 22 ngày để cho dân chúng khắp nơi đến chiêm bái. Trong cuộc Thế Chiến Thứ Hai, thánh tích được di chuyển đến tu viện Vergine ở Avellino để được cất giữ an toàn.

Tuy giáo phận Turin có nhiệm vụ bảo quản thánh tích vải liệm của Chúa đã hơn 400 năm nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc dòng họ Savoy (Xa-voi). [Ngày 2 tháng 3 năm 1983, Giáo Hoàng John Paul II đích thân đến Lisbone (Bồ Đào Nha) gặp Cựu Hoàng Umberto đang tĩnh dưỡng tại đây để xin ông này chuyển nhượng quyền sở hữu tấm vải liệm. Cựu Hoàng lúc đó đã rất yếu, bằng lòng tặng cho Tòa Thánh. Hai tuần sau, ông qua đời. Từ nay, Vatican hoàn toàn làm chủ nên dễ "uyển chuyển" lúc bị thế giới đem ra mổ xẻ Tấm Vải Liệm lần khác]

Năm 1978, thành phố Turin tưng bừng làm lễ kỷ niệm 400 năm thành phố này có vinh dự được lưu giữ một thánh tích thiêng liêng và duy nhất của giáo hội Kitô. Thánh tích được đưa ra triển lãm trong sáu tuần lễ, từ ngày 28.8.78 đến 8.10.78. Các phương tiện truyền thông thế giới loan báo rộng rãi tin tức này. Chỉ trong sáu tuần lễ có tới trên 3 triệu tín đồ từ khắp nơi kéo về Turin hành hương. Mọi người xếp hàng để lần lượt được đi ngang qua chiêm bái Nhan Thánh Chúa in trên tấm vải liệm. Dư luận thế giới lúc đó bắt đầu bàn tán không biết thánh tích khăn liệm của Chúa có thật hay không. Nhiều nước Âu Mỹ lập các hội khoa học để điều tra vụ này. Tòa Thánh Vatican cũng hoan nghênh Ủy Ban Quốc Tế gồm các nhà khoa học ưu tú trên thế giới đến Turin giảo nghiệm vào ngày cuối cùng của cuộc triển lãm tức là ngày 8.10.1978. Riêng Hoa Kỳ gửi đến Turin một phái đoàn 25 nhà khoa học với hàng tấn dụng cụ máy móc trong đó có một số máy dùng vào việc giảo nghiệm thánh tích này. Phái đoàn của Tòa Thánh có ba nhà bác học: nhà vật lý học Luigi Gonella, chuyên gia về kính hiển vi Giovani Riggi và giáo sư bệnh lý học Peerluigi Baina Bollone. Những nước Anh, Pháp, Đức cũng gửi một số nhà khoa học của họ đến tham dự cuộc giảo nghiệm vô cùng quan trọng này.

Trước hết, tấm vải liệm được đem đến tòa nhà Palazzo Reale cạnh nhà thờ Turin và được đặt trên một cái bàn rất lớn, chung quanh được bao vây bằng những tấm kiếng chắn an toàn. Các nhà khoa học chia tấm vải thành 60 khu vực nghiên cứu. Họ lần lượt khám nghiệm, chụp hình, phân chất từng inch (phân) vuông của tấm vải liệm. Những tiến bộ khoa học về các môn học mới như tử thi học, phạm tội học đã giúp ích rất nhiều cho cuộc thử nghiệm này. Sau hai tuần lễ làm việc miệt mài với tinh thần vô tư, các nhà khoa học đã đi đến kết luận như sau:

Tấm vải liệm làm bằng sợi bông Ai Cập, được dệt tại Syria là một xứ thuộc địa La Mã vào thời Jesus, ở phía bắc Palestine. Tuổi thọ của tấm vải khoảng 2000 năm. Vào thời kỳ này, dân Âu Châu chưa biết cây bông là gì và phải đợi đến thế kỷ 14, dân Âu Châu mới học được kỹ thuật dệt vải hình xương cá trích (herring bone pattern). Các vết máu in trên vải đúng là máu người. Hình mặt người in trên tấm vải là do phản ứng hóa học và sự oxýt hóa của chất nhờn da mặt (skin oil), mồ hôi, dầu aloe và dầu myrrh dính trên mặt và thân thể thấm vào sợi vải nhiều ngày mà thành. Cuộc thử nghiệm cũng cho biết đã có một người bị thương nặng đang ở trong tình trạng hôn mê (coma) nhưng vẫn còn sống nằm trên tấm vải. Chiều cao của người đó là 1m82 và nặng khoảng 79kg. Có người thắc mắc: "tại sao tấm vải liệm này có thể tồn tại lâu như vậy?". Các nhà khoa học xác nhận vải bông có thể tồn tại rất lâu không hư. Hiện nay tại Cairo (Ai Cập) còn lưu trữ nhiều mẫu vải bông có tuổi thọ từ 3000 đến 5000 năm! Các nhà khoa học đã phân biệt được những vết máu khô trước đó và những vết máu tươi chảy ra khi "người đó" được đặt nằm trên tấm vải. Các vết máu tươi có vành huyết tương viền chung quanh. Nhưng nếu một người đã chết cứng thì không chảy thứ máu tươi này. Hơn nữa, các vết máu của lưng, mông, đùi, chân đều nằm trên một mặt phẳng. Đó là tư thế nằm dài của một người còn sống. Người chết trên thập giá, hai chân gập lại ở đầu gối (ảnh tượng Jesus mà chúng ta thấy thờ ngày nay), không thể có tư thế nằm thẳng như vậy và có máu chảy được. Cuộc xét nghiệm năm 1978 đã đi tới kết quả như trên, phần lớn do công lao của các nhà khoa học Mỹ. Khám phá này phù hợp với kết quả cuộc điều tra kéo dài trên 200 năm qua (khởi đầu từ phong trào Enlightenment thế kỷ 18 ở Âu Châu) của các học giả nghiên cứu lịch sử. Sự thật lịch sử là: Jesus đã thoát chết sau khi bị đóng đinh trên thập giá tại núi Sọ (Golgotha) vì tội "âm mưu gây bạo loạn chống chính quyền", không có chuyện Chúa chịu chết để chuộc tội cho nhân loại và cũng chẳng có chuyện sống lại (phục sinh) rồi trở về thiên đàng với Chúa Cha nào cả. Hai tín điều này là căn bản cốt yếu của đạo Kitô. Tấm vải liệm xác Chúa Jesus đã được coi là một thánh tích thiêng liêng duy nhất của Thiên Chúa Giáo bỗng một sớm một chiều biến thành ‘Con ngựa thành Troy" có nguy cơ phá hoại giáo hội từ căn bản giáo lý. Nhiều ký giả của các hãng thông tấn nổi tiếng Âu Mỹ e sợ Tòa Thánh có thể tiêu hủy thánh tích này. Đã mấy lần Reuter và UPI loan tin có mật báo cho biết Vatican có âm mưu thủ tiêu thánh tích. Mỗi lần như thế, Vatican lại phải lên tiếng cải chính là thánh tích vẫn còn ở Turin. Thực ra vì thánh tích này đã quá nổi tiếng và nhiều triệu người trên thế giới đã từng hành hương chiêm ngưỡng nó nên Tòa Thánh cũng khó có thể tiêu hủy nó được.

 

III. DƯỚI TIÊU ĐỀ VỤ LỪA BỊP CỦA THẾ KỶ (FRAUD OF THE CENTURY)

HOLGER KERSTEN VIẾT TIẾP: Cuối cùng Tòa thánh cũng tìm ra được một giải pháp để vô hiệu hóa kết quả giảo nghiệm của Ủy Ban Khoa Học Quốc Tế năm 1978 (nhằm bào chữa cho thuyết Cứu Rỗi và Phục Sinh).

Trong năm 1988, Tòa Thánh triệu tập một ủy ban khoa học hạn chế gồm toàn những người do Tòa Thánh chọn lựa. Ủy ban này dùng phương pháp Radiocarbon để định tuổi tấm vải liệm. Kết cuộc, ủy ban "gà nhà" nói rằng tấm vải liệm đã được ngụy tạo vào thời trung cổ, khoảng từ 1260 đến 1390. Tòa Thánh tổ chức cuộc họp báo tại London trong tháng 10.88 để công bố kết quả trên.

Mấy tháng sau, vào ngày 28.4.1989, ký giả Ý Orazio Petrosillo tháp tùng Giáo Hoàng John Paul II trong chuyến công du Madagascar. Trên máy bay, ký giả có dịp phỏng vấn Giáo Hoàng về tấm vải liệm. Giáo Hoàng trả lời "Tấm vải đó hiển nhiên là một thánh tích" (The Cloth was definitely a relic). Về câu hỏi thánh tích đó có xác thực không, Ngài trả lời: "Nếu đã là một thánh tích thì nó phải có tính cách xác thực". Việc ký giả Petrosillo phỏng vấn Giáo Hoàng trên máy bay được thuật lại trên báo của Tòa Thánh là tờ Observatore Romano ngày 3.5.89. Nhưng các ý kiến nói trên của Giáo Hoàng thì lại bị tờ báo đục bỏ. Chẳng qua vì kết quả giảo nghiệm của Uy Ban Khoa Học Quốc Tế năm 1978 tại Turin đã phát giác một sự thật lịch sử là "Chúa Jesus đã thoát khỏi nạn chết trên núi Sọ" nên buộc lòng Tòa Thánh phải phủ nhận tính cách xác thực này để thuyết Cứu Rỗi và Phục Sinh được tồn tại. Tuy nhiên, khi phủ nhận tính cách xác thực của tấm vải liệm, Tòa Thánh đã mặc nhiên phủ nhận "tính cách không thể sai lầm" của ngôi vị Giáo Hoàng, người thay mặt Chúa. Trong lúc Giáo Hoàng Julius II năm 1506 đã ra đạo luật công nhận thánh tích này là thật, nay Tòa Thánh nói ngược lại tức đã công khai xác nhận Giáo Hoàng Julius II sai lầm!. Nói khác đi, Tòa Thánh đã tự phủ nhận "sự không thể sai lầm" về các vấn đề tín lý của chính mình. Tín điều "Đức Mẹ Đồng Công" (Co-Redemptrix) và tín điều "Giáo hoàng không sai lầm" (dogma) sẽ đưa CGLM đến chỗ chết: Tận thế! Đây cũng là một điều rất đáng buồn cho Tòa Thánh nhưng dầu sao cũng ít nguy hiểm hơn là sự công nhận tính cách xác thực của thánh tích này (mà phái đoàn khoa học đã thử nghiệm năm 1978).

Sau tháng 10.88, lễ Kính Thánh Tích hàng năm vào ngày 4 tháng 5 đương nhiên bị bải bỏ. Thành phố Turin vĩnh viễn mất đi một nguồn lợi kếch sù thu được của khách thập phương đến hành hương chiêm bái thánh tích hàng năm. Kể từ ngày 4.5.1990, nhà thờ Turin được lệnh đóng cửa vô hạn định. Những thế kỷ vinh quang của tấm vải liệm lịch sử đã chính thức cáo chung. Điều Tòa Thánh mong muốn là thánh tích và những câu chuyện liên quan đến nó sẽ chìm vào sự quên lãng của nhân loại. [*]

 

Charlie Nguyễn

7/1996

(đã sửa lại lần chót 09/24/01)

[*] Tuy vậy, vì cần móc túi những con chiên khờ khạo, nên ngày 22.8.2000, Tòa Thánh Vatican đem tấm vải liệm khác ra triển lãm. Theo tờ nhật báo uy tín lớn LA Times, tấm vải liệm nầy mới chỉ có 13 thế kỷ tuổi mà Jesus thì đã chết cách đây 20 thế kỷ. Xin xem thêm cuốn Vatican Thú Tội và Xin Lỗi, GĐ 2000.

 

(Xem tiếp: Kinh Thánh và Kinh Nguyện)


Các chương khác trong sách:

Vài lời tâm huyết - Sách Kinh Công Giáo (Charlie Nguyễn)

Bầy Quạ Trên Xác Người Đàn Bà Do Thái (Charlie Nguyễn)

Cha Con Giáo Hoàng Alex VI (Charlie Nguyễn)

Cách Làm Tiền của Vatican (Charlie Nguyễn)

Công Giáo Và Thánh Tử Đạo (Charlie Nguyễn)

Giáo Hội Gian Ác (Charlie Nguyễn)

Kinh Nguyện Và Kinh Thánh (Charlie Nguyễn)

Những Tác Hại Của Các Kinh Sách Công Giáo (Charlie Nguyễn)

Phụ Lục: Tấm Vải Liệm (Charlie Nguyễn)

Sách Kinh Công Giáo - Dòng Tu Đồng Công (Charlie Nguyễn)

Tín Điều Huyền Thoại (Charlie Nguyễn)

Vatican, Xưởng Sản Xuất Phép Lạ (Charlie Nguyễn)

Đoạn Kết - Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Charlie)

Trang Charlie Nguyễn

Trang Tôn Giáo