icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2665 >

Nhà ở tại Việt Nam và tại Mỹ

Ở Việt Nam, đại đa số người dân có nhà để ở. Số người ko có nhà phải đi thuê chiếm tỷ lệ không đáng kể, vô gia cư lại càng hiếm. Hầu hết những người ở nhà thuê là các bạn trẻ lên thành phố học tập hoặc đi làm thuê, vốn vẫn có nhà ở quê rồi. Những ai quyết tâm trụ lại ở thành phố thì cũng khoảng 5-10 năm là mua được nhà.


Ngôi nhà, vừa là “tổ ấm”, vừa là tài sản lớn giúp người dân có chỗ dựa vững chắc về tài chính. Khi cần có thể hoán đổi hoặc thế chấp huy động vốn.

Dù ngôi nhà ở Việt Nam có giá trị cao so với mặt bằng chung về thu nhập thế nhưng chi phí cho ngôi nhà ở Việt Nam thì lại rất thấp. Chi phí điện nước không quá cao và được Nhà nước đài thọ một phần, thuế tài đất không đáng kể và chi phí bảo trì, bảo hiểm thì rất rẻ, không bị pháp luật ràng buộc (trừ các chung cư cao cấp).

Ngược lại, ở Mỹ và những nước phát triển khác, đại đa số là ở nhà thuê. Nhiều người mua nhà riêng lại phải ân hận về quyết định này vì tính ra, hiệu quả kinh tế rất kém so với ở nhà thuê. Thường thì phải mua trả góp (cả gốc và lãi tính ra hơn gấp rưỡi so với giá gốc) và đến khi trả hết nợ thì ngôi nhà sắp hết khấu hao, phải xây lại hoặc sửa chữa lớn, tiếp tục phải đầu tư “khủng”.

Thuế và các khoản phí, chi phí để sở hữu nhà ở bển thì quả là khủng khiếp và không thể không chi. Khoản này thường chiếm non nửa thu nhập mỗi gia đình.

Những điều trên tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến mơ ước về nhà riêng ở Bển là quá xa vời với đa số người dân.

Điều này cũng lý giải về những bi kịch với những ai không may mất việc làm. Vài tháng đến 1 năm thì còn được bảo hiểm thất nghiệp và trụ lại được với mức sống trước đó. Nếu lâu hơn, anh buộc phải chuyển nhà, bán tháo đồ đạc. Tệ hơn nữa là bị tống ra khỏi nhà, tịch biên và thanh lý mọi tài sản với 2 bàn tay trắng, trở thành vô gia cư, ăn trợ cấp xã hội.

Thực tế này không phải ai cũng biết. Chỉ những ai đã trải qua hoặc chứng kiến cảnh này ở bển mới thấm thía sự vô tình và tàn nhẫn của xã hội tư bản. Họ chính là những người tích cực “cày quốc” để gửi tiền về Việt Nam đầu tư bất động sản, vừa là kênh thu lời chính đáng, vừa là để phòng xa và/hoặc an hưởng tuổi già.

Chỉ có lũ lll thì hay khoe khoang về sự giàu có và ưu việt của xã hội tư bản. Sự thật trên đây thì chúng dấu nhẹm. À mà thật ra đa số bọn chúng đang sống “hạnh phúc” trong những căn phòng trọ tồi tàn hoặc trong các trại dưỡng lão, trại bảo trợ xã hội, thậm chí là có cả vô gia cư. Chấp làm gì lũ đó nhỉ!?

Chi phí phát sinh để "nuôi" một căn nhà ở Mỹ như thế nào

Giới trẻ Mỹ hối hận vì mua nhà riêng