MỘT SỐ NHỮNG SAI LẦM TRẦM TRỌNG TRONG

CUỐN VIỆT NAM 1945-1995 CỦA TÁC GIẢ LÊ XUÂN KHOA

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/LEXKHOA/NMQ2.php

23 tháng 5, 2008

1 2

 

Sai lầm thứ 6

Ông Lê Xuân Khoa đã cố tình lờ đi (1) không nói đến khu rừng tội ác của ông Diệm trong thời gian ông ta làm quan cho chính quyền Bảo Hộ Pháp – Vatican từ năm 1922 cho đến giữa năm 1933, (2) không nói đến gia đình ông Diệm đã cấu kết với đế quốc xâm lăng Nhật trong những năm đầu thập niên 1940, (3) không nói đến những rặng núi tội ác sau khi được Liên Minh xâm lược Mỹ - Vatican đưa lên cầm quyền ở miền Nam Việt Nam từ ngày 7/7/1954 cho đến xế trưa ngày 1/11/1963, và (4) cũng không hề nói đến vấn đề ông Diệm đã làm gì để có khối tài sản khổng lồ như các sách sử đã công bố. Không những thế, ông Khoa còn gộp chung ông Diệm vào một nhóm với hai ông Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hải Thần để khen tụng. Dưới đây là nguyên văn lời ông Lê Xuân Khoa viết:

“Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam và Ngô Đình Diệm đại diện cho nhóm yêu nước quá khích…” (trang 419).

Phản biện: Thú thực, người viết không hiểu TẠI SAO ông Lê Xuân Khoa lại có thể viết một đoạn văn theo cái kiểu nhập nhằng đánh lận con đen như trên? Ai cũng biết rằng từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975, Việt Nam trở thành đấu trường giữa một bên là Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican cấu kết với thế lực phong kiến phản động bản địa đang thống trị Việt Nam, sau đó lại được Hoa Kỳ nhẩy vào tiếp tay và một bên là đại khối dân tộc dân tộc Việt Nam cùng các tổ chức ái quốc và cách mạng có chủ trương đánh đuổi liên minh giặc này ra khỏi đất nước và tiệu diệt mọi thế lực phong kiến bản địa. Ông Lê Xuân Khoa há chẳng biết rằng, (1) những kẻ đứng vào hàng ngũ Liên Minh Pháp – Vatican (tức “quân xâm lăng”) và thế lực phong kiến phản động bản địa là “những quân phản quốc” mà ta thường gọi là “Việt gian”, và (2) những người đứng về phía đại khối dân tộc đối đầu với thế lực ngoại xâm và bọn phong kiến phản động bản địa trên đây được gọi là “những người yêu nước” hoặc “các nhà ái quốc”, hay sao?


Sai lầm thứ 7

Ông Lê Xuân Khoa viết: “Ngô Đình Diệm ủng hộ giải pháp Bảo Đại và đã thuyết phục được nhiều nhóm công giáo kháng chiến rời bỏ Việt Minh, rốt cuộc đã từ chối lời yêu cầu của Bảo Đại thành lập chính phủ hồi tháng Năm 1949.” (trang 419).

Câu trên đây của ông Lê Xuân Khoa có hai phần:

a.- Ông Lê Xuân Khoa khẳng định ông “Ngô Đình Diệm ủng hộ giải pháp Bảo Đại và đã thuyết phục được nhiều nhóm công giáo kháng chiến rời bỏ Việt Minh.”

b.- Ông Lê Xuân Khoa khẳng định ông Ngô Đình Diệm “đã từ chối lời yêu cầu của Bảo Đại thành lập chính phủ hồi tháng Năm 1949, cũng chỉ vì không thỏa mãn với bản Hiệp Ước Élysée 1949.”

Phản biện: Về phần a, chúng ta thấy đây chỉ là lời ông Lê Xuân Khoa khẳng định “ông Ngô Đình Diệm ủng hộ giải pháp Bảo Đại và đã thuyết phục được nhiều nhóm công giáo kháng chiến rời bỏ Việt Minh”, chứ không thấy ông Lê Xuân Khoa nói rõ động lực nào đã khiến cho ông Ngô Đình Diệm “ủng hộ Giải Pháp Bảo Đại và đã thuyết phục được nhiều nhóm công giáo khác chiến rời bỏ Việt Minh.” Có thể là ông Lê Xuân Khoa chỉ được biết tin này qua những người khác nói lại để rồi viết lại nguyên văn như vậy. Cũng có thể là ông Lê Xuân Khoa biết rõ cái động lực đã khiến cho ông Ngô Đình Diệm phải làm như vậy, nhưng vì lý do nào đó không tiện nói ra, cho nên ông chỉ viết lời khẳng định như vậy, rồi để mặc cho độc giả muốn hiểu thế nào cũng được, ông không cần biết tới.

Vì ông Lê Xuân Khoa không nói, người viết xin nói rõ để độc giả hiểu rõ vấn đề này. Như đã trình bày nơi Chương 2 ở trên, Giải Pháp Bảo Đại là do Vatican đưa ra với dã tâm dùng người Việt đánh người Việt” và “dùng tín đồ Da-tô để cai trị đại khối dân tộc thuộc các tốn giáo cổ truyền”. Ông Diệm là một tín đồ Ca-tô thuộc loại siêu cuồng tín với lòng tuyêt đối trung thành với Vatican, tất nhiên, ông Diệm phải “ủng hộ Giải Pháp Bảo Đại và phải thuyết phục nhiều nhóm công giáo khác chiến rời bỏ Việt Minh.” Bản chất của tất cả tín đồ Ca-tô cuồng tín là như vậy. Hơn nữa, ông Diệm còn mang nặng căn bệnh cực kỳ thèm khát quyền lực. Cũng vì thế mà từ cuối tháng 12/1947 cho đến giữa tháng 3/1949, ông ta mới băng xăng đi đi về về giữa Sàigòn và Hong Kong rất nhiều lần như con thoi với hy vọng sẽ có thể được ông Bảo Đại chiếu cố cho làm thủ tướng. Sự kiện này được sách Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí viết:

Ngày 21/12/1947: (Diệm) qua Hong Kong gặp Bảo Đại cùng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Lý..

24/12/1947: Diệm gặp Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Hong Kong là George D. Hopper, trình bày về nội tình VN và Giải Pháp Bảo Đại. Mục đích chính của Diệm, theo Hopper, là xin viện trợ Mỹ. Tuy nhiên, Hopper chỉ ghi nhân mà không có ý kiến gì. (Ngày 18/12/1947, Tổng Lãnh Sự Charles Reed đã từ Sàigòn điện trước cho Hopper rằng có thể Diệm sẽ ghé thăm. [FRUS, 1947, VI:152-5]).

26/12/1947: (Diệm) từ Hong Kong trở lại Sàigòn.

2/1948: (Diệm) qua Hong Kong lần thứ ba.

14/3/1948: Bảo Đại về tới Hong Kong. Gặp Chủ Tịch các Hội Đồng An Dân Hà Nội và Hội Đồng Chấp Chánh Huế. Có Tướng Xuân và Lê Văn Hoạch. Mọi người yêu cầu Bảo Đại xúc tiến nhanh hơn việc thương thảo. Xuân đồng ý thống nhất ba miền. Rồi Bảo Đại sai Diệm về Sàigòn báo cho (Cao Ủy) Bollaert là “Nguyện vọng của dân Việt vượt quá những điều ký kết ở Hạ Long (Les aspirations du peuple Vietnamien depassaient les termes de l’accord d’ Halong [12/1947]).[28]

Về phần b, Lê Xuân Khoa khẳng định ông Ngô Đình Diệm “đã từ chối lời yêu cầu của Bảo Đại thành lập chính phủ hồi tháng Năm 1949, cũng chỉ vì không thỏa mãn với bản Hiệp Ước Élysée 1949.”

Chúng ta thấy sách Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí cũng ghi lời khẳng định này với nguyên văn như sau:

“5/1949: Diệm từ chối lập chính phủ; nêu lý do giáo dân Ki-tô bị VM thảm sát. Thực ra, Diệm không thỏa mãn với Hiệp Ước 8/3/1949.” [29]

Nhận xét của người viết về chuyện ông Diệm từ chối lập chính phủ vào tháng 5/1949 như sau:

Trước hết, xin đặt ra một nghi vấn: Ông Ngô Đình Diệm vốn dĩ là người cực kỳ cuồng tín và vô cùng thèm khát quyền lực. Vì cái đặc tính cuồng tín và thèm khát quyền lực này mà ông ta đã đi đi về về giữa Sàigòn và Hong Kong tới ba lần như đã nói ở trên. Cũng vì cái đặc tính cuồng tín và thèm khát quyền lực này mà cả đời ông lao vào làm những việc cực kỳ tàn ác để tâng công Vatican cùng các quan thày Pháp và Mỹ với hy vọng được thăng quan tiến chức và leo lên đến tột đỉnh của quyền lực do giặc ban cho.

Khi còn làm tri huyện ở Hòa Đa (Phan Thiết), ông Diệm đã từng tra khảo nhà ái quốc chẳng may bị bắt một cách hết sức dã man như đã nói ở trên.

Khi được Vatican dẫn sang Mỹ, vào mùa thu năm 1950, khi các chính khách Hoa Kỳ đưa ra những câu hỏi để tìm hiểu khả năng chính trị của ông, thì ông trả lời họ bằng một câu nói để đời rằng ông “tin tưởng vào quyền lực Vatican và chống Cộng một cách cực lực.[30] Câu nói này của ông Diêm cho chúng ta thấy rằng nếu được được Vatican và Mỹ đưa lên cầm quyền ở Việt Nam, thì ông Diệm sẽ tuân hành triệt để tất cả lệnh truyền của Vatican và của Hoa Kỳ.

Khi đã được đưa lên cầm quyền ở miền Nam, ông Diệm đã làm tất cả những gì Vatican muốn và những gì Hoa Kỳ muốn, miễn là ông được giữ lại ngôi vị tổng thống. Vì thế, chúng ta thấy:

Đối với Vatican, ông Diệm đã có những hành động:

1.- Tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa bằng bạo lực với hy vọng “sẽ biến miền Nam theo công giáo hết trong vòng mười năm”.[31]

2.- Chính thức cưỡng bách các cơ quan hành chánh, giáo dục, văn hóa, thông tin, báo chí, v.v.. sử dụng từ kép công giáo để thay thế cho các từ kép đạo Cơ Đốc, Đạo Da-tô, đạo Thiên Chúa.[32]

3.- Công khai vinh danh một cách trắng trợn những tu sĩ và tín đồ Ca-tô đã có công trong các việc làm do thám và các hoạt động khác trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thế kỷ 16 cho đến năm 1954 để giúp Vatican và Liên Minh Xâm Lược Pháp hoàn thành việc tấn chiếm, đặt ách thống trị tại Việt Nam cho đến năm 1945 và mưu đồ tái chiếm Đông Dương trong những năm 1945-1954. Vì vậy, ở Sàigòn và các thành phố lớn ở miền Nam Việt Nam mới có những con đường và trường học mang danh những tên Ca-tô làm Việt gian bán nước cho Vatican và Pháp như Trường Trung Học Trần Lục, Trường Trung Học Hồ Ngộc Cẩn, Trường Trung Học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trường Nguyễn Duy Khang, Trường Lê Bảo Tịnh, Trường Nguyễn Bá Tòng, Trường Thánh Thomas, v.v…, mới có những con đường như Tổng Đốc Lộc (Việt gian Ca-tô Trần Bá Lộc), Tổng Đốc Phương (Việt gian Ca-tô Đỗ Hữu Phương) đường Pétrus Ký (Việt gian- Ca-tô Pétrus Trương Vĩnh Ký) đường Ngô Đình Khôi (Việt gian Ca-tô Ngô Đình Khôi), đường Nguyễn Bá Tòng (Việt gian Ca-tô Nguyễn Bá Tòng), đường Phát Diệm (sào huyệt Việt gian Phát Diệm), đường Bùi Chu (sào huyệt Việt gian Bùi Chu), v.v..

4.- Công khai để cho tu sĩ và tín đồ Ca-tô thao túng chính quyền, cướp đoạt tài nguyên, lũng đoạn kính tế, thao túng ngành giáo dục, bốc hốt, vơ vét cho đầy túi tham, v.v… [33]

5.- Bảo vệ khối bất động kếch sù ruộng đất của Giáo Hội La Mã dù rằng Hoa Kỳ đã soạn thảo chương trình cải cách điền địa và thôi thúc chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Dụ 57 tiến hành chương trình này để tranh thủ lòng dân, nhưng ông Diệm lại dùng những thủ đoạn lươn lẹo để tránh né không rớ tới 370 ngàn mẫu Anh (370, 000 acres) của Giáo Hội La Mã “Land held by the Roman Catholic Church, estimated at about 370,000 acres was not subject to transfer.”[34]

Đối với Hoa Kỳ: Ngày 30/11/1961, ông Diệm đã hí hửng và hồ hởi đồng loã với quân đội Mỹ trong việc sử dụng chất độc da cam rải xuống đồng ruộng và rừng cây trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

Ngày 30/11/1961, Tông Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn.”[35]

Vì thế mà chiến dịch khai quang này được quân đội Mỹ cho tiến hành trên đất nước Việt Nam và hậu qủa ghê gớm của chiến dịch này được sách sử ghi nhận như sau:

“Quân đội Mỷ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.[36]

Việc làm dã man này đã sát hại không biết bao nhiêu trăm ngàn hay bao nhiêu triệu nạn nhân, và hậu quả của việc làm này cho đến ngày nay vẫn còn gây hại cho đất đai, cây cối, mùa màng, sinh vật và nhân dân ta trong vùng bị ảnh hưởng.

Vì quá cuồng tín, anh em ông Diệm đã hăm hở đi quá trớn trong việc muốn Ki-tô hóa toàn thể miền Nam trong vòng mười năm, khiến cho hơn 300 ngàn nạn nhân bị sát hại, và bách hại Phật giáo một cách cực kỳ thô bạo và hết sức dã man, đặc biệt là kể từ đầu tháng 5/1963. Hành động tàn ngược này đã khiến cho nhân dân thế giới và nhân dân Hoa Kỳ vô cùng ghê tởm và đòi hỏi chính quyền Hoa Kỳ phải có biện pháp trừng trị cái chính quyền khốn nạn này do chính Hoa Kỳ đã sinh đẻ, nuôi dưỡng và cưu mang từ ngày 7/7/1954 cho đến lúc bấy giờ. Hai nhà viết sử người Mỹ là Bradley S. O’ Leary và Edward Lee viết trong sách Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm & J.F Kennedy như sau:

Với những thông tin bộc lộ toàn bộ sự tàn bạo của Diệm đối với tín đồ Phật giáo, Mỹ lập tức tự đặt ra những câu hỏi và suy đoán logic nhất: Tại sao lại ủng hộ một chính phủ nước ngoài có chủ trương bách hại tôn giáo? Tín đồ Phật giáo là những người ôn hòa, họ không phải là cộng sản; tôi tưởng những đồng đô la đóng thuế của chúng ta đổ vào Nam Việt Nam là để góp sức chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản. Tại sao Tổng Thống Kennedy gửi chuyên viên quân sự Mỹ sang giúp đỡ chính phủ của một người luôn luôn tìm cách đẩy dân chúng của mình vào trại tập trung?

Cho tới lúc đó, nước Mỹ vẫn nghĩ rằng số lượng người Mỹ, nam và nữ, không ngừng tăng lên được đưa tới Nam Việt Nam (xấp xỉ 15.000 người vào tháng 6/1963) cùng với khoản viện trợ 1.2 triệu đô la mỗi ngày là để giúp Nam Việt Nam chống lại kẻ thù Việt Cộng không đội trời chung. Nhưng giờ đây, dường như Diệm quan tâm nhiều hơn đến việc chống lại các vị sư sãi mặc áo choàng vàng không có vũ khí.

Quả thật chỉ qua một đêm thế giới nhận ra Mỹ chỉ là kẻ vô tích sự, đã chọn đúng một bạo chúa để hà hơi tiếp sức. Kennedy tức điên; hơn thế nữa, ông và các cố vấn chính trị đang rất hoang mang. Chỉ còn hơn một năm nữa, mùa bầu cử tổng thống lại đến; Kennedy đắc cử nhiệm kỳ thứ nhất năm 1960 với cách biệt rất nhỏ so với đối thủ Richard Nixon – 118.000 phiếu trong tổng số 68.3 triệu phiếu bầu. Giờ đây, đối với cử tri Mỹ, làm sao ông có thể vô lý nhiều hơn nữa khi đã cam kết viện trợ tiền của và xương máu của người Mỹ cho Diệm, một kẻ không khác gì Hitler?...

Đương nhiên, Kennedy lập tức chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao khiển trách Diệm, và yêu cầu ngưng tay lại. Chỉ riêng vụ 11/6 (Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu) này thôi cũng đã gây cho JFK nhiều rắc rối nhất kể từ vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba, vi vậy ông cương quyết sửa chữa.

Tuân theo chỉ thị, các viên chức Mỹ đã phê phán Diệm thậm tệ. Mọi chuyện mau chóng được hiểu rằng nếu tình trạng ngược đãi tín đồ Phật giáo còn tiếp diễn. Diệm sẽ mất nguồn viện trợ ưu ái của Mỹ. Chấm hết.” [37]

Hoa Kỳ đã làm hết cách để khuyên can và răn đe, nhưng tất cả đều vô ích.

“Và cách hồi đáp của Diệm chỉ cho thấy ông ta là hiện thân của ngạo mạn. Thay vì bắt tay làm việc với cường quốc ủng hộ duy nhất, ông và ẹm trai ông xuyên tạc biến cố này bằng một chiến dịch bôi nhọ, ngang nhiên gọi những tín đồ Phật giáo là cộng sản hoặc là tay trong cho Việt Cộng.

“Diệm, Nhu và Bà Nhu giờ đây đang tự lộ mình như một chế độ quả đầu hay tam đầu chế, chứ không phải như những nhà lãnh đạo của một chính quyền tự cho là dân chủ. Khi Diệm phớt lờ những yêu sách kiên quyết sau đó của Mỹ là ông phải ngưng áp bức Phật giáo, JFK rút đại sứ Mỹ đương nhiệm (Frederick Nolting) về nước và bổ nhiệm Henry Cabot Lodge thay thế. Đây là một người có gốc gác chống Công Giáo kịch liệt, và đặc biệt ông là một đảng viên Cộng Hòa cứng rắn…”

Kết quả? Vẫn lại có thêm các sư sãi tự thiêu để phản đối, bắn giết và ném thêm hàng ngàn tín đồ Phật giáo vào các trại tập trung? Và chính phủ Kennedy lại tiếp tục bị phê phán kịch liệt….

Diệm, Nhu. Bà Nhu. Cả ba người – cái bộ ba bạo chúa đầy hận thù này đang cùng lừa gạt cả nước Mỹ.[38]

Vô kế khả thi, chính quyền Hoa Kỳ mới ngoảnh mặt làm ngơ để cho quân dân miền Nam vùng lên làm lịch sử, lôi cổ anh em tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian này ra đập chết ở ngay trong thành phố Sàigòn vào khoảng hơn 7 giờ sáng ngày 2/11/1963. Xin xem Chương 20 (tr. 433-447) trong sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạn lộ, ông Ca-tô Ngô Đình Diệm đã không từ nan bất cứ một việc làm tàn ngược độc ác nào để thỏa mãn ý muốn của các quan thày Vatican, Pháp và Mỹ với mục đích duy nhất là hy vọng được quan thày cho nhẩy lên bàn độc hầu thỏa mãn lòng thèm khát quyền lực. Ấy thế mà vào năm 1949, khi được Quốc Trưởng Bảo Đại yêu cầu ra nắm giữ chức thủ tướng chính phủ, TẠI SAO ông Diệm lại từ chối? Tất nhiên là phải có vấn đề.

Vấn đề là:

Chính phủ Quốc Gia của ông Bảo Đại vào thời điểm này nguyên là chính phủ của nước Cộng Hòa Nam Kỳ do cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu cũng là Cao Ủy Đông Dương (17/8/1945 – 15/3/1947) dựng nên theo chính sách chia để trị của Liên Minh Pháp - Vatican. Giải Pháp Bảo Đại cũng do tên cựu linh mục này đề nghị vào tháng 1 năm 1947 trước khi chuẩn bị hồi hương. Sử gia Marvin E. Gettlemen viết trong cuốn Viet Nam: History, Documents and Opinions on a Major World Crisis như sau:

Ngay sau khi chiến tranh bùng nổ trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào ngày 19/12 (1946), trong một giác thư gửi về chính phủ Paris, d’ Argenlieu đề nghị đưa Bảo Đại trở lại ngai vàng.Nguyên văn: “In a memorandum to the Paris government soon after full-scale fighting broke out on December 19, d’ Argenlieu proposed returning Bao Dai to the throne.”[39]

Sử gia Joseph Buttinger viết trong cuốn Vietnam: A political History như sau:

Từ khi tách rời khỏi Việt Minh vào tháng 3 năm 1946, Bảo Đại trú ngụ ở Hồng Kông. Vào tháng 1/1947, viên đặc sứ của d’ Argenlieu cho ông ta hay là người Pháp có một kế hoạch dùng ông để chống lại Việt Minh. Rồi từ đó, đặc biệt là từ khi Bollaert đến Saigòn nhận chức Cao Ủy Đông Dương (vào ngày 15/3/1947 – NMQ), sứ giả của Cao Ủy Bollaert và bọn Việt gian cũ (bọn cựu quan lại làm tay sai cho Liên Minh Pháp - Vatican trong thời 1884-1945 - NMQ) tới tấp đến Hồng Kông để đưa tin và tiếp xúc với Bảo Đại.” Nguyên văn: Bao Dai had been residing in Hong Kong since disengaging himself from the Vietminh in March, 1946. He had learned of the French plan of using him against the Vietminh back in January, 1947, from an emissary of d’ Argenlieu. Ever since then, and particular after Bollaert’s arrival in Saigon, messengers and old collaborators of the French had been going to Hong Kong…”[40]

Ai cũng biết rằng khi còn ngụ ở Hong Kong, ông Bảo Đại được sứ giả của Toàn Quyền Đông Dương Thierry d’ Argenlieu và Émile Bollaert là Cousseau móc nối đưa về lập chính phủ bù nhìn làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong chính sách dùng người Việt đánh người Việt để làm bia đỡ đạn cho thanh niên Pháp từ chình quốc sang Đông Dương chiến đấu cho cuộc chiến mà nhân dân Pháp gọi là “Chiến Tranh Bẩn Thỉu” (La Sale Guerre).

Đối với Giáo Hội La Mã, ngoài việc thi hành chính sách chia để trị và dùng người Việt đánh người Việt, Giáo Hội còn có chủ trương dùng người Ki-tô giáo bản địa để cai trị đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác với mục đích sẽ dùng quyền lực nhà nước để tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân trong toàn quốc từ trên xuống dưới bằng bạo lực. Do đó, Toà Thánh Vatican xúi giục Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên giữ chức vụ thủ tướng và dành nhiều quyền hành cho cái chính phủ bù nhìn này, nhưng Pháp không đồng ý.

Đối với chính quyền Pháp, ngoài việc thi hành chính sách chia để trị, họ còn có chủ trương tiến hành chánh sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Muốn tiến hành chính sách này, họ phải trực tiếp chỉ huy cuộc chiến và trực tiếp chỉ huy hay điều khiển bộ máy quản lý nhân dân, nghĩa là chỉ để cho Bảo Đại ngồi làm vì ở ngôi vị quốc trưởng, còn cái nội các chinh phủ dưới quyền một ông thủ tướng phải là người được họ tuyển chọn. Cái nội các này phải tuyệt tôi tuân hành những chỉ thị của họ mà không bị một thế lực nào chi phối. Vì có quá nhiều kinh nghiêm lịch sử với Giáo Hội, cho nên chính quyền Pháp không muốn Giáo Hội La Mã xía vào việc quản lý nhân dân và cũng không muốn sử dụng tín đồ Ca-tô thuộc loại siêu cuồng tín làm thủ tướng. Nếu dùng những tín đồ Da-tô thuộc loại cuồng tín như ông Ngô Đình Diệm, thì chẳng hóa ra người Pháp bỏ tiền của và xương máu để chiến đấu cho Vatican ngồi không hưởng thụ công lao của họ hay sao? Đặc biệt hơn nữa, đối với ông Ngô Đình Diệm, họ đã mang sẵn cái ấn tượng về con người phản trắc này từ hồi đầu thập niên 1940, đồng thời, họ cũng quá nhiều kinh nghiệm về cái bản chất tráo trở, lá mặt lá trái của Vatican. (Xin xem lại chương 5 ở trên, phần nói về Việt Nam Quang Phục, mục Pháp và Vatican là hai kẻ đồng sàng nhưng dị mộng). Cho nên họ rất khinh bỉ ông Diệm và không chấp nhận để cho ông Ngô Đình Diệm nhẩy vào nắm giữ chực vụ thủ tướng, dù là thủ tướng bù nhìn của cái chính phủ bù nhìn này.

Nói cho rõ hơn, việc chọn ai làm thủ tướng trong chính quyền bù nhìn Bảo Đại trong thời gian 6/1948-6/1954 là hoàn toàn nằm trong tay người Pháp. Ông Bảo Đại và Tòa Thánh Vatican chẳng có một chút quyền hành nào cả.

Do đó, ta có thể nói, khi viết rằng ông Ngô Đình Diệm “từ chối lời yêu cầu của Bảo Đại thành lập chính phủ hồi tháng Năm 1949”, là ông Lê Xuân Khoa đã không đào sâu vấn đề, chỉ ghi lại một sự kiện bề ngoai mà thôi. Phải chăng ông Khoa không hiểu rõ tình trạng đồng sàng nhưng dị mộng giữa Vatican và chính quyền Pháp ở chính quốc. Dù rằng trong những năm 1945-1954, đảng MRP (thân Vatican) do ông Ca-tô Georges Bidault làm đảng trưởng và có ảnh hưởng lớn trong chính quyền Pháp, nhưng vẫn phải e dè đảng Cộng Sản Pháp và Đảng Xã Hội Pháp. Hai đảng này đang được đại đa số nhân dân Pháp hăng say ủng hộ, nhất là vào những năm này người Pháp đang ghê tởm cuộc chiến Đông Dương. Họ gọi cuộc chiến tái chiếm Đông Dương là “Cuộc Chiến Tranh Bẩn Thỉu” (La Sale Guerre).

Trong suốt chiều dài lịch sử, từ khi xuất quân đánh chiếm Đông Dương vào năm 1858 cho đến ngày 20/7/1954, người Pháp đều cầm trịch và nắm quyền quyết định tối hậu trong việc làm chính sách và sử dụng nhân sự trong bộ máy cai trị Đông Dương, chứ không phải là Vatican. Đưa ra Giải Pháp Bảo Đại là sáng kiến của Vatican và được người Pháp chấp thuận trên nguyên tắc. Nhưng khi Vatican mong muốn người Pháp sử dụng ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng trong cái chính phủ bù nhìn này, thì người Pháp không chấp thuận. Việc người Pháp không chấp thuận dùng ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng có thể vì hai lý do:

Lý do 1, nếu dùng ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, thì Giáo Hội sẽ có thể sử dụng ông Ngô Đình Diệm để thi hành chính sách lấn chiếm tiếm quyền như thời Vua Louis XIII (1610-1643) và Louis XIV (1643-1715) Xin xem lại Chương 6, Mục III (Phần I) của bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net và giaodiemonline.com từ tháng 9/2007.

Lý do 2, người Pháp rất khinh bỉ và ghê tởm Ngô Đình Diệm vì cái thành tích phản trắc của ông ta mà người Pháp đã có kinh nghiệm này với ông ta vào những năm đầu thập niên 1940. Nguyên do là vì khi tranh dành quyền hành (chức Lại Bộ Thượng Thư) trong triều đình Huế với ông Phạm Quỳnh vào giữa năm 1933, ông Ngô Đình Diệm thất thế vì vừa kém tài so với ông Phạm Quỳnh, vừa có quan thày kém thế đối với quan thày của ông Phạm Quỳnh. Quan thày của ông Diệm là Léon Thibeaudeau đang giữ chức vụ Khâm-sứ tại Huế lúc bấy giờ, trong khi đó, quan thày của ông Phạm Quỳnh là Toàn Quyền Pierre Pasquier đang nắm quyền thống trị toàn thể lãnh thổ Đông Dương. Cụ Phan Bá Kỳ viết về vấn đề này với nguyên văn như sau:

“Ai biết chút ít về lịch sử cũng phải hiểu rằng, nhân sự ở Đông Dương hồi Pháp thuộc là do nơi ba thế lực chính: Thực dân, Giáo Hội, Tam Điểm (Free Mason), tùy theo tình hình chính quốc. Khi ở Pháp phe Tam Điểm thắng thế thì thực dân ở Đông Dương về phe với Tam Điểm. Khi phe Công Giáo lên chân thì thực dân về phe với Giáo Hội. Việc ông Diệm bị cách tuột hết mọi thứ có thể là đang có một sự tranh chấp giữa Tam Điểm và Giáo Hội, mà ông ta ngu ngơ, dại dột đi vâng phục quá đáng cái thế lực thất thế vào thời điểm đó. Cứ tìm xem Khâm-sứ Léon Thibaudeau và Toàn Quyền Pierre Pasquier thuộc nhóm nào là hay. Chứ Bảo Đại, Phạm Quỳnh, ngoài chuyện thừa hành, làm gì có quyền để trừng phạt oan ức một người… đáng quí như ông Diệm. Hơn nữa, nếu ông Diệm từ chức và thanh liêm, thì còn ham chi cái chức thượng thư. Sao trong nhà ngoài ngõ cứ một điều “anh Thượng”, hai điều “chú Thương”, mà ông ta không chịu cấm đoán?…” [41]

Thất bại trong việc tranh quyền với ông Phạm Quỳnh, cả gia đình ông Diệm sinh ra bất mãn với người Pháp, rồi đi theo ông Da-tô Cường Để, mưu đồ làm tay sai cho Nhật trong âm mưu chống lại người Pháp ở Đông Dương. Thấy thế, người Pháp ra lệnh cho Bảo Đại bãi chức Ngô Đình Khôi, trục xuất Ngô Đình Diệm ra khỏi Huế. Ngay cả Ngô Đình Nhu cũng bị Sở Mật Thám Pháp điều tra. Sự kiện này được sách Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí ghi lại với nguyên văn như sau:

Theo một mật báo viên (Luật-sư Lê Văn Kim), tháng 12/1933, Diệm vào Sàigòn gặp Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim, Jacques Lê Văn Đức v.v… Tiếp đó, báo chí Sàigòn và cả tờ La Lanterne ở Paris mở chiến dịch đòi thay Pasquier bằng cựu Toàn Quyền Alexandre Varenne (7/1925-11/1927) và đưa cựu Khâm-sứ Yves Châtel (6/1931-2/1933) trở lại Huế (INF, c.366/d.2905).

Biết được tin này qua Lụat-sư Kim, Pasquier nổi giận, truất hết chức tước của Bài, Diệm và Đệ. Diệm còn bị trục xuất khỏi Huế, chỉ định cư trú tại Quảng Bình. May mắn, ngày 15/1/1934, Pasquier chết vì tai nạn máy bay trên không phận Paris. Năm sau, Bài cũng chết. Tân Toàn Quyền René Robin (7/1934-1/1937) và Khâm-sứ Maurice Graffeuil (7/1934-5/1936), (4/1937-8/1941) đồng ý phục hồi tước vị cho Bài và Diệm. Diệm được trở về Huế dạy ở trường Providence của Thục, Linh-mục, anh trai của Diệm.

Giai đoạn Nhật chiếm đóng Đông Dương 1940-1945, Diệm bắt đầu tìm cách liên lạc với Cường Để. Đầu năm 1943, Trương Kế An, thủ lãnh Liên Đoàn Ái Quốc Việt Nam, gặp Diệm ở Hà Nội. Pierre Nguyễn Đệ, cựu tổng lý văn phòng của Bảo Đại, thuộc một gia đình hợp tác trung thành với Pháp ở miền Bắc, cũng có mặt. (Note số 2995-SP/C, Huế, 4/4/43; 14 PA, c.1).

“Trong khi đó, Khôi lại cố ý che chở cho tín đồ Cao Đài trong vùng cai trị của mình. Mật thám Pháp còn tìm thấy trong nhà một người cháu của Khôi những tài liệu Việt Nam Phục Quốc Hội của Cường Để. Vì việc này, trong một buổi gặp mặt trên đèo Hải Vân Khâm-sứ Émile Grandjean (6/1941-8/1944) ép Khôi phải từ chức không được hàm Thượng Thư. Tháng 1/1944, Grandjeam còn cho lệnh Bảo Đại ký sắc lệnh trục xuất Diệm ra khỏi Huế, chỉ định cư trú ở Quảng Bình.

Khoảng nửa năm sau, Mật Thám Pháp khám phá ra tổ chức Đại Việt Phục Hưng của Diệm, gồm khoảng 50 đảng viên tích cực; kể cả một số giáo sĩ, nằm ngay trong đội lính khố xanh (Garde Indochinoise), cảnh sát v.v… Một trong những lãnh tụ là Trần Văn Lý, Tuần Vũ Hà Tĩnh (7F 29, tr. 56). Diệm được Trung Úy Kuga của Nhật đưa vào Đà Nẵng, rồi đáp phi cơ vào Sàigòn vào ngày 12/7/1944. Trong thời gian ở miền Nam, Diệm lui tới với Matsushita Mitsuhiro, chủ công ty Đại Nam [Dainan Koosi hay Dainam Konsi], trùm tình báo dân sự của Nhật, cũng người tự nhận là bạn thân của Cường Để.

12/8/1944: Nguyễn Huy Tân, Cán Sự Công Chánh ở Quảng Ngãi, cán bộ của Diệm, khai rằng tổ chức của Diệm có nhiều công chức người Việt, kể cả sĩ quan Khố Xanh (Xem Đỗ Mậu).

14/8/1944: Paul Arnoux, Giám Đốc Cảnh Sát, được lệnh bí mật khai thác Ngô Đình Nhu ngay tại Huế (14 PA, c.2,d.19).

18/8/1944: Arnoux báo cáo rằng Nhu nhìn nhận việc làm tội lỗi của Diệm nhưng Khôi không dính líu, chỉ muốn duy trì “bát cơm” Pháp cho. Arnoux cũng báo cáo rằng theo lời khai của Nguyễn Huy Tân Nhật đã chọn Diệm làm thủ tướng, trong một chế độ quân chủ lập hiến mà người làm vua không nhất thiết phải là Cường Để.

20/8/1944: Vì tình hình Âu Châu đang rối loạn, phe de Gaulle đang tiến vào Paris. Decoux đồng ý với đề nghị của Arnoux: chỉ trừng trị những cán bộ hạng trung, tránh khiêu khích Nhật.

21/8/1944: Thục, Giám Mục Vĩnh Long, viết thư xin Decoux nghĩ đến công lao của cha mình với chính phủ Pháp trong việc “đánh dẹp phản loạn” (tức những phong trào Văn Thân và Cần Vương yêu nước, kháng Pháp) khi xét xử việc làm của Khôi và Diệm. [Xem phụ bản].” [42]

Cũng nên biết Cường Để thuộc dòng dõi Hoàng Tử Cảnh và là một tín đồ Ca-tô được các nhà tuyền giáo Ca-tô ủng hộ trong việc muốn tranh giành ngai vàng vời dòng con cháu vua Minh Mạng. Sau khi Nhật đại thắng quân Nga ở eo Biển Đối Mã vào năm 1905, một số các nhà ái quốc Việt Nam trong đó có cụ Phan Bội Châu, lục tục đến nước Nhật tìm cách cầu thân và thỉnh cầu Nhật giúp đỡ dân ta đánh đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam. Một số chính khách Nhật khuyên các cụ phải tìm một vị minh chủ đưa sang thì họ mới giúp đỡ. Thế là cụ Phan Bội Chậu lại lặn lội đi kiếm ông Ca-tô Cường Để đem sang Nhật, thành lập tổ chức Việt Nam Phục Quốc Hội và tôn Cường Để lên làm minh chủ. Thế nhưng, giữa các nhà ái quốc này và ông Cường Để lại là những người đồng sàng nhưng dị mộng. Cụ Phan Bội Châu và các đồng chí của ông muốn được Nhật giúp đỡ đánh đuổi người Pháp để giành lại độc lập cho Việt Nam và thiết lập một chế đô quân chủ lập hiến, sau đó, cụ lại chủ trương thành lập chế độ cộng hòa. Trong khi đó, ông Ca-tô Cường Để lại chủ trương tái lập chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Cũng vì thế mà vào khoảng năm 1912, cụ Phan Bội Châu và các nhà ái quốc Việt Nam từ giã tổ chức Việt Nam Phục Quốc Hội (sau này tổ chức này đổi tên là Đại Việt Phục Hưng) và không còn liên hệ với ông Ca-tô Cường Để nữa. Cường Để tiếp tục giữ cái ngôi minh chủ của tổ chức này và trông nhờ vào sự giúp đỡ của nhà truyền giáo Ca-tô.

Vì hành động phản trắc này, kể từ đó, người Pháp rất khinh bỉ và thù ghét anh em nhà Ngô. Cho nên, vào năm 1948, dù cho Diệm đã băng xăng năng nỏ đi đi về về Hong Kong và Sàigòn để xin xỏ Bảo Đại cho làm thủ tướng và dù cho Bảo Đại có chấp thuận cho Diệm làm thủ tướng, thì người Pháp cũng vẫn không chấp thuận cái thứ người phản trắc như Diệm. Vì thế mà Diệm đành phải ngậm đắng nuốt cay mà nhìn mộng công hầu tan ra như mây khói.

Ngoài vấn đề người Pháp khinh bỉ và ghê tởm ông Ngô Đình Diệm vì ông ta là con người phản trắc, còn một vấn đề quan trọng khác nữa là bề ngoài, Pháp và Vatican liên kết với nhau thành một Liên Minh Xâm Lược cùng đánh chiếm và thống trị Đông Dương để cùng thủ lợi. Nhưng cũng vì cùng thủ lợi mà cả Pháp và Vatican đều muốn nắm thế thượng phong trong việc làm chính sách quản lý Đông Dương. Đây là nguyên nhân đưa đến tình trạng Pháp và Vatican hục hặc với nhau.

Nhìn theo con mắt của một nhà kinh tế học, Liên Minh Thánh Pháp - Vatican giống như một công ty kinh doanh, hùn hạp với nhau để cùng đánh chiếm Việt Nam rồi cùng thống trị, cùng cướp đoạt tài nguyên, cùng bóc lột dân ta và cũng cưỡng bách dân ta làm nô lệ phục vụ tại các công trường khai thác quặng mỏ, hầu hạ chúng tại các tư gia cũng như tại tòa khâm sứ và các tòa giám mục.

Phần hùn của Đế Quốc Vatican là công lao thu thập các tin tức tình báo chiến lược, móc nối với những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican để:

1.- Thành lập đạo quân thứ 5 nằm sẵn chờ giờ hành động khi có lệnh truyền của các đáng bề trên của họ như nổi lên tiếp ứng cho đoàn quân viễn chinh từ ngoài khơi tiến vào.

2.- Nổi loạn chống chính quyền bản địa để tạo nên tình trạng bất an theo sách lược “quậy cho nước đục để thả câu” như vụ Lê Văn Khôi nổi loạn chống triều đình Huế (hời Vua Minh Mạng) vào mấy năm 1833-1835, như vụ Tạ Văn Phụng nối lên đánh phá chống triều đình Huế (thời vua Tự Đức) trong những năm 1861-1865, vụ Hồng Bảo nổi loạn mưu đồ thoán đoạt ngôi vua của vua Tự Đức vào năm 1869. Cho đến ngày nay, sách lược này vãn còn được Vatican sử dụng để đánh phá chính quyền Việt Nam ta. Bằng cớ là mới đây, Giám Mục Ngô Quang Kiệt ra lệnh cho đám giáo dân Ca-tô nổi loạn chống phá chính quyền ta tại tòa nhà công sở số 42 Phố Nhà Chung, Hà Nội trong những ngày từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008,

3.- Cung ứng cho nhu cầu làm tay sai tai mắt đưa đường dẫn lối trong các chiến dịch tấn chiếm nước ta cũng như trong các chiến dịch truy lùng và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta, và

4.- Cung ứng cho bộ máy đàn áp và cai trị nhân dân.

Phần hùn của Đế Quốc Pháp là bỏ tiền ra bao giàn cuộc chiến, cung ứng quân đội và hoạch định kế hoạch hành quân tấn chiếm Việt Nam. Cũng vì thế mà Đế Quốc Pháp nắm quyền chỉ đạo và làm chính sách thống trị tại Việt Nam đúng theo quy luật “Ai chi tiền và xuất quân thì người đó nắm quyền chỉ đạo”.

Chủ trương của Pháp là muốn chiếm Việt Nam để vừa làm thuộc địa khai thác tài nguyên, lấy nguyên liệu đem về cung ứng cho nhu cầu nhà máy kỹ nghệ tại chính quốc, vừa bắt dân ta làm nô lệ phục vụ tại các công trường khai thác các tài nguyên trên đây, vừa biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của riêng nước Pháp.

Chủ trương của Vatican là muốn chiếm Việt Nam để thiết lập một chính quyền theo chế độ cha cố (đạo phiệt Da-tô) bằng cách duy trì ngai vàng nhà Nguyễn ở triều đình Huế để làm tay sai, giao công việc quản lý nhân dân cho triều đình này đảm nhiệm (giống như sau này người Mỹ giao cho chính quyền Sàigòn quản lý nhân dân miền Nam trong những năm 1954-1975), rồi ngồi ở hậu trường điều khiển. Dần dần tên vua bù nhìn này sẽ được thay thế bằng một tín đồ Da-tô trong hoàng tộc và sẽ biến thành một bạo chúa ban hành quyết định (sắc chỉ) cho toàn dân phải theo đạo Ki-tô giống như các bạo chúa Âu Châu đã làm: Constantine (280-335) của Đế Quốc La Mã, Ferdinand V (1452-1516) và (Isabella I (1451-1504 của Tây Ban Nha, Mary I hay Bloody Mary (1516-1588 ) của nước Anh, Louis XIV (1638-1715) của nước Pháp.

Chủ trương khác nhau trên đây giữa Pháp và Vatican đã khiến cho hai thế lực này có những mâu thuẫn với nhau, không ưa nhau, thậm chí đến thù ghét nhau, và chờ cơ hội thuận tiện là tìm cách hất cẳng nhau không một chút xót thương.

Thực ra, vì nằm dưới ách thống trị của Giáo Hội qua nhiều thế kỷ, phần lớn những người Pháp, nhất là những thành phần tiến bộ đều thù ghét Giáo Hội La Mã và khinh bỉ giới tu sĩ Da-tô. Tình trạng này nhen nhúm từ lâu và bắt đầu bùng lên như hỏa diệm sơn từ trước thời Lý Trí (1500-1789) và biến thành những cuộc chém giết tàn sát lẫn nhau vào đầu thế kỷ 17 giữa những người Ca-tô cuồng tín thuần phục Vatican và những người chống lại Vatican trong đó có những người Tin Lành, rồi đến thời Cách Mạng Pháp 1789 thì chế độ giáo hoàng (papacy) hoàn toàn được coi như là bị đào sâu chôn chặt và bọn tu sĩ Ca-tô bị công khai coi như là “bọn lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thày tu”. Do đó, chúng ta mới không ngạc nhiên khi thấy văn hào Voltaire (1694-1778) gọi Đạo Ki-tô là “cái tôn giáo ác ôn[43] và người dân Pháp gọi giới tu sĩ Da-tô là “lũ quạ đen” (Les corbeau noirs). Lòng thù hận của người dân Pháp đối với Giáo Hội La Mã quả thật là đã lên đến tận trời xanh. Lời tuyên bố giận dữ của nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) vào ngày 28/11/1790 cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

"Tôi đang sôi máu. Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không. Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cướng quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng. Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi.". Nguyên văn: “My blood boils, he wrote on 28 November 1790, for instance. “Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you."[44]

Cũng vì thế mà ngay từ hồi Cách Mạng 1789 vừa mới bùng nổ được mấy ngày, “tại Quốc Hội Pháp đã có nhiều người chịu ảnh hưởng các tư tưởng của các triết gia có khuynh hướng chỉ trích và lên án Giáo Hội La Mã.” Nguyên văn: “The Assembly, many of whose members were influenced by the philosophes, tended to be highly critical of the church.”[45]

Do thực trạng này mà các nhân vật chính trị thắng thế trên sân khấu chính trị tại Pháp quốc cũng như các vị tướng lãnh chỉ huy đoàn quân viễn chinh tiến chiếm Việt Nam và các nhân vật được chính quyền Pháp gửi sang Đông Dương nắm giữ các chức vụ Toàn Quyền Đông Dương, Khâm Sứ Trung Kỳ, Thống Sứ Bắc Kỳ và Thống Đốc Nam Kỳ hầu hết đều là những người có tinh thần chống Giáo Hội La Mã. Chúng ta thấy tại chính quốc Pháp thì có những nhân vật như Jules Ferry, Léon Gambetta, Léon Blum, các nhân vật quân sự như Đô Đốc Page, Đô Đốc Bonard, Đô Đốc Rieunier, Đại Tá Bernard cho đến các chính trị gia nắm quyền chủ chốt trong bộ máy cai trị Đông Dương như Paul Beau, Paul Bert, Pierre Pasquier, v.v… cũng đều là những người hăng say chống Giáo Hội La Mã và thường tỏ ra khinh rẻ các ông tu sĩ hoạt động cho Giáo Hội tại Đông Dương vào thời bấy giờ.

Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết. Tình trạng hai phe Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican và Pháp hục hặc và gầm gừ với nhau làm cho những tên Việt gian mang quốc tịch Vatican bán nước cho Vatican hay mang quốc tịch Pháp bán nước cho Pháp cũng đều mất ăn mất ngủ, lao đao và chìm nổi với quan thày và bọn Việt gian khác (không mang quốc tịch Vatican và cũng không mang quốc tịch Pháp) cũng hồi hộp phập phồng lo sợ. Như trên đã nói, phe Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp luôn luôn thắng thế, cầm trịch trên sân khấu chính trị tại chính quốc Pháp và trong bộ máy cai trị tại Đông Dương. Sự kiện này khiến cho bọn Việt gian làm tay sai tai mắt đắc lực cho Đế Quốc Vatican cũng phải bị lép vế. Bọn Việt gian này, vì cuồng tín quá hóa thành ngu xuẩn, lúc nào cũng tỏ ra La Mã hơn cả La Mã, không nhận thức được cái thân phận làm đầy tớ cho hai ông chủ, cho nên mới bị quan thày Pháp vốn đã khinh bỉ lại càng trở nên khinh bỉ hơn. Cũng vì lẽ này, khi có đủ bằng chứng trong tay, bọn Pháp thực dân không những đuổi cổ bọn Việt gian Ca-tô Nguyễn Hữu Bài và anh em Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm về vườn, mà còn trừng phạt gắt gao, không một chút tiếc thương. Xin coi lại Chương 5 ở trên, mục nói về Việt Nam Quang Phục Hội ở trên.


Sai lầm thứ 8

Ông Lê Xuân Khoa viết: “Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam và Ngô Đình Diệm đại diện cho nhóm yêu nước quá khích…”

Câu văn trên đây cho chúng ta thấy ông Lê Xuân Khoa không những khẳng định rằng ông Diệm là một người yêu nước mà lại còn là một người yêu nước quá khích (chauvin, chauvinist) nữa cơ! Rõ ràng là ông Lê Xuân Khoa tâng bốc tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian họ Ngô này lên đến chín tầng mây!

Phản biện: Đối với những người thấu hiểu lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, câu văn này nghe ra không ổn một chút nào! Ai cũng biết rằng từ năm 1858 cho đến năm 1945 và nhiều năm sau đó, tại Việt Nam (đúng ra là tại Đông Dương), có hai thế lực thù địch bất cộng đái thiên giữa một bên là Liên Minh Pháp – Vatican cấu kết với tập đoàn phong kiến phản động Việt Nam và nhóm tín đồ Ca-tô bản địa với chủ trương duy trì bạo quyền thống trị và cưỡng bách dân ta làm nô lệ cho chúng, và một bên là toàn thể đại khối dân tộc quyết tâm liều chết chiến đấu đánh đuổi liên quân xâm lược trên đây để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.

Các ông Nguyễn Tường Tam và ông Nguyễn Hải Thần là những người đứng vào hàng ngũ dân tộc chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của tổ quốc, ta gọi họ là những họ là những người yêu nước dù cho họ bất đồng chính kiến với Mặt Trận Việt Minh. Nhược điểm của hai ông này là:

1.- Không thấu hiểu lịch sử thế giới cho nên mới không biết gì về trào lưu tiến hóa nhân loại và cũng không biết rằng Vatican là kẻ thù nguy hiểm số 1 của dân tộc, cho mới lầm lẫn ủng hộ Giải Pháp Bảo Đại do Vatican chủ tâm đưa ra.

2.- Thuộc thành phần tiểu tư sản với tất cả đặc tính của người tiểu tứ sản, cho nên họ không có khả năng chịu đựng gian khổ để vượt qua những khó khăn và nguy hiểm của cuộc đời nghĩa quân kháng chiến hay một chiến sĩ cách mạng. Cũng vì vậy mà họ không có đủ can đảm dân thân lăn lộn vào đại khối nông dân và công nhân lao động để giác ngộ và lôi cuốn cái đại khối quần chúng này vào tổ chức của họ để cùng chung lo việc nước.

3.- Không hiểu biết gì về lý tưởng cách mạng và cũng không biết gì về kỹ thuật tổ chức một đảng cách mạng có đội ngũ với một hệ thống tổ chức hạ tầng cơ sở làm lực lượng xung kích để chờ thời cơ thuận tiện thì vùng lên chớp lấy chính quyền.

4.- Không có khả năng về chính trị, cho nên mới rơi và tình trạng “đuổi cọp cửa trước, rước beo vào cửa sau” do việc hoàn toàn trông cậy vào mấy đạo quân thổ phỉ Quốc Quân Trung Hoa để cướp chính quyền từ trong tay chính quyền Việt Nam do Việt Minh lãnh đạo.

Còn ông Ngô Đình Diệm vốn là thành phần trong nhóm tín đồ Ca-tô bản địa, đã có mấy đời đứng vào hàng ngũ Liên Minh Pháp – Vatican đánh phá và chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Mãi tới giữa năm 1933 trở đi ông mới trở thành bất mãn với người Pháp, nhưng vẫn tuyệt đối vâng lời và triệt để tuân hành lệnh truyền của Vatican. Do đó người Việt Nam ta mới gọi ông ta là thằng tam đại Việt gian. Suốt trong chiều dài lịch sử của đất nước, các nhà ái quốc không bao giờ có thể đội trời chung với những tên Việt gian bán nước cho Liên Minh Xâm Lăng Pháp - Vatican hay Liên Minh Mỹ - Vatican. Cũng vì thế mà cả hai ông Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hải Thần không bao giờ đội trời chung với chính quyền Liên Minh Pháp - Vatican trong những năm 1948-1954, và từ năm 1954 trở về sau, họ cũng nhất định không cộng tác với chính quyền Liên Minh Mỹ - Vatican. Cho đến lúc chết, ông Nguyễn Hải Thần vẫn một niềm thủy chúng với đất nước và không bao giờ băng xăng năng nỏ làm việc chung các thế lực thù địch trên đây. Còn ông Nguyền Tường Tam, trong những năm chót của cuộc đời, ông đã cực lực chống lại những việc làm phản quốc, bán nước hại dân của anh em ông Ngô Đình Diệm. Vì vậy mà ông đã bị anh em ông Ngô Đình Diệm chèn ép, dồn vào thế cùng để rồi phải quyên sinh hầu gióng lên tiếng chuông báo động cho dân ta biết rõ thảm trạng nhân dân miền Nam đang bị lâm vào đại họa Ki-tô hóa bằng bạo lực.

Đem gom ông Ngô Đình Diệm với hai ông Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam vào chung một nhóm như vậy vừa là hành động hỗn xược, ngược ngạo, vừa phơi bày cho độc giả thấy rõ trình độ quá thấp kém về lịch sử và kiến thức tổng quát của tác giả.

Việc gom hai ông Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hải Thần vào chung một nhóm với ông Ngô Đình Diệm rồi khẳng định rằng cả ba người này là “đại diện cho nhóm người yêu nước quá khích…” là ông Lê Xuân Khoa đã có chủ tâm đánh đồng tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian họ Ngô này với hai nhà ái quốc Nguyễn Hải thần và Nguyễn Tường Tam. Viết câu văn nịnh bợ rẻ tiền như trên, ông Lê Xuân Khoa đã làm một việc chẳng khác nào đem hai nhà ái quốc Đinh Công Tráng và Phan Đình Phùng gom chung vào một nhóm với mấy tên Việt gian Ca-tô Trần Bá Lộc, Trần Lục, Lê Hoan, Ngô Đình Khả, Nguyễn Thân, Nguyễn Hữu Bài, v.v… rồi khen tụng cả nhóm những người này là các nhà ái quốc. Rõ ràng đây là một hành động lộn sòng hay lập lờ đánh lận con đen! Có phải không ông Lê Xuân Khoa? Người viết cũng đã thấy vào năm 1986, Cơ Sở Đông Tiến của cái gọi là “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” mà tục danh là “Mặt Trận Phở Bò” và “Kháng Chiến Bịp” cũng đã làm cái trò lộn sòng bỉ ổi này khi cho xuất bản cuốn Anh Hùng Nước Tôi (San Jose, CA: Đông Tiến), 1986. Trong cuốn ngụy thư này, các tác giả cho tóm lược tất cả các tiểu sử của mấy chục anh hùng thật sự của đất nước, rồi ở đằng sau cho in ké cái tiểu sử đã được đánh bóng của tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm.

Cái lối viết sử với những mánh mung gian lận và thủ đoạn lộn sòng để bóp méo lịch sử mà ông Lê Xuân Khoa đã sử dụng như trên cho chúng ta thấy cái di lụy của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Vatican quả thật là ghê gớm, đồng thời, nó cũng cho chúng ta thấy bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã quả thật là siêu việt!


Sai lầm thứ 9

Ông Lê Xuân Khoa tránh né, không nói đến con số nạn nhân ở miền Nam bị sát hại như các sách của của nhà viết sử đã nói.[46]


Sai lầm thứ 10

Ông Lê Xuân Khoa có chủ tâm giảm bớt con số nạn nhân bị sát hại ở Rwanda và không nêu đích danh Giám-mục Augustin Misago chịu trách nhiệm trong vụ tàn sát người tập thể này. Ông Lê Xuân Khoa viết như sau:

Mặc dầu đã có từ lâu, dân di tản nội địa (IDPs) được nói đến nhiều nhất từ sau Chiến Tranh Lạnh, thường do những cuộc tranh chấp về tôn giáo, chủng tộc và vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống, mạnh mẽ nhất vào đầu thập kỷ 1990. Chẳng hạn như vụ dân Hutu tàn sát người Tutsis ở Rwanda (500,000 người bị giết trong vòng vài tháng) hay những vụ thanh tẩy “chủng tộc” (ethnic cleansing) ở Bosnia-Hercegovia với tổng số trên 200,000 người thiệt mạng. Riêng hai cuộc chiến này vào những lúc cao điểm gây ra trên 4 triệu dân di tản.”(trang 240).

Phản biện: Người viết xin khẳng định chính quyền đạo phiệt Ca-tô của Giám-mục Augustin Misago ở Rwanda đã tàn sát hơn 800 ngàn (chứ không phải 500 ngàn người như ông Lê Xuân Khoa đã ghi nhận) vào mấy tháng giữa năm 1994. Đây là cuộc tàn sát người vì tôn giáo, vì rằng vai trò quan trọng của ông Giám Mục Augustin Misago của Giáo Hội La Mã ở trong đó. Cuộc tàn sát này không khác gì cuộc tàn sát gần 800 ngàn người ở Croatia trong những năm 1941-1945, hơn 100 ngàn người ở Nam Hàn vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 1950 dưới ách thống trị của tên bạo chúa Ca-tô Lý Thừa Vãn.[47] và hơn 300 ngàn người ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963. Dưới đây là nguyên văn bản tin nói về tàn sát người tập thể do hai ký giả Tom Masland và Lara Santoro của Newsweek International viết vào tháng 9 năm 1999 và do Find Articles cung cấp với nguyên văn như sau:

Sự đối chất rõ ràng và quả quyết. Tháng Tư (1999) vừa rồi, trước nhà thờ của họ đạo Ca-tô ở miền nam Rwanda, các viên chức cao cấp tụ tập để tưởng nhớ ngày 800 ngàn người Tutsis và Hutu ôn hòa bị thảm sát bởi những người Hutu quá khích. Tại đây, những người sống sót sau vụ diệt chủng này phàn nàn rằng một số những quân sát nhân vẫn còn sống nhởn nhơ tự do, không bị kết án. Một vị mục sư Tin Lành xin lỗi vì giáo hội của ông đã thất bại, không ngăn chặn được cuộc thảm sát này. Kế đó, Tổng Thống Rwanda Pasteur Bizimungu đứng lên làm cho đám đông dân tụ tập ở đó rùng minh căm phẫn. Ông nói rằng một viên chức cao cấp nhất trong hàng giáo phẩm của Giáo Hội La Mã ở Rwanda là Giám-mục Augustin Msago đã bị tố cáo.” Nguyên văn: “The confrontation was stark. In front of a Roman Catholic parish church in southern Rwanda last April, top officials had gathered to commemorate the fifth anniversary of the slaughter of some 800,000 Tutsis and moderate Hutus by Hutu extremists. On the stage, genocide survivors complained that some of the murderers still walked free. A Protestant minister apologized for his church's failure to stop the slaughter. Then Rwandan President Pasteur Bizimungu stood and shocked the gathering. He noted that one of Rwanda's top Roman Catholic clerics, Bishop Augustin Msago, had been accused.”[48]

Vụ tàn sát này cũng được tờ The News Tribune (Tacoma, Washington) phát hành ngày Thứ Sáu 15/7/2005 ghi lại nơi trang A4 ở dưới tấm hình Bà Đệ Nhất Phu Nhân Laura Bush và ái nữ Jenna Bush của bà ôm hai em bé Rwanda với đọan văn dưới đây:

Bà Laura Bush và ái nữ Jenna ẵm hai em bé Rwanda trong giờ lễ trong nhà thờ ở Kigali, Rwanda vào ngày Thứ Năm (14/7). Trong chuyến tham quan này, Bà Bush thuyết phục người Rwanda đừng thất vọng và cố gắng hàn gắn vết thương về nạn diệt chủng ở đất nước họ. Trong năm 1994, dân quân Hutu đã sát hại tới 800 ngàn người thuộc nhóm thiểu số Tutsis và những người Hutu ôn hòa. Bà Laura Bush đã dùng thì giờ đẩy mạnh phương cách để Hoa Kỳ giúp Rwanda trong vấn đề chữa trị những bệnh nhân mắc bệnh sida (AIDS) và vấn đề giáo dục các trẻ em con gái.” Nguyên văn: “Laura Bush and her daughter Jenna hold HIV-positive Rwanda children at a church service in Kigali, Rwanda, on Thurday. During her visit, the first lady urged Rwandans not to lose hope as they try to heal the pain of their country’s genecide. In 1994, Hutu militias shot and hacked to death 800.000 minority Tutsis and moderate Hutus. Laura Bush also spent time promoting ways the U.S. is helping Rwanda, such as assisting with the treatment of AIDS patients and helping girls an education.” [49]

Những sự kiện tàn sát người tập thể của các tên bạo chúa Ca-tô trên đây giúp cho chúng ta một bài học về kinh nghiệm lịch sử. Bài học này là:

1.- Bất cứ một tín đồ Ca-tô nào cũng có thể trở thành một tên sát nhân điên cuồng khi hoàn cảnh cho phép hay khi được các ngài mang chức thánh chỉ đạo. Chúng ta hãy nhớ lại người trong chăn là Linh-mục Trần Tam Tỉnh viết:

“… những năm 1953-1954, các linh mục đã có thể biến giáo dân hiền lành thành những tên sát nhân cuồng nhiệt.” [50]

2.- Bất cứ vào thời điểm nào, ở đâu có tín đồ Ca-tô được đưa lên lãnh đao chính quyền, thì người đó sẽ thành một tên bạo chúa Ca-tô và nhân dân không phải là tín đồ Ca-tô ở đó sẽ bị tàn sát một cách rất dã man. Điều này đã trở thành quy luật. Có lẽ dân tộc Anh đã có kinh nghiệm máu với Giáo Hội La Mã từ cả gần một ngàn năm về trước và đã hiểu được quy luật này sớm nhất nếu so với các dân tộc khác ở Âu Châu và các nơi khác trên thế giới. Vì thế mà ngay từ năm 1691, họ đã ban hành Đạo Luật Ổn Định vào năm 1691 cấm, không cho người Anh là tín đồ Da-tô của Giáo Hội La Mã lên cầm quyền (the Act of Settlement of 1691). Đạo luật này quy định rằng:

Không có một tín đồ Ki-tô La Mã nào có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua, không cho họ lên cầm quyền.” Nguyên văn: “A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife.[51]

Cũng nên biết là các ông Tổng Thống Ca-tô Lý Thừa Vãn của Nam Hàn, Tổng Thống Ca-tô Ngô Đình Diệm của miền Nam Việt Nam, Tổng Thống Ca-tô Ferdinand Marcos của nước Phi Luật Tân và rất nhiều nhà cầm quyền Ca-tô khác ở Mỹ Châu La-tinh và ở Phi Châu đều được sử gia Nigel Cawthorne ghi tên họ rõ ràng trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại và đã ghi vào trong sách Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004). Con số những tên bạo chúa Ca-tô độc ác nhất trong lịch sử nhân loại chiếm tới trên 50% ở trong cuốn sách này. Còn ông Tổng Thống Ca-tô Ante Pavelich của nước Croatia chịu trách nhiệm về vụ tàn sát gần 800 ngàn người Do Thái giáo, Chính Thống giáo và Hồi giáo trong những năm 1941-1945 và ông Giám-mục Augustin Misago của nước Rwanda chịu trách nhiệm về vụ tàn sát 800 người Tutsis và người Hutu ôn hòa trong khoảng 100 ngày vào giữa năm 1994 có nên được ghi nhận là vào danh sách của 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại hay không, người viết xin nhường lời cho các nhà viết sử.


Sai lầm thứ 11

Tác giả Lê Xuân Khoa có nói tới vụ Phật giáo (tr 449-450 và 451), nhưng lại cho rằng ông Diệm không có trách nhiệm.

Điều này chứng tỏ ông Khoa cố tình bao che tội ác bách hại Phật Giáo của ông Ngô Đình Diệm. Trong khi đó thì tất cả các sách sử đều khẳng định trách nhiệm tội ác này của ông Ngô Đình Diệm. Chỉ cần nêu môt cuốn The Assassinations of Diem & J.F. Kennedy (Baltimore: Cemetery Dance Publications, 2000) của hai tác giả Bradley S. O’ Leary & Edward (Part I). Độc giả có thể đọc bản tiếng Việt do Phạm Viêm Phương & Mai Sơn dịch (Phần I) cũng cho thấy rõ sự thật này. Một đoạn ngắn dưới đây cho thấy rõ trách nhiệm của ông Ngô Đình Diệm trong vụ bách hại Phật giáo ở miền Nam Việt Nam:

Quan điểm của Diệm và sự ngạo mạn của ông ta thật dễ hiểu. Ông ta không thể phản bội em Nhu của ông, ông sẽ không đuổi Nhu đi, không thay đổi lập trường chống Phật giáo, không rời ngôi tổng thống. Ông ta thậm chí từ chối không bàn luận về những chuyện này. Kennedy hiểu hành động xấc láo của Diệm như một cú đá vào bụng dưới của người Mỹ; Diệm là kẻ ăn cháo đái bát. Nhưng Kennedy cũng không vừa.[52]

Viết câu văn trên đây, ông Lê Xuân Khoa không những thiếu căn bản về sử học mà còn tỏ cho mọi người thấy trình độ về kiến thức tổng quát của ông thật là quá kém. Ở Hóa Kỳ vấn đề này được dạy rất kỹ ở bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp (Middle Schools).


Sai lầm thứ 12

Tác giả Lê Xuân Khoa tránh né không nói đến vai trò Hoa Kỳ trong việc thúc giục chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành chương trình cải cách ruộng đất, và tránh né không nói đến việc chính quyền Diệm không rớ tới khối ruộng đất không lồ của Giáo Hội La Mã đã ăn cướp của dân ta từ năm 1862 cho đến lúc bấy giờ.

Những sự kiện đều được cách sử ghi lại đầy đủ.[53] Điều này chứng tỏ tác giả Lê Xuân Khoa hoặc là không chịu tham khảo đầy đủ tài liệu trước và trong khi biên soan cuốn sách này, hoặc là cố tình lờ đi, không nói đến tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm có chủ tâm bảo vệ khối bất động sản khổng lồ về ruộng đất mà Giáo Hội La Mã đã ăn cướp của dân ta từ năm 1862 cho đến cuối thập niên 1950.


Sai lầm thứ 13

Tác giả Lê Xuân Khoa không hề đả động đến vai trò của Giám-mục Ngô Đình Thục ở hậu trương chính quyền Ngô Đình Diệm vỡi những hành động thao túng chính quyền, tổ chức các lớp học nhân vị ở Vĩnh Long, cưỡng bách công chức phải theo học các khóa học này, cướp đoạt tài nguyên, sử dụng nhân viên chính quyền, quân nhân và quân xa vào (1) việc khai thác gỗ rừng nằm trong Chiến khu D thuộc các tình Biên Hòa, Bình Dương và Long Khánh, (2) xây các khu nhà thương mại và cư trú ở Vĩnh Long rồi đem bán lấy tiền bỏ túi, (3) xây trường Đại Học Đà Lạt cho riêng Giáo Hội Công Giáo, (4) xây cất nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Riêng về chuyện xây cất nhà thờ Thiên Chúa Giáo, Giám-mục Ngô Đình Thục dùng những thủ đoạn bóc lột các thương gia Chợ lớn và công chức một cách hết sức tinh vi và hết sức dã man. Sách Nhật Ký Đỗ Thọ viết:

Việc xây cất nhà thờ Thiên Chúa Giáo cũng lắm người bàn ra tán vào về Đức Cha nhiều lắm. Trước khi xây nhà thờ, Đức Cha tổ chức hai bữa tiệc lớn. Nói bữa tiệc lớn, nhưng thức ăn chẳng có là bao. Buổi tiệc đầu tiên mời các đại thương gia ở Chợ Lớn. Mỗi thực khách đóng 5 ngàn đồng. Buổi tiệc thứ hai là mời các công chức. Những người được mời, “được lệnh mời” chuyển qua các người khác, càng đông càng tốt, càng đình đám. Vào thời vàng son của chế độ Ngô Đình Diệm, Đức Cha mời, ai dám cưỡng. Nhất là đám thương gia Chợ Lớn và các công chức cao cấp nuôi mộng cao cấp hơn.”[54]

Tất cả những chuyện tham nhũng và làm ăn bất chính của Giám-mục Ngô Đình Thục, Ngô Đình Cẩn, vợ chồng Ngô Đình Nhu và bọn Cần Lao đều được nói rõ ràng trong các sách sử của các tác giả Trần Tam Tỉnh, Nguyễn Chánh Thi, Đỗ Mậu, Đỗ Thọ, Nguyễn Trân, Trần Văn Đôn, Hoàng Cơ Thụy, Nguyễn Mạnh Quang, Joseph Buttinger, Bernard B. Fall, Frances FitzGerald, Alfred W. McCoy, v.v..


Sai lầm thứ 14

Tác giả Lê Xuân Khoa xác nhận tội ác của Ngô Đình Cẩn (trang 454), nhưng không nêu rõ những tội ác tầy đình của Ngô Đình Cẩn (như các tội giết người đoạt của, bắt giam và tra tấn người trái phép, thủ tiêu nhiều người vô tội) và cũng không nói đến tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm đã bao che, không đưa Ngô Đình Cẩn ra trước công lý.

Phải chăng “hành động cố tình tảng lờ” này của tác giả Lê Xuân Khoa là nhằm để chứng minh rằng ông Ngô Đình Diệm là người liêm khiết như ông Khoa đã viết nơi trang 432 rằng “Mặc dầu là người có lý tưởng, liêm khiếtcan đảm.” mà người viết đã trình bày ở tiểu mục số 5 ở trên?


Sai lầm thứ 15

Tác giả Lê Xuân Khoa không đả động gì đến vụ chính quyền Ngô Đình Diệm hồ hởi tuân lệnh của chính quyền Hoa Kỳ để cho quân đội Mỹ sử dụng chất da cam rải trên ruộng đất canh tác và đất rừng ở miền Nam Việt Nam từ cuối năm 1961.

Vụ rải chất độ da cam này như đã nói ở trên cho chúng ta thấy rõ cái bản chất dã man, vong bản, phản dân tộc, phản đất nước của ông Ngô Đình Diệm khi ông ta muốn tỏ ra rất đắc lực để tâng công với quan thày Hoa Kỳ và Vatican.

Hậu quả của việc tiến hành chiến dịch khai quang này thật là vô cùng ghê gớm và hết sức kinh khủng! Cho đến ngày nay, chiến tranh đã kết thúc hơn 30 (ba mươi) năm rồi, mà trong những vùng bị ảnh hưởng, rừng cây vẫn còn trụi lá, ruộng cày và đất trồng còn nhiễm độc, con số trẻ em sinh ra đã mang tật nguyền ngay từ khi mới chào đời không biết là bao nhiêu ngàn. Chưa kể tội ác làm Việt gian bán nước cho Vatican và Pháp trong thời “Trăm năm nô lệ giặc Tây”, trong đó, lúc làm tri phủ ở Hoa Đa, ông ta hăng hái truy lùng tìm bắt các nhà ái quốc, trói cột nạn nhân ngồi vào một cái ghế có khoét lỗ ở ngay chỗ hậu môn rồi đốt đèn cầy (nến) ở dưới, tra khảo nạn nhân phải cung khai để tâng công với quan thày, chưa kể việc tổ chức đại lễ vào tháng 2 năm 1959 để dâng nước Việt Nam cho Vatican với danh xưng là “Đức Mẹ Vô Nhiễm”, chưa kể việc phát động những chiến dịch “làm sáng danh Chúa” với danh xưng là “những chiến dịch Tố Cộng” với tội ác đã thủ tiêu và tàn sát tới hơn ba trăm ngàn người, chưa kể việc phóng tay phát động những chiến dịch bách hại Phật giáo từ năm 1955 và bắt đầu mãnh liệt nhất kể từ ngày 8/5/1963, và chưa kể hàng rừng những tội ác khác, chỉ riêng cái tội hăng say tán thành quân đội Mỷ “rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp cũng đủ cho lịch sử lên án tên “tam tứ đại Việt gian” họ Ngô này là “thiên cổ tội nhân” đối với dân tộc Việt Nam và là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.


Sai lầm thứ 16

Tác giả Lê Xuân Khoa chuyển dịch sai lệch và cố tình giấu nhẹm nguồn gốc bản tài liệu nói về nội dung 14 điểm đại cương về lập trường của Hoa Kỳ muốn thương thuyết với chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Tài liệu này được tờ New York Time công bố trong ấn bản ngày 2 tháng 1 năm 1966 và tờ Viet Report công bố trong ấn bản tháng 2/1966. Dưới đây là nguyên văn bằng tiếng Anh của tài liệu này:

“THE FOURTEEN POINTS (USA). The following are the 14 points of the United States negotiating position on South Vietnam, as outlined in press breifings:

1.- The United States accepts the 1954 and 1962 Geneva accords as a good basis for negotiation.

2.- It would welcome a conference on Southeast Asia or any part of Asia.

3.- It is ready for unconditiional negotiations.

4.- It is also ready, if Hanoi so prefers, for informal uncondititional dicussions.

5.- A cease-fire could be the first order of business at a peace conference, or be preliminary to such a conference.

6.- It is willing to discuss the North Vietnam four-point program.

7.- It wants no military bases in Southeast Asia.

8.- It does not want a continuing American military presence in South Vietbam.

9.- Free elections will be supported.

10.- The reunification of two Vietnams can be decided by the free decision of their peoples.

11.- Southeast Asian countries can be non-aligned or neutral; the United States wants no new allies.

12.- It is prepared contributed $1 billion to a regional development program in which North Vietnam could take part.

13.- The Vietcong would have no difficulty in having their views represented at a conference after hostilities have ceased.

14.- The bombing will be stopped if it is started what would happen next.[55]

Người viết tạm dịch là:

Mười bốn điểm của Hoa Kỳ: Dưới đây là 14 điểm về lập trường thương thuyết của Hoa Kỳ về Nam Việt Nam:

1.- Hoa Kỳ công nhận các Hiệp Định Genève 1954 và 1962 làm cơ bản tốt để thương thuyết.

2.- Hoa Kỳ hoan nghênh một hội nghị bàn về Đông Nám Á hay bất cứ nơi nào ở Á Châu.

3.- Hoa Kỳ sẵn sàng thương thuyết vô điều kiện.

4.- Hoa Kỳ cũng sẵn sàng, nếu Hà Nội cũng sẵn sàng bằng lòng có những cuộc thương thuyết không chính thức (mật) vô điều kiện.

5.- Ngưng bắn có thể là việc làm (mục tiêu) đầu tiên tại hội nghị hòa bình hay hội nghị sơ bộ.

6.- Hoa Kỳ sẵn sàng thảo luận về chương trình 4 điểm của miền Bắc Việt Nam.

7.- Hoa Kỳ không muốn có các căn cứ quân sự ở Đông Nam Á Châu.

8.- Hoa Kỳ không muốn tiếp tục duy trì quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

9.- Hoa Kỳ sẽ ủng hộ các cuộc bầu cử tự do.

10.- Việc thống nhất hai miền Bắc và Nam Việt Nam có thể do nhân dân hai miền quyết định.

11.- Các quốc gia Đông Nam Á có thể không liên kết hay đứng trung lập; Hoa kỳ không muốn có đồng minh mới ở vùng này.

12.- Hoa Kỳ đã chuẩn bị môt tỉ Mỹ kim cho chương trình phát triển trong vùng mà miền Bắc Việt Nam có thể tham dự.

13.- Sau khi chấm dứt mọi thù nghich,, Việt Cộng sẽ không gặp khó khăn nào trong việc cử đại diện vào tham dự hội nghị và trình bày quan điểm của họ.

14.- Việc ném bom sẽ được chấm dứt nếu việc làm này đưa đến những việc làm kế tiếp.

Dưới đây là bản tiếng Việt dịch do tác giả Lê Xuân Khoa ghi nơi trang 351-352 trong cuốn Việt Nam 1945-1995 - Tập I với nguyên văn như sau:

Muời bốn điểm của Mỹ là:

1.- Hiệp sịnh Genève năm 1954 và 1962 là những cơ sở đầy đủ cho hòa bình;

2.- Chúng tôi hoan nghênh một hội nghị về Đông Nam Á hay một phần của vùng này;

3.- Chúng tôi hoan nghênh “điều đình không điều kiện tiên quyết”;

4.- Chúng tôi chấp nhận những cuộc thảo luận vô điều kiện;

5.- Việc chấm dứt các hành động chiến tranh có thể là vấn đề thảo luận đầu tiên tại một hội nghị như vậy;

6.- Bốn điểm của Hà Nội có thể được thảo luận cùng với bất cứ điểm nào khác có thể do người khác đề nghị;

7.- Chúng tôi không muốn căn cứ Hoa Kỳ ở Đông Nam Á;

8.- Chúng tôi không muốn duy trì quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam sau khi hoà bình đã được đảm bảo;

9.- Chúng tôi ủng hộ bầu cử tự do ở Nam Việt Nam để cho dân chúng Nam Việt Nam có một chính phủ do họ lựa chọn;

10.- Vấn đề thống nhất Việt Nam phải do chính người Việt Nam quyết định;

11.- Các quốc gia Đông Nam Á có thể không liên kết hay trung lập nếu họ muốn;

12.- Chúng tôi muốn sử dụng tài nguyên của chúng tôi vào việc tái thiết kinh tế ở Đông Nam Á hơn là vào chiến tranh;

13.- Việt Cộng sẽ không bị khó khăn cử đại diện dự hội nghị và phát biểu quan điểm của họ nếu Hà Nội quyết định muốn chấm dứt xâm lược;

14.- Chúng tôi đã tuyên bố công khai và riêng tư rằng chúng tôi có thể ngưng ném bom Bắc Việt Nam như một bước tiến đế hoà bình, mặc dù phía bên kia chưa hề thấy một gợi ý nào về điều họ sẽ làm nếu cuộc oanh tạc chấm dứt.

Đem bản tiếng Anh đối chiếu với bản dịch của tác giả Lê Xuân Khoa, độc giả sẽ thấy bản dịch của ông Lê Xuân Khoa có một vài điểm sai lạc ý nghĩa của nguyên bản tiếng Anh như người Viết đã nêu lên ở trên. Rõ ràng nhất là:

Điểm 1: Bản tiếng Anh không có chữ đầy đủ, ông Khoa đa thêm vào chữ đầy đủ.

Điểm 12: Bản tiếng Anh nói đến 1 tỉ đô la, ông Khoa không nói tới 1 tỉ đô là này.

Điểm 14: Bản tiếng Anh không dài dòng hay nói nhiều như ông Khoa viết.

Trên đây là những sai lầm có chủ ý của tác giả Lê Xuân Khoa. Người viết không biết có phải vì tác giả không có khả năng chuyên môn về môn sử học nhưng lại lanh chanh ham hố muốn nhẩy rào vào lãnh vực viết sử mà vi phạm nhứng sai lầm trên đây, hay là chủ tâm của tác giả muốn xuyên tạc sự thật lịch sử để chạy tội cho Giáo Hội La Mã và chạy tội cho các chính quyền đạo phiệt Da-tô ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Điều này chỉ có ông Lê Xuân Khoa biết và yêu cầu ông lên tiềng về vấn đề này.

Ngoài mấy trường hợp đã nêu lên trên đây, nhiều cuốn sử khác của những tác giả khác “có những cái không biết” như đã nêu lên trong 4 kế sách trong chính sách ngu dân và giáo dục của Giáo Hội La Mã và cũng rơi vào tình trạng này như trường hợp Linh Mục Trần Quý Thiệu viết báo ca tụng ông linh mục Việt gian Trần Lục, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận viết cuốn Chứng Nhân Hy Vọng và khá nhiều cuốn sách khác mà chúng tôi đã nêu lên ở phần đầu của chương sách này.

CHÚ THÍCH


[28] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 267.

[29]Chính Đạo, Sđd., tr. 267-268.

[30] Lê Hữu Dản, Sự Thật (Fremont, CA: TXB, 1997), tr. 23.

[31] Hoàng Trọng Miên, Sđd., tr. 428.

[32] Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan, Tập II (Fall Church, VA: Alpha, 1991), tr. 1013-1015.

[33] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr. 118-180, Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam Một Trời Tâm Sự (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1987), tr. 33-102, Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993), tr. tr. 403-446, Alfred W. McCoy, The Politics of Heroin in Southeast Asia (New York: Harper & Row, Pubilhers, 1972), tr.159-165, Frances FitzGerald, Fire In The Lake (New York: Vintage Books, 1972), tr. 130-134, Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 399-342.

[34] Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled Vol. II (New York: Frederick A. Praeger, 1967), p. 932-933.

[35] Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35.

[36] Nguyễn Văn Tuấn, Sđd., tr 171.

[37]Bradley S. O’ Leary & Edward Lee, Sđd., tr. 42-44.

[38] Bradley S. O’ Leary & Edward Lee, Sđd., tr. 44-46.

[39] Marvin E. Gettlemen, Vietnam: History, Documents and Opinions on a Major World Crisis (New York:Fawcett Publications, Inc. , 1965), p. 69.

[40] Joseph Buttinger, Vietnam: A political History (New York: Frederick A. Praeger, 1968), 288.

[41] Nhiều tác giả, Ăn Ốc Nói Mò (Costa Mesa, CA: VietBooks xuất bản, 1998), tr. 219.

[42] Chính Đạo, Sđd., 263-264.

[43] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165.

[44] J. E. Bosher, The French Revolution (New York, W.W. Norton Company, 1988), p. 155.

[45] Carlton J. H. Hayes, Modern Times – The French Revolution to the Present (New York: Macmillan Publishing Co., Inc. 1983), p. 35.

[46] Xin đọc các sách Thập Giá Và Lưỡi Guơm (Paris: Sudestasie, 1974, tr. 130-131) của LM Trần Tam Tình, Vietnam: Why Did We Go? (New York: Chick Publications,1984, tr. 88-89) của tác giả Avo Manhattan, Đảng Cần Lao (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993, tr. 133) của ông Chu Bằng Lĩnh và Nói, Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa nguyên, 2004, tr. 127-131) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang đều nói rõ về những con số nạn nhân bị sát hại ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963.

[47] Charles J. Hanley and Jae soon Chang. “Thousands of leftists, innocent peasants slain – Korea uncovers bloody legacy of 1950.” The News Tribune [Tacoma, Washington] 19 May 2008: A7.

[48] Nguồn: findarticles.com/p/articles/mi_hb3335/is_199909/ai_n8057344 -

[49] Charles Dharapak / The Associated Press. “Laura Bush deliver message of hope.” The News Tribune [Tacoma, Washington] July 15, 2005: A4.

[50] Trần Tam Tỉnh, Thập Giáo và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978) tr. 104.

[51] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1975), p. 398.

[52]Bradley S. O’ Leary & Edward., Sđd., tr. 60.

[53] Xin đọc nơi trang 98-99 trong sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I-C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000) của nhà viết sử Chính Đạo và nơi các trang 932-933 trong sách Việt Nam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praeger, 1967) của sử gia Joseph Buttinger.

[54]Đỗ Thọ, Nhật Ký Đỗ Thọ (Saìgòn: Nhật Báo Hòa Bình, 1970), tr. 57-58.

[55] Source: N.Y Times January 2, 1966.