●   Bản rời    

Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ? (Minh Thạnh)

Lửa Đã Cháy Ở Mỹ Đình,

Bao Giờ Lan Đến (CHÙA) Quán Sứ?

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh06php

22 tháng 1, 2011

LTS: Bài viết sau đây đăng trên web phattuvietnam.net ngày 7 tháng 1, đến nay được 2 tuần và đã có 7,260 (bảy ngàn hai trăm sáu chục) đường nối điện tử phổ biến trên mạng. Một bài viết cảnh báo một tai nạn lớn đang đè trên đất nước. Tai nạn này có thể chận đứng nếu những người cùng một tổ tiên, con Hồng cháu Lạc cùng ý thức và tích cực trong việc đáp lại ngọn lửa xâm lăng văn hóa này. (SH)


Chẳng bao lâu nữa, đám lửa bùng lên từ Mỹ Đình kia, hay từ bất cứ tư gia nào, sẽ lan hết khắp mọi miền đất nước, và lan cả đến xung quanh chùa Quán Sứ, hay mỗi ngôi chùa khác.

Mùa Noel năm nay, bên cạnh các hoạt động tưng bừng không khí ăn chơi, hội hè, mua bán thường thấy ngoài xã hội, chúng ta còn chứng kiến sự trỗi dậy của Tin lành, qua một loạt các sự kiện lễ hội mừng giáng sinh được tổ chức vào giờ chót khắp nơi trên đất nước, đặc biệt tại TP.Hồ Chí Minh Hà Nội.

Không khí buổi lễ tại Hà Nội được miêu tả như là Lửa đã cháy trên quảng trường Mỹ Đình Hà Nội, với 12.000 người tham dự, trong đó có 2.000 người cải đạo tại chỗ, được giới Tin Lành đánh giá là mùa gặt bội thu.

Một tôn giáo tổ chức lễ hội ngoài trời là điều bình thường, và là điều đáng chúc mừng, vì đó là nơi tín đồ thể hiện niềm tin, niềm vui, niềm tự hào về tôn giáo của mình. Điều đáng chú ý là hầu hết số người thắp lửa tại Mỹ Đình là thanh niên, kể cả mục sư.

Với một con số cải đạo chỉ trong một đêm truyền giảng như vậy, quả là lửa cải đạo đã bốc thành ngọn.

Ngọn lửa đó sẽ thiêu đốt những gì? Trong buổi đốt lửa có tính chất mở màn khúc quanh chiến dịch đó, họ đã xác định qua Tuyên ngôn thuộc linh: “Dân tộc Việt Nam chắc chắn thuộc về Đức Chúa Trời. Mọi xiềng xích tội lỗi và rủa sả của các thế hệ trước đã bị tuyên bố cắt đứt, hình ảnh con rồng, tức con rắn xưa là ma quỷ kể từ nay không còn được tiếp tục được ảnh hưởng trên dân tộc Việt Nam. Việt Nam thuộc về Đức Chúa Trời, từ nay dân tộc Việt Nam sẽ được phước. Hội Thánh Việt Nam sẽ bước vào một cơn phấn hưng chưa từng có và trong một tinh thần hiệp thông khắng khít với Đức Chúa Trời…”.

Người ta có nhiều cơ sở để tin rằng một ngày nào đó không quá xa (chừng 10 hay 20 năm), dân tộc Việt Nam sẽ thuộc về chúa trời, nếu nhìn vào cách cải đạo, truyền đạo đầy chủ động và bài bản của Tin lành, và sự thụ động, chủ quan, rời rạc trong hoạt động của Phật giáo..

 

Trong giai đoạn hiện nay, Tin lành du nhập vào Việt Nam chủ yếu từ sự hỗ trợ của giới tư bản Hoa Kỳ, Hàn quốc và một số nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia. Đây đều là những lực lượng có tiềm lực tài chính vững mạnh, nhiệt huyết có thừa, và quan trọng nhất là họ có những kỹ thuật truyền đạo, cải đạo rất bài bản.

Họ đã áp dụng những triết lý, lý thuyết, kinh nghiệm quản lý, quản trị, marketing hiện đại, đã ứng dụng thành công trong kinh doanh, phát triển thị trường, bán hàng, trong hiểu nhu cầu của con người, chiêu dụ khách hàng, chiêu dụ lòng người.

Những người tài trợ, trực tiếp hướng dẫn truyền đạo, cải đạo đa số đều là những người đã kinh qua kinh nghiệm quản lý, có tiền, có khả năng lãnh đạo, dẫn dắt, thuyết phục, hùng biện.

Họ vừa sử dụng kỹ thuật cải đạo đám đông, vừa phân tán theo kiểu “kinh doanh đa cấp”.

Khi cần, họ tập họp một đám đông kích thích tâm thần, cuồng nhiệt phấn khích, có tính chất ảo giác màu nhiệm, làm cơ sở cho những tuyên bố hùng biện, đớp chát nảy lửa, thổi bùng nhiệt huyết. Tâm lý đám đông này dễ lây lan, tạo ấn tượng, ảnh hưởng đến quyết định của những người chưa theo đạo.

Đồng thời họ phân tán lực lượng, không cần nhà thờ quy mô, mà phân tán lực lượng vào doanh nghiệp nơi có tín đồ làm chủ, vào các khu công nghiệp, khu lao động nghèo cần đồng tiền bát gạo.

Họ len lỏi vào các khu phố, tư gia, nay ẩn mai hiện, với hình thức marketing truyền miệng, rỉ tai kèm giúp đỡ, tài trợ, cộng với viễn cảnh được đấng tối cao ban ơn, che chở.

Con số tín đồ được che dấu, việc hành lễ luân phiên qua các tư gia để tạo không khí u u minh minh, với những đốm lửa nhỏ, lúc tắt lúc cháy biết đâu mà lần.

Đặc biệt, họ hướng đến giới trẻ, những người có ít đề kháng nhất về văn hóa dân tộc, về cội nguồn, những người ưa thích cái mới, cái hiện đại. Họ nắm rất vững chắc tâm lý của giới trẻ thích vui chơi, giải trí, thích được học hỏi những điều mới, những kỹ năng sống, cơ hội việc làm, hay đơn giản là được giúp đỡ khi cuối tháng thiếu tiền.

Giới trẻ được cải đạo chính là nòng cốt để đẩy nhanh quá trình dâng Dân tộc cho chúa, vì họ là thế hệ của hiện tại và tương lai, là thế hệ có sức trẻ, có tài năng, có nhiệt huyết, lại là thế hệ sẽ sinh ra cháu con kế tiếp. Có thể hiện tại họ chỉ là những đốm lửa nhỏ, nhưng lại dễ bùng lớn, cháy lâu.

Ngọn lửa to cùng những đốm lửa bé đó dùng để đốt ai, đốt cái gì. Câu trả lời rõ ràng, đốt con rồng truyền thống Việt Nam.

Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn, trong công trình Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, kế thừa Đề tài Khoa học cấp Nhà nước KHXH – 04 – 96 đã diễn giải rõ hơn về những ngọn lửa đó. Ở Việt Nam, đạo Tin Lành đi đến đâu, tôn giáo và văn hóa tôn giáo dân tộc bị tàn phá đến đó (trang 226).

Nhìn lại cách giữ đạo, hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam thì sao?

Không thể phủ nhận sự chuyển mình của Phật giáo trong thời gian vài năm trở lại đây, khi chúng ta chứng kiến những hoạt động xây dựng chùa chiền, lễ hội, hoằng pháp, sinh hoạt đạo tràng, sinh hoạt thanh thiếu niên.

Thế nhưng dường như đó chỉ là những nỗ lực mang tính tự phát, của số ít chư Tôn đức, các chùa, chứ chưa mang tính bài bản, diện rộng, mang tính chủ trương, chiến lược của Phật giáo Việt Nam.

Nhìn vào thực trạng tín đồ tham dự các buổi lễ Phật giáo – hầu hết là nữ giới cao tuổi, thì có thể thấy rõ thực trạng già nua, thụ động, thiếu sinh khí. Trong bản tin mới đây trên Phattuvietnam.net, trong lễ phát thẻ Phật tử tại Hà Nội, 600 người, đều là nữ Phật tử rất lớn tuổi chỉ có một người đàn ông, cũng lớn tuổi.

Hà Nội, với hơn 1.000 ngôi chùa, nhưng mới chỉ có khoảng 20 câu lạc bộ thanh thiếu niên Phật tử sinh hoạt chính thức. Nhìn toàn quốc, thực trạng còn tệ hơn. Đến một mô hình tổ chức, quản lý sinh hoạt của thanh thiếu niên Phật tử mà Giáo hội vẫn chưa đưa ra được thì nói chi đến những phương pháp, giải pháp để thu hút giới trẻ đến với Phật giáo.

Sự thụ động lớn nhất của Phật giáo chính là ở việc tổ chức và quản lý tín đồ, qua đó thắt chặt liên hệ với tín đồ cũ và thúc đẩy phát triển tín đồ mới.

Chúng ta đang chỉ làm mỗi việc mở cửa chùa, chờ Phật tử và người dân đến thắp hương, lễ Phật, bỏ tiền vào hòm công đức và đôi khi được nghe pháp thoại, hướng dẫn.

Thậm chí ở đa số các chùa, người dân có đến thì cứ bơ vơ, chẳng được ai tiếp đón, hướng dẫn, chỉ bày. Nếu nói một cách chua chát thì Phật giáo Việt Nam hôm nay đang “ăn mày”, “ăn sẵn” quá khứ, truyền thống 2000 năm Phật giáo quá nhiều, chỉ biết thụ hưởng lộc của các thế hệ Tăng Ni, Phật tử đi trước mà chưa để lại nhiều cho các thế hệ tương lai.

Thậm chí không ít người còn tư tưởng thời mạt pháp, Phật pháp cao thâm vi diệu, ai có phúc duyên với được biết Phật pháp, người cần Phật pháp chứ Phật pháp không cần người. Về lý thì có thể chấp nhận chứ về sự mà như vậy thì quả là nguy hiểm cho sự tồn vong của Phật giáo. Nếu Đức Phật cũng nghĩ về sự cao thâm vi diệu ấy mà không chuyển bánh xe Pháp thì liệu chúng ta có phúc duyên giác ngộ, giải thoát hôm nay không?

Đã qua rồi cái thời “hữu xạ tự nhiên hương”. Một tôn giáo thì chủ động tiếp cận tín đồ, một tôn giáo thì thụ động chờ tín đồ đến với mình. Thế thì chẳng bao lâu nữa, đám lửa bùng lên từ Mỹ Đình kia, hay từ bất cứ tư gia nào, sẽ lan hết khắp mọi miền đất nước, và lan cả đến xung quanh chùa Quán Sứ, hay mỗi ngôi chùa khác. Các ngôi chùa sẽ chỉ còn là một kiểu điện thờ dành cho những người Phật tử già cuối cùng, và rồi cũng đến lúc chẳng còn người già nào ở đó nữa.

Hà Nội khi đó sẽ giống Seoul (Hàn Quốc) ngày nay, tràn ngập thập ác trên nóc những ngôi nhà.

 

Minh Thạnh - Trọng Hòang

(phattuvietnam.net)

 

nguồn http://www.phattuvietnam.net/3/chanhung/12848.html

 

Bài liên hệ:

- Vẫn Là Chuyện Tôn Giáo Ở Việt Nam (Thiên Lôi)

- Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ? (Minh Thạnh)


PHẢN HỒI:

nguồn http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-136_4-9198_5-50_6-1_17-25_14-2_15-2/

 

Xã Tắc vào lúc 07/01/2011 16:00

Xin cảm ơn Anh Ninh Thạnh và TH.Thật giật mình và băn khoăn,bồn chồn...Phải chăng Kinh tế thế giới càng sa sút...thì tin lành càng dễ bề hoạt động chăng? Tôi không thể hiểu nổi tại sao các Bạn trẻ lại dễ ràng theo cái đạo mà bỏ cả ông bà,Tổ tông,không cúng lễ,đèn nhang,không phụng thờ cả cha,mẹ mình,Tổ Quốc mình,Ông Tổ VUA HÙNG của mình....

Các Cụ ta có câu:Phòng cháy hơn chữa cháy và Đảng Cộng sản VN cùng Chính phủ VN cũng áp dụng câu nói này ! Vậy mà bài học nhãn tiền ở Buôn Ma thuột những năm 1998 đến 2001 vẫn còn nóng hổi đó hỡi các vị Công an,An ninh của Nhà nước VN.

Các bạn trẻ ơi! Chết có phải là hết đâu(?)Định luật tuần hoàn biến hóa năng lượng đối chiếu với Giáo lý Đức Phật thật sáng ngời và rõ ràng như thế! Tại sao các bạn ùa vào dòng người tin lành,mơ ước hão huyền,thực sự viển vông...

Mong rằng Chư Tôn Thiền Đức và các Anh Phạm Nhật Vũ,Phạm Nhật Vượng... Các Vị hãy ĐỘNG TÂM,ĐỘNG NÃO để TƯ DUY CỨU NGUY DÂN TỘC trước thảm họa sa đà này khi còn chưa muộn.

Nguyễn Kha vào lúc 07/01/2011 16:01

Hai tác giả viết: "Sự thụ động lớn nhất của Phật giáo chính là ở việc tổ chức và quản lý tín đồ, qua đó thắt chặt liên hệ với tín đồ cũ và thúc đẩy phát triển tín đồ mới".

Xin đồng ý chỉ một phần mà thôi. Theo thiển ý, sự thụ động lớn NHẤT là thái độ "mủ ni che tai" của quý Thầy Cô lãnh đạo Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và tầm nhìn thiếu chiến lược "văn hóa" của lãnh đạo chính trị Việt Nam trước thế tiến công của Tin Lành và Công giáo.

Nếu cứ tiếp tục tình trạng hiện nay thì không lâu nữa đâu (5 năm ? 10 năm ?), cả Phật giáo Việt Nam và Chủ nghĩa Xã hội Việt Nam, đang trong cơn mê sảng xây lâu đài hào nhoáng trên cát, sẽ chỉ còn là ... vang bóng một thời !

Vừa giận vừa buồn ! Nam mô Sư Tử Hống Như lai.

T.Đ vào lúc 07/01/2011 16:19

Ngưỡng mong Anh Minh Thạnh,Anh Trọng Hoàng cùng Chị Xuân Loan vì Độc giả phattuvietnam.net hãy dâng bài viết trên đây đến Chư Tôn Giáo Phẩm GHPGVN để Kính tường (tìm biện pháp hoằng dương Đạo Pháp...) và MTTQVN(để biết)

Tôi có biết Vị Sư ở TP Ban mê,Thày cho biết những năm đầu thế kỷ 21 tin lành lũng đoạn đồng bào các Dân tộc... ở đây khó khăn về hoằng Pháp lắm,Phật tử thuần thành ,kể cả cư sĩ.....hiếm lắm nên các Sư "đầu tròn áo vuông",ăn mặc khác người không thể len lỏi vào các Bản ,ấp để giáo hoá,hóa Đạo được....Và Thày thở dài "biết làm sao?"

Từ Năng vào lúc 07/01/2011 16:21

Mình Nhận Thấy Anh Minh Thạnh có rất nhiều bài viết về Cải Đạo. Em nghĩ có thể anh là người rất Lo Lắng vấn đề mạt Pháp. Mạt Pháp chẳng ảnh hưởng gì đến cá nhân người Tu Học. Nhưng với Lòng Từ bi, e nghĩ những bài viết của anh rất ý nghĩa! Người con Phật không thể nhìn thấy cảnh Chúng Sinh lầm mê trong biển khổ, trong cái ảo mộng hảo huyền. Sống không tôn Giáo đã là Khổ. Sống có tôn Giáo nhưng 1 tôn Giáo không thật, 1 tốn giáo mang đến sợ Ảo Tưởng liệu chăng có tốt.

- Em không bàn đến vấn đề Văn Hóa dân tộc hay ko ? Vì với ý cá nhân e nghĩ đã là Con người sống trên thế giới thì ai cũng như ai cả. Văn hóa dân tộc không có nghĩa là tốt hết! Nhưng nếu là tốt thì ta phải Giữa Gìn.

- Và Em tin chắc chắn rằng: Trên thế giới Này chỉ có Phật Giáo là Hợp với Khoa Học, không có Lý Luận ảo mộng mà thôi. ( Tất nhiên ngày nay, không ít Các Tu Sĩ ở các Chùa Miền Bắc, theo em nghĩ là có Duyên với Phật nhưng không có Điều Kiện Tu Học nên có hiểu sai về Phật Pháp dẫn đến người đến Chùa chúng hiểu lầm Phật Giáo có xen sự mê tín vào đó....

- Với thời Đại Hiện nay: E có nghe 1 bài Giảng của HT Thích Thanh Từ, Thầy có nói: Để Hoằng Pháp được tuổi trẻ cần phải cho Họ thấy được cái Khoa Học của Đạo Phật, chỉ và bỏ đi cái mê tín.... Muốn vậy theo e GHPGVN nên có sự thay đổi về các Trụ trì ở các Chùa Hiện Nay.

- 1 Vấn đề nữa: Em thấy có rất nhiều Quý Thầy vào đọc. mà không biết các ý kiến của Anh có Đến được Giáo Hội Hay không ? Em mong rằng BQT sẽ gửi mail hay liên Lạc vs Giáo Hội bằng cách nào đó để Quý Thầy đọc được những ý kiến của Anh Minh Thạnh. Nếu Không sẽ rất Uổng Phí những Tâm Huyết mà Anh Dành Cho Phật Giáo.

THIỆN Ý vào lúc 07/01/2011 16:41

Những bài viết về tình trạng nầy đã rất nhiều mà các Ngài lảnh đạo Giáo hội Phật giáo vẫn im lặng!!!Không hiểu các NGÀI đang lãnh đạo ai và lãnh đạo cái gì???

hoai vu vào lúc 07/01/2011 17:27 Đọc bài viết trên mà lòng tôi cảm thấy xót xa.

Đau đớn thay khi nghe :"Dân tộc Việt Nam sẽ thuộc về đức chúa trời". Không biết các vị lãnh đạo nhà nước VN có nghe không, không biết chư tôn giáo phẩm có nghe không.

Một dân tộc với 4ooo nghìn năm văn hiến mà giám dâng lên cho một kẻ chỉ tồn tại ở trí tưởng tượng thì thử hỏi lòng chúng ta có chịu được không.

Các vị trưởng lão ơi, hãy lên tiếng đi, đừng ngồi im lặng mãi nữa.

buồn quá vào lúc 07/01/2011 17:53

hiện nay những cô dau việt nam lấy chồng hàn quốc mấy chục ngàn người toàn đạo tin lành .tương lai con cháu họ và bà con thân nhân của họ toàn là tin lành. chưa kể người dân tộc ở miền núi

Chánh Trí An vào lúc 07/01/2011 17:56

Để thu hút Phật tử nhất là giới trẻ hiện nay, bảo vệ văn hoá của dân tộc. Tôi xin nêu ra một số như sau:

- Nhà chùa lên tổ chức tiếp đón người dân tới lễ Phật, rồi mời uống nước tiếp đón niềm nở. Hiện nay chùa ai vào, ai ra không có người tiếp đón, chỉ có một số người làm công quả thỉnh chuông và làm nhiệm vụ rút bớt chân nhang.

- Các ngày lễ lớn của Phật giáo lên tổ chức ở nơi công cộng làm sân khấu trang nghiêm, không nhất thiết chỉ làm trong phạm vi chùa.

- Nhà chùa luôn có nhà sư trực để giải đáp những câu hỏi của người muốn am hiểu giáo lý của Phật.

- Không lên ỷ lại cho người làm công quả , mà phải có sư luôn ở chùa hình ảnh sẽ đẹp hơn...

ĐƯCHÂN vào lúc 07/01/2011 18:00

Con ở phường Thanh Xuân Bắc-TX-HN,ở đây có một trụ sở của đạo Tin Lành, họ hoạt động mạnh, tín đồ đông, con cái của người đứng đầu được ra nước ngoài học. Họ thường phát tài liệu về nhiều lĩnh vực của cuộc sống nhưng xen lẫn trong đó có sự giúp đỡ của Đức chúa trời, của đức tin...rất khéo léo. Nhưng cả khu tập thể con ở không có ai theo đạo Tin Lành cả. Cách đây ko lâu có một thanh niên đến ngõ nhà con truyền đạo, con cảm thấy xót xa quá vì đó là một thanh niên Việt Nam mà sao lại bỏ Đạo Phật để nói về chúa trời???.

chúa trời ơi vào lúc 07/01/2011 18:11 con là người việt nam yêu nước .con xin lậy chúa ban phúc lành cho chủ chăn và đàn chiên người việt nam của chúa về lại với dân tộc và đạo truyền thống của tổ tiên họ và về lại với dân tộc đất nước việt nam chúng con chúa ơi.xin chúa ban phúc lành. AMEN .AMEN.

sonlamcoc vào lúc 07/01/2011 18:14

Đạo Phật là tôn giáo hòa bình, sự thật và là con đường đi của trí tuệ và đầy từ bi. Ngay cả trong trường hợp xấu nhất là người tin theo đạo Phật có ít hơn người tin theo các tôn giáo khác đi chăng nữa, thì đạo Phật không bao giờ bị "lép vế" vì sự thật mãi mãi là sự thật và tôi có thể tự hào mà nói rằng: những ai đã có diễm phúc trở thành Phật tử - người con Phật chân chính là những người thực sự có trí tuệ, ngoài cái duyên đã từng gieo với đạo. Cuộc sống thiểu dục tri túc của những người xuất gia chân chính chỉ có những người có đủ trí tuệ mới cảm nhận và say mê. Vì vậy, tôi không bao giờ lo đạo Phật bị "lép vế" so với các tôn giáo khác mà ngược lại còn lấy làm tự hào.

Vì các tôn giáo khác lo sợ sự bành trướng của đạo Phật trong tương lai và lo sợ những bộ óc trí tuệ sẽ tìm về với cội nguồn của trí tuệ nên họ mới ráo riết tìm mọi cách để cải đạo mong vớt vát được phần nào.

Thực tế đã chứng minh rằng rất nhiều các vị tu hành có chức sắc ở các tôn giáo khác trên đường tu học không hài lòng với những lời dạy của tôn giáo họ về trí tuệ và sự thật, nhưng họ lại tìm thấy câu trả lời cho những nghi ngờ của họ trong đạo Phật và cuối cùng họ đã trở thành những nhà tu hành chân chính của đạo Phật.

Vậy thì, ta có quyền tự hào và mỉm cười trước mọi sự lôi kéo bài bản với mong muốn cải đạo của các tôn giáo khác với đạo Phật chứ nhỉ.

Đạo Phật không bao giờ chủ động lôi kéo tín đồ như các tôn giáo khác, mà ngược lại, bản thân những người muốn đến được với đạo Phật trước hết phải tin và hiểu Phật cũng như những lời dạy của Đức thế Tôn bằng trí tuệ chứ không phải bằng sự lôi kéo.

Có như thế thì niềm tin mới vững bền và con đường tiến tới của họ mới được mở rộng. Điều này đã được chính đức Thế tôn xác nhận khi có người đến hỏi về sự nhiệm màu trong tôn giáo do ngài là người lãnh đạo rồi.

Các tôn giáo khác chỉ thành công trong việc cải đạo đối với những người chưa đủ trí tuệ đi trên con đường giải thoát của đạo Phật. Với những người dễ bị lôi kéo, dễ cả tin thì những giáo lý thâm sâu của đạo Phật chưa thích hợp với họ nên họ chưa có duyên để theo.

Với những người ham mê hưởng thụ vật chất thì cuộc sống của người Phật tử cũng chưa thích hợp với họ nên họ cũng chưa gieo được mối duyên lành với đạo Phật.

Đối với những người chưa đủ duyên này, thì thay vì chỉ trích họ, những người con Phật chỉ cần gửi tới họ lòng từ bi hỷ xả mong cho họ sớm hiểu được chân lý và trở về với cội nguồn thì sớm muộn gì, đạo Phật chúng ta chẳng cần phải tổ chức rình rang, con Phật cũng sẽ trở về với Phật thôi.

Đạo Phật là tâm đạo nên nếu những người con Phật cùng đồng lòng hướng về đạo giải thoát và nguyện cầu cho mọi chúng sinh đều được giải thoát thì đâu có cần phải phô trương thanh thế. Việc của những người con Phật cần phải làm là lo tu sửa cho tốt để sống một cuộc sống thật sự an lạc thì mới là tấm gương để cho những hạt giống Phật có đất để gieo duyên chứ.

Nam mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni!

Việt Tùng vào lúc 07/01/2011 18:44

Cám ơn Sonlamcoc đã ru ngủ chúng ta rất tốt.

Đến khi Phật giáo có tín đồ chiếm 5% dân số hay nhỏ hơn thì cũng chẳng sao nhỉ.

Đến khi Phật giáo trở thành thiểu số và bị Chính quyền tin lành Hàn Quốc chèn ép thì cũng chẳng sao nhỉ.

Than ôi.

Không biết trong Phật giáo có nhiều những người như sonlamcoc hay không? Nếu có nhiều thì quả là nguy cho Phật giáo.

Phật giáo hay, đẹp mà không mang cái hay đẹp đó đến cho người, để người tìm cái khác thì hay đẹp để trong tủ kính trưng bày à?

Phật giáo hay đẹp mà chỉ thích hợp với một số người nhất định thì hay đẹp ở đâu?

Mô Phật, hy vọng không có nhiều người có tư tưởng yếm thế như sonlamcoc, để đến lúc giật mình nhìn lại, không biết độ ai, hay độ những người già sắp chết

CHÂN THÀNH vào lúc 07/01/2011 19:00

Để xảy ra tình trạng cải đạo hiện nay,theo tôi,trước hết là trách nhiệm của chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN.Có thể kết luận rằng:Do thiếu trình độ hoặc kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ cho một cá nhân,do đó,kg làm tròn được một lãnh vực nào cả.Tôi chưa thấy 1 tổ chức quốc gia,xã hội,đoàn thể,tôn giáo nào mà người lãnh đạo ngồi quá lâu ở vị trí của mình qua sáu nhiệm kỳ như tổ chức GHPGVN!!!Không biết nhiệm kỳ 7 sang năm có thay đổi gì khg hay cũng chỉ"VÔ RA CŨNG LÀ..."Nếu như thế nầy thì hy vọng gì sự phát triển của Phật giáo.Nói ra thực tế nầy sẽ làm phiền lòng nhiều vị,nhưng thà phiền lòng còn hơn đau lòng cho hàng triệu tín đồ tin Phật.Xin cảnh báo đừng để" 30 năm hưởng thụ biết chừng nào,tỉnh giấc mộng...nồi chè kê đã mất"!

Trí Minh vào lúc 07/01/2011 19:01

Đã đến lúc người tín đồ Phật giáo có lương tâm, những người còn coi mình là con của Phật, những thanh niên Phật giáo hãy bằng hành động của mình, khối óc và đôi bàn tay, ai biết làm gì thì làm đó. Như con kiến tha lâu đầy tổ. Chúng ta hãy không ngồi đó trông chờ nữa mà tự mình cần có những hành động để bảo vệ cũng như tuyên dương tôn giáo và niềm tin của mình. Bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Như những gì mà tín đồ các tôn giáo khác đang làm vì niềm tin tôn giáo của họ. Thì chúng ta hãy làm vì niềm tin tôn giáo của mỗi chúng ta. Nam mô Tùng Địa Dũng Xuất Bồ tát ma ha tát.

Sơn Hà vào lúc 07/01/2011 19:03

Anh Minh Thạnh và Trọng Hoàng đúng là những người đi trước thời cuộc. Bài viết của các Anh làm tôi đồng cảm mà bồn chồn quá.Đúng là : "...Phật giáo Việt Nam hôm nay đang “ăn mày”, “ăn sẵn” quá khứ, truyền thống 2000 năm Phật giáo quá nhiều, chỉ biết thụ hưởng lộc của các thế hệ Tăng Ni, Phật tử đi trước mà chưa để lại nhiều cho các thế hệ tương lai.". Các Anh nói không hề vọng ngữ - chua ngoa chút nào. Tôi xin lấy ví dụ:

1 - Thời nay về mặt TINH THẦN Chư Tăng thừa hưởng quá nhiều TĂM,TIẾNG,THÀNH QUẢ của Các Chư Tôn,Thiền Đức đi trước.Ngay như Trái TIM BẤT diệt của BỒ TÁT Thích Quảng Đức....ngược dòng Lịch sử có Các Bậc Thiền Sư TAM Thánh Tổ trúc Lâm ,Ngài Vạn Hạnh ...Và các Bậc chứng Ngộ,có phép ngũ thông... Để nay Quý Vị ra Nước ngoài được các nước Tôn sùng và Kính trọng.

2 - Về Kinh tế Quý vị thừa hưởng quá nhiều.Gần đây báo Công an đưa tin ở một chùa tỉnh BN sư cô tàn tật mà cất giữ của Thường trụ Tam Bảo mấy tỉ đồng để kẻ gian đột nhập lấy cắp.Thử hỏi nếu Tổ cứu Sinh không để lại TIẾNG TĂM ,UY LỰC thì Sư Cô và Chùa lấy đâu ra số tiền lớn như thế để kẻ trộm vào lấy! Số tiền này để xây giảng đường,tài trợ cho sinh viên về nghe Pháp và đi thăm quan danh thắng PG thì có ý nghĩa không?!!!

Thử hỏi nếu không có Tổ đệ TAM Trúc Lâm soạn ra khoa cúng ,lòng sớ...thì các vị Tăng bây giờ làm gì có khoa giáo và lòng sớ để mà nay cúng ,mai cúng ,lấn sân nhau mà cúng...lấy tiền mua xe sang trọng,để mà hãnh diện (có vị còn trâng tráo).Những vị này rất ít khi tụng Kinh chứ chưa nói gì đến việc giảng Pháp hay tài trợ cho lớp trẻ gần Phật,Pháp...để tạo nhân duyên hoằng truyền Đạo Pháp của Như Lai.

3 - Các Anh nói không ngoa "...bao giờ lan đến Quán sứ?".Xin thưa nếu không sớm bổ xung vào Hiến pháp : "Tự do tín ngưỡng nhưng phải có khuôn khổ,phép tắc quy định của Chính phủ,tự do tin ngưỡng phải Tôn trọng Bản sắc văn hóa Dân tộc,phổ biến giáo lý TG không được trà đạp,vùi dập ,miệt thị Văn hóa truyền thống - Bản địa....". Các Anh đã cho độc giả biết : "...họ đã xác định qua Tuyên ngôn thuộc linh: “Dân tộc Việt Nam chắc chắn thuộc về Đức Chúa Trời. Mọi xiềng xích tội lỗi và rủa sả của các thế hệ trước đã bị tuyên bố cắt đứt, hình ảnh con rồng, tức con rắn xưa là ma quỷ kể từ nay không còn được tiếp tục được ảnh hưởng trên dân tộc Việt Nam. Việt Nam thuộc về Đức Chúa Trời..." Cái kiểu truyền đạo như thế này là XÚC PHẠM NGHIÊM TRỌNG GIÁ TRỊ NHÂN PHẨM VÀ ĐẠO LÝ CỦA DÂN TỘC VIỆT PHẢI BỊ NGĂN CẤM.Cả Dân tộc bị họ xúc phạm vùi dập như thế này,họ mỉa mai nguyền rủa như vậy mà cơ quan An Ninh làm thinh à...

Nếu Nhà nước lặng thinh,không sửa đổi Hiến pháp,An ninh không vào cuộc,phớt lờ thì thử hỏi Không những họ lấn đến tận Chùa Quán sứ mà họ còn (có thể dẫn đến phá bỏ Đền thờ Thánh Trần,Mẫu Liễu Hạnh,Chử Đồng Tử....và kể cả nơi "Tôn nghiêm khác nữa khi họ đã tuyên truyền như vậy,đã xúc phạm như vậy.).

Cuối cùng cảm ơn các Anh và tha thiết đề nhgị Quý độc giả chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng "Hội nghị Diên hồng". 0 Đại Việt vào lúc 07/01/2011 19:04 Đọc xong bài viết mà tôi thấy đau lòng, văn hóa dân tộc là thế, lịch sử là thế, quá khứ đã để lại bao đau thương tang tóc, mà giờ họ lại tiếp tục nổi loạn...

Tôi có một ý kiến thế này: bài viết của 2 Cư sỹ là hồi chuông cảnh tỉnh cho PG đồ chúng ta, nhưng không phải ai cũng vào trang Web PG đọc tin tức, không phải ai cũng vào đọc hết các bài comment, nếu bài viết này không chuyển tải đến được hết các Vị thì tiếc lắm...

Tôi kính xin Ban Biên tập in bài viết này (in hết cả các comment) gửi về Đại Hội) và in bài LỬA ĐÃ CHÁY Ở MỸ ĐÌNH HÀ NỘI, cho Các Ngài đọc (ôi đau lòng lắm, nhiều người không biết sự kiện này đâu, vẫn đang im lìm trong giấc mộng), và gửi cho Ban tôn Giáo CP,...biết.

Nhân dịp Đại Hội đang diễn ra, tôi có một đề xuất nhỏ, chúng ta muốn đạo được trường tồn, thì phải xem xét lại "TIÊU CHÍ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM TRỤ TRÌ". (HỌ thì luân chuyển các địa phương để...., Ta thì, thuyền đậu ở đâu, đóng ván ở đó)

Tôi đề nghị, từ 2011 trở đi, bất kể là ở vùng miền nào,không cho phép Sa Di đi trụ trì v.v.

Nhiều Sa Di, thậm chí tân Tỷ kheo (Ni), kiến thức P.Học còn hạn chế, ra trụ trì là hàng ngày bị cơn gió "đồng bóng" cuốn đi, không để ý gì đến trách nhiệm "hành Như Lai xứ, tác Như Lai sự " nữa. Thậm chí, mình đi vào đường tà, còn dẫn dắt cả hàng trăm tín đồ đi vào đường tà.

Ở gần nhà tôi(Tôi ở Bắc) có một vị Ni, suốt ngày "Nhập đồng", mỗi lần như vậy, đốt bao nhiêu vàng mã, tiền âm phủ...

Đây là một trong những điểm yếu của chúng ta để bọn (?) họ len lỏi vào dụ dỗ cải đao.

Rất mong, bài viết và các comment này đến được toàn Đại Hội.

Xin trân trọng cảm ơn 2 Cư Sỹ.

Hoang Tri vào lúc 07/01/2011 19:51

Ước mong các bạn Minh Thạnh, Trọng Hoàng hãy viết những trăn trở này thành một tham luận và xin phép chư tôn đức để trình bày trong kỳ họp thường niên của giáo hội.

Đây là vấn đề cấp thiết, không thể chần chừ. Chúng ta hãy đề nghị những phương pháp sinh hoạt hữu hiệu để ngăn chận sự ành trướng của những tà giáo này.

Người thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo thì không sợ những nhóm này lôi cuốn. Thế nhưng bao nhiêu người hiểu rõ và hành trì giáo lý của đức Phật? Va chúng ta đã có kế sách hoằng pháp như thế nào để mang Phật pháp đến mọi người.

Sau bao năm lãng quên vấn đề tâm linh đã tạo nên khoảng trống lớn trong tâm hồn người dân. Những vùng trắng của khu IV cũ và nhiều vùng khác nữa trên khắp đất nước là nơi xâm nhập của các tôn giáo này. Bài học Hàn Quốc, nhất là Trung Quốc hiện nay chúng ta cần học hỏi để phòng ngừa. Vấn đề Tây Nguyên trước đây là kinh nghiệm sanh tử của đất nước.

Ước mong chính quyền có biện pháp thích ứng đối với những tà đạo này như chính quyền Liên Xô, Á Rập.. đã làm.

Một tôn giáo chủ trương chống phá văn hóa dân tộc là một thế lực xâm lăng nguy hiểm. Chúng ta không những chống ngoại xâm bằng quân sự, chính trị, nhưng hãy quyết tâm chống ngoại xâm bằng văn hóa, tôn giáo. Một tôn giáo dùng thủ đoạn thấp kém như tiền bạc, vật chất.. để lôi cuốn người khác, rồi sau đó huấn luyện họ trở thành những kẻ phản quốc chống lại quê hương, đồng bào của họ thì chúng ta có nên ngồi yên "điềm nhiên tọa thị" để nhìn?

Vấn đề "tự do tôn giáo" không thể áp dụng cho những người này vì họ là những kẻ lợi dụng tự do tôn giáo để tiêu diệt những văn hóa, tín ngưỡng khác họ. Cũng như không chính quyền nào trên thế giới chấp nhận sự hoạt động của "chủ nghĩa Hitler"!

Trước vấn nạn này, chúng ta cũng không nên chỉ trông đợi vào chư tôn đức lãnh đạo. Các ngài đã làm hết sức mình. Chúng ta chỉ trông mong các ngài chứng minh cho chư tăng trẻ cùng cư sĩ trẻ thực hiện các kế hoạch hoằng pháp cho mọi giới, nhất là giới trẻ từ thành thị đến các vùng sâu, vùng xa.

Đất nước bao nhiêu năm bị cô lập, ngày nay mở cửa. Khi cửa mở thì mọi thứ rác rến đều tràn vào. Chúng ta chưa có sự chuẩn bị để đối phó. Bây giờ đối phó cũng chưa muộn.

Cám ơn các anh Minh Thạnh, Trọng Hoàng đã gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh. Ước mong những hồi chuông này được gióng lên liên tục cho đến lúc nào các tà giáo này không còn hoành hành trên mãnh đất chữ S này, không còn mê hoặc con cháu rồng tiên.

Mộng du vào lúc 07/01/2011 20:02

Nam mô Bổn sư Thích ca mâu ni phật!

Kính bạch chư tôn đức Tăng, Ni.

Kính thưa quí Thiện nam, Tín nữ.

Tôi là một vị Tỷ kheo sống tại Việt nam.

Từ nhỏ tôi rất thích đi tu. Nhưng gia đình tôi luôn khuyên hãy để lớn rồi quyết định.

Phải nói rằng, tâm trí tôi lúc ấy buồn lắm, cứ trốn lên chùa chơi và ngủ qua đêm hoài. Cả nhà cứ rầy la mãi. Thậm chí hạn chế, đôi lúc lại cấm tôi đọc giáo lý. Mặc dù dòng họ đời nào cũng có người xuất gia.

Tốt nghiệp 12 xong, năn nỉ hoài ba mẹ cho đi. Vì nhà tôi giao ước thi đậu đại học mới cho đi tu.

Con đường xuất gia của tôi lại đầy thuận duyên.

Vào chùa 1 tuần thì sư phụ cho đi học Cơ bản Phật học, đồng thời cho thọ sa di luôn. Tôi mừng thì ít mà sợ thì nhiều.

Hai năm sau, trường cho thọ Tỷ kheo, tôi sợ quá, trốn về chùa với sư phụ. Bị sư phụ la, sư thúc thì khuyên đi thọ. Tôi run cầm cập. Nhưng đợt đó cũng được thông qua.

Quý ôn bắt mời sư phụ xuống trường ( Tôi ở tỉnh khác đi học). Sư phụ xuống sám hối và xin cho tôi học lại.

Tốt nghiệp Cơ bản xong, hai tháng sau tôi thi Đại học xã hội nhân văn Tp HCM. Nhờ phước của Thầy, tôi cũng đậu.

Hai năm sau, tôi thi Học viện Phật giáo. Học xen kẽ hai trường một lúc.

Đi học thì mệt, nhưng học hai chương trình một lúc thấy cũng rất hay, vì bổ sung kiến thức cho nhau.

Thầy Trần Đình Nghiệm - dạy môn logic toán học ở trường đại học nhân văn, được sinh viên gút cho cái tên "Sát thủ học đường", nhưng môn của thầy tôi luôn được điểm cao.

Chung lại, từ nhỏ tới lớn, tôi là người mài đũng quần ở trường lớp.

Tốt nghiệp xong. Đùng một cái. Sư phụ và chư huynh đệ khuyên đi trụ trì. Sư phụ đưa về một chùa lớn, và nằm ở một vị trí tương đối quan trọng trong Tỉnh.

Tôi buồn và hụt hẫn. Nhưng không dám cãi Thầy.

Ở được 2 tháng, tôi bỏ trốn xuống Tp.

Nhưng mỗi khi nhìn Sư phụ, thấy Thầy buồn một cái gì đó. Tôi quay trở về xin nhận một ngôi chùa cách phố 30km.

Tôi quan niệm, trụ trì rất khó tu, nếu có chăng thì có phước chứ không có tuệ. Vì trụ trì phải quan hệ rất nhiều đến giáo hội, nội tự, và xã hội. Chính tôi cảm nhận Thầy tôi cũng chẳng muốn làm trụ trì. Chỉ bất dấc dĩ thôi.

Tôi ở như vậy đã gần 5 năm. mọi người đều hối thúc bổ nhiệm. Nhưng tôi rất lo.

Tôi có làm bài thơ thế này:

Nhắc chuyện Ta bà để làm gì?

chỉ thêm quằn quại chớ ít chi.

Sóng biển luôn hồi sâu thăm thẳm.

Chí tâm niệm Phật, chớ nghĩ gì.

Bạn bè tôi rất mến tôi và thích bài thơ này, đồng thời cũng hay la tôi là người vô trách nhiệm, vị kỷ.

Tôi thấy đời tu sao mà phải quan hệ nhiêu khê thế.

Tôi quan niệm, cái gì cũng bị thời gian bào mòn, và đến một lúc nào đó sẽ tan rã. Phải khổ tâm, lao trí thì cũng phí một đời.

Đôi lúc tôi cũng thấy tôi sai. Nhưng sau một công trình nào đó cho chùa, tôi lại giật mình nhủ thầm : " Ủa, chứ mình làm cái này để làm gì, và tồn tại bao lâu". Rồi lại buồn, lại có gì đó khắc khoải trong tâm.

Bên cạnh đó, tôi phải đi cúng bất kể giờ giấc và ở đâu, chỉ biết đáp ứng nhu cầu của dân thôn quê. Một đám tang phải có thuyết linh. Mỗi nữa tháng phải giảng một lần. Phải chịu ngồi nghe khi Phật tử, hay khách thập phương tâm sự, trò chuyện. Phải giải thích khi dân quê đi coi bói, xin xăm ở chỗ nào đó. Rồi lo sợ chạy đến chùa hỏi Thầy. La thì không dám, mà nói thì không xuể, vì dân quê mê tín dữ lắm.

Ngôi chùa đẹp và thanh thảng khi nắng hoàng hôn.

Tôi thấy mình như con lật đật.

Giờ thì cũng gần bổ nhiệm rồi. Nhưng tôi luôn lo âu.

Đôi dòng tâm sự, xin chia xẻ. Và xin lỗi vì dòng tư tưởng thô kệch này.

Quảng Dương vào lúc 07/01/2011 20:37

Kiếp sau có làm người! Con xin nguyện làm con Thế Tôn.

Dù có là kiếp súc sanh! Lòng con vẫn tôn thờ Thế Tôn.

Ngài là ánh từ quang! Cho con biết đâu là những sai lầm!

Đời con xin quay về nương ánh từ quang.

Đau lòng quá! Quá đau lòng? Dù có đau? Dù có dính phải Tam Độc? Con vẫn xin đau? Đau để mọi người hiểu rằng? Đừng nên bỏ văn hóa của Dân Tộc? Đừng nên bỏ Đạo của Dân Tộc? Đừng nên bỏ Hình Tượng văn hóa 1000 năm của Dân Tộc? Đừng nên bỏ mất và đừng nên đánh quên mình là Con Rồng Cháu Tiên? Là người Việt Nam yêu Dân Tộc Việt Nam.

cpt vào lúc 07/01/2011 20:43

Vì sao những băn khoăn chính đáng của giới cư sĩ Phật tử vẫn cứ mãi lạc lỏng? Vì vấn đề tư lợi, thụ động, thủ phận của những người có trách nhiệm, có chức vụ liên quan.

Một thời, tôi cũng đã cất tiếng nói, gởi thông điệp đến nhiều nơi nhưng cũng rơi vào quên lãng. Bây giờ thì đã nản lòng . . .

Cha làm thầy, con đốt sách. Một tấm gương sáng như Đức Phật mà bây giờ chẳng còn mấy ai nhiệt tâm noi theo mặc dù số lượng khoác áo tu sĩ Phật Giáo tại Việt Nam không phải là ít.

nhu thi vào lúc 07/01/2011 20:44

dân tộc việt nam với nền văn hóa bốn nghìn năm văn hiến một đất nước nhỏ nhưng nhiều tài nguyên phong phú. chính vì thế mà bao nhiêu nghìn năm qua đất nước luôn bi nhiều ngoại ban xâm chiếm cai trị. nhưng nhờ đâu? mà dân tộc ta vẫn giữ được nền độc lập quốc gia. chính là nhờ ông cha ta vẩn giử được văn hóa truyền thống của dân tộc.văn hóa ấy chính là lư hương,bát nước ngọn rau tất đát phụng thờ tổ tiên. mất cái gì chúng ta có thể tìm lại được nhưng mất văn hóa cội nguồn chúng ta sẻ đánh mất đi đất nước. chúng tôi thật đâu lòng khi thấy tuổi trẻ việt nam quá nhiều hướng ngoại mà không nhìn rỏ sự nguy hại của nó. rất mong các bạn trẻ mâu tỉnh mọng kẻo cô phụ công ơn của tổ tiên mà mang tội với tương lai đất nước, chúng tôi kêu gọi quý tăng ni trẻ hảy mau bắt tay vào việt hoàng dương phật pháp vừa học vừa hành, vì tất că chúng ta là sứ mạng của như lai là hội quốc an dân. chúng tôi mong bài viết trên sẻ được in ấn ra cho toàn thanh thiếu niên hiểu rỏ đang chờ trực phá hoại đất nước ta. đây cũng là cách truyền bá giử gìn văn hóa bản chất dân tộc.

Đại Việt vào lúc 07/01/2011 20:52

Đây là bằng chứng cho chúng ta thấy sự nguy hiểm của việc CẢI ĐẠO, Tất cả chúng ta cùng nhau thức tỉnh khi chưa muộn.

Đại chúng ơi ! chúng ta hành động thôi, lên tiếng đi, khi vẫn chưa muộn, đừng để PGVN đi vào vết xe này..

Trí Minh vào lúc 07/01/2011 21:33

Trí Minh thiết nghĩ chúng ta nên ngồi lại với nhau, cùng thẳng thắn đưa ra vấn đề và biện pháp mà chúng ta có thể làm cho niềm tin tôn giáo của chúng ta cũng như nền văn hóa dân tộc. Chứ chờ đợi ở một phép màu, hay sự tỉnh thức nào đó từ phía những người có trách nhiệm thì lúc đó Việt Nam đã trở thành Hàn Quốc. Cư sỹ Trọng Hoàng nên đứng ra tổ chức một buổi tọa đàm có sự hiện diện của tất cả chúng ta, những ai còn ưu tư đến sự tồn vong của đạo Pháp.

Từ Tâm vào lúc 07/01/2011 22:07

Em thấy cách Đề Xuất của Anh Minh Thạnh rất hay!

Tuy nhiên với tâm lý riêng của cá nhân có bổ sung thêm 1 Góp ý nho nhỏ:

- Qua những lần cùng các bạn đến Chùa Đình Quán Tự - 1 Ngôi Chùa nổi tiếng là có duyên với người trẻ. Vào các tháng thường có SV các trường ĐH Mở, ĐH Công Nghiệp tổ chức các khoá Tu An Lạc ở đó. Với sự hướng dẫn của Quý Thầy trong Chùa. Đặc biệt hơn nữa, Quý thầy đều còn rất trẻ và là người trong Nam.

- Qua tìm hiểu e đều thấy mục đích các bạn đó đến Chùa ko phải vì biết Phật Pháp, yêu Phật Pháp mà đến. Đơn giản vì có Các Thầy Cô và 1 vấn đề nữa đó là Phong trào. Các bạn cảm Thấy đến Chùa để cho tâm hồn được Thanh Thản hơn.

- Tuy nhiên có 1 vấn đề mà mình nhận Thấy chỉ có Duy nhất 1 Chú trong Chùa Đình Quán quan tâm. Chính là Tăng thêm Duyên Phật Pháp với các bạn trẻ bằng cách mở các buổi giao lưu nói chuyện giữa các Bạn trẻ trong Đạo Tràng bên Chùa và Các SV Tham Gia Tu Tập.

- Có 1 lần vì vấn đề này mình đã quyết định nghỉ học 1 hôm để được cùng mấy bạn trong 1 CLB Qua Chùa tổ chức 1 buổi offline. Và điều mình đã không thất vọng chính là sau buổi đó, có không ít bạn Cảm Thấy rất thích đến Chùa. và còn nhận ra được 1 số bạn trong đó đã từng có Duyên với Phật Pháp. Nhưng Duyên họ chưa đủ lớn nên Chưa Tìm được Thầy chưa biết đến Đạo Phật thực sự. Nếu chỉ cần có 1 sự dẫn dắt nào đó. Chắc chắn những người bạn đó sẽ rất yêu Phật Pháp. Nhưng điều đáng buồn là đa số Chùa Ngày nay Công tác Hoằng Pháp rất kém. Mình đã đặt mình vào vai trò 1 người chưa biết gì về Phật Pháp đến chùa và vai trò 1 người tìm Thầy Học Đạo. Nhưng cả 2 đều ko khiến cho mình cảm thấy vui. Mình đi rất nhiều Chùa. Ngay cả Chùa Đình Quán cũng thế.

Với sự quan sát cá nhân mình nhận Thấy 1 số Quý Thầy Quý Sư Cô của Chùa chưa mạnh dạn lắm trong việc Hoằng Pháp. Có Thể Quý Thầy nghĩ mình còn trẻ nên chưa dám Hoằng Pháp hay gì đó,... nhưng ngày hôm đó. Không chỉ có 1 nhóm Sinh Viên là CLB của bạn mình mà Còn có rất nhiều các bạn Sinh viên khác nữa như Trường ĐH Công nghiệp, thương mại,... họ đi theo các nhóm đến thầy Chùa Giảng Pháp nên các bạn cũng vào ngồi nghe, rồi cùng ăn cơm chay... Tuy nhiên mình nhận Thấy Thầy Giảng Pháp có nhiều điều rất hay. Nhưng khả năng truyền đạt của Thầy không được hợp lắm với giới trẻ. 1 cơ hội như vậy quả là đáng tiếc.... Và Chùa Đình Quán đã có Duyên nếu không có người Gieo thêm Duyên thì sẽ rất tiếc với 1 số lượng người trẻ lớn như vậy. Đến ngay cả các bạn trong CLB Chùa Đình Quán... Điều này cũng ko trách các bạn. Vì tham gia CLB có bạn có năng khứu ngoại giao có bạn ko hoặc đôi khi chúng ta hơi hiền 1 chút trong việc hoằng Pháp. Cá nhân mình sống bt rất hiền ít nói, nhưng khi nào có thể hoằng Pháp mình sẵn sàng bỏ những thứ tầm thường: Nghỉ 1 buổi học, SV ít tiền những vẫn sẵn sàng mời các bạn ăn 1 vài bữa cơm chay..... nhưng những buổi đó rất ý nghĩa.

- Mình chỉ tiếc giá như buổi hôm đó, Quý Thầy nhiệt tình hơn nữa, thân thiện đến làm quen với các nhóm bạn sẽ vô cùng hay.

- Do nhiều bạn cũng biết mình Theo Đạo Phật nên quả thật có nhiều người hỏi những câu qua đó mới hiểu được cái tâm lý người chưa biết Đạo Phật. Điều này mới là điểm nhấn. Phải hiểu được Tâm Lý người chưa biết Đạo Phật mới có cách để Giúp họ dần dần Hiểu được cái Hay để hoằng Pháp cho họ. VD như: xưa nay họ chỉ quan niệm đến Chùa để cho tâm Thanh Tịnh nên đến chứ ko phải vì yêu Đạo Phật của chúng ta, Và cái mà họ thích nhất là Ngắm cảnh Chùa Chiền - nhiều chốn cửa Thiền rất Đẹp. (Thì cũng như bên Công Giáo họ đến chơi vào các ngày Noel, Ngắm các Công trình lớn như Nhà Thờ Đức Bà, Nhà Thờ Phát Diệm ở Ninh Bình)..... nên chúng ta đừng vui mừng khi thấy nhiều người đến Chùa.... Chỉ vui khi chúng ta Có cách để giúp những người đã có Duyên đến Chùa có thêm Duyên để Hiểu Phật Pháp - Điều này đòi hỏi. Công tác Hoằng Pháp ở Các Chùa Phải rất mạnh.

Phía trên là nhận xét cá nhân. và xin tổng hợp 1 số ý kiến:

- Mình đồng ý việc Tổ chức các Tua Du Lịch miền Phí Đến các Chùa Nổi Tiếng. 1 Việc rất hay, vì đa số người trẻ bây giơ rất thích đến Chùa Chiền để chơi. Tuy nhiên trong các Tua đó như bài viết Anh Minh Thạnh chúng ta phải khéo léo xen kẻ các hoạt động Văn Hóa tổ chức các buổi giao lưu để giúp cho các bạn hiểu về Phật Pháp.

Tuy nhiên mình không nhất trí với ý kiến tuổi trẻ ko thích thiền Định hay Tụng Kinh. Qua để ý các bạn bè cùng mình đến Chùa. Mình thấy các Bạn rất thích ngồi Thiền - Tuy nhiên các Thầy cần có sự hướng dẫn tận tình cho các bạn, và Tụng Kinh cũng thế, Chúng ta xen kẽ các 2 vấn đề đó vào các hoạt động trên. Tụng kinh các bạn rất thích vì sao - vì tâm lý người trẻ muốn thử cái mới. Tất nhiên ko phải tất cả.... ^^ nhưng Tụng Kinh gì mới là vấn đề .... và các Thầy hay các bạn cũng nên chỉ nhiệt tình cho giới trẻ hiểu cách Tụng Kinh, hiểu những ý nghĩa cơ bản trong Đạo Phật như: Đạo Phật Là gì ? Phân Tích cái Khoa Học trong Đạo Phật, Phân Tích sự ko mê tín của Đạo Phật.....

- Vấn đề chủ chốt nữa: Hiện nay trong nam đã có CLB Hoằng Pháp trẻ với rất nhiều Quý Thầy có Kiến Thức Phật Học cao. Vậy thì tại sao ko tổ chức CLB Hoằng Pháp trẻ với sự Tham Gia của những Phật Tử trẻ có hiểu biết về Phật Pháp ( Nhất là những người nắm bắt sâu về Tâm Lý giới trẻ, Hiểu được Phật Pháp và nhiệt tình muốn Hoằng Pháp ).... Chúng ta sẽ Giảng Dạy 1 thật cơ bản cho các Bạn Trẻ này để họ có kiến thức cao về Phật Học, có hiểu về Phật Pháp việc Hoằng Pháp mới thuận lợi được. Và Điều Đặc biệt Những người trẻ có bạn bè họ sống giữa đời thường nên việc hoằng Pháp cực kỳ dễ và rất Khả thi.....

- Hiện nay mình để ý: Các CLB Như Tổ chức Tình nguyện L.H.O ( thắp lửa trái tim ), mùa hè xanh,.... Những người đứng đầu các Nhóm Sinh Viên đó đều là Phật Tử chùa Bằng A Hà Nội ( Thầy Thích Bảo Nghiêm - Trưởng Ban Hoằng Pháp TW làm trụ trì ).... Họ đã đưa được rất nhiều người trẻ đến Chùa....

Và hơn nữa là CLB Yêu Sách Thái Hà. Với sự hướng Dẫn của Thầy Nguyễn Mạnh Hùng. 1 Phật Tử Thuần Thành. Thầy rất quan tâm đến việc Hoằng Pháp. Không ít sinh viên nhờ Tham Gia CLB mà biết đến Phật Pháp.....

- Hiện nay ko hề ít người quan tâm đến việc hoằng Pháp và nó đang diễn đàn. Chúng ta nếu như đoàn kết lại cùng nhau hỗ trợ sẽ Hoằng Pháp tốt hơn.

- Điều mà chúng cần quan tâm nhất chính là Công tác Hoằng Pháp ở Các Chùa... rất cần thiết... :) - Phải Có được nhiều Thầy Trụ trì có Kiến Thức Phật Học tốt để Hoằng Pháp giới trẻ tốt nhất.

- Làm sao đừng để giới trẻ đến Chùa chỉ là theo 1 lối suy nghĩ của xã Hội. Đến Chùa để Cầu Pháp chứ ko phải lễ bái. Phải Cho Các bạn trẻ thấy được Cái Khoa Học trong Đạo Phật, bài trừ cái mê tín ra khỏi Phật Giáo... theo mình đó là việc làm cần thiết nhất. Qua bài giảng của HT Thích Thanh Từ mình thích nhất là câu Nói này của Thầy

1 Vấn đề nữa:

- Ngoài website của CLB Hoằng Pháp trẻ của Quý Thầy. Chúng ta nên có 1 website Hoằng Pháp cho Phật Tử trẻ. Với sự tham gia của CLB Phật Tử Hoằng Pháp Trẻ. Hoặc có thể cùng kết hợp với website của Quý Thầy trong CLB Hoằng Pháp trẻ thì quá tuyệt.

- Trên trang đó có 1 diễn đàn để giới trẻ Cùng Thảo Luận. 1 Trang chủ, 1 trang media với những kiến thức cơ bản để Hoằng Pháp tốt cho những người chưa hề biết và đang tìm hiểu về Đạo Phật.

- Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý: Hoằng Pháp chỉ là bước ban đầu. Chúng ta xã Hội Hóa Phật Giáo quá mức sẽ không hay. Tuy là có những thay đổi nhưng nó chỉ là cái cầu để cho các bạn trẻ bước vào cửa thiền....

- Vấn đề chủ chốt hơn hết là công tác Tổ chức Dạy Phật Pháp cho các Thanh Thiếu Niên Phật Tử. Những người đã có Duyên, phải làm sao để họ Hiểu được Phật Pháp và có Động lực muốn Hoằng Pháp. Mỗi người giới thiệu 1 người bạn đến Chùa thì 10 người sẽ thêm được 10 người.

- Như Khóa Tu Ngày An Lạc của CLB rất ý nghĩa: trong những ngày đó có thể rủ được bạn bè cùng đến... 1 cơ hội Giúp các bạn có nhân Duyên với Phật Pháp.

- Tuy nhiên chúng ta cần mạnh dạn hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức Giao Lưu với các bạn mới đến để họ ko thấy ngỡ ngàng và ko đến 1 lần rồi mãi mãi ko đến nữa....

Từ Năng vào lúc 07/01/2011 22:24

Với suy nghĩ cá nhân, mình tin chắc cũng có nhiều người nghĩ như mình.

Bản thân mình rất quan tâm đến việc Hoằng Pháp nhưng Duyên với Nhà Phật chưa nhiều nên kiến thức Phật Pháp chưa hiểu sâu. Và mình rất muốn hiểu sâu. Mình sẽ Cố gắng để Tinh Tấn Tu Học vì Mục Đích Tu Cho Bản Thân cũng như Hoằng Pháp. Tuy nhiên điều khó khăn chính là vấn đề Tu Học cho Phật Tử chưa được mạnh. Đó cũng là điều mình muốn bổ sung thêm. Chúng ta Hoằng Pháp cho các bạn biết được Phật Pháp rồi nhưng sau đó. Tổ chức Tu Học thế nào ?... Việc Tu Học cho Quý Thầy đã có các Trường Trung Cấp, Học Việc Phật Giáo. Tại sao ko tổ chức thêm các trường Học Phật cho Cư Sĩ, Phật Tử Ham Muốn tìm hiểu Giáo Lý. Cả miền bắc này mình chỉ thấy có 1 Thư Viện Phật Học Duy nhất là Chùa Quán Sứ. Tuy Nhiên đâu phải ai cũng biết....

- Cá nhân mình rất quan tâm đến việc Hoằng Pháp quê hương và xa hơn nữa là Hoằng Pháp được nhiều bạn bè, nhiều người... Đó là Tâm Nguyện rất tha thiết của mình. Hôm nay thấy nhiều ý kiến Ủng hộ Việc Hoằng Pháp. Mình thấy vô cùng Vui Mừng!....

- Vấn đề mà chúng ta chưa tận dụng được: Chính là việc nhiều Chùa Chiền thấy Người dẫn đến Lễ Bái mà chưa có cách để Gieo Duyên với Họ. Cá nhân mình hồi chưa biết đến Đạo Phật khi tới Chùa được ngồi nói chuyện 1 Thầy cảm thấy rất vui. Và có thể chính thầy sẽ là Ấn Tượng cho mình Tìm đến Phật Pháp! Vậy thì sao ko áp dụng cách này vào trong các Chùa Chiền. Với số lượng người đến Lễ Bái Đông như ngày nay. Và Số người trẻ đến Chùa Cũng ko ít. Tất nhiên điều mình nói đây rất khó thực hiện. Vì nó cũng chưa thực tế lắm. ^^ Nhưng cũng xin trình bày ý cá nhân mong muốn sẽ Góp thêm được 1 ý tưởng vào việc Hoằng Pháp!

- Hi! Xin có thêm 1 ý nữa: Theo Mình Quý Thầy và Các Phật Tử nên thân thiện với tất cả mọi người. Hãy là người đứng ra làm quen với mọi người trước. Thứ 1 Phật Tử làm quen với Phật Tử sẽ tăng thêm khối Đoàn Kết trong Đạo Phật. Nhiều khi mình thấy Phật Tử Gặp nhau mà cứ như ko quen biết vậy. Đã là người Học Phật Gặp được bạn Đạo ít nhất chúng ta cũng Chào 1 Câu " A Di Đà Phật " ... Hoặc chúng ta phải chủ động làm quen với những người bạn tới Chùa hoặc tới các Lễ Hội Phật Giáo ....

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

nhu thi vào lúc 07/01/2011 22:30

la nguoi dan viet , o chung tren mot manh dat, chung ta phai co trach nhiem giu gin.dat nuoc lam nguy vua quan dan chung deu kho nhu nhau.hoi nhung nguoi con chau rong tien .cha ong ta da hy sinh biet bao xuong mau moi co duoc su binh an nay, chung ta khong the vi loi danh, vi com ao gao tien ma quay lung voi que huong xu so. que huong moi nguoi chi mot.. neu quen thi khong lon noi thanh nguoi.qua nhung bai viet ma sao khong thay nhung nguoi co trach nhiem dong tinh,toi nghi quy ngai khong duoc doc nhung bai nay.mong rang quy thay thi gia, hay doc cho quy ngai nghe.hay mau hanh dong di hoi cac tang ni tre.nuoc mat nha tan minh song sung suong de lam gi..de lam gi.dau long lam thay.

Lo lắm vào lúc 07/01/2011 22:45

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Phật Pháp tùy theo duyên cơ mà trao truyền "hành Như Lai xứ, tác Như Lai sự". Đạo Phật hưng thịnh đất nước mới trường tồn, phát triển. Nhưng nay, hỡi Phật tử Việt Nam lắng mà nhẩm xem các vị Lãnh đạo chính quyền từ cấp cơ sở trở lên có vị nhận mình là Phật tử đâu mà lo gì tà giáo. Trong khi ấy, các vị có mê tín bói toán không? Điều gì phải chịu thế??? Ngay cả trong phòng làm việc cũng nhang đèn, kê bàn theo sách phong thủy cho hợp hướng cung tuổi, vì sao thế? Vì họ mong cầu được lên chức (hoặc ít ra cũng giữ được ghế lâu 2, 3 nhiệm kỳ), tiền nhiều, nhà cao, xe tốt. Nếu mà theo Phật chỉ biết có "KHỔ" thôi, quan tâm gì Rồng với Tiên, khi một thời đã phá bỏ... Trong khi đó, Thiên chúa giáo, Tin lành thừa sức maketting đến cả phương tiện truyền thông VTV, VOV như mùa Noel năm nay thì thử hỏi thanh niên không bị thiêu đốt mới là lạ.

Thời gian là vàng bạc nên còn phải "chạy" kiếm tìm còn đâu để nghe Pháp, ngồi thiền theo Phật.

Thật lòng Tôi cũng chia xẻ tâm sự của Tỷ kheo Mộng du, biết rằng Đức Thế Tôn không chấp mê tín, nhưng thói đời ta bà thì tham sống sợ chết, sống thì mong được tất cả để bỏ đầy túi tham, đến khi chết cũng tham được lên Thiên đàng. Như vậy, thì theo đạo nào sướng hơn, dễ cầu xin hơn??? Đau xót quá!

Dù đang thời mạt pháp nhưng các Thầy, các Cô biết tổ chức hoằng pháp PHẬT GIÁO là KHOA HỌC để loại bỏ sự mê mờ mê tín đã cắm sâu trong đầu óc của các vị chức sắc chính trị thì khi ấy mới loại bỏ được tà giáo Thiên Chúa giáo, Tin lành ... ra khỏi đất nước hình chữ S này và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Tiến Mạnh vào lúc 07/01/2011 22:52

Những Ngày Noel rất nhiều bạn trẻ nô nức vui mừng chờ đón ngày đó. Cảnh những bạn trẻ không Theo Công Giáo nhưng lại đến Nhà Thờ hoặc tham gia các Sự kiện Noel là rất nhiều. Và Công Giáo đã lợi Dụng điều đó để họ Cải Đạo. Và ko ít người đã từ đó mà Đi theo Chúa...

- Còn Đạo Phật: Người trẻ đến Chùa Không ít Đâu ạ. Rất nhiều. Nhưng cũng như những ngày Noel Họ chỉ đến để vui chơi, với mục đích ko có Tôn Giáo, như 1 ngày vui mà thôi. Thế thì tại sao không tận Dụng điều này để Hoằng Pháp cho các bạn.

- Biết Tu cho mình và Đem Ánh Sáng của Đạo Phật đến với nhiều người mới xứng đáng là người con Phật!

Đăng Minh Dũng vào lúc 07/01/2011 22:59

Bài của Thầy có Nick Mộng Du con cảm thấy đúng với thực trạng của Phật Giáo Việt Nam hiện nay quá. Đến Chùa rất ít được gặp Quý Thầy, Thầy Trụ Trì. Gần như cả ngày thấy các Thầy bận Phật Sự, cúng lễ cho các Phật Tử.Con là 1 Phật Tử Sống Gần 1 Ngôi Chùa mà chưa bao giờ được thấy Thầy Trụ Trì. Và có 1 Anh bạn bằng tuổi con Xuất Gia Từ bé. Năm 23 Tuổi đã làm 1 trụ trì. Thầy đó rất bận Phật Sự. Có lần Thầy tâm sự Phật Sự nhiều quá chẳng có thời gian mà Tu Học nữa, Nhiều khi cứ muốn đến 1 Chùa nào đó sống Ẩn Dật mà Tu! Nhưng lại Nghĩ đến Chùa đến Phật Tử nên vẫn Cố Gắng.

cntt vào lúc 07/01/2011 23:14

Tôi thấy đề xuất phương án ,biện pháp mà Anh MT đưa ra để tạo duyên lành với các Bạn trẻ thật là hay và có lý.Các Anh đã viết : "...Những người tài trợ, trực tiếp hướng dẫn truyền đạo, cải đạo đa số đều là những người đã kinh qua kinh nghiệm quản lý, có tiền, có khả năng lãnh đạo, dẫn dắt, thuyết phục, hùng biện...".Vậy thì theo tôi :Những chùa cảnh có điều kiện(kinh tế nổi trội)Nên tự nguyện đóng góp vào "Quỹ hoằng dương chính Pháp,giúp đỡ Tín đồ hiểu biết về Đạo Phật và Giáo lý của Ngài.Đặc biệt NHỮNG ĐẠI GIA BẤY LÂU NAY CHUYÊN CÔNG ĐỨC XÂY CHÙA bây giờ chuyển hướng CÚNG DÀNG TAM BẢO GIÚP CHƯ TĂNG Xây giảng đường,có kinh phí tài trợ cho các Bạn sinh viên,nam,nữ thanh niên đi thăm quan các danh thắng Phật giáo,có tiền mua xăng để tìm đến chùa nghe Pháp,có nước uống,cơm ăn ...đặc biệt Chư Tăng phải có thái độ thay đổi quan điểm trước đây chỉ thu và nhận thì nay phải chi và hoan hỷ tiếp đón ,hòa đồng hoan hỷ...thì lớp trẻ mới dễ gần,dần dần thay đổi quan điểm "trẻ vui nhà,già vui chùa ".Phải nói thẳng ra là 90% các chùa ở thôn quê toàn thấy bà già da nhăn nheo chống gậy đến chùa khi thấy cần thiết gặp Sư.

Ban trị sự PG các tỉnh thành và Ban đại diện PG Quận,huyện nên vận động thành lập QUỸ HOẰNG DƯƠNG PHẬP PHÁP.Ban hướng dẫn Phật tử lấy tiền đó để chi tiêu vào các việc xe,đò,nước uống,cơm chay,kể cả tiền xăng tài trợ nếu các Phật tử chưa đủ để chi,mời các nhạc sĩ đến để dạy các bài hát về Mẹ,bài dân ca,bài hát về Phật giáo,ca ngợi bậc chân tu,người Thày khả Kính.

Bạn Hoang Tri đã viết : " Đất nước bao nhiêu năm bị cô lập, ngày nay mở cửa. Khi cửa mở thì mọi thứ rác rếu đều tràn vào. Chúng ta chưa có sự chuẩn bị để đối phó. Bây giờ đối phó cũng chưa muộn."

Tôi rất mong kỳ Quốc hội tới phải sửa lại Hiến pháp,Hiến pháp phải quy định rõ ràng.Cái kiểu tuyên truyền hủy hoại nền văn hóa truyền thống và Đạo lý của Dân tộc phải bị nghiêm trị,không thể có cái kiểu tự do tín ngưỡng như thế được,cồng khai miệt thị,trà đạp thô bạo nền văn hoá,tín ngưỡng truyền thống,bản địa của Dân tộc như thế phải bị bỏ tù. Nếu không Đền Quán Thánh,Tứ trấn Thăng Long và những nơi Tôn nghiêm khác...cũng sẽ bị họ hủy hoại (vì theo họ : đức chúa trời là trên hết, không cúng, lễ Tổ Tông, Ông Bà, Cha,Mẹ...)

 


● Các bài về cải đạo:

Yêu Chúa "Hết Trí Khôn" (Một Độc Giả)

"Sư cô trụ trì" chùa Quan Âm cải đạo theo Chúa: Bóc trần sự thật (Thích Thanh Thắng)

43 Phương Pháp Cải Đạo (Minh Kiến)

Cải Đạo (SH)

Cải đạo bắt đầu từ trẻ con (Nguyễn Trí Cảm)

Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! (Trần Chung Ngọc)

Cải Đạo, Sách Lược Thực Dân Mới Mà Cũ (Thiên Lôi)

Cầu Cứu - Bài Góp Ý (Nguyễn Tiến Đạt)

Cầu Cứu - Nỗi Ray Rứt (Ngọc Hân - SH)

Hôn Nhân và Tôn Giáo (Nguyễn Hữu Ba)

Ki tô giáo: Mánh Khóe Mới Nhất Trong Việc Cải Đạo (J. Goonetilleke/Nguyên Tánh dịch)

Kitô giáo: Lịch sử truyền đạo (BurningCrossNet/ Minh Kiến dịch)

Lửa "Đốt" Dân Tộc Ta (Hồng Ngọc)

Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ? (Minh Thạnh)

Mắt xích cải đạo tu sĩ trong tiến trình cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)

Mối Họa Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)

Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ (Đào Viên)

Một Giám Mục Viết Về Vấn Nạn Cải Đạo Của Ki-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)

Ngày Tàn của những kẻ Truyền Đạo Cuồng Tín (Minh Kiến)

Những Câu Chuyện Cải Đạo (Võ Ngọc Diệp)

Phản Hồi "Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo" của Minh Ngọc (Ki-Tô Hữu Lưu Tèo)

Quí Hồ Tinh Bất Quí Hồ Đa (Lệ Thọ)

THƯ NGỎ: Vận Động Thành Lập Tủ Sách “Chấn Hưng Phật Giáo”

Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo Và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)

Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)

Thực Chất Tin Lành Nam Hàn (Trần Chung Ngọc)

Tiền và việc cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)

Trả Lời Thư Bạn Lưu Tèo (Minh Ngọc)

Vài Câu Hỏi Cho Người Đi Truyền Đạo Chúa (Một Độc Giả)

Vì Chúng Sinh - Chống Cải Đạo (Nguyễn văn Phụng)

Vì Chúng Sinh - Ngăn Ngừa Việc Cải Đạo (Nguyễn Văn Phụng)

Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo (Minh Ngọc)

“Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)

 

● Các bài cùng tác giả:

Cảnh giác với người từ xa tới trục lợi vụ Bát Nhã (Minh Thạnh)

Mắt xích cải đạo tu sĩ trong tiến trình cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)

Tiền và việc cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)

“Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)

Một nhà sư thương tiếc, tưởng niệm kẻ bách hại PG (Minh Thạnh)

Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ? (Minh Thạnh)