icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=3270 >

Tại Sao Dân Pháp Tàn Sát Hàng Giáo Sĩ Công Giáo La Mã Trong Cuộc Cách Mạng 1789

Du Nguyen
14 Jun 2021


Cuộc cách mạng của người dân Pháp vào năm 1789, trong đó người dân Pháp đã nhìn Ca-tô Rô-MaGiáo như là một hiểm họa cho quốc gia và đã có những biện pháp cực đoan đối với Giáo hội Ca-tô ở Pháp.

Theo Linh mục Dòng Tên Malachi Martin, Giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh Của Giáo Hoàng, và đã phục vụ trong Vatican dưới triều Giáo hoàng John XXIII thì: Pháp, Trưởng Nữ của Giáo Hội Ca-tô Rô-ma, trong cuộc Cách Mạng 1789, đã chính thức đưa Lý Trí lên bàn thờ Chúa, đã tàn sát trên 17000 Linh Mục, 30000 Nữ Tu và 47 Giám Mục, và đã dẹp mọi Trường Dòng, Trường Học Ca-tô, những Dòng Tu, đốt phá nhà thờ, thư viện của Giáo hội v..v..


[Xin đọc The Decline and Fall of The Roman Church trang 196: “France, “eldest daughter of the Church”, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and 30,000 nuns as well as 47 bishops, abolished all seminaries, Catholic schools, religious orders, burned churches and libraries...”]

Nước Pháp vào thế cuối thế kỷ 18 có thể gọi là toàn tòng Ca-tô. Nền giáo dục quốc gia nằm trong tay giới giáo sĩ. Nếu Ca-tô Giáo thực sự là một lực lượng tinh thần của dân chúng, nếu Ca-tô Giáo là một “hội thánh” được chỉ đạo về luân lý đạo đức bởi các giới giáo sĩ và nữ tu, nếu Ca-tô Giáo thực sự mang phúc lợi đến cho quốc gia v..v.. , thì tại sao lại lại có thể xảy ra những vụ tàn sát như trên trong cuộc cách mạng 1789? Câu trả lời thật là đơn giản. Vì Ca-tô Giáo là một hiểm họa của quốc gia. Chúng ta có thể nhận rõ hiểm họa này qua vài hành động của giới trí thức Pháp vào thời đó.

Chúng ta khó có thể quên Léon Gambetta, một chính trị gia lỗi lạc của Pháp, trong phong trào hô hào đoàn kết quốc gia, đã hét lên “một lời tuyên chiến”: “Chế độ Giáo sĩ đặc quyền, đó là kẻ thù” (Le cléricalisme, voilà l'ennemi).
Và Émile Combes, một nghị sĩ đã phát biểu giữa nghị viện Pháp:
Không phải là chúng ta tấn công tôn giáo mà là những giáo sĩ của nó, những người muốn dùng tôn giáo làm một công cụ để thống trị.

(Ce n'est pas à la religion que nous attaquons, c'est à ses ministres, qui veulent s'en faire un instrument de domination).