Kinh Thánh Mới

Bùi Đức An

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgB/BuiDucAn.php

13-Aug-2015

[Bài cũ đã đăng trên web giaodiemonline.com]

Vài lời của người phụ trách mục "Nghiên Cứu và Đối Thoại" (GDOL): Bùi Đức An là bút hiệu của một bác sĩ hiện đang hành nghề tại Mỹ. Nội dung bài viết "Kinh Thánh mới" dưới đây chứa đựng quan điểm của một nhà khoa học đang hành nghề y khoa. Thiết tưởng một phân tích về tôn giáo dựa trên tinh thần khoa học thực nghiệm có thể tạo nên những bất đồng ý kiến. Tuy nhiên, với chủ trương của chúng tôi "Nghiên Cứu và Đối Thoại" là một diễn đàn mở rộng trên toàn cầu, đón nhận tất cả mọi ý kiến của độc giả và tác giả, nhằm hướng tới một hợp đồng về nhân sinh quan Chân Thiện Mỹ. Bài "Kinh Thánh mới" dựa vào đối tượng của cuốn sách "Truyện Kiều và Tuổi trẻ" của giáo sư Lê Hữu Mục và một nhóm trí thức Gia tô được xuất bản tại Canada cách nay hơn một năm (từ năm 1998). Trân trọng kính mời các thiện trí thức tham gia vào diễn đàn này. NVH


Phải nói ngay rằng Kinh Thánh (xin viết tắt là KT) mới đây không phải là cuốn kinh Tân-Ước đâu, mặc dầu tân có nghĩa là mới. Kinh Thánh mới nói ở đây là một cuốn sách không có gì xa lạ với chúng ta cả: Đó là cuốn truyện Vương-Thúy-Kiều của cụ Nguyễn-Du, còn cuốn Cựu-Ước và Tân-Ước là những cuốn kinh-thánh thuộc loại cũ rồi!

Thánh kinh        truyện kiều và tuổi trẻ

Chúng ta, những người VN , chắc ai cũng đã biết truyện Kiều . Thế nhưng chúng ta đọc Kiều nhiều lần, vẫn chỉ thưởng-thức được phần văn-chương tuyệt-tác của cụ Nguyễn-Du mà thôi, ít ai hiểu được cụ đã giữ bí-mật ở trong đó những lời dậy cao cả như thế nào . Nay nhờ những khám phá mới của ba học giả Công-giáo rất thuần thành, rất uyên-bác, nổi tiếng vào hàng quốc-tế là giáo-sư Lê-hữu-Mục, giáo-sư Phạm-thị-Nhung và dược-sĩ Đặng-quốc-Cơ, chúng ta mới hiểu được rằng: đằng sau áng văn-chương tuyệt-tác này , cụ Nguyễn-Du còn gởi-gấm những tư-tưởng cao-siêu mà người đọc tầm-thường không thể hiểu nổi. Những tư-tưởng cao-siêu này còn cao gấp mấy lần hai cuốn kinh Cựu-Ước và Tân-Ước mà chúng ta đã biết.

Tác-giả đầu tiên của khám-phá này là giáo-sư Lê-hữu-Mục, nhà tu-xuất, có nghĩa là ông đã được huấn-luyện trong môi-trường Công giáo đã từ lâu đời. Kinh sách cũ chắc đã thuộc lầu lầu nhưng chắc không tìm được con đường nào có thể cứu-rỗi cho mình được nên mới đọc kỹ và khám phá ra cuốn Kinh-Thánh mới này mà ông đặt tên là " Truyện Kiều và Tuổi Trẻ" một cuốn sách được cho là đang được cả thế giới ngưỡng-mộ!

Tác-giả thứ hai là nữ giáo-sư Phạm-thị-Nhung cũng là một giáo-sư đại-học, nghĩa là bậc thầy của những nhà trí-thức hiện nay. Ngài cũng là một tín-đồ Công giáo thuần-thành với những khám phá về giáo lý Ky-Tô trong truyện Kiều để bổ-sung cho tư-tưởng của cụ Nguyễn-Du và giáo sư Lê-hữu-Mục. Tất nhiên là những lời dậy trong sách này không thể sai-lầm!

Tác giả thứ ba là dược-sĩ Đặng-quốc-Cơ, đã 73 tuổi, một người già đầu trong giới Công giáo, hành nghề dược-sĩ cũng đã lâu năm, cứu nhân độ thế chắc cũng đã nhiều, và dĩ nhiên được hưởng ơn Chúa cũng nhiều hơn người khác. Nhưng ông vẫn chưa hài lòng nên ông hợp-tác với hai giáo-sư để viết ra một cuốn sách ông nghĩ là sẽ có thể cứu-rỗi được nhiều người hơn một cuốn Kinh thánh cũ!

Vậy thì tuổi tác, học vấn và địa-vị cũng như tư-cách của ba vị học-giả kể trên đủ bảo đảm cho cuốn Kinh-thánh mới vừa xuất-bản. Cuốn sách này dầy 692 trang, lại được chứng-minh, được hỗ-trợ, được tán-tụng, được đánh giá rất cao bởi 14 học-giả tài ba nức-tiếng khắp thế giới, thì những ai đọc ‘ Truyện Kiều Và Tuổi Trẻ " được giác ngộ đạo Chúa , được cứu rỗi , được lên thiên đàng phải là một đảm bảo hoàn-toàn.

Riêng tôi, đồng ý với những tác giả kể trên 100%, và muốn so-sánh Kinh-thánh mới này với Kinh-thánh cũ xem dị đồng ra sao?

1.- Trước hết là sự ra đời của nàng Kiều thì rất là bình thường, rất là chân thật, không bịa đặt gì cả. Bình-thường và chân-thật chính là đặc-điểm của Kinh-thánh mới. Mọi sự đều rất dễ hiểu, không cầu-kỳ, không gây nên tranh cãi đưa đến xung-đột. Nàng Kiều ra đời do sự sinh ra bình thường của Vương Ông và Vương Bà . Hai người này yêu nhau, lấy nhau rồi sinh con đẻ cái , điều đó không có gì là khó hiểu cả . Trái lại Kinh-thánh cũ cho rằng chúa Jesus sanh ra chỉ có mẹ mà không có cha , hay nói rõ hơn Ngài có cha nhưng cha chàng , ông Joseph, ông thợ mộc, không hề giao-hợp với mẹ chàng là bà Maria để sinh con. Do đó mẹ chàng vẫn còn trinh bạch. Sự thụ thai của bà cụ là do " phép lạ" của Chúa Thánh Thần mà thôi. Phép lạ đó ra sao thì nhiều người không hiểu. Do đó mà có những cuộc tranh cãi. Mới đầu chỉ tranh-cãi xuông. Sau đó nộ khí sung thiên, người ta đấm đá nhau, giết nhau tưng-bừng bằng gươm dáo, và cuối cùng lập cả những đạo quân chém giết nhau suốt mười mấy thế-kỷ. Cho đến ngày nay , phái Công-giáo ( tin rằng bà Maria vẫn còn trinh ) và phái Tin-Lành ( tin rằng bà Maria đã mất trinh với ông Joseph, đã sanh ra ông Jesus và nhiều người em khác nữa ) vẫn còn giết nhau đều đều ở miền Bă飠A驭Nhĩ-Lan mà không ai khuyên can nổi. Thành ra Kinh-thánh mới xem ra tốt hơn Kinh-thánh cũ vì nó không gây ra những thắc-mắc, những tranh-cãi chết người kéo dài hàng thế-kỷ. Hầu hết mọi người trên thế gian này đều tin rằng không ai lấy vợ lại chỉ ngồi chơi xơi nước, không bao giờ " đụng chạm" gì tới vợ cả. Kinh-thánh mới cho rằng Thúy-Kiều vẫn còn trinh dựa vào câu thơ " chữ trinh còn một chút này" của cụ Nguyễn-Du. Chứng-minh như thế không hiểu có đúng không. Vì Thúy-Kiều đã giao hợp với Mã-giám-Sinh, sau đó bị Sở-Khanh lừa phải ‘tiếp khách" nhiều lần trong ngày suốt 15 năm lưu-lạc thì làm sao còn trinh đuợc? Mười lăm năm là 5400 ngày. Tính trung bình mỗi ngày nàng giao-hợp với hai người khách thôi thì kể như nàng đã giao-hợp tổng-cộng 10800 lần. Nhưng theo các nhà y học thì màng trinh sau khi bị rách vì giao-hợp, nó sẽ còn lại dưới hình thức những mẩu thịt hình lá xim gọi là những caroncules myrtiformes. Man觠trinh chỉ mất hẳn khi nguừi mẹ đẻ con mà thôi. Mà trong kinh thánh mới thì không thấy nói nàng Kiều có đẻ con lần nào. Do đó nếu nói rằng " chữ trinh còn một chút này" có lẽ cũng còn khá đúng. Đức Mẹ theo giáo phái Tin-Lành đã đẻ con nhiều lần nên chắc chắn màng trinh không còn nữa!

2.- Thứ nhì là sự phục-sinh của Đạm-Tiên trong KT mới khác với sự phục-sinh của chúa Jesus trong Kinh Thánh cũ. Theo KT cũ thì chúa bị đóng đinh trên thập giá. Sau đó chết, được đưa vào hầm mộ, rồi ba ngày sau Ngài sống lại rồi bay lên trời ngồi cạnh Đức chúa Cha từ đó đến nay. Điều đó rất khó kiểm-chứng. Có người lại còn suy-diễn ra rằng chúa Jesus cố tình chết trên thập giá để chịu tội cho nhân loại. Ngài chết đi thì tội lỗi cũng chết theo, rồi sau đó ngài sống lại thì nhân loại cũng được sống lại với toàn những cao-cả, bác-ái, từ-bi…Điều đó lại còn gây nên những tranh-cãi thêm. Vì theo lịch-sử còn ghi lại ngay trong KT cũ thì ông Jesus đã cố-tình trốn tránh để khỏi bị bắt, bị giết, cho đến khi 1 đệ tử là Juda bán chúa thì chúa mới bị bắt. Do đó không có chuyện tình-nguyện chết để chuộc-tội. Hơn nữa nếu Ngài đã chuộc tội rồi thì nhân-loại sau Ngài đã sạch sẽ rồi, phải sống sung-xướng lắm chứ? Tại sao khổ đau nhiều đến thế? Người ta lại còn nhân-danh Ngài lập ra các đạo quân rất dữ-dằn gọi là Thập-tự-quân đi chinh-phục khắp thế-giới, gây nên không biết bao nhiêu điêu-linh cho nhân-loại! Một điều đáng nói nữa là nếu chúa Jesus tình-nguyện chết để cứu-chuộc thì người Do-Thái giết chúa là làm theo đúng ý chúa. Do-Thái sẽ được trọng thưởng chứ sao người ta lại nhân danh chúa giết chóc người Do-Thái suốt mười mấy thế-kỷ? Do đó sự chết của ông Jesus và sự phục-sinh của ông ( nếu có ) không mang lại kết-quả nào tốt-đẹp cho nhân-lọai. Sự phục-sinh của Đạm-Tiên trong KT mới tốt đẹp hơn, có lợi hơn. Đạm-Tiên đã mang lại không-khí dễ chịu hơn trong buổi lễ Thanh-Minh ngày đó gọi là hội Đạp-Thanh. Nàng lại còn là một nhà tiên-tri đoán trúng phóc. Nàng đoán rằng Thúy-Kiều sẽ phải lưu-lạc 15 năm, rất gian-truân. Điều này đã được chứng-nghiệm rõ-ràng suốt 15 năm không sai chút nào. Trái lại người ta đã dựa vào KT cũ để tiên tri rằng nhân loại đã bị tận thế rất nhiều lần nhưng lần nào cũng sai bét. Ngay cả năm 2000 vừa qua, mọi người quả-quyết rằng chă飠chắn sẽ tận thế khiến rất nhiều nguừi ngay tại xứ Mỹ này hoảng-sợ đi mua thực-phẩm về tích-trữ, nhưng rút cục chẳng có gì cả. Riêng các tín-đồ đạo Chúa ở Triều-Tiên thì tin-tưởng hơn. Họ bán hết nhà cửa với giá rẻ rồi tụ-tập nhau ngồi trước nhà thờ trong đêm giao-thừa 2000 để chờ Chúa đón, nhưng rút cục cũng chăꮧ có gì cả. Nhà đã bán rồi, biết về đâu? Nhiều người bất mãn chưởi thề, cho rằng Chúa đã lường-gạt họ. Không biết cho đến hôm nay họ đã ra sao? Có còn tin-tuửng ở KT cũ nữa hay không? Tin-tưởng ở KT mới có lẽ khá hơn!

3.- Thứ ba là các nhà Ky-tô học lừng-danh đã cho rằng cụ Nguyễn-Du đã dùng tư-tưởng Ky-tô giáo để viết nên truyện Kiều. Họ dẫn-chứng trong cuốn KT mới rằng giáo lý Ky-tô dậy rằng phải yêu thương kẻ thù. Kẻ thù của nàng Kiều là Hoạn-Thư. Trong cuộc báo ân báo oán, Kiều đã học được điều này ở KT cũ nên đã tha bổng Hoạn-Thư. Thật là cao-cả, thật là rộng lượng hơn cả ông Jesus vậy. Nhưng KT mới chỉ ca-tụng điều này thôi mà quên mất rằng Kiều còn có nhiều kẻ thù khác nữa mà nàng có yêu-thương đâu? Trái lại nàng đã giết kẻ thù một cách rất dã man như Mã-giám-Sinh, Tú-Bà, Sở-Khanh, Bạc-Hà, Bạc-Hạnh….cũng như trong KT cũ Chúa dậy yêu-thương kẻ thù nhưng chẳng thấy tín-đồ Ky-tô giáo yêu-thương kẻ thù gì cả. Trái lại họ còn giết chết hàng trăm triệu người trên con đường truyền đạo ở khắp thế giới mà Chúa có trừng-phạt họ bao giờ đâu?. Thôi thì cả hai KT đều tốt trong vấn-đề này, chỉ có tín-đồ xấu xa mà thôi vì họ không theo những điều dậy-dỗ trong hai cuốn KT đó. Không theo nhưng họ vẫn tin-tưởng bố láo là lúc chết sẽ được lên thiên đàng, nhất là các tín-đồ TCG Việt-Nam. Họ tin-tưởng và quỵ-lụy những ông chức sắc ở tòa thánh Vatican đến độ giáo sư Nguyễn-văn-Trung, cựu khoa trưởng đại học văn-khoa, một tín-đồ Công giáo tu-xuất phải lắc đầu than rằng " đối với họ tòa thánh đánh rắm cũng khen thơm!" tranh nhau thưởng-thức! Chính vì tin bậy như vậy nên đức Giáo Hoàng John Paul II mới đây phải dậy họ rằng không hề có thiên-đàng trên các từng mây trên trời đâu đó. Đừng có tin-tưởng bậy ở KT cũ!

Tín-đồ TCG rất vui-mừng, ngày nay họ có một cuốn KT mới bổ sung cho hai cuốn cũ . Cuốn mới được cái dễ đọc dễ hiểu, khác hẳn hai cuốn cũ họ tin mà chẳng bao giờ đọc cả. Vì nếu đọc kỹ họ sẽ thấy KT cũ xem ra vô-lý lắm!

Bùi Đức An

Nguồn http://giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/kinhthanhmoi.htm

Trang Thời Sự