CHARLES DARWIN và

THUYẾT TIẾN HÓA

nguồn: http://www.giaodiem.com/doithoaiIII/09_tcn_darwin.htm

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNkh/TCNkh11.php

- 25 tháng 8, 2007

T uy đầu đề bài viết này là “Charles Darwin & Thuyết Tiến Hóa” nhưng đây không phải là bài viết về thuyết Tiến Hóa. Tôi sẽ trình bày thuyết Tiến Hóa trong một bài khác. Trong bài này, tôi chỉ muốn trình bày chỗ đứng của Darwin, và do đó, thuyết Tiến Hóa, trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay, dù Darwin và thuyết Tiến Hóa đã phải đối diện với nhiều chống đối từ phía các tôn giáo thờ thần. Thật vậy, Darwin và thuyết Tiến Hóa đã thường xuyên bị chống đối từ phía các “Độc Thần” Giáo như Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo. Hung hăng nhất là vài hệ phái bảo thủ Tin Lành.

Sự chống đối phần lớn là từ những tín đồ Tin Lành cuồng tín, đầu óc thiếu chất oxy nên trở thành oxymoron, cho nên ngày nay mà vẫn còn tin vào sự hiện hữu của một Thần Cha (God the Father) “sáng tạo” ra vũ trụ trong 6 ngày, cách đây khoảng 6000 năm, thấy tác phẩm sáng tạo của mình toàn hảo (very good), nghĩa là không có gì cần phải thay đổi nữa, rồi xoa tay ngồi chơi sơi nước ngày thứ bảy; và tin vào một Thần Con (God the Son) Do Thái, tự leo lên cây thập giá, “tình nguyện” được đóng đinh để chuộc cái gọi là “tội tổ tông” không hề có của nhân loại, và cũng chẳng có ai nhờ vả ông ta, và có khả năng “phán xét” trong ngày “tận thế” mà đáng lẽ ra đã xảy ra cách đây gần 2000 năm, theo như những lời phán không thể sai lầm của chính ông ta, Thần Con (Giê-su) trong Tân Ước, bất kể là  nhân loại, khoảng trên 5 tỷ người, phần lớn chẳng cần biết ông ta là ai, chẳng coi ông ta ra gì, và riêng đối với tôi thì tôi không cho phép ông ta phán xét tôi, dù ông ta có xin phép thì tôi cũng từ chối (permission to judge denied). Những tín đồ thuộc loại này cũng còn tiếp tục tin rằng ông ta sẽ phù phép làm cho sống lại những người đã chết, bất kể là họ chết từ bao giờ và như thế nào, chết yên lành trên giường hay tan xác pháo ngoài mặt trận, bất kể là xương thịt của họ đã rũa nát hay chưa, để cho những người chết này, vì chỉ cần tin ông ta mà được hưởng một cuộc sống đời đời trên thiên đường (mù) cùng ông ta. Những đầu óc thuộc loại này thì miễn bàn, không thể đối thoại, không có cách nào có thể mở mang thêm, ít ra là về vấn đề tôn giáo.

Khoa học và “dức tin” khó mà có thể đi cùng trên một lộ trình của kiến thức và trí tuệ. Tại sao? Vì khoa học là tương đối, là thay đổi để tiến bộ trí thức, trong khi “đức tin”, nhất lại là thuộc loại “đức tin” Ca Tô không cần biết, không cần hiểu [Xin đọc Đỗ Mạnh Tri trong Ngón Tay và Mặt Trăng], hoặc “đức tin” Tin Lành, tin vào sự không thể sai lầm (sic) của cái gọi là “Holy Bible” (sic), thì cố định, tuyệt đối, không bao giờ thay đổi, không cho phép chấp nhận bất cứ cái gì trái ngược với những loại “đức tin” đó, bất kể sự hiện hữu của những bằng chứng khoa học không ai có thể phủ bác. Loại đức tin này như nước trong một vũng nước tù, lâu ngày trở nên ô nhiễm, sinh ra nhiều độc tố, gây hại cho nhân loại. Trong xã hội, nó như một tế bào ung thư, dần dần lan rộng nếu không tìm cách ngăn chận. Lịch sử Ki Tô Giáo trong 2000 năm nay đã chứng minh như vậy [Xin đọc Những Lời Xưng Thú 7 Núi Tội Lỗi của Giáo Hoàng John Paul II trước nhân loại, hay đọc cuốn Theo Đúng Như Sách Viết: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Gây Ra Bởi Quyền Năng Thánh Kinh (Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority) của Mục sư Ernie Bringas]. Cho nên, những người vẫn còn tự nguyện hạ mình xuống hàng con cừu (con chiên), giới chăn chiên bảo sao nghe vậy, giắt đi đâu đi theo đó (Ca Tô), hay tự nguyện làm đầy tớ xiêng năng hầu hạ việc Chúa (Tin Lành), không hề sử dụng đến đầu óc, tất nhiên không thể đi trên cùng một xa lộ tinh thần với những con người đúng nghĩa là một con người, có đầu óc để suy tư, và có lý trí để phán đoán.. Con người không thể đối thoại với con cừu, và một người làm chủ chính mình thì không nên đối thoại với những người đã mất đi nhân cách, chỉ có thể làm những việc hầu hạ của đầy tớ, vì họ đã được Thánh Kinh dạy kỹ: Đầy tớ không hơn được chủ.

Qua những tài liệu trong bài này, quý độc giả có thể thấy rõ một vấn nạn trong những xã hội Ki Tô Giáo, một vấn nạn gây ra bởi những người Ki Tô cuồng tín, nhất là Tin Lành, những người vẫn tiếp tục lên tiếng chống đối thuyết Tiến Hóa vì cho rằng thuyết Tiến Hóa đã chống lại “Độc Thần” hay ông “Thần Độc” của họ, tuy rằng thuyết Tiến Hóa, cũng như mọi thuyết khoa học khác, chỉ là sản phẩm trí thức của con người trong sự tìm hiểu và giải thích những qui luật trong vũ trụ và nhân sinh. Nếu trong những giải thích có những điểm trái ngược với đức tin của Ki Tô Giáo thì đó không phải là chủ ý “chống tôn giáo” của những khoa học gia, bởi vì những sự kiện khoa học thì không thiên vị, phi tôn giáo, và phổ quát. Sự chống đối trên thậm vô lý vì khoa học chỉ trình bày những sự kiện khoa học như chúng là như vậy (as they really are).

Trong tinh thần khoa học, không ai bắt buộc ai phải tin vào thuyết Tiến Hóa tuy chúng ta có thể nói, chưa có một đóng góp nào cho nhân loại rộng lớn như thuyết Tiến Hóa, vì ngày nay, thuyết Tiến Hóa đã trở thành một sự kiện, và đi vào mọi bộ môn của khoa học như vũ trụ học, sinh học, sinh hóa học, cổ sinh vật học, nhân chủng học v..v... Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận là, tư tưởng chính đàng sau thuyết Tiến Hóa: con người sinh ra không phải là do Thần Cha (God) “sáng tạo” mà tiến hóa từ những dạng sống thấp hơn, đã giúp con người ra khỏi vòng mê tín của thuyết Sáng Tạo, bác bỏ vai trò sáng tạo của Thần Cha (God) trong Ki Tô Giáo, biến những chuyện như “tội tổ tông”, “chuộc tội”, “cứu rỗi” v..v.. trong Ki Tô Giáo thành những chuyện hoang đường không thể chấp nhận trong thế giới ngày nay, ít ra là đối với giới hiểu biết ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô. [Xin đọc những bài Huyền Thoại Cứu Rỗi của Linh mục James Kavanaugh, Giê-su Là Đấng Cứu Thế: Một Vai Trò Cần Phải Dẹp Bỏ của Giám mục John Shelby Spong, và Những Lời Châu Ngọc Về Ki Tô Giáo của Robert G. Ingersoll trên trang nhà Giao Điểm. TCN].

Hiển nhiên là Ki Tô Giáo không đội trời chung với Charles Darwin vì Ki Tô Giáo muốn con người phải tin vào những điều viển vông, hoang đường, phản khoa học, phi lý trí, không thể kiểm chứng được, nếu không muốn nói là làm ô nhiễm đầu óc con người trong thời đại ngày nay. Cũng vì vậy, ngay từ khi thuyết Tiến Hóa ra đời, Ki Tô Giáo đã ra công tích cực chống đối thuyết Tiến Hóa, chống đối vì cần tiếp tục nhốt tín đồ trong những ngục tù tư tưởng, trói chặt tín đồ bằng những xiềng xích trí tuệ, và nuôi dưỡng sự mê tín trong đám tín đồ thấp kém, từ đó mới có thể duy trì được quyền lực tinh thần tự tạo của giới chăn chiên trên đám tín đồ, và tiếp tục hưởng thụ vật chất trên sự nghèo khổ của đa số tín đồ nghèo khó. Điều lạ là sự chống đối đó vẫn còn tiếp tục cho tới ngày nay từ một vài ốc đảo Ki Tô với sự phụ họa của một số tân tòng Tin Lành Việt Nam qua những luận cứ rất ấu trĩ và hoang đường như sẽ được dẫn chứng trong một đoạn sau.

Trước khi đi vào phần trình bày chỗ đứng của Darwin và thuyết Tiến Hóa trong thế giới ngày nay, tôi nghĩ chúng ta cũng nên nói sơ qua về căn bản của thuyết Tiến Hóa và những chống đối cuồng nhiệt từ phía Ki Tô Giáo, của những đầu óc tuyệt đối tin vào sự không thể sai lầm của Thánh Kinh, nguồn gốc của nhiều thảm họa đã tới với nhân loại trong 2000 năm nay.

Năm 1859, Charles Darwin cho ra đời cuốn Về Nguồn Gốc Các Chủng Loại Do Chọn Lọc Tự Nhiên (On the Origin of Species By Means of Natural Selection). Then chốt của thuyết này là ở phần cuối tên cuốn sách: “Chọn Lọc Tự Nhiên”. Nói ngắn gọn, khi các chủng loại truyền giống, bao giờ cũng có những sự biến thiên (variations), tuy rất nhỏ, từ thế hệ này sang thế hệ khác, biến thiên trên kích thước, sức mạnh, hình dạng, sự thông minh, sự chịu đựng v..v.. Sự tiến hóa bao giờ cũng từ thấp tới cao, từ những dạng sống thấp của các sinh vật lên những dạng sống cao hơn dần, cho tới loài người, và tiến trình này xảy ra trong một thời gian rất lâu dài, có thể tới hàng triệu hay hàng tỷ năm. Do đó, các sinh vật tồn tại hoặc tuyệt chủng là do khả năng tự thích nghi với môi trường xung quanh, và mọi sinh vật, trong đó có con người, đều liên hệ với nhau vì cùng tiến hóa từ những mầm sống xa xưa. Thuyết này là kết luận khoa học của sự quan sát lâu dài của Darwin về sự biến thiên của một số sinh vật. Và trong 150 năm nay, kể từ khi cuốn sách trên ra đời, dựa vào ý kiến trong thuyết Tiến Hóa trên, nhiều tiến bộ rất ngoạn mục đã đạt được trong nhiều bộ môn khoa học, những tiến bộ đã làm cho thuyết Tiến Hóa chính xác về chi tiết hơn và vững vàng hơn. Ngày nay, các chuyên gia về sinh học và trong nhiều ngành khoa học khác đã chấp nhận Tiến Hóa là một sự kiện (fact), không còn gì để bàn cãi nữa. Tuy nhiên, các khoa học gia vẫn còn tranh luận về một số chi tiết về vấn đề mầm sống nguyên thủy từ đâu mà ra, và cơ chế tiến hóa hay sự vận hành của tiến hóa (mechanism of evolution) như thế nào (how). Và đây chính là đặc tính của khoa học, tìm hiểu cặn kẽ, rốt ráo để đi tới sự thật.

Khi thuyết Tiến Hóa của Darwin ra đời, nhiều khoa học gia đã tích cực ủng hộ thuyết này: Thomas Henry Huxley ở Anh, Ernst Haeckel ở Đức, Asa Gray ở Mỹ, William Dawson LeSueur ở Gia Nã Đại, Marquis Gastonde Saporta và Albert Gaudry Quenot ở Pháp, Cesare Lombroso ở Ý, Bozidar Knezevic’ ở Nam Tư, Vladimir O. Kovalevskii ở Nga, và nhiều nhân vật khác.

Tuy nhiên, trong thế giới Tây phương vào giữa thế kỷ 19, một thế giới ngự trị bởi Ki Tô Giáo trong hơn 1000 năm, một thế giới mà Ki Tô Giáo tự cho là mình nắm chân lý trong tay, một thế giới mà tuyệt đại đa số người dân, dưới sự cai trị độc tài của Thần quyền và thế quyền Ki Tô, bắt buộc phải tin vào sự không thể sai lầm của Thánh Kinh Ki Tô Giáo, thuyết Tiến Hóa đã trở thành một cái gai đâm vào tim óc của các nhà thần học Ki Tô Giáo. Vì thuyết Tiến Hóa, tuy không chống bất cứ niềm tin nào, nhưng hiển nhiên những ý tưởng khoa học trong đó đã làm cho mọi điều trong Thánh Kinh, nhất là thuyết Sáng Tạo của Ki Tô Giáo, trở thành vô giá trị. Do đó, Ki Tô Giáo, Ca Tô cũng như Tin Lành, vô cùng hoảng sợ, và đã hợp sức chống đối thuyết Tiến Hóa. Chúng ta hãy lược duyệt vài “lý luận” chống đối Darwin và thuyết Tiến Hóa của Ki Tô Giáo ngoài những sách lược hèn hạ cố hữu như bôi bẩn, mạ lỵ cá nhân, chế giễu, ngụy biện, xuyên tạc, vu khống v..v.. đối với cá nhân Darwin, khi Ki Tô Giáo đã suy thoái, mất đi quyền hành, không còn khả năng giết hay thiêu sống con người.

Charles Darwin là người Anh nên sự chống đối bắt đầu từ bên Anh với giám mục Samuel Wilberforce ở Oxford. Giám mục Wilberforce lên án Darwin phạm tội “có khuynh hướng giới hạn sự vinh quang của Thần Cha (God) trong sự sáng tạo” (Guilty of “a tendency to limit God’s glory in creation”); rằng “nguyên lý chọn lọc tự nhiên thì tuyệt đối không tương hợp với lời của Thần Cha” (the principle of natural selection is absolutely incompatible with the word of God); rằng nguyên lý này “đối ngược với sự mạc khải về những mối liên hệ giữa sự sáng tạo và đấng sáng tạo” (contradicts the revealed relations of creation to its Creator); rằng thuyết này “không phù hợp với sự tràn đầy vinh quang của Thần Cha” (inconsistent with the fullness of His glory); rằng có một “giải thích đơn giản hơn về sự hiện diện của những dạng kỳ lạ trong những tác phẩm của Thần Cha – sự giải thích đó là “sự sa ngã của Adam”” (a simpler explanation of the presence of these strange forms among the works of God – that explanation being “the fall of Adam”). Rõ ràng là đầu óc của ông giám mục này, và có lẽ của đa số các giám mục khác trong thời đó, cũng như đầu óc của những tín đồ hạ căn cuồng tín ngày nay, không chứa được cái gì khác ngoài những điều tin nhảm tin nhí vào Thánh Kinh, cho rằng tất cả những lời “mạc khải” của Thần Cha, do con người trong thời bán khai viết trong Thánh Kinh, tất nhiên phải là những chân lý.

Có một câu đối thoại rất thú vị giữa giám mục Wilberforce và Thomas Henry Huxley, một khoa học gia thời đó ủng hộ thuyết Tiến Hóa của Darwin. Sau một bài nói trước công chúng để phê bình thuyết Tiến Hóa của Darwin, trong đó giám mục Wilberforce tự khen mình là không phải là dòng dõi của một con khỉ, rồi ông quay sang Huxley và hỏi một cách giễu cợt là “theo phía ông nội hay bà nội mà Huxley là dòng dõi của một con khỉ?” (whether it was on his grandfather’s or grandmother’s side that Huxley descended from an ape?). Huxley đứng lên trả lời là tất cả những gì Wilberforce vừa phê bình không có gì mới lạ, trừ câu hỏi về dòng dõi của Huxley. Và về câu hỏi này Huxley đã trả lời như sau: “Nếu hỏi là tôi thà có một con khỉ khốn khổ làm ông nội hay là một người có nhiều khả năng thiên nhiên và có nhiều phương tiện và ảnh hưởng nhưng chỉ sử dụng những khả năng và ảnh hưởng đó với mục đích đem sự chế giễu vào trong một cuộc thảo luận khoa học nghiêm chỉnh thì tôi không do dự mà khẳng định là tôi sẽ chọn con khỉ” (If then, the question is put to me would I rather have a miserable ape for a grandfather or a man highly endowed by nature and possessed of great means and influence and yet who employs these faculties and that influence for the mere purpose of introducing ridicule into a grave scientific discussion I unhesitatingly affirm my preference for the ape).

Cả cử tọa phá ra cười, và câu trả lời này đã vang dội khắp nước Anh và lẽ dĩ nhiên, lan sang nhiều nước khác. (The audience broke out in laughter, and this shot reverberated through England, and indeed through other countries).

Rồi đến hồng y Manning lên tiếng tuyên bố “căm thù quan điểm mới về thiên nhiên” (declared his abhorrence of the new view of Nature), và mô tả quan điểm này là “một triết lý thô bạo – nghĩa là, không làm gì có Thần Cha, và con khỉ là Adam của chúng ta” (a brutal philosophy – to wit, there is no God, and the ape is our Adam).

Một mục sư Tin Lành, phó giám đốc viện “chống khoa học “nguy hiểm”” (institute to combat “dangerous” science), tuyên bố là lý thuyết của Darwin là “một toan tính truất ngôi Thần Cha” (an attempt to dethrone God).

Nhiều vị lãnh đạo Ki Tô Giáo khác đã lên án Darwin là chủ trương “Thần Cha đã chết” (God is dead); “Nếu thuyết của Darwin đúng thì chuyện sáng thế là láo khoét, toàn thể cuốn sách về sự sống tan ra từng mảnh, và sự mạc khải của Thần Cha cho con người, mà người Ki Tô chúng ta biết, là một ảo tưởng và một cái bẫy” (If the Darwinian theory is true, Genesis is a lie, the whole framework of the book of life falls to pieces, and the revelation of God to man, as we Christians know it, is a delusion and a snare).

Giới giáo sĩ Ki Tô Giáo ở khắp nơi tiếp tục lên tiếng chống đối thuyết Tiến Hóa trong nhiều năm liền, và sự chống đối này lan sang nhiều nước Ki Tô khác ở Âu Châu như Pháp, Đức, Ý v..v..và lan sang cả Mỹ và Úc. Chúng ta có thể đọc những lời chống đối tương tự ở các quốc gia trên, thí dụ như: “lên án Darwin là không tin vào Thần Cha” (Infidelity); là “vô thần” (atheist); hoặc “Nếu giả thuyết này đúng thì Thánh Kinh chỉ là một chuyện giả tưởng không thể dung thứ được.. như vậy trong gần 2000 năm nay các tín đồ Ki Tô đã bị lừa dối bởi một lời nói láo vĩ đại..Darwin đòi hỏi chúng ta không nên tin vào lời đầy quyền năng của Đấng Sáng Tạo” (If this hypothesis be true, then is the Bible an unbearable fiction..then have Christians for nearly two thousand years been duped by a monstrous lie..Darwin requires us to disbelieve the authorative word of the Creator); “Thuyết Tiến Hóa trái ngược với những điều rõ ràng trong Tân Ước cũng như Cựu Ướ飺 Nếu tất cả chúng ta, người và khỉ, sò và chim ưmg, đều phát triển từ một mầm gốc, thì lời tuyên bố vĩ đại của Thánh Paul: “Không phải mọi sinh vật đều có cùng một loại xương thịt, có một loại cho người, một loại khác cho thú vật, một loại khác cho cá, và một loại khác cho chim” – là sai bét” (The evolution theory is as contrary to the explicit declarations of the New Testament as to those of the Old – If we have all, men and monkeys, oysters and eagles, developed from an original germ, then is St. Paul’s grand deliverance – “All flesh is not the same flesh; there is one kind of flesh of men, another of beasts, another for fishes, and another for birds” – untrue); “Tạo trong những độc giả một sự không tin vào Thánh Kinh” (to produce in their readers a disbelief of the Bible); “một bức tranh chế giễu sự sáng tạo” (a caricature of creation); “đuổi đấng Sáng Tạo ra khỏi cửa” (turned the Creator out of doors); “quyết tâm săn Thần Cha ra khỏi thế giới” (resolved to hunt God out of the world); “hoàn toàn không phù hợp với Thánh Kinh” (utterly inconsistent with the Scriptures); “không biết đến sự thiết kế trong việc sáng tạo của Thần Cha là truất ngôi Thần Cha” (to ignore design as manifested in God’s creation is to dethrone God); “một Thần Cha vắng mặt, không làm gì cả, đối với chúng ta là không có Thần Cha” (an absent God, who does nothing, is to us no God); “thuyết tiến hóa và thuyết sáng tạo trong Thánh Kinh về nguồn gốc con người không thể nào hòa hợp với nhau được” (evolutionism and the scriptural account of the origin of man are irreconciable); “không biết đến Thần Cha và không tuân theo phúc âm của con ông ta (nghĩa là Thần Con = Giê-su)” (know not God and obey not the gospel of his Son); “nếu thuyết của Darwin đúng thì không có chỗ nào cho Thần Cha” (if the Darwinian view is true, there is no place for God) v..v..

Trước những sự chống đối thuyết Tiến Hóa của Ki Tô Giáo dựa trên niềm tin tuyệt đối vào sự không thể sai lầm của Thánh Kinh, Herbert Spencer, một khoa học gia cùng thời với Darwin, đã đưa ra một lời phê bình sắc bén:

“Những người dũng cảm như hiệp sĩ bác bỏ thuyết Tiến Hóa vì thuyết này không có đầy đủ sự kiện chứng minh có vẻ như quên rằng thuyết Sáng Tạo của họ không được chứng minh bởi bất cứ một sự kiện nào ﮦ#148; (Those who cavalierly reject the Theory of Evolution, as not adaquately supported by facts, seem quite to forget that their own theory of creation is supported by no facts at all)

Năm 1871, Darwin cho ra đời tiếp cuốn Dòng Dõi Con Người (The Descent of Man) trong đó ông khẳng định hai mục đích: thứ nhất, chứng tỏ rằng các chủng loại không được tạo ra một cách riêng rẽ [bởi Thần Cha như được viết trong Cựu Ước. TCN], và thứ nhì, sự chọn lọc tự nhiên là yếu tố chính làm thay đổi.. (giữa các chủng loại). (firstly, to show that species had not been separately created, and secondly, that natural selection had been the chief agent of change..)

Trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, trước sự kiện tư tưởng tiến hóa của Darwin càng ngày càng được giới khoa học và trí thức kiểm chứng và chấp nhận, những tiếng chống đối từ phía Ki Tô Giáo phai nhạt dần. Andrew D. White, tác giả cuốn sách đồ sộ dày gần 900 trang, Một Lịch Sử về Cuộc Chiến Giữa Khoa Học và Thần Học trong Ki Tô Giáo (A History of the Warfare of Science with Theology in Christendom), đã đưa ra kết luận như sau về những chống đối của Ki Tô Giáo đối với thuyết Tiến Hóa của Darwin trong hậu bán thế kỷ 19 :

“Mọi chống đối đều không đi tới đâu; tác phẩm của Darwin và danh tiếng của ông ta được bảo đảm. Khi chúng ta nhìn lại cuộc sống tốt đẹp của ông ta – giản dị, lươong thiện, khoan nhượng, từ ái – và nghĩ đến những công cuộc vĩ đại của ông ta trong việc tìm kiếm sự thật, mọi sự tấn công đều phai nhạt vào hư vô.”

(All opposition had availed nothing; Darwin’s work and fame were secure. As men looked back over his beautiful life – simple, honest, tolerant, kindly – and thought upon his great labours in the search for truth, all the attacks faded into nothingness.)

Sau đây, chúng ta hãy xét đến chỗ đứng của Darwin và thuyết Tiến Hóa trong thế giới ngày nay.

Trước hết, chúng ta nên biết nước Mỹ có 85% theo Ki Tô Giáo (Ca Tô, gần 300 hệ phái Tin Lành, Chính Thống, Mormon v..v..) nhưng năm 1984, trước phong trào của một số địa phương Ki Tô Giáo đòi hỏi phải dạy song song thuyết Tiến Hóa và thuyết Sáng Tạo trong các trường học, Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ đã khẳng định trong bài Khoa Học và Chủ Thuyết Sáng Tạo: Một Quan Điểm Của Hàn Lâm Viện Quốc Gia Khoa Học (Science and Creationism: A View From the National Academy of Sciences) như sau:

“Thật là quan trọng phải làm sáng tỏ bản chất của khoa học và giải thích tại sao chủ thuyết sáng tạo không thể được coi như là một bộ môn khoa học. Đòi hỏi phải dạy cả hai (thuyết tiến hóa và thuyết sáng tạo) đồng đều trong cùng một lớp học phản ánh sự hiểu lầm về thế nào là khoa học và khoa học đã được theo đuổi như thế nào. Những nhà nghiên cứu khoa học tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên bằng quan sát trực tiếp và thực nghiệm. Những diễn giải về những sự kiện khoa học luôn luôn chỉ có tính cách tạm thời và phải được kiểm chứng. Những lời phán quyết từ bất cứ một quyền lực nào, lời mạc khải nào, hay viện đến đấng siêu nhiên đều không thích hợp với quá trình khoa học này vì không có bằng chứng để chứng minh. Tuy nhiên, trong thuyết sáng tạo, cả hai, quyền lực cũng như mạc khải, được đặt trên những bằng chứng. Những kết luận của những người theo thuyết sáng tạo không hề thay đổi, cũng không thể coi là đúng khi đặt trong sự kiểm chứng của những phương pháp khoa học. Do đó, có một sự khác biệt sâu đậm giữa niếm tin tôn giáo vào sự sáng tạo đặc biệt và những giải thích khoa học trong thuyết Tiến Hóa. Sự trình bày cả hai chủ thuyết trên đồng đều trong lớp học chỉ mang đến kết quả là sự hoang mang, không có ích lợi gì.”

(It is important to clarify the nature of science and to explain why creationism cannot be regarded as a scientific pursuit. The claim that equity demands balanced treatment of the two in the same classroom reflects misunderstanding of what science is and how it is conducted. Scientific investigators seek to understand natural phenomena by direct observation and experimentation. Scientific interpretations of facts are always provisional and must be testable. Statements made by any authority, revelation, or appeal to the supernatural are not germane to this process in the absence of supporting evidence. In creationism, however, both authority and revelation take precedence over evidence. The conclusions of creationism do not change, nor can they be validated when subjected to test by the methods of science. Thus, there are profound differences between the religious belief in special creation and the scientific explanations embodied in evolutionary theory. Neither benefits from the confusion that results when the two are presented as equivalent approaches in the same classroom.

Và năm 1998, trong một cuốn sách hướng dẫn cho các thầy giáo, phụ huynh học sinh, nhà trường, và các nhà đưa ra chính sách giáo dục, Hàn Lâm Viện Quốc Gia Khoa Học (Hoa Kỳ) đã viết :

“Trong cộng đồng khoa học, không còn có sự tranh luận về sự tiến hóa có xảy ra hay không, và không có bằng chứng nào chứng tỏ là sự tiến hóa đã không xảy ra.”

(“There is no debate within the scientific community over whether evolution has occured, and there is no evidence that evolution has not occured”, the National Academy of Sciences said in a guidebook intended for teachers, parents, school administrators and policymakers.)

Sự kiện này cho thấy, ở Mỹ, tôn giáo, dù là Ki Tô Giáo, tôn giáo của đa số người dân, chỉ là vấn đề tín ngưỡng riêng tư, và những kẻ trong Ki Tô Giáo, thường là Tin Lành, vẫn tiếp tục cất lên tiếng nói chống thuyết Tiến Hóa, chẳng qua chỉ là những kẻ cuồng tín, đi ngược thời gian. Những tiếng chống đối này không bao giờ có thể có chỗ đứng trong thế giới tiến bộ của nhân loại ngày nay. Tuy Pháp Viện Tối Cao Hoa Kỳ đã phán quyết là các trường công không thể dạy là Thần Cha tạo ra vũ trụ (The Supreme Court ruled that public schools cannot teach that God created the universe.), tại một vài tiểu bang mà Ki Tô Giáo mạnh, Tin Lành vẫn còn cố gắng vận động để thuyết sáng tạo được dạy song song với thuyết tiến hóa. Họ vẫn tiếp tục chống đối thuyết tiến hóa và cùng lúc, đưa thuyết sáng tạo lên như một bộ môn khoa học, không phải là tôn giáo, để tránh né điều khoản trong Hiến Pháp Hoa Kỳ: tách rời nhà nước và tôn giáo. Có vài nơi, các nhà bảo thủ Ki Tô Giáo (fundamentalists) còn vận động đưa ra đạo luật để bỏ danh từ “tiến hóa” (evolution) trong những sách giáo khoa, thay thế vào đó bằng từ “thay đổi với thời gian” (change with time). Nhưng ở khắp nơi: Arizona 1996, Illinois 1997, và Kansas 1999, Ki Tô Giáo đã thất bại trong mưu toan này.

Chúng ta đã thấy rõ sự nguy hại của những người cuồng tín Ki Tô Giáo trong sách lược nắm giữ đầu óc của dân chúng để ép dân chúng phải tin vào cái ông Thần Do Thái mà họ thờ phụng. Nếu họ ở vị thế cầm quyền như Ngô Đình Diệm ngày trước ở Nam Việt Nam thì nền giáo dục quốc gia sẽ trở thành nền giáo dục Ki Tô Giáo, một nền giáo dục mà trong thế giới Tây phương tiến bộ ngày nay, chỉ còn sót lại trong một số ốc đảo Ki Tô Giáo bảo thủ, tuyệt đối không có chỗ đứng trong nền giáo dục công cộng. Người Việt Nam chúng ta không bao giờ nên quên chính sách bạo tàn của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với các tôn giáo khác, một chính sách bắt nguồn từ sự cuồng tín vào Ca Tô Giáo Rô Ma của ông ta và gia đình. Chúng ta cũng không bao giờ nên quên vai trò thực dân, gián điệp của những giáo sĩ Ca Tô đến Việt Nam để vừa cướp nước vừa đầu độc đầu óc những người dân Việt Nam nghèo khổ ít học, khiến cho họ trở thành những kẻ phản bội quê hương. Chúng ta cũng không bao giờ nên quên vai trò của Ca Tô Giáo Rô Ma ở Việt Nam trong cuộc xâm lăng của Pháp vào hậu bán thế kỷ 19, trong cuộc kháng chiến chống toan tính tái lập chế độ thực dân ở Việt Nam của Pháp, với sự hỗ trợ của Anh, Mỹ, và trong cuộc chiến Quốc Cộng kéo dài 20 năm do Mỹ khởi xướng. Chúng ta có thể tha thứ cho những đồng bào lầm đường lạc lối có tội với dân tộc này, và trên thực tế chúng ta đã tha thứ. Nhưng chúng ta không có quyền quên đi lịch sử vì quên đi lịch sử thì lịch sử lại có cơ hội tái diễn. Vấn đề cấp thiết ngày nay là chúng ta phải dấn thân mở mang dân trí làm sao để cho cái lịch sử bạo tàn, cuồng tín, mang đau thương đến cho dân tộc Việt Nam không thể tái diễn.

Ngoài Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia trên, nếu chúng ta theo dõi báo chí hàng ngày thì chúng ta sẽ thấy, hầu như toàn thể báo chí, ngay cả những tờ báo có ảnh hưởng nhất trên nước Mỹ như Wall Street Journal, Newsweek, Time v..v.. , đều đưa lên những thông tin mới nhất về những bằng chứng khoa học chứng tỏ thuyết Tiến Hóa là đúng. Sau đây là một thí dụ điển hình. Trong tờ Chicago Tribune Sep. 22, 2002, Katrin Schultheiss trong một bài về đề tài Tiến Hóa, đã viết :

Trong vòm trời của những người có uy tín về khoa học, ít có ngôi sao nào sáng như Charles Darwin. Chúng ta có thể biện luận rằng, Darwin và Copernicus, và có thể là Pasteur và Freud, là những người duy nhất đã khởi sự các cuộc cách mạng. Và không phải chỉ là cách mạng khoa học, mà còn là cách mạng trí thức và văn hóa.

(In the firmament of scientific luminaries, few stars shine as brightly as Charles Darwin. He and Copernicus, and possibly Pasteur and Freud, are arguably the only scientists who started revolutions. And not merely scientific revolutions, but intellectual and cultural revolutions as well.

Tưởng chúng ta cũng nên biết, cách đây hơn một thế kỷ, Robert G. Ingersoll đã viết về Charles Darwin một cách chính xác như sau :

“Thế kỷ này (TK 19) sẽ được gọi là thế kỷ của Darwin. Ông ta là một trong những vĩ nhân trên trái đất. Ông ta đã giải thích rõ ràng những hiện tượng về sự sống hơn là tất cả những ông thầy dạy của Ki Tô Giáo. Một bên, viết tên của Charles Darwin, và bên kia viết tên của mọi nhà thần học từ trước tới nay, và từ tên của Darwin đã tỏa ra nhiều ánh sáng hơn là ánh sáng của tất cả các nhà thần học gộp chung lại. Thuyết Tiến Hóa, thuyết sống còn thích ứng nhất với hoàn cảnh xung quanh, thuyết nguồn gốc các chủng loại của ông ta đã cất bỏ cái vết tích cuối cùng của Ki Tô Giáo ra khỏi những người có đầu óc. Ông ta không chỉ nói lên mà còn chứng minh là những người được Thần linh khải cho viết Thánh Kinh không biết gì về thế giới này, về nguồn gốc con người, về địa chất học, về thiên văn học, về thiên nhiên; rằng Thánh Kinh được viết do sự ngu si – với sự dọa dẫm để làm cho sợ hãi. Hãy nghĩ đến những người đã trả lời (phê bình) ông ta. Càng ngu bao nhiêu thì họ càng hồ hởi làm công việc này. Darwin bị chế giễu, khinh khi và coi thường bởi thế giới của Ki Tô Giáo, tuy vậy mà khi ông ta chết, Anh Quốc đã hãnh diện chôn ông ta cùng với những nhân vật cao quý nhất và vĩ đại nhất của nước Anh. [Darwin được chôn ngay gần Isaac Newton trong điện Westminster (Westminster Abbey). Trước sự kiện này, Mục sư Laing đã phê bình “đây là một bằng chứng chứng minh nước Anh không còn là một quốc gia theo Ki Tô Giáo nữa” (a proof that England is no longer a Christian country). TCN] Charles Darwin đã chinh phục thế giới trí thức, và những lý thuyết của ông ta ngày nay đã được chấp nhận như là những sự kiện.

Giáo hội Ki Tô dạy rằng con người đã được sáng tạo ra thật là hoàn hảo, và trong 6 ngàn năm qua con người đã thoái hóa. Darwin đã chứng minh sự sai lầm của cái tín lý này. Ông ta chứng minh rằng con người, trong nhiều ngàn thời đại, đã không ngừng tiến bộ; rằng cái Vườn Eden là huyền thoại của kẻ ngu; rằng giáo lý về tội tổ tông không có nền tảng dựa trên sự kiện; rằng chuộc tội là một sự vô nghĩa; rằng con rắn không có quyến rũ con người ham muốn, và con người không có “sa ngã”.

Charles Darwin đã phá sập Ki Tô Giáo. Chẳng có gì khác còn lại ngoài một đức tin vào cái mà chúng ta biết không thể xảy ra và đã không hề xảy ra. Ki Tô Giáo và khoa học là kẻ thù của nhau. Một bên là mê tín, bên kia là một sự kiện. Một bên đặt nền tảng trên sự sai lầm, một bên trên sự chân thật. Một bên là kết quả của sự sợ hãi và đức tin, bên kia là sự tìm tòi để hiểu biết và lý trí.

Chúng ta hãy lương thiện. Tất cả những linh mục ở Rô Ma gộp lại có gia tăng sự phong phú của tâm linh như là Bruno không? Tất cả những linh mục ở Pháp gộp lại có góp phần lớn lao nào vào nền văn minh của thế giới như là Diderot và Voltaire không? Tất cả các mục sư ở Scotland gộp lại có gia thêm vào kiến thức của nhân loại như là David Hume không? Những người trong giới chăn chiên, mục sư, linh mục, giám mục, hồng y và giáo hoàng, từ ngày Giê-su thăng thiên đến cuộc bầu phiếu cuối cùng, có góp phần vào sự tự do của con người như là Thomas Paine không? – góp phần vào khoa học như là Charles Darwin không?

Thế giới đã trở thành cái gì nếu không có những người không tin vào Ki Tô Giáo?

(This century will be called Darwin’s century. He was one of the greatest men who ever touched this globe. He has explained more of the phenomena of life than all of the Christian religious teachers. Write the name of Charles Darwin on the one hand and the name of every theologian who ever lived on the other, and from that name has come more light to the world than from all those. His theory of evolution, his theory of the survival of the fittest, his theory of the origin of species, has removed in every thinking mind the last vestige of Christianity. He has not only stated, but he has demonstrated, that the inspired writer knew nothing of this world, nothing of the origin of man, nothing of geology, nothing of astronomy, nothing of nature; that the Bible is a book written by ignorance – at the instigation of fear. Think of the men who replied to him. The more ignorant he was the more cheerfully he undertook the task. He was held up to the ridicule, the scorn and contempt of the Christian world, and yet when he died, England was proud to put his dust with that of her noblest and her grandest. Charles Darwin conquered the intellectual world, and his theories are now accepted facts.

The Christian church teaches that man was created perfect, and that for six thousand years he has degenerated. Darwin demonstrated the falsify of this dogma. He shows that man has for thousands of ages steadily advanced; that the Garden of Eden is an ignorant myth; that the doctrine of original sin has no foundation in fact; that the atonement is an absurdity; that the serpent did not tempt, and that man did not “fall”.

Charls Darwin destroyed the foundation of Christianity. There is nothing left but faith in what we know could not and did not happen. The Christian religion and science are enemies. One is a superstition; the other is a fact. One rests upon the false, the other upon the true. One is the result of fear and faith, the other of investigation and reason.

Let us be honest. Did all the priests of Rome increase the mental wealth of man as much as Bruno? Did all the priests of France do as great a work for the civilization as Diderot and Voltaire? Did all the ministers of Scotland add as much to the sum of human knowledge as David Hume? Have all the clergymen, friars, ministers, priests, bishops, cardinals and popes, from the day of Pentecost to the last election, done as much for human liberty as Thomas Paine? – as much for science as Charles Darwin?

What would the world be if infidels had never been?)

Chúng ta nên để ý, Ingersoll viết bài trên vào cuối thế kỷ 19, khi mà Thuyết Tiến Hóa bị Ki Tô Giáo chống đối dữ dội, dựa trên một số chi tiết trong thuyết Tiến Hóa chưa thể kiểm chứng được. Với thời gian qua, càng ngày những kết quả nghiên cứu của các khoa học gia càng chứng tỏ là thuyết Tiến Hóa có một căn bản vững chắc và có thể giải thích được rất nhiều điều trong nhiều bộ môn khoa học, nhất là trong Sinh Học. Sau đây, tôi sẽ đưa ra nhận định điển hình về thuyết Tiến Hóa, trước hết của một số khoa học gia và học giả, sau đến của các nhà lãnh đạo tinh thần Ki Tô Giáo, và sau cùng của vài “trí thức” tân tòng Tin Lành Việt Nam.

James Birx trong cuốn Diễn Giải Sự Tiến Hóa (Interpreting Evolution) đã viết như sau :

“Tiến Hóa là một sự kiện vững chắc đã được cả khoa học và lý trí xác nhận; nhân loại chúng ta thì nối kết với sự sống, lịch sử của trái đất, thiên hà này (giải ngân hà mà thái dương hệ, trong đó có trái đất, nằm trong đó), và cả vũ trụ.

Có một nền thần học hiện đại nào mà chấp nhận cả hai quan điểm về vũ trụ và thuyết Tiến Hóa trong một cách nhìn khoáng đạt và không có huyền thoại về thế giới? Cuối cùng thì tín lý mù quáng của đức tin tôn giáo với những câu chuyện đã lỗi thời và những giá trị cận thị thực sự không còn mấy giá trị nữa; đó chỉ là sự mơ ước từ đó đặt niềm tin vào sự bất diệt của con người và vào một vũ trụ tâm linh.”

(Evolution is an established fact supported by both science and reason; our own species is linked to life, earth history, this galaxy, and the universe itself.

Is there a modern theology that embraces both a cosmic perspective and the evolutionary framework within an openended and myth-free worldview? Eventually, the blind dogma of religious faith with its outmoded stories and myopic values wears very thin, indeed; it is simply wishful thinking to believe in human immortality and a spiritual cosmos.)

Stephen Jay Gould, trong phần Dẫn Nhập của cuốn “Tiến Hóa: Sự Chiến thắng Của Một Ý Tưởng” (Evolution: The Triumph of an Idea), tác giả là Carl Zimmer, một cuốn sách đi kèm với chương trình dài 8 tiếng đồng hồ của đài truyền hình PBS về thuyết Tiến Hóa (a companion to the PBS 8-hour television series on Evolution), viết :

“Khoa học, như các chuyên gia chúng tôi thường vạch rõ, không thể thiết lập sự thật tuyệt đối; do đó, những kết luận của chúng tôi luôn luôn là có tính cách không dứt khoát. Nhưng sự hoài nghi lành mạnh này không cần phải đưa nó đến độ hư vô, và chúng tôi có thể chắc chắn nói rằng, một số sự kiện đã được kiểm chứng với đủ mức tin cậy cho nên chúng tôi có thể coi những sự kiện này là đúng sự thật trong bất cứ nền văn hóa địa phương nào trên thế giới.(tính phổ quát (universality) của các sự kiện khoa học. TCN

Có lẽ tôi không thể tuyệt đối chắc chắn là quả đất thì tròn thay vì phẳng, nhưng dạng hình cầu của hành tinh của chúng ta đã được kiểm chứng đủ để cho tôi không cho phép “cái xã hội của những người tin trái đất phẳng” được hưởng đồng đều thời gian để dạy thuyết của họ, hay hưởng bất cứ khoảng thời gian nào, trong lớp dạy về khoa học của tôi.

Tiến Hóa, quan niệm căn bản của mọi khoa học về sinh học, đã được kiểm chứng rất kỹ, và do đó có thể coi như là đúng với sự thật.”

(Science, as we professionals always point out, cannot establish absolute truth; thus, our conclusions must always remain tentative. But this healthy skepticism need not be extended to the point of nihilism, and we may surely state that some facts has been ascertained with sufficient confidence that we may designate them as “true” in any legitimate, vernacular meaning of the world.

Perhaps I cannot be absolutely certain that the earth is round rather than flat, but the roughly spherical shape of our planet has been sufficiently well verified that I need not grant the “flat earth society” a platform of equal time, or even any time at all, in my science class.

Evolution, the basic organizing concept of all the biological sciences, has been validated to an equally high degree, and may therefore be designated as true or factual.)

Và trong Lời Nói Đầu của cuốn sách trên, Richard Hutton , nhà đạo diễn chương trình truyền hình Tiến Hóa trên đài PBS, đã viết :

“Triết gia Daniel Dennett đã có lần viết về thuyết Tiến Hóa: “Nếu tôi được trao một giải thưởng cho một ý tưởng (về khoa học. TCN) duy nhất và hay nhất từ xưa tới nay, tôi phải trao nó cho Darwin, trước cả Newton và Einstein và mọi người khác. Chỉ trong một sáng kiến, ý tưởng về tiến hóa do chọn lọc tự nhiên đã kết hợp cảnh giới của sự sống, ý nghĩa, và mục đích của sự sống với cảnh giới của không gian và thời gian, nhân và quả, cơ chế vận hành và luật vật lý. Nhưng nó không chỉ là một ý tưởng kỳ diệu. Đó là một ý tưởng nguy hiểm.”

(Philosopher Daniel Dennett once wrote of the theory of evolution: “If I were to give an award for the single best idea anyone has ever had, I’d give it to Darwin, ahead of Newton and Einstein and everyone else. In a single stroke, the idea of evolution by natural selection unifies the realm of life, meaning, and purpose with the realm of space and time, cause and effect, mechanism and physical law. But it is not just a wonderful idea. It is a dangerous idea.)

Tại sao lại nguy hiểm? Richard Hutton giải thích :

“Nguy hiểm vì, đối với những người tin những gì viết trong Thánh Kinh, ý tưởng này đe dọa những niềm tin tôn giáo mà họ trân quý về một quá trình sáng tạo (ra vũ trụ) trong 6 ngày.”

(Dangerous because, for people who interpret the Bible literally, it threatens dearly held religious beliefs about a six-day process of creation.)

Trong cuốn Tiến Hóa Là Gì? (What Evolution Is?), mới xuất bản gần đây, Ernst Mayr, Giáo sư danh dự đại học Harvard, đã viết :

Tiến Hóa không chỉ đơn thuần là một ý tưởng, một lý thuyết, hay một quan niệm, mà là tên của một quá trình trong thiên nhiên. Sự xảy ra của quá trình này có thể chứng minh bằng tài liệu của hàng núi bằng chứng mà không ai có thể phủ bác được. Ngày nay, xét đến số lượng to lớn những bằng chứng đã được khám phá ra trong 140 năm nay để chứng minh sự hiện hữu của tiến hóa, thật là lạc dẫn khi ta coi Tiến Hóa như là một thuyết. Tiến Hóa không còn là một thuyết, nó đơn giản là một sự kiện.

(Evolution is not merely an idea, a theory, or a concept, but is the name of a process in nature, the occurrence of which can be documented by mountains of evidence that nobody has been able to refute...It is now actually misleading to refer to evolution as a theory, considering the massive evidence that has been discovered over the last 140 years documenting its existence. Evolution is no longer a theory, it is simply a fact.)

Trên đây là vài nhận định về Charles Darwin và Thuyết Tiến Hóa của một số nhân vật, khoa học gia cũng như trí thức, có tên tuổi trên nước Mỹ. Trước những bằng chứng bất khả phủ bác về thuyết Tiến Hóa, một vài giới lãnh đạo Ki Tô Giáo đã cảnh tỉnh và chấp nhận chỗ đứng của Thuyết Tiến Hóa trên thế giới ngày nay. Sau đây là vài nhận định điển hình từ phía Ki Tô Giáo, Ca Tô cũng như Tin Lành.

Trước hết là Giáo Hoàng John Paul II, vị chủ chăn của Ca Tô Giáo Rô Ma. JPII phát biểu năm 1996 như sau :

Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần...Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết.”

(The human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution...Fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis).

Nhưng trước đó, Linh mục dòng Tên Teillard de Chardin đã đưa ra nhận định sau đây trong cuốn Hiện Tượng Về Con Người (The Phenomenon of Man) :

“Tiến Hóa là một thuyết, một hệ thống, hay một giả thuyết? Nó còn nhiều hơn nữa: nó là một điều kiện tổng quát mà mọi thuyết, mọi giả thuyết, mọi hệ thống phải cúi đầu trước nó và phải phù hợp với nó nếu chúng muốn được nghĩ tới và đúng.. Tiến Hóa là một ánh sáng soi sáng mọi sự kiện, một đường cong mà mọi đường thẳng phải theo nó...”

(Is evolution a theory, a system or a hypothesis? It is much more: it is a general condition to which all theories, all hypotheses, all systems must bow and which they must satisfy henceforth if they are to be thinkable and true. Evolution is a light illuminating all facts, a curve that all lines must follow...)

Mục sư Ernie Bringas, trong cuốn Theo Đúng Như Sách Viết: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Gây Ra Bởi Quyền Năng Thánh Kinh (Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), đã nhận định về thuyết Tiến Hóa như sau :

“Thuyết Tiến Hóa là một trong những cấu trúc tuyệt vời và thành công nhất của tư tưởng con người. Mọi ngành khoa học đều tiếp tục ủng hộ và kiểm chứng quan niệm về sự tiến hóa. Thuyết Tiến Hóa , giống như Thuyết Tương Đối, không còn là một "thuyết" theo nghĩa thông thường nữa, mà là một nguyên lý khoa học đặt căn bản trên rất nhiều bằng chứng không còn phải bàn cãi nữa”.

(The theory of evolution is among the most elegant and fruitful structures of human thought... All scientific disciplines continue to support and verify the concept of evolution. The theory of evolution, like the theory of relativity, is no longer a "theory" in the popular sense, but a scientific principle based on considerable, indisputable evidence.)

Và Giám Mục John Shelby Spong, trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Tịch (Why Christianity Must Change or Die), cũng đã viết :

“Thuyết Tiến Hóa làm cho Adam và Eve trở nên may nhất là những nhân vật theo truyền thuyết. Thuyết Tiến Hóa không dễ gì cho tổ chức tôn giáo chấp nhận, và ngày nay vẫn còn những tiếng nói cất lên từ những miền hẻo lánh của thế giới để chống đối thuyết này. Những tiếng nói này sẽ không bao giờ thành công. Nhân loại rõ ràng là tiến hóa theo một quá trình trải dài từ 4 tỷ rưỡi đến 5 tỷ năm. Không làm gì có hai cha mẹ đầu tiên (nghĩa là Adam và Eve. TCN), và do đó cái hành động bất tuân lúc đầu của hai bậc cha mẹ đầu tiên không thể nào có ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại (nghĩa là không làm gì có tội tổ tông. TCN). Do đó cái huyền thoại về tội tổ tông đã bị một đòn khai tử, và cái câu chuyện vững chắc về sự cứu rỗi do những người bảo vệ Ki-tô giáo dựng lên qua nhiều thời đại đã bắt đầu chao đảo.”

(The theory of evolution made Adam and Eve legendary at best. Evolution was not easy for the religious establishment to accept, and still voices are raised today in remote areas of the world to resit it. Those voices will never succeed. Human life clearly evolved over a four-and-a-half-to-five-billion-year process. There were no first parents, and so the primeval act of disobedience on the part of first parents could not possibly have affected the whole human race. The myth was thus dealt a blow, and the monolithic story of salvation built by Christian apologists over the age began to totter.)

Trên đây là vài nhận định về thuyết Tiến Hóa của một số nhân vật lãnh đạo trong Ki Tô Giáo. Hiển nhiên là những người này, hoặc đối diện với sự thật nên bắt buộc phải chấp nhận thuyết Tiến Hóa như Giáo Hoàng John Paul II, hoặc vì sự lương thiện trí thức nên không thể không thấy rõ chỗ đứng của thuyết Tiến Hóa trong thế giới ngày nay như linh mục Teillard de Chardin, mục sư Ernie Bringas, và giám mục John Shelby Spong.

Đa số những bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo ngày nay đã chấp nhận thuyết Tiến Hóa và tìm cách giải thích Thánh Kinh khác đi cho phù hợp với sự tiến bộ trí thức của nhân loại. Tuy nhiên, trong giới bảo thủ Ki Tô vẫn còn những tiếng chống đối cất lên từ những ốc đảo ngoài sa mạc. Giám mục Spong đã nhận định: Những tiếng nói này sẽ không bao giờ thành công.

Thật ra thì những sự chống đối thuyết Tiến Hóa, ngày nay hầu hết thuộc hệ phái Tin Lành trong Ki Tô Giáo, không phải vì trong thuyết Tiến Hóa có những vấn nạn chưa giải quyết được thỏa đáng, một đặc tính của khoa học, mà vì thuyết Tiến Hóa đã phá vỡ nền tảng của đức tin trong Ki Tô Giáo. Ca Tô Giáo không có mấy chống đối thuyết tiến hóa, nhất là trong vài thập niên gần đây, vì Ca Tô Giáo đã thành công xây dựng được một định chế trong đó tín đồ tuyệt đối tuân phục những lời giáo hội dạy, bất kể là những giáo điều này trái với sự thật khoa học. Trái lại, Tin Lành bảo thủ, tuyệt đối tin rằng Thánh Kinh Ki Tô Giáo là những lời mạc khải của Thiên Chúa nên không thể nào sai lầm, do đó vẫn tiếp tục chống đối thuyết Tiến Hóa, dựa trên những hiểu biết ấu trĩ và nông cạn của họ về khoa học. Những người Tin Lành lên tiếng chống đối thuyết Tiến Hóa thường không hiểu thuyết Tiến Hóa là gì. Cho nên, khi họ cố gắng đưa ra một vài điều “nguỵ biện” để bác thuyết Tiến Hóa thì những điều ngụy biện đó trở thành ngớ ngẩn, vì thực chất chỉ phản ánh niềm tin đã lỗi thời của họ qua một khẳng định vô trách nhiệm. Một “lý luận” quen thuộc của họ là, mỗi khi đọc đến những phân tích Thánh Kinh của một tác giả nào đó trái ngược với những lời dạy của “hội thánh” Tin Lành, thì họ lập tức lên tiếng phê bình tác giả đó là đọc Thánh Kinh mà không hiểu, nhưng không bao giờ nói rõ không hiểu ở chỗ nào, và không bao giờ trình bày cái hiểu của họ về Thánh Kinh để phủ bác. Một “lý luận” khác của họ đối với những tác giả này là chụp lên đầu những tác giả này những cái mũ “satan” và “CS vô thần”. Họ đần độn đến độ không hiểu rằng “satan” chính là một tạo vật của Thần của họ, và “vô thần” là “thói xấu của một số người thông minh” như Voiltaire đã nhận định, và vô thần và CS là hai thực thể khác nhau. Và “lý luận” ngớ ngẩn nhất của họ là: “nếu trong sự Tiến Hóa của sự sống có một điểm nào đó chưa giải thích được thỏa đáng thì tất nhiên thuyết Sáng Tạo trong Ki Tô Giáo phải đúng.” Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua vài luận cứ Tin Lành dùng để bác thuyết Tiến Hóa (Rubin Alves, Protestantism and Repression, p. 65) :

Thánh Kinh hoàn toàn không đồng ý với thuyết này. Cái gọi là thuyết Tiến Hóa, ủng hộ bởi Darwin, Huxley và nhiều người khác, ngày nay là một chủ đề đã chết vì đã bị bác bỏ một cách khoa học.

(The Bible disagrees completely with this theory. The so called theory of evolution, espoused by Darwin, Huxley, and others, is today a dead issue that has been scientifically discredited)

Lẽ dĩ nhiên, Tin Lành không bao giờ nói rõ là lý luận khoa học nào đã bác bỏ thuyết Tiến Hóa, và cứ tiếp tục giơ Thánh Kinh ra làm như tất cả những điều viết trong Thánh Kinh đều không thể sai lầm, một cách nhìn Thánh Kinh trái ngược hẳn với những kết luận nghiên cứu về Thánh Kinh trong vòng mấy trăm năm nay: “Thánh Kinh có đầy những sai lầm về khoa học cũng như thần học”. Ngày nay chỉ có những ngườ詠một là đần độn, hai là cuồng tín, mới thường trích dẫn lạc lõng những câu vụn vặt trong Thánh Kinh, coi đó là những lời của Thần Cha (God) nên không thể sai lầm. Họ thường thích trích dẫn câu đại khái là “Kẻ ngu không tin có Thiên Chúa”, hàm ý người nào không tin Thiên Chúa của họ là người ngu. Nhưng họ không biết rằng trong thế giới tiến bộ trí thức, khoa học ngày nay, chỉ có kẻ đầu óc đần độn mới có thể tin vào Thiên Chúa như được viết trong Thánh Kinh. Chứng minh?

Nếu không đần độn thì làm sao có thể tin vào một Thiên Chúa “sáng tạo” ra cả vũ trụ trong 6 ngày, cách đây khoảng 6000 năm, không biết cả quả đất (một tạo vật chính mình tạo ra) có hình cầu, và có một tính tình đồng bóng, bất công, ác ôn, khát máu, giết người như ngóe? Họ đã đọc Cựu Ước chưa, và có thấy những hành động này của Thiên Chúa viết rõ ràng trong đó chưa? Nếu họ đã đọc thì họ phải biết Thiên Chúa của họ đã đòi hỏi và thừa nhận sự hi sinh tế thần (Leviticus 27. 28-29; Judges 11. 29-40; 2 Samuel 21. 1-9); đã giết tất cả những đứa con đầu lòng trong các gia đình người Ai Cập (Exodus 12. 29); thừa nhận chế độ nô lệ (Exodus 21. 2-6; Leviticus 25. 44-46) và bán con gái của mình (Exodus 21.7); ra lệnh giết phù thủy (Exodus 22. 18); xử chết những người lạc đạo (heresy) (Exodus 22.20); xử chết những người không theo luật sabbath (nghỉ làm việc ngày thứ Bảy) (Exodus 31. 14-15); xử chết những kẻ ngoại tình (Leviticus 20.10); xử chết những kẻ phỉ báng (Leviticus 24. 16); ném đá chết những người không giữ được trinh bạch cho tới khi kết hôn, luật này chỉ áp dụng cho phái nữ (Deuteronomy 22. 20-21); giết một lúc 70000 người vì David làm cuộc kiểm tra Israel (2 Samuel 24); sai hai con gấu cắn xé nát 42 đứa trẻ vì chúng chế giễu tiên tri Elisha (2 Kings 2. 23-24)..., và đây chỉ là một số nhỏ điển hình trong số hàng trăm những hành động tương tự khác của Thiên Chúa. Nếu không đần độn thì làm sao có thể tin một người Do Thái bị đóng đinh trên thập tự giá cùng với hai tên ăn trộm cách đây 2000 năm mà lại có thể sống lại và làm “Chúa Cứu Thế” (sic) của cả nhân loại trong khi kiến thức của ông ta về khoa học và vũ trụ không hơn gì mức hiểu biết trung bình của một người dân sống vào thời đó, và chính ông ta tự xưng là xuống trần chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi.

Chúng ta hãy tự hỏi, những người có đầu óc lành mạnh, sáng suốt, có thể tin được một ông Thần Cha (God) như vậy không? Đừng có nói là Thần Con (Giê-su) khá hơn, vì trong Tân ước ông ta đã khẳng định là xuống trần (sic) để thi hành luật cho người Do Thái của Cha ông ta, và dạy không được bỏ bất cứ luật nào của Cha ông ta. Hơn nữa, như Ingersoll đã nhận định trong bài Những Lời Châu Ngọc Về Ki Tô Giáo, cái giáo lý của Giê-su đọa đầy vĩnh viễn xuống hỏa ngục những người không tin ông ta còn ác ôn gấp bội tất cả những hành động ác ôn của Thần Cha trong Cựu Ước. Vậy mà người ta vẫn cứ tiếp tục đưa ra những luận điệu lố bịch, hoàn toàn sai sự thực như: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian..” và quảng cáo đầy đường “Giê-su Yêu Bạn” (Jesus loves you) v..v.. Những lời nói láo giả dối này, hoàn toàn trái ngược với Thánh Kinh, chỉ có thể thuyết phục được những đầu óc kém mở mang, cả tin, và thực chất chỉ là những lời chiêu dụ đám người đầu óc thấp kém để tạo quyền lực thế tục cho giới giáo sĩ chăn chiên mà thôi.

Lại nữa, một “lý luận” khác chống thuyết Tiến Hóa như sau :

Thuyết Tiến Hóa được phát minh ra để loại bỏ dứt khoát ý tưởng về sự hiện hữu của Thần Cha (God)... Thuyết này, trước hết và chính yếu, là một sự tấn công vào nguồn cảm hứng của Thánh Kinh.

(The theory of evolution was invented to completely rule out the idea of God’s existence..It is, first and foremost, an attack on the inspiration of the Scriptures)

Đây chính là những luận điệu hoang tưởng của Tin Lành đưa ra để cho đám tín đồ cuồng tín kém hiểu biết, tin tất cả vào Thánh Kinh, chống thuyết Tiến Hóa. Cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy một vài tân tòng Tin Lành Việt Nam dập theo khuôn Tin Lành bảo thủ để chống đối thuyết Tiến Hóa như trong vài thí dụ sau đây :

Trước hết là ông "Tiến Sĩ" Tin Lành Lê Anh Huy ở Mỹ, trong bài "Nguồn Gốc Con Người: Học Thuyết & Đức Tin", Bách Hợp số 3, 9-1999 :

“Một lý thuyết khoa học phải được thực tế kiểm chứng và phải có tính tiên đoán cao. Học thuyết Darwin thiếu cả hai lãnh vực trên và do đó chỉ xứng đáng là một giả thuyết thay vì lý thuyết như các nhà vô thần vẫn đề cao.

Rồi đến một ông tự xưng là Nguyễn Em-ma-nu-en Khuất Minh, cựu đảng viên CS, nay theo Tin Lành, viết một “Tâm Thư ngỏ” gửi cho tờ An Ninh Thế Giới, mở đầu bằng câu: “Tạ ơn Đức Chúa Trời, nhân danh một công dân của vương quốc Thiên Đàng của Đức Chúa Jésus Christ, tôi trân trọng gửi lời chào đến quý ông...”, trong đó ông ta viết :

“Thuyết “nguồn gốc các loài” (hay còn gọi là thuyết tiến hóa) của Đác Uyn là ngụy thuyết, đã bị nhiều người nhạo báng và bị nhiều nhà khoa học phản bác. Gần 150 năm qua, thuyết này được những người vô thần theo học thuyết duy vật lịch sử cho in thành sách giáo khoa phổ thông, coi nó như là chân lý khoa học, liệu đấy có phải là động cơ chính trị không?”

Những luận điệu chống thuyết Tiến Hóa trên chứng tỏ là các ông Lê Anh Huy và Khuất Minh không hiểu thuyết Tiến Hóa là gì, không biết rằng Darwin là người rất sùng đạo, và không biết rằng “vô thần” là cha đẻ của những sáng kiến khoa học ngoạn mục nhất của loài người, và “hữu thần” chỉ là một ngục tù tư tưởng, không hơn không kém. Mấy người này thường kết hợp “vô thần” với Cộng Sản mà không biết rằng “vô thần” đã có từ mấy ngàn năm nay, và theo Voltaire thì “vô thần là thói xấu của một số ít người thông minh”. Và ngày nay, đối với những người “vô thần” Âu Mỹ thì những người “hữu thần” chỉ là những người thuộc loại hạ căn, mù lòa tin bướng tin càn. Nhưng sách lược của những con vẹt “hữu thần” là nói lấy được và không bao giờ cần chứng minh, không bao giờ cần biết đến những tiến bộ khoa học trong chính những chủ đề mà họ nói tới.

Và sau cùng là ông tân tòng Tin Lành Phan Như Ngọc, một người tự xưng là “khoa học gia”, đưa ra nhận định sau đây về thuyết Tiến Hóa :

“Vũ trụ học, cũng giống như Thuyết Tiến Hóa, không phải là những khoa học vì không kiểm chứng được.”

Chúng ta thấy, ngày nay, trừ những đầu óc thuộc loại khuyết tật hay có một điểm mù tôn giáo như của Lê Anh Huy, Khuất Minh, Phan Như Ngọc v..v.., hay của những tín đồ thông thường của Ki-tô giáo, Ca-tô cũng như Tin Lành, chỉ biết nhắc lại như con vẹt những luận điệu chống thuyết Tiến Hóa rất ấu trĩ của Ki Tô Giáo, hầu hết các khoa học gia và giới trí thức có hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-tô, đều đồng thuận ở điểm: Thuyết Tiến Hóa đã trở thành một sự kiện (fact). Những tiếng chống đối thuyết Tiến Hóa cất lên từ những ốc đảo si ngây mê tín đã trở thành lạc lõng trong thế giới loài người. Nhưng chúng vẩn tiếp tục cất lên vì trong thế giới loài người ngày nay, không ít người, kể cả những người được gọi là trí thức, vì một đức tin không cần biết, không cần hiểu, nên vẫn sống trong bóng tối và nhắm mắt đi theo một quá trình giật lùi, đồng nghĩa với thoái hóa. Thật vậy, trong khi phần lớn thế giới đã ra khỏi vòng mê tín thì một số lại quay đầu đi trở về những mê tín phi lý trí, phi lô-gic, phản khoa học của thời Trung Cổ. Tệ hơn nữa, họ còn tìm đủ mọi cách để kéo những người khác đi vào vòng tăm tối như họ. Như Giám mục Spong đã nhận định ở trên, những tiếng nói này không bao giờ có thể thành công, vì nhân loại không đi giật lùi, và những kẻ đi giật lùi trước sau gì cũng bị đào thải.. Ngoài ra, có một vấn nạn mà người Ki Tô không sao tháo gở ra được, đó là: “Tại sao một tôn giáo tự nhận là thiên khải, thánh thiện, duy nhất v..v.. và những giáo hội tự nhận là “hội thánh”, tôn thờ một “Thiên Chúa Quá Thương Yêu Thế Gian..”, một “Giê-su Yêu Bạn” v..v.. lại chính là tôn giáo duy nhất trên thế gian có một lịch sử ô nhục, đẫm máu, gây nên nhiều thảm họa nhất cho nhân loại, với khoảng 200 triệu sinh mạng vô tội trên bờ vai [Xin nhắc là cả Ca Tô lẫn Tin Lành đều đã lên tiếng thú tội và xin lỗi ở nhiều nơi trên thế giới], trong khi các tôn giáo thấp kém hay “tà đạo” (sic) khác lại không hề dính một vết máu nhơ? Vậy cái gì mới thực sư là chính, cái gì mới thực sự là tà ở đây? Trả lời làm sao đây và có thể thuyết phục được ai đây, ngoài những người thuộc loại Lê Anh Huy, Huệ Nhật, Phan Như Ngọc, Khuất Minh v..v..?

Qua sự trình bày về Charles Darwin và Thuyết Tiến Hóa ở trên, chúng ta rút tỉa được những gì?

Thứ nhất, trong suốt dòng lịch sử, Ki Tô Giáo đã cố sức ngăn chận sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đã cố sức giam hãm đầu óc của tín đồ vào một niềm tin không cần biết, không cần hiểu. Và cái nguy hại chính của Ki Tô Giáo là ở nơi nào mà Ki Tô Giáo nắm được vị thế có quyền lực, ở nơi đó sự trở lại thời man rợ và đen tối trí thức (the age of barbarism and intellectual darkness) không phải là không thể xảy ra. Đối với lớp người tự nhận là công dân của vương quốc Thiên Đàng của Đức Chúa Jésus Christ và luôn luôn cảm thấy hãnh diện tự nguyện làm đầy tớ, xiêng năng hầu việc Chúa, thì không làm gì có quốc gia và dân tộc, không làm gì còn nền văn hóa, truyền thống quốc gia và dân tộc. Đây là một mối nguy hại có thực nếu chúng ta áp dụng thái độ của con đà điểu, rúc đầu vào cát, không nhìn thấy gì hết, và cho đó là yên, sẽ không có chuyện gì xảy ra.

Thứ nhì, tại sao chỉ có những tôn giáo “Độc Thần” như Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo, và Hồi Giáo là phát dị ứng đối với thuyết Tiến Hóa, trong khi các tôn giáo Đông Phương như Thích, Nho, Lão, và ngay cả Ấn Độ Giáo, đều không có một lời chống đối? Phải chăng sự chống đối của Ki Tô Giáo bắt nguồn từ một tâm cảnh thiếu tự tin và hoảng sợ trước những sự thật khoa học có tác dụng loại bỏ những điều mê tín hoang đường trong Ki Tô Giáo? Phải chăng Ki Tô Giáo đã được xây dựng trên một căn bản thần học đã bị bật gốc rễ trước những sự kiện khoa học, và do đó không còn thích hợp với sự tiến bộ trí thức ngày nay? Phải chăng sự chống đối chỉ có mục đích duy trì thần quyền và thế quyền tự nhận của các giáo hội Ki Tô?

Thứ ba, điểm đặc biệt nhất ở đây là chính những luận cứ của Ki Tô Giáo chống đối thuyết Tiến Hóa đã quật ngược lại họ một cách không thể cứu vãn, do đó cái đường thẳng “tin Chúa” của Ki Tô Giáo chỉ còn có thể cúi đầu khuất phục đi theo cái đường cong Tiến Hóa như linh mục dòng Tên Teillard de Chardin nhận định. Thật vậy, như trên chúng ta đã biết, những luận cứ chống đối như :

“Nếu thuyết của Darwin đúng thì chuyện sáng thế là láo khoét, toàn thể cuốn sách về sự sống (cuốn Thánh Kinh) tan ra từng mảnh, và sự mạc khải của Thần Cha cho con người, mà người Ki Tô chúng ta biết, là một ảo tưởng và một cái bẫy”;

“Nếu giả thuyết này đúng thì Thánh Kinh chỉ là một chuyện giả tưởng không thể dung thứ được.. như vậy trong gần 2000 năm nay các tín đồ Ki Tô đã bị lừa dối bởi một lời nói láo vĩ đại.. Darwin đòi hỏi chúng ta không nên tin vào lời đầy quyền năng của Đấng Sáng Tạo”;

“Nếu thuyết của Darwin đúng thì không có chỗ nào cho Thần Cha (God)”

“Thuyết Tiến Hóa trái ngược với những điều rõ ràng trong Tân Ước cũng như Cựu Ước"

Ngày nay, nhân loại đã có câu trả lời thích đáng: “Thuyết Tiến Hóa đúng, là một quá trình thiên nhiên, là một sự kiện (fact) không ai có thể phủ bác, và không còn cần phải bàn cãi nữa.” Và lẽ dĩ nhiên, câu trả lời này kéo theo những sự kiện (facts) khác, kết luận từ những luận điệu chống đối nêu trên :

Chuyện sáng thế là láo khoét, toàn thể cuốn sách về sự sống (cuốn Thánh Kinh) đã tan ra từng mảnh, và sự mạc khải của Thần Cha cho con người, mà người Ki Tô biết, là một ảo tưởng và một cái bẫy”

“Thánh Kinh chỉ là một chuyện giả tưởng không thể dung thứ được.. và trong gần 2000 năm nay, các tín đồ Ki Tô đã bị lừa dối bởi một lời nói láo vĩ đại..”

“Không có chỗ nào cho Thần Cha (God)” [ở trong thế giới của chúng ta ngày nay. TCN]

“Thuyết Tiến Hóa đúng, vậy Thánh Kinh (Cựu Ước & Tân Ước) phải sai.”

Hi vọng những tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam, Ca Tô cũng như Tin Lành, nhận thức được những sự thật trên và từ bỏ hi vọng viển vông làm công dân của vương quốc Thiên Đàng của Đức Chúa Jésus Christ, cái Thiên Đàng đã bị Giáo Hoàng John Paul II sổ toẹt, và Giám Mục John Shelby Spong coi như là một sự mê tìn tiền-Darwin và một sự vô nghĩa hậu-Darwin, trở về làm “công dân yêu nước” của nước Việt Nam, đất nước đã sinh ra và nuôi dưỡng từ tổ tiên, ông cha, cho đến mình, và rồi đến con cháu mình. Được như vậy thì sự hòa hợp tôn giáo và đoàn kết dân tộc tự nhiên sẽ đến, không cần phải phải che dấu sự thật, không cần phải ngăn chận thông tin, như Giáo hội Ca Tô thường làm. Bởi vì, thuyết “chọn lọc tự nhiên” (natural selection) hay “thích ứng nhất với môi trường xung quanh” (best fit) để tồn tại và phát triển là một qui luật thiên nhiên. Nếu cứ cố giữ bản chất lạc hậu trong sự tiến bộ trí thức của nhân loại, thu mình trong những ốc đảo xa lạ với nền văn hóa, xã hội xung quanh, cứ cố giữ bản chất phi quốc gia dân tộc trong một dân tộc có truyền thống yêu nước cao độ v..v.. thì trước sau gì cũng bị suy tàn. Hiện tượng này đã rõ rệt ở phương trời Âu Mỹ. Then chốt của vấn đề chính là ở điểm này.

Vài Lời Kết.- Khi nói đến thuyết Tiến Hóa, người ta thường nghĩ đến Charles Darwin. Thật ra thì Darwin không phải là người đầu, mà cũng không phải là người cuối, làm cho thuyết Tiến Hóa trở thành một sự kiện khoa học như hầu hết các khoa học gia và giới trí thức đã công nhận ngày nay. Nhiều tư tưởng về tiến hóa đã có trước Darwin. Ngay từ trước thời đại thông thường ngày nay (B.C.E = Before Common Era), ở Đông phương chúng ta có thể thấy tư tưởng tiến hóa trong Áo Nghĩa Thư (800 B.C.E) của Ấn Độ, trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử và sau được phát triển bởi Trang Tử, và trong Kinh Dịch. Ở Tây phương, chúng ta có thể kể Thales, Anaximander (học trò của Thales), Xenophanes, Anaxagoras, Empedocles, Aristotle, Lucretius. Trong thời đại thông thường ngày nay (C.E = Common Era) có Plotinus (205-270 C.E.), Avicenna (980-1037), Leonardo da Vinci (1452-1519). Nhưng đặc biệt nhất là nhiều tư tưởng trong Phật Giáo, nhất là thuyết Duyên Sinh hay Duyên Khởi, đã đi trước và rất phù hợp với thuyết Tiến Hóa,. Ngay cả những phương pháp tu tập trong Phật Giáo cũng là những quá trình tiến hóa. Nhưng những chủ đề này không thuộc bài viết này. Tôi sẽ trình bày những chủ đề này rõ ràng hơn với nhiều chi tiết khi tôi viết về Nguồn Gốc Con Người: Thuyết Tiến Hóa trong một bài khác.

Nhưng xin đừng ngộ nhận, những bài tôi viết về Phật Giáo và Khoa Học chỉ có mục đích chứng tỏ là nhiều tư tưởng của Phật Giáo đã đi trước khoa học, kể cả thuyết Tiến Hóa, khá xa, tuyệt đối không phải là dựa vào khoa học để chứng minh Phật Giáo. Cho nên, chỗ đứng của Phật Giáo trong nhân loại thật ra đã vững chắc trong suốt hơn 2500 năm nay, không cần phải diễn giải đi, diễn giải lại, như nền thần học Ki Tô Giáo, để tìm cách tương hợp với khoa học. Những ai muốn mượn khoa học để “chứng minh” (sic) Phật Giáo thực sự đã không hiểu rõ về Phật Giáo cũng như về khoa học.


Mời đọc thêm đề tài về Darwin:

Tiến Hóa Hay Sáng Tạo? (Trần Chung Ngọc)

Nguồn Gốc Con Người - Thuyết Tiến Hóa (Trần Chung Ngọc)

Charles Darwin và Thuyết Tiến Hóa (Trần Chung Ngọc)

Các Nước Trên Thế Giới Nghĩ Gì Về Thuyết Tiến Hóa Của Darwin (Sưu Tầm Liên Mạng)

 


Trang khoa học