icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=495 >

Sachhiem.net hồi đáp thư "Phản Hồi" của bạn HK Hùng khó chịu về trang nhà - Đối Thoại Liên Tôn

Subject: phản hồi
From: Hung Hoang Kim
Date: Fri, December 27, 2013 11:09 pm
To: sachhiem@sachhiem.net

Chào quý vị
Tôi nhận thấy trang mạng này đăng nhiều bài phân tích khá nhạy cảm về vấn đề tôn giáo. Tôi cũng nhận thấy điều quý vị đang làm là cung cấp phản biện về tôn giáo đặc biệt về Vatican. Nhiều bài phân tích tôi đã đọc xin góp ý cá nhân là khá kỳ cục và gây khó chịu cho tôi. Ví dụ quý vị chỉ trích Công Giáo La Mã nhưng lại viện dẫn Kinh Thánh của Luther vào. Không biết thế nào nhưng rõ rằng đây tuy dùng chung tài liệu là Kinh Thánh nhưng cách dịch nghĩa cũng như cách hiểu của 2 tôn giáo này khá là khác nhau. Tôi tin chắc quý vị biết đã từng có chiến tranh giữa 2 tôn giáo này. Việc so sánh này có thể làm những người khác hiểu nhầm ví như đánh lận con đen vào ton giáo. Nếu được xin quý vị nào viết bài nên dùng 1 nguồn thôi hoặc Công Giáo hoặc Tin Lành chứ đừng quy chụp chung như vậy.
Thêm nữa, tôi cho rằng những bài viết dù mang tính phân tích cũng mang không ít tâm tình riêng tư của tác giả cho dù tác giả là ai. Đến những sử gia nổi tiếng còn không tránh khỏi điều này huống chi là những nhà phân tích. Vì vậy tôi đề nghị sau tựa đề những bài phân tích như vậy quý trang nên thêm vào bên dưới dòng chữ "bài viết có thể phản ánh quang điểm cá nhân của tác giả" để đọc giả tiện bề phân biệt và nhìn nhận.
Hơn nữa không biết quý trang có chủ ý gì nhưng ai vào đây đọc cũng cảm thấy quý trang nghiêng nhiều về tâm tình Phật Giáo. Điều này dễ dẫn đến hiểu lầm (hoặc quý trang chủ ý như vậy) để người đọc hiểu rằng đây là trang bài xích Công Giáo. Đôi điều quý trang đăng trên đây đều phản ánh rất nhiều về thực trạng Công Giáo điều đó là rất tốt để Công Giáo nhìn lại và làm tốt hơn trong việc mục vụ.
Tôi nhận thấy một vấn đề có rất nhiều góc cạnh, tất nhiên cả tích cực lẫn tiêu cực. Chọn nhìn nhận vấn đề thế nào tuỳ thuộc vào sự yêu ghét của mỗi người. Đức Tin đối với người Công Giáo chưa đủ mà còn có Đức Mến. Một người Công Giáo chân chính yêu tôn giáo của mình cũng như tha nhân. Mà quý vị biết đó mù quáng đôi khi cũng là khía cạnh của tình yêu. Không yêu làm sao hiểu được. Cá nhân tôi chọn yêu đối với tất cả tôn giáo và tôi thật muốn có sự đối thoại liên tôn. Tôi nhận ra rằng tự do đích thực chỉ đến khi con người ta biết yêu thương nhau. Vì vậy tôi thấy khó chịu khi nghe bất kỳ tôn giáo nào khuyên người ta làm lành và yêu thương nhau bị bài xích.
Vài dòng phản hồi mong quý trang đón nhận.

IMH

__________ BBT SH hồi đáp ____________
Subject: RE: phản hồi
From:
Date: Sat, December 28, 2013 5:10 pm
To: "Hung Hoang Kim"

Kính thưa bạn IMH,

Tòa soạn chân thành cám ơn bạn có thư phản hồi. Chúng tôi nhân danh ban chủ biên xin hồi đáp theo thứ tự các đề mục của bạn trong thư.

1. Nhiều bài phân tích gây khó chịu cho bạn.
Điều này là chắc chắn không thể tránh khỏi. Con người không ai chịu phê là xấu cả. Có điều là chúng tôi không hề biết bạn là ai, chúng tôi không hề có ý phê phán cá nhân bạn. Nhưng nếu bạn là người “rao giảng” món hàng của bạn, gọi đó là “Tin mừng” hay “Phúc âm” gì đó, làm mục sư hay linh mục, giám mục, giáo hoàng,... bạn đã trở thành người của công chúng, vậy phải chịu sự phê phán của công chúng về những điều bạn quảng cáo. Chúng tôi rất lấy làm tiếc nếu có cá nhân ai đó cảm thấy khó chịu về những phê phán không có tính cách cá nhân của chúng tôi.


2. Nên dùng 1 nguồn thôi, hoặc Công Giáo, hoặc Tin Lành:
Câu này chúng tôi phải nhờ tác giả giúp. Nhưng trước tiên, chúng tôi cần bạn cho biết trong bài nào, đề mục nào, và chỗ nào trích nguồn không đúng. Chỉ cần rõ ràng như thế thì tác giả sẽ: hoặc điều chỉnh nguồn trích dẫn, hoặc có câu trả lời thích hợp cho bạn. Nếu không thì chính bạn mới là người "quy chụp"

3. Thêm hàng chữ “Bài viết có thể phản ảnh quan điểm cá nhân của tác giả”
Thưa bạn, việc này có vẻ thừa, mất thì giờ và tốn chỗ. Chỉ khi nào tác giả lẫn lộn câu trích với câu phê thì chính bài đó đã bị giảm giá trị, và cần sửa chữa. Còn lại, nếu tác giả dùng những hình thức chính tả như dấu ngoặc ( ““), hoặc xếp đoạn cho lõm vào hay lồi ra đối với các đoạn khác, hoặc viết nghiêng, thì bất cứ ai có trình độ lớp ba trở lên đều có thể hiểu rõ câu nào là quan điểm cá nhân của tác giả, và câu nào là quan điểm của câu trích dẫn.
Nếu bạn thích những câu phê bình của tác giả thì bạn sẽ cảm thấy thích thú. Ngược lại bạn sẽ khó chịu, thê thôi. Chúng tôi không mấy quan tâm đến thái độ của đọc giả khi phải đối đầu với một công việc dễ bị mếch lòng bạn bè, thân nhân, công việc mà ai cũng tránh né, lo sợ và nản lòng: “chống lại sự mê hoặc tâm hồn đã thâm căn cố đế, làm cho dân Việt trở thành phản quốc và cứ tưởng mình .. thánh thiện”

4. Bài xích Công Giáo, nghiêng về Phật Giáo?
Điều này chúng tôi không phủ nhận. Nhưng thật ra chúng tôi không nói nhiều về Phật giáo. Điều dễ hiểu là vì Phật Giáo không hiềm khích, không tự xưng mình là “chỉ có một đàng lên thiên đàng”, Phật không tự xưng mình là “sáng tạo vũ trụ, đạo Phật không gọi các đạo khác là “ma quỷ”, không gọi giáo chủ khác bằng “thằng”, Phật giáo không có tổ chức “các nhà truyền giáo”, không có “Giáo Hoàng” ở một quốc gia khác, không có những “xóm đạo” chịu sự điều khiển của các linh mục, không làm thành những quốc gia trong một quốc gia, chưa hề đem giặc vào chiếm đất nước,... Và Công giáo thì tất cả là ngược lại.


5. Phản ảnh thực trạng Công Giáo là điều rất tốt.
Vậy thì bạn cần phải cổ võ cho việc làm của chúng tôi. Khi nghe bạn nói “Công Giáo nhìn lại và làm tốt hơn” thì chúng tôi cảm thấy hãnh diện, nghĩ rằng việc chúng tôi đã sửa đổi được đôi điều tiêu cực trong xã hội. Nhưng đọc tiếp vài chữ nữa “tốt hơn trong việc mục vụ” thì chúng tôi nghĩ rằng bạn không có ý sửa đổi từ xấu đến tốt, mà chỉ sửa đổi mục vụ hình thức để che mắt thế gian mà thôi.

6. Muốn đối thoại liên tôn?
Việc này đã có tổ chức quốc tế bảo trợ. Cá nhân chúng tôi không có khả năng tổ chức một Hội Thảo tốn kém như thế.
Hồi đầu tháng 10, 2009, 2500 người mua vé vào Đại sảnh Methodist ở Westminster, Luân Đôn, để nghe một cuộc tranh luận về chủ đề “Giáo hội Ca-tô có phải là một sức mạnh để tạo nên sự tốt đẹp trong thế giới không?” [Is the Catholic Church a force for good in the World?] thuộc chương trình Intelligence Squared Debate, một diễn đàn tranh luận thiết lập ở Anh trước đây 6 năm.
Chúng tôi cũng đã phổ biến trên trang nhà. Xin mời ông theo dõi ở bài:

CHUNG QUANH MỘT CUỘC TRANH LUẬN HÀO HỨNG (của GS Trần Chung Ngọc)
http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt042.php

Nếu bạn muốn, có thể tự giới thiệu mình vào các tổ chức đó để tranh cãi.

7. Tôn giáo khuyên người ta làm lành và yêu thương nhau mà bị bài xích.
Dường như bạn mâu thuẫn với điều bạn nói ở đoạn số 5 ở trên. Bạn có biết tên “Sở Khanh” và Mã Giám Sinh trong truyện Kiều của Nguyễn Du không? Họ đẹp trai và dùng lời ngon ngọt để phỉnh gạt và dụ dỗ con gái. Và nàng Kiều đã bị sa bẫy. Hy vọng bạn hiểu chúng tôi nói gì.
Thôi như thế cũng đã đủ.

Chúc bạn bớt “khó chịu”. Bắt chước Giáo Hoàng Francis ... hôn bạn một cái!

tsSH