●   Bản rời    

Giá Trị Và Tầm Quan Trọng Của Ngày Thống Nhất Đất Nước 30/4/1975

Giá Trị Và Tầm Quan Trọng Của Ngày Thống Nhất Đất Nước 30/4/1975

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ53_304.php

24-Apr-2015

Ngày mà đất nước đã được độc lập, sông liền sông, núi liền núi không thể xem nhẹ hơn bất cứ điều gì quan trọng của nước nhà, vì đó là sinh mệnh nước nhà, chứ không phải chỉ là một niềm vinh dự mà thôi. Những ai còn nhận mình là người Việt Nam không thể đánh giá ngày giải phóng thống nhất đất nước Việt Nam nhẹ hơn bất cứ giá trị của cá nhân nào.

Tượng đài KHÁT VỌNG THỐNG NHẤT NON SÔNG

Tượng đài "KHÁT VỌNG THỐNG NHẤT NON SÔNG" bên cầu Hiền Lương, Quảng Trị

▪ I. Lời nói đầu

Chỉ có một nguyên nhân đơn giản và rõ ràng nhất cho sự hiện hữu những nguồn sử ký khác nhau cho giai đoạn chiến tranh Việt Nam (1945-1975), đó là cái nhìn của những người xem trọng việc chống ngoại xâm, và thống nhất đất nước, bảo toàn lãnh thổ, và cái nhìn của những kẻ chống lại. Đó cũng là những suy nghĩ khác nhau về ngày thống nhất đất nước 30 tháng 4. Đơn giản như thế, nhưng tìm hiểu nguyên nhân của nó không phải chỉ là một câu nói suông. Đó là động lực cho chúng tôi viết bài này.

Tác giả Nguyễn Hiến Lê kể lại rằng, trong năm 1955, ông cùng với ông Thiên Giang biên soạn bộ Lịch Sử Thế Giới và vừa mới phát hành vào đầu niên học 1955-1956, thì bộ sách này bị một ông linh mục “yêu cầu Bộ Giáo Dục cấm bán và tịch thu”, ông bị “mạt sát là đầu óc đầy rác ruởi”. Sách bị tịch thu và bị cấm lưu hành, rồi  ngay sau đó, chính quyền Ngô Đình Diệm cho mật vụ đến rình rập tại nơi ông cư ngụ. (2) Xét ra việc này cũng là do các linh mục dưới sự che chở của chính quyền Ngô Đình Diệm, đã triệt để thi hành lệnh truyền của giáo triều Vatican. Thử nghe lời phát biểu của linh mục Trịnh Văn Phát.

“Trong suốt thời gian ở Việt Nam tôi đã suy nghĩ và tự hỏi mình phải làm gì cho quê hương và Giáo Hội. Giúp quê hương không phải là bổn phận trực tiếp của tôi, nhưng tôi có bổn phận với giáo hội vì tôi là người của giáo hội và được đào tạo để sau này phục vụ cho giáo hội. Có nhiều anh em yêu cầu tôi về giúp cho địa phận, tôi thẳng thắn trả lời tôi không có tự do chọn lựa, tôi được huấn luyện để phục vụ theo nhu cầu của giáo hội.” (1) Đọc thêm ở CHƯƠNG 16 - 2 GIÁO HỘI LA MÃ: LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC, Nguyễn Mạnh Quang.

Ngoài ra, còn có những sự kiện khác, ảnh hưởng đến nhận định cuộc chiến Việt Nam:

Thứ nhất là tại miền Nam trong những năm 1954-1975, môn lịch sử thế giới bị cấm, hay bị kiểm soát chặt chẽ qua cái sàng lọc của Giáo Hội La  Mã. Môn lịch sử Việt Nam, nhất là những bài học lịch sử về thời cận và hiện đại cũng bị kiểm soát chặt chẽ như vậy.

Thứ hai là những người viết sử chân chính nếu đã dám nói lên những sự thật lịch sử chắc chắn là sẽ bị Giáo Hội La Mã thù ghét, sẽ bị các ông tu sĩ áo đen và con chiên của giáo hội hãm hại bằng trăm phương ngàn kế và có thể nguy hiểm đến cả sinh mạng. Chuyện học giả Nguyễn Hiến Lê bị mật vụ của chính quyền Ngô Đình Diệm đến tận nơi cư trú để rình mò để khủng bố tinh thần là một thí dụ trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Sau năm 1975, tại hải ngoại, các tác giả như Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang, Trần Tiên Long, Trần Quang Diệu, Nguyễn Hữu Ba, v.v…cũng đã bị các con chiên khủng bố đủ kiểu chỉ vì  có các bài viết vạch trần các việc can thiệp vào giáo dục và lịch sử của Giáo Hội đối với Việt Nam.

Thứ ba là tài liệu liên quan đến tham khảo rất hiếm. Các giáo viên trong ngành sử học (kể cả cá nhân người viết) được đào tạo tại các trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn, Đại Học Sư Phạm Huế, Đại Học Sư Phạm Cần Thơ, và Đại Học Văn Khoa Sàigon trong những năm 1954-1975 đều không có và không được cung cấp tài liệu giáo khoa cũng như các tài liệu tham khảo để học hỏi và tham khảo về (1) lịch sử thế giới, (2) lịch sử Giáo Hội La Mã, và (3) lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại. Khiếm khuyết các kiến thức này đương nhiên có ảnh hưởng đến hình tượng của cuộc chiến. Vấn đề này đã được tôi trình bày đầy đủ trong bài viết Tiễn Bạn, Nhớ Chuyện Ngày Xưa” (Ngày 7/3/2009). Xin kể một vài trường hợp điển hình:

1)- Liên hệ hay không đến Ky-tô giáo? Ông Trần Gia Phụng viết:

Có một điều cần nhấn mạnh là cá nhân người nào làm thì người đó chịu trách nhiệm, đừng vì cá nhân đó theo tôn giáo này hay tôn giáo khác mà đưa vấn đề thành sự đối đầu tôn giáo rất nguy hiểm. Ví dụ tôi viết về chế độ Ngô Đình Diệm, thì chế độ Diệm có điểm tốt mà cũng có điểm không tốt. Rủi một điều là cái điểm không tốt nguy hại nhất cho chế độ Diệm chính là vụ cấm treo cờ Phật Giáo mà ai đã từng ở miền Trung, nhất là ở Huế và Đà Nẵng đều thấy và biết. Chuyện này cũng được các tác giả Ky-tô giáo viết lại, ví dụ cụ thể nhất là linh mục Cao Văn Luận. Từ cái điểm không tốt mới nẩy sinh ra đủ thứ chuyện, làm sụp đổ chế độ Diệm. Cái điểm không tốt này thuộc về trách nhiệm cá nhân hai ông Ngô Đình Thục và Ngô Đình Diệm chứ không liên hệ gì đến Ky-tô giáo cả. Phải tách bạch rõ ràng như thế để tránh những hiểu lầm đáng tiếc, những chụp mũ vu vơ.” (3)

Thiết nghĩ, người viết sử phải biết liên kết những sự kiện với nhau để nhìn thấy bức tranh tổng hợp. Nếu không thì cần chi sử gia mới có thể nói những chuyện rời rạc làm gi? Một câu nói khẳng định vô trách nhiệm như thế lại được viết bởi một ông thầy dạy sử thì không có gì mai mỉa hơn! Tổng Giám Mục Antoni Drapier đề nghị đưa Bảo Đại lên thành lập chính quyền để chống lại chính quyền kháng chiến chống Pháp; Hồng Y Spellman vận động chính quyền Mỹ cho ông Diệm về cầm quyền; Ông Diệm dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm khi Hồng Y Agagianan đến Việt Nam,... Còn nhiều sự kiện khác nữa do Giáo Hội La Mã trực tiếp can thiệp. Tất cả những điều đó có ý nghĩa gì nếu không phải là chính phủ Ngô Đình Diệm và các hoạt động của họ đều có sự can thiệp và sắp đặt của Vatican? Thế mà sử gia họ Trần lại tuyên bố "không liên hệ gì đến Ky-tô giáo" thì nghĩa là làm sao?

2)- Cuộc chiến "không cần thiết", giặc "không cần đánh"?

Đó là một lối "tiên tri cho quá khứ" bất chấp tình tự dân tộc và hoàn toàn thiếu nghiên cứu đứng đắn. Ông TS Phạm Cao Dương viết rằng:

a.- “Riêng ở xứ Nam Kỳ, mặc dầu cho tới thời điểm này vẫn còn là thuộc địa của người Pháp và đương nhiên là vẫn do người Pháp quản trị và chịu trách nhiệm, sự vi phạm cũng xảy ra một cách trầm trọng.”

 ” Cuộc Chiến Ba Mươi Năm đã chấm dứt, mà bây giờ người ta vẫn có thể phối kiểm được, là qua hai cuộc chiến vừa qua có từ 3 triệu rưởi đến 4 triệu người chết, ông (Tướng Giáp) có hối tiếc hay không?

Xin đọc bài phản biện của chúng tôi có nhan đề là “Đánh Lận Danh Nhân?” nơi trang nhà sachhiem.net: (http://sachhiem.net/NMQ/PCD/NMQ038.php

b.- “Lẽ Ra Ngay Từ Năm 1945 Dân Tộc Ta Đã Có Dân Chủ - ” (www.vietthuc.org/nhan-dip-dau-nam-at-mui-2015-m)

Đây là loại sử cắt khúc, phán đoán sự việc không cần biết nguyên nhân. Xin đọc bài phản biện của chúng tôi với tựa đề là “Việt Nam Có Độc Lập Tự Do Từ Chính Quyền Trần Trọng Kim Hay Không?” (http://sachhiem.net/NMQ/PCD/NMQ053.php).

3)- Ngô Đình Diệm bỗng "giành lại được chủ quyền" từ người Pháp!

Cũng theo đường lối viết sử không cần dữ kiện minh chứng của những loại sử giả, ông TS Hoàng Ngọc Thành nói phóng mạng như sau trong cuốn Công Và Tội Của Hồ Chí Minh Và ĐCSVN 1945-2006:

Phải chờ đến khi ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng năm 1954 mới giành lại được chủ quyền từ người Pháp tại vùng từ nam vĩ tuyến 17 từ Bến Hài theo sự phân chia của hiệp định Genève.” (tr. 411). “Chính phủ Ngô Đình Diệm giành lại chính quyền từ trong tay người Pháp.

Chúng tôi đã có loạt bài phản biện nhan đề là “Một Số Điều Nói Láo Trong Cuốn Công Và Tội Của CT Hồ Chí Minh Và ĐCSVN 1945-2006.” (http://sachhiem.net/NMQ/HGNGTH/NMQmain.php) (4) .

Các ông thày dạy sử miền Nam tồi tệ như vậy,  thì các ông trí thức (nhưng chưa tỉnh) khác  dù là có học vị tiến sĩ nhưng không nằm trong lãnh vực chuyên môn, lại không chịu bỏ công và thì giờ ra tìm đọc tài liệu lịch sử liên hệ những việc làm của Giáo Hội La Mã  còn tệ hơn rất nhiều! Rốt cuộc, họ cho ra các bài viết có nội dung (1) ca tụng và tôn vinh tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, (2) ca tụng chính quyền con chiên Nguyễn Văn Thiệu, và (3) ca tụng bọn Việt gian Ca-tô Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, v.v...

Chính vì thế, đối với các bài phản biện của chúng tôi, họ không có khả năng đáp lại. Xin xem chú thích (5) (6)

▪ II. Giá trị và tầm quan trọng của ngày thống nhất đất nước 30/4/1975

Từ cổ chí kim và từ Đông sang Tây, môt nước nhỏ hay một quốc gia bị phân hóa thành hai hay nhiều tiểu quốc chắc chắn là sẽ bị các cường lân lấn lướt, lấn đất, và càng bị suy yếu hơn nữa. Đó là cơ hội cho các các lân quốc hùng mạnh hơn kiếm cớ xua quân xâm chiếm làm thuộc địa hoặc sáp nhập vào lãnh thổ của họ. Phần này kể lại những cái gương của  một số các quốc gia  trên thế giới đã từng ở vào tình trạng nói trên:

▪ A.- Sự nguy hiểm của một nước nhỏ ở bên cạnh những cường lân

https://www.lds.org/ensign/1982/04/five-empires-of-the-ancient-near-east-a-historical-backdrop-of-1-kings-to-matthew?lang=eng
The Assyrian Empire (853–605 B.C.)

Thứ nhất là nước Do Thái: Sau khi lập quốc được một thời gian, vào thời điểm (1021 TCN -1000 TCN),  Do Thái là một quốc gia tương đối hùng mạnh có thể lân lướt đánh bại các lân quốc nhỏ bé hơn và chiếm trọn toàn vùng Canaan. Đây là thời kỳ cực thịnh của quốc gia này vào những năm trước năm 967 TCN  (thời điểm khi Vua David qua đời). Nhưng rồi ngay sau khi vua Solomon băng hà vào năm 937 TCN, những người quyền thế tranh chấp giành giật ngôi vua khiến cho quốc gia này bị phân hóa thành ra hai nước nhỏ: nước Israel ở miền Bắc và nước Judée ở miền Nam. Hai nước nhỏ này chống đối nhau để tranh giành ưu thế khiến cho cả hai cùng suy yếu.

Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi. Năm 722 TCN, người Assyrians đến tấn chiếm nước Israel ở miền Bắc. Năm 586 TCN, người Babylone đến tấn chiếm nước Judée ở miền Nam. Ít lâu sau, người Ba Tư đến đánh đuổi người Babylone thống trị cả toàn vùng. Thời gian sau, người Hy Lạp với sức mạnh của đoàn quân của Đại Đế Alexander đến đánh đuổi người Ba Tư và trở thành chủ nhân ông vùng đất này. Sau người Hy Lạp đến người Syrians. Năm 164 TCN, dân Israel nổi lên đánh đuổi được người Syrians giành lại chủ quyền độc lập. Năm 63 TCN, người La Mã tràn tới chiếm xứ Judée và chiếm luôn cả các vùng lân cận trong đó có nước Israel ở miền Bắc. Kể từ đó, nước Do Thái (Israel) bị xóa tên trên bản đồ thế giới cho đến năm 1948. Vào năm này, các nước Mỹ, Anh, Pháp và một số các nước khác trong phe Đồng Minh (đánh bại Phe Trục vào năm 1945) quyết định cắt một miếng đất ở vùng Palestine (lúc đó là thuộc địa của Anh Quốc) cho những người Do Thái lưu vong ở nhiều quốc gia rải rác trên thế giới làm mảnh đất quê hương để họ trở về đây tái lập quốc gia của họ.


Thánh địa Mỹ Sơn

Thứ hai là nước Champa (Chiêm Thành): Nước Chiêm Thành được thành lập vào năm 192 sau Công Nguyên (SCN). Quốc gia này nằm trên  giải đất chạy dài từ dãy Núi Hoành Sơn (Trung Bộ) ở phía Bắc cho đến tỉnh Bình Thuận (Phan Thiết) ở miền Nam, đã có trình độ văn minh khá cao mà điển hình là Tháp Chàm còn tồn tại ở vùng đất mà ngày nay là Khánh Hòa  và đã có một thời rất hùng mạnh vào thế kỷ 9 và 10. Nhưng rồi, các nhà lãnh đạo của nước này:

- Không biết đặt quyền lợi tối thượng của đất nước và dân tộc lên trên hết, coi lãnh thổ đất nước, tài nguyên quốc gia như  là của riêng của nhà vua. Chuyện vua Chế Mân tức Jaya Shimhavarman III (1288-1307)  đem dâng Châu Ô và Châu Rí cho Việt Nam  để cầu hôn xin cưới công chúa của Nhà Trần là Huyền Trân Công Chúa (1287-1340), con gái vua Trần Nhân Tông  (1258-1308)  vào đầu thế kỷ 14  là một bằng chứng.

- Các nhà lãnh đạo (Chiêm Thành) không những không biết đặt quyền lợi tối thượng của đất nước và dân tộc lên trên quyền lợi và quyền lực cá nhân, mà còn quá nặng lòng tham lợi háo danh và thèm khát quyền lực, tự tư tự lợi. Chính vì thế mà thường xẩy ra xung đột, tranh giành địa vị cao thấp trong  giới những người có thế lực trong chính quyền,  lập phe lập đảng chống đối lẫn nhau, rồi cầu viện các lân quốc hay thế lực ngoại bang về tiêu diệt phe đối lập như trường Nguyễn Phúc Ánh của Việt Nam vào cuối thế kỷ 18.  Trong giới lãnh đạo,  ngoại trừ Chế Bồng Nga, không có người nào biết đặt quyền lợi tối thượng của đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân và gia đình, không biết đặt thù nước trước thù nhà.  Vì các nhà lãnh đạo của Chiêm Quốc có những nhược điểm như trên, cho nên quốc gia này mới rơi vào thảm cảnh bị  diệt vong, lãnh thổ mới dần dần bị sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, và cuối cùng, vào năm 1832, Chiêm quốc  hoàn toàn bị xóa tên trên bản đồ.

- Vụng về trong chính sách ngoại giao, không biết uyển chuyển hay mềm dẻo đối với các lân quốc, không có đủ khả năng hiểu rõ ý nghĩa của “địa chính trị” (geopolitics) để mà hành xử khôn ngoan hầu có thể giữ cho đất nước được tồn tại lâu dài.

Xem như vậy, dân tộc Việt Nam chúng ta quả thật là hết sức may mắn. Tiền nhân chúng ta đều biết hành xử đối với các cường lân: Nhà Trần 3 lần đanh bại quân Nguyên mà vẫn giữ thế lép làm hòa với chúng trong điều kiện “Nước sông không đụng nước giếng”. Sau đó, Nhà Lê và  Nhà Tây Sơn dưới quyền lãnh đạo của Vua Quang Trung  cũng theo chính sách này để cho (1) chính quyền ta được yên thân tái thiết và xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng cho được hùng mạnh, và nhân dân được yên cư lập nghiệp. Theo gương nhà Trần, Nhà Lê và Nhà Tây Sơn,  Chính quyền hiện nay của đất nước chúng ta cũng tỏ ra mềm dẻo đối với cường lân ở phương bắc, nhưng vẫn tỏ rõ thái độ và tư thế cứng rắn trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ, củng cố quốc phòng chuẩn bị khi hữu sự thì mới có khả năng đối phó với giặc như hồi tháng 2 năm 1979 và năm 1984.

Cái gương Ukraine vì không biết khái niệm "địa chính trị" và cũng vì không uyển chuyển hành xử với cường lân cho nên đất nước của họ mới rơi vào tình trạng nhiễu nhương như ngày nay.


nước Ba Lan

Thứ ba là nước Ba Lan: Quốc gia này được thành lập vào thế kỷ thứ 10 SCN (sau công nguyên)  với khoảng 95% dân số theo đạo Catô (Ki-tô La Mã). Điều bất hạnh đối với dân tộc Ba Lan là đất nước của họ  nằm giữa hai nước lớn là nước Đức ở phía tây (mà đại đa số nhân dân đã đổi sang đạo Ki-tô Tin Lành Luther từ giữa thế kỷ 16), và nước Nga ở phía đông mà đại đa số nhân dân theo đạo Ki-tô Chính Thống Giáo. Ở vào hoàn cảnh như vậy, thì  vấn đề ngoai giao cũng phải uyển chuyển trong hoàn cảnh “địa lý chính trị” để làm sao vừa có thể vừa tồn tại, vừa bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ, không bị các cường lân xâm chiếm. Có như vậy thì mới có thể tránh được cái họa diệt vong như Do Thái  và Chiêm Thành.

Khốn nỗi, nhân dân cũng như các nhà lãnh đạo chính quyền Ba Lan lúc bấy giờ đều là những con chiên Ca-tô-thuộc loại siêu cuồng tín, nghĩa là “dốt nát về lịch sử, không biết động não để tìm hiểu sự vật và sự việc”. Tệ hơn nữa, họ còn có những đặc tính “tự tôn, hợm hĩnh, lố bịch, trịch thượng, hung hăng, hiếu chiến, tham lợi, háo danh, thèm khát quyền lực.” Với những nhược điểm như vậy, làm sao các nhà lãnh đạo quốc gia này vào thời đó  có đủ sáng suốt và khôn ngoan để thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo đối với các cường lân như  Đức và Nga được? Chính vì thế mà từ thập niên 1770 cho đến thập niên 1790, quốc gia này bị hai nước Nga và Đức ba lần chia cắt để lấn chiếm đất đai, và cuối cùng đất nước Ba Lan bị xóa tên trên bản đồ vào những năm chót của thế kỷ 18.

Mãi tới đầu năm 1919, các nhà lãnh đạo các quốc gia Đồng Minh Anh, Pháp, Mỹ, Ý và Nhật nhóm họp tại Ba Lê (Hội Nghị Ba Lê) để giải quyết vấn đề đối xử với các nước bại trận là Đức – Áo và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, họ mới quyết định tái lập nước Ba Lan trên vùng lãnh thổ cũ của nước này. Nhờ vậy mà kể từ đó nước Ba Lan mới lại xuất hiện trên bản đồ thế giới.

http://www.amisvoyages.com/laos_cambodge15j.htm 

Thứ tư là hai nước Cao Mên và Lào: Hai quốc gia này là hai tiểu nhược quốc nằm giữa hai nước lớn hơn và hùng mạnh hơn là Việt Nam và Thái Lan. Trong suốt chiều dài lịch sử, hai nước này luôn luôn bị cả Việt Nam và Thái Lan chèn ép và lấn lướt. Nếu Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican không cưỡng chiếm Cao Mên làm thuộc địa vào năm 1864 và nước Lào vào năm 1889, thì rất có thể hai quốc gia này đã không khác gì số phận nước Ba Lan trong những năm của các thập kỷ 1770-1990 như đã nói ở trên.

Những tấm gương kể trên là những tiểu quốc bị tiêu diệt chỉ vì chính quyền đã không biết đặt sự sống còn của quốc gia lên làm quyền lợi tối thượng, trên những hiềm khích của phe nhóm, đảng phái,... Người nắm quyền phải luôn tìm đủ mọi cách để làm cho đất nước của họ tránh khỏi bị chia cắt. Có như vậy đất nước của họ mới khỏi rơi vào tình trạng của một trong những quốc gia tiểu nhược.

▪ B.- Nhu cầu thống nhất đất nước nếu chẳng may đất nước bị qua phân

Lịch sử cho chúng ta thấy rằng, bất kỳ nhóm người nào cương quyết theo đuổi chủ trương thống nhất đất nước bằng bất cứ giá nào, thì được coi là có chính nghĩa, và sẽ được đại khối nhân dân suy tôn là cứu tinh của dân tộc. Những nhân vật như Abraham Lincoln (1809-1865) của Hoa Kỳ, Otto Eduart Leopold Bismarck (1815-1898) của nước Đức, Giuseppe Garibaldi (1807-1882) của nước Ý, Đinh Bộ Lĩnh (924-979), Nguyễn Huệ (1753-1792), Hồ Chí Minh (1890-1969) của Việt Nam ở vào trường hợp này.

1.- Trường hợp Hoa Kỳ: Trong một bài diễn văn ông Abraham Lincoln tuyên bố rằng, “ông chống lại chế độ nô lệ.” (8) Cho nên ngay khi vừa mới có tin ứng cử viên Abraham Lincoln đắc cử tổng thống (đầu tháng 11 năm 1860),  các chính quyền tiểu bang Miền Nam (vốn có chủ trương duy trì chế độ nô lệ) liên kết với nhau,  thành lập một quốc gia riêng rẽ với danh xưng là  (The Confederate  States of America) và bầu ông Jefferson David làm tổng thống.

Rồi 4:30 sáng ngày 12 tháng 4 năm 1861, quân đội các tiểu bang miền Nam khai hỏa tấn công đồn binh Sunter của quân đội chính quyền Liên Bang (miền Bắc) tại Cảng Charleston thuộc tiểu bang  South Carolina. Đứng trước hiểm họa  nhân dân chia rẽ, đất nước bị qua phân đang diễn ra trước mắt, dù rằng đang theo đuổi lý tưởng “giải phóng nô lệ”, Tổng Thống Abraham Lincoln phải tạm dẹp qua lý tưởng đó để dồn tất cả mọi nỗ lực cho ưu tiên đại cuộc thống nhất đất nước. Sự kiện này được sách This Is America’s Story ghi nhận như sau:

Khi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày mùng 4 tháng 3 năm 1861, ông Abraham Lincoln phải đương đầu với một vấn đề khó khăn. Bây giờ có 2 quốc gia và 2 vị Tổng thống. Ông phải làm gì đây?

Ông không muốn chiến tranh, khi tuyên thệ nhậm chức ông nói: “Giả sử các bạn tiến đến chiến tranh, các bạn cũng không phải chiến đấu mãi mãi. Sau khi cả hai bên cùng bị tổn thất nặng nề, các bạn phải ngưng chiến đấu, khi đó,  những vấn đề xưa cũ vẫn còn lại với các bạn”. Vấn đề nô lệ ở miền Nam không nguy hiểm, vì rằng Tổng thống Lincoln hứa rằng ông “Không có ý định, dù trực tiếp hay gián tiếp, can thiệp vào ... vấn đề nô lệ ở các tiểu bang vốn đã có nô lệ”. Ông nói tiếp “Hỡi những đồng bào bất mãn! Chính do nơi tay các bạn chứ không phải do nơi tay chúng tôi, đã tạo nên cuộc nội chiến này. Chính phủ sẽ không tấn công các bạn. Tuy nhiên, Tổng thống Lincoln đã làm sáng tỏ vấn đề khi ông long trọng thề phải “Duy trì , bảo vệ” chính quyền Hiệp Chủng Quốc. Sau hết, ông kêu gọi toàn dân hãy đoàn kết. Ông long trọng nói:

“Chúng ta không phải là kẻ thù mà là bạn. Chúng ta nhất định không phải là kẻ thù. Tiếng vọng huyền bí của trí nhớ bao trùm từ những nấm mồ của các nhà ái quốc cho đến hết thảy mọi trái tim của những người còn sống ở trong khắp đất nước này sẽ trở thành bài ca đồng điệu của toàn thể quốc gia, và khi xúc động thì chắc chắn sẽ là những thiên thần lộng lẫy trong vũ trụ của chúng ta”.

Như vậy là ông Lincoln đã đứng ra đảm nhận trách vụ bảo vệ và duy trì đất nước với lòng tin tưởng mãnh liệt vào những gì mà ông cho là đúng. Song le, dù rằng ông đã nói như vậy, nhưng đất nước vẫn còn bị chia cắt. Các đồn ải của chính phủ trung ương đã bị quân liên minh miền Nam chiếm giữ. Luật pháp của chính quyền trung ương không được tôn trọng. Nếu ông Lincoln muốn cứu nguy tổ quốc, ông phải hành động mau lẹ.” (9)

Chỉ có bốn năm nội chiến, nhưng Hoa Kỳ đã chịu không biết bao nhiêu đau thương, khốn khổ và tổn thất rất nhiều về nhân mạng cũng như về tài sản cho nhân dân của cả miền Nam lẫn miền Bắc. Đây là điều không thể nào tránh được khi đã có chiến tranh xẩy ra. Tuy nhiên, Tổng Thống Lincoln đã  phát hiện được việc Giáo Hội La Mã đã xúi giục miền Nam đẩy mạnh chiến tranh chống miền Bắc để đóng vai trò ngư ông thủ lợi. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ vấn đề này trong lời tuyên bố của Tổng Thống Abraham Lincoln được sách Smokescreens ghi lại dưới đây:

“Cuộc nội chiến này sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu không có ảnh hưởng ác độc của Dòng Tên. Vì chính sách (xâm thực) của Giáo Hội La Mã mà giang sơn chúng ta đã nhuộm đầy máu của chính những người con cao quý nhất của chúng ta. Dù rằng giữa miền Nam và miền Bắc có nhiều khác biệt lớn lao về vấn đề nô lệ, nhưng cá nhân Tổng Thống Jeff Davis (của miền Nam) cũng như tất những nhân vật lãnh đạo khác trong chính quyền miền Nam, không có ai dám nghĩ đ ến việc tấn công miền Bắc. NẾU họ không trông cậy vào những lời hứa hẹn của Dòng Tên rằng nếu miền Nam tấn công miền Bắc thì Giáo Hội La Mã, và ngay cả nước Pháp nữa, sẽ gửi tiền bạc và vũ khí đến tiếp viện cho họ. Khi nhân dân Hoa Kỳ nhận thức được rằng chính các ông giám mục và tất cả các tu sĩ khác của Giáo Hội La Mã ở Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến đẫm máu và đầy nước mắt này, tôi cảm thấy thương xót cho họ. Từ sự hiểu biết tình hình của đất nước, tôi phải giấu kín những gì tôi biết về vấn đề này; vì rằng nếu nhân dân Hoa Kỳ biết hết sự thật (về chuyện này) cuộc chiến sẽ biến thành cuộc chiến tranh tôn giáo, sẽ trở nên tàn khốc với tất cả đặc tính của một cuộc chiến tranh tôn giáo và máu của người dân Hoa Kỳ sẽ đổ ra gấp mười lần. ....."

T.Th. Abraham Lincoln
T.Th. Abraham Lincoln
(1809 – 1865)

"Tổng Thống Abraham Lincoln nói tiếp: "... Nhân dân ta ngày nay hình như chưa hiểu được điều này. Nhưng rồi sớm hay muộn, ánh sáng của công lý sẽ làm sáng tỏ điều này, và khi đó tất cả mọi người sẽ hiểu rằng không thể nào trao tự do lương tâm cho những người đã thề phải tuân phục một ông giáo hoàng tự phong cho chính mình cái quyền được sát hại những người khác biệt niềm tin tôn giáo với ông ta." (10)

Đến đây, chúng ta đã có thể nhìn thấy rõ  (1) ý chí cương quyết chiến đấu cho sự thống nhất đất nước của Tổng Thống Abraham Lincoln  cũng như của nhân dân Hoa Kỳ, và (2) dã tâm thâm độc của Giáo Hội La Mã đã can thiệp và châm dầu vào cuộc chiến Nam Bắc ở Hoa Kỳ.

Sau này chúng ta lại thấy, Giáo Hội La Mã lại  âm mưu với chính quyền của Tổng Thống Eisenhower của Đảng Cộng Hòa trong chủ trương tách rời phần đất miền Nam vĩ tuyến 17 ra khỏi nước Viêt Nam với ý đồ biến phần đất này thành một quốc gia riêng biệt theo đạo Ki-tô. Hành động gian ác này mở đầu cho cuộc chiến Nam – Bắc Việt Nam 1954-1975 vô cùng khủng khiếp trên đất nước chúng ta. Cùng thói quen "xui nguyên giục bị" ấy, Vatican lại đạo diễn việc East Timor tách rời khỏi Indonesia vào năm 2002 để thành lập “nước Đông Timor”.. 

http://www.bbc.co.uk/history/historic_figures/bismarck_otto_von.shtml
Otto Von Bismarck

2.- Ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Phổ (Đức):  Vào thời điểm đầu thập niên 1860, nước Đức vẫn còn là một tập hợp hỗn độn của nhiều tiểu quốc với những chính quyền và luật lệ khác nhau, trong đó có một số tiểu quốc bị cường lân như Denmark chiếm đóng, và một số bị  Austria  chiếm đóng. Đồng thời, Đức còn có chung biên giới với Pháp ở phía Tây và nước Nga rất lớn cả về diện tích và dân số ở phía Đông chỉ cách nước Đức có giải hành lang Ba Lan. Sự kiện này đã khiến cho các nhà ái quốc Đức nhận thức được sự nguy hiểm của đất nước của họ là một tiểu nhược quốc ở bên cạnh các cường lân. Cũng vì thế mà ngay khi vừa mới lên ngôi vua vào năm 1861, năm 1862, Vua William I (1797-1888) liền bổ nhậm nhà ái quốc Otto Von Bismarck (1815-1898) nắm giữ chức Thủ Tướng  để lo chuẩn bị cho đại cuộc thống nhất các tiểu quốc Đức thành một nước Đức lớn hơn. Sư kiện này được sách Men And Nations - A World History viết:

“Có nhiều người Đức đã nhận thức được rằng vào một thời điểm mà  các quốc gia Âu Châu khác vừa lớn, vừa hùng mạnh thì NẾU KHÔNG thống nhất được với nhau, tất nhiên là các tiểu quốc Đức mãi mãi ở trong tình trạng yếu kém. Các nhà văn và các tư tưởng gia nhìn lại cái thời những anh hùng lớn của nước Đức như Frederick Barbarossa  (1123-1190) và nghĩ rằng nếu có một nước Đức thống nhất thì sẽ phục hồi được cái vĩ đại và hùng mạnh của nước Đức của ngày xưa. Nhiều giáo sư đại học ủng hộ phong trào này. Sinh viên thành lập các hội đoàn để tiến hành công việc thống nhất nước Đức.” (11)

Nước Phổ (sau này gọi là nước Đức) phát động cuộc chiến chống Đan Mạch để đòi lại tiểu quốc Schleswig cho  Phổ: Lúc đó Denmark (Đan Mạch) là một nước mạnh nằm sát biên giới  Bắc Đức. Năm 1863, vừa mới lên ngôi trị vì nước Denmark, Vua Christian IX (1818-1906)  liền cho ban hành tân hiến pháp trong đó có điều khoản quy định tiểu quốc Schleswig của nước Phổ phải bị sáp nhập vào lãnh thổ Đan Mạch. Hành động như vậy của Đan Mạch bị cả nước Phổ và nước Áo cùng phản đối và cùng yêu cầu vua Đan Mạch huy bỏ điều khoản này. Nhưng Vua Christian IX từ chối khiến cho chiến tranh bùng nổ vào năm 1864 giữa một bên là Đan Mạch và một bên là  Phổ và Áo. Cuộc chiến kéo dài khoảng ba tháng thì  Đan Mạch bị thảm bại. Phổ thâu hồi  lại tiểu quốc Schleswig, và Áo chiếm tiểu quốc Holstein.

Đức gây chiến với Áo để giành lại các tiểu quốc nằm dưới quyền kiểm soát của Áo: Sau cuộc chiến chống Đan Mạch để giành lại tiểu quốc tiểu quốc Schleswig, Thủ Tướng Bismarck thương thuyết với Ý để thành lập  Liên Minh Đức – Ý, chuẩn bị cho cuộc chiến chống Áo, và liền sau đó cuộc chiến Đức – Áo bùng nổ vào năm 1866. Cuộc chiến kéo dài chỉ có 7 tuần lễ thì Đức đánh bại Áo. Hòa Ước  Prague được ký kết vào mùa hè năm 1866 để giải quyết chiến tranh giữa hai nước. Theo hòa ước này, các vấn đề tiểu quốc Đức và các lãnh địa của các công tước trước đó nằm dưới quyền của Áo thì từ đó thuộc về Đức (còn gọi là nước Phổ), trong đó có Lãnh địa Schleswig, Holstein, các tiểu quốc như Hanover, Hese-Cassel, Nassau,  và thành phố Frankfort. Tới năm 1867, các tiểu quốc nằm ở phía bắc Sông Main cũng thuộc về nước Phổ. Kể từ đó, nước Phổ (sau này gọi là nước Đức) trờ thành một cường quốc đối đầu với cả Pháp và Nga ở lục  địa Âu Châu. (12)

3.- Ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Ý Đại Lợi: Vào thời điểm 1860, nước Ý vẫn còn là một tập hợp hỗn độn của nhiều tiểu quốc mà phần lớn đều nằm dưới ách thống trị của các chế độ quân chủ trung ương tập quyền Ca-tô. Tính từ Nam lên Bắc, những tiểu quốc trong nước Ý lúc bấy giờ là:

(a) tiểu quốc Lưỡng Sicilies,

(b) các tiểu quốc của Giáo Hội gọi là Papal States như Romagna, Marche, Umbria, and Lazio nằm dưới quyền trực trị của giáo hòang,

(c) các tiểu quốc Tuscany, Modena, Parma, Lombardy và Venetia (bị Đế Quốc Áo thống trị),

(d) vương quốc Sardina bao trùm đảo Sardina cùng với hai vùng Savoy và Piedmont ở trong đất liền,

(e) vùng Comtat Venaissin và Avignon bị sáp nhập vào nước Pháp vào năm 1791 trong thời Cách Mạng 1789.


Giuseppe Garibaldi

Như vậy, vào cuối thập niên 1860, nước Ý vẫn còn ở trong tình trạng của một tập hợp hổ lốn với nhiều tiểu quốc, hỗn quân hỗn quan nhưng còn tồi tệ và khốn nạn hơn nước Trung Hoa trong thời Đông Châu Liệt Quốc, tệ hơn Việt Nam trong thời Thập Nhị Sứ Quân, vì những hành động tác oai tác quái của Giáo Hội La Mã cũng như của bọn  "quạ đen" (les corbeaux nois).

Vì ở trong hoàn cảnh bị tới 4 thế lực chèn ép (Vatican hay Giáo Hội La Mã, giới tu sĩ áo chùng đen,  nước Áo, và nước Pháp) và lấn lướt như trên, cho nên dân tộc Ý quyết tâm theo gương các nước Hoa Kỳ và Đức, liều chết chiến đấu cho đại cuộc thống nhất đất nước của họ.

Sau nhiều năm tranh đấu và cuối cùng, ngày 20/9/1870, nhà ái quốc Giuseppe Garibaldi mới có thể đem quân Cách Mạng tiến vào kinh thành Roma, bao vây và nã đại pháo vào Tòa Thánh Vatican, buộc Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) phải kéo cờ trắng đầu hàng vô điều kiện. Sự kiện này được sử gia Malachi Martin ghi lại như sau:

"Ngày 19 tháng 8 năm 1870, quân đội Pháp lo bảo Vệ Tòa Thánh Vatican thực sự rút lui vĩnh viễn. Trận đánh Sedan vào ngày 2 tháng 9 năm đó đã làm cho đế quốc của Hoàng Đế Nã Phá Luân Đệ Tam hoàn toàn sụp đổ. Tòa Thánh Vatican mất đi một thế lực bảo vệ cuối cùng, và nước Pháp, "người trưởng nữ của Giáo Hội La Mã" kể từ năm 1871 đến năm 1940 đã phải thay đổi đến 99 nội các. Quân Pháp vừa mới rút lui, tức thì, ngày 19 tháng 9, quân đội quốc gia Ý tiến vào kinh thành La Mã và đóng quân ở ngay chung quanh cổ thành Leonine nằm trong Kinh Thành La Mã. Ngày hôm sau (20/9), sau khoảng ba tiếng đồng hồ nã đại pháo và cận chiến lẻ tẻ, vào lúc 9:30 sáng, Giáo Hoàng ra lệnh kéo cờ trắng ở trên nóc nhà thờ St. Peter. Mười phút sau đó, không còn nghe thấy tiếng súng nữa. Quân đội Ý tiến vào phía trong kinh thành và chiếm đoạt hết tất cả của cải trong đó, chỉ có Ngọn Đồi Vatican là họ không rớ tới. Quốc Gia của Giáo Hoàng không còn tồn tại nữa. Diện tích của quốc gia này từ 16 ngàn dặm vuông bị cắt xén, còn lại chỉ có 480 ngàn mét vuông kể cả ngọn Đồi Vatican và xung quanh ngọn đồi này trong đó có nhà thờ St. Peter, các tòa nhà phụ cận và các khu vườn Vatican ở gần đó. Hôm sau, ngày 21 tháng 9, Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) viết một lá thư ngắn ngủi cho người cháu:

Cháu yêu quý: Tất cả đã hết rồi. Không có tự do, không thể nào quản lý được Giáo Hội. Hãy cầu nguyện cho ta và cho tất cả các con. Ta chúc phúc cho các con." (13)

Kể từ ngày này, nhân dân Ý mới thoát khỏi cái ách thống trị tham tàn của Vatican.

4.- Ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam: Hơn các dân tộc nào khác, dân tộc Việt Nam ta đã trải qua 4 lần lãnh thổ bị qua phân trong đó  3 lần qua phân trước là do các thế lực phong kiến bản địa gây nên và lần thứ tư là do Vatican chủ mưu rồi toa rập với các thế lực ngoại cường tiến hành. Trong Phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến 3 lần trước. Lần thứ 4 đã được nói rõ ràng trong Mục “Bối Cảnh Lịch Sử Của 3 Nước Đức, Triều Tiên và Việt Nam”, Phần I trong bài viết “Khi Nhà Văn Lạm Bàn Lịch Sử”. (http://sachhiem.net/NMQ/KNV/PhanI2.php).

Ba đoạn văn sau đây được trích từ bài "Các Cuộc Chiến Thống Nhất Đất Nước Của Dân Tộc Việt Nam" (Nguyễn Mạnh Quang) (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ035.php)

Dinh Tien Hoang
Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng tại đền Đinh - Lê
ở Hoa-Lư, Ninh Bình, Việt Nam
(http://en.wikipedia.org/wiki/)

- Lần thứ nhất: Lần thứ nhất xẩy ra vào thế kỷ 10, kéo dài từ năm 945 đến năm 967. Sách sử gọi thời kỳ này là thời Thập Nhị Sứ Quân. Trong những năm đất nước ở trong tình trạng phân chia như vậy, nhân dân ta trở thành những nạn nhân kẹt cứng trong cuộc chiến tương tàn giữa các phe phái phong kiến. Các phe phái phong kiến này chỉ biết nghĩ đến quyền lợi riêng tư của chúng và phóng tay chém giết đối phương, tàn sát những người bị tình nghi không phải là phe của chúng. Nhưng rồi vận nước vẫn còn may, lúc đó có người anh hùng Đinh Tiên Hoàng nổi lên dẹp tan được bọn lãnh chúa địa phương, đem lại thống nhất đất nước cho dân tộc vào năm 967.

- Lần thứ hai: Lần thứ hai xẩy ra vào thế kỷ thứ 16 kéo dài từ năm 1533 cho đến 1592. Sách sử gọi là thời kỳ này gọi là Nam Triều - Bắc Triều. Nam Triều là thế lực do ông Nguyễn Kim - Trịnh Kiểm lãnh đạo mưu đồ phục hưng nhà Lê, và Bắc triều là thế lực của Mạc Đăng Dung và con cháu của ông. Sau này, người được coi như là nối nghiệp chính thống của nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn bị đại bại chạy sang Tầu tị nạn. Cũng may cho đất nước ta, trước khi nhắm mắt lìa đời, Mạc Ngọc Liễn để lại di ngôn dặn con là Mạc Kính Cung rằng:

"Nay họ Lê lại dấy lên được, ấy là số trời đã định; còn dân ta thì có tội gì, mà ta nỡ để khổ sở mãi về việc chiến tranh? Vậy ta nên đành phận lánh mình ở nước ngoài, chứ đừng có đem lòng cạnh tranh mà lại mời người Tàu sang làm hại nước mình." (14)

Quang Trung hoàng đế
Tượng đài tại Bảo tàng Quang Trung
(http://vi.wikipedia.org/wiki/ )

Vì thế mà con cháu nhà Mạc không còn tính chuyện phục hồi cơ nghiệp (ngôi vua) nữa. Nhờ vậy mà đất nước ta được thống nhất.

- Lần thứ ba: Lần thứ ba kéo dài từ năm 1627 cho đến năm 1775 và sách sử gọi là Thời Kỳ Trịnh Nguyễn Phân Tranh. Vào đầu thập niên 1770, anh em ông Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ nổi lên đập tan chế độ phong kiến thối nát ở miền Nam của Chúa Nguyễn, lập ra nhà Tây Sơn. Mấy năm sau, thấy rằng tình hình Đường Ngoài (miền Bắc) bất ổn, dân tình điêu linh khốn khổ vì tập đoàn lãnh đạo thối nát và thanh toán lẫn để tranh giành quyền lực, ông Nguyễn Huệ liền kéo quân ra Bắc đánh tan thế lực họ Trịnh khởi tiến cho việc thống nhất đất nước vào cuối thập niên 1770.

- Lần thứ tư: Như đã nói ở trên, lần này được trình bày trong những bài riêng biệt. Đó là sự can thiệp của Vatican vào nội tình Việt Nam. Ở đây xin tóm tắt để câu chuyện được nối tiếp không hụt hẩng.

Qua các lời tuyên bố và các sắc chỉ, sắc lệnh,... của các Giáo Hoàng từ thế kỷ thứ 5 cho tới thế kỷ 15, chúng ta thấy rõ giáo triều Vatican quyết tâm theo đuổi tham vọng bá quyền thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại bằng hệ thống tín lý Ki-tô qua các cuộc đánh chiếm các vùng đất ở ngoài lục địa Âu Châu. Vatican đã coi Việt Nam là một trong những mục tiêu nhắm tới, và  đã gửi các nhà thuyết khách mang theo kế hoạch đánh chiếm Việt Nam. Vì thê Việt Nam đã bị liên minh Pháp-Vatican đô hộ gần 1 thế kỷ. Mãi đến khi Nhật lật đổ Pháp, rồi sau đó thua trận trong Đệ Nhị Thế chiến, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nắm lấy cơ hội và giành lại nền độc lập cho nước nhà. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cụ Hồ Chí Minh đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập cho toàn đất nước Việt Nam.

Khốn nạn thay, Pháp lại đem quân tái chiếm Việt Nam, để cho dân ta lại lao vào cuộc chiến khốc liệt kéo dài thêm 9 năm nữa mới thắng Pháp ở trận Điện Biên Phủ lừng danh thế giới. Đó là ngày 7 tháng 5 năm 1954.

Sau khi Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) thất bại trong việc thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ dùng bom nguyên tử để giải thoát cho gần 16 ngàn quân Liên Quân Pháp – Vatican bị vây khổn tại các cứ điểm Điện Biên Phủ, Vatican quay ra liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ và lôi kéo Pháp vào cùng phe ngồi ở hậu trường Hội Nghị Genève 1954 đạo diễn việc chia đôi nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17 với dã tâm định biến miền Nam của Việt Nam thành một quốc gia riêng biệt.

Vì thế, Vatican vận động chính quyền Hoa Kỳ đưa tên Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở miền Nam Việt Nam và đẩy mạnh kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam. Hậu quả kế hoạch này đã tàn sát  hơn 300 ngàn lương dân miền Nam trong những năm 1955-1963. Năm 1963, nhân dân miền Nam không chịu nổi sự tàn ác và kỳ thị tôn giáo của Ngô Đình Diệm nên đã có nhiều cuộc biểu tình chống đối, đến độ các nhà sư phải tự thiêu để phản đối chế độ. Cuối cùng, Hoa Kỳ đã giúp đỡ các quân nhân đứng lên tiêu diệt chế độ tôn giáo trị của Ngô Đình Diệm.

Vì các chính quyền miền Nam được Hoa Kỳ dựng nên và nuôi dưỡng nên họ không có chính nghĩa, và không có lý tưởng để chiến đấu chống lại lực lượng nổi dậy ở miền Nam được miền Bắc ủng hộ, nên khi Hoa Kỳ ngưng cung cấp viện trợ thì chính quyền và quân đội miền Nam rả ngũ tan hàng trước sự tiến công của quân đội miền Bắc. Ngày 30/4/1975 quân đội miền Bắc đại thắng chiếm trọn miền Nam, khiến cho cả chính quyền Sàigòn và đạo quân thập tự đánh thuê ở miền Nam rơi vào tình trạng rã ngũ tan hàng, và  cái mà Vatican và bọn con chiên người Việt gọi là “Quốc Gia Miền Nam” hay “Việt Nam Công Hòa” bị khai tử từ đó. Biến cố này làm cho Vatican và tập thể con chiên người Việt vô cùng đau khổ. Vì thế mà chúng mới gọi ngày 30/4/1975 là “ngày mất nước” , “ngày quốc hận”, và "Tháng Tư đen",... 

▪ III. Lời Kết

Trên thực tế, kể từ ngày 30 tháng 4, 1975, Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất, và trở thành một thành viên trong tổ chức Liên Hiệp Quốc vào ngày 20/7/1977. Kể từ đó, quốc Kỳ Việt Nam với cờ đỏ sao vàng đã hiên ngang tung bay cùng với gần 200 quốc kỳ của các thành viên khác trước tòa nhà Trụ Sở Liên Hiệp Quốc tại thành phố New York.

Ngày mà đất nước đã được sông liền sông, núi liền núi không thể xem nhẹ hơn bất cứ điều gì quan trọng khác của nước nhà, vì đó là sinh mệnh của đất nước Việt Nam, chứ không phải chỉ là một niềm vinh dự mà thôi. Những ai còn nhận mình là người Việt Nam không thể đánh giá ngày thống nhất đất nước Việt Nam thấp hơn bất cứ giá trị nào khác.

Trong niềm cảm xúc này, chúng tôi mong rằng mọi người đều ý thức việc duy trì hơi thở và huyết mạch của dân tộc để ngày 30 tháng 4 mãi là ngày đại lễ Giải Phóng và Thống Nhất Đất Nước của mọi người dân Việt Nam chúng ta.

Nguyễn Mạnh Quang

___________

Video bổ túc:

- 30-04-75: PV GS Nguyễn Mạnh Quang & phu nhân: Hai cái vui mừng dân tộc. Mừng ngày “Tết Thống Nhất”

Bài liên quan:

- Thầy Dạy Sử Nguyễn Mạnh Quang và Ý Nghĩa Cuộc Chiến Việt Nam 1954 - 1975


CHÚ THÍCH

(1) Trịnh Văn Phát. “Cảm Nghĩ Một Chuyến Đi.” Liên Lạc Số 2- (Nhóm Úc Châu thực hiện), tháng 7/1995: tr.72. :

 

(2) Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn Của Tôi (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1986), tr. 99-101,và Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê, Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Văn Học, 1993), 354-356.

(3) Trần Gia Phụng. “Viết Cho Đúng Sự Thật” Nguồn: http://www.tivituansan.com.au/...

(4) Hoàng Ngọc Thành, Công Và Tội Của CT Hồ Chí Minh Và ĐCSVN 1945-2006 (San Jose, CA: Nghĩa Phú, 2006), tr 411 & 566.

(5) Nguyễn Hữu Ba.” <hbnguyen2005@yahoo.com.au Ngày 25/10/2010.

(6) Nguồn: ,  http://xichloviet.wordpress.com/ 06.02.2012, và http://sachhiem.net/XICHLOV/XichloViet04.php

(7) Đào Văn Bình, “Nhật Ký Biển Đông: Siêu Cường Tranh Giành Ảnh Hưởng Ở Việt Nam và Ba Tư.” Nguồn: (http://sachhiem.net/DAOVB/CT/DaovBinh37.php)

(8) Abraham Lincoln, (From Wikipedia, the free encyclopedia). Nguyên văn: “On October 16, 1854, in his "Peoria Speech", Lincoln declared his opposition to slavery, which he repeated en route to the presidency. Speaking in his Kentucky accent, with a very powerful voice, he said the Kansas Act had a declared indifference, but as I must think, a covert real zeal for the spread of slavery. I cannot but hate it. I hate it because of the monstrous injustice of slavery itself. I hate it because it deprives our republican example of its just influence in the world ..."

(9) Hariett McCune Brown, Robert P. Ludlum & Wilde B. Howard, This Is America's Story (Atlanta, GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1975). tr. 392-393.  Nguyên văn:

“When Abraham became President of the United States on March 4, 1861, he faced a very difficult problem. What should he do about the seceded states?

Lincoln did not want war. As he took oak of office, he said, “suppose you go to war, you cannot fight always; and when, after much loss on bothe sides, and no gain on either, you cease fighting, the same (old) questions… are again upon you.” Slavery in the South was in no danger. For Lincoln promised that he had “no purpose, directly or indirectly, to interfere with… slavery in the states where it exists.” He went on to say, “In your hands, my dissatisfied fellow countrymen, and not in mine, is the momentous issue of civil war. The government will not assail you.” Lincoln, however, made it clear that he had taken a solemn oath to “preserve, protect, and defend” the United States government. Finally he pleaded with the people of the whole country to unite once again. Solemnly he said:

“We are not enemies, but friends. We must not be enemies… The mystic chords of memory, stretching from every… patriot grave to every living heart and hearth-stone all over this broad land, will yet swell the chorus of the Union, when again (they are) touched, as surely they will be, by the better angels of our nature.”

Thus Lincoln, with “faith in what he believed was right,” took upon his shoulders the responsibility of preserving the Union. Yet, in spite of what he had said, the country remained divided. United States forts  in the South; the laws of the United States were not being obeyed. Lincoln must act quickly  if he hoped to save  the Union.”

(10) Jack.T.Chick, Smokescreens (Chino, Chick Publications, 1983, trang 85-86. Nguyên văn: "This war would never been possible without the sinister influence of the Jesuits. We owe it to the popery that we now see our land reddened with the blood of her noblest sons. Though there were great differences of opinion between the South and the North on the question of slavery, neither Jeff Davis nor anyone of the leading men of the Confederacy would have dared to attack the North, had they not relied on the promises of the Jesuits, that, under the mask of Democracy, the money and the arms of the Roman Catholic, even the arms of France were at their disposal, if they would attack us. I pity the priests, the bishops and monks of Rome in the United States, when the people realize that they are, in great part, responsible for the tears and the blood shed in this war. I conceal what I know, on that subject, from the knowledge of the nation; for if the people knew the whole truth, this war would turn into a religious war, and it would at once, take a tenfold more savage and bloody character. It would become merciless as all both sides. The Protestants both the North and the South would surely united to exterminate the priests and the Jesuits, if they could hear what Professor Morse has said to me of the plots made in the very city of Rome to destroy this Republic, and if they could learn how the priests, the nuns, and the monks, which daily land on our shores, under the pretext of preaching their religion, instructing the people in their schools, taking care of the sick in the hospitals, are nothing else but the emissaries of the Pope, of Napoleon, and the other despots of Europe, to undermine our institutions, alienate the hearts of our people from our constitution, and our laws, destroy our schools, and prepare a reign of anarchy here as they have done in Ireland, in Mexico, in Spain, and wherever there are any people who want to be free."

"And then President Abraham Lincoln went on to say: "Is it not an absurdity to give a man a thing which is sworn to hate, curse, and destroy? And does not the Church of Rome hate, curse and destroy liberty of conscience whenever she can do it safely? I am for liberty of conscience in its noblest, broadest, highest sense. But I cannot give librerty of conscience to the Pope and to his followers, the Papists, so long as they tell me, through all their councils, theologians, and canon laws, that their conscience orders them to burn my wife, strange my children, and cut my throat when they find their opportunity! This does not seem to be understood by the people today. But sooner or later, the light of common sense will make it clear to every one that no liberty of conscience can be granted to men who are sworn to obey the Pope, who pretends to have right to put death those who differ from him religion."

(11) Mazour,  Anatole G. & Peoples, John M. Men And Nations - A World History, (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1975) p. 480. Nguyên văn: “Some Germans realized that, at a time when other European nations were large and powerful, disunity kept the German states weak. German writers and thinkers looked back to the days of great German heroes, such as Frederick Barbarossa, and thought that a united Germany would restore  the grandeur and and power of ancient times. Many university professors supported this movement. Students formed societies  to work for German unity….”

(12) Anatole G.  Mazour &, John M. Peoples, Men And Nations - A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1975),484-486.

(13) Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: Putnam’ s, 1984), p. 170..Nguyên văn: "On August 19, 1870, the protecting French troops withrew definitely. With the battle of Sedan on September 2, the empire of Napoléon III came to an end. The papacy had lost its last defender, and France, the "eldest duaghter of the Church" was to have an astounding 99 goverments between 1871 and 1940. Immediately the Italian nationalist troops march on Rome. They encamped around the old Leonine walls of Rome on September 19. The following day, after some three hours of artillery barrage and sporadic hand-to-hand fighting, the pope ordered the white flag to be raised above the dome of St. Peter at 9:30 A.M. Ten minutes later, all firing had ceased. The Italian troops entered the city and took possession of it all, leaving Vatican Hill untouched. The papal State had ceased to exist. Its 16,000 square miles were now reduced to 480,000 square meters on and around Vatican Hill where St. Peter's it adjoining buildings, and the Vatican gardens were clustered. The next day, September 21, Pius IX (1846-1878) wrote a short note to his nephew: Dear Nephew: All is over. Without liberty, it is impossible to govern the Church. Pray for me, all of you. I bless you. Pius P. IX."

(14) Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược - (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin, 2006), tr. 303.