icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2570 >

Cái nhìn 2 chiều về cả Tầu và Nhật trong việc kinh doanh

FB Doan Quang Minh

Copy từ facebook Quân Lê:

"Không hiểu sao đến 90% người VN có cái ấn tượng rất lạ lùng như sau: mọi thứ liên quan đến Nhật là tốt + mọi thứ liên quan đến Tàu là xấu!
Tôi đã va chạm, làm ăn (cò con thôi) với cả Nhật với Tàu ==> ông nào cũng có cái hay cái dở cả. Tuy nhiên hôm nay tôi chỉ bản đến cái dở của làm ăn với Nhật và cái hay của làm ăn với Tàu để anh em nếu ai máu thì hãy lao vào thương trường với cái đầu không thành kiến:

1-Các công ty Nhật cực kỳ... cục bộ, be bờ và...chơi bẩn một cách rất tinh vi. Họ hay có trò như thế này:

- Họ sang VN tìm đối tác làm ăn, thỏa thuận góp vốn 50-50 hoặc 60-40, 70-30 gì đó. Họ thường góp bằng tiền + vác các dây chuyền... hết đát hoặc ô nhiễm (theo tiêu chuẩn của họ) sang ta, bên ta thường góp bằng đất đai, nhà xưởng, các mối quan hệ địa phương (để chạy thủ tục-giấy tờ).

- Lúc thỏa thuận ban đầu thì mọi thứ có vẻ rất ngon ăn: lợi nhuận của liên doanh đã được tính toán là sẽ rất cao và sẽ được chia theo đúng tỷ lệ góp vốn. Họ còn cam kết sẽ chuyển giao công nghệ dần dần từ "chính quốc" sang cho liên doanh bên này (nôm na là tỷ lệ nội địa hóa sẽ tăng dần) để lợi nhuận sẽ còn tăng hơn nữa (vì hàm lượng chất xám trong sản phẩm cao hơn).
Thực tế thì sao?

- Lợi nhuận của liên doanh... thấp lè lè hoặc thậm chí... âm (lỗ lòi). Tại sao lại lỗ? Bởi vì bên cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cũng như bên mua sản phẩm đầu ra của liên doanh đều... là công ty con của tập đoàn bên họ cả ==> họ cố tình set up để công ty liên doanh phải mua nguyên vật liệu giá cao và bán thành phẩm ra giá thấp (tức là chuyển lợi nhuận từ liên doanh sang tập đoàn của họ). Bên ta nhìn thấy thế cũng chịu vì ta là newbie trong lĩnh vực mà họ đã là cáo già trong khi phần lớn sản phẩm của liên doanh là đặc thù ==> ta đêk thể tự kiếm được nhà cung cấp cũng như khách hàng được. Mà có kiếm được họ cũng bảo mấy công ty đó không đủ tiêu chuẩn này kia thì cũng làm đíu gì nhau (tiêu chuẩn họ chế ra mà)?

- Còn "chuyển giao công nghệ" hử? Đợi đấy nhé! Các đồng chí cứ mơ đi! Liên doanh mãi mãi làm mấy khâu giản đơn, ô nhiễm, thủ công, chất xám thấp, lợi nhuận biên thấp (giá trị thặng dư thấp). Các đồng chí ý kiến hả? Họ sẽ lôi 1 lô 1 lốc các lý do chưa thể chuyển giao các khâu phức tạp (tức lãi cao) hơn: nào là tụi mày làm mấy cái đơn giản còn chưa đảm bảo chất lượng và tiến độ <== đù má tự họ chế ra ba rem cho chất lượng và tiến độ chứ ai? Nào là cán bộ VN đưa sang Nhật học chưa làm chủ công nghệ <== đù má họ có dạy cái khìn, sang bên đó ban ngày làm như công nhân ban đêm ngủ "phòng quan tài", cả tháng sống bằng mỳ gói (do họ trả lương thấp)==> bố thằng VN nào trụ được?

- Sau độ 2-3 năm hoặc cùng lắm là 5 năm lỗ lòi bên ta chịu không thấu thế đíu nào cũng... xin rút ==> họ sẽ vui vẻ mua lại phần vốn góp của ta với giá... bèo. Bên ta biết là rẻ nhưng cũng phải ngậm đắng nuốt cay mà bán bởi vì ngoài họ ra đíu nhà đầu tư bên ngoài nào dám nhảy vào cả (ngu gì nhảy vào để vỡ mồm tập 2).

Chiêu này người Nhật đã áp dụng thành công cả ở VN lẫn... Mỹ. Hiện nay các nhà đầu toi Hoa Kỳ ngán nhất là làm ăn với mấy tập đoàn Nhật.

2 - Về doanh nhân "Tàu Khựa":

- Cực kỳ... sòng phẳng, ăn miếng trả miếng. Bạn đối xử tốt với họ thì họ cũng trọng đãi bạn. Còn bạn chơi bẩn với họ thì bạn cũng xác định là... nát người. Cộng đồng doanh nhân của họ vẫn hoạt động theo kiểu "hội phường" như xưa với tính liên thông, đoàn kết rất cao ==> nếu bạn chơi đẹp với 1 thằng thì cả hội họ đều biết bạn (nhưng họ lại không bao giờ phá giá, tranh khách VN của nhau). Ngược lại, bạn mà chơi đểu 1 thằng bên họ thì cả hội nó cũng nghỉ chơi với bạn ==> bạn vêu mõm.

- Rất ít khi họ tìm cách "nuốt" đối tác, qua cầu rút ván như mấy ông Nhật. Thậm chí họ cũng chả mặn mà lắm với vụ liên doanh. Bạn thích dây chuyền công nghệ nào họ cũng... bán đứt hết (miễn là giá cả hợp lý, tất nhiên là giá luôn rẻ hơn mua của Tây + Nhật nhiều). Bạn mua máy xong họ bảo hành, cử chuyên gia sang giúp cực kỳ ân cần. Vì họ biết làm thế sau này bạn chắc chắn sẽ mua phụ tùng, phụ gia, thậm chí mua tiếp các dây chuyền khác của họ. Túm lại là họ thật sự muốn đối tác có lãi + sống sót + duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài chứ không tìm cách... chén luôn đối tác như mấy anh Nhật (mặc dù nhìn mặt thì rõ hiền lành :v)"

Mình đồng ý với bạn Quân Lê nhưng cũng đưa ra cái nhìn ở góc đối diện:

Làm ăn với Nhật và Tầu
(Chỉ nói về cái xấu của Tầu và cái tốt của Nhật)

Cái đểu của Tầu:

Dân Tầu họ “đoàn kết” nhưng là đoàn kết kiểu Hội Tam Hoàng. Một dạng Mafia trong làm ăn kinh tế. Bên ngoài, họ luôn tỏ ra rất sằng phẳng và bảo vệ nhau nhưng thực chất bên trong là “cá lớn nuốt cá bé”, thằng nào ko nghe lời thì phải trả giá rất đắt, kể cả bằng mạng sống luôn.

Dân Tầu làm ăn trọng chữ tín, ấy là khi nó để cửa cho bạn làm ăn. Nhưng khi đã “nuôi béo” rồi thì chúng sẽ “thịt”, chúng róc thịt bạn đến sát xương luôn, rồi chừa lại cho bạn 1 con đường sống là tiếp tục phải lệ thuộc vào nó để “gỡ”, để phải lôi kéo thêm nạn nhân vào vòng xoáy của chúng. Điển hình nhất là trò: chỉ trả tiền mặt và giao hàng tận nơi, bên chợ của Trung Quốc. Ban đầu, bọn chúng nhập hàng rất đều và giá hời. Do tình hình làm ăn, tiêu thụ bên ấy thuận lợi thôi, cả đôi bên cùng có lợi. Thế rồi dân ta, “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”, ùn ùn kéo nhau đưa hàng sang, nhất là hàng nông sản và sản phẩm từ cây công nghiệp có vòng đời ngắn, khó bảo quản. Đợi khi gom được một mớ bẫm (bọn chúng theo dõi rất sát), thì đồng loạt chúng KHÔNG NHẬP HÀNG NỮA. Lúc này, chủ hàng Việt Nam tá hoả chạy vạy khắp nơi xin chúng nhập hàng nhưng chẳng thằng nào mua, giá rớt thê thảm. Ban đầu xin hoà vốn, sau chịu lỗ, sau thì cố vớt được đồng nào hay đồng đấy, cuối cùng sẽ phải bán chịu cho nó với giá chỉ bằng 10-20% còn hơn mang về Việt Nam đổ đi. Ấy là những người còn may, đc nó để cửa cho mà sống, cầm cự với thương trường chờ ngày hồi phục. Nhiều người không bán được đành đổ đi hoặc chở về thì coi như không còn cơ hội trở lại được nữa.

Những trò lừa gom hàng, đưa đẩy giá rồi lặn mất tăm để lại cho dân Việt những mớ hàng chẳng ai dùng như đỉa, lá vú sữa, rễ đinh lăng... thì ai cũng biết rồi.

- Cái hay của Nhật:

Người Nhật luôn nghiên cứu thị trường rất bài bản, chuyên nghiệp và luôn tính đường dài. Họ có thể làm vậy bởi họ trường vốn. Khi đã quyết tâm đầu tư thì họ luôn nhìn xa, đầu tư dài hạn và không sợ lỗ. Công ty cũ của mình đã từng bán cổ phần với giá gấp rưỡi cho 1 đối tác chiến lược Nhật Bản. Bọn họ định dùng bọn mình làm bàn đạp để thâm nhập vào một tập đoàn Nhà nước (công ty mẹ) nên đã “thả con săn sắt...”. Tuy nhiên, thị trường không thuận lợi nên suốt 5-6 năm, giá cổ phiếu mất tới 50%, nghĩa là giá trị chỉ còn bằng 1/3 mà phía Nhật không một lời phàn nàn. Mấy cán bộ của Nhật vẫn làm việc chăm chỉ, tỷ mẩn và vô cùng mẫn cán. Ở khía cạnh đời thường thì người Nhật luôn tỏ ra khiêm tốn, lễ phép (quá mức), cầu thị và hoà đồng. Lúc làm hết mình mà khi chơi cũng cực kỳ quậy, bạo chi...

Mỗi khi tâm sự riêng, mấy anh bạn Nhật luôn ngạc nhiên “Vì sao người Việt không quý người Nhật chúng tao? Chúng tao luôn yêu quý và khâm phục người Việt Nam chúng mày lắm”. Nghe mát cả ruột.

P/S bài này chỉ thêm cái vế chưa được nêu của bài viết kia, chứ không phản bác vì bạn viết quá đúng. Đơn giản chỉ là để có cái nhìn 2 chiều về cả Tầu và Nhật.