●   Bản rời    

Chiến thuật và công cụ truyền đạo thầm lặng (Nguyễn Trí Cảm)

Chiến thuật và công cụ truyền đạo thầm lặng

Nguyễn Trí Cảm

http://sachhiem.net/TONGIAO/NGTRCAM/NguyenTriCam05.php

14 tháng 7, 2008

 

Chiến thuật và công cụ truyền đạo thầm lặng..

 

Trên lãnh thổ Việt Nam, không một tổ chức hay hội đoàn nào xây dựng nên một hệ thống hành chính toàn diện và hoàn chỉnh như các đơn vị hành chính của Nhà nước như Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Tuy nằm trong tổ chức của Mặt trận Tổ quốc nhưng “phần xác” của GHCGVN là các cơ sở vật chất và hệ thống tổ chức, đứng đầu là Hội đồng Giám mục với các ban ngành, sau đó là phân vùng quản nhiệm như tổng giáo phận, giáo tỉnh hay giáo phận, hạt, giáo xứ, giáo họ, họ đạo v.v.. Tuy giáo hội trên hình thức hoạt động theo qui định của pháp luật của nhà nước Việt Nam, nhưng “phần hồn” thì thuộc về tòa thánh Vatican, một quốc gia nhập nhằng giữa tôn giáo và thế quyền, có đủ ban bệ, bộ ngành, thậm chí còn có hai đơn vị đặt nhiệm chống khủng bố vừa mới được thành lập trong tháng 6 năm 2008.

Gọi là “phần hồn” là vì giáo dân thông qua hệ thống tổ chức, mọi nghi thức thờ phụng, lễ tiết bí tích phải tuân phục theo các qui định của tòa thánh, và giáo dân  bao giờ cũng hãnh diện tự nhận mình là “dân Chúa”, gọi cái xứ sở mình đang sống là “nước Chúa”. Một vài phẩm hàm, chức sắc đầu lĩnh muốn được thụ phong phải thông qua sự bổ nhiệm của Vatican như hồng y, tổng giám mục, giám mục... Đó là nói về người sống, còn người đã chết nếu xét thấy có công trạng trong công cuộc mở mang nước Chúa, do phản quốc mà bị xử tội chết, thì được phong cho làm “thánh tử đạo”.

Việc phân định các đơn vị hành chính của Giáo hội Công giáo Việt Nam tuy là hình thức để quản lý giáo dân, và nhà nước cũng dựa trên hệ thống này để quản lý một tổ chức mà đầu não nằm ở ngoài lãnh thổ của mình, nhưng trên thực tế, nhà nước chỉ quản lý được con số, nói một cách khác là quản lý “bề nổi”để làm các số liệu thống kê là chính, còn các sinh hoạt khác thì vượt ra ngoài tầm kiểm soát, bởi giáo dân chỉ tuân phục và vâng lời các đấng “bề trên” của họ hơn là luật pháp của chính quyền sở tại. Tuân phục là một đức tính cơ bản trong giáo lý. Nếu chống đối lại thì xem như có nguy cơ bị rút phép thông công, một hình thức như “khai trừ” ra khỏi đạo, không thể hiệp thông với Chúa mà không thông qua các đấng đại diện cho Chúa là các chủ chăn, và xem như cửa thiên đàng bị đóng sập lại, và con dường duy nhất còn lại sau khi chết là xuống hỏa ngục, nơi có quỷ dữ và lửa thiêu đốt đời đời!

Sự tuân phục tuyệt đối được thể hiện như vụ việc cầu nguyện đòi đất tòa Khâm xảy ra vào lễ giáng sinh 2007 tại Hà Nội. Thay vì chấp hành yêu cầu của chính quyền địa phương không được tụ tập cầu nguyện ngoài đường, nhưng giáo dân không những không chấp hành mà còn vâng lời mấy vị chủ chăn tụ tập, lôi kéo giáo dân từ các địa phương khác về đông hơn, bất chấp lời khuyến cáo của chính quyền, còn phá rào, vác cây thập ác, tượng bà Maria vào cắm và đặt trong khuôn viên tòa nhà này. Trong khi đó, chỉ một lá thư chỉ thị từ Vatican là các chủ chăn lẫn con chiên liu ríu cuốn cờ, dẹp trống rút lui có trật tự. Sự vâng phục của giáo dân là nhắm mắt tuân theo chỉ thị của cấp chủ chăn có phẩm trật cao hơn!

Những quốc gia có chung đường biên giới thường thống nhất phân định lãnh thổ của nhau bằng các cột mốc địa giới, có ký kết thỏa hiệp, thỏa ước; còn cơ cấu tổ chức của Giáo hội Công giáo Việt Nam được Nhà nước chính thức công nhận nên các địa giới này được thành lập dựa trên tên gọi của dòng tu, họ đạo hay địa danh, và địa giới được phân vùng dựa theo bản đồ hành chính quốc gia, được đánh dấu bằng các biển, bảng tên giáo phận, giáo xứ, họ đạo tương ứng. Các biển, bảng này được trương, cắm trên vùng đất công cộng đó để xác định địa phận của giáo họ, giáo xứ mà buộc ai đi ngang qua cũng phải nhận biết, ví dụ như khi qua địa phận tỉnh Đồng Nai, nơi có số lượng giáo dân đông nhất nước, chủ yếu từ miền bắc theo bà Maria di cư vào nam năm 1954, ta có thể thấy hàng loạt các biển, bảng ghi tên Giáo Xứ như: Hố Nai, Bùi Chu, Phương Lâm, Cát Tiên, Giáo họ Martinô v.v..cùng với vô số nhà thờ nằm dọc theo quốc lộ 1 đi qua địa phận TP. Biên Hòa và quốc lộ 20- đường lên Đà Lạt. Và không nói ở đâu xa, ngay tại các tỉnh thành trong cả nước vẫn còn cài cắm các bảng tên giáo xứ, giáo họ v.v..thay cho bảng tên khu phố, phường, xã v.v..

Các biển bảng tên giáo xứ, họ đạo này được trương cắm lên như một thứ hàng rào “vô hình” làm cho người giáo dân bị ngăn cách, tách biệt khỏi cộng đồng dân cư không thờ Chúa! Mặt khác nó tích cực hỗ trợ cho chủ trương tách giáo dân ra khỏi cộng đồng không thờ Chúa của Vatican, vì họ không muốn giáo dân chịu sự tác động, ảnh hưởng của cộng động không thờ Chúa này, khỏi bị làm cho cái gọi là rối đạo hay lạc đạo, và nhất là khó kiểm soát được các sinh hoạt của các con chiên. Sự tách biệt khỏi cộng đồng cũng là một nguy cơ tiềm ẩn khi nó nuôi dưỡng ý đồ trở thành “khu tự trị” như đã từng được thành lập ở Giáo xứ Bùi Chu, Phát Diệm vào những năm 1940  khi lực Lượng Tự Vệ Công Giáo Bùi Chu – Phát Diệm trở thành phụ lực quân cho quân đội Pháp, và Bùi Chu – Phát Diệm được lập thành khu tự trị được trang bị vũ khí.

Mặt khác, chính bản thân cộng đồng không thờ Chúa cũng không ai muốn sinh sống nơi được cho là đất thuộc về các giáo xứ, họ đạo vì ở đây chắc chắn là họ không được “đón chào”! Điển hình như chùa Hiển Quang nằm trong địa phận của giáo xứ Vinh Sơn, Quận Tân Bình, Tp. HCM bị đốt vào năm 2005 vì dám trương..tấm bảng tên chùa! Lại còn có một vị giáo dân ngang nhiên tuyên bố: “Một đất không thể có hai vua!”. Trên nguyên tắc pháp lý thì không có sự kỳ thị tôn giáo, mọi công dân có quyền sinh sống trên toàn lãnh thổ nơi không bị cấm, nhưng trên thực tế, những người không có đạo khi sống chung với cộng đồng giáo dân trong giáo xứ của họ thường bị ngấm ngầm “tẩy chay” hay gặp nhiều phiền toái không đâu khác mà khó có thể qui kết là kỳ thị được. Đây cũng là một thứ “luật” bất thành văn mà ai đã từng sống chung với họ đều có kinh nghiệm và cảm nhận được.

Hầu hết các tín đồ Công giáo đều rất tích cực trong việc mở rộng nước Chúa bằng mọi phương tiện có được, từ việc tuyên truyền “nhảm nhí” đơn giản như chỗ này có bà Maria khóc hay “phát sáng”, chỗ kia có ông cha “tử đạo” linh thiêng “cầu gì được đó”, tinh vi hơn là trong việc lồng ghép việc truyền đạo trong các hoạt động xã hội v.v..  nhằm gia tăng số lượng giáo dân, giáo xứ trên toàn lãnh thổ hoặc tiến hành  khiếu kiện đòi đất để mở rộng vùng hoạt động. Theo số liệu của Vietnamese Missionaries in Asia, thống kê được cập nhật vào tháng 10 năm 2000, số lượng giáo xứ ở Việt Nam là 2,166, theo ông Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ  Nguyễn Thế Doanh,  năm 2007 có thêm 300 giáo xứ được thành lập mới, nâng tổng số giáo xứ đã lên đến con số 3,000! Như vậy từ năm 2000 cho đến 2007 số giáo xứ tăng thêm 834 đơn vị!

Số lượng giáo xứ tăng cũng không hoàn toàn có nghĩa là do số lượng giáo dân tăng nhiều, mà một trong những lý do đó là chia tách nhỏ ra để dễ quản lý, mà nếu đây là con số chính xác thì với tốc độ “tằm ăn dâu” này thì đến năm nào sẽ tràn ngập các biển, bảng tên giáo xứ, giáo họ được trương cắm trên toàn quốc? Đây là một chiến thuật, và các biển, bảng là công cụ truyền đạo thầm lặng đầy hiệu quả, vì khi một giáo xứ được thành lập mới, thì có thêm ít nhất là một bảng tên giáo xứ được cắm lên để xác định “lãnh địa”. Sự xuất hiện quá nhiều bảng tên giáo xứ tác động không nhỏ đến cách nhìn nhận của người dân, người bình dân đơn giản nghĩ rằng chắc đây là một tôn giáo tốt nên càng lúc càng phát triển, phải lập thêm nhiều giáo xứ mới để đáp ứng nhu cầu đông đảo của người dân cải đạo! Đây cũng là một hình thức truyền giáo tinh vi bằng cách lập đi lập lại một hình ảnh để in sâu vào tâm thức mọi người.

Tôi liên tưởng đến “chiến thuật” này thông qua một sự kiện  tình cờ. Vào dịp lễ Giáng sinh năm 2007, tôi đến thăm một người bạn ở quận Gò Vấp, giăng ngang cổng chào đường vào khu phố là tấm băng-rôn với hàng chữ “Giáo Xứ L.S - Mừng Chúa Giáng Sinh”. Tôi đinh ninh rằng bạn sống trong khu phố đạo. Nhân dịp Đại Lễ Tam Hợp Vesak 2008 vừa qua, tiện dịp ghé thăm bạn, tôi thấy nhiều gia đình giăng cờ Phật giáo, treo đèn, kết hoa đón mừng Phật Đản trong khu phố. Hỏi thăm bạn, bạn cười đáp rằng ở khu phố này chỉ có một vài nhà có đạo, dân khu này hầu hết là các gia đình trước ở nội thành, nhà bị giãi tỏa, giãn ra đây mua đất xây dựng, lập thành khu phố mới, nhưng khu vực này lại nằm trong địa phận giáo xứ nên năm nào họ cũng cố giăng cái băng-rôn  “Mừng Chúa Giáng Sinh” ở cổng chào của khu phố cho bằng được. Không riêng gì khu phố này, nơi nào thuộc giáo xứ là họ đều cố treo băng-rôn, biển, bảng và giăng đèn màu nhấp nháy suốt đêm, có nơi còn làm hang đá rất bắt mắt, bất kể tỷ lệ “lương-giáo” ra sao! Bạn tôi còn khôi hài bảo đây là một phương thức truyền giáo “trực quan sinh động”, thêm vào đó là ngày hai buổi gióng giả tiếng chuông của gần mươi cái nhà thờ trong khu vực này như nhắc nhở! Thành lập giáo xứ mới hay treo khống bảng tên giáo xứ đều có “ý đồ” và tiềm ẩn ước vọng “toàn tòng” cho Việt Nam, đó là một chiến thuật tốt để quảng bá và phô trương đạo! Một cách phân định “giang sơn” của mình đơn giản như con cún ghếch chân “tè” vào gốc cây hay chân tường để xác định lãnh thổ!

Sự phân định vùng trách nhiệm quản lý giáo dân là quyền tự do tín ngưỡng và là công việc nội bộ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, một hệ thống tổ chức bản sao mô hình tổ chức của giáo hội mẹ, được nhà nước công nhận, tuy nhiên, tất cả các biểu hiện tôn giáo như những bảng tên giáo xứ, giáo họ hay biểu tượng của đạo v.v.. chỉ hợp pháp khi trương, cắm trên phần đất thuộc quyền sở hữu đất đai tôn giáo được nhà nước công nhận, ví dụ như đặt trước cổng nhà thờ hay trong phạm vi của khuôn viên chủng viện, nhà thờ thuộc địa phận giáo xứ, như vậy sẽ thể hiện được sự tôn trọng đối với cộng đồng dân cư không thờ Chúa  khác, cũng như hạn chế sự lạm dụng để phô trương nơi công cộng. Hiện nay có một số nơi, thay vì trương bảng tên của khu phố hay phường khóm lại thay bằng bảng tên của giáo xứ, giáo họ. Các bảng này không thể thay thế cho hệ thống phân định địa giới hành chính quốc gia.

Những hiện tượng nêu trên chỉ là phần ngọn của vấn đề “Phạm Nhan” (*).  Nhà nước không thể cứ phải mãi đối phó với những vấn nạn trên với bao nhiêu phát sinh phức tạp từ cái gốc Chúa trời này gây  ra, từ chuyện xưa như cấu kết với thực dân Pháp rồi Mỹ, đến chuyện nay, chuyện bọn phản động Dega Tin lành rồi đến việc ông Lý, ông Đài đến bà Nhân, việc chưa xong đến lượt ông tổng Kiệt, rồi chuyện đòi đất từ bắc vào nam, từ thế lực bên ngoài đến nội ứng bên trong, rồi sẽ còn những gì xảy ra nữa? Tất cả các chuyện rối rắm này không phải tự chúng sinh ra, mà chúng chỉ là những con rối do thế lực bên ngoài giựt dây để kích động, vì vậy cần phải chặt đứt cài vòi bạch tuộc này. Đến lúc nào người Công giáo Việt Nam mới cần phải tự hỏi rằng tại sao lại cứ phải vái vọng về đất nước Vatican kia, mà quên rằng đất nước mình là một đất nước có cả ngàn năm văn hiến!

 

SG, 7-2008

Nguyễn Trí Cảm

 

(*) Theo truyền thuyết, tên “phù thủy” của quân Nguyên này  bị Đức Trần Hưng Đạo bắt trong trận thủy chiến Bạch Đằng năm 1288, khi bị xử chém, chặt đứt đầu này là y lại mọc ra đầu khác. Sau vì có thần báo mộng bày cho cách bôi phân gà sáp vào đao nên mới chém được đầu Phạm Nhan.